Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Pompeo cùng Phúc bịt miệng mắt… cười.

Friday, October 30, 2020 // ,

 31/10/2020

Trùm CIA và là đương kim ngoại trưởng Mỹ Pompeo đến VN. Chuyến đi được cho là bất ngờ nhưng quan sát các động thái, tiến trình quan hệ Việt- Mỹ mấy năm gần đây thì chuyến đi này là những bước tất yếu của hành trình tất yếu.

Mỹ đủ khôn ngoan để xác định VN đóng vai trò gì ở bàn cờ chiến lược thế giới. Mỹ không muốn đẩy quan hệ liên minh, đồng minh để tạo cái thế khó cho VN trong quan hệ với Trung Quốc.

Mỹ thấy rõ vị trí địa chính trị của VN là một chốt chặn tư tưởng bành trướng CS Đại Hán. VN đổ vào tay Trung Quốc khối Asean chiến lược đổ. Một vành đai một con đường thành …xa lộ.

VN không thể đổ vào tay Trung Quốc nếu có nền kinh tế mạnh.

Các chiến lược gia Mỹ dù thuộc Cộng hoà hay Dân chủ đều thống nhất luật chơi và cái luật chơi ấy cũng được một bộ phận lãnh đạo ở VN tỉnh táo và khôn ngoan ủng hộ: kinh tế mạnh thoát Trung trong hoà bình.

Đó là lý do mặc dù VN xuất siêu qua Mỹ hơn 30 tỷ dola và có không ít vi phạm nhân quyền nghiêm trọng do lực lượng chống đối tiến trình trên cố tình gây nên vẫn chưa bị Mỹ trừng phạt.

Đó là lý do hàng loạt tập đoàn khổng lồ của Mỹ đua nhau đầu tư các nhà máy điện khí hoá lỏng ở khắp các bờ biển bắc- trung- nam với số vốn hàng tỷ dola.

Khi các nhà máy điện này với công nghệ, nguyên liệu, vốn đầu tư của Mỹ lần lượt hoàn thành thì cơ bản cái chốt của kinh tế VN đang phụ thuộc Trung Quốc là năng lượng sẽ an toàn và tự chủ.

Công suất của một nhà máy vài ngàn MW đủ để VN phá bỏ tất cả các nhà máy thuỷ điện cóc với công nghệ Trung Quốc và hàng chục nhà máy nhiệt điện công nghệ cũ, phụ thuộc nguyên liệu từ TQ, gây ra những thiệt hại không đong đếm được cho an sinh, môi trường và kinh tế VN.

Và điều vô cùng quan trọng là các nhà máy trên cần hàng triệu tấn nguyên liệu khí hoá lỏng của Mỹ sẽ tạo nên trên Biển Đông tấp nập những đội tàu của Mỹ để khẳng định quyền đi lại tự do ở vùng biển mà CSTQ đang đe doạ và tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của chúng.

Một nước Mỹ dân sự luôn có mặt ở Biển Đông với lực lượng quân sự hùng hậu bảo vệ quyền lợi hợp pháp chắc chắn sẽ giúp tạo hình ảnh Biển Đông hoà bình không cho phép CS TQ biến thành ao nhà của chúng.

Sự có mặt của Pompeo những ngày cả Mỹ và VN đang chuyển dịch lớn bởi những cuộc vận động chọn người cầm quyền rất có ý nghĩa.

Mỹ với chiến lược như vậy công khai 

rõ ràng muốn những lãnh đạo VN có tinh thần độc lập. Điều này rất khác với làn sóng ngầm trong bóng tối của CSTQ đang thò bàn tay bành trướng của chúng cổ vũ cho phe cánh chịu ảnh hưởng của chúng lên cầm quyền ở VN.

Dù có khẩu trang bịt miệng nhưng qua ánh mắt và cơ mặt của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ngoại trưởng Phạm Bình Minh hiện rõ nụ cười khi chống cùi chỏ với Pompeo. 

FB Lưu Trọng Văn

Ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam khiến ĐCSTQ lo ngại

 

  • 30/10/2020

Nhân dịp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo “bất ngờ” tới thăm Việt Nam – chặng cuối cùng trong chuyến công du châu Á nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở để đối kháng với Trung Quốc – nhà bình luận thời sự Tang Jingyuan của Epoch Times đã cho rằng đây là một tin tức rất quan trọng, nhưng do sức nóng của cuộc bầu cử Mỹ và bê bối nhà Biden mà tin tức này khá “chìm” trong biển thông tin. 

Sáng 30/10, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đón, hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Richard Pompeo (Ảnh: VGP/Hai Minh)

It’s wonderful to be back in Hanoi and to celebrate 25 years of U.S.-Vietnam diplomatic relations! Looking forward to my meetings with Prime Minister Phuc and @FMPhamBinhMinh.

— Secretary Pompeo (@SecPompeo) October 29, 2020

Theo lịch trình do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố, ban đầu ông Pompeo dự định thăm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia từ ngày 26 đến ngày 30/10 và không bao gồm Việt Nam. Mãi đến chiều hôm 28/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới bất ngờ thông báo sẽ mời ông Pompeo thăm Việt Nam từ ngày 29 – 30/10 để kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Ngay lập tức, nhiều phương tiện truyền thông chính thức nhà nước Trung Quốc đã đồng loạt đưa tin để hướng dẫn dư luận, nói rằng sự gần gũi của Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ chỉ gây hại mà không có lợi.

Theo ông Tang, tin ông Pompeo tới Việt Nam vào “phút chót” quan trọng bởi ảnh hưởng của nó tới ĐCSTQ. Ông cho biết thông thường chỉ có hai tình huống xảy ra đối với những chuyến thăm đột xuất ngoài kế hoạch: hoặc có một sự kiện khẩn cấp lớn có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai bên và phải thương lượng trực tiếp; hoặc hai bên đã thương lượng trước nhưng vì do vấn đề nhạy cảm nên không thông báo trước để tránh can thiệp, vì vậy chỉ đưa ra thông báo lúc sắp diễn ra. 

“Trong cả hai trường hợp, điều đó cho thấy chuyến thăm này có tầm quan trọng lớn và khác xa với một cuộc gặp kiểu tiệc tùng kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao,” ông Tang nhận định.

Trong tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận chuyến thăm Việt Nam chiều 28/10 cho thấy ông Pompeo mong muốn thể hiện sự “ủng hộ một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập.” Ngoài ra, chuyến thăm cũng nhằm “tái khẳng định mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và thúc đẩy mục tiêu chung của hai nước là duy trì hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.”

Các từ khóa đáng lưu ý ở đây là “độc lập”, “hợp tác toàn diện” và “hòa bình khu vực”. Có thể thấy rõ ràng rằng Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Hợp tác toàn diện bao gồm hợp tác chính trị, kinh tế và quân sự, và ý nghĩa cụ thể của “khu vực” chắc chắn là Biển Đông, không chỉ bao gồm quần đảo Trường Sa mà còn cả quần đảo Hoàng Sa.

Trước đó, ông Pompeo đã đến thăm Ấn Độ và lần đầu tiên ông tới Sri Lanka. Tại Sri Lanka, ông Pompeo đã thẳng thừng tố cáo ĐCSTQ là “kẻ săn mồi” trong cuộc họp báo, nói rằng Trung Quốc mang đến Sri Lanka những giao dịch tồi tệ và sự vô pháp luật, và rằng thỏa thuận “Vành đai và Con đường” do ĐCSTQ và Sri Lanka ký là “xâm phạm chủ quyền địa phương”.

Tại Ấn Độ, ông Pompeo đã ký “Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản” Mỹ – Ấn, một thỏa thuận quan trọng về hợp tác quân sự. Theo đó, quân đội Ấn Độ có thể chia sẻ dữ liệu địa lý và không gian với quân đội Mỹ, và theo chiều ngược lại, quân đội Mỹ có thể cung cấp cho quân đội Ấn Độ các hệ thống vũ khí tinh vi và cải thiện độ chính xác của tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và vũ khí UAV của Ấn Độ.

Đáng chú ý, đây là thỏa thuận hợp tác quân sự thứ tư được ký kết giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ kể từ năm 2002. Trên thực tế, hai bên đã coi nhau như các đồng minh quân sự, và liên minh quân sự này chắc chắn sẽ trở thành khuôn khổ chính của Tiểu NATO phiên bản Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh đó, ông Tang cho rằng mục tiêu của chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo rõ ràng là nhằm vào ĐCSTQ. Ông cũng đưa ra một số dự đoán như:

  1. Hoa Kỳ sẽ ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa bằng hành động. Điều này không chỉ gây khó khăn cho Tập Cận Bình trong việc mở rộng yêu sách lãnh thổ phi pháp ở biển Đông, mà ngay cả việc giữ quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã xâm lược trước kia cũng có thể sẽ gặp một số đối kháng.
  2. Việt Nam trở thành một phần quan trọng trong quá trình chuyển giao chuỗi cung ứng và Hoa Kỳ cần xác nhận sự an toàn của mình tại đây. Mỹ cũng có thể mang tới thêm nhiều thoả thuận kinh tế và thương mại hơn cho Việt Nam.
  3. Một khi NATO Châu Á – Thái Bình Dương gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia được thành lập, Việt Nam, Sri Lanka và các nước ASEAN khác rất có thể trở thành nhóm mục tiêu gia nhập đầu tiên.
  4. Nếu hợp tác quân sự Việt – Mỹ theo gương hợp tác Mỹ – Ấn, thì việc Mỹ thuê Vịnh Cam Ranh chắc chắn sẽ nằm trong chương trình nghị sự. Vịnh Cam Ranh được mệnh danh là quân cảng số 1 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có giá trị chiến lược vô cùng quan trọng. Nếu quân đội Mỹ đóng quân thuận lợi thì chẳng khác nào dùng dao nhọn đâm thẳng vào huyết mạch vận chuyển vật chất chiến lược của ĐCSTQ. Hơn nữa, một khi Hoa Kỳ quyết định phá dỡ các công trình bất hợp pháp trên quần đảo Trường Sa của ĐCSTQ, điều đó sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và thuận tiện hơn.

Theo ông Tang, hiện chưa rõ chuyến thăm chóng vánh lần này của ông Pompeo tới Việt Nam sẽ dẫn đến điều gì, nhưng ông cho rằng ĐCSTQ chắc chắn nhận rõ được những nguy cơ cho mưu đồ bành trướng của mình trên biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ở Hà Nội hôm 30/10 (Ảnh: VGP/Hai Minh)

Thời báo Hoàn Cầu phản ứng

Thời báo Hoàn Cầu hôm 29/10 đã đăng bài viết khẳng định nỗ lực của ông Pompeo nhằm “lôi kéo” Việt Nam vào cái gọi là Tiểu NATO sẽ thất bại.

Tờ báo viết: “Nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm đưa Việt Nam vào trong NATO phiên bản châu Á sẽ chẳng đi đến đâu, vì tình bạn lâu đời của Trung Quốc với các nước châu Á sẽ không bị ảnh hưởng bởi một chuyến thăm của các quan chức Mỹ, cũng như Việt Nam sẽ không sẵn sàng làm bia đỡ đạn cho Mỹ.”

Tờ báo dẫn lời Qian Feng, giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Viện Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho biết “chuyến đi bất ngờ đã vạch trần chủ nghĩa cơ hội của Washington trong chiến lược chống Trung Quốc”.

Ông Qian cho biết Việt Nam hy vọng sẽ sử dụng động lực của Hoa Kỳ như một con bài thương lượng để hỗ trợ mình ở Biển Đông, nhưng ông lưu ý rằng “tiếng nói bất hòa của Việt Nam không thể thay thế cho ASEAN nói chung.” Ông Qian khẳng định Việt Nam sẽ tránh công khai thách thức Trung Quốc hoặc công khai đứng về phía nào.

“Các tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông có thể được đàm phán, nhưng điều này nên được giới hạn trong phạm vi hai nước láng giềng, và sự tham gia của nước thứ ba sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề này… Việt Nam không nên sai lầm khi nhận định rằng Mỹ sẽ gạt bỏ những định kiến ​​và khác biệt về ý thức hệ với nước Cộng sản,” Thời báo Hoàn Cầu viết.

“Việt Nam nên cảnh giác vì sự can dự của Mỹ vào các vấn đề khu vực kể từ Thế chiến thứ hai luôn kết thúc trong hỗn loạn khu vực và đau khổ của con người trong khi Mỹ khoanh tay đứng nhìn,” tờ báo viết thêm.

Tin Tổng hợp

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo thăm Việt Nam nhằm củng cố quan hệ chiến lược song phương

 Ngoại trưởng Mỹ Pompeo thăm Việt Nam nhằm củng cố quan hệ chiến lược song phương

Quí bạn Trẻ thân mến. Cái bất ngờ đáng ngờ của csVN khi mời ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Hà nội trong lúc TC đang bận họp BCHTU tại Bắc kinh, khi truyền thông của ĐCSTQ đột nhiên đổi giọng khi đưa tin về bầu cử Tổng thống Mỹ, khi Hồng Kông nhứt quyết đứng lên, Thái Lan đồng loạt đứng dậy, tại Lào, cộng đồng mạng cũng bắt đầu kêu gọi tự do ngôn luận.
Tuổi trẻ Hồng Kông đi tiên phong, thế hệ sinh viên thanh niên của Thái dám hiên ngang trỗi dậy tranh đấu cho dân chủ, Cộng đồng mạng tại Lào đang tiến bước thì tuổi trẻ Miên và thanh niên Việt cũng sẽ lên đường chỉ còn là thời gian nó báo hiệu cho một Ðông dương mới đang chuyển mình đi tới.
Ðịa chính tri Ấn độ Thái bình dương đang chuyển dịch, trục chiến lược tứ giác kim cương đang xoay nhanh, Ðại dịch Covid-19 đang đẩy kinh tế đời sống xứ Chùa Tháp cùng Vạn Tượng vào thế khó, Miên Lào ngày càng đơn độc khi chọn con đường độc đạo với Bắc kinh đẩy họ ra xa với khối ASEAN và quay lưng với đàn anh Hà nội.
Trong khi đó NPTrọng không biết sống thác nay mai khi cơn đột quị thứ hai có thể bất ngờ ập tới vì quá căng thẳng tứ bề khi sức chịu đựng ngày càng yếu đi vì nội bộ sâu xé quyết liệt, sức ép bên ngoài càng căng nó dễ đưa tới những cái bất ngờ cho đại hội lần thứ 13, con số mang tính định mệnh và đầy xui xẻo
Nhân hành nhưng Thiên định Thuận thiên dã tồn nghịch thiên dã vong. 
Thuận với Trời hợp Ý Dân thì tồn tại ngược lại sẽ tiêu vong. 
BBT

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo thăm Việt Nam nhằm củng cố quan hệ chiến lược song phương.

29/10/2020

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chuẩn bị lên máy bay rời Colombo, Sri Lanka, ngày 28/10/2020.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chuẩn bị lên máy bay rời Colombo, Sri Lanka, ngày 28/10/2020. REUTERS – POOL

Thanh Phương5 phút

Việc ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bất ngờ thêm Việt Nam vào lộ trình chuyến công du châu Á chính là nhằm củng cố quan hệ chiến lược Mỹ-Việt, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang vận động thiết lập một liên minh ở châu Á để chống Trung Quốc.

Trước hết, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Úc về Việt Nam, chuyến thăm của ngoại trưởng Pompeo hôm nay là một tín hiệu tốt, bởi lẽ trong thời gian qua, dịch Covid-19 đã khiến hai nước không thể tổ chức các cuộc gặp trực tiếp, và điều này ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển quan hệ song phương.

Do ông Pompeo vào giờ chót mới thêm chặng Việt Nam, hai bên khó mà đề ra một chương trình nghị sự chi tiết cho các cuộc gặp của ngoại trưởng Mỹ với các lãnh đạo Hà Nội. Theo thông báo của bộ Ngoại Giao Việt Nam hôm qua, ông Pompeo đến Việt Nam theo lời mời của bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh chỉ là « nhằm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ ». Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ nói chung chung là ngoại trưởng Pompeo đến Hà Nội để « tái khẳng định sự vững chắc của Quan hệ Toàn diện Mỹ Việt Nam và cam kết chung của hai nước về một vùng thịnh thượng và hòa bình ».

Nhưng dựa theo những phát biểu trước đây của ông Mike Pompeo tại cuộc họp trực tuyến giữa các ngoại trưởng ASEAN và Hoa Kỳ ngày 09/09, tại Đối thoại 2+2 Ấn Độ-Hoa Kỳ ngày 27/10 và tuyên bố của ông tại Indonesia hôm nay, giáo sư Carl Thayer dự đoán là ngoại trưởng Mỹ sẽ nêu lên 3 ưu tiên trong chuyến thăm Việt Nam : Hợp tác Mỹ-Việt để thúc đẩy một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương « tự do và rộng mở », hợp tác song phương phòng chống dịch Covid-19 và chuẩn bị cho sự tham gia của Mỹ vào các cuộc họp thượng đỉnh vào cuối năm của khối ASEAN, mà Việt Nam hiện là chủ tịch luân phiên.  Cũng theo giáo sư Thayer, tại Việt Nam, ông Pompeo có thể nêu lên việc hợp tác giữa lực lượng tuần duyên hai nước để chống nạn đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc.

Trong một bài viết đăng trên trang The Diplomat ngày 28/10, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore, cũng nhận định chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ Pompeo là biểu hiện của mối quan hệ đang được thắt chặt giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng chiến lược gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Cũng dựa trên những chủ đề mà ông Pompeo nêu lên tại các nước khác trong chuyến công du Châu Á lần này, ông Lê Hồng Hiệp dự đoán là hai bên sẽ thảo luận về các biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế và chiến lược, đẩy mạnh hợp tác song phương theo cái nhìn chung của hai nước về một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương « tự do và rộng mở ».

Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp cũng ghi nhận là lộ trình chuyến công du châu Á lần này (Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, Indonesia, Việt Nam) cho thấy là Hoa Kỳ đang cố thiết lập một hệ thống các đồng minh và đối tác khu vực để yểm trợ cho chiến lược của họ về một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương « tự do và rộng mở ». Do Việt Nam nằm ở một vị trí chiến lược, đang tăng cường khả năng quân sự, và từ lâu vẫn đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, cho nên rõ ràng là Hoa Kỳ xem Việt Nam là một quốc gia rất đáng được đưa vào hệ thống các đồng minh và đối tác đó.

Vào tuần trước, thủ tướng Nhật Yoshihide Suga cũng đã chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông. Tại Hà Nội, thủ tướng Suga cũng đã tuyên bố Việt Nam có vai trò « thiết yếu » trong chiến lược của Tokyo hướng tới một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương « tự do và rộng mở ». Trong chuyến viếng thăm Việt Nam của thủ tướng Nhật, hai nước cũng đã cam kết tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng, đồng thời đã « cơ bản » đạt được thỏa thuận về việc xuất khẩu công nghệ và thiết bị quốc phòng của Nhật Bản cho Việt Nam.

Theo dự đoán của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, những điều đó cho thấy Hoa Kỳ và Nhật Bản có thể đang phối hợp với nhau để kéo Việt Nam vào một cơ chế « Quad plus » (Bộ tứ cộng). Quad là nhóm 4 nước Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, tức là bốn cường quốc dân chủ ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương. Cho dù lo ngại phản ứng của Trung Quốc, việc tham gia không chính thức vào « Quad plus » có tính chất quan trọng đối với Việt Nam trong việc đối đầu với các áp lực của Trung Quốc ở Biển Đông.

RFI

Tản mạn về nước Mỹ trong mùa bầu cử

 Tản mạn về nước Mỹ trong mùa bầu cử

Năm 2016, khi nhận được lá thư quyên tiền tranh cử của Bà  CLINTON (gởi khắp thế giới, xin mỗi người 1$) tôi đã gởi trã lời : « Bà khỏi phải tốn sức vận động. Hãy để cho Ông TRUMP tiếp tục phát ngôn kiểu thiếu văn hoá của Ổng là dân Mỹ sẽ ghét và dồn phiếu cho Bà»
Đến khi Ông TRUMP thắng, không chỉ có tôi, mà cả thế giới đều kinh ngạc và bắt đầu quan tâm đến vị tân Tổng Thống rất đặc biệt này. Và những người sống ngoài nước Mỹ như tôi (không thiên kiến) phải nhìn nhận 2 điều :
Thứ nhất: Ông đang LÀM những gì Ông đã HỨA khi tranh cử.Trump chỉ yêu nước Mỹ và chống lại tất cả những ai (đồng minh hay không) làm hại, không làm lợi cho Mỹ Quốc. Ông đã tuyên bố sẽ làm điều đó vì« Nước Mỹ trước tiên »
-Với những đồng minh, Ông đòi hỏi mọi sự trao đổi (thương mại, an ninh…) đóng góp (quốc phòng, quân sự…) một cách công bình, có
qua có lại. Điều này công dân Mỹ phải ghi nhận.
-Với Trung Cộng nói riêng, chủ nghĩa cộng sản độc tài hung hãn nói chung, TT TRUMP sẽ chấm dứt mấy thập niên sai lầm chiến lược của tất cả các Tổng Thống tiền nhiệm (Dân Chủ lẫn Cộng Hoà đều nghĩ rằng giúp cho Trung Cộng giàu lên, chúng sẽ trở nên người tử tế:” Phú Quý Sinh Lễ Nghĩa “! Nào ngờ họ đã nuôi ong tay áo: Tối huệ quốc, Trung Cộng đã lợi dụng tối đa mọi mánh khóe gian manh vừa ăn gian (cạnh tranh bất chánh) vừa ăn cướp (buộc Mỹ và Tây Phương phải nộp kỹ thuật nếu muốn làm ăn với chúng), vừa đánh cắp (mạng lưới gián điệp dày đặc, từ sinh viên, Viện Khổng Tử đến nhân viên kỹ thuật, cả những « nhà ngoại giao » !) Hậu quả: Chỉ hơn 2 thập niên, Trung Cộng đã bắt kịp Mỹ và còn ngợm nghĩnh tuyên bố, chỉ vài năm nữa thì « Made in China » sẽ truất phế ngôi vị số 1 của Mỹ ! Thử tò mò ngay từ bây giờ, khi bạn đi mua sắm, hãy xem xuất xứ món hàng mà bạn có trong tay!
Là nạn nhân truyền kiếp hiểm họa Bắc phương, người Việt Nam ở đâu, lúc nào cũng phải nghĩ đến và cảnh tỉnh. Chúng ta phải biết ơn những ai kiềm chế được con rồng đỏ bất kham đó.
Thứ  hai:
là trong 3 năm trước Đại Dịch CoVid Vũ Hán, không một kinh tế gia nào, ngay cả của Đảng Dân Chủ,  phủ nhận sự phồn thịnh của nền kinh tế Mỹ : Nạn thất nghiệp thấp nhất từ 3 thập niên qua (3,5%
trong khi ở Pháp luôn ở mức trên dưới 10% !). Thị trường chứng khoán lên cao chưa từng thấy. Đó là lý do vì sao Đảng Dân Chủ không nói gì đến những thành quả đó của TT Trump. Họ đã dành gần như hết cả thời gian hơn 3 năm đó để đàn hạch, truất phế Ông Trump. Từ đầu, Đảng Dân Chủ đã phá lệ, không chấp nhận thắng cử của Ông Trump : Chưa bao giờ 1 Tổng Thống tiền nhiệm quay lại đánh phá người kế vị mình, như Ông Obama đã làm ! Xin lưu ý : đàn hạch truất phế trong thể Dân Chủ là một hành động tương đương với Đảo chánh trong các chế độ độc tài.
Mấy chục triệu tiền thuế của bạn đã bị hoang phí, không có một kết quả nào, ngoài những chuyện thổi phồng, những tin đồn bịa đặt…
Là  một người thiết tha yêu chuộng Tự Do Dân Chủ , tôi không thể nói như một số người (nhất là phe Đảng Dân Chủ ) rằng Mỹ  Quốc là một nước độc tài, công an trị, kỳ thị chủng tộc. Người tị nạn cộng sản như chúng ta, thừa biết ý nghĩa của những cụm từ ấy; Bằng trải nghiệm, với máu và nước mắt !
-nếu Nước Mỹ độc tài, hèn với giặc, ác với dân…Tại sao cả thế giới đều mơ ước, đổ xô (kể cả di cư lậu, bất hợp pháp) xin được sống
ở Mỹ ?
Đồng bào tị nạn việt cộng của tôi nghĩ sao ? Các con em của chúng ta, nay đã được là ông này bà nọ, trên các đỉnh cao của nấc thang xã hội nghĩ sao ? Có bao giờ các Bạn nhìn về thế hệ trẻ quốc nội, không được như các Bạn ? Họ cũng là người trẻ Việt Nam như bạn. Da thịt, dòng máu, gen, não bộ của họ chẳng khác tí gì bạn cả. Chỉ có cái họ không may mắn được Mỹ cưu mang như bạn mà thôi. Để được như bạn, nối gót Cha Anh của bạn, họ cũng hãy còn phải vượt biên lậu, đem sinh mạng của họ ra đánh đổi với hy vọng có được cuộc sống mà bạn đang có (hoàn toàn miễn phí). Bạn còn nhớ vụ 39 người Việt chết cóng trong xe vận tải đông lạnh ở Essex, vương quốc Anh ? Dư âm của lời trăn trối cuối cùng « Con yêu Mẹ, con không còn thở được nữa Mẹ ơi ! » của 1 nạn nhân ở lứa tuổi của bạn, bạn còn nhớ không ?- đọc thêm: “Tự Do là nguồn sống của Dân Tộc Việt” theo att. bên dưới .
-Nước Mỹ kỳ thị thì làm sao Bạn thăng tiến được như thế ?
Xét cho cùng, Hoa Kỳ là Hiệp Chủng Quốc thì kỳ thị cái gì ? Họ thuộc «chủng tộc» nào để kỳ thị với người khác chủng ?
Chẳng lẽ họ kỳ thị với chính họ ?
Tôi nói « nước Mỹ » là vì khi dân Mỹ chọn bầu ai làm Tổng Thống thì người ấy đại diện cho nước Mỹ. Chế độ thật sự Tự Do Dân Chủ là thế.
Nói như vậy, tôi không hề cho rằng nước Mỹ không có những người PHÂN BIỆT chủng tộc. Phân biệt khác với kỳ thị.
Nói với công tâm, tại một số quốc gia, đa số dân Do Thái và Ả Rập chẳng hạn, họ ghét nhau cay đắng, truyền kiếp. Và xét cho cùng,
xã hội nào cũng có một số người phân biệt dị tộc, với nhiều lý do khác
nhau: Thử hỏi người Việt mình có mấy người thích có dâu rể da đen ? 
Ở Mỹ, dân đã tự chọn cho mình 45 đời Tổng Thống rồi. Những vị này (khi Dân Chủ, lúc Cộng Hoà) đã dẫn dắt Hoa Kỳ lên hàng đệ nhất
siêu cường trên thế giới. Là người Mỹ, bạn không hãnh diện sao ?
Ai, Dân tộc nào dám ngợm nghĩnh cho rằng dân Mỹ thiển cận, ngây ngô, đã chọn những người bất tài, vô tướng ?
Tôi không nghĩ như vậy. Thế thì sao bạn lại phán đoán khắt khe như thế với Tổng Thống của bạn .
Người Mỹ rất thực tiễn.
Họ biết bao giờ cũng có 2 loại người: Kẻ chủ trương tự lập, người luôn cần sự trợ giúp. Vì thế, từ khi có hiến pháp, Hoa Kỷ chỉ có 2 “Đảng ngự trị”, đáp ứng 2 khuynh hướng đó của dân, với 2 chủ trương hoàn toàn khác nhau: Một cách tượng hình, tôi xin mượn 2 vật thể: cây THANG và DÂY thăng tiến:
– Đảng Cộng Hòa đặt và giữ câyTHANG thăng tiến cho mọi người. Họ chỉ có bổn phận giữ thang cho mọi người có cùng 1 cơ hội. Bạn muốn trèo đến đâu, khi nào là tùy quyết định của bạn. Đó là lý do có thể giải thích được vì sao người Việt “sinh sau, đẻ muộn” ở Mỹ, mà chỉ sau hơn 45 năm, đã có rất nhiều  người lên rất cao trên nấc THANG thăng tiến đó. (vì họ cậm cuội, nỗ lực ngày đêm cố gắng leo, leo từ: 75 làm janitor, 76 machine operator, 77 suppervice , QC manager, 78 Vice President, WWP Inc. Carmel, IN. , 78~2006 Chairman & CEO Pacusma co. ltd, Hongkong.)
– Đảng Dân Chủ thì đứng về phía những người cần sự trợ giúp (cô đơn thất thế hay không): Họ thả xuống 1 DÂY thừng, bạn cần thì tự cột sợi DÂY vào người, họ sẽ kéo bạn lên. Bạn sẽ luôn đủ sống, nhưng bạn sẽ luôn lơ lửng ở mức đó…Không bầu cho họ thì họ buông DÂY ! (tôi đã nghe những người biểu tình ủng hộ Ông Biden hô hào và lập luận như thế)
Thực tế là chẳng bao giờ bạn nằm chờ sung rụng mà buộc được họ kéo bạn đến đỉnh. Đời nào lại có người ra công kéo cho bạn trở nên triệu phú ?!
Sống ở Pháp, tôi càng « hiểu người Mỹ » hơn.
Trước khi dân Mỹ chọn Donald TRUMP, ngoài mọi dự đoán, người Pháp cũng đã chọn Emmanuel MACRON làm Tổng Thống.
Cả 2 Ông TRUMP và MACRON đều là những người chưa bao giờ được dân cử lần nào. Họ hoàn toàn vô danh trong giới chánh trị truyền
thống.
Cho đến khi 2 Ông này xuất hiện, nếu bên Mỹ chỉ có 2 đảng thay phiên nhau cầm quyền từ ngày lập quốc thì tại Pháp, từ khi có nền Cộng Hoà, cũng chỉ có 2 Nhóm Tả, Hữu (hay nói đúng hơn, các tai to mặt lớn của 2 Nhóm) thay phiên nhau lãnh đạo.
Tôi cho rằng người Mỹ và người Pháp là 2 dân tộc đã quá trưởng thành chánh trị : Họ đã chán ngán khi cứ mãi chứng kiến cảnh
phủ binh phủ, huyện binh huyện, tả hữu thay phiên nhau cầm quyền. Nhất là khi các đặc quyền đặc lợi của từng lớp cai trị này được báo chí phanh phui ngày một lố lăng. Việc dân Pháp muốn có người quét sạch chánh trường Pháp (cùng với Ông Macron, hầu hết các Dân Biểu, Thứ Bộ Trưởng cũng đều là những người mới, được chọn từ xã hội dân sự).
Tương tợ ở Hoa Kỳ: Đã đến lúc dân Mỹ muốn có người mới để lo việc «tát cạn những vũng sình lầy» của 2 Đảng đã thống trị họ quá lâu. Cô Ivanka TRUMP đã  nhẹ nhàng nói lên điều ấy: «Washington đã không thay đổi Cha tôi. Chính Cha tôi đã thay đổi Washington ».
Tôi cũng hiểu hơn giới trí thức và thế hệ trẻ ngày nay, vì ở Pháp cũng giống như tại Mỹ. Nói chung, thành phần trí thức đã hướng dẫn dư luận lần hồi về phía tả. Cho dù độc tài toàn trị cộng sản có cho rằng “trí thức là cục phân”, họ lại là “thước đo con người” trong các thể chế Dân Chủ  (con người là một sinh vật có đầu óc).
Giới trẻ trong xã hội Tự Do, Dân Chủ được nhào nặn bởi những đầu óc phóng túng đầy nhân bản, sung túc đó, chưa có cơ hội đụng chạm với thử thách, đã nghĩ rằng mọi việc đều dễ dàng, mọi người đều tốt (nhân chi sơ, tính bản thiện) Họ muốn một xã hội bình đẳng. Thật là tuyệt vời ở một xã hội mà trong đó, «người được làm theo khả năng, được hưởng theo nhu cầu ». Họ thương người thấp kém, thích những giá trị nhân bản, yêu lẽ công bằng một cách trong trắng, vô điều kiện, có khi đến cuồng nhiệt.
Trở lại với CĐ Việt: Chúng ta, thế hệ Cha Anh, vì những trải nghiệm đó (hãy hỏi họ có được việt cộng đối xử như vậy không ? Vì sao họ đã phải bỏ hết ra đi ?) Tôi nghĩ chúng ta vẫn còn nhớ. Nhưng chính vì chúng ta không muốn con em mình kém may mắn như thế, nên chúng ta đã đầu tắt mặt tối bươn chải kiếm tiền nuôi con (cho chúng dư thừa) ăn học (càng cao càng tốt). Có người làm 2-3 « jobs », còn đâu giờ để truyền lại cho con em những trải nghiệm đắng cay, còn đâu sức để chuyển lại cho chúng ngọn đuốc soi sáng những ảo tưởng cao đẹp của tuổi trẻ ? 
Tuổi trẻ Pháp cũng đã một thời, sau “MAI 68” (Phong trào học sinh, sinh viên Pháp theo “tả phái cách mạng hồi tháng 5 năm 1968), muốn đập phá hết những giá trị lịch sử cỗ truyền để xây dựng “cái mới”, đã tung lệnh “interdit d’interdir”(“cấm cấm”), có nghĩa là vô luật, phi cảnh sát, vô chánh phủ, không khác gì BLM, ANTIFA…
Quartier Latin” ở Paris (khu Đại Học) tháng 5/1968 chẳng khác gì khu “CHOP”Capitol Hill Organized Protest” ở SEATTLE
tháng  6/2020 vừa qua cả !
Về việc mở rộng cửa biên giới tiếp nhận người tị nạn kinh tế, không ít người trẻ Việt cho rằng mình đã được Mỹ tiếp nhận, đóng cửa nhà là một hành động vô nhân đạo. Tôi không tin rằng các em sẽ sẵn sàng mở cửa nhà của chính các em, nhưng là mở cửa biên giới phía Nam nước Mỹ, (như Pháp đã làm đối với người Bắc Phi). Các em quên rằng chúng ta là những người tị nạn chánh trị, khác với tị nạn kinh tế. Các em quên rằng nước Mỹ là nhà chung của người Mỹ, trong đó có các em. Các em cũng không nhớ rằng sở dĩ xã hội Mỹ có trật tự, được an bình, chính là nhờ ở sự phòng vệ của quân đội, sự canh gác của cảnh
sát công an. Hoa Kỳ có một bộ máy chánh quyền công minh, do dân và vì dân.
Một xã hội như thế không thể chấp nhận những cuộc nhập cư bất hợp pháp, cũng không thể bao dung bạo loạn.
Những kinh nghiệm như 9/11 và hàng chục vụ khủng bố chết người hằng năm ở Pháp (vụ mới nhất chỉ cách đây vài hôm : một giáoviên Sử Địa đã bị chặt đầu sát cạnh nơi tôi cư trú ngày 16/10 vừa qua.) đã có thể tránh được nếu Mỹ và Pháp không quá « nhân đạo », tiếp nhận bừa bãi trong nhiều thập niên qua, nhân danh xã hội chủ nghĩa, thế giới đại đồng.
Các nhà xã hội học đã phải nhận định rằng: “Trước khi trưởng thành, nếu họ không theo xã hội đó (CS), thì họ không có con tim. Nhưng sau tuổi trưởng thành, nếu họ vẫn còn đeo đuổi không tưởng đó (CS), thì quả thật họ không có cái đầu !”( Gorbachev )
Mong rằng các em biết tự chế những xúc cảm đến từ những con tim nhân ái, vô nhiễm của các em. Hãy để cho lý trí và bộ óc của mình hoạt động để hiểu được rằng, cho dù vĩ đại đến đâu, một mình nước Mỹ không có thể xoá đói giảm nghèo của cả nhân loại được.

Paris ngày 19 tháng 10/2020
Nguyễn Quốc Nam 

Tiệm bánh dự đoán chính xác 3 cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gần nhất

 


  • 30/10/2020 

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, mọi người đều hết sức quan tâm đến kết quả của các cuộc thăm dò và dự đoán. Mặc dù ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden hiện đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận, nhưng tiệm bánh từng 3 lần dự đoán chính xác kết quả bầu cử tổng thống Mỹ thì lại cho thấy quan điểm khác. Số lượng bán ra của “bánh quy ứng viên” ở tiệm bánh này cho thấy tỷ lệ thắng cử của ông Donald Trump cao hơn.

Theo đài WPVI-TV, kể từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008, tiệm bánh Lochel’s Bakery ở bang Pennsylvania đã bắt đầu làm loại “bánh quy ứng viên” để dự đoán kết quả bầu cử dựa vào số lượng bánh bán ra và kết quả dự đoán cả 3 lần đều chính xác.

“Bánh quy ứng viên” có ghi tên của các ứng viên tổng thống và năm tổng tuyển cử theo màu đại diện của các đảng. Ví dụ như năm nay loại bánh quy này có in chữ “Trump 2020” màu đỏ và “Biden 2020” màu xanh. Màu đỏ và xanh dương lần lượt tương ứng với Đảng Cộng hòa của Donald Trump và Đảng Dân chủ của Joe Biden.

(Ảnh: FB Lochel’s Bakery)

Mặc dù quan điểm chính trị của hai đảng này không giống nhau, nhưng nguyên liệu và cách làm của hai loại bánh này đều giống nhau, chỉ khác nhau ở màu sắc và dòng chữ in trên bánh.

Hiện nay nhu cầu về loại bánh này rất lớn, thậm chí tiệm bánh còn phải tuyển thêm nhân lực mới có thể sản xuất được đủ số lượng bánh. Họ có thể làm và bán ra vài trăm chiếc bánh trong một ngày, bên cạnh đó còn có một số đơn đặt hàng đến từ Florida, Wisconsin và California.

Với tư cách là chủ nhân thế hệ thứ ba của tiệm bánh, cô Kathleen Lochel cho biết vì Pennsylvania là một trong những bang quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của cuộc tổng tuyển cử, nên khi nhìn thấy loại bánh quy này người ta thường nói: “Chà, tôi hy vọng ứng viên mà tôi ủng hộ đắc cử, tôi muốn mua loại bánh quy này.”

Mỗi chiếc bánh quy này được xem như một lá phiếu, cứ cách hai ngày họ sẽ thống kê một lần. Và “số phiếu” của ông Trump hiện đang dẫn đầu.

(Ảnh: FB Lochel’s Bakery)

Cô Kathleen cho biết, nếu ông Biden đích thân ghé thăm nơi đây thì có thể sẽ khiến số bánh bán ra tăng vọt, tiệm bánh của họ hoan nghênh ông ấy đến và đương nhiên cũng chào đón cả ông Trump. “Cả hai ứng viên đều được hoan nghênh.”

Thanh Vân – https://trithucvn.org/doi-song/tiem-banh-du-doan-chinh-xac-3-cuoc-bau-cu-tong-thong-my-gan-nhat.html

Tổng thống Trump: Tôi sẽ không bao giờ theo chủ nghĩa xã hội

  30/10/20

Ngày 28/10, Tổng thống Trump đã có bài phát biểu “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” tại Arizona. Đây là một bài phát biểu khá đặc biệt, trong đó vị Tổng thống đã nói một câu khiến khiến chính quyền Bắc Kinh khá không hài lòng.

Đến Arizona lần này là chuyến thăm thứ bảy của Tổng thống Trump trong năm 2020, để kêu gọi những người ủng hộ ở bang chiến trường trọng yếu này bỏ phiếu cho ông và Phó Tổng thống Pence.

Ngày 28/10, Tổng thống Trump đã có bài phát biểu về "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" tại Arizona
Ngày 28/10, Tổng thống Trump đã có bài phát biểu về “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” tại Arizona. (Ảnh qua ET)

Cuộc hội nghị được tổ chức tại Sân bay Phoenix-Goodyear. Từ sáng sớm, những người ủng hộ đã xếp hàng dài chờ đợi tại đây.

Tổng thống Trump nói với sự tự tin rằng, còn vài ngày nữa là diễn ra tổng bầu cử rồi, chúng tôi sẽ chiến thắng giành được Arizona (một tiểu bang tại phía Tây Nam Hoa Kỳ), và ở lại Nhà Trắng trong 4 năm nữa. Chúng tôi sẽ cắt giảm thuế trên quy mô lớn, bảo vệ biên giới, độc lập nguồn năng lượng, hỗ trợ cảnh sát, hỗ trợ quân đội và đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, đảm bảo các sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ, v.v …; khôi phục cuộc sống bình thường từ trong dịch bệnh.

TT Trump nói rằng “năm tới sẽ là một năm tốt nhất cho nền kinh tế, năm ngoái chính là như vậy rồi, nó đã bị gián đoạn”.

Ông đề cập đến đối thủ Joe Biden và nói rằng, ông chưa bao giờ thấy một ứng cử viên nào nói là sẽ tăng thuế trên quy mô lớn như thế, điều đó đã khiến người dân hét lên “hãy nhốt ông ta lại”. TT Trump còn nói rằng, ông sẽ bổ sung trở lại các quy tắc cắt giảm, tăng cường kiểm soát và mở cửa biên giới, chuyển vận nghề chế tạo, nắm lấy việc làm, và còn phải đóng kín các trường học và quốc gia.

Ông nói thêm, “chừng nào tôi còn là Tổng thống, tôi sẽ không bao giờ theo chủ nghĩa xã hội, đây là sự lựa chọn giấc mơ Mỹ hay lựa chọn cơn ác mộng xã hội chủ nghĩa”.

Sau khi nghe câu nói “không theo chủ nghĩa xã hội” của TT Trump, dân chúng hét lên: “Chúng tôi yêu ông”. TT Trump nói “đừng làm tôi khóc”, truyền thông sẽ nói, Tổng thống khóc lóc, lúc đó sẽ thế nào? Mọi người phá lên cười.

Khi TT Trump phát biểu, những người ủng hộ liên tục giơ lên các tấm biển khác lên và hô vang “làm thêm 4 năm nữa”, “Hoa Kỳ”, “Chúng tôi yêu bạn”, “Latino (Người Mỹ gốc Latinh và Tây Ban Nha) yêu bạn”, v.v … Sự tương tác diễn ra liên tục và bầu không khí vô cùng sôi động.

TT Trump nói rằng, Arizona là đại diện giấc mơ của Mỹ và cùng nhau biến Hoa Kỳ trở thành quốc gia vĩ đại nhất trên thế giới. Ông cũng mời các nghị viên địa phương phát biểu. 

Một trong số họ cảm phục: “Tôi chưa bao giờ thấy một Tổng thống nào nỗ lực như vậy, ông ấy chỉ có một tâm niệm là làm cho nước Mỹ vĩ đại”.

Họ cũng khuyến khích người dân bỏ phiếu cho TT Trump, tức là bỏ phiếu cho nhà lãnh đạo của thế giới tự do, bảo vệ chủ nghĩa yêu nước và chống lại chủ nghĩa toàn cầu. Chỉ có ông ấy mới có thể đánh bại được ĐCSTQ và khiến Trung Đông hòa bình.

TT Trump đưa ra một loạt cam kết, bao gồm: giáo dục trẻ em yêu đất nước, yêu lịch sử, yêu quốc kỳ vĩ đại, tuân theo phương châm vĩnh cửu của Chúa, tuyệt đối tin vào Chúa, để sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ luôn dẫn đầu, sử dụng sức mạnh để đảm bảo hòa bình, đưa người phụ nữ đầu tiên của nước Mỹ lên vũ trụ, đưa phi hành gia đầu tiên (của Mỹ) được lên sao Hỏa, v.v.

TT Trump cũng nói rằng, chúng ta cần phải tiếp tục làm việc, tiếp tục chiến đấu và tiếp tục giành chiến thắng, làm cho nước Mỹ trở nên hùng mạnh hơn, khiến nước Mỹ tự hào, an toàn và làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Tại một cuộc vận động tranh cử ở Arizona vào ngày 19/10, Tổng thống Trump đã phát biểu rằng, cuộc bầu cử này là rất quan trọng, “đây là có liên quan đến lựa chọn giấc mơ Mỹ hay lựa chọn cơn ác mộng xã hội chủ nghĩa”. Nếu Biden đắc cử, Hoa Kỳ sẽ trở thành xã hội chủ nghĩa, nhưng đất nước chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Chúng ta sẽ không để điều này xảy ra”.

Còn vài hôm nữa là đến ngày bầu cử, hai bên (hai đảng) đang gấp rút đến các nơi để tổ chức các hoạt động vận động bầu cử. Người của Đảng Cộng hòa đang tăng cường kêu gọi bỏ phiếu ở vùng nông thôn Arizona, để thu hút nhiều cử tri gốc Tây Ban Nha và ngoại ô.

Gần đây, ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris cũng đã đến Arizona để tổ chức vận động bầu cử ở Phoenix và Tucson – trung tâm dân số lớn nhất của bang.

Trước đó, con trai của TT Trump là Eric đã tổ chức một hội nghị ở Phoenix vào ngày 26/10. Chị gái của Eric là Ivanka cũng đã đến Phoenix để tham dự một sự kiện tương tự cách đây ba tuần.

Theo epochtimes.com  

8 lý do chúng tôi nhiệt tình tán thành Trump tái đắc cử – Theo Washingtontimes

 8 lý do chúng tôi nhiệt tình tán thành Trump tái đắc cử – Theo Washingtontimes

Mời các bạn xem một bài quan trọng trước bầu cử. Đây có thể là bài cho một chương trình TV đặc biệt: “Nhìn Lại Thành Tích Của TT Trump” cho cuối tuần này? Các tờ báo lớn của Mỹ như New York Post, Washington Times, Boston Herald đã lên tiếng ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử, nay tới tờ Washington Exxaminer cũng có cùng quan điểm. BBT

8 lý do chúng tôi nhiệt tình tán thành Trump tái đắc cử 

Monday, October 26, 2020

President Donald Trump dances at the conclusion of a campaign rally at Lancaster Airport, Monday, Oct. 26, 2020 in Lititz, Pa. (AP Photo/Jacqueline Larma)

PHÂN TÍCH / Ý KIẾN:

Bốn năm trước, Donald J. Trump đã tự giới thiệu mình với người dân Mỹ như một ngôi sao truyền hình thực tế tồi tệ, thô tục, được mạ vàng tìm kiếm một sự nghiệp chính trị, trong đó anh ta hứa sẽ đánh bật chính quyền Washington cố thủ khỏi dây thừng của một võ đài và bảng đấu vật chuyên nghiệp chúng vào canvas. Tất cả dường như quá tự phục vụ và vô lý.

Chắc chắn, anh ấy đã xây dựng một đế chế bất động sản đồ sộ và đưa tên tuổi của mình vụt sáng thành những tòa nhà chọc trời. Nhưng anh ta không có thành tích gì trong thế giới chính trị. Chúng tôi không có lý do gì để tin tưởng rằng ông Trump sẽ là một người quản lý tốt nền kinh tế, một người bảo vệ quyết liệt cho quê hương của chúng ta hoặc thậm chí là một người bảo vệ các quyền tự do hiến pháp mà chúng ta trân trọng nhất.

Lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1982, tờ báo này đã từ chối xác nhận bất kỳ ai trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Chúng tôi đã lưu ý một tuần trước cuộc bầu cử: “Tiền đặt cược rất cao. Nhưng chúng tôi phó mặc cho “trí tuệ bản địa” của mọi người để lựa chọn giữa hai ứng cử viên thiếu sót.

Ngày nay, bốn năm sau, ông Trump đã phải chịu đựng sự xáo trộn của thời đại chúng ta để xây dựng một thành tích rõ ràng trong các lĩnh vực chính đáng được xem xét:

• Nền kinh tế

Tổng thống Trump đã tạo điều kiện, khuyến khích và đặt nền tảng cần thiết cho nền kinh tế tốt nhất trong 40 năm.

Năm 2019, thị trường lao động phát triển mạnh nhất trong thời hiện đại. Số lượng lớn nhất người Mỹ (159 triệu người) được tuyển dụng từ trước đến nay. Hoa Kỳ có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 50 năm (3,5%) và có tỷ lệ việc làm cao kỷ lục hoặc gần kỷ lục đối với người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người châu Á, phụ nữ, học sinh trung học, người tàn tật và cựu chiến binh.

Thu nhập trung bình của gia đình tăng 6,8% trong năm 2019, mức tăng kỷ lục trong một năm lớn nhất kể từ năm 1967 và đạt mức cao kỷ lục 68.700 USD.

• Thương mại và Nhập cư

Ông Trump nhậm chức với sự hiểu biết rõ ràng rằng các chính sách thương mại và nhập cư trong 40 năm qua đã hủy hoại ngành sản xuất ở Hoa Kỳ và các công việc ở nước ngoài hoặc kìm hãm mức lương trả cho công nhân Mỹ.

Ông đã hủy bỏ hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, đàm phán lại NAFTA và tạo ra USMCA, và không ngần ngại lôi kéo các quốc gia khác – đặc biệt là Trung Quốc – bằng thuế quan khi cần thiết.

Đối với vấn đề nhập cư, có thể nói rằng ông Trump là Tổng thống đầu tiên thực thi luật nhập cư của chúng ta một cách nghiêm túc.

• An ninh quốc gia

Ông Trump đã định hướng lại chính sách đối ngoại của Mỹ theo hướng giải quyết thách thức thế hệ do những người cộng sản ở Trung Quốc đặt ra.

Anh ta đã thu hẹp, thay vì mở rộng, sự can dự của người Mỹ vào các cuộc xung đột nhỏ nhặt và vô nghĩa.

Anh ta đã hành động nhanh chóng và quyết đoán chống lại những kẻ thù như Qassim Soleimani và Abu Bakr Al-Baghdadi, những kẻ chịu trách nhiệm giết người Mỹ và gây bất ổn ở Trung Đông.

Sự lãnh đạo của ông Trump đã giúp các quốc gia Ả Rập bình thường hóa quan hệ với Israel, đây là bước đột phá quan trọng nhất ở Trung Đông kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

Ông đã tái cân bằng các liên minh quân sự đã trở nên quá phụ thuộc vào sức mạnh của Mỹ và những đóng góp của Mỹ.

Ông đã xây dựng lại một quân đội đang gặp khó khăn sau 15 năm chiến đấu không ngừng nghỉ.

Ông đã làm trẻ hóa NASA, nhấn mạnh lại sự cần thiết của các nỗ lực không gian của Mỹ và tạo ra Lực lượng Không gian.

• Tư pháp 

Ông Trump đã làm lại cơ quan tư pháp liên bang với các thẩm phán và thẩm phán theo chủ nghĩa hợp hiến, những người hiểu rõ vai trò thích hợp của họ trong cán cân quyền lực của chúng ta. Hơn 215 thẩm phán đã được đề cử và xác nhận, trong đó có 3 thẩm phán của Tòa án Tối cao.

Hiện có đa số thẩm phán do đảng Cộng hòa bổ nhiệm ở bảy trong số 13 vòng phúc thẩm liên bang.

Nếu tổng thống được bổ nhiệm thêm 4 năm nữa, khả năng là đến năm 2025, sẽ có đa số thẩm phán do Đảng Cộng hòa bổ nhiệm trong tất cả 13 vòng.

• Thuế

Ông Trump đạt được cải cách thuế.

Các quy định của cải cách này – giảm thuế suất doanh nghiệp, chi tiêu và loại bỏ các hình phạt đối với việc hồi hương tiền mặt – là điều cần thiết trong việc cải thiện nền kinh tế của quốc gia và sự thịnh vượng cá nhân của công dân. Những người nộp thuế cá nhân đã được giúp đỡ bằng cách loại bỏ nhiệm vụ cá nhân của Obamacare, cũng như giảm khấu trừ thuế của tiểu bang và địa phương, có nghĩa là cư dân từ các quốc gia hoạt động tốt, thuế thấp không còn trợ cấp cho cư dân của các tiểu bang có thuế cao, điều hành kém .

 Quy định

Ông Trump đã thay đổi các chế độ quản lý trong các lĩnh vực khác nhau và quan trọng như ô tô, viễn thông và cải thiện môi trường.

Những nỗ lực của ông đã duy trì sự lựa chọn của người Mỹ trong việc xác định điều gì là tốt nhất cho họ, tiết kiệm cho các hộ gia đình hàng trăm đô la chi phí quản lý mỗi năm, đảm bảo sự độc lập về năng lượng và giảm sự xâm nhập của chính phủ vào cuộc sống của công dân Mỹ.

• Cuộc đua
Ông Trump đã làm nhiều việc cho cộng đồng Da đen hơn bất kỳ tổng thống nào kể từ thời Johnson.

Cải cách tư pháp hình sự, tài trợ vĩnh viễn cho các trường đại học và cao đẳng da đen trong lịch sử HBCU, và việc tạo ra các Vùng cơ hội hoạt động để đảm bảo một nước Mỹ trong đó mọi người đều có cơ hội vượt trội.

• COVID-19

Chỉ trong năm qua, ông Trump đã phải đối mặt với một loạt các thảm họa chưa từng có, bất kỳ thảm họa nào trong số đó có thể khiến nhiệm kỳ tổng thống của ông bị nhấn chìm – không gì đáng sợ hơn đại dịch toàn cầu, bắt đầu trong khi Washington bị ngăn chặn bởi một đảng phái nóng nảy và phiên tòa luận tội phi lý.

Theo mọi chỉ số, tổng thống đã đáp ứng thách thức tốt nhất có thể. Anh ta đã hành động nhanh chóng để trì hoãn sự tấn công của virus. Ông đã đưa ra những quyết định khó khăn để làm chậm sự lây lan, giúp các bệnh viện có thời gian chuẩn bị quan trọng. Ông sử dụng quyền hạn và nguồn lực của liên bang để tăng cường thử nghiệm và cung cấp thiết bị y tế cần thiết cũng như phát triển các phương pháp trị liệu giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong của bệnh dịch hạch.

Hồ sơ của Tổng thống Trump không phải là điều duy nhất trên lá phiếu để xem xét. Cần lưu ý một vài điều về đối thủ của mình.

Cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã ở Washington 47 năm. Hồ sơ của ông ấy thậm chí còn rõ ràng hơn của ông Trump. Cùng với kỷ lục đó, chiến dịch hiện tại của ông Biden còn rắc rối hơn.

Anh ta đã nói rõ rằng anh ta có ý định làm nghèo đi nhiều vùng rộng lớn của Hoa Kỳ bằng cách từ bỏ năng lượng giá cả phải chăng được cung cấp bởi dầu và khí đốt tự nhiên – một gambit chắc chắn sẽ đe dọa toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ.

Ông hứa sẽ tăng thuế không chỉ đối với những người giàu có mà còn đối với các tập đoàn và hầu hết những ai có việc làm.

Ông từ chối giải thích với các cử tri nếu ông có kế hoạch xử lý tốt các mối đe dọa của Đảng Dân chủ để đưa ra Tòa án Tối cao trong nỗ lực hoàn tác tất cả các thành tích của ông Trump trong lĩnh vực tư pháp liên bang.

Cuối cùng, anh ấy dường như khăng khăng muốn chơi bóng ẩn vì sự tham gia của gia đình anh ấy ở Trung Quốc và Ukraine.

Ông Trump đã hoàn hảo chưa? Không. Rốt cuộc, đây là chính trị. Nhưng thành tích đạt được của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông là không có tổng thống nào trong thời hiện đại sánh kịp. Nhiệm kỳ thứ hai có khả năng mang lại nhiều thành công hơn và một nước Mỹ mạnh hơn.

Vì những lý do này, chúng tôi nhiệt tình tán thành việc ông Trump tái đắc

cử.

https://www.washingtontimes.com/news/2020/oct/26/editorial-donald-trump-for-reelection/
Powered by Blogger.