Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 16/08/2019

Friday, August 16, 2019 11:22:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 16/08/2019

Bãi Tư Chính: ‘VN phản đối

TQ tái xâm phạm nghiêm trọng vùng biển’

Bốn ngày sau khi Trung Quốc điều tàu quay trở lại bãi Tư Chính và khu vực lân cận, Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc “tiếp tục xâm phạm vùng biển”, theo truyền thông chính thống của nhà nước.
Báo Thế giới & Việt Nam hôm thứ Sáu đưa tin cho hay: “Ngày 16/8, trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trở lại hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
Điều gì đang ‘đẩy’ VN ra xa Trung Quốc và tới gần Mỹ hơn?
VN trao công hàm phản đối TQ và yêu cầu Hải Dương 8 rút đi
Biển Đông: Việt Nam có đang chạy đua vũ trang?
Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt NamBà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Bàn tròn BBC: Cập nhật tình hình Hong Kong và tàu TQ quay lại Bãi Tư Chính
Biển Đông: ‘TQ đe dọa cả Philippines, Malaysia lẫn VN’
“Theo thông tin của các cơ quan chức năng, ngày 13/8/2019 tàu khảo sát Hải Dương 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”
Tờ báo thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay Việt Nam coi đây là hành vi ‘tái diễn vi phạm nghiêm trọng’ và Việt Nam đã có ‘giao thiệp’ với Trung Quốc:
“Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế.
“Các lực lượng chức năng của Việt Nam tiếp tục triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
“Việt Nam cũng khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế,” Thế giới & Việt Nam hôm 16/8 cho hay.
Nhiều lần phản đối
Cùng ngày, báo điện tử VnExpress khi đưa tin về phản ứng trong vụ việc của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết:
“Nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc quay lại xâm phạm vùng biển Việt Nam chỉ vài ngày sau khi dừng hoạt động khảo sát địa chấn trái phép và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam Việt Nam chiều 7/8.
Tàu Hải Dương 8 trở lại, Việt Nam phải làm gì?
Tàu Hải Dương 8 quay trở lại Bãi Tư Chính
Thương chiến Mỹ – Trung, đối đầu Biển Đông và thách thức với TQ
“Nhóm tàu này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông từ đầu tháng 7. Bộ Ngoại giao đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
“Nhiều nước cũng đã lên tiếng phản đối hành vi của Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam. Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo bày tỏ sự lo ngại khi Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam.”
Tờ báo thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ dẫn một số sự kiện phản ánh phản ứng quốc tế xung quanh vụ việc:
Có ít nhất năm tàu hải cảnh của Trung Quốc hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 có mặt ở khu vực… phía Việt Nam có ít nhất hai tầu hải quân đi theo nhóm tàu khảo sát vào cuối ngày thứ SáuReuters
“Nhiều nước cũng đã lên tiếng phản đối hành vi của Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam. Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo bày tỏ sự lo ngại khi Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam.
“Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel khẳng định các hành động của Trung Quốc là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Hà Nội trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch cùng ba thành viên cấp cao của ủy ban hôm 1/8 cũng lên án Bắc Kinh, cho rằng việc Trung Quốc đưa tàu vào EEZ của Việt Nam là bằng chứng mới nhất về việc Trung Quốc sẵn sàng áp bức để khẳng định các yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông.
“Trong cuộc gặp của ASEAN tại Thái Lan hôm 2/8, ngoại trưởng ba nước Mỹ, Nhật Bản, Australia ra tuyên bố chung bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng đối với những hoạt động gây cản trở liên quan đến các dự án dầu khí lâu dài ở Biển Đông,” VnExpres cho biết.
Báo mạng VietnamNet hôm thứ Sáu cũng tường thuật và dẫn ý của người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh:
“Các lực lượng chức năng của Việt Nam tiếp tục triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.”
Tờ báo thu Bộ Thông tin & Truyền thông tường trình thêm về phản ứng và quan điểm của Việt Nam:
“Việt Nam cũng khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình.
“Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của 2 nước, nhân dân 2 nước và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
“Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế.”
Tin cho hay có ít nhất năm tàu hải cảnh của Trung Quốc hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 có mặt ở khu vực, hãng tin Anh Reuters dẫn nguồn dữ liệu từ trang Marine Traffic chuyên theo dõi việc di chuyển của các tàu thuyền cho biết.
Trong lúc đó, phía Việt Nam có ít nhất hai tàu hải quân đi theo nhóm tàu khảo sát vào cuối ngày thứ Sáu, 16/8, vẫn theo nguồn này.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49373260

Biển Đông: ‘Nếu quá đà,

TQ chỉ càng đẩy VN tới gần Mỹ hơn’

Hành động ở bãi Tư Chính và khu vực lân cận của Trung Quốc để ‘gây sức ép’ khiến Việt Nam không dám tăng cường quan hệ với Mỹ là một ‘sai lầm,’ vì Bắc Kinh càng ép thì Hà Nội càng có lý do để tăng cường quan hệ với Washington nhằm ‘cân bằng lại’ trước sức ép đó, theo một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Singapore.
Hành xử được cho là ‘vô lối’ ở khu vực đối đầu trong hai tháng Bảy và Tám năm 2019 của Trung Quốc đang làm Việt Nam ‘xa’ Trung Quốc nhiều hơn nếu ‘nói một cách chính xác hơn’. Cũng nên nhắc lại là từ năm 2014, Trung Quốc đã ‘làm mất niềm tin chiến lược’ đối với Việt Nam, theo một nhà nghiên cứu chính trị khu vực từ Hà Nội.
Biển Đông: Việt Nam có đang chạy đua vũ trang?
Bàn tròn BBC: Cập nhật tình hình Hong Kong và tàu TQ quay lại Bãi Tư Chính
Biển Đông: ‘TQ đe dọa cả Philippines, Malaysia lẫn VN’
Hôm 14/5, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp từ Viện Iseas Yusof Ishak, Singapore trước hết đưa ra bình luận với BBC News tiếng Việt về tham vọng bất biến của Trung Quốc qua việc điều tàu quay trở lại bãi Tư Chính và khu vực lân cận:
“Tham vọng của Trung Quốc với Biển Đông đã tồn tại từ rất lâu rồi và được Trung Quốc theo đuổi một cách rất kiên định và họ xác định Biển Đông là lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc.
“Chính vì vậy bất chấp những vấn đề rắc rối mà Trung Quốc đang gặp phải, tôi cho rằng họ vẫn có nguồn lực và sự quan tâm để tiếp tục theo đuổi các yêu sách của mình ở Biển Đông, trong đó có việc quấy nhiễu các vùng Biển của Việt Nam.
Tôi cho rằng hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển, nếu như để ép Việt Nam trong quan hệ Việt – Mỹ thì sẽ phản tác dụngTiến sỹ Lê Hồng Hiệp
“Điều này đã xảy ra nhất quán từ trước tới nay với rất nhiều sự kiện khác nhau và vụ này cũng không hoàn toàn là mới về mặt tính chất so với những vụ trước đây.”
“Sai lầm, phản tác dụng!”
Giải mã động cơ và tính toán của Trung Quốc đằng sau sự kiện, nhà nghiên cứu này nêu quan điểm:
“Và bên cạnh đó cũng có thể kể tới các yếu tố ví dụ như là họ có thể muốn gửi tới các đối tác của Việt Nam, ví dụ như Nhật Bản hay Nga, hay là Mỹ v.v… đã tham gia cùng Việt Nam khai thác dầu.
“Là sẽ không thể tiến hành các hợp tác đó một cách suôn sẻ trong bối cảnh mà Trung Quốc cũng đưa ra một yêu sách trong đàm phán về Bộ tư cách ứng xử trên Biển Đông (COC) là các nước tranh chấp không được phép hợp tác với các nước bên ngoài khu vực để mà khai thác tài nguyên ở Biển Đông nếu như không có sự đồng ý của Trung Quốc cũng như các nước ở trong khu vực, thì họ có thể muốn nhấn mạnh yêu sách đó.”
Cho rằng Trung Quốc còn có thông điệp khác với Việt Nam, nhưng có thể điều này lại có thể gây ra ‘phản tác dụng’ về mặt chính sách, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói:
“Bên cạnh đó, thì cũng có thể họ muốn gửi một thông điệp tới Việt Nam là họ muốn Việt Nam nhận thấy tầm quan trọng của quan hệ với Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh và thời gian qua có sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và Việt Nam, hay là có động thái là Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam về mặt chiến lược để gây sức ép lên Trung Quốc.
“Tôi cho rằng đây cũng có thể là động cơ khiến Trung Quốc tiến hành các hoạt động lần này, tuy nhiên nếu như hành động của Trung Quốc nhằm gây sức ép với Việt Nam để cho Việt Nam không dám tăng cường với Mỹ, thì tôi tin rằng Trung Quốc sẽ sai lầm.
“Tại vì Trung Quốc càng ép Việt Nam trên Biển Đông thì Việt Nam càng có lý do để tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ để mà cân bằng lại sức ép đó từ phía Trung Quốc. Cho nên tôi cho rằng hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển, nếu như để ép Việt Nam trong quan hệ Việt – Mỹ thì sẽ phản tác dụng.
“Nó giống như là tác dụng của sự cố khủng hoảng Giàn khoan năm 2014. Sau sự cố đó Việt Nam cũng có lý do để tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ nhiều hơn và lần này tôi nghĩ cũng sẽ là như vậy.”
‘Đẩy Việt Nam ra xa’
Từ một góc nhìn khác, hôm 15/8 từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, chủ tịch Think Tank Việt và thành viên nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS, Anh quốc) nêu quan điểm của mình:
Nói chính xác hơn, thì hành xử vô lối của Trung Quốc đang làm Việt Nam xa Trung Quốc nhiều hơnTiến sỹ Hà Hoàng Hợp
Tàu Hải Dương 8 trở lại, Việt Nam phải làm gì?
Tàu Hải Dương 8 quay trở lại Bãi Tư Chính
Thương chiến Mỹ – Trung, đối đầu Biển Đông và thách thức với TQ
“Nói chính xác hơn, thì hành xử vô lối của Trung Quốc đang làm Việt Nam xa Trung Quốc nhiều hơn. Năm 2014, Trung Quốc đã làm mất niềm tin chiến lược đối với Việt Nam.
“Từ đó đến vụ bãi Tư Chính năm nay, mọi nỗ lực để làm cho “canh ngọt” trở lại, nước trà “ngon, đậm trở lại”", đều đã gần như vô ích! Hành xử của Trung Quốc như lúc này, làm cho Việt Nam nhận thức rõ hơn, tích cực hơn về việc Mỹ, trong khi bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực này, thì cũng hợp tác và ủng hộ Việt Nam nhiều hơn, khi mà lợi ích của Mỹ và của Việt Nam có các phần chung.
“Việt Nam luôn chủ động, đúng như người ta vẫn nói, thì đương nhiên, không ai “đẩy” Việt Nam gần lại với Mỹ.
“Nhân đây, tôi cũng muốn nói đến Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc công bố ngày 24/7/2019, trong đó coi Biển Đông là bộ phận lãnh thổ “không thể bị tách rời” của Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố bảo vệ “chủ quyền” ở Biển Đông bằng mọi giá, thì chắc chắn Trung Quốc đã tính toán đến các hành động không hòa bình.
“Dọa nạt, đe dọa sử dụng vũ lực… là các chỉ dấu màu xám báo hiệu các hành động không hòa bình! Việt Nam đang theo đuổi chính sách thực tiễn (realist), tức là chủ động tránh xung đột, trong khi vẫn giữ được lợi ích quốc gia của Việt Nam.
“Hy vọng rằng sẽ không có bất cứ nước nào dồn Việt Nam vào thế phải áp dụng chính sách thực dụng (realpolitik) để giáng trả đích đáng. Nói như vậy, ngoài lợi ích quốc gia là bất biến, mọi chính sách đều phải thay đổi sao cho lợi ích quốc gia được bảo đảm!”
Cần phải làm gì tiếp?
Nhân dịp này, tại hội luận Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt từ London, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từ Sài Gòn bình luận thêm về điều mà ông gọi là cuộc ‘khủng hoảng’ trên Biển Đông, liên quan quan hệ Trung Quốc và Việt Nam và điều mà Việt Nam cần lưu ý trong xử lý, ông nói:
“Để giải quyết những khủng hoảng như thế này, theo tôi phải đẩy mạnh công tác truyền thông của nhà nước và muốn cho quốc tế ủng hộ Việt Nam, muốn cho các nhà bình luận quốc tế ủng hộ Việt Nam, thì tự trí thức Việt Nam, các nhà nghiên cứu Việt Nam phải được quyền lên tiếng một cách công khai để phản bác lại tất cả luận điểm sai trái của nhà nước Trung Quốc để họ xâm phạm chủ quyền của nhà nước Việt Nam.”
Nước lớn có thể dùng bạo lực, nước nhỏ nên khôn ngoan, nước nhỏ nên dùng luật phápGiáo sư Ngô Vĩnh Long
Cũng từ Sài Gòn, nhà nghiên cứu Biển Đông và luật gia Hoàng Việt nêu quan điểm với Bàn tròn:
“Chính quyền Việt Nam cần phải xem xét lại chính sách đối ngoại, học thuyết đối ngoại của mình trên quan điểm thực tiễn đối với các quốc gia láng giềng của mình, đặc biệt là trong trường hợp này.”
Còn từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long bình luận thêm:
“Theo tôi chính phủ Việt Nam và các cơ quan chính quyền của Việt Nam nên ủng hộ những việc mà Philippines đang làm. Philippines họ làm tốt. Có thể là khác với ông tổng thống Rodrigo Duterte lúc này lúc kia, nhưng họ gác sự thắng lợi của họ trên vấn đề luật pháp sang một bên để xem phía Trung Quốc làm gì.
“Bây giờ Trung Quốc bí quá thì họ bắt Trung Quốc phải nói rõ, phải cho ý kiến. Việt Nam nên ủng hộ họ (Philippines) vấn đề này và Việt Nam cũng nên xin các cơ quan trên thế giới cho ý kiến về vụ mà Trung Quốc đang đưa tàu vào vùng duyên hải của Việt Nam và bãi Tư Chính v.v…
“Bởi vì chúng ta (Việt Nam) cần vận động thế giới. Nước lớn có thể dùng bạo lực, nước nhỏ nên khôn ngoan, nước nhỏ nên dùng luật pháp,” nhà nghiên cứu lịch sử và Trung Quốc học từ Mỹ nói với Bàn tròn thứ Năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49371674

Ô tô Việt qua Trung Quốc phải gắn biển điện tử

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn vừa nhận được báo cáo của ban quản lý (BQL) cửa khẩu Đồng Đăng cho biết BQL khu Báo thuế tổng hợp Bằng Tường của Trung Quốc đã kích hoạt toàn diện hệ thống nhận dạng biển số xe điện tử đối với xe hơi đi qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan ở biên giới Việt – Trung và đi trên đường cao tốc nước này.
Trước đó, Khu Báo thuế tổng hợp Bằng Tường đã gửi văn bản đến Ban quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng ở tỉnh Lạng Sơn, yêu cầu phải dán cố định biển số điện tử của Trung Quốc lên kính xe hơi Việt Nam khi đi qua cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và đi trên đường cao tốc nước này.
Đáng chú ý, các chủ phương tiện không được gỡ những biển số điện tử này ra thậm chí khi về lại lãnh thổ Việt Nam.
BQL Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng sau đó đã gửi báo cáo đến UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết tình hình như trên.
Theo Phó trưởng BQL Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, việc dán biển số điện tử nhằm nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa 2 nước. Hệ thống biển số tự động đã được xây dựng tại cổng kiểm soát số 1 ở Việt Nam và cổng kiểm soát số 2 ở Trung Quốc vào cuối tháng 6 vừa qua.
Hiện hệ thống nhận dạng biển số xe điện tử chỉ có ở cửa khẩu Hữu Nghị Quan ở Đồng Đăng – Lạng Sơn, những cửa khẩu khác vẫn áp dụng hình thức cũ để thông xe.
Theo báo cáo của BQL cửa khẩu Đồng Đăng, khu báo thuế Bằng Tường khuyến nghị tài xế không tùy ý tháo gỡ biển số điện tử đã được gắn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnamese-cars-traveling-to-china-must-have-electronic-signs-08162019092645.html

Tiền Trung Cộng

đang được giao dịch phổ biến ở Đà Nẵng

Tin Vietnam.- Báo Tiền phong ngày 15 tháng 8 năm 2019 loan tin, nhiều người hành nghề buôn bán ở Đà Nẵng tự do giao dịch với khách hàng bằng đồng nhân dân tệ của Trung Cộng công khai, bất chấp quy định của luật pháp.
Không chỉ giao dịch bằng đồng nhân dân tệ, mà những tiểu thương còn coi trọng khách Trung Cộng hơn khách Việt. Theo phóng viên báo Tiền phong, một chủ quán nước ở cạnh công viên Biển Đông, thuộc quận Sơn Trà, Đà Nẵng khi vừa thấy đoàn khách Trung Cộng sắp vào quán mình thì liền lớn tiếng yêu cầu các khách Việt lùi bàn ghế gọn vào để họ đón khách mới. Nhân viên trong quán còn lớn tiếng quát phụ huynh không được để con mình chạy nhảy trong quán vì sợ làm vướng chân khách. Chủ quán giải thích rằng, chỉ có khách Trung Cộng mới giúp bà ta đổi được vàng, tức là kiếm được nhiều tiền. Và việc thanh toán tiền nước được thực hiện bằng nhân dân tệ chứ không phải tiền Việt.
Trước tình trạng nhiều tiểu thương Đà Nẵng giao dịch với người Trung Cộng bằng đồng nhân dân tệ, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó giám đốc sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, luật pháp của nhà cầm quyền chưa cho phép du khách dùng ngoại tệ để giao dịch mua bán ở Việt Nam. Và thẩm quyền giải quyết của sự việc trên là Ngân hàng nhà nước.
Ông Võ Minh, Giám đốc ngân hành Nhà nước cộng sản Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng cho biết, việc người dân giao dịch bằng nhân dân tệ ở Đà Nẵng chưa được cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt. Nhưng ngân hàng đã giải quyết một vài trường hợp vi phạm khi nhận thanh toán bằng đồng Mỹ kim.
Được biết, không chỉ Đà Nẵng, mà thành phố Nha Trang cũng là nơi xảy ra việc người dân và người Trung Cộng sử dụng đồng nhân dân tệ để thanh toán rất phổ biến. Nhiều người biết, báo giới cũng phản ánh, nhưng chỉ có cơ quan chức năng cộng sản Việt Nam là không biết.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/tien-trung-cong-dang-duoc-giao-dich-pho-bien-o-da-nang/

Du khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm

trong 7 tháng đầu năm 2019

Tổng Cục du lịch Việt Nam vừa báo cáo, sau một giai đoạn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng đột phá thì 7 tháng đầu năm 2019 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có dấu hiệu giảm mạnh.
Trước sự sụt giảm đáng kể của lượng khách quốc tế đến Việt Nam, Tổng cục Du lịch đã “triệu tập” các tỉnh thành đến Đà Nẵng để bàn giải pháp nhằm thu hút du khách quốc tế trở lại Việt Nam.
Theo Tổng cục Du lịch, từ đầu năm đến nay du lịch Việt Nam đón gần 10 triệu lượt khách, tăng 8% so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng chung bị chậm lại do lượng du khách Trung Quốc giảm 2,8% so với năm 2018. Nguyên nhân được cho là vì kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác có chính sách nới lỏng đối với lượng khách Trung Quốc nên lượng khách có xu hướng chuyển hướng đến các điểm gần các quốc gia này.
Do đó, Tổng cục Du lịch đề nghị các địa phương đưa ra giải pháp tăng cường thu hút khách quốc tế đến Việt Nam và cần tập trung khai thác du lịch từ các nhóm thị trường trọng điểm như Trung Quốc, các thị trường lớn ở Đông Nam Á. Mỹ, Nga, Úc và Tây Âu…
Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại hội thảo cho biết kế hoạch năm 2019 Việt Nam sẽ đón 17-18 triệu khách quốc tế, 7 tháng đầu năm đã đón khoảng gần 10 triệu du khách nên 5 tháng còn lại mỗi tháng phải đón 1,5 triệu du khách mới có khả năng đạt kế hoạch cả năm.
Ngoài ra, ông Thiện nói, qua phân tích thị trường cho thấy thị trường du khách đến Việt Nam chủ yếu lớn nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhật Bản vẫn tăng tốt nhất nhưng đối với thị trường du khách Hàn Quốc tăng đến 22% và lượng khách này gần bằng khách Trung Quốc. Vì vậy cần phải duy trì mức tăng trưởng hiện nay đối với lượng khách Hàn Quốc.
Ông Thiện thừa nhận, du khách Trung Quốc đến Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 30%, nay giảm 2,8% do đó nếu tiếp tục giảm thì rất khó để lấy thị trường nào bù lại được.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-visitors-to-vietnam-decrease-by-first-seven-months-08162019100204.html

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời

về ‘công an bảo kê tín dụng đen’

Trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết cho đến nay, chưa phát hiện trường hợp bảo kê tội phạm tín dụng đen nào trong lực lượng công an, và khẳng định “không có vùng cấm nào” và “sẽ xử lý nghiêm” nếu phát hiện.
Đại tướng Công an Việt Nam thừa nhận tín dụng đen đang là vấn đề “bức xúc” của toàn xã hội, và Bộ Công an đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục và đang triển khai thực hiện.
“Các đại biểu cũng đặt vấn đề có hay không việc bảo kê của lực lượng chức năng cho đối tượng tín dụng đen này. Xin thưa, qua điều tra cho tới nay, chưa phát hiện trường hợp nào bao che, bảo kê tội phạm tín dụng đen của các lực lượng, kể cả lực lượng công an”, báo Dân Trí dẫn lời Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Theo ông Tô Lâm, việc xử lý tội phạm tín dụng đen hiện nay còn nhiều khó khăn do tội phạm lách luật và những lỗ hổng trong hệ thống pháp lý.
Bộ trưởng Công an đặc biệt cảnh báo về nguy cơ bùng phát tín dụng đen trên mạng internet, là loại hình tín dụng đen biến tướng thường được gọi là “vay ngang hàng”, sử dụng hoàn toàn không gian mạng và cả tiền thật lẫn tiền ảo trong giao dịch. Loại tội phạm này, theo ông Tô Lâm, đang có chiều hướng gia tăng và rất khó kiểm soát.
Ông cho biết chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm nay đã có 436 vụ bị khởi tố với 766 bị can liên quan đến tội danh tín dụng đen, bảo kê, đòi nợ thuê, trong đó có 214 vụ khởi tố với 974 bị can cho vay nặng lãi trong quan hệ dân sự.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-to-lam-tra-loi-ve-cong-an-bao-ke-tin-dung-den/5043639.html

Thu-Chi trong đầu tư công tại Việt Nam

còn nhiều bất cập

Nhiều đề xuất không khả thi
Vào ngày 15 tháng 8 công ty thoát nước Hà Nội đề xuất thành phố Hà Nội chi 150 tỷ đồng để bơm nước từ sông Hồng làm sạch Hồ Tây và sông Tô Lịch. Trả lời trên báo, tiến sĩ Trần Hồng Côn cho rằng “Giải pháp đó như một trò chơi”, ông khẳng định không ủng hộ giải pháp của công ty thoát nước Hà Nội vì chỉ tốn tiền thuế của dân.
Trước đó vào tháng 3/2019 Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng đã kiến nghị Thủ tướng xem xét nguồn vốn để cải tạo cầu Đuống tại Hà Nội nhằm tháo gỡ nút thắt trên tuyến vận tải đường thủy từ Quảng ninh đến Việt Trì với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.700 tỷ đồng.
Còn ở TPHCM, Sở Giao thông Vận tải đề xuất chi hơn 250 tỷ đồng để xây dựng 34 trạm thu phí xe hơi ra vào trung tâm thành phố, việc này được cho giúp giảm tình trạng kẹt xe và hai năm thu hồi vốn nhưng cuối cùng phương án này đang tạm dừng…
Dư luận xã hội cho rằng, việc các đơn vị đề xuất chi quá nhiều tiền ngân sách cho các dự án mà phần đông các đề xuất khi đưa ra chưa được thẩm định kỹ càng tính hiệu quả, chỉ làm cho thất thoát và nợ xấu tăng.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cựu thành viên ban cố vấn kinh tế cao cấp của cố thủ tướng Phan Văn Khải và cũng là nguyên chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho biết; hiện nay Chính phủ Việt Nam đang huy động từ nhiều cách khác nhau, một phần do vốn đầu tư (sắp đến thời hạn cuối cùng giải ngân năm 2020) còn dư nên người ta (các bộ, ngành, địa phương-pv) muốn làm để sử dụng nốt phần vốn còn lại. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết chính phủ huy động thêm từ xã hội bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc vay tiền từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên:
“Tôi thật sự cũng rất là băn khoăn vì các dự án đầu tư công vẫn tiếp tục dàn trải ghê quá, ham làm quá nhiều dự án, không có trọng tâm trọng điểm và không thật sự chú trọng đến tính hiệu quả kinh tế của các dự án, để lấy đó làm tiêu chí để đánh giá các dư án nào cần làm ngay, dự án nào chưa cần làm…có thể gác lại hoặc không cần nhà nước làm mà để cho các tổ chức đứng ra làm. Vấn đề đầu tư công của Việt Nam vẫn tiếp tục là một vấn đề lớn mặc dù trong ba lĩnh vực tái cơ cấu kinh tế đề ra cách đây gần 10 năm nhưng thật sự cũng chưa cải thiện được bao nhiêu, cũng có một thời gian giảm tiến độ đi nhưng sau đó lại bùng lên, cả những dự án sau này tưởng tương đối nhỏ hoặc đơn giản nhưng cũng đều là dự án ngàn tỷ hết.”
Đồng thời bà Phạm Chi Lan cho biết, điều này gây ra lãng phí rất lớn cho xã hội. Bây giờ nhà nước có thể vay mà đã vay thì trở thành gánh nợ trong tương lai nên nó vẫn là vấn đề rất lớn cho Việt Nam.
Còn theo tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu chuyên gia tài chính ngân hàng cho hay; đây là bài toán rất lớn cho Chính phủ Việt Nam trong khi nhu cầu về các đầu tư công rất nhiều như; đường sắt cao tốc Bắc Nam… nhiều dự án lên tới hàng chục tỷ USD trong khi ngân sách quốc gia hạn chế.
“Vấn đề là làm sao cân đối được nguồn (tiền-PV) ngân sách để có thể đáp ứng nhu cầu lớn cho cả các đầu tư như thế. Tôi chắc chắn Bộ Tài chính cùng các bộ ngành đang ráo riết đưa ra giải pháp. Hiện tại chúng ta thấy phần chi rõ hơn là thu và trong thời gian tới nếu phần thu không được cân đối được với chi thì nhiều dự án cũng chỉ nằm trên giấy mà thôi và tôi hy vọng chuyện đó sẽ không xảy ra.”
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cho thấy nợ công của Việt Nam đang ở mức hơn 3.2 triệu tỷ đồng và thời hạn phải giải ngân là vào năm 2020-2021.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc ở Hải Phòng hôm 19/6 đã lên tiếng kêu gọi người dân Hải Phòng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh “đồng cam cộng khổ” cùng chính phủ trả nợ công.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành chuyên gia kinh tế, hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) từng cho biết tại buổi công bố nợ công 2019 và được RFA trích lại hôm 21/6/2019 khẳng định, “Nếu lạm dụng việc vay nợ và sử dụng thiếu thận trọng nguồn tài chính này thì các khoản nợ sẽ thành một gánh nặng cho tương lai, nền kinh tế bị đe dọa.”
Cần chọn lọc đầu tư
Nhiều chuyên gia cho rằng với tỷ lệ nợ công được xem cao nhất trong khu vực thì các dự án đề xuất lên tới nhiều tỷ đồng như vừa nêu, có phù hợp trong thời điểm hiện nay hay không.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định:
“Tôi cho rằng thật sự cần phải chọn lọc, những dự án nào hết sức thiết yếu mới bắt đầu làm bởi vì riêng lĩnh vực hạ tầng thôi cũng thấy rằng ngành giao thông cùng lúc đưa ra nào là đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc rồi nào là sân bay Long Thành, rồi Tân Sơn Nhất nâng cấp… thì nó quá nhiều cùng một lúc thì làm sao làm nổi, chỉ riêng ngân sách mà ngành Giao thông đòi hỏi là nó đã lớn kinh khủng hơn so với các ngành khác rồi, mà làm cùng lúc như vậy thì việc quản trị của Bộ Giao thông và ngành giao thông tôi không tin có thể làm được tốt. Ngay cả tính toán bài toán chắc chắn không đầy đủ, không thật sự thuyết phục được xã hội.”
Còn theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, trong các đầu tư công cũng có nhiều dự án cần thiết nhưng còn một số đầu tư thiết yếu hơn.
“Chẳng hạn như đường xe lửa cao tốc Bắc Nam thì theo quan điểm của tôi các dự án như thế rất là tốn phí và dự án đó có thể lùi lại ở thời điểm mà ngân sách quốc gia rủng rỉnh hơn, cân bằng hơn. Còn đối với thời điểm này mà chúng ta chi tới 50 tỷ USD cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trong khi đường bộ chúng ta cần phải cải thiện, đường hàng không thì đang hạn chế, giao thông ách tắc trong những thành phố. Trong nhiều dự án có thể phải dời lại trong tương lai để nhường cho những dự án ưu tiên hơn.”
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, hiện nay việc ưu tiên nhất mà ông cho là vấn đề an sinh xã hội, đầu tư vào các cơ sở bệnh viện, trường học và y tế và thứ hai là môi trường. Tất cả mọi dự án về môi trường không thể trì hoãn được nữa còn những dự án mở rộng sân bay… thì những dự án đó hoàn toàn có thể dời lại.
Còn đối với bà Phạm Chí Lan, vấn đề an sinh xã hội trong những năm gần đây nhà nước Việt Nam cũng có quan tâm như bảo hiểm ý tế cho những người diện khó khăn, tuy nhiên:
“Những chương trình giảm nghèo của VN cần được thúc đẩy tiếp để làm tốt hơn trong thời gian tới. Bởi vì chuẩn nghèo sẽ thay đổi thường xuyên nhưng ở VN thì còn rất nhiều và đặc biệt diện cận nghèo có nghĩa là bất cứ chấn động nào xảy ra có thể đẩy họ trở lại nghèo thì khả năng còn rất cao nên vấn đề an sinh là một chuyện lớn cần phải lo.”
Bà Phạm Chi Lan còn khẳng định, trong các quyết định đầu tư chắc chắn phải được xem xét tất cả dự án một cách khách quan để có tiêu chí ưu tiên cho nó tốt hơn nhưng hiện nay chính phủ Việt Nam lại thực hiện theo cách ưu tiên quá nhiều.
“…khi đưa ra thì toàn những ngành nào có vị thế nhất định thì dành được nhiều vốn hơn cho mình, trong khi những ngành những vùng nhất định có khó khăn thì lại không được đầu tư. Cho nên phải có cơ chế xem xét công khai minh bạch hơn. Có ý kiến người dân khắp nơi, chuyên gia nhiều lĩnh vực khác nhau, bài toán đưa ra một cách đầy đủ hơn thì giúp cho những người quyết định ngân sách có cái nhìn đầy đủ hơn.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/public-investment-in-vietnam-faces-many-challenges-08152019153249.html

Facebook thắt chặt truy cập

nhiều nội dung ở Việt Nam

Facebook đang siết chặt quyền truy cập vào nhiều nội dung tại Việt Nam, một quan chức chính phủ cho biết hôm thứ Năm 15/8, theo Reuters.
Mặc dù có nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu và xã hội cởi mở hơn, Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn tiếp tục kiểm duyệt chặt truyền thông và không nương tay với các nội dung mang tính chỉ trích, bài báo trên Reuters hôm 16/8 bình luận.
Facebook hiện đáp ứng 70-75% các yêu cầu của chính phủ Việt Nam, so với khoảng 30% trước đây, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết tại một cuộc họp quốc hội tại Hà Nội.
Ông Hùng đề cập đến việc chính phủ yêu cầu Facebook hạn chế người dùng truy cập vào một số nội dung nhất định, có nghĩa một nội dung đăng trên một website không thể xem được ở một số quốc gia là do chúng ‘vi phạm luật pháp địa phương’.
VN: Quanh than phiền về lối viết báo ‘theo chỉ đạo’
Mạng ‘Facebook Việt’ GAPO sẽ chết yểu?
TQ khóa tài khoản WeChat của phóng viên BBC
Hồi tháng Năm, Facebook cho biết rằng họ đã tăng số lượng nội dung bị hạn chế truy cập tại Việt Nam hơn 500% trong nửa cuối năm 2018.
Facebook không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.
Việt Nam đã thắt chặt các quy định về internet trong vài năm qua, đỉnh điểm là luật an ninh mạng có hiệu lực vào tháng Một; đồng thời yêu cầu các công ty như Facebook mở văn phòng và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.
Hà Nội từng cáo buộc Facebook vi phạm luật pháp địa phương khi cho phép các bình luận mang tính ‘lật đổ’ được đăng tải trên Facebook.
YouTube của Google hiện đáp ứng 80% -85% yêu cầu của chính phủ Việt Nam, tăng từ 60% một năm trước đó, ông Hùng nói trong cuộc họp.
Ông Hùng cũng nói rằng Việt Nam đã xây dựng một trung tâm giám sát nội dung các trang web tin tức và các trang mạng xã hội, có thể sàng lọc hàng triệu dữ liệu để xếp vào các hạng mục như ‘tích cực’ hoặc ‘tiêu cực’.
“Tỷ lệ thông tin ‘tiêu cực’ trước đây là 30%, nhưng sau khi chúng tôi hành động thì tỷ lệ này về cơ bản đã được giảm xuống dưới 10%,” ông Hùng cho hay.
Trong một diễn biến khác, Bộ thông tin và Truyền thông đã yêu cầu Facebook tiết lộ danh tính của người dùng, ban đầu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, theo truyền thông Việt Nam.
Chỉ các tài khoản được xác thực mới được phép phát video trực tiếp trên Facebook, theo VnExpress.
Gần 10% trong số 128 tù nhân bất đồng chính kiến hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam là do đã đăng bình luận chống nhà nước trên mạng xã hội như Facebook, một báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết hồi tháng Năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49366792

Nhà báo bị kỷ luật vì chỉ tríchdự án

đường sắt Cát Linh-Hà Đông trên Facebook

Tin từ Hà Nội, ngày 16/8/2019: Theo thông tin trên mạng xã hội, nhà báo Trần Thanh Tường, trưởng ban kinh tế-xã hội của báo Đại Đoàn Kết, đã bị kỷ luật vì viết bài chỉ trích dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông trên trang Facebook cá nhân của mình.
Theo đó, vào tháng 3 vừa qua, ông Tường viết bài về dự án nói trên do nhà thầu Trung Cộng thực hiện, rằng nó bị kéo dài trong 16 năm, nhiều nhà cửa bị giải toả, cây lâu năm bị chặt, giao thông bị ùn tắc, và chi phí bị đội lên từ 8,770 tỷ lên 18,000 tỷ đồng.
Sau khi ông Tường đăng tải bài viết trên, ông chỉ bị Cục Phát Thanh Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử của Bộ Thông Tin và Truyền Thông nhắc nhở miệng. Tuy nhiên, tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Hồng Thanh Quang, nguyên là đại tá công an và phó tổng biên tập báo Công An Nhân Dân, gửi văn bản thúc ép Hội Nhà báo Việt Nam kỷ luật ông Cường.Ông Quang cũng tổ chức họp chi bộ đảng của báo để kỷ luật ông Tường với mức khiển trách, cho dù các đảng viên trong chi bộ không mặn mà với việc kỷ luật.
Ông Tường đã gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan cấp trên về sự tuỳ tiện của ông Quang trong việc cố tình kỷ luật mình, cho dù những gì ông viết về dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông hoàn toàn đúng.
Dự án hạ tầng trên là một trong 12 dự án có liên quan đến nhà thầu/nhà đầu tư Trung Cộng. Chúng đều bị đội vốn, thua lỗ hoặc trì trệ hay gây ô nhiễm môi trường, theo nhà báo Đoàn Bảo Châu. Những dự án tai tiếng khác là dự án khai thác bauxite ở Cao nguyên Trung Phần, nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa ở Hà Tĩnh, Nhà máy phân đạm Hà Bắc ở Bắc Giang, hai nhà máy DAP Hải Phòng và Lào Cai, Nhà máy thép Việt – Trung ở Lào Cai, Nhà máy thép Thái Nguyên, Nhà máy sơ sợi Đình Vũ ở Hải Phòng và Nhà máy giấy Hậu Giang.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nha-bao-bi-ky-luat-vi-chi-trich-du-an-duong-sat-cat-linh-ha-dong-tren-facebook/

44 xã ở Phú Thọ hết dịch tả lợn châu Phi

Phú Thọ có 44 xã công bố hết dịch tả lợn châu Phi, do sau 30 ngày công bố hết dịch, đã không có thêm heo nhiễm bệnh dịch này.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 16/8/2019.
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phú Thọ, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 130 xã, phường, thị trấn thuộc 13 huyện, thành, thị của tỉnh vào ngày 21/6/2019. Đã có hơn 37 nghìn con heo nhiễm bệnh bị thiêu hủy.
Sở NN&PTNT Phú Thọ cho biết, nhờ công tác tuyên truyền, xử lý dịch bệnh và nhận thức của người chăn nuôi về phòng, chống dịch bệnh, nên dịch tả lợn châu Phi ở tỉnh Phú Thọ hiện có chiều hướng giảm. Tính đến hết ngày 15/8, đã có 44 xã ở Phú Thọ không phát sinh thêm dịch tả lợn châu Phi sau 30 ngày công bố hết dịch.
Tin cho biết hiện các địa phương công bố hết dịch vẫn tiếp tục vệ sinh, tiêu độc khử trùng, theo dõi và quản lý chặt chẽ đàn lợn, để tránh phát sinh ổ dịch bệnh mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hôm 11/7, tại Hội nghị triển khai các giải pháp tổng hợp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi cho biết, hơn 3,3 triệu con heo/lợn tại Việt Nam phải tiêu hủy vì bị dịch tả lợn châu Phi. Số địa phương báo cáo có dịch là 62/63 tỉnh thành; hiện chỉ còn tỉnh Ninh Thuận chưa có trường hợp nhiễm tả lợn Châu Phi, nhưng diễn biến của dịch bệnh nguy hiểm này được đánh giá vẫn chưa dừng lại.
Theo các nhà khoa học, bệnh dịch tả lợn Châu Phi không lây lan sang người, không có mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhưng heo mắc bệnh dịch tả Châu Phi có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn… Những bệnh bệnh này có thể gây nguy hiểm cho con người, vì gây ra rối loạn tiêu hóa, khi người ăn phải thịt heo bệnh chưa được nấu chín.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/phu-tho-44-communes-announce-end-of-the-african-swine-flu-08162019084504.html

Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp Hà Nội nhảy lầu tự vẫn

Tin từ Hà Nội, ngày 16/8/2019: Theo báo Tuổi Trẻ, ông Phạm Văn Khương, phó giám đốc Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn của thủ đô Hà Nội đã nhảy lầu tự vẫn từ tầng 27 của chung cư Vinaconex ở quận Cầu Giấy.
Theo hình ảnh ghi lại từ camera, khoảng 16 giờ 50 ngày 15/8, ông Khương đi thang máy về nhà thay quần áo, sau đó ông lên tầng 27 của tòa nhà và nhảy xuống sảnh tầng 1. Ông ta được đưa đi cấp cứu ở Quân y viện 108 nhưng không qua khỏi.
Công an quận Cầu Giấy nhận được thông tin đã đến hiện trường điều tra vụ việc.
Ông Khương, 56 tuổi, từng có thời gian làm phó giám đốc sở kế hoạch và đầu tư, được điều động sang vị trí hiện nay từ tháng 5-2018.
Gia đình ông này cho biết ngày 15-8, trước thời điểm xảy ra sự việc, ông ta vẫn đi làm bình thường và không có biểu hiện gì khác lạ. Ông này không để lại thư tay hay giấy tờ gì đề cập đến cái chết của mình.
Ông Khương được bổ nhiệm thay Phan Minh Nguyệt, người cùng 5 bị can khác bị kết tội “Tham ô tài sản, Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với mức án tử hình.
Dường như ông Khương chưa bị dính vào vụ bê bối nào kể từ khi được điều chuyển sang vị trí hiện nay từ năm trước.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/pho-giam-doc-so-nong-nghiep-ha-noi-nhay-lau-tu-van/

Chuyên gia Nhật trả lời Sở Tài Nguyên Môi Trường

tại Sài Gòn chê công nghệ làm sạch sông Tô Lịch

Tin Vietnam.-  Báo Vietnamnet ngày 16 tháng 8 năm 2019 loan tin, dù không biết gì về công nghệ Nano- Bioreactor làm sạch nguồn nước ô nhiễm của Nhật, nhưng phía sở Tài Nguyên Và Môi Trường tại Sài Gòn đã lên tiếng chê khiến chuyên gia Nhật phải lên tiếng phản đối, cho rằng sở này đã hiểu sai về công nghệ của họ.
Theo đó, sở Tài Nguyên và Môi Trường cho rằng, khả năng cung cấp oxy vô tận của công nghệ Nano- Bioreactor của Nhật đang áp dụng tại sông Tô Lịch ở Hà Nội là không thể. Vì các máy tạo khí cần cung cấp điện, nếu ngưng thì máy không thể hoạt động.
Trước ý kiến trên, chuyên gia Nhật cho biết, công nghệ Nano- Bioreactor cần 2 nguồn tạo ra oxy vô tận, trong đó có nguồn là những tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor là không cần dùng điện. Phía Nhật cũng đã lấy thí dụ về công nghệ của mình đã được thực hiện tại hồ Hạnh Phúc, ở Hải Phòng được áp dụng từ tháng 5 năm 2017 đến nay vẫn hoạt động tốt, hàm lượng oxy hòa tan trong nước vẫn được duy trì, không bị tái ô nhiễm.
Vấn đề thứ hai mà phía sở Tài nguyên và môi trường chê là công nghệ không thể kích hoạt đủ số lượng vi sinh vật, mà phải có sự kết hợp của các loại thực vật mới hiệu quả. Đáp trả lại, chuyên gia Nhật giải thích rằng, công nghệ Bioreactor là giá thể để kích hoạt vi sinh vật yếm khí, nên lượng vi sinh vật có hại giảm, số lượng vi sinh vật có lợi tăng hàng chục ngàn lần. Đây cũng là kết quả phân tích số liệu khoa học do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ cộng sản Việt Nam đã đưa ra, sau khi nghiên cứu công nghệ của Nhật đang áp dụng tại hồ Hùng Thắng, ở tỉnh Quảng Ninh.
Chuyên gia Nhật cho rằng trong báo cáo của sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đưa ra có rất nhiều điểm sai khi nhận xét về công nghệ Nano- Bioreactor của Nhật đang áp dụng làm sạch sông Tô Lịch thành công.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/chuyen-gia-nhat-tra-loi-so-tai-nguyen-moi-truong-tai-sai-gon-che-cong-nghe-lam-sach-song-to-lich/

Máy bay Mỹ Boeing 787-10 Dreamliner

về đến Việt Nam

Chiếc máy bay Boeing 787-10 Dreamliner đầu tiên do Việt Nam thuê của Hoa Kỳ sẽ về đến Hà Nội tối ngày 16/8, hãng Boeing Airlines thông báo trên Twitter vào ngày 15/8, ngay sau khi chiếc máy bay này cất cánh từ nhà máy Boeing ở bang South Carolina.
TTXVN trích lời Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tối 16/8, máy bay lớn nhất Việt Nam – chiếc Boeing 787-10 Dreamliner của Vietnam Airlines — sẽ hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, gia nhập đội máy bay thân rộng hiện đại của hãng hàng không quốc gia.
Vietnam Airlines cho biết đang triển khai đúng tiến độ hợp đồng thuê mua 8 chiếc Boeing 787 -10 và đây là chiếc đầu tiên trong hợp đồng thuê với công ty Air Lease Corporation (ALC) có trụ sở ở Los Angeles.
Ông Steven F. Udvar-Házy, Chủ tịch điều hành của ALC, cho biết trong một tuyên bố hôm 15/8: “Chiếc đầu tiên trong số 8 chiếc 787-10 của ALC sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cấp đội tàu bay thân rộng của Vietnam Airlines với công nghệ mới nhất. ALC đánh giá cao vai trò cố vấn lâu dài của mình khi lên kế hoạch phát triển và thay thế đội bay cho Vietnam Airlines.”
Boeing 787-10 là phiên bản lớn nhất của dòng máy bay thân rộng, hai lối đi, 24 ghế hạng Thương gia và 343 ghế hạng Phổ thông, hai động cơ nổi tiếng Boeing 787 Dreamliner.
Trang IFN nói rằng với việc tiếp nhận chiếc máy bay này, Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không thứ bảy trên thế giới sử dụng Boeing 787-10 Dreamliner.
Truyền thông trong nước cho biết Vietnam Airlines cũng vừa ký kết mở rộng hợp tác liên danh hai chiều Việt – Mỹ với hãng hàng không Hoa Kỳ Delta Air Lines.
VNExpress loan tin dự kiến đến tháng 10, sau khi hệ thống của Vietnam Airlines được đánh giá đạt tiêu chuẩn để hoạt động, Delta Air Lines sẽ bán vé các chuyến bay do Vietnam Airlines khai thác chặng Hà Nội – Tokyo để phục vụ hành khách có nhu cầu nối chuyến đến Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/may-bay-my-boeing-787-10-dreamliner-ve-den-vn/5044904.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.