Manila ‘ly khai’ Mỹ, VN-TC ra tuyên bố – TC-Phi ký các hợp đồng tổng trị giá 13.5 tỷ đôla
Chủ tịch TC Tập Cận Bình kêu gọi Việt Nam “nên coi trọng đà tiến tích cực trong quan hệ song phương”, giữa lúc Tổng thống Philippines tuyên bố “ly khai” Mỹ, xích lại gần hơn với Bắc Kinh.
Trong cuộc gặp với Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, ở thủ đô của TC hôm 20/10, theo Xinhua, Tập còn kêu gọi hai nước “tiếp tục tình bạn hữu, duy trì quan hệ song phương hiện thời, xử lý đúng đắn tranh chấp, và mở rộng hợp tác”.
Về tuyên bố của Tập, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, cựu quan chức ngoại giao csvn, và hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói với An Tôn của VOA tiếng Việt rằng “cái này hoan nghênh thôi”.
Trường nói thêm: “Nếu mà Trung Quốc làm được như thế thì rất là tốt, nhưng mà tôi chỉ lấy một cái ví dụ như thế này. Tháng Mười năm 2013, Thủ tướng của Trung Quốc sang thăm Việt Nam và ký một thỏa thuận về thiết lập các cơ chế hợp tác song phương trên biển, giải quyết các vấn đề trên biển, và hai bên cam kết cùng hợp tác để giải quyết những vấn đề song phương liên quan tới biển Đông, nhưng mà tới tháng Năm, trong vòng nửa năm thì Trung Quốc kéo dài khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế thì, người Việt Nam cũng hy vọng các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói sẽ đi đôi với làm. Nói về mặt nguyên tắc thì OK, rất hoan nghênh, nhưng mà trên thực tiễn thì chúng ta cần phải theo dõi”.
Trong cuộc gặp với quan chức csvn, Chủ tịch TC còn cho rằng Hà Nội và Bắc Kinh cùng “chia sẻ tương lai”, và rằng quan hệ gần gũi hơn giữa đôi bên sẽ giúp hai nước “đạt một sự đồng thuận chiến lược”.
Đinh Thế Huynh thăm TC từ ngày 19 đến ngày 21/10, đúng dịp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng công du tới quốc gia đông dân nhất thế giới.
Duterte hôm 20/10 tuyên bố sẽ “ly khai” với Hoa Kỳ, một đồng minh quan trọng của Manila.
Theo VNA, tại Bắc Kinh, Huynh “trân trọng chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”.
Huynh cũng đề nghị hai bên “thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; tăng cường tin cậy chính trị; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực; tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân; nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp”, VNA đưa tin.
Quan chức Bộ Chính trị đầy quyền lực của csvn cũng kêu gọi hai nước “thực hiện nghiêm túc “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), sớm cùng ASEAN hoàn tất xây dựng “Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC), kiên trì tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài trên tinh thần tôn trọng lợi ích của nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế”. – Theo VOA
***
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa hội kiến người đồng nhiệm Tập Cận Bình tại Bắc Kinh trong chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và hợp tác thương mại.
Duterte và Chủ tịch Tập đã chứng kiến việc ký kết 13 thỏa thuận trong các lĩnh vực thương mại, hợp tác văn hóa, du lịch, chống ma túy và hàng hải.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philippines Ramon Lopez cho hay các thỏa thuận vừa ký có tổng trị giá tới 13,5 tỷ đôla.
Duterte tới Bắc Kinh vào tối thứ Ba 18/10 và ở thăm TC bốn ngày.
TC và Philippines có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Chuyến thăm của Duterte được cho là chỉ dấu về sự chuyển hướng của Philippines về phía TC và dịch xa Hoa Kỳ, đồng minh truyền thống của Manila.
Duterte đã được tiếp đón bằng tiệc lớn ở Đại Lễ Đường Nhân dân Bắc Kinh.
Duterte cũng gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang.
Quan hệ TC – Philippines những năm gần đây xấu đi, một phần lớn vì cả hai nước này đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
Tháng Bảy vừa qua, Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TC nhưng Bắc Kinh tuyên bố không thừa nhận phán quyết.
Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của mình, thoạt đầu Duterte giữ lập trường chống TC, nhưng sau khi lên nắm quyền chuyển sang giọng điệu hòa hoãn hơn.
Duterte tuyên bố sẽ chấm dứt tập trận chung cùng Hoa Kỳ, đả phá Washington vì chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy liên quan cái chết của hàng nghìn nghi phạm và dùng từ thô tục để nói Tổng thống Obama.
Trong phỏng vấn với báo chí TC trước chuyến thăm, Duterte nói về hàn gắn quan hệ và nhu cầu cần được Bắc Kinh trợ giúp.
Duterte cũng nói không có ý định đề cập tới chủ đề Biển Đông trong chuyến thăm.
Đáp lại, TC ca ngợi chuyến thăm của Duterte là “điểm khởi đầu mới” trong quan hệ giữa hai nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TC Hoa Xuân Oánh nói hồi đầu tuần: “Chúng tôi sẵn sàng và mong muốn hợp tác hữu nghị với người dân Philippines”.
Duterte muốn gì từ TC?
Bán xoài và dứa
TC là bạn hàng thương mại lớn thứ nhì của Philippines. Hiện Philippines xuất khẩu chủ yếu hàng điện tử sang TC nhưng muốn mở rộng các mặt hàng thực phẩm. Đầu năm nay, cộng đồng mạng TC từng kêu gọi tẩy chay xoài Philippines vì tranh chấp Biển Đông.
Du lịch
Quan hệ hai bên từng căng thẳng tới mức Bắc Kinh ra khuyến cáo công dân không nên du lịch Philippines hồi năm 2014. Du khách TC chuyển sang các nước Đông Nam Á khác, nhưng Bắc Kinh hứa sẽ sớm bỏ khuyến cáo du lịch nói trên.
Vũ khí, khí tài
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TC Phoenix trước khi sang Bắc Kinh, Duterte than phiền về trợ giúp ít ỏi từ Mỹ trong lĩnh vực quân sự. Duterte nói có kế hoạch mua vũ khí và tàu thuyền từ TC. Ông nói “nếu Trung Quốc không giúp thì chúng tôi sẽ gặp khó khăn đây”.
Chiến dịch bài trừ ma túy
Chiến dịch bài trừ ma túy gây tranh cãi của Duterte đã bị các nước phương Tây chỉ trích là vi phạm nhân quyền. Thế nhưng Bắc Kinh không hề công kích Manila và còn hứa sẽ giúp Tổng thống Duterte. – Theo BBC
Trong cuộc gặp với Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, ở thủ đô của TC hôm 20/10, theo Xinhua, Tập còn kêu gọi hai nước “tiếp tục tình bạn hữu, duy trì quan hệ song phương hiện thời, xử lý đúng đắn tranh chấp, và mở rộng hợp tác”.
Về tuyên bố của Tập, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, cựu quan chức ngoại giao csvn, và hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói với An Tôn của VOA tiếng Việt rằng “cái này hoan nghênh thôi”.
Trường nói thêm: “Nếu mà Trung Quốc làm được như thế thì rất là tốt, nhưng mà tôi chỉ lấy một cái ví dụ như thế này. Tháng Mười năm 2013, Thủ tướng của Trung Quốc sang thăm Việt Nam và ký một thỏa thuận về thiết lập các cơ chế hợp tác song phương trên biển, giải quyết các vấn đề trên biển, và hai bên cam kết cùng hợp tác để giải quyết những vấn đề song phương liên quan tới biển Đông, nhưng mà tới tháng Năm, trong vòng nửa năm thì Trung Quốc kéo dài khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế thì, người Việt Nam cũng hy vọng các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói sẽ đi đôi với làm. Nói về mặt nguyên tắc thì OK, rất hoan nghênh, nhưng mà trên thực tiễn thì chúng ta cần phải theo dõi”.
Trong cuộc gặp với quan chức csvn, Chủ tịch TC còn cho rằng Hà Nội và Bắc Kinh cùng “chia sẻ tương lai”, và rằng quan hệ gần gũi hơn giữa đôi bên sẽ giúp hai nước “đạt một sự đồng thuận chiến lược”.
Đinh Thế Huynh thăm TC từ ngày 19 đến ngày 21/10, đúng dịp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng công du tới quốc gia đông dân nhất thế giới.
Duterte hôm 20/10 tuyên bố sẽ “ly khai” với Hoa Kỳ, một đồng minh quan trọng của Manila.
Theo VNA, tại Bắc Kinh, Huynh “trân trọng chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”.
Huynh cũng đề nghị hai bên “thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; tăng cường tin cậy chính trị; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực; tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân; nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp”, VNA đưa tin.
Quan chức Bộ Chính trị đầy quyền lực của csvn cũng kêu gọi hai nước “thực hiện nghiêm túc “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), sớm cùng ASEAN hoàn tất xây dựng “Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC), kiên trì tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài trên tinh thần tôn trọng lợi ích của nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế”. – Theo VOA
***
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa hội kiến người đồng nhiệm Tập Cận Bình tại Bắc Kinh trong chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và hợp tác thương mại.
Duterte và Chủ tịch Tập đã chứng kiến việc ký kết 13 thỏa thuận trong các lĩnh vực thương mại, hợp tác văn hóa, du lịch, chống ma túy và hàng hải.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philippines Ramon Lopez cho hay các thỏa thuận vừa ký có tổng trị giá tới 13,5 tỷ đôla.
Duterte tới Bắc Kinh vào tối thứ Ba 18/10 và ở thăm TC bốn ngày.
TC và Philippines có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Chuyến thăm của Duterte được cho là chỉ dấu về sự chuyển hướng của Philippines về phía TC và dịch xa Hoa Kỳ, đồng minh truyền thống của Manila.
Duterte đã được tiếp đón bằng tiệc lớn ở Đại Lễ Đường Nhân dân Bắc Kinh.
Duterte cũng gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang.
Quan hệ TC – Philippines những năm gần đây xấu đi, một phần lớn vì cả hai nước này đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
Tháng Bảy vừa qua, Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TC nhưng Bắc Kinh tuyên bố không thừa nhận phán quyết.
Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của mình, thoạt đầu Duterte giữ lập trường chống TC, nhưng sau khi lên nắm quyền chuyển sang giọng điệu hòa hoãn hơn.
Duterte tuyên bố sẽ chấm dứt tập trận chung cùng Hoa Kỳ, đả phá Washington vì chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy liên quan cái chết của hàng nghìn nghi phạm và dùng từ thô tục để nói Tổng thống Obama.
Trong phỏng vấn với báo chí TC trước chuyến thăm, Duterte nói về hàn gắn quan hệ và nhu cầu cần được Bắc Kinh trợ giúp.
Duterte cũng nói không có ý định đề cập tới chủ đề Biển Đông trong chuyến thăm.
Đáp lại, TC ca ngợi chuyến thăm của Duterte là “điểm khởi đầu mới” trong quan hệ giữa hai nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TC Hoa Xuân Oánh nói hồi đầu tuần: “Chúng tôi sẵn sàng và mong muốn hợp tác hữu nghị với người dân Philippines”.
Duterte muốn gì từ TC?
Bán xoài và dứa
TC là bạn hàng thương mại lớn thứ nhì của Philippines. Hiện Philippines xuất khẩu chủ yếu hàng điện tử sang TC nhưng muốn mở rộng các mặt hàng thực phẩm. Đầu năm nay, cộng đồng mạng TC từng kêu gọi tẩy chay xoài Philippines vì tranh chấp Biển Đông.
Du lịch
Quan hệ hai bên từng căng thẳng tới mức Bắc Kinh ra khuyến cáo công dân không nên du lịch Philippines hồi năm 2014. Du khách TC chuyển sang các nước Đông Nam Á khác, nhưng Bắc Kinh hứa sẽ sớm bỏ khuyến cáo du lịch nói trên.
Vũ khí, khí tài
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TC Phoenix trước khi sang Bắc Kinh, Duterte than phiền về trợ giúp ít ỏi từ Mỹ trong lĩnh vực quân sự. Duterte nói có kế hoạch mua vũ khí và tàu thuyền từ TC. Ông nói “nếu Trung Quốc không giúp thì chúng tôi sẽ gặp khó khăn đây”.
Chiến dịch bài trừ ma túy
Chiến dịch bài trừ ma túy gây tranh cãi của Duterte đã bị các nước phương Tây chỉ trích là vi phạm nhân quyền. Thế nhưng Bắc Kinh không hề công kích Manila và còn hứa sẽ giúp Tổng thống Duterte. – Theo BBC
0 comments