Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Hồng Kông xét xử 47 nhà đấu tranh dân chủ

Monday, May 31, 2021 // ,

RFI

Hendrick Lui (G), một trong số 47 nhà hoạt động dân chủ đến tòa án tại Hồng Kông, ngày 31/05/2021.
Hendrick Lui (G), một trong số 47 nhà hoạt động dân chủ đến tòa án tại Hồng Kông, ngày 31/05/2021. AP - Vincent Yu

Tại Hồng Kông, phiên tòa xét xử hầu như toàn bộ chính trị gia đối lập đã mở ra ngày 30/05/2021. 47 nhà đấu tranh dân chủ, do vai trò của họ trong các cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức, bị cáo buộc hoạt động lật đổ chính quyền, một trong bốn tội danh trong Luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt tại đặc khu hành chính.

Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy giải thích :

Những người mà hôm nay chúng ta gọi là "47 người" đứng ở chỗ dành cho bị cáo, theo đạo luật hà khắc mới có tên gọi Luật An Ninh Quốc Gia. Họ bị bắt lần đầu vào rạng sáng tại nhà riêng hồi đầu tháng 01/2021 trong một cuộc phối hợp vây bắt ồ ạt của lực lượng cảnh sát.

Cuộc vây bắt ồ ạt đã gây chấn động bởi cách thức tiến hành vốn thường phù hợp hơn đối với việc vây bắt những kẻ côn đồ du đãng hơn là nhắm vào những người phụ nữ và đàn ông mà đa phần trong suốt nhiều thập kỷ qua đều là những nhân vật được biết đến và tôn trọng trong công chúng cũng như trong đời sống chính trị.

Tạm thời được thả sau 48 giờ, rồi sau đó họ bị bắt lại vào hồi tháng 02/2021, nhưng lần này, nhiều người ban đầu chỉ bị câu lưu sau đó bị chuyển sang quy chế tạm giam.

Do tổ chức và tham gia vào kỳ bầu cử sơ bộ (của phe đối lập) hồi tháng 07/2020, họ bị cáo buộc có âm mưu lật đổ chính quyền, tội danh có thể phải chịu án tù chung thân.

Các cuộc bầu cử sơ bộ của phe đối lập diễn ra theo trình tự hoàn hảo mặc dù mục đích của chúng, cũng giống như bất kỳ cuộc bầu cử sơ bộ nào, là nhằm giúp phe ủng hộ dân chủ đạt được kết quả cao nhất trong kỳ bầu cử lập pháp ban đầu dự kiến diễn ra 2 tháng sau đó nhưng sau đó lại bị đình hoãn.

Phán quyết của tòa đang rất được chờ đợi bởi vì ít ai dám tin rằng một tòa án Hồng Kông, ngay cả theo chiểu theo luật an ninh quốc gia, lại có thể xem việc tổ chức bầu cử sơ bộ là tội lật đổ chính quyền”.

Nhà đấu tranh dân chủ « Mamie Wong » bị bắt ở Hồng Kông vì tưởng niệm vụ Thiên An Môn

Cũng trong ngày hôm qua 30/05, cảnh sát Hồng Kông bắt nhà đấu tranh dân chủ Alexandra Wong, 65 tuổi, với lý do bà tham gia tụ tập trái phép và tìm cách lôi kéo kích động người khác tham gia. Bà Alexandra Wong nổi tiếng với tên gọi “Mamie Wong”.

AFP thuật lại, tro ng bối cảnh đây là năm thứ hai cảnh sát Hồng Kông cấm người dân tụ tập tưởng niệm vụ Thiên An Môn, bà Wong một mình đến công viên, tay cầm biển tưởng niệm các nạn nhân và một cây dù vàng. Bà bị cảnh sát đi theo và quay phim. Tại công viên, vẫn chỉ có một mình, bà bắt đầu giương các biểu ngữ và tiến về hướng Văn phòng liên lạc của Bắc Kinh tại Hồng Kông rồi bị cảnh sát chặn bắt. 

Nga tăng cường quân sự ở biên giới để đối phó với NATO

  RFI

Tàu chiến thuộc hạm đội Bắc Hải của Nga, tại căn cứ Severomorsk, Nga ngày 13/05/2021.
Tàu chiến thuộc hạm đội Bắc Hải của Nga, tại căn cứ Severomorsk, Nga ngày 13/05/2021. AP - Alexander Zemlianichenko

Nga sẽ tăng cường quân sự ở biên giới từ nay đến cuối năm 2021 để đối phó với Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bộ trưởng Quốc Phòng Nga hôm nay 31/05/2021 thông báo sẽ triển khai thêm khoảng 20 đơn vị gần biên giới phía Tây để đối phó với các hoạt động của NATO. 

Theo bộ trưởng Quốc Phòng Nga, Sergei Shoigu, các hành động của các nước phương Tây “phá hủy hệ thống an ninh quốc tế” và buộc Matxcơva “phải thực hiện các biện pháp đối phó tương thích”. Hãng tin Interfax trích dẫn bộ trưởng Sergei Shoigu : "Khoảng 20 đơn vị và các đội hình sẽ được thành lập vào cuối năm tại quân khu phương Tây”.

Theo Reuters, Nga hôm nay cũng cảnh báo là Matxcơva trong những ngày sắp tới sẽ gửi một loạt “tín hiệu” gây "khó chịu" cho Hoa Kỳ. Matxcơva cáo buộc Washington không sẵn sàng thảo luận về tất cả những chủ đề mà Nga muốn thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ Putin - Biden dự kiến ​​được tổ chức vào ngày 16/06/2021.

Về phía Mỹ, hôm qua 30/05, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ gây áp lực với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin để Matxcơva tôn trọng nhân quyền.

Tình báo Đan Mạch bị cáo buộc giúp Mỹ do thám các quan chức châu Âu

 BBC

Angela Merkel bị cho là mục tiêu của tình báo Mỹ

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Angela Merkel bị cho là mục tiêu của tình báo Mỹ

Cơ quan mật vụ Đan Mạch đã giúp Mỹ theo dõi các chính trị gia châu Âu, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel từ năm 2012 đến năm 2014, truyền thông Đan Mạch đưa tin.

Cơ quan Tình báo Quốc phòng (FE) đã phối hợp với Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) để thu thập thông tin, theo báo cáo của đài phát thanh Đan Mạch.

Theo đài này, thông tin tình báo về các quan chức khác từ Đức, Pháp, Thụy Điển và Na Uy đã được thu thập.

Các cáo buộc tương tự cũng đã nổ ra hồi năm 2013.

Lúc đó, bí mật do Edward Snowden, một người tố giác người Mỹ rò rỉ, đã cáo buộc NSA nghe lén điện thoại của thủ tướng Đức.

Khi những cáo buộc đó được đưa ra, Nhà Trắng không phủ nhận hẳn, nhưng nói điện thoại của bà Merkel không bị nghe lén vào thời điểm đó và sẽ không bị nghe lén trong tương lai.

Đức là một đồng minh thân cận của Mỹ.

Trong một báo cáo mới được chia sẻ với một số hãng thông tấn châu Âu, NSA được cho là đã truy cập tin nhắn qua văn bản và qua điện thoại của một số người nổi tiếng, bằng cách truy cập vào đường cáp internet của Đan Mạch trong một hợp tác với FE.

Theo đài phát thanh Đan Mạch, hoạt động bị cáo buộc là được thiết lập để dò thám này có tên mã là "Chiến dịch Dunhammer", cho phép NSA lấy dữ liệu bằng cách sử dụng số điện thoại của các chính trị gia làm thông số tìm kiếm.

Báo cáo theo sau một cuộc điều tra của đài phát thanh bao gồm các cuộc phỏng vấn với chín nguồn tin, tất cả đều được cho là đã tiếp cận với thông tin mật do FE nắm giữ.

Cùng với bà Merkel, Bộ trưởng Ngoại giao Đức là Frank-Walter Steinmeier và lãnh đạo phe đối lập lúc bấy giờ là Peer Steinbruck cũng được cho là mục tiêu bị nhắm vào.

Cả Bộ Quốc phòng Đan Mạch và đại diện của FE vẫn chưa bình luận về các báo cáo mới nhất.

Sau bản tin hôm Chủ nhật, ông Snowden cáo buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden "dính dáng sâu đến vụ bê bối nghe lén này trong lần đầu". Ông Biden là phó tổng thống Hoa Kỳ vào thời điểm cuộc dò thám diễn ra.

"Cần có một yêu cầu rõ ràng về việc phải tiết lộ công khai đầy đủ không chỉ từ Đan Mạch, mà cả từ đối tác cấp cao của họ," Edward Snowden tweet.

Năm 2013, ông Snowden - một cựu nhà thầu của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) - tiết lộ cho giới truyền thông chi tiết về các hoạt động do thám trên mạng và điện thoại của tình báo Mỹ.

Sau đó, Mỹ kết tội ông trộm cắp tài sản của chính phủ, đưa tin trái phép các bí mật quốc phòng và cố ý làm lộ thông tin tình báo mật.

Edward Snowden sau đó tìm cách tị nạn ở Nga.

Trước khi Edward Snowden vạch trần những bằng chứng này, các quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ công khai khẳng định rằng NSA chưa từng có chuyện thu thập dữ liệu từ những cuộc gọi điện thoại cá nhân.

Trung Quốc cho phép các cặp vợ chồng có ba con

 BBC

People cross the street in Shanghai, China, 11 May 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Thay đổi về chính sách này diễn ra sau khi kết quả điều tra dân số cho thấy dân số TQ tăng chậm nhất trong nhiều thập niên.

Trung Quốc vừa tuyên bố nước này sẽ cho phép các cặp vợ chồng có nhiều nhất là ba con, đánh dấu chấm hết cho chính sách hai con nghiêm ngặt.

Thay đổi này được Chủ tịch Tập Cận Bình duyệt tại một cuộc họp bộ chính trị, truyền thông nhà nước đưa tin.

Động thái này diễn ra sau một cuộc điều tra dân số, được thực hiện 10 năm một lần, cho thấy dân số Trung Quốc ở mức tăng trưởng chậm nhất trong nhiều thập kỷ.

Điều tra này tăng sức ép lên Bắc Kinh phải đẩy mạnh cách biện pháp khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con và tránh chiều hướng dân số giảm.

Chính sách mới sẽ được thực hiện với "các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để cải thiện cơ cấu dân số của đất nước chúng ta, hoàn thành chiến lược chủ động khắc phục dân số đang già đi và duy trì lợi thế về nhân lực," Tân Hoa Xã viết.

Nhưng một số chuyên gia bày tỏ nghi giờ về tác động của chính sách mới.

"Nếu nới lỏng chính sách sinh đẻ mà có hiệu quả, thì chính sách hai con hiện nay đã có hiệu quả rồi," ông Vương Châu, một kinh tế gia cao cấp của ngân hàng Commerzbank, nói với Reuters.

"Nhưng ai muốn có ba con? Người trẻ chỉ muốn có hai con là cùng. Vấn đề căn bản là chi phí sinh hoạt quá cao và áp lục cuộc sống quá lớn."

A Chinese girl wears a protective mask as she is held by a relative as they wait to board a train at Beijing Railway station

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Khoảng 12 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở Trung Quốc vào năm ngoái, số sinh thấp nhất được ghi nhận từ những năm 1960

line

Phân tích của Stephen McDonell

Phóng viên Trung Quốc

Vào một ngày trời mưa ảm đạm ở Bắc Kinh, tôi đang ra ngoài mua cà phê thì nhận được tin.

Người dân bắt đầu xem điện thoại khi các dòng tin nhấp nháy trên màn hình - Trung Quốc cho phép các cặp vợ chồng có ba con.

Nhiều người đặt câu hỏi chính sách ba con làm sao có thể tạo ra thêm em bé khi mà chính sách hai con trước đó không làm được việc này. Và tại sao vẫn cần có hạn chế về sinh đẻ khi xu thế nhân chủng học cho thấy dân số TQ tăng chậm đi?

Những câu hỏi rất hay.

Có người nghĩ rằng, trong số những người sẵn sàng sinh hai con, ít nhất một số phụ huynh sẽ có ba con.

Tuy nhiên, tôi đã phỏng vấn nhiều cặp đôi trẻ về chủ đề này và thật khó mà tìm được ai muốn có gia đình đông con.

Nhiều thế hệ người Trung Quốc đã sống mà không có anh chị em và họ quen với một gia đình nhỏ - cuộc sống khấm khá hơn có nghĩa cha mẹ không cần nhiều con để nuôi họ và các cặp vợ chồng trẻ cnói họ thà có một con và cho chúng nhiều lợi thế hơn là chia sẻ thu nhập của họ để nuôi nhiều con.

line

Điều tra dân số cho thấy gì?

Điều tra dân số Trung Quốc, được công bố hồi đầu tháng, cho thấy chừng 12 triệu trẻ em được sinh năm ngoái - giảm mạnh so với 18 triệu năm 2016, và là số trẻ em sinh ra thấp nhất từ những năm 1960.

Điều tra này kết thúc vào cuối 2020 khi hàng triệu nhân viên điều tra đã đi gõ cửa từng nhà để thu thập thông tin từ các hộ gia đình.

China, birthrate

Với số người được khảo sát là rất lớn, điều tra này được coi là nguồn dữ liệu đầy đủ nhất về dân số Trung Quốc, điều rất quan trọng cho việc lập kế hoạch cho tương lai.

Sau khi kết quả điều tra được công bố, dư luận trông đợi chính phủ Trung Quốc sẽ nới lỏng các quy định kế hoạch hóa gia đình.

Chính sách trước đó của Trung Quốc là gì?

Năm 2016, Bắc Kinh chấm dứt chính sách một con gây nhiều tranh cãi và cho phép các cặp vợ chồng có hai con.

Nhưng thay đổi này không đảo ngược được tỷ lệ sinh ngày một giảm mặc dù có sự gia tăng ngay sau khi chính sách này được đưa ra.

Bà Tô Việt, kinh tế gia trưởng từ The Economist Intelligence Unit nói: "Mặc dù chính sách hai con có tác dụng tích cực lên tỷ lệ sinh, nó chỉ có tác dụng ngắn hạn."

Xu hướng dân số của Trung Quốc trong những năm qua được định hình chủ yếu bới chính sách một con, được đưa ra năm 1979 nhằm giảm mức tăng dân số.

Các gia đình vi phạm quy định phải chịu phạt, bị mất việc và đôi khi bị ép phá thai.

Chính sách một con dẫn đến mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Trung Quốc - một quốc gia vốn có truyền thống trọng nam khinh nữ.

"Điều này gây khó khăn cho thị trường hôn nhân, đặc biệt cho những người đàn ông có ít nguồn lực kinh tế xã hội hơn," TS Mục Tranh từ khoa xã hội học Đại học Quốc gia Singapore nói.

Graphic
Chụp lại hình ảnh,

Biểu đồ cho thấy mức tăng dân số theo giới tính. Màu xanh là nam, màu tím là nữ

White space

Liệu Trung Quốc có thể bỏ hạn chế sinh đẻ hoàn toàn?

Từ trước khi có kết quả điều tra dân số, các chuyên gia đã đoán rằng các chính sách hạn chế sinh đẻ sẽ được xóa hoàn toàn - tuy nhiên dường như Trung Quốc đang khá thận trọng.

Một số chuyên gia chỉ ra rằng nếu chính phủ bỏ hoàn toàn các hạn chế, sẽ có thể dẫn đến "các vấn đề khác" - khoảng cách quá lớn giữa cư dân thành thị và nông thôn.

Phụ nữ sống ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải có thể muốn trì hoãn hoặc tránh sinh con, những người sống ở nông thôn lại thường theo truyền thống và muốn có gia đình đông con, các chuyên gia nói.

Trước đó, các chuyên gia đã cảnh báo rằng bất cứ tác động nào lên dân số Trung Quốc, chẳng hạn giảm dân số, có thể ảnh hưởng lớn tới các nơi khác trên thế giới.

TS Yi Fuxian, nhà khoa học trường Đại học Wisconsin-Madison, nói: "Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng rất nhanh, và nhiều ngành công nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc. Tác động của việc dân số giảm có thể sẽ trên phạm vi rất rộng."

Tin Hải Ngoại - SGB

 BBC Tin tức

Tin Hoa Kỳ - SGB

Trung Quốc lên tiếng về việc bác đề nghị đối thoại quốc phòng với Mỹ - RFI Tiếng Việt 

Powered by Blogger.