Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

'Sóng thần' di cư đe dọa Biden

Thursday, March 25, 2021 // ,

Thứ tư, 24/3/2021, 

Sau hai tháng tại nhiệm tương đối "thuận buồm xuôi gió", Biden đối mặt rắc rối lớn với làn sóng di cư ồ ạt tại biên giới với Mexico.

Rắc rối này được cho là xuất phát từ chính lời hứa tranh cử của Joe Biden, rằng khi nhậm chức, ông sẽ hủy bỏ một số chính sách nhập cư của người tiền nhiệm Donald Trump.

Trên thực tế, sau khi vào Nhà Trắng, Biden đã đình chỉ dự án xây tường biên giới ở phía nam và chấm dứt Quy chế Bảo vệ Người di cư (MPP), do chính quyền Trump ký với Mexico để người di cư ở lại nước này trong thời gian chờ xử lý đơn xin tị nạn vào Mỹ. Biden và các nghị sĩ Dân chủ còn đang tìm cách mở đường cho hàng triệu người đã nhập cư trái phép trở thành công dân Mỹ.

Ngoài việc đình chỉ MPP, Biden còn chấm dứt các thỏa thuận hợp tác về tị nạn (ACA) với ba nước Trung Mỹ Guatemala, Honduras, và El Salvador. Những thỏa thuận này là một phần của loạt chính sách mà chính quyền Trump đã thực hiện để chấm dứt cuộc khủng hoảng di cư năm 2019.

Hôm 16/3, Biden thừa nhận làn sóng người di cư kéo tới Mỹ hiện nay có thể tồi tệ hơn tình huống từng khiến Trump siết chặt chính sách nhập cư và dọa đóng cửa biên giới năm 2019.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại thành phố Atlanta, bang Georgia, hôm 19/3. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại thành phố Atlanta, bang Georgia, hôm 19/3. Ảnh: AFP.

Mỹ hiện chưa mở biên cho người di cư, trừ những trẻ em không có người lớn đi kèm, dẫn đến tình trạng quá tải các trung tâm tiếp nhận trẻ em. Tính đến 20/3, hơn 5.000 trẻ em không có người đi kèm đang bị Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) tạm giữ, trong đó hơn 600 em đã bị giam hơn 10 ngày, dù luật liên bang quy định thời hạn tối đa là 72 giờ.

Tình trạng "sóng thần di cư" khiến Biden phải hứng chỉ trích dữ dội từ phe Cộng hòa, những người dường như đang dần đoàn kết lại vì vấn đề này, cũng như một số thành viên từ chính đảng Dân chủ. Biden bị cáo buộc gây ra sự hỗn loạn ở biên giới do quan điểm "ngây thơ" về nhập cư.

"Dù chính quyền Biden không thừa nhận đây là một cuộc khủng hoảng, người dân Mỹ bắt đầu hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình hình", thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz cho biết, đồng thời tuyên bố sẽ cùng 14 đồng nghiệp đến thăm biên giới trong tuần này.

Cruz còn cáo buộc Nhà Trắng "che giấu sự thật" bằng cách cản trở các phóng viên đến những cơ sở tại biên giới, đặc biệt là nơi giữ trẻ em. Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn và thượng nghị sĩ Dân chủ Kyrsten Sinema, đại diện cho hai bang biên giới Texas và Arizona, cũng đệ trình một lá thư chung, kêu gọi Biden tăng cường phản ứng.

Sức ép lớn đối với Biden còn đến từ Trump, người nhiều lần cáo buộc ông gây ra "thảm họa quốc gia". "Tất cả những gì họ cần làm là để cho hệ thống đã hoạt động trơn tru dưới thời Trump tiếp tục chạy, không cần nghĩ thêm gì. Nhưng thay vào đó, chỉ trong vài tuần, chính quyền Biden đã biến một chiến thắng quốc gia thành thảm họa quốc gia", Trump cho hay.

Cựu tổng thống còn chỉ trích Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas "thảm hại", "không biết gì", "tự mãn" và "không có khả năng lãnh đạo". "Rõ ràng họ đang tìm cách che giấu tình hình thực sự tồi tệ thế nào. Cách duy nhất để chấm dứt Khủng hoảng Biên giới Biden là họ chịu thừa nhận thất bại hoàn toàn và áp dụng các chính sách hiệu quả, đã được chứng minh của Trump", ông nói.

Biden đến nay phần lớn né tránh vấn đề, dù được cho là sẽ tiếp tục phải đối mặt với loạt câu hỏi từ phóng viên trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào ngày 25/3.

Tối 21/3, Tổng thống Mỹ dường như vẫn tỏ ra lảng tránh vấn đề nóng này. Khi được hỏi liệu ông có dự định tới thăm khu vực biên giới hay không, Biden cho biết sẽ đến "vào một lúc nào đó". "Tôi biết chuyện gì đang xảy ra trong các cơ sở", ông chủ Nhà Trắng trả lời câu hỏi liệu ông có cảm thấy cần phải nhìn tận mắt tình hình hay không.

Giới quan sát chỉ ra rằng những dòng tweet gần đây nhất của Biden đề cập đến khẩu trang, tiêm chủng, Ngày Thánh Patrick, gói kích cầu Covid-19, biến đổi khí hậu và bạo lực chống lại người Mỹ gốc Á, nhưng không nhắc gì tới tình hình ở biên giới.

Trẻ nhập cư trong một lều bạt của cơ sở do tuần biên Mỹ thiết lập tại Donna, bang Texas, ngày 20/3. Ảnh: AP.

Trẻ nhập cư trong một khu tạm giữ do biên phòng Mỹ thiết lập tại Donna, bang Texas, ngày 20/3. Ảnh: AP.

Cuộc khủng hoảng đang cản trở kế hoạch thực hiện chuyến công du "Sự giúp đỡ ở đây" của Nhà Trắng, nhằm quảng bá thành tựu của Biden trong việc thông qua gói kích cầu kinh tế khổng lồ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Chuyến đi duy nhất trong tuần này của Biden là tới thăm Ohio ngày 23/3, với mục tiêu làm nổi bật tác động tích cực từ sáng kiến cứu trợ của Tổng thống, hay còn gọi là "Kế hoạch Giải cứu Mỹ" về lĩnh vực y tế.

Trong bối cảnh các nghị sĩ lưỡng đảng đang đến thăm biên giới, những bức ảnh đằng sau "màn bí mật" tại các cơ sở tạm giữ trẻ em di cư không có người lớn đi kèm cũng được công bố, khiến Nhà Trắng chật vật giải thích nguyên nhân và diễn biến sắp tới của sự việc.

Biden từng cam kết xóa bỏ tình trạng hàng nghìn gia đình di cư bị chia cắt ở biên giới, trong đó nhiều người vẫn chưa được đoàn tụ, điều mà ông gọi là "nỗi hổ thẹn về đạo đức và quốc gia" mà Trump để lại. Tuy nhiên, trong khi trẻ em không còn bị chia cắt với gia đình, số lượng lớn trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm tràn đến biên giới lại trở thành vấn đề cấp bách.

Bộ trưởng Mayorkas, người đang bị chỉ trích vì những thông điệp đôi khi gây bối rối, không phủ nhận con số hơn 5.000 trẻ em đang bị giữ tại các trung tâm ở biên giới vốn dành cho người lớn, cao hơn nhiều so với mức đỉnh điểm dưới thời Trump.

Sau chuyến thăm các cơ sở nhập cư tại El Paso, Texas, thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy cho biết ông đã chứng kiến hàng trăm trẻ em bị dồn vào "một căn phòng rộng", nói thêm rằng ông phải "cố kìm nước mắt" khi lắng nghe nỗi khổ của một bé gái 13 tuổi phải rời xa bà mình.

Nhiếp ảnh gia John Moore của tờ Washington Post nhận xét chính sách "không khoan nhượng" về nhập cư dưới thời Trump đã trở thành "không tiếp cận" đối với các nhà báo dưới thời Biden.

"Chính quyền hiện nay tiếp quản công việc với cam kết đưa chính sách nhập cư của Mỹ trở nên nhân đạo và minh bạch hơn. Tuy nhiên, họ đang thiếu đi mục tiêu thứ hai, khiến việc đánh giá trở nên khó khăn", Moore nêu ý kiến.

Ánh Ngọc (Theo AFP) 

Những người gốc Á chịu đựng, đổ lỗi khi bị phân biệt chủng tộc

 Thứ năm, 25/3/2021

Khi vụ xả xúng ở Atlanta xảy ra ngày 17/2, nhiều người bạn Mỹ đã hỏi tôi có cảm thấy sợ không.

Luật sư Khanh Huỳnh, đang sống và làm việc ở Mỹ, chia sẻ bài viết:

Tôi không cảm thấy sợ gì nhiều nên đành gục gặc đầu và nói rằng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc rất đáng lên án. Tôi chỉ cảm thấy phiền lòng khi đọc những bình luận của một số người Việt về nạn phân biệt chủng tộc. Một số người lên tiếng kiểu như "Tới nước người ta thì phải...", "Ai bảo thế này, thế nọ...".

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có mặt rất nhiều ở các nước đa chủng tộc. Các sắc dân khác nhau thừơng hay xảy ra xung đột, mặc dù chỉ là những xung đột nhỏ lẻ và thường không mang màu sắc bạo lực. Người châu Á là mục tiêu và cũng là người gây ra những hành vi này.

Nhưng khi là nạn nhân thì người gốc Á có xu hướng im lặng chịu đựng, đổ lỗi cho bản thân hay cho những người gốc Á đang phải hứng chịu sự phân biệt đó. Xu hướng này một phần là do mặc cảm "xứ người", phần khác là tư tưởng "tha hương cầu thực" hay bám lấy người châu Á. Lắm người Việt cũng hay phản ứng bằng một câu "Quê hương là trên hết" mỗi khi nghe chuyện người châu Á bị tấn công, chửi bới vì sắc tộc.

>> Cùng tác giả: 'Người Việt học tiếng Anh lời hơn tiếng Hoa, Hàn'

Nhiều người gốc Á còn xem nơi họ định cư là nơi đã "cưu mang" họ và vì vậy có thể bị đối xử tệ một chút cũng phải thôi. Cái đó cũng giống như tư tưởng là cha mẹ thì đánh đập con cái một chút cũng chả hề gì, hay là mình chịu ơn người thì phải chịu lụy.

Lần này, người gốc Đông Á trở thành mục tiêu vì một lý do bất ngờ: Covid-19. Trung Quốc được xem là nơi xuất phát của dịch bệnh và vì vậy người Trung Quốc bị đổ lỗi, dù là họ ở nơi nào. Người Đông Á và Đông Nam Á, vốn có ngoại hình giống người Trung Quốc, cũng trở thành mục tiêu tấn công.

Ông Trump đã bị chỉ trích khi dùng những từ như "virus Trung Quốc" khi nói về virus corona. Dù thế nào đi nữa thì tuyệt đại đa số người Trung Quốc không có lỗi trong dịch bệnh. Người dân các nước Đông Á khác lại càng không và những từ ngữ này ngầm ý chỉ trích người dân các nước này. Không lạ gì khi số cuộc tấn công nhằm vào người đông Á lại tăng cao như vậy.

>> 'Ném bùn' trên Facebook

Người gốc Á không nghèo hơn, không thấp kém hơn, không ít giáo dục hơn bất cứ sắc dân nào. Ở Mỹ, người gốc Á có thu nhập trung bình cao nhất và trình độ giáo dục cao nhất. Cũng không có gì lạ khi người gốc Á vốn có truyền thống khoa cử, mà ở Mỹ thì học càng cao khả năng kiếm tiền càng lớn.

Mùa hè năm 2020, các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc của người da đen diễn ra rầm rộ sau khi vài người da đen bị cảnh sát giết chóc dã man. Nhiều người Á, trong đó có người Việt, còn ra mặt chê bai người da đen các kiểu. Nay khi người châu Á trở thành mục tiêu của một vụ xả súng, người gốc Á mới "chịu" ra đường biểu tình một chút. Ông Biden và bà Harris đã vội vã tới thăm Atlanta và gặp gỡ lãnh đạo cộng đồng Á châu.

Quan điểm của ông Biden có lẽ cũng giống như nhiều chính trị gia khác ở Mỹ, đó là phải bày tỏ sự trân trọng đối với mọi sắc dân. Người gốc Á sinh sống ở nước ngoài cũng nên nghĩ tới điều này, đó là hãy trân trọng bản thân và nguồn gốc của mình. Đó là nền tảng của việc chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Khanh Huỳnh

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Bị hành hung tại Mỹ, cụ bà quyên góp 1 triệu USD chống phân biệt

 25/3/2021


Đài CBS News hôm 24-3 đưa tin cụ bà trên là Xiao Zhen Xie, 75 tuổi, cư dân TP San Francisco. Người phụ nữ gốc Á này thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế sau khi dùng một tấm ván để chống lại người đàn ông hành hung mình vào giữa tuần trước.

Gia đình cho biết bà Xiao nhận được khoảng 1 triệu USD tiền quyên góp kể từ thời điểm bà bị tấn công. Toàn bộ số tiền dự kiến được chuyển cho cộng đồng người Mỹ gốc Á để chống lại nạn phân biệt chủng tộc.

Bị hành hung tại Mỹ, cụ bà quyên góp 1 triệu USD chống phân biệt - Ảnh 1.

Bà Xiao sau khi bị hành hung hôm 17-3. Ảnh: CBS News

Theo cảnh sát, người đàn ông hành hung bà Xiao - được xác định là Steven Jenkins, 39 tuổi - trước đó cũng tấn công một người tên Ngoc Pham, 83 tuổi. Jenkins bị bắt ngay tại hiện trường.

Một đoạn video ghi lại cảnh bà Xiao đánh trả Jenkins và mắng nghi phạm khi hắn ta bị đưa đi trên cáng.

Mục tiêu chiến dịch gây quỹ ban đầu là 50.000 USD để giúp bà Xiao trang trải chi phí y tế nhưng sau đó tăng vọt lên 1 triệu USD. 

Cháu trai của bà Xiao, John Chen, xác nhận với CBS News rằng gia đình sẽ quyên góp toàn bộ khoản tiền để chống lại sự phân biệt người Mỹ gốc Á.

Cập nhật trên trang web gây quỹ GoFundMe của gia đình hôm 22-3, Chen viết: "Khi chúng tôi đến thăm bà vào hôm qua, sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể của bà đã được cải thiện. Mắt của bà không còn sưng đến mức không thể mở được. Bà cũng bắt đầu cảm thấy lạc quan trở lại và tinh thần tốt hơn".

https://www.cbsnews.com/news/xiao-zhen-xie-san-francisco-elderly-asian-woman-donations-gofundme/

Phạm Nghĩahoa 

Tin thế giới - Google VN

 


Thế giới

Theo dõi
Chia sẻ

Quan hệ EU - Trung Quốc bên bờ đổ vỡ

VnExpress

Tàu Israel bị trúng tên lửa Iran

Vietnamnet.vn
Sau đình công gây tê liệt, biểu tình tái diễn ở Myanmar - VietNamNet

'Sóng thần' di cư đe dọa Biden

VnExpress
'Cú sốc mang tên Trump' giáng vào nhiều báo lớn ở Mỹ - VietNamNet

Phục dựng gương mặt pharaoh Ai Cập

VnExpress

Chủ cũ không chịu ra khỏi nhà đã bán

VnExpress
Trại tị nạn ở Bangladesh cháy lớn, hàng trăm người chết và mất tích - VietNamNet
Powered by Blogger.