Ngành nail của người gốc Việt ở Mỹ điêu đứng vì Covid-19
Theo Zing News
Ngành nail của người gốc Việt ở Mỹ bế tắc vì Covid-19
Làm móng, vuốt mi... Xếp hàng tận hưởng, còng lưng thu tiền Tết
Người Việt làm nail ở Mỹ: 'Ma lực' khủng khiếp, dính vào thì khó rút chân ra
Theo Zing News
VOA
19/01/2021
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang trao giấy chứng nhận đầu tư cho các tập đoàn, doanh nghiệp. Foxconn sẽ xây dựng nhà máy sản xuất máy tính cho Apple tại Bắc Giang.
Việt Nam hôm 18/1 trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Công nghệ Foxconn để xây dựng nhà máy trị giá 270 triệu USD sản xuất máy tính cho thương hiệu Apple của Mỹ tại tỉnh Bắc Giang, theo Báo điện tử Chính phủ.
Nhà máy do dự án Fukang Technology đầu tư thực hiện tại khu công nghiệp Quang Châu sẽ sản xuất và gia công khoảng 8 triệu máy tính bảng và máy tính xách tay mỗi năm, theo tuyên bố đăng trên cổng thông tin điện tử Chính phủ hôm 18/1.
Dự án này có tổng số vốn đầu tư đăng ký là 6.233 tỷ đồng, tương đương 270 triệu USD.
Foxconn – một nhà sản xuất theo hợp đồng các sản phẩm của Apple gồm iPhone, iPad, và MacBook – đã đầu tư 1,5 tỷ USD tại Việt Nam tính đến hết năm 2020, trong đó có 900 triệu USD vốn đầu tư tại tỉnh Bắc Giang, theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Foxconn tại Việt Nam Trác Hiến Hồng được báo Chính phủ trích lời cho biết. Dự kiến tập đoàn này sẽ tăng thêm đầu tư 700 triệu USD và tuyển thêm 10.000 lao động trong năm nay.
Người đứng đầu Foxconn Việt Nam được Tiền Phong trích lời còn cho biết rằng dự án sản xuất máy tính bảng và máy tính xách tay của tập đoàn tại Việt Nam này sẽ lắp ráp các sản phẩm cho Apple, công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở ở California. Theo ông Hồng, dự án có tổng quy mô 38 ha dự kiến đi vào sản xuất vào đầu năm 2022.
Trước đó vào tuần trước, truyền thông Việt Nam cho biết Foxconn cũng đang dự định đầu tư 1,3 tỷ USD vào tỉnh Thanh Hoá, cách Hà Nội 160km.
Đại diện Foxconn đã gặp mặt lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá để tìm hiểu cơ hội đầu tư và tìm kiếm địa điểm có diện tích 100-150ha với doanh số xuất khẩu 10 tỷ USD một năm, theo Tạp chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ.
Foxconn đang dịch chuyển một số dây truyền sản xuất máy tính bảng iPad và máy tính bàn MacBook sang Việt Nam từ Trung Quốc theo yêu cầu của Apple giữa bối cảnh các công ty Mỹ tìm cách đa dạng hoá việc sản xuất để giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, theo một nguồn tin biết về kế hoạch này cho Reuters biết như vậy hồi tháng 11 vừa qua.
Theo nhóm nghiên cứu TrendForce có trụ sở ở Đài Bắc, tất cả các máy tính bảng của Apple, tức iPad, đều được lắp ráp ở Trung Quốc và do đó việc dịch chuyển dây truyền sản xuất của Foxconn sẽ đánh dấu lần đầu tiên iPad được sản xuất bên ngoài Trung Quốc.
Theo Tiền Phong, các sản phẩm MacBook và iPad của Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải, tức Foxconn, sản xuất tại Bắc Giang cho Apple sẽ xuất đi nhiều nước trên thế giới. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia trọng yếu trên thế giới về xuất khẩu hàng điện tử, khi nhảy 35 bậc để tiến lên Top 12 nước trên thế giới vào 2019 trong lĩnh vực này. Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường lớn nhất của Việt Nam để xuất khẩu hàng điện tử.
VOA
20/01/2021
Ông Nguyễn Phú Trọng đã làm hai nhiệm kỳ tổng bí thư
Việc Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục có biệt lệ về nhân sự cho một số trường hợp đã quá tuổi quy định chỉ càng chứng tỏ họ ‘đã thất bại trong công tác phát hiện và bồi dưỡng cán bộ’ và họ ‘đặt ra quy định nhưng lại làm sai quy định’, một nhà quan sát từ trong nước nói với VOA.
Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc hội nghị trung ương 15 hôm 17/1 – hội nghị toàn thể Trung ương Đảng lần cuối cùng trước khi khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 13 để thực hiện việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo mỗi năm năm một lần.
Hội nghị 15 đã thông qua danh sách bổ sung vào Ban chấp hành trung ương khóa mới, các trường hợp đặc biệt được ở lại Trung ương Đảng và Bộ Chính trị khóa 13. Nhưng quan trọng nhất là biểu quyết về các ‘trường hợp đặc biệt’ trong số bốn vị trí lãnh đạo chủ chốt là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
Hội nghị này đã họp xong chỉ trong vòng 1,5 ngày trong khi lúc đầu dự kiến họp đến 3 ngày và số phiếu dành cho các trường hợp đặc biệt ‘tập trung rất cao’, cũng theo hãng tin Nhà nước Việt Nam.
‘Phương án nhân sự mới’
Theo quy định lâu nay của Đảng Cộng sản Việt Nam thì những ai đã quá 68 tuổi thì không được phép tái cử. Như vậy thì tất cả các vị từ Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đều phải về hưu. Để được tiếp tục ở lại thì họ phải được Trung ương Đảng chấp thuận cho là ‘trường hợp đặc biệt’.
Hiện giờ vẫn chưa rõ các trường hợp đặc biệt đó là ai. Theo quy định của Chính phủ thì thông tin về nhân sự lãnh đạo được đề cử của Đảng thuộc diện ‘tuyệt mật’, nhưng sau hội nghị 15 thì đã có những tin tức rò rỉ về các trường hợp đặc biệt này.
Trao đổi với VOA từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến đồng thời là nhà quan sát chính trị, cho biết sau hội nghị 15 vừa qua, đã có tin rò rỉ ra là ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban bí thư vốn được dự kiến sẽ lên làm thay ông Trọng làm Tổng bí thư tại Đại hội 13, không đạt đủ tín nhiệm trong Đảng.
Ông chỉ ra việc kỳ này Đảng phải họp thêm hội nghị 15 trong khi các khóa trước chỉ họp tới lần thứ 14 là đã quyết định xong để chứng tỏ rằng Đảng đã ‘không thể thống nhất về danh sách nhân sự chủ chốt’.
Tuy nhiên, đến hội nghị 15 thì chỉ cần có 1,5 ngày là đã họp xong nên ông A cho rằng ‘ngay từ đầu hội nghị họ đã đi đến sự thống nhất (về phương án mới)’.
“Có lẽ họ chỉ bỏ phiếu thôi chứ không có bàn cãi gì nên hội nghị mới diễn ra nhanh như vậy,” ông suy đoán.
Hiện giờ theo các tin đồn trên mạng xã hội mà VOA chưa kiểm chứng được thì Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là các trường hợp đặc biệt được phép ở lại.
“Nếu ông Nguyễn Phú Trọng là trường hợp đặc biệt thì sẽ tạo tiền lệ rất xấu cho Đảng Cộng sản Việt Nam,” ông A nói. “Bởi vì ông ấy đã được một lần đặc biệt rồi (tại Đại hội 12 hồi năm 2016). Bây giờ thêm một lần đặc biệt nữa thì hơi kỳ.”
Ông dẫn ra điều lệ của Đảng ghi rằng ‘không ai được giữ chức tổng bí thư quá hai nhiệm kỳ’ để cho rằng nếu ông Trọng ở lại thì ‘phải thay đổi điều lệ Đảng’. Ông Trọng lên làm tổng bí thư từ năm 2011 và đến nay đã được hai nhiệm kỳ.
“Nếu phải sửa đổi Điều lệ Đảng cho ông Trọng thì cũng na ná như ông Tập Cận Bình bên Trung Quốc đã sửa Hiến pháp để cho ông ấy làm chủ tịch nước suốt đời,” ông A lưu ý.
‘Ông Phúc xứng đáng’
Ngoài việc sửa đổi Điều lệ Đảng, nhà hoạt động dân chủ này còn chỉ ra rằng việc ông Trọng tiếp tục nắm quyền là điều không tốt cho nhân quyền và phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam vì trong năm năm vừa qua ‘tình hình nhân quyền Việt Nam tồi tệ đi một cách đáng kể’.
Ông cho rằng chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế để giúp Việt Nam tăng trưởng như hiện nay ‘không phụ thuộc vào ông Trọng’ mà là chủ trương chung của Đảng Cộng sản Việt Nam nên ai làm Tổng bí thư cũng phải vậy thôi.
Còn công cuộc chống tham nhũng mang dấu ấn cá nhân của ông Trọng, ông A cũng cho rằng ‘không phải dựa vào ông Trọng mà thành công được mà phải có các điều kiện như có nhà nước pháp quyền, nền tư pháp độc lập, báo chí tự do và xã hội dân sự năng động’.
Mặc dù chỉ trích Đảng làm sai quy định, nhưng ông A cho rằng ‘nếu cực chẳng đã phải có trường hợp đặc biệt thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người xứng đáng’.
“Ông Phúc rất năng nổ trong chỉ đạo các chính sách kinh tế và chống dịch Covid-19,” ông nói.
“Chính phủ đã có những hoạt động ráo riết, rất phù hợp với khoa học về chống dịch bệnh và làm rất kiên quyết. Chính vì thế nên thành tích chống dịch ở Việt Nam đạt được rất tốt,” ông A chỉ ra.
‘Nên cạnh tranh công khai’
Nhà quan sát chính trị này cho rằng việc có trường hợp đặc biệt là ‘thất bại của Đảng’.
“Nếu đã có quy định mà hết lần này đến lần khác phải có trường hợp đặc biệt thì chỉ chứng tỏ rằng các vị đặc biệt chỉ là đặc biệt tham quyền cố vị,” ông phân tích.
Ngoài ra, theo lời ông, nếu lâu nay Đảng luôn lặp đi lặp lại là ‘công tác cán bộ là quan trọng’ mà đến giờ không có người thay thì chỉ chứng tỏ ‘chính sách đó là thất bại’.
“Nó cho thấy công tác cán bộ chuẩn bị nhiều năm qua vẫn không xong. Nó thật sự gây bất ổn định cho Đảng,” ông nói thêm.
Lẽ ra, theo lập luận của ông, để cho trong Đảng xuất hiện người tài thì Đảng nên áp dụng phương pháp cho các ứng viên trong Đảng cạnh tranh công khai với nhau.
“Họ phải tranh luận với nhau, nêu đường lối họ là thế này thế kia, và cuối cùng trong Đảng họ sẽ bỏ phiếu cho một lãnh đạo mới,” ông giải thích.
“Qua các cuộc tranh luận như thế thì người ta mới biết họ là người như thế nào,” ông nói thêm. Đây là mô hình mà hầu hết các đảng chính trị ở các nước phương Tây đều áp dụng khi bầu lãnh đạo.
BBC
Trong những tuần đầu tháng 1/2021, báo chí Việt Nam đăng bài nói về một vụ án “bỏ ra 27 tỷ đồng để mua chức 'phó vụ trưởng' ở một cơ quan cấp bộ.
Điều đáng chú ý là báo chí coi những vụ việc này là “không quá bất ngờ”, vì chính các cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản và chính phủ VN đã nói đến hiện tượng “chạy chức chạy quyền” từ lâu nay.
Trang Người Lao Động bản điện tử (15/01) viết:
“Dư luận quan tâm theo dõi nhưng không quá bất ngờ vụ "Nữ đại gia khai với cơ quan công an rằng đã đưa 150.000 USD cho một cục trưởng để chạy chức."
Theo các báo Việt Nam, người chạy chức còn khai đã bỏ ra hơn 27 tỉ đồng (1,16 triệu USD) cùng nhiều tài sản khác để mua chức "Phó Vụ trưởng" tại một cơ quan cấp bộ.
Vụ việc “mua chức bất thành” đang bị công an điều tra và được biết nhà chức trách “đã thu hồi hơn 3 tỉ đồng và một xe ô tô Toyota Camry”.
Các báo Việt Nam không nói rõ bên nhận tiền để bán chức vụ là ai.
Trong hệ thống chính trị và hành chính của Việt Nam, cán bộ trung cao cấp đều thuộc diện quản lý của các cơ quan trung ương, và các tiêu chuẩn để một ứng viên được đề cử, bổ nhiệm luôn được giám sát chặt chẽ.
Cùng lúc, việc tồn tại các đường dây chạy chức vụ, hoặc đặt tiền cho một quan chức hoặc tập thể quan chức, lãnh đạo có quyền quyết định, ra chữ ký về nhân sự trung, cao cấp được các báo VN nói đến đã nhiều.
Vụ “mua chức” vỡ lở không lâu sau khi lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì một hội nghị chống tham nhũng với 5000 đại biểu hôm 12/12/2020.
Tinh thần của hội nghị này tại Hà Nội là “từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để bảo đảm "không thể", "không dám", "không muốn", "không cần" tham nhũng”.
Vẫn trang Người Lao Động (18/01/2021) có đăng ý kiến viết:
“Các "vụ án chạy" có đủ từ cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh đến Trung ương, liên quan từ cán bộ cấp thấp đến trung, cao cấp. Không hiếm người giữ quân hàm cấp tướng, chức vụ thứ trưởng, bộ trưởng "nhận tiền chạy" bị phơi bày. Mặc dù có thể không ít tội phạm đã lợi dụng "nhu cầu chạy" ở một số người để trục lợi, lừa đảo.”
Điều khá phổ biến, như các vụ án tham nhũng gần đây bị phát giác, là con em, cháu, họ hàng các quan chức đóng vai trò môi giới chạy chức, hoặc dắt mối.
Vì thế, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nói về nhu cầu tách biệt quan hệ thân thuộc của cán bộ cao cấp ra khỏi công việc:
"Đừng nghĩ đến người quen, đừng nghĩ đến người thân hay gia đình của mình, hay địa phương của mình. Ngày xưa hy sinh cho Tổ quốc còn không sợ, mà hy sinh lợi ích làm gì phải khổ sở thế. Hy sinh một tí tình cảm vì lợi ích quốc gia, dân tộc thế mới là đảng viên. Và lại càng thế mới là Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ chính trị. Ta phải thống nhất với nhau tinh thần thế.”
Dù các cấp cao nhất phát biểu công khai, mạnh mẽ như thế, việc tồn tại của “chợ đen mua quan bán chức” cũng được nói đến.
Nhưng dư luận còn để ý đến các con số khổng lồ mà vụ án chạy chức gần nhất hé lộ.
Chỉ một chức vụ phó mà người ta sẵn sàng “đầu tư” trên 1 triệu USD thì sẽ phải “kiếm về” bao nhiêu khi ngồi lên ghế quyền lực cấp chưa phải là cao đó.
Báo chí, truyền thông Việt Nam không đưa tin về chuyện chạy tiền vào các chức vụ cao hơn, nhưng có vẻ như đã thừa nhận đây là một phần thuộc vùng tối của sinh hoạt chính trị ở nước này.
Truyền thông còn phê phán đây là hiện tượng gây bất công đối với những người bị loại ra ngoài quá trình bổ nhiệm đáng ra phải công khai, minh bạch và trọng nhân tài.
Thậm chí, trang Thanh tra chính phủ còn mô tả lời một đại biểu QH nói hồi tháng 11/2019, nhận xét thú vị về các thời điểm nhộn nhịp của chợ đen của việc mua quan, bán chức:
“Không dễ trả lời được ai mua và ai bán, chỉ biết dư luận râm ran chợ đen này thường nhộn nhịp trong các dịp bầu cử, đại hội,” Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hoà Bình) được trích lời cho biết.
Trong một bài viết gần đây trên trang Diễn đàn của BBC News Tiếng Việt, luật gia Nguyễn Hữu Liêm từ California, Hoa Kỳ nêu ra một nhận xét khác về bộ máy quan chức Việt Nam.
Theo ông, đa số các quan chức “đã là tư sản”, không còn là “vô sản” nữa, trong bối cảnh Việt Nam bước vào nền kinh tế có mọi giao dịch đều mang tính thị trường từ lâu.
Dù vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rằng “Chạy chức, chạy quyền" là một dạng tha hóa quyền lực; là việc người có quyền lực đã “sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi” trong công tác cán bộ”.
TBT Nguyễn Phú Trọng, nhà lý luận hàng đầu của đảng cầm quyền tại Việt Nam, vẫn tiếp tục nhấn mạnh đến tinh thần cộng sản, đạo đức cách mạng của các quan chức như phương thuốc chống tham nhũng, chạy chức chạy quyền.
Hệ thống chính trị Việt Nam do Đảng Cộng sản kiểm soát toàn diện cho đến nay bác bỏ việc cho tồn tại cơ chế giám sát độc lập theo mô hình tam quyền phân lập mà cộng đồng quốc tế tin rằng có hiệu quả tốt hơn nguyên tắc độc quyền trong công tác chống nhũng lạm quyền lực và hối mại quyền thế.
Cùng thời gian, vấn đề lớn không chỉ cho Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á trong những năm này của thế kỷ 21 là làm sao giới cầm quyền chứng tỏ họ tôn trọng thủ tục minh bạch, và chống bất bình đẳng về cơ hội.
Theo Michael Vatikiotis, Giám đốc châu Á của Centre for Humanitarian Dialogue viết trên Nikkei Asian Review (16/01/2021) thì Minh Bạch và Bất Công là hai vấn đề lớn hàng đầu tại châu lục này những năm tới.
Hiện chưa rõ Đảng CSVN sau kỳ Đại hội 13 sẽ giải quyết hai vấn đề này bằng cách thế nào cụ thể hơn những hô hào mạnh mẽ mang tính đạo đức.
NHÓM CHỦ TRƯƠNG:
- Lý Văn Phước
- Đổ Hồng Anh
- Lê Long
- BAN QUẢN TRỊ:
- Lý Văn Phước
- Đổ Hồng Anh
- Thomas Phạm
- BAN YỂM TRỢ:
- BS Mã Xái
- Lý Hiền Tài
- Phan Văn Bề
- LIÊN LẠC:
- Trang web: Haingoaingaynay.blogspot.com
- Hợp thư: HNNN
P.O. Box 000 Clarksburg, MD 20871
- E mail: pvanly@Hotmail.com
Diễn đàn Facebook