Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Tức và Bình luận

Tuesday, October 22, 2019 // ,

TinHoaThinhDon

Mối quan hệ thầy-trò và phụ huynh trong giáo dục Việt Nam

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Đinh Yên Thảo * *Theo BĐLB* VOA [image: Hình minh họa.] Hình minh họa. Có một thời Việt Nam lưu truyền câu nói về các ngành học được chuộng trong giới sinh viên học sinh và các phụ huynh Việt Nam rằng, "nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa, bỏ qua Sư Phạm". Cái ngành Sư Phạm vất vả lại kiếm sống khó khăn, ra trường phải đi dạy xa nếu chẳng quen biết hay có tiền lo lót, nên chẳng ai khuyến khích con cái theo học Sư Phạm, cái nghề học để có tiếng làm "thầy" là vậy. Một cô giáo trẻ từng cho biết rằng, lúc ra trường muốn ở lại ngay thành phố tỉnh lỵ của mình, gia đình cô phải lo lót... more »

Chuyện cho Trung Quốc nhưng 'Đảng ta' nên học

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Trân Văn * *Theo blog* VOA [image: Đại sứ Terry Branstad (trái), tại Bắc Kinh, 2018.] Đại sứ Terry Branstad (trái), tại Bắc Kinh, 2018. Nhiều cơ quan ngôn luận trong hệ thống truyền thông của “đảng ta” vừa dịch - giới thiệu rộng rãi câu chuyện mà ông Terry Branstad – Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc kể với AP (1)… Theo đó, các viên chức ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc: Muốn gặp bất kỳ ai ở Trung Quốc (từ viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của Trung Quốc đến học giả, sinh viên,…) cũng phải… xin phép và thường thì không… được phép! Thậm chí trên đường đến một quán cà phê t... more »

Dân biểu Lowenthal kiến nghị Nhà Trắng can thiệp vụ Hà Văn Thành

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*Theo *VOA [image: Ông Hà Văn Thành tham gia một cuộc biểu tình vì môi trường ở Việt Nam.] Ông Hà Văn Thành tham gia một cuộc biểu tình vì môi trường ở Việt Nam. Hôm 21/10, Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal cho VOA biết rằng nhà hoạt động vì môi trường Việt Nam Hà Văn Thành phải là trường hợp “xứng đáng nhất” để được chính phủ Hoa Kỳ cấp quy chế tị nạn chính trị, và ông bày tỏ quyết tâm vận động để ông Thành được ở lại Mỹ, “kể cả việc trực tiếp vận động Tòa Bạch Ốc” giữa lúc có tin cho hay ông Thành đang tuyệt thực. Trong một tuyên bố gửi qua email cho VOA, Dân biểu Alan Lo... more »

Do đâu 'đường lưỡi bò' vào Việt Nam quá dễ dàng?

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*Diễm Thi * *Theo *RFA [image: Một chiếc đèn lồng đỏ do Trung Quốc treo trước một ngôi nhà ở Hà Nội, cạnh lá cờ Việt Nam.] Một chiếc đèn lồng đỏ do Trung Quốc treo trước một ngôi nhà ở Hà Nội, cạnh lá cờ Việt Nam - AFP Liên tiếp những ngày gần đây, những sản phẩm, ấn phẩm có “đường lưỡi bò” trên bản đồ Trung Quốc được phát tán tại Việt Nam quá dễ dàng qua nhiều ngả. Trung Quốc đang muốn tuyên truyền chủ quyền phi pháp trên Biển Đông thông qua sự vô trách nhiệm của các cơ quan chức năng Việt Nam? *Hình ảnh “đường lưỡi bò” tràn lan* Chỉ trong vòng một tuần lễ, bốn sự kiện xuất hi... more »

Có nên kéo dài đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm 20km?

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*Theo *RFA [image: Một góc đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.] Một góc đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - 24h Vào ngày 22 tháng 10 năm 2019, truyền thông trong nước đưa tin Chính phủ vừa gửi tới Quốc hội báo cáo thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho đường sắt. Trong báo cáo, hàng loạt tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM sẽ được đầu tư kéo dài. *Càng “kéo dài” dân càng khổ* Đáng chú ý trong báo cáo, theo kế hoạch, thời gian tới tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ đầu tư kéo dài thêm 20km, điểm c... more »

Tranh chấp tại bãi Tư Chính: Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế hay đối đầu quân sự?

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*Theo *RFA [image: Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế tại Tọa đàm khoa học Vùng biển Bãi Tư Chính và Luật Pháp Quốc tế, ở Hà Nội hôm 06/10/19.] Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế tại Tọa đàm khoa học Vùng biển Bãi Tư Chính và Luật Pháp Quốc tế, ở Hà Nội hôm 06/10/19. *Không nêu tên Trung Quốc* Trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8 khóa 14 vào sáng ngày 21/10/19, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Quốc hội sẽ nghe báo cáo về tình hình Biển Đông, với lời nhấn mạnh rằng: *“Tình hình Biển Đông thời... more »

Quốc hội ‘là của Đảng chứ không phải của dân, thảo luận cho vui’

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*Ben Ngo * *Theo *RFA [image: Hình minh họa. Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/10/2019] Hình minh họa. Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/10/2019 - AFP Một ngày sau khi theo dõi diễn biến phiên khai mạc Quốc hội, một nhà quan sát đưa ra nhận định Quốc hội ‘là của Đảng chứ không phải của dân, thảo luận cho vui’. Vào đúng ngày kỳ họp thứ tám của Quốc hội khai mạc hôm 21/10, mạng xã hội lan truyền lá thư ngỏ của Giáo sư Nguyễn Đình Cống trong đó có đoạn: *“Tôi thiết tha mong ước và kêu gọi c... more »

Xe đạp Trung Quốc 'Made in Vietnam' xuất đi Mỹ

Unknown at TinHoaThinhDon - 8 hours ago
*Theo *RFA [image: Xe đạp Trung Quốc gắn xuất xứ Việt chuẩn bị xuất đi Mỹ bị bắt giữ tại Bình Dương] Xe đạp Trung Quốc gắn xuất xứ Việt chuẩn bị xuất đi Mỹ bị bắt giữ tại Bình Dương - Thanhnien Hơn 300 chiếc xe đạp Trung Quốc thực hiện công đoạn lắp ráp cuối cùng tại Việt Nam, gắn “Made in Vietnam” chuẩn bị xuất đi Mỹ đã bị bắt giữ tại Bình Dương. Báo trong nước đưa tin hôm nay, 22/10/2019. Theo đó, hôm 21/10, Cục Hải quan Bình Dương phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan kiểm tra, phát hiện một lô hàng xe đạp xuất khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam tổng trị giá t... more »

Nhật Bản : Nhật Hoàng Naruhito chính thức đăng quang

Unknown at TinHoaThinhDon - 8 hours ago
*Anh Vũ * *Theo *RFI [image: media] Quang cảnh nghi lễ đăng quang Nhật hoàng Naruhito tại hoàng cung, Tokyo, ngày 22/10/2019 - Kazuhiro Nogi/Pool via REUTERS *Hôm nay, 22/10/2019, tại hoàng cung Tokyo đã diễn ra lễ đăng quang của Nhật Hoàng Naruhito. Tham dự nghi lễ có 2000 khách mời, trong đó có nguyên thủ và quan chức cao cấp của 180 nước.* Nhật hoàng Naruhito đã được chọn làm hoàng đế thứ 126 của nước Nhật từ hôm mồng 1/5 sau được vua cha Akihito nhường ngôi báu mà ông đã trị vì 30 năm. Lễ đăng quang long trọng diễn ra trong nghi thức đậm nét tôn giáo và khá tốn kém. Thông tín... more »

Seoul tăng ngân sách quốc phòng và thúc Bình Nhưỡng nối lại đàm phán

Unknown at TinHoaThinhDon - 8 hours ago
*Mai Vân * *Theo *RFI [image: media] Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại lễ kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Quân đội tại khu căn cứ quân sự ngày 01/10/2019 - Jeon Heon-kyun/Pool via REUTERS *Ngày 22/10/2019, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In thông báo trước Nghị Viện quyết định tăng chi phí quốc phòng, đồng thời lên tiếng kêu gọi Bắc Triều Tiên nối lại đối thoại.* Theo ông Moon Jae In, ngân sách quốc phòng Hàn Quốc trong năm 2020 sẽ tăng 7% để lên đến mức hơn 50 tỷ won (37,66 tỷ đô la). Ông nhấn mạnh rằng một “*nền quốc phòng vững mạnh*” là điều cần thiết cho “*quyền tự quyết*”. Ông n... more »

Doanh nghiệp Việt Nam liên tục để lọt bản đồ 'lưỡi bò' vào trong nước

Unknown at TinHoaThinhDon - 8 hours ago
*Mai Vân * *Theo *RFI [image: media] Bản đồ yêu sách lãnh hải tại Biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U - eia.doe.gov *Thủ đoạn của Trung Quốc chen tấm bản đồ có đường "lưỡi bò" vào các sản phẩm lưu hành trên thế giới bị phát giác trong vụ phim hoạt hình Abominable của Mỹ đã thu hút sự chú ý của dư luận.* Trong những ngày qua, người tiêu dùng Việt Nam đã liên tiếp phát hiện hai vụ bản đồ *"lưỡi bò"* lưu hành trong nước, một trong bản đồ định vị của các loại xe hơi Trung Quốc bán trên thị trường Việt Nam, và một trong ấn phẩm du... more »

Biển Đông: Quốc Hội cần kích hoạt Điều 6 Luật trưng cầu dân ý 2015

Unknown at TinHoaThinhDon - 8 hours ago
*Nguyễn Hiền * *Theo *VNTB *Ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên là Ủy viên trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban tuyên giáo trung ương, người mới đây tiếp tục có những quan điểm thẳng thắn và cứng rắn hơn về phương hướng xử lý vấn đề Biển Đông.* 11 quan điểm của ông Hoàng chính là 11 quan điểm thực dụng, mang tính cần thiết cho Việt Nam hiện nay. Xóa bỏ những nghi ngờ, giả thiết, rụt rè không cần thiết về mặt chính trị, để bảo toàn chủ quyền quốc gia. Theo báo Tuổi Trẻ tường thuật lại, tại phiên làm việc đầu tiên của Quốc hội, từ "Biển Đông" đã xuất hiện ít nhất 6 lần trong phát b... more »

Bàn về phát triển kinh tế

Unknown at TinHoaThinhDon - 8 hours ago
*Nguyễn Đình Cống * *Theo* Tiengdan Trước 1986, do Đảng Cộng sản phạm sai lầm về đường lối mà kinh tế Việt Nam lâm vào cảnh kiệt quệ. Đại hội 6 của Đảng đã kịp thời nhận ra, tiến hành cởi trói cho dân, mở cửa cho kinh tế tư nhân và nước ngoài để cứu nguy. Chỉ trong vài năm, nhờ sức lao động được giải phóng mà nền kinh tế khởi sắc, có gạo và dầu xuất khẩu, các nước đưa FDI vào, làm cho GDP tăng. Đảng CS dựa vào đó để tự hào về tài năng, sự sáng suốt của mình, ra sức khai thác để cầu danh và kiếm lợi. Đầu thế kỷ 21, nhiều người tiên đoán VN đang hóa hổ và chẳng bao lâu sẽ thành rồng.... more »

Việt Nam ‘mua 24 xuồng tuần duyên’ của Mỹ

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
* Viễn Đông * *Theo *VOA [image: Hoa Kỳ chuyển giao xuồng Metal Shark cho Việt Nam hồi đầu năm ngoái.] Hoa Kỳ chuyển giao xuồng Metal Shark cho Việt Nam hồi đầu năm ngoái. Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ mới tiết lộ với báo giới về kế hoạch mua 24 xuồng tuần duyên từ Mỹ của Việt Nam nhằm tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh hải. “Hiện có một vụ mua bán thiết bị quân sự, theo đó họ sẽ mua 24 xuồng phản ứng nhanh Metal Shark, các xuồng nhỏ nhằm hỗ trợ các hoạt động của Cảnh sát Biển Việt Nam”, Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ, nói trong một cuộc họp báo ở Philipp... more »

Indonesia dự kiến xây dựng tuyến đường sắt Việt-Lào trị giá 2 tỷ USD

Unknown at TinHoaThinhDon - 13 hours ago
*Theo *RFA [image: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết ngành này thiếu toa xe hàng vì nhu cầu vận tải hàng hóa liên tục tăng. (minh họa)] Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết ngành này thiếu toa xe hàng vì nhu cầu vận tải hàng hóa liên tục tăng. (minh họa) - AFP Tập đoàn Phát triển Đường sắt Indonesia đang lên kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Việt Nam – Lào dài 400 km trị giá gần 2 tỷ USD. Thông Tấn Xã Việt Nam trích lời một quan chức Indonedia nói rằng thỏa thuận hợp tác xây dựng tuyến đường sắt nói trên đã được ký kết giữa tập đoàn của Indonesia với Công ty TNHH quản lý... more »

Hà Nội khẳng định nước sạch sông Đà đã an toàn

Unknown at TinHoaThinhDon - 13 hours ago
*Theo *RFA [image: Hình minh họa. Người Hà Nội đi lấy nước miễn phí do nguồn nước máy bị nhiễm dầu] Hình minh họa. Người Hà Nội đi lấy nước miễn phí do nguồn nước máy bị nhiễm dầu - AFP Giới chức chính quyền Hà Nội hôm 22/10 cho biết nguồn nước sạch Sông Đà cung cấp cho các hộ dân ở Hà Nội đến nay đã an toàn để sử dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống. Truyền thông trong nước trích phát biểu của ông Vũ Đăng Định, chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết như vậy. Ông Định cho biết, Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tất đã lấy mẫu nước tại đầu nguồn, nhà máy, tại các bể chứa tă... more »

Việt Nam cải thiện vị trí về chỉ số đói nghèo toàn cầu

Unknown at TinHoaThinhDon - 13 hours ago
*Theo *RFA [image: Trẻ em dân tộc H'mông đang ăn trưa miễn phí tại một trường mẫu giáo xã ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang ngày 3 tháng 4 năm 2015.] Trẻ em dân tộc H'mông đang ăn trưa miễn phí tại một trường mẫu giáo xã ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang ngày 3 tháng 4 năm 2015 - AFP Việt Nam đã cải thiện đáng kể chỉ số đói nghèo toàn cầu và hiện xếp thứ 62 trên tổng số 117 nền kinh tế trong bảng xếp hạng đói nghèo toàn cầu, cao hơn 1 số nước trong khu vực Đông Nam Á khác. Đây là nội dung trong báo cáo Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) 2019 được công bố vào tuần trước bởi cơ quan viện trợ Concern Wo... more »

Vì sao lộ trình phê chuẩn EVFTA bị trễ so với tính toán của độc tài VN?

Unknown at TinHoaThinhDon - 13 hours ago
*Minh Quân * *Theo *VNTB *Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) - một hiệp định không hề ‘dễ ăn’ bởi nội dung của nó gắn khá chặt với các điều kiện về cải thiện nhân quyền trong chế độc độc tài ở Việt nam, có thể sẽ được Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào thời điểm trễ hơn so với tính toán của giới chóp bu Hà Nội. * Nhóm Luật sư Nguyễn Văn Đài vận động cho nhân quyền Việt Nam ở châu Âu. Vào tháng 6 năm 2019 khi EVFTA được ký kết chính thức tại Hà Nội, dự kiến hiệp định này sẽ được Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020. Tuy nhiên cho đến nay vẫn khô... more »

VTV1 đánh lộn lòng yêu nước nồng nàn với kẻ công thần thực sự

Unknown at TinHoaThinhDon - 13 hours ago
*Đào Tiến Thi * *Theo* Tiengdan Hơn ba tháng nay Trung Cộng cho tàu Hải Dương 8 và nhiều tàu hộ tống ngang nhiên vào Bãi Tư Chính – vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam – tiến hành các hoạt động như trong vùng biển đặc quyền kinh tế của họ. Đã thế nhà cầm quyền Trung Cộng còn lớn tiếng tuyên bố các hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí của VN (đã từ lâu ở đây) là “vi phạm” và đòi VN phải rút khỏi vùng biển này. Theo một số chuyên gia về luật biển, nếu không đuổi được chúng đi thì đến một lúc nào đó chúng sẽ kiện VN và VN sẽ mất vĩnh viễn bãi Tư Chính một cách “êm nhẹ”. Và mất b... more »

Nhất quyết phải có giải pháp khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Unknown at TinHoaThinhDon - 13 hours ago
*Nguyễn Ngọc Chu * *Theo *Tiengdan Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh, hôm 21/10/2019. Ảnh: VOV Biết rõ âm mưu của Trung Quốc là một nhẽ, chọn giải pháp đối phó với Trung Quốc mới là điều quan trọng. *TRUNG QUỐC NÓI THÌ MỸ MIỀU NHƯNG HÀNH ĐỘNG LẠI NGANG NGƯỢC* Diễn đàn Hương Sơn là diễn đàn của Trung Quốc sinh ra để đối trọng với Diễn đàn Shangri- La. Nếu các nước đến diễn đàn Shangri –La có phần nào thoải mái hơn khi nói về Trung Quốc, thì Diễn đàn Hương Sơn lại là cái băng bịt miệng vì Trung Quốc là nước chủ nhà. Muốn nói đúng cái xấu của Trung Quố... more »

Hải Dương 8: TQ đang “chà đạp” lên luật pháp quốc tế


Từ cuối tháng 6, đầu tháng 7/2019 đến nay, Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trong Vùng Đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam. Hành động này cho thấy Bắc Kinh đang dựa vào sức mạnh kinh tế, quân sự, cũng như vị thế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để “chà đạp” lên luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc, UNCLOS…

Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam
Bãi Tư Chính cùng các bãi ngầm và đá ngầm ở khu vực này là một phần không thể tách rời của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam, ngăn cách với quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng một rãnh sâu nên theo Công ước UNCLOS 1982 và hoàn toàn không thuộc quần đảo Trường Sa.
Về mặt địa chất thì vùng Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam và không phải là một bộ phận của quần đảo Trường Sa. Bãi Tư Chính của Việt Nam được các luật sư công pháp quốc tế khẳng định hoàn toàn không nằm trong khu vực chồng lấn chủ quyền. Cho nên, bãi Tư Chính chưa hề và chưa bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền. Bãi Tư Chính ở trên thềm lục địa Việt Nam, đã được Việt Nam sử dụng và khai thác đặc quyền kinh tế một cách ổn định và từ lâu, chứ không phải bây giờ mới có, mới xuất hiện tuyên bố chủ quyền, càng không phải khu vực đang có tranh chấp trên biển. Ngoài ra, từ trước đến nay, 5 quần đảo của cấu trúc nước sâu Biển Đông luôn được các tài liệu chính thống của Ủy ban Thủy đạo quốc tế Liên hợp quốc và các tài liệu địa lý quốc tế công bố về mặt địa lý. Chưa bao giờ và cũng chưa có một học giả nào quan niệm rằng Trường Sa bao gồm cả cụm Tư Chính.
Từ cuối tháng 6, đầu tháng 7/2019 đến nay, Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng với nhiều tàu cảnh sát biển, tàu hải giám, tàu dân quân biển, trong đó có tàu cảnh sát biển loại lớn nhất và có vũ trang của Trung Quốc mang số hiệu 3901 với tải trọng 12.000 tấn, đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn. Đáng chú ý, theo hệ thống AIS vệ tinh, tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc (9/10) tiếp tục đi sâu thêm một cách bất thường vào biển Việt Nam, so với đường khảo sát thứ 6 đã cách 21 hải lý. Nếu tính theo hướng mũi tàu thì hiện giờ tàu này đang cách mũi Đá Vách (cạnh vịnh Cam Ranh) 86,6 hải lý. Đây là điểm sâu nhất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 đạt tới từ tháng 9 đến nay và có lẽ sâu nhất kể từ đợt đầu tiên. Với sơ đồ đường đi vừa vào sâu vừa trải dài, có thể nói hoạt động khảo sát của tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã bao phủ một diện rộng suốt dọc khu vực biển không thể tranh chấp của Việt Nam, bề dài xấp xỉ 363 hải lý và bề rộng xấp xỉ 73 hải lý. Ngoài thu thập các dữ liệu về dầu khí, khả năng cao nhóm tàu Trung Quốc còn khảo sát bề mặt, địa hình lồi lõm dưới đây biển, biết các luồng lạch mà tàu ngầm có thể di chuyển thuận lợi nhất
Bắc Kinh “chà đạp” luật quốc tế
Hành động của Trung Quốc cho thấy nước này đang vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc, UNCLOS, DOC, thỏa thuận song phương với Việt Nam…
Trung Quốc vi phạm nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế: Nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda) là một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được quy định tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ đối với các điều ước quốc tế mà nước mình đã tham gia ký kết. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế khác. Lời mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định quyết tâm của các nước thành viên là: “Tạo những điều kiện cần thiết để bảo đảm công lý và tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế đặt ra”. Điều 26 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế cũng nêu rõ “Mọi điều ước đã có hiệu lực ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí”. Tuyên bố năm 1970 về Các nguyên tắc của luật quốc tế; Định ước Helsinki năm 1975 cũng có nêu rõ nguyên tắc này.
Trung Quốc vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc: Không chỉ là thành viên mà Trung Quốc còn là 1 trong 5 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vậy mà Trung Quốc đã không tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc. Hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia quy định tại Khoản 1 Điều 2 Hiến chương LHQ khi Trung Quốc dựa vào vị thế nước lớn nên tự cho mình có nhiều quyền và lợi ích trên biển hơn quốc gia khác, để tiến hành hoạt động quân sự nhằm bảo vệ cho những quyền và lợi ích đó bất chấp việc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp của các nước khác. Vi phạm nguyên tắc các quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình quy định tại Khoản 3 Điều 2 Hiến chương LHQ. Vi phạm Khoản 4, Điều 2 Hiến chương LHQ, cụ thể quy định “các quốc gia thành viên hạn chế việc đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực (Vũ lực thông thường được hiểu là vũ lực quân sự, vũ lực do vũ khí, khí tài) trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác hoặc trái với các mục đích của LHQ”. Vi phạm Điều 33 Hiến chương LHQ, trong đó quy định: “Các bên tham gia tranh chấp trước tiên phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”, tuy nhiên việc quân sự hóa trên các thực thể ở Biển Đông của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại quy định này.
Trung Quốc vi phạm UNCLOS: Trung Quốc là một thành viên ký UNCLOS, tuy nhiên, Trung Quốc không những không thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước mà còn ngang nhiên vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước. Trung Quốc cũng đã phớt lờ Điều 123 UNCLOS về trách nhiệm của các quốc gia ven biển hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của họ; vi phạm Điều 129, Điều 193, Điều 196 UNCLOS về nghĩa vụ chung cho tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Vi phạm quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không. Cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, an ninh hàng hải và hàng không bị ảnh hưởng rất lớn, quyền tự do hàng hải và quyền đi qua không gây hại của các quốc gia khác cũng như quyền tự do hàng không bị thu hẹp và phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Ngoài ra, Trung Quốc cũng vi phạm các quy định Điều 87 UNCLOS, liên quan việc “tôn trọng hợp lý”.Việc hưởng quyền xây dựng đảo nhân tạo của một số quốc gia không nên ảnh hưởng bất hợp lý đến quyền và lợi ích của các quốc gia khác cũng như cả cộng đồng quốc tế. Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong các điều khoản liên quan của UNCLOS, nó chỉ ra rằng khi một quốc gia ven biển thiết lập vùng an toàn xung quanh đảo nhân tạo, cần đảm bảo rằng khu vực này liên quan một cách hợp lý đến bản chất và chức năng của hòn đảo nhân tạo ấy, và cũng cần phải đưa ra thông báo về phạm vi của vùng an toàn. Hơn nữa, “đảo, các thiết lập và cấu trúc nhân tạo cùng với các vùng an toàn bao quanh chúng có thể không được thiết lập nếu chúng ảnh hưởng đến việc sử dụng các tuyến đường biển đã được công nhận thiết yếu đối với đường biển quốc tế”. 
Trung Quốc vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC): Trung Quốc đã ký kết DOC với các nước ASEAN năm 2002, tuy nhiên những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã đi ngược lại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 DOC, theo đó, “Các bên cam kết tìm kiếm những cách thức xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau hài hòa với những nguyên tắc nêu trên và trên căn bản bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; Các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực; Các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế, kể cả UNCLOS”.
Ngoài ra, hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cũng đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam - Trung Quốc ký kết trong các chuyến thăm cấp cao như: Tuyên bố chung về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (11-15/10/2011); Tuyên bố chung về chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (19-21/6/2013); Tuyên bố chung trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (13-15/10/2013); Tuyên bố chung liên quan chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (7-10/4/2015); Thông cáo chung sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (12-15/1/2017) và Tuyên bố chung liên quan chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12-13/11/2017). Theo đó, Trung Quốc đã vi phạm nhận thức chung về việc: Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Cộng đồng quốc tế phản đối
Cộng đồng quốc tế đã ngay lập tức có phản ứng trước hành vi gây căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc khi đưa nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi và bác bỏ của Việt Nam. Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) nêu rõ, trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã có những hành vi quấy rối các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi thuộc vùng lãnh hải Malaysia và Việt Nam, trong đó có việc triển khai tàu khảo sát địa chất Hải Dương 9 với sự hộ tống của các tàu hải cảnh tiến hành các hoạt động khảo sát địa chất gần bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam. Báo cáo của AMTI cũng chỉ rõ, những hành vi của Trung Quốc ở ngoài khơi Malaysia và vùng biển Việt Nam cho thấy nước này sẵn sàng có hành động cưỡng ép và dọa dùng vũ lực để ngăn cản các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước láng giềng.
Mỹ với vai trò là quốc gia nằm bên bờ Thái Bình Dương và đã tuyên bố “có lợi ích sống còn” trên đại dương rộng lớn nhất thế giới này, Mỹ đã có những phản ứng mạnh trước hành vi gây căng thẳng, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ cùng nhiều quan chức đã chỉ trích các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm vào các hoạt động phát triển dầu mỏ và khí đốt của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác trong khu vực đã đe dọa an ninh năng lượng khu vực và làm tổn hại tới thị trường năng lượng của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt “hành vi bắt nạt và không thực hiện những hành động khiêu khích cũng như gây bất ổn”. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nhấn mạnh: “Hành động bắt nạt của Trung Quốc” đối với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á là phản tác dụng và đe dọa đến hòa bình cũng như ổn định ở khu vực.
Giới chức Anh, EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia… cũng đưa ra các tuyên bố thể hiện sự quan ngại, lên án những hành vi phi pháp của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, chấm dứt các hành vi khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ nước khác và ngăn chặn hoạt động thăm dò dầu khí hợp pháp ở Biển Đông.
Ngoài ra, dư luận khu vực và thế giới cho rằng, là cường quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một Ủy viên Thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và một thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Trung Quốc phải có trách nhiệm và nghĩa vụ góp phần gìn giữ môi trường hòa bình ổn định, thúc đẩy hợp tác, hữu nghị trên toàn thế giới cũng như trong khu vực Biển Đông. Trung Quốc vì thế phải rút ngay nhóm tàu Hải Dương 8 khỏi vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông để làm giảm căng thẳng hiện nay.
Trước việc Trung Quốc đưa nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối. Theo đó, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc, trao Công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Việt Nam cũng nêu rõ, các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của UNCLOS 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982. Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Powered by Blogger.