Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Tức và Bình luận

Friday, June 7, 2019 // ,
TinHoaThinhDon

51 năm sau, đứa trẻ mồ côi thành tướng…

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Trân Văn * *Theo blog* VOA [image: Đại tá Hải quân Nguyễn Từ Huấn được gắn huy hiệu trong một sự kiện ở thủ đô Washington, ngày 8 tháng 1, 2018.] Đại tá Hải quân Nguyễn Từ Huấn được gắn huy hiệu trong một sự kiện ở thủ đô Washington, ngày 8 tháng 1, 2018. Một số người Việt đang chia sẻ tin Đại tá Nguyễn Từ Huấn của Hải quân Mỹ vừa trở thành Phó Đề đốc (Rear Admiral lower half – RDML) trên mạng xã hội. Một số người khác thì bán tín, bán nghi vì chưa thấy thông tin này trên hệ thống truyền thông Mỹ. Ngày 6 tháng 6, trang facebook dành cho thân hữu và gia đình của Hội Quân nhân Mỹ... more »

Chuyến 'thăm' châu Âu của ông Phúc nhận được gì?

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Phạm Chí Dũng * *Theo blog* VOA [image: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg tại cuộc họp báo. Photo Báo Quốc tế/VGP News.] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg tại cuộc họp báo. Photo Báo Quốc tế/VGP News. Cho tới những ngày đầu tháng 6 năm 2019, số phận của EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam) vẫn còn nguyên giá trị đánh đố dành cho những kẻ đánh võng mà không có lấy một chút thực tâm cải thiện nhân quyền. ‘Sẽ ký trong những tuần tới’? Từ sau chuyến thăm 3 nước châu Âu là Nga, Na Uy và Thụy Điển của Thủ tướng Phúc v... more »

Việt Nam trúng cử vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Theo *VOA [image: Các thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ trong một buổi họp của Hội đồng. Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào vị trí ủy viên không thường trực của HĐBA.] Các thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ trong một buổi họp của Hội đồng. Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào vị trí ủy viên không thường trực của HĐBA. Việt Nam vừa đắc cử vào vị trí ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sau phiên bỏ phiếu ngày 7/6, với tỷ lệ bầu chọn 192/193. Viết trên trang Twitter ngay sau khi có kết quả bỏ phiếu, Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình ... more »

Cướp tàu cá Việt Nam là cách Trung Quốc thể hiện quyền lực và sức mạnh đối với Hoàng Sa

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Theo *RFA [image: Ảnh minh họa.] Ảnh minh họa - RFA Ngày 2/6 vừa qua một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Nam khi đang đánh bắt cá ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã bị tàu của Trung Quốc áp sát, tịch thu toàn bộ số mực đánh bắt được lên đến 2 tấn, ước tính thiệt hại là khoảng hơn 250 triệu đồng. Đây là lần thứ 2 trong vòng khoảng 2 tháng qua, tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công, trong khi ngư dân Việt Nam hoàn toàn bất lực. Nói về vụ việc mới nhất này, Thạc Sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam cho biết T... more »

Đề xuất tăng phí một loạt các trạm BOT vào lúc này có hợp lý?

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Diễm Thi * *Theo *RFA [image: Trạm thu phí BOT Cai Lậy dừng thu phí tạm thời từ đầu tháng 12/2017.] Trạm thu phí BOT Cai Lậy dừng thu phí tạm thời từ đầu tháng 12/2017 - nguoilaodong Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề xuất tăng phí 37 dự án BOT với lý do doanh thu sụt giảm. Bộ này đang có văn bản lấy ý kiến bộ, ngành, địa phương trước khi trình Thủ tướng. Đề xuất được đưa ra giữa lúc có nhiều phản đối của người dân cả nước về nhiều trạm thu phí BOT vì cho rằng các trạm này thường đặt sai vị trí hoặc thu phí quá cao. Thông tư 159 của Bộ Tài chính về chế độ thu, nộp, quản lý và... more »

Trung Quốc đầu tư khu công nghiệp tại Hải Phòng để quảng bá Vành Đai Con Đường

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Trung Khang * *Theo *RFA [image: Khu công nghiệp VCEP (Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Park) do Trung Quốc đầu tư năm 2018, nằm ở trung tâm sản xuất phía đông bắc của Hải Phòng và thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thâm Quyến.] Khu công nghiệp VCEP (Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Park) do Trung Quốc đầu tư năm 2018, nằm ở trung tâm sản xuất phía đông bắc của Hải Phòng và thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thâm Quyến - VCEP Khu công nghiệp VCEP (Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Park) do Trung Quốc đầu tư năm 2018, nằm ở trung tâm sản x... more »

Liên Minh Châu Âu yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Ngọc Ánh

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Phương Thảo * *Theo *VNTB *Liên minh châu Âu và các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà hoạt động môi trường này. * Nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh đã bị kết án 6 năm tù vì các bài đăng trên Facebook "chống phá nhà nước". Một "cuộc đàn áp đang diễn ra" đối với giới bất đồng chính kiến! Việt Nam ngày càng gia tăng đàn áp nhân quyền. Liên minh châu Âu và các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà hoạt động môi trường này. *Ông Ánh bị kết tội gì? * Ông Ánh, 39 tuổi, bị kết tội "làm, phổ biến và truyền bá thông tin và tài liệu nhằm phá h... more »

Mỹ đã vỡ 'hy vọng' về dân chủ TQ, còn với Việt Nam thì sao?

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*An Viên * *Theo *VNTB *Và Hà Nội cũng cho thấy hành xử không khác gì với Bắc Kinh. Hà Nội đang chứng minh bản thân họ không chấp nhận bất đồng chính kiến và lạm dụng quyền con người bất cứ khi nào họ phục vụ lợi ích của mình, bởi họ chọn con đường vào ngày định mệnh, ngày cho ra đời luật an ninh mạng và Quy định 102-QĐ/TW.* Núi liền núi, sông liền sông. Ba mươi năm sau Thiên An Môn: đã đến lúc đối mặt với sự thật và tham gia lực lượng 30 năm sau ngày biến cố Thiên An Môn, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn giữ thái độ im lặng mang tính chất hiển nhiên. Trung Quốc, độc tài về tư... more »

Vì sao Nguyễn Thành Phong ‘ngại’ tiếp công dân?

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Trúc Giang * *Theo *VNTB *Bất chấp các văn bản yêu cầu tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ, ông Nguyễn Thành Phong – chủ tịch UBND TP.HCM vẫn từ khước thực hiện trách nhiệm công vụ được quy định ở Luật Tiếp công dân 2013.* *Mặc kệ Thanh tra Chính phủ…* “Công văn 1644 ngày 6-6-2019 của Ban tiếp công dân Trung ương Thanh tra Chính phủ do Trưởng ban Nguyễn Hồng Điệp ký gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP.HCM yêu cầu tiếp xúc, đối thoại, giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của bà con Vườn rau Lộc Hưng. Đây là văn bản thứ 3 của Thanh tra Chính phủ đôn đốc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP.HCM”.... more »

Một hiệp định sỉ nhục

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Tâm Don * *Theo *VNTB *Hiệp định không tên mà ông Thể nêu ra được ký giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngoài điều khoản Việt Nam không có quyền chỉ định thầu, chắc chắn sẽ có nhiều điều khoản khác gây bất lợi cho Việt Nam, chỉ có lợi cho phía Trung Quốc. Nhà lãnh đạo nào của Việt Nam đã ký với Trung Quốc hiệp định không tên mà ông Thể nêu ra, chắc chắn sẽ bị lịch sử phán xét và nguyền rủa.* Hôm qua, mồng 5-6, trả lời chất vấn của quốc hội, ông bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có tiết lộ: "Giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định, theo đó, phía Trung Quốc có quyền chỉ định nhà thầu. ... more »

Chúng ta đã sẵn sàng hay chưa (Phần 2)

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*Thành Đỗ * *Theo *DLB Bài viết hôm nay tiếp theo về chủ đề về "Nếu Trung cộng đột quỵ về kinh tế thì CSVN sẽ sụp đổ như thế nào?". Bài thứ nhất đã được trình làng trên Dân Làm Báo ngày 30/05/2019. Việt Nam, điểm khởi đầu của chiến lược Nhất đới, Nhất lộ. Tình hình Việt Nam những ngày vừa qua, hình như quốc hội nước thiên đường xã hội chủ nghĩa đã bị các sứ quân, lãnh chúa, phe nhóm trong đảng trét lọ vào mặt vì quốc hội này đã không đủ khả năng ra được luật cho 3 đặc khu vào thời điểm đã được các “thế lực thân địch” ấn định trước, vì thế nên 3 đặc khu vẫn tiến hành một cách khô... more »

Đại hội 13 của ĐCSVN: Đổi mới toàn diện để Việt Nam có thể trở thành một nước phát triển vào năm 2030

Unknown at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Vũ Trọng Khải * *Theo *Tiengdan Có nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã nói, đại ý: Không ai có thể tắm 2 lần trên cùng một dòng sông. Điều đó có nghĩa là vạn vật luôn luôn thay đổi theo những qui luật tất yếu khách quan mà ý chí chủ quan của con người cần phải thuận theo; còn đi ngược lại qui luật thì con người sẽ lãnh đủ mọi hậu quả khôn lường. Theo chủ quan, con người luôn nghĩ rằng hoạt động của mình là tạo ra những thay đổi vì mục tiêu tốt đẹp. Nhưng trong thực tế, sự thay đổi luôn diễn ra theo cả 2 chiều hướng: tiêu cực và tích cực. Chỉ những hoạt động phù hợp với qui luật khách ... more »

Hãng Sharp muốn chuyển sản xuất máy tính cá nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Theo *RFA [image: Sharp, gã khổng lồ điện tử Nhật Bản có kế hoạch chuyển sản xuất máy tính từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế xuất sang Mỹ, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một gia tăng. Ảnh minh họa chụp tại Nhật Bản trước đây.] Sharp, gã khổng lồ điện tử Nhật Bản có kế hoạch chuyển sản xuất máy tính từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế xuất sang Mỹ, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một gia tăng. Ảnh minh họa chụp tại Nhật Bản trước đây - AFP Sharp, gã khổng lồ điện tử Nhật Bản có kế hoạch chuyển sản xuất máy tính từ Trung Quốc sang Việt Nam để trán... more »

Bộ giao thông vận tải muốn tăng phí BOT

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Theo *RFA [image: Hình ảnh phản đối của người dân tại các trạm BOT. (Ảnh minh họa)] Hình ảnh phản đối của người dân tại các trạm BOT. (Ảnh minh họa) - RFA Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất tăng phí 37 dự án BOT với lý do doanh thu sụt giảm. Truyền thông trong nước đưa tin hôm 7/6. Theo Bộ GTVT, nếu không tăng phí BOT thì đến năm 2021 sẽ có 9 dự án bị phá vỡ phương án tài chính, do đó bộ này có văn bản lấy ý kiến bộ, ngành, địa phương trước khi trình Thủ tướng. Tờ Tuổi Trẻ dẫn thông tin hầu hết hợp đồng BOT được ký giữa Bộ GTVT và nhà đầu tư tư nhân đều có điều khoản cho điều ch... more »

Tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công, cướp tàu cá Việt Nam

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Theo *RFA [image: Hình minh họa. Ngư dân Nguyễn Tấn Sơn, chủ tàu QNa 90822, cầm tấm lưới bị nhóm người trên tàu lạ cắt phá vào tháng 3.2018] Hình minh họa. Ngư dân Nguyễn Tấn Sơn, chủ tàu QNa 90822, cầm tấm lưới bị nhóm người trên tàu lạ cắt phá vào tháng 3.2018 - baovanhoa.vn Một tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị tàu Trung Quốc tấn công và cướp 2 tấn mực khi đang hoạt động ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa hôm 2/6 vừa qua. Truyền thông trong nước trích lời giới chức biên phòng Quảng Nam cho biết như vậy hôm 7/6. Tàu cá bị tấn công của ngư dân Trần Văn Nhân với 10 thuyền viên đã cập c... more »

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh bị 6 năm tù giam, nhưng vợ tự hào về anh

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Theo *BBC [image: Nguyễn Ngọc Ánh được biết đến là một doanh nhân, kỹ sư nuôi tôm, hay quan tấm đến vấn đề chính trị xã hội] Nguyễn Ngọc Ánh được biết đến là một doanh nhân, kỹ sư nuôi tôm, hay quan tâm đến vấn đề chính trị xã hội - Nguyễn Ngọc Ánh/Facebook *Hôm 6/6, kỹ sư nuôi tôm, nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh, 39 tuổi, bị kết án 6 năm tù giam 5 năm quản chế vì làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền, thông tin tài liệu chống phá Nhà nước theo Điều 117, BLHS, theo báo Thanh Niên.* Trong khi báo trong nước nói rằng ông Ánh thừa nhận đã bịa đặt, vu khống thông tin chống... more »

Thương chiến Mỹ Trung: VN lợi trước mắt chứ không lâu dài

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Theo *BBC [image: Nhà báo Greg Rushford từng viết cho các tạp chí The Wall Street Journal và The Diplomat.] Nhà báo Greg Rushford từng viết cho các tạp chí The Wall Street Journal và The Diplomat. Có ý kiến từ Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam về ngắn hạn "thì ổn" nhưng dài hạn "cũng đáng lo" trong bối cảnh căng thẳng mậu dịch Mỹ -Trung. Trả lời phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt tại London (06/06/2019), nhà báo Mỹ Greg Rushford cũng bình luận về quan điểm của người Mỹ về Trung Quốc và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. *Greg Rushford*: "Các tổ chức quốc tế như GATT, WTO đều được hình thành từ th... more »

Thấy gì qua việc Mỹ giúp Việt Nam đào tạo phi công quân sự?

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Ben Ngô * *Theo *BBC [image: phi công] Hai phi công quân sự Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa đào tạo tại Căn cứ Không quân Columbus - U.S. Embassy in Hanoi *Việc hai phi công Việt Nam vừa tốt nghiệp chương trình đào tạo phi công Hoa Kỳ khiến có người nêu câu hỏi đây có phải là dấu hiệu cho thấy tương giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang nồng ấm lên. * Một nhà quan sát nói việc phi công quân sự Việt Nam được cử đi học ở Mỹ "mang tính giao lưu là chính", trong khi ý kiến khác cho rằng trước bối cảnh quan hệ Việt Nam và Mỹ đang hết sức tốt đẹp, sự kiện này "không phải là việc g... more »

Thủ tướng Việt Nam kêu gọi báo chí đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Theo *RFA [image: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Văn phòng chính phủ trưa 27/2.] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Văn phòng chính phủ trưa 27/2 - Ngọc Thành (ngoisao.net) Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cơ quan và những người làm thông tin đối ngoại cả nước cần đấu tranh ngăn chặn làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá, luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động. Lời kêu gọi này được Thủ tướng Việt Nam đưa ra trong phát biểu tại buổi lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông... more »

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam bị cách chức vì vi phạm luật chống tham nhũng

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Theo *RFA [image: Đại sứ Kim Do Hyon.] Đại sứ Kim Do Hyon - overseas.mofa.go.kr Ông Kim Do-hyun, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam bị cách chức và cấm làm công chức trong 3 năm vì vi phạm luật chống tham nhũng của Nam Hàn. Truyền thông Hàn Quốc loan tin này ngày 7/6. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc vào tháng 3 vừa qua đã tiến hành điều tra những sai phạm của ông Kim khi làm việc tại Đại sứ quán của nước này tại Việt Nam. Đến ngày 24/5/2019, ông Kim bị Ủy ban kỷ luật trung ương Hàn Quốc cách chức do vi phạm đạo luật Kim Young Ran có hiệu lực từ năm 2016 nhằm chống lại nạn tham nhũng trong lĩnh ... more »

D-Day

Ngày này, ba phần tư thế kỷ trước, cuộc đổ bộ lớn nhất trong cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới đã diễn ra ở bờ biển nước Pháp.
“Chúng ta đang ở trong đêm trước của ngày mà mọi người sẽ nói tới rất lâu sau khi chúng ta không còn nữa.”
Trong cuốn phim “The Longest Day”, viên hạm trưởng của một khu trục hạm Hoa Kỳ (do Rod Steiger thủ diễn) đang trên đường đưa bộ binh sang Pháp qua eo biển Anh quốc đã nói với viên đại úy bộ binh như thế. Ông ta chỉ vào màn ảnh radar với hàng ngàn chấm sáng trên màn ảnh radar tại phòng chỉ huy trên tàu. Mỗi chấm là một con tàu trong đoàn tàu vượt eo biển Manche sang đất Pháp.
Viên hạm trưởng trong cuốn phim được dựng theo quyển sách cùng tên của nhà văn Cornelius Ryan không có tên, và câu nói có thể là do ông Cornelius đặt vào miệng nhân vật. Rất có thể ông ta còn sống đến vài chục năm nữa. Nhưng hàng ngàn người đang hiện diện trên các con tàu đó đã không nhìn thấy mặt trời lặn trong ngày hôm sau đó: “Ngày Dài nhất.”
Nhưng đúng như thế, hàng năm, đặc biệt là những năm tròn 5, 10, 15, …, thế giới lại nhắc đến ngày đó, ngày khởi đầu của giai đoạn kết thúc cuộc Thế chiến thứ hai.
Tại Normandy đang diễn ra những hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày 6 tháng 6 năm 1944, với sự có mặt của hàng chục nguyên thủ quốc gia, vài trăm cựu chiến binh còn sống sót và hàng ngàn người trẻ, già ở tại địa phương và từ nhiều nước. Họ đến để vinh danh những người đã hy sinh, để nhớ, và để học về trong những một diễn biến quan trọng nhất của cuộc chiến tranh đã làm thay đổi thế giới trong thế kỷ 20.
Thế Chiến thứ II khai diễn năm 1939. Đến năm 1942, Đức Quốc xã gần như đã nắm chắc chiến thắng trong tay. Cờ chữ Vạn – swastsika, bay khắp Âu châu. Áo và Tiệp Khắc đã bị chiếm trước khi chiến tranh bắt đầu. Ba Lan đã được chia đôi giữa Đức và Nga từ năm 1939. Chưa đầy một năm, các quốc gia Tây Âu bắt đầu rơi rụng như những quả táo thối. Đan Mạch thất trận chỉ trong một ngày. Na Uy, lâu hơn: sáu tuần. Sau đó, vào tháng 5 và tháng 6, chỉ trong hai mươi bảy ngày, đoàn quân blitzkrieg của Hitler đã chiếm xong Hòa Lan, Bỉ, Luxembourg và Pháp, đẩy cả trăm ngàn binh sĩ Anh ra biển ở Dunkirk. Sau khi Pháp rơi vào tay Quốc xã, Âu châu chỉ còn có nước Anh, đơn độc. Nhưng trong khi các tướng lãnh Đức muốn xâm chiếm nước Anh, Hitler chờ đợi, nghĩ rằng người Anh sẽ đầu hàng. Để rồi đến tháng 12, với viện trợ của Hoa Kỳ, Anh bắt đầu hồi sức, chậm nhưng chắc.
Ý tưởng về một cuộc đổ bộ lên bờ biển Pháp không mới. Ngay sau khi những người lính Anh trở về từ Dunkirk, tháng 6 năm 1940, Churchill đã cam kết: “Chúng ta sẽ trở lại.”
Bức tường Đại Tây Dương
Mùa Thu năm 1941, Hitler ra lệnh cho các tướng lãnh của mình phải biến châu Âu thành một “lô cốt bất khả xâm phạm.”
Bờ biển nước Pháp, nằm trong vành đai bao quanh lô cốt đó.
Phe Đồng minh đã thử sức một lần, với cuộc đột kích lớn vào Dieppe tháng 8 năm 1942 và đã biết được người Đức đã củng cố bờ biển nước Pháp chắc chắn đến mức nào.
Đêm 18 tháng 8 năm 1942, hơn 6.050 bộ binh, 5000 binh sĩ Canada, 1.000 lính Anh và 50 Biệt động Hoa Kỳ từ bờ biển phía Nam của Anh quốc băng qua biển Manche. Họ được hỗ trợ bởi Trung đoàn Calgary của Lữ đoàn Thiết giáp Canada số 1 và một lực lượng mạnh của Hải quân và Không quân Hoàng gia.
Mục tiêu bao gồm chiếm và giữ một cảng lớn trong một thời gian ngắn, cả hai để chứng minh rằng điều đó là có thể và để thu thập thông tin tình báo. Sau khi rút lui, quân Đồng minh cũng muốn phá hủy tuyến phòng thủ ven biển, cấu trúc cảng và tất cả các tòa nhà chiến lược. Cuộc đột kích có thêm các mục tiêu làm tăng tinh thần của quân đội và thể hiện cam kết vững chắc của Vương quốc Anh trong việc mở một mặt trận phía tây ở châu Âu.
Hầu như tất cả các mục tiêu đó đều không đạt được. Hỏa lực yểm trợ của quân đồng minh đã không đủ và lực lượng đột kích phần lớn bị mắc kẹt trên bãi biển bởi các chướng ngại vật và hỏa lực của Đức. Chưa đầy 10 giờ sau cuộc đổ bộ đầu tiên, binh sĩ Đồng minh cuối cùng đã bị giết, được di tản hoặc bị bỏ lại phía sau để trở thành tù binh của Đức. Thất bại đẫm máu này đã cho thế giới thấy rằng một cuộc tiến quân vào Âu châu qua bờ biển Pháp không dễ. Tuy nhiên, cuộc đột kích cũng đã thu thập được một số thành công về mặt tình báo.
Trong số 6.086 người đổ bộ lên Dieppe, 3.623 (gần 60%) người đã hoặc là bị giết (900 người), bị thương hoặc bị bắt. Không quân Hoàng gia Anh mất 106 máy bay (ít nhất là 32 do hỏa lực phòng không hoặc tai nạn). Hải quân Hoàng gia mất 33 tàu đổ bộ và một khu trục hạm.
Thất bại tại Dieppe ảnh hưởng đến việc chuẩn bị cho cuộc đổ bộ Bắc Phi và cuộc đổ bộ Normandy sau đó.
Từ tháng 11 năm 1943, khi nắm được tin tức về các kế hoạch của Đồng minh cho một cuộc tấn công qua biển Manche, Adolf Hitler buộc Rommel phải hoàn thành gấp rút Bức tường Đại Tây Dương. Mặc dù không biết chính xác điểm sẽ là nơi quân Đồng minh chọn. Tuy không hẳn là một bức tường, đó là một một dãy thành lũy dài gần 5 ngàn cây số dọc theo bờ biển từ Pháp lên đến Na uy với các lô cốt bê tông dầy, công sự kiên cố, bãi mìn và các chướng ngại vật trên bãi biển và dưới nước.
Tháng 1 năm 1944, Đại tướng Dwight Eisenhower (Ike), được bổ nhiệm làm Tư lệnh Chiến dịch Overlord. Trong những tháng và tuần trước D-Day, quân Đồng minh đã thực hiện một chiến dịch lớn, tung ra những hoạt động và tin tức giả để khiến người Đức nghĩ rằng mục tiêu tấn công là Pas-de-Calais (điểm hẹp nhất giữa Anh và Pháp) thay vì Normandy. Ngoài ra, chiến dịch này cũng khiến người Đức tin rằng Na Uy và các địa điểm khác cũng có thể là mục tiêu xâm lược tiềm năng. Nhiều chiến thuật đã được sử dụng: quân trang, quân cụ giả; các gián điệp nhị trùng; và những thông tin liên lạc vô tuyến giả, thậm chí có cả một đội quân ma do tướng George Patton chỉ huy đóng quân trên đất Anh, đối diện với Pas-de-Calais.
Chiến dịch Overlord
Ngày D được Eisenhower chọn đầu tháng 6 để mở đầu chiến dịch, khi thủy triều cao vào lúc bình minh thuận lợi cho cuộc đổ bộ và đêm đầy trăng sao cho hoạt động thả quân dù. Ike đã định chọn ngày 5, nhưng thời tiết xấu đã khiến phải trì hoãn thêm 24 giờ.
Đến sáng ngày 5 tháng 6, sau khi được chuyên viên khí tượng cho hay thời tiết ngày hôm sau có thể sẽ khá hơn, Eisenhower bật đèn xanh cho Chiến dịch Overlord. Ông nói với các binh sĩ: “Các bạn đang sắp sửa bắt đầu cuộc Thập tự chinh vĩ đại, mà chúng ta đã nỗ lực trong nhiều tháng nay. Cả thế giới đang dõi mắt theo các bạn.”
Theo thứ tự thời gian, có ba giai đoạn của chiến dịch trong ngày khởi diễn đó: cuộc đổ bộ bằng đường không (tập trung ở Bãi Utah ở phía tây và Bãi Sword ở phía đông), các cuộc oanh kích bằng không quân và hải quân vào Bức tường Đại Tây Dương và cuộc đổ bộ đường biển trên năm bãi biển Utah, Omaha, Gold, Juno và Sword và tại Pointe du Hoc.
Vào đầu giờ ngày 6 tháng 6, những đội quân trên không đầu tiên đã đặt chân lên vùng đất Normandy: người Anh ở phía đông và người Mỹ ở phía tây.
Diễn tiến từng giờ của Ngày Dài nhất được nhà sử học, tác giả và cố vấn truyền hình nổi tiếng Gavin Mortimer kể lại dưới đây trên tạp chí mạng History Magazine của BBC.
00:00 Ngày D bắt đầu
Ngay sau nửa đêm ngày 6 tháng 6 năm 1944, kế hoạch xâm lược châu Âu bị Đức chiếm đóng – Chiến dịch Overlord – đã diễn ra. Điểm đến cho cuộc xâm lược trên biển lớn nhất trong lịch sử là Normandy ở miền bắc nước Pháp và nếu thành công, ‘D-Day’ (ngày đầu của chiến dịch) sẽ là khởi điểm của sự kết thúc của chế độ Đức Quốc xã.
00:15 Các người mở đường Hoa Kỳ đi đầu
Sau khi bay qua biển Manche, 120 binh sĩ của toán pathfinder (những chuyên viên đánh dẩu và dọn bãi) Hoa Kỳ đã nhảy vào Normandy. Dùng các tấm huỳnh quang và bộ phận phản tín hiệu radar, họ thắp sáng những DZ (Drop Zone, bãi thả) trên một khu vực rộng 50 dặm vuông của bán đảo Cotentin, nơi cuộc tấn công từ trên không của Sư đoàn dù 82 và Sư đoàn Dù 101 sẽ diễn ra.
Cách đó 50 dặm về phía đông, 60 Pathfinder Anh của Đại đội Dù Biệt lập 22 độc lập đang lơ lửng sắp tiếp đất, sẵn sàng để thực hiện một nhiệm vụ tương tự trên rìa phía đông của vùng xâm nhập. Họ có 30 phút để sử dụng đèn và máy phản hồi tín hiệu radar được gọi là Eureka, thiết lập ba DZ trước khi 4.255 binh sĩ của Sư đoàn Dù thứ 6 bắt đầu nhảy xuống Ranville, Merville, Trouffeville và Troarn.
00:31 Quân Anh chiếm giữ một số cầu
00:16, sáu tàu lượn Horsa đưa 180 binh sĩ bộ binh của Trung đoàn Khinh binh Oxfordshire and Buckinghamshire sà xuống gần hai cây cầu nhỏ bắc qua sông Orne (Cầu Ranville) và Kinh Caen (Cầu Bénouville) ở Normandy. Mục tiêu của họ là chiếm và giữ các cây cầu này cho đến khi quân tiếp viện đến. Trung úy Brotheridge chỉ huy Trung đội 25 trở thành người lính Đồng minh đầu tiên bỏ mình trong ngày D. Đến 0:31, họ chiếm xong các cây cầu.
01:15 Lực lượng trên không đến
Cuộc tấn công từ trên không chính của Mỹ bắt đầu với 6.600 binh sĩ Sư đoàn Dù 101 và 6.400 của Sư đoàn Dù 82 nhảy từ 882 máy bay xuống sáu bãi được các pathfinder đánh dấu
Mục tiêu của họ là chiếm giữ và bảo vệ các vị trí chiến lược quan trọng chống mọi cuộc phản công của Đức, giúp thiết giáp và bộ binh của quân Đồng minh chiếm được các vị trí trên năm bãi đổ bộ để tiến sâu vào đất liền.
Lính dù Mỹ đã được giao nhiệm vụ chiếm giữ Ste. Mère-Église và bảo vệ Bãi Utah. Họ chiếm xong Sainte-Mère-Église vào lúc 4 giờ sáng.
04:45 Tràn ngập pháo đài Merville
Lúc 00 giờ 50 phút, Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù của Anh – một phần của cuộc tấn công của Sư đoàn 6 Dù, chạm đất, nhưng chỉ có 150 trong số 750 binh sĩ của tiểu đoàn đã đến được điểm hẹn đúng giờ. Nhiệm vụ của họ là phá hủy pháo đài Merville, một vị trí kiên cố của Đức với bốn khẩu đại bác 150mm có thể gây thương vong khủng khiếp trên Bãi Sword. Pháo đài này có 130 binh sĩ Đức, được bao quanh bởi hàng rào dây thép gai dày 15ft và một bãi mìn. Hai lính Anh đã phải bò gỡ mìn bằng tay để cho đồng đội tiến theo. Các lính Dù Anh phá được hai lỗ trong hàng rào kẽm gai để tấn công vào pháo đài. Họ chiếm được pháo đài sau một trận chiến ngắn ngủi nhưng dữ dội. Khi nhiệm vụ hoàn thành, lực lượng tấn công 150 người chỉ còn khoảng 65 đến 70 người đứng vững. Những người còn lại đã bị giết hoặc bị thương.
Khi trời hửng sáng, vùng biển từ cửa sông Seine đến bán đảo Cherbourg dầy đặc những con tàu. Hàng ngàn tàu chở người, phương tiện và trang bị, tiến về bờ biển. Trên trời, các máy bay của quân Đồng minh bắn phá các lô cốt dọc theo bờ biển Manche, các khẩu đại pháo trên các chiến hạm hải quân cũng lên tiếng phụ họa.
06:30 Người Mỹ tấn công
Hai bãi Utah và Omaha là trách nhiệm của lực lượng Mỹ. Lúc 6:30 sáng, quân đội Mỹ bắt đầu đến được bờ trên Bãi Utah, nằm xa nhất về phía tây trong số 5 bãi mục tiêu, và Bãi Omaha, cách đó vài dặm về phía đông. Những đợt sóng cao đến 2 mét và gió cấp 4 đã là các trợ thủ thiên nhiên cho quân phòng ngự Đức. Những người lính Đức được bảo vệ trong tám lô cốt kiên cố với súng 75mm hoặc lớn hơn và 35 công sự phòng thủ.
Do gặp luồng nước chảy xiết, 23.000 người thuộc Sư đoàn 4 Bộ binh Hoa Kỳ đổ bộ trật mục tiêu của họ gần 2.000 mét về phía nam. Họ đã nhanh chóng thiết lập một vị trí đầu cầu trên bãi Utah, nhưng tại Omaha, 34.000 người thuộc Sư đoàn 1 và 29 gặp hỏa lực tàn khốc khi họ tiếp bãi biển trong những sà lan nhỏ
07:25 Quân Anh lên đến bãi
Giờ H, giờ ấn định của đợt tấn công đầu tiên tấn công bãi biển đã diễn ra theo đúng kế hoạch trên các bãi Sword và Gold. Bãi Gold nằm giữa năm bãi đổ bộ và 25.000 binh sĩ của Sư đoàn 50 Anh được giao nhiệm vụ thiết lập một đầu cầu ở đó trước khi tiến sâu vào đất liền để chiếm thị trấn Bayeux và liên kết với quân Mỹ tại Omaha.
Các cuộc oanh kích của hải quân và không quân đã giúp Sư đoàn 50 lên được bờ với số thương vong tương đối ít, nhưng trên Bãi Sword – nơi nằm xa về phía đông nhất trong số năm bãi – Sư đoàn 3 của Anh đụng hỏa lực nặng nề trong khi thủy triều dâng cao làm hẹp đường tiến trên bãi biển và gây tắc nghẽn. Họ đã gặp phải súng máy và đạn pháo.
Cuộc kháng cự quyết liệt của Đức đã ngăn Sư đoàn 3 không đạt được mục tiêu ngày hôm đó của họ là đánh chiếm thành phố Caen.
07:45 Quân Canada lên Bãi Juno
Sư đoàn 3 Bộ binh Canada bắt đầu đổ bộ vào bãi biển Juno nhưng họ chậm tiến độ 10 phút vì gió mạnh đã thổi bay hạm đội 365 tàu của họ. Mục tiêu của người Canada là thiết lập một đầu cầu và liên kết với quân Anh trên Bãi Gold ở phía tây và bãi Sword ở phía đông. Nhưng sự chậm trễ đã khiến họ phải đổ bộ khi thủy triều cao hơn, thu hẹp chiều rộng của bãi biển.
Tàu đổ bộ bị đẩy vào các chướng ngại vật và mìn, và bảy trong số 29 xe tăng lội nước của họ bị chìm. Ba mươi phần trăm số tàu đổ bộ bị phá hủy và đến cuối ngày, 1.200 trong số 21.400 binh sĩ Canada đổ bộ lên Bãi Juno đã bị thương vong.
09:00 Adolf Hitler nhận được vài tin xấu đầu tiên
Trong nhiều giờ, Thống chế Gerd von Rundstedt, chỉ huy tối cao của Đức ở phía tây, đã xin phép Berlin chuyển hai Sư đoàn thiết giáp Panzer dự bị – Sư đoàn SS thứ 12 và Lehr – đến Normandy. Nhưng Đại tá Alfred Jodl, giám đốc hành quân, đã quả quyết rằng chỉ có Adolf Hitler mới quyết định được. Quốc trưởng đã đi ngủ lúc 04:00 giờ với lệnh không được đánh thức trước 09:00. Khi thức dậy tại nơi nghỉ ngơi trên núi ở Bavaria của mình, nhà lãnh đạo Đức Quốc xã được Jodl báo cáo tóm tắt về tình hình ở Normandy. Phản ứng ban đầu của ông ta là phấn khích, Hitler cho rằng các cuộc tấn công là hoạt động nghi binh trước cuộc đổ bộ thực sự ở Pas-de-Calais.
Nhưng tâm trạng của Hitler thay đổi khi ông ta biết thêm về cuộc đổ bộ của quân Đồng minh, ông ta hỏi Jodl: “Thế nào, đó có phải là cuộc xâm lăng không?”
Trong khi đó, Thống chế Erwin Rommel, chỉ huy của Tập đoàn quân B, đang nghỉ phép để về Đức thăm vợ và mãi đến 10:15 mới có người thông báo cho ông về cuộc đổ bộ.
10:00 đến 12:00 Phá vỡ bế tắc trên Bãi Omaha
Quân Đồng minh có những bước tiến vững chắc ở tất cả các bãi, ngoại trừ Omaha, nơi hàng trăm binh sĩ nằm chết và những người bị thương đang gặp nguy cơ chết đuối do thủy triều tới. Hai khu trục hạm đã tiếp cận phạm vi 1.100 mét của bờ biển và hạ gục hai khẩu 75mm của Pointe de la Percée, thủ phạm gây ra cuộc tàn sát.
Đại đội G, Trung đoàn Bộ binh 16 đã thành công trong việc tạo ra những khoảng trống trong hàng rào kẽm gai của Đức bằng bộc phá Bangalore. Sau khi một ổ súng máy của lính Đức bị diệt bằng lựu đạn, các binh sĩ Hoa Kỳ bắt đầu tiến ra khỏi bãi biển Omaha và hướng về làng Colleville-sur-Mer.
15:00 Cảng di động tiếp cận Normandy
Trên đường băng qua biển Manche là 400 bộ phận đầu tiên của hai bến cảng di động khổng lồ có mã danh là Mulberry. Một cảng trong số đó sẽ được lắp ráp ngoài khơi Bãi Omaha trước Colleville-sur-Mer và cảng thứ hai ở Bãi Gold trước thị trấn Arromanches. Được xây dựng bằng bê tông và thép, các cảng di động này sẽ giúp quân Đồng minh tiếp tế cho lực lượng xâm lược cho đến khi chiếm được một cảng trên bờ biển phía bắc nước Pháp.
15:30 Lính Đức bỏ vị trí
Heinrich Severloh và Trung úy Bernhard Frerking – hai người bảo vệ cuối cùng của lô cốt Wn62, từ đó quân Đức đã gây thương vong đáng kể cho kẻ thù – đã bỏ vị trí của họ ở Omaha khi người Mỹ đến gần. Severloh, người đã bắn khoảng 12.500 viên đạn với khẩu súng trường Karabiner 98k và khẩu súng máy MG 42, kể lại: “Tôi đã chạy từ miệng hố bom này đến miệng hố bom kia phía sau khu lô cốt của chúng tôi. Tôi đã đợi nhưng ông ta (Frerking) không đến.” Frerking bị bắn chết khi tìm đường trốn chạy, Severloh bị bắt tối hôm đó, sau đó anh bị gửi đến một trại tù binh ở Hoa Kỳ.
16:20 Chiến xa Đồng minh dập tắt cuộc phản công của Đức
Đội quân 16.242 người dày dạn của Sư đoàn Panzer số 21 chuẩn bị đánh phủ đầu lực lượng Anh đang thận trọng tiến vào nội địa. Tướng Erich Marcks tuyên bố, “Nếu chúng ta không thể ném người Anh xuống biển, chúng ta sẽ thua cuộc chiến.” Các chiếc Panzer tấn công từ hai cánh nhưng trong khi cánh bên tay phải leo lên dốc Biéville, cách bờ biển 3 dặm, họ đã lãnh đạn của các chiến xa Sherman ‘Firefly’ trang bị loại đại bác 17 pounder mới. Sáu chiếc Panzer bị hạ gục chỉ trong 15 phút. Cánh bên trái mất 10 trong số 35 xe tăng tại Periers trước khi rút về Lebissey. Vào buổi tối, những người lính Đức rút lui vượt qua các đội xe tăng trên đường đến Caen. Một số kiệt sức, những người khác say rượu. Một sĩ quan Panzer than “Chúng ta đã thua cuộc chiến này rồi.”
21:00 Tàu lượn bay vào để củng cố các thắng lợi của Đồng minh
Khi Ngày D sắp kết thúc, hai cuộc hành quân bằng tàu lượn được tiến hành để tăng viện và tiếp tế cho các đội quân dủ đã nhảy xuống Normandy 20 giờ trước đó. 176 tàu lượn của Chiến dịch Elmira hạ cánh ở đầu phía tây của bãi đáp trong sự vui mừng của lình Sư đoàn Dù 82 của Mỹ, trong khi về phía đông Chiến dịch Mallard đang được tiến hành. Trên hai bãi đáp phía đông bắc Caen, 249 tàu lượn đáp xuống để tăng viện cho Sư đoàn 6 Dù của Anh.
23:59 Ngày dài nhất kết thúc
Khi nửa đêm đến gần, 156.000 binh sĩ Đồng minh đã ở trên bờ, trên nước Pháp. Thương vong được ước tính là 10.000 người thiệt mạng, bị thương và mất tích trong chiến đấu, trong đó 6,603 người Mỹ, 2.700 người Anh và 946 người Canada. Ước tính thiệt hại của Đức trong khoảng từ 4.000 đến 9.000. Không một lực lượng tấn công nảo đã hoàn thành tất cả các mục tiêu trong ngày đầu tiên của họ, nhưng một đầu cầu đã được thành lập và các lực lượng Đức đã bị đẩy lùi. Quân Đồng minh đã giành được một trụ bám quan trọng ở tây bắc của Âu châu.
Khởi đầu của sự kết thúc
Cuộc xâm chiếm Normandy bắt đầu xoay chuyển tình hình cuộc chiến. Ngoài tác động của một đòn tâm lý đáng kể, nó cũng ngăn Hitler chuyển quân từ Pháp sang xây dựng Mặt trận phía đông chống lại bước tiến của Hồng quân Liên Xô.
Mùa xuân năm sau, vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, quân Đồng minh chính thức chấp nhận việc đầu hàng vô điều kiện của Đức Quốc xã. Hitler đã tự sát một tuần trước đó, ngày 30 tháng Tư.
Đỗ Quân
(sưu tầm và tổng hợp)

Powered by Blogger.