Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Liên Hiệp Quốc sẽ vào cuộc điều tra tội ác của TT Duterte

Saturday, September 17, 2016 // , ,
Liên Hiệp Quân bắt đầu điều tra tội ác của TT Duterte

Cali Today News- Tổng thống Philippines đang đối diện với những vụ án chấn động đạo đức sau lời thú nhận của một đội trưởng hành quyết dưới lệnh của cựu thị trưởng Davao tức là tổng thống đương nhiệm Duterte, đã hành quyết cả ngàn người tại vùng nam thành phố này.
Như tin đã loan vào thứ Năm tuần này, theo lời Edgar Matobato tự khai trước Thượng Viện Phi thì chính ông Duterte đã chỉ thị cho toán cảnh sát đặc nhiệm giao phó nhiệm vụ này cho Matobato làm trưởng “đội hành quyết’ có cái tên là “Lambada Boys”, không những giết hết các nghi phạm mà còn thanh toán những người nào chống đối lại ông Duterte. Thời gian giết hại hàng loạt này xảy ra từ năm 1988 tới 2013.
Những chi tiết thảm khốc mà những vụ hành quyết hàng loạt này bao gồm là hành động thủ tiêu xác nạn nhân một cách ghê rợn như đốt, băm và vứt xuống biển. Matobato còn khai chính mắt ông ta thấy Duterte xả cả hai băng đạn từ khẩu súng trường bán tự động Uzi vào một đối thủ thuộc bộ tư pháp mà lính của Duterte vừa đụng độ.
Hiện Uỷ Ban Nhân Quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết LHQ phải ‘vào cuộc’ để điều tra sau lời khai của trưởng ‘đội hành quyết’ nói trên. Theo Mark Toner phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Mỹ cho là các cáo buộc này rất nghiêm trọng và Hoa Kỳ cần chú ý theo dõi và điều tra ngay.
Dù ông Duterte chịu trách nhiệm với nhiều tội ác nói trên kể cả hiện nay nhưng hiện tại thì ông ta được miễn trừ luận tội với chức vụ tổng thống. Nhưng Quốc Hội Philippines có quyền hạn TRUẤT PHẾ ông ta.
Tuy nhiên hiện đang còn nhiều phe phái bênh và chống Duterte hiện nay trong chính giới Philippines.
Ngoại Trưởng Philippines Perfecto Yasay tuyên bố tại Washington rằng tuy Philippines vẫn cam kết làm đồng minh với Hoa Kỳ nhưng Mỹ chớ “dạy” nhân quyền với Phi như là “những đứa mọi đen thấp kém”. Lời nói đầy vẻ hằn học của Yasay sau một loạt bênh vực và phủ nhận những cáo buộc tội ác chống lại ông Duterte trong cuộc chiến chống ma tuý hiện nay tại Philippines.
Hoa Kỳ có thể không còn kiên nhẫn với Philippines và LHQ chắc chắn sẽ ‘vào cuộc’ để điều tra các tội ác giết người hàng loạt cùng chống nhân loại của ông Duterte. Từ đây thế giới tiên đoán con đường ‘trở mặt’ với Mỹ của chính phủ Duterte không còn bao xa.
Đinh Hoa Lư

Choáng với tài sản “khủng” bồ nhí Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa


Thiên Hạ Luận

Dân News.-  Đó là 01 căn biệt thự sang trọng tại Khu đô thị Bình Minh, Tp Thanh Hóa (diện tích 350m2); 01 biệt thự cao cấp tại Khu du lịch FLC Sầm Sơn (250m2); 01 căn nhà 150m2 phố Triệu Quốc Đạt; 01 quần thể sân Tenis cho thuê tại khu vực hồ Đồng Chiệc, TP Thanh Hóa; 01 căn biệt thự tại quận Thanh Xuân, Hà Nội; 3 xe ô tô dòng cao cấp (trong đó có 2 siêu xe Cadilac và Mercedes)…

Chân dung Hot girl Trần Quỳnh Anh – vợ bé của Bí thư tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến
với cuộc sống xa hoa.
Đây chỉ mới là khối tài sản bề nổi của Trưởng phòng nhà và Bất động sản Sở Xây dựng Thanh Hóa – Trần Quỳnh Anh. Cô hiện là “bồ nhí” hay nói chính xác hơn là “vợ bé” của đương kiêm Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, Trịnh Văn Chiến.
Sinh ngày 15/10/1986, Trần Quỳnh Anh hiện là Trưởng phòng nhà và Bất động sản – một Hot girl của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa. Nhờ có nhan sắc và một làn da trắng trẻo, Trần Quỳnh Anh từ một tạp vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng đã được các đấng mày râu “hám gái” nâng đỡ và nhanh chóng leo lên chức vị Trưởng phòng nhà & Bất động sản Sở xây dựng. Cô cũng đang sở hữu một khối tài sản “khủng” lên đến nhiều chục tỷ đồng từ sự cung phụng của Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến.
Trần Quỳnh Anh luôn tâm niệm: “Mọi phụ nữ đều sẽ cảm thấy an toàn trong vòng tay người đàn ông của mình. Bất kể anh ta có là trộm là cướp là kẻ bệnh hoạn hay một tay chơi mạt hạng. Miễn là cô cảm thấy mình được yêu đủ đầy. Nếu cô ấy cảm thấy bất an chưa chắc đã có nghĩa bạn quá đào hoa hay phong lưu, nhưng chắc chắn là cô ấy cần bạn yêu cô ấy nhiều hơn nữa”.
Từ một nhân viên tạp vụ
Nói đến tài sản và sự thăng tiến đến chóng mặt của một cô bé năm nay vừa tròn 30 tuổi Trần Quỳnh Anh thì bất kỳ ai cũng phải “kinh ngạc”.
Khi nhắc đến tiểu sử của Quỳnh Anh, người dân Thanh Hoá đọc vanh vách: tốt nghiệp Cao đẳng công nghệ thông tin Vinh (tỉnh Nghệ An), Trần Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng chân tạp vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa vào năm 2008. Tại đây Quỳnh Anh có một mối tình khá đẹp với con trai của đương kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Cầm Bá Tiến và dự định sẽ đi đến hôn nhân. Tuy nhiên không may cho Quỳnh Anh là ông Tiến đã lên cơn đau tim và qua đời đột ngột nên cô đã rũ bỏ tình yêu một cách không thương tiếc.
Bến đỗ tiếp theo của Trần Quỳnh Anh là nhân viên tạp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, sau đó là nhân viên tạp vụ của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
Và cuộc đời của cô tạp vụ Trần Quỳnh Anh đã sang một trang mới khi lọt vào mắt xanh của Giám đốc Sở Xây dựng, Ngô Văn Tuấn – còn có biệt hiệu là “Tuấn phăn” – (hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa – một quan chức nổi tiếng là man rợ và tàn bạo). Để thăng tiến sự nghiệp, Tuấn đã từng chấp nhận đánh đổi bằng tình phu thê, “dâng hiến” cả cô vợ xinh đẹp cho Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi – nhân vật thao túng chính trị – kinh tế của xứ Thanh từ khi còn đương chức cũng như khi nghĩ hưu từ hàng chục năm nay).
Công cụ tình dục
Trở thành tình nhân của ông Giám đốc Ngô Văn Tuấn, Trần Quỳnh Anh ngay lập tức được tuyển vào công chức của Sở Xây dựng mà không cần có bằng đại học. Và cũng từ thời điểm này, cô không chỉ là tình nhân mà còn trở thành công cụ “tình dục” để Ngô Văn Tuấn thăng tiến trên con đường quan lộ. Điều này được minh chứng cụ thể nhất vào năm 2010.
Sự kiện ngày 6/12/2010, ông Trịnh Văn Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực được HĐND bầu giữ chức Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Là một kẻ hám tiền, hám danh lợi, hám gái nên Trần Quỳnh Anh nhanh chóng trở thành người tình, bồ nhí của Trịnh Văn Chiến từ năm 2010 đến nay chỉ sau vài lần được Ngô Văn Tuấn cố tình sắp xếp “cài bẫy” để hầu rượu ngài Chủ tịch. Những lần phê rượu, Quỳnh Anh đã lên giường với Chiến và đã bị Ngô Văn Tuấn âm thầm cho quay video để dùng làm “bùa’ hộ mệnh trên con đường quan lộ của mình.
Năm 2015, mọi chuyện suýt bị “phơi bày” khi HĐND tỉnh Thanh Hóa họp bất thường để bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Chỉ vì ông Trịnh Văn Chiến (lúc này đã là Bí thư tỉnh ủy thay ông Mai Văn Ninh) cứ nấn ná, kéo dài thời gian họp HĐND, trong khi Ngô Văn Tuấn thì sốt ruột, sốt gan muốn lên chức nên đã nổi sùng, lu loa là sẽ cho mọi chuyện bại lộ nếu …hắn không trúng PCT tỉnh. Chỉ mới vài câu hù dọa mà ông Bí thư đã vãi cả linh hồn và ngay lập tức vài ngày sau đã tổ chức phiên họp bất thường lần thứ 14, HĐN tỉnh khoá 16 (ngày 10/11/2015), bầu Ngô văn Tuấn vào chức danh Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa thay cho ông Nguyễn Ngọc Hồi về hưu.
Từ một giám đốc doanh nghiệp xây dựng, Ngô Văn Tuấn đã patse cả vợ của mình để “dâng” cho ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa (giai đoạn 2007-2010) để leo lên Giám đốc Sở Xây dựng. Cũng với chiêu bài hối lộ “tình dục”, Ngô Văn Tuấn đã dùng Trần Quỳnh Anh để “trói buộc” Trịnh Văn Chiến leo lên được chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay, Ngô Văn Tuấn đi đâu cũng hùng hồn tuyên bố là bác Bí thư đang tìm mọi cách đẩy đ/c Xứng Chủ tịch UBND tỉnh ra trung ương để mình ngồi vào thay thế.
Cung phụng bồ nhí hết mực!
Mặc dù biết mình đã bị Ngô Văn Tuấn gãi bẫy, tuy nhiên Trịnh Văn Chiến lại là kẻ say tình “chung thủy với vợ con, sắc son với bồ bịch”. Ông Bí thư không thể bỏ vợ và càng không thể bỏ được cô vợ bé hotgirl Trần Quỳnh Anh. Và kết quả là món quà “tình dục” mà Ngô Văn Tuấn hối lộ từ năm 2010 đã có với ông Chiến 1 cháu trai khá kháu khỉnh, năm nay đã hơn 4 tuổi (xin giấu tên cháu bé) và giống bố Chiến như hai giọt nước (xem ảnh). Hiện nay, Quỳnh Anh đang mang bầu cháu thứ hai với ông Bí thư Trịnh Văn Chiến và sẽ hạ sinh vào đầu năm 2017.
Cháu bé giống ông Chiến như 2 giọt nước
Không chỉ cung phụng mua siêu xe, biệt thự… Ông Bí thư còn ra tay nâng đỡ người tình “thăng quan, tiến chức” một cách lố bịch. Trần Quỳnh Anh từ vị trí của một cô tạp vụ được đưa lên Trưởng phòng nhà và Bất động sản của Sở Xây dựng, được ưu ái học xong thạc sĩ, Tỉnh ủy cử đi học lớp Cao cấp lí luận chính trị để “làm hạt giống đỏ”, cán bộ nguồn và quy hoạch vào vị trí Phó giám đốc Sở Xây dựng nay mai. Dự kiến, Quỳnh Anh sẽ được nhậm chức Phó giám đốc Sở Xây dựng trước khi hạ sinh cháu thứ hai với ngài bí thư Trịnh Văn Chiến cuối năm nay.
Nói thêm về đám lâu la, “lợi ích nhóm” Ngô Văn Tuấn. Nhờ vào “bùa hộ mệnh” Trần Quỳnh Anh mà Ngô Văn Tuấn cùng Đào Vũ Việt giám đốc Sở Xây dựng thời gian vừa qua đã ngang nhiên coi thường Luật lệ, cậy có Bí thư Trịnh Văn Chiến nâng đỡ “bảo kê” nên lộng hành tham ô, tham nhũng, tàn sát, trả đũa doanh nghiệp một cách không thương tiếc, khiến cho môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Thanh Hóa trở nên “xấu xí” chưa từng thấy.
Cũng theo điều tra, Trần Quỳnh Anh và ông Trịnh Văn Chiến còn tinh vi tạo ra cho mình một vỏ bọc rất hoàn hảo về cuộc tình vụng trộm, đó là dựng lên một cuộc hôn nhân giữa Quỳnh Anh và người đàn ông khác có một hôn nhân đúng pháp luật. Tuy nhiên, người dân sống quanh khu vực căn biệt thự mà Quỳnh Anh và con đang ở tại Khu đô thị Bình Minh, TP Thanh Hoá và thậm chí họ hàng, bạn bè của cô ta cũng chưa một lần được gặp mặt ông chồng trong hôn thú.
Hóa ra, để hợp thức hóa chuyện tình cảm với ông Chiến, Trần Quỳnh Anh đã kết hôn “giả” với một người đàn ông người Việt, sinh sống và làm ăn ở nước ngoài và còn tặng cho anh này món tài sản trị giá 6 tỷ đồng để đánh đổi sự im lặng. Đây là một chiêu bài rất “cao thủ” của ông Bí thư Trịnh Văn Chiến và cô vợ bé Trần Quỳnh Anh.
Nhưng sự thật con trai của Quỳnh Anh giống ông Trịnh Văn Chiến y đúc thì không thể che dấu được sự đàm tiếu và con mắt thiên hạ!
Dưới đây là chùm ảnh về tài sản “khủng” của Trần Quỳnh Anh được ghi lại tháng đầu tháng 9/2016
Căn biệt thự tráng lệ, diện tích 350m2 trong Khu đô thị Bình Minh, TP Thanh Hóa
hiện Trần Quỳnh Anh và con trai đang ở
Căn biệt thự cao cấp số 94, FLC Sầm Sơn đang được hoàn thiện, diện tích 250m2.
Và Khu thể thao, gồm quần thể nhiều sân quần vợt cho thuê tại hồ Đồng Chiệc,
TP Thanh Hóa của Trần Quỳnh Anh
Siêu xe giấu biển số  – Quỳnh Anh hoàn thành Cao cấp lí luận Chính trị
Chân dung Ngô Văn Tuấn, PCT UBND tỉnh Thanh Hoá
(TTHNO sẽ tiếp tục cập nhật phần II )
Trịnh Văn Duy

Chùa Liên Trì: vị Hòa thượng trở về chứng kiến cảnh chùa đổ nát

Chùa Liên Trì: vị Hòa thượng trở về chứng kiến cảnh chùa đổ nát

 

  
GNsP - Vị Hòa Thượng đã qua tuổi “Thất thập cổ lai hy” đau xót chứng kiến cảnh ngôi Chùa mà mình đã sống 50 năm qua, nay thành một đống hoang tàn đổ nát. Cảnh tượng thương tâm đập vào mắt thầy Thích Không Tánh vào sáng ngày 17.09, khiến Thầy một lần nữa lên cơn đau tim và không thể nói được gì nhiều.
Sau khi tìm cách ra khỏi bệnh viện, do lực lượng an ninh trấn áp Thầy vào đó, trở về tạm trú tại Chùa Giác Hoa, thì đây là lần đầu tiên Thầy trở về lại ngôi Chùa của mình để tái xác quyết sự đê tiện mà nhà cầm quyền cộng sản vô thần đã gây ra cho Chùa vào sáng ngày 08.09.
Toàn cảnh ngôi Chùa giờ là một đống đổ nát, ngổn ngang gạch vụn. Những cây thiêng của nhà Chùa đã bị chặt phá tang hoang. Bụi tre già ghi dấu ấn bao năm, nằm hiền hòa bên những dãy phòng ngủ giờ ra tan tác.
Bằng cảm nhận linh thiêng, Thầy lần trên những đống gạnh vụn, tìm tới nơi từng là chánh điện, ngay bàn thờ Phật Thích Ca, thắp lên 3 nén nhang tỏ lòng thành kính trước Đức Phật.
Tượng Phật nay không còn, bàn thờ bị đập phá, quỳ trên đống đổ nát, Thầy thành tâm khấn vái tạ tội cho những con người vô thần đã xúc phạm Đức Phật. Những kẻ vô thần chỉ có thể phá được Chùa, đạp đổ bàn thờ Phật nhưng không thể giết được Phật trong lòng Thầy. Hai hàng nước mắt rưng rưng, Thầy khấn vái trước Đức Phật hiện hữu trong bao la Đất Trời và cầu siêu cho các vong linh đã bị những kẻ vô thần xúc phạm.
Bằng giọng xúc động nghẹn ngào Thầy nói: “nhà cầm quyền này quá ác tâm! Không còn gì hết. Tất cả chỉ còn đống đổ nát. Bằng mọi cách Thầy phải trở về đây để kính Phật. Thầy đã ở ngôi Chùa này 50 năm rồi. Giờ chẳng còn gì!”
Thẫn thờ dò từng bước đi trên đổ đống đổ nát, Thầy tìm lại với những dấu ấn kỷ niệm xưa. Vừa chỉ tay vào đổ đổ nát vừa nói: “đây là phòng khách, kia là phòng ngủ, kia là nhà bếp…” Phút chốc trong một ngày không còn lại gì. Tất cả chỉ còn là một đống đổ nát như bị dội bom.
Bầy chim bồ câu bắt được bóng dáng của vị ân sư, vội vã ríu rít gọi nhau bay về. Không còn mái Chùa để đậu, cũng không còn chuồng để trú, chúng đậu tạm trên những sợi dây điện. Bầy chim bồ câu này trước đây lên đến 100 con. Chúng được Thầy cho ăn, có nơi cư trú, sau khi Chùa bị phá chúng cũng chịu chung cảnh tan tác lạc đàn.
Thầy hướng tay vẫy gọi đàn chim bồ câu và nói: “mấy Phật tử kể lại sau khi Chùa bị phá, những con chim bồ câu này bị chúng nó bắn, giết làm thịt. Giờ chỉ còn nhiêu đây!”
Những con chim bồ câu mang biểu tượng của hòa bình đã bị bắn-giết…
Nguồn: Fb Tin Mừng Cho Người Nghèo

Tin tức và Bình luận

Tin tức và Bình luận

Nhật Báo Ba Sàm


Trịnh Xuân Thanh, đường xa vạn dặm

Posted by adminbasam on 17/09/2016
17-9-2016
Câu chuyện Trịnh Xuân Thanh dê tế thần kết thúc, nhiều bạn đọc hẫng hụt. Nhưng các bạn sẽ không thấy gì là lạ, nếu như hai ngày sau lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh được phát đi.
Và thế câu chuyện của tôi bây giờ thuần tuý là sáng tác văn chương, tôi sẽ không bị ai chất vấn thật hay không thật. Đọc tiếp »

Trịnh Xuân Thanh và lệnh truy nã quốc tế

Posted by adminbasam on 17/09/2016
Thạch Đạt Lang
17-9-2016
Trịnh xuân thanh. Nguồn: internet
Sau khi Người Buôn Gió tuyên bố đơn phương ngưng bắn ngày 15/9, chia tay Trịnh Xuân Thanh một cách vội vã nhưng không kém phần lâm ly, bi đát, đẫm nước mắt (cá sấu) sau cuộc tình hai tuần (Two Weeks Stand – không phải cuộc tình một đêm, One Night Stand), chỉ một ngày sau tin tức từ Viêt Nam cho biết, vào tối ngày 16/9, Bộ Công an chế độ CSVN đã đưa ra lệnh khởi tố và truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh về tội làm thất thoát 3.200 tỉ đồng trong thời gian làm chủ tịch hội đồng quản trị công ty PVC. Vậy là phe Cả Trọng đã quyết định phản công, tìm diệt cho được con ruồi gây nhức đầu lẫn nhức nhối đảng CSVN, đồng thời làm bẽ mặt, quê xệ Trọng.
Trịnh Xuân Thanh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra C46, Bộ Công an khởi tố tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”, chiếu theo Điều 165 Bộ luật hình sự. Sau khi xác định bị can đã bỏ trốn, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông này. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 17/09/2016
Vào khuya đêm qua 16/9, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã đối với Trịnh Xuân Thanh. Nhiều tờ báo cho biết lệnh truy nã không chỉ được thực hiện trên toàn quốc mà còn “truy nã quốc tế”.
Nói đến “truy nã quốc tế” nghe có vẻ nghê gớm, nhưng thật ra chả có quái gì nguy hiểm cho trường hợp của Thanh, vì Việt Nam làm gì có thẩm quyền phát lệnh truy nã quốc tế. Nó chẳng qua chỉ là một cái thông báo được chuyển tới một số quốc gia mà VN có ký kết tương trợ tư pháp, với nội dung đại loại như chúng tôi đang truy nã thằng Thanh, nó có ở trên đất nước của các bạn thì bắt giữ giùm chúng tôi. Việc ký kết tương trợ tư pháp của VN với các quốc gia khác về việc dẫn độ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chẳng ăn nhằm gì vì hầu hết các quốc gia văn minh không có ký kết tương trợ tư pháp về việc dẫn độ với VN.

THẰNG BÉ CU LI

THẰNG BÉ CU LI

Việt Nam thư quán



    Khuyết danh
    16/092016
    Dạo hoa phượng còn đỏ rực trên cành, thằng bé bắt đầu bằng một nghề nhàn hạ một cách chân chính: bán trà đá. Mẹ nó sắm cho nó đủ bộ đồ nghề : Một thùng càrem bằng mốp cũ kỹ, sang lại của ông già Năm. Một cái ấm nhôm hơi cũ, nhưng được mẹ nó kỳ cọ bằng tro, chà đánh bằng xơ mướp nên sáng loáng lên, coi cũng vệ sinh lắm. Và hai cái ly thủy tinh.
    Mỗi sáng, trước khi quảy gánh ve chai ra đi, mẹ nó nấu một nồi nước sôi, pha trà, đổ vô ấm nhôm. Nó mua ở tủ lạnh nhà bác Ba một chục đá cục bỏ vô thùng càrem, chèn bao nylon thật kỹ trước khi đập nắp thật kín. Nó quàng dây qua vai gầy, đeo thùng càrem ngang hông, thân hình bé nhỏ hơn vẹo đi một tí. Một tay xách ấm nước, một tay cầm hai cái ly, nó đi bộ hai cây số từ nhà đến bến xe Ký Thủ Ôn.
    Bán trà đá tưởng như một nghề chơi chơi : mình chỉ việc xách ấm và ly đi đến một người khách và mời : ” Trà đá, chú “, hay : ” Trà đá Dì ! “. Khách có thể hỏi : ” Bao nhiêu một ly ? “. Trả lời : ” Một trăm đồng “. Khách gật đầu : ” Cho một ly “. Mình chỉ việc bỏ cục đá vào ly, rót đầy nước trà vào. Ðá tan làm ly nước rịn mồ hôi. Nước trà màu nâu hổ phách trong veo, thoảng mùi thơm lá dứa. Khách cầm ly uống ừng ực, nước trà chảy qua cổ họng đang khát khô, tới bao tử, làm mát cả ruột gan. Khách đà khát, mặt mày tươi tỉnh lại, vui vẻ móc túi trả tiền. Thế là được một trăm đồng. Khỏe re. Vì vậy già trẻ bé lớn gì cũng có thể bán trà đá.
    Nhưng bến bến xe Ký Thủ Ôn là một bến xe nhỏ, chỉ có mấy chiếc xe đò cà tàng, mỗi ngày vài chuyến, chạy đến những xứ sở buồn hiu như Cần Giuộc, Chợ Trạm, Cần Ðước, Gò Công. Người về xứ đó không nhiều, bến xe lưa thưa hành khách. Mỗi lượt tài mới có năm bảy khách mà đã tới cả chục người bán hàng rong vây quanh, ồn ào chào mời nhặng xị ” Bánh tráng phồng đây “, ” Cốm ngò đây “, ” Kẹo dừa “, ” Trà đá đây “, ” Trà đá hông ? ” ” Trá đá chú “, ” Trà đá… “.
    Thằng bé cũng lăn xả vô. Nhưng hoặc là nó không cạnh tranh lại đám trà đá ” chuyên nghiệp ” hơn, hoặc nếu hôm nào kiếm được mối thì sẽ bị tụi kia kiếm chuyện quần một trận cho ” biết điều ” hơn.
    Cuối cùng thằng bé lủi thủi xách ấm nước và đeo thùng đá cục đi lang thang xuống phố. Xe cộ đông đúc làm sao, người ta quan trọng làm sao, ngồi quán có nhạc đệm, dù che, uống nước cam tươi hay La hán quả. Nó đi mỏi rục giò mà chỉ bán được một ly trà đá cho chú xích lô, một ly cho chị bún riêu, một ly nữa cho ông già vé số. Hôm nào may lắm cũng có thể bán được chục ly. Có hôm mưa gió eo xèo, chẳng ai thèm uống trà đá. Mấy cục đá buổi sớm bự hơn nắm tay, đến chiều teo lại bằng ngón chân cái, đến tối thì tan biến luôn. Lỗ vốn !
    Một hôm nó đang đi lững thững thì có người kêu trà đá ! Ôi, trúng mánh ! Hàng chục người đang làm việc ở một bãi đất ngổn ngang gạch đá vôi vữa xà bần tôn thép…
    Hẳn là họ làm việc nặng nhọc lắm, người nào người nấy mồ hôi mồ kê đầm đìa như tắm. Một người kêu trà đá, lập tức mấy người kia kêu theo. Chưa từng có bao giờ trà đá đắt như vậy. Thằng bé lăng xăng lít xít, tay chân lanh lẹ đập đá, rót trà, bưng ly, chạy lui chạy tới như một tay trà đá chuyên nghiệp. Mấy người thấy thằng bé có vẻ tháo vát, tỏ ra thân mật và trêu chọc nó. Nó không thật sự hiểu hết những lời đùa cợt, nhưng vẫn toe toét cười, miệng rộng tới mang tai.
    Vèo một cái, ấm trà hết veo. túi nó rủng rỉnh ngàn bạc. Mặt mày nó phớn phở, người nó thơ thới, lòng nó rộn ràng. Môi nó chỉ chực nở thành nụ cười và tai nó cũng vểnh lên để đón nghe mọi điều người ta nói. Một hồi nó tự thấy đã quen với mấy người lúc nãy là khách hàng của nó. Nó bạo dạn hỏi chuyện :
    - Mấy anh làm gì ở chỗ này vậy ?
    Họ cười :
    - Làm cu li chứ làm gì hả nhỏ ?
    - Là làm cái gì ?
    - Là đào đất, xúc xà bần, khiêng gạch, vác xi măng, là làm đủ thứ chuyện mà người ta sai biểu. Cu li là làm cực khổ như trâu bò mà mỗi ngày công được có năm sáu ngàn bạc.
    Thằng bé tròn mắt kêu lên :
    - Năm sáu ngàn lận ?
    Thật là một con số vĩ đại. Từ ngày đeo thùng đá và xách ấm trà đi bán dạo, nó đã biết đồng bạc khó kiếm như thế nào. Cả ngày trời lang thang dầm mưa, dãi nắng, có khi nó chỉ kiếm được vài trăm. Hôm nào trúng mánh như hôm nay cũng chỉ hơn ngàn bạc.
    Nó lẩm nhẩm cộng tất cả tiền dành dụm từ hồi đi bán trà đá tới giờ vẫn chưa bằng được cái con số năm, sáu ngàn đó. Mà đó chỉ là tiền công một ngày làm mà thôi. Nó ngước nhìn những công nhân xây dựng một cách ngưỡng mộ và thật thà nói lên ước vọng của nó :
    - Phải chi em được làm cu li.
    Mọi người phá ra cười :
    - Không chuyên gì mới làm cu li. Cực chết mẹ chứ chơi à ?
    Họ chỉ một người ăn mặc lịch sự, đang coi bản vẽ nói :
    - Có ước mơ thì mơ thành kỹ sư như ông đó, vừa khỏe vừa có tiền. Nhưng mà phải học giỏi thiệt giỏi mới hòng ! Mày có đi học không ?
    - Có, em học hết lớp năm rồi. Tựu trường này em lên lớp sáu. Mẹ nói lên cấp hai, muốn đi học tốn nhiều tiền lắm. Ðồng phục, sách vở, tiền bảo trợ, tiền sửa chữa trường, đủ thứ hết. Mẹ sợ không đủ tiền đóng nên biểu em nghỉ hè đừng đi chơi, đi bán trà đá để dành tiền mai mốt phụ với mẹ đóng tiền học.
    Mọi người nhìn thằng bé đen đủi còm nhom. Có thể nhận thấy qua ánh mắt vẻ mặt họ một niềm thương cảm. Nhưng chẳng ai nói gì cả. Mấy người lớn tuổi chắc cũng có con cái lớn cỡ nó, chắc họ cũng đang lo nghĩ về tiền học, tiền sách vở, áo quần và vân vân…
    Với lại cũng hết giờ giải lao rồi. Họ lại làm việc quần quật, không hở tay, hở miệng, hở mắt ra mà ngó tới nó nữa.
    Nhưng thằng bé vẫn đứng đó nhìn người ta làm việc. Nó thấy đẩy xe cút kít chở xà bần đi đổ không khó gì. Tưới nước cho ướt gạch, rồi tiếp gạch cho thợ xây thì nó nhắm nó cũng làm được. Ngay cả chuyện trộn hồ, nó đứng coi một hồi thì kết luận nó cũng… làm được, nếu nó cao vã to hơn chút nữa.
    Tất nhiên là công việc đòi hỏi nhiều sức lực. Nhưng mà thằng bé cho rằng nó cũng dẻo dai lắm. Quả là cực nhọc thật. Nhưng đi bộ suốt ngày với thùng đá đeo bên hông và ấm nước gần bốn lít trong tay cũng không phải là việc nhẹ nhàng gì. Nó đâu có sợ cực. Vả lại, nó thấy người ta làm việc rất vui. Không khí lao động tất bật làm nó đứng coi mà cũng thấy hăng hái và táy máy tay chân.
    Ấm trà đã hết rồi. Như mọi khi nó có thể đi lượm trái dầu quăng lên không trung để ngó chúng rơi xuống, xoay tít thật vui mắt. Nhưng bây giờ thằng bé không màng gì đến trò chơi đó. Nó lảng vảng ở công trường xây cất coi người ta làm, rồi động tay động chân phụ một người đang đẩy xe cút kít, gặp phải mô đất cao, xe không lên nổi. Thấy không ai kêu rằng mình vướng tay vướng chân họ, thằng bé bạo dạn hơn. Khi chú thợ xây kêu : ” Gạch “, nó lập tức ba chân bốn cẳng phóng lại đống gạch, ôm một mớ chạy lại tiếp ngay. Rồi cứ chạy đi chạy lại tiếp gạch tiếp hồ suốt buổi đó.
    Hôm sau, mới hưng hửng sáng thằng bé đã có mặt ở công trường, với thùng đá và ấm trà. Nhưng hôm đó ai cũng bận tối mặt. Cứ nghe cai với đội trưởng hò hét công nhân mà hãi hùng. Nào là xi măng phải dọn kho cất vô, nào là gạch đá về sân bãi đâu mà đổ. Bọn vật tư chết tiệt, khi cần thì không có, khi chưa cần thì đỗ tới ào ào, không nhận thì mai mốt không có dùng, nhận bây giờ thì nhét vô đâu. Mấy thằng kia ra dọn hết đống xà bần này coi ! Thằng này nữa, vô kho xếp xi măng lại coi rộng được chỗ nào không ! Còn thằng nào ra trộn hồ nè ! Còn thằng nào nữa… Hết THẰNG rồi. Ai cũng bù đầu tối mặt, mà công việc thì cứ việc này đẻ ra việc kia.
    Ông đội trưởng gào thét để chỉ huy một hồi khản cả tiếng. Bỗng ông thấy thằng bé. Hôm qua ông cũng thấy nó lăng xăng ôm gạch tiếp thợ hồ, ông chỉ mặt nó quát :
    - Thằng này phụ hồ được không ?
    - Dạ, được
    Nó gật đầu lia lia. Ông đội trưởng phất tay, bố trí nó ” công tác ” chung với một ông thợ già. Thằng bé xông vô làm như chiến sĩ xông pha trận mạc.
    Khi nó đeo thùng đá và xách ấm về, ông đôi trưởng xoa đầu nó nói :
    - Còn bao nhiêu trà đá coi như ta uống hết. Chiều thứ bảy trả công luôn.
    Bữa nay mới thứ năm. Thằng bé về nhà, thân thể ê ẩm suốt đêm, lòng thì hoang mang không biết mình có thể được lĩnh bao nhiêu tiền công, và liệu ông đội trưởng có quịt mình không ? chú thợ già mà nó phụ hồ lúc trưa có nói nó nhỏ quá, làm toàn việc vặt, chắc được nữa tiền công thôi. Ba ngàn đối với nó cũng lớn lắm rồi. Nhưng nó siêng năng chịu khó như vậy, có thể được bốn ngàn. Ôi bốn ngàn ! Nó quên được phần nào sự mệt mỏi thân xác và ngủ thiếp đi.
    Hôm sau nữa mới chỉ là ngày thứ sáu. Thằng bé tới công trường khi ở đó có người bảo vệ và thủ kho. Nó lảng vảng quanh quẩn rồi đánh bạo hỏi anh bảo vệ :
    - Bữa nay em có có được làm nữa hôn ?
    - Mầy ấy hả Công trường không bóc lột sức lao động trẻ em. Hôm qua kẹt quá, chứ bữa nay thì miễn.
    Thằng bé khẩn khoản nói là nó thích làm cu li lắm và biết đâu bữa nay công trường cũng kẹt nữa. Anh bảo vệ nhún vai :
    - Chờ ông đội trưởng tới coi ! Mướn mày mang tiếng chứ ích gì ?
    Nó phập phồng chờ ông đội trưởng. Chờ hoài chờ hủy sao ổng lâu tới vậy. Cai đã thúc thợ bắt tay làm. Không ai kêu thằng bé làm gì cả. Nhưng nó không đợi kêu. Vừa thấy chú thợ già hôm qua chuẩn bị đồ nghề, nó lập tức đi ôm gạch lại chỗ ông, nhúng nước cho ướt gạch, súc hồ vô xô, xách tới để cạnh ông, rồi chăm chỉ tiếp gạch. Tuy nó nhỏ xíu chưa thạo việc lắm, nhưng tháo vát và dễ bảo nên ông thợ già chịu cho nó phụ. Cuối ngày hôm đó, ông đã khoái nó tới mức hứa hẹn sẽ truyền nghề cho nó nếu nó muốn.
    Sáng thứ bảy nó đang làm thì ông đội trưởng xuất hiện. Ông chỉ mặt nó :
    - Thằng này làm nổi hôn ?
    Nó vội vã gật đầu :
    - Dạ nổi chứ ! Con làm từ hôm kia, hôm qua lận mà !
    Ông không nói gì thêm, bỏ đi.
    Chiều thứ bảy. Thật là một buổi chiều trọng đại. Thầy thợ là xong việc không vội về như mọi khi. Họ thong thả rửa mặt mũi tay chân, ngồi hút thuốc lá và nói chuyện tầm phào chờ ông đội trưởng. Ông ta đã đi lên công ty lãnh tiền tạm ứng để trả lương công nhân. Mọi người tuy không tỏ ra sốt ruột, nhưng cũng ngong ngóng bóng hình ông đội trưởng. Cũng có khi công ty đang kẹt tiền, hay bản chiết tính của đội có trục trặc gì đó, thì sẽ không có tiền. Ông đội trưởng sẽ đến rất trễ để những công nhân không kiên nhẫn bỏ về bớt, và ông đeo một mặt bí sị khất nợ với những kẻ kiên trì đến thứ hai thứ ba…
    Nghe tới tình huống này, tim thằng bé thắt lại. Chẳng lẽ nào ? Bao nhiêu đơi chờ, bao nhiêu lo lắng của nó. Suốt ba ngày nay. Liệu nó có được trả lương không ? Trả bao nhiêu ? Trả mấy ngày công ? Hôm thứ sáu ông đội trưởng không có mặt ở công trường, đâu có thấy nó làm việc. Hôm nay ổng cũng không nói rõ ràng là ổng chấm công nó. Tất cả lo lắng đó, nó chỉ còn cách nhẫn nại chờ ông đội trưởng tới phút phát lương mới biết. Nếu mà… Tim thằng bé suýt vỡ ra. Nó như ngồi trên lửa bỏng vạc dầu, nhấp nha nhấp nhổm ngóng ra đường.
    - A ! ông đội trưởng về !
    Nó hét to lên, mừng vui đến nỗi những người khác phải phì cười.
    Ông đội trưởng dựng xe, ôm cái túi da căng phồng vô lán bảo vệ. Ông giở sổ chấm công ra, dò theo danh sách, đếm ngày công của từng người, đếm tiền, rồi trao cho họ. Ông cứ theo thứ tự trong sổ chấm công mà phát. Cuối cùng, hết danh sách.
    Thằng bé không có tên trong sổ chấm công ! Nó đứng thậm thò nhìn ông đội trưởng, mặt tái đi, tay chân lạnh ngắt. Chờ cho người cu li cuối cùng ra về, ông mới làm như chợt nhớ thằng bé.
    - Thằng kia, lại biểu.
    Nó lật đật chạy lại, ngước đôi mắt trẻ thơ đầy lo âu nhìn ôn đội trưởng. Ông cầm một cọc tiền giấy một ngàn, hỏi :
    - Mày làm mấy ngày ?
    - Dạ, ba ngày : thứ năm, thứ sáu với lại thứ bảy.
    Ông đếm tiền, một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín.
    Ông ngừng lại hỏi :
    - Ba mày làm gì ?
    - Dạ, ba con chết hồi năm ngoái rồi.
    Ông nhìn nó một chút, đếm tiếp mười, mười một, mười hai.
    - Má mày làm gì ?
    - Dạ, má con mua bán ve chai.
    - Mày có đi học không ?
    - Dạ có.
    - Vậy ráng mà học. Chứ là cu li, biết cực chưa ?
    - Dạ, con chịu cực được mà.
    Ông đếm tiếp : mười ba, mười bốn, mười lăm.
    Ông toan đếm nữa nhưng đắn đo một chút, nói :
    - Má mày có đánh đề, đánh bài không ?
    - Dạ, không.
    Ông đếm nốt : mười sáu, mười bảy, mười tám. Ông đưa tiền cho thằng bé.
    - Ðem về cho má mầy cất, đừng chơi điện tử hết nghe !
    Xong, ông đứng dậy, đi về.
    Thằng bé cầm mười tám tờ giấy bạc mà ngón tay nó run bần bật. Nó chưa từng cầm trong tay một món tiền lớn như vậy. Mà lại là tiền chính nó làm ra, bằng ba ngày quần quật ngoài trời nắng, bằng sự cố gắng vượt quá sức trẻ em.
    Má nó cũng xúc động đến rơi nước mắt khi nó đưa tiền cho bà. Bà đếm đi đếm lại, lộn tới lộn lui, nó phải cầm từng tờ đếm cho má nó coi. Bà gói vô một tờ giấy dầu, đem đấu sau ảnh thờ của ba nó :
    - Má cất ở đây cho con, để tựu trường có mà đi học với con người ta.
    Ðêm đó thằng bé ngủ vùi trong tay má. Má nó bồi hồi thao thức mãi, thỉnh thoảng bà lại vuốt mái tóc khét nắng của con.
    Có thể nửa thế kỷ sau, có một tỷ phú hay một nhà bác học để lại tiểu sử như vầy : Mười hai tuổi, tôi đi làm cu li để có tiền ăn học… Nhưng hiện giờ, dưới một mái tranh ở vùng ven, có một đứa bé gầy gò, đen thui vì nắng gió, trong giấc ngủ say nhọc nhằn đang mơ rằng : ngày khai trường em sẽ đến lớp với đồng phục tươm tất như mọi học sinh, và không ngay ngáy lo lắng cô chủ nhiệm sẽ phiền trách vì không đóng nổi các thứ tiền tập vở, tiền thuê sách, tiền bảo trợ, tiền sửa trường ốc, tiền hội phụ huynh và đủ thứ tiền gì gì nữa…
    Powered by Blogger.