Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bangkok kêu gọi giới tướng lĩnh Miến Điện thực thi ‘‘Thỏa thuận 5 điểm’’

Monday, June 7, 2021 // ,

 RFI

Lãnh đạo tập đoàn quân sự, tướng Min Aung Hlaing (P), tiếp đại diện của ASEAN, thứ trưởng Ngoại Giao  Erywan Yusof của Brunei (người thứ nhất bên trái), nước chủ tịch luân phiên ASEAN, tại Naypiydaw, ngày 04/06/2021.
Lãnh đạo tập đoàn quân sự, tướng Min Aung Hlaing (P), tiếp đại diện của ASEAN, thứ trưởng Ngoại Giao Erywan Yusof của Brunei (người thứ nhất bên trái), nước chủ tịch luân phiên ASEAN, tại Naypiydaw, ngày 04/06/2021. AFP - HANDOUT

Trong cuộc khủng hoảng Miến Điện, Thái Lan là quốc gia tuyến đầu của khối ASEAN. Hôm nay, 06/06/2021, bộ Ngoại Giao Thái Lan ra thông báo bày tỏ « quan ngại » về tình hình bạo lực tại nhiều nơi ở Miến Điện, đồng thời kêu gọi tập đoàn quân sự sớm thực thi Thỏa thuận 5 điểm của khối ASEAN.

Trong thông cáo nói trên, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Thái Lan, Tanee Sangrat, nhấn mạnh « chúng tôi đang theo dõi sát các diễn biến tại Miến Điện, với rất nhiều lo ngại, đặc biệt về tình trạng bạo lực diễn ra tại nhiều nơi ». Thông cáo của bộ Ngoại Giao Thái Lan kêu gọi chấm dứt bạo lực, trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ sau đảo chính, và « thi hành thực sự Thỏa thuận 5 điểm của ASEAN » sớm nhất có thể.

Thái Lan, quốc gia có đường biên giới dài nhất trong các nước láng giềng của Miến Điện, lo ngại xung đột có thể kéo theo một làn sóng người tị nạn. Chính quyền Thái Lan – với lãnh đạo cũng là một cựu chỉ huy quân đội, lên nắm quyền nhờ đảo chính - được coi là có mối quan hệ gần gũi với tập đoàn quân sự Miến Điện.

Theo Reuters, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Thái Lan cho báo giới biết là « phần lớn những gì chính quyền Thái Lan đã làm không thể công bố, vì chúng tôi tin rằng ngoại giao im lặng và kín đáo giữa các nước láng giềng sẽ hiệu quả hơn và phù hợp hơn với truyền thống ngoại giao của Thái Lan ».

Tuyên bố của Bangkok về Miến Điện được đưa ra một ngày sau chuyến công du của các đặc phái viên ASEAN đến Miến Điện. Cử đặc phái viên ASEAN đến Miến Điện là một trong những yêu cầu được lãnh đạo khối Đông Nam Á đưa ra nhân thượng đỉnh ở Jakarta, Indonesia, hồi tháng 4/2021, nhằm « thúc đẩy đối thoại giữa các bên » nhằm tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng, là một nội dung chính của Thỏa thuận 5 điểm của ASEAN. Chuyến công du diễn ra trong hai ngày 4 và 5/6.

Biểu tình tại Mandalay phản đối ASEAN

Về chuyến công du nói trên của các đặc phái viên ASEAN tại Miến Điện, lực lượng đối lập chống tập đoàn quân sự bày tỏ thái độ không tin tưởng. Theo trang mạng đối lập Irrawady, hôm qua, Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (NUG) – đầu não của lực lượng chống tập đoàn quân sự - cho biết không hề trông đợi gì vào sự hỗ trợ của ASEAN, bởi cho đến nay ASEAN đã chỉ có các tiếp xúc với tập đoàn quân sự.

Theo Nikkei Asia ngày 05/6, vào lúc các đặc sứ của ASEAN gặp tướng Min Aung Hlaing tại thủ đô Naypyidaw, nhiều người phản đối đã xuống đường tại cố đô Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước. Những người biểu tình lên án khối ASEAN « vô dụng » và đốt cờ của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Một sinh viên lãnh đạo cuộc biểu tình lên án ASEAN hợp tác với tập đoàn quân sự, và khẳng định người dân Miến Điện sẽ tự mình đấu tranh để giải phóng dân tộc, mà « không chờ đợi bất kỳ sự giúp đỡ nào của ASEAN hay Liên Hiệp Quốc ».

Aung San Suu Kyi bị đưa ra khỏi nơi quản thúc

Vẫn Nikkei Asia dẫn lời một số luật sư báo động về việc bà Aung San Suu Kyi, cựu lãnh đạo chính phủ dân sự, đã bị đưa ra khỏi nhà riêng tại Naypyidaw, nơi bà bị quản thúc từ đầu đảo chính vào hôm thứ Sáu 04/06. Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (NUG) ra thông báo bày tỏ lo ngại cho tính mạng của cựu cố vấn Nhà nước.

Cách nay mươi hôm, ngày 24/05/2021, lần đầu tiên kể từ cuộc đảo chính, cựu lãnh đạo chính phủ dân sự Miến Điện xuất hiện trước công chúng. Ngay trong lần đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với luật sư, Aung San Suu Kyi đã truyền đi một thông điệp thách thức tập đoàn quân sự, với tuyên bố « đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (LND) sẽ tồn tại đến khi nào nhân dân Miến Điện còn, bởi chính nhân dân đã lập ra đảng chính trị này ». 

Trung Quốc mở hội nghị đặc biệt tại Trùng Khánh với các ngoại trưởng ASEAN

  RFI

Đăng ngày: 

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc (1991-2021), trong một động thái được cho là nhằm ve vãn các nước Đông Nam Á và phải cạnh tranh gay gắt với Mỹ, Bắc Kinh đã mời các ngoại trưởng thuộc khối ASEAN đến thành phố Trùng Khánh tham dự một Hội Nghị Đặc Biệt của các Ngoại Trưởng ASEAN-Trung Quốc trong hai ngày 07-08/06/2021.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 06/06/2021, đã nhiệt liệt ca ngợi tiến trình 30 năm hợp tác Trung Quốc - ASEAN, xem đấy là một ví dụ điển hình về công cuộc hợp tác thành công trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo hãng tin Mỹ AP, truyền thông Nhà nước Trung Quốc đã tiết lộ một loạt nội dung bắc Kinh muốn thảo luận với các nước Đông Nam Á, từ việc khôi phục du lịch và các trao đổi kinh tế vốn đã phải chịu tác hại từ dịch Covid-19, cho đến các nỗ lực nhằm phối hợp chặt chẽ hơn trong việc chống lại đại dịch, cũng như khả năng thiết lập một hộ chiếu vác-xin để cho phép du lịch tự do hơn.

Ngoài các cuộc họp chung, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn dự kiến gặp riêng từng đồng nhiệm bên lề hội nghị.

Theo ghi nhận của AP, Trung Quốc có mâu thuẫn với nhiều láng giềng như Việt Nam, Philippines hay Malaysia trên vấn đề yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Bắc Kinh thường xuyên cho tàu xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế và quấy nhiễu các hoạt động dầu khí của Việt Nam, trong lúc Philippines cũng nhiều lần phản đối sự hiện diện của cả trăm tàu Trung Quốc gần các thực thể ở Trường Sa mà Manila tuyên bố chủ quyền. Mới đây, vào tuần trước, Malaysia đã phản đối việc 16 máy bay quân sự Trung Quốc xâm nhập không phận của nước này.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cố tìm cách tăng cường ảnh hưởng đối với 10 thành viên ASEAN, dùng đến sức mạnh kinh tế và ngoại giao, làm cho khối Đông Nam Á không thể có được một lập trường thống nhất để đối phó do sự phản đối của các đồng minh Trung Quốc trong ASEAN, nhất là Cam Bốt.

Nỗ lực chiêu dụ các nước Đông Nam Á càng gia tăng trong bối cảnh Hoa Kỳ ngày càng năng nổ hơn tại Đông Nam Á, tích cực duy trì sự hiện diện hải quân ở Biển Đông, và không ngần ngại bày tỏ lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc.

Còn Bắc Kinh thì luôn luôn cho rằng sự hiện diện của hải quân Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh trong khu vực, đồng thời đả kích các chiến dịch tuần tra của Mỹ tại Biển Đông được mệnh danh là chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải.



Jeff Bezos xây dựng đế chế Amazon như thế nào?

  BBC

Jeff Bezos in 1997

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Jeff Bezos năm 1997, năm Amazon chính thức lên sàn cổ phiếu

Có lẽ Jeff Bezos đã có một quả cầu pha lê.

25 năm trước, ông đã thấy trước một tương lai rằng chỉ với một cú nhấp chuột, nó sẽ đem đến cho chúng ta bất cứ thứ gì, từ thức ăn vật cho mèo cho món đến trứng cá muối; và các trung tâm thương mại sẽ mờ nhạt dần, các cửa hàng sẽ phải cung cấp dịch vụ giải trí hoặc sản phẩm tiện lợi để tồn tại.

Và ông đã xây dựng một đế chế dựa trên những hình ảnh đó.

Jeff Bezos: Người giàu nhất thế giới ly hôn


Amazon, doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến mà ông thành lập năm 1994, đã trở thành công ty nghìn tỷ đô la thế giới vào tháng 9/2018 (chỉ bị Apple vượt mặt trong gang tấc), chuyển đổi từ một nhà sách cũ trực tuyến thành thị trường giao dịch toàn cầu.

Nhưng Bezos, hiện là người giàu nhất thế giới, tuyên bố ông có mục tiêu cao hơn là chỉ định hình lại thị trường bán lẻ thế giới.

This April 24, 2015 handout photograph obtained courtesy of Blue Origin shows Jeff Bezos, founder of Blue Origin, at New Shepard"s West Texas launch facility before the rocket"s maiden voyage.

NGUỒN HÌNH ẢNH,BLUE ORIGIN

Chụp lại hình ảnh,

Jeff Bezos mở công ty hàng không vũ trụ Blue Origin vào 2000

Ông sở hữu tư nhân tờ báo Washington Post. Công ty hàng không vũ trụ của ông, Blue Origin, đặt mục tiêu đưa thiết bị và con người lên Mặt trăng vào năm 2024.

Vào tháng 9/2018, ông đã cam kết sẽ tài trợ 2 tỷ đô la cho một mạng lưới trường mầm non và giải quyết tình trạng vô gia cư ở Mỹ (mặc dù đây là một phần trong kế hoạch làm từ thiện của vợ cũ của ông, bà Mackenzie Bezos, người thậm chí đã muốn đóng góp 37 tỷ đô la tài sản của bà).

Cách đây nhiều năm, bạn gái thời trung học của Bezos đã nói với Wired rằng cô luôn biết rằng anh sẽ kiếm được tiền, theo đuổi giấc mơ khám phá ngoài vũ trụ.

"Vấn đề không phải là về tiền. Mà là về những gì anh ấy sẽ làm với nó, về việc thay đổi tương lai", cô nói với tờ tạp chí.

Thuộc địa không gian

Tham vọng của Jeff Bezos đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước.

Là con của một cặp cha mẹ tuổi teen đã ly dị, anh được mẹ Jackie nuôi dưỡng phần lớn ở Texas và Florida, cùng với cha dượng Mike Bezos, một giám đốc điều hành của hãng Exxon, người gốc Cuba, vốn rời Cuba thì còn thanh thiếu niên sau khi Fidel Castro lên nắm quyền.

Ông đã sớm có thiên hướng về kỹ thuật và khoa học, tự tháo dỡ chiếc cũi của mình bằng tuốc nơ vít khi mới ba tuổi, theo một quyển sách tiểu sử năm 2013 của Brad Stone.

Trong bài phát biểu tốt nghiệp trung học, Bezos đã vạch ra một tầm nhìn cho việc thiết lập các thuộc địa ngoài vũ trụ.

Amazon CEO Jeff Bezos and his wife MacKenzie Bezos arrive at the headquarters of publisher Axel-Springer where he will receive the Axel Springer Award 2018 on April 24, 2018 in Berlin.

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP/GETTY

Chụp lại hình ảnh,

Jeff Bezos ông đã gặp vợ cũ của mình, khi đang làm việc tại quỹ phòng hộ DE Shaw, họ có 4 đứa con.

Tại Đại học Princeton, Bezos học ngành kỹ thuật và khoa học máy tính, sau đó sử dụng các kỹ năng của mình tại các công ty tài chính ở New York. Chính tại đó, ông đã gặp vợ cũ của mình, khi đang làm việc tại quỹ phòng hộ DE Shaw.

Ở tuổi 30, ông bỏ việc sau khi đọc qua một thống kê về sự phát triển nhanh chóng của internet.

Trong bài phát biểu năm 2010 tại Princeton, Bezos đã nhắc lại quyết định của mình về việc trở về miền Tây Mỹ và bắt đầu Amazon là "con đường mạo hiểm".

"Tôi quyết định tôi phải thử. Tôi không nghĩ mình sẽ hối hận vì đã cố gắng và thất bại. Và tôi nghi rằng mình sẽ luôn bị ám ảnh bởi quyết định không thử làm điều đó", ông nói.

Vua thương mại điện tử

Customer orders are carried on a conveyor system at the newest Amazon Robotics fulfillment center during its first public tour on April 12, 2019 in the Lake Nona community of Orlando, Florida.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Amazon đầu tư nhiều vào robot và sáng chế

Canh bạc của Bezos, được góp vốn với hơn 100.000 đô la tiền từ cá nhân và gia đình, đã nhanh chóng đền đáp.

Trong vòng một tháng kể từ khi Amazon ra mắt (1995), nó đã chuyển đơn đặt hàng đến tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ và 45 quốc gia khác nhau, theo cuốn sách của Stone, The Things Store: Jeff Bezos và Age of Amazon.

Trong 5 năm đầu tiên của Amazon, số lượng khách hàng đã tăng vọt từ 180.000 đến 17 triệu. Doanh số tăng vọt từ 511.000 đô la lên hơn 1,6 tỷ đô la.

Các nhà đầu tư tên tuổi đổ xô đến công ty giữa làn sóng dot com đầu tiên bùng lên. Vào năm 1997, Amazon huy động được 54 triệu đô la và biến Bezos, người từng tự tay đóng gói các đơn hàng sách, trở thành một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới trước tuổi 35.

Năm 1999, Tạp chí Time nói ông là một trong những người trẻ nhất từ ​​trước đến nay được mệnh danh là "Người của năm" và gọi ông là "vua của thương mại điện tử".

Thử nghiệm

Amazon fulfilment center in Sosnowiec, Poland on 13 May, 2019.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các nhân viên Amazon buộc phải trả tiền đậu xe trong công ty

Được biết đến là một ông chủ kỹ tính, Bezos đã đưa Amazon đi đến một chiến lược dài hạn và "tập trung" vào khách hàng.

Trong thực tế, điều đó có nghĩa là công ty sẵn sàng chi tiền để kiếm tiền, đôi khi từ bỏ lợi nhuận hàng năm khi giảm giá, giao hàng miễn phí và dành nhiều năm để phát triển các thiết bị mới như máy đọc sách điện tử Kindle.

Nhưng Amazon cũng không ngần ngại tiết kiệm ở những nơi có thể, khiến nhân viên trụ sở phải trả tiền đỗ xe, chiến đấu với các nhà cung cấp, phản đối nỗ lực tổ chức các công đoàn lao động tại kho của mình và tránh thuế càng nhiều càng tốt.

Công ty đã trải qua một số thất bại, như đầu tư sớm vào các trang web như Pets.com mà sau đó bị mất tiền. Nhưng ngày nay, ngay cả những thứ đó trông giống như một dấu hiệu của tinh thần cạnh tranh không ngừng và sẵn sàng thử nghiệm.

Amazon có doanh thu hơn 230 tỷ đô la vào năm 2018 và tuyển dụng gần 650.000 người trên toàn thế giới.

Nó cung cấp dịch vụ hậu cần, lưu trữ, cho vay và nền tảng bán hàng cho hàng trăm nghìn thương nhân bên thứ ba. Bộ phận điện toán đám mây của nó lưu giữ những khối lượng thông tin khổng lồ của thế giới doanh nghiệp trên các máy chủ dữ liệu.

Amazon cung cấp xương sống cho các công ty lớn như AirBnB và Netflix cũng như hơn một triệu khách hàng khác cùng nhau trao cho Amazon "quyền kiểm soát".

Chỉ riêng trong năm nay, Amazon đã mua cổ phần hoặc mua lại các công ty chuyên về robot, quảng cáo và lái xe tự động, cũng như điện toán đám mây.

Và ban điều hành công ty cho biết họ luôn tìm kiếm các giao dịch khác, tham vọng và to lớn hơn.

People hold banners during a demonstration attended from Amazon-Workers, trade union members and left activits under the motto 'Make Amazon Pay' in Berlin, Germany on April 24, 2018.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Thành viên của công đoàn thương mại và các nhà hoạt động biểu tình phản đối Amazon ở Đức

Những phản ứng tiêu cực

Sự trỗi dậy của Amazon, dẫn đến sự lụi tàn của các nhà bán lẻ Sears, Toy 'R' Us và Barnes & Noble, đã khiến các nhà phê bình lo ngại về sức mạnh độc quyền, vấn đề thuế và hoạt động lao động - thậm chí là trách nhiệm của họ trong việc tăng giá bất động sản ở Seattle.

Amazon đã có kế hoạch đầy tham vọng để xây dựng một trụ sở lớn thứ hai ở New York, nhưng đã hủy bỏ kế hoạch này vì sự phản đối quyết liệt từ các chính trị gia tiểu bang và địa phương.

Vấn đề về ưu đãi thuế mà Amazon, một trong những công ty thành công nhất thế giới đang được hưởng lợi, là một chủ đề chung của giới phê bình.

Trước những chỉ trích đó, Bezos đã bắt đầu hiện diện công khai nhiều hơn trên Twitter, chia sẻ những bức ảnh của cha mẹ và video về những con chó bị trượt chân ở Na Uy.

Amazon cũng chiến đấu bằng tiền mặt, tăng gấp đôi cho việc vận động hành lang kể từ năm 2014 lên khoảng 14,4 triệu đô la vào năm ngoái, theo OpenSecrets.org.

Lời chỉ trích trên Twitter

US President Donald Trump (L) and Microsoft CEO Satya Nadella (C) listen to Amazon CEO Jeff Bezos (R) during an American Technology Council roundtable at the White House in Washington, DC, on June 19, 2017.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Trump đã lên Twitter chỉ trích Bezos (bìa phải) vì tờ Washington Post "tin giả" của ông

Bất chấp những nỗ lực đó, Amazon có một nhà chỉ trích mà họ không dễ thu phục: Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Trump trên Twitter đã cáo buộc Amazon sử dũng mức giá vận chuyển quá thấp từ Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump cũng thường xuyên gắn liền các hoạt động của Amazon với Washington Post, mặc dù tờ báo là một khoản đầu tư tư nhân, độc lập của Bezos, người đã mua nó vào năm 2013.

Với khối tài sản trị giá gần 160 tỷ USD, Bezos 55 tuổi cũng phải đối mặt với các câu hỏi về hoạt động từ thiện tương đối hạn chế của mình.

Tháng 9 năm ngoái, người đàn ông giàu nhất thế giới tuyên bố sẽ trao 2 tỷ đô la tài trợ cho một mạng lưới trường mầm non và giải quyết tình trạng vô gia cư ở Mỹ.

Nhưng thay vì được hoan nghênh, cam kết của người sáng lập Amazon đã gặp phải sự chỉ trích dữ dội.

Bezos đã nói rằng cách ông tham gia hoạt động từ thiện khác với hoạt động kinh doanh của mình, ông tập trung vào hiệu tác động tức thời thay vì những cái mang tính lâu dài.

Thế giới sẽ chờ xem liệu chiến lược mới có còn thành công hay không.

Presentational grey line

Bài viết này đã được chuyển thể từ một bài viết gốc của Natalie Sherman, phóng viên mảng kinh doanh, New York.

Tin Hoa Kỳ - SGB

  Hoa Kỳ

Powered by Blogger.