Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 16-2-2019

Saturday, February 16, 2019 // ,

  • Tin Biển Đông

    RFI đưa tin: Mỹ hô hào đồng minh và đối tác can dự vào Biển Đông, Bắc Kinh tức tối. Báo South China Morning Post “trích dẫn một số chuyên gia quân sự cho rằng, việc huy động đồng minh và đối tác là dấu hiệu cho thấy là Mỹ đã nhận thức rõ rằng các chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) mà Mỹ tiến hành không đủ sức chống lại tham vọng quân sự của Trung Quốc”.
    Chuyên gia Collin Koh tại Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore nhận định, “Hoa Kỳ cần đến một chiến lược lớn phù hợp hơn, sử dụng một tập hợp công cụ toàn diện hơn, theo cách phối hợp nhiều hơn với các đồng minh và đối tác”.
    Việt Nam lên tiếng về việc tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải ở Trường Sa, theo VnExpress. Trả lời câu hỏi về vụ 2 tàu chiến Mỹ ngày 12/2/2019 tuần tra vì tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế”.
    Người Việt trong nước và hải ngoại ký tên vào thư kêu gọi TT Trump lưu ý ‘mối đe dọa Trung Quốc’, VOA đưa tin. Bức thư do Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông tại Pháp soạn “để gửi cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhân dịp thượng đỉnh Trump-Kim sắp tới ở Hà Nội”.
    Lá thư kêu gọi Tổng thống Trump chú ý đến “mối đe dọa Trung Quốc” mà Việt Nam, Philippines và các nước ASEAN đang đối mặt trên Biển Đông, đồng thời đề nghị ông Trump yêu cầu Trung Quốc “tôn trọng quyền tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế”.
    Mời đọc thêm: Tư lệnh Mỹ: Tăng đầu tư cho Ấn Độ – Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc (NLĐ). – Việt Nam lại lên tiếng về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông (RFA). – Mỹ điều tàu chiến tới Biển Đông, Việt Nam lên tiếngBắc Kinh đáp trả sau khi Anh tuyên bố điều tàu chiến tới Thái Bình Dương, thách thức Trung Quốc (VTC). – Tàu sân bay Anh đến Biển Đông thách thức Trung Quốc mang vũ khí gì? (DV). – Trung Quốc hủy đàm phán thương mại để phản đối Bộ trưởng Quốc phòng Anh (ANTĐ).
    Tưởng niệm 40 năm chiến tranh biên giới Việt – Trung
    RFA có clip tổng hợp, ghi lại cảnh “hàng trăm ngàn quân Trung Quốc với xe tăng và đạn pháo hỗ trợ đã tràn qua biên giới Việt Nam, bắt đầu cuộc chiến biên giới đẫm máu giữa hai nước từng là anh em môi hở răng lạnh”, cùng các số liệu thống kê xung quanh cuộc chiến:


    Trang Nông Nghiệp Việt Nam kể lại ký ức kinh hoàng vụ thảm sát Tổng Chúp: 43 người bị giết hại vứt xác xuống giếng. Theo đó, “vụ thảm sát xảy ra vào tối 9/3/1979, 43 người, mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em đã bị giết hại một cách dã man bởi những tên lính Trung Quốc” tại xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng. Một cựu dân quân kể: “Những nơi nào quân địch đi qua thì những công trình nhà cửa, trường học… gần như bị phá hủy”.

    Hai chị em cháu Hoàng Thị Bến, ở xã Nà Sác, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, có cha mẹ bị quân Trung Quốc giết hại vào tháng 2/1979. Nguồn: Kiến Thức
    Trang Trí Thức Trẻ thuật lại lời cố Thiếu tướng Hoàng Đan: “Lịch sử là gì mà làm lính tôi khổ thế?” Tướng Đan, tư lệnh mặt trận Vị Xuyên tháng 7/1984, một trong các trận chiến khiến nhiều người Việt thiệt mạng trong 10 năm căng thẳng biên giới Việt – Trung, đã kể rằng, “các đơn vị chủ lực của sư đoàn 312, 316 và 356 được lệnh dàn quân đánh với quy mô lớn. Tổn thất vô cùng kinh khủng. Chỉ trong một đêm, chúng ta mất 600 lính, bị thương vong 1.200 người”. Tướng Đan nói với những người chỉ huy trận đánh: “Các anh đánh thế này, thì mẹ Việt Nam anh hùng đẻ không kịp đâu”.

    Zing có bài: Cuộc chiến 1979 và bức thư gửi ‘Mẹ kính yêu’ nhòe máu. Cựu binh, nhạc sĩ Trương Quý Hải kể về trận Vị Xuyên 1984: “Chúng tôi lấy ngày 12/7 (năm 1984), ngày mà sư đoàn chúng tôi hy sinh nhiều nhất, làm ngày giỗ trận. Trận ấy, có đến 600 đồng đội đã hy sinh”. Bởi sự hèn hạ của lãnh đạo đảng CSVN mà rất nhiều người chết trong giai đoạn này đã chìm vào quên lãng.
    TS Phạm Hồng Tung hứa rằng cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc sẽ có vị trí xứng đáng trong sách giáo khoa, báo Thanh Niên đưa tin. Ông Tung thừa nhận, trước đó, “cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 – 1989 chỉ được nhắc đến trong sách lịch sử lớp 12 với 4 câu, 11 dòng và trong thực tế giảng dạy thì nội dung này thuộc nội dung giảm tải nên hầu như không được nhắc đến”. Phải sau 40 năm, xương máu người Việt đổ xuống, người ta mới nghĩ tới việc cân nhắc “vị trí xứng đáng” của họ trong SGK.
    Tuy nhiên, PGS. TS Trần Đức Cường, sử gia “lề đảng” lưu ý, cách nhìn chiến tranh biên giới 1979: Nhắc lại lịch sử nhưng không khoét sâu hận thù. Ông Cường nói rằng “quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc đã bình thường hóa và đang trong quá trình phát triển trên các lĩnh vực”. Trước đó, bộ máy tuyên truyền CSVN dựa vào lý do này để “lãng quên” cuộc chiến đã khiến hàng vạn người Việt thiệt mạng, rồi bây giờ cũng lấy lý do này để duy trì quan hệ với “bạn vàng”.
    BBC có bài tổng hợp ý kiến người Việt: Lịch sử chiến tranh 1979 ‘bị Trung Quốc bóp méo’. Đến nay, Bắc Kinh vẫn tuyên truyền rằng cuộc chiến 1979 là “phản kích tự vệ” nhằm duy trì tâm lý chống người Việt Nam: “Tại sao lại gọi là tự vệ? Một đất nước Trung Quốc từ sức người, sức của, từ diện tích cho đến sức dân đều lớn hơn Việt Nam rất nhiều, làm gì có câu chuyện là phải tự vệ với một nước Việt Nam rất là nhỏ, rất là bé, rất là nghèo nàn mà năm 1979 vừa mới ra khỏi bom đạn chiến tranh?”
    Nhà báo Mạnh Kim đặt câu hỏi: 40 năm sau cuộc chiến, VN đang trở thành gì của Trung Quốc? Bài viết cảnh báo: “Từng ngày từng giờ, cơn sóng thủy triều đỏ Trung Quốc lan rộng và phủ kín Việt Nam, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau (chính xác là 54/63 tỉnh-thành)”. Số lượng dự án do Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, cũng như số người Trung Quốc vào Việt Nam chỉ ngày càng tăng. “Điều không bình thường là có rất nhiều công nhân Trung Quốc được thoải mái vào Việt Nam mà không cần hộ chiếu-visa”.
    Mời đọc thêm: Cuộc tấn công Việt Nam năm 1979 là một phần chiến lược lớn hơn của Trung QuốcAnh hùng Lý Trung Phẩm: Huyền thoại cao điểm biên giới phía Bắc (VTC). – 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Khát vọng nơi biên cương (Tin Tức). – ‘Địch đã đến rồi, các anh cứ bắn thẳng vào đầu tôi đi’ (TP). – Mặt trận Vị Xuyên: Chiến thuật khiến quân đội Trung Quốc thất bại (DV).
    Cuộc tấn công Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc: ‘Đó là cuộc chiến tranh xâm lược’ (VTC). – “Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh” (PLTP). – ‘Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 1979-1989 là sự kiện không thể nào quên’ (TN). – ‘Binh đoàn đặc biệt’ ở chiến trường Vị Xuyên (TN). – Tâm nguyện của Tướng Nguyễn Đức Huy 40 năm sau cuộc chiếnCó lần tôi hỏi sinh viên 17/2 là ngày gì, cả lớp im lặng (VNN).
    Ký ức Vị Xuyên (SGGP). – Nhạc sĩ kể chuyện viết ca khúc ‘Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới’ (GT). – Hồi ức của nhạc sĩ Trương Quý Hải về chiến tranh biên giới phía Bắc (Zing). – Ảnh tư liệu hiếm có về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc (KT). – Nạn kiều 1978: ‘Bị hắt hủi cả đời, nay tôi mới dám sống thật’ (BBC). – Diện mạo của… độc lập, chủ quyền! (VOA).
    Hậu vụ xử hai cựu thứ trưởng Bộ Công an
    Sau cựu thứ trưởng Bùi Văn Thành, đến lượt cựu thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân kháng cáo, Zing đưa tin. Chiều 15/2/2019, TAND Hà Nội cho biết, ông Trần Việt Tân, người trước đó bị kết án sơ thẩm 36 tháng tù trong vụ án Vũ “nhôm” thu tóm đất công sản, đã gửi đơn kháng cáo, với lý do “không chấp nhận phán quyết của toà sơ thẩm về nội dung, hình phạt đối với bị cáo”.
    Trước đó, trong quá trình xét xử, 2 cựu tướng công an đã được hưởng nhiều đặc quyền: Thoải mái nói chuyện riêng trong lúc tòa xét hỏi các bị cáo khác, ông Tân đề nghị tòa không hỏi quá và đã được chấp thuận, đến lúc nhận án thì 2 cựu thứ trưởng dẫn đầu sai phạm lại nhận 2 mức án tù nhẹ nhất.
    Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát kháng nghị bản án liên quan đến Vũ ‘nhôm’, theo báo Pháp Luật TP HCM. VKSND TP Hà Nội nhận định rằng, các bản án hình sự sơ thẩm ngày 30/1/2019 của TAND TP là “không đúng bản chất và trái quy định của pháp luật”. Tính đến thời điểm khởi tố, Vũ “nhôm” là “người trực tiếp quản lý, sử dụng và được hưởng lợi. Trong thời gian này, Nhà nước đã mất đi quyền quản lý, khai thác sử dụng các tài sản công”.
    VKSND TP Hà Nội đề nghị “hủy các quyết định giao đất trái pháp luật của UBND TP. Đà Nẵng và UBND TP. Hồ Chí Minh; giao cho UBND TP. Đà Nẵng và UBND TP. Hồ Chí Minh thu hồi, quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật”.
    Mời đọc thêm: Thêm cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân kháng cáo (VNN). – Sau ông Bùi Văn Thành, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân cũng kháng cáo (SGGP). Cựu Thứ trưởng Công an Trần Việt Tân không chấp nhận những phán quyết của tòa (TN). – Vụ án liên quan 2 cựu tướng công an: VKS kháng nghị một phần bản án (GT). – Vì sao VKS kháng nghị một phần bản án sơ thẩm xét xử Phan Văn Anh Vũ? (ANTT).
    Các vụ “ăn” đất
    Trang Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin: VKSND tỉnh Phú Thọ hoàn tất cáo trạng truy tố nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Việt Trì. Ông Lê Sỹ Hồng, cựu Phó chủ tịch UBND TP Việt Trì bị truy tố cùng 4 đồng phạm là các cựu cán bộ Phòng Tài nguyên – Môi trường TP. Họ đã “lợi dụng chức năng, nhiệm vụ được giao để làm trái công vụ trong việc thẩm định 3 hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với 9 thửa đất ở với diện tích 1.370 m² tại địa bàn xã Thanh Đình”.
    Theo bài viết, dù biết các thuộc cấp không kiểm tra thực địa và làm hồ sơ cấp đất không có biên bản kiểm tra hiện trạng, “nhưng ông Hồng vẫn ký duyệt phiếu thẩm định, dẫn đến những sai phạm, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 800 triệu đồng”.
    Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai vừa kỷ luật Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, theo trang Nhà Báo và Công Luận. Ông Phạm Duy Du bị kỷ luật vì “để cấp phó ký cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó đã điều chỉnh giảm diện tích không đúng quy định của pháp luật” và nhiều sai phạm đất đai khác. Một số thuộc cấp của ông Du cũng bị kỷ luật vì ký giấy bừa bãi trong quản lý đất.
    Chuyện ở TP Phan Rang – Tháp Chàm: Vườn dừa bỗng dưng bị doanh nghiệp ủi sạch phân lô bán nền, trang Pháp Luật TP HCM đưa tin. Ông Phạm Đăng Mão, chủ sở hữu vườn dừa cho biết, tháng 6/2018, ông “phát hiện toàn bộ các lô đất của mình đã bị san ủi thành bình địa”. Ông Mão hỏi chủ doanh nghiệp thực hiện san ủi đất, thì nhận được câu trả lời: “Tôi không biết, tỉnh giao đất cho tôi thì tôi làm còn thắc mắc thì làm đơn gửi UBND tỉnh”. Đến tháng 12/2018, UBND TP mới công bố quyết định thu hồi đất của ông Mão và đến ngày 15/2/2019 mới thừa nhận sai phạm.
    Mời đọc thêm: Đề nghị truy tố cựu Phó chủ tịch thành phố Việt Trì do sai phạm đất đai (TN). – Đề nghị truy tố Cựu Phó chủ tịch thành phố Việt Trì cùng 4 cán bộ dưới quyền (ANTĐ). – Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Dự án Khu đô thị mới Quế Võ (VNN). – Thu hồi nhầm gần 3.000 m2 đất, giao doanh nghiệp phân lô bán nềnTổ chức 1.127 cuộc thanh tra về đất đai, phát hiện 827 đơn vị vi phạm (Zing). – Bắc Ninh: Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan dự án khu đô thị mới Quế Võ (TG). – Người dân mất đất vẫn chưa được giao đất dịch vụ? (Thanh Tra).
    Việt Nam trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều
    Thông Tấn Xã Việt Nam có đồ họa: Dự báo kịch bản Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai.

    VOV có bài phỏng vấn chuyên gia Hunter Marston: “Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 có thể có những bất ngờ“. Ông Marston nhận định về vai trò của Việt Nam: “Việt Nam có tiếng nói quan trọng ở Đông Nam Á với vị thế đang lên về kinh tế và ngoại giao, đặc biệt là trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam cũng là một đối tác quan trọng của Mỹ. Việt Nam là một nước trung lập, nước thứ ba, đối với cả Mỹ và Triều Tiên”.
    Mời đọc thêm: Viễn cảnh chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên tại thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 (TN). –  ‘Tập 2’ thượng đỉnh Mỹ-Triều: Cùng cốt truyện, cùng điểm nhấn (TTXVN). – Tướng Mỹ thừa nhận Triều Tiên vẫn là mối đe dọa (VNE). – Ông Kim Jong-un sẽ đến Việt Nam sớm hai ngày thăm một số doanh nghiệp (ĐS&PL). – Chuyên gia Nga nhận định về việc Việt Nam tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Triều (VOV).
    Tài xế vs BOT
    Facebooker Đỗ Nam Trung đặt câu hỏi: Phải chăng lực lượng phiến quân vũ trang xã hội đỏ đã lập khu tự trị ở địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế? Theo đó, “khoảng 13h hôm nay ngày 15/2/2019 chúng dám ngang nhiên dùng dùi cui, gậy sắt, bình xịt hơi cay để tấn công đoàn xe của Phương Ngô, Trương Châu Hữu Danh, Huỳnh Bửu Long ngay trước mặt công an tại khu vực trạm thu phí BOT hầm Phước Tượng – Phú Gia”.
    Facebooker Đỗ Nam Trung chia sẻ clip, ghi lại cảnh xe của nhà báo Hữu Danh và các đồng đội của anh đã bị nhiều người bịt mặt tấn công, trước sự chứng kiến của nhiều công an:


    Facebooker Nguyễn Văn Kiêm viết: S.O.S Một xã hội bất an vì BOT. Bài viết điểm mặt một số trạm BOT đang trở thành nỗi ám ảnh của các tài xế, trong đó nhấn mạnh BOT Bến Thủy, Nghệ An và BOT Phước Tượng, Huế, là 2 trạm thu phí được “bảo kê” bởi rất nhiều côn đồ bịt mặt, được cả an ninh, công an dung túng.
    Một tài xế phản đối BOT Bến Thủy đã bị công an huyện cùng với côn đồ hành hung. Còn ở BOT Phước Tượng, xe của nhà báo Hữu Danh đã bị nhiều người “mang theo hung khí, như gậy ba trắc, bình xịt cay, sơn và đá tung hoành ngang nhiên tấn công như khủng bố IS trước công an, bảo vệ và nhân viên trạm”.
    Vụ BOT cao tốc bị cướp hơn 2,2 tỷ: Thu phí BOT, DN nói sao Tổng cục chỉ biết vậy, VietNamNet đưa tin. Vụ cướp diễn ra gần đây lại vạch trần chuyện “đơn vị thu phí là công ty Yên Khánh đã thực hiện hành vi gian lận thông qua cài đặt phần mềm vào hệ thống để có thể xoá dữ liệu thu phí trong khi phương tiện đi qua vẫn thu phí bình thường”.
    Mời đọc thêm: BOT bẩn, sử dụng côn đồ “lực lượng khẩu trang” tấn công tài xế (FB Thắng Thế Lê). – Thu phí BOT giao thông: Con voi đang chui lọt lỗ kim? (VOV). – Lãnh đạo VEC: ‘Sẵn sàng tiếp bất cứ ai muốn biết việc thu phí ở cao tốc’ (VNE). – BOT phải minh bạch (TT). – Minh bạch để dân tin (NLĐ). – Trì hoãn thu phí tự động: ÐBQH nói cần tổ chức phiên giải trình (TP). – Doanh nghiệp BOT nào có doanh thu lớn nhất? (PLTP).
    Môi trường ô nhiễm
    Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi phát hiện nhiều sai phạm tại nhà máy rác bị dân mang cả quan tài tới phản đối, báo Dân Trí đưa tin. Theo đó, “Sở Xây dựng thẩm định chưa sát trong quá trình tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư; Chủ đầu tư biết nhưng vẫn quyết định đầu tư dự án tại vị trí này”.  Đã có ý kiến lo ngại, khoảng cách từ nhà máy đến khu dân cư không bảo đảm an toàn, nhưng chủ đầu tư vẫn lập giấy xác nhận khoảng cách an toàn và được Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh xác nhận.
    Chuyện ở thị trấn Tuy Phước, Bình Định: Nhiều năm chưa hoàn thành xong con đường, dân sống chung với bụi, theo trang Tài Nguyên và Môi Trường. Dự án dự kiến kết thúc vào cuối năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Một người dân cho biết: “Nhà có kính còn đỡ bụi, nhà không có kính bụi bay khắp nhà, một ngày quét nhà mấy lần vẫn không hết bụi”.
    Chuyện ở xã Kỳ Tân, Hà Tĩnh: Nhà máy xử lý không nhận rác, thị xã đang ‘bốc mùi’, báo Một Thế Giới đưa tin. Trước đó, khoảng 40 hộ dân thôn Nam Xuân Sơn đã chặn cổng nhà máy xử lý rác thải của Công ty Hoành Sơn “vì ruồi nhặng và mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường sống của họ”. Cho nên, sau Tết, “rác thải sinh hoạt từ dịp Tết đã ùn ứ tại các điểm tập kết tạm thời trong thị xã và các xã lân cận. Tình trạng này gây nên mùi hôi thối trong đô thị”.
    Mời đọc thêm: Quảng Ngãi: Hàng loạt sai phạm tại dự án nhà máy rác Đức Phổ (NLĐ). – Vụ nhà máy rác Sa Huỳnh: Hàng loạt sai phạm được phát lộ (DV). – TP.HCM: Điểm mặt các DN gây ô nhiễm môi trường tại KCN Tân Phú Trung (PLN). – Sau Tết, đường đê biến thành bãi rác khổng lồ (CATP). – Sở Xây dựng Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra nước sinh hoạt cho người dân (LĐ). – Vệt nước đen bốc mùi hôi dài 4km ở biển Đà Nẵng (MT&CS).
    ***
    Thêm một số tin: Hội đồng châu Âu gửi văn bản cho các tổ chức XHDS Việt Nam (Blog VOA). – Vườn rau Lộc Hưng: ‘Chính quyền phải làm sao lấy lại niềm tin của dân’ (BBC). – Báo chí Nhà nước có thể phản ánh những vấn đề “nóng” của xã hội? (RFA). – Sắp thanh tra hàng loạt đơn vị, doanh nghiệp nông nghiệp (BizLive). – Sau hàng loạt vụ cướp ngân hàng, Bộ Công an đưa ra cảnh báo (ANTT). – Nhiều đợt tấn công có chủ đích đang nhằm vào máy chủ Việt Nam (VNN).
    https://baotiengdan.com/2019/02/16/ban-tin-ngay-16-2-2019/

    Dã tâm thâm độc của Đặng Tiểu Bình tấn công Việt Nam năm 1979

    14-2-2019
    Thật xúc động ko chỉ vì lần đầu được viết hết sự thật – mà thật sự xúc động vì sự chuyển hướng kịp thời – dù hơi trễ – để có thể thoát Trung.
    DÃ TÂM THÂM ĐỘC CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH TẤN CÔNG VIỆT NAM 1979.
    Sau một thời gian bí mật âm thầm chuyển quân, vũ khí, xe tăng và pháo hạng nặng áp sát biên giới mà phía tình báo Việt Nam không hề hay biết (phía Việt Nam ngay khi nghe đạn pháo nổ rung chuyển khắp dải biên giới cũng thực sự cũng không thể nghĩ rằng Trung Quốc lại có thể tấn công với qui mô chiến tranh lớn chưa từng có với một nước vốn là bè bạn thân thiết như vậy). Đúng 5 giờ sáng ngày thứ Bảy 17/2/1979, chọn thời gian bất ngờ nhất, không kịp chuẩn bị, đề phòng đối với người dân và người lính Việt Nam, Đặng Tiểu Bình đã đồng loạt cho nã pháo cấp tập và đưa 9 binh đoàn gồm 600.000 binh lính của Đảng Cộng sản Trung Quốc tham chiến tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn dải biên giới giết hại nhiều chục ngàn người dân Việt Nam vô tội, tàn phá biết bao làng mạc thị trấn Việt Nam.

    Rất nhiều người dân, phụ nữ, trẻ em và người lính Việt Nam trúng đạn pháo, đạn xe tăng, đạn đại liên, trung liên và AK của quân Trung Quốc trong đợt tấn công đầu tiên từ tờ mờ sáng, trước khi chết ngã gục xuống cũng không bao giờ tin là mình bị giết chết tức tưởi dưới tay quân đội Trung Quốc anh em môi hở răng lạnh được báo đài lặp đi lặp lại trước giờ.

    Đối phó với dư luận trong nước và quốc tế, Ban Tuyên Giáo và Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên truyền dối trá vu cáo cho Việt Nam gây hấn trước, gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc tố cáo trắng trợn Việt Nam đánh lấn chiếm Trung Quốc và gọi cuộc xâm lược là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (对越自卫还击战 – ‘Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến’), ‘dạy con hổ Việt Nam một bài học’, nhưng thực chất âm mưu với chiến thuật dàn quân biển người của quân đội Trung Quốc là đánh nhanh đánh thẳng về Hà Nội trong thời gian sớm nhất vì Đặng Tiểu Bình biết rõ các cánh quân chủ lực thiện chiến cúa Việt Nam đang tập trung ở Cam Pu Chia và sát biên giới Tây Nam ko thể nào chuyển ra phía Bắc ứng phó kịp.

    Ngay từ đêm hôm sau 18/2/1979, tại sân bay Tân Sân Nhất, phía Việt Nam đã huy động tất cả các loại máy bay quân sự, vận tải và hành khách để chuyển quân từ phía Nam ra phía Bắc. Tiếng động cơ cất cánh liên tục suốt đêm. Những người lính thức trắng siết chặt súng trong tay im lặng ánh mắt đanh lại hướng về phương Bắc khi biết điều gì đang xảy ra với tổ quốc đồng bào mình. Và nhiều người trong số họ đó là chuyến bay cuối cùng vĩnh viễn không trở về nhà được nữa.

    Trong vòng một tháng, hơn 20.000 binh lính Trung Quốc tử trận, rất nhiều lính Trung Quốc bị bắt. Trung Quốc với chiến lược biển người, biển xe tăng sau cùng đã thất bại thảm hại trước ý chí tinh thần và lòng yêu nước của người Việt Nam và buộc phải rút quân về nước. Nhưng đó lại là mở đầu của cuộc chiến tranh chấp biên giới kéo dài suốt 10 năm sau đó ở Vị Xuyên, Bản Giốc… với biết bao hy sinh xương máu âm thầm của nhiều người lính Việt Nam mà cho đến bây giờ ít được công bố con số thương vong.

    Nguyên nhân của cuộc chiến tranh xâm lược 17/2/1979 này bắt nguồn từ việc ĐCSTQ dung túng cho Khmer Đỏ thảm sát 1/4 dân số Campuchia, trong đó có cả kiều bào Trung Quốc và Việt Nam. Vì để bảo vệ người dân Việt Nam tại vùng sát biên giới và ở Campuchia, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa quân đến Campuchia, quét sạch Khmer Đỏ và giải cứu người dân Campuchia thoát khỏi địa ngục. Sau đó, ĐCSTQ đã đưa quân tiến đánh Việt Nam, ‘dạy Việt Nam một bài học’, trả đũa Việt Nam đã tiêu diệt Khmer Đỏ.

    Đến nay, Khmer Đỏ đã sụp đổ, tàn dư của tổ chức này cũng đã được giao cho Tòa án quốc tế xét xử. Điều này chứng minh rằng, việc Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh ở biên giới Việt Nam, không chỉ là thảm bại về mặt quân sự, mà còn đại bại về chính trị.

    Đặng Tiểu Bình chủ trương đưa quân tiến đánh Việt Nam, thực tế là có mục đích riêng, muốn thông qua việc điều binh khiển tướng từ đó giành được quyền lực quân sự từ tay Chủ tịch Hoa Quốc Phong, sau đó lật đổ Hoa Quốc Phong độc chiếm bá quyền. Chiêu dương đông kích tây này cũng là một loại thủ đoạn thường thấy trong đấu đá quyền lực chính trị Trung Quốc từ xưa đến nay. Đáng tiếc là Hoa Quốc Phong không phát hiện ra điều này nên đã rơi vào cái bẫy của Đặng Tiểu Bình. Sự xảo quyệt của Đặng không khác gì Tư Mã Ý thời Tam Quốc.

    Năm 1989, khi giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Đặng Tiểu Bình đã điều động 1/3 quân chủ lực với tổng cộng 300.000 quân tiến vào Bắc Kinh nổ súng đàn áp những người dân thành thị và học sinh sinh viên tay không tấc sắt, gây nên cuộc đàn áp phong trào dân chủ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc: Sự kiện Lục Tứ. Theo mệnh lệnh cực đoan của Đặng, quân đội ĐCSTQ trang bị xe tăng tàn bạo cán người, dùng súng máy bắn quét khiến máu nhuộm đỏ quảng trường, xác người chất thành đống. Sự kiện Lục Tứ quả thực khiến cả thế giới phải chấn động.

    “Giết 200 ngàn người, đổi lấy 20 năm ổn định”. Đây là câu “danh ngôn” tâm đắc mà Đặng Tiểu Bình đưa ra trong khoảng thời gian diễn ra vụ thảm sát năm 1989. Câu “danh ngôn” này trên bề mặt là vì để ổn định quốc gia, nhưng mục đích thực tế là để ổn định chính quyền. Câu “danh ngôn” này còn một hàm ý khác, liên quan đến dục vọng cá nhân của ông ta, ít nhất để cho họ Đặng sống yên ổn những năm tháng cuối đời.

    Khi ra lệnh cho học sinh sinh viên tôn trọng cúi rạp chào, Đặng Tiểu Bình cảm thấy rất thích thú, thoả mãn. Nhưng khi nghe họ hô “đả đảo Đặng Tiểu Bình” thì hắn ta trở nên sôi sục giận dữ. Nắm quyền lực trong tay, gã chỉ vì những hỷ nộ của bản thân mà tùy tiện sinh sát. Để được sống yên ổn những năm cuối đời, và cái giá để đổi lấy điều đó chính là hàng chục ngàn người đầu rơi máu chảy, hàng trăm ngàn người bị giam giữ và hàng triệu người bị bức hại. Chủ mưu gây ra cuộc tàn sát ngày 4/6 tại Thiên An Môn, cái tên Đặng Tiểu Bình đã bị đóng đinh kiên cố trên cây trụ dã man ô nhục của lịch sử.

    Trước ngày 4/6, khoảng giữa tháng 5/1989, Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương đã đến gặp Đặng Tiểu Bình, đề xuất đối thoại với học sinh để có thể hai bên hiểu nhau hơn. Đặng đáp lại rằng: “Tôi đang cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tai ù, đầu óc không suy nghĩ gì được, lời ông nói tôi cũng không nghe rõ.” Lúc đó ông này diễn lại độc chiêu “Tư Mã Ý giả bệnh lừa Tào Sảng” trong thời Tam Quốc, nhằm đối phó với ông Triệu Tử Dương. Trên thực tế, Đặng Tiểu Bình dựa vào khởi nghĩa vũ trang mà gây dựng sự nghiệp, nhờ vào lực lượng vũ trang ĐCSTQ giành chính quyền, một khi gặp phản đối, thì điều đầu tiên nghĩ tới chính là bạo lực.

    Ngay sau phong trào của học sinh sinh viên mùa đông năm 1986, Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố, chúng ta không ngại đổ máu để dẹp tan các cuộc biểu tình của sinh viên, cuối cùng khiến nó biến mất. Phát ngôn sặc mùi máu của ông này thật khiến người ta ghê sợ!

    Về sau, hễ thấy học sinh sinh viên xuống đường biểu tình, Đặng Tiểu Bình lập tức mưu tính giới nghiêm hoặc thiết quân luật để kiểm soát, trong tâm thức lúc nào cũng cầm chặt báng súng. Chỉ cần tóm lược lại sự kiện Lục Tứ, cũng đủ để hình dung về một đời chém giết của ông ta. Trước khi chết, Đặng Tiểu Bình còn căn dặn lại: “Không lưu lại tro cốt, toàn bộ rắc xuống biển.” Hành động này trên bề mặt thì là học theo Chu Ân Lai, nhưng thực tế là sợ thi hài bị làm nhục. Chu Ân Lai là sợ Mao Trạch Đông, còn Đặng Tiểu Bình chính là sợ nhân dân làm nhục thi thể của mình.

    Sau sự kiện Lục Tứ, hai tay Đặng Tiểu Bình nhuộm đầy máu của nhân dân. Hắn ta muốn xóa đi chuyện này, đã từng mượn lời con gái mình để nói ngụ ý rằng: “Tôi cũng là con dân của Trung Quốc, tôi cũng yêu mọi người dân một cách sâu sắc.” Có người nghe xong đã hỏi lại: “Con cái sát hại cha mẹ, đây là thứ đạo lý gì trên đời? Ai cũng biết rằng, từ xưa đến nay sát hại cha mẹ là đại tội trái với ý trời, không thể tha thứ được.”

    Sau khi Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình do bất lợi nên ra sức phủ định Cách mạng Văn hóa. Tuy nhiên phủ định Cách mạng Văn hóa cũng chỉ là cái cớ, thực chất hắn ta muốn sửa đổi Hiến pháp, thủ tiêu đi “bốn quyền lợi tự do” của người dân, cuối cùng tiến đến thủ tiêu quyền lợi bãi công của công nhân. Việc Đặng Tiểu Bình chối bỏ Cách mạng Văn hóa, có thể nói chính là thẳng tay tước đi quyền lợi dân chủ của người dân.

    ĐCSTQ khi mới bắt đầu đã tuyên bố “giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo”, có vấn đề gì phát sinh là họ bãi công, đối kháng với chính phủ quốc dân đương thời. Nhưng đến 30 năm sau khi ĐCSTQ nắm quyền, chính họ lại “lập pháp” nhằm thủ tiêu quyền lợi bãi công của công nhân. Điều này minh chứng rằng, chính quyền ĐCSTQ chuyên chế, độc tài và phản động hơn bất kỳ chính quyền nào khác.

    Có người hy vọng Trung Quốc tiến tới dân chủ hóa và phó thác vào Đặng Tiểu Bình. Trong khi đó cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương lúc còn sống đã thẳng thắn nhận định trong phần ghi âm rằng: Đặng Tiểu Bình nói về dân chủ chỉ là những lời lừa gạt.

    Lại có người bình luận: Đặng Tiểu Bình mới là Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc. Trên thực tế, Hoa Quốc Phong đã kết thúc nền chính trị chuyên chế cực đoan kiểu Mao Trạch Đông, bước đầu mở ra hình thế dân chủ trong Đảng. Nhưng do hoàn cảnh bất thường, trong vài năm, Đặng Tiểu Bình dùng thủ đoạn triệt tiêu Hoa Quốc Phong, ngang tàng khôi phục hình thức chính trị chuyên chế cực đoạn kiểu Mao Trạch Đông. Đặng tự xưng là “thế hệ hạt nhân” thứ hai kế tục sự nghiệp của Mao Trạch Đông, và hầu hết mọi việc đều do hắn ta quyết định.

    Mùa xuân năm 1992, Đặng Tiểu Bình 88 tuổi, đột nhiên làm theo Mao Trạch Đông diễn vở kịch đi tuần phía nam. Lúc này do bất mãn với việc Giang Trạch Dân và Lý Bằng nắm quyền chính trị, nhận thấy họ quá thiên về cánh tả nên đã xướng ra phe ánh hữu, mục đích chính thực ra để phòng phe cánh tả. Đặng Tiểu Bình khi tuần tra Quảng Đông rộng lớn, vừa đi vừa chửi, buông ra những lời nặng nề: “Kẻ nào không cải cách, kẻ đó sẽ rớt đài.”

    Có người hiểu rõ tình hình tiết lộ: Thời điểm đó Đặng Tiểu Bình âm mưu hạ bệ Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Nhưng Giang và Lý đề phòng vô cùng chặt chẽ, khi đó Đặng Tiểu Bình không có quyền hành, đến chức Chủ tịch Quân ủy cũng không phải; thêm nữa sau khi đi tuần phía nam trở về Bắc Kinh thì cảm thấy thân thể khó chịu, sức khỏe suy kiệt, nên có muốn can dự vào cục diện chính trị cũng lực bất tòng tâm.

    Con người thật, dã tâm và tội ác của Đặng Tiểu Bình ghê tởm rõ như ban ngày như thế – không chỉ với Việt Nam mà đối với nhân dân Trung Quốc – Thế mà ở Việt Nam lại cho xuất bản sách vinh danh ca ngợi: “Đặng Tiểu Bình – Một Trí Tuệ Siêu Việt” như một danh nhân, một bậc lỗi lạc của thế giới ??

    Sau tròn 40 năm đằng đẵng – thật xúc động – đây là lần đầu tiên các báo và người dân được viết thật hết về cuộc xâm lược của quân Trung Quốc. Linh hồn người lính và người dân Việt Nam đã hy sinh, chết trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc đó lần đầu tiên ấm lòng nơi chín suối.

    Vâng ! Xúc động không chỉ là được nói lên sự thật – mà xúc động vì một sự chuyển hướng kip xu thế – dù có trễ – để có thể thoát Trung – vì nước vì dân – Ước mơ của biết bao nhiêu lớp người và thế hệ Việt Nam nhiều thập kỷ qua.
    – (Viết trên phân tích Trần Phá Không – Nhà bình luận chính trị Trung Quốc, các tư liệu và ký ức cuộc chiến chống Trung Quốc một thời không quên

    https://baotiengdan.com/2019/02/14/da-tam-tham-doc-cua-dang-tieu-binh-tan-cong-viet-nam-nam-1979/

    Sau biên giới tháng hai

    15-2-2019
    Sau biên giới tháng 2/1979, quyền lợi quốc gia mới là quan trọng. Đừng bao giờ ngây ngô tin rằng anh cả Liên Xô sẽ cứu đứa em Việt Nam, dù cũng cùng ý thức hệ. Một giáp sau đó, Liên Xô tan rã…
    Sau biên giới tháng 2/1979, kẻ thù ngàn năm vẫn là kẻ thù ngàn năm. Một dân tộc ba lần chặn vó ngựa Nguyên Mông đã bị Đặng Tiểu Bình gọi là “đồ chó đẻ” trong cuộc gặp Mỹ – Trung trước khi xua quân tràn qua biên giới phía Bắc.
    Sau biên giới tháng 2/1979, kẻ thù ngàn năm vẫn phá hoại quốc gia này bằng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm, bằng những trò bẩn kinh tế như mua đỉa, cá lìm kìm, móng guốc trâu,… Chúng “nâng tầm” chiến lược “một vành đai, một con đường” bằng 9 đoạn phi pháp ở Biển Đông với tàu cá vũ trang, kiểm ngư, hải giám và quân sự hoá cao độ các đảo chúng chiếm của ta ở Hoàng Sa và một phần Trường Sa.
    Người Việt đều nhìn thấy giàn khoan HD981 đã chạm vào tự tôn dân tộc ra sao. Người Việt cũng nghe ngóng vì sao mỏ dầu Cá Voi Xanh không thể khai thác. Bởi, một tấc núi, một thước sông hay một điểm đảo chìm đảo nổi cũng là máu thịt Việt Nam. Và máu thịt Việt Nam bao lần đổ trên biển đông trong hình hài nhưng chiếc tàu cá nát bươm, những thi thể ngư dân biến dạng, những người vợ người mẹ khóc ngất lúc đón xác chồng con…
    Nhưng cũng sau biên giới tháng 2/1979, vẫn có nhiều kẻ u mê coi giặc là bạn vàng, là đồng chí tốt, coi sự trỗi dậy (trên nền tảng tước đoạt tài nguyên, tự do và phẩm giá con người) của Trung Quốc là hình mẫu phát triển của Châu Á.
    Sau rất nhiều cuộc chiến chống xâm lược suốt chiều dài lịch sử chứ không chỉ sau biên giới tháng 2/1979, chúng sẽ còn tiếp tục những mưu hèn kế bẩn phá hoại đất nước này! Và biết đâu, một ngày không xa nào đó, chúng lại xua quân không chỉ từ biên giới phía Bâc mà cả từ những cánh rừng biên giới Tây Nam chúng mua phía Campuchia, từ Biển Đông hay từ ngay các địa điểm kinh doanh vũ khí nhân danh tự do kinh tế đặc khu nếu được triển khai…
    Sau cùng, biên giới tháng 2/1979 nhắc rằng gene chống xâm lược vẫn tồn tại bền vững trong người Việt và tham vọng bá quyền vẫn “di truyền” suốt các đời chính quyền Trung Quốc. Nhưng những người nay trung chánh vẫn đâu đó trong dáng hình bình dị nhân dân không bao giờ quên những người xưa trung chánh quyết vì non sông ra tay bao lần.
    Chỉ là đau đớn khi nghĩ lại những người bị đánh, bị bắt vì xuống đường bày tỏ lòng yêu nước…
    Hãy nhớ từ bây giờ ai đang vận hành dòng tiền Trung Quốc, hãy tìm hiểu kỹ ai nhập công nghệ ô nhiễm của Tàu, hãy biết rằng những kẻ đàn áp dân phải che mặt bằng khẩu trang chính là phơi bày nỗi sợ hãi bị một ngày nhân dân tính sổ.
    Nhân quả cuộc đời sẽ đến sớm thôi!
    https://baotiengdan.com/2019/02/15/bien-gioi-sau-thang-hai/

    Powered by Blogger.