Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

“Việt Nam cứ dấn tới, Trung Quốc cũng chẳng dám đánh đâu”

Thursday, October 20, 2016 // , ,
“Việt Nam cứ dấn tới, Trung Quốc cũng chẳng dám đánh đâu”
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng CSVN.
* Bài trích đăng chỉ nhằm mục đích thông tin. Nội dung bài viết không nhứt thiết phản ảnh quan điểm của Website. BBT
Tiến sĩ Tạ Văn Tài, một nhà nghiên cứu về Việt Nam tại Đại học Havard, Hoa Kỳ, nhận định như vậy sau khi một quan chức quốc phòng của Việt Nam nói hôm 17/10 rằng “Việt Nam ủng hộ Hoa Kỳ cũng như các đối tác khác can dự vào khu vực”.
Theo Cổng thông tin Quốc phòng Việt Nam, trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng CSVN, tuyên bố: “Việt Nam ủng hộ Hoa Kỳ cũng như các đối tác khác can dự vào khu vực nếu như sự can dự này đem lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực.”
Nhận định về tuyên bố được nhiều người cho là khá mạnh này, Tiến sĩ Tạ Văn Tài, một nhà nghiên cứu về Việt Nam tại Đại học Havard, Hoa Kỳ, cho biết: “(Tuyên bố của ông Vịnh) cũng nằm trong mục đích bảo vệ hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á. Nói như vậy là hoan nghênh chung sự can thiệp của các nước cường quốc như Hoa Kỳ và các đối tác khác, như vậy là hoan nghênh chuyện thế nào họ cũng làm. Nếu bàn về hòa bình và ổn định thì họ sẽ làm. Không bao giờ Mỹ bỏ, Nhật, Úc bỏ Biển Đông, là một hải lộ quốc tế, có rất nhiều thương vụ đi qua đây, thành ra ông Vịnh tuyên bố như vậy là khôn. Nói như vậy là để cho quần chúng ở trong nước, hay là ngay cả Trung Quốc thấy rằng Việt Nam sẵn sàng ủng hộ lập trường đó, chứ không phải Việt Nam nhát như cáy sợ Trung Quốc đến nỗi không dám nói gì cả.”
Cổng thông tin Quốc phòng Việt Nam cho biết, về phía Mỹ, Cara Abercrombie nói rằng, Hoa Kỳ sẽ không thay đổi việc thực hiện chiến lược “tái cân bằng”, và những cam kết của Hoa Kỳ đối với châu Á – Thái Bình Dương vẫn tiếp tục được triển khai.
Trong cuộc đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, “Việt Nam và Hoa Kỳ cũng nhất trí rằng, các quốc gia phải giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) để xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định; bảo đảm tự do hàng hải và hàng không”.
Về vụ kiện Biển Đông của Philippines và mối quan hệ Phippines-Việt Nam đang trở nên nồng ấm hơn, Tài nhận định: “Việt Nam luôn đi theo Philippines, đầu đi đuôi lọt. Không dám kiện cùng Philippines khi họ yêu cầu ‘cùng nộp đơn với chúng tôi đi’ nhưng Việt Nam không kiện. Việt Nam chờ đầu đi đuôi lọt. Việt Nam chờ Philippines thắng rồi thì lúc đấy mới có thể tin tưởng hơn. Nhưng trong vụ kiện đó Việt Nam cũng xin tòa án bảo vệ quyền lợi của Việt Nam. Nhưng chính sách của Việt Nam là đầu đi đuôi lọt, cứ để các nước khác làm thử trước rồi mình làm sau.”
Tổng thống Philippines Duterte đang ở Bắc Kinh trong chuyến công du chính thức tới TC sau chuyến thăm Việt Nam cuối tháng trước.
Theo Tài, Tổng thống Philippines sang TC để thương lượng cộng tác các vấn đề thương mại, nhưng không nói đến vấn đề vụ kiện ở Biển Đông để TC khỏi nổi giận.
Ông nói:“Philippines cũng là nước nhỏ như Việt Nam và nói những câu khôn ngoan để khỏi làm Trung Quốc nổi giận. Ông Duterte khôn lắm, nói như vậy nhưng cũng không dám bỏ chủ quyền của Philippines ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Ông chỉ nói chúng tôi bắt đầu thương lượng để Trung Quốc cho dân chài Philippines vào đánh cá ở vùng Scaborough. Thực ra đây là vùng đánh cá quốc tế nhiều nước đã đến đánh cá mà tòa án luật biển vừa rồi tuyên bố là ngư trường quốc tế, nhiều nước đều có quyền đến đó. Còn chủ quyền đối với các mẩu đá đó thì tòa không có thẩm quyền về chủ quyền. Tòa án tuyên bố như vậy thì Philippines chỉ bàn đến vấn đề đánh cá thôi còn vấn đề chủ quyền chưa nói vội.”
Đồng thời, Tài cho biết, mối quan hệ Phlippines-Việt Nam không khiến cho Việt Nam lâm vào thế bí vì, theo ông, “Trung Quốc sợ Việt Nam thân nhiều nước quá cho nên khi ông Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ về thì Trung Quốc đón linh đình chẳng khác gì đón Hồ Chí Minh ngày xưa.”
Ông nói: “Như vậy Trung Quốc cũng ngán là bây giờ Việt Nam mà thoát khỏi sự thân mật với Trung Quốc là thất bại nặng nề về ngoại giao sau sự thất bại nặng nề về pháp lý tại vụ kiện Philippines. Thành ra Việt Nam cứ dấn tới, Trung Quốc cũng chẳng dám đánh đâu.”
http://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-cu-dan-toi-trung-quoc-cung-chang-dam-danh-dau/3558857.html

Vương quốc Thái, con thuyền cũ trong cơn bão dữ

Vương quốc Thái, con thuyền cũ trong cơn bão dữ
Sau 70 năm trị vì, quốc vương Bhumibol Adulyade- Rama 9, từ trần ngày 13/10/2016 làm dấy lên mối lo ngại Thái Lan bước vào thời kỳ đầy bất trắc. Dân chúng xúc động, quốc tang kéo dài trong một năm. Một sự kiện bất ngờ đã xảy ra: thái tử Vajiralongkorn không muốn lên ngôi ngay tức khắc. Tương lai vương quốc Đông Nam Á này thêm mờ mịt. Ai sẽ kẻ thủ lợi trong khoảng trống chính trị này, quân đội hay hoàng gia ?

Nước mắt của hàng triệu người Thái Lan đổ ra không phải chỉ vì tiếc thương một vị vua tài đức mà còn biểu hiện mối lo ngại cho tương lai. Trên đây là nhận định của giới phân tích, báo chí quốc tế và Bangkok trong bối cảnh thái tử Maha Vajiralongkorn, cho dù đã được chuẩn bị từ 40 năm nay, bất ngờ xin “một thời gian” trước khi làm lễ đăng quang.

Trong khi chờ đợi, vương triều do đại tướng hồi hưu 96 tuổi, Prem Tinsulanonda, cố vấn thân cận của vua Bhumibol Adulyadej làm Nhiếp chính vương. Từ sau cuộc đảo chính vào tháng 05/2014, quyền lực chính trị nằm trong tay tướng Prayut Chan-O-Cha, lãnh đạo tập đoàn quân sự kiêm thủ tướng.

Trong 9 đời vua của triều đại Chakri, sự kiện “cha truyền con nối” đúng nghĩa gần đây nhất diễn ra vào năm 1901. Đến năm 1946, hoàng tử Bhumibol, được triệu về nước để lên thay hoàng huynh Ananda khi anh trai chết một cách bí ẩn (tự tử hay bị ám sát trong phòng riêng?).

Thái tử Maha Vajiralongkorn, 64 tuổi, tốt nghiệp sĩ quan tại Úc, mang cấp bậc tướng trong quân đội, nhưng sống ở Đức từ nhiều chục năm nay và có vẻ không thích lên làm vua.

Báo chí Thái Lan cũng như quốc tế lo ngại cho tương lai của vương quốc. Theo nguồn tin của Bangkok Post, rất có thể thái tử Maha sẽ tạm thời nhận làm “phó vương”.

Theo một nhà báo Tây phương hoạt động tại Thái Lan từ 20 năm nay, vương triều ngày nay như con thuyền cũ kỹ. Tuy được vá đắp nhưng vỏ thuyền đã mục .

Vì sao chuyện có vẻ đơn giản lại trở thành phức tạp? Ai sẽ kẻ thủ lợi trong khoảng trống chính trị này?

Thông tín viên Arnaud Dubus từ Bangkok phân tích:

Arnaud Dubus: Đầu tiên hết, rõ ràng nhất là hiện nay chỉ có một người có thể lên ngôi, với điều kiện là người này, thái tử Maha Vajiralongkorn, chấp thuận. Quốc vương Bhumibol đã chính thức chọn người con trai này làm thái tử nối ngôi từ năm 1972.

Giả thuyết trao chiếc vương miện cho công chúa Sirindhorn, được dân Thái yêu mến hơn, cũng đã được nói đến trong nhiều năm qua. Nhưng để đưa con gái lên ngôi, quốc vương phải đề nghị sửa đổi luật truyền ngôi vẫn cấm phụ nữ lên làm vua. Thế mà quốc vương Bhumibol đã không làm khi còn tại thế.

Tiến trình truyền ngôi ở Thái Lan phải qua hai giai đoạn. Giai đoạn một chỉ là thủ tục mang tính pháp lý. Chủ tịch Quốc hội mời thái tử nhận vương miện. Vào đúng thời điểm đó, thái tử Maha Vajiralongkorn trở thành vua.

Bước thứ hai là nghi lễ đăng quang, có thể chờ một vài năm sau. Thế mà thái tử Maha Vajiralongkorn lại không muốn Quốc hội mời ông lên ngôi. Do vậy phải lập ghế “nhiếp chính vương”. Đây là tình huống có một không hai bởi vì vào năm 1934, khi vua Rama 7 thoái vị, một vị vua khác là Ananda, anh trai của quốc vương Bhumibol đã lập tức lên ngôi tuy còn thơ ấu (10 tuổi) và được một nhiếp chính vương hỗ trợ.

RFI: New York Times bi quan: vì vua của dân đã bỏ thần dân cho giới tướng lãnh. Trong khi đó, The Guardian hy vọng trong cái rủi có cái may. Quốc gia Thái sẽ hồi sinh. Có thể dự báo những kịch bản nào có thể xẩy ra trong tương lai?

Arnaud Dubus: Có ba giả thuyết. Hoặc thái tử Maha Vajiralongkorn tương đối nhanh chóng chấp thuận lời mời của Quốc hội lên ngôi vua, trong hai tháng nữa chẳng hạn. Trong trường hợp này, mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió trở lại và lễ đăng quang sẽ được tổ chức vào độ hơn một năm sau, tức là sau tang lễ một thời gian.

Giả thuyết thứ hai, từ nay đến tang lễ, thái tử vẫn chưa nhận lời. Trong trường hợp này, Thái Lan sẽ đi vào một thời kỳ bất trắc kéo dài và với những căng thẳng chính trị dữ dội hơn.

Kịch bản thứ ba là thái tử từ chối làm vua. Thái Lan sẽ bị cuốn vào một tương lai bất định. Giả thuyết này lại rất có thể xảy ra. Luật nối ngôi sẽ được sửa đổi để có thể trao vương miện cho một thành viên khác của hoàng gia.

Nhưng cũng cần phải nói rõ thêm là theo tuyên bố của thủ tướng Prayut Chan-O-Cha thì nhân vật chắc chắn sẽ lên ngôi là thái tử Maha Vajiralongkorn.

RFI: Truyền thông hay nói là thái tử Maha Vajiralongkorn không được dân chúng mến mộ như phụ vương vừa từ trần. Hư thực ra sao ?

Arnaud Dubus: Đây là vấn đề nhạy cảm ở Thái Lan. Nếu so sánh với vua cha, hoàng hậu và các chị em gái thì thái tử Maha không tham gia vào các họat động, các dự án phát triển của hoàng gia giúp đỡ người dân kém may mắn nhất. Thái tử kết hôn ba lần và ly hôn ba lần và những sự kiện này làm tổn thương hình ảnh của hoàng gia trong lòng người dân Thái luôn xem trọng danh giá bên ngoài.

Thái tử sống tại Đức với người vợ thứ tư. Do vậy, không gần gũi với dân chúng.

RFI: Về phần nhiếp chính vương Prem Tinsulanonda, 96 tuổi, được xem là « bộ não » của quốc vương Bhumibol. Viên tướng giàu kinh nghiệm chính trị này có thể làm gì để giúp Thái Lan không rơi vào khủng hoảng định chế ?

Arnaud Dubus: Nhiếp chính vương Prem Tinsulanonda là một cựu tướng quân đội, nắm ghế thủ tướng trong 8 năm từ 1980 đến 1988. Ông là một đại quan cực bảo thủ và bảo hoàng. Tướng Prem Tinsulanonda giựt dây cuộc đảo chính năm 2006, lật đổ chính phủ của thủ tướng Thatsin Shinawatra, nhà tỷ phú rất được lòng dân nông thôn.

Nhiếp chính vương Prem không có mối giao hảo tốt với thái tử Maha Vajiralongkorn. Theo một số điện thư mà mạng Wikileak tiết lộ, ông Prem Tinsulanonda không ngần ngại chỉ trích thái tử trong các cuộc trò chuyện với giới ngoại giao quốc tế. Đây là một tình thế bất bình thường,với một vị nhiếp chính vương, có chức vụ như là một quốc trưởng lâm thời, và một quốc vương tương lai, không thuận hòa với nhau.

Trong tình hình phức tạp này, chính phủ quân sự ở thế thượng phong. Nhưng các tướng lãnh Thái Lan bị “tréo giò” vì thái độ khước từ làm vua ngay tức khắc của thái tử. Chưa biết tập đoàn quân sự sẽ làm gì để thích nghi với hoàn cảnh ngoài tiên liệu.

RFI: Ai sẽ được hưởng lợi trong tình hình trống vắng chính trị này? Quốc vương lúc sinh thời được quân đội kính nể vì họ biết quốc vương có dân ủng hộ.

Arnaud Dubus: Rất có thể, trong trung hạn, quân đội sẽ được lợi nhiều nhất. Nếu thái tử lên làm vua thì tân vương sẽ bị phe quân nhân kiểm soát vì họ nắm thực quyền. Thái tử không có uy tín lớn như phụ vương do vậy rất khó làm đối trọng với quân đội. Nếu thái tử từ chối hẳn thì sẽ tạo ra khoảng trống chính trị và chỗ trống này sẽ bị quân đội lấn chiếm. Trong cả hai trường hợp trên, vương triều sẽ yếu dần và quyền lực của quân đội sẽ được củng cố. Một cách cụ thể, hệ quả đầu tiên là bầu cử dự trù vào cuối năm 2017 có thể bị hoãn lại.

Thái Lan có nguy cơ bị chính quyền quân sự cai trị lâu dài

Hình ảnh phe quân đội bị “tréo giò” mà nhà báo Arnaud Dubus mô tả rất có thể là cơ may của Thái Lan. Thái tử và nhiếp chính vương, dường như ý thức được quyền lợi chung, đã thể hiện tinh thần đoàn kết khi tiếp kiến thủ tướng Chan-O-Cha tại điện Dusit. Đây là một thế “chân vạc” trên thượng tầng lãnh đạo, tuy không nói ra. Để phá thế thượng phong của chính quyền quân sự, thái tử không lên ngôi tức khắc, báo hiệu Thái Lan sẽ do ba người quyết định, quân đội chỉ là một thành tố.

Theo tiên đóan của chuyên gia Christian Lewis, thuộc cơ quan Nghiên cứu rủi ro Âu-Á Eurasia Group, thì việc nối ngôi cuối cùng sẽ suôn sẻ. – RFI

Manila ‘ly khai’ Mỹ, VN-TC ra tuyên bố – TC-Phi ký các hợp đồng tổng trị giá 13.5 tỷ đôla

Manila ‘ly khai’ Mỹ, VN-TC ra tuyên bố – TC-Phi ký các hợp đồng tổng trị giá 13.5 tỷ đôla
Chủ tịch TC Tập Cận Bình kêu gọi Việt Nam “nên coi trọng đà tiến tích cực trong quan hệ song phương”, giữa lúc Tổng thống Philippines tuyên bố “ly khai” Mỹ, xích lại gần hơn với Bắc Kinh. 

Trong cuộc gặp với Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, ở thủ đô của TC hôm 20/10, theo Xinhua, Tập còn kêu gọi hai nước “tiếp tục tình bạn hữu, duy trì quan hệ song phương hiện thời, xử lý đúng đắn tranh chấp, và mở rộng hợp tác”. 

Về tuyên bố của Tập, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, cựu quan chức ngoại giao csvn, và hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói với An Tôn của VOA tiếng Việt rằng “cái này hoan nghênh thôi”. 

Trường nói thêm: “Nếu mà Trung Quốc làm được như thế thì rất là tốt, nhưng mà tôi chỉ lấy một cái ví dụ như thế này. Tháng Mười năm 2013, Thủ tướng của Trung Quốc sang thăm Việt Nam và ký một thỏa thuận về thiết lập các cơ chế hợp tác song phương trên biển, giải quyết các vấn đề trên biển, và hai bên cam kết cùng hợp tác để giải quyết những vấn đề song phương liên quan tới biển Đông, nhưng mà tới tháng Năm, trong vòng nửa năm thì Trung Quốc kéo dài khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế thì, người Việt Nam cũng hy vọng các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói sẽ đi đôi với làm. Nói về mặt nguyên tắc thì OK, rất hoan nghênh, nhưng mà trên thực tiễn thì chúng ta cần phải theo dõi”. 

Trong cuộc gặp với quan chức csvn, Chủ tịch TC còn cho rằng Hà Nội và Bắc Kinh cùng “chia sẻ tương lai”, và rằng quan hệ gần gũi hơn giữa đôi bên sẽ giúp hai nước “đạt một sự đồng thuận chiến lược”. 

Đinh Thế Huynh thăm TC từ ngày 19 đến ngày 21/10, đúng dịp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng công du tới quốc gia đông dân nhất thế giới.

Duterte hôm 20/10 tuyên bố sẽ “ly khai” với Hoa Kỳ, một đồng minh quan trọng của Manila. 

Theo VNA, tại Bắc Kinh, Huynh “trân trọng chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”.

Huynh cũng đề nghị hai bên “thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; tăng cường tin cậy chính trị; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực; tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân; nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp”, VNA đưa tin. 

Quan chức Bộ Chính trị đầy quyền lực của csvn cũng kêu gọi hai nước “thực hiện nghiêm túc “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), sớm cùng ASEAN hoàn tất xây dựng “Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC), kiên trì tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài trên tinh thần tôn trọng lợi ích của nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế”. – Theo VOA

***
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa hội kiến người đồng nhiệm Tập Cận Bình tại Bắc Kinh trong chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và hợp tác thương mại.

Duterte và Chủ tịch Tập đã chứng kiến việc ký kết 13 thỏa thuận trong các lĩnh vực thương mại, hợp tác văn hóa, du lịch, chống ma túy và hàng hải.

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philippines Ramon Lopez cho hay các thỏa thuận vừa ký có tổng trị giá tới 13,5 tỷ đôla.

Duterte tới Bắc Kinh vào tối thứ Ba 18/10 và ở thăm TC bốn ngày.

TC và Philippines có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Chuyến thăm của Duterte được cho là chỉ dấu về sự chuyển hướng của Philippines về phía TC và dịch xa Hoa Kỳ, đồng minh truyền thống của Manila.

Duterte đã được tiếp đón bằng tiệc lớn ở Đại Lễ Đường Nhân dân Bắc Kinh.

Duterte cũng gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang.

Quan hệ TC – Philippines những năm gần đây xấu đi, một phần lớn vì cả hai nước này đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Tháng Bảy vừa qua, Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TC nhưng Bắc Kinh tuyên bố không thừa nhận phán quyết.

Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của mình, thoạt đầu Duterte giữ lập trường chống TC, nhưng sau khi lên nắm quyền chuyển sang giọng điệu hòa hoãn hơn.

Duterte tuyên bố sẽ chấm dứt tập trận chung cùng Hoa Kỳ, đả phá Washington vì chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy liên quan cái chết của hàng nghìn nghi phạm và dùng từ thô tục để nói Tổng thống Obama.

Trong phỏng vấn với báo chí TC trước chuyến thăm, Duterte nói về hàn gắn quan hệ và nhu cầu cần được Bắc Kinh trợ giúp.

Duterte cũng nói không có ý định đề cập tới chủ đề Biển Đông trong chuyến thăm.

Đáp lại, TC ca ngợi chuyến thăm của Duterte là “điểm khởi đầu mới” trong quan hệ giữa hai nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TC Hoa Xuân Oánh nói hồi đầu tuần: “Chúng tôi sẵn sàng và mong muốn hợp tác hữu nghị với người dân Philippines”.

Duterte muốn gì từ TC?

Bán xoài và dứa

TC là bạn hàng thương mại lớn thứ nhì của Philippines. Hiện Philippines xuất khẩu chủ yếu hàng điện tử sang TC nhưng muốn mở rộng các mặt hàng thực phẩm. Đầu năm nay, cộng đồng mạng TC từng kêu gọi tẩy chay xoài Philippines vì tranh chấp Biển Đông.

Du lịch

Quan hệ hai bên từng căng thẳng tới mức Bắc Kinh ra khuyến cáo công dân không nên du lịch Philippines hồi năm 2014. Du khách TC chuyển sang các nước Đông Nam Á khác, nhưng Bắc Kinh hứa sẽ sớm bỏ khuyến cáo du lịch nói trên.

Vũ khí, khí tài

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TC Phoenix trước khi sang Bắc Kinh, Duterte than phiền về trợ giúp ít ỏi từ Mỹ trong lĩnh vực quân sự. Duterte nói có kế hoạch mua vũ khí và tàu thuyền từ TC. Ông nói “nếu Trung Quốc không giúp thì chúng tôi sẽ gặp khó khăn đây”.

Chiến dịch bài trừ ma túy

Chiến dịch bài trừ ma túy gây tranh cãi của Duterte đã bị các nước phương Tây chỉ trích là vi phạm nhân quyền. Thế nhưng Bắc Kinh không hề công kích Manila và còn hứa sẽ giúp Tổng thống Duterte. – Theo BBC

Điểm báo Pháp - 20-10-2016

Châu Âu bối rối trước Putin


mediaThủ tướng Đức Angela Merkel (T) tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/10/2016 tại BerlinReuters
« Châu Âu bối rối trước Putin » trong hồ sơ Syria là tựa một bài phân tích trên Le Figaro trước thềm thượng đỉnh của Liên Hiệp Châu Âu tối nay, 20/10/2016, tại Bruxelles. Bài viết dự báo : rất ít khả năng khối 28 nước đạt đồng thuận gia tăng trừng phạt Nga, do các cuộc tấn công nhắm vào thường dân tại Syria, ngoài các biện pháp đã có do việc Matxcơva can thiệp vào Ukraina.





Bài phân tích của Le Figaro mở đầu với một nhận xét về chiến thuật ngoại giao lựa theo chiều gió của tổng thống Nga, « khi áp lực dâng lên, Vladimir Putin chấp nhận nhân nhượng vừa đủ mức ». Trước sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, trong năm ngày gần đây, tổng thống Nga liên tục tỏ ra hòa hoãn : nối lại đối thoại với Hoa Kỳ tại Lausanne- Thụy Sĩ, nối lại đối thoại với Pháp-Đức về Ukraina – sau một năm đình chỉ, ngừng bắn tại Aleppo.
Theo Le Figaro, tối nay, thượng đỉnh châu Âu « chắc chắn sẽ lên án Nga mạnh mẽ, nhưng sẽ không đưa ra các trừng phạt mới », trừ khi có « một thay đổi bất ngờ vào phút chót », bất chấp việc cho đến Chủ nhật trước, Đức, Anh và Pháp đã liên tục đưa ra các đe dọa xiết chặt trừng phạt.
Bài phân tích của Le Figaro nhấn mạnh đến « tình thế bối rối » của châu Âu hiện nay. Chính bản thân các đợt trừng phạt nhắm vào Matxcơva trong vụ Ukraina cũng chỉ là « kết quả của một thời điểm hiếm hoi, khi toàn bộ các thành viên châu Âu đạt đồng thuận » sau một loạt biến cố lớn. Đó là vào năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée, hỗ trợ các hoạt động ly khai tại miền đông Ukraina và chuyến bay MH17 của hàng không Malaysia bị  tên lửa Buk do Nga sản xuất bắn hạ, khiến 298 người chết, trong đó đa số là dân Hà Lan.
Khó khăn của châu Âu là « bất cứ việc điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ hay tăng nặng nào cũng cần phải đạt được đồng thuận tuyệt đối. Đây là một quá trình lâu dài và khó khăn, trong lúc tổng thống Nga lại có toàn quyền thay đổi cách chơi ».
Các trừng phạt hiện có đối với Nga sẽ có hiệu lực đến tháng 1/2017. Việc Matxcơva gia tăng oanh kích tại Syria đẩy lùi triển vọng giảm nhẹ các trừng phạt kinh tế đã có, cho dù nhiều nước - như Ý, Hungary, Hy Lạp hay Slovakia - muốn nối lại làm ăn với Nga như trước.
Trong bối cảnh châu Âu rất bị phân hóa trong thái độ với Nga, riêng việc duy trì các biện pháp trừng phạt đang có cũng có thể coi như là một đồng thuận có ý nghĩa tích cực tối thiểu. Le Figaro khép lại bài viết bằng nhận định mỉa mai của nhân vật số hai NATO Alexander Vershbow, cho rằng châu Âu kiên định hướng đi « ngược lại điều mà ông Putin mong đợi », và « đó là một sự ca ngợi kín đáo của một nhà ngoại giao về sự trì trệ » của châu Âu.
Syria lấn át thượng đỉnh Ukraina
Vẫn liên quan đến quan hệ châu Âu – Nga, bên cạnh Syria, vấn đề Ukraina là một điểm nóng khác. Tuy nhiên, cuộc gặp bốn bên – Đức, Pháp, Nga, Ukraina – hôm qua tại Berlin về « khủng hoảng Ukraina đã bị vấn đề Syria lấn át ».
Theo Le Figaro, tổ chức được cuộc họp này là một thành công của ngoại giao Pháp và Đức, bởi « cần phải duy trì đối thoại với nước Nga, một đối tác không thể bỏ qua trong việc giải quyết các khủng hoảng Ukraina và Syria », trong bối cảnh quan hệ giữa phương Tây và Nga đang ở mức thậm chí còn nguy hiểm hơn thời Chiến tranh Lạnh, theo nhận định của ngoại trưởng Đức. Cuộc gặp của bộ Tứ nói trên nhiều lần có nguy cơ bị hủy bỏ.
Nhân thượng đỉnh này, các lãnh đạo Pháp, Đức một lần nữa nhấn mạnh đến đòi hỏi ngừng bắn tại Aleppo.
Nghị Viện Châu Âu tìm kiếm tương lai
Châu Âu không chỉ gặp khó khăn với Nga, mà bản thân sự tồn tại của Liên Hiệp cũng đang bị thách thức, sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh Quốc với kết quả Brexit. « Nguy cơ tan rã của châu Âu » là điều tất cả mọi người đều nghĩ đến. Bài « Nghị Viện Châu Âu tìm kiếm tương lai châu Âu » là tựa đề bài viết của Les Echos về chủ đề này.
Nghị Viện Châu Âu họp từ ngày thứ Hai 17 đến hôm nay, 20/10, tại Strasbourg, Pháp. Hôm qua, chủ tịch Nghị Viện Martin Shultz cảnh báo công luận : « Để mặc châu Âu trong tay các thế lực mỵ dân, dân tộc chủ nghĩa là hết sức nguy hiểm. Khẩu hiệu chống nhập cư, chống châu Âu của họ là của những năm 30 của thế kỷ trước ! ».
Các nghị sĩ châu Âu đang tìm kiếm các phương án để cải tổ các định chế của khối, sau khi Anh Quốc ra đi. Một phương án gây chú ý là của một nghị sĩ cánh hữu Đức và một nghị sĩ cánh tả Ý. Phương án này ủng hộ giữ nguyên hiệp định châu Âu hiện nay, nhưng đề xuất nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số, thay vì đồng thuận 100% về tất cả các vấn đề của Liên Hiệp. Trong tương lai Thượng Viện Châu Âu (tức Hội đồng của Liên Hiệp Châu Âu hiện nay) và Hạ Viện (tức Nghị Viện hiện nay) sẽ kiểm soát các hoạt động của Ủy Ban Châu Âu, tức chính phủ của Liên Hiệp. Bộ trưởng Tài Chính của Liên Hiệp sẽ quản lý chính sách kinh tế và tiền tệ của khối.
Theo nghị sĩ Elmar Brock, chủ trì phương án này, thì cần phải hành động mau lẹ bởi « một hiệp định mới chỉ có thể ra đời sau nhiều năm nữa, trong khi đó chủ nghĩa dân túy sẽ nhân giai đoạn chờ đợi này mà phát triển ».
Trung Quốc tăng trưởng nhờ bong bóng địa ốc và doanh nghiệp ma 
Kinh tế Trung Quốc cũng là một trọng tâm khác của thời sự quốc tế. Hôm qua, cơ quan thống kê Trung Quốc công bố tỉ lệ tăng trưởng của quý 3 vừa qua, với con số 6,7%. Phụ trương kinh tế Le Figaro có bài phân tích « Tăng trưởng Trung Quốc trụ lại được là nhờ tín dụng và hậu thuẫn của Nhà nước ». Tờ báo vạch rõ : Tỉ lệ tăng trưởng không suy giảm nhiều thực ra là dựa vào việc chính phủ bơm tiền ồ ạt cho « các doanh nghiệp Nhà nước còn xác vô hồn -zombie ».
Hiện tại, giá một mét vuông nhà ở đã tăng lên 30%, và thậm chí hơn 40% tại nhiều thành phố lớn. Đối diện với tình trạng bong bóng bất động sản, chính quyền Trung Quốc đã phải có nhiều biện pháp xiết chặt, mà theo một số chuyên gia, sẽ dẫn đến cản trở tăng trưởng. Tăng trưởng mạnh dựa trên bong bóng bất động sản là một sự « tăng trưởng mong manh », như nhận định của một giáo sư kinh tế ở Bắc Kinh. Nhiều nhà quan sát dự báo bóng bóng địa ốc sớm đổ bể. Theo ngân hàng Đức Deutsche Bank, nếu giá bất động sản hiện nay trở về mức năm ngoái, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với 560 tỉ euro nợ khó đòi. Bất động sản là chủ đề gây lo ngại nhất đối với các ngân hàng Trung Quốc, theo DBS Vickers Hongkong.
Nợ công và tư của Trung Quốc đang tăng vọt từ 151% GDP đến 250% trong khoảng 10 năm, từ 2006 đến 2015. Bên cạnh bong bóng bất động sản, một phần lớn số nợ này thuộc về các doanh nghiệp zombie của Nhà nước, sở dĩ vẫn còn tồn tại là do các nguồn tín dụng hào phóng của chính phủ. Tuy nhiên, theo các kế hoạch cải cách về cơ cấu, thì sớm hay muộn tình trạng sản xuất dư thừa, theo quán tính, của rất nhiều doanh nghiệp sẽ phải chấm dứt.
Và điều này cũng có nghĩa là mức độ tăng trưởng rất cao về danh nghĩa của Trung Quốc sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, theo ngân hàng Natixis, chính phủ Trung Quốc sẽ còn gia tăng tín dụng từ nay đến cuối năm, để duy trì tỉ lệ tăng trưởng danh nghĩa.
GDP Trung Quốc : Cách tính đáng ngờ
Báo kinh tế Les Echos có bài giải thích “Vì sao cách đo lường GDP của Trung Quốc là đáng ngờ”? Văn phòng tư vấn kinh tế Fathom Consulting nhận định con số tăng trưởng của Trung Quốc « quá đẹp để có thể là sự thật ». Điều quá ngạc nhiên là các con số tăng trưởng được đưa ra hết sức giống với các mục tiêu của chính phủ. Con số chính thức được đưa ra quá nhanh chóng, chỉ chưa đầy ba tuần sau khi quý tài chính vừa kết thúc. Các số liệu rất phức tạp nhìn chung đã không được thẩm định một cách nghiêm túc.
Cảnh sát Pháp nổi giận
Trở lại nước Pháp, chủ đề các cuộc biểu tình của cảnh sát chiếm trang nhất nhiều nhật báo. « Hai đêm biểu tình tự phát, một lãnh đạo cảnh sát bị các nhân viên la ó phản đối là một hiện tượng xảy ra lần đầu tiên », theo Le Figaro. Tờ báo đối lập thiên hữu cho biết « vào ngày 26/10 tới, sẽ có một cuộc biểu tình do sự chủ trì của nghiệp đoàn Unité – SGP – FO. Sự bất mãn của cảnh sát hiện nay làm xáo trộn các phân biệt vốn có xưa nay giữa các phe cánh chính trị, khiến nhà cầm quyền lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh khủng bố… và cuộc bầu cử tổng thống đang tới gần ».
Theo Le Figaro, phong trào phản đối của cảnh sát, vượt qua khuôn khổ các nghiệp đoàn, là nhằm phản ứng lại vụ tấn công bằng bom xăng hôm 08/10, khiến hai cảnh sát bị thương.
Còn Le Monde, cũng trên trang nhất, nhận định chính phủ đã không thể trấn an được cảnh sát, bởi đây là « tâm trạng giận dữ tràn bờ nói chung », như cảm tưởng của nhân viên cảnh sát, một nạn nhân trong vụ tấn công nói trên.
Báo Libération thì cho biết các nhân viên cảnh sát đã thuật lại nhiều vụ việc, với tính chất rất khác nhau, trong những tháng gần đây, khi cảnh sát trở thành mục tiêu sát hại hay bạo hành. Xã luận Libération bày tỏ nỗi thất vọng lớn trước việc bộ trưởng Nội Vụ và thủ tướng đã « không hề có một dấu hiệu nào cho thấy sự thương cảm các nạn nhân là nhân viên cảnh sát bị tấn công ».
Libération nhấn mạnh đến những khó khăn hàng ngày mà các nhân viên cảnh sát phải đối mặt, tại « những nơi mà xã hội Pháp đang rạn nứt, đang chuyển hóa, nơi hoành hành của giới tội phạm lớn và nhỏ ». Tờ báo thiên tả cũng không quên nhắc lại việc cánh hữu trước đây đã cắt giảm ồ ạt quân số của ngành nội vụ, một nguyên nhân chủ yếu của tình trạng quá tải hiện nay.
Cảnh sát là « nhiệt kế của nền dân chủ, sự phẫn nộ của giới cảnh sát không tiêu liệu điều gì tốt lành cho những tháng tới và những năm tới ». Cũng Libération lưu ý, « theo một thăm dò dư luận mới đây của Cevipof, hơn 56% cảnh sát và quân nhân dự kiến bỏ phiếu cho đảng cực hữu của Le Pen (FN) trong vòng một bầu cử tổng thống 2017 ». « Cảnh sát nổi giận, FN chờ dịp » là hàng tựa trang nhất của tờ báo.
Guillaume Légaut, người dấn thân 
Nhật báo Công giáo la Croix chú ý đến sự dấn thân của ông Guillaume Légaut, người đứng đầu Liên Đoàn Quốc Gia Thể Thao Ngoài Trời UCPA, với 3.500 nhân viên và khoảng 200 nghìn thành viên. Lãnh đạo UCPA có hai năm kinh nghiệm làm công việc nhân đạo hết sức quý giá ở Niger, tại vùng nam sa mạc Sahara. Theo La Croix, sống chung với những người dân hết sức nghèo khổ này, nhà hoạt động xã hội Pháp nhận ra một điều quý giá. Đó là cho dù vô cùng khổ cực, nhưng các cộng đồng dân cư địa phương ở đây vẫn duy trì được những quan hệ hết sức gắn bó, đối với họ, « sợi dây liên hệ xã hội » có một giá trị rất lớn.
Guillaume Légaut có nhiều đóng góp cho cho CIDSA, Liên minh quốc tế vì phát triển và đoàn kết, gồm 17 hiệp hội Công Giáo châu Âu và Bắc Mỹ, hay hiệp hội kinh tế đoàn kết Finansol. Sau 7 năm làm việc với tư cách là lãnh đạo một hiệp hội hướng đạo sinh nam nữ toàn nước Pháp, Guillaume Légaut bắt đầu thử nghiệm một số hình thức hoạt động xã hội mới nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2017, với mục tiêu chính là khuyến khích tinh thần đoàn kết, ý thức chính trị của các công dân, nhất là giới trẻ, trước hết là với hiệp hội UCPA.
Tổng giám đốc UCPA tin tưởng, « với cuộc cách mạng kỹ thuật số hiện nay, xã hội dân sự đang nổi lên khắp nơi trên hành tinh, mọi người đang ngày càng có ý thức nắm lấy vận mệnh của mình hơn nhiều so với 10 năm trước ». Kinh nghiệm sống trong các môi trường đa văn hóa đánh thức ở Guillaume Légaut khát vọng giúp cho những người, mà ông gặp, cơ hội « sống thực với chính mình ». - RFI

TIN ĐỌC NHANH

AFP - Bình Nhưỡng lại thử tên lửa thất bại
Quân đội Hàn Quốc ngày 20/10/2016, thông báo dường như Bắc Triều Tiên lại bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung, nhưng đã thất bại. Đây là vụ thử tên lửa thất bại thứ hai của Bình Nhưỡng chỉ trong vòng một tuần. Theo các nhà phân tích quân sự của Mỹ và Hàn Quốc, có thể đây là tên lửa xuyên lục địa Musudan mà Bình Nhưỡng đã lần đầu tiên phô diễn vào năm 2010, có tầm bắn 2.500-4.000 km, tức là có thể bắn tới căn cứ quân sự Mỹ tại đảo Guam ngoài khơi Thái Bình Dương.
AFP – Scotland công bố dự luật trưng cầu dân ý 
Chính quyền vùng Scotland ngày 20/10/2016, đã công bố dự luật về một cuộc trưng cầu dân ý mới về nền độc lập, vào lúc nước Anh chuẩn bị đàm phán về việc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu ( Brexit ). Câu hỏi được đặt ra cho cuộc trưng cầu dân ý là “ Scotland có nên là một quốc gia độc lập?”. Dự luật này được công bố để tham khảo ý kiến và để chính phủ Scotland có thể tổ chức trưng cầu dân ý bất cứ lúc nào nếu không hài lòng với kết quả đàm phán về Brexit.
AFP - Cảnh sát Pháp xuống đường biểu tình đêm thứ ba liên tiếp
Bất chấp lệnh cấm, cảnh sát Pháp đã biểu tình ở nhiều thành phố như Paris, Marseille, Toulouse, Bordeaux, Nancy, Toulon, Lyon và Nice, thể hiện sự tức giận trước việc trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực. Hôm nay, từ Francfort, thủ tướng Manuel Valls đã kêu gọi lực lượng cảnh sát « tiếp tục đàm phán » với chính phủ, đồng thời lên án mọi chỉ trích mang tính chính trị thông qua sự kiện này của phe đối lập.
AFP- Cựu chủ tịch Quốc Hội Brazil bị bắt
Ngày 19/10/2016, cảnh sát Brazil đã bắt giữ ông Uduardo Cunha, cựu chủ tịch Quốc Hội nước này vì dính líu vào vụ tai tiếng tham nhũng của tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras. Ông Uduardo Cunha chính là người đã cho khởi khởi tiến trình phế truất cựu tổng thống Dilma Rousseff. Ông bị cáo buộc đã chuyển 1,5 triệu đô la tiền hối lộ sang tài khoản bí mật tại Thụy Sĩ.
AFP - Ả Rập Xê Út đã vay một khoản tiền kỷ lục 17,5 tỷ đô la của Ngân hàng HSBC
Đây là lần đầu tiên quốc gia xuất khẩu dầu khí hàng đầu đi vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế, do chịu tác động nặng nề của tình trạng giá dầu thô thế giới giảm. Riyad dự báo thâm hụt ngân sách năm nay là 87 tỷ đô la. Trong bối cảnh này, Ả Rập Xê Út buộc phải đưa ra kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế đất nước và tiến hành cải cách để giảm thâm hụt, trong đó có cả việc đi vay mượn tiền trên thị trường quốc tế và thắt chặt chi tiêu.
AFP : Ý vẫn là nước sản xuất rượu vang hàng đầu thế giới
Tổ chức Nho và Rượu Vang Quốc tế thông báo Ý vẫn là nước sản xuất rượu vang nhiều nhất thế giới, thứ hai là Pháp, cho dù sản lượng của cả hai nước đều giảm. Đứng thứ ba là Tây Ban Nha, với sản lượng tăng 1%. Theo tổ chức này, sản lượng rượu vang toàn thế giới năm 2016 đã giảm 5% so với năm 2015, chỉ còn 259 triệu hectolitre, do ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Đây là một trong những sản lượng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.
AFP - Robot châu Âu đáp xuống sao Hỏa, nhưng bặt vô âm tín
Robot Schiaparelli của Cơ quan Không gian châu Âu đã đáp thành công xuống sao Hỏa ngày 19/10/2016, nhưng cho tới nay vẫn chưa phát các tín hiệu gì, cho nên các nhà khoa học của cơ quan này chưa biết là robot có đã “sống sót” sau khi đáp xuống hành tinh đỏ hay không. Nếu Schiaparelli mất tích, đây sẽ là lần thứ hai ngành không gian châu Âu thất bại trong việc đưa một máy đáp xuống sao Hỏa.

Tin Thế giới - 20-10-2016

Báo mạng Cuba thách thức truyền thông Nhà nước



Minh Anh

Đăng ngày 20-10-2016


media
Người dân đọc báo ở thủ đô La Habana, CubaAFP

Phải chăng một cuộc cách mạng nhỏ đang khởi đầu trong ngành truyền thông Cuba ? Nhiều trang mạng thông tin độc lập lần lượt xuất hiện từ vài năm gần đây, bất chấp thế độc quyền do Nhà nước áp đặt lên giới truyền thông từ một nửa thế kỷ nay.
El Estornudo”, “Periodismo de Barrio”, “El Toque” hay “OnCuba” là những trang báo mạng độc lập đầu tiên tại Cuba và đều có chung một đặc điểm : đội ngũ ban biên tập trẻ, tuổi đời vừa chỉ 30. Nhiều phóng viên xuất thân từ ngành truyền thông, trường đại học La Habana, lò đào tạo truyền thống cho các báo đài Nhà nước và nhật báo Granma của đảng Cộng sản.
Theo phóng sự của hãng tin AFP, cách trình bày và nội dung các bài viết trên báo mạng độc lập tại Cuba có nhiều điểm nổi trội hơn so với những tờ báo của các nhà ly khai hay báo mạng độc lập ở nước ngoài.
Trang chủ hiện đại và có cách hành văn trong sáng. Hình ảnh rõ nét và phông chữ trau chuốt. Phóng sự chủ yếu mang tính chất tạp chí hơn là “tin tức”. Các bài viết này chú trọng phản ảnh một cách chân thật đời sống thường nhật của người dân Cuba. Và nhất là không chọn cách đối đầu với chính phủ.
Quan điểm trung thực, xuất phát từ những trải nghiệm cuộc sống và không đi theo cách nhìn khiêu khích của những người có tư tưởng cực đoan” là phương thức hoạt động của tờ “El Toque”, như lời tâm sự của Nieves Cardenas với AFP.
Tuy có quan điểm ôn hòa và được chính quyền La Habana dung thứ phần nào, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là giới truyền thông Nhà nước và các trang mạng xã hội chịu “để yên” cho các phóng viên độc lập tự do hoạt động.
Báo đảng Cộng sản Granma nhiều lần đăng bài của nhà viết blog Iroel Sanchez lên án “lối hành nghề nhà báo có dụng ý”. Chính phủ bắt đầu đe dọa những báo đài không chính thống như sa thải phóng viên có cộng tác với những tòa báo độc lập. Hay cản trở phóng viên những tờ báo đó đến tác nghiệp như vụ cô Elaine Diaz và cả ê –kíp đã bị đuổi ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng cơn bão Matthew với lý do không có giấy phép chính thức.
Hiện tại, những dạng truyền thông mới này vẫn chưa là một đe dọa thật thụ đối với chính quyền La Habana, cả về quan điểm cũng như số lượng độc giả. Bởi một lẽ đơn giản, với 200 điểm phát sóng wifi, chỉ có một bộ phận rất nhỏ (5% trong tổng số 11,2 triệu dân) có thể truy cập thường xuyên Internet do phí truy cập mạng vẫn còn rất cao tại Cuba.
Và đây cũng chính là khó khăn lớn nhất cản trở việc phát triển hệ thống báo mạng độc lập. Các báo mạng hiện nay chật vật sống qua ngày do không thu hút được tài trợ từ các nhà quảng cáo. Vì giá truy cập mạng vẫn còn quá cao nên việc đưa bài lên mạng phần lớn đều được thực hiện ở nước ngoài qua đường thư điện tử.
Nhưng có lẽ không có gì dập tắt được niềm đam mê viết báo của họ. Bằng cách này hay cách khác, nhận làm quảng cáo, thỏa hiệp với một số báo đài khác hay các tổ chức phi chính phủ, thậm chí làm thêm nghề tay trái, các phóng viên của những tờ báo này vẫn chấp nhận trả giá đắt để “thực hiện giấc mơ phóng viên độc lập” tại Cuba. – RFI

Trung Quốc phản đối Ý vinh danh Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đức Đạt Lai Lạt Ma với Ủy viên Hội đồng châu Âu về Nhân quyền, ông Nils Muiznieks, tại Hội đồng châu Âu ở Strasbourg, Pháp, vào ngày 15 Tháng 9 năm 2016.
Đức Đạt Lai Lạt Ma với Ủy viên Hội đồng châu Âu về Nhân quyền, ông Nils Muiznieks, tại Hội đồng châu Âu ở Strasbourg, Pháp, vào ngày 15 Tháng 9 năm 2016.
 AFP photo

Đại sứ quán Trung Quốc ở Rome hôm nay lên tiếng về việc chính quyền thành phố Milan của Italia có kế hoạch trao danh hiệu công dân danh dự của thành phố nổi tiếng ngày cho đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần đang phải sống lưu vong của người dân Tây Tạng.
Thông cáo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Rome cho rằng việc làm đó của hội đồng thành phố Milan ‘làm tổn thương nghiêm trọng tình cảm của người dân Hoa Lục’ và sẽ có tác động tiêu cực đến mối quan hệ song phương cũng như hợp tác khu vực giữa Trung Quốc và Italia.
Tin cho biết hôm nay đức Đạt Lai Lạt Ma có cuộc gặp với hồng y Angelo Scola của Milan trước khi ngài nói chuyện với sinh viên tại Đại học Milan-Bicocca.
Bắc Kinh luôn cáo buộc đức Đạt Lai Lạt Ma đứng đầu chiến dịch đòi độc lập cho Tây Tạng và dùng lời lẽ nặng nề ‘cáo đội lốt thầy tu’ đối với ngài; tuy nhiên bản thân đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ ngài chỉ mong muốn chính quyền Trung Quốc dành thêm quyền tự trị cho người Tây Tạng mà thôi. – RFA

Thái Lan: tội ‘phạm thượng’ gia tăng sau khi vua băng hà

Các nhà sư trong lễ tang Quốc vương Bhumibol Adulyadej.
Các nhà sư trong lễ tang Quốc vương Bhumibol Adulyadej.
Cảnh sát Thái đang điều tra thêm 12 trường hợp bị tố cáo tội phỉ báng hoàng gia trên truyền thông xã hội kể từ khi Quốc vương Bhumibol Adulyadej qua đời hồi tuần trước.
Đức vua 88 tuổi băng hà hôm thứ năm tuần trước sau 7 thập niên trị vì vương quốc Thái. Sự ra đi của ông để lại bầu không khí tang tóc khóc thương cho thần dân.
Tội phạm thượng khi quân có án tù tới 15 năm tại Thái.
Phát ngôn nhân cảnh sát Kitsana Pattanacharoen cho hay trong số 12 trường hợp bị tố cáo tội này kể từ thứ năm tới nay, đã có trát bắt 8 vụ, và 4 người còn lại đang bị câu lưu.
Ông nói với Reuters rằng ‘tội của họ là đăng tin hay hình ảnh lên truyền thông xã hội xúc phạm hoàng gia.’
Trước khi vua băng hà, trong vòng 2 năm rưỡi kể từ tháng 5 năm 2014, có 70 vụ tương tự, theo Weerawat Somnuek, một nhà nghiên cứu thuộc nhóm giám sát tư pháp iLaw của Thái.
Weerawat nói chỉ trong vòng 1 tuần qua mà xuất hiện tới 12 vụ là quá nhiều.
Theo chỉ thị của nhà nước, các nhà vận hành viễn thông di động lớn của Thái đã yêu cầu khách hàng phải báo cáo nếu thấy các trang web hay các dòng tin nào trên mạng không phù hợp và mang tính phỉ báng hoàng gia.
Chính phủ Thái cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet theo dõi nội dung và thông báo cho các diễn đàn xã hội như Facebook, Twitter, và Youtube ngăn chặn các thông tin xúc phạm hoàng gia.
Phó Thủ tướng Prachin Chanthong nói chính phủ đã phát hiện tới 60 trang web xúc phạm hoàng gia và đe dọa đến an ninh.
Bộ trưởng Tư pháp Paiboon Koomchaya cho hay đã viết thư cho 7 đại sứ nhờ hỗ trợ trong việc truy tố 19 nghi can phạm tội khi quân đang sinh sống ở nước ngoài.  - VOA

Biểu tình bên ngoài sứ quán Mỹ ở Philippines

Cảnh sát đụng độ người biểu tình trong một cuộc biểu tình bạo lực bên ngoài sứ quán Hoa Kỳ ở Manila, Philippines, 19/10/2016.
Cảnh sát đụng độ người biểu tình trong một cuộc biểu tình bạo lực bên ngoài sứ quán Hoa Kỳ ở Manila, Philippines, 19/10/2016.
Một xe cảnh sát đã đâm vào những người biểu tình chống Mỹ bên ngoài sứ quán Hoa Kỳ ở thủ đô Manila của Philippines hôm nay, làm nhiều người bị thương.
Khoảng 1.000 người biểu tình tụ tập trước sứ quán để kêu gọi chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines. Cảnh sát đã xịt hơi cay và dùng vòi rồng để giải tán đám đông.
Hình ảnh trên truyền hình cho thấy người biểu tình bao vây một xe van cảnh sát và dùng gậy đập phá trước khi tài xế liên tiếp đâm xe vào những người biểu tình.
0:01:13
0:00:00/0:01:13
 Đường dẫn trực tiếp
Một trong những người cầm đầu biểu tình, Renato Reyes, nói ít nhất có 3 người được đưa vào bệnh viện sau khi bị xe cảnh sát tông.
Hàng chục người biểu tình bị bắt trong cuộc tuần hành sau khi họ ném sơn đỏ vào một toán cảnh sát.
Trong mấy tuần gần đây, Tổng thống Philippines Rodrigro Duterte lớn tiếng kêu gọi nước ông nên có một chính sách đối ngoại không dựa trên sự hợp tác với Hoa Kỳ. Ông Duterte cũng và đã tấn công cá nhân Tổng thống Barack Obama và gọi ông là “con của điếm”. – VOA

Cảnh sát châu Âu sẽ giúp thực thi hòa bình ở đông Ukraine

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, phải, hội đàm với các nhà lãnh đạo châu Âu ở Berlin, Đức, 19/10/2016.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, phải, hội đàm với các nhà lãnh đạo châu Âu ở Berlin, Đức, 19/10/2016.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho hay các bên đã đạt được một thỏa thuận hôm thứ Năm 20/10, về việc cử một phái bộ cảnh sát vũ trang thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tới Đông Ukraine để giúp thực thi hiệp định hoà bình Minsk.
Thỏa thuận đạt được hôm thứ Tư tại cuộc hội đàm ở Berlin có sự tham gia của các nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Đức.
Hiện vẫn còn nhiều việc cần phải làm để chung kết các chi tiết liên quan đến sứ mệnh của phái bộ OSCE, và chi tiết về lộ trình thực hiện cuộc ngưng bắn theo hiệp định Minsk.
Hiệp định này đã giảm các trận đánh quy mô lớn giữa quân đội Ukraine và quân ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine.
Trách nhiệm chính của cảnh sát OSCE sẽ là đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử địa phương ở miền Đông Ukraine – một điều kiện chính trong hiệp định Minsk 2015. – VOA

Syria: 3.000 người thiệt mạng chỉ trong 1 tháng

Hơn 3.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc chiến và không kích tại Syria trong vòng 1 tháng kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn thất bại hồi tháng 9.
Hôm thứ Tư, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh cho biết họ có thể dẫn chứng bằng tài liệu cho thấy 3.367 người đã thiệt mạng trong một tháng tính đến ngày 19 tháng 10. Theo tổ chức này, 1.302 người trong số đó là dân thường, bao gồm cả 299 trẻ em.
Tổ chức này nói thêm rằng đa số nạn nhân là dân thường đều ở thành phố Aleppo miền Bắc, vốn phải hứng chịu các cuộc không kích dữ dội của quân đội chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.
Trước sự chỉ trích ngày càng gia tăng của quốc tế, Chính phủ Syria và Nga, nước hậu thuẫn cho chính phủ này, trước đó cho biết sẽ ngừng hoàn toàn các cuộc tấn công từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều hôm thứ Năm để người dân rời đi.
Hôm thứ Tư, theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc, Nga tuyên bố sẽ ngừng các cuộc tấn công thêm 3 giờ đồng hồ nữa.
Nhưng số dân thường thiệt mạng vẫn tăng lên ở Syria khi không có dấu hiệu nào cho thấy có thể phá vỡ thế bế tắc để hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn dài hạn.- NHK World

Hàn Quốc đầu tư hơn 80 tỷ USD mở rộng mạng lưới giao thông tới năm 2020

Đăng tải : 2016-10-20 17:14:56 Cập nhật : 2016-10-20 18:08:26
Hàn Quốc đầu tư hơn 80 tỷ USD mở rộng mạng lưới giao thông tới năm 2020
Bộ Địa chính và giao thông Hàn Quốc hôm thứ Năm (20/10) công bố “Kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông năm năm lần thứ tư” (2016-2020).
Hàn Quốc dự đoán tới năm 2020, lưu lượng giao thông bình quân hàng năm tại Hàn Quốc sẽ tăng 0,53% về vận chuyển hành khách và 1,39% về vận chuyển hàng hóa do tác động từ sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế. Theo đó, nếu tiếp tục duy trì cơ sở hạ tầng giao thông như hiện nay, các phương tiện giao thông chính ở các thành phố lớn sẽ bị quá tải vào năm 2020.
Trong thời gian tới, nhu cầu đầu tư mới về hạ tầng kinh tế-xã hội sẽ gia tăng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đình trệ, khiến quy mô đầu tư thực tế vào hạ tầng giao thông dự kiến sẽ giảm từ 5% đến 6% mỗi năm.
Do đó, Chính phủ đã quyết định đầu tư lần lượt là 37.000 tỷ won (33 tỷ USD) và 35.400 tỷ won (31,51 tỷ USD) ngân sách để tăng tổng chiều dài đường bộ và mạng lưới đường sắt, tăng cường hệ thống an toàn trên đường và hiệu quả vận hành đường sắt.
Về hạ tầng sân bay, Chính phủ sẽ đồng thời phát triển các sân bay hiện có, và triển khai các dự án sân bay Jeju mới, Gimhae mới để nâng cao sức cạnh tranh của các sân bay trong nước, nâng số chuyến bay trong năm lên 2.000 chuyến. Chính phủ cũng sẽ phân bổ 8.400 tỷ won (7,5 tỷ USD) để đầu tư vào hạ tầng cảng biển, tăng 150% năng lực xếp dỡ container trong năm, đầu tư 7.000 tỷ won (6,6 tỷ USD) để phát triển mạng lưới vận chuyển hàng hóa từ các cảng tới các địa phương, và tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Tổng nhu cầu đầu tư về các hạng mục hạ tầng giao thông trong năm năm tới ước đạt 123.000 tỷ won (110 tỷ USD), trong đó Chính phủ sẽ đầu tư 92.000 tỷ won (82 tỷ USD) bằng ngân sách quốc gia và dự kiến kêu gọi thêm đầu tư từ khối tư nhân.
Thông qua kế hoạch trên, Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu giảm 10% thời gian di chuyển vào giờ cao điểm cho người dân, giảm ách tắc đường sắt, đường bộ xuống 22% và 50%. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả sản xuất đạt 147.000 tỷ won (130,85 tỷ USD), tạo thêm 950.000 việc làm, giảm 87.000 tỷ won (77,44 tỷ USD) chi phí liên quan tới tắc nghẽn giao thông. – KBS

“Seoul và Washington thảo luận triển khai thường xuyên vũ khí chiến lược của Mỹ tại Hàn Quốc”

Đăng tải : 2016-10-20 17:19:15 Cập nhật : 2016-10-20 18:05:50
"Seoul và Washington thảo luận triển khai thường xuyên vũ khí chiến lược của Mỹ tại Hàn Quốc"
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se hôm 19/10 (theo giờ địa phương) cho biết Hội nghị an ninh thường niên Hàn-Mỹ (SCM) diễn ra vào ngày 20/10 sẽ tập trung thảo luận vấn đề triển khai thường xuyên các vũ khí chiến lược của Mỹ tới bán đảo Hàn Quốc.
Nội dung trên được ông Yun Byung-se đưa ra trong buổi họp báo chung sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng (2+2) Hàn-Mỹ diễn ra cùng ngày tại Washington.
Ngoại trưởng Yun khẳng định Hàn Quốc là một trong những quốc gia tuân thủ chặt chẽ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Ngoài ra, xét theo các nội dung của Hiệp định năng lượng nguyên tử Hàn-Mỹ mới có hiệu lực từ năm ngoái, Hàn Quốc là một quốc gia đi đầu trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Qua đây, Bộ trưởng Yun Byung-se có ý bác bỏ những đề xuất trong dư luận Hàn Quốc gần đây, cho rằng Seoul cần phải tự vũ trang hạt nhân để đối phó với uy hiếp từ Bình Nhưỡng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Washington vẫn sẽ luôn coi vấn đề hạt nhân và tên lửa Bình Nhưỡng là một trong những mối uy hiếp hàng đầu, bất kể ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ tới. Ông Kerry cho biết Mỹ sẽ đẩy nhanh tốc độ bố trí tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao (THAAD) cho lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc. – KBS

Tin Việt Nam -20-10-2016

Tin Việt Nam – 20-10-2016

Tranh cãi vì ‘nước mắm chứa asen vượt ngưỡng’



nước mắmImage copyrightVINASTAS
Image captionNước mắm là món không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt (ảnh chỉ mang tính minh họa)

Hôm 18/10, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) công bố trên website của họ: “Chỉ có 25 trong tổng số 150 mẫu nước mắm được lấy thử nghiệm (tương ứng 16,67%) đạt theo TCVN 5107:2003, 104 (69%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu về asen (thạch tín) – một loại á kim cực độc.”
“Vinastas kiến nghị các cơ quan Chính phủ và cơ quan quản lý cấp nghiên cứu sớm có quy định cụ thể về bản chất các loại nước mắm đang sản xuất và lưu thông trên thị trường trong nước; cần tăng cường kiểm tra về chất lượng, quy trình sản xuất, nội dung ghi nhãn.”
“Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp phải minh bạch thông tin cho người tiêu dùng về bản chất của sản phẩm nước mắm như: phương pháp chế biến, nguồn gốc xuất xứ, thành phần, dung lượng,” website này viết.
Hôm 20/10, báo Việt Nam đưa tin đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng việc Vinastas công bố thông tin nước mắm chứa asen vượt ngưỡng là “vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm khắc”.
BBC đã tìm cách liên lạc với Vinastas nhưng chưa được phản hồi.
Trả lời BBC, ông Vũ Thế Thành, Thạc sĩ Quản trị chất lượng, giảng viên an toàn thực phẩm Vasep (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam), nói: “Nhiều doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống cho tôi biết là ở các chợ xuất hiện các tờ rơi in danh sách các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn asen do Vinastas công bố. Có nhiều siêu thị tạm không nhận hàng của các doanh nghiệp này.”
“Tôi không chắc chắn ai đứng đằng sau vụ này vì không có bằng chứng.” “Nhưng tôi có thể đưa vài con số và sự kiện để độc giả suy đoán:
Việt Nam sản xuất 200 triệu lít nước mắm mỗi năm, trong đó 75% là nước mắm công nghiệp. Chỉ riêng công ty Masan chiếm 65% thị phần toàn ngành nước mắm.”
“Và cũng chính công ty này, trong thông cáo báo chí ngày 11/10, kiến nghị cơ quan hữu trách thanh tra toàn diện, chú trọng việc tuân thủ quy định về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, đặc biệt là thạch tín trong nước mắm.”
Đề cập về khái niệm nước mắm công nghiệp và truyền thống, chuyên gia cho biết thêm: “Chỉ khoảng hơn chục năm trở lại đây, một số doanh nghiệp mua nước mắm thiệt về pha loãng, pha loãng tới mức nào là tùy mỗi doanh nghiệp.”
“Sau đó, họ cho thêm hóa chất tạo màu, tạo vị, tạo hương, tạo độ sánh, chất bảo quản… Từ đó, dân trong ngành mới phân biệt ra là nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp, chứ người tiêu dùng thì vẫn không biết gì cả.”



“Gần đây, các chuyên gia kỹ thuật viết bài, trả lời báo chí thì người tiêu dùng mới biết asen trong cá và trong nước mắm hầu hết là asen hữu cơ không độc hại. Và họ cũng mới biết nước mắm công nghiệp là nước mắm pha loãng, loãng quá thì lượng asen phải thấp, thấp hơn nhiều so với loại nước mắm truyền thống.”
Nan giải
Cũng theo ông Thành, “tiêu chuẩn Việt Nam xem nước mắm là loại nước chấm làm từ cá và muối lên men, có thể thêm phụ gia vào.”
“Nước mắm công nghiệp lấy nước mắm truyền thống, rồi pha loãng, thì cũng là “nước mắm” chứ còn gì nữa.”
“Quy định cho phép thêm phụ gia, hóa chất vào thì họ thêm vào. Đâu có gì sai pháp luật.”
“Làm nước mắm kiểu này thì họ lời vô số kể, dư tiền quảng cáo, làm PR, marketing”.
Ông Thành cho hay: “Những nước nhập khẩu khó tính như Mỹ, Nhật, châu Âu không có quy định về asen trong nước chấm làm từ cá.”
“Nhưng thị trường trong nước là vấn đề nan giải. Nếu cơ quan hữu trách không lên tiếng chính thức rằng asen trong nước mắm không độc hại, và quảng bá sâu rộng đến nông thôn thì tôi e rằng, nước mắm truyền thống sẽ mai một.”
“Thực phẩm truyền thống trải qua bao đời vẫn tồn tại, thì ắt phải có cái tinh túy riêng của nó. Nước mắm truyền thống cũng vậy. Để nó mai một thì đau quá.”
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết khoảng gần 2.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nước mắm truyền thống. – BBC

Ba tàu chiến Trung Quốc sẽ cập cảng Cam Ranh

19 tháng 10 2016


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng nhiệm Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh hôm 12/9Image copyrightAFP
Image captionThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng nhiệm Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh hôm 12/9

Ba tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên sẽ vào cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, trong chuyến thăm kéo dài bốn ngày, theo truyền thông Việt Nam.
Thủy thủ đoàn của cả ba tàu là 750 người cả sỹ quan và thủy thủ.
Trước đó, cả ba tàu hải quân số 529, 531 và 890 đã thăm Myanmar, Malaysia và Campuchia trên đường về nước trong chuyến hải hành bốn tháng ở Vịnh Aden, châu Phi.
Các tàu này đã vào thăm cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày.
Còn khi đến Việt Nam, báo điện tử VnExpress dẫn nguồn Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa cho hay chuyến thăm của các tàu Trung Quốc diễn ra từ 22/10-26/10.
Điều đáng chú ý, hạm đội Đông Hải không phải hạm đội chuyên trách Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) trong hải quân Trung Quốc mà chủ yếu hoạt động trong vùng biển tiếp giáp Nhật Bản và Đài Loan.
Tuy nhiên hạm đội này trong những năm 1980 đã hỗ trợ hạm đội Nam Hải chiến đấu với hải quân Việt Nam tại khu vực Trường Sa.


Tàu chiến thuộc hạm đội Đông Hải, Trung QuốcImage copyrightCHINESE NAVY
Image captionTàu chiến thuộc hạm đội Đông Hải, Trung Quốc

VnExpress dẫn nguồn Sở Ngoại vụ Khánh Hòa nói đây là chuyến thăm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc vào cảng Cam Ranh.
Theo thông lệ, chỉ huy và thủy thủ đoàn sẽ có tiếp xúc xã giao với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Vùng 4 Hải quân và thăm tàu hải quân Việt Nam cũng như tham gia hoạt động giao lưu thể thao với các chiến sỹ Việt Nam và tham quan Nha Trang.
Hồi đầu tháng, hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới Cam Ranh.
Trước đó, tàu Nhật Bản, Nga và Pháp cũng từng thăm cảng chiến lược miền Trung này.
Tuần trước, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam sẽ không bao giờ cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở trong lãnh thổ Việt Nam, kể cả cảng Cam Ranh. – BBC

Tàu Hải quân Ấn sắp ghé cảng Đà Nẵng

RFA
2016-10-20
Một tàu tuần xa bờ của Hải quân Ấn Độ sẽ thăm cảng Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 10, tức là vào ngày chủ nhật tới đây.
Sở Thông tin- Truyền thông Đà Nẵng ra thông báo như vừa nêu, và cho biết con tàu tên Samrat có thủy thủ đoàn 120 người do một viên Đại tá chỉ huy.
Thông báo cũng cho biết là tàu Samrat sẽ lưu lại cảng Đà Nẵng 5 ngày và sẽ cùng cảnh sát biển Việt Nam tổ chức diễn tập cứu nạn trên biển, sử dụng các thiết bị kiểm soát ô nhiễm, và ngoài ra còn có các hoạt động giao lưu văn hóa thể thao với thành phố Đà Nẵng.
Ấn độ đang rất nỗ lực thực hiện chính sách hướng Đông của mình nhằm tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á. Riêng đối với Việt Nam, quan hệ quân sự giữa hai bên ngày càng nồng ấm với các hợp đồng mua vũ khí của Việt Nam từ Ấn độ, và New Dheli đã trợ giúp cho Việt Nam một khoản tín dụng lên đến 500 triệu đô la Mỹ để thực hiện các hợp đồng này. Ngoài ra đội thủy thủ tàu ngầm mới thành lập của Việt Nam cũng được hải quân Ấn Độ huấn luyện.

Khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV

Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 14 khai mạc tại Hà Nội ngày 20.10.2016.
Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 14 khai mạc tại Hà Nội ngày 20.10.2016.
 AFP photo
Sáng nay kỳ họp thứ hai quốc hội khóa 14 của Việt Nam khai mạc tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Thiện Nhân chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ủy viên Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam, cho biết có gần 3 ngàn ý kiến của dân chúng trong cả nước được thu thập gửi đến các đại biểu quốc hội lần này.
Theo bản tin của Thông tấn xã nhà nước Việt Nam thì dân chúng băn khoăn về vấn đề kinh tế phát triển không bền vững, năng suất lao động thấp, lo ngại về tệ nạn tham nhũng, ô nhiễm môi trường, về chuyện ngập lụt và kẹt xe trong các thành phố lớn.
Ngoài ra cũng theo thông tấn xã Việt Nam, có những ý kiến lo lắng rằng Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động quân sự, xây đảo nhân tạo, ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Mặt trận Tổ quốc là tổ chức tập hợp các đoàn thể do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Cũng tại phiên họp khai mạc sáng nay, Thủ tướng chính phủ là ông Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế và xã hội của Việt Nam trong năm nay, và đề ra những việc phải làm cho năm tới.
Thủ tướng cho biết là chính phủ đã làm được nhiều việc như là rút ngắn thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ còn từ 1 đến 3 ngày, và có đến 20 ngàn doanh nghiệp hoạt động trở lại, cũng như 81 ngàn doanh nghiệp mới được thành lập trong chín tháng vừa qua.
Tuy nhiên Thủ tướng cũng nói là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) không đạt được mức đề ra là 6,3-6,5%. Và cộng với việc tiêu dùng không tăng nên tỉ lệ nợ công sẽ có thể tăng vượt quá mức mà quốc hội cho phép.
Ngoài ra báo cáo của chính phủ cũng cho thấy là trong chín tháng qua có đến 45 ngàn doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, xuất khẩu chỉ tăng có 6,7% so với 9,1% cùng kỳ năm ngoái. – RFA

Chừng nào nạn nhân Formosa mới được bồi thường thỏa đáng?

Ngư dân kéo thuyền lên bờ trên bãi biển Thọ Quang, Đà Nẵng.
Ngư dân kéo thuyền lên bờ trên bãi biển Thọ Quang, Đà Nẵng.
 AFP photo
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, nói rằng chính phủ cần có nghị quyết xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến Formosa, để ổn định đời sống và ổn định kinh tế xã hội của bốn tỉnh miền Trung.
Ông đề nghị là chính phủ phải kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho dân chúng vùng bị thiên tai, và bị ô nhiễm môi trường.
Từ đầu tháng tư năm nay, nhà máy thép Formosa, đóng tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, do người Đài Loan làm chủ đã xả chất thải độc ra biển làm cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh duyên hải là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên- Huế.
Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm và đạt được thỏa thuận đền bù cho Việt Nam 500 triệu đô la Mỹ.
Tuy nhiên việc đền bù thiệt hại của chính phủ cho dân chúng vùng bị thảm họa môi trường đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ.
Người dân cho rằng số tiền mà họ được đền bù quá ít so với thiệt hại mà họ phải chịu, hơn nữa thời gian đền bù chỉ kéo dài có sáu tháng thì sau đó họ vẫn không có phương tiện để sinh sống vì biển vẫn còn bị ô nhiễm.
Vì lý do đó hàng ngàn người đã tổ chức những cuộc biểu tình ôn hòa đòi nhà máy Formosa phải rút ra khỏi Việt Nam. Ngoài ra người dân vùng Quỳnh Lưu, Nghệ An đã gửi hơn 500 lá đơn kiện công ty Formosa đòi bồi thường cũng như chấm dứt hoạt động tại Việt Nam.
Người hướng dẫn người dân xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu đưa đơn kiện Formosa là Linh mục chánh xứ Đặng Hữu Nam.
Sau khi vụ kiện diễn ra, Ủy ban Nhân dân Tỉnh Nghệ An đã gửi giấy yêu cầu Giáo phận Vinh trục xuất Linh mục Đặng Hữu Nam ra khỏi giáo phận.
Vào ngày hôm qua, Tổng giám mục Bùi Văn Đọc đã gửi một bức thư đến Giám mục giáo phận Vinh là giám mục Nguyễn Thái Hợp, trong thư Tổng giám mục Sài Gòn nêu rõ ông và toàn thể các giáo dân trong giáo phận do ông đứng đầu luôn đứng bên giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng như giáo phận Vinh. Đồng thời ông kêu gọi các tổ chức từ thiện như Caritas vận động giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của thảm họa môi trường cũng như trận bão lụt vừa qua tại bốn tỉnh miền Trung. – RFA
  • Theo ước tính của USCIRF, đa phần trong số hơn 94 triệu dân ở Việt Nam theo đạo Phật. (Ảnh tư liệu)
    THÁNG 10 21, 2016

    Tự do tôn giáo sẽ bị siết chặt nếu VN thông qua luật mới

  • Alex Fortin, công dân Canada, từng sống ở Việt Nam trong khoảng hai năm.
    THÁNG 10 20, 2016

    Việt Nam tăng trên bảng xếp hạng ‘nơi tốt nhất cho ngoại kiều’

  • Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10.
    THÁNG 10 20, 2016

    Tỷ phú Trump chỉ đích danh Việt Nam

  • Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) tham dự một cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, 20/10/2016.
    THÁNG 10 20, 2016

    Chuyên gia: Philippines nên học hỏi VN trong các quan hệ với Mỹ và TQ

  • Báo cáo 'Toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt Nam' được một nhóm trí thức trẻ hoạt động vì môi trường Green Trees thực hiện. (Ảnh: Facebook Green Trees)
    THÁNG 10 20, 2016

    Trí thức trẻ gửi Quốc hội báo cáo về thảm họa môi trường

  • Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
    THÁNG 10 20, 2016

    ‘Việt Nam cứ dấn tới, Trung Quốc cũng chẳng dám đánh đâu’

  • Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), đang cầu nguyện cho con mình sau khi blogger này bị bắt khẩn cấp. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
    THÁNG 10 20, 2016

    Ngày Phụ Nữ: Có những bà mẹ chọn chông gai

Powered by Blogger.