Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

LHQ kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi

Thursday, February 4, 2021 // ,

 LHQ kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi

4/2/21 – DKN & Reuters – Bên cạnh đó, Hội đồng Bảo an LHQ còn cho biết trong một tuyên bố được nhất trí hôm thứ Năm (4/2) về vụ đảo chính ở Myanmar rằng họ “nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì các thể chế và quy trình dân chủ, kiềm chế bạo lực và tôn trọng đầy đủ các quyền con người, các quyền tự do cơ bản và pháp quyền”. Ngôn ngữ trong tuyên bố nhẹ nhàng hơn so với dự thảo ban đầu của Anh và không đề cập đến một cuộc đảo chính – dường như để giành được sự ủng hộ từ Trung Quốc và Nga

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-5-2-ong-trump-khong-lam-chung-trong-vu-luan-toi.html

Xem tin tiếng Anh của Reuters tại:

U.N. Security Council calls for release of Myanmar’s Suu Kyi, Biden tells generals to go

https://www.reuters.com/article/us-myanmar-politics/u-n-security-council-calls-for-release-of-myanmars-suu-kyi-biden-tells-generals-to-go-idUSKBN2A42K5

Nước Mỹ có thể tránh nổi loạn?

Nước Mỹ có thể tránh nổi loạn?

Sau bầu cử, nhiều người thấy như có 2 nước Mỹ và điều quan trọng đối với mọi người là phải hòa giải thật sự để thống nhứt đất nước. Theo kết quả thăm dó dư luận do Viện Qinnipiac công bố có 70% đảng viên Cộng hòa quả quyết ông Joe Biden không thể là một ông Tổng thống chánh đáng và có 77% tin chắc có gian lận bầu cử (Hélène Vissìere tại HTĐ, Le Point, Paris). Thực tế này khó tránh sự xung đột có thể kéo dài vì thiếu tinh thần dân chủ để kẻ thắng người thua sau bầu cử thì đề huề.

Wisconsin Republicans push against Biden order ending Keystone XL pipeline project, calling it a job killer

Có lẽ hơn ai hết, ông Tổng thống Joe Biden dã thấy rỏ điều đó nên ngay ngày tuyên thệ nhặm chức, ông liền đưa ra lời tuyên hứa «chiến thắng chủ nghĩa thượng đẳng da trắng» và «khủng bố quốc nội». Ông sẽ là ông Tổng thống của tất cả người mỹ, của những người đã ủng hộ ông cũng như của những người đã không bỏ phiếu cho ông.
Trong bài diển văn nhặm chức, ông nhấn mạnh «Nay người ta thấy xuất hiện chủ trương cực đoan chánh trị, thượng đẳng da trắng và khủng bố quốc nội». «Chúng ta phải chống lại các thứ này và chúng ta sẽ phải chiến thắng».

«Hôm nay là ngày dân chủ, một ngày lịch sử và hi vọng… Không phải là sự chiến thắng của một ứng viên, mà chính là chiến thắng của một chánh nghĩa . Ý chí của một dân tộc đã được lắng nghe… Dân chủ là quí báu và dễ đổ vở, nhưng nó đã thắng».
Ông cũng thừa nhận có nhiều điều cần phải «sửa sai» sau khi ông nhắc lại «biến cố ngày 6/1 đã làm run chuyển tận nền tảng điện Capitol».

Phải chăng bắt đầu làm «nhiều điều cần phải sửa sai» mà chỉ trong vòng tuần lễ sau khi nhặm chức, ông Tổng thống Biden đã lập thành tích phi thường, ra tay ký gần bốn mươi văn kiện, chủ yếu nhằm xóa sạch 4 năm cầm quyền của người tiền nhiệm? Mục tiêu đầu tiên của ông ! Ông bốc tận gốc, xóa bỏ, đảo ngược, làm phai mờ, cạo rửa sạch trơn (karchérisé) 4 năm Trump trên các chủ điểm quan trọng: kinh tế, khí hậu, đại dịch, chánh trị, chủng tộc, di dân, quan hệ đối ngoại, vấn đề Iran, quan hệ với Nga. Ký giả Ph.Labro nhận xét thêm «Ông Biden cố gắng cởi bỏ hết mọi thứ Trump đã làm và tìm cách làm hài lòng tất cả các nhóm dân thiểu số, điều này chỉ làm tăng sự bất mản ở 74 triệu cử tri của Trump mà thôi» (Le Point, 28/1/21, Paris).

Phải chiến thắng chủ thuyết «thượng đẳng da trắng»?
Hiện tượng « thượng đẳng da trắng» đang là chứng bịnh trong chánh trị nước Mỹ nhưng có phải nó thể hiện qua những hành động khủng bố, bạo loạn của những nhóm quá khích hay nó là một thực thể trong đời sống công cộng ở Mỹ?

Báo chí pháp viết «le suprémacisme blanc» (thượng đẳng da trắng), chữ «suprémacisme» không có trong từ điển vì nó có gốc tiếng anh. Trái lại chữ «suprématisme», với vần «t», thì có và có nghĩa «sự vượt trội» nhưng chỉ về màu sắc. Chữ «suprémacisme» chỉ sự vượt trội về màu sắc nhưng nói về chủng tộc, còn chữ «suprémtisme» nói về sự vượt trội, nổi bật màu sắc, nhưng nói về nghệ thuật!
Nên da trắng là màu sắc của chủng tộc vượt trội những màu sắc các chủng tộc khác!
Sự vượt trội da trắng và trong lịch sử gần đây, da trắng đã đô hộ nhiều nước da màu, bắt da đen làm nô lệ, và có chế độ nô lệ thật sự, nên «da trắng vượt trội» ngày nay mới trở thành nổi ám ảnh trong chánh trị.

Sử gia chuyên về các Tổng thống Huê kỳ, từ Roosevelt đến G.Bush, bà Françoise Coste hiện là Giáo sử ở Đại học Toulouse, nhận xét về hiện tượng «thượng đẳng da trắng» ở Huê kỳ:
«Mọi chuyện xảy ra ở Huê kỳ, trước sau gì, đều có quan hệ với di sản của chế độ nô lệ, với sự phân chia dân chúng giữa da trắng và da đen. Bà đã tưởng hồi năm 2008, ông Obama đắc cử Tổng thống, vấn đề đã được giải quyết. Nhưng ngày nay, chúng ta mới thấy mình đã lầm và chúng ta có cảm tưởng đang thụt lùi lại ở một thời kỳ rất xa» (La présidence des États-Unis de Franklin Roosevelt à George W. Bush (1933-2006, Ed. Du Temps, 2007).

Sự «vượt trội da trắng» trở thành một thứ chủ thuyết chủng tộc và có tham vọng bá chủ nên thường gây ra bạo loạn chống lại những sắc dân không phải da trắng. Chủ thuyết «thượng đẳng da trắng» và những nhóm xuất hiện ở nhiều quốc gia từ Mỹ qua u châu, Nga, Úc, Tân-Tây-lan và cả Nam-Phi. Riêng từ «kỳ thỉ chủng tộc» (racisme) xuất hiện và và có ý nghĩa mạnh bắt đầu từ thời Anh đánh chiếm thuộc địa và lập chế độ đô hộ.
Ở Au châu, cùng là da trắng, nhưng tính thượng đẳng vẫn có trong đối xử giữa các nước Bắc  u như các nước Scandinaves, Đức, Anh và Hòa-lan với các nước phía Nam, phía Đông và các nước không phải u châu.

Riêng ở Mỹ ngày nay có nhiều nhóm bạo động trong tinh thần «thượng đẳng da trắng» do hoàn cảnh thực tế của nước Mỹ, như KKK, Vanguard America (với khẩu hiệu «Blood and Soil), Alt-right, Alt-knight, Prou Boys, …

Ngoài ra có thêm một nhóm «thượng đẳng da trắng» đang sửa soạn cụ thể cho «hậu-Trump».
Nhóm này thành lập năm 2017 dưới danh xưng «Patriot Front» (Mặt Trận Ái quốc), chủ động và đầy thù hận, chủ trương đuổi tất cả di dân, da đen và do thái ra khỏi xứ Mỹ (Léah Boukobza, Le Nvl Ob, 29/10/20). Trước ngày bầu cử, họ đã sửa soạn tranh đấu để Trump sẽ không đắc cử. Hằng ngày họ luyện tập xử dụng võ khí và nhứt là cận chiến.

Đối với họ bầu cử chỉ là dấu hiệu tuân phục hợp thức hóa bạo chúa . Căn bản thiếu đạo lý . Là một sỉ nhục cho chánh nghĩa quốc gia . Theo Cassie Miller phân tách, nhóm này thượng tôn da trắng nhưng không ủng hộ Trump, mà chỉ muốn lợi dụng chánh trị của Trump để tranh đấu cho chủ nghĩa da trắng là trên hết mà thôi.
Theo những nhà nghiên cúu của «Oklahoma State University, The Conversation US và The Conversation France», trong quân đội là có nhiều «ổ» của tổ chức «thượng đẳng da trắng». Tổ chức này là mầm móng hăm dọa nghiêm trọng những khủng bố ở Huê kỳ vì họ có hậu thuẩn là quân đội. Họ phản ứng vì họ cho rằng người da trắng ở ngay trên đất nước Huê kỳ đang bị hăm dọa nghiêm trọng.

Những nhóm này mơ ước  tạo dựng một nước Huê kỳ hoàn toàn da trắng hoặc nếu không phải da trắng thì không có quyền công dân nên họ thường gây bạo loạn nhằm vào thiểu số da màu và tôn giáo . Năm 2018, họ tấn công vào các nhóm chủng tộc khác nhiều hơn bất cứ nhóm dân tộc cực đoan nào khác.
Theo kết quả thăm dò dư luận trong quân đội, chỉ có 39% cho rằng đó là vấn đề nghiêm trọng  (Huffington Post).
Vì người mỹ tin tưởng ở quân đội và tôn trọng quân đội.
 
Mỹ sẽ bị bạo loạn?
Ông Fred Kaplan là một người chuyên nghiên cứu nổi loạn có tiếng thế giới tỏ ra nhiều lo ngại  trước tình hình nước Mỹ trong những ngày gần đây.
Ông định nghĩa một cuộc « nổi loạn » ở Huê kỳ là một sự xâm nhập và bạo động có tổ chức để chiếm quyền lực chánh trị, xóa bỏ nó hoặc hỏa thiệp với nó . Một nhà nước « tiền-nổi loạn » có thể có khi nhà nước đó bị những nhóm bạo động hăm dọa nhưng lại thiếu tổ chức, hoặc thiếu võ trang hay thiếu hậu thuẩn . Như vừa rồi, sau cái chết của tên da đen George Floyd, có nhiều vụ nổi loạn đập phá, đốt nhà, đốt xe, thật sự không phải là những vụ biểu tình, tuy có cà phản biểu tình, vì không có yêu sách. Cũng không phải tiền-nổi loạn.  

Bạo loạn gia tăng ở Mỹ . Theo một báo cáo gần đây của « Armed Conflict Location et Event Project », thường xuyên theo dõi những cuộc bạo loạn ở các xứ chiến tranh, ghi nhận có 20 nhóm bạo động, tả cũng như hũu, đã tham dự hơn 100 cuộc biểu tình được xách động sau cái chết của George Floyd . Tháng 6/20, có thêm 17 vụ phản-biểu tình do những nhóm  hũu khuynh tổ chức . Có một nhóm bạo động mạnh. Qua tháng 7/20, có 160 vụ phản biểu tình với 18 vụ bạo loạn.
Trước đây những vụ bạo loạn xảy ra trong địa phương nhưng sau đó, đã trở thành quốc gia.
Cách đây chừng mươi năm, có 380 nhóm hũu khuynh và 50 nhóm tả khuynh, phần lớn võ trang, đã đụng độ với FBI và giáo phái « Branch Davidians» ở Waco, TX, làm cho 80 người chết.
Trở về trước hơn nữa, vào đầu thập niên 70, nhiều vụ biểu tình phản đối chiến tranh Việt nam do những nhóm phe tả tổ chức, phe hũu tới và hai bên, gồm sinh viên và thợ thuyền, đụng độ nhau, làm thiệt mạng nhiều người.

Nhưng những vụ này cũng chưa phải là những vụ nổi loạn vì không có mục tiêu cướp chánh quyền.

Ngày nay, điều đáng lo ngại là những nhóm tả khuynh cho rằng cánh hũu khuynh là những thứ «ký sinh trùng», thứ «ăn bám» . Trong lúc đó, những nhóm hũu khuynh lại chửi phía tả, như nhóm BLM, là những «con chuột đen». Tình trạng này đang bốc lên mạnh, với lòng thù hận nhau cao độ, nó chi phối cả Cộng hòa và Dân chủ ngay trong Quốc hội và cả trong chánh giới mỹ. Nhưng có đủ yếu tố cho báo đong «tiền-nổi loạn» chưa?

Tình hình khá căng thẳng như vậy chẳng khác gì một thùng thuốc súng để sẳng. Hồi tháng 6/20, dân chúng Mỹ tranh nhau đi mua súng và có 3, 9 triệu khẫu súng đủ loại được bán ra. Trong số đó, có nhiều người lần đầu tiên mua súng. Họ mua súng vì họ sợ!
Người ta ước tính có 20 triệu dân mỹ mang theo súng khi ra khỏi nhà. Chuyện khói lửa có thể xảy ra dễ dàng khi chỉ cần có vài phát súng nổ lên.
Từ 50 năm gần đây, những cuộc nội chiến, bạo loạn đều xảy ra do sợ hải!

Nguyễn thị Cỏ May 

Cơ sở thương mại khu Little Saigon tất bật đón khách vui Xuân

Cơ sở thương mại khu Little Saigon tất bật đón khách vui Xuân

WESTMINSTER, California (NV) – California hủy bỏ lệnh ở nhà là một tin vui cho bao nhiêu cơ sở thương mại ở Little Saigon, miền Nam California, vừa kịp cho mọi người có một cái Tết “dễ thở” hơn mấy tháng qua.

“Núi hàng” tại Zip Post trên đường Bolsa đang chờ được gởi đi. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Ông Minh Nguyễn, chủ tiệm gởi hàng hóa Zip Post trên đường Bolsa, thành phố Westminster, vui vẻ nói: “Rõ ràng là gần Tết, khách đến gởi đồ đông hẳn lên. Thực ra, năm nào thì gần Tết, tôi cũng có rất đông khách, nhưng năm nay, vì là năm đại dịch nên có được lượng khách như vậy, tôi rất mừng. Chúng tôi làm việc luôn tay cả ngày mới kịp gởi đồ theo ý khách.”

Ngoài sân trước, những kiện hàng chất cao như núi đang chờ công ty vận chuyển đến nhận.

Khách đến Zip Post gởi hàng đi khắp nơi, về Việt Nam cũng như khắp các tiểu bang tại Mỹ.

Những cơ sở thương mại gần đấy cũng lu bu không kém.

Cô Cathy Nguyễn, quản lý tiệm đồ chay Vege Wholesale, Westminster, cho biết tiệm đã phải tăng cường những mặt hàng mà khách ăn chay thường mua để ăn Tết là gà, cá và hèm nhão (vegetable paste).

nhão (vegetable paste).

Khách mua thức ăn trong thương xá Phước Lộc Thọ có đông hơn vào dịp Tết. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Đặc biệt, năm nay rất nhiều khách tìm mua gạo thơm Sóc Trăng tại tiệm cô đến mức cô phải đặt thêm liên tục.

“Để cùng khách đón Xuân, chúng tôi có chương trình khuyến mãi tặng đồ, tùy theo lượng mua. Bình thường, chưa có khuyến mãi thì đồ chay ở Vege Wholesale cũng rẻ hơn ở mọi nơi khác từ 11% đến 15%,” cô Cathy nói.

“Chương trình khuyến mãi cuối năm chỉ có hiệu lực từ nay tới Tết mà thôi,” cô nhấn mạnh.

Anh Tú Winn, chủ tiệm Winn’s Beauty Salon trên đường Bolsa, cũng hết sức vui mừng khi được mở cửa đón khách trước Tết. Anh nói: “Dĩ nhiên ai cũng mừng khi được làm tóc cho khách ăn Tết, đây là một trong những dịp đông khách nhất trong năm. Năm rồi chúng tôi đã phải đóng cửa từ trước Giáng Sinh rồi luôn cả Tết Tây nên bây giờ mở cửa lại thì vừa kịp.”

“Vì mới mở cửa lại hôm qua nên tiệm chưa kịp chuẩn bị gì, chứ tuần tới tiệm sẽ có một chậu hoa Tết rất lớn để đón Xuân và Mùng Một Tết sẽ có múa lân nữa,” anh thêm.

Một phút thảnh thơi quý báu tại tiệm Moon Fashion trong thương xá Phước Lộc Thọ. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Mọi năm, một đoàn lân múa tại một cơ sở từ một đến hai tiếng đồng hồ. Nhưng theo anh Tú, năm nay họ chỉ múa chừng 15 phút để bảo vệ vệ sinh chung.

Tại một tiệm hớt tóc khác là Top Barber, đối diện trung học Bolsa Grande, Westminster, cô Vivian Trần, chủ tiệm, cho biết vì mới mở cửa lại nên vẫn chưa đông khách lắm nhưng chỉ vài hôm là khách sẽ quay lại thôi. Cô kể:  “Khách cứ gọi điện thoại hỏi thăm hoài, ‘Khi nào mở cửa? Tóc tôi dài quá rồi,’ làm tôi cứ nói giỡn, ‘Để tôi làm việc với ông thống đốc trước rồi mới dám trả lời,’ làm mấy người cười quá trời.”

Cô cho biết cô rất mừng được mở cửa trước Tết để bù lại phần nào đã phải đóng cửa từ trước Giáng Sinh. “Mừng lắm. Mừng như hồi vượt biên được thấy bến bờ tự do vậy,” cô so sánh.

Trong thương xá Phước Lộc Thọ, Westminster, các tiệm bán quần áo cũng như quầy ăn uống cũng nôn nao đón Tết.

Bà Nguyệt Đồng, “nhân viên” tiệm Moon Fashion, cho biết trong vài tuần qua, khách mua áo dài Tết cho các bé trai, bé gái rất nhiều. Bà nói: “Họ cũng mua quần áo ấm người lớn, nhưng đồ trẻ em vẫn bán chạy hơn nhiều.”

Anh Phát Mã: “Khách rất chuộng món bánh tét mặn và chay chúng tôi nấu tại nhà. Có bữa làm không kịp.” (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Anh Phát Mã, chủ quầy thực phẩm Retro Saigon Xưa, nói dù ngày thường Saigon Xưa vẫn nổi tiếng là bán thức ăn rất tươi, nhưng dịp Tết này, anh có thêm những món khô như chà bông, lạp xưởng, hạt dưa, kẹo mứt.

Chỉ tay về những cái bánh xanh mởn, anh nói: “Ngoài ra, khách rất ưa chuộng món bánh chưng, bánh tét cả chay lẫn mặn do chúng tôi tự nấu tại nhà. Có bữa làm không kịp.”

Lượng khách có đông hơn vài tuần trước nhưng vẫn chỉ bằng chừng một phần ba so với năm ngoái, theo anh Phát.

Anh cười: “Nhưng vậy cũng đủ mừng rồi. Chỉ riêng vào dịp Tết, Saigon Xưa sẽ tặng hoặc một chai nước mắm Vị Quê, hoặc hai gói nước kho Vị Quê cho vui khi khách mua trên $30.”

Những cơ sở thương mại khác cũng nhận thấy khách đến đông hẳn lên. Bà Nhung Trần, có văn phòng bán bảo hiểm sức khỏe Trần & Co trên lầu hai, khu nhà hàng cơm tấm Thành, góc Bolsa và Brookhurst, Westminster, nói: “Khách của tôi lúc này đông lên thấy rõ. Hình như vì COVID-19 nên người ta mới thực sự chăm lo cho sức khỏe. Dù sao, tôi rất vui vì mọi người được thoải mái để chuẩn bị đón Tết.”

Vườn Cây Lái Thiêu đầy cây ăn trái cũng như các loại hoa Tết. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Bà Mai Tuyết Hằng, chủ Vườn Cây Lái Thiêu ở góc đường McFadden và Newhope, Santa Ana, cũng bận túi bụi cả ngày. Bà than: “Trời ơi, từ sáng tới giờ là gần 4 giờ chiều rồi mà tôi chưa được ăn miếng cơm.”

Vườn Cây Lái Thiêu mở cửa từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, sáu ngày một tuần. “Tôi chỉ đóng cửa Thứ Ba thôi,” bà nói.

Đây là dấu hiệu cho thấy kinh tế địa phương sẽ sớm được phục hồi. [qd]

Đằng-Giao/ Người Việt – Feb 2, 2021

https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/littlesaigon-phong-su/co-so-thuong-mai-khu-little-saigon-tat-bat-don-khach-vui-xuan/ 

Đợt dịch mới, hơn 86% ca bệnh không có triệu chứng lâm sàng

Thứ Tư, 03/02/2021 – Trong đợt bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán lần này, tỷ lệ số ca bệnh tại Việt Nam không có triệu chứng lâm sàng là 86,6%, trong khi tỷ lệ lần trước là hơn 60%.

Giới chức y tế Gia Lai đang phun khử khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Như Nguyện/baogialai.com.vn)
Báo chí Việt Nam dẫn báo cáo từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết trong số 372 bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán đang điều trị, có trên 300 ca là bệnh nhân ghi nhận tại Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai…

Đáng chú ý, có tới 86,6% (322 ca) là không có triệu chứng lâm sàng, biểu hiện nhẹ là 44 ca (11,8%), tiên lượng nặng 1 ca (0,3%), nguy kịch (dùng ECMO) 1 ca (0,3%).

Trong khi đó, nhóm bệnh nhân nhiễm chủng virus cũ, tỷ lệ số ca không triệu chứng chỉ hơn 60%.

“Đây là thách thức lớn với các bệnh viện trong quá trình sàng lọc bệnh nhân”, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nói.

Ông Khuê đề nghị tất cả các bệnh viện quay lại khai thác kỹ tiền sử dịch tễ tất cả người đến khám. “Nếu cứ đợi bệnh nhân ho, sốt, khó thở thì sẽ dễ bỏ sót ca bệnh, bệnh nhân sẽ vào giữa bệnh viện”, báo chí dẫn lời ông Khuê.

Trong đợt dịch này, theo kết quả giải trình tự gen tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trong 16 mẫu gửi đến có 11 mẫu đạt yêu cầu để giải trình tự gen thì cả 11 mẫu đều là chủng virus biến thể ghi nhận lần đầu tại Anh.

Trong số các bệnh nhân, hiện BN1536 đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay.

Số ca tử vong do virus Vũ Hán tại Việt Nam đến nay là 35 ca. Đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (3) và Quảng Trị (1).

Hoàng Minh – https://trithucvn.org/tin-tuc-vn/dot-dich-moi-hon-86-ca-benh-khong-co-trieu-chung-lam-sang.html

TNS Kennedy: Chính sách năng lượng của Biden khiến Mỹ lệ thuộc vào các nước đối địch

3/2/21 – Hải Lam | DKN – Thượng nghị sĩ John Kennedy từ tiểu bang Louisiana hôm thứ Tư (3/2) đã cáo buộc các chính sách năng lượng của Tổng thống Joe Biden sẽ tàn phá nền kinh tế của tiểu bang của ông và khiến Hoa Kỳ bị phụ thuộc nhiều hơn vào các quốc gia khác về nguồn năng lượng, từ đó đe dọa an ninh năng lượng của Mỹ.

Trái: TNS John Kennedy (ảnh chụp màn hình Youtube/PBS Newshour), Phải: TT Biden (ảnh: Reuters).

“Cuộc chiến về dầu khí của ông ấy sẽ làm tổn thương nước Mỹ. Nó sẽ phá hủy sự độc lập về năng lượng của chúng ta”, ông Kennedy nói với Fox News hôm thứ Tư (3/2).

“Vâng, hãy để tôi nói một chút về các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Biden về thương mại dầu khí. Chúng rất ngớ ngẩn”, ông Kennedy nói thêm. “Chúng sẽ phá hủy Louisiana, làm thất thoát đến một phần ba GDP của tiểu bang của tôi liên quan đến mảng dầu khí. Và Louisiana chắc chắn không phải là trường hợp cá biệt”.

Thượng nghị sĩ Kennedy tiếp tục:

“Đây là Chính sách Năng lượng Mới của Tổng thống Biden. Chúng ta sẽ không sản xuất dầu của riêng mình. Thay vào đó, chúng ta sẽ mua dầu từ các quốc gia đối địch. Vì vậy, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua vũ khí để cố gắng giết chúng ta. Thật là ngớ ngẩn vô cùng”.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, Louisiana là một trong năm tiểu bang dẫn đầu về cả sản lượng và trữ lượng khí đốt tự nhiên, chiếm 9% tổng sản lượng khí đốt của Hoa Kỳ vào năm 2019 và chiếm khoảng 7% trữ lượng khí đốt của quốc gia. Ngoài ra, 17 nhà máy lọc dầu của tiểu bang Kennedy chiếm gần 1/5 công suất lọc dầu của cả nước và có thể xử lý 3,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.

Một lệnh hành pháp của Biden chỉ thị cho bộ trưởng nội vụ ngừng các hợp đồng thuê dầu khí mới trên các vùng đất và vùng biển liên bang và một lệnh khác với tên gọi “Giải quyết khủng hoảng khí hậu tại nhà và ở nước ngoài”, kêu gọi bộ trưởng nội vụ xem xét chặt chẽ các hợp đồng và giấy phép cho thuê nguồn năng lượng hiện có, đồng thời xác định các bước hướng tới tăng gấp đôi sản lượng năng lượng gió ngoài khơi vào năm 2030.

Biden cho biết chính quyền của ông đang thực hiện những bước tiến này để đối phó với biến đổi khí hậu vì Trái Đất đang gặp nguy hiểm.

Tuy nhiên, nhà lập pháp Louisiana không đồng ý với chính quyền Biden về lời giải thích liên quan biến đổi khí hậu. Ông nói:

“Tổng thống Biden đã nhượng bộ những kẻ cực đoan cánh tả, những người nói rằng không ai trong chúng ta ngoại trừ họ quan tâm đến hành tinh. Điều đó không đúng”

“Hầu hết người Mỹ ủng hộ tất cả các chính sách năng lượng nêu trên, gồm dầu, khí đốt, gió, năng lượng mặt trời, hạt nhân, địa nhiệt, hydro. Nhưng họ cũng hiểu rằng chúng ta không thể vận hành nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử loài người mà không có dầu khí”.

Ông Kennedy cũng chỉ trích ảnh hưởng của các chính sách về biến đổi khí hậu của chính quyền Biden đối với sinh kế của công nhân vận hành các công trình khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tns-kennedy-chinh-sach-nang-luong-cua-biden-khien-my-le-thuoc-vao-cac-nuoc-doi-dich.html

Xem video tin tiếng Anh của Fox News tại:

https://twitter.com/SenJohnKennedy/status/1356806196548747266

 

Quanh chuyện ông Trump bị luận tội lần thứ hai – Nguyễn Quang Duy

Quanh chuyện ông Trump bị luận tội lần thứ hai – Nguyễn Quang Duy

Nhiều người tin rằng ông Trump sẽ được Thượng viện xử trắng án, như vậy việc ông Trump phải thay đổi nhóm luật sư có ý nghĩa gì? và đảng Dân Chủ chỉ muốn loại ông khỏi cuộc tranh cử năm 2024 hay họ muốn gì khác nên vẫn tiếp tục mở phiên tòa luận tội ông?

Những bất thường từ việc luận tội

Mặc dù, chưa có bằng chứng nào để tòa án kết tội hay tiến hành điều tra ông Trump, nhưng Hạ Viện do đảng Dân Chủ nắm giữ đã dựa trên lời ông Trump phát biểu trước Tòa Bạch Ốc vào trưa ngày 6/1/2021 để làm bằng chứng luận tội.

Việc biểu quyết luận tội không cần nhân chứng, ông Trump không có luật sư bào chữa và cũng không còn khả năng lên tiếng biện hộ, vì tài khoản Twitter và Facebook của ông đều đã bị khóa.

Mới đầu, lãnh đạo Thượng viện đảng Cộng Hòa Mitch McConnell tuyên bố những kẻ gây bạo loạn đã bị ông Trump lừa dối và khuyến khích phản đối kết quả bầu cử nên ông ủng hộ việc Hạ viện luận tội.

Ông McConnell lại từ chối mở phiên tòa tại Thượng Viện ngay trong thời gian ông Trump còn tại chức, nhưng ông lại thương lượng với đảng Dân chủ để ông Trump có thời gian tìm luật sư biện hộ.

Bây giờ ông McConnell lại ủng hộ quan điểm ông Trump không còn là tổng thống nên Thượng Viện không có quyền xét xử thường dân và phiên tòa như thế là vi hiến.

Vụ án thiếu quan tòa…

Ngay khi Thượng Viện quyết định mở phiên tòa, Chánh án Tối cao pháp viện John Roberts đã chính thức từ chối chủ tọa phiên tòa, nhưng ông không cho biết lý do.

Có thể ông Roberts nghĩ rằng ông Trump sẽ kiện lên Tối Cao Pháp Viện vì thế ông tránh không để xảy ra mâu thuẫn giữa việc chủ tọa hai phiên xử có tính cách liên đới.

Lẽ ra bà Kamala Harris, Phó Tổng thống, đương kim Chủ tịch Thượng Viện, một cựu công tố viên, sẽ là người chủ tọa phiên tòa.

Nhưng bà Harris cũng không cho biết lý do lại để Thượng Nghị sĩ Pat Leahy đã 80 tuổi thay mặt chủ tọa phiên tòa, với 9 công tố viên đều là các dân biểu Hạ Viện thuộc đảng Dân Chủ.

Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ có phiên tòa “thuần chính trị” các đảng viên đảng Dân Chủ xét xử một cựu tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa ngay tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

Vụ án vi hiến?

Ngày 26/1/2021 tại Thượng Viện khi các nghị sĩ tuyên thệ đóng vai trò bồi thẩm đoàn, Nghị sĩ Rand Paul đặt vấn đề xét xử một tổng thống đã mãn nhiệm là không đúng với hiến pháp Mỹ, ông đề nghị Thượng Viện tranh luận và biểu quyết.

Thượng Viện như thế đã tước quyền của Tối Cao Pháp Viện vì Hiến Pháp cho phép chỉ Tối Cao Pháp Viện mới có quyền phán quyết một việc làm có trái với Hiến Pháp hay không.

Qua biểu quyết chỉ có 5 nghị sĩ đảng Cộng Hòa cùng với 50 nghị sĩ đảng Dân Chủ đồng ý việc xét xử là đúng với Hiến Pháp, phải cần thêm 12 nghị sĩ đảng Cộng Hòa đồng ý thì mới đủ số phiếu để kết tội ông Trump, nói cách khác ông Trump dễ dàng trắng án.

Bằng chứng luận tội…

Đảng Dân Chủ luận tội ông Trump gieo rắc mối nghi ngờ có gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 để kích động những kẻ bạo loạn đột nhập vào Điện Capitol gây hậu quả 5 người chết trong đó có 1 cảnh sát viên.

Họ dựa trên bằng chứng ông đã phát biểu trước Tòa Bạch Ốc chừng 70 phút từ 11 giờ 50 phút đến 1 giờ 11 phút mới chấm dứt.

Bài phát biểu dài gần 11 ngàn từ, trong đó nhiều lần tố cáo cuộc bầu cử bị gian lận, giới chức bầu cử tại nhiều tiểu bang đã tự ý thay đổi quy định bầu cử không thông qua Quốc Hội tiểu bang, có quá nhiều bất thường và kết quả bầu cử đã bị đánh cắp.

Có 4 lần ông Trump kêu gọi người biểu tình đi bộ xuống Quốc Hội (Điện Capitol) có thể được tóm dịch như sau:

1. “…Chúng ta tụ họp lại với nhau ở trung tâm Điện Capitol vì một lý do rất, rất cơ bản và đơn giản, là để cứu lấy nền dân chủ của chúng ta…”

2. “…Sau khi tôi phát biểu, chúng ta sẽ đi bộ xuống Điện Capitol và tôi sẽ đến đó với các bạn, chúng ta sẽ cổ vũ cho các nghị sĩ và dân biểu được dũng cảm,… chúng ta làm thế bởi vì chúng ta sẽ không bao giờ lấy lại đất nước với sự yếu nhược, các bạn cần phải thể hiện sức mạnh và các bạn cần phải mạnh mẽ…”

3. “…Tôi biết rằng mọi người ở đây rồi sẽ sớm diễn hành tới Quốc Hội để tiếng nói của bạn được lắng nghe một cách hòa bình và yêu nước…”

Để kết thúc bài phát biểu ông Trump lại một lần nữa kêu gọi người biểu tình đi bộ xuống Quốc Hội:

4. “…Vì vậy, chúng ta sẽ đi bộ dọc theo đại lộ Pennsylvania, tôi yêu đại lộ Pennsylvania, và chúng ta sẽ đến Điện Capitol và chúng ta sẽ cố gắng cống hiến…”

Trong bài phát biểu có 23 lần ông sử dụng từ ngữ chiến đấu (fight hay fighting), ở cuối bài phát biểu ông kêu gọi:

“… Và chúng ta chiến đấu, chúng ta chiến đấu đến cùng, nếu các bạn không chiến đấu đến cùng, các bạn sẽ không giữ được đất nước này…”

Ông Trump phủ nhận mọi cáo buộc và cho biết ngay khi ông biết những kẻ bạo loạn đã xông vào Quốc Hội ông đã chính thức lên án những hành vi phạm pháp, ông loan báo những người gây bạo loạn sẽ bị luật pháp trừng trị và kêu gọi người biểu tình giải tán về nhà.

Bạo loạn khởi đầu lúc 12 giờ 45 phút

Tờ The Washington Post ngày 11/1/2021, đã phỏng vấn ông Steven Sund cảnh sát trưởng bảo vệ Điện Capitol và được ông cho biết những người biểu tình đầu tiên xuất hiện ở Điện Capitol vào lúc 12 giờ 40 phút.

Như vậy cuộc bạo loạn đã bắt đầu trước khi ông Trump chấm dứt bài phát biểu chừng 30 phút, ông Steven Sund kể lại:

“Cuộc đối đầu bạo lực đã diễn ra ngay từ đầu, họ đến với mũ bảo hiểm chống bạo động, mặt nạ phòng độc, lá chắn, bình xịt hơi cay, pháo hoa, đồ leo núi, thuốc nổ, ống kim loại, gậy bóng chày,…”

Ông Steven Sun cho biết những kẻ gây bạo loạn đã giật những hàng rào ngăn cách và ném vào đầu các cảnh sát viên đang bảo vệ Quốc Hội:

“Vào lúc 1 giờ chiều tôi nhận ra mọi thứ không còn diễn ra tốt đẹp, tôi chứng kiến các nhân viên của tôi đã say xẩm mặt mày…”

Ông cho biết những kẻ gây bạo loạn đã phá cửa xông vào bên trong Quốc Hội trước 2 giờ chiều.

Rõ ràng những kẻ gây bạo loạn đã có tổ chức và có chủ trương bạo động, họ khác hẳn với những người biểu tình nghe ông Trump phát biểu.

Mãi đến 1 giờ 11 phút ông Trump mới chấm dứt bài phát biểu, người biểu tình mới bắt đầu thu xếp di chuyển đến Điện Capitol, đoạn đường từ 30 đến 45 phút, nếu đoàn biểu tình có đi nhanh mới đến được Quốc Hội trước 2 giờ chiều.

Điều này khác hẳn với dư luận chống đối ông Trump, họ lên án cả những người tham dự biểu tình nghe ông Trump phát biểu và sau đó đi bộ đến Quốc Hội để ủng hộ các dân biểu và nghị sĩ đảng Cộng Hòa đang tranh luận về phiếu cử tri đoàn.

Về pháp lý…

Một số người gây bạo loạn bị tòa án truy tố nay đổ lỗi là đã nghe theo lời xúi giục của ông Trump, có người còn muốn làm nhân chứng trước Thượng Viện tố cáo ông Trump xúi giục họ.

Căn bản pháp lý cho tội xúi giục vi phạm luật pháp hay gây ra bạo lực đã có tiền lệ qua phán quyết Brandenburg kiện Ohio tại Tối Cao Pháp Viện vào năm 1969.

Theo phán quyết này thì lời nói có tính chất kích động phải đáp ứng ba tiêu chuẩn: (1) người nói phải có ý định xúi giục hành động trái pháp luật; (2) hành động trái pháp luật phải có khả năng xảy ra; và (3) hành động trái pháp luật phải sắp xảy ra.

Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham cho biết sẽ đưa FBI ra làm chứng về những người lên kế hoạch tấn công và những thất bại trong việc bảo vệ an ninh Điện Capitol nếu đảng Dân chủ cố gắng gọi dù chỉ một nhân chứng tại phiên tòa luận tội ông Trump.

Hướng tranh biện của ông Trump…

Theo tin từ Politico và CNN, luật sư Butch Bowers và các luật sư khác trong nhóm đã rút lui vì bất đồng ý kiến về hướng tranh biện trong phiên tòa tại Thượng Viện.

Ngày 31/1/2021, văn phòng của ông Trump cho biết hai luật sư David Schoen và Bruce Castor Jr. sẽ dẫn đầu nhóm pháp lý mới.

Ngày 2/2/2021, nhóm luật sư mới đã đệ trình Quốc Hội một bản dài 14 trang trả lời 8 cáo buộc cho thấy hướng tranh biện trước phiên tòa luận tội như sau:

Thứ nhất, ông Trump đã mãn nhiệm chức vụ tổng thống nên phiên tòa luận tội là vi hiến; và

Thứ hai, những lời phát biểu của ông Trump thể hiện quyền tự do ngôn luận được Tu chính án thứ nhất bảo vệ và ông Trump có quyền đặt nghi vấn cho kết quả bầu cử trong bài phát biểu.

Ông Trump là người luôn muốn chủ động nắm bắt tình hình và quyết không chịu thua nên bản trả lời Quốc Hội cho thấy ông muốn thay đổi nhóm luật sư để tranh biện theo hướng chính trị thay vì pháp lý.

Như thế sẽ tạo cơ hội để ông đối phó và tranh biện về nội dung chính trị của bài ông phát biểu, điều cần nhớ là phiên tòa sẽ đi vào lịch sử và ông Trump muốn có 1 trang sử công bằng với ông.

Vì sao họ quyết kết tội ông Trump ?

Đã từ lâu và đã nhiều lần báo chí chính thống dự đoán ông Trump sẽ “tự ân xá” trước ngày 20/1/2021, điều họ không nói ra là một người phải bị tòa án kết tội hay đang bị truy tố thì mới nói đến chuyện ân xá.

Nếu ông Trump có tội thì đó là tội ông làm chính trị, làm đảo lộn mọi “trật tự” mà các chính trị gia cả đảng Dân Chủ lẫn đảng Cộng Hòa, giới báo chí, giới khoa bảng, giới tư bản, giới quan chức chính phủ bấy lâu nay gầy dựng.

Ông Trump có tội vì ông đã gầy dựng lại niềm tin cho gần 75 triệu cử tri Mỹ đã bầu cho ông, trong đó nhiều người đã quá chán ngán các chính trị gia nói một đằng làm một nẻo.

Mặc dù ông Biden đã trở thành tổng thống nhưng hiện vẫn còn 37% cử tri Mỹ tin rằng cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 có quá nhiều bất thường và kết quả không đáng tin cậy.

Lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện ông Kevin McCarthy đã phải chính thức xuống tận Câu Lạc Bộ Mar-a-Lago thuộc tiểu bang Florida để bàn với ông Trump về cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 (và có thể đã bàn về chiến lược tranh biện luận tội) cho thấy uy quyền chính trị của ông Trump vẫn còn rất cao.

Nhưng luận tội có thể là cái bẫy nếu ông Trump không cẩn thận những lời tranh biện sẽ trở thành những bằng chứng để đảng Dân Chủ chính thức truy tố ông ra tòa, như vậy họ không chỉ ngăn cản ông tranh cử năm 2024 mà còn đưa ông vào vòng lao lý, hủy hoại tất cả những uy tín chính trị ông đã gầy dựng.

Đưa ông Trump vào tù chính là mục tiêu muốn đạt được của đảng Dân Chủ nên cuộc luận tội lần này sẽ còn nhiều điều bất ngờ rất đáng để quan sát và học hỏi.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

3/2/2021 

Các nhóm nhân quyền kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022

03/02/2021 – AP – Hôm thứ Tư 3/2, một liên minh gồm 180 nhóm nhân quyền kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh năm tới. Lời kêu gọi được gắn với những báo cáo về vi phạm nhân quyền đối với các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc.

Phía trước sân vận động "Tổ chim", nơi diễn ra Olympic Bắc Kinh 2008
Phía trước sân vận động “Tổ chim”, nơi diễn ra Olympic Bắc Kinh 2008

Thế vận hội mùa đông sẽ khai mạc sau một năm nữa, vào ngày 4/2/2022, và dự kiến sẽ diễn ra theo kế hoạch, bất chấp đại dịch.

Liên minh vừa đưa ra lời kêu gọi là một tập hợp bao gồm các nhóm đại diện cho người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Nội Mông, cư dân Hồng Kông và những người khác.

Liên minh đưa ra bức thư ngỏ gửi tới các chính phủ kêu gọi tẩy chay Thế vận hội “để đảm bảo rằng sự kiện đó không bị lợi dụng để cho chính phủ Trung Quốc càng trắng trợn hơn về vi phạm nhân quyền và đàn áp bất đồng chính kiến”.

Các nhóm nhân quyền trước đó đã yêu cầu Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) có trụ sở tại Thụy Sĩ chuyển sự kiện thế vận hội khỏi Trung Quốc. Nhìn chung, IOC đã bỏ ngoài tai lời yêu cầu và nói rằng họ chỉ là một cơ quan thể thao không dính líu đến chính trị.

Nhóm liên minh cho biết vì IOC không chịu hành động nên “giờ đây các chính phủ cần phải có lập trường và chứng minh rằng họ có ý chí chính trị để đẩy lùi sự vi phạm nhân quyền đáng trách của Trung Quốc”.

Tình hình của người Duy Ngô Nhĩ ở Tây Bắc Trung Quốc nhận được nhiều sự quan tâm. Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nhắc lại vào ngày đầu tiên nhậm chức rằng ông tin là có tội ác diệt chủng đang diễn ra đối với các dân tộc thiểu số ở Tân Cương, Trung Quốc.

Trung Quốc phủ nhận những lời chỉ trích, gọi đó là sự can thiệp vào công việc nội bộ và chính trị hóa thể thao.

https://www.voatiengviet.com/a/cac-nhom-nhan-quyen-keu-goi-tay-chay-the-van-hoi-mua-dong-bac-kinh/5763505.html

Powered by Blogger.