Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 17/06/2020

Wednesday, June 17, 2020 // ,
Đọc báo Pháp – 17/06/2020

Nối lại thử nghiệm hạt nhân:

Ý định thực sự của Mỹ hay đòn cảnh báo Nga – Trung?

Thùy Dương
Hôm nay, các báo Pháp quan tâm đặc biệt đến thời sự châu Âu và nước Pháp, dưới nhiều góc độ. Tuy nhiên, Libération lại dành một hồ sơ lớn cho đề tài vũ khí hạt nhân và chính quyền Donald Trump.
Thông tin về một cuộc họp vào giữa tháng 5 tại Washington về khả năng thử nghiệm mới đang làm dấy lên cuộc tranh luận về giới hạn của việc không phổ biến vũ khí nguyên tử. Libération đặt câu hỏi đây là ý định thực sự của Mỹ để phát triển vũ khí hạt nhân hay chỉ là nhằm cảnh báo các thế lực khác ?
Từ năm 1998 cho đến nay, sau các vụ thử nghiệm của Ấn Độ và Pakistan, chỉ có Triều Tiên còn thử hạt nhân. Hoa Kỳ không làm như vậy kể từ khi có lệnh cấm năm 1992 và với việc ký kết Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) hồi năm 1996.
Theo Libération, ít ai biết là chính thỏa thuận nói trên đã trở thành cột trụ để giải trừ vũ khí hạt nhân. Ngay cả việc phê chuẩn chưa đạt được do bị tắc tại Thượng Viện năm 1999, chính quyền Mỹ vẫn luôn tuân theo nguyên tắc : không gây ra bất kỳ vụ nổ hạt nhân nào trên mặt đất, trong lòng đất, trong bầu khí quyển hoặc dưới nước. Do đó, việc Washington Post tiết lộ nội dung của cuộc họp ngày 15/05 trong đó, theo Lầu Năm Góc, có thể sẽ chỉ mất vài tháng để Hoa Kỳ thực hiện việc nối lại lệnh thử nghiệm hạt nhân, đã khiến công luận kinh ngạc.
Tuy nhiên, Libération dẫn báo chí Mỹ cho rằng dường như những người tham gia thảo luận đang bị chia rẽ. Và cho đến nay, chính quyền vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào. Tổng thống Trump không nói một lời và chính quyền của ông cũng không thông báo cho Tổ chức hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện về ý định rút khỏi Hiệp ước hay tiến hành thử nghiệm trở lại. Tuy thận trọng trước tin tức mà ông cho rằng chỉ là tin đồn, nhưng Lassina Zerbo, thư ký điều hành của Tổ chức hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, vẫn cảnh báo : « Bất kỳ bước lùi nào cũng có thể mở đường cho một cuộc chạy đua vũ trang ».
Hoa Kỳ vẫn là nước đóng góp tài chính chính cho Tổ chức hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, tham gia vào việc tu bổ và cải thiện hệ thống giám sát quốc tế, mạng lưới cảm ứng khổng lồ để phát hiện bất kỳ sự rung chuyển hoặc phát thải nào liên quan đến các vụ thử hạt nhân. Nhờ hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện và hệ thống giám sát của Tổ chức, số vụ thử hạt nhân đã giảm từ 2.000 vụ  trong thế kỷ 20 xuống còn 6 vụ kể từ năm 2000 đến nay, tất cả đều do Bắc Triều Tiên tiến hành.
Tuy nhiên, kể từ năm 2019, Hoa Kỳ tố cáo Nga không tuân thủ quy định không vụ nổ tạo ra năng lượng hạt nhân và từ vài tháng nay Washington nghi ngờ Trung Quốc sắp vượt quá giới hạn. Đương nhiên là Matxcơva và Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc của Mỹ, nhưng chủ đề này đã thành một nguồn căng thẳng mới giữa ba cường quốc. Libération kết luận việc rò rỉ thông tin về cuộc thảo luận bí mật liên quan đến khả năng Mỹ nối lại các cuộc thử nghiệm hạt nhân rất có thể là một biện pháp làm tăng áp lực đối với Matcơva và Bắc Kinh, nhưng đây cũng là một đòn bẩy nguy hiểm.
Tổng thống Pháp Macron và giới hạn quyền lực
Về chính trị trong nước, mục thời luận của báo Le Monde nói về những khó khăn của nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron từ nay cho đến hết nhiệm kỳ tổng thống.
Le Monde lưu ý tình trạng hiện nay là nếu có điều gì không hài lòng là dân Pháp đều nhắm đến tổng thống, nhưng có một điều họ bỏ qua là ông Macron không thể tự mình quyết định hết mọi sách lược theo ý ông. Bên cạnh tổng thống còn có thủ tướng Edouard Philippe và chính phủ. Chính tại phủ thủ tướng hàng tuần đều diễn ra cuộc họp của các bộ trưởng, các dự luật được triển khai dưới sự giám sát của thủ tướng. Nguyên thủ quốc gia không thể can thiệp vào công việc của bộ máy hành pháp. Ông Macron đã chạm đến giới hạn quyền lực.
Tổng thống tiền nhiệm François Hollande, 2 năm rưỡi sau khi hết nhiệm kỳ, đã ra một cuốn sách nói về bài học từ kinh nghiệm của ông : Tổng thống phải đầu tư hết mình cho trọng trách nhưng lại không thể tự bảo vệ mình. Tổng thống ở khắp nơi và chịu trách nhiệm về tất cả mọi chuyện. Nói cách khác, sự tồn tại của chính phủ và thủ tướng do chính tổng thống bổ nhiệm cũng không thể giúp ông thoát khỏi khó khăn. Khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, cựu tổng thống François Hollande đã kết luận rằng vị trí số hai – vị trí thủ tướng nên bị loại bỏ. Ông Hollande không phải người duy nhất nghĩ như vậy. Chẳng hạn, cựu thủ tướng Pháp Edouard Balladur và Lionel Jospin đều tin rằng thống nhất về một mối quyền lực hành pháp sẽ hiệu quả hơn mà vẫn hợp pháp.
Nhưng theo Le Monde, ở giai đoạn này, với những khó khăn ở thời điểm này, Emmanuel Macron hầu như không có thời gian để đặt câu hỏi về vấn đề cải tổ hệ thống nói trên, mà phải đánh giá có nên tiếp tục với thủ tướng Edouard Philippe hay bổ nhiệm một vị thủ tướng mới, để không lâm vào cảnh như người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy (không tái đắc cử), thậm chí là để không lâm vào cảnh người tiền nhiệm François Hollande (không thể tái tranh cử).
Cạnh tranh : Bruxelles muốn sang trang « châu Âu ngây thơ »
Báo chí Pháp hôm nay đặc biệt dành sự chú ý cho châu Âu, từ kinh tế, doanh nghiệp hậu Covid-19, cạnh tranh với các nước ngoài Liên Âu cho đến các vấn đề xã hội, dân số …
Báo kinh tế Les Echos chạy tựa trang nhất « Bruxelles muốn sang trang ‘‘châu Âu ngây thơ’’ ». Mong muốn tái lập các điều kiện cạnh tranh công bằng, Ủy Ban Châu Âu hôm nay mở tranh luân về việc thay đổi các quy định cạnh tranh, lấy ý kiến đóng góp của các quốc gia thành viên. Mục đích là đưa ra các cải cách vào cuối năm nay để bảo vệ các doanh nghiệp của Liên Hiệp trước các công ty nước ngoài được Nhà nước hỗ trợ, đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc.
Dự thảo cải cách được chia thành hai vế. Vế thứ nhất là giám sát xem liệu các công ty nước ngoài làm ăn tại Liên Hiệp có được hưởng trợ cấp từ Nhà nước của họ hay không, để đưa ra biện pháp đối phó, như giảm năng lực sản xuất của các công ty này tại châu Âu, cấm các doanh nghiệp này thâm nhập vào một số thị trường công trong khối …
Vế thứ hai là bảo vệ các công ty của châu Âu trước việc bị các đối thủ nước ngoài mua lại, bảo đảm rằng các thương vụ được thực hiện công bằng. Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, Liên Âu rất quan tâm tao điều kiện thuận lợi để tái cấp vốn công khai cho các công ty nhằm loại trừ khả năng nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp này. Hiện giờ, Ủy Ban Châu Âu vẫn muốn củng cố chiến lược cảnh giác đề phòng nói trên.
Vấn đề quan trọng, đối với Les Echos, là làm thế nào để trang bị cho Liên Âu khả năng chứng minh doanh nghiệp nước ngoài được chính quyền nước đó tài trợ, bởi có một số doanh nghiệp nước ngoài được hưởng những biện pháp trợ cấp trá hình và rất dễ che giấu.
Châu Âu : Hậu Covid-19, nạn phá sản doanh nghiệp bùng nổ
Vẫn về kinh tế, báo le Monde quan tâm đến nguy cơ phá sản thời hậu Covid-19 của các doanh nghiệp châu Âu. Mặc dù chính phủ các nước châu Âu đã chi hàng trăm tỉ euro để vực dậy nền kinh tế, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp bị tê liệt do các biện pháp phong tỏa chống dịch Covid-19, nhưng theo kết quả nghiên cứu cơ quan bảo hiểm – tín dụng Coface công bố ngày 16/06/2020, các vụ doanh nghiệp phá sản sẽ tăng mạnh từ nay đến hết năm 2021 : tỉ lệ này là 21% tại Pháp, 22% ở Tây Ban Nha, 37% đối với Anh và Ý, 36% tại Hà Lan. Nước ít bị ảnh hưởng nhất là Đức, với tỉ lệ phá sản tăng 12%.
Tại Pháp, nếu không có thêm các biện pháp hỗ trợ bổ sung của chính quyền, theo Coface, đến cuối năm 2021 sẽ có tới 61.354 doanh nghiệp phá sản, nhất là các doanh nghiệp mới được thành lập, 200.000 việc làm trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng. Các lĩnh vực có nhiều nguy cơ phá sản nhất đương nhiên là các ngành nghề bị tác hại nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng y tế Covid-19 : du lịch, nhà hàng, giao thông vận chuyển, thương mại, may mặc, xây dựng.
Đối với các nước châu Âu khác, Coface nhấn mạnh mức độ phá sản sẽ có liên quan đến mức tăng giảm GDP. Theo các dự báo về tăng trưởng, Hà Lan và Đức sẽ là những nước ít bị suy thoái nhất, GDP chỉ giảm 2% so với năm 2019. GDP của Anh và Ý sẽ giảm 5-6% so với năm ngoái, nhiều hơn mức sụt giảm tại Pháp và Tây Ban Nha. Riêng tại Hà Lan có điểm đặc biệt là các doanh nghiệp dễ bị phá sản hơn ở các nước khác nhưng khi kinh tế được hồi phục, thì số công ty mới được thành lập cũng cao hơn.
Liên Hiệp Châu Âu và khủng hoảng dân số
Báo Le Figaro dành nhiều bài viết cho thời sự Pháp, nhưng không quên hồ sơ về cuộc khủng hoảng dân số Liên Hiệp Châu Âu : dân số giảm và già ở châu Âu, nhất là ở các quốc gia Đông Âu và Nam Âu như Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha, kéo theo đó là những hậu quả về kinh tế, xã hội và cả chính trị. Trong bài viết « Liên Hiệp Châu Âu mở mắt về khủng hoảng dân số », Le Figaro lấy làm tiếc là giới lãnh đạo các nước thành viên Liên Âu đã coi nhẹ những hậu quả nói trên. Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp Liên Hiệp Châu Âu ghi nhận tỉ lệ tử cao hơn tỉ lệ sinh.
Theo báo cáo « Tác động của chuyển đổi dân số » do chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Lyen phụ trách, nếu kéo dài tình trạng này, tính từ năm 2030 đến năm 2070 dân số châu Âu sẽ giảm 5%. 30% dân số sẽ trên 65 tuổi, số người trên 80 tuổi chiếm 13%. Còn số người trong độ tuổi lao động sẽ giảm 18%. Điều này sẽ tạo gánh nặng về chăm sóc y tế và quỹ hưu trí.
Sau cuộc chiến Covid-19 là cuộc chiến du lịch
Vẫn liên quan đến châu Âu, nhưng về du lịch, báo La Croix nói về Cuộc chiến du lịch hè giữa các nước châu Âu. Nước nào cũng vừa muốn giữ khách nội địa và thu hút khách ngoại quốc. Trong cuộc chiến mới này, dường như các nước Nam Âu như Ý, Tây Ban Nha và cả nước Pháp có nhiều ưu thế vì khí hậu dễ chịu và có nhiều khu nghỉ mát ven biển. Hơn 50% người dân châu Âu mùa hè thường đi nghỉ ở vùng biển.
Năm nay, do tác hại của dịch bệnh, chính phủ Pháp đã nhiều lần bày tỏ mong muốn người dân Pháp sẽ đi nghỉ hè trong nước. Theo một cuộc khảo sát mới đây, 87% dân Pháp chọn du lịch nội địa mùa hè, chỉ có 13% muốn ra nước ngoài nghỉ hè. Các địa phương của Pháp cũng tìm đủ cách để thu hút du khách, với nhiều sáng kiến. La Croix nói đến khả năng xảy ra « cuộc chiến giữa các vùng lãnh thổ ».
http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200617-n%E1%BB%91i-l%E1%BA%A1i-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-%C3%BD-%C4%91%E1%BB%8Bnh-th%E1%BB%B1c-s%E1%BB%B1-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-hay-%C4%91%C3%B2n-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-nga-%E2%80%93-trung

Tin tổng hợp
AFP) - Sau bốn ngày bạo động liên tiếp, thành phố Dijon thủ phủ vùng Bourgogne miền đông nước Pháp yên bình. 
Bạo động bùng lên sau vụ một thiếu niên người Tchetchenia bị hành hung hôm 10/06/2020. Cộng đồng đồng người Tchechenia kêu gọi « báo thù », tấn công vào thường dân chủ yếu là người gốc Bắc Phi ở nhiều khu vực khác nhau tại một hành phố yên bình như Dijon. Bộ Nội Vụ Pháp đã điều nhân viên đến tăng viện.
(AFP) – Cảnh sát Pháp tiếp tục biểu tình.
Tối 16/06/2020 hàng trăm cảnh sát Pháp tiếp tục xuống đường phản đối những cáo buộc kỳ thị và bạo hành. Sau các cuộc tập hợp ở Khải Hoàn Môn, Quảng trường Trocadéro và khu la Defense, hôm qua khoảng 200 cảnh sát Pháp tập hợp trước sân vận động Stade de France ngoại ô Paris, hay thành phố cảng Marseille ở miền nam đòi chính phủ rút lại kế hoạch cấm cảnh sát sử dụng phương pháp gọi là ghì cổ khi câu lưu người biểu tình. Đây là dư âm từ các phong trào lên án bạo lực cảnh sát Pháp liên tục diễn ra trong những ngày cuối tuần qua.
(Reuters) - Covid-19 : Úc có thể đóng cửa biên giới đến 2021. 
Hôm nay, 17/06/2020, bộ trưởng Thương Mại Simon Birmingham thông báo là nước Úc sẽ không thể mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế trước năm tới, nhưng có thể nới lỏng các điều kiện nhập cảnh đối với sinh viên và những người đến Úc trong một thời gian dài. Nước Úc đã khống chế được dịch Covid-19 và cho rằng thành công này chính là nhờ đóng cửa biên giới và các biện pháp nghiêm ngặt về giản cách xã hội.
(AFP) - Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân ở Irak. 
Hôm nay, 17/06/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai lực lượng đặc nhiệm ở miền bắc Irak trong khuôn khổ chiến dịch tấn công vào phiến quân Kurdistan. Chiến dịch này có nguy cơ gây căng thẳng giữa Ankara và Bagdad. Hôm qua, chính phủ Irak đã triệu mời đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ở Bagdad để phản đối việc không quân Thổ Nhĩ Kỳ oanh kích vào các vị trí của lực lượng Đảng Những người lao động Kurdistan trên lãnh thổ Irak trong tuần này.
(AFP) - Covid-19 : Thị trường xe hơi châu Âu vẫn sụt giảm mạnh. 
Theo các dữ liệu do Hiệp hội các nhà chế tạo xe hơi châu Âu (ACEA) công bố hôm nay, 17/06/2020, do tác động của dịch Covid-19, trong tháng 5 vừa qua, số xe hơi bán ra ở các nước Liên Hiệp Châu Âu đã sụt giảm 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng Tư vừa qua, mức sụt giảm này đã lên đến 76,3%.
(AFP) - Covid-19 : Cá hồi Na Uy « vô can ». 
Hôm nay, 17/06/2020, bộ trưởng Ngư Nghiệp Na Uy khẳng định cá hồi của nước này không phải là nguồn gốc của việc tái bùng phát dịch Covid-19 tại Bắc Kinh, nơi mà không còn ai dám mua về loại cá này. Hôm qua, các quan chức Na Uy và Trung Quốc đã gặp nhau và đã kết luận rằng cá hồi Na Uy rất có thể là không phải là nguồn gốc của virus được phát hiện tại chợ bán sỉ nông sản Tân Phát Địa (Xinfadi) ở Bắc Kinh.
(AFP) - Virus corona : Thuốc kháng viêm Dexaméthasone gây hy vọng. 
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua 16/06/2020 lên tiếng hoan nghênh « một sự đột phá khoa học » sau khi các nhà nghiên cứu Anh loan báo thuốc kháng viêm Dexaméthasone làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong đối với các bệnh nhân Covid-19 nặng. Hợp chất steroid có giá thành rẻ này làm giảm đến 1/3 số trường hợp tử vong đối với những người bệnh phải thở máy.
(Ouest-France) - Virus corona : New Zealand huy động quân đội canh giữ biên giới. 
Nữ thủ tướng Jacinda Ardern hôm nay 17/06/2020 giao cho quân đội nhiệm vụ giám sát biên giới, do dịch bệnh Covid-19 tái phát sau 24 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới vì không tuân thủ các biện pháp cách ly. Bà tuyên bố : « Tôi tin rằng chúng ta cần sự nghiêm ngặt, lòng tin và kỷ luật như quân đội ».
(AFP) - Mỹ tăng cường trừng phạt Syria với luật César. 
Đạo luật César bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay 17/06/2020 mở rộng việc trừng phạt chế độ Syria, qua việc đóng băng viện trợ tái thiết. Luật còn trừng phạt cả các định chế nước ngoài hợp tác với chính quyền Assad, và lần đầu tiên các công ty Nga hay Iran hiện diện tại Syria trở thành đích nhắm.
(AFP) - Donald Trump muốn ngăn chận cuốn sách của John Bolton.
Cuốn hồi ký của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ mang tựa đề « The Room Where It Happened, A White House Memoir » dự kiến ra mắt ngày 23/06, nhưng hôm qua 16/06/2020 chính quyền Donald Trump đã kiện lên tư pháp liên bang để ngăn trở cuốn sách chỉ trích tổng thống Mỹ dữ dội. Theo đơn kiện, ông John Bolton đã không đưa duyệt trước bản thảo, và cuốn hồi ký này « rõ ràng đã vi phạm các thỏa thuận mà Bolton đã ký, là điều kiện để ông được tuyển dụng và tiếp cận những thông tin tuyệt mật ». Phía nhà xuất bản nêu ra quyền tự do ngôn luận của tác giả.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200617-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

Điểm tin thế giới sáng 17/6:

Úc tố Trung Quốc tung tin giả;

Triều Tiên sẽ đưa quân trở lại biên giới với Hàn Quốc

Lục Du
Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Tư (17/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Úc tố Trung Quốc tung tin giả
Ngoại trưởng Úc Marise Payne hôm thứ Ba đã chỉ trích việc Bắc Kinh cho lan truyền các thông tin sai sự thật, “góp phần tạo ra bầu không khí hoảng loạn và chia rẽ”, đồng thời tuyên bố rằng Canberra sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong các cơ quan quốc tế, theo The Guardian.
Bà Payne kêu gọi các tổ chức toàn cầu như Tổ chức Y tế Thế giới cần “đóng vai trò là nhân tố chống lại thông tin sai lệch”. Ngoại trưởng Úc cho biết thêm, “một số quốc gia đang sử dụng đại dịch để phá hoại nền dân chủ tự do và thúc đẩy các mô hình độc tài hơn của họ”.
Bà Payne đưa ra phát biểu này trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Úc đang căng thẳng sau khi chính phủ Úc yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus Vũ Hán. Bắc Kinh phản ứng lại bằng cách khuyến cáo công dân không nên đến Úc vì có thể đối diện nguy cơ bị phân biệt chủng tộc. Ngọai trưởng Úc bác bỏ cáo buộc này, nói rằng đất nước của bà luôn chào đón mọi người khắp nơi trên thế giới.
Triều Tiên sẽ đưa quân trở lại biên giới với Hàn Quốc
Hôm thứ Tư, Triều Tiên tuyên bố họ sẽ đưa quân đội trở lại khu vực Kaesong và Kumgang giáp ranh với Hàn Quốc. Theo Yonhap, quyết định này của Bình Nhưỡng vi phạm thỏa thuận liên Triều và là hành động làm gia tăng căng thẳng mới nhất của Bắc Hàn trên bán đảo Triều Tiên.
Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên cho biết, Triều Tiên cũng sẽ nối lại “tất cả các cuộc tập trận quân sự thường xuyên” gần biên giới liên Triều. Yonhap đánh giá, đây là một động thái rõ ràng nhằm phá hủy thỏa thuận quân sự làm giảm căng thẳng mà hai miền Triều Tiên đã ký vào năm 2018.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin, chính quyền Bắc Hàn cũng đã “thẳng thừng” từ chối lời đề nghị của phía Hàn Quốc cử đặc phái viên đến Bình Nhưỡng đàm phán xoa dịu căng thẳng. (Chi tiết).
Số người nhiễm mới nCoV ở Brazil tăng kỷ lục
Số người nhiễm mới virus Vũ Hán vào hôm thứ Ba ở Brazil đã tăng lên mức kỷ lục với 34.918 ca trong 24 giờ, nâng tổng số bệnh nhân Covid ở quốc gia Mỹ Latinh lên 923.189. Nước này tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ, theo Reuters.
Brazil cũng đã ghi nhận thêm 1.338 ca COVID-19 tử vong theo cập nhật trên trang Worldometers tính tới sáng thứ Tư, đưa số bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán tử vong tại quốc gia này lên 4.456.
Theo báo cáo từ Giám đốc khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới Tổ chức Y tế Thế giới, kỷ lục tăng số người nhiễm bệnh mới của Brazil xuất hiện trong bối cảnh dịch bệnh đang tiếp tục chiều hướng bùng phát mạnh ở khu vực Mỹ Latinh.
Kinh tế Mỹ sẽ phục hồi sớm hơn dự kiến
Các chỉ số kinh tế ở phố Wall cải thiện vào thứ Ba phản ánh triển vọng kinh tế và doanh số bán lẻ tăng vọt ở Mỹ, một căn cứ cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ có thể phục hồi sớm hơn dự kiến sau khoảng 5 tháng suy thoái vì ảnh hưởng bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo Reuters.
Tất cả ba chỉ số chứng khoán lớn của Hoa Kỳ là Dow, S&P và Nasdaq đều đã tăng ngày thứ ba liên tiếp. Trong khi đó dữ liệu do Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố cho thấy doanh số bán lẻ đã tăng kỷ lục 17,7% trong tháng 5, vượt qua mức tăng 8% mà các nhà phân tích dự kiến.
Ryan Detrick, chiến lược gia cao cấp về thị trường tại LPL Financial ở Charlotte, Bắc Carolina đánh giá, “Doanh số bán lẻ là động lực thúc đẩy các thị trường tăng trưởng”, và “chắc chắn tín hiệu kích thích tăng trưởng sẽ được bổ sung trong hôm nay”.
Các nhà đầu tư Mỹ sẽ có thể cảm thấy yên tâm hơn với hoạt động kinh doanh khi sắp được đón nhận gói kích thích kinh tế 1.000 tỷ đô la của chính quyền Trump.
Mỹ đạt bước tiến trong việc tìm vắc xin chống Covid-19
Reuters đưa tin, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ hôm thứ Ba cho biết, chính quyền Trump đã thu hẹp được phạm vi đầu tư cho vắc xin chống Covid-19, từ 14 loại như ban đầu xuống còn 7 loại có tiềm năng khắc chế được loại virus chết người có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ cũng nói rằng họ hy vọng nhiều người Mỹ, vào khoảng đầu năm tới, sẽ được tiêm một loại vắc xin miễn phí đã qua kiểm nghiệm để phòng tránh viêm phổi Vũ Hán.
Chính quyền Trump hồi tháng trước đã khởi động một chương trình đẩy nhanh tốc độ phát triển vắc xin phòng chống virus Viêm phổi Vũ Hán. Một quan chức Mỹ cho hay, nỗ lực này của chính phủ nhằm “tối đa hóa khả năng” để sớm có được vắc xin phòng dịch vào cuối năm nay.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-17-6-uc-to-trung-quoc-tung-tin-gia-trieu-tien-se-dua-quan-tro-lai-bien-gioi-voi-han-quoc.html

Điểm tin tối 17/6:

Cựu Thủ tướng Đan Mạch

mời Tổng thống Đài Loan dự hội nghị dân chủ

Hải Lam
Mục Điểm tin thế giới tối thứ Tư (17/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Cựu Thủ tướng Đan Mạch mời Tổng thống Đài Loan dự hội nghị dân chủ
Tờ Taiwan News hôm nay đưa tin, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn được cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen tổ chức trực tuyến vào hai ngày 18-19/6. Bà Thái đã nhận lời.
Theo CNA, Hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen được thành lập vào năm 2007 bởi cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen, với mục đích kết nối các lực lượng dân chủ toàn cầu và thảo luận về những thách thức mà các nền dân chủ phải đối mặt.
Ông Rasmussen cho biết ông mời Tổng thống Thái tham dự hội nghị vì sự tái đắc cử của bà, người đại diện cho Đài Loan, một quốc gia dân chủ với dân số 23 triệu người, và sự kiểm soát dịch Covid-19 thành công hơn quốc gia láng giềng Trung Quốc bất chấp nguy cơ lây nhiễm rất cao do có mối quan hệ gần gũi với nước này.
Ngoài bà Thái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Vera Jourova, Tổng thư ký đảng Demosisto Hoàng Chi Phong từ Hồng Kông cũng được mời tham dự.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc đệ đơn từ chức
Bộ Thống nhất Hàn Quốc chiều nay xác nhận với tờ NK News rằng, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yeon-chul đã đệ đơn xin từ chức, một ngày sau khi Triều Tiên cho nổ Văn phòng Liên lạc chung ở Kaesong.
Bộ thống nhất là một cơ quan của chính phủ Hàn Quốc, đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đối thoại, trao đổi và hợp tác giữa hai miền, theo Wikipedia.
“Tôi quyết định từ chức, chịu toàn bộ trách nhiệm trong mối quan hệ liên Triều suy yếu”, ông Kim nói với các phóng viên hôm nay.
“Tôi rất tiếc vì không thể đáp ứng được kỳ vọng và đòi hỏi của người dân Hàn Quốc đối với sự hòa bình và thịnh vượng của bán đảo Triều Tiên”.
Theo CNN, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chưa chấp nhận đơn từ chức của ông Kim.
Chính quyền Trump kiện cựu cố vấn an ninh quốc gia
Chính quyền tổng thống Trump hôm 16/6 đệ đơn kiện cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton vì cho rằng cuốn hồi ký của ông về Nhà Trắng chứa thông tin mật và gây tổn hại an ninh nước Mỹ, theo Reuters.
Cuốn hồi ký của ông Bolton có tên “The Room Where It Happened: A White House Memoir” (Tạm dịch: Căn phòng nơi nó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng), dự kiến xuất bản ngày 23/6.
Đơn kiện của chính quyền Trump có viết, Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng (NSC) “xác định bản thảo hiện tại cuốn hồi ký có một số đoạn chứa các thông tin an ninh quốc gia mật”.
“Việc xuất bản cuốn sách sẽ gây ra hậu quả không thể khắc phục được, bởi việc tiết lộ các thông tin mật trong bản thảo đã được duyệt có thể gây tổn hại nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho an ninh Mỹ”.
Bắc Kinh hủy hơn 1.200 chuyến bay vì dịch Covid-19
Tờ Nhân dân nhật báo đưa tin, Bắc Kinh hôm nay đã hủy ít nhất 1.255 chuyến bay trong và ngoài nước, chiếm gần 70% số chuyến bay của thành phố trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán đang diễn biến phức tạp tại đây.
Giới chức Bắc Kinh hôm nay thông báo đóng cửa toàn bộ trường mẫu giáo, tiểu học và trung học trong thành phố. (chi tiết)
Tổng thống Honduras nhiễm Covid-19
Ông Juan Orlando Hernandez, Tổng thống Honduras, cuối ngày 16/6 thông báo ông đã nhiễm Covid-19 nhưng vẫn làm việc từ xa thông qua các trợ lý, theo Reuters.
“Là tổng thống của đất nước và là một công dân có trách nhiệm, tôi muốn thông báo rằng hồi cuối tuần trước, tôi bắt đầu cảm thấy không khỏe và đến hôm nay tôi vừa được chẩn đoán nhiễm Covid-19”, ông Hernandez phát biểu trên truyền hình.
Vợ của ông là Ana Garcia và hai trợ lý của ông cũng bị nhiễm bệnh. Bà Garcia dương tính nhưng không có triệu chứng.
“Họ đề nghị tôi nghỉ ngơi nhưng tôi sẽ tiếp tục làm việc từ xa thông qua các trợ lý”, ông Hernandez cho biết.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-toi-17-6-cuu-thu-tuong-dan-mach-moi-tong-thong-dai-loan-du-hoi-nghi-dan-chu.html

Tạp chí xã hội

Space X hay xu hướng tư nhân hóa

ngành không gian Mỹ

Thanh Phương
Ngày 31/05/2020, hai phi hành gia Bob Behnken và Doug Hurley của cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA, sau 19 giờ bay trên phi thuyền Crew Dragon của tập đoàn Mỹ SpaceX, đã vào được Trạm Không gian Quốc tế ISS, đánh dấu thành công trọn vẹn của chuyến bay có người lái đầu tiên do một công ty tư nhân thực hiện và cũng là chuyến bay có người lái đầu tiên của ngành không gian Mỹ từ 9 năm qua.
Hoa Kỳ cho tới nay vẫn không quên mối nhục, hay đúng hơn là cú sốc, bị Liên Xô qua mặt, khi Iouri Gagarine đã là người đầu tiên bay lên không gian ngày 12/04/1961. Gần một năm sau, ngày 20/02/1962, John Glenn mới là người Mỹ đầu tiên bay trên quỹ đạo vòng quanh Trái Đất giống như Gagarine.
Sau nhiều chuyến bay không người lái và chuyến bay thử nghiệm, phi thuyền của chuyến bay Apollo 11 mới đáp xuống Mặt Trăng ngày 21/07/1969 và Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, rửa được mối nhục của Hoa Kỳ với đối thủ Liên Xô.
Nhưng đến năm 1972, tổng thống Richard Nixon từ bỏ các chuyến bay có người lái lên Mặt Trăng, khởi động chương trình các phi thuyền con thoi đưa các phi hành gia lên quỹ đạo Trái Đất. Với việc xây dựng Trạm Không gian Quốc tế ISS, bắt đầu từ năm 1998, một dự án 100 tỷ đôla, phần lớn do Hoa Kỳ tài trợ, các phi thuyền con thoi Mỹ được sử dụng liên tục. Nhưng sau tai nạn của phi thuyền con thoi Columbia ngày 01/02/2003, tổng thống George W. Bush quyết định là đến năm 2010 sẽ chấm dứt việc sử dụng các phi thuyền này. Như vậy là sau 30 năm phục vụ, phi thuyền con thoi Mỹ đã bay chuyến cuối cùng vào tháng 7/2011.
Kể từ khi Hoa Kỳ chấm dứt các chuyến bay của phi thuyền con thoi vào năm 2011, các phi hành gia Mỹ phải « đi nhờ » các phi thuyền của Nga để bay lên Trạm Không gian Quốc tế, hiện đang bay với tốc độ 27.000 km/h chung quanh Trái Đất.
Trả lời RFI Pháp ngữ ngày 27/05, ông Stefan Barensky, tổng biên tập tạp chí Aerospatium, nhắc lại:
« Có một sự gián đoạn không ai ngờ trước trong việc đưa các phi hành gia Mỹ lên không gian : Khi quyết định ngưng chương trình các phi thuyền con thoi sau tai nạn Columbia năm 2003, Hoa Kỳ đã dự tính là phi thuyền Orion của chương trình Constellation sẽ tiếp nối các phi thuyền con thoi vào năm 2012. Chương trình Constellation đã không được thực hiện, phi thuyền Orion vẫn đang được phát triển và theo dự kiến sẽ được phóng lên vào năm tới.
Trong khi chờ đợi, phải tìm một giải pháp thay thế, đó là nhờ đến các tập đoàn tư nhân. Ý định này thật ra đã có từ 14 năm qua. Trước đây, NASA vẻ kiểu, thiết kế các phi thuyền và đặt mua các phi thuyền đó từ ngành công nghiệp. Còn bây giờ, thay vì mua phi thuyền, họ mua một dịch vụ, giao cho ngành công nghiệp sản xuất phi thuyền để cung cấp dịch vụ đó. Dĩ nhiên là ngành công nghiệp không thể tự mình làm được, mà NASA đã đầu tư vào rất nhiều để hỗ trợ ngành công nghiệp, giúp giải quyết những vấn đề nẩy sinh.
Riêng đối với SpaceX, tiến trình diễn ra theo hai giai đoạn : đầu tiên công ty này chế tạo một một phi thuyền để vận chuyển hàng hóa đến trạm không gian quốc tế, đó là phi thuyền Crew Dragon, đã bay từ năm 2012. Đến năm 2014, NASA ký một hợp đồng mới, cải tiến phi thuyền này thành phi thuyền có người lái. Công việc này đã mất nhiều thời gian hơn dự kiến, vì lẽ ra phi thuyền đã được phóng từ năm 2017 »
Hết phụ thuộc vào Nga
Cơ quan không gian NASA như vậy là đã giao cho SpaceX phát triển một loại « taxi không gian », để Mỹ không còn phụ thuộc vào Nga khi cần « đưa đón » các phi hành gia trên không gian. Trong khuôn khổ một hợp đồng giá cố định 3 tỷ đôla, SpaceX cam kết sẽ thực hiện cho NASA 6 chuyến bay khứ hồi đến Trạm Không gian Quốc tế, với 4 phi hành gia trên phi thuyền.
Trả lời RFI Pháp ngữ ngày 27/05/2020, ông Léopold Eyharts, cựu phi hành gia Pháp của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) và cũng là một tướng không quân, cho biết :
« NASA đã trở thành khách hàng của SpaceX, nhưng SpaceX cũng có thể bán « ghế » cho các khách hàng tư nhân, các doanh nghiệp hoặc các cá nhân, nếu họ có đủ khả năng tài chính để mua « vé ». Hãng Boeing cũng đã được NASA chọn cách đây vài năm để cung cấp dịch vụ vận chuyển phi hành gia. Boeing đã cho bay thử một phi thuyền cách nay không lâu và cũng sẽ cho bay một phi thuyền có người lái trong vài tháng tới. Đây sẽ là một trong hai công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển phi hành gia tư nhân »
Thật ra, từ năm 2012, SpaceX đã chở các kiện hàng lên ISS, nhưng đây là lần đầu tiên NASA giao cho công ty này chở phi hành gia lên không gian. Hôm 31/05, khi đích thân đến trung tâm không gian Kennedy để chứng kiến tên lửa cất cánh, mang theo Bob Behnken và Doug Hurley lên trạm ISS, tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, kể từ nay, « tương lai thuộc về ngành công nghiệp không gian tư nhân ».
Đối với nhà tỷ phú Elon Musk, người sáng lập tập đoàn SpaceX, đây là bước đầu trong cuộc hành trình « nhằm thiết lập một nền văn minh trên Sao Hỏa », biến nhân loại thành một loài « đa hành tinh ». Trước mắt, SpaceX đã đánh bại Boeing, tập đoàn cũng đã được NASA giao phó việc vận chuyển phi hành gia Mỹ trong tương lai. Chuyến bay thử vào năm ngoái của phi thuyền Starliner do tập đoàn máy bay này chế tạo đã thất bại. SpaceX còn là công ty duy nhất trên thế giới thu hồi các tên lửa đẩy, có nghĩa là hôm 31/05, sau khi tên lửa được phóng lên 2 phút 33 giây, tầng một của tên lửa sẽ tách ra và trở về đậu trên một sà lan ngoài khơi bờ biển. Tầng thứ hai sẽ tách ra khỏi phi thuyền Crew Dragon 12 phút sau khi tên lửa được phóng lên.
Nga mất thế độc quyền
Sau chuyến bay thành công của SpaceX, ngành không gian Nga đã mất một thế độc quyền trên không gian. Từ năm 2011, khi Hoa Kỳ chấm dứt các chuyến bay của phi thuyền con thoi, các chuyến bay có người lái chỉ do các tên lửa Soyouz của Nga, an toàn hơn và rẻ tiền hơn, thực hiện. Trong suốt 9 năm qua, toàn bộ các phi hành gia bay lên ISS đều xuất phát từ sân bay vũ trụ Baikonour của Nga, sau khi đã tập luyện trên lãnh thổ nước Nga và …phải học tiếng Nga.
Theo lời ông Léopold Eyharts, kể từ nay các phi hành gia lên Trạm Không gian Quốc tế có một phương tiện thay thế:
« Thay đổi quan trọng với sự tham gia của các phi thuyền tư nhân, đó là kể từ nay có một phương tiện thay thế cho phi thuyền Soyouz. Cho tới nay Soyouz là phương tiện duy nhất, nếu xảy ra trục trặc gì, Trạm Không gian Quốc tế sẽ gặp nhiều vấn đề. Như cách đây hai năm, Soyouz đã gặp sự cố, gây ra một tình trạng phức tạp cho việc vận chuyển các phi hành gia lên trạm không gian. Phía Nga đã khắc phục tương đối nhanh chóng và chỉ vài tháng sau đã có thể đưa các phi hành gia lên trở lại. Nhưng rõ ràng tình hình như vậy rất bấp bênh. SpaceX đã giúp giải quyết vấn đề chính, đó là mang lại một phương tiện thay thế để vận chuyển phi hành gia lên Trạm Không gian Quốc tế.”
Thành công của SpaceX buộc ngành không gian Nga phải tăng cường tiềm lực của mình. Lãnh đạo cơ quan không gian Nga Roskosmos, ông Dmitri Rogozine, cho biết cơ quan này dự trù vào mùa thu tới sẽ thử nghiệm tên lửa hạng nặng Angara, sẽ được dùng để thay thế các tên lửa Proton. Nhưng trước mắt, cơ quan không gian Nga Roskosmos sẽ mất đi một nguồn thu nhập đáng kể. Cho tới nay, mỗi « vé » bay lên ISS, cơ quan NASA phải trả cho Roskosmos khoảng 80 triệu đôla. Nếu kể từ nay Space X chở các phi hành gia Mỹ, mỗi năm Roskosmos có thể bị mất hơn 200 triệu đôla, một số tiền đáng kể đối với ngân sách chỉ có khoảng 2 tỷ đôla của cơ quan này, theo tính toán của chuyên gia Andreï Ionine, Viện Hàn lâm Không gian Tsiolkovski ở Matxcơva, được hãng tin AFP trích dẫn.
Theo nhà nghiên cứu Isabelle Sourbès-Verger, chuyên gia về các vấn đề không gian, Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học CNRS của Pháp, cũng được hãng tin AFP trích dẫn, chính nhờ khoản thu nhập từ các chuyến bay chở các phi hành gia Mỹ, mà trong những năm qua Nga đã có thể tiếp tục sản xuất tên lửa Soyouz và duy trì được trọng lượng của họ trong các cuộc thương lượng về ISS.
Thấy giá  « vé » của mỗi phi hành gia bay lên không gian trên phi thuyền của Space X là 60 triệu đôla, lãnh đạo cơ quan không gian Nga Roskosmos bèn thông báo là sẽ ông sẽ cố gắng giảm 30% giá « vé » của họ. Nhưng chuyên gia Andreï Ionine tỏ vẻ hoài nghi về sức cạnh tranh của Roskosmos: « Space X tiết kiệm bằng cách sử dụng các động cơ giá rẻ và sản xuất gần như toàn bộ các linh kiện. Còn Nga muốn làm như thế thì sẽ phải thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất. » 
Ông Ionine nhấn mạnh : do không có phương tiện và cũng do thiếu quyết tâm chính trị, rồi lại bị nạn tham nhũng đục khoét, ngành không gian Nga nay không sáng chế gì mới, chủ yếu chỉ lo hoàn thiện các công nghệ có từ thời Liên Xô. Ấy là chưa kể ngoài SpaceX, ngành không gian Nga nay còn phải đối đầu với sự cạnh tranh từ các tên lửa của Trung Quốc. Các nhà quan sát cũng nhận thấy là tổng thống Nga Vladimir Putin có vẻ quan tâm nhiều đến việc phát triển các khả năng quân sự, nhất là các tên lửa công nghệ cao siêu thanh, hơn là lo củng cố vị thế của một cường quốc không gian.
Xu hướng tư nhân hóa
Về phía Hoa Kỳ, tham vọng không gian thì lại thay đổi tùy theo mỗi tổng thống. Vào năm 2010, tổng thống Barack Obama đã hủy bỏ chương trình đưa người trở lại Mặt Trăng, nhưng đề ra mục tiêu đưa các phi hành gia lên quỹ đạo Sao Hỏa vào năm 2035, đồng thời phát triển các tên lửa đẩy để chở các phi hành gia đến ISS. Người kế nhiệm ông, tổng thống Donald Trump lại ra lệnh cho cơ quan NASA trở lại
Mặt Trăng từ đây đến năm 2024, trong khuôn khổ chương trình Artemis và chuẩn bị cho các chuyến bay đến Sao Hỏa trong tương lai.
Theo lời ông Léopold Eyharts, việc « tư nhân hóa » dịch vụ đưa phi hành gia lên quỹ đạo chính là nằm trong chiến lược lâu dài của NASA:
« Cần phải thấy rằng, khi giao cho các công ty tư nhân nhiệm vụ vận chuyển phi hành gia lên quỹ đạo thấp, NASA không còn phải bận tâm đến những công việc bình thường, để có thể tập trung sức lực và nguồn tài chính vào chương trình thám hiểm không gian đầy tham vọng hơn, với sự hợp tác của các cơ quan không gian Nga, Nhật, Canada và của Cơ quan Không gian châu Âu.
Dự án của Mỹ trước mắt đưa các phi hành gia lên trạm nằm trên quỹ đạo của Mặt Trăng, rồi sau đó đặt chân trở lại Mặt Trăng, có thể là trong khoảng 4 hoặc 5 năm nữa, tuy chúng ta cũng phải thận trọng về lịch trình dự kiến. Mục tiêu lâu dài của Mỹ không hẳn là có mặt thường trực trên Mặt Trăng, mà là thực hiện những chuyến bay thường xuyên đến hành tinh này. »
Nhưng theo ông Barensky, tổng biên tập tạp chí Aerospatium, tuy SpaceX là tập đoàn tư nhân, chủ nhân của nó, Elon Musk cũng có tham vọng chinh phục không gian không kém gì NASA, đến mức được xem là đối thủ cạnh tranh của cơ quan này :
« Trong việc phát triển phi thuyền Crew Dragon, hay đúng là hai phiên bản của phi thuyền Crew Dragon, NASA đã dự kiến đầu tư khoảng 8 tỷ đôla. Với khoản đầu tư đó, dĩ nhiên là NASA có quyền giám sát chương trình. Cho nên hai bên đã làm việc chung với nhau nhiều. SpaceX là một đối tác thương mại, một nhà cung cấp dịch vụ, nhưng một số người xem tập đoàn này là đối thủ cạnh tranh của NASA, vì Elon Musk cũng có tham vọng chinh phục không gian và đang nỗ lực tài trợ cho dự án của riêng ông để đưa người lên Mặt Trăng, và xa hơn là lên Sao Hỏa, với mục tiêu rõ ràng là lập các khu định cư trên hành tinh này »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200617-space-x-hay-xu-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-t%C6%B0-nh%C3%A2n-h%C3%B3a-ng%C3%A0nh-kh%C3%B4ng-gian-m%E1%BB%B9đ

Tin Việt Nam – 17/06/2020

Tin Việt Nam – 17/06/2020

Thêm 2 Facebbokers bị bắt giữ

với cáo buộc lạm dụng quyền tự do dân chủ

Hai Facebokers có tên Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thường bị công an Quận 8 và phường Bình Tân ở thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ với cáo buộc tình nghi liên quan đến chính trị. Gia đình Facebooker Huỳnh Anh Khoa xác định tin này với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại vào tối ngày 17/6.
Chị Phạm Thị Bảo Ngọc vợ Facbooker Huỳnh Anh Khoa cho biết: “Vào khoảng 3 giờ rưỡi chiều ngày thứ Bảy, 13/6, em thấy một số người đó dẫn anh Khoa về nhà và yêu cầu em đứng để nghe họ đọc lệnh khám xét nhà. Rồi họ khống chế em để vào nhà. Khoảng 5 đến 6 người theo em vào lục xét nhà. Sau khi khám xét nhà xong họ không tìm thấy gì hết. Họ nói với vợ chồng em rằng khám xét nhà không thu giữ được gì, mời vợ chồng em ký vào giấy tờ gồm 3 tờ nhưng không gửi lại cho em một tờ nào hết và cho biết chồng em bị giữ ở cơ quan công an Quận 8”.
Chị Ngọc cho biết cơ quan công an quận 8 và phường Bình Tân đã từ chối không đưa lệnh tạm giam và tạm giữ Huỳnh Anh Khoa cho gia đình.
Theo Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, một người thường đưa các tin về kinh tế và chính trị ở Việt Nam, hai người bị bắt vừa nêu nằm trong một nhóm trên Facebook chuyên tổ chức các cuộc thảo luận về tình hình xã hội, kinh tế của Việt Nam có tên Bàn luận Kinh tế – Chính trị. Nhóm này có 46 ngàn người theo. Sau vụ bắt giữ xảy ra, nhóm này ngay lập tức bị đóng.
Cũng theo blogger Lê Nguyễn Hương Trà thì cả hai bị cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ theo điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-more-facebookers-arrested-with-abusing-democratic-freedom-charges-06172020081108.html

Xuất hiện kẻ lạ mặt nửa đêm

đột nhập vào nhà cụ Lê Đình Kình

Tin Vietnam.- Ngày 17 tháng 6 năm 2020, Facebook dân oan Trịnh Bá Phương loan tin, vào lúc 11 giờ 25 phút đêm ngày 16 tháng 6 năm 2020, trên camera nhà bà Dư Thị Thành, vợ cụ Lê Đình Kình đã ghi lại hình có một người lạ cầm đèn pin đột nhập vào nhà bà, và nhà ông Lê Đình Chức, con trai của bà. Hiện dư luận vẫn tò mò chưa biết mục đích của kẻ lạ mặt trên là ai, nhưng nhiều người bày tỏ sự lo lắng cho tính mạng bà Thành, nhân chứng sống của vụ án.
Theo anh Phương, bà Thành đã kể, rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2019, lực lượng  Cộng sản tấn công, ném hơi cay vào nhà bà Thành khiến bà và chồng mình cay mắt. Bà Thành phải lấy mũ len nhúng nước đưa cho ông Kình bịt lên mũi để có thể thở được.  Sau đó công an đã lao vào phòng bịt mồm, khoá tay cụ Kình, lôi ra ngoài trước sự chứng kiến của bà Thành. Bà Thành khẳng định, lúc này chồng bà vẫn còn sống.
Đến khi bà bị bắt lên đồn, bà vẫn nghĩ rằng chồng mình chưa chết. Nhưng sự thật thì ông cụ đã bị công an hành quyết một cách dã man ngay sau đó. Còn trong bản kết luận điều tra của công an Cộng sản thì
ghi rằng, cụ Kình đã bị bắn chết trước khi các viên cảnh sát Cộng sản đi vào phòng ngủ của cụ, chỉ có một con chó nghiệp vụ lao vào cắn đầu gối trái của cụ rồi lôi ra phòng khách.
Bản kết luận này của công an Cộng sản trái ngược hoàn toàn với nhân chứng là bà Thành. Vì vậy, việc kẻ lạ mặt đột nhập bất hợp pháp vào nhà bà Thành sau khi thông tin trên của bà được công bố thì ông Phương đã bày tỏ lo lắng cho sự an toàn tính mạng của bà.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/xuat-hien-ke-la-mat-nua-dem-dot-nhap-vao-nha-cu-le-dinh-kinh/

RSF và CPJ lên án Việt Nam

bắt giữ nhà báo độc lập Lê Tuấn

Thụy My
Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) vừa qua đã lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn, bút danh Lê Tuấn, thành viên thứ ba của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, vì cáo buộc chống Nhà nước.
Trước đó báo chí trong nước đưa tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/06/2020 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Hữu Minh Tuấn, 31 tuổi, ngụ tại Quảng Nam vì « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam » quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự.
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới có trụ sở tại Paris hôm 15/06 đã ra thông cáo lên án việc bắt ông Lê Tuấn, với tội danh có mức án lên đến 12 năm tù. Vụ bắt giữ này xảy ra chưa đầy một tháng sau khi ông Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) bị bắt tại Hà Nội và di lý vào Saigon. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, người có tên trong danh sách « Anh hùng thông tin » của RSF, đã bị bắt tại Saigon từ tháng 11/2019.
Theo ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF, thì việc bắt nhà báo trẻ Lê Tuấn cho thấy « sự lo lắng trong giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, sáu tháng trước Đại hội 13 của đảng ». Ông nhắc lại, Việt Nam hiện đứng thứ 175/180 trong bảng xếp hạng năm 2020 của RSF về tự do báo chí.
Về phía Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong thông cáo ngày 15/06/2020 đã đòi hỏi trả tự do lập tức cho ông Lê Hữu Minh Tuấn, đồng thời hủy bỏ những cáo buộc đối với ông.
Ông Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông Nam Á của CPJ cho rằng Việt Nam cần chấm dứt chiến dịch sách nhiễu các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Theo ông Crispin, « Việt Nam sẽ không bao giờ được coi là một nhân tố có trách nhiệm trên thế giới nếu vẫn tiếp tục đối xử với các nhà báo độc lập như tội phạm ».
Hai tổ chức trên còn nêu ra trường hợp blogger, nhà văn Phạm Chí Thành, bút danh Phạm Thành bị bắt hồi tháng Năm, được cho rằng cũng là thành viên của IJAVN, nhưng thật ra ông Phạm Thành đã ra khỏi hội này.
Báo chí Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn tin công an cho biết đang điều tra mở rộng vụ án « Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam » do « Phạm Chí Dũng cùng đồng phạm » thực hiện.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200617-rsf-v%C3%A0-cpj-l%C3%AAn-%C3%A1n-vi%E1%BB%87t-nam-b%E1%BA%AFt-gi%E1%BB%AF-nh%C3%A0-b%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp-l%C3%AA-tu%E1%BA%A5n

Luật sư: Không thể đem lời nhận tội

làm chứng cứ buộc tội!

Diễm Thi, RFA
Hải có tội vì có lời khai nhận tội?
Giải trình trước Quốc hội sáng 15 tháng 6 năm 2020, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội và ở những thời điểm quan trọng của vụ án, Hải đều nhận tội…
Luật sư Ngô Anh Tuấn nhận định dù đã có nguyên tắc suy đoán vô tội trong quy định của BLHS nhưng thực tế việc này ít được coi trọng. Cơ quan điều tra hay có định kiến bị can, bị cáo là người phạm tội, từ đó áp dụng các biện pháp “nghiệp vụ” để họ nhận tội, càng nhanh càng tốt. Tuy vậy, việc nhận tội không hẳn có giá trị trước tòa. Ông giải thích:
“Thậm chí có 1000 lời khai nhận tội nhưng những lời khai nhận tội không phù hợp với các tình tiết khách quan khác của vụ án thì nó không thể là chứng cứ. BLHS cũng quy định rõ là không được lấy lời khai của bị can bị cáo làm chứng cứ duy nhất buộc tội trước tòa. Nó đã có quy định rõ ràng như vậy nên bây giờ có khai nhận tội 100 lần mà không có lời khai nào là chối tội, kêu oan thì cũng không thể đem lời đó làm chứng cứ buộc tội được.”
Trở lại vụ án Hồ Duy Hải, trong phiên giải trình trước Quốc hội, Chánh án Nguyễn Hoà Bình khẳng định ở những thời điểm quan trọng của vụ án, Hồ Duy Hải đều nhận tội, đặc biệt lúc nhận kết luận điều tra và cáo trạng. Trong đơn gửi Chủ tịch nước sau phiên toà sơ thẩm, Hải không kêu oan, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt.
Đối với trường hợp Hồ Duy Hải thì theo bút lục hồ sơ để lại thì có rất nhiều lời kêu oan. Ngay khi có luật sư vào là Hồ Duy Hải đã kêu oan. Thế thì ngoài việc nói sai quy định pháp luật thì ông Nguyễn Hòa Bình vẫn có cái định kiến của người đã từng tham gia với vai trò kiểm sát trong vụ này. – Luật sư Ngô Anh Tuấn
Luật sư Ngô Anh Tuấn nêu quan điểm của mình với RFA:
“Đối với trường hợp Hồ Duy Hải thì theo bút lục hồ sơ để lại thì có rất nhiều lời kêu oan. Ngay khi có luật sư vào là Hồ Duy Hải đã kêu oan. Thế thì ngoài việc nói sai quy định pháp luật thì ông Nguyễn Hòa Bình vẫn có cái định kiến của người đã từng tham gia với vai trò kiểm sát trong vụ này. Ông này đã từng bác kháng nghị của Viện kiểm sát.”
Ngày 24 tháng 10 năm 2011, khi còn là Viện trưởng Viện KSND tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình ra quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vì cho rằng cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã xét xử đúng người, đúng tội.
Ngày 22 tháng 11 năm 2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam Lê Minh Trí kháng nghị giám đốc thẩm vụ án, sau khi nhận được đề nghị xem xét giải quyết đảm bảo đúng pháp luật vụ án từ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 năm 2019.
Ngày 8 tháng 5 năm 2020, sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm vụ án, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Vì sao bị can, bị cáo phải nhận tội?
Rất nhiều vụ án oan trước đây đều bắt đầu từ việc nhận tội của bị can, bị cáo trong quá trình điều tra. Đến khi phúc cung hay ra tòa thì đã ‘muộn’. Một vụ án oan mà nạn nhân từng ở tù 10 năm do nhận tội giết người và diễn lại hành vi giết người một cách thuần thục, khớp với hồ sơ của cơ quan điều tra là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn.
Truyền thông trong nước dẫn lời ông Chấn về việc ‘tập giết người’ như sau: “Gần 2 tuần tôi tập tành giết người. Hàng ngày họ đưa tới một phòng, trong phòng có một hình nộm, một con dao giả. Cứ 8 giờ sáng bắt đầu tập đến 11 giờ 30 nghỉ, chiều 2 giờ tập tới 4 giờ 30. Mấy ngày đầu còn người đứng trông, sau đó tự tập, tập đến khi thành thục, thì thực hiện, tức biểu diễn, rồi họ chụp ảnh…”
Luật sư Ngô Anh Tuấn cho rằng, viêc lập đi lập lại hành động vung dao giết người có thể khiến bị cáo ảnh hưởng tâm lý. Một thời gian sau họ lại nghĩ mình có tội thật. Oan sai đến từ đó.
Nói đến án oan thì không thể không nhắc đến vụ một gia đình tám người ở Tây Ninh bị bắt trong hai đêm cuối tháng 7 năm 1979 vì bị cho là hung thủ trong một vụ cướp. Tất cả họ bị tù oan hơn 3 năm 9 tháng chỉ vì những lời nhận tội sau khi bị nhục hình.
Công an xã lôi ông Hồ Long Chánh ra ngoài đồng vắng, lấy súng K54 chĩa vô màng tang ổng, nói rằng nếu nhận tội thì cho sống, không nhận tội thì bắn bỏ luôn. Ông sợ chết nên phải nhận tội. – Luật sư Phạm Công Út
Người đầu tiên bị bắt là ông Hồ Long Chánh do nhà ông bán bánh mì nên có con dao giống con dao nạn nhân mô tả trong vụ cướp. Vì sức khỏe yếu nên hôm nay ông không thể nói chuyện với RFA.
Luật sư Phạm Công Út, người từng là đại diện pháp lý cho gia đình này trong việc đòi minh oan, đòi bồi thường sau 40 năm kể lại nguyên nhân cả nhà bị bắt:
“ Vào cái đêm xảy ra vụ án cướp 5 chỉ vàng ở Trảng Bàng, Tây Ninh, công an xã họ khoanh vùng xem nhà ai có khung khí như nạn nhân mô tả là con dao. Họ nghĩ trong địa phương có gia đình ông Chánh có con dao vì vợ chồng ông này bán bánh mì. Chỉ có tình tiết đó thôi mà họ kéo tới bắt ông Chánh về đánh. Đánh dữ dội lắm nhưng ổng cứ khóc rằng ổng không có ăn cướp của ai hết. Công an xã lôi ổng ra ngoài đồng vắng, lấy súng K54 chĩa vô màng tang ổng, nói rằng nếu nhận tội thì cho sống, không nhận tội thì bắn bỏ luôn. Ông sợ chết nên phải nhận tội.
Nhận xong nó đánh tiếp bắt ổng khai ra đồng bọn (vì nạn nhân khai có một số người trong vụ cướp). Bị đánh đau quá ổng khai ra vơ ổng.Họ bắt tiếp vợ ổng rồi cũng đánh tàn nhẫn bắt phải nhận tội tham gia cướp. Bị bắt phải khai đồng bọn, bà Ngọc Lan khai ra em ruột của mình, họ bắt tiếp em ruột đánh bắt nhận tội…”
Cứ bị đánh như thế nên họ cứ phải nhận tội và khai thêm ‘đồng bọn’. Trong tám người bị bắt lúc đó có một người vừa tròn 18 tuổi là anh Nguyễn Văn Dũng. Tối 16 tháng 6 năm 2020, tức gần 41 năm sau, anh Dũng kể lại nguyên nhân anh phải nhận tội:
“Bị nó đánh quá rồi nó bắt nhận tội thì cũng phải nhận chứ không nhận thì tôi sợ là không có ngày về. Khi bị đưa lên phòng làm việc nó nói không có tội cũng nhận còn có cơ hội về chứ không nhận thì nó đánh đến chết.
Nó đánh dữ lắm. Mấy tháng đầu vô không ngày nào không ăn đòn. Nó nói là người ta đã khai vậy mà không nhận tội thì nó đánh cho phải nhận tội chứ không nhận là không được.”
Tình trạng tra tấn, dùng nhục hình đối với người bị tạm giam, tạm giữ trong đồn công an là hiện trạng có thật ở Việt Nam nhưng không được chính phủ thừa nhận và truyền thông Nhà nước cũng không đưa tin.
Theo thống kê của RFA, có ít nhất 3 người chết trong đồn công an trong năm 2019. Năm 2018 có ít nhất 11 người.
Tại hai buổi điều trần vào ngày 14 và 15 tháng 11 năm 2018 với Ủy Ban Chống Tra Tấn của Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, chính phủ Hà Nội đã phủ nhận tất cả các thông tin cáo buộc công an tra tấn người dân.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cannot-take-plea-of-guilty-as-evidence-of-accusation-dt-06162020140557.html

Dân cần bình ổn giá,

không cần lời khuyên đổi món của Bộ trưởng!

Phát biểu gây nhiều tranh cãi
“Người dân không có lý gì cứ tập trung ăn thịt lợn” mà cần san sẻ rổ thực phẩm ra với thịt gà, bò, trứng…là câu phát biểu của ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam tại phiên thảo luận Quốc hội chiều ngày 13/6, khi giải trình về vấn đề giá thịt lợn tăng cao.
Trao đổi với RFA vào tối 16/6, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả Bộ Tài Chính cho rằng cách nói như vậy của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gây sự không đồng thuận với xã hội bởi vì:
“Đáng lý với cách nói thì ông phải đưa ra rất nhiều giải pháp, đồng thời một trong những khuyến cáo ta chuyển cơ cấu bữa ăn sang thực phẩm khác. Nhưng ông lại bảo nếu đắt thì chuyển với tính chất gần như áp đặt, võ đoán, coi như không tìm giải pháp thỏa đáng, thích hợp, vì vậy bị người ta phản đối.”
Với quan điểm cá nhân, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận xét về phát biểu của ông Nguyễn Xuân Cường như sau:
“Với phát biểu của ông Nguyễn Xuân Cường trong tư cách Bộ trưởng Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn thì đó là phép ngụy biện rất quen thuộc. Phép ngụy biện này để lảng tránh vấn đề ở đây là người ta đặt ra giá thịt heo quá cao chứ không phải so sánh hay ăn thịt heo, thịt bò, thịt gà… Ông ấy sử dụng phép ngụy biện này để tạo ra tâm lý cho người dân là việc này bình thường, không đáng gì nhằm mục đích cho người dân thấy là chuyện nhỏ nhặt, buông xuôi và chấp nhận để ông ta trốn tránh trách nhiệm trong việc để giá thịt heo tăng quá cao mà không có biện pháp gì kéo giảm nó phục vụ cho thị trường.”
Trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng phát biểu của người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra mang tính ‘duy ý chí’.
Đáng quan tâm hơn hết, đây không phải lần đầu một người lãnh đạo ban ngành trong bộ máy chính phủ Hà Nội có phát biểu như vừa nêu.
Trước đây, cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng đưa ra phát biểu khiến nhiều người không thể quên được là “một ký rau muống có chứa chất bổ dưỡng ngang với một ký thịt bò”.
Vì vậy, với phát biểu lần này của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nhà báo Nguyễn gọc Già cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên.
“Điều này không lạ vì ông ta sinh ra và lớn lên trong nền kinh tế phi thị trường mà đặc trung là nhà nước lo hết. Chính vì vậy mà não trạng ông Nguyễn Xuân Cường và tất cả những người cộng sản hiện nay đứng về góc độ kinh tế thì họ chỉ bán cái họ có chứ không phải bán cái thị trường cần. Vì vậy mới sinh ra nghịch lý là phát biểu của ông Cường cũng giống như trước đây là ông Phạm Văn Đồng nói một ký rau muống bổ ngang một ký thịt bò và những phát biểu có thể nói gây chê cười và khiến người dân chán ngán với trình độ những người cộng sản Việt Nam cấp cao.”
Giá thịt lợn bất ổn dù tăng nguồn cung
Giá thịt lợn tại Việt Nam liên tục tăng cao tính từ đầu năm 2020.
Theo quan sát của PGS. TS. Ngô Trí Long, giá thịt lợn thời gian vừa qua được đánh giá là cao nhất từ trước đến nay. Ông dẫn chứng:
“Trước kia cao nhất chỉ 65.000 đồng/kg thịt lợn hơi nhưng đến nay đã lên hơn 90.000, có thời điểm gần 100.000 đồng. Ta thấy thịt heo là mặt hàng thực phẩm quan trọng trong cơ cấu bữa ăn người Việt, trong quyền số để tính chỉ số giá thì lương thực thực phẩm chiếm trên 40% mà trong đó thực phẩm thịt heo chiếm tỉ trọng đáng kể. Nên giá thịt heo tăng tác động mặt bằng lạm phát giá. Trước thực trạng này chính phủ đã họp các bộ, ngành, họp Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính tìm ra nguyên nhân. Chúng ta biết chủ yếu giá cả hình thành trên quan hệ cung – cầu, khi cung không đáp ứng cầu thì sẽ sẽ tăng.”
Giải thích vì sao Việt Nam thiếu hụt nguồn cung cấp thịt heo khiến giá cả bị đẩy cao, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp – Nông thôn cho hay:
“Hàng heo của Việt Nam bị ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi rất nặng nề nên lợn chết nhiều đã đành mà bà con nông dân cũng sợ, không dám tái đàn bởi vì chưa hết mầm bệnh, đồng thời giá thịt lợn giống cao nên cung không đủ cầu nên đương nhiên giá thịt heo lên cao.”
Dịch tả heo châu Phi đã tái phát ở 155 xã của 20 tỉnh và thành phố dẫn đến việc tiêu hủy gần 4.000 con heo từ đầu năm nay. Năm 2019, tất cả 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam bị ảnh hưởng dịch bệnh này phải tiêu hủy khoảng 5,9 triệu con heo.
Chính phủ Hà Nội mới đây cũng ra quyết định tăng nguồn cung trong nước bằng cách cho nhập khẩu heo sống từ Thái Lan để nuôi hoặc giết mổ làm thực phẩm kể từ ngày 12/6 vừa qua.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thú y ban hành văn bản hướng dẫn kỹ thuật cụ thể việc kiểm dịch nhập khẩu heo sống vào Việt Nam để bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn heo. Cục trưởng Cục Thú y chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về việc đảm bảo an toàn dịch bệnh trong việc nhập khẩu heo sống vào Việt Nam.
Trước biện pháp vừa nêu, PGS. TS. Ngô Trí Long cho rằng khi tăng được nguồn cung, giá thịt heo bắt đầu có biểu hiện hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức rất cao. Ông giải thích:
“Nhà nước có những biện pháp coi như đẩy mạnh tăng cường nhập khẩu, ngay bây giờ nhập cả thịt lợn sống. Tại sao cho nhập mà giá vẫn cao? Chúng ta biết cho nhập nhưng qua khâu Cục thú y, Cục nông nghiệp kiểm định, chính cái đó làm ảnh hưởng, người ta làm chưa kịp thời nên kế hoạch nhập không đáp ứng đủ.”
Với kinh nghiệm bản thân, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho rằng bên cạnh việc tiến hành nhập khẩu thịt lợn trong thời gian tạm thời chưa tăng được cung để cung bù đắp cho cầu, người quản lý trong ngành còn cần phải có trách nhiệm với người chăn nuôi trong nước trước tình hình khó khăn hiện nay:
“Làm thế nào tạo điều kiện cho người chăn nuôi có thể đứng vững, tái đàn, phát triển lại ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam rất quan trọng, không chỉ với những doanh nghiệp lớn, trang trại lớn mà cả với người sản xuất nhỏ, người nông dân nên cần tạo điều kiện cho họ tái đàn để phát triển lại.”
Ngoài ra, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cũng cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cần phải có trách nhiệm với người tiêu dùng chứ không thể có phát biểu như ông Nguyễn Xuân Cường vì không cần ai nhắc nhở thì khi giá thịt lợn tăng cao thì người dân sẽ giảm mua lại và tìm các loại thịt khác thay thế.
“Tất nhiên có thể thay thế được nhưng người Việt Nam cũng như người Trung Quốc chuyện ăn thịt heo như tập quán nên dù thế nào đi nữa, sớm hay muộn cũng phải bình ổn giá, đưa giá về mặt bằng thực tế, ít nhất là thực tế với giá thị trường thế giới, sau đó là vừa với túi tiền người tiêu dùng.”
Trước đó, báo trong nước đưa tin vào ngày 11/6 cho hay Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã có chỉ đạo cho 3 bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, Công Thương và Tài Chính gấp rút bình ổn giá thịt heo trong nước.
Chỉ đạo được đưa ra sau khi người đứng đầu chính phủ Hà Nội nhận được kiến nghị bình ổn giá thịt heo do Hội Bảo vệ Người Tiêu dùng gửi đến.
Tại phiên thảo luận chiều 13/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đưa ra nhận định rằng phải đến quý 4/2020, Việt Nam mới có thể phục hồi được đàn lợn nuôi.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-need-the-prices-of-pork-to-be-stabilized-06162020151817.html

Hai trận động đất liên tiếp xảy ra tại Lai Châu

Trong hai ngày 16 và 17 tháng 6, liên tiếp hai trận động đất đã xảy ra tại huyện Mường Tè, Lai Châu khiến hai người bị thương, nhiều nhà dân bị nứt.
Viện Vật lý địa cầu cho truyền thông quốc nội biết trận động đất thứ nhất xảy ra vào chiều 16/6 có độ lớn 4.9 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 12.6km. Đây là trận động đất có cường độ lớn nhất ghi nhận tại Việt Nam tính từ đầu năm đến nay.
Trận thứ 2 xảy ra vào sáng sớm 17/6 với độ lớn 2.5 độ richter.
Ngay sau hai trận động đất xảy ra, Ban Chỉ huy về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu cho hay, động đất đã làm 2 cháu bé tại trường mầm non bản Giẳng, xã Mường Tè, huyện Mường Tè bị thương do tấm trần thạch cao rơi vào người. Một số nhà dân bản Giẳng và trạm y tế xã Mường Tè bị nứt.
Để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả của trận động đất, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có công điện hỏa tốc đề nghị Ban Chỉ huy tỉnh Lai Châu, các bộ, ngành thực hiện kiểm tra, rà soát ảnh hưởng của động đất đến các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, trụ sở, nhà ở của người dân trong khu vực để kịp thời có phương án ứng phó phù hợp.
Sau khi trận động đất thứ 1 xảy ra, đại diện Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần Việt Nam cho biết, khu vực Tây Bắc là nơi có nhiều đứt gãy hoạt động mạnh như đứt gãy Điện Biên – Mường Lay, Sông Mã – Tuần Giáo – Lai Châu.
Tại những khu vực này từng ghi nhận nhiều trận động có cường độ mạnh như trận động đất năm 1935 có cường độ 6.9 độ richter tại lòng chảo Điện Biên, trận động đất 6.7 độ richter tại thị trấn Tuần Giáo vào năm 1983 và trận động đất 5.3 độ richter tại thành phố Điện Biên Phủ năm 2001.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-consecutive-earthquakes-hit-lai-chau-06172020083958.html

Việt Nam nhập thịt heo từ Brazil

Việt Nam sẽ nhập thịt heo từ một cơ sở giết mổ ở bang Minas Gerais, Brazil. Bộ trưởng nông nghiệp nước này, bà Tereza Cristina, cho biết như vậy vào tuần trước trong một hội thảo trực tuyến. Mạng báo Pigprogress.net đưa tin hôm 16 tháng 6.
Mặc dù Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu thịt heo từ Brazil vào năm 2016 nhưng cho đến nay, số lượng thịt nhập vào Việt Nam vẫn chưa nhiều. Nay, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả heo châu Phi mà nhu cầu thịt heo tại Việt Nam tăng đột biến và chính phủ Việt Nam phải nhập thịt heo lẫn heo hơi từ các nước khác để bình ổn giá và cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Năm 2019, nhập khẩu thịt heo của Việt Nam từ nhiều nước trên thế giới tăng đến 125.000 tấn. Việt Nam có thể trở thành một trong 10 nước nhập khẩu thịt heo hàng đầu thế giới kể từ năm nay. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Brazil về nhập khẩu thịt heo.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Protein động vật Brazil (ABPA), Việt Nam đã nhập khẩu 5.900 tấn thịt heo từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2019. Năm ngoái, xuất khẩu sang Việt Nam đã tăng 86,2% về sản lượng thịt heo, so với năm 2018. Năm 2019, Việt Nam đã mua 12.384 tấn thịt heo, 1.155 tấn sản phẩm thịt heo và 400 kg thịt heo muối.
Cũng tin liên quan, thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, 500 con heo sống nhập khẩu từ Thái Lan đã về đến cửa khẩu Lao Bảo và được chuyển đến khu cách ly kiểm dịch tại Nghệ An hôm 17 tháng 6.
Chiều ngày 11 tháng 6, báo trong nước dẫn lời ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu heo sống và đáp ứng các yêu cầu về việc kiểm dịch động vật của ngành thú y hai nước Việt Nam – Thái Lan sẽ được cấp phép nhập khẩu sang Việt Nam khoảng 5 triệu con heo sống.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-imports-pork-from-brazil-06172020083246.html

Lao động Việt Nam: giàu số lượng, nghèo chất lượng

Thanh Trúc
Phát biểu tại cuộc họp Quốc hội ngày 15/6, nữ đại biểu quốc hội tỉnh Thái Bình Nguyễn Thị Thu Dung, cho rằng chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt trong bối cảnh  dịch bệnh COVID-19 và tác động từ cuộc cách mạng 4.0.
Theo nữ đại biểu này, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào quốc tế với một nền kinh tế có độ mở cao, thế nhưng chuyên gia vẫn đánh giá lao động Việt Nam, lực lượng then chốt của tăng trưởng kinh tế, chỉ vàng về số lượng mà chưa vàng về chất lượng.
Nói một cách khác, sự thiếu hụt kỹ năng lao động, thiếu khả năng chuyên môn là rào cản lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như phục hồi kinh tế trong nước.
Theo xếp hạng của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới năm 2019, Việt Nam tăng 10 bậc về năng lực cạnh tranh, 4 bậc về yếu tố kỹ năng, trong đó điểm chất lượng đào tạo nghề nghiệp tăng 13 bậc. Đây là kết quả đáng khích lệ, bà Nguyễn Thị Thu Dung nói, nhưng xét toàn diện thì thị trường lao động của Việt Nam vẫn tồn tại những bất cập, qui mô lao động hiện đạt khoảng 55 triệu người nhưng thành phần đã qua đào tạo có văn bằng chỉ 24% mà thôi.
Những điểm bất cập vừa nói có thể nhìn thấy trong lãnh vực lao động xuất khẩu, là lời nhà báo Đỗ Thông Minh từ Nhật Bản, nơi đang có trên 300.000 lao động từ trong nước sang:
“Trong vòng 5 năm nay số người qua Nhật tăng vọt lên thành hơn 300.000. Những người làm công việc đơn giản chiếm số đông, có thể nói 90%. Chỉ 10% hoặc chưa tới 10%, mà đa số tốt nghiệp ngành Programmer thảo chương viên ở Việt Nam, qua đây được những công ty lớn thuê thì lương khá cao, còn lao động tay chân, dây chuyền, lắp ráp hoặc công trường xây dựng ngoài trời thì những ngành đó lương rẻ hơn, không cần biết tiếng, không cần chuyên môn”.
Theo dự báo đến hết 2020, thị trường lao động nội địa cần khoảng 60.000 công nhân có trình độ kỹ thuật cao hầu có thể đón đầu các dự án đầu tư mới khi mà Việt Nam trở thành điểm đến an toàn sau khủng hoảng COVID-19.
Điều này cho thấy các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tuyển dụng lớn, và nếu lao động phổ thông không phải là vấn đề thì lao động kỹ thuật lại khó hơn. Việt Nam kỳ vọng nhiều vào làn sóng đầu tư chất lượng cao, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung nhấn mạnh, tuy nhiên qua khảo sát thì 80% doanh nghiệp trong và ngoài nước cho rằng tuyển dụng lao động chất lượng trên thị trường nội địa không phải chuyện dễ.
Đối với giáo sư Phạm Quang Minh,  hiệu trưởng trường Đại Học Khoa Học Xã Hội -Nhân Văn, chuyên ngành Quan Hệ Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, thị trường lao động Việt Nam thì nhiều và đông nhưng:
Nhưng thực sự cái nhiều, cái đông ấy vẫn chưa là cái mạnh. Trên nhiều diễn đàn nói tới năng suất lao động Việt Nam thì người ta so sánh, người ta ví dụ trong 1 giờ Việt Nam  sản xuất được 1 cái máy thì cũng trong một giờ đó Malaysia có thể làm được 4 cái máy, Singapore làm được đến 6 cái máy. Ý ở đây muốn nói trình độ lao động, kỹ năng lao động, kể cả thái độ lao động của người Việt Nam chưa tốt, chưa cao”.
“Chúng ta bỏ rất nhiều công sức lao động nhưng chúng ta thu về rất ít. Vì vậy có lẽ điều quan trọng nhất ở đây chính là phải đào tạo, phải đầu tư, phải nâng cao trình độ cho lao động Việt Nam”
Nếu không làm vậy Việt Nam sẽ mất lợi thế cạnh tranh, mất lợi thế “lao động vàng” trong tăng trưởng kinh tế, giáo sư Phạm Quang Minh phân tích tiếp:
Tức đây là thời điểm Việt Nam đang có một số lượng người lao động rất lớn, tới 40, 50, thậm chí tới 60 triệu người trong độ tuổi lao động lao động. Thế nhưng chỉ vài năm nữa thôi thì giai đoạn vàng này sẽ qua đi, đặc biệt cái quan trọng nhất chính là trình độ lao động”.
“Bây giờ các tập đoàn kinh tế nước ngoài đến Việt Nam làm ăn, đầu tư, buôn bán thì cái khó nhất chính là tìm được những lao động có trình độ, có kiến thức, có kỹ năng. Người Việt Nam phần lớn lao động chân tay, chứ còn lao động có trình độ cao gầu như rất ít, chưa nói tới khả năng làm việc trong những môi trường cạnh tranh hay môi trường đa văn hóa, bởi vì không có ngoại ngữ hay không có khả năng giao tiếp, trao đổi”.
Giáo sư Phạm Quang Minh nói ông hoàn toàn đồng ý với đề xuất đào tạo nhân lực, nâng cao kỹ năng và kiến thức cho tầng lớp lao động trong một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, không ngoài mục đích duy trì đà tăng trưởng kinh tế mà còn bảo đảm an sinh xã hội cũng như công ăn việc làm trong những ngày tới. Đó là những đề xuất như tăng cường định hướng cho giáo dục nghề nghiệp, nội dung
hướng nghiệp được đưa vào học trình  phổ thông, tăng cường thu hút học sinh đến các dự án hướng nghiệp theo mô hình gắn kết Nhà Nước-Nhà Trường-Doanh Nghiệp.
Đề xuất nào cũng hợp lý, thực hiện được hay không mới đáng nói, là khẳng định của giáo sư Phạm Quang Minh:
Thực sự thì Nhà Nước đã có nhưng mà những chương trình gọi là giáo dục nâng cao trình độ lao động cho người Việt Nam thì rất hạn chế. Vì như đã  nói Việt Nam có con số lao động 55 triệu, đào tạo 55 triệu là nguồn kinh phí khổng lồ. Phải nói luôn ở Việt Nam các trường dạy nghề rất ít, không đáp ứng nỗi nhu cầu của người học, rồi thì là thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị. Một trường dạy về du lịch chẳng hạn mà không có một cơ sở như khách sạn, nhà bếp, quầy hàng, quầy bar… để mà đào tạo những kỹ năng căn bản của một người làm nghề du lịch”.
Góc nhìn về cung cách đào tạo lao động du lịch, một trong những ngành mũi nhọn của kinh tế, mà giáo sư Phạm Quang Minh vừa trình bày, cũng được sự đồng tình của doanh nhân Nguyễn Văn Mỹ, công ty lữ hành Lửa Việt, thường được mời giảng dạy tại các khóa huấn luyện, đào tạo nhân lực ngành du lịch:
Thú thật một điều khi tham gia giảng dạy tôi mới hiểu tại sao các doanh nghiệp ít tham gia bởi vì chế độ trả lương rất thấp. Có trường hợp họ mời tôi giảng dạy mà mức thù lao cho cán bộ giảng dạy thì Nhà Nước trả có khoảng trên dưới 100.000 Đồng/Tiết thôi, tức bằng 4 USD. Dạy đại học mà chỉ khoảng 4USD/Tiết thú thật trong điều kiện kinh tế hiện nay khó mà có người giỏi, khó mà có người tâm huyết”.
“Bài toàn giáo dục đào tạo của Việt Nam hiện nay là khoảng cách giữa lý thuyết và  thực tế. Đào tạo lại là việc lớn, gần như phải đào tạo lại rất nhiều. Khi Nhà Nước đã thấy thì phải có biện pháp, vấn đề là nhanh hay chậm thôi”.
Trở lại tiêu đề lao động Việt Nam chỉ vàng về số lượng và chưa vàng về chất lượng, cần được đào tạo bài bản để nâng cao tay nghề cùng khả năng chuyên môn, giáo sư Phạm Quang Minh đưa cái nhìn đi xa hơn:
Quan trọng nữa, đứng từ góc độ Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN, cho phép 8 ngành được dịch chuyển tức được đi làm việc trong các nước ASEAN,  thì đấy phải là những người thuộc lãnh vực như bác sĩ, kỹ sư, nha sĩ, kế toán, tài chính, du lịch vân vân. Tức là những nhóm ngành đòi hỏi phải có đào tạo”.
“Đứng từ phía Việt Nam thì có thể nói nguy cơ những công việc ngay tại Việt Nam sẽ bị mất vào tay những người đến từ Malaysia, từ Singapore, từ Indonesia hay từ  Philippines. Đã có rất nhiều người Philippines đến làm việc ở Việt Nam rồi, như vậy là mình thua ngay tại sân nhà chứ chưa nói là đi ra nước ngoài. Chỉ ví dụ việc đi làm ô xin, người ta muốn người giúp việc nhà  phải biết tiếng Anh, thì có người giúp việc nào của Việt Nam bây giờ biết tiếng Anh không? Không có
Tóm lại một lực lượng lao động chuyên môn, có kỹ năng và có kiến thức, là công việc cấp bách cần phải đầu tư, cũng là công việc có tính chiến lược trong thời buổi gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 này.
Tháng 11/2019, hội thảo quốc tế ở Hà Nội do Viện Chiến Lược Thông Tin-Truyền Thông, Bộ Thông- Tin Truyền Thông Việt Nam tổ chức, cũng đã xoáy vào  chủ đề phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam trong tương lai.
Số liệu từ buổi hội thảo cho thấy  trong 10 năm tới, khoảng 7,5 lao động Việt Nam phải dịch chuyển  công việc khi mà tất cả mọi lãnh vực như thông tin, kinh tế, giáo dục, đào tạo, sản xuất … đều được số hóa.
Bên cạnh đó, vì cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi kỹ năng và trình độ chuyên môn cao, con số nhiều triệu lao động Việt Nam mất việc chỉ kém sau  đất nước đông dân nhất ASEAN là Indonesia mà thôi.
“Trong bối cảnh đó thì lực lượng lao động gọi là lao động giá rẻ trở thành vô nghĩa đối với Việt Nam. Khi đó những loại lao động thủ công, lao động giản đơn sẽ bị sa thải. Công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có tay nghề, có nghiệp vụ, thế thì phải đào tạo thôi”
Đó là nhận định của tiến sĩ, chuyên gia tài chính Ngô Trí Long. Ông Ngô Trí Long nói một đội ngũ lao đông lành nghề và có tầm vóc là xu hướng tất yếu mà Việt Nam không thể chậm trễ, không thể đảo ngược .
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-work-force-rich-in-quantity-weak-in-quality-06162020135959.html

Tòa đại sứ Mỹ hỏi ý kiến nhà hoạt động

về bản Kết luận điều tra vụ Đồng Tâm

Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội quan tâm sâu sát đến vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm khi gọi điện cho một nhà hoạt động ở Hà Nội để hỏi ý kiến của người này sau khi cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội ra bản Kết luận điều tra về vụ việc khiến ông Lê Đình Kình và 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động qua đời.
Ông Trịnh Bá Phương, người nói chuyện qua điện thoại với một Tùy viên chính trị của Tòa đại sứ Mỹ chiều 17 tháng 6 năm 2020 cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do biết như sau:
Ngay trong hôm 12 tháng 6 đó thì tôi có gửi bản Kết luận điều tra đó cho phía đại sứ quán Mỹ.
Đến rạng sáng ngày 15 tháng 6 tôi có đưa thông tin về những điểm phi lý trong cái bản Kết luận điều tra thì đến trưa một viên chức của Đại sứ quán Mỹ có gọi điện cho tôi.
Trong cuộc gọi điện đó, chúng tôi có trao đổi một số vấn đề liên quan đến vụ việc Đồng Tâm, trong đó có vấn đề tiếp cận luật sư, vấn đề tâm trạng của người dân Đồng Tâm cũng như là vấn đề liên quan đến bản Kết luận điều tra, lịch xử phiên tòa và dự kiến mức án mà người dân Đồng Tâm phải đối mặt.
Cũng theo nhà hoạt động này thì nội dung bản Kết luận điều tra không phải là do cơ quan điều tra độc lập thực hiện và vụ án này cần phải có cơ quan điều tra độc lập để làm rõ vụ án.
Viên chức của Tòa đại sứ Mỹ cũng quan tâm đến tình hình an ninh của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, ông này cũng chuyển lời chuyển lời của người dân Đồng Tâm mong muốn quốc tế quan tâm đến vụ việc này bởi vì khó có được sự công bằng với nền tư pháp như hiện nay.
Như chúng tôi đã thông tin, hôm 15-6-2020, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội ra bản Kết luận điều tra về vụ việc ở Đồng Tâm qua đó quyết định truy tố 25 người dân với tội danh “giết người” và 4 người khác với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”.
Sự việc, ông Lê Đình Kình bị bắn chết và một số người dân bị thương trong vụ đụng độ với cảnh sát cơ động vào rạng sáng ngày 9-1 không được xem xét, trái lại công an Hà Nội còn kết luận cho rằng “nổ súng tiêu diệt Lê Đình Kình là đúng pháp luật!”
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-embassy-asked-activist-about-dong-tam-investigation-report-06172020082627.html

Công ty JVE Nhật Bản từ bỏ dự án làm sạch sông Tô Lịch

Công ty cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) sau khi thực hiện thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bị ô nhiễm bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản đã từ bỏ công việc và không thông báo gì cho chính phủ Hà Nội từ cuối năm 2019.
Báo trong nước loan tin ngày 17/6, trích phát biểu của ông Hoàng Văn Thắng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nói tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức diễn ra cùng ngày.
Tin cho biết, trả lời câu hỏi của phóng viên khi báo cáo về việc xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội, ông Thắng cho hay lãnh đạo thành phố đã họp với JVE từ tháng 11/2019 và yêu cầu báo cáo rõ kết quả thí nghiệm, cũng như các văn bản pháp lý liên quan đến công ty xử lý nước thải trên sông Tô Lịch.
Nhưng đến nay công ty JVE vẫn chưa liên hệ lại và Hà Nội vẫn chưa nhận được tài liệu nào.
Báo trong nước trích nguyên văn phát biểu của ông Thắng cho hay “Như vậy, chúng tôi tự hiểu rằng công ty này đã từ bỏ việc xử lý nước ô nhiễm trên sông Tô Lịch đã thí điểm”.
Công ty JVE vào ngày 11/4/2019 đã đề xuất xin Hà Nội cho thử nghiệm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.
Đến ngày 9/5/2019, Ủy ban Nhân dân thành phố đồng ý cho Công ty JVE thực hiện thí điểm với thời gian thực hiện là 2 tháng, dự kiến bắt đầu từ ngày 16/5/2019.
Theo kế hoạch ban đầu, đến giữa tháng 7 JVE công bố kết quả. Tuy nhiên, do vụ nước hồ Tây xả bất ngờ ngày 9/7, toàn bộ kết quả thí điểm bị cuốn trôi. JVE phải triển khai lại và kết thúc đợt thí điểm thứ 2 ngày 17/10. Toàn bộ hệ thống máy móc phục vụ thí điểm của đơn vị này cũng đã được tháo dỡ khỏi sông Tô Lịch.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho hay Công ty JVE đã tháo dỡ, dừng việc thí điểm từ cuối năm 2019. Dù vậy nhưng kết quả chính thức của quá trình này vẫn chưa được đưa ra, trừ các lần kiểm tra, lấy mẫu nhỏ lẻ mà đơn vị này tự thực hiện.
Vào ngày 29/11/2019, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Lê Văn Dục khi phát biểu với báo giới trong nước đã nhận xét phương pháp xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch của chuyên gia Nhật Bản chưa thực sự hiệu quả và Hà Nội đang phải tìm phương án khác để giải quyết vấn đề này.
Đầu tháng 12/2019, lãnh đạo thành phố Hà Nội và Tổ chức Xúc tiến thương mại-Môi trường Nhật Bản (JEBO) – đơn vị muốn tài trợ 100% chi phí làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor, đã có những phản bác qua lại về việc chính quyền có cho phép JVE hoạt động làm sạch sông Tô Lịch hay không.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/jve-abandons-the-to-lich-river-cleaning-project-06172020082749.html

Công ty JVE phủ nhận thông tin từ bỏ

thí điểm xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch

Tâm Tuệ
Đại diện Công ty cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) phản hồi về việc, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng đòi báo cáo về việc xử lý nước thải trên địa bàn TP và pháp lý liên quan đến công ty xử lý nước thải.
Chiều 16/6, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng báo cáo về việc xử lý nước thải trên địa bàn TP.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, từ tháng 11/2019, TP đã họp và yêu cầu công ty CP Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) – đơn vị thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch bị ô nhiễm, báo cáo rõ kết quả thí nghiệm, cũng như các văn bản pháp lý liên quan đến công ty xử lý nước thải. Tuy nhiên, đến nay TP vẫn chưa nhận được tài liệu nào, phía công ty cũng không liên hệ lại.
Hà Nội đề nghị JVE xử lý thí điểm tiếp một ao tù để đánh giá toàn diện công nghệ, nhưng đơn vị này không thực hiện.
Ông Thắng cho rằng: “Sau khi chúng tôi có văn bản yêu cầu công ty cung cấp các tài liệu này thì cho đến giờ vẫn chưa nhận được tài liệu nào và công ty cũng không hề liên hệ lại. Vậy chúng tôi hiểu việc này là công ty đã từ bỏ việc xử lý trên sông Tô Lịch”.
Liên quan đến nội dung trên, sáng nay, Công ty JVE phủ nhận từ bỏ thí điểm xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản và cho biết ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc cung cấp các tài liệu cho Hà Nội gặp khó khăn.
Đại diện JVE cho biết: “Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chuyên gia Nhật Bản chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam và tiến hành các nội dung như đã đề cập. JVE không có thẩm quyền thay thế phía đơn vị Nhật Bản để hoàn thành các yêu cầu mà các cơ quan của Hà Nội đưa ra”.
Phía Công ty JVE cho biết, hiện nay phía đơn vị Nhật Bản đang xây dựng phương án xử lý tổng thể kết hợp giữa cả việc thu gom nước thải bên ngoài bằng cống ngầm hiện nay và giải pháp xử lý triệt để tận gốc ô nhiễm bên trong “cơ thể sống” của sông Tô Lịch, theo Dân Việt.
Ngày 16/5/2019, dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano – Bioreactor Nhật Bản được khởi động. Sau khi triển khai dự án, kết quả bước đầu được các chuyên gia đánh giá khả quan.
Tuy nhiên, đến ngày 9/7/2019, thực hiện chủ trương của UBND TP. Hà Nội về thoát nước mùa mưa, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã mở cửa xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch do mực nước của hồ Tây đang cao hơn quy định khoảng 25 cm.
Việc tiếp nhận nước từ Hồ Tây khiến hệ toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi trong vòng gần 2 tháng trước đó bị cuốn trôi. Để kết quả thí điểm được đảm bảo khách quan, Công ty JVE và đoàn chuyên gia Nhật Bản sẽ thực hiện thí điểm thêm 2 tháng.
Ngày 16/9/2019 là thời gian lấy mẫu đánh giá nước sau 2 tháng, Công ty JVE xin lùi đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm nước. Đây cũng là ngày hơn 300 con cá koi, cá chép Việt Nam, cá rô phi và cá mè được thả trực tiếp xuống sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây.
https://www.dkn.tv/thoi-su/cong-ty-jve-phu-nhan-thong-tin-tu-bo-thi-diem-xu-ly-o-nhiem-song-to-lich.html

Việt Nam quy định vùng cấm

drone, máy bay siêu nhẹ hoạt động

Máy bay không người lái (UAVs) và máy bay siêu nhẹ bị cấm ở một số khu vực tại Việt Nam, nơi được xem là quan trọng về quốc phòng và quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý.
Tân Hoa Xã loan tin hôm 16/6 cho biết đây là quyết  định của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ký cùng ngày. Theo đó, khoảng cách từ các UAVs và máy bay siêu nhẹ đến các khu vực nêu trên không được gần hơn 500m ở bất kỳ độ cao nào.
Những khu vực cấm UAVs và máy bay siêu nhẹ được nói là các khu vực quốc phòng và an ninh bao gồm các nhà ga, kho quân sự, nhà máy, căn cứ hậu cần, nhà tù và trại tạm giam của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, cùng một số khu vực khác liên quan đến an ninh quốc gia.
Ngoài ra khu vực cấm các loại thiết bị vừa nêu còn gồm các khu văn phòng đảng, Nhà nước, Quốc hội, chính phủ, các bộ, các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-sets-no-fly-zones-for-drones-ultra-light-aircraft-06172020083333.html

Quốc hội VN thông qua quy định

cấm dịch vụ đòi nợ thuê

Quốc hội Việt Nam vào chiều ngày 17/6 đã thông qua quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê trong Luật Đầu tư sửa đổi.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.
Trong cùng ngày, trước khi biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh khi báo cáo giải trình, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư sửa đổi, cho biết Về quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, đa số ý kiến đề nghị cấm ‘kinh doanh dịch vụ đòi nợ’.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến đề nghị thực hiện theo Luật hiện hành, nhưng đổi tên gọi là ‘kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ’, chứ không cấm hẳn kinh doanh dịch vụ đòi nợ như quy định tại điểm h khoản 1 Điều 6, Luật Đầu tư sửa đổi.
Do bất đồng quan điểm, nên trước khi biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Kết quả tại phiên họp Quốc hội chiều ngày 17/6, đã có 90,27% tổng số đại biểu Quốc hội bấm nút đồng ý cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Chỉ có 2,69% đồng ý cho kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Vào cuối ngày, với 92,34% tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý, Quốc hội đã thông qua toàn bộ Luật Đầu tư sửa đổi, trong đó ‘kinh doanh dịch vụ đòi nợ’ chính thức không được phép hoạt động.
Thời gian qua, nhiều vụ đòi nợ thuê đã biến tướng và mang tính chất ‘xã hội đen’, khủng bố tinh thần, cưỡng bức con nợ, tự ý bắt giữ người…
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/congress-officially-banned-the-debt-collection-business-06172020073043.html

Điểm tin trong nước sáng 17/6-Chuyên gia Việt Nam:

Hà Nội chuẩn bị khởi kiện Trung Quốc về Biển Đông

Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng thứ Tư (17/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Chuyên gia Việt Nam: Hà Nội chuẩn bị khởi kiện Trung Quốc về Biển Đông
Theo VOA ngày 16/6, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak, nói trong giới lãnh đạo Việt Nam có “sự đồng thuận” về chính sách và chiến lược liên quan đến việc kiện Trung Quốc tại một cơ quan tài phán quốc tế.
Các bước đi của phía Việt Nam và các phản ứng có thể đến từ phía Trung Quốc dường như đã được Hà Nội tính toán kỹ, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho hay.
Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên một ban nghiên cứu luật biển, hải đảo ở Việt Nam nói: Việt Nam “đã làm rất nhiều, thúc đẩy quan hệ với các tòa án quốc tế, trong đó có PCA [Tòa Trọng tài Thường trực]”.
Trước đó, hôm 12/6, tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Quốc gia của Trung Quốc, đăng một bài viết, dẫn tin hôm 7/5 của Asia Times nói Việt Nam có sự cân nhắc nghiêm túc cho việc kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về tranh chấp ở Biển Đông, từ đó đưa ra những bình luận.
Vị viện trưởng Trung Quốc khẳng định nếu chọn con đường kiện tụng, Hà Nội sẽ chứng kiến quan hệ Việt-Trung bị thụt lùi và “trả giá đắt” cho những biện pháp đáp trả từ phía Bắc Kinh, bao gồm cả hành động vây hãm, cắt đường tiếp vận của Việt Nam đến các đảo ở Trường Sa, cũng như Trung Quốc có thể khởi sự thăm dò dầu khí ngay trong Bãi Tư Chính.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói về một kết quả tiềm tàng nếu Việt Nam kiện Trung Quốc:
“Dự báo khả năng thắng kiện là rất lớn. Và cũng có thể dự báo luôn là Trung Quốc sẽ không công nhận kết quả phán quyết tới đây. Kết quả phán quyết, nếu Việt Nam khởi kiện, sẽ tương tự như kết quả mà Philippines đã có năm 2016 và Trung Quốc sẽ có cùng thái độ, là không công nhận phán quyết mà tòa quốc tế đưa ra cho Philippines”.
Như vậy, Trung Quốc sẽ “tăng cường quấy phá và đe dọa” Việt Nam trên mọi lĩnh vực – chính trị, kinh tế, trên biển, trên các diễn đàn quốc tế – tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói.
Các hành động gây rối trên biển của Trung Quốc đối với Việt Nam có thể còn nhiều hơn và nghiêm trọng hơn những gì họ đã làm với Philippines, thậm chí có thể có “nổ súng”, ông Hợp nói.
Nhà nghiên cứu luật biển, hải đảo Hoàng Việt nhấn mạnh rằng giá trị và tác động từ phán quyết của tòa trọng tài về Biển Đông có sức mạnh không thể xem thường.
Thạc sĩ Hoàng Việt chỉ ra rằng sau phán quyết năm 2016, cả bộ máy chính trị và giới học giả Trung Quốc đều phải tìm cách bác bỏ, nhưng một loạt các nước có tranh chấp hoặc có quyền lợi ở Biển Đông, gồm cả Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Mỹ… vẫn viện dẫn phán quyết, điều chỉnh các tuyên bố theo phán quyết.
Người Sài Gòn vật lộn trong cơn mưa lớn nhất từ đầu năm
Theo VnExpress, mưa lớn chiều 16/6 khiến nhiều tuyến đường tại Sài Gòn ngập nặng, người đi đường ngã nhào, xe máy, ôtô ùn ứ kéo dài.
Cơn mưa trắng trời kéo dài hơn một giờ khiến hàng loạt tuyến đường tại các quận 1, 2, Bình Thạnh, Phú Nhuận… ngập sâu, xe chết máy hàng loạt. Với lượng mưa đo được 120 mm, đây là trận mưa to nhất từ đầu năm.
Sau cơn mưa lớn kéo dài, hàng loạt tuyến đường như Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp), Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh), Nguyễn Tất Thành (Q.4)… gần như bị tê liệt hoàn toàn.
Đến 18h cùng ngày, mật độ xe cộ đi trên các tuyến đường trên vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Huyện ở Quảng Trị có 4 học sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia
Báo Vietnamnet cho biết, tại miền quê Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có đến 4 học sinh lọt vào vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia trong 6 năm qua.
Chuỗi kết quả ấn tượng này vừa được lập nên sau khi Văn Ngọc Tuấn Kiệt giành chiến thắng ở cuộc thi quý 3, chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2020 với 300 điểm.
Tuấn Kiệt là học sinh thứ 4 của tỉnh Quảng Trị lọt vào trận chung kết năm kể từ năm 2015 trở lại đây. Trước em, Văn Viết Đức và Phan Đăng Nhật Minh đã trở thành nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia các năm thứ 15 và 17, Lê Thanh Tân Nhật là Á quân năm thứ 18. Đặc biệt hơn nữa, 4 chàng trai này đều cùng quê ở huyện Hải Lăng.
Tịch thu nhiều ôtô trong đoàn xe của Cty TNHH TM Âu Châu ở Đồng Nai
Báo Tiền Phong đưa tin, lúc 23 giờ ngày 14/4, tại đường Tôn Đức Thắng, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, Cty TNHH TM Âu Châu đã có hành vi sử dụng 27 phương tiện ôtô (27 đầu kéo và 27 rơ-móc) vận chuyển 727.410kg than đá nhập khẩu, nhưng tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được hóa đơn, chứng từ theo quy định.
Tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định tịch thu đối với số phương tiện và hàng hoá nêu trên. Ngoài ra, công ty này còn bị tịch thu với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.
https://www.dkn.tv/thoi-su/chuyen-gia-viet-nam-ha-noi-chuan-bi-khoi-kien-trve-bien-dong.html

Tin Biển Đông – 17/06/2020

Tin Biển Đông – 17/06/2020

Tàu chiến TQ và Mỹ áp sát nhau trên Biển Đông

Tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin quân sự tiết lộ tàu chiến Mỹ và Trung Quốc từng chạy cách nhau chỉ 100 m trong cuộc chạm mặt trên Biển Đông hồi tháng 4.
Tờ South China Morning Post ngày 16.6 dẫn lời giới chuyên gia hàng hải Trung Quốc cho rằng nước này và Mỹ có thể có nguy cơ xung đột trên Biển Đông và nên tìm giải pháp ngăn ngừa tình trạng này trong bối cảnh tàu chiến hai bên giáp mặt nhau.
Tờ báo dẫn lời một nguồn tin quân đội Trung Quốc tiết lộ tàu chiến hai nước từng chạy cách nhau chỉ 100 m trong một sự việc hồi tháng 4. Nguồn tin này không nêu rõ tên tàu chiến liên quan nhưng nói sự việc này cho thấy sự thiếu lòng tin chính trị giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc.
Ông Hồ Ba, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược hàng hải thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết cả hai bên đều giữ được sự kiềm chế và chuyên nghiệp trong lần chạm mặt hồi tháng 4. Tuy nhiên, ông cảnh báo những sự việc này có nguy cơ dẫn đến tính toán sai và leo thang thành xung đột quân sự.
Đây được cho không phải là lần đầu tiên tàu chiến hai nước áp sát nhau tại Biển Đông. Hồi tháng 10.2018, hải quân Mỹ công bố những bức ảnh chụp từ trên không cho thấy một tàu khu trục Trung Quốc di chuyển chỉ cách tàu khu trục USS Decatur của Mỹ chỉ 41 m và suýt đâm vào nhau.
Hồi tháng 4, trong bối cảnh các nước đang phải đối phó với dịch Covid-19, Trung Quốc điều nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông để tập trận. Trung Quốc còn khoe mẽ rằng hải quân nước này kiểm soát dịch Covid-19 tốt hơn, nói rằng trong lúc nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đang tập trận thì tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ lại phải ngưng hoạt động vì thủy thủ bị nhiễm Covid-19.
Cũng trong tháng 4, Trung Quốc còn lớn tiếng thông báo đã triển khai lực lượng ngăn cản khi tàu chiến USS Barry của Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại quần đảo Hoàng Sa (vốn thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp).

Những hành vi gây hấn

đáng lên án của tàu TQ ở Biển Đông

Chỉ trong nửa đầu năm 2020, các tàu Trung Quốc đã liên tục có các hành vi gây hấn nhằm vào tàu cá của Việt Nam và các nước ở Biển Đông.
Hai lần chỉ trong vòng 3 tháng
Ngày 13/6, Hội Nghề cá Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối việc tàu sắt của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc số hiệu 4006 cùng một xuồng máy truy đuổi, tông và làm hỏng tàu cá  QNg 96416 do ngư dân Nguyễn Lộc, 42 tuổi, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi làm chủ kiêm thuyền trưởng cùng 15 lao động hành nghề ở khu vực cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 8 hải lý về hướng Tây Nam vào sáng 10/6.
Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã khống chế, đánh đập ngư dân bắt ký và điểm chỉ dấu vân tay vào biên bản do Trung Quốc viết, lấy ngư cụ là 2 máy định vị và máy dò cá, 1 thuyền thúng, 5 bành dây hơi, 1 tấn hải sản và làm hư hỏng nhiều bộ phận trên thân tàu, thiệt hại về tài sản ngư dân ước tính khoảng 500 triệu đồng. Ngày 12/6/2020, tàu cá QNg 96416 cùng các lao động về đến đất liền không tiếp tục đi sản xuất được.
Theo Hội Nghề cá Việt Nam, những hành động như trên của Trung Quốc đã được lặp lại nhiều lần và liên tục gia tăng, gây bất an, bất bình cho ngư dân, làm giảm sút sản lượng đánh bắt hải sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho ngư dân, xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam và luật pháp Quốc tế.
Hội Nghề cá Việt Nam lên án và phản đối hành động vô nhân đạo nói trên của Trung Quốc đã gây nguy hiểm đến tính mạng và thiệt hại đến tài sản của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Phản ứng của Hội Nghề cá Việt Nam liên quan đến hành vi sai trái của Trung Quốc diễn ra chỉ hơn 2 tháng sau khi tàu Hải cảnh nước này mang số hiệu 4301, tấn công đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS của Việt Nam khi đang khai thác hải sản tại khu vực biển gần đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) với 8 ngư dân trên tàu ngày 2/4.
Đáng chú ý, cả hai vụ việc nói trên được Trung Quốc tiến hành trong vòng 3 tháng và đều vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ không chỉ từ phía các cơ quan chức năng của Việt Nam mà còn cả cộng đồng quốc tế.
Chỉ đúng 4 ngày sau vụ việc này, ngày 6/4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus đã phát đi thông cáo báo chí về vụ việc, nhấn mạnh Mỹ “cực kỳ quan ngại” hành động của Trung Quốc. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Đây là vụ việc mới nhất trong chuỗi dài các hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt các yêu sách trái pháp luật hàng hải và gây bất lợi cho các quốc gia láng giềng Đông Nam Á trên biển Đông”.
2 ngày sau, Bộ Ngoại giao Philippines cũng ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam trong vụ việc nói trên và nhấn mạnh, các ngư dân Philippines cũng từng là nạn nhân của Trung Quốc và nước này rất cảm kích trước hành động cứu giúp các ngư dân Philippines của Việt Nam.
Tàu cá nước khác cũng là nạn nhân
Vụ việc mà Philippines muốn nhắc đến diễn ra vào tháng 6/2019 tại Bãi Cỏ Rong khi tàu cá mang số hiệu F/B GIMVER1 của Philippines với 22 ngư dân trên tàu cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Rất may, những thuyền viên này sau đó được một tàu cá Việt Nam gần đó phát hiện và giải cứu.
Tuy nhiên, vụ việc nói trên không chỉ dừng lại ở đó. Đến tháng 9/2019, Trung Quốc lại triển khai một nhóm tàu áp sát khu vực bãi cạn Scarborough của Philippines nhằm thể hiện quyền kiểm soát [phi pháp - PV] đối với bãi cạn này bất chấp sự phản đối quyết liệt của phía Philippines. Hành động sai trái này
của phía Trung Quốc một lần nữa khiến tình hình Biển Đông càng thêm phức tạp và làm leo thang căng thẳng giữa hai nước.
Cũng trong khoảng thời gian đó và vài tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã cho triển khai hàng trăm tàu cá – bị nghi ngờ là các tàu dân quân biển nguỵ trang – có sự bảo vệ của các tàu Hải cảnh Trung Quốc xuất hiện quanh nhiều quần đảo và khu vực tiền đồn của Philippines ở Biển Đông và tiến hành các hoạt động đánh cá phi pháp trong vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.
Mới đây nhất, hồi tháng 2/2020, một chiếc tàu chiến Trung Quốc bị cáo buộc có hành động thù địch và vi phạm luật quốc tế khi khinh hạm 514 của Trung Quốc hướng hệ thống kiểm soát pháo nhằm vào khinh hạm BRP Conrado Yap đang tiến hành tuần tra ở Biển Đông.
Malaysia cũng từng là nạn nhân từ các hành động gây hấn của tàu Trung Quốc. Hồi tháng 4 vừa qua, tàu thăm dò Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc đã di chuyển tới khu vực phía nam Biển Đông, bám sát tàu thăm dò West Capella do công ty dầu khí Petronas của Malaysia thuê. Vào thời điểm đó, tàu Trung Quốc có lúc được tới 10 tàu hải cảnh và lực lượng dân binh hộ tống.
Trước đó, vào tháng 12/2019, Indonesia cũng đã lên tiếng cố cáo 50 tàu cá Trung Quốc dưới sự bảo vệ của hai tàu hải cảnh cỡ lớn đã xâm nhập, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ngoài khơi quần đảo Natuna ở nam Biển Đông buộc Indonesia phải triển khai  8 chiến hạm cùng nhiều tiêm kích F-16 đến khu vực này để “tuần tra và bảo đảm an ninh”.Có thể nói, những hành vi gây hấn nói trên của Trung Quốc đã diễn ra với cường độ và tần suất ngày một dày hơn trong thời gian qua. Cùng với việc ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là “khu Nam Sa” và “khu Tây Sa” trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đây được cho là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá tham vọng độc chiếm Biển Đông của nước này.
Theo các chuyên gia trong khu vực, để ngăn chặn các hành vi sai trái của Trung Quốc tiếp diễn, Việt Nam, Philippines và Malaysia – 3 nước vốn chịu nhiều tác động nhất từ các hành vi sai trái của Trung Quốc – cần tiếp tục duy trì các biện pháp pháp lý và ngoại giao cứng rắn hơn nữa.

Biển Đông: Mỹ dùng chiến thuật “áp lực tối đa”

đối với Trung Quốc

Mai Vân
Ba hàng không mẫu hạm Mỹ đồng thời tuần tra ở châu Á, oanh tạc cơ B-1B được triển khai trên đảo Guam miền tây Thái Bình Dương, từ đó tiến hành các phi vụ trên Biển Đông, máy bay trinh sát không Đối với giới phân tích, rất hiếm khi Hoa Kỳ tung một lực lượng hùng hậu như vậy đến vùng biển châu Á, một quyết định gắn liền với việc Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động khống chế Biển Đông.
Trong một bài viết ngày 15/06/2020 mang tựa đề khá châm biếm: “Ba tàu sân bay Mỹ tuần tra cùng một lúc ở Thái Bình Dương. Và Trung Quốc không vui – Three US Navy aircraft carriers are patrolling the Pacific Ocean at the same time. And China’s not happy”, kênh truyền thông Mỹ CNN đã nêu bật phản ứng tức tối của Bắc Kinh trước hành động phô trương lực lượng để răn đe của Mỹ.
Ba hàng không mẫu hạm đồng thời hoạt động ở Thái Bình Dương
CNN trước hết xác nhận sự hiện diện đồng thời của ba hàng không mẫu hạm Mỹ trên vùng biển Thái Bình Dương, hai chiếc ở miền tây, chiếc còn lại đã tiến vào khu vực phía đông.
Trích dẫn các thông cáo báo chí do chính Hải Quân Mỹ công bố, CNN cho biết là hai chiếc tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đang tuần tra ở vùng biển miền tây Thái Bình Dương, trong lúc chiếc USS Nimitz cùng với hải đội hộ tống – rời cảng San Diego ở California ngày 08/06 – hiện đã có mặt ở phía đông.
Ý định phô trương uy lực của Hải Quân Mỹ được thấy rõ qua việc bộ Quốc Phòng không ngần ngại công bố hình ảnh về hoạt động của các nhóm tàu sân bay. Mạng Twitter của Hải Quân Mỹ đã liên tục đưa tin và đăng ảnh về các cuộc tập huấn của hai chiếc Theodore Roosevelt và Ronald Reagan trên Biển Philippines. Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng công bố hình ảnh về hoạt động của tàu sân bay Nimitz ở Thái Bình Dương.
Theo CNN, với mỗi chiếc tàu chở theo hơn 60 chiến đấu cơ, đây là cuộc triển khai hàng không mẫu hạm lớn nhất ở vùng biển châu Á từ năm 2017 đến nay. Năm 2017 là thời điểm căng thẳng với Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân lên đỉnh cao.
Thông điệp “răn đe” gởi đến Bắc Kinh 
Ý nghĩa phô trương uy lực của việc triển khai đồng thời ba chiếc tàu sân bay, kèm theo toàn bộ các hải đội tác chiến hùng hậu đã được chính các lãnh đạo Hải Quân Mỹ nêu bật.
Trả lời hãng tin Mỹ AP ngày 12/06, chuẩn đô đốc Stephen Koehler, chỉ huy tác chiến Bộ Tư Lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hải Quân Mỹ khẳng định: “Tàu sân bay và các nhóm tác chiến tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh hải quân của Mỹ. Tôi rất mừng với việc triển khai đến ba chiếc vào lúc này”.
Dù không nói rõ mục tiêu của việc triển khai, nhưng chuẩn đô đốc Koehler ghi nhận tình trạng Trung Quốc đang quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông, bố trí trên đó các tên lửa và hệ thống tác chiến điện tử, trong bối cảnh các hoạt động của Mỹ cùng các đồng minh và đối tác có dấu hiệu chưa ngăn chặn được tham vọng của Bắc Kinh.
Giới phân tích thấy rằng qua việc triển khai đồng thời ba nhóm tàu sân bay đến châu Á, Washington muốn gởi thông điệp răn đe đến Bắc Kinh.
Trả lời hãng AP, bà Bonnie Glaser, chủ nhiệm Dự Án Sức Mạnh Trung Quốc thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), trụ sở tại Mỹ, nhận định: “Truyền thông Trung Quốc cho rằng khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ đang suy giảm mạnh vì dịch Covid-19, (do đó) đợt triển khai có dấu hiệu là thông điệp của Mỹ nhằm cảnh báo Trung Quốc đừng tính toán sai lầm”.
Bắc Kinh tức tối buông lời đe dọa
Dẫu sao động thái cứng rắn rõ rệt của Mỹ đã làm dấy lên phản ứng bực tức từ phía Bắc Kinh, với các phương tiện truyền thông Trung Quốc đồng loạt lên tiếng đe dọa Hoa Kỳ.
Đi đầu trong việc hù dọa vẫn là tờ Hoàn Cầu Thời Báo tại Bắc Kinh. Theo CNN, hôm 14/06, tờ báo này tỏ ý lo ngại rằng các tàu sân bay Mỹ có thể là mối đe dọa đối với các đơn vị quân đội Trung Quốc đồn trú tại Biển Đông.
Trích dẫn một chuyên gia về hải quân ở Bắc Kinh, Hoàn Cầu Thời Báo tố cáo Mỹ “thực hiện chính sách bá quyền” khi đưa lực lượng hùng mạnh vào Biển Đông và đe dọa quân đội Trung Quốc ở những vùng mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa và Nam Sa, tức là Hoàng Sa và Trường Sa.
Trang web tiếng Anh của quân đội Trung Quốc cũng có nhận định tương tư, và khẳng định Trung Quốc có thể tổ chức tập trận đáp trả để cho thấy hỏa lực của mình. Bài viết còn nêu rõ: “Trung Quốc cũng có tàu sân bay với vũ khí “sát thủ tàu sân bay’ như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26”.
Tàu sân bay Mỹ không hề bị điêu đứng vì Covid-19
Theo giới quan sát, sở dĩ Bắc Kinh đã có phản ứng tức tối, đó là vì với việc triển khai nói trên, Mỹ đã phá vỡ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc của Bắc Kinh gần đây theo đó Hải Quân Mỹ đã bị virus corona đánh gục.
Chuyên gia Collin Koh, thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược tại Singapore, nhận định: Sự hiện diện các tàu sân bay Mỹ trên biển châu Á đã “đi ngược lại với điều mà Trung Quốc mô tả là Mỹ bị áp lực khó khăn ở Thái Bình Dương”.
Cũng phải nói là tàu sân bay Theodore Roosevelt đã chỉ hoạt động trở lại từ ngày 04/06, sau mấy tuần lễ phải án binh bất động ở Guam do virus corona bộc phát trên tàu vào tháng Ba. Trong lúc đó chiếc Ronald Reagan cũng phải thả neo ở Nhật Bản chờ được bảo đảm là không bị một ca Covid-19 nào một khi ra biển.
Oanh tạc cơ B-1B và trinh sát cơ Global Hawk trên Biển Đông
Mỹ không chỉ gây sức ép với Trung Quốc ở trên biển mà còn gia tăng thị uy trên không bằng cách cho oanh tạc cơ hiện đại B-1B Lancer và trinh sát cơ không người lái Global Hawk RQ-4 đến hoạt động ở Biển Đông và các khu vực khác tại Thái Bình Dương.
Theo tin được kênh truyền hình Mỹ Fox News tiết lộ hôm 10/06 vừa qua, Không Quân Mỹ đã xác nhận việc sử dụng một phi đội máy bay ném bom B-1B trú đóng trên đảo Guam để hỗ trợ cho Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong các nhiệm vụ trên Biển Đông.
Bên cạnh đó, phi cơ do thám hiện đại không người lái Global Hawk RQ-4 cũng được vận chuyển tới căn cứ không quân Yokota tại Nhật Bản nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động của Mỹ trong khu vực.
Đối với các chuyên gia, Quân Đội Mỹ đã tăng cường hoạt động trong khu vực để sẵn sàng đối phó với các động thái của Trung Quốc ở cả Biển Đông lẫn vùng eo biển Đài Loan, nơi đồng minh của Mỹ đang gặp sức ép nặng nề từ Bắc Kinh.

Tàu khảo sát của Trung Quốc

lại vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc đã vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách đảo Phú Quý khoảng 182 hải lý hôm thứ Ba, ngày 16 tháng Sáu.
Đài Á Châu Tự Do sử dụng hai phần mềm định vị xác định Hải Dương 4 đã tiến đến vùng biển của Việt Nam hôm 14/6 sau khi đi qua căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Dữ liệu định vị mới nhất vào sáng ngày 16/6 cho thấy tàu này nằm hoàn toàn trong vùng 200 hải lý từ bờ biển của Việt Nam.
Hiện không rõ nguyên nhân vì sao Trung Quốc điều tàu Hải Dương 4 vào vùng biển của Việt Nam vào lúc này. Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đều chưa lên tiếng gì về động thái này.
Tuy nhiên vào khoảng nửa cuối năm 2019, Trung Quốc đã từng điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng các tàu hải cảnh vào quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở lô dầu khí 06 -01 trong liên doanh giữa Việt Nam với công ty Rosneft của Nga ở Bãi Tư Chính.
Lập trường của Trung Quốc là phản đối việc các quốc gia đòi chủ quyền ở khu vực Biển Đông hợp tác với các công ty quốc tế ngoài khu vực để khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Theo các phần mềm theo dõi hàng hải, dường như Hải Dương 4 lần này không đi cùng với các tàu hải cảnh vào vùng biển Việt Nam. Chỉ có tàu hải cảnh Haijing 5202 hiện đang đậu ở Đá Chữ Thập gần đó.
Việc Hải Dương 4 lần này vào vùng biển Việt Nam cũng có thể liên quan đến các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam với công ty Rosneft của Nga gần Bãi Tư Chính.
Truyền thông trong nước cho biết, giàn khoan dầu Clyde Boudraux của một công ty có trụ sở ở Anh theo dự định sẽ hoạt động trong khu vực này. Giàn khoan đã được kéo về cảng Vũng Tàu hôm 22/4 nhưng theo dữ liệu phần mềm định vị thì giàn khoan này vẫn chưa rời cảng.
Trung Quốc cũng đã từng đe doạ Việt Nam trong những hoạt động khoan thăm dò dầu khí trước đây với công ty Repsol của Tây Ban Nha hồi năm 2017 và 2018.
Hôm 13/6 vừa qua, công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha đã chuyển nhượng các cổ phần của công ty này ở 3 lô dầu khí ngoài khơi phía đông nam Việt Nam cho PetroVietnam với lý do khó khăn do bị sức ép từ Trung Quốc hồi năm 2018.

Chuyên gia Indonesia:

TQ đang chơi trò yêu sách trên Biển Đông

Theo nhận định của chuyên gia, Trung Quốc muốn lợi dụng dịch COVID-19 để gia tăng ảnh hưởng trên Biển Đông và muốn giành nhiều “thẻ bài” trong trò chơi yêu sách.
Ông Gilang Kembara, chuyên gia nghiên cứu quốc tế, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Indonesia  cho rằng, Trung Quốc muốn lợi dụng dịch COVID-19 để tăng cường sự ảnh hưởng trên Biển Đông, nhất là khi các cuộc đàm phán về vấn đề COC đang bị chậm lại. Mục đích là để tới khi vòng thương lượng này quay trở lại, Bắc Kinh sẽ nắm trong tay nhiều “thẻ bài” trong trò chơi để đổi lấy mọi yêu sách.
- Đánh giá của ông về những hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, như lập 2 quận mới, đặt tên các thực thể, điều tàu cá hay đặt cáp ngầm trên vùng Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang phải đối phó với đại dịch COVID-19?
Từ đầu năm 2020, khi hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN đều phải giải quyết cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra, thì Trung Quốc, quốc gia đầu tiên trải qua dịch bệnh này đã kiểm soát được chuỗi lây lan dịch vào đầu tháng 3, cảm thấy cần phải khẳng định chủ quyền trên Biển Đông bằng nhiều cách.
Chẳng hạn như Chiến dịch Biển xanh năm 2020, cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, lập 2 quận và đặt tên cho 80 thực thể trên Biển Đông, đồng thời điều rất nhiều tàu đến khu vực biển này.
Tôi cho rằng, Trung Quốc cố gắng tăng cường sức ảnh hưởng của mình, nhất là khi các cuộc đàm phán về Biển Đông đang bị chững lại, chẳng hạn như Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Cân nhắc tình hình đó, đến lúc các thương lượng quay trở lại bình thường thì Trung Quốc đã nắm trong tay rất nhiều “thẻ bài” trong trò chơi chủ quyền của mình, để đổi lấy tất cả các yêu sách.
Gần đây, Trung Quốc cho lắp đặt cáp ngầm trên Biển Đông. Tôi không biết lí do tại sao Trung Quốc đặt cáp ngầm. Tuy nhiên, nếu như việc này chỉ phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc thì cũng vi phạm luật pháp quốc tế, giống như việc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Bất kì hành động “xây dựng trái phép đơn phương nào” trên Biển Đông cũng sẽ không được chấp nhận.
- Trung Quốc đưa ra yêu sách về “đường 9 đoạn” để tuyên bố chủ quyền đối với khoảng 80% diện tích Biển Đông. Ông nhận định thế nào về yêu sách này của Trung Quốc?
Nói một cách thẳng thắn, “Đường 9 đoạn” đã vi phạm luật pháp quốc tế hiện hành, đặc biệt là các điều luật trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Đầu tiên chúng ta phải đặt câu hỏi: Dựa trên tài liệu nào mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền với 80% khu vực Biển Đông?
Trung Quốc ngụy biện rằng, họ sở hữu bản đồ của thời nhà Minh hay nhà Thanh để lại. Với quan điểm như trên, nhiều các quốc gia khác cũng có thể tuyên bố chủ quyền với bất cứ vùng đất nào trên thế giới chỉ với một bản đồ cổ mà họ tìm được từ thời tiền thuộc địa.
- Đây có phải lí do Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc ngày 26/5 khi cho rằng Trung Quốc vi phạm luật pháp và không tuân theo phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 về “đường 9 đoạn”,  thưa ông?
Indonesia là quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế và hành động theo pháp luật. Mặc dù Indonesia duy trì các mối quan hệ tốt với các quốc gia có chủ quyền trên thế giới, song Indonesia cũng có trách nhiệm nhắc nhở các quốc gia thực hiện đúng luật pháp quốc tế.
Thông qua công hàm gửi Liên hợp quốc, Indonesia muốn nhắc nhở Trung Quốc rằng, hành động của nước này đã trái ngược với luật pháp quốc tế, nhất là những gì đã được thông qua bởi Tòa phán quyết năm 2016 về tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.
Cần phải nói rằng, Indonesia không có xung đột biên giới với Trung Quốc. Do đó, một cách trực tiếp, Indonesia muốn tuyên bố với thế giới rằng, Indonesia không công nhận “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.
Kể cả khi Trung Quốc cho rằng, họ có quyền thương lượng về chủ quyền ở khu vực đặc quyền kinh tế của Indonesia, thì đó cũng chỉ là tuyên bố suông. Bởi vì Trung Quốc là quốc gia không có biên giới trực tiếp với Indonesia.
Do đó, những căn cứ mà Trung Quốc đưa ra trong công hàm phản đối lên Liên hợp quốc ngày 2/6 là không có cơ sở pháp lí.
- Là quốc gia lớn trong khu vực ASEAN, Indonesia nói riêng và các quốc gia ASEAN nói chung cần phải làm gì để giữ an ninh hàng hải khu vực Biển Đông, thưa ông?
Indonesia nhìn nhận Biển Đông như là mạch vận chuyển rất quan trọng, không chỉ đối với Indonesia, mà còn đối với thế giới. Khu vực Biển Đông quá rộng lớn để kiểm soát bởi chỉ một quốc gia.
Chính bằng cách duy trì đối thoại và xây dựng hợp tác thiết thực giữa các quốc gia liên quan, chúng ta có thể duy trì hòa bình ở khu vực Biển Đông. Indonesia sẽ không bao giờ kích hoạt những hành động khiêu khích hay xung đột với các nước láng giềng.
Nằm trên trục hàng hải của thế giới, Indonesia nhận ra rằng vị trí của mình có thể bị tổn hại rất lớn xảy ra xung đột mở giữa Trung Quốc và các nước có yêu sách, hoặc với các nước lớn khác. Do vậy, Indonesia luôn cố gắng để giữ gìn hòa bình trong khu vực, vì lợi ích của Indonesia nói riêng, các quốc gia ASEAN và thế giới nói chung.
- Xin cảm ơn ông!

Powered by Blogger.