Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Cuộc chiến Campuchia đã ngưng trệ sự phát triển của Việt Nam

Sunday, January 6, 2019 // ,
06/01/2019
Hiệu Minh

Tuần trước, anh Bradley O. Babson cùng chị vợ Katherine Babson, sếp World Bank đầu tiên tại Việt Nam (1994-1997), đã thăm Hà Nội. Tôi may mắn được gặp và trò chuyện, qua đó hiểu thêm thời khốn khó.
Đó là hai người bạn thân thiết mà những nhân viên WB đầu tiên tại Hà Nội vẫn gọi bằng cái tên thân thiết Brad&Kitty như “bánh mỳ và con mèo”, những người tham gia giúp Việt Nam cất cánh.
Brad & Kitty, những người bạn của Việt Nam, đặt chân tới đất nước này năm 1994 khi thu nhập bình quân đầu người khoảng 500 USD với dân số 72 triệu và hiện nay đã là 2.500 USD cho 95 triệu dân, tỷ lệ nghèo dưới 7% so với 60% những năm cuối 1980, GDP Việt Nam tăng trưởng trung bình gần 7%/năm trong 25 năm qua.
Anh chị Brad and Kitty thăm 53 Trần Phú. Ảnh: HM
Trong thành công đó có đóng góp của WB và người đặt những viên gạch đầu tiên cho thế hệ WB Việt Nam từ 3 người cho tới hiện nay hơn 100 nhân viên chính là đôi Brad & Kitty.
Gặp lại những nhân viên WB đầu tiên. Ảnh: HM

Dư luận xôn xao vụ xe biển xanh ưu tiên đón vợ con Bộ trưởng ở cầu thang máy bay

05/01/2019
RFA

Những thái độ kệch cỡm, huênh hoang kiểu trọc phú của bà vợ ông bộ trưởng cũng có nguồn gốc.
Năm 54, ngay sau khi “tiếp quản” Hà Nội và “chính quy hóa” đã có những quy định về đẳng cấp, ví như quân đội có các “tiêu chuẩn” ăn: Đại táo, trung táo và tiểu táo của lính, sỹ quan cấp úy đến trung tá và từ thượng tá trở lên. Từ bộ trưởng thì đi xe Vonga đen, ủy viên trung ương được che rèm hai bên cửa xe, thêm cả mảnh rèm che phía sau thì đích thị là mấy ông bộ chính trị. Chỗ ở cũng thế, như phố Lý Nam Đế chỉ có thiếu tướng là cao nhất, lên đến trung tướng là được nhận biệt thự ở khu khác, duy có ông Nguyễn Chí Thanh là vẫn ở đây, nên bọn trẻ con ở phố mỗi lần nhìn thấy cái xe đen xì, rèm che kín xung quanh là biết ngay xe ông “tượng đái”. Ăn uống thì có chuỗi cửa hàng mà dân HN gọi là “bách hóa hẹp” như Tông Đản, Đặng Dung, Nhà Thờ, Vân Hồ… Vào đầu thập niên 70, dân HN bắt đầu thấy những chiếc xe mô-tô lắp một cái thùng kín sơn màu xanh thường chạy vào buổi sáng, đó là những xe chở thực phẩm cho vua quan hàng ngày, ngoài những đặc sản như gạo tám, vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên (mùa nào thức ấy được lựa chọn và chăm sóc đặc biệt ở những khu riêng), rồi trại chăn nuôi, ao thả cá cũng riêng nốt… Còn không thể thiếu rượu vang Bordeaux, pate gan ngỗng Hungary, cigar Cuba, chocolate Bỉ…
Một kiểu tự ti kèm lẫn trả thù với sự hể hả rất bần nông, tiếp xúc với lớp bên dưới, những “cán ngố”, “răng đen, mã tấu” sẽ thấy rất rõ, nhưng đó là vấn đề khác lớn hơn (có khi phải cần cả một cuốn sách mới phân tích hết).
Sự hống hách của các phu nhân “một bước lên bà” mới thật vô tiền khoáng hậu, ngay bà mẹ chồng của vợ ông bộ trưởng (đang bị cư dân mạng soi) cũng là một “huyền thoại”. Một lần đi “kinh lý” tỉnh ngoài, nhìn thấy cây đa của đức phu quân trồng, bà gằn giọng nói với các lãnh đạo địa phương đang xun xoe xung quanh: “ Đem bỏ cái cây này ra chỗ khác”, đám lâu la xanh mặt không hiểu vì sao, bà chỉ vào tấm đá gắn bên dưới “Nhìn đi”, lại càng ngơ ngác, tấm bảng đề rõ “Cây đa do chủ tịch Trần Đức Lương trồng”, bà cao giọng: “Chủ tịch là chủ tịch gì? Chủ tịch hội nông dân cũng gọi là chủ tịch đấy”. Thì ra thiếu chữ “nước”.
Những bậc trí giả thì cho điều ấy là thường, là rất đúng, bởi vì các ông ấy nhớ nhiều thứ chỉ có chữ “Nước” là quên.
Ps: Một lần ông chú đi “họp lớp” ở Hồ Tây, mình bám càng, câu chuyện được nói đến nhiều nhất là người cùng học năm xưa giờ đã là chủ tịch nước. Một ông ứng khẩu:
Đêm nằm nghĩ mãi đéo ra
Tại sao chủ tịch lại là thằng Lương?
Cả hội cười nghiêng ngả.

Ngô Nhật Đăng

https://www.facebook.com/nhatdang.ngo/posts/1578948595583638



Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trao quyết định cho ông Lê Triệu Dũng ở Hà Nội hôm 4/1/2019. Courtesy Bộ Công Thương
Từ chiều tối ngày 4/1, dư luận trong nước xôn xao thậm chí bất bình sau khi có tin từ báo Người Lao Động và mạng xã hội cho biết một xe biển xanh (của chính phủ) vào khu vực hạn chế tại sân bay quốc tế Nội Bài, tới chân cầu thang máy bay đón người nhà một vị lãnh đạo cấp bộ ngành, gây chậm trễ cho những người khác cùng đi máy bay.
Mạng xã hội Facebook chỉ rõ đó là vợ con của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh.

TQ bị nghi dùng dự án che mắt để trộm vàng?


Trung Quốc có thể khai thác vàng trái phép thông qua các dự án cơ sở hạ tầng.



Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo trong bài phỏng vấn với tờ Nikkei (Nhật Bản) tại Tokyo hôm 6/1 đã đề cập tới lo ngại, Trung Quốc có thể tham gia khai thác trái phép vàng và các tài nguyên khoáng sản khác ở quốc gia Tây Phi này.

Các công ty nhà nước Trung Quốc đang hoạt động tại Ghana, phát triển đường bộ, đường sắt và ngành điện.

"Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Ghana là bền chặt. Tuy nhiên, chúng tôi có một vấn đề lớn về sự tham gia của Trung Quốc vào hoạt động khai thác bất hợp pháp ở Ghana" - Tổng thống Nana Akufo-Addo nói.

Chính phủ Ghana có thể sẽ tiến hành một cuộc điều tra có hệ thống và chi tiết về vấn đề này.

Việc khai thác tài nguyên khoáng sản bất hợp pháp vẫn tiếp tục và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của Ghana.

Hồi tháng 6/2013, 124 công dân Trung Quốc đã bị giam giữ tại Ghana vì khai thác vàng trái phép. Cũng cần lưu ý rằng, người Trung Quốc cư trú tại Ghana có thể xuất khẩu vàng khai thác trái phép sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Con số thống kê các hoạt động thương mại chính thức và xuất khẩu vàng thực tế trong năm 2017 chênh lệch lên tới 5 tỷ USD, Tổng thống Ghana cho biết thêm.

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Trung Quốc- châu Phi (SAIS) thuộc Đại học Johns Hopkins, các ngân hàng Trung Quốc đã mở rộng các ưu đãi cho vay đối với quốc gia châu Phi này tổng cộng 3,17 tỷ USD từ năm 2000 - 2015. Con số này giúp Ghana xếp thứ 7 trong danh sách các quốc gia châu Phi  nhận khoản vay từ Trung Quốc.

Hồi giữa tháng 12/2018, Tổng thống Akufo-Addo đã phải kêu gọi  những người dân Ghana bình tĩnh khi họ cho rằng quốc gia đang  phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Nhiều người Ghana bày tỏ lo lắng về mối quan hệ song phương ngày càng sâu sắc của Tổng thống nước này với quốc gia châu Á.

Năm ngoái, Ghana và Trung Quốc đã ký kết 8 Hiệp định hợp tác và Biên bản ghi nhớ trong nhiều lĩnh vực với mục đích làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác và hữu nghị tồn tại giữa hai nước.

Điểm mấu chốt trong số đó là thỏa thuận hỗ trợ cơ sở hạ tầng trị giá 2 tỷ USD mà Ghana sẽ từ bỏ gần như toàn bộ các mỏ Bauxite để cho Trung Quốc khai thác, Ghana News cho biết.

Không phải chỉ Ghana lo ngại về các dự án mang tên Trung Quốc có thể vắt kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Khi giá trị của đồng, cobal, và các khoáng sản khác tăng cùng với nhu cầu thiết bị điện tử trên toàn thế giới vào đầu những năm 2000, hàng chục công ty nhỏ của Trung Quốc đã mở cửa hàng tại tỉnh Katanga của Congo để mua và chế biến khoáng sản do các thợ mỏ khai thác.

Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Congo đã quyết định tự bảo vệ mình bằng cách tăng thuế và buộc các công ty nước ngoài chuyển giao bớt cổ phần cho doanh nghiệp nội.

Tại Zambia, Chính phủ sử dụng biện pháp truy thu thuế với các công ty Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực khai thác đồng và mangan ở quốc gia này.

Trung Quoc bi nghi dung du an che mat de trom vang?
Đầu tư của Trung Quốc từng được coi là niềm hy vọng nhưng cuối cùng chỉ mang đến nợ nần và mang đi tài nguyên.

Nhìn chung, Chính phủ các nước Nam Phi đang tập trung thực hiện nhiều biện pháp chủ động nhằm quản lý tài nguyên, trong đó có việc tăng tỷ lệ công ty nội trong lĩnh vực khai khoáng, từ đó làm giảm vai trò của các nhà đầu tư Trung Quốc.

Là một phần trong sáng kiến "Vành đai- Con đường", Châu Phi đóng một vai trò đặc biệt quan trọng với người Trung Quốc. Xưa kia, Bắc Kinh chọn khai thác tài nguyên ở đây. Đến nay, Trung Quốc chuyển dần sang chiến lược, thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng quy mô ở nước sở tại.

Thương mại hàng năm của Trung Quốc với châu Phi đã tăng lên 166 tỷ USD, khiến Trung Quốc trở thành đối tác thương mại song phương lớn nhất khu vực này.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đặt mục tiêu nâng sản lượng khai thác vàng hàng năm của Trung Quốc lên 500 tấn vào năm 2020. Bắc Kinh đang tìm cách bảo đảm nguồn cung vàng trong tương lai để phục vụ các mục đích chiến lược và kinh tế.

Theo sáng kiến “Made in China 2025” do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động, Trung Quốc đặt tham vọng trở thành cường quốc công nghệ và sản xuất trong các lĩnh vực như tự động hóa, bán dẫn, xe điện... Vàng, được sử dụng phổ biến trong các cơ chất của mặt hàng điện tử, có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược trong nỗ lực này.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang nắm giữ lượng vàng dự trữ lớn thứ sáu thế giới với khoảng 1.843 tấn.

Cái nhìn của ký giả ngoại quốc về Luật An ninh mạng

06/01/2019


Luật An ninh mạng (ANM) của CS Việt Nam bắt đầu áp dụng ngày 1 tháng Giêng 2019. Euan McKirdy, Chủ bút trang nhà của Cable News NetWork (CNN), có bài tường trình ngày 2 tháng Giêng, 2019: Luật ANM kiểu Stalin của Việt Nam có hiệu lực khiến các nhà tranh đấu trên mạng và các nhóm tranh đấu quyền hạn lo ngại.

Người ủng hộ tự do ngôn luận, các nhóm tranh đấu cho quyền hạn, báo động rằng khi luật ANM Việt Nam được áp dụng, ký giả thường dân, các nhà viết blog sẽ dễ dàng bị bắt bớ.

Truyền thông chính phủ cho biết từ 1 tháng Giêng 2019, theo luật này - chỉ trích chính phủ là hình tội, các công ty internet buộc phải lưu trữ tại địa phương dữ kiện về người sử dụng và giao nộp cho chính phủ không cần lệnh của tòa án.

Trong bài viết dọn đường cho luật nói trên được ban hành, truyền thông công quyền mô tả bộ luật gồm 7 chương: "bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự xã hội và an toàn trên mạng lưới cũng như bảo đảm trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân."

Diễn văn đầu năm của Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CS nói: "Phải tăng cường mọi nỗ lực của khối thông tin để tạo sự 'đồng thuận xã hội'. Ai lạm dụng tự do thông tin và ngôn luận, gây nguy hại cho quốc gia và các công dân phải bị trừng trị thích đáng".

Mô hình toàn trị

Sau khi được Quốc hội thông qua vào mùa Hè trước, bộ luật bị các tổ chức nhân quyền cũng như các nhóm ủng hộ nhân quyền chống đối mạnh mẽ.

Daniel Bastard, người đứng đầu tổ chức Phóng viên không biên giới khu Á châu, Thái bình dương nói với CNN: "Mô hình toàn trị kiểm soát thông tin. Bất cứ nội dung nào bị coi là chống ý thức hệ CS đều bị dẹp bỏ, hầu hết các tác giả bài viết bị coi là kẻ thù của quốc gia, rất giống mô hình (xã hội) kiểu Stalin."

Bastard cho rằng - dù bộ luật được đưa ra tham khảo ý kiến công chúng nhưng ngay từ khi được soạn thảo đã rất khắt khe.

Sắc lệnh ấn hành vào cuối năm (2018) giải thích luật sẽ được áp dụng như thế nào, theo Bastard - giải thích "không có gì thỏa đáng. Sắc lệnh còn tệ hơn dự luật. Không rõ ràng. Vẫn không biết luật sẽ được áp dụng như thế nào. Chính phủ cho rằng Google dự định đặt văn phòng tại Việt Nam, điều chưa được xác nhận, nghĩa là chúng ta đang ở khu vực xám". (khu vực xám: mù mờ, không rõ ràng).

Vẫn theo Bastard: "Luật nầy rõ ràng dựa theo luật an ninh của Trung cộng, rập khuôn kiểu Tàu chỉ khác ở chỗ Facebook không bị ngăn chận tại Việt Nam". Ông cũng nói luật ANM khiến các trang truyền thông xã hội lớn bị ngăn chận. "Chúng ta đang đứng trước ngã ba đường".

CNN yêu cầu chính phủ cs Việt Nam cho ý kiến về các lời nói trên, nhưng không được đáp ứng.

Quan tâm nghiêm trọng

Jeff Paine Giám đốc quản trị Liên hiệp Internet Á châu (Asia Internet Coalition) một tổ chức kỹ nghệ, đưa ra nhận định về dự luật vào cuối năm:

"Luật ANM dẫn tới lo ngại về tự do và quyền riêng tư của dân Việt, sẵn sàng gây thiệt hại nghiêm trọng viễn ảnh tăng trưởng kinh tế toàn quốc.

Đòi hỏi dữ kiện phải đặt tại chỗ là sự ôm đồm quá lớn, sẽ đưa đến những hậu quả tai hại cho phát triển kinh tế, sự tin tưởng của nhà đầu tư và mọi cơ hội cho doanh thương địa phương."

Human Rights Watch (HRW - Quan sát nhân quyền) gọi luật ANM là sự "càn quét" thông tin người sử dụng, xâm phạm quyền riêng tư của người dùng, theo đó công ty cung cấp dịch vụ internet phải "kiểm soát thông tin của người sử dụng, lưu giữ dữ kiện tại chỗ, đồng thời phải tiết lộ thông tin người dùng cho nhà cầm quyền biết không cần trát tòa."

Phó Giám Đốc HRW khu Á châu, Phil Robertson nói rằng: "Luật ANM gia tăng khả năng theo dõi của Bộ Công An nhắm vào các chỉ trích đảng và gia tăng sự độc quyền cai trị của đảng CS thêm sâu rộng. Bất cứ ai dùng internet tại Việt Nam đều không có sự riêng tư."

Triệt hạ

CS Việt Nam đã và đang bóp nghẹt mọi phát biểu trên tuyến.

Nhà viết blog nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, thường được biết dưới tên Mẹ Nấm, dịch tiếng Anh là 'Mother Mushroom', bị Bộ CA bắt giữ tháng 10 năm 2016. Thông tấn xã chính phủ (Vietnam News Agency) gọi bà là "Người xúi giục chống nhà nước".

Nhà viết blog từng nổi tiếng với câu nói: "Nếu bạn im lặng, ai sẽ lên tiếng đây?"đã bị tuyên án 10 năm tù vào tháng Sáu 2017.
Blog của Nguyễn (Ngọc Như Quỳnh) bao gồm nhiều vấn đề: tịch thu đất đai, tự do ngôn luận, sự tàn bạo của CA. Gần cuối năm ngoái bà được phóng thích sau một năm rưỡi thọ bản án 'tuyên truyền chống nhà nước', bà được chấp thuận tỵ nạn tại Hoa kỳ.

Sau khi bà được thả và bị trục xuất sang Hoa kỳ, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với CNN - Chính phủ Hoa kỳ tiếp tục kêu gọi Việt Nam "thả vô điều kiện tức khắc tất cả tù nhân lương tâm và cho phép công dân Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị không sợ hãi và không bị trả thù".

Ủy ban Bảo vệ ký giả đã trao giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế cho Nguyễn (Ngọc Như Quỳnh), Ủy ban cho biết có ít nhất 10 ký giả gồm luôn Nguyễn vào thời điểm 1 tháng 12, 2017, đang bị giam cầm tại Việt Nam.

Euan McKirdy (CNN)

VNCH Ngọc Trương dịch.
2019.01.03

Powered by Blogger.