Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Xu hướng chính sách của Mỹ liên quan vấn đề Biển Đông trong năm 2019

Wednesday, January 9, 2019 // ,


Nối tiếp chủ trương, chính sách và hoạt động ở Biển Đông trong năm 2018, Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy các kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, gia tăng các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác và tập trận chung với các nước đồng minh và nghiên cứu, tìm kiếm các biện pháp trừng phạt Trung Quốc khi có các hành vi khiêu khích ở Biển Đông.



Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ tuần tra ở Biển Đông ngày 26/6/2018

Chủ trương, chính sách và hoạt động của Mỹ ở Biển Đông trong năm 2018

Trong năm 2018, Mỹ đã thúc đẩy nhiều hoạt động thực tế nhằm đối phó, ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Những tuyên bố, hoạt động của Mỹ ở Biển Đông đều được triển khai dựa trên chính sách mới của Chính quyền Tổng thống Donald Trump, theo đó: Mỹ sẽ thúc đẩy các hoạt động tự do hàng hải, ngoại giao pháp lý, hỗ trợ an ninh trên biển và hỗ trợ các nước ASEAN đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc.

Về ngoại giao: Mỹ cho rằng việc Trung Quốc xây dựng và quân sự hoá các tiền đồn ở khu vực làm gia tăng căng thẳng, làm phức tạp và leo thang tranh chấp, gây tổn hại đến tự do thông thương và ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực; yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động quân sự hóa ở Biển Đông, rút ngay các loại khí tài đã triển khai phi pháp trên các thực thể nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ không lùi bước trước sự đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định cam kết của Mỹ về sự hiện diện ở khu vực, cho rằng các tàu chiến của Hải quân Mỹ được phép sử dụng sức mạnh đề phản ứng bảo vệ bản thân và các thủy thủ khỏi các hành động đe dọa ở biển cả; khẳng định Mỹ không tìm cách đối đầu với Trung Quốc, song Mỹ sẽ tiếp tục đi qua, bay qua các vùng biển và vùng trời quốc tế. Ngoài ra, Mỹ cũng tích cực kêu gọi các nước đồng minh phối hợp trên biển để ngăn ngừa việc một cường quốc (ám chỉ Trung Quốc) thống trị Biển Đông.

Về luật pháp: Mỹ công bố một số báo cáo, dự luật liên quan vấn đề Biển Đông. Trong đó Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật về chi tiêu cho hoạt động quân sự, khẳng định sẽ không mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) cho đến khi Bộ Quốc phòng Mỹ xác minh rằng Trung Quốc đã chấm dứt các hoạt động bồi đắp đảo trên Biển Đông, đồng thời di dời khí tài quân sự ra khỏi các vùng biển tranh chấp và đưa ra chương trình hành động 4 năm nhằm ổn định tình hình khu vực.

Về quân sự: Mỹ thúc đẩy nhiều hoạt động tập trận, tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Washington lần lượt điều tàu sân bay USS Carl Vinson, USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan tới tuần tra tại Biển Đông, đây đều là những siêu tàu sân bay, hiện đại bậc nhất mà Hải quân Mỹ đang sở hữu. Không những vậy, Mỹ còn nhiều lần điều các tàu khu trục tiến hành tuần tra, áp sát các đảo do Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông như: Tàu khu trục USS Hopper (17/1) đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo Hoàng Nham (cách Trung Quốc gọi bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough); tàu khu trục Mustin (24/3) tiến hành hoạt động tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý gần Đá Vành Khăn; tàu khu trục Antiem (CG54) mang tên lửa hành trình và tàu khu trục USS Higgins (DDG-76) áp sát các đảo Cây, đảo Lincon, đảo Tri Tôn và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Decatur (30/9) di chuyển trong phạm vi 12 hải lý quanh Đá Gaven và Đá Gạc Ma; tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville (29/11) đã tiến hành tuần tra tự do hàng hải tại Hoàng Sa, thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc; tàu khu trục mang tên lửa hành trình USS Mustin (DDG-89) và USS Benfold (DDG-65) “hoạt động quá cảnh thường kỳ” qua khu vực eo biển có chiều rộng 110 dặm nằm giữa Trung Quốc và Đài Loan…

Ngoài ra, Mỹ còn tích cực điều máy bay trinh sát, máy bay ném bom chiến lược tuần tra tự do hàng không ở Biển Đông. Trong năm 2018, Không quân Mỹ 12 lần điều máy bay ném bom B-52H Stratofortress tham gia sứ mệnh huấn luyện thường xuyên, tập trận gần Biển Đông và áp sát gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông. Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhiều lần khẳng định đây là một phần của “những hoạt động định kỳ nhằm tăng cường sự sẵn sàng và tính tương tác với các đối tác cũng như đồng minh của Mỹ trong khu vực”, đồng thời khẳng định quân đội Mỹ sẽ tiếp tục bay, đi tàu qua vùng biển và hoạt động ở bất kỳ nơi đâu luật quốc tế cho phép vào những thời điểm và khu vực do Mỹ lựa chọn. Ngoài máy bay ném bom B-52H Stratofortress, Mỹ còn nhiều lần cử máy bay P8-A Poseidon thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông.

Hợp tác với các nước đồng minh và các nước trong khu vực. Trong năm 2018, cùng với những hoạt động trên thực địa và tuyên bố ngoại giao, Mỹ tăng cường quan hệ với các nước đồng minh thân thiết trong khu vực như Nhật Bản, Australia, Philippines để tìm cách kiềm chế và ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc. Hải quân Mỹ nhiều lần cử tàu sân bay, tàu khu trục… tham gia giao lưu, tập trận chung với các nước đồng minh và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ từng nhiều lần khẳng định Mỹ vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với các nước bạn bè, đối tác và đồng minh nhằm bảo đảm duy trì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Những hoạt động phối hợp chung này là một phần của các cuộc diễn tập nhằm nâng cao năng lực tương tác giữa Mỹ và các đồng minh lâu năm.

Xu hướng chính sách của Mỹ liên quan vấn đề Biển Đông trong năm 2019

Chính sách Biển Đông của Mỹ ngày càng có xu hướng cứng rắn hơn và mức độ can dự vào vấn đề Biển Đông ngày càng sâu hơn.

Về khía cạnh ngoại giao: Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục tiếp cận ngoại giao trong xử lý tranh chấp Biển Đông. (1) Thượng viện Mỹ có khả năng sẽ xem xét phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 để tạo cơ sở vững chắc ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đây, Thượng viện Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS do lo ngại Công ước sẽ gây rủi ro cho lợi ích của Mỹ, liên quan đến các thỏa thuận xung đột, quyền khai thác tài nguyên tại vùng nước sâu, và quyền hành hợp pháp của bộ máy quan chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc. (2) Tiếp tục kêu gọi tất cả các bên liên quan cần tôn trọng nguyên tắc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. (3) Mỹ sẽ chủ động tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, nhất là các nước tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. (4) Tăng cường hợp tác với các nước, nhất là những nước đồng minh (Nhật Bản, Ấn Độ, Australia…) để can thiệp vào tình hình Biển Đông, qua đó bảo vệ lợi ích của đồng minh trong khu vực. (5) Mỹ sẽ thông qua các kênh khác nhau góp phần thúc đẩy quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông.

Về khía cạnh quân sự: (1) Mỹ sẽ thúc đẩy các cuộc diễn tập quân sự tại khu vực mang tính thường niên, với quy mô ngày càng lớn hơn. (2) Mỹ sẽ gia tăng bố trí lực lượng hải quân tại khu vực. (3) Đẩy mạnh về tần suất và quy mô của các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Về khía cạnh hợp tác kinh tế và thương mại: (1) Mỹ sẽ thể hiện sự ủng hộ và có biện pháp thiết thực bảo vệ các công ty dầu mỏ (của Mỹ) hợp tác khai thác dầu khí với tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông. (2) Mỹ thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và năng lượng với các nước ASEAN để tăng cường ảnh hưởng dối với những nước này.

Tuy nhiên, Mỹ cũng gặp một số khó khăn nhất định khi tăng cường can dự vào vấn đề Biển Đông. Đầu tiên, diễn biến tình hình Biển Đông có nhiều thay đổi, nhất là việc Philippines, đồng minh thân cận của Mỹ ngả theo Trung Quốc; Thứ hai, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cùng với hệ lụy của các cuộc chiến tranh Afghanistan và Irắc khiến sức mạnh tương đối của Mỹ sụt giảm; Thứ ba, xét từ bố cục chiến lược toàn cầu của Mỹ, Đông Nam Á cũng không phải là địa bàn chiến lược hàng đầu của Mỹ, hiện nay Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông một mặt tích cực hơn trước đây chủ yếu là nhằm đẩy mạnh điều chỉnh chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của mình; Thứ tư, tuy Mỹ giữ cho khu vực Biển Đông căng thẳng ở mức độ vừa phải để duy trì lợi ích chiến lược của mình, nhưng cũng không muốn thấy khu vực này xảy ra chiến tranh, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến an ninh của tuyến đường hàng hải thương mại và quân sự của Mỹ và tăng thêm tính phức tạp trong việc xử lý mối quan hệ với các nước đồng minh khu vực của họ; thứ năm, lợi ích của Mỹ và Trung Quốc đan xen, chồng chéo, khiến hai nước lệ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế, nên khả năng Mỹ và Trung Quốc xảy ra xung đột nghiêm trọng trong vấn đề Biển Đông không nhiều.

Trung Quốc tìm mọi cách ngăn chặn Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông

Trong bối cảnh Mỹ tích cực tiến hành các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, tăng cường phối hợp với các nước trong khu vực và đưa ra nhiều tuyên bố lên án, chỉ trích các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến Bắc Kinh gặp khó khăn khi triển khai thêm các hoạt động quân sự hóa phi pháp trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Xuất phát từ vấn đề này, giới tướng lĩnh Trung Quốc liên tục đưa ra các tuyên bố mang tính hiêu chiến, đe dọa Mỹ nhằm ngăn chặn Washington can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Phó Giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng La Viện (20/12/2018) nhận định, một trong “5 nền tảng” hạ gục sức mạnh của quân đội Mỹ chính là nhắm vào các tàu sân bay bởi “điều mà Mỹ sợ nhất là thương vong”. Theo ông La Viện, với năng lực ngày càng lớn của lực lượng tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm, quân đội Trung Quốc hoàn toàn có thể tiêu diệt nhóm hộ tống tàu sân bay Mỹ. Một khi đánh chìm một tàu sân bay Mỹ đã cướp đi sinh mạng của 5.000 quân nhân và nếu đánh chìm hai tàu sân bay, con số thương vong sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, để đối phó với Mỹ, Trung Quốc cũng “cần tăng cường sức mạnh tấn công vào điểm yếu của đối phương. Tấn công vào những nơi mà đối phương sợ bị tấn công. Bất cứ đâu đối phương bị yếu, phải tập trung giành được ưu thế”. Trong cùng tháng 12/2018, Viện trưởng Viện Nghiên cứu An toàn và Hợp tác biển Trung Quốc, Đại tá Đới Húc kêu gọi quân đội Trung Quốc sẵn sàng tấn công và đánh chìm tàu chiến Mỹ nếu tàu này xâm phạm “lãnh hải Trung Quốc” ở Biển Đông.

Chính giới, nhất là các quan chức ngoại giao và quân đội Trung Quốc cũng sẽ tùy từng hoạt động của Mỹ ở Biển Đông để lên án Washington, tìm cách đổ lỗi cho Mỹ là nước gây căng thẳng trong khu vực. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chắnc chắn sẽ cử tàu chiến, máy bay đe dọa, ngăn chặn và cản trở các hoạt động ở Mỹ ở Biển Đông. Thậm chí giới chức lãnh đạo Trung Quốc còn có thể ra lệnh cho quân đội có các hoạt động khiêu khích quân sự, cố tình tạo ra va chạm quân sự để gây sự với Mỹ khi áp sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc.

Ngoài việc đe dọa Mỹ, Trung Quốc còn triển khai nhiều hoạt động khác để đối phó với Mỹ ở Biển Đông, nhất là trong lĩnh vực tuyên truyền. Giới truyền thông, báo chí Trung Quốc sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm bôi xấu hoạt động của Mỹ ở Biển Đông; tìm cách buộc tội Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao, quân sự và công luận để kiềm chế Trung Quốc; vu cáo Mỹ phô trương sức mạnh và tạo căng thẳng dưới vỏ bọc “hoạt động tự do hàng hải”, thêu dệt tin đồn và đánh lừa thế giới bằng sức mạnh thống trị của mình để xoay chuyển dư luận quốc tế, chọc ngoáy vào các bên liên quan trong vấn đề Biển Đông và tạo áp lực buộc các bên lựa chọn phe phái. Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc cũng có thể sẽ tìm cách buộc tội Mỹ đã lợi dụng vấn đề Biển Đông để điều khiển các nước trong khu vực chống đối lẫn nhau; đồng thời sẽ chỉ trích sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ ở Biển Đông đe dọa nguy cơ tạo ra các vụ đụng độ có thể dẫn đến chiến tranh.

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Báo Đảng TQ cảnh báo Mỹ đừng "được voi đòi tiên"



Trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc có động thái thiện chí với Mỹ, thì tờ Thời báo Hoàn cầu vẫn tiếp đục đưa ra những lời cảnh báo và đe dọa đanh thép nhằm vào đối phương.



Ảnh: CNN.

Báo Đảng Trung Quốc công khai thách thức Mỹ

Theo AP, mới đây tờ Thời báo Hoàn cầu, một ấn bản của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng bài xã luận cảnh cáo Washington đừng "được nước lấn tới", không được đòi hỏi quá trớn từ Bắc Kinh về vấn đề thương mại và phải tránh rơi vào tình trạng "mất kiểm soát", khi hai bên bắt đầu bước sang ngày đàm phán thứ hai.

Hiện tại, hai bên vẫn chưa tiết lộ thêm thông tin về những tiến triển đã đạt được (nếu có) trong quá trình thương lượng song phương.

Cuộc đàm phán thương mại bắt đầu diễn ra hôm thứ 2 (7/1) vừa qua, với chủ đề tranh luận là chiến lược phát triển ngành công nghệ của Trung Quốc - mà các công ty lo ngại có thể cản trở phát triển kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy hai bên đã thay đổi lập trường trong vấn đề này.

Được biết, trong phiên đàm phán ngày thứ 2 vừa qua tại Bộ Thương mại Trung Quốc, phía Bắc Kinh đã đề cập đến việc một chiếc tàu khu trục của Mỹ tiến vào Biển Đông đúng vào thời điểm diễn ra cuộc gặp này, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ liệu điều đó có ảnh hưởng tới tiến trình đàm phán thương mại song phương hay không.

Ngoài ra, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông), trong cuộc đàm phán trên còn có sự xuất hiện của một vị khách "bất ngờ" - Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. Động thái này được giới Trung Quốc đánh giá là hành động thể hiện sự thiện chí của phía Trung Quốc vì đang phải đối mặt với sức ép lớn từ cuộc thương chiến và từ phía Mỹ.

Tuy nhiên, bài xã luận được đăng tải trên tờ Thời báo Hoàn Cầu vẫn có những quan điểm đặc biệt cứng rắn và mang tính cảnh báo Mỹ, trong đó có đoạn nhấn mạnh rằng nền kinh tế ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc cho thấy nước này hoàn toàn có thể đáp trả Mỹ bằng một "đòn tẩy chay mạnh mẽ hơn" trong vấn đề thương mại nếu cần thiết.

Chưa hết, bài viết này còn thách thức Mỹ khi khẳng định rằng mối quan hệ về chính trị và thương mại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực châu Á ngày càng được thắt chặt, do đó Washington sẽ khó mà thuyết phục được những người bạn châu Á về phe mình và giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.

Mỹ và Trung Quốc có thể đạt tiến triển mới hay không?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi mào cuộc chiến thương mại hồi tháng 7/2018 với quyết định tăng mức thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhằm đáp trả những hành động được cho là ăn cắp sở hữu trí tuệ, hoặc gây sức ép đối với các công ty Mỹ về vấn đề chuyển giao công nghệ.

Sau nhiều tháng liên tục "ăn miếng, trả miếng" về thương mại, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí với thỏa thuận đình chiến tạm thời trong vòng 90 ngày, áp dụng từ ngày 1/12/2018.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học nhận định rằng khoảng thời gian này vẫn là quá ngắn để hai bên có thể giải quyết những bất đồng và xung đột đã tồn tại trong mối quan hệ giữa hai nước nhiều năm nay.

Hiện nay, Washington đang tăng cường sức ép nhằm khiến Bắc Kinh thay đổi, trong đó bao gồm các kế hoạch trở thành số 1 trong các lĩnh vực công nghệ. Châu Âu, Nhật Bản và nhiều đối tác thương mại khác cũng tham gia cùng Mỹ trong vấn đề này.

Các quan chức Trung Quốc cho biết Bắc Kinh có thể thay đổi kế hoạch sản xuất công nghiệp, tuy nhiên họ đã thẳng thừng bác bỏ đề xuất từ bỏ một chiến lược được cho là có thể đem lại cho nước này sự thịnh vượng và tầm ảnh hưởng lớn hơn trên toàn cầu.

Thay vào đó, họ đã nỗ lực giảm căng thẳng bằng bằng các nhượng bộ về thương mại, trong bao gồm việc nhập khẩu số lượng lớn mặt hàng đậu tương, khí đốt tự nhiên, và các mặt hàng khác từ Mỹ.

"Trung Quốc cần phải điều chỉnh lại đáng kể các chính sách công nghiệp của nước này để đáp ứng được các yêu cầu của phía Mỹ", chuyên gia kinh tế Nick Marro nhận định. "Cho đến nay, những thay đổi về chính sách của nước này vẫn chưa đủ lớn để hai bên đạt được một thỏa thuận có thể thay đổi tình thế trong cuộc thương chiến".

KIẾP LƯU XỨ… (MỖI NGÀY MỘT CÂU CHUYÊN... TRỜI ƠI!)

Nguồn: THNT
Tác giả: Dội Mũ Ngược
08/01/2019



Chuyện thế này…

Đang ngồi đọc tin tức, viết tin tức, đọc bình luận viết bình luân “say mê” thì nghe “ting ting”, âm thanh của Facebook Messenger báo hiệu có người gởi tin nhắn cho mình. Mở ra thấy một tấm hình và một đoản văn như sau:

. ... “Nhiều lần tôi đi Campuchia, hễ thấy mấy cái xe kẹo kéo, rồi bán vé số, cóc ổi mía ghim đội trên đầu, tới hỏi thăm 100% là đồng bào Việt. Ban đầu tôi ngạc nhiên, nhưng về sau tôi đau xót khi biết họ không còn đường sống ở quê hương, phải trôi dạt ở xứ mà người Việt khinh khỉnh gọi là "Miên" tha phương cầu thực” .Đồng tiền Campuchia có giá hơn mình rất nhiều. Nhưng quan trọng hơn, những thứ nghề hạ bạc nơi xứ người không phải chung chi. Cũng không có những kẻ nhân danh đạo đức xua quân đi dọn lề đường nhưng lòn tay thu phế...”.

... “Vài lần tôi đi Singapore, thấy khu Geylang rất đông những phụ nữ đội mâm trái cây trên đầu. Họ nói toàn tiếng Việt. Cứ 5 - 7 người thì thuê một căn phòng nhỏ rồi ở túm tụm trong đó, đi bán cốc ổi mía ghim. Họ bán trên các con phố cho khách du lịch, với số vốn tiếng Anh, tiếng Hoa, Nhật, Hàn, đủ để chào hỏi và tính tiền”.



. .... “Những cô gái trẻ đẹp hơn, thì không phải đội mâm. Mà là bán dâm trong nhà kính. Có lần tôi đi du lịch cùng vợ, vợ tôi bị tách ra để họ phỏng vấn. Vì phụ nữ Việt Nam trẻ đẹp là họ nghĩ... sang Sin bán dâm. Mà dù bán dâm hay bán cóc ổi mía ghim, thì xứ người vẫn hơn. Có nhục cũng ít nhục hơn. Xứ mình, đồng tiền nó to như bánh xe bò. Người bán dạo mặc nhiên bị coi là thành phần hạ đẳng dù con cái họ có thể đang học đại học còn cái thằng bỏ tiền ra mua trình độ chỉ lớp 3...”.

. ... “Tôi đi Cù Lao Dung, có xã quá chừng phụ nữ đi lấy chồng Nam Hàn. Ở Cần Thơ cũng có cái cù lao toàn phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Bạn tôi ở ngoài Bắc nhiều người cười đểu, bảo con gái miền Nam sao ham chồng giàu. Thực sự không phải vậy, mà vì thanh niên bây giờ toàn thất nghiệp, rồi sanh tật ăn nhậu, đánh vợ như đánh giặc. Lấy nó làm gì?”

“Những người đi Đài Loan và trốn ở lại, tôi thấy xót xa cho họ. Đó là chưa kể những quốc gia Phi Châu và Trung Đông.v..v, mỗi lần nghe qua thật khó chịu đến thắt lòng”.

. “Nếu tôi là lãnh đạo, tôi sẽ rất nhục vì để dân mình phải trốn chui trốn nhủi khỏi cái nơi mà mình vỗ ngực là thiên đường, để xin làm công nhân hạng ba, hạng bần cùng nhất ở nơi mà sách vở của lãnh đạo Việt cộng rêu rao là “xứ giãy chết”.

... Báo chí của đảng và nhà nước csVN Tuyên truyền đủ kiểu đủ cách, cuối cùng 152 con người tìm cách đi du lịch qua Đài Loan để "đào tẩu khỏi thiên đường". Đây khác chi 152 cái tát, tát thẳng vào những lời nói dối không biết ngượng miệng của những kẻ tài thì bé mà miệng thì to”. ..(FB Trương Châu Hữu Danh)

. … Đọc xong đoản văn này chẳng biết nói thế nào, lòng quặn thắt mỗi khi hình dung ra hoàn cảnh của đồng hương, đồng bào của mình đang làm tôi tế, lao động trên những quốc gia khác. Ho cũng mang danh “kiếp lưu xứ”, nhưng họ không được công nhận trên những quốc gia mà họ mưu cầu ở lại. Họ phải tìm sống, kiếm sống, và mong được sống như một kiếp người bình thương, đàng hoàng, nhưng thật khó, thật khổ, khổ muôn trùng! Tại sao đồng bào mình đã trở thành như vậy?

. ... Tại sao Việt Nam không còn chiến tranh mà người dân phải tìm mọi cách bỏ nước ra đi (dù đánh đổi cả nhân mạng)?... Vì quê hương mình, tổ quốc mình, dân tộc mình đang bị một nhóm người tham tàn, ác độc bán nước cầu vinh tự cướp quyền lãnh đạo, đưa đất nước đến bờ vực thẩm, thê thảm tang thương như ngày hôm nay. Vậy đám người lãnh đạo này là ai?

Họ là Việt Cộng! là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc!!

. .... Đầu năm Tây Lịch nhận một tin nhắn, không phải là lời chúc, mà một thông điệp không chỉ riêng cho mình, mà cho tất cả những ai đang mang dòng Việt tự chiêm nghiệm “tại sao dân tộc Việt phải lưu xứ khắp nơi trên địa cầu?”... Hỏi là tự trả lời, và xin mãi mãi đừng quên!!

Nghe thật buồn…

Đội Mũ Ngược

Powered by Blogger.