Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Tức và Bình luận

Friday, August 16, 2019 // ,

TinHoaThinhDon

Những tinh hoa Úc khiến Bắc Kinh nhức đầu

Unknown at TinHoaThinhDon - 9 hours ago
*Phạm Phú Khải * *Theo blog* VOA Hiện nay có một số nhân vật tại Úc làm cho Bắc Kinh nhức đầu và căm phẫn. Ngoài giới tình báo Úc mà phần lớn người dân thường không biết đến, có năm nhân vật mà tư tưởng và hành động của họ đã tác động đáng kể lên dư luận Úc trong thời gian qua, gây khá nhiều chú ý và tranh cãi trong giới tinh hoa, và qua đó dịch chuyển quan điểm đối với Bắc Kinh. Người phải nhắc đến đầu tiên là giáo sư John Fitzgerald. Ông là một trong những chuyên gia hàng đầu tại Úc về Trung Quốc, không chỉ về học thuật, lý thuyết, mà còn những kinh nghiệm thực tiễn khi từng làm... more »

Số phận các ‘đặc khu’ giờ ra sao?

Unknown at TinHoaThinhDon - 9 hours ago
*Phạm Chí Dũng * *Theo blog* VOA [image: Một góc đảo Phú Quốc (screen shot of Vietravel website)] Một góc đảo Phú Quốc (screen shot of Vietravel website) ‘Nạn nhân’ đầu tiên và đông đảo hơn cả của cơn ác mộng tan vỡ đặc khu là những nhóm và cá nhân đơn lẻ đầu cơ bất động sản. *Hết thời điên loạn* Tháng 8 năm 2019, ngay sau khi chính quyền xứ Kiên Giang, với bí thư tỉnh này là Nguyễn Thanh Nghị - con trai của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - thình lình có văn bản chính thức đề nghị Chính phủ ngừng quy hoạch Phú Quốc làm đặc khu để chuyển sang hình thức khu kinh tế đơn thuần, toàn b... more »

Hong Kong, Việt Nam và những tiềm ẩn cho phong trào dân chủ

Unknown at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Nguyễn Viện * *Theo *BBC [image: Getty Images] Người biểu tình Hong Kong hôm thứ Sáu, một số người giương tấm biển kêu gọi giới chức trao quyền cho nhân dân - Getty *Cả thế giới đang hướng về Hong Kong với cả sự phấn khích hy vọng và lo âu. Điều gì sẽ xảy ra cho Hong Kong trong những ngày sắp tới?* *Người biểu tình Hong Kong có thể đạt được gì?* Có vẻ như những người biểu tình không muốn dừng lại, bởi họ chưa đạt được bất cứ điều gì trong những mục tiêu tranh đấu của họ. Luật dẫn độ vẫn chưa bị hủy bỏ vĩnh viễn, vấn đề chỉ là thời gian. *Dân Hong Kong sẽ biểu tình đến bao giờ?*... more »

Biển Đông: 'Nếu quá đà, TQ chỉ càng đẩy VN tới gần Mỹ hơn'

Unknown at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Theo *BBC [image: Biển Đông] Cuộc 'khủng hoảng' bãi Tư Chính mùa Hè năm 2019 như cách gọi của một số nhà phân tích đang đặt ra nhiều câu hỏi cho tam giác quan hệ Việt - Trung - Mỹ - Getty *Hành động ở bãi Tư Chính và khu vực lân cận của Trung Quốc để 'gây sức ép' khiến Việt Nam không dám tăng cường quan hệ với Mỹ là một 'sai lầm,' vì Bắc Kinh càng ép thì Hà Nội càng có lý do để tăng cường quan hệ với Washington nhằm 'cân bằng lại' trước sức ép đó, theo một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Singapore.* Hành xử được cho là 'vô lối' ở khu vực đối đầu trong hai tháng Bảy và Tám năm ... more »

Vsmart Live hay lòng yêu nước giá rẻ?

Unknown at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*An Viên * *Theo *VNTB *Rõ ràng, để cung cấp dịch vụ hay sản phẩm thực, thì một doanh nghiệp có tài và đức cần phải thêm một cái gì đó mà không thể được mua hoặc đo bằng tiền, và đó là sự chân thành và liêm chính.* Giống nhau 100%?! Một hình ảnh chụp lại Quyết định của Chủ tịch tập đoàn Vingroup, kỷ luật và sa thải các nhân viên vi phạm chính sách ưu đãi nội bộ cho nhân viên với hành vi rao bán lại xe Vinfast trên mạng xã hội. Đây là chính sách nội bộ công ty và không nhiều phê phán liên quan đến nó. Tuy nhiên, trong nội dung thông báo quyết định kỷ luật có nhắc đến ý chí “Mãnh li... more »

Bãi Tư chính: ví dụ rõ ràng về chiến lược hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông

Unknown at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Khánh Anh* dịch *Theo *VNTB *Trung Quốc đang thao túng các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế để khắc phục sự nhầm lẫn và mở rộng lợi ích kinh tế ở Biển Đông. Hoạt động ngoại giao và quân sự của TQ đang đẩy khu vực đến gần bờ vực xung đột.* Căng thẳng đang bùng phát một lần nữa ở Biển Đông. Trong nhiều tuần, các tàu hải cảnh của Trung Quốc và Việt Nam đã đối đầu nhau ở Bãi Tư Chính, một rạn san hô đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa ngoài khơi Việt Nam. Tàu khảo sát của Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 (HD8) đã xâm nhập vùng biển gần Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam vào ngà... more »

Bãi Tư chính: ví dụ rõ ràng về chiến lược hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông

Unknown at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Khánh Anh* dịch *Theo *VNTB *Trung Quốc đang thao túng các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế để khắc phục sự nhầm lẫn và mở rộng lợi ích kinh tế ở Biển Đông. Hoạt động ngoại giao và quân sự của TQ đang đẩy khu vực đến gần bờ vực xung đột.* Căng thẳng đang bùng phát một lần nữa ở Biển Đông. Trong nhiều tuần, các tàu hải cảnh của Trung Quốc và Việt Nam đã đối đầu nhau ở Bãi Tư Chính, một rạn san hô đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa ngoài khơi Việt Nam. Tàu khảo sát của Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 (HD8) đã xâm nhập vùng biển gần Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam vào ngà... more »

Báo Tuổi Trẻ vùi dập anh em tôi bằng những bài viết 'phụng sự bạn đọc'

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Trương Châu Hữu Danh * *Theo *Tiengdan Năm 2012, khi tui còn chật vật ở nhà thuê (bây giờ thì vợ tôi thuê nhà ở), đi xe trả góp (giờ cũng góp chưa xong) thì “đối tượng” Hà Văn Nam đã là phó phòng kinh doanh một doanh nghiệp xây dựng cỡ lớn của một Tổng Công ty nhà nước. Chàng phó phòng này có một lý lịch bất hảo khi thời cấp 2 chuyên đánh nhau: Cứ đám cô hồn nào đụng tới bạn bè Nam, chọc ghẹo con gái, oánh các bạn yếu thế, là thằng Nam “lửa” nhảy ra chiến ngay. Có thắng có thua, nhưng có Nam thì không ai bị ức hiếp. Đánh lộn nhiều hơn học, xong cấp 2 Nam được tuyển thẳng vào trườ... more »

Vsmart đã làm được gì?

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Dương Quốc Chính * *Theo *Tiengdan Vsmart, anh em song sinh với Meizu của Tàu. Nguồn: Vũ Đình Hưng Hôm nay đại diện của Vsmart đăng bài để xử lý khủng hoảng truyền thông. Toàn bộ bài viết toát lên ý muốn PR cho công ty, có vài điểm đáng chú ý. 1. Con Vsmart Live 1 này là do Vsmart đi mua lại thiết kế phần cứng, nhưng có lẽ không đủ tiền để mua độc quyền, nên mới tòi ra thằng Meizu cũng mua cùng 1 bản thiết kế phần cứng, giống hệt. 2. Vsmart cố bao biện là phần hồn của điện thoại là hoàn toàn khác và chém là họ là thiết kế TOÀN BỘ HỆ ĐIỀU HÀNH VOS. Cần hiểu là điện thoại này chạy... more »

Thoát Trung là con đường mà Nhà nước và Nhân dân phải cùng làm

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Hà Sĩ Phu * *Theo *Tiengdan Thoát Trung là chống lại *con đường Bắc thuộc mới* đang hiện ra ngày càng khốc liệt. Sự nghiệp chống xâm lược của một quốc gia đương nhiên phải do Nhà nước của quốc gia ấy đảm đương và tổ chức. Nhưng việc chống xâm lăng Trung Cộng đối với Nhà nước Cộng sản Việt Nam là việc rất khó thực hiện vì hai lý do: – Do nhu cầu bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn của một đảng Cộng sản nên ĐCSVN *không muốn Thoát Trung*. Việc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam lại mâu thuẫn với việc bảo vệ quyền lực độc tôn của đảng, mà lời TBT Nguyễn Văn Linh chính là một minh chứng khi ông đặt Đ... more »

Người biểu tình Hong Kong rút tiền ra khỏi ngân hàng làm Việt Nam e ngại?

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Mẹ Nấm * *Theo *DLB Khoảng giữa tháng 7, người Hong Kong đã kêu gọi nhau rút hết tiền gửi ra khỏi Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China). Chiến thuật này kéo dài và bùng phát vào giữa tháng 8 khi Bắc Kinh gia tăng đàn áp, xiết chặt quản lý tại Hong Kong. Sự việc tưởng chừng như không có liên quan đến Việt Nam lại khiến Ban Tuyên giáo chỉ đạo báo chí hạ bài hàng loạt. Liệu có sự liên quan nào không giữa Việt Nam và việc Hong Kong rút tiền khỏi ngân hàng Trung Quốc? Theo dự đoán của các chuyên gia, Trung Quốc có động thái ép các tập đoàn kinh doanh phải bán tài sản ở nước ngoài để ... more »

Hong Kong và giải pháp

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Thành Đỗ * *Theo *DLB Tôi không tin việc Bắc Kinh dám ra tay đàn áp Hong Kong mạnh tay bằng quân đội đem sang từ Thẩm Quyến, cách Hong Kong chỉ 7 km, tuy đã có nhiều tuyên bố chụp mũ khá nặng ký do nhóm diều hâu trong đảng cộng sản Trung Hoa chủ trương. Ông Trần Hạo Thiên (Andy Chan Ho Tin), người sáng lập đảng Hong Kong National Party (HKNP) đòi độc lập cho Hồng Kông tuyên bố: “Dù Trung Quốc phản ứng như thế nào đi nữa, Bắc Kinh đã mất Hồng Kông vĩnh viễn”. Ông Trần hiện nay đã bị bắt, đảng của ông bị cấm hoạt động. Báo Le Figaro (Pháp) cho rằng để che giấu sự bối rối, Trung ... more »

Thương chiến Mỹ-Trung: Bắc Kinh sẽ trả đũa đợt áp thuế mới nhất

Unknown at TinHoaThinhDon - 16 hours ago
*Theo *VOA [image: Tư liệu: Trong bức ảnh ngày 29/6/2019, TT Trump bắt tay Chủ tịch TQ Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Osaka, Nhật Bản. (AP Photo/Susan Walsh, File)] Trong bức ảnh ngày 29/6/2019, TT Trump bắt tay Chủ tịch TQ Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Osaka, Nhật Bản. (AP Photo/Susan Walsh, File) Bắc Kinh hôm 15/8 tuyên bố sẽ trả đũa đợt áp thuế quan mới nhất của Hoa Kỳ đối với 300 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, nhưng cùng lúc kêu gọi Hoa Kỳ hãy tương nhượng để có thể đạt được một thỏa thuận thương mại tiềm năng. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước... more »

Việt Nam đặt mua 12 tàu tuần tra cao tốc của Ấn Độ

Unknown at TinHoaThinhDon - 16 hours ago
*Theo *RFA [image: Ảnh minh họa: Tàu tuần duyên Metal Shark Mỹ chuyển giao cho Việt Nam.] Ảnh minh họa: Tàu tuần duyên Metal Shark Mỹ chuyển giao cho Việt Nam - Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Việt Nam đặt mua 12 tàu tuần tra cao tốc của Ấn Độ và toàn bộ số tàu này sẽ được bổ sung cho lực lượng Biên phòng của Việt Nam. Truyền thông trong nước cho biết Tập đoàn Larsen & Toubro vào ngày 14 tháng 8 đã làm lễ khởi công dự án đóng 12 tàu tuần tra cao tốc mà Việt Nam đặt hàng tại xưởng đóng tàu Kattupalli. Tập đoàn Larsen & Toubro là một trong những tập đoàn hàng hải quốc phòng có uy tín c... more »

Nga, Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Unknown at TinHoaThinhDon - 16 hours ago
*Theo *RFA [image: Lễ đón chính thức đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam diễn ra tại Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.] Lễ đón chính thức đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam diễn ra tại Bộ Quốc phòng Liên bang Nga - TTXVN Theo tin thì chuyến thăm của đoàn cấp cao quân đội Việt Nam được thực hiện theo lời mời của Đại tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Mạng Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam cho biết, tại chuyến thăm lần nay Nga và Việt Nam đồng ý mở rộng hợp tác quốc phòng trong ... more »

Thủ tướng Úc sẽ thăm chính thức Việt Nam

Unknown at TinHoaThinhDon - 16 hours ago
*Theo *RFA [image: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và người tương nhiệm Úc Scott Morrison tại Thượng đỉnh G20 hôm 29/6/2019.] Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và người tương nhiệm Úc Scott Morrison tại Thượng đỉnh G20 hôm 29/6/2019 - Chinhphu.vn Thủ tướng Úc Scott Morrison và phu nhân sẽ sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 đến 24/8, theo lời mời của người tương nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Tin từ Bộ Ngoại giao Hà Nội ngày 16 tháng 8 cho biết chuyến thăm dự kiến của Thủ tướng Úc diễn ra sau hơn một năm kể từ khi Việt Nam và Úc lập quan hệ đối tác chiến lược nhân dịp... more »

VN phản đối TQ sau mấy ngày tàu Hải dương 8 và tàu hải cảnh quay lại Bãi Tư Chính

Unknown at TinHoaThinhDon - 16 hours ago
*Theo *RFA [image: Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam.] Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Truyền thông loan tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, vào ngày 16 tháng 8 khi bị báo giới trong và ngoài nước hỏi về việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trở lại hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã lặp lại tuyên bố như những lần khác. Cụ thể theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thì thông tin của các cơ quan chức năng cho biết vào ngày 13 tháng 8, ... more »

Cách mạng tháng Tám và ba điều xét lại

Unknown at TinHoaThinhDon - 16 hours ago
*Võ Văn Quản * *Theo *Luatkhoa Ông Hồ Chí Minh và quang cảnh trong buổi công bố Tuyên ngôn Độc lập. Ảnh: chưa rõ nguồn Hơn 70 năm sau Cách mạng tháng Tám (*August Revolution*), bản chất của một trong những biến cố chính trị quan trọng nhất trong lịch sử đương đại Việt Nam vẫn tiếp tục còn trong vòng tranh cãi giữa sử gia, học giả cũng như những nhà quan sát. Một số những người phản đối chế độ cộng sản khẳng định việc Việt Minh thành công trong việc biến mình trở thành gương mặt chính thức cho giới cách mạng yêu nước tại Việt Nam chỉ là một tai nạn lịch sử (*historical incident*). ... more »

Hồng Kông : Báo chí Trung Quốc nhắc Thiên An Môn để răn đe người biểu tình

Unknown at TinHoaThinhDon - 16 hours ago
*Anh Vũ * *Theo *RFI [image: media] Quân lính Trung Quốc tại trung tâm thể thao Thâm Quyến, ngày 15/08/2019 - REUTERS/Thomas Peter *Tiếp theo những hình ảnh quân đội phô trương sức mạnh, đến lượt báo chí vào cuộc. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo Global Times hôm nay 16/08/2019 cảnh báo về khả năng Trung Quốc dùng vũ lực trấn áp biểu tình Hồng Kông. Cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh thoáng nhắc tới sự kiện Thiên An Môn 1989. Sau những rối loạn và bạo lực ở sân bay quốc tế trong ba ngày đầu tuần, những ngày cuối tuần được dự báo rất căng thẳng tại đặc khu hành chính với các cuộc biểu tình lớn.* ... more »

Bình Nhưỡng lên án tổng thống Hàn Quốc, tiếp tục thử hỏa tiễn tầm ngắn

Unknown at TinHoaThinhDon - 17 hours ago
*Trọng Thành * *Theo *RFI [image: media] Ảnh chụp màn hình của KCTV ngày 01/08/2019 cho thấy lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang theo dõi việc phóng một tên lửa đạn đạo - KCTV / AFP *Tập trận Mỹ - Hàn khởi sự từ đầu tháng 8 vẫn tiếp tục khiến Bắc Triều Tiên giận dữ. Hôm nay, 16/08/2019, một phát ngôn viên Ủy Ban Thống Nhất Hòa Bình của Bắc Triều Tiên cực lực chỉ trích việc tổng thống Hàn Quốc đề nghị nối lại đối thoại sau khi loạt tập trận Mỹ - Hàn kết thúc. Ngay sau đó Bình Nhưỡng thử thêm tên lửa tầm ngắn, loạt thứ sáu kể từ ba tuần nay.* Theo Reuters, người phát ngôn Ủy Ban... more »

Biển Đông: Việt Nam có đang chạy đua vũ trang?

Unknown at TinHoaThinhDon - 17 hours ago
*Theo *BBC [image: Cán bộ Hải quân VN và Hoa Kỳ trong một khóa đào tạo về cứu hộ cứu nạn trên biển năm 2012] Cán bộ Hải quân VN và Hoa Kỳ trong một khóa đào tạo về cứu hộ cứu nạn trên biển năm 2012 - HOANG DINH NAM/Getty *Giới quan sát phân tích khả năng các nước có quyền chủ quyền trên Biển Đông gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines đang tham gia chạy đua vũ trang để đối phó với Trung Quốc.* Kể từ khi vấn đề Biển Đông lại nóng lên vào khoảng năm 2008, nhiều chuyên gia, nhà báo và giới quan sát đã nói về một cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia ven biển, như một xu hướng hay m... more »

Đọc báo Pháp – 16/08/2019

Đọc báo Pháp – 16/08/2019

Hồng Kông :

Cuộc đọ sức giữa Bắc Kinh và giới trẻ đi về đâu ?

Thái độ của Trung Quốc ngày càng hung tợn, đe dọa một Thiên An Môn thứ hai. Washington và Paris kêu gọi Bắc Kinh đối thoại với đối lập Hồng Kông, Tây phương lo âu nhưng giới trẻ không nao núng. Tại Nga, Putin đối đầu với thành phần đối lập trẻ và kiên quyết. Nước Đức và nguy cơ bạo lực cực hữu. Đó là một số chủ đề quốc tế trên báo Pháp 16/08/2019.
Đảng Cộng sản Trung Quốc bị thách thức
Sau hai tháng xuống đường, phong trào phản kháng tại Hồng Kông không giảm cường độ. Đứng trước thái độ đe dọa ngày càng thô bạo của Trung Quốc, đưa quân đến sát biên giới « chỉ cách có 10 phút » cộng đồng quốc tế bắt đầu phản ứng nhưng không có gì bảo đảm là Bắc Kinh sẽ lắng nghe. Thái độ hung hăng của Bắc Kinh mang ý nghĩa gì ?
Hành động thô bạo của Bắc Kinh trong vấn đề Hồng Kông trong thời gian gần đây cho thấy tính chất độc đoán của chính quyền cộng sản, La Croix nhận định trong bài xã luận « Hồng Kông và hơn thế nữa ». Washington, Luân Đôn, Paris hay Berlin yêu cầu Bắc Kinh phải tôn trong nhà nước pháp quyền, nhân quyền và chế độ tự trị của Hồng Kông. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tiếp tục gây sức ép chính trị, gia tăng tuyên truyền một chiều thô bạo và đưa quân đến Thâm Quyến, sát biên giới của đặc khu tự trị này.
Theo La Croix, hy vọng là hai bên sẽ đối thoại nhưng giải pháp này rất khó xảy ra. Bởi vì đảng Cộng sản Trung Quốc và tổng bí thư Tập Cận Bình xem cuộc nổi dậy tại Hồng Kông là một hành động thách thức uy quyền và mô hình chế độ chính trị tại Hoa lục.
Đối với ban lãnh đạo Trung Quốc, chỉ có một chế độ độc tài, bá quyền mới có thể lãnh đạo một khối 1,3 tỉ dân. Do vậy, nhìn từ châu Âu, người ta không khỏi lo ngại trước chính sách kềm kẹp dân chúng, chính sách thương mại gian trá, chiến dịch lấn chiếm biển đảo của các láng giềng. La Croix kêu gọi quốc tế phải hành động khẩn cấp.
Le Figaro trong bài báo « Trung Quốc ngày càng đe dọa » đặt câu hỏi, liệu hành động này là dấu hiệu sắp can thiệp quân sự hay chỉ là lời đe dọa ?
Dù việc điều quân tới Thâm Quyến được tuyên bố chính thức là để chuẩn bị diễu binh nhân dịp 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại Bắc Kinh, cách Hồng Kông đến 2.000 km, thì trong bối cảnh hiện nay, Bắc Kinh gián tiếp đe dọa can thiệp trực tiếp để tái lập trật tự của đặc khu tự trị qua tuyên bố cuộc biểu tình hiện nay là hành động « khủng bố » và có « bàn tay nước ngoài ».
Nhiều chuyên gia lại cho rằng, hành động của Trung Quốc thực chất chỉ là lời đe dọa. Bởi vì, điều kiện để can thiệp vào Hồng Kông thì trước hết, thành phố này phải chìm trong hỗn loạn, khi đó Bắc Kinh mới có thể nói chủ quyền và lợi ích đang bị đe dọa. Thứ hai là chính quyền và cảnh sát Hồng Kông không kiểm soát được tình hình, khi đó Bắc Kinh mới có khả năng can thiệp. Và « các điều kiện này chưa hội đủ » theo lời ông Alexander Neil thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc tế của Singapore. Bắc Kinh cũng không thể dùng quân sự như ở Tây Tạng và Tân Cương, nơi không có nhân chứng hay ở Thiên An Môn, chỉ là một quảng trường. Hồng Kông, trái lại là một quần đảo đô thị.
Theo chuyên gia Valérie Niquet, viện Nghiên Cứu Chiến Lược, (FRS), trên La Croix, hai tháng sau khi nổ ra cuộc đấu tranh chống luật dẫn độ, hai kịch bản bắt đầu hiện ra : Một là phong trào tranh đấu rơi vào bẫy bạo lực và yếu dần, tuyên truyền của Bắc Kinh thành công. Hai là biểu tình tiếp diễn và lan rộng, lúc đó Trung Quốc can thiệp quân sự. Nhưng muốn chiến thuật Thiên An Môn thành công ở Hồng Kông, thì quy mô phải đàn áp toàn diện và bắt nhiều ngàn người. Vấn đề là hình ảnh Trung Quốc đã rất tồi tệ từ nhiều năm nay, Bắc Kinh sẽ bị lên án nặng nề hơn. Tập Cận Bình đã nhận được nhiều lời khuyến cáo của Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, chuyên gia Valérie Niquet thận trọng : Tập Cận Bình vẫn có thể trực tiếp ra lệnh can thiệp quân sự bất chấp nguy cơ giết chết con gà đẻ trứng vàng.
Tuổi trẻ Hồng Kông dấn thân
Theo Le Monde, lần đầu tiên bộ Ngoại Giao Mỹ có thái độ thẳng thắn khi ra thông cáo « ủng hộ quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa » tại Hồng Kông. Le Figaro dành hai trang để tóm lược tình hình : Donald Trump tìm cách « dỗ ngọt » Tập Cận Bình. Thành phố sợ sóng thần suy thoái kinh tế nhưng giới trẻ Hồng Kông không sợ đoàn xe bọc thép của Hoa lục.
Bình luận về hình ảnh đoàn xe bọc thép của Trung Quốc đóng tại Thâm Quyến loan trên các mạng xã hội, một thanh niên Hồng Kông cho biết anh « không một chút lo âu, sẽ tiếp tục xuống đường và không tin Trung Quốc có can đảm tấn công ». Giới tài phiệt, trái lại, bỏ tiền quảng bá trên hai trang báo South China Morning Post, kêu gọi giới trẻ « ngưng xuống đường ». Một thanh niên họ Mã bác bỏ : « Những ông tỉ phú này cần Trung Quốc để làm giầu thêm nữa, nhưng chúng tôi không sống cùng một thế giới với họ, vì tương lai, giới trẻ chúng tôi không muốn dính dáng đến Hoa lục ». Nếu lính Trung Quốc tràn qua thì sao ?: « Chúng tôi rút về nhà và chờ cơ hội. Khủng hoảng vẫn nằm đó ».
Nhưng đâu phải chỉ có dự luật dẫn độ, bầu cử tự do và quan hệ độc lập với Hoa lục cũng nằm trong danh sách 5 yêu sách tranh đấu. Trên mạng xã hội, họ kêu gọi nhau xuống đường vào thứ Bảy tới, lần thứ 11.

Chống độc tài, sinh viên Nga là ngọn cờ đầu ?

Tại Nga, tổng thống Putin cũng đối đầu với giới trẻ dấn thân đấu tranh chính trị. Libération giới thiệu Egor Joukov, sinh viên cao đẳng chính trị. Sau khi bị bác đơn tranh cử, nhân vật trẻ được xem là ngọn cờ của phong trào phản kháng chống Putin đối mặt với bản án 8 năm tù.
Vào ngày 17 tới đây, Egor Joukov, người sinh viên 21 tuổi, sẽ không có mặt trong đoàn biểu tình ở thủ đô Matxcơva. Từ ngày 02/08, blogger có 110 ngàn « fan » theo dõi bị tạm giam chờ ra tòa với cáo buộc « tổ chức và chỉ huy gây bạo loạn ».
Cuộc đấu tranh của Egor Joukov nay đã được hàng chục ngàn dân Nga, trong đó có ca sĩ nhạc « ráp » dấn thân Oxxxymiron, ủng hộ. Tội của sinh viên trường chính trị Matxcơva là sau khi đơn ứng cử bị bác vì « không đủ chữ ký », anh quay sang ủng hộ Dmitri Goudkov, một ứng cử viên đối lập có tiếng tăm. Dmitri Goudkov cuối cùng, cũng như khoảng 30 nhà đối lập khác, bị cấm tranh cử.
Từ nhiều tháng nay, anh không ngừng kêu gọi dân chúng xuống đường « phát biểu mạnh mẽ sự suy nghĩ của mình, không đầu hàng chế độ ». Được đào tạo trong môi trường đại học chính trị, nơi mà thầy trò còn được khá nhiều tự do, Egor Joukov vừa tung lên mạng đoạn băng giải thích « Ba lý do để xỉ vả chế độ này ».
Trong bối cảnh đàn áp trước bầu cử, Egor Joukov trở thành mục tiêu triệt hạ của chính quyền Nga nhưng họ không bịt miệng anh được. Trái lại, càng bắt nhốt Egor Joukov, thì biểu tình càng đông hơn.

Đức : Cực hữu lộng hành

Về tình hình châu Âu, trang nhất và bài xã luận của Le Monde lo âu về nguy cơ khủng bố cực hữu tại Đức.
Với 8.605 vụ ám sát và bạo lực quy cho phe cực hữu được báo chí Đức tổng kết trong sáu tháng đầu năm nay, tăng 10% so với năm 2018, nước Đức của Angela Merkel đứng trước đe dọa của « khủng bố nâu », ám chỉ thời tiền quốc xã.
Sự kiện làm cả nước choáng váng là vào ngày 02/06/2019, thị trưởng Walter Lubcke, ở Kassel, bị bắn một viên đạn vào đầu.
Các thủ đoạn khủng bố này nước Đức từng trải qua trong thập niên 1930. Thế mà cơ quan tình báo Đức xem thường hiện tượng từng xảy ra trong lịch sử và đang tái diễn với nhịp độ đáng ngại. Tư pháp Đức cũng chậm chạp truy tìm thủ phạm. Từ khi Angela Merkel, khác với thái độ rụt rè của các đồng nhiệm châu Âu, cho phép đón tiếp hơn một triệu di dân và người tị nạn, vì lý do nhân đạo và chuộc lỗi phần nào cho lịch sử đen tối của thời quốc xã, nhiều người dân Đức không được chuẩn bị tinh thần để chấp nhận sự nhân ái này.
Khai thác tâm lý tiêu cực này, các tổ chức cực hữu tại Đức và Châu Âu đang lên điểm trong các cuộc bầu cử. Tại Quốc hội Đức , đã có ít nhất 100 dân biểu cực hữu, và phe này có thể về đầu ở ít nhất hai bang thuộc Đông Đức cũ trong cuộc bầu cử tháng 9. Le Monde hy vọng nữ thủ tướng Đức sẽ thành công thực hiện chính sách hội nhập di dân trong hai năm cuối nhiệm kỳ. Nếu không, tình hình sẽ rất nguy hiểm cho nước Đức và châu Âu.

Pháp : Thất nghiệp giảm kỷ lục

Vào lúc tăng trưởng kinh tế Đức bị khựng lại, tình trạng thất nghiệp tại Pháp được cải thiện với tỉ lệ 8,5%. Tin này đáng phấn khởi hay không ? Les Echos dự báo chỉ tiêu làm giảm thất nghiệp tại Pháp còn 7% vào cuối nhiệm kỳ tổng thống Macron có thể thực hiện được. Le Figaro không lạc quan lắm.
Lần đầu tiên sau 6 năm, tỉ lệ thất nghiệp của Pháp giảm xuống dưới 8,5%. Tuy nhiên, liệu đây có phải là một sự phát triển bền vững?
Tờ Le Firago trong bài xã luận « Vẻ đẹp yếu đuối » đăng vào sáng 16/08/2019 xem xét trên ba góc độ.
Thứ nhất, các nước láng giềng như Anh và Đức có tỉ lệ thất nghiệp chỉ bằng một nửa của Pháp trong khi các nước trong khu vực đồng euro cũng chỉ loanh quanh ở mức 7,5%.
Thứ hai, dù Pháp đang dần giảm thuế và cải cách luật lao động, hiệu quả của các biện pháp này đều chưa cao. Tiền cần được đầu tư vào nghiên cứu, chứ không phải rơi vào cái túi không đáy của chính phủ, ví dụ như chi gần 10 tỉ euro để xoa dịu khủng hoảng « Áo Vàng ».
Thêm vào đó, tuy giới doanh nghiệp phục hồi phần nào niềm tin, nhưng trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung tăng cao, tác động đến kinh tế thế giới, niềm tin này rất mong manh. Nước Đức đã trả giá. Kinh tế thế giới có vấn đề không bao giờ là điều thuận lợi cho kinh tế Pháp.

Ang San Suu Kyu, ngôi sao thất sủng

Tiếp tục loạt bài chân dung phụ nữ, hôm nay Libération giới thiệu Aung San Suu Kyi, người mệnh phụ bị “thất sủng”.
Là khôi nguyên Nobel hòa bình năm 1991, nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ phương Tây. Nhưng tình thế nay đã khác do những chính sách thiếu cảm thông của bà đối với người Rohingya, nhật báo cánh tả Libération lấy làm tiếc trong bài « Aung San Suu Kyi, người đàn bà bị ghét bỏ ».
Những năm 90 của thế kỷ trước, người phụ nữ châu Á này nhận hàng loại giải thưởng như giải Sakharov, Nobel Hòa Bình, danh hiệu « đại sứ lương tâm » của tổ chức Ân xá Quốc tế, lên trang bìa của nhiều tạp chí quốc tế, tên tuổi được nhắc nhở đến trong nhiều quyển sách và cả những bài hát. Aung San Suu Kyi trở thành biểu tượng tự do và dân chủ. Tại Paris, bà từng được tổng thống François Hollande đón tiếp như một nguyên thủ quốc gia.
Tuy nhiên, gió đã đổi chiều. Giữa năm 2012, người dân theo đạo Hồi tại Miến Điện dường như phải đối mặt với nhiều đe dọa : tàn sát, hỏa hoạn, bình luận hằn học trên mạng xã hội. Mâu thuẫn tôn giáo bị đẩy lên cao tại quốc gia Đông Nam Á này. Cũng trong năm đó, người phụ nữ quyền lực Suu Kyi đã yêu cầu các nhà ngoại giao nước ngoài ngưng dùng từ « Rohingya ».
« Độc đoán », « không khoan nhượng », « hoài nghi » là những từ người ta nói về bà trong thời gian gần đây, gồm cả những người thân cận hay những nhà ngoại giao của Miến Điện.
Năm 2015, bà nhậm chức Cố vấn Nhà nước. Tháng 4, 2016, bà trở thành thủ tướng. Chỉ 6 tháng sau đó, một cuộc đụng độ của người Rohingya với quân đội Miến Điện đã xảy ra. Tháng 8 năm 2017, một cuộc đụng độ nghiêm trọng hơn đã khiến 700.000 người phải chạy sang Bangladesh.
Vì sao bà Aung San Suu Kyi phủ nhận có « một cuộc thanh trừng sắc tộc » ? Dường như, bà đang chọn « sống chung hòa bình » với quân đội, định chế duy nhất có thể đảm bảo an ninh quốc gia.
Nhiều người lên tiếng kêu gọi rút lại giải thưởng Nobel của bà. Các thành phố, các tổ chức cũng tháo dỡ ảnh của bà, rút lại tước hiệu công dân danh dự hay đại sứ.
Hai năm trước, phát biểu với đài BBC, bà nói « Tôi không phải là Margaret Thatcher » (cựu thủ tướng Anh). Mặt khác, tôi cũng không phải Mẹ Teresa. » Ở tuổi 74, bà vẫn « nổi tiếng ở Miến Điện nơi người ta vẫn nói về bà với sự tôn trọng và chờ đợi kết quả », một nhà ngoại giao kết luận. Người đàn bà thép không hề biến mất mà trở nên « thực tế » hơn bao giờ hết.

Tin đọc  nhanh

(Reuters) – Indonesia cân nhắc dời thủ đô sang đảo Borneo.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay, 16/08/2019, chính thức đề xuất chuyển thủ đô từ Jakarta, nằm tại đảo Java, tới đảo Borneo. Jakarta hiện là một thành phố đất chật người đông, còn đảo Java cũng là một trong những nơi phải hứng chịu hậu quả biến đổi khí hậu nặng nhất. Giới khoa học cho rằng một phần ba đảo Java có thể sẽ bị chìm dưới nước vào năm 2050.
(AP) – Phiến quân tấn công quân đội Miến Điện, 14 người chết.
Phiến quân Miến Điện hôm qua, 15/08/2019, đã tấn công 5 địa điểm tại vùng Mandalay, trong đó có một học viện quân sự. Trong số 14 người thiệt mạng có 2 thường dân. Theo phiến quân, đây là một hành động tự vệ, do quân đội nhà nước Miến Điện liên tục tấn công các khu vực người thiểu số sinh sống. Ngược lại, Bộ Quốc phòng Miến Điện cho biết đây là hành động trả đũa quân đội phá các đường dây buôn bán thuốc phiện.
(AFP) - Chiều lòng Trump, Netanyahu từ chối chuyến thăm của hai nữ dân biểu Mỹ. 
Theo yêu cầu của tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm qua, 15/08/2019, thủ tướng Benjamin Netanyahu đã từ chối cho phép hai nữ dân biểu Dân Chủ Rashida Tlaib và Ilhan Omar tới thăm Israel. Bà Tlaib và bà Omar là hai nữ dân biểu Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Thượng viện Mỹ, cùng có quan điểm chống Trump và chống chính sách của Israel đối với người Palestine. Tuy vậy, bộ trưởng Nội Vụ Israel hôm nay, 16/08/2019, cho biết đã chấp thuận yêu cầu viếng thăm của bà Rashida Tlaib tới vùng Cisjordanie nằm dưới sự kiểm soát của Israel, với lý do nhân đạo.
(AFP) – Khí hậu : Các đảo quốc Diễn đàn Thái Bình Dương (FIP) lên án Úc. 
Thượng đỉnh FIP kết thúc hôm qua 15/08/2019, với diễn biến nổi bật là bất đồng giữa Úc và 17 thành viên. Các thành viên Diễn đàn lên án thái độ thụ động của Úc, quốc gia giàu có nhất và cũng là một trong các quốc gia phát thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới. Thủ tướng quốc đảo Tuvalu cho biết là tuyên bố chung của Diễn đàn được công bố sáng nay, sau 12 giờ thương lượng căng thẳng, không thể hiện mong muốn của cộng đồng, báo động về tình trạng khẩn cấp, đặc biệt là tình trạng mực nước biển dâng cao, đe dọa sự tồn vong của nhiều đảo quốc.

Powered by Blogger.