Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 02/06/2019

Sunday, June 2, 2019 // ,
Tin Việt Nam – 02/06/2019

VN: Sinh Viên Ra Trường


Không Kiếm Ra Việc Phải Làm Đủ Thứ


Thị trường việc làm và nền giáo dục tại VN thê thảm bởi vì các sinh viên ra trường đại học mà không thể kiếm được việc là tương xứng nên phải làm mọi việc để mưu sinh, theo bản tin của VOV.VN cho biết.

Bản tin viết như sau.

Đại Biểu Quốc Hội (ĐBQH) đặt câu hỏi, liệu có phải nước ta đang quá dư thừa nguồn nhân lực ĐH, sau ĐH, hay xã hội, các DN có thực sự cần hết nguồn nhân lực này.

Báo động thực trạng cử nhân thất nghiệp tràn lan

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho biết, mỗi năm tỉnh nào cũng có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường thiếu việc làm. Chưa tính đến sinh viên cử tuyển, những sinh viên này học hành, thi cử đầu vào tử tế, thậm chí học tại các trường tên tuổi nhưng đang tất tưởi kiếm việc làm, vì mưu sinh phải giấu bằng đại học để làm mọi việc.

“Liệu có phải đất nước ta đang quá dư thừa nguồn nhân lực đại học, sau đại học, hay xã hội, các doanh nghiệp hiện tại và tương lai có thực sự cần hết nguồn nhân lực này trong khi đó những thợ tay nghề giỏi, kỹ sư giỏi trực tiếp làm ra sản phẩm vẫn còn thiếu trầm trọng?”- đại biểu Đinh Duy Vượt đặt câu hỏi.

Đại biểu Vượt cho rằng, nếu không có đánh giá, dự báo khoa học trách nhiệm về thị trường lao động thì sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội và gia đình. Trong khi đó, nhiều địa phương vẫn đua nhau nở rộ các phân hiệu trường đại học để làm kinh tế là chính, nhằm lợi dụng tối đa về đất, về tự chủ, cạnh tranh thu hút sinh viên bằng nhiều cách.

“Ngay từ đầu vào, học hành giảng dạy khi tốt nghiệp ra trường với điểm cao chót vót, nhưng chất lượng hạn chế, chưa thể là thầy, chưa thể là thợ nhưng bố mẹ và sinh viên này có thừa kỹ năng luồn lách đua vào các cơ quan nhà nước” – ông Vượt cho biết.

Gần 10% lao động có trình độ đại học thất nghiệp

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cho rằng, lao động việc làm là một trong những yếu tố quyết định đối với thành công của việc cơ cấu lại kinh tế, phát triển văn hóa xã hội. Tuy nhiên, so với các khu vực ASEAN, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn, chất

lượng đào tạo cũng không bằng, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và thực tiễn xã hội.

Theo bà Thanh, về cơ cấu, trình độ lao động trong các ngành là 1 đại học, 1 cao đẳng, 1 công nhân kỹ thuật. Cơ cấu này đang mất cân đối, đặc biệt khi so sánh với những nước phát triển. Đáng báo động là khi lao động trình độ đại học thất nghiệp chiếm tỷ lệ 9,58%, khoảng trên 120.000 người.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh kiến nghị, Chính phủ quan tâm xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục đào tạo, lao động và việc làm. Ngoài ra, cần thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động, dẫn đến phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cũng cho biết, hết năm 2018, nền kinh tế có khoảng 54 triệu lao động nhưng có 22 triệu lao động chưa qua đào tạo, 41 triệu lao động chưa được đào tạo từ 3 tháng trở lên. Điều này cho thấy chất lượng lao động ảnh hưởng đến tăng trưởng, nguy cơ dư thừa lao động khi đối diện với cách mạng công nghiệp lần thứ 4./.




Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn


 có thể cạnh tranh với Trung Cộng nhưng chưa khai thác


Tin Vietnam.–  Báo Vietnamnet ngày 1 tháng 6 năm 2019 loan tin, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, Việt Nam có nhiều mỏ, điểm quặng đất hiếm. Trong đó, các mỏ đất hiếm gốc tập chung ở tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, mỏ lớn nhất nằm ở Bắc Nậm Xe, thuộc tỉnh Lai Châu. Ngoài ra, còn có một số sa khoáng hay còn gọi là quặng đất hiếm nhở nằm rải rác khu vực ven biển từ Quảng Ninh xuống đến Vũng Tàu.

Trữ lượng đất hiếm được đánh giá là khoảng 11 triệu tấn đến 22 triệu tấn. Với trữ lượng này, các nhà khoa học đánh giá có khả năng Việt Nam được xếp thứ 3 thế giới về tiềm năng đất hiếm.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Khiển, cựu Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết, vài năm trước, một số nhà khoa học Nhật Bản đã đến Việt Nam để thăm dò, và đánh giá các mỏ đất hiếm, nhưng đến nay kết quả thăm dò vẫn chưa được công bố.

Ông Khiển khẳng định, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm không hề nhỏ, nhưng đến hiện tại, các mỏ đất hiếm vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Và muốn xuất cảng đất hiếm thì phải có đầu ra nhưng Việt Nam chưa có đầu ra cho mặt hàng này.

Liên quan đến vấn đề đất hiếm, Trung Cộng hiện đang là nước chiếm 95% tổng sản lượng khai thác đất hiếm của thế giới, theo số liệu năm 2015, Trung Cộng khai thác 120.000 tấn đất hiếm được khai thác mỗi năm. Đây là thành phần quan trọng phục vụ trong sản xuất các linh kiện điện tử, điện thoại, các vũ khí an ninh quốc phòng. Vì vậy, trong cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, nhiều chuyên gia đánh giá, Trung Cộng sẽ dùng đất hiếm để làm “vũ khí” trong cuộc chiến với Mỹ, bằng cách ngừng xuất cảng đất hiếm sang Mỹ.

An Nhiên




Ông Nguyễn Thanh Phong muốn cùng Trung Cộng


đẩy mạnh hợp tác xây dựng Sài Gòn


thành thành phố thông minh


Tin Saigon.–  Báo Vietnamplus loan tin, tối ngày 31 tháng 5 năm 2019, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cộng sản tại Sài Gòn đã tiếp ông Nguyễn Thành Phát, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Cộng.

Tại đây, ông Phong cho biết, nhà cầm quyền tại Sài Gòn đã ký kết hợp tác với 8 tỉnh của Trung Cộng, trong đó có tỉnh Vân Nam. Vì vậy, ông Phong tự khẳng định Việt Nam và Trung Cộng có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, lời khẳng định bất chấp sự thật đang tồn tại là Trung Cộng đang xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số diện tích đất biên giới phía bắc của Việt Nam.

Tiếp đến, ông Phong nói, nhà cầm quyền đang xây dựng Sài Gòn thành thành phố thông minh. Trong quá trình xây dựng, và phát triển thì thành phố chịu nhiều tác động bởi môi trường, thiên nhiên, cùng với đó là việc dân số tăng nhanh đã làm cho giao thông đô thị phát triển không đồng bộ. Tuy nhiên, ông Phong cho rằng những vấn nạn trên chính là cơ hội, là tiềm năng để các công ty Trung Cộng và Việt Nam tìm hiểu, đẩy mạnh hợp tác, đầu tư trong tương lai gần.

Ông Phong đề nghị với Tỉnh trưởng Vân Nam tăng cường hợp tác với nhà cầm quyền thành phố trên lĩnh vực giáo dục- đào tạo, du lịch, nhất là hợp tác đào tạo ngắn hạn giữa Học viện viên chức thành phố và Học viện Hành chính tỉnh Vân Nam về phát triển nguồn lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, thành phố thông minh, và ngành logistics.

An Nhiên




Việt Nam khó tránh khỏi


ảnh hưởng từ thương chiến Mỹ – Trung


Việt Nam sẽ “không thể tránh khỏi các ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại” do tính chất mở của nền kinh tế nước nhà.

Phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 25 ngày 30-5 ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định như trên – báo Nikkei đưa tin cùng ngày.

Phó thủ tướng nhấn mạnh xuất khẩu của Việt Nam đã cao gấp đôi GDP. Điều này khiến Việt Nam đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi dù nhỏ của nền kinh tế và dòng chảy thương mại toàn cầu.

“Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình (căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc – PV) và sẵn sàng tiến hành mọi biện pháp đối phó cần thiết. Một số ý kiến cho rằng Việt Nam là bên hưởng lợi trong cuộc thương chiến. Điều này đúng trong một chừng mực nào đó. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam” – Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ tại hội nghị ngày 30-5.

Nói với Nikkei trong bài phỏng vấn riêng bên lề hội nghị, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn nhờ ảnh hưởng từ cuộc thương chiến là một điều đáng mừng nhưng “chỉ trong ngắn hạn”.

Phó thủ tướng nhận định căng thẳng thương mại Mỹ – Trung kéo dài sẽ “tác động xấu đến ngành sản xuất của Việt Nam” do nhu cầu thế giới giảm và các rào cản có thể nảy sinh trong tiếp cận nguyên liệu thô và linh kiện nhập khẩu.

Việt Nam còn phải đặc biệt cẩn trọng với các giao dịch nhằm mục đích đưa hàng qua Việt Nam để “né” các rào cản thương mại giữa hai nước, ông nói với Nikkei.

Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 25 do Tập đoàn Nikkei tổ chức trong hai ngày 30 và 31-5 ở Tokyo với chủ đề “Đi tìm trật tự toàn cầu mới – Vượt qua bất ổn”.

Tham dự hội nghị có các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao của nhiều nước châu Á như Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Phó thủ tướng Singapore Heng Swee Keat… cùng lãnh đạo nhiều viện nghiên cứu và tập đoàn lớn trên thế giới.




Quan chức quốc phòng Việt Nam và Mỹ


hội đàm ở Singapore



Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan hôm 1/6 đã gặp người đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore, “nêu bật tiến bộ lịch sử trong mối quan hệ quốc phòng song phương”.

Phát ngôn viên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết rằng “hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam”.

“Họ đạt đồng thuận về việc tiếp tục xây dựng mối quan hệ quốc phòng thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh hàng hải, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh và tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam”, ông Dave Eastburn cho biết.



Người phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết thêm rằng quyền Bộ trưởng Quốc phòng Shanahan cũng “nhấn mạnh cam kết của Mỹ nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tự do và rộng mở, dựa trên trật tự ổn định và tuân thủ theo luật lệ”.

Người hiện đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ cũng “hoan nghênh vai trò chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) của Việt Nam vào năm 2020”.

“Cả hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý rằng một mối quan hệ đối tác toàn diện và vững mạnh, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các nguyên tắc cùng chia sẻ, thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực”, phát ngôn viên Dave Eastburn cho hay.

Biển Đông là một trong những khu vực chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cạnh tranh cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao…, tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nói.

Ngoài ông Shanahan, theo tờ Quân đội Nhân dân, ông Lịch còn hội đàm với các lãnh đạo quốc phòng của Anh, Pháp, Singapore, New Zealand, Malaysia và Mông Cổ.

Hiện chưa rõ ông Lịch có gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ở Singapore hay không. Tuy nhiên, lãnh đạo quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc từng hội đàm ở Hà Nội ít ngày trước, khi ông Ngụy tới thăm Việt Nam.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, theo báo Quân đội Nhân dân, ông Lịch đã có bài nói chủ đề “Ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực có cạnh tranh” hôm 2/6.

“Biển Đông là một trong những khu vực chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cạnh tranh cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao…, tiềm ẩn nguy cơ xung đột”, Bộ trưởng Lịch nói.

“Việt Nam mong muốn các bên liên quan tăng cường đối thoại, tham vấn, cùng nhau quản lý rủi ro và ngăn ngừa xung đột. Việt Nam đã, đang và sẽ hợp tác với Trung Quốc và các nước có liên quan, kiên trì thúc đẩy giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Trước đó, phát biểu tại sự kiện quốc phòng hàng đầu khu vực, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan, dường như cũng công kích chuyện Trung Quốc xây đảo nhân đạo ở Biển Đông.

“Có lẽ mối đe dọa lâu dài, lớn nhất đối với lợi ích sống còn của các quốc gia trong khu vực này đến từ các nhân tố tìm cách phá hoại, thay vì duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, ông Shanahan nói.

“Nếu các hành vi này tiếp diễn, các thực thể nhân tạo ở những khu vực chung trên toàn cầu có thể trở thành các trạm thu phí, [và] chủ quyền có thể trong tầm ngắm của kẻ mạnh”.

Powered by Blogger.