Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 4-6-2019

Tuesday, June 4, 2019 // ,
Tin Biển Đông

Pháp Luật TP HCM có bài: Mỹ-Trung tranh cãi nảy lửa về Biển Đông. Phát biểu tại diễn đàn Đối thoại An ninh Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hoà cảnh báo, nước này sẽ “hành động một cách quyết đoán”, nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Đài Loan và khu vực Biển Đông.
Ông Ngụy cũng lên tiếng chỉ trích các “chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải” và tuyên bố quân đội Trung Quốc “sẽ không từ bỏ một tấc lãnh thổ thiêng liêng nào của tổ quốc”. Phía Mỹ vẫn giữ quan điểm không cấp nhận các hoạt động bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Báo Trí Thức Trẻ đặt câu hỏi: Liên tục quấy phá Biển Đông, “dân quân biển” TQ đã trở nên nguy hiểm hơn so với trước đây? Bài viết bàn chuyện lực lượng “dân quân trên biển” của Trung Quốc đứng sau vụ tấn công bằng laser vào máy bay trực thăng của hải quân Australia trên Biển Đông vừa qua, cũng như một loạt vụ tấn công tương tự vào lực lượng không quân Mỹ ở Biển Hoa Đông trước đó.
Theo báo cáo của một nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm CSIS ở Mỹ, nhiều tàu cá Trung Quốc không tham gia vào các hoạt động đánh bắt cá, mà thuộc về lực lượng “dân quân trên biển”, là “một lực lượng bán quân sự, có nhiệm vụ tham gia tuần tra, giám sát, tiếp tế và các nhiệm vụ khác để tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp thuộc khu vực Biển Đông”.
RFA trích dẫn bình luận của TS Hà Hoàng Hợp, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc “nói dối một cách trắng trợn”. Vụ Thượng tướng Ngụy Phương Hòa nói: “Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”, TS Hợp nhận định:
“Sự thật là ngay tại Việt Nam, họ đã xâm lược Việt Nam năm 1979 mấy chục ngày sau thì họ rút, năm 1974 thì họ chiếm Hoàng Sa là xâm lược, năm 1988 họ giết 64 người lính hải quân Việt Nam và lấy đảo, đấy là xâm lược. Họ dẹp bỏ nhà nước Tây Tạng đi, đấy cũng là xâm lược, chỉ cần nói như thế thì cũng đủ biết họ nói dối một cách trắng trợn”.
RFA dẫn nguồn từ Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc, đưa tin: Trung Quốc tập trận gần Quần đảo Hoàng Sa. Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc tuyên bố, các cuộc tập trận sẽ diễn ra vào Chủ nhật và nửa ngày thứ Ba tại một khu vực do Trung Quốc kiểm soát trong quần đảo Hoàng Sa. Các cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh, Bộ trưởng Quốc phòng TQ cảnh báo, các lực lượng vũ trang nước này sẽ “có hành động” để bảo vệ các yêu sách lãnh hải của Bắc Kinh đối với khu vực.
Báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines: Không nước nào được kiểm soát toàn bộ biển Đông. Phát biểu tại Singapore, ông Delfin Lorenzana nói: “Dưới góc nhìn của chúng tôi, không một cường quốc nào được giao quyền kiểm soát hoàn toàn đối với những tuyến hàng hải như vậy, ví dụ như biển Đông. Chúng ta phải cùng chung tay bảo vệ khu vực quốc tế này”.
Mời đọc thêm: Màn “so găng” quyết liệt của Mỹ – Trung trên “mặt trận” Shangri-La (DT). – Kết thúc Đối thoại Shangri-la 2019, quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng (GDVN). – Mô hình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông (TN). – Pháp muốn “châu Âu hóa” các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông (RFI).
Việt Nam – Nhật Bản trao đổi về vấn đề an ninh ở biển Đông (PLTP). – Báo Nhật: Trung Quốc sẽ có căn cứ quân sự ‘ở Đông Nam Á’ (BBC). – Chiến hạm Trung Quốc bất ngờ xuất hiện, dân Sydney xôn xao (NV). – Ba chiến hạm Trung Quốc “bất thình lình” tới cảng Sydney, chính phủ Australia nói gì? (Infonet). – Trung Quốc tập trận hải quân, “đĩa bay” xuất hiện? (DT).
Các diễn viên lên sân khấu Quốc hội diễn phiên chất vấn
Từ sáng nay đến hết sáng 6/6, tại sân khấu Quốc hội, các diễn viên sẽ bắt đầu trình diễn show chất vấn. Các diễn viên của đội Chính phủ sẽ diễn trong đợt này gồm: Tô Lâm, Phạm Hồng Hà, Nguyễn Văn Thể, Nguyễn Ngọc Thiện và Phạm Bình Minh.
Sân khấu Quốc hội sẽ dành 2 ngày rưỡi cho các ngôi sao của đội Chính phủ diễn, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Và diễn viên Tô Lâm sẽ trình diễn trước. Được biết đây là lần đầu tiên, diễn viên Tô Lâm lên sân khấu diễn xuất trước công chúng. Các diễn viên phụ cũng diễn không kém, khi mong bộ trưởng nói thẳng ở phiên chất vấn.
Riêng hai diễn viên gạo cội là Phùng Xuân Nhạ và Trần Tuấn Anh đã bị trượt “ghế nóng” lần này! Tiếc thật, rất nhiều khán giả mong được nhìn thấy hai diễn viên này ngồi ghế nóng, nhất là diễn viên Trần Tuấn Anh nhận được nhiều yêu cầu của khán giả nhất, nhưng không được chọn.

Hai diễn viên “gạo cội” Phùng Xuân Nhạ và Trần Tuấn Anh trượt “ghế nóng” lần này.
BBC có bài phỏng vấn nhà báo tự do Nguyễn Đức: Về hai bộ trưởng Công thương, Giáo dục vắng mặt ở phiên chất vấn. Về sự vắng mặt Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trong phiên chất vấn, ông Đức bình luận:

“Dư luận cho rằng liệu bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã được ‘cứu một bàn thua trông thấy’. Nếu ông Tuấn Anh ra trả lời chất vấn sẽ lộ rõ nhiều điều không minh bạch về giá điện, xăng dầu”. Bộ trưởng Nhạ cũng nhận được “phao cứu sinh” tương tự.
Mời đọc thêm: Về hai bộ trưởng Công thương, Giáo dục vắng mặt ở phiên chất vấn (BBC). – Bộ trưởng Công Thương nhận nhiều chất vấn nhất nhưng không được chọn (VNE). – Phiên chất vấn của QH: Cử tri muốn Bộ trưởng GD-ĐT nghiêm túc nhận trách nhiệm (TN). – Bộ trưởng Nhạ nhận trách nhiệm, rồi sao nữa? (Sputnik). – Quốc hội chất vấn: Đại biểu ‘canh’ bấm nút hỏi bộ trưởng nào? (TT).
Củi trong quân ngũ
Theo Thông cáo Báo chí Kỳ họp 36 của UBKT Trung ương hôm 3/6/2019, ba khúc củi trong quân ngũ là Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, bị đề nghị kỷ luật. Riêng Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, cựu Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Các nhân vật “có máu mặt” một thời trong quân đội VN bị đề nghị kỷ luật vì các sai phạm liên quan đến Ban thường vụ Đảng ủy Quân chủng hải quân. UBKT Trung ương còn đề nghị Thường vụ Quân ủy trung ương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hải quân, nhiệm kỳ 2005 – 2010.
Mời đọc thêm: Kỳ họp 36 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Xem xét, thi hành kỷ luật một số cá nhân, tổ chức (VTV). – Bộ Chính trị Việt Nam ‘xem xét kỷ luật hai danh tướng’ (BBC). – Nguyên Thứ trưởng Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị đề nghị kỷ luật (VNN). – Cảnh cáo Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, đề nghị kỷ luật Đô đốc Nguyễn Văn Hiến (GT). – Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo bị kỷ luật cảnh cáo (PLTP). – Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị đề nghị kỷ luật (VNE).
Sai phạm ở PVEP
Báo Lao Động đặt câu hỏi về phiên xử cựu lãnh đạo PVEP nhận lãi ngoài từ OceanBank: 51,8 tỉ đồng lãi ngoài đi đâu? Trong phiên tòa sơ thẩm xử vụ “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) vừa diễn ra ở TAND TP Hà Nội, ông Nguyễn Tuấn Hùng, cựu Trưởng ban Tài chính PVEP, khai rằng, đã nhận tiền lãi suất ngoài hợp đồng từ OceanBank theo chỉ đạo của bà Vũ Thị Ngọc Lan, cựu Phó TGĐ PVEP.
Trong khi ông Hùng khai rằng, mọi hành vi cố ý làm trái đều do làm theo lệnh cấp trên, thì các cựu lãnh đạo PVEP phủ nhận hết. Phiên xử này là một phần của vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”, xảy ra tại OceanBank, gây thiệt hại 1.600 tỉ đồng.
Kết thúc vụ xử, cựu “tay hòm chìa khóa” PVEP nhận mức án cao hơn nhiều so với đề nghị của VKS, theo Infonet. Bài báo đưa tin, “bản án xác định bị cáo Hùng là người giữ vai trò chính, là người trực tiếp bàn bạc, nhận tiền lãi từ Oceanbank. Tuy bị cáo Hùng khai nhận có chỉ đạo từ Vũ Thị Ngọc Lan… nhưng lại không có chứng cứ, sổ sách nào chứng minh điều này”.
HĐXX tuyên phạt ông Nguyễn Tuấn Hùng 20 năm tù, dù VKS đề nghị mức án 15-16 năm tù; ông Đỗ Văn Khạnh, cựu TGĐ PVEP lĩnh án 3 năm tù; bà Vũ Thị Ngọc Lan, cựu Phó TGĐ PVEP chỉ nhận 18 tháng tù. Thêm một vụ “Lê Lai cứu chúa” dù “Lê Lai” không hề muốn, một tình huống quen thuộc trong các vụ xử sai phạm thời CSVN.
Mời đọc thêm: Mở lại phiên tòa xét xử các cựu lãnh đạo PVEP (PL&XH). – Cựu sếp PVEP lĩnh án 20 năm tù vì nhận lãi ngoài trái pháp luật (ĐTCK). – Nhận tiền chi lãi ngoài từ Oceanbank, dàn lãnh đạo PVEP đồng loạt lĩnh án (CL).
Gian lận thi cử
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa cảnh cáo phó chủ tịch tỉnh Sơn La do liên quan gian lận thi cử, báo Thanh Niên đưa tin. Ông Phạm Văn Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La bị cảnh cáo, còn ông Cầm Ngọc Minh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh này bị khiển trách do sai phạm trong vụ gian lận thi cử.
Theo kết luận của UBKT Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La “đã chấp hành không nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc… để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, nhất là công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018”.
UBKT Trung ương còn đề nghị kỷ luật Giám đốc sở Giáo dục Sơn La, theo báo Pháp Luật TP HCM. Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, ông Hoàng Tiến Đức phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh này. Trước đó, cấp phó của ông Đức, là ông Trần Xuân Yến, đã khai nhận với công an rằng, chính ông Đức đã đưa thông tin thí sinh để ông Yến và các đồng phạm nâng sửa điểm.
Vụ gian lận thi cử ở Sơn La: Yêu cầu kiểm điểm Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Văn Chất, theo VTC. Ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, bị đề nghị kiểm điểm bởi sai phạm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Còn Ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT tỉnh Sơn La 2018 cũng bị xác định phải chịu trách nhiệm về vụ gian lận đã “gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục, gây bức xúc trong xã hội, để nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự”.
Diễn biến mới trong quá trình điều tra gian lận thi cử tại Hà Giang: Đề nghị truy tố 4 cán bộ Phòng Giáo dục, 1 cán bộ công an, báo Dân Trí đưa tin. Cơ ANĐT, Công an tỉnh Hà Giang xác định, các bị can: Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Giang, Nguyễn Thanh Hoài, trưởng phòng của ông Lương,  Triệu Thị Chính, PGĐ Sở GD&ĐT Hà Giang, Phạm Văn Khuông, cùng cấp với ông Chính và Lê Thị Dung, cán bộ Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang đã “thực hiện hành vi sửa đáp án để nâng điểm cho 107 thí sinh” trong kỳ thi THPT 2018 ở tỉnh này.
Theo bài viết, trường hợp đáng chú ý nhất là bị can Triệu Thị Chính. Với vai trò là Phó Chủ tịch Hội đồng thi kiêm Trưởng ban chấm thi tỉnh Hà Giang, bị can Chính đã đưa cho bị can Hoài danh sách 13 thí sinh và bảo Hoài nâng điểm môn Ngữ văn cho các thí sinh này.
Mời đọc thêm: Gian lận thi cử Sơn La: Cảnh cáo phó chủ tịch tỉnh, đề nghị kỷ luật giám đốc Sở GD-ĐT (TT). – Cảnh cáo Phó Chủ tịch tỉnh, đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La (VOV). – Gian lận thi cử ở Sơn La: Cảnh cáo Phó chủ tịch tỉnh (VnEconomy). – Vụ gian lận điểm thi ở Sơn La: Cảnh cáo Phó Chủ tịch UBND tỉnh (GĐ&XH). – Phó chủ tịch Sơn La bị cảnh cáo vì liên quan gian lận thi cử (VNE).
Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: Đề nghị truy tố 5 bị can (TT). – Đề nghị truy tố 5 bị can trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang (VNN). – Đề nghị truy tố 2 phó giám đốc Sở liên quan gian lận thi cử ở Hà Giang (Zing). – Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang đưa 13 thí sinh cho cấp dưới nâng điểm (CATP).
Hé lộ lời khai mâu thuẫn giữa người trung gian và hai cựu công an tiếp tay nhóm nâng điểm ở Sơn La (ĐSPL). – Chân dung nữ “át chủ bài” trong đường dây sửa điểm ở Sơn La (NĐT). – Gian lận thi cử Sơn La: Giúp ‘xem điểm thi’ vì cùng quê Thanh Hóa? (ANTT).
Thêm tin giáo dục
VietNamNet đưa tin: Giám thị ký nhầm, 24 thí sinh phải làm lại môn văn khi nửa thời gian trôi qua. Vụ việc xảy ra ở điểm thi Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, TP Đồng Hới, Quảng Bình. Khi thời gian làm bài thi môn văn đã trôi qua được hơn phân nửa, 2 cán bộ coi thi mới phát hiện đã ký nhầm vào ô dành cho cán bộ chấm thi nên yêu cầu các thí sinh làm lại bài thi trên tờ giấy thi mới.
“Do thời gian đã trôi qua khá nhiều, phải lại phải làm lại từ đầu nên nhiều sĩ tử đã òa khóc ngay tại phòng thi”. Sau buổi thi, một thí sinh chia sẻ: “Mặc dù rất hoang mang, nhưng chúng em đành phải làm. Em thấy bài thi của mình chưa hoàn chỉnh lắm”.
Báo Người Đưa Tin có bài: Bức xúc vì đề thi môn văn vào lớp 10 giống hơn 80% đề kiểm tra học kỳ. Hơn 6.400 thí sinh tỉnh Quảng Bình sau khi làm bài thi môn Văn thì phát hiện rằng đề thi văn lớp 10 giống với đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2018 – 2019 của phòng GD&ĐT TP Đồng Hới. “Hai đề thi giống nhau từ cấu trúc đến nội dung”.
Bài viết nhận định, “việc này đã làm mất đi tính công bằng, minh bạch của kỳ thi. Đặc biệt là gây thiệt thòi cho học sinh các huyện so với học sinh các trường tại TP.Đồng Hới khi thi tuyển vào trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp. Điều này còn gây bức xúc cho các bậc phụ huynh và ảnh hưởng đến tâm lý của các em học sinh ngay trong kỳ thi”.
Zing đặt câu hỏi: Sở GD&ĐT Quảng Bình nói gì về đề thi lớp 10 giống hệt đề kiểm tra? Ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình khẳng định, đây là “sự trùng hợp này là ngẫu nhiên, không phải do bên nào chủ động, không có động cơ xấu”.
Ông Nhân giải thích: “Khả năng là giáo viên ra đề đã tham khảo đề mẫu nên xảy ra sự trùng hợp giữa đề thi tuyển sinh của tỉnh và đề kiểm tra học kỳ của thành phố Đồng Hới”. Động cơ tốt hay xấu cũng đã khiến hàng ngàn học sinh tỉnh Quảng Bình phải chịu sự bất công.
Mời đọc thêm: 24 học sinh Quảng Bình chịu thiệt vì cán bộ coi thi… ký nhầm (PLVN). – Kỳ lạ đề thi văn vào lớp 10 giống hệt đề thi kết thúc học kỳ lớp 9 (BVPL). – “Lạ kỳ” đề thi môn văn vào lớp 10 giống với lớp 9? (NLĐ). – Quảng Bình: Sẽ tiến hành xem xét việc ra đề Ngữ văn (GDTĐ).
Hơn 700 thí sinh bỏ thi vào lớp 10 công lập ở TP.HCM (NN). – Hai phó trưởng khoa Trường ĐH Luật TP.HCM xin từ chức (VNN). – Người đứng đầu Trường ĐH Luật TP.HCM nói gì về hai phó giáo sư xin từ chức? (TN). – Thầy giáo ở Quảng Ngãi dọa dùng lựu đạn “xử” hiệu trưởng (ĐSPL).
Tin môi trường 
VietNamNet có bài: Gần 20 năm gây ô nhiễm của công ty AB Mauri La Ngà. Trong từng ấy năm, công ty này liên tục bị người người dân phản ứng vì phát tán mùi hôi, đến nay đã bị phạt và tạm dừng hoạt động. Trước đó, người dân xã La Ngà liên tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng, tố cáo công ty này gây ô nhiễm môi trường. Sự cố mà công ty AB Mauri gây ra đầu tiên xảy ra vào tháng 3/2008: Hàng chục tấn cá nuôi lồng bè trên sông La Ngà sát nhà máy bị chết trắng mặt sông.
Cuối năm 2011, hàng trăm người dân xã La Ngà tập trung trước cổng công ty AB Mauri hơn 20 ngày để phản đối công ty vì gây ô nhiễm. Các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã vào cuộc một thời gian rồi mọi chuyện lại như cũ. Phải đến vụ cá chết trắng sông La Ngà vừa diễn ra, cơ quan hữu trách mới xử phạt thỏa đáng.
VOV đưa tin: Chợ cá ở Vũng Tàu gây ô nhiễm môi trường, người dân bức xúc. Khu chợ cá “xóm lưới” ở TP Vũng Tàu đã tồn tại từ lâu, chính quyền TP Vũng Tàu đã nhiều lần bàn đến phương án di dời hoặc xóa bỏ chợ cá “xóm lưới” ra khỏi khu vực đường Nguyễn Công Trứ, khu phố 1, phường 2. Tuy nhiên, khu chợ này vẫn hoạt động với quy mô ngày càng lớn hơn. “Gần 100 hộ kinh doanh hải sản tại đây luôn gây mất trật tự đô thị và ô nhiễm môi trường”, khiến người dân xung quanh bất bình.
Chuyện ở Thái Nguyên: Mưa lớn nhiều diện tích lúa chiêm đang chín bị chìm trong nước thải, theo trang Tài Nguyên và Môi Trường. Cuối tháng 5/2019, ở tỉnh Thái Nguyên, nhất là huyện Đại Từ, xảy ra mưa lớn, giông lốc khiến đất đá trôi, ngập úng cục bộ. Trận mưa kéo dài đến sáng 1/6 ở huyện này đã dẫn đến hiện tượng nước lũ trên triền núi ồ ạt trôi xuống đồng, cuốn theo đất đá bãi thải mỏ than của công ty Yên Phước, vùi lấp ruộng lúa của người dân.
Mời đọc thêm: Truy tận cùng ô nhiễm ở La Ngà (NLĐ). – Xác định nghi phạm đổ chất thải độc hại ra mương nước khiến cây cỏ chết cháy (TP). – Truy tìm 2 người Thái Bình đổ trộm chất thải độc hại ở Hải Phòng (ĐSVN). – Dân thuê xe đổ đất chặn dòng kênh bị nhuộm đen (Zing).
Nước sông Tô Lịch đổi màu từ đen sang nâu: “Được thế là may rồi!” (LĐ). – Bất cập xử lý rác thải tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành, Nghệ An (Tin Tức). – Thái Nguyên: Đất, đá thải do khai thác than vùi lấp ruộng lúa sắp thu hoạch của nông dân (MT&CS). – Sạt bãi thải mỏ than, khoảng 35.000m2 diện tích lúa bị vùi lấp (DV).
***
Thêm một số tin: Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các cơ quan bảo vệ trẻ em (RFA). – Trung Quốc thu hoạch 500.000 ha vải thiều, Việt Nam có lo? (PLTP). – Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng: Gánh nợ nần, lo ngại môi trường đầu tư (TTXVN). – Xe khách lộng hành chèn ép xe buýt, PV rời trụ sở, cán bộ sở GTVT liền “mật báo” cho chủ xe (NĐT).
https://baotiengdan.com/2019/06/04/ban-tin-ngay-4-6-2019/

Không phải huy động vàng, mà là huy động trí tuệ của dân

4-6-2019
Tại sao cùng một con số mà người thì thấy bé, kẻ thì thấy lớn? Ấy là do tâm thái của con người. Nếu bạn ngọi chờ để lấy từ người khác, thì bạn sẽ thấy lớn. Ngược lại, nếu bạn muốn cho người khác, thì bạn sẽ thấy bé.
1. Không nhớ bao nhiêu lần, nhưng dự trữ vàng cùng đô la trong dân đã bị một số quan chức nhiều lần lăm le huy động. Mới đây nhất, chiều ngày 30/5/2019, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 14, ông Trần Quang Chiểu (thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội) lại đề nghị Chính phủ có biện pháp huy động vàng và ngoại tệ của dân. Mà mục đích, như ông Chiểu nói ra, là để trả nợ: “Hằng năm, đất nước chúng ta phải vay nước ngoài nhiều tỷ USD để bù đắp bội chi và trả nợ gấp với lãi suất không thấp trên 6% trong khi lượng vàng và ngoại tệ trong dân còn rất lớn”. (Vietnam Finance 31/5/2019).
ĐBQH Trần Quang Chiểu, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội. Ảnh: PLVN

2. Xin thưa với ông Chiểu, tiền vàng trong dân tuy có nhưng rất nhỏ chứ không phải rất lớn như ông nghĩ. Dân đã nghèo thì làm gì có của mà dự trữ giàu. Đất nước 95 triệu dân mà dự trữ (như một số quan chức dự báo) là chỉ có khoảng 500 tấn vàng và 10 tỷ đô la thì bõ bèn chi. Tính thô gần đúng (42 296 đô la/1kg vàng), thì tổng số tiền quy đổi của 500 tấn vàng là 21 tỷ 148 triệu đô la. Như vậy dự trữ bình quân đầu người chỉ có 327,87 đô la / người (31 148 000 000 đô la/95 000 000 người). Một con số vô cùng nhỏ bé so với thu nhập bình quân đầu người hàng năm của các nước phát triển, chẳng hạn như Singapore là 100 345 đô la / người ( theo thống kê Quỹ Tiền tệ quốc tế ( International Monetary Fund) năm 2018). Tính ra dữ trữ của người dân Việt chỉ đáng có 0.33% thu nhập năm của người dân Singapore. Nhìn mà rơi nước mắt! Là rất lớn hay là rất bé – thưa ông nghị Chiểu?
Tại sao cùng một con số mà người thì thấy bé, kẻ thì thấy lớn? Ấy là do tâm thái của con người. Nếu bạn ngọi chờ để lấy từ người khác, thì bạn sẽ thấy lớn. Ngược lại, nếu bạn muốn cho người khác, thì bạn sẽ thấy bé.
3. Một điều quan trọng khác, rằng Chính phủ đã bí, chỉ ngọi chờ đầu tư nước ngoài – là hướng ngọi ngoại. Nay các vị Đại biểu Quốc hội đã không nghĩ được kế sách gì hay giúp cho Chính phủ, mà lại bày cách bòn mót tiền trong dân – là hướng ngọi nội. Qủa là sự bao quát nội – ngoại không bỏ sót từ hai phía!
Nhưng đó là một sự bao quát vừa hạ sách, vừa nhẫn tâm. Thử hỏi nếu huy động hết tiền và vàng dự trữ trong dân năm nay thì năm sau lấy gì mà huy động? Nếu Chính phủ tiêu mất tiền của dân rồi không có khả năng trả nợ thì dân lấy gì để sống? Chỉ ngồi trông chờ vào tiền tích cóp của người dân là hạ sách.
Người dân giữ vàng và đô la là vì đồng tiền Việt Nam mất giá. Khi Chính phủ giỏi, với một nền kinh tế mạnh, đồng tiền ổn định nhiều năm, thì lượng dự trữ vàng và ngoại tệ sẽ dần giảm. Nhưng với nền kinh tế hiện tại và dưới cơ chế này, thì tương lai đồng tiền Việt Nam sẽ còn tiếp tục mất giá. Chính phủ khó có cách mà huy động được từ dân. Trả lãi suất cao cho vốn huy động thì Chính phủ không có khả năng kinh doanh để bù lãi suất cao, dẫn đến lạm phát, và khả năng không trả được cho dân. Phát hành công trái thì dân không mua, vì công trái sẽ mất giá trị.
Thêm một lưu ý nữa. Những người có tiền thì đầu tư vào bất động sản. Kẻ tham nhũng thì mua nhà và gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài. Những người không có khả năng như hai nhóm trên là tầng lớp lao động nghèo khó. Họ chiếm đa số nhưng dự trữ lại rất nhỏ nhoi. Muốn huy động cũng chẳng được bao. Vậy nên phải nghĩ phương sách khác.
4. Bởi thế, xin hiến kế cho Chính phủ và Quốc hội, là thay vì huy động vàng thì phải huy động TRÍ TUỆ trong dân. TRÍ TUỆ trong dân mới quý hơn vàng. Dự tữ TRÍ TUỆ trong dân là vô giá. Sử dụng TRÍ TUỆ trong dân thì có thể làm ra vô vàn của cải, chứ không chỉ có 500 tấn vàng với 10 tỷ đô la – như các quý vị mong đợi.
5. Còn điều quan trọng khác nữa xin hiến kế cho Chính phủ và Quốc hội, là phương cách huy động TRÍ TUỆ trong dân. Muốn biết bằng cách nào huy động được TRÍ TUỆ trong dân thì hãy HỎI Ý DÂN. HỎI Ý DÂN là tức khắc huy động được TRÍ TUỆ trong dân.
6. Phương thức HỎI Ý DÂN rất giản đơn nhưng lại thần kỳ. Thế mà lãnh đạo chính thể chưa một lần biết vận dụng. Nên TRÍ TUỆ trong dân đang bị lãng quên hoang phí. Đời sống cần lao sẽ còn mãi nhọc nhằn. Và vận nước vẫn mịt mùng gian truân.

https://baotiengdan.com/2019/06/04/khong-phai-huy-dong-vang-ma-la-huy-dong-tri-tue-cua-dan/

Vì sao phong trào dân chủ ở Thiên An Môn thất bại?

4-6-2019
Trong khi đó, cùng thời điểm, CS Đông Âu lại sụp đổ.
Có 1 đặc điểm chung ở cả Đông Âu, LX và TQ là cách mạng màu nổ ra khi chính lãnh đạo đảng đổi màu (tự diễn biến). Phải nói là cách mạng màu ở Đông Âu dẫn đến hệ thống XHCN ở Đông Âu và LX sụp đổ thì công của TBT/TT Liên Xô Gorbachev là rất quan trọng. Lúc đó quân đội LX vẫn đóng ở các nước Đông Âu, đặc biệt là ở Đông Đức. Nhưng khi có biểu tình thì quân LX được lệnh cấm trại, không can thiệp. Trong khi mấy chục năm trước, quân đội LX đã từng đem xe tăng đi đàn áp biểu tình ở Hung và Tiệp. Đông Đức lúc đó là tiền đồn XHCN nên sự kiểm soát quân sự của LX lại càng chặt chẽ. Tương tự vậy, quân LX ở các nước Đông Âu còn lại đều án binh bất động.
Thực tế lúc đó TBT đảng CS LX là TBT của các TBT đảng CS Đông Âu, người lãnh đạo tối cao đã bật đèn xanh thì dân Đông Âu tự tin mà làm cách mạng thôi. Thực tế là quân đội các nước sở tại cũng không hề đàn áp. Nếu có đàn áp bằng xe tăng như TQ, thì CM cũng dễ bị dập tắt. CM tháng 8 cũng vậy thôi. Quân Nhật đã cố tình không can thiệp, nên VM mới cướp chính quyền bằng cuốc thuổng gậy gộc được.
Ở chính LX, cuộc cải tổ của Gorbachev khiến phe bảo thủ bất mãn, họ đã tổ chức đảo chính, giam lỏng được Gorbachev. Nhưng Yeltsin đã phản đảo chính thành công với hình ảnh ông đứng trên tháp pháo 1 chiếc xe tăng của phe đảo chính. Tức là quân đảo chính đã quay nòng súng (tự diễn biến). Đây là hình ảnh đối lập với những chiếc xe tăng TQ nghênh ngang chạy giữa đám biểu tình ở TAM (Thiên An Môn).
Vậy, vấn đề ở chỗ là chính lãnh đạo đảng phải tự diễn biến và những kẻ cầm súng phải không can thiệp, thì CM màu mới có cơ hội thành công. Làm thế nào để điều đó xảy ra? Kinh nghiệm ở Đông Âu và TQ là rất khác nhau.
Ở TQ, quân đoàn 27, được giao nhiệm vụ đàn áp biểu tình, có quá nửa quân số là không biết chữ, họ có gốc gác ở xa Bắc Kinh, nên sẵn sàng giết dân Bắc Kinh 1 cách cuồng tín. Thậm chí họ giết luôn 1 số quân nhân đơn vị bạn lúc đó vẫn đang canh giữ ở TAM, dùng xe tăng mà, sao phân biệt được. Quân đội LX không đến nỗi ngu dốt và cuồng tín như vậy, nên họ quay nòng súng chỉ vì Yeltsin thuyết phục.
Phe bảo thủ ở TQ vẫn còn rất mạnh, cho dù 2 TBT liên tiếp có cải cách. Bố già Đặng Tiểu Bình vẫn còn đó. Đặng tuy chả bao giờ nắm chức vụ cao nhất trong đảng và nhà nước cũng như CP nhưng lại là người có quyền lực thực sự lúc bấy giờ. Ông vẫn đang là chủ tịch quân ủy trung ương (CT UB quân sự TƯ) . Đó là 1 sự đặc biệt trong chính trị TQ, khi mà 2 TBT liên tiếp lại không có quyền lực tối cao trên thực tế. Đó là lý do khiến Đặng có thể chỉ đạo đàn áp biểu tình.
Trong khi đó, Gorbachev (lãnh đạo tối cao LX và Đông Âu) lại không đàn áp. Ở Đông Đức hay Rumani, TBT đảng vẫn không chấp nhận cải cách, nhưng họ không đủ sức mạnh để đàn áp khi LX bất động. Kết cục là TBT Honecker (Đông Đức) phải trốn sang LX và TBT Ceaucescu (Ru) bị tử hình.
Biểu tình ở TAM chỉ diễn ra ở Bắc Kinh, tuy có lúc có tới 300ng người tham dự, nhưng đa số là SV. Vì thế nên nó đơn độc ở 1 địa phương và chỉ 1 tầng lớp (dân Bắc Kinh có tham gia nhưng ít). Như vậy, chứng tỏ dân trí TQ lúc đó đa số chưa có nhận thức về sự cần thiết phải có dân chủ, chỉ có nhóm SV có nhận thức cao và đủ manh động là có nhận thức cao hơn. Nếu biểu tình diễn ra ở nhiều nơi thì chắc quân đội TQ cũng không dám đàn áp.
Trong khi đó, dân Đông Âu và LX vốn có dân trí cao hơn dân TQ nhiều, họ đã diễn biến sâu sắc đến nhiều tầng lớp dân chúng. Đặc biệt là trong nội bộ đảng CS. Như ở Ba Lan hay Tiệp, Hung, lãnh đạo đảng trước đó đã nhượng bộ dân rất nhiều để cải cách dân chủ. Thậm chí Ba Lan đã cho bầu cử tự do. Công đoàn đoàn kết đã được công nhận như tổ chức đối lập. Đây là gốc rễ của cách mạng màu.
Dân TQ gần như vô thần, lại ảnh hưởng Nho giáo (trung quân, ái quốc) nặng, nên trung với đảng hơn. Trong khi dân Đông Âu đa phần theo Thiên chúa giáo, là thế lực không bị chính quyền CS kiểm soát, chế độ phong kiến trước đó cũng “dân chủ” hơn là phong kiến TQ. Vì thế mà dân Đông Âu dễ tự diễn biến.
Về kinh tế, đến năm 89, TQ đã đổi mới kinh tế theo thuyết mèo trắng, mèo đen của Đặng được 10 năm, đã có những thành quả nhất định. Do đó uy tín của Đặng cũng lên cao. Dân cũng không quá đói khát, nên có lẽ dân TQ vẫn tin tưởng vào Đặng và đảng CS TQ, chưa tự diễn biến.
Trong khi đó, Đông Âu và LX năm 89 đã rơi vào suy thoái kinh tế cả chục năm. Kinh tế kiệt quệ mà dân trí lại cao, lại có đạo, thì CM ắt phải diễn ra.
Gorbachev có cách làm ngược với ĐTB ở chỗ, Gorbachev cải cách dân chủ đồng thời với cải cách kinh tế, nhưng kinh tế thì phát triển chậm trong khi dân trí về dân chủ lại tiến nhanh. Trong khi Đặng thì cải cách kinh tế hiệu quả đồng thời bóp nghẹt dân chủ, nên dân TQ bụng thì no mà đầu thì ngu, nên không có động cơ làm CM.
Đó là các lý do khiến CS Đông Âu sụp đổ trong khi CS TQ vẫn bền vững đến giờ. Triết lý thành công của TQ chỉ là làm sao để cho đa số dân bụng thì no mà đầu thì ngu. Đông Âu và LX thì lại ngược lại nên sụp đổ.

https://baotiengdan.com/2019/06/04/vi-sao-phong-trao-dan-chu-o-thien-an-mon-that-bai/

Bài báo đã bị gỡ: 6 tuần biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước

4/6/2019

LTS: Khoảng 6 tiếng trước, báo VnExpress có đăng bài “6 tuần biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước”. Bài báo ghi tên tác giả Vũ Hoàng, dẫn thông tin từ “đài địch” BBC, được mọi người khen ngợi. Thế nhưng, bài này chỉ sống được chưa đầy 5 tiếng thì đã bị gỡ bỏ.
Cũng may là Facebooker Nam Giang đăng lại, vì biết số phận của bài này không thể sống lâu trên VnExpress. Nam Giang viết: “Biết ngay kiểu gì nó cũng xóa bài mà. Nói tới TQ y như đào mả ông cố nội nó lên và đem đổ hầm cầu vậy. Nhục quá lũ đĩ bút ơi“. Cũng có thể Facebook sẽ gỡ bỏ bài đăng này, nên xin được đăng lại trên Tiếng Dân cho chắc ăn, trừ khi Tiếng Dân bị tin tặc hack.
_____

6 tuần biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước

Vũ Hoàng
4-6-2019
Cuộc biểu tình bắt nguồn từ sự bức xúc của người dân Trung Quốc trước tình trạng kinh tế khó khăn, còn Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa gọi đây là “bất ổn chính trị cần dập tắt”.
Biểu tình trước quảng trường Thiên An Môn. Photo Courtesy

Cách đây đúng ba thập kỷ, hơn một triệu sinh viên, trí thức và công nhân Trung Quốc tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh để bắt đầu cuộc biểu tình chính trị lớn nhất trong lịch sử nước này. Cuộc biểu tình nổ ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc lúc bấy giờ gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, cuộc sống của người dân đi xuống, gây nên nhiều tiếng nói bất bình trong xã hội. Tuy nhiên sau 6 tuần, dưới những biện pháp cứng rắn của chính phủ Trung Quốc, biểu tình đã bị dập tắt. Đến nay cuộc biểu tình Thiên An Môn vẫn là đề tài nhạy cảm ở Trung Quốc.
Ngày 15/4/1989, cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, một nhà cải cách hàng đầu, qua đời vì bệnh tim ở tuổi 73. Những người ủng hộ ông bắt đầu tụ tập tại Quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ niềm tiếc thương Hồ Diệu Bang, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự không hài lòng với tốc độ cải cách còn chậm chạp ở Trung Quốc.
Từ ngày 18/4 đến 21/4, lượng người tập trung ở Bắc Kinh đã tăng lên tới hàng nghìn và các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng đến nhiều thành phố, trường đại học trên cả nước. Sinh viên, công nhân và các quan chức hô vang những câu khẩu hiệu phản đối chính quyền, phàn nàn về tình trạng lạm phát quá cao, mức lương không đủ sống và thiếu nhà ở.
Ngày 22/4, hàng chục nghìn sinh viên tụ tập bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn khi lễ tưởng niệm cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang diễn ra. Bất chấp cảnh báo trước đó từ chính quyền rằng những người tham gia biểu tình có thể bị trừng phạt nghiêm khắc, lượng người đổ về Quảng trường Thiên An Môn vẫn không ngừng gia tăng. Họ đưa ra một bản kiến nghị yêu cầu được đối thoại với Lý Bằng, thủ tướng Trung Quốc khi ấy, nhưng bị từ chối.
Ngày 26/4, tờ Peoples Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài xã luận cáo buộc những người biểu tình đang chống đối đảng Cộng sản. Bài viết khiến ngọn lửa giận dữ của công chúng càng bùng lên dữ dội.
Ngày 4/5, hàng chục nghìn sinh viên từ ít nhất 5 thành phố của Trung Quốc tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất kể từ thời điểm đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949. Động thái trên diễn ra cùng dịp kỷ niệm 70 năm phong trào Ngũ Tứ (học sinh, sinh viên Trung Quốc tụ tập trước Thiên An Môn nhằm tuần hành kháng nghị Hòa ước Versailles).
Tại một cuộc họp với đại diện các ngân hàng châu Á, Triệu Tử Dương, tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 đến 1989, vẫn khẳng định các cuộc biểu tình sẽ dần lắng xuống.
Ngày 13/5, trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, hàng trăm sinh viên bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn ở Quảng trường Thiên An Môn, cho rằng chính quyền đã không đáp ứng yêu cầu đối thoại. Động thái trên thu hút sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Cuộc biểu tình đã khiến chính quyền Trung Quốc phải hủy kế hoạch đón tiếp Gorbachev trên Quảng trường Thiên An Môn.
Ngày 19/5, Triệu Tử Dương tới gặp các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn, đưa ra lời kêu gọi thỏa hiệp cuối cùng nhưng không thành công. Chính quyền Trung Quốc sau đó ban bố tình trạng thiết quân luật tại một số quận ở Bắc Kinh, quân đội bắt đầu di chuyển về phía trung tâm thành phố. Nhiều dân thường chặn đoàn xe của quân đội, dựng rào chắn trên đường phố, nhưng các binh sĩ nhận được lệnh không bắn dân thường.
Từ 24/5 đến 1/6, các cuộc biểu tình tiếp diễn mà gần như không có sự hiện diện của lực lượng an ninh. Tuy nhiên, tại trụ sở chính phủ, các lãnh đạo Trung Quốc đang lên kế hoạch chấm dứt biểu tình và tình trạng hỗn loạn ở thủ đô. Ngày 2/6, các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc tán thành quyết định dập tắt “các cuộc bạo loạn phản cách mạng” bằng vũ lực.
Tối 3/6, hàng nghìn binh sĩ quân đội Trung Quốc bắt đầu di chuyển hướng về phía trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Người dân đổ ra đường nhằm ngăn họ lại, dựng rào chắn trên các con đường dẫn tới Quảng trường Thiên An Môn.
Phóng viên Kate Adie của BBC có mặt ở Quảng trường Thiên An Môn vào thời điểm đó cho biết trong lúc xe thiết giáp chở quân của quân đội tìm cách vượt qua chướng ngại vật, một số binh sĩ đã nổ súng, giết chết và làm bị thương nhiều dân thường không có vũ trangĐến sáng 4/6, Quảng trường Thiên An Môn gần như sạch bóng người biểu tình, khiến cả thủ đô Trung Quốc choáng váng. Hàng nghìn người dân giận dữ và tò mò tập trung trước hàng dài binh lính đứng chắn cửa phía đông bắc Thiên An Môn, khiến đụng độ và nổ súng lại tiếp diễn.
Chính phủ Trung Quốc coi sự can thiệp của quân đội nhằm chấm dứt biểu tình là một thắng lợi tuyệt vời. Một bài xã luận được đăng trên truyền thông nhà nước khẳng định quân đội sẽ trừng phạt nghiêm khắc và không thương tiếc “những người coi thường pháp luật và lên kế hoạch bạo loạn, gây rối trật tự xã hội”.
Đến nay, vẫn có các cuộc tranh cãi xung quanh câu hỏi chính xác bao nhiêu người đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Một số người nói hàng trăm người đã chết, số khác cho rằng con số thương vong có thể lên tới hàng nghìn. Trung Quốc chưa từng công bố con số thương vong.
Ngày 5/6, quân đội lúc này đã kiểm soát hoàn toàn Bắc Kinh nhưng thế giới được chứng kiến một hành động thách thức đáng kinh ngạc mà về sau trở thành biểu tượng của cuộc biểu tình Thiên An Môn: Một người đàn ông không vũ khí đứng chặn trước những chiếc xe tăng xếp hàng đang di chuyển dọc theo Đại lộ Trường An hướng về Quảng trường Thiên An Môn. Tới giờ, số phận người đàn ông này vẫn là điều bí ẩn.
Ngày 9/6, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình có bài phát biểu đầu tiên kể từ khi cuộc biểu tình bị dập tắt, ca ngợi nỗ lực của quân đội và đổ lỗi cho những người biểu tình gây ra tình trạng hỗn loạn ở thủ đô.
Đề cập tới sự kiện Thiên An Môn cách đây 30 năm, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 2/6 tuyên bố “chính quyền đã kiên quyết ngăn chặn tình trạng hỗn loạn” và đây là quyết định sáng suốt.
Các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là “bất ổn chính trị mà chính quyền trung ương cần dập tắt, đấy là chính sách đúng đắn”, ông khẳng định. “Nhờ thế mà Trung Quốc mới ổn định và nếu tới Trung Quốc, các bạn sẽ hiểu được phần lịch sử đó”.
Vũ Hoàng (Theo BBC)
https://baotiengdan.com/2019/06/04/bai-bao-da-bi-go-6-tuan-bieu-tinh-tai-quang-truong-thien-an-mon-30-nam-truoc/

Powered by Blogger.