Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Năm năm phản biện và hành động

Saturday, January 19, 2019 // ,
Lê Thân
19-1-2019
Nhân giỗ lần thứ năm luật gia Lê Hiếu Đằng (22/01/2014 – 22/01/2019)
Sinh thời, trả lời phỏng vấn chuyên mục “Xây dựng Đảng” của báo Sài Gòn giải phóng (ngày 12/11/2007), luật gia Lê Hiếu Đằng, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh nói: Phản biện là đưa cuộc sống vào nghị quyết Đảng.
Những người giáo điều bảo thủ nói ngược lại: Đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống!
Những phản biện sắc bén của Lê Hiếu Đằng càng ngày càng đi ngược lại với chủ trương áp đặt, độc đoán mà thực chất là đàn áp những tiếng nói vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia dân tộc.
Vị lãnh tụ của phong trào đấu tranh của sinh viên Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước năm 1975, đã trở thành “thế lực thù địch” của những kẻ cướp đất của đồng bào ở Thủ Thiêm lúc nào không hay?!
Lê Hiếu Đằng là một trong 72 người đầu tiên kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 2013. Ông cũng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam. Ông tuyên bố: Việt Nam vi phạm nhân quyền khi trấn dẹp biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam.
Trong bài viết vào tháng 8/2013 “Suy nghĩ nhân những ngày nằm bệnh”, ông đã công khai những suy nghĩ của mình về thực trạng của đất nước và sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền đã phản lại những người đã góp phần xây dựng chế độ, trong đó có ông. Ông thấy việc cần thiết, cấp bách, là phải dân chủ hóa đất nước, xây dựng thể chế đa đảng…
Lê Hiếu Đằng ra đi ngày 22/01/2014 (nhằm ngày 22 tháng Chạp năm Quý Tỵ). Ngày 10 tháng 02 năm 2014, tức 18 ngày sau khi Lê Hiếu Đằng mất, các đồng đội của ông trong phong trào đấu tranh của sinh viên Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975 và bạn bè của ông có mặt hôm đó tại Văn Thánh thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức thành lập “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng” và bầu Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm làm chủ nhiệm Câu lạc bộ.
Từ đó đến nay đã tròn 5 năm.
Trung thành với di sản của Lê Hiếu Đằng để lại là: Đấu tranh bảo vệ đất nước trước sự bành trướng và xâm lăng của nhà cầm quyền Trung Quốc, đấu tranh ôn hòa để dân chủ hóa đất nước… Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã phấn đấu không mệt mỏi cho hai mục tiêu trên. Nhân 5 năm ngày giỗ của Lê Hiếu Đằng, chúng tôi, những thành viên của Câu lạc bộ, tự hào nói trước linh hồn của anh rằng, Câu lạc bộ đã không hổ danh khi mang tên anh: Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.
Trong 5 năm qua, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã theo sát tình hình chính trị xã hội, kinh tế của đất nước, đặc biệt là tình hình xâm lấn biển đảo và phá hoại môi trường của Trung Quốc ở nước ta để kịp thời tổ chức xuống đường biểu tình chống xâm lược. Có thể lấy một điểm nhấn là cuộc xuống đường sáng ngày 05/11/2015. Ngay sáng hôm đó, khi tên cướp Tập Cận Bình vừa đáp xuống Hà Nội, khi các vị cao niên thành viên của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng còn đang bị vây hãm chặt chẽ không thể ra khỏi nhà, thì hai thành viên trẻ của Câu lạc bộ là kỹ sư Trần Bang và nữ nhà báo Sương Quỳnh đã dẫn đầu đoàn biểu tình tại Hồ Con Rùa, Sài Gòn, hô vang khẩu hiệu: Tập Cận Bình cút đi!
Trần Bang bị đánh trào máu mặt nhưng anh vẫn hô to: Máu tôi đổ vì Tập Cận Bình! Có chết tôi cũng đuổi Tập Cận Bình! Cuộc loạn đả đã diễn ra, giằng co, lôi kéo. Các bạn trẻ nữ đã lao vào cứu Trần Bang… Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam mà cả hội trường phải đứng lên vỗ tay. Nhưng chỉ ngày hôm sau tại Singapore, Tập tuyên bố Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc!
Trong 5 năm qua, những ngày lịch sử 19/1 (mất Hoàng Sa), 17/2 (chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc), 14/3 (chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma)… Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đều tổ chức đi thắp hương dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn, để tưởng nhớ những chiến sĩ đã lẫm liệt hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều thành viên Câu lạc bộ cao tuổi đã phải rời nhà từ 3 giờ sáng để thoát vòng vây đến thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ.
Mỗi dịp Tết về, Câu lạc bộ đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình có người thân vì biểu tình chống Trung Quốc mà trở thành tù nhân lương tâm của chế độ hèn với giặc, ác với dân. Nhân dân thành phố Mỹ Tho không bao giờ quên hình ảnh tù nhân Côn Đảo Võ Văn Thôn năm xưa, ngày 14/12/2015 đã dẫn đầu đoàn đại biểu Câu lạc bộ Lê hiếu Đằng xuống chờ đón Nhạc sĩ Việt Khang trở về sau 4 năm tù đày vì đã sáng tác những bài ca yêu nước chống bọn cướp nước và bán nước! Nhân dân Long An cũng không bao giờ quên nhà báo Kha Lương Ngãi cùng các thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã nhiều lần lặn lội đến thăm hỏi và tặng quà những người nông dân hiền lành đã bị bọn “cướp nay có Đảng có đoàn hẵn hoi” (thơ Nguyễn Duy) cướp đất của họ!
Xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo, đi mọi miền đất nước thăm hỏi bà con dân oan mất đất mất nhà, đói khổ vì môi trường bị nhiễm độc hết kế sinh nhai… Câu lạc bộ còn phản biện bằng văn bản, chủ trương sai trái, phản dân chủ, phản tiến bộ của chính quyền từ chủ trương “Sân gôn đuổi sân bay” đến Luật Đặc khu kinh tế phản dân hại nước…
Uy tín của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ngày một lan rộng, nâng cao trong dư luận trong ngoài nước. Nhiều trí thức văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đã tự nguyện tham gia Câu lạc bộ. Có người từ Thủ đô Hà Nội như nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, thạc sĩ Đào Tiến Thi… cũng xin gia nhập Câu lạc bộ. Những thành viên Câu lạc bộ tuy ở xa nhưng cũng đóng góp “hội phí” mỗi tháng 20.000 đồng đều đặn góp phần cho quỹ thăm hỏi các tù nhân lương tâm… Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã trở thành một tổ chức dân sự xã hội đúng với ý nghĩa của xã hội dân sự mang tính thời đại này.
Tình hình đất nước ngày một thay đổi, phát triển nhanh chóng, những việc làm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng chỉ là bước đầu khiêm tốn, nhưng cùng với các tổ chức dân sự khác, nó đóng góp các bài viết phản biện có giá trị, các tuyên bố quan trọng cho việc hình thành một xã hội dân sự rộng lớn, mà bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển trong ổn định, tiến tới văn minh dân chủ và phồn vinh đều phải trải qua và tránh được những bất ổn, xáo trộn và đổ máu không đáng có. Tương lai của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đầy hứa hẹn…
Sài Gòn, ngày 19 tháng 01 năm 2019
Thay mặt Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng
Chủ nhiệm
Lê Thân

Quan tòa mù luật thì dân biết kiện ai?

19-1-2019
Ngày 4/12/2018, tôi có đơn khởi kiện Bộ trưởng Bộ tư pháp, yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại và trả lại quyền hành nghề luật sư cho tôi.
Ngày 21/12/2018, Tòa án tỉnh Phú Yên có thông báo trả lại đơn khởi kiện, vì cho rằng quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ tư pháp là quyết định mang tính nội bộ của tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư.
Ngày 27/12/2018, tôi có đơn khiếu nại gửi Chánh án Tòa án tỉnh Phú Yên, khiếu nại việc tòa án trả lại đơn kiện. Ngày 10/01/2019, Tòa án tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số: 01/2019/QĐGQKN, giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện.
Quyết Định giải quyết khiếu nại số: 01/2019/QĐGQKN, ngày 10/01/2019 của Tòa án tỉnh Phú Yên sai cả về thẩm quyền và nội dung:
Về thẩm quyền: Quyết định này thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án tỉnh Phú Yên, nhưng thẩm phán ký ban hành là không đúng (Thông báo trả lại đơn khởi kiện do thẩm phán Lương Quang – Phó chánh án ký, nhưng quyết định giải quyết khiếu nại do thẩm phán Lê Ngọc Minh ký (cấp dưới giải quyết khiếu nại của cấp trên).
Về nội dung: Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ tư pháp là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước, nhưng tòa án lại cho rằng quyết định này mang tính nội bộ của tổ chức luật sư.
Tòa án tỉnh Phú Yên cố ý hiểu sai pháp luật, nhằm mục đích không thụ lý vụ kiện của tôi, để bảo vệ những sai trái của kẻ có quyền.
Việt Nam có một rừng luật nhưng chỉ sử dụng luật rừng!
Bình Luận từ Facebook

https://baotiengdan.com/2019/01/19/quan-toa-mu-luat-thi-dan-biet-kien-ai/

Lãnh đạo số 2 đảng Dân chủ nói tường biên giới hiệu quả, ‘không vô đạo đức’

Tân Bình
18/01/2019

Lãnh đạo đa số Hạ viện Steny Hoyer, nhân vật quyền lực số 2 của đảng Dân chủ tại Hạ viện mới đây đã lên tiếng nói rằng bức tường biên giới hiệu quả. Ông Hoyer cũng bác bỏ ý kiến của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi tường biên giới là “vô đạo đức”.


Lãnh đạo đa số Hạ viện Steny Hoyer là nhân vật quyền lực thứ hai của đảng Dân chủ tại Hạ viện, chỉ sau bà Nancy Pelosi.
Phát biểu trên kênh Fox News, Dân biểu Steny Hoyer cho hay: “Rõ ràng, chúng [bức tường biên giới] hiệu quả tại một số nơi. Một bức tường mà bảo vệ người dân thì không phải là vô đạo đức. Tôi nghĩ rằng vấn đề chỉ là xem nó có hiệu quả hay không.”
Bình luận của ông Hoyer là phù hợp với những nhận xét trước đây của hầu hết các lãnh đạo đảng Dân chủ, trong đó có Lãnh đạo thiểu số Thượng viện hiện tại Chuck Schumer, cựu Tổng thống, Thượng nghị sĩ Barack Obama và cựu Ngoại trưởng, Thượng nghị sĩ Hillary Clinton. Các lãnh đạo Dân chủ này đã bỏ phiếu ủng hộ luật chi tiền xây hàng rào biên giới các năm 2006 và 2013.
Dân biểu Hoyer cũng nói rằng đảng Dân chủ đang sẵn sàng đạt một thỏa thuận với ông Trump, nhưng điều này đã bị bà Pelosi phản đối. Trong khi Tổng thống Trump yêu cầu Quốc hội chi 5,7 tỷ USD cho xây tường biên giới, thì Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói bà sẽ chỉ đồng ý duyệt chi 1 tỷ USD cho bức tường.
Vâng, chúng tôi đã chuẩn bị đạt được điều đó,” ông Hoyer nói, đề cập tới việc gần có được thỏa thuận với chính quyền Trump. “Tôi nghĩ có thể có một lập trường thỏa hiệp. Có tất cả các loại lựa chọn khác nhau mà chúng tôi có thể theo đuổi để đưa ra giải pháp đồng thuận nhằm đạt được mục đích mà theo tôi tất cả chúng ta đều muốn có, và đó là biên giới an ninh và an toàn cho đất nước chúng ta, cho công dân chúng ta.
Ngoài Dân biểu Hoyer, một số nghĩ sị Dân chủ khác cũng đã bày tỏ sẵn sàng đàm phán với chính quyền Trump về an ninh biên giới và mở cửa chính phủ.
Theo hãng tin AP, trong tuần qua, 7 nhà lập pháp Dân chủ, trong đó có một số nghị sĩ tân cử, đã tham dự một phiên họp cùng với Tổng thống Trump và các nghị sĩ Cộng hòa tại Tòa Bạch Ốc.
Đây là nhóm nghị sĩ Dân chủ đầu tiên đồng ý gặp mặt ông Trump trong thời gian chính phủ đóng cửa. Chính phủ Trump đã cố gắng tách các nhà lập pháp khỏi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, nhưng nhiều nghị sĩ Dân chủ đã từ chối tham dự cuộc gặp với Tổng thống.
Tòa Bạch Ốc phát đi tuyên bố nói rằng cuộc gặp vừa qua có hiệu quả. Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders cho biết: “Tổng thống và đội ngũ của ông đã có một cuộc gặp mang tính xây dựng với các thành viên nhóm giải quyết vấn đề của lưỡng đảng. Họ đã lắng nghe lẫn nhau và bây giờ cả hai bên đã có hiểu biết tốt về điều mà bên kia muốn. Chúng tôi mong muốn có nhiều cuộc đối thoại như thế này hơn nữa.
Dân biểu Dân chủ của bang Minnesota, Dean Phillips hôm 16/1 nói rằng thực tế việc các nhà lập pháp của cả hai đảng ngồi xuống cùng nhau và nói chuyện với ông Trump bản thân nó đã là một sự tiến triển. Dân biểu Dân chủ của New York, Max Rose nói niềm tin đã được xây dựng trong các thành viên nhóm này. Ông Rose cho biết cả Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence “đã dành nhiều thời gian” với đảng Dân chủ. Dân biểu New York này gọi các cuộc đối thoại vừa qua là “các cuộc trao đổi rất đáng trân trọng khi [các bên] lắng nghe và nói.”
Dân biểu Phillips nói thêm rằng nhóm này không có mặt ở đó để đàm phán nhưng “để hiểu rõ hơn về nhau, điều mà tôi nghĩ chúng tôi đã làm được… và có thể cung cấp chút ánh sáng ban ngày cho con đường chúng ta bước đi.”
Tân Bình
--------


Dem House Leader Goes Against Pelosi, Says Walls Work and are NOT “Immoral!” 

                             

Chia rẻ trong Đảng Dân Chủ : Nancy Pelosi nói: Xây tường biên giới là "Vô đạo đức", Steny Hoyer nói ngược: "không vô đạo đúc" mà là hiệu quả cho an ninh quốc gia

Nhìn ra thế giới: ‘Tinh thần Mỹ’- chìa khóa làm nên cường quốc số 1 thế giới

Đại Kỷ Nguyên 
Hiếu Minh
18/01/2019


Mỗi thành phố, mỗi quốc gia đều mang trong mình một tiến trình lịch sử, có trải nghiệm, có thăng trầm. Mỗi địa danh cũng tạc vào lịch sử ấy tên tuổi và dấu tích của mình, trở thành “chứng nhân” cho xã hội tương lai, con người tương lai.
Thấu hiểu điều đó, với xuất phát điểm là trân quý tất cả những điều tốt đẹp của văn minh nhân loại, chuyên mục “Nhìn ra thế giới” hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc sự lạc quan và tin tưởng vào những giá trị nhân văn đang hiện hữu tại những miền đất khác nhau trên thế giới. Và nếu sự phát triển của xã hội giống như một vở kịch chưa có hồi kết, thì chúng ta hãy cùng nhau diễn tấu trọn vẹn vai diễn lịch sử của mình!
***
Người ta thường nói đến “tinh thần Mỹ”. Đó dường như là một loại tư tưởng, tính cách, tác phong đặc thù khiến nước Mỹ trở nên đặc biệt và khác biệt với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Vậy “tinh thần Mỹ” đó là gì?
Cả châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha,…) liên hiệp với nhau, chật vật mãi mới lập ra được Airbus Industrie để cạnh tranh với các công ty sản xuất máy bay dân dụng của Mỹ như Boeing, McDonnell Douglas và Lockheed. Tuy vậy, dù máy bay châu Âu có rất nhiều sáng tạo và cải tiến, nhưng ngay cả những sản phẩm thành công nhất cũng không có doanh thu cao cho lắm. Trong khi đó, chỉ với riêng Boeing, Mỹ đã chiếm được hơn nửa thị phần bán máy bay dân dụng toàn cầu.
Cả châu Âu hiện tại chẳng có cái điện thoại nào người ta muốn mua. Kể cả ông lớn Nokia cũng bị mua lại bởi Microsoft – một tập đoàn của Mỹ. Trong khi đó, cả thế giới đều thích Iphone của Mỹ.
Châu Âu phát triển hệ thống định vị vệ tinh Galileo (GNSS) nhưng chẳng mấy người dùng. Trong khi đó, GPS của Mỹ đã đi vào mọi ngõ ngách đời sống của người dân trên toàn thế giới.
Có vẻ như, tất cả những gì tinh túy nhất trên thế giới đều tập trung tại Mỹ quốc. Tại sao lại có chuyện kỳ lạ đến như vậy?

Có vẻ như, tất cả những gì tinh túy nhất trên thế giới đều tập trung tại Mỹ quốc? (Ảnh dẫn theo ies.be)
Người ta thường nói đến “tinh thần Mỹ”. Đó dường như là một loại tư tưởng, tính cách, tác phong đặc thù khiến nước Mỹ trở nên đặc biệt và khác biệt với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Vậy “tinh thần Mỹ” đó là gì? Vấn đề này e là khó có thể nói rõ ràng được. Tuy nhiên, người viết vẫn xin được mạn phép trình bày một vài quan điểm cá nhân trong tầm hiểu biết hạn hẹp của mình, mong được thảo luận cùng quý độc giả.
Tinh thần công bằng
Có lẽ chúng ta đã nghe nhiều về cụm từ “giấc mơ Mỹ” – biểu tượng cho sự cạnh tranh công bằng ở nước Mỹ. Điều này có nghĩa là, bất kể xuất phát điểm của bạn ở đâu, giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp, chỉ cần bạn thật sự sáng tạo và cố gắng, bạn sẽ có cơ hội để tạo ra sự nghiệp cho riêng mình ở xứ sở cờ hoa.
Công bằng mà nói, ở bất cứ xã hội nào cũng đều tồn tại đặc quyền và nước Mỹ cũng không ngoại lệ. Nhưng nhìn chung thì hoàn cảnh ở Mỹ tương đối công bằng hơn. Lấy 1 ví dụ về cuộc cạnh tranh giữa các hãng taxi truyền thống và ứng dụng gọi xe. Trong khi các hiệp hội taxi Châu Âu kiện Uber làm ảnh hưởng đến doanh thu của họ (tất nhiên vấn đề này vẫn còn tranh luận nhiều, và các các quan toà chưa đưa ra quyết định cuối cùng) nhưng cục diện ở Mỹ thì hoàn toàn khác hẳn.

Bất cứ xã hội nào cũng đều tồn tại đặc quyền và nước Mỹ cũng không ngoại lệ. Nhưng nhìn chung thì hoàn cảnh ở Mỹ tương đối công bằng hơn. (Ảnh dẫn theo momschi.com)
Yellow Cab Co, một công ty taxi truyền thống cực lớn tại San Fransisco, nơi Uber đặt trụ sở, đã chấp nhận phá sản năm 2016 vì không chịu nổi áp lực cạnh tranh. Cũng trong năm ấy, Barwood Inc, một công ty taxi truyền thống khác sở hữu một đội xe lớn nhất Maryland cũng tuyên bố phá sản. Khi họ đòi một khoản bồi thường thì đã bị tòa thượng thẩm tiểu bang Georgia thẳng thừng từ chối.
Các thẩm phán tiểu bang nêu rõ: nếu đã cùng là taxi, tất cả đều phải cạnh tranh với nhau sòng phẳng, hướng tới sự hiệu quả và tiện lợi cho người dùng. Tòa không ủng hộ sự “độc quyền không thể thay thế” trong bất kể lĩnh vực nào.
Mạnh tay hơn Georgia, chính quyền bang Indiana còn ra phán quyết bỏ hết các quy định về bảng hiệu, hộp đèn, màu sơn, cách khai thác,… không còn cần thiết trên Taxi truyền thống để họ cạnh tranh lành mạnh với nhau.
Tinh thần độc lập
Độc lập là thứ ngấm sâu trong tinh thần quốc gia của người Mỹ. Đến mức, không ai cần phải chỉ bảo cho trẻ con Mỹ rằng tinh thần độc lập cao quý nhường nào, mà chỉ từ việc quan sát cha mẹ và những người xung quanh, phẩm chất ấy đã tự thấm vào xương tủy của chúng.
Trong khi sinh viên Việt Nam đa số đều được cha mẹ “nuôi nấng” trong 4 năm đại học, thậm chí tìm việc làm, tìm hôn phu/ hôn thê hộ thì những đứa trẻ Mỹ đã biết tự kiếm tiền tiêu vặt từ khi học phổ thông. Những công việc phục vụ, bồi bàn, giao hàng… không phải chỉ dành riêng cho những đứa trẻ nghèo mà con cái của những gia đình khá giả cũng tham gia.

Tinh thần độc lập đã tự thấm vào xương tủy những đứa trẻ ở Mỹ. (Ảnh dẫn theo Discover Wisconsin)
Những đứa trẻ cũng được tự lựa chọn học đại học, cao đẳng, học nghề, gap year… tùy vào năng lực và sở thích. Cha mẹ không “định hướng” con cần phải học chuyên ngành này, làm công việc kia hay phải kết hôn với ai đó giống như ở Việt Nam hay Trung Quốc. Họ cũng không cần phải vất vả kiếm tiền để con vào đại học. Đó có lẽ là một kiểu giáo dục “nhẫn tâm” để tạo nên tinh thần độc lập cho những đứa trẻ chăng?
Giàu mà tốt bụng
Hoa Kỳ được mệnh danh là đất nước của những người có đức tin:
Tổng thống Washington từng phát biểu trong diễn văn nhậm chức của mình: “Đức Chúa Trời thiêng liêng đã soi sáng tương lai của chúng ta. Người đã ban cho chúng ta sự phán đoán đầy trí tuệ. Đây chính là chỗ dựa trong sự thành công của chính phủ này“.
Tổng thống Donald Trump trong bài phát biểu nhân ngày Độc lập nói rằng: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa”.
Niềm tin mạnh mẽ vào Chúa của 2 vị Tổng thống của Hoa Kỳ không phải là chuyện ngẫu nhiên. Thực ra, người Mỹ nào cũng đều có một đức tin mạnh mẽ, sâu sắc vào Thần, vào Đức Chúa Trời. Ngay trên đồng tiền của quốc gia mình, họ viết hàng chữ: “In God We Trust” (Tạm dịch: Chúng ta tin ở Chúa), trong bản tuyên thệ dưới cờ của họ cũng có cụm từ: “One Nation, Under God” (Tạm dịch: Một quốc gia dưới Chúa).

Đồng 20 đô của Mỹ có ghi “In God We Trust” (Chúng ta tin vào Chúa) (Ảnh dẫn theo Fotolia.com)
Có thể nói, chính bởi niềm tin rằng, mọi thành tựu trong cuộc sống của chúng ta có đều là ân huệ của Chúa nên những người giàu ở Mỹ thường “có trách nhiệm” là chia sẻ món quà của mình cho những người khác. Họ không cần dùng tiền hưởng thụ một cuộc sống xa hoa, không để lại tài sản kếch xù cho con cái, mà dành hầu hết của cải cũng như tâm huyết để cống hiến cho xã hội và làm từ thiện…
Tổng Thống Mỹ Donald Trump chỉ nhận mức lương chỉ 1 USD/năm cho “công việc toàn thời gian” của mình. Tỷ phú lừng danh Bill Gates dùng hơn 90% tài sản của mình để làm từ thiện. Người bạn thân thiết của ông – Warren Buffett – người giàu thứ 3 thế giới cũng là một nhà từ thiện hào phóng và có lối sống đặc biệt tiết kiệm. Ông sống tại căn nhà chỉ trị giá 30.000 USD mua từ năm 1958 ở Omaha và ăn sáng hàng ngày tại McDonald’s, với những suất ăn trị giá 2.61 USD…
Hiểu Minh

Powered by Blogger.