Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Tức và Bình luận

Friday, August 30, 2019 // ,

TinHoaThinhDon

Vụ án ‘mua bán tên’ và kỷ niệm 50 năm mất ‘bác’

Unknown at TinHoaThinhDon - 3 hours ago
*Trân Văn * *Theo blog* VOA Hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam đang tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày ông Hồ Chí Minh qua đời (3/9/1969 – 3/9/2019). Ngoài các hội thảo, hội nghị tổ chức cho nhiều cấp, nhiều ngành từ trung ương đến địa phương, đợt kỷ niệm này còn bao gồm vô số bài viết trên hệ thống truyền thông chính thức xoay quanh “50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Cũng vào thời điểm này, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam công bố hàng loạt thông tin liên quan đến việc “mua bán tên” ở Trà Vinh, khiến ngân sách thất thu khoảng 120 tỉ đồng. Đến g... more »

Nguồn cơn nào khiến Nhà máy In tiền quốc gia VN phải lỗ lớn?

Unknown at TinHoaThinhDon - 3 hours ago
*Phạm Chí Dũng * *Theo blog* VOA Khi năm 2019 đã bước sang nửa cuối, thị trường tiền tệ và ngành ‘in tiền’ Việt Nam nhận được một tin tức có vẻ đáng lo ngại: Nhà máy In tiền Quốc gia *trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lỗ đến 11,2 tỉ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, còn những năm trước chỉ toàn lãi và lãi…* *Từ ‘lỗ đột biến’…* Nhà máy In tiền Quốc gia có trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Từ năm 2010, nhà máy này được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty TNHH một thành viên với 100% vốn điều lệ được *Ngân hàng Nhà nước* nắm giữ. Ngành nghề kinh doanh ch... more »

Vụ học sinh chết ở Gateway: Bà Quy bị bắt vì nhà trường?

Unknown at TinHoaThinhDon - 3 hours ago
*Nguyễn Hùng * *Theo blog* VOA [image: Hình báo Tiền Phong.] Hình báo Tiền Phong. Vụ học sinh sáu tuổi chết trong ngày tới lớp 1 Tokyo của trường khi đó còn tự nhận là quốc tế Gateway ở Hà Nội đã có cái kết đầu tiên. Đó là người đưa đón trẻ Nguyễn Bích Quy, 54 tuổi, bị khởi tố bị can và bắt tạm giam ba tháng. Bà Quy bị buộc tội “vô ý làm chết người”. Tài xế Doãn Quý Phiến, 53 tuổi, cũng bị cho là “vô ý tự tin và cẩu thả” như bà Quy nhưng hiện giờ ông cũng như chính nhà trường chưa nhận được kết luận gì của cơ quan điều tra. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấ... more »

Mỹ chúc mừng Ngày Quốc khánh Việt Nam

Unknown at TinHoaThinhDon - 4 hours ago
*Theo *VOA [image: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hội kiến Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ở Hà Nội, ngày 26 tháng 2, 2019.] Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hội kiến Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ở Hà Nội, ngày 26 tháng 2, 2019. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 30 tháng 9 thay mặt chính phủ Mỹ gửi lời chúc tốt lành tới người dân Việt Nam nhân Lễ Quốc khánh 2 tháng 9. Ông Pompeo nói ông đã thăm Việt Nam hai lần trong năm nay kể từ khi nhậm chức và đã chứng kiến “sự phát triển đáng ghi nhận” của mối quan hệ song phương. Ngo... more »

Ấn Độ lên tiếng vụ tàu hải cảnh TQ lởn vởn gần các lô dầu ở Biển Đông

Unknown at TinHoaThinhDon - 4 hours ago
*Khánh An * *Theo *VOA [image: Giàn khoan Hakuryu-5 hoạt động trong khu vực Biển Đông mà Việt Nam hợp tác với các nước để khai thác dầu khí.] Giàn khoan Hakuryu-5 hoạt động trong khu vực Biển Đông mà Việt Nam hợp tác với các nước để khai thác dầu khí. New Delhi chính thức phản ứng đối với sự xâm phạm của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, nơi đang là địa điểm hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ và tập đoàn Rosneft của Nga. Phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần của Bộ Ngoại giao Ấn Độ vào ngày 29/8, người phát ngôn Raveesh Kumar nói “Biển Đông là một phần của... more »

Nhà báo Phạm Đoan Trang: Việt Nam hiện giờ thiếu vắng công lý!

Unknown at TinHoaThinhDon - 4 hours ago
*Theo *RFA [image: Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang.] Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang - FB Phạm Đoan Trang Nhà báo độc lập/nhà hoạt động Phạm Đoan Trang vừa được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF đề cử nhận giải về tự do báo chí năm 2019, ở hạng mục Impact (Ảnh hưởng). Đây là giải thưởng dành cho dành cho người có những tác phẩm gây ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về tự do báo chí. Ngay sau khi nhận đề cử, Cô đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn đặc biệt về hiện tình đất nước nhân sự kiện này. *RFA: **Chào nhà báo Đoan Trang, trước tiên cho RFA xin chúc mừn... more »

Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ - Quan hệ hai nước sẽ cải thiện?

Unknown at TinHoaThinhDon - 4 hours ago
*Diễm Thi * *Theo *RFA [image: Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và TBT, CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp tại Hà Nội hôm 27/2/2019.] Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và TBT, CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp tại Hà Nội hôm 27/2/2019 - Reuters *Mục đích chuyến đi* Trong cuộc hội đàm tại Hà Nội hôm 27/2/2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ trong năm nay để tiếp tục trao đổi về những biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nêu điểm khác biệ... more »

Dân cư Hà Nội bị ảnh hưởng độc hại như thế nào sau vụ cháy ở Công ty Rạng Đông?

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Theo *RFA [image: Chính quyền phường Hạ Đình thu hồi văn bản cảnh báo về nguy cơ độc hại từ vụ cháy ở Công ty Rạng Đông chỉ sau một ngày ban hành.] Chính quyền phường Hạ Đình thu hồi văn bản cảnh báo về nguy cơ độc hại từ vụ cháy ở Công ty Rạng Đông chỉ sau một ngày ban hành - laodong.vn *Nhanh chóng ban hành khuyến cáo* Ngay sau khi xảy ra vụ cháy nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vào hôm 28/08/19, Ủy ban Nhân dân (UBND) phường Hạ Đình ra thông báo khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1 km tính từ tâm của đ... more »

Thương chiến Mỹ-Trung : G20, nạn nhân đầu tiên

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Tú Anh * *Theo *RFI [image: media] Đô la Mỹ và nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh minh họa - REUTERS/Thomas White *Thời sự chính trị Anh, Ý, ngày nhập học tại Pháp vẫn là những chủ đề mà báo Pháp ngày 30/08/2019 lưu tâm. Bên cạnh đó, dựa trên số liệu của OCDE, Les Echos khá bi quan cho tình hình kinh tế thế giới, hệ quả của thương chiến Mỹ-Trung. * Le Figaro đưa độc giả trở lại hiệu ứng Domino ở Đông Âu năm 1989 và bài học Hồng Kông 2019. Libération với một luật sư Trung Quốc tố cáo chế độ khống chế dân chúng hiệu quả hơn các phiên tòa dàn dựng : chính sách bắt cóc, giam giữ, tra tấ... more »

Biển Đông : TT Philippines lần đầu tiên nêu phán quyết La Haye với Trung Quốc

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Trọng Thành * *Theo *RFI [image: media] Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (T) và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đại Lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 30/08/2019 - How Hwee Young/Pool via REUTERS *Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang trong chuyến công du lần thứ 5 tại Trung Quốc, kể từ khi nhậm chức. Hôm 29/08/2019, trong cuộc hội kiến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Duterte lần đầu tiên nêu phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, khẳng định thắng lợi của Manila trong vụ kiện Biển Đông. Chủ tịch Trung Quốc một lần nữa bác bỏ phán ... more »

Ngăn chặn kẻ ức hiếp ở Biển Đông

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Gregory B. Poling và Murray Hiebert * *Khánh Anh* dịch *Theo *VNTB *Bắc Kinh phải trả giá khi cho phép lực lượng hải cảnh cản trở tự do hàng hải.* Tàu hải cảnh Trung Quốc Bộ Ngoại giao Mỹ đã cân nhắc mạnh mẽ vào tuần trước về hành vi quấy rối của Trung Quốc đối với các hoạt động khai thác dầu khí của Malaysia và Việt Nam ở Biển Đông. Phát ngôn viên Morgan Ortagus đã lên tiếng “việc Bắc Kinh liên tục ngăn cản các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở ngoài khơi”, nghi ngờ về " cam kết của Trung Quốc trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển”. Bộ Ngoại Giao đã đún... more »

Xoay Mỹ và vai trò ông Nguyễn Phú Trọng: ngày mai ai biết được?

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Nguyễn Hiền * *Theo *VNTB *Cũng sẽ có những quan điểm nghi ngờ và bác bỏ, nhưng ngày mai, ai biết được? Áp lực sẽ luôn tạo ra những bước ngoặt mang tính lịch sử, hoặc chuyển động, hoặc bị nghiền nát bởi bánh xe của lịch sử.* *Áp lực buộc phải bước đi* Đồng thuận về quan điểm “tách Trung” thay vì “thoát Trung” của tác giả An Viên trên Việt Nam Thời Báo. Liệu chăng, ông Nguyễn Phú Trọng, người được cho là “cổ hủ, giáo điều” sẽ là chìa khóa cho vấn đề đó, thông qua bước chuyển xoay trục về phía Mỹ? Có một sự chuyển biến về quyền lực thời điểm trước năm 2016 và sau năm 2016 của Giá... more »

Họ u tối vì không chịu nghĩ đến Bác?

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Thảo Vy * *Theo *VNTB *(Bài viết theo văn phong Tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam)* *Hội thảo khoa học cấp quốc gia 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra ngày 28-8.* Hội thảo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Chủ tịch nước và Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp tổ chức, với sự tham dự của Trưởng Ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, lãnh đạo các bộ, n... more »

Trung Quốc từ chối thảo luận lập trường về Biển Đông với Philippines

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Theo *RFA [image: Hình minh họa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại cuộc gặp ở Manila, Philippines hôm 20/11/2018] Hình minh họa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại cuộc gặp ở Manila, Philippines hôm 20/11/2018 - Reuters Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 29/8 khẳng định lập trường của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông là không thay đổi. AFP trích lời một phát ngôn nhân chính phủ Philippines cho biết như vậy hôm 30/8. Ông Tập Cận Bình nói điều này trong cuộc họp với Tổng thống Philippines Rodrigo Dute... more »

VN sẽ tuy tố công dân Australia gốc Việt với cáo buộc khủng bố

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Theo *RFA [image: Nhà hoạt động dân chủ người Úc gốc Việt, ông Châu Văn Khảm (ở giữa) bị Công an Việt Nam bắt giữ.] Nhà hoạt động dân chủ người Úc gốc Việt, ông Châu Văn Khảm (ở giữa) bị Công an Việt Nam bắt giữ - viettan.org Công dân Australia gốc Việt Châu Văn Khảm sẽ bị Việt Nam truy tố với cáo buộc khủng bố sau khi bị bắt giam đến nay hơn 7 tháng. Mạng báo ABC loan tin ngày 30 tháng 8 theo thông cáo của Vụ Báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam như vừa nêu đưa ra với báo này vào tối ngày 29 tháng 8. Theo thông cáo của Vụ Báo Chí thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì vào ngày 29 tháng ... more »

Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung về Biển Đông, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Thụy My * *Theo *RFI [image: media] Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố. *Sau khi Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng, ngày 29/08/2019 ba nước Anh, Pháp, Đức đã ra tuyên bố chung về Biển Đông, bày tỏ lo ngại là tình hình hiện nay có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực. Cùng ngày, bộ Ngoại Giao Ấn Độ tuyên bố kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.* Pháp, Đức, Anh *« kêu gọi các quốc gia ven Biển Đông có những bước đi và biện pháp làm dịu căng thẳng, góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ... more »

Hồng Kông: Liệu Bắc Kinh có đưa quân đàn áp phong trào đòi dân chủ vào lúc này ?

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Trọng Thành * *Theo *RFI [image: media] Trung Quốc rầm rộ đưa tin về việc luân chuyển quân ở Thâm Quyến, sát Hồng Kông, ngày 29/08/2019 - Reuters *Ngày 29/08/2019, hai ngày trước cuộc biểu tình dự kiến của phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông, Bắc Kinh rầm rộ tuyên truyền cho hoạt động luân chuyển các đơn vị quân đội đồn trú tại đặc khu. Một hoạt động vốn diễn ra kín đáo. Trong lúc phong trào phản kháng không có chiều hướng sụt giảm, động thái này của Trung Quốc không khỏi khiến nhiều người đặt câu hỏi : Liệu Bắc Kinh có sẵn sàng gây ra một vụ Thiên An Môn mới ?* Đây không phải l... more »

Thương chiến Mỹ-Trung đẩy châu Á 'vô tội' vào suy thoái

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Theo *BBC [image: Pedestrians walk past shop fronts in Hong Kong's Tim Sha Tsui district in 2016] Ảnh: Getty *Lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu khiến người ta bắt đầu nói về tình trạng suy thoái, gây thêm lo lắng về công ăn việc làm và mức độ tăng trưởng.* Cuộc thương chiến Mỹ-Trung đang phủ bóng đen lên nền kinh tế thế giới và những dấu hiệu cảnh báo về một cuộc suy thoái sắp xảy ra đã xuất hiện trên các thị trường tài chính toàn cầu. Suy thoái không gây ra mối đe dọa ngay lập tức với các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á, mặc dù mức độ phát triển ở nh... more »

Hong Kong: Joshua Wong và Agnes Chow bị bắt và được tại ngoại hầu tra

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Theo *BBC [image: Joshua Wong bị cảnh sát khống chế ngày 19/5/2016] Joshua Wong bị cảnh sát khống chế ngày 19/5/2016 - Handout/Getty *Theo tin từ Đảng Demosisto của Hong Kong, nhà hoạt động Joshua Wong bị bắt lúc 7:30 giờ địa phương sáng 30/8. * "Tổng thư ký của chúng tôi, Joshua Wong vừa bị bắt sáng nay vào khoảng 7:30, khi anh đang đi bộ đến trạm MTR South Horizons. Anh bị đẩy vào trong một chiếc minivan cá nhân trên đường lúc thanh thiên bạch nhật. Luật sư của chúng tôi đang theo sát vụ việc," Đảng Demosisto viết trên Twitter sáng 30/8. Trang Democratic Hong Kong bình luận trê... more »

Có hai 'đòn cân não' quanh Bãi Tư Chính

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Chiến Thành * *Theo blog *RFA [image: Hình minh họa. Biểu tình phản đối Trung Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/5/2014] Hình minh họa. Biểu tình phản đối Trung Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/5/2014 - AFP *Thứ nhất, đó là cuộc đối đầu (stand-off) giữa Trung Quốc và Việt Nam quanh khủng hoảng Bãi Tư Chính, từ nay đang bước sang tháng thứ ba. Thứ hai, đó là một đợt sóng ngầm khác, trầm trầm mà cương quyết không kém “đòn cân não” Trung – Việt, đó là cuộc đối đầu giữa xã hội dân sự Việt Nam với nhà nước cộng sản toàn trị của nó[1]. Hai stand-off này tuy “hai là một”, đang hội ... more »

Đọc báo Pháp – 30/08/2019

Đọc báo Pháp – 30/08/2019

Thương chiến Mỹ-Trung : G20, nạn nhân đầu tiên

Thời sự chính trị Anh, Ý, ngày nhập học tại Pháp vẫn là những chủ đề mà báo Pháp ngày 30/08/2019 lưu tâm. Bên cạnh đó, dựa trên số liệu của OCDE, Les Echos khá bi quan cho tình hình kinh tế thế giới, hệ quả của thương chiến Mỹ-Trung.
Le Figaro đưa độc giả trở lại hiệu ứng Domino ở Đông Âu năm 1989 và bài học Hồng Kông 2019. Libération với một luật sư Trung Quốc tố cáo chế độ khống chế dân chúng hiệu quả hơn các phiên tòa dàn dựng : chính sách bắt cóc, giam giữ, tra tấn nơi bí mật, bị xem là tội ác chống nhân loại.
La Croix với « Mặt trận Cộng hòa » tại Ý chống cực hữu, Le Monde đưa tựa đậm trên trang nhất : « Brexit : Cuộc đảo chính của Boris Johnson », Le Figaro đăng bức ảnh « biểu tình chống mưu toan Brexit không thỏa thuận với Liên Âu ».
Về thời sự Pháp, nhật báo thiên hữu lưu ý « sắp đến ngày khai trường mà nhiều giáo chức vẫn chống chương trình cải cách của bộ trưởng Blanquer ». Trong khi đó, nhật báo kinh tế Les Echos cho biết « Kinh tế Pháp đứng vững » nhưng điều đáng lo là « Thương mại thế giới hụt hơi » vì thương chiến.
Thương chiến giết thương mại
Với nhận định « cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp diễn sôi động » và với thống kê vừa được Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) công bố ngày 29/08 ghi nhận trao đổi thương mại trong nhóm G20 bị sụt giảm trong quý hai 2019 gần 2% tính theo trị giá đôla. Trung Quốc bị trúng đòn nặng nhất trong cuộc chiến quan thuế với Mỹ.
Nhưng không phải chỉ có các nước có nền kinh tế đang phát triển và Trung Quốc bị thiệt hại. Trừ phi Donald Trump đổi ý vào giờ chót, Chủ Nhật 01/09, Washington sẽ tung ra một chiêu tấn công mới, từ 10% lên 15% trên 110 tỷ đô la hàng Trung Quốc nhập sang Mỹ. Lần này, chính người tiêu dùng sẽ là nạn nhân trực tiếp.
Cho đến nay, Trung Quốc đã trả giá nặng : xuất khẩu giảm hơn 5% trong quý hai, mức thấp nhất kể từ 2017. Xuất khẩu của Mỹ cũng bị thụt lùi hơn 1% trong cùng thời kỳ.
Theo OCDE, cho dù giới doanh nghiệp hai bên chạy đua với thời gian, tăng tốc mua bán trước khi các lệnh áp thuế được thi hành nhưng trong hai quý đầu năm 2019, trao đổi thương mại Mỹ-Trung vẫn rất thấp so với kết quả của 2018.
Nhưng không phải chỉ có Mỹ và Trung Quốc là nạn nhân. Xuất khẩu và nhập khẩu của Liên Hiệp Châu Âu cũng bị giảm theo thứ tự 1,7% và 2,3%. Đức bị thiệt hại nặng nhất theo thứ tự 3,7% và 1,7%. Trong hai nước đầu tầu, Pháp đề kháng tương đối tốt hơn Đức : xuất khẩu lùi 0,3%, nhập khẩu lùi
0,7%. Trong các nước châu Âu, Anh Quốc với viễn ảnh Brexit trả giá nặng nhất : xuất khẩu giảm 7,1%, nhập khẩu giảm 12,6%. Trong G20, chỉ có Úc, Canada và Nhật Bản tiếp tục thấy xuất khẩu gia tăng.
Do vậy, tương lai không có gì khích lệ. Các chỉ số khác, từ ngành vận chuyển hàng không, buôn bán linh kiện điện tử, xe hơi, phụ tùng xe hơi đều bật đèn đỏ.
Trong không khí ảm đạm này, theo Les Echos, ánh sáng le lói duy nhất là sự kiện Trung Quốc vừa gián tiếp cho biết sẽ không trả đũa biện pháp áp thuế 110 tỷ đô la của Donald Trump, để tạo cơ may cho đàm phán.
Chính sách khủng bố người dân tại Hoa lục và nỗi sợ của chế độ
Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhân dịp 30/08, ngày được Liên Hiệp Quốc lấy làm ngày « Các nạn nhân bị (chính quyền) bắt mất tích », nhật báo thiên tả Libération, đăng một bài phân tích của giáo sư luật Đằng Bưu về chính sách khủng bố người dân tại Hoa lục và nổi sợ của chế độ.
Bài tố cáo khá dài nhưng chỉ xin trích các điểm chính : luật sư Đằng Bưu, trước khi bị bắt chẹt phải chọn con đường lưu vong đã được nếm mùi mà thuật ngữ của Liên Hiệp Quốc gọi là « bị cưỡng chế mất tích ».
Nạn nhân đầu tiên là luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh, người tố cáo chính quyền trấn áp Pháp Luân Công bị bắt cóc vào tháng 08/2006. Đang đi ngoài đường, đột nhiên bị đập một gậy vào đầu, bị trùm đầu lẫn mặt kéo lên xe và bị bốn người đàn ông đánh tới tấp không kịp thở. Trong 13 năm tiếp theo, Cao Trí Thịnh không một ngày được tự do kể cả khi được thả : lúc bị theo dõi, lúc lại « mất tích ».
Danh sách do luật sư Đằng Bưu thiết lập cuối cùng có cả tên của chính tác giả. Những bài tố giác của ông khiến ông bị trả thù, bị bắt cóc giam giữ nơi bí mật gần ba tháng vào năm 2014. Bắt cóc là một chính sách của nhà nước Trung Quốc, được « luật hóa » qua các điều tu chính trong luật hình sự. Bắc Kinh cũng không ký vào công ước của Liên Hiệp Quốc về « cưỡng chế mất tích » được xếp vào danh sách « tội ác chống nhân loại ».
Từ Ban Thiền Lạt Ma mới 6 tuổi, ngôi sao màn bạc Phạm Băng Băng cho đến Mạnh Hoành Vĩ, thứ trưởng công an, đang làm chủ tịch Cảnh sát quốc tế Interpol mà cũng bị bắt cóc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng không ngần ngại qua biên giới bắt công dân nước ngoài như vụ nhà văn Quế Dân Hải, chủ hiệu sách Hồng Kông « mất tích » năm 2015.
Theo luật sư Đằng Bưu, chính quyền độc tài Trung Quốc sợ dân đến mức phải dùng biện pháp khủng bố tinh thần này để tồn tại vì theo họ, biện pháp này hiệu quả hơn nhiều so với các phiên tòa dàn dựng.
Nhìn Hồng Kông, nhớ lại bức màn sắt
Ba mươi năm sau ngày bức màn sắt sụp đổ, Le Figaro trở lại năm 1989, tìm hiểu vì sao ván cờ domino khởi đi từ Ba Lan. Tác giả, Thierry Wolton, tác giả của ba bộ sách về chủ nghĩa cộng sản nhìn thấy tia hy vọng cho Hồng Kông và trách thái độ thụ động của Tây phương.
Những chế độ độc tài ở Đông Âu không thể kéo nhau sụp đổ nếu người dân ở các nước này không có « lòng can đảm », đó là ý chính của bài phân tích. Domino đầu tiên là Ba Lan, đất nước của người Công giáo đi tiên phong đề kháng chống Liên Bang Xô Viết từ ngày đầu. Trước khi công đoàn Đoàn Kết được thành lập vào năm 1989, vào năm 1980 đã có một phong trào tranh đấu bằng đình công, bằng bất phục tùng dân sự. Một mặt trận công nhân-trí thức, với điểm tựa tinh thần là Giáo hội Công giáo và Đức Giáo hoàng Gioan Phao-lồ đệ nhị làm cho chế độ đảng trị phải bị soi mòn.
Tại Hungari, người dân đã nổi dậy chống Liên Xô với cuộc cách mạng 1956 bị đàn áp đẫm máu. Đến thời điểm 1989, một công đoàn độc lập theo mô hình công đoàn Đoàn Kết ra đời đẩy đảng Cộng sản Hungari vào thế phải lấy hai quyết định « bi đát » cho cả khối xã hội chủ nghĩa : một là hủy bỏ hàng rào điện ở biên giới Hung-Áo và sau đó là mở cửa biên giới Áo-Hung cho dân chúng, kể cả dân Đông Đức, đi lại tự do.
Tại Tiệp Khắc, 20 năm sau Mùa Xuân Praha, 20 năm sau khi bị lực lượng khối Vác-xa-va xâm lược, một chục ngàn người xuống đường tưởng niệm sinh viên Jan Palach, tự thiêu vào năm 1968 chống Matxcơva can thiệp. Tình hình biến đổi bất ngờ : Ngày 17/11/1989, biểu tình bị cảnh sát đàn áp mạnh, hôm sau, 200.000 người, đông hơn ngày hôm trước 20 lần, tuần hành khắp thủ đô. Chế độ tan rã nhanh chóng : tháng 12, tù nhân chính trị Vaclav Havel lên thay chủ tịch Tiệp Khắc.
Theo nhà sử học Thierry Wolton, bức màn sắt sụp đổ trong bối cảnh tại Matxcơva, chủ tịch Mikhail Gorbatchev mải lo cứu nguy kinh tế. Ông muốn mở cửa Đông Âu để thu hút đầu tư Tây phương nhưng không thành công. Tổng thống Mỹ Ronald Regan cũng không muốn cứu chế độ Xô Viết và với khát khao giải phóng không gì ngăn cản được, Đông Âu, trừ Rumani của Ceaucescu bám trụ và chết thê thảm, tự mình vùng dậy thoát khỏi bàn tay Liên Xô vào cuối năm 1989.
Chiến thắng này theo tác giả, là do nỗ lực chính của người Đông Âu. Các chế độ dân chủ Tây phương im lặng suốt giai đoạn lửa bỏng này một phần vì bị Gorbatchev mê hoặc, một phần vì « chính trị thực dụng », ngại tương lai bất định, không dám hỗ trợ cho phong trào dân chủ Đông Âu.
Kỷ niệm 30 năm bức màn sắt sụp đổ trong bối cảnh tình hình Hồng Kông nóng bỏng cho phép tác giả kết luận : Đến lượt dân Hồng Kông trải nghiệm bài học Đông Âu với chế độ Trung Quốc của Tập Cận Bình mà không ai dám làm phật ý cũng như trước đây với chế độ Xô Viết của Gorbatchev.

River of Time : Ký ức chiến tranh Việt Nam và Cam Bốt

Kết thúc điểm báo với mục điểm sách trên Le Monde : River of Time của Jon Swain, phóng viên người Anh ở chiến trường Việt Nam, Cam Bốt. Bản dịch tiếng Pháp giữ nguyên tựa gốc tiếng Anh River of TimeDòng sông của thời gian kể lại « một thời tuổi trẻ » trong khói lửa chiến trường đã qua. Jon Swain kể lại những ngày ở chiến trường lúc 22 tuổi, tình yêu ở tuổi vừa mới lớn trong bối cảnh chiến tranh sắp tàn.
Jon Swain không tự cao : « phóng viên là một đặc quyền, lại được màu da trắng bảo vệ » ở Phnom Penh, cho phép ông bình an « đi qua địa ngục Việt Nam ». Theo tác giả, cuộc can thiệp quân sự của Mỹ đã gieo bao tang tóc. Nhưng với ngày 30/04/1975 Sài Gòn, và trước đó là Phnom Penh thất thủ, đã mở cánh cửa cho những bi kịch khác. Đau đớn nhất là « mặc cảm phạm tội » trước lòng « can đảm của những người ở lại », trong đó có người yêu mang hai dòng máu Pháp-Việt, mất tích, tìm lại được, để rồi mất tích vĩnh viễn. Cuối cùng chỉ còn trong ký ức là « dòng sông của thời tuổi trẻ » của Jon Swain.

Tin đọc  nhanh

(AFP) – Ngân Hàng Thế Giới thẩm tra việc Trung Quốc dùng tiền vay để mua dụng cụ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. 
Ngân Hàng Thế Giới (WB) hôm 29/08/2019 cho biết sẽ xem xét một lần nữa món tín dụng 50 triệu đô la cho Trung Quốc vay nhằm đào tạo nghề cho người Duy Ngô Nhĩ, nhưng hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy số tiền này bị dùng vào việc khác. Trước đó một hôm, tạp chí Foreign Policy khẳng định một trường học đã nhận được 30.000 đô la từ nguồn vay WB để mua « dây kẽm gai, súng phóng lựu đạn cay và áo giáp chống đạn ».
(AFP) – Nhật muốn tăng ngân sách quốc phòng.
Bộ Quốc Phòng Nhật Bản hôm 30/08/2019 đề nghị tăng ngân sách hàng năm lên mức kỷ lục, tương đương 50,3 tỉ đô la, chủ yếu để mua các chiến đấu cơ tàng hình và hệ thống chống hỏa tiễn của Mỹ, trong bối cảnh địa chính trị khu vực đang căng thẳng. Lần đầu tiên Nhật sẽ mua 6 chiếc phi cơ tiêm kích F35-B có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng đồng thời hiện đại hóa hai khu trục hạm, mua hệ thống Aegis Ashore, phát triển máy bay tiêm kích thế hệ mới để đối phó với Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
(Yonhap) – Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản trở lại bàn đàm phán. 
Trong bài phỏng vấn với nhật báo Bangkok Post hôm 30/08/2019, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cho biết ông sẵn sàng « chào đón » Nhật Bản nếu Tokyo sẵn sàng đối thoại và chấm dứt các biện pháp trừng phạt kinh tế. Cũng trong bài phỏng vấn, trước thềm chuyến thăm các nước Đông Nam Á tuần tới, ông cũng kêu gọi các nước thuộc khối ASEAN hợp tác giúp thuyết phục Nhật Bản quay trở lại bàn đàm phán, và hy vọng các nước khối ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng trong hồ sơ phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Ông Moon dự kiến sẽ tới thăm Thái Lan, Miến Điện, và Lào.
(AFP) – Washington sẽ giữ 8.600 lính tại Afghanistan sau hiệp ước với Taliban. 
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/08/2019 thông báo, nếu đạt được thỏa thuận với phiến quân Taliban, chỉ có 8.600 lính Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Afghanistan, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Hiện có khoảng 13.000-14.000 quân lính Mỹ ở trên đất Afghanistan nhằm tiêu diệt lực lượng khủng bố Al-Qaida. Trước khi kết thúc nhiệm kỳ, cựu tổng thống Barack Obama đã giảm số quân đồn trú ở đây xuống còn 8.400 lính. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, ông Trump đã quyết định tăng cường binh lính ở đây vào năm 2017.
(RFI) – Mỹ bãi bỏ biện pháp hạn chế khí thải methan. 
Theo biện pháp được Cơ quan đặc trách bảo vệ môi trường Hoa Kỳ thông báo ngày 29/08/2019, các công ty dầu khí được yêu cầu phát hiện và sửa chữa các nguồn bị rò rỉ khí methan như đường ống, giếng và kho chứa. Việc hủy bỏ biện pháp này được cho là làm lợi cho ngành dầu khí. Tuy nhiên, các tập đoàn dầu khí lớn như BP, Exxon Mobil hay Royal Dutch đã lên tiếng phản đối dự luật này.
(Reuters) – Liên Hiệp Quốc lo ngại « nội chiến » tại Libya. 
Thổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm 29/08/2019, bày tỏ quan ngại « một cuộc nội chiến » sẽ xảy ra tại Libya nếu như xung đột tại đây không sớm được chấm dứt. Kể từ tháng Tư, khi lực lượng Quân đội Quốc gia Libya tấn công thủ đô Tripoli do Chính phủ Đoàn kết Dân tộc kiểm soát, đã có hơn 1.000 người thiệt mạng và 120.000 người mất nhà cửa.
(AFP) – Colombia : Nhiều cựu lãnh đạo FARC quay lại đấu tranh vũ trang.
Trong một cuộn băng vidéo dài 32 phút, đăng trên Youtube, ngày 29/08/2019, Ivan Marquez, nguyên lãnh đạo số 2 của FARC tố cáo chính quyền Colombia của tổng thống Ivan Duque phản bội thỏa ước năm 2016. Vào thời điểm đó, Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia – FARC – phe nổi dậy theo tư tưởng Marxist, đã ký thỏa ước với Bogota, cho phép các thành viên phong trào này được hội nhập xã hội và FARC trở thành một chính đảng. Tuy nhiên, một số cựu lãnh đạo FARC bị gạt ra bên lề tiến trình tái lập hòa bình tại Colombia.

Powered by Blogger.