Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Người Hoa sang Việt Nam sống ở khu Chợ Lớn lại “giàu nứt vách”, bí mật là đây…

Monday, December 5, 2016 // , ,
05/12/2016
Hồi xưa người Hoa sang mình chẳng có đồng nào, mà giờ họ đã tập trung thành cộng đồng ở Chợ Lớn giờ giàu không chỉ gói gọn là ông bà chủ quán mà còn là chủ DN lớn. Vậy tại sao họ lại được như thế, bí mật là đây:
 
Cacngoc2_34fea

1. Xuất thân – quá khứ như thế nào không quan trọng

*** Dù xuất thân không có gì đặc biệt, thậm chí còn nghèo khổ không có gì trong tay nhưng họ vẫn có thể làm nên sự nghiệp. Đây là những cái tên thương hiệu nổi tiếng dưới sự dẫn dắt của những ông bà chủ người Hoa
-Nước rửa chén Mỹ Hảo: ông chủ hiện thời – Lương Vạn Vinh – người từng bắt đầu bằng việc bán một mớ đồ cũ trên vỉa hè
-Giày dép Biti’s:ông chủ Vưu Khải Thành – người từng chuyển từ nghề đông y sang làm giày dép
-Bánh kẹo Kinh Đô: ông Trần Kim Thành chỉ bắt đầu từ việc xoay xở với những bạn hàng nhỏ lẻ ở Campuchia
-Cửa hàng bánh ABC: ông Kao Siêu Lực -người đi làm thuê cho một hiệu bánh và sau đó tự khởi nghiệp
***Dù quá khứ có thất bại hay không cũng không quan trọng, kiên trì là yếu tố thành công. Một khi đã chọn thì họ sẽ kiên trì tới cùng.
Cộng đồng người Hoa tại khu Chợ lớn ngày xưa cũng đã thành công và thất bại 1 lần rồi. Trước năm 1975, họ sang đây ít của cải và tạo được tiếng tăm lớn nhưng tới ngày mình thống nhất họ lại suy tàn. Bây giờ là sự hồi sinh và còn tiếng tăm phát triển hơn xưa.
Chắc các bạn không thể nào tin được ông vua của các ngành hiện nay đa phần đều là người gốc Hoa: vua gốm sứ Lý Ngọc Minh, vua giày dép Vưu Khải Thành, vua bánh Kao Siêu Lực, vua nước rửa chén Lương Vạn Vinh, vua nhựa Trần Duy Hy, vua vải Thái Tuấn Chí…

2. Người Hoa luôn tuân thủ quy tắc: Phải biết yêu nghề và kính nghiệp.

Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm của ông Cổ Gia Thọ- Chủ tịch Công ty Thiên Long (cơ sở bút bi lớn đến mức già trẻ lớn bé ai cũng dùng). Ông chia sẻ đó là bí quyết thành công của ông và Cộng đồng doanh nghiệp người Hoa ai cũng đồng tình.
– Yêu nghề thì ai cũng biết rồi nhỉ: Phải dốc trọn cuộc đời cho một công việc mà mình đã chọn thì mới tạo ra những đế chế vững vàng đến mực được gọi là vua của một nghề.
– Kính nghiệp là không chỉ hoạt động kinh doanh và kiếm tiền rồi thôi, mà lao động trên cái nghề đó, tạo ra giá trị của cải cho mình và cả tạo ra giá trị cho những người khác. Điều này có nghĩa là mình làm giàu chưa đủ mà còn phải biết chia sẻ cách làm giàu, chia sẻ nỗi khổ với người thất bại, kết nối cộng đồng lại với nhau.
Mọi người không biết đấy, quan điểm thành công này của ông có lịch sử rất hay. Nó xuất phát từ những gì ông học được của hai người đàn anh đã giúp đỡ ông lúc khởi nghiệp là ông Lý Ngọc Minh (Chủ tịch Công ty gốm sứ Minh Long) và ông Vưu Khải Thành (Chủ DN Giày dép Biti’s).
Ông Thọ chia sẻ rằng hai người đàn anh đó là những đại ca cổ thụ trong cộng đồng doanh nghiệp người Hoa không chỉ vì khả năng kinh doanh, mà còn là sự bảo bọc, hướng dẫn anh em làm ăn và luôn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của nhau nữa. Theo đó, ta có thể thấy người Hoa họ luôn làm giàu bằng cách học tập nguyên tắc của đàn anh rồi sau đó lại truyền thụ cho những thế hệ kế tiếp. Nhờ vậy, họ học hỏi nhau rồi nối nhau để thành công.
Bí quyết thành công của các doanh nghiệp người Hoa ở Chợ Lớn- Người ta bảo “thà cho vàng chứ không chỉ đàng làm ăn” nhưng với cộng đồng người Hoa, sức mạnh tập thể và sự hướng dẫn là một trách nhiệm rất lớn.

3. Người Hoa kinh doanh theo “Hệ sinh thái” (ecosystem)

Khái niệm “hệ sinh thái” (ecosystem) dùng trong kinh doanh dạo này hay được nhắc đến nhiều thông qua chuyện người Israel xây nguyên một bệ phóng cho các doanh nghiệp trẻ với định vị “quốc gia khởi nghiệp”.
Nhưng nếu chịu khó nhìn ngó, thì tự thân các doanh nhân gốc Hoa ở Việt Nam cũng đã xây nên những nền tảng đáng kể cho công chuyện làm ăn của họ và con cháu.
Con cháu ở đây được hiểu theo nghĩa chung là tất cả những con người ở thế hệ sau, chứ không phải con cháu riêng của bất kỳ ai.Họ có các bang hội, tức là các “bang” và các “hội”.Những bang hội sau này hoạt động như những thành luỹ gìn giữ giá trị văn hoá truyền thống của một cộng đồng người gốc Hoa chung một nguồn cội.
Con cháu có thể đi học trường Hoa ngữ song song với trường Việt ngữ, được dạy những bài vỡ lòng về làm ăn theo kiểu công tử phải đi cọ thùng, và quan trọng nhất, họ được dạy bởi những bài học sống động của thực tiễn kinh doanh trong cộng đồng người Hoa.

4. Người Hoa luôn tuân thủ nguyên tắc “Cộng đồng”

Người Hoa họ có cả một cộng đồng hỗ trợ: bạn hàng cho mua thiếu lâu hơn, các đàn anh trong nghề chỉ vẽ đôi đường và còn giới thiệu đối tác, người trong tộc luôn ủng hộ…
Đầu tiên, đó là vai trò của các bang hội, tức là các “bang” và các “hội”. Trước đó thì các bang hội hoạt động theo thể chế chính trị lắm nhưng dần về sau này, họ sinh hoạt chung với nhau nhiều hơn.
Người bang trưởng, hay hội trưởng, phảilà người đức cao vọng trọng trong cộng đồng Thường thì để làm chức này, người ta phải bỏ ra nhiều tiền để đóng góp cho cộng đồng và thay vì để lấy chức quyền.Tức là dù chức cao hay thấp mình cũng phải hướng đến cộng đồng. Người thấp thì phải chịu sống chung tập thể, nghe theo lãnh đạo. Người muốn lãnh đạo thì trước đó cũng phải có cống hiến cho cộng đồng và lấy chức quyền đó rồi thì họ cũng phải lấy cái trách nhiệm và niềm tự hào để tiếp tục đóng góp cho cộng đồng.
Còn nhớ mỗi năm, khu hội quán Nghĩa An bên cạnh trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5 đều có tổ chức bán đấu giá những cái lồng đèn tuyệt đẹp để lấy tiền chăm lo đời sống và giáo dục cho con em gốc Hoa. Không giương cờ gióng trống hot boy hot girl hay trực tiếp truyền hình MC nổi tiếng gì cả, chỉ có những “đại bô lão” ngồi ghế, con cháu em út quây xung quanh. Nhưng con số cứ tăng dần, chục triệu, trăm triệu, rồi một tỉ, hai tỉ đồng được hô lên thu tiền ngay, làm chương trình công khai sổ sách ngay.
Những cái tên khá quen như Trầm Bê hay còn xa lạ như một bà cụ đã già lắm được cẩn thận ghi chép lại, và họ cũng sẽ là những người được cộng đồng nhắc đến, được những người trẻ nhìn đó mà làm gương.
Những thông tin này tôi đọc được trên mạng và chia sẻ tóm tắt lại, hy vọng người Việt mình có cơ hội thấy được học hỏi ở những con người này.

(Cà Fê Ku Búa)

Nữ phó TT Philippines rời Nội các -Philippines: Phó tổng thống tố cáo âm mưu gạt bà khỏi chính phủ -Philippines: Nguy cơ xung đột cá nhân ở đỉnh cao quyền lực ?

Nữ phó TT Philippines rời Nội các -Philippines: Phó tổng thống tố cáo âm mưu gạt bà khỏi chính phủ -Philippines: Nguy cơ xung đột cá nhân ở đỉnh cao quyền lực ?
Theo VOA
05/12/2016
Tại Philippines, tổng thống và phó tổng thống được bầu lên riêng rẽ và thường là đại diện của hai chính đảng đối lập, giống trường hợp của ông Duterte và bà Robredo.
Nữ Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo đã rút khỏi nội các sau khi bị Tổng thống Rodrigo Duterte cấm không được dự các cuộc họp nội các.
Tuy nhiên, ngoài vị trí đã từ chức là Bộ trưởng Phát triển Đô thị và Nhà ở, bà Robredo vẫn tiếp tục nhiệm vụ trong cương vị phó tổng thống đắc cử.
Trên Twitter, bà Robredo đăng bức thư từ chức gửi cho tổng thống, bà viết: “Ở lại trong nội các cũng không thể cố thủ được gì.”
Hôm thứ Bảy, bà Robredo nhận được một tin nhắn từ Chánh Văn phòng Chính phủ Leoncio Evasco, Jr., nói rằng tổng thống muốn bà kể từ thứ Hai thôi dự tất cả các cuộc họp nội các”.
Trong thư gửi cho tổng thống, bà Robredo viết rằng tổng thống “có ý định tìm mọi cách không để cho tôi làm việc.”
Tại Philippines, tổng thống và phó tổng thống được bầu lên riêng rẽ và thường là đại diện của hai chính đảng đối lập, giống trường hợp của ông Duterte và bà Robredo.
Phó Tổng thống Robredo viết trên mạng xã hội Twitter: “Tôi đã nhận được cảnh báo về một âm mưu tước đoạt ghế phó tổng thống của mình.” Và bà viết thêm rằng “Tôi sẽ không để chiếc ghế phó tổng thống bị đánh cắp. Tôi sẽ không cho phép ý nguyện của người nhân bị cản trở.”
Việc từ chức của bà Robredo xảy ra khi ông Duterte bị sa lầy trong một cơn bão lửa chính trị khác sau khi quyết định cho phép cải táng tro cốt của nhà độc tài Ferdinand Marcos ở Nghĩa trang dành cho các bậc anh hùng. Tổng thống cũng tiếp tục bị quốc tế chỉ trích vì đã đàn áp đẫm máu tội phạm ma túy.
……
Theo RFI
Đăng ngày 05-12-2016 

media
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (P) chụp ảnh chung với nữ phó tổng thống Leni Robredo tại tổng hành dinh quân đội ở Manila ngày 01/07/2016.Ted ALJIBE / AFP

Hôm qua 04/12/2016, bà phó tổng thống Philippines thông báo từ bỏ chức bộ trưởng đặc trách Nhà Ở và Phát Triển Đô Thị. Bà đồng thời tố cáo việc bà đang là nạn nhân một âm mưu nhằm loại bà ra khỏi chức vụ phó tổng thống.
Không nói ai có thể là người đứng sau âm mưu để buộc bà phải từ bỏ chức vụ phó tổng thống, nhưng bà Leni Robredo cho biết giữa bà và tổng thống Rodrigo Duterte có “bất đồng sâu sắc về nguyên tắc và về các giá trị”, đặc biệt trong cuộc chiến đẫm máu chống ma túy và gần đây nhất là quyết định cho phép an táng cựu độc tài Ferdinand Marcos như là một anh hùng dân tộc.
Theo luật Philippines, tổng thống và phó tổng thống được bầu riêng biệt, chính vì thế mới có việc ông Duterte và bà Robredo xuất thân từ hai đảng phái đối lập nhau.
Trên trang facebook cá nhân, bà phó tổng thống viết: “Tôi đã được cảnh báo về một âm mưu nhằm loại tôi khỏi chức vụ. Tôi đã bỏ qua thông tin đó và tập trung vào công việc. Nhưng có vẻ như âm mưu này đang được thực hiện”.
Bà Robredo cho biết là bà đã nhận được một tin nhắn điện thoại hôm thứ Bảy vừa qua (03/12) từ thư ký của văn phòng chính phủ cho bà biết tổng thống Duterte đã ra lệnh không cho bà được tham dự các cuộc họp của chính phủ kể từ ngày 05/12 này.
Phát ngôn viên của tổng thống Duterte, Martin Andanar, xác nhận bà phó tổng thống từ chức bộ trưởng, nhưng khẳng định nếu có âm mưu lật đổ bà Robredo thì đó không phải là âm mưu xuất phát từ phe của tổng thống.
……
Theo RFI
05/07/2016

media
Phó tổng thống Philippines L.Robredo (T) và tổng thống R.Duterte. Ảnh ngày 01/07/2016.REUTERS/Erik De Castro

Ngày 04/07/2016 bà Leni Robredo chính thức được chỉ định vào chức vụ phó tổng thống Philippines. Là một phụ nữ cương trực, một nhà bảo vệ nhân quyền, báo chí Manila ghi nhận bà có quá nhiều khác biệt với tân tổng thống Ridrigo Duterte.
Từ Manila, thông tín viên đài RFI Marianne Dardard phác họa chân dung tân phó tổng thống Philippines, bà Leni Robredo:
« Là một phụ nữ rất ngoan đạo và từng là một tiếng nói bênh vực cho nhân quyền, sau lễ nhậm chức, phó tổng thống Philippines đã đón xe buýt trở về nhà riêng. Đó là phong cách của bà Leni Robredo. 
Trở thành nhân vật số 2 để cùng điều hành đất nước với ông Rodrigo Duterte, về bản chất , bà Leni Robredo rất khác với tân thống Philippines. Ông Duterte bị chỉ trích là người xem thường phụ nữ, coi thường các chức sắc trong giáo hội công giáo và thậm chí công luận còn xem ông là một mối đe dọa đối với nền dân chủ Philippines. 
Trong khi đó Leni Robredo, một phụ nữ 52 tuổi, từng là đại biểu Quốc hội lại rất được lòng dân. Năm 2012 chồng bà là bộ trưởng Nội vụ Philippines qua đời vì tai nạn máy bay. Thảm họa cá nhân đó đã khiến công luận dành cho bà nhiều ưu ái và đấy cũng là điểm khởi đầu để bà tham gia vào các hoạt động chính trị. Bà được cử tri Philippines bầu làm phó tổng thống.
Trước khi đảm nhận chức vụ này, bà Robredo từng cam kết sẽ đương đầu với ông Duterte trên vấn đề nhân quyền. Giờ đây thì bà hứa là sẽ ủng hộ tân tổng thống Philippines cho dù hai nhà lãnh đạo này mới chỉ có buổi làm việc chung đầu tiên ngày hôm qua (04/07/2016). 
Trong buổi họp báo đầu tiên ở cương vị phó tổng thống, bà Robredo tươi cười và trấn an công luận là bà sẽ dành ưu tiên cho những người nghèo khó ở Philippines. Có điều chính phủ mới ở Manila không thành lập một bộ riêng đặc trách về hồ sơ này. Không hiểu bà Leni Robredo sẽ làm được gì khi không có ngân sách ». 

Tác giả “Chết bởi Trung Quốc” sẽ cố vấn kinh tế cho Tổng thống Trump?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-12-05

Tổng thống Tân cử của Hoa Kỳ là ông Donald Trump tại New York hôm 22/11/2016.
Tổng thống Tân cử của Hoa Kỳ là ông Donald Trump tại New York hôm 22/11/2016.
 AFP
Tác giả “Chết bởi Trung Quốc” sẽ cố vấn kinh tế cho Tổng thống Trump?
00:00/00:00
Một trong những vị cố vấn kinh tế cho Tổng thống đắc cử Donald Trump là giáo sư Peter Navarro, ông cũng là tác giả cuốn sách Death by China (Chết bởi Trung Quốc) mà chính ông Trump từng nói là rất thích. Liệu nếu được tiếp tục chọn trong vai trò cố vấn kinh tế GS Navarro có thể giúp gì cho Tổng thống đắc cử Trump trong chính sách với Trung Quốc? Mặc Lâm phỏng vấn TS kinh tế Trần Diệu Chân người dịch tác phẩm Chết bởi Trung Quốc của GS Navarro và có cơ hội làm việc rất gần gũi với ông để biết thêm về một góc quan điểm nào đó của vị GS khá được người Việt yêu mến này.

Chính sách với Trung Quốc sẽ như thế nào?

Mặc Lâm: Thưa TS, nếu GS Peter Navarro được TT đắc cử Donald Trump chọn vào Ủy ban tư vấn kinh tế cho Nhà trắng thì chính sách đối với Trung Quốc sẽ khác với chính phủ của TT Obama hay không và khác ở điểm nào? 
Chính sách mậu dịch của ông Trump đối với Trung Quốc chắc chắn là không thân thiện và cởi mở bằng chính sách hiện nay của TT Obama, thí dụ quan thuế đánh trên các mặt hàng nhập cảng từ Trung Quốc sẽ cao hơn.
-TS Trần Diệu Chân
TS Trần Diệu Chân: Trước hết, xin cám ơn anh và đài đã cho tôi cơ hội chia sẻ về GS Peter Navarro, tác giả cuốn sách “Death by China” mà tôi đã dịch ra tiếng Việt năm 2012 với sự cho phép của tác giả. Không ngờ, ông lại trở thành cố vấn kinh tế cho ứng viên tổng thống – và bây giờ là Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump. GS Navarro, ông Lawrence Kudlow và Stephen Moore là ba nhà cố vấn kinh tế có ảnh hưởng nhất trong một ủy ban 14 người, mà theo các nhà bình luận thì GS Navarro, người duy nhất có bằng tiến sĩ kinh tế, có vẻ được ông Trump lắng nghe nhất về quan điểm bảo hộ mậu dịch và chống Trung Cộng gay gắt của ông. Do đó, có xác suất cao là GS Navarro sẽ trở thành cố vấn tối cao về kinh tế trong nội các của TT Đắc Cử Donald Trump.
Những điều mà tôi biết về GS Navarro qua quyển sách “Chết bởi Trung Quốc”, thì đúng là ông đã có ảnh hưởng lớn, nếu không nói là chính và toàn bộ lên ông Trump khi lên án  Trung Quốc nặng nề vì đã cướp đi công ăn việc làm của người Mỹ và thao túng tiền tệ. Điều thú vị mà tôi được biết là chính ông Trump cũng tiết lộ ông rất thích quyển Death by China.
Chính sách mậu dịch của ông Trump đối với Trung Quốc chắc chắn là không thân thiện và cởi mở bằng chính sách hiện nay của TT Obama, thí dụ quan thuế đánh trên các mặt hàng nhập cảng từ Trung Quốc sẽ cao hơn, đặc biệt thuế chống phá giá trên một số các mặt hàng.
Tuy nhiên, có hai điểm về vị TT Đắc Cử của Hoa Kỳ mà chúng ta cần ghi nhớ, đó là trong lúc ông tranh cử thì có rất nhiều tuyên bố mạnh mẽ, tới độ gay gắt, cực đoan, nhưng sau khi đắc cử thì đã bắt đầu dịu giọng trong nhiều vấn đề, có những chính sách mà ông tuyên bố hùng hồn trước khi đắc cử, nay đã xoay ngược180 độ. Thực tế ra sao, phải đợi một thời gian mới rõ. Nhưng một điều chắc chắn là một thương gia thành công và nổi tiếng là thích thương lượng, thì ông Trump chắc sẽ không ngần ngại ký kết những thỏa ước có lợi cho Hoa Kỳ bất kể những tuyên bố chống đối nẩy lửa thời tranh cử.
Mặc Lâm: Với cái nhìn của bà thì kinh nghiệm về Trung Quốc của GS Navarro sẽ ảnh hưởng tới vấn đề gì mà nước Mỹ quan tâm nhất trong chính sách đối với Trung Quốc?
TS Trần Diệu Chân: GS Navarro và ông Trump cho rằng: Toàn cầu hóa và mậu dịch là căn nguyên của những khó khăn kinh tế tại Hoa Kỳ, khiến người dân mất công ăn việc làm khi sản xuất bị đưa ra ngoại quốc – outsourcing tới những quốc gia có giá nhân công rẻ như Trung Quốc, Mễ Tây Cơ và các quốc gia Á Châu như Việt Nam, Philippines, Cam Bốt … Đặc biệt Trung Quốc vừa là trung tâm thu hút công ăn việc làm của người Mỹ, vừa là một đối tác mậu dịch xấu, không tôn trọng luật chơi công bằng, thao túng tiền tệ và đưa đến tình trạng thâm thủng mậu dịch nặng nề cho Hoa Kỳ.
000_HX8SF.jpg
Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu mừng chiến thắng rạng sáng ngày 9/11/2016 tại New York. AFP
Với cái nhìn này, ông Trump đã chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm giữ chặt công việc ở lại Hoa Kỳ qua phương thức áp đặt thuế xuất nhập khẩu
cao đối với các mặt hàng sản xuất ở hải ngoại rồi nhập lại vào bán tại Hoa Kỳ. Ông Trump cũng dọa áp dụng mức thuế quan 45% – cao gấp 10 lần mức hiện tại – đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của nước này. Do đó, lời đe dọa của ông Trump đã tạo ra sự quan ngại to lớn cho đối tác Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn họ đang phải đương đầu với thời kỳ khó khăn kinh tế. Thêm vào đó, chính sách bảo hộ mậu dịch của ông Trump cũng tạo ra sự quan ngại cho toàn vùng Á Châu lẫn Âu Châu về những ảnh hưởng kinh tế và chính trị dây chuyền trên thế giới.
Tuy nhiên, điều mà nước Mỹ quan tâm nhất đối với Trung Quốc trong chính sách kinh tế là đem lại công ăn việc làm cho những thành phần cử tri ủng hộ cho ông Trump đang bị thiệt thòi về kinh tế trong những vùng Rust Belt như Illinois, Indiana, Michigan, Ohio, Pennsylvania thì theo tôi, chưa hẳn là do những chính sách kinh tế đối với Trung Quốc, mà có khi lại đạt được nhờ tình hình kinh tế đang phát triển hiện nay, do TT Obama để lại và TT Trump được thừa hưởng. Tương tự như thời kỳ chuyển tiếp từ TT Bush cha sang TT Clinton, miễn là phải tạo được sự ổn định trong xã hội, trong guồng máy kinh tế và niềm tin của người dân.

Hiểm họa “con rồng đỏ tim đen Trung Cộng”

Mặc Lâm: Trong lúc chuyển ngữ cuốn “Chết bởi Trung Quốc” bà có thời gian tiếp xúc và bàn bạc với GS Navarro rất nhiều, theo bà thì ông ấy quan tâm tới vấn đề nào nhất trong tất cả các nguy cơ mà GS đã chỉ ra trong cuốn sách này?
TS Trần Diệu Chân: Trong những dịp đàm đạo với GS Navarro và tham gia những buổi chiếu phim-hội thảo về cuốn sách cùng ông với Tiến Sĩ Greg Audry, đồng tác giả cuốn “Chết bởi Trung Quốc,” tôi thấy hai vị tác giả này đều là những người lý tưởng, có lòng, quan tâm đến đời sống khốn cùng của người dân Trung Hoa dưới ách thống trị hà khắc của tập đoàn đảng trị cộng sản Trung Quốc. Hai học giả tuy là giáo sư kinh tế, nhưng tôi tìm thấy ở họ một điểm chung lớn đó là trái tim của một nhà hoạt động, quan tâm đến nhân loại, nhân quyền, công lý, an toàn thực phẩm, bảo trì trái đất và chống lại những thế lực đen tham lam với dã tâm bành trướng như Trung Cộng. Quan tâm về công ăn việc làm của người Mỹ chỉ là thứ yếu trong toàn bộ những quan tâm của tác giả.
Hai ông đã cho chúng ta thấy rõ được sự đe dọa tiềm tàng của một con quái vật đang trổi dậy thực hiện mộng bá chủ, sẵn sàng xâm lăng thế giới bằng đủ mọi hình thức, từ kinh tế, chính trị, tới gián điệp, quân sự, giáo dục, tôn giáo…
-TS Trần Diệu Chân
Hai ông đã viết quyển sách Death by China để báo động cho chúng ta về hiểm họa “con rồng đỏ tim đen Trung Cộng.” Với tài mô tả linh động và dữ kiện thuyết phục, hai ông đã cho chúng ta thấy rõ được sự đe dọa tiềm tàng của một con quái vật đang trổi dậy thực hiện mộng bá chủ, sẵn sàng xâm lăng thế giới bằng đủ mọi hình thức, từ kinh tế, chính trị, tới gián điệp, quân sự, giáo dục, tôn giáo v…v… Và tôi rất biết ơn hai ông, vì nhờ đọc quyển sách Chết bởi Trung Quốc mà tôi nhận ra chân tướng nguy hiểm của chế độ này, và đã tình nguyện dịch quyển sách ra cho đồng bào chúng ta cùng rõ.
Mặc Lâm: Cá nhân của GS Navarro có quan tâm đến Việt Nam hay không và theo bà ông ấy sẽ cố vấn thế nào về vấn đề nhân quyền với chính phủ Trump đi kèm với những thỏa thuận kinh tế mà ông Trump có khuynh hướng co cụm lại thay vì mở ra với thế giới qua chính sách bảo hộ mậu dịch?
TS Trần Diệu Chân: Tuy GS Navarro không nói đến Việt Nam trong cuốn Death by China, nhưng tôi tin là ông rất quan tâm đến đất nước chúng ta, vì ông rất hiểu các chế độ cộng sản, và vì thế mà ông đã vui vẻ cho phép tôi dịch quyển sách của ông để loan tải không hề tính bản quyền, và đã mời tôi cùng sinh hoạt trong những buổi chiếu phim.
Tôi cũng chưa có dịp liên lạc lại với GS Navarro để chúc mừng ông trong vị trí cố vấn kinh tế cho ứng viên TT Donald Trump. Tuy nhiên, nếu có dịp sau này, tôi sẽ chia sẻ hai quan tâm của tôi về chính sách bảo hộ mậu dịch của TT Đắc cử Donald Trump, đặc biệt có liên quan đến tình hình Việt Nam của  chúng ta.
Thứ hai, chính vì những quan tâm về nhân quyền và công lý, Hoa Kỳ cần phải tham gia hơn nữa vào các hoạt động chung của thế giới, không thể tạo ra khoảng trống chính trị và kinh tế trong khu vực Á Châu để Trung Quốc tự do tung hoành.
Khi Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP, thu mình lại, giảm can thiệp là cơ hội cho những thế lực đen như Trung Quốc và Nga vùng dậy.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Tiến sĩ.

Điểm Tin - 05/12/2016

Theo Tin Tức Hằng Ngày

mediaPhó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) (P) và tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, tại diễn đàn Đầu tư-Thương mại Trung-Philippines, Bắc Kinh, ngày 20/10/2016.REUTERS/Wu Hong
  • Trung Quốc ‘đánh bại âm mưu khuấy động biển Đông’ (VOA) - Trung Quốc tuyên bố rằng việc nước này xoay chuyển quan hệ với Philippines dưới chính quyền của tân Tổng thống Rodrigo Duterte cho thấy rằng “âm mưu” của một số quốc gia nhằm khuấy động bất ổn ở biển Đông đã bị đánh bại.
  • Tại sao ngư dân Kỳ Anh vẫn chưa nhận được tiền đền bù của Formosa? (BoxitVN) - Hoàng Dung, thông tín viên RFA - Do biển bị nhiễm độc, ngư dân phủ bạt ghe thuyền, nằm bờ không ra khơi. Hình chụp hôm 21/08/2016 tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. RFA photo. Theo quyết định 1880 QĐ – TTg do ông Trương Hòa Bình Phó thủ tướng Chính phủ ký ngày 29 tháng 09 năm 2016, thì yêu cầu các địa phương phải xác định kinh phí, mức bồi thường gửi về cho trung ương để xem xét và làm sao các ngư dân có ...
  • CON KIẾN THẮNG KIỆN CỦ KHOAI (BoxitVN) - Nguyễn Đình Cống - Ông Trịnh Vĩnh Bình, là người đã kiện chính phủ VN ra tòa án Trọng tài Quốc tế The Hague. Ảnh: internet. Con kiến là ông Trịnh Vĩnh Bình, người gốc Việt, có quốc tịch Hà Lan, sinh năm 1947. Củ khoai là Chính phủ, là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Đúng ngày 30 tháng 4 năm 2015, trong khi đang tưng bừng kỷ niệm 40 năm chiến thắng thì Chính phủ VN nhận được thông báo của Tòa Trọng tài quốc tế La Hay về vụ ông Bình kiện ...
  • Từ thiện qua câu chuyện Phan Anh (RFA) - Câu chuyện từ thiện không mãi suôn sẻ như Phan Anh và người yêu mến anh mong mỏi. Sau khi Phan Anh trích trong số tiền quyên góp cứu trợ lũ miền Trung để tặng vào quỹ “Hiểu về trái tim” số tiền 2 tỷ thì vụ việc trở nên ồn ào dẫn đến những điều không đẹp cho hình ảnh người MC này.
  • Hanoi Cinematheque và câu chuyện về các rạp phim nhỏ ở Paris (BoxitVN) - Nguyên Hạ - Bạn Nguyên Hạ hãy nhớ cho rằng ở VN hiện nay đang có một cuộc đảo lộn ghê gớm. Trong con mắt nhà cầm quyền, văn hóa làm sao sánh được với những đồng tiền xanh (USD) lúc nào cũng nhảy múa trước mắt. Họ đã bán gần như hết những quỹ đất công, những công sở có thể bán được rồi. Đang mót lắm. Cho nên lời lẽ thanh tao của bạn may ra được một số rất ít trí thức hiểu biết là nghe ra và hiểu ...
  • Thư giãn Chủ nhật (BoxitVN) - ĐỐ KỊ & HÁO DANH - Nguyễn Quang Lập. Ông Nguyễn Thông than:” Sùng bái cá nhân, không ai bằng người cộng sản, phong kiến phát xít cũng phải thua”. Còm của tui: Công bằng mà nói cs thành công được nhờ đánh trúng và nuôi dưỡng hai thói xấu cực kỳ lợi hại, đó là đố kị và háo danh. Làm cho kẻ vô học khinh bỉ trí thức, kẻ nghèo hèn căm thù người giàu có sang trọng, chính là thành công của cs trong việc xiển dương thói đố kị. Còn sùng bái cá ...
  • Thế kỷ ánh sáng (VietEpochTimes) - Những năm tháng là sinh viên, tôi hay tò mò về việc phân chia đất nước Đại Hàn. Một bên theo Tư bản và một bên theo Cộng sản. Nhất...
  • Cuba: Sẽ không có tượng đài hay đường phố mang tên Fidel Castro? (RFI) - Hôm nay, 04/12/2016, sau một tuần lễ đi dọc Cuba, tro cốt của lãnh tụ Cuba Fidel Castro được chôn cất tại nghĩa trang Santa Ifgena, thành phố cảng Santiago. Điều gây ngạc nhiên cho nhiều người là tuyên bố của chủ tịch Cuba Raoul Castro, sẽ không có tượng đài mang tên nhà lãnh đạo vừa qua đời. Nghi lễ chôn cất cũng diễn ra kín đáo.
  • Thủ tướng Malaysia dẫn đầu cuộc biểu tình chống “diệt chủng” Rohingya (RFI) - Bất chấp khả năng tạo nên hiềm khích với nước láng giềng Miến Điện cùng khối ASEAN, thủ tướng Malaysia vào hôm nay 04/12/2016 đã đích thân chủ trì một cuộc biểu tình tại Kuala Lumpur để phản đối điều ông gọi là nạn « diệt chủng » do chính quyền Miến Điện tiến hành nhắm vào sắc dân thiểu số người Rohingya theo Hồi Giáo.
  • Singapore hy vọng Mỹ duy trì hiện diện tại châu Á (RFI) - Trong cuộc hội đàm về quốc phòng tại Diễn đàn Quốc Phòng Reagan, tại California, với sự tham gia của đồng nhiệm Ahston Carter, nhiều bộ trưởng Quốc Phòng các nước và thành viên Quốc Hội Mỹ, bộ trưởng Quốc Phòng Singapore bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục hiện diện tại châu Á.
  • Máy bay cảnh sát Indonesia mất tích (VOA) - Các quan chức Indonesia cho biết hôm Chủ nhật, 4/12, rằng các bộ phận cơ thể và mảnh vỡ đã được tìm thấy trên vùng biển nơi chiếc máy bay cảnh sát được cho là đã mất tích
  • Nhật - Nga cố đàm phán hòa ước trước thượng đỉnh Abe - Putin (RFI) - Dù không đạt kết quả sau vòng đàm phán thứ ba và và cũng là vòng đàm phán cuối cùng trước ngày mở ra cuộc họp thượng đỉnh giữa thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và tổng thống Nga Vladimir Putin, dự trù diễn ra vào giữa tháng 12/2016, ngoại trưởng hai nước ngày 03/12/2016 vẫn cam kết sẽ tiếp tục đàm phán, đặc biệt về bản hiệp ước hòa bình giữa hai nước từ nay cho đến ngày hai lãnh đạo gặp nhau.
  • Áo bầu lại tổng thống, với khả năng phe cực hữu thắng (RFI) - Ngày 04/12/2016, khoảng 6,4 triệu cử tri Áo lại được mời đến phòng phiếu để tham gia cuộc bầu lại tổng thống, và chọn lựa giữa ông Alexander Van Der Bellen, ứng cử viên của đảng Xanh và ông Norbert Hofer, ứng cử viên của đảng cực hữu FPÖ.
  • Ý trưng cầu dân ý về Hiến Pháp: Trắc nghiệm uy tín chính phủ Renzi (RFI) - Hôm nay, 04/12/2016, 47 triệu cử tri Ý được kêu gọi bỏ phiếu về dự án cải cách Hiến pháp. Theo các thăm dò dư luận, cách đây hai tuần, phe chống vượt trước phe ủng hộ một vài điểm. Cuộc trưng cầu này được coi là dịp để dân chúng bày tỏ thái độ đối với chính sách của đương kim thủ tướng Renzi.
  • Uzbekistan : Cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên hậu Karimov (RFI) - Hôm nay 04/12/2016, người dân Uzbekistan đi bỏ phiếu bầu tổng thống. Từ khi giành được độc lập vào năm 1991, đất nước Trung Á này luôn nằm dưới quyền cai trị của vị tổng thống Karimov, người luôn đắc cử và tái đắc cử với 85% số phiếu ủng hộ. Cựu tổng thống Karimov đã qua đời ngày 02/09/2016 ở tuổi 78. Cuộc bầu cử tổng thống Uzbekistan lần này có vẻ sẽ dân chủ hơn một chút.
  • Mỹ tuyên bố thả tù nhân Guantanamo (VOA) - Một tù nhân từ Yemen tại nhà tù quân sự của Mỹ ở Vịnh Guantanamo, Cuba đã được thả và bàn giao cho quốc gia Tây Phi Cape Verde

Đọc báo Pháp – 05/12/2016

Đọc báo Pháp – 05/12/2016

Điện đàm với tổng thống Đài Loan:

Trump thách thức Trung Quốc ?

Sau cuộc điện đàm giữa tổng thống tương lai của nước Mỹ và lãnh đạo Đài Loan cuối tuần trước, các báo Pháp đầu tuần này đều sửng sốt: Le Figaro nhắc đến « Bước sảy chân của Donald Trump khiến Bắc Kinh giận dữ », trong lúc Les Echos nhìn thấy  “Chuỗi sự cố ngoại giao” của Donald Trump.
Báo Le Figaro nêu lên câu hỏi : Sai lầm hay hành động khiêu khích mới khi ông Donald Trump động đến một chủ đề “vô cùng nhạy cảm đối với Bắc Kinh” ? Nhà tỷ phú với những tuyên bố khó lường này vừa “đoạn tuyệt với đường lối ngoại giao” của Washington từ trước tới nay.
Với báo Les Echos, cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 02/12/2016 giữa Donald Trump với tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn đã làm “rung chuyển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từng được duy trì trong 40 năm qua” mà ở đó, về mặt chính thức, Washington công nhận “một nước Trung Hoa duy nhất”.
Le Monde cũng đưa ra quan điểm tương tự khi cho rằng “tính khí thất thường của ông Trump” bắt đầu ảnh hưởng đến cả chính sách đối ngoại của Mỹ. Bị chỉ trích, tổng thống tân cử Donald Trump trước hết đính chính là ông chỉ trả lời điện thoại khi được lãnh đạo Đài Loan gọi điện chúc mừng. Sau đó, trong một tin nhắn trên mạng Twitter, ông Trump bình luận : “Thật thú vị. Mỹ bán hàng tỷ đô la trang thiết bị quân sự cho Đài Loan, nhưng lại không được phép nhận điện chúc mừng”.
Vẫn Le Monde tiết lộ nội dung cuộc trao đổi giữa bà Thái Anh Văn và Donald Trump : đôi bên “ghi nhận liên hệ gắn bó trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh giữa Đài Loan với Hoa Kỳ”. Tờ báo đặt câu hỏi phải chăng nhà tỷ phú New York có ý định thay đổi quan điểm của Mỹ trên hồ sơ nhạy cảm này ?
Trong thời gian vận động tranh cử ông Trump không nhắc đến Đài Loan, chỉ tập trung tấn công chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc, cho rằng quyền lợi của nước Mỹ bị đe dọa. Nhưng trong số các cộng tác viên của tổng thống tân cử Hoa Kỳ, có nhiều người thuộc khuynh hướng thân Đài Loan. Trong số đó phải kể đến chuyên gia Peter Navarro, một trong những cố vấn kinh tế của ông Trump. Tháng 10/2016 một người thân cận khác của ông Trump là Edwin Feulner đã sang tận Đài Bắc và được tiếp kiến tổng thống Thái Anh Văn.
Chánh văn phòng trong chính quyền Trump sắp tới, Reince Preibus từng có dịp tiếp cận với bà Thái Anh Văn vào mùa thu năm ngoái, khi bà còn lãnh đạo đảng đối lập Đài Loan.
Chuỗi dài những sơ sót ngoại giao
Đài Loan, không là bước sảy chân duy nhất của tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Phóng viên báo Le Monde nhắc lại, cũng tuần qua Donald Trump đã hết lời khen ngợi Pakistan, đất nước “tuyệt vời” do thủ tướng Nawaz Sharif lãnh đạo mà không hề để ý đến hai yếu tố : một là những lời khen tặng quá đáng đó làm phật lòng Ấn Độ một đối tác quan trọng của Washington tại Nam Á, và hai là chính bản thân Mỹ đang đau đầu về ảnh hưởng của Islamabad với nước láng giềng Afghanistan sát cạnh. Chính quyền Obama chỉ trích Pakistan thiếu quyết tâm trong nhiệm vụ tiêu diệt quân khủng bố tại Afghanistan.
Với tổng thống Kazakhstan, Noursoultan Nazarbaiev, người đã cai trị đất nước với một bàn tay sắt từ ¼ thế kỷ nay, theo thông cáo của Astana, Donald Trump ca ngợi lãnh đạo Kazakhstan “thành công vượt bực” duy trì ổn định cho đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên này và đó là “một phép lạ”. Tựa trên báo Les Echos : “Vừa được bầu lên, Donald Trump đã liên tục gây ra sự cố ngoại giao” : chọc giận Trung Quốc, làm phật lòng Ấn Độ, trêu tức Anh Quốc khi đề nghị Luân Đôn đề cử lãnh đạo đảng dân túy Nigel Farage làm đại sứ Anh tại Washigton.

Đến lượt Nga thẳng tay bài trừ tham nhũng

Nga đang phá kỷ lục về những vụ điều tra các quan chức tham nhũng. Qua vụ bộ trưởng Kinh Tế Alexeï Oulioukaïev bị bắt vì tai tiếng nhận hối lộ 2 triệu đô la, thông tín viên báo le Monde từ Matxcơva nêu ra con số trong ba năm qua, tính đến đầu tháng 11/2016, 7.400 quan chức nhà nước bị sa lưới. Tuy vậy, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” theo kiểu của Nga “không quy mô bằng các đợt thanh trừng” ở Bắc Kinh.
Trở lại trường hợp của bộ trưởng Alexeï Oulioukaïev đột ngột bị bắt giam và cách chức ngày 14/11/2016, tờ báo nhấn mạnh : đây là lần đầu tiên từ năm 1953 một quan chức cao cấp bị bắt và cách chức một cách thô bạo như vậy. Chiều ngày hôm đó Alexeï Oulioukaïev bị cơ quan mật vụ FSB – hậu thân của KGB – câu lưu khi rời trụ sở tập đoàn dầu khí Rosneft với 2 vali chứa 2 triệu đô la.
Tin trên được các phương tiện truyền thông loan tải ngay trong đêm rạng sáng hôm sau. Tổng thống Putin ký sắc lệnh cách chức bộ trưởng Kinh tế Oulioukaïev. Trong hơn hai tuần qua, ông này bị quản thúc tại gia, không được liên lạc với báo chí và thế giới bên ngoài và bị truy tố về tội tham nhũng. Alexeï Oulioukaïev có thể lãnh án 15 năm tù và bị phạt một số tiền rất lớn.
Bộ trưởng Kinh Tế Nga đã “bị làm nhục trên mọi phương diện”. Có điều, như ghi nhận của một số nhà quan sát, nếu đích thực đây là vụ hối lộ, thì khoản tiền 2 triệu đô la trong 2 chiếc vali nói trên “quá ít” khi người ta đem tiền hiến cho một ông bộ trưởng. Để so sánh, tháng 9/2016 giới điều tra Nga đã phát hiện trong căn hộ của một quan chức cao cấp thuộc bộ Quốc Phòng 150 triệu đô la tiền mặt.
Lại cũng có giả thuyết cho rằng, ông Oulioukaïev muốn “tống tiền” Rosneft trong khuôn khổ thủ tục tư hữu hóa tập đoàn dầu khí này. Le Monde khó tin vào luận điểm bởi lẽ chủ tịch tổng giám đốc Rosneft là bạn thân của tổng thống Vladimir Putin.
Tác giả bài báo không loại trừ khả năng, bộ trưởng Kinh Tế của Putin đang trả giá cho việc đã chỉ trích chính sách kinh tế do điện Kremlin phác họa ra. Cũng ông Alexeï Oulioukaïev từng nêu lên rủi ro kinh tế Nga còn bị đình đốn trong vòng 20 năm sắp tới. Lại cũng ông này gần đây từng cả gan tuyên bố : “Trên phương diện kinh tế, nếu chính sách không thay đổi, thì chúng ta cần thay đổi về mặt nhân sự”.
Về phần tổng thống Vladimir Putin, ông này báo trước, bài trừ tham nhũng chủ đề sẽ được khai thác để bảo đảm 2018, ông ta đắc cử thêm một nhiệm kỳ.

Áo và Ý, hai bộ mặt của Châu Âu

Trở lại với thời sự Châu Âu : “Cử tri Áo cản đường đảng cực hữu”có khuynh hướng bài châu Âu. “Nước Áo nói không” với đảng này, tựa lớn trên các tờ báo Pháp từ tả sang hữu.
Les Echos thở phào nhẹ nhõm : nếu đảng FPO dân túy giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Áo hôm qua, đây sẽ là một tín hiệu mới đe dọa Liên Hiệp Châu Âu bị tan rã. May mà kịch bản đó không xảy ra.
Ứng viên của đảng Xanh Alexander Van der Bellen đắc cử trong bối cảnh nước Anh đã quyết định ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, cử tri Ý bất tín nhiệm thủ tướng Matteo Renzi trong cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến Pháp, và tại nhiều nước trong Liên Hiệp, các đảng dân túy đang lên như diều. “Van der Bellen chận phe cực hữu”, tựa của Libération.
Về thất bại đau đớn của thủ tướng Ý Matteo Renzi sau kết quả trưng cầu dân ý về cải tổ Hiến Pháp hôm qua, các tờ báo giấy không kịp đưa tin ông Renzi từ chức, nhưng đã có sẵn bài phân tích về tác động kinh tế đối với quốc gia này. « Khủng hoảng nợ công của Ý có nguy cơ lại bùng lên », tựa trên Le Monde. Với báo Le Figaro thủ tướng Renzi ra đi để lại một nền kinh tế còn « mong manh ». Báo Les Echos nêu lên một vài kịch bản cho nước Ý thời kỳ « hậu Matteo Renzi ». Một trong những kịch bản đó là phong trào Năm Sao, bài châu Âu và chủ trương co cụm lại, có triển vọng « lên ngôi ».
Le Monde « trông người lại nghĩ đến ta » : tại Pháp khuynh hướng bài ngoại và dân tộc chủ nghĩa cũng đang được lòng dân.

Chính trị Pháp : đảng Xã Hội lo lắng cho tương lai

Chính trị Pháp cuối tuần trước, đầu tuần này được đánh dấu bằng hai sự kiện, tổng thống François Hollande thông báo không ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ 2, thủ tướng Manuel Valls rộng đường lao vào cuộc chạy đua để đại diện cho cánh tả ra tranh cử vào tháng 5/2017.
Báo Les Echos nói đến những trở ngại chờ đợi ứng viên Manuel Valls trên con đường vào điện Elysée : nguy cơ đảng Xã Hội bị chia năm sẻ bảy, đe dọa cánh tả tan rã và sự cạnh tranh trực tiếp của ứng cử viên phong trào En Marche, Emmanuel Macron.
« Thời khắc của Valls » tựa lớn trên báo công giáo La Croix. Trong quan điểm của nhật báo Les Echos, Valls từ chức thủ tướng nội trong ngày hôm nay để chính thức « nhập cuộc » cùng với khá nhiều ứng viên của đảng Xã hội và cánh tả đã tuyên bố ra tranh cử tổng thống. Nhưng liệu Valls « làm được gì » trong một cuộc chiến mà phần thua đã trông thấy.
Báo Le Figaro thiên hữu không vòng vo : 51 ngày chiến đấu để giành được chiếc vé ra tranh cử tổng thống Pháp, nhưng Manuel Valls không thể xóa được 1.650 ngày ông tham gia chính quyền cả trong cương vị bộ trưởng Nội Vụ lẫn ở chức vụ thủ tướng. Manuel Valls khó có thể chối bỏ trách nhiệm trong những thất bại của chính quyền cánh tả dưới sự điều hành của François Hollande mà ông là « lái phụ ».

Hàng giả « vũ khí hủy diệt hàng loạt »

Nhờ hệ thống phân phối qua ngả internet, hàng giả trên thế giới ngày càng thịnh hành, nhưng đây cũng là nguồn cướp đi 2,5 triệu công việc làm hàng năm. 10 % hàng mua bán trên mạng là « hàng giả », sao chép lại từ những nhãn hiệu nổi tiếng, từ trong ngành thời trang đến dược phẩm và kể cả đồ ăn.
Trong bài viết mang tựa đề “hàng giả, vũ khí hủy diệt hàng loạt”, phụ trang kinh tế của Le Monde trích dẫn báo cáo của Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế CEBR thực hiện cho tập đoàn NetNames, chuyên bảo vệ bản quyền của các nhãn hiệu lớn trên Internet và đưa ra những con số như là :
Chỉ riêng Liên Hiệp Châu Âu thất thu 167 tỷ euro/ năm. Thị trường mua bán hàng giả tại Pháp ước tính thu vào 7,3 tỷ euro, tương đương với 0,3 % GDP. Thiệt hại về thuế khóa và đóng góp an sinh xã hội cho khối G20 lên tới gần 60 tỷ euro.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng giả lớn nhất thế giới, với doanh thu mỗi năm tương đương với 1,3% GDP toàn nước Mỹ, 750.000 người lao động Mỹ mất việc làm vì hàng hiệu giả mà phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc.

Tin đọc nhanh

( AFP ) Ông Shinzo Abe sẽ là thủ tướng Nhật đầu tiên đến thăm Trân Châu Cảng (Pearl Harbor). Đến Hawai trong 2 ngày 26 và 27/12 để hội đàm với tổng thống Barack Obama, ông Abe sẽ đến thăm địa điểm xảy ra cuộc tấn công bất ngờ của không quân Nhật vào hải quân Mỹ ngày 07/12/1941, khởi đầu Thế chiến thứ hai ở vùng Thái Bình Dương. Cuộc chiến ở vùng này đã kết thúc bằng quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima ngày 06/08/1945.
(AFP) – Trung Quốc cảnh báo các nước phải tôn trọng thỏa thuận hạt nhân Iran. Hôm nay 05/12/2016, ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo là việc thực hiện các thỏa thuận hạt nhân Iran không nên bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi nội bộ nào của các nước có liên quan, sau khi tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump dọa sẽ từ bỏ thỏa thuận này. Tuần trước, Quốc Hội Mỹ đã bỏ phiếu để triển hạn trừng phạt Iran vì các vụ thử tên lửa đạn đạo của Iran và vì các lý do nhân quyền. Washington cho biết các biện pháp trừng phạt 10 năm không liên quan tới thỏa thuận hạt nhân, nhưng Iran nói rằng điều này gây ảnh hưởng đến Iran, đặc biệt từ khi Iran khuyến khích các ngân hàng quốc tế quay lại nước này.
(AFP) – Tại Uzbekistan, chính quyền cũ tiếp tục thắng cử. Hôm nay, 05/12/2016, Ủy ban bầu cử Uzbekistan thông báo, tổng thống lâm thời Chavkat Mirzioiev đã thắng cử tổng thống nước này trong cuộc bầu cử hôm qua với 88,6% phiếu bầu. Ông Mirzioiev, 59 tuổi,cựu lãnh đạo của đảng Cộng Sản, được chỉ định tạm quyền thay thế tổng thống Islam Karimov, qua đời hồi tháng 9 vừa qua. Tổ Chức An Ninh Hợp Tác Châu Âu ( OSCE) tố cáo các điều kiện tổ chức bầu cử không đảm bảo chuẩn mực dân chủ, đồng thời nhận định cần phải có cải cách ở nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này.
(AFP) – Công nghiệp vũ khí châu Âu và Nga được mùa. Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (Sipri) công bố hôm nay, các tập đoàn chế tạo vũ khí châu Âu và Nga đạt tăng trưởng mạnh trong năm 2015. So với năm trước, doanh thu của công nghiệp vũ khí Nga trong năm 2015 tăng 6,2%, chiếm 8,1% thị trường vũ khí thế giới. Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng châu Âu tăng trưởng 6,6%, kiểm soát 25,8% thị trường vũ khí. Vũ khí Mỹ vẫn thống trị thị trường thế giới với 56,6% thị phần nhưng tăng trưởng các công ty chế tạo vũ khí Mỹcó phần chững lại.
(AFP) – Phần Lan : Một dân biểu địa phương và hai nhà báo bị bắn chết. Đêm thứ Bảy 03/12, tại thành phố Imatra của Phần Lan nằm sát biên giới với Nga, bà chủ tịch hội đồng thành phố và hai nhà báo nữ đã bị bắn chết sau ăn tối cùng nhau tại một nhà hàng. Cảnh sát đã nhanh chóng tìm thấy nghi phạm với vũ khí trong cốp xe hơi và đã tiến hành xét hỏi vào ngày hôm qua. Nghi phạm là người dân thành phố Imatra, 23 tuổi, hành động một mình. Hiện động cơ vụ tấn công vẫn chưa được làm rõ, nhưng cảnh sát hiện không tìm ra chứng cớ kết luận vụ tấn công này có yếu tố chính trị hay cực đoan.

( AFP ) Bob Dylan cám ơn về giải Nobel Văn học. Theo thông báo của tổ chức Nobel hôm nay, 05/12/2016, gần hai tháng sau khi được trao giải Nobel Văn học, nam ca nhạc sĩ Mỹ Bob Dylan mới gởi lời cám ơn, nhưng đã quyết định sẽ không đích thân đến Stockholm để nhận giải này. Kể từ khi giải Nobel Văn học 2016 được công bố, Bod Dylan, 75 tuổi, vẫn chưa có phản hồi. Ông là ca nhạc sĩ đầu tiên được trao giải Nobel Văn học.
(AFP) – Pháp : 5 triệu người sống cô độc. Theo một kết quả nghiên cứu công bố hôm nay, năm 2016, tại Pháp, có 5 triệu người trên 15 tuổi sống cô độc. Cứ 10 người thì có 1 người không gặp gỡ hoặc rất hiếm khi liên lạc với gia đình, bạn bè, hàng xóm hay người quen. 26% số người được hỏi cảm thấy là người bị gạt ra bên lề cuộc sống, bị bỏ rơi hoặc là người vô ích. Các yếu tố khiến góp phần khiến con người cảm thêm cô độc là đói nghèo, thất nghiệp và tuổi tác. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cô độc cũng giống như vòng luẩn quẩn : những người sống cô độc thường có xu hướng sống khép mình hơn, không tin tưởng vào người khác và không cảm thấy an toàn trong cuộc sống.
Powered by Blogger.