Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 16/02/2019

Saturday, February 16, 2019 3:57:00 PM // ,


Tin Việt Nam – 16/02/2019

Mất Cân Đối

Trong Đầu Tư Phát Triển Vùng Miền

Thanh Trúc
Sau sự kiện quốc lộ chính từ Đông và Tây Nam Bộ lên Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh bị tắc nghẽn do lượng người đổ về quá tải, trong khi đó lại có cảnh người dân trải chiếu nhậu ngay trên đường cao tốc ở ngoài bắc, công luận đã thắc mắc  vì sao cơ sở hạ tầng ở Nam Bộ, điển hình các trục giao thông quan trọng, không được đầu tư phát triển thỏa đáng như ở miền Bắc.
Đây là câu hỏi này đọc được trên các báo mạng trong nước mà mới nhất là bài có tựa đề Nói Thẳng Đầu Xuân với tác giả tự xưng “ một người con Nam Bộ, quê quán Bắc Bộ, viết rằng khúc ruột của miền Nam tức Quốc Lộ Một của các tỉnh Nam Bộ sao mà chật hẹp khốn khổ, thậm  chí nhiều đoạn tỉnh lộ quá kém so với các tuyến đường thênh thang của miền Bắc.
Số liệu tác giả nêu trong bài viết cho thấy Nam Bộ, gồm hai tiểu vùng Đông và Tây Nam Bộ với 19 tỉnh thành và 34 triệu người, là vùng kinh tế trọng điểm có tiềm năng và có mức tăng trưởng GDP  hơn 12,6% so với tầm 7% cả nước, cống hiến 60% sản lượng công nghiệp, chưa kể 40% giá trị GDP là phần đóng góp từ Nam Bộ và 70% giá trị xuất khẩu của đất nước.
Ý kiến mất cân đối rất đúng, và nếu đúng như nhận xét đó thì phải điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư cho Sài Gòn và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
-Ông Tống Văn Công
Tại sao lại có sự mất cân đối trong đầu tư trầm trọng giữa Bắc, Trung và Nam tới như vậy, là nguyên văn câu hỏi trong bài. Người con Nam Bộ quê quán Bắc Bộ này cho rằng nếu cứ vắt sức nộp ngân sách mãi mà không được tập trung tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng thì liệu con gà Nam Bộ có còn đẻ trứng vàng mãi nữa hay không.
Không phải lần đầu tiên mà từ trước những câu hỏi tương tự về sự mất cân đối trong việc phân bổ phát triển cơ sở hạ tầng giựa Bắc, Trung Nam từng được báo chí trong nước trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến.
Trao đổi cùng đài Á Châu Tự Do, ông Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo Lao Động, cho biết:
Tôi đồng ý với những ý kiến trên báo mà tôi đã đọc, đó là hiện tượng mất cân đối phải sửa chữa. Tôi biết  tiềm lực của miền Nam, của Sài Gòn và Đồng Bằng Sông Cửu Long rất lớn, đầu tư không thỏa đáng như vậy sẽ hạn chế sự phát triển. Ý kiến mất cân đối rất đúng, và nếu đúng như nhận xét đó thì phải điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư cho Sài Gòn và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phát triển các công trình, các con đường huyết mạch cũng nằm chung trong xây dựng cơ sở. Nếu các con đường huyết mạch không tốt thì lưu thông sẽ đình trệ. Nói chung ở nước mình tam quyền phân lập không rõ, có phân quyền nhưng mà do đảng lãnh đạo hết. phải có điều kiện tổng quát để phát triển đất nước cho cân đối mới được.
Các yếu tố gọi là vùng- miền hoặc trung ương-địa phương đã chi phối, dẫn đến sự mất cân đối trong chính sách phân bổ đầu tư phát triển hạ tầng ở Nam Bộ, là phân tích của nhà quan sát chính trị Phạm Chí Dũng:
Trung ương phải hơn địa phương, Hà Nội vẫn coi các tỉnh ở miền Bắc phải hơn các tỉnh ở khu vực miền Nam, cho nên mức độ đầu tư ở miền Bắc, thậm chí miền Trung, cao hơn miền Nam.
Lý do thứ ba, những nhóm lợi ích ở trung ương có mối quan hệ mật thiết, gần gũi và hiệu quả hơn các nhóm lợi ích ở miền Nam, thành thử dành được nhiều dự án đầu tư hạ tầng cơ sở từ vốn ngân sách và ODA nhiều hơn, từ đó dẫn tới tình trạng hạ tầng cơ sở miền Bắc và miền Trung được đầu tư và phát triển hơn ở miền Nam là như vậy.
Mất cân đối trong đầu tư phát triển hạ tầng giữa Bắc Bộ và Nam Bộ đến từ chính sách phân bổ ngân sách bất hợp lý, là nhận xét của ông Nguyễn Văn Mỹ, công ty du lịch lữ hành Lửa Việt ở Sài Gòn.
Trong bài viết  tựa đề Cần Sự Công Bằng Trong Thu Nộp Và Chi Ngân Sách đăng trên các báo trong nước, tác giả Nguyễn Văn Mỹ căn cứ trên  số liệu của Tổng Cục Thống Kê  để viết như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 nếu thu được 100 Đồng thì chỉ được giữ lại 18 Đồng để chi cho đủ thứ, chưa kể chuyện bị thất thoát hoặc sử dụng không đúng. Ngân sách để lại ít ỏi như vậy thì có thể đầu tư được gì cho hạ tầng hay cho phúc lợi xã hội.
Được biết chỉ tiêu nộp ngân sách mà trung ương giao cho thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 là trên 347 ngàn tỷ Đồng. Năm 2018 chỉ tiêu này tăng lên gần 10%. Như vậy mỗi ngày thành phố phải thu được 1.032 tỷ đồng tiền thuế, mỗi giờ phải thu được 43 tỷ và mỗi phút là 717 triệu đồng bất kể buổi tối hay ngày nghỉ. Năm 2019, chỉ tiêu giao nộp ngân sách về trung ương tăng thêm thành 400 ngàn tỷ đồng nhưng tỷ lệ được giữ lại thì càng giảm:
Đại biểu thành phố Hồ Chí Minh là ông Phan Nguyễn Như Khuê có từng nói thẳng với Bộ Tài Chính là các anh đối xử với thành phố như là con bò sữa. Tôi thì tôi bảo rằng thật ra bò muốn có sữa thì phải được chăm sóc được bồi dưỡng, còn cứ tận thu như hiện nay thì có khi nó không có sữa đâu, có khi nó chết queo thì không biết lấy gì mà thu nữa..
Trong tất cảc tỉnh thành hiện nay thì trích nộp nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh tới 82% tiền thu được. Hà Nội  ít hơn với 65%, Bình Dương 64%. Đà Nẵng miền Trung được  trích lại 32%  trong lúc tỉnh miền núi như Vĩnh Phúc lại được trích tới 47% và tỉnh Hải Dương chỉ đóng góp 2% thôi. Bên cạnh đó, 47 tỉnh còn lại, được cho là làm bao nhiêu xài bấy nhiêu, còn được trung ương hỗ trợ ngân sách. Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, điều phi lý hơn nữa nữa là các tỉnh làm bao nhiêu xài bấy nhiêu và được hỗ trợ đó thì cơ ngơi của các cơ quan văn phòng rất to lớn, bộ máy nhân sự thì rất cồng kềnh.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 nếu thu được 100 Đồng thì chỉ được giữ lại 18 Đồng để chi cho đủ thứ, chưa kể chuyện bị thất thoát hoặc sử dụng không đúng. Ngân sách để lại ít ỏi như vậy thì có thể đầu tư được gì cho hạ tầng hay cho phúc lợi xã hội.
-Ông Nguyễn Văn Mỹ
Về phần Nam Bộ, đặc biệt Đồng Bằng Sông Cửu Long, ông Nguyễn Văn Mỹ :
Người ta thường kháo nhau ngoài Bắc thừa đường mà thiếu xe, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thì ngược lại thừa xe mà thiếu đường, nói lên việc mất cân đối giữa đầu tư cho các vùng. Có thể vì là thủ đô thì Hà Nội được ưu tiên hơn, đặc biệt trong lãnh vực hạ tầng và giao thông vận tải, nhiều cầu lớn được xây dựng, nhiều đường cao tốc và cầu cống được phát triển rất tốt.
Còn trong Nam, đặc biệt vùng Đông Nam Bô, đường xá phát triển không tương xứng. Riêng miền Tây, mật độ xe cô trên Quốc Lộ Một từ thành phố Hồ Chí Minh về miền Tây là nhiều nhất và gần như đó là độc đạo. Thậm chí khi cây cầu Long An bị xà lan tông hư không đi được thì lúc đó Bộ Giao Thông- Vận Tải mới hốt hoảng lập tức làm ngay cái cầu một bên, Trước đây nếu nhỡ có chuyện gì mà cầu hỏng là không đi được.Chuyện kẹt xe liên tục từ miền Tây về thành  phố ngày Tết ngày lễ là hồi chuông cảnh báo. Hiện nay theo tôi biết trung ương đang đầu tư vào việc phát triển hệ thống đường Hồ Chí Minh song song với đường Quốc Lộ Một nhưng mà phải khẩn trương hơn. Vấn đề hiện nay là phải tập trung hơn cho Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tóm lại, phản ảnh từ các bài viết trên mạng cũng như qua báo giới đã  cho thấy để khắc phục tình trạng mất cân đối trong phân bổ đầu tư cơ sở hạ tầng thì Việt Nam cần hoạch định chính sách hợp lý, có tầm nhìn thiết thực, tương xứng với khả năng và tiềm lực của Nam Bộ, nhất  là Đồng Bằng Sông Cửu Long vốn là vựa lúa trù phú và nguồn nông sản dồi dào của cả nước.

Một người dân ở Bình Thuận bị bắt

vì mặc áo vàng sọc đỏ

Tin từ Bình Thuận – Nhà cầm quyền CSVN tại tỉnh Bình Thuận đã bắt giữ một người dân địa phương và vẫn còn giam giữ cô chỉ vì cô đã mặc chiếc áo dài có sọc vàng đỏ như quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa.
Theo cộng đồng Facebook, Facebooker Cecilia Thúy Nguyễn bị công an CS tại Phan Thiết mời lên đồn công an làm việc vào lúc 2 giờ chiều ngày 14 tháng 2. Tuy nhiên, đến hết giờ làm việc mà cô vẫn chưa được ra về và gia đình cho rằng cô đã bị công an giữ.
Cộng đồng Facebook lan truyền một tấm hình của bốn cô gái mặc áo dài truyền thống màu vàng và áo của Cecilia Thúy Nguyễn cùng một người khác có ba sọc đỏ tương tự như cờ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Có lẽ bốn cô gái này chụp ảnh trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền vừa qua.
Tuy đã cai trị đất nước hơn 40 năm qua, chính thể CS vẫn giữ thái độ thù địch với di sản cũ của Việt Nam Cộng Hoà, kể cả cờ vàng ba sọc đỏ. Rất nhiều người bị bắt bớ, đánh đập hoặc bị sách nhiễu vì sử dụng hoặc lưu giữ lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa.
Quốc Tuấn

Trung tá công an bị khởi tố vì liên quan

 vụ gian lận điểm thi vào đại học ở Sơn La

Một trung tá công an vừa bị Công an tỉnh Sơn La khởi tố vì liên quan đến vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2018 vừa qua.
Báo Tuổi trẻ hôm 16/2 trích lời xác nhận của ông Đỗ Quốc Tuấn, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La cho biết cơ quan này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với trung tá Đỗ Khắc Hưng – cựu cán bộ Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La.
Ông Đỗ Quốc Tuấn bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356 Bộ luật hình sự 2015.
Theo Tuổi trẻ, ông Hưng đã được phân công tham gia công tác tổ chức thi THPT quốc gia tại tỉnh Sơn La. Ông Hưng bị cho là đã thông đồng, tiếp tay một số người liên quan tới vụ án bằng cách mở khoá phòng chứa các bài thi cho các đối tượng vào để sửa điểm bài thi.
Ông Hưng đã nghỉ hưu từ tháng 9/2018.
Năm 2018, Việt Nam áp dụng việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học làm tiêu chí để xét tuyển vào đại học thay vì tổ chức một kỳ thi vào đại học riêng như trước kia. Tuy nhiên, ngay trong kỳ thi năm 2018, các cơ quan chức năng đã phát hiện một loạt vụ gian lận điẻm thi tại nhiều tỉnh trên cả nước. Những tỉnh có nhiều gian lận bị điều tra là Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Lạng Sơn.
Đã có 6 cán bộ ngành giáo dục đào tạo Sơn La bị khởi tố bị can vào năm 2018 vì liên quan đến vụ gian lận điểm thi này.

Trạm BOT Dầu Giây

bị kiểm tra doanh thu đột xuất sau vụ cướp

Truyền thông Việt Nam hôm 16/2 cho biết Tổng cục Đường Bộ Việt Nam vừa thành lập đoàn kiểm tra đột xuất công tác tổ chức thu phí và hoạt động của trạm thu phí đường bộ BOT Dầu Giây, Đồng Nai từ ngày 18/2.
Theo báo Pháp Luật thành phố HCM, việc kiểm tra đột xuất trạm Dầu Giây được phối hợp giữa Tổng cục đường bộ Việt Nam và cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an. Thời gian kiểm tra là trong 5 ngày.
Nguyên nhân của việc kiểm tra được Tổng cục Đường bộ cho biét là để làm rõ những ý kiến nghi ngờ, tranh cãi về doanh thu của trạm thu phí sau vụ cướp tại trạm này hôm 7/2, tức mùng 3 Tết vừa qua.
2 tên cướp đã ập vào trạm thu phí trên đường cao tốc thành phố HCM – Long Thành- Dầu Giây hôm 7/2 và lấy đi hơn 2 tỷ đồng tiền thu phí gây ra nhiều thắc mắc trong dư luận là trạm thu phí thu được quá nhiều tiền trong một ngày. Tuy nhiên lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển cao tốc Việt Nam (VEC), chủ của BOT này, sau đó cho báo chí biết đấy là tiền thu của nhiều ngày dồn lại.
Các trạm thu phí BOT là tâm điểm gây ra nhiều phản đối, ách tắc giao thông trên các quốc lộ của Việt Nam thời gian qua vì người dân và các tài xế cho rằng một số các trạm BOT đặt sai vị trí, thu tiền quá cao.
Theo công ty VEC, 3 trạm thu phí trên cao tốc thành phố HCM – Long Thành – Dầu Giây có doanh thu hơn 3,2 tỷ đồng trong 9 ngày tết vừa qua với bình quân một ngày đêm hơn 43.000 lượt phương tiện qua tuyến.

Hồng Kông bắt lượng sừng tê giác kỷ lục

 trên đường đến Việt Nam

Cơ quan chức năng tại sân bay ở Hồng Kông vừa bắt giữ hai người đàn ông buôn lậu số lượng sừng tê giác kỷ lục – trị giá 1 triệu đô la đang trên đường đến Việt Nam hôm 14/2.
Khoảng 24 sừng tê giác đã bị chặt đứt, nặng tổng cộng 40kg đã được tìm thấy.
Đây là vụ bắt giữ lớn nhất từ trước đến nay của Hồng Kông.
Những kẻ buôn lậu được cho là đang quá cảnh trước khi đến thành phố Hồ Chí Minh từ Johannesburg ở Nam Phi.
Các quan chức hải quan cho biết, đường vận chuyển trái phép đã được vận chuyển một cách trơ trẽn trong hai hộp các tông.
Sự cố sân bay xảy ra chỉ hai tuần sau khi Hồng Kông thu giữ kỷ lục 8 tấn vảy tê tê và hơn 1.000 ngà voi.
Một nhóm môi trường địa phương cho biết số lượng sừng tê giác hôm 14/2 chiếm 20% tổng số lượng sừng tê giác bị phát giác ở Hồng Kông kể từ 2013.
Hồng Kông là một điểm trung chuyển được biết đến cho các hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và các nhóm bảo tồn đã kêu gọi các nhà chức trách trấn áp tình trạng buôn lậu.
Sừng tê giác được sử dụng ở Trung Quốc và Việt Nam trong các phương thức y học cổ truyền, mặc dù chứa ít hơn keratin, nhưng có cùng loại protein tạo ra tóc và móng tay của con người.
Nhu cầu về sừng tê giác đã thúc đẩy nạn săn trộm động vật hoang dã, đặc biệt là ở Nam Phi, nơi có khoảng 80% dân số tê giác trên thế giới.
Các nhóm bảo tồn cho biết số lượng tê giác bị giết đã giảm dần kể từ năm 2014, nhưng hơn 1.000 con tê giác vẫn tiếp tục bị giết ở Nam Phi mỗi năm.

Nhật Bản thay đổi quy định cấp visa du học

đối với sinh viên Việt Nam

Tin Việt Nam –  Báo Tuổi Trẻ ngày 13 tháng 2 loan tin, những năm gần đây, để sang được Nhật nhiều đối tượng đã dùng bằng tốt nghiệp giả mạo để xin cấp visa du học sang Nhật, cùng với đó là nhiều công ty cố vấn du học hướng dẫn không đúng về du học Nhật Bản. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng trên, Tòa đại sứ Nhật mới đưa ra thông báo, kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2019, tất cả những đối tượng xin cấp visa du học tại Nhật cần phải nộp giấy xác nhận văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trong hồ sơ xin cấp visa. Giấy xác nhận văn bằng tốt nghiệp này phải do Trung tâm công nhận văn bằng, cơ quan quản lý chất lượng Bộ giáo dục – đào tạo CSVN cấp. Và Tòa đại sứ Nhật Bản sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục thực hiện các biện pháp trên.
Viên chức Nhật cũng bày tỏ, mục đích của quy định trên cũng là để giúp các lưu học sinh và thực tập sinh tuân thủ đúng quy định, không bị những công ty môi giới lừa gạt, dẫn đến việc phải gánh chịu những khoản nợ lớn mới sang được Nhật. Tòa đại sứ cũng khuyên các sinh viên và phụ huynh cần theo dõi thông tin du học tại những địa chỉ uy tín.
Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, năm 2017, sinh viên Việt Nam được cấp visa sang Nhật đứng thứ 2 trong các quốc gia trên thế giới với 25,000 du học sinh, chỉ đứng sau Trung Cộng.
An Nhiên

Reuters: Kim Jong Un đến VN ngày 25 tháng 2

trước hội nghị với Trump

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un sẽ đến Việt Nam vào ngày 25 tháng 2 trước hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai được lên kế hoạch với Tổng thống Mỹ Donald Trump, ba nguồn tin biết trực tiếp lịch trình của ông Kim nói với Reuters vào ngày thứ Bảy.
Ông Trump và Kim sẽ gặp nhau tại Hà Nội vào ngày 27 và 28 tháng 2 sau cuộc hội kiến lịch sử đầu tiên vào tháng 6 năm ngoái tại Singapore. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày thứ Năm nói rằng Washington nhắm mục tiêu “tiến xa nhất có thể” tại hội nghị thượng đỉnh.
Ông Kim sẽ gặp gỡ các quan chức Việt Nam khi ông đến Hà Nội, theo các nguồn tin của Reuters. Hãng tin này cho biết những người này yêu cầu được ẩn danh vì tính chất nhạy cảm và bí mật xung quanh những di chuyển của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Ông cũng sẽ đến thăm tỉnh Bắc Ninh, một cơ sở của ngành sản xuất của Việt Nam, và thành phố cảng công nghiệp Hải Phòng, theo một nguồn tin.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, sẽ hội kiến ông Kim trước chuyến đi được lên lịch của ông Trọng tới nước Lào láng giềng, Reuters dẫn một trong những nguồn tin biết trực tiếp cho hay.
Hãng tin này nói một người mục kích của họ đã nhìn thấy phụ tá thân cận của ông Kim, Kim Chang Son, tại Hà Nội vào ngày thứ Bảy tới thăm một nhà khách chính phủ và hai khách sạn Metropole và Melia ở trung tâm thủ đô.
Việt Nam, nước có cùng ý thức hệ cộng sản với Triều Tiên, đã tiến hành những cải cách kinh tế và phát triển quan hệ ngoại giao gần gũi với cựu thù thời chiến là Mỹ. Việt Nam được nhiều người khen ngợi là một mô hình cải cách cho nước Triều Tiên bị cô lập và nghèo khó.

Một xã hội tâm linh mê muội

Những ngày đầu tiên của một năm mới âm lịch đã qua, mùa lễ hội đã bắt đầu và theo sau đó lại là đủ cảnh chướng tai, gai mắt, đủ chuyện đáng ngẫm nghĩ. Chẳng riêng mạng xã hội, một số cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức, bắt đầu nhắc đi, nhắc lại hai chữ “mê muội” với tần suất càng ngày càng cao, nhằm cảnh báo về một vấn nạn xã hội càng ngày càng trầm trọng, tín hiệu của mạt kỳ càng lúc càng rõ ràng (1).
Trước Tết âm lịch, nhiều người bày tỏ sự buồn phiền khi phóng sinh mà như tận diệt cả động vật lẫn môi trường. Cúng kiến càng lúc càng nhố nhăng, người sống đốt cả… đồ lót gửi sang thế giới bên kia cho những thân nhân đã khuất. Rồi để thỏa khát vọng giàu sang, người ta mua – bày cả cà độc dược có thể gây chết người trên bàn thờ gia tiên chỉ vì có nơi gọi loại trái ấy… là “dư” (2).
Dịp đầu năm tại Việt Nam đã trở thành thời điểm nhang khói mù mịt ở các đình, đền, chùa, miễu. Cảnh thiên hạ vây kín một số cơ sở thờ tự, chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau để cầu may, cầu phúc, cầu an đã trở thành bình thường. May mắn, ân phúc, an lành vốn trừu tượng, song hàng ngàn vỏ chai được dùng thay bát hương trong quá trình thiên hạ van vái gì đó, khi xin xỏ xong thì ngổn ngang cùng với đủ loại rác lại rất thực (3). Thực tới mức không còn thấy bóng văn hóa, văn minh.
Năm ngoái, thông qua báo giới, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Ban Phật giáo Quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhắn với Phật tử: Cúng sao, giải hạn là mê tín, dị đoan (4). Năm nay, nhiều đại tự như chùa Phước Khánh (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn tổ chức cho Phật tử ghi danh với giá “cúng sao – giải hạn: 150.000 đồng”, “cầu an: 200.000 đồng” và dịch vụ này vẫn nườm nượp khách (5).
Chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã khai hội. Tuy đề cao “kỷ cương, văn minh du lịch” (6) nhưng chen lấn, xô đẩy nên người ta vẫn thi nhau xỉu. Khách vẫn bị gạt khi lên đò. Khắp nơi vẫn ngập rác và người ngồi cáp treo vẫn rải tiền lẻ để mua phước (7)… Cũng đề cao “kỷ cương, văn minh”, Ban Tổ chức lẽ hội Đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đổi tre (theo tập tục) thành vầu vì tre nay trở thành hàng hiếm. Lễ xong, “lộc” hoa vầu và “lộc” trầu cau được dồn hết vào bao để phòng ngừa cướp “lộc” (8).
Có thể vì năm nay là năm con… heo. Hệ thống truyền thông chính thức hoan hỉ giới thiệu Lễ hội “Ông Cầu” ở xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Con heo được chọn – rước về nuôi từ trung tuần tháng Chạp âm lịch, được cho ăn chay một tuần trước Tết và trở thành “Ông Cầu”. Đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch thì được rước quanh lành và người ta xúm vào vuốt ve, nhổ lông lấy… may. Tới tối thì “ông” bị mổ làm mồi (9).
Cứ thế, từ tháng Giêng đến tháng hai, thậm chí tháng ba âm lịch, lễ hội nở rộ khắp nơi, đặc biệt là tại miền Bắc Việt Nam. Lễ hội trở thành mùa cúng vái, xô đẩy, giành, giật tài, lộc, mùa mà máu động vật (heo, trâu,…) kể cả máu người dự lễ cầu phước, cầu an vương vãi khắp nơi. Năm mới khởi đầu như thế nên trong năm, một con cá dị dạng, một cặp rắn cuộn vào nhau,… lập tức trở thành “thần”, thiên hạ đổ đến chiêm bái, khấn vái.

***

Có tương quan nào giữa hiện tượng các viên chức đủ cấp tham gia “phát ấn”, biểu diễn “phóng sinh”, lâm râm khấn khứa, công khai xì sụp vái lạy, với càng ngày càng nhiều ngôi chùa rất to, nhiều bức tượng rất lớn, qui mô không còn ngừng ở mức “đại tự”, “lạc cảnh” mà nở ra thành các khu du lịch tâm linh, hết cơ quan truyền thông này tán tụng tới cơ quan truyền thông kia giới thiệu để chủ đầu tư nhận đất, xây dựng chư đâu vào đâu đã thu hút khách thập phương lũ lượt tới viếng, dâng cúng tiền bạc?
Cuối năm ngoái, Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố Hà Nội hoan hỉ thông báo, ông Nguyễn Văn Trường, chủ Công ty Xây dựng Xuân Trường, vừa đề nghị chi 15.000 tỉ đồng để xây dựng “Tổ hợp Du lịch – Tâm linh chùa Hương”, diện tích 1.000 héc ta, trong đó có 400 héc ta vốn thuộc ba dự án khác đã triển khai (10). Có tương quan nào giữa sự gia tăng mức độ mê muội của đám đông với các khu du lịch tâm linh đã và đang nuốt cả trăm ngàn héc ta rừng, núi, sông, hồ, đảo?
Năm 2006, ông Trường bắt đầu đầu tư vào Khu Du lịch Tâm linh Tràng An – chùa Bái Đính ở Ninh Bình. Tự thân Tràng An vốn đã là thắng cảnh vì những con sông uốn quanh các dãy núi đá vôi với rất nhiều hang động, xen kẽ với các cánh rừng… Do từng là một trong những cố đô của Việt Nam, Tràng An còn có nhiều di tích văn hóa. Ông Trường là người xây Bái Đính Tân Tự (chùa Bái Đính) mới với chín cái nhất không… châu Á thì cũng… Đông Nam Á hoặc Việt Nam (11).
Từ dự án Khu Du lịch Tâm linh Tràng An – chùa Bái Đính, ông Trường đề nghị đầu tư Khu Du lịch Tâm linh Tam Chúc – Ba Sao ở Hà Nam. Diện tích khu vực này khoảng 4.000 héc ta, trong đó có hồ Tam Chúc (diện tích 545 héc ta). Công ty Xây dựng Xuân Trường nhận phục dựng đình Tam Chúc, xây mới chùa Tam Chúc, bên cạnh nhà nghỉ, sân golf…
Năm 2015, ông Trường đề nghị Hải Phòng giao đảo Cái Tráp để đầu tư một khu du lịch tâm linh nữa, diện tích 88 héc ta, có tượng Phật Thích Ca cao 150 m, bên cạnh khách sạn 5 sao, sân golf và… casino. Năm 2016, ông Trường được giao 18.940 héc ta, trong đó có thắng cảnh hồ Núi Cốc ở tỉnh Thái Nguyên để dựng một ngôi chùa có “Tháp Phật giáo lớn nhất thế giới”, bên cạnh khách sạn 5 sao, bến cho du thuyền, sân golf 36 lỗ,… (12).
Điểm đầu tiên cần chú ý là Chùa Bái Đính chưa xong nhưng với chín cái nhất được hệ thống truyền thông quảng bá liên tục, rồi với xá lợi Phật được rước từ Ấn Độ về, hết đại lễ này tới đại lễ khác được tổ chức tại đó… Tràng An trở thành một điểm hành hương và tham quan nổi tiếng, khách du lịch tăng theo mức triệu/năm.
Năm 2014, tờ Nhân Dân có một bài, đặt vấn đề rằng, cần phân định rõ trách nhiệm quản lý Khu Du lịch Tâm linh Tràng An – chùa Bái Đính. Theo đó, vốn đầu tư vào Khu Du lịch Tràng An, đặc biệt là hạ tầng, không phải của Công ty Xây dựng Xuân Trường, nhiều hạng mục trong dự án này là công quỹ (đâu cỡ 3.000 tỉ) nhưng tổ chức khai thác thì vẫn do Công ty Xây dựng Xuân Trường đảm nhận. Bởi có sự “đan xen chằng chịt giữa công và tư” nên chưa xác định được tỷ lệ đầu tư/tỷ lệ phân chia lợi nhuận. Tạm thời, Công ty xây dựng Xuân Trường hưởng… 90% doanh thu (13).
Không phải ngẫu nhiên mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương hết sức tâm huyết với việc phát triển các khu du lịch tâm linh. Thời toàn đảng khuyến khích toàn quân, tàn dân phỉ nhổ tâm linh đã qua. Giờ đụng tới tâm linh, ai cũng ngại lạm bàn vì đây là lĩnh vực mà mức độ đồng thuận giữa đảng và dân càng ngày càng cao. Kế hoạch thực hiện “tuyến du lịch tâm linh” từ Hà Nội đến Ninh Bình đã được phê duyệt.
Khu Du lịch Tâm linh Tràng An – Chùa Bái Đính, điểm cuối của “tuyến du lịch tâm linh” được chọn làm nơi khởi đầu. Ngôi chùa với chín cái nhất dọn dường cho Khu Du lịch Tâm linh Tam Chúc – Ba Sao. Điểm cuối sẽ là “Tổ hợp Du lịch – Tâm linh chùa Hương”. Tất cả đều do Công ty Xây dựng Xuân Trường đầu tư. Xét kỹ thì “đầu tư” chỉ gồm các công trình tâm linh gắn với một cái… nhất gì đó. Hạ tầng – tốn kém nhất – sẽ dùng công quỹ. Hoàn tất thì Công ty Xây dựng Xuân Trường tổ chức khai thác.

***

Để cho sòng phẳng, cần phải nói thêm, không phải cứ dính tới “tâm linh” là được hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam hỗ trợ tận tình. Thực tế cho thấy, muốn được nâng đỡ, “tâm linh” phải gắn với du lịch do một đại gia có máu mặt nào đó đầu tư hoặc do một “cao tăng” được hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tin cậy trụ trì, có thể dạy Phật tử những điều đại loại như: Trung Quốc là anh, Việt Nam là em. Theo đạo lý, em phải kính trọng anh. Lý Thường Kiệt đánh Trung Quốc là… hỗn (14)! Tu hành mà “chỉ lạy Phật, không lạy cộng sản” thì đừng mơ xây chùa, ngay cả chỗ trú thân cũng sẽ bị san thành bình địa (15).
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam khuyến khích đám đông hướng tới tâm linh là hướng vào khát vọng thăng quan, phát tài để có thể ăn trên, ngồi trước, ăn sung, mặc sướng. Luân thường, đạo lý của người Việt không có chỗ trong định hướng mới về tâm linh nên xô đẩy, chen lấn, tranh giành, cướp, giựt “phúc”, “lộc”, hối lộ thần thánh bằng tiền lẻ, lễ vật,… trở thành tất nhiên và bình thường. Định hướng mới về tâm linh không có chỗ cho tiến bộ cá nhân, tôn trọng nhân vị, xã hội an lành. Đó cũng là lý do “Đạo Dương Văn Minh” – một nhánh của Tin Lành trong cộng đồng H’Mong ở phía Bắc Việt Nam do Dương Văn Minh truyền giảng bị đàn áp thẳng tay.
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam giải thích “Đạo Dương Văn Minh” là… “tà đạo” cho dù “tà đạo” này vận động người H’mong ngưng treo xác chết trong nhà rồi bày tiệc ra ăn uống với người chết suốt bảy ngày, sau đó đem xác đi chôn không tẩn liệm. “Tà đạo” khuyến khích người H’mong xây dựng nhà tang lễ, làm quan tài để đặt người chết vào đó. Chuyện thăm viếng chỉ trong 24 tiếng rồi đem chôn (16). Tuy hướng người H’mong tới hành xử văn minh y hệt người Kinh nhưng “Đạo Dương Văn Minh” vẫn bị xác định là “tà đạo” bởi nằm ngoài định hướng về tâm linh. Cộng đồng H’mong văn minh hơn có thể là một nguy cơ cho “ổn định chính trị”, đe dọa quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng, nên nhà tang lễ bị giựt sập, những người H’mong nhiệt thành với đạo mới bị tống giam, phạt tù.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn – Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương (Cơ quan chuyên trách nghiên cứu, tư vấn cho Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN về lý luận chính trị), Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – từng nhấn mạnh, ông không đồng tình với hai từ “tà đạo” đối với những nhóm tôn giáo mới. Trong bối cảnh hiện nay phải tôn trọng niềm tin tôn giáo. Dùng chữ “tà” là một dạng kỳ thị. Nếu được dùng chính thức thì là sự vi phạm các quyền căn bản của con người (18).
Cho dù viên chức các cấp hướng tới, nói về tâm linh nhiều hơn nhưng tâm linh không đơn thuần là tâm linh. Chẳng ở đâu, mê muội giúp trộn chính với tà nhuyễn hơn Việt Nam.
Chú thích
(14) https://www.facebook.com/nqshvietnam/videos/trung-quốc-là-anh-việt-nam-là-em-lý-thường-kiệt-đem-quân-đánh-trung-quốc-là-hỗn/249786542463208/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.