Người Hoa sang Việt Nam sống ở khu Chợ Lớn lại “giàu nứt vách”, bí mật là đây…
05/12/2016
Hồi xưa người Hoa sang mình chẳng có đồng nào, mà giờ họ đã tập trung thành cộng đồng ở Chợ Lớn giờ giàu không chỉ gói gọn là ông bà chủ quán mà còn là chủ DN lớn. Vậy tại sao họ lại được như thế, bí mật là đây:
1. Xuất thân – quá khứ như thế nào không quan trọng
*** Dù xuất thân không có gì đặc biệt, thậm chí còn nghèo khổ không có gì trong tay nhưng họ vẫn có thể làm nên sự nghiệp. Đây là những cái tên thương hiệu nổi tiếng dưới sự dẫn dắt của những ông bà chủ người Hoa
-Nước rửa chén Mỹ Hảo: ông chủ hiện thời – Lương Vạn Vinh – người từng bắt đầu bằng việc bán một mớ đồ cũ trên vỉa hè
-Giày dép Biti’s:ông chủ Vưu Khải Thành – người từng chuyển từ nghề đông y sang làm giày dép
-Bánh kẹo Kinh Đô: ông Trần Kim Thành chỉ bắt đầu từ việc xoay xở với những bạn hàng nhỏ lẻ ở Campuchia
-Cửa hàng bánh ABC: ông Kao Siêu Lực -người đi làm thuê cho một hiệu bánh và sau đó tự khởi nghiệp
***Dù quá khứ có thất bại hay không cũng không quan trọng, kiên trì là yếu tố thành công. Một khi đã chọn thì họ sẽ kiên trì tới cùng.
Cộng đồng người Hoa tại khu Chợ lớn ngày xưa cũng đã thành công và thất bại 1 lần rồi. Trước năm 1975, họ sang đây ít của cải và tạo được tiếng tăm lớn nhưng tới ngày mình thống nhất họ lại suy tàn. Bây giờ là sự hồi sinh và còn tiếng tăm phát triển hơn xưa.
Chắc các bạn không thể nào tin được ông vua của các ngành hiện nay đa phần đều là người gốc Hoa: vua gốm sứ Lý Ngọc Minh, vua giày dép Vưu Khải Thành, vua bánh Kao Siêu Lực, vua nước rửa chén Lương Vạn Vinh, vua nhựa Trần Duy Hy, vua vải Thái Tuấn Chí…
2. Người Hoa luôn tuân thủ quy tắc: Phải biết yêu nghề và kính nghiệp.
Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm của ông Cổ Gia Thọ- Chủ tịch Công ty Thiên Long (cơ sở bút bi lớn đến mức già trẻ lớn bé ai cũng dùng). Ông chia sẻ đó là bí quyết thành công của ông và Cộng đồng doanh nghiệp người Hoa ai cũng đồng tình.
– Yêu nghề thì ai cũng biết rồi nhỉ: Phải dốc trọn cuộc đời cho một công việc mà mình đã chọn thì mới tạo ra những đế chế vững vàng đến mực được gọi là vua của một nghề.
– Kính nghiệp là không chỉ hoạt động kinh doanh và kiếm tiền rồi thôi, mà lao động trên cái nghề đó, tạo ra giá trị của cải cho mình và cả tạo ra giá trị cho những người khác. Điều này có nghĩa là mình làm giàu chưa đủ mà còn phải biết chia sẻ cách làm giàu, chia sẻ nỗi khổ với người thất bại, kết nối cộng đồng lại với nhau.
Mọi người không biết đấy, quan điểm thành công này của ông có lịch sử rất hay. Nó xuất phát từ những gì ông học được của hai người đàn anh đã giúp đỡ ông lúc khởi nghiệp là ông Lý Ngọc Minh (Chủ tịch Công ty gốm sứ Minh Long) và ông Vưu Khải Thành (Chủ DN Giày dép Biti’s).
Ông Thọ chia sẻ rằng hai người đàn anh đó là những đại ca cổ thụ trong cộng đồng doanh nghiệp người Hoa không chỉ vì khả năng kinh doanh, mà còn là sự bảo bọc, hướng dẫn anh em làm ăn và luôn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của nhau nữa. Theo đó, ta có thể thấy người Hoa họ luôn làm giàu bằng cách học tập nguyên tắc của đàn anh rồi sau đó lại truyền thụ cho những thế hệ kế tiếp. Nhờ vậy, họ học hỏi nhau rồi nối nhau để thành công.
Bí quyết thành công của các doanh nghiệp người Hoa ở Chợ Lớn- Người ta bảo “thà cho vàng chứ không chỉ đàng làm ăn” nhưng với cộng đồng người Hoa, sức mạnh tập thể và sự hướng dẫn là một trách nhiệm rất lớn.
3. Người Hoa kinh doanh theo “Hệ sinh thái” (ecosystem)
Khái niệm “hệ sinh thái” (ecosystem) dùng trong kinh doanh dạo này hay được nhắc đến nhiều thông qua chuyện người Israel xây nguyên một bệ phóng cho các doanh nghiệp trẻ với định vị “quốc gia khởi nghiệp”.
Nhưng nếu chịu khó nhìn ngó, thì tự thân các doanh nhân gốc Hoa ở Việt Nam cũng đã xây nên những nền tảng đáng kể cho công chuyện làm ăn của họ và con cháu.
Con cháu ở đây được hiểu theo nghĩa chung là tất cả những con người ở thế hệ sau, chứ không phải con cháu riêng của bất kỳ ai.Họ có các bang hội, tức là các “bang” và các “hội”.Những bang hội sau này hoạt động như những thành luỹ gìn giữ giá trị văn hoá truyền thống của một cộng đồng người gốc Hoa chung một nguồn cội.
Con cháu có thể đi học trường Hoa ngữ song song với trường Việt ngữ, được dạy những bài vỡ lòng về làm ăn theo kiểu công tử phải đi cọ thùng, và quan trọng nhất, họ được dạy bởi những bài học sống động của thực tiễn kinh doanh trong cộng đồng người Hoa.
4. Người Hoa luôn tuân thủ nguyên tắc “Cộng đồng”
Người Hoa họ có cả một cộng đồng hỗ trợ: bạn hàng cho mua thiếu lâu hơn, các đàn anh trong nghề chỉ vẽ đôi đường và còn giới thiệu đối tác, người trong tộc luôn ủng hộ…
Đầu tiên, đó là vai trò của các bang hội, tức là các “bang” và các “hội”. Trước đó thì các bang hội hoạt động theo thể chế chính trị lắm nhưng dần về sau này, họ sinh hoạt chung với nhau nhiều hơn.
Người bang trưởng, hay hội trưởng, phảilà người đức cao vọng trọng trong cộng đồng Thường thì để làm chức này, người ta phải bỏ ra nhiều tiền để đóng góp cho cộng đồng và thay vì để lấy chức quyền.Tức là dù chức cao hay thấp mình cũng phải hướng đến cộng đồng. Người thấp thì phải chịu sống chung tập thể, nghe theo lãnh đạo. Người muốn lãnh đạo thì trước đó cũng phải có cống hiến cho cộng đồng và lấy chức quyền đó rồi thì họ cũng phải lấy cái trách nhiệm và niềm tự hào để tiếp tục đóng góp cho cộng đồng.
Còn nhớ mỗi năm, khu hội quán Nghĩa An bên cạnh trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5 đều có tổ chức bán đấu giá những cái lồng đèn tuyệt đẹp để lấy tiền chăm lo đời sống và giáo dục cho con em gốc Hoa. Không giương cờ gióng trống hot boy hot girl hay trực tiếp truyền hình MC nổi tiếng gì cả, chỉ có những “đại bô lão” ngồi ghế, con cháu em út quây xung quanh. Nhưng con số cứ tăng dần, chục triệu, trăm triệu, rồi một tỉ, hai tỉ đồng được hô lên thu tiền ngay, làm chương trình công khai sổ sách ngay.
Những cái tên khá quen như Trầm Bê hay còn xa lạ như một bà cụ đã già lắm được cẩn thận ghi chép lại, và họ cũng sẽ là những người được cộng đồng nhắc đến, được những người trẻ nhìn đó mà làm gương.
Những thông tin này tôi đọc được trên mạng và chia sẻ tóm tắt lại, hy vọng người Việt mình có cơ hội thấy được học hỏi ở những con người này.
(Cà Fê Ku Búa)
0 comments