Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Báo Trung Quốc dọa tấn công Úc nếu theo Mỹ bảo vệ Đài Loan

Monday, May 10, 2021 // ,

 

10/05/2021 10:05 GMT+7

TTO - Ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, kêu gọi quân đội Trung Quốc dùng tên lửa tầm xa để bắn phá Úc nếu nước này gởi quân tới eo biển Đài Loan. Báo giới Úc chỉ ra nhiều mục tiêu có nguy cơ bị tấn công.

Báo Trung Quốc dọa tấn công Úc nếu theo Mỹ bảo vệ Đài Loan - Ảnh 1.

Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời báo Hoàn Cầu nổi tiếng có quan điểm cứng rắn với phương Tây - Ảnh chụp màn hình CNN

Theo trang News.com.au ngày 9-5, dù các bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu không nhất thiết phản ánh quan điểm của Bắc Kinh, những bài này khó được xuất bản nếu không được giới lãnh đạo "bật đèn xanh".

Theo ông Hồ Tích Tiến, nhóm "diều hâu" - ý chỉ những người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc trong chính quyền Canberra - "đang ám chỉ rằng Úc sẽ giúp sức Mỹ nếu chiến sự bùng nổ tại eo biển Đài Loan".

"Tôi đề nghị Trung Quốc lên kế hoạch trả đũa mang tính trừng phạt nhắm vào nước Úc nếu quân đội nước này can dự vào tình hình eo biển Đài Loan", ông Hồ Tích Tiến viết.

Kế hoạch nên bao gồm tấn công tầm xa vào các cơ sở quân sự và cơ sở trọng yếu có liên quan trên đất Úc, nếu Canberra thực sự đưa quân tới các khu vực ngoài khơi Trung Quốc và chiến đấu chống lại quân đội Trung Quốc", ông Hồ Tích Tiến nêu viễn cảnh.

Trung Quốc có các tên lửa đạn đạo tầm xa đủ sức vươn tới lãnh thổ của Úc và Mỹ. Trong trường hợp chiến sự bùng nổ, Bắc Kinh có thể sử dụng các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong để tấn công một số căn cứ chung của Mỹ và Úc trên đất Úc.

Chẳng hạn các trạm dò âm thanh tại Pine Gap (Lãnh thổ Bắc Úc), căn cứ radar ở Queensland và căn cứ hải quân Stirling ở phía nam Perth, nơi neo đậu các tàu ngầm của hải quân Úc, theo News.com.au.

"Nếu Úc đủ can đảm phối hợp với Mỹ để can thiệp quân sự vấn đề Đài Loan và gởi quân tới eo biển Đài Loan để gây chiến, họ nên biết bản thân sẽ gây ra thảm họa gì cho đất nước", tổng biên tập tờ báo của chính quyền Trung Quốc cảnh báo.

Báo Trung Quốc dọa tấn công Úc nếu theo Mỹ bảo vệ Đài Loan - Ảnh 2.

Tên lửa đạn đạo Đông Phong 41 (DF-41) của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh - Ảnh chụp từ clip

Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đang trên đà rơi tự do vì nhiều vấn đề, từ thương mại đến đại dịch COVID-19, nhân quyền và tranh chấp Biển Đông.

Hồi tháng trước, Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo sẽ chi 747 triệu đôla Úc (AUD) nâng cấp 4 cơ sở huấn luyện tại Lãnh thổ Bắc Úc. Quân đội Úc và Mỹ sẽ cùng sử dụng các cơ sở huấn luyện quan trọng này.

Tiếp đó, Canberra quyết định chi thêm 1,1 tỉ AUD nâng cấp căn cứ không quân Tindal, một trong những căn cứ chiến lược của Úc nằm ở phía bắc nước này.

Trang News.com.au nhận xét việc Úc nâng cấp năng lực quân sự là cách Canberra phản ứng trước các động thái của Trung Quốc với Đài Loan và các thực thể tranh chấp trên Biển Đông.

"Trung Quốc yêu hòa bình và sẽ không chủ động gây chiến với nước Úc xa xôi, nhưng diều hâu Úc phải có đầu óc rõ ràng", ông Hồ Tích Tiến nêu quan điểm trong một bài viết hồi cuối tuần trước.

Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực để tái thống nhất.

BẢO DUY

TTO - Dự án "Khu công nghiệp thủy sản đa chức năng" mà Trung Quốc sắp sửa xây dựng ở Papua New Guinea chỉ cách biên giới trên biển của Úc vài km. Các chính trị gia Úc lo ngại Bắc Kinh có thể biến cơ sở này thành căn cứ 

Mỹ-NATO lo Nga hiểu lầm, ông Biden công du trấn an EU

  Đất Việt

(Quan hệ quốc tế) - Chuyến thăm các nước đồng minh NATO ở Đông Âu lần này của ông Biden sẽ nuôi tiếp tham vọng Ukraine nhưng không để Nga hiểu lầm.

Hãng tin Reuters đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến các quốc gia thuộc cánh phía Đông của Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hay còn gọi là nhóm Bucharest Nine diễn ra ngày 10/5 (giờ địa phương).

My-NATO lo Nga hieu lam, ong Biden cong du tran an EU
Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị lên chuyến bay đến dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bucharest Nine. Ảnh: Reuters

Hội nghị được đồng chủ trì bởi Tổng thống Romania Klaus Iohannis và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Các thành viên tham gia khác gồm lãnh đạo của Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania và Slovakia dưới hình thức trực tuyến.

Theo Tổng Tổng thống Romania Klaus Iohannis, cuộc gặp sẽ tập trung vào những mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, cũng như chính sách phòng thủ và răn đe ở sườn phía Đông.

Reuters cho hay, bài phát biểu của Tổng thống Mỹ dự định sẽ đề cập đến trọng tâm là an ninh ở khu vực Biển Đen và Ukraine. Tờ báo không đề cập rõ đến khả năng Mỹ thúc đẩy Ukraine gia nhập NATO hay không bởi trước đó, ngay trong các văn bản chính thức từ Nhà Trắng, cũng đã có sự thay đổi quan điểm này.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Phó Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karin Jean-Pierre, bà đã đề cập đến việc Mỹ "ủng hộ nỗ lực của Ukraine trong việc thúc đẩy cải cách pháp quyền và tăng trưởng kinh tế cũng như biên giới và cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga ở biên giới”, theo đoạn ghi âm được tờ New York Post đăng tải.

Nhưng sau đó, Nhà Trắng đã sửa đoạn ghi âm, phần có đề cập trực tiếp đến Ukraine đã biến mất, đặc biệt, dòng chữ đã biến mất khỏi đoạn ghi âm: “Tôi nói rằng Ukr (aina) ... đúng. Đúng”.

Một quan chức Nhà Trắng xác nhận với The New York Post rằng những lời này đã bị xóa bởi vì chúng không phản ánh chính sách chính thức, Jean-Pierre đã có lầm lẫn khi nói như vậy.

Đầu tháng này, Washington cho biết họ có thể tăng cường trợ giúp an ninh cho Kiev sau khi Nga chuyển quân đến gần biên giới với khu vực Donbass phía đông Ukraine, nơi quân đội Ukraine đang xung đột với phe ly khai do Moscow hậu thuẫn.

Động thái này đã kích hoạt phản ứng gay gắt từ Nga. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, bất cứ sự điều động binh sĩ nào của NATO đến Ukraine đều sẽ làm gia tăng căng thẳng với Nga và buộc Nga có thêm biện pháp đảm bảo an ninh và "Nga buộc phải đáp trả nếu Mỹ điều quân đến Ukraine".

“Không nghi ngờ gì, tình huống đó sẽ dẫn đến gia tăng căng thẳng gần biên giới Nga. Dĩ nhiên, điều này sẽ dẫn đến những biện pháp từ phía Nga nhằm đảm bảo an ninh”, ông Peskov nhấn mạnh.

My-NATO lo Nga hieu lam, ong Biden cong du tran an EU
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo Mỹ điều binh đến Ukraine.

Rõ ràng ông Peskov không nói cho vui. Một kịch bản đưa Ukraine gia nhập NATO là điều mà Kiev luôn mong ước, cũng chính là lằn ranh đỏ của Nga đặt ra với phương Tây. Trong bối cảnh NATO luôn hứa hẹn và luôn hành động ngược lại chính sách mở rộng về phía Đông, Ukraine là ranh giới cuối cùng mà Nga đặt cho NATO.
 
Như vậy, nếu chính quyền của ông Biden muốn thúc đẩy những tham vọng của Kiev biến thành hiện thực, đó sẽ là một thảm kịch.

Người Mỹ chắc chắn đã hiểu được điều này. Bằng chứng là họ thừa nhận Phó Thư ký báo chí của Nhà Trắng hiểu chưa rõ quan điểm về chủ đề nói trên.

Thông điệp ông Biden gửi NATO và "ngáo ộp Nga"

Các nội dung mà ông Biden không thể bỏ qua trong tình hình hiện nay hẳn nhiên vẫn là chủ đề nóng: Biển Đen và Ukraine. Biển Đen hiện đang ghi nhận sự bám riết của tàu hải quân Nga đối với tàu tuần tra Mỹ, cũng là nơi đã chứng kiến Nga lấy lại dần từng mảnh đất từng trao cho Ukraine - bán đảo Crimea, giờ đây là một phần vùng biển quốc tế mà Mỹ có thể tiếp cận nhằm tạo niềm tin vững chắc cho người đứng ở tuyến đầu chống Nga là Kiev.

My-NATO lo Nga hieu lam, ong Biden cong du tran an EU
Tàu tuần tra Nga và Mỹ chạm mặt ở biển Đen. Nguồn: Sina.

Ukraine đã rất mong mỏi được gia nhập khối NATO một phần bởi ô bảo hộ quân sự được Mỹ củng cố cũng như Điều khoản bảo vệ đồng minh trong tình huống bị tấn công. Nếu vậy, một khi Nga tấn công Ukraine, Kiev sẽ được khối đồng minh bảo vệ.

Tuy nhiên, khi người Mỹ và cả người châu Âu cũng e dè về điều này, Ukraine sẽ vẫn chơi vơi.

Nhằm tạo lòng tin cho Kiev, chính quyền của ông Biden sẽ vẫn đưa ra các tuyên bố ủng hộ Ukraine về những nỗ lực cải cách quốc phòng của họ, về cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ, đảm bảo toàn vẹn chủ quyền và lên án những nỗ lực gây hấn từ phía Nga.

Ý nghĩa của các tuyên bố như vậy sẽ vừa tạo được niềm tin cho Kiev lại vừa tránh sự hiểu nhầm từ phía Nga.

Một đối tượng nữa mà ông Biden hướng đến sẽ là khối các nước lớn trong EU gồm Pháp, Đức, Italy vốn không ủng hộ những hoạt động quân sự thường xuyên ở tầm ảnh hưởng của Nga.

Nhóm những quốc gia này trong khối NATO vốn đã bị lung lay về tư tưởng từ thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, nơi tỷ phú Mỹ sẵn sàng chỉ tay về phía nhà lãnh đạo Đức với giọng nước lớn, nhấn mạnh rằng Đức là nước đi đầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính với toàn khối. Các nước Đức và Pháp đã từng rất mạnh mẽ đề cập đến khả năng xây dựng một "NATO của EU" nhằm tự bảo vệ mình trước biến động từ chính quyền Mỹ.

My-NATO lo Nga hieu lam, ong Biden cong du tran an EU
Ông Biden sẽ hàn gắn một NATO đang chia rẽ?

Dẫu NATO của EU chưa được thành lập nhưng đây là thời điểm cần thiết mà ông Joe Biden nên sử dụng các lợi thế ngoại giao của mình để đảm bảo một liên minh vững chắc, đoàn kết, bảo đảm lợi ích chung, không sa lầy vào chiến tranh, do đó phải duy trì một mối đe dọa tiềm tàng từ "con ngáo ộp".

Trong chiến lược của mình gửi đến nhóm 7 cường quốc kỹ nghệ hàng đầu thế giới, Mỹ phát đi cảnh báo về mối đe dọa Trung Quốc. Nhưng với các nước vùng Balkan, gấu Nga và Biển Đen sẽ là mối lo ngại thiết thực hàng đầu.

Chuyến công du Đông Âu lần này sẽ là dịp để ông Biden hàn gắn NATO, nuôi dưỡng sức mạnh quân sự giáp biên giới Nga nhưng cũng gửi tín hiệu mạnh mẽ vừa đủ với Moscow cho thấy Washington chưa sẵn sàng bắt đầu một cuộc chiến.

Đông Phong

Tin Hoa Kỳ - VOA

RFI tiếng Việt

 RFI

Tin thế giới - BBC

 12:12

inflatable of Boris Johnson

Sau bầu cử, bản đồ Anh chiếm nhiều màu Xanh của đảng Bảo thủ, và màu Vàng của SNP ở Scotland, còn màu Đỏ của Lao động bị thu hẹp chưa từng có.

Xem thêm

Ronan O'Connell

BBC Travel

Getty Images

Hàng chục ngàn người Do Thái từ châu Âu chạy trốn nạn diệt chủng đã được Thượng Hải dung nạp, nhờ đó họ đã có thể sống sót để chờ ngày trở về quê hương.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Tây Nam

Tân thủ tướng Phạm Minh Chính đã thị sát biên giới Tây Nam khi số ca nhiễm Covid-19 tại Campuchia tiếp tục tăng, gây áp lực cho Việt Nam.

Xem thêm
Dr Murakhovsky headed the team treating Navalny (Aug 2020 pic)

Nhóm bác sỹ cao cấp của bệnh viện Omsk trải qua nhiều thay đổi, với hai người qua đời, một người từ chức và một người chuyển công tác.

Xem thêm
The Colonial Pipeline

Hoa Kỳ cấp thời hành động để giữ nhịp sản xuất nhiên liệu sau khi đường dẫn dầu lớn nhất bị tấn công mạng bằng ransomware.

Xem thêm
China Launches Space Station Core Module Tianhe

Phần lớn các bộ phận của Trường Chinh 5b bị hủy khi rơi xuống, nhưng một số mảnh vỡ rớt xuống ở phía tây Maldives, Trung Quốc cho biết.

Xem thêm
US President Barack Obama runs down a corridor with the family's new dog, Bo, a six-month old Portuguese water dog, in the White House in Washington, DC.

Bo, chú chó Bồ Đào Nha của cựu Tổng thống Obama vừa qua đời.

Xem thêm

Video content

Video caption: Philippines điêu đứng vì số ca nhiễm Covid tăng vọt
Biden

Điều này cho thấy Biden đang đi một con đường chông gai để phục hồi hoàn toàn nền kinh tế Mỹ, theo Reuters.

Xem thêm
A woman receives a dose of the Chinese Sinopharm vaccine against COVID-19 during a mass vaccination campaign at the Boris Trajkovski Arena in Skopje, Republic of North Macedonia, 05 May 2021.

Đây là loại vaccine đầu tiên được phát triển bởi một quốc gia không thuộc phương Tây nhận được sự chấp thuận của WHO.

Xem thêm
Powered by Blogger.