Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Dân Làm Báo

Monday, September 26, 2016 // , ,

Dân Làm Báo

Hãy lặng mà xem nó “cắn nhau”!

Hưng Yên (Danlambao) - Không biết có phải động mồ động mả hay sao mà nội bộ “đảng và nhà nước ta” độ này xảy ra lắm chuyện, đã thế chuyện nào chuyện nấy lại nặng mùi cứ như mồ “Bác” bị xì hơi! Có người không đồng ý bảo “lăng Bác” xây vừa kỹ vừa tốm kém như thế thì xì hơi thế nào được, đây là mùi hôi từ miệng mấy anh “cẩu” tranh nhau ăn bẩn rồi cắn nhau văng nước miếng ra khắp phố phường làm khổ cái lỗ mũi bà con hàng phố đấy thôi!

Đối thoại và lựa chọn

 
Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Bài viết này nằm trong chuỗi bài theo chủ đề “Hành trình về dân chủ đa nguyên”, với ý tưởng vừa đi vừa thảo luận, nhằm tìm hiểu bản chất và kết cấu của một thể chế dân chủ đa đảng, như đích đến của hành trình. Nội dung bài này đề cập “Lộ trình tới dân chủ đa đảng”, đáng lẽ được đưa ra sau khi xem xét các chủ đề khác, như Hiến Pháp, hệ thống giá trị, kết cấu Nhà nước, cấu trúc nền Dân chủ, hệ thống bầu cử… Nhưng nhân tiện có bài viết “Đã đến lúc cần phải đối thoại” của Giáo sư Chu Hảo, đăng trên AnhBaSam ngày 23/08/2016 và bài “Đối thọai và lòng tin” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, đăng ba kỳ liên tiếp từ ngày 31/08/2016 cũng trên AnhBaSam. Bài viết này đưa ra lộ trình năm bước, dựa trên tư tưởng đối thoại, có thể là một ý kiến đóng góp thêm cho cuộc thảo luận rộng rãi. Đối thoại có thể đã trở thành một lựa chọn được khẳng định.

Chuẩn bị vượt biên thôi!

  
Hồn Nhiên (Danlambao) - Tình trạng đất nước ngày hôm nay cho chúng ta thấy không còn cứu vãn được nữa rồi. Nó như được báo trước một sự cáo chung thấy rõ mà bất cứ ai có quan tâm tới hiện tình đất nước đều không thể phủ nhận. Truyền hình nhà nước luôn có những game shows hấp dẫn về các cuộc thi đấu đủ loại hình nghệ thuật sân khấu, hài có, bi có, đồng thời cho trình chiếu phim truyện TQ tràn lan ở hầu hết các kênh, tất cả nhằm lôi kéo sự chú ý của quần chúng vào những trò vui chơi giải trí hầu quên đi mối hiểm họa mất nước đang gần kề. Biển thì đã chết, rừng thì tan hoang. Tôi thật sự lo sợ cho viễn ảnh đen tối của nước mình. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tấm lòng còn thiết tha với vận mệnh đất nước, vẫn còn đó những tấm gương dám hy sinh sự tự do cá nhân của mình để mong gởi gắm đến cho anh em bạn hữu những thông điệp xé lòng. Điều này đồng nghĩa là nước mình còn có hy vọng. Vậy chúng ta ấp ủ niềm hy vọng ấy mà tiếp tục đóng góp cho truyền thông mạng xã hội những tin tức hữu ích, nhằm hóa giải những luận điệu tuyên truyền, ru ngủ của truyền thông độc tài đang được vận hành bởi hệ thống độc đảng của nhà nước nhé!

Ý nghĩa, nhiệm vụ chính trị và làm chính trị

 
Le Nguyen (Danlambao) - Làm bất cứ chuyện gì cũng cần phải hiểu thấu đáo bởi chúng ta có thiện chí không chưa đủ mà phải cần có khả năng thì việc mới thành. Cứu nước cũng thế, lòng yêu nước không chưa đủ mà cần phải trang bị thêm tư tưởng chính trị hợp thời đại để lịch sử không tái hiện cảnh người đem thiện chí đi xây nhà thương, trường học – vô tình biến nhà thương thành trại lính, biến trường học thành trại tù đày đọa dân tộc mình trong cảnh lầm than, đói khổ.

Tin Tức và Bình luận – 26/9/2016

Nhật Báo Ba Sàm


THANH hay THĂNG
Posted by adminbasam on 26/09/2016 – FB Huy Đức – 26-9-2016

Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Ảnh cắt từ internet
Cho đến trước khi bị C46 triệu ra Hà Nội, Vũ Đức Thuận vẫn nương náu trong biệt thự Trần Quốc Thảo. Rất lạ là báo chí chỉ đặt câu hỏi, ai đã “làm công tác cán bộ” cho Trịnh Xuân Thanh mà không nói gì về “quy trình” Đinh La Thăng dàn xếp cho đồng phạm của Thanh, Vũ Đức Thuận. Vì sao Thuận, một kẻ mà dấu hiệu phạm tội đã rõ từ năm 2013, vẫn được Đinh La Thăng đưa về làm Chánh văn phòng Bộ Giao thông, rồi kéo vào Sài Gòn làm trợ lý.
Đàn Em
Xây lắp là ngành mà Đinh La Thăng nắm gần như ngay lập tức sau khi về làm Chủ tịch tập đoàn Dầu khí (PVN), 10-2006, và biến nó trở thành một thứ công ty xây dựng như thời Sông Đà.

Nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu ngăn cấm hơn 600 ngư dân khởi kiện Formosa

Posted by adminbasam on 26/09/2016 – TMCNN – 26-9-2016

Hơn 600 ngư dân tập trung trước nhà xứ Giáo xứ Phú Yên, G.pVinh từ sáng sớm vào ngày 26.09.2016, chuẩn bị đi lên Toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi khởi kiện Formosa. Ảnh: TMCNN
Lúc 5 giờ sáng ngày 26.09.2016, hơn 600 bà con ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang chuẩn bị lên đường vào Toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để khởi kiện Formosa nhằm yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho bà con ngư dân và đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam, tuy nhiên công an huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang sách nhiễu, gây áp lực không cho các nhà xe trên địa bàn xuống Nhà thờ xứ Phú Yên đón người.
Cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ giáo xứ Phú Yên, tường thuật: “Theo dự tính, chúng tôi sẽ đưa người dân đi đệ đơn lên tòa án tại Thị xã Kỳ Anh. Chúng tôi đã thuê 20 xe để đưa hơn khoảng 600 người đi vào lúc 4 giờ 30 sáng nay. Tuy nhiên, công an huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu đã tìm đến các nhà xe, tìm mọi cách để ngăn cản và cấm cách họ không được chở chúng tôi. Sáng nay, một số xe đã đến được, một số xe vẫn chưa đến được, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng liên hệ với các nhà xe khác thì họ sẵn sàng đến đưa chúng tôi đi. Nhưng tại các ngả đường đi vào nhà thờ Phú Yên thì công an huyện Quỳnh Lưu đã chặn các xe này ở giữa đường và tuyên bố không cho các xe này đến phục vụ chương trình của giáo xứ chúng tôi. Người dân chúng tôi rất phẫn nộ và họ yêu cầu tôi tổ chức cuộc biểu tình xuống đường tại Thị trấn Quỳnh Lưu và yêu cầu nhà cầm quyền phải minh bạch. Cách đây khoảng 1 tiếng đồng hồ (5 giờ sáng cùng ngày), tôi có gọi điện thoại cho công an trưởng huyện Quỳnh Lưu nhưng họ từ chối.” Đọc tiếp »

FORMOSA CÓ THỂ TRỞ THÀNH ÁN LỆ

Posted by adminbasam on 26/09/2016 – Dân Xuân Sơn – Chí Nhân – 26-9-2016
Linh mục Đặng Hữu Nam, cha quản xứ của giáo xứ Phú Yên, tỉnh Nghệ An vào sáng sớm ngày Thứ Hai 26 tháng 9 đã cùng hàng trăm ngư dân lên đường đến thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để nộp đơn khởi kiện công ty Formosa nhằm yêu cầu công ty này bồi thường thiệt hại cho ngư dân sau thảm họa môi trường mà họ đã gây ra.
Trong một diễn biến khác, trên báo Thanh Niên, phiên bản điện tử vào sáng sớm nay cũng có bài ghi nhận ý kiến của ông Nguyễn Vân Nam, Giáo sư (GS) – tiến sĩ khoa học về luật Tổ chức nhà nước và Công pháp quốc tế.
Theo GS Nguyễn Vân Nam, giờ đây cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người gây ra tội ác không cần dùng đến hành vi bạo lực hay vũ lực, mà có thể sử dụng các loại vũ khí hóa học, sinh học, thậm chí sử dụng môi trường như một vũ khí hủy diệt. Đọc tiếp »

VỤ KIỆN LỊCH SỬ

Posted by adminbasam on 26/09/2016 – FB Luân Lê – 26-9-2016
Người dân tập trung trước Tòa án TX Kỳ Anh tham gia khởi kiện. Nguồn: FB Luân Lê
Khởi kiện là một hành vi pháp lý văn minh, đề cao luật pháp và cũng là hành xử phải được tôn trọng đầu tiên từ tất cả các bên đối với người có quyền lợi bị xâm hại. Và vì vậy, toàn bộ các ngư dân, người dân kinh doanh dịch vụ biển, hải sản ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nên tập trung lại để trực tiếp tham gia vụ kiện này.
Theo Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân không được từ chối thụ lý giải quyết vụ án dù với bất kỳ lý do gì (nguyên tắc bất khẳng thụ lý). Mà đây là một vụ kiện mang tính lịch sử về quy mô, về hậu quả và về số người tham gia, với yêu cầu khởi kiện là đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như yêu cầu thực thi các biện pháp khắc phục đối với môi trường, môi sinh vùng biển cho ngư dân. Đọc tiếp »

BỒI THƯỜNG 500 TRIỆU ĐÔ – SỰ THỎA THUẬN TRÁI LUẬT VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC BÊN

Posted by adminbasam on 26/09/2016 – FB Phạm Lê Vương Các – 26-9-2016
Người dân Quỳnh Lưu đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện Formosa vào hôm nay. Ảnh: FB PLVC/ internet
Hôm nay 26/9, khoảng 600 người dân ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An – một địa phương không có tên trong danh sách phê duyệt được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đã cùng nhau kéo đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) để nộp đơn khởi kiện Formosa yêu cầu bồi thường thiệt hại và đóng cửa Formosa.
Trước đó, hôm 22/9/2016, hơn 1.000 hộ dân ở xã Kỳ Lợi, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã gửi đơn đến Chính phủ và Quốc Hội “yêu cầu chi trả tiền bồi thường thiệt hại” tổng cộng hơn 2 ngàn tỉ đồng trích từ số tiền bồi thường 500 triệu đô.
Thông tin này đáng lưu ý ở điểm, chỉ mới có một Xã với hơn 1.000 hộ dân mà số tiền yêu cầu bồi thường đã chiếm 1/5 trên tổng số tiền bồi thường. Như vậy, mức độ thiệt hại của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, với khoảng hơn 100 ngàn hộ gia đình thiệt hại sẽ cao hơn hàng chục lần số tiền 500 triệu đô mà chính phủ đã “lỡ nhận” từ thỏa thuận với Formosa.

Thảm họa Formosa-Vũng Áng: Bài học nào từ thảm họa tràn dầu BP ở Vịnh Mexico

Posted by adminbasam on 27/09/2016
Đôi lời: Một phần nội dung bài viết này đã được tác giả sử dụng để trả lời trong một bài phỏng vấn của RFI vài ngày trước. Đây là bản đầy đủ của tác giả gửi tới.
______
Nguyễn Thị Hải Yến, CHLB Đức, 26-9-2016
1- Sơ lược về thảm họa tràn dầu ở Vịnh Mexico
Ngày 20 tháng 4 năm 2010 do sự cố dò rỉ gas đã gây ra một vụ nổ ở một giếng khoan dầu của tập đoàn BP của Vương Quốc Anh ở Vịnh Mexico của Hoa Kỳ.  Lửa cháy trong vòng 36 tiếng trước khi giàn khoan chìm, dầu mỏ đã tràn ra vịnh trước khi bịt thành công giếng khoan này [1]. Mặc dù khi xảy ra vụ nổ, BP và chính quyền địa phương cũng như liên bang Hoa Kỳ đã nỗ lực dùng mọi phương tiện như trực thăng, tàu bè để di chuyển công nhân trên giàn khoa ra khỏi vùng thảm họa. Tuy nhiên,  trong 120 công nhân đang làm việc trên giàn khoan, đã có 11 người chết và 17 người bị thương. Ước tính khoảng 3,19 triệu thùng dầu/ barrels (134 triệu gallons) dầu thô đã tràn ra Vịnh, và khoảng 1,8 triệu gallons hóa chất dùng để dập dầu loang. Địa điểm tràn dầu gần bờ biển bang Louisiane khoảng 80 km (50 hải lý) và phát tán dọc theo vùng biển rộng khoảng 112.100 km2 của 5 tiểu bang xung quanh Vịnh Mexico đó là Louisiana, Alabama, Texas, Florida và Mississippi lên, hơn 2000 km (1.300 hải lý) đường bờ bị ô nhiễm do dầu [2]. Đọc tiếp »

Khu Trục Hạm USS John S. Mccain của Hoa Kỳ sắp tới Đà Nẵng

Khu Trục Hạm USS John S. Mccain của Hoa Kỳ sắp tới Đà Nẵng
Đại tá Lê Bá Hùng. Ảnh: goldsea.com
Đại tá Lê Bá Hùng của Hải Quân Hoa Kỳ sẽ dẫn dắt 280 sĩ quan và thủy thủ trên khu trục hạm USS John S. McCain đến thăm thành phố Đà Nẵng trong tuần này.
Truyền thông Việt Nam hôm 26/09 cho hay, tàu USS John S. McCain sẽ tới Đà Nẵng vào Thứ Tư ngày 28 tháng 9 và lưu lại cho đến ngày 1 tháng 10. Đại tá Lê Bá Hùng là chỉ huy Biên đội khu trục hạm số 7, Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.
Đến Đà Nẵng lần này, đoàn Hải Quân Hoa Kỳ sẽ tham dự Hội Thảo Luật Biển, trao đổi chuyên môn về y tế và về Bộ Quy Tắc Về Các Vụ Đụng Độ Không Báo Trước Trên Biển với đối tác Việt Nam.
Khu trục hạm USS John S. McCain mang số hiệu DDG 56, là khu trục hạm thuộc lớp Arleigh Burke. Tàu có căn cứ nhà ở Yokosuka, Nhật Bản. Khu trục hạm USS John S. McCain thuộc lớp hiện đại của Hải Quân Hoa Kỳ nên được trang bị nhiều vũ khí tối tân, như hoả tiễn hành trình Tomahawk và hoả tiễn chống hạm Harpoon.
Đây là lần thứ ba khu trục hạm USS John S. McCain ghé vào Đà Nẵng. Lần gần đây nhất là vào tháng Tư năm 2014, khi tàu lưu lại Đà Nẵng 6 ngày. Đại tá Lê Bá Hùng, 46 tuổi, là con của Trung tá Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Lê Bá Thông. Ông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên giữ chức vụ hạm trưởng của một chiến hạm Hải Quân Hoa Kỳ.
Huy Lam / SBTN

Người Việt âm thầm ra nước ngoài: ‘Cuộc di cư đau lòng’

Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai nói, khi người dân thấy trong đời sống thực của họ cái gì cũng có thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa chiền.
Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai nói, khi người dân thấy trong đời sống thực của họ cái gì cũng có thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa chiền.

Lam Thúy – 25.09.2016

Chị Nguyễn Phương Mai là Phó Giáo Sư Tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan. Chị là người phụ nữ có cá tính mạnh, thích dịch chuyển, đồng thời là tác giả của bộ sách du ký “Lên đường với trái tim trần trụi” gồm 2 cuốn “Tôi là một con lừa” kể về chuyến đi lần theo dấu vết di cư của loài người và “Con đường Hồi giáo” thuật lại hành trình đến 13 nước vùng Trung Đông.
PGS Tiến sĩ Phương Mai là người đưa ra khái niệm “tị nạn niềm tin” giữa lúc ngày càng có nhiều cuộc di cư, trong đó có nhiều người Việt, đang diễn ra trong thời gian gần đây. Theo chị, không có một cuộc chiến niềm tin nào cả, nhưng có sự giao hàm giữa khủng hoảng đức tin và khủng hoảng niềm tin, một trong những căn nguyên của cuộc tị nạn thời bình này.

Từ “khủng hoảng đức tin”…

Chị Phương Mai cho biết, cũng giống như rất nhiều người Việt khác, chị lớn lên trong một gia đình theo tam giáo. Chị nói “tín ngưỡng của Việt Nam nằm trong máu thịt người Việt rồi. Không chỉ các quan chức mà cả những người làm kinh tế, ở nơi nào mà họ tìm được sự phù trợ thì họ sẽ tìm đến để cúng bái”.
Chị nói thêm, khi người dân thấy trong đời sống thực của họ cái gì cũng có thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa chiền. Bây giờ đi vào chùa không còn là để vãn cảnh nữa mà gần như là một sự cạnh tranh, hối hả, bon chen nhau đặt đồ cúng, rồi nhét tiền lẻ vào tay tượng ở khắp nơi trong chùa.
Chị chia sẻ: “Chùa chiền mà như chiến trường thì có thể thấy họ có cái nhìn hơi sai khác về đức tin, về tôn giáo, về tín ngưỡng. Có thể họ thấy quan lại ở ngoài thực tế cuộc sống có thể mua được, thậm chí thánh thần cũng có thể mua được thì có thể giải thích cho khủng hoảng niềm tin, khi niềm tin vào cuộc sống không có.”

…đến “tị nạn niềm tin”

PGS Tiến sĩ Phương Mai tâm sự, những người bạn của chị khi thấy bi quan với thực tế cuộc sống, họ đi tìm một nơi để thư thái tâm hồn bằng cách vào chùa chiền thì cũng nhìn thấy một thực tế không khác gì mấy. Họ sẽ tự hỏi ở đâu họ có thể tìm thấy sự công bằng, văn minh, tương lai cho con cái của họ.
Chị kể câu chuyện về một người bạn đã lên kế hoạch rất chi tiết và cẩn thận cho cả gia đình đi định cư ở nước ngoài. Người bạn này có một công việc ổn định, gia đình hạnh phúc, có vài căn nhà ở trong Sài Gòn và ngoài Hà Nội, nhưng “bạn ý không muốn con cái phải sống cuộc sống đôi khi phải gù lưng thì mới sống ổn”. Và vấn đề quan trọng là người bạn đó “sợ con cái họ không có đủ thời gian để hưởng thành quả của một xã hội văn minh cho trọn”.
Chị đưa ra khái niệm “tị nạn niềm tin” sau buổi trò chuyện với người bạn này.

Chị Nguyễn Phương Mai là Phó Giáo Sư Tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan.
Chị Nguyễn Phương Mai là Phó Giáo Sư Tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan.
Khi được hỏi có phải chính chị cũng đang “tị nạn niềm tin” không, chị Phương Mai cho biết, chị quyết định ra nước ngoài sinh sống và làm việc là vì lý do cá nhân. Chị đi theo tiếng gọi của tình yêu. Mặc dù vậy, đôi khi chị cũng tự vấn liệu mình có mất niềm tin vào tương lai của chính mình ở Việt Nam hay không, và câu trả lời hiện nay vẫn là không.
Tuy nhiên, chị cũng thừa nhận đó là một câu hỏi khó, chỉ có thời gian và thực tế mới trả lời được bởi nếu về Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt với những điều chướng tai gai mắt thì chưa chắc chị vẫn có thể giữ nguyên câu trả lời đó.
Chị nói: “Nếu quay trở lại Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt với những cái khó khăn, những điều chướng tai gai mắt, phải gù lưng mà sống thì chưa chắc đâu. Có thể lúc đó tôi cũng lại giống như những người bạn tôi, cũng lại mất niềm tin thì sao?”
“Cái vấn đề là chúng ta sống trong môi trường tham nhũng, sống trong môi trường gù lưng, gần như thành Chí Phèo ai cho tao lương thiện, sống trong xã hội mà ai cũng cho rằng phải đút lót thì công việc mới suôn sẻ. Nếu tôi phải đối mặt với cái thực trạng như thế thì cũng không đủ tự tin để mà giữ vững cái ý nghĩ mình có thể nhìn thấy tương lai ở Việt Nam, mình có thể tin mình tồn tại, mình sống hạnh phúc, mình theo đuổi những cái đam mê của mình khi trở lại Việt Nam.”
Số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về Vấn đề Kinh tế và Xã hội cho thấy, từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 100 nghìn người Việt di cư.
Vậy câu hỏi đặt ra là đất nước không còn chiến tranh nữa, kinh tế cũng tốt hơn, thì tại sao họ lại bỏ đi?

Theo PGS Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, cuộc di cư này diễn ra âm thầm và không phải ai cũng biết đến, nhưng nó lại là cuộc di cư đau lòng. Đau lòng hơn cả so với cuộc di cư của các thuyền nhân Việt Nam. Chị cho biết:
“Chúng ta đang có một cuộc di cư khác, một cuộc di cư thứ hai âm thầm hơn. Không ai bắt buộc họ cả, họ cũng chẳng chạy trốn một cái xã hội, một cái chế độ nào cả, nhưng mà họ đi tìm đến vùng đất mới vì ở nơi đó tốt đẹp hơn, như người ta nói là đất lành chim đậu và con số này khá là cao. Khi họ di cư ra nước ngoài, họ mang theo rất nhiều thứ mà chúng ta đang cần, không những là sức người sức của mà còn là kiến thức, tài năng.”
Chị Phương Mai chia sẻ niềm tin là thứ được xây dựng và bồi đắp từng chút một. Nó không phải là sự va chạm, đối đầu giữa hai khái niệm hoặc hai chủ thể mà nó là sự trôi dần đi, mòn dần đi. Chị nói “người ta không thể tìm thấy niềm tin ở đây thì người ta sẽ cố gắng tìm niềm tin ở nơi khác”. Phải chăng đó là lý do vì sao có một cuộc “tị nạn niềm tin” đang âm thầm diễn ra ở Việt Nam?

Để Việt Nam đừng mỗi ngày là một quốc tang

Để Việt Nam đừng mỗi ngày là một quốc tang
Nhà văn Võ Thị Hảo – 2016-09-24
Vì sao ta phải cảm ơn những đồng bào đã không quản thiệt thòi hy sinh để đưa sự thật đến cho công chúng và đấu tranh để bảo vệ công lý?

* Một bàn tay không che nổi thân mạng:

Bạn có đủ nước mắt để khóc cho tất cả những đồng bào VN đang đã và phải chịu vô vàn đau khổ do nhà cầm quyền mang tới và nạn mất nước?
Không chỉ mất nước, mà là dân ta đang phải chịu nạn diệt chủng. Bàn tay mỗi người quá nhỏ bé, chẳng che nổi cho thân mạng chính mình. Vì vậy, muôn triệu bàn tay người VN phải cùng nắm chặt để cùng nhau sống sót. Công lý quốc tế cũng luôn bắt nhịp cùng muôn triệu bàn tay ta.
Man rợ, lạc hậu, bệnh tật, ngác ngơ què quặt, tuyệt vọng và quay ra giết nhau, cướp của nhau, trước hết là lừa đảo và giết người thân…Còn thảm họa nào hơn thế nữa không?
Chúng ta thấy khắp VN nơi nơi cá chết, từ sinh vật đại dương đại dương tới ao hồ sông suối! Bạn có thấy nơi đâu trên thế giới này như VN, nơi cả nước nơi nơi là những siêu thị ung thư do độc hại đủ mặt, đủ kiểu- mà độc hại này từ nước láng giềng TQ mang tới, trên con tàu khổng lồ mà người cầm lái đưa tới để giết đồng bào mình là nhà cầm quyền?!
Chúng ta thấy VN mỗi ngày cần phải đưa đám hàng chục, thậm chí cả trăm người đã chết, cả trăm người dự bị chết vào hôm sau. Mỗi ngày và mọi ngày.
Chết! Còn hơn cả một nước đang có chiến tranh. Không kịp đưa đám đâu người chết. Lẽ ra ngày nào cũng phải mở mấy quốc tang vì số lượng người VN chết oanquá nhiều.

* Xác dân bó bao tải vì ai?

Nhưng quốc tang thì chẳng bao giờ mở cho dân chết, dù họ có chết đến bao nhiêu người đi chăng nữa. Mạng dân VN dưới thể chế độc tài này là mạng kiến, ngay từ những ông tướng ông tá ông chủ tịch ông bí thư tha hồ thí mạng quân dân để giành chiến thắng và quyền lực.
41 năm sau chiến tranh, dưới chính quyền độc tài và bộ máy quan chức dối trá, tham nhũng,cướp bóc, hút máu dân  thuộc vào hàng nhất thế giới, thì đến năm 2016, người ta phải chứng kiến xác dân nghèo phải bó bao tải, chờ đi lệch thệch trên đường như một thi hài gia súc bị mổ thịt. Đó không phải là người thân của họ tệ bạc với người đã khuất, mà vì họ đã quá nghèo bởi bộ máy cầm quyền đã đàn áp, tước đoạt của họ ngay cả những cơ hội sống cuối cùng. Bọn quan chức kẻ cướp ấy bây giờ đã cướp là ngang nhiên cướp cả ngàn tỉ chia nhau và vì thể chúng luôn bảo kê cho nhau hoàn toàn an toàn trước pháp luật, thậm chí còn lên chức.
Bạn còn khóc nổi không khi dân nghèo tới mức phải bó chiếu, phải bó vào bao tải. Chồng phải chở xác vợ, con phải chở xác cha trên xe máy như chở súc vật đã bị giết thịt. Chân người chết lệch thệch lê trên đường cả trăm cây số. Mà họ chưa phải là những người nghèo nhất và tuyệt vọng nhất. Họ còn có xe máy để đi ra tới bệnh viện mà còn khốn khổ thế. Vậy bao đồng bào của chúng ta cơm không có ăn, áo không có mặc, ôm không thuốc thang thì chịu chết rụi ở xó nào, mương nào cống rãnh bụi cây nào ai biết?
Có ai quên nổi em Nhung 10 tuổi, học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Đức Bồng, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh chết đói khi đi học? Các em của Nhung cũng đói lả. Cha mẹ em cố tìm cho con một bộ quần áo lành mặc khi chết cũng không thể có. (theo vov.vn, bài “Quá đói, bé gái lớp 3 chết khi đi học về”. Đăng 27/9/2014).

“Kể cả cái chết cũng không làm tôi ân hận”

22/9/2015, ở VN ít nhất là có hai công dân dũng cảm hiên ngang đứng trước phiên tòa bạo lực  đen tối và phạm pháp tại Hà Nội và tuyên bố: tôi vô tội. Đó là anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh (NHV) và Nguyễn Thị Minh Thúy(NTMT). NHV còn nói „Tôi tự hào vì những gì mình đã làm từ 9 năm qua, 7 năm làm báo và 2 năm đi tù“. Anh cũng từng nói: „Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi ân hận“.
Cùng ngẩng cao đầu cùng Ba Sàm, trước sự chực ăn tươi nuốt sống của cường quyền, là năm luật sư kiên cường cũng sẵn sàng hy sinh sự an toàn của họ để bảo vệ công lý. Họ bào chữa miễn phí cho thân chủ. Đó là các luật sư Trần Vũ Hải, Trần Quốc Thuận, Hà Huy Sơn, Trần Đình Triển và Trần Văn Tạo. Được biết, còn có nhiều luật sư khác sẵn sàng nhận bào chữa miễn phí cho nạn nhân.
Đồng hành với NHV và NTMT còn có bao người, dù bị công an đội lốt côn đồ đánh đập nhiều lần, vẫn không nao núng. Chỉ đến dự phiên tòa thôi, mà cũng không được, đứng ngoài thôi cũng không cho. Trong hợp âm của tiếng vĩ cầm bất khuất của nghệ sĩ Tạ Trí Hải là những người luôn đồng hành cùng những người yêu nước trong các phiên tòa.
Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh là người không thể bị khuất phục, anh vẫn đến dù biết sẽ bị bắt như mọi lần. Blogger Nguyễn Việt Dũng đã bị công an trá hình côn đồ nhiều lần hành hung phải đi cấp cứu nhưng lần này anh vẫn đến phiên tòa và lại bị đánh đến mức phải vào viện. Nguyễn Lân Thắng, và nhiều người khác cũng nhiều lần là nạn nhân của công an.
Hai em Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tú – con trai của chị Cấn Thị Thêu – người phụ nữ bất khuất của dân oan Dương Nội, đã tạm gác nỗi oan khiên gia đình mình(mẹ của họ cũng vừa vị xử tù oan trong phiên tòa đen ô nhục ngày 20/9/2016). Dũng cảm đến ủng hộ đòi công lý cho bị cáo, Trịnh Bá Tú đã bị công an bắt. Nhiều người yêu nước khác cũng đã đến và ta không thể kể hết tên của họ. Chưa kể cả một cộng đồng báo „lề dân“ hùng hậu cùng nhiều tổ chức quốc tế đã mạnh mẽ lên án nhà cầm quyền VN và đòi trả tự do cho anh Ba Sàm và NTMT.

Đừng trục lợi trên đồng tiền máu

Bạn có thể đã không làm gì. Thậm chí bạn đang an hưởng, đang trục lợi tạm thời trên nỗi đau của người VN. Thậm chí bạn đang hăm hở xúm tay vào đẩy con tàu diệt chủng chạy nhanh hơn vì bạn thấy tiền trên đó. Bạn muốn được nhặt nhạnh. Muốn được nhặt nhạnh tiền bạc là mong muốn thông thường của con người.
Nhưng đừng nhặt tiền trên con tàu diệt chủng người Việt, vì đó là những đồng tiền máu đồng bào ta đấy.
Cũng không thiếu người VN ở nước ngoài muốn trục lợi, ít ra là muốn về thăm quê mà không gặp khó khăn với nhà cầm quyền, đã vô cảm mặc kệ đồng bào, thậm chí còn cam tâm làm nhiều điều trái lương tâm. Dù là bạn muốn nhặt an toàn hay nhặt tiền trên con tàu đó, bạn cũng đang rất tệ với đồng bào mình đó. Đồng bào mình đang chết ngay lập tức hoặc chết mòn. Nhanh hơn chúng ta tưởng. Bạn biết quá rõ mà. Ngày ngày bạn vẫn có nhiều thời gian vào Facebook để khoe thân, khoe ăn ngon mặc đẹp, khoe ảnh mình ảnh con ảnh cháu, ngâm vịnh lăng nhăng, nói lời nhảm nhí? Bạn không thể không biết dân ta đang chết vì dòng thác thông tin ngày đêm đổ vào Facebook. Bạn biết quá rõ mà!
Như thế là tệ đấy. Bạn có thể đã chia tiền cho người thân ở VN. Rất quý. Nhưng sao bạn không chia cho họ điều quý báu và lâu dài nhất mà bạn đang tận hưởng tại những nước phải triển: sự đấu tranh, chung tay ủng hộ để bảo vệ người VN, đưa đến sự thật, công bằng, dân chủ và tự do, giàu mạnh? Đó mới là tài sản quý vô giá, bền vững cho người thân của bạn. Và cũng chính vì điều đó mà bạn đã chọn sống ở các nước đó, thay vì về VN, dù bạn có che giấu điều đó thế nào đi chăng nữa. Khi dành những thời lượng thông tin quý báu cho điều nhảm nhí và ích kỷ, bạn biết mà, là bạn đang cố tránh trách nhiệm trước cái chết của đồng bào ta.
Đừng xúm tay đẩy hoặc rước đón con tàu diệt chủng người Việt, dù ta đang ở trong nước hay nước ngoài. Thế là tệ lắm. Hãy dừng tay lại. Dưới những đồng tiền đó là máu. Có thể chưa phải là máu bạn đâu, nhưng là những đồng bào, người thân bạn đấy.
Ta đã thấy dài đất và biển miền Trung VN vừa bị Formosa hạ độc. Trên hơn 250 km bờ biển ấy đã có nhiều quan chức miền Trung đang an hưởng lộc dân. Họ rất thỏa mãn, vui vẻ và giàu có. Nhưng ai cũng biết rằng chính họ đã rất có tội với cha ông, đồng bào quê hương họ, vì họ có chức lớn quyền cao mà đã cam tâm không ngăn chặn, mà phần nhiều hân hoan mẫn cán cùng chung tay rước cho dân miền Trung tai họa diệt chủng Formosa và những tai họa khác. Họ cũng đã đồng lõa với thủ phạm hãm hại người VN.
Họ ký rước đón nhiều hợp đồng bán nước và lấy tiền. Nhưng tiền không bảo vệ được quê hương và họ hàng của họ. Không ai có thể cõng cả một mảnh đất, một dòng họ ra Ba Đình để thoát nạn diệt chủng. Và ngay cả khi quyền lực lớn tới mức họ có thể cõng cả một làng ra Ba Đình thì họ cũng không thể thoát khỏi việc thở khói ung thư trên bầu trời VN mà họ đã góp phần tạo ra, dù họ có đang ở biệt thự xa hoa đến đâu chăng nữa. Khói của một máy điều hòa không khí dù đắt tiền đến đâu cũng không thể ngăn nổi một sinh quyền đã bị đầu độc.
Vì thế, ta phải cảm ơn những người đã dám đấu tranh vì sự thật, vì cộng đồng?
Những tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, như Cấn Thị Thêu và bao người khác đang ở trong tù, làm sao người VN không cảm ơn họ được vì dũng khí của họ. Vì sự bất khuất của họ trước cường quyền và bản hợp xướng đòi tự do và quyền con người, bảo vệ đất nước VN mà họ đã xướng lên với lực lượng ngày thêm đông đảo. Họ đã không lùi bước trước sự đàn áp dã man của đám cầm quyền bán nước.
Những người dân miền Trung cùng các linh mục đã dũng cảm tuần hành phản đối Formosa, yêu cầu bồi thường thỏa đáng và đóng cửa nhà máy diệt chủng này. Nhiều vị trong nhà cầm quyền VN đã bao che cho lũ diệt chủng, đương nhiên, để tự vệ, con đường mà dân VN phải đi để sống sót là kiện lũ diệt chủng cùng những đồng phạm, dù đó là bất cứ ai, ra tòa án quốc tế. Là người VN, làm sao có thể không cảm ơn và ủng hộ những hành động đó?
Vì ta không chỉ là đồng bào với người VN thì phải có trách nhiệm bảo vệ người VN, mà phận làm người thì ai cũng hiểu rằng, ngay cả nỗi bất công, nỗi đau của bất kỳ người nào đó tại bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng chính là nỗi đau của ta, nỗi hổ nhục của mỗi người trong chúng ta, vì ta đã góp phần chưa đủ vào việc ngăn chặn và cứu đỡ nạn nhân.
VTH

Philippines liệu có bỏ Mỹ theo TC?

Philippines liệu có bỏ Mỹ theo TC?
Sau khi đi thăm Việt Nam trong tuần này, tổng thống Philipines Rodrigo Duterte vào tháng tới sẽ công du TC lần đầu tiên, trong bối cảnh mà Bắc Kinh đang cố kéo Manila về phía mình, rời xa liên minh với Mỹ. Để thực hiện mục tiêu này, TC tạm dừng công trình xây đảo nhân tạo trên bãi cạn Scarborough mà họ đã chiếm đóng từ năm 2012, theo tờ New York Times ngày 25/09/2016.

Xây đảo nhân tạo trên bãi cạn này và đặt trên đó một căn cứ quân sự vẫn là mục tiêu kế tiếp của Bắc Kinh, nhưng việc tổng thống Duterte lên cầm quyền và liên tiếp đưa ra những lời đe dọa, chữi bới Hoa Kỳ đã làm thay đổi những tính toán của TC. Tất nhiên là Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu biến Scarborough thành một căn cứ quân sự lớn, nhưng hiện giờ kế hoạch này dường như đang tạm ngưng.

Theo các nhà phân tích TC, điều quan trọng nhất với Bắc Kinh bây giờ là tạo một mối quan hệ hữu nghị với ông Duterte để cố lôi kéo Philippines ra khỏi liên minh với Hoa Kỳ. Xây đảo nhân tạo trên bãi cạn Scarborough vào lúc này sẽ phá hỏng cơ may đạt được mục tiêu nói trên. Một giáo sư về quan hệ quốc tế ở Hồng Kông được New York Times trích dẫn cho biết rằng chính phủ Bắc Kinh vẫn muốn ít ra là Manila giữ thái độ trung lập trong cuộc đối đầu hiện nay giữa TC với Hoa Kỳ.

Tờ New York Times nhắc lại rằng vào tháng 7 vừa qua, Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra phán quyết chỉ trích nặng nề những hoạt động của TC ở Biển Đông, đặc biệt là hoạt động xây đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa, nằm không xa Philippines. Nhưng Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết đó. Chính quyền Obama đã tuyên bố phán quyết của Tòa Trọng tài mang tính bắt buộc thi hành, nhưng tránh nhấn mạnh quá nhiều vào điểm này.

Lý do là vì, theo New York Times, rất khó mà ngăn chận TC tiếp tục xây những cấu trúc quân sự trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, trừ phi dùng vũ lực. Quân đội Mỹ cho biết là 3 trong số 7 đảo nhân tạo mà TC xây ở Trường Sa được thiết kế như những căn cứ quân sự. Theo lời một nhà nghiên cứu quân sự Mỹ, Thomas Shugart, Đá Su Bi (Subi Reef) nay có một hải cảng lớn hơn cả Trân Châu Cảng. Cả ba đảo/căn cứ quân sự nói trên có thể được dùng là nơi đồn trú cho 17 ngàn binh lính và một đội phi cơ đủ khả năng chống lại một cuộc can thiệp của Mỹ.

Cũng theo lời ông Shugart, bãi cạn Scarborough có thể trở thành một căn cứ quân sự lớn hơn cả. Bãi cạn này có vị trí chiến lược đặc biêt vì nó chỉ nằm cách 250 km với bờ biển Philippines và Vịnh Subic, nơi đồn trú các chiến đấu cơ phản lực và chiến hạm của Mỹ.

Một khi biến bãi cạn Scarborough thành căn cứ quân sự, TC sẽ có thể tung lực lượng ra khắp vùng Biển Đông, từ một “tam giác” căn cứ, cùng với quần đảo Trường Sa ở phía Nam và quần đảo Hoàng Sa ở phía Tây.

Theo lời một giáo sư quan hệ quốc tế ở trường Đại học Nhân dân Trung Hoa, cho dù đối thoại giữa Bắc Kinh với Manila đạt kết quả như thế nào, thì mục tiêu lâu dài của TC vẫn là kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Hơn nữa, cũng theo vị giáo sư này, tuy Duterte đã có thái độ gay gắt với Mỹ, đòi rút lực lượng đặc biệt của Mỹ ra khỏi miền Nam Philippines và dùng những lời thô tục nói về tổng thống Obama, TC không dễ gì mà thu phục được sự tin cậy của tổng thống Philippines. Vị giáo sư này cho rằng, thuyết phục Manila từ bỏ quan hệ mật thiết với Washington để ngả theo TC, giống như họ đã làm với Lào và Cam Bốt, là chuyện không tưởng. – Theo RFI
Powered by Blogger.