Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Nguyên nhân và mục tiêu

Saturday, February 16, 2019 3:16:00 PM //

Việt Long
13-2-2019
Kính tặng những người đã đổ máu, sức lực cho biên giới mãi trường tồn
Ngoại giao bóng bàn và các chuyến đi bí mật của cố vấn Kissinger đã đưa đến sự bắt tay Mỹ – Trung năm 1972 tại Thượng Hải làm thay đổi cục diện thế giới cũng như khu vực. Sự kiện này làm thay đổi hẳn các tính toán của các bên trong ván bài Đông Dương. Mỹ muốn rút khỏi Việt Nam nên đã làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 để đổi lấy tác động của Bắc Kinh lên chính sách của Hà Nội. Trung Quốc muốn duy trì hai miền Việt Nam trước quyết tâm thống nhất đất nước của Hà Nội để có một vùng đệm an ninh cho biên giới phía Nam. Sự bắt tay Mỹ – Trung làm Liên Xô buộc phải tăng cường quan hệ với Việt Nam, tìm kiếm đồng minh trong khi Hà Nội cần nhiều viện trợ quân sự trong bối cảnh Trung Quốc đang đe dọa cắt viện trợ để buộc Việt Nam theo ý mình.
Đọc thêm:
https://baotiengdan.com/2019/02/13/chien-tranh-viet-trung-1979-nguyen-nhan-va-muc-tieu/
---------------------

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Thời điểm và lực lượng tham chiến (Kỳ 2)

Việt Long
14-2-2019
Tiếp theo Kỳ 1
Chuẩn bị chiến tranh
Trung Quốc thể hiện rõ sự chủ động trong chuẩn bị chiến tranh và chọn thời điểm khai hỏa. Về chuẩn bị, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này ít nhất một năm trước khi xảy ra thông qua các hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao.[1] Các hoạt động này càng đẩy mạnh với tần số dồn dập trong khoảng 3 tháng từ sau khi có Hiệp ước Việt-Xô tháng 11/1978.
Trung Quốc đã nỗ lực tạo ra các điều kiện quốc tế thuận lợi cho chiến tranh. Đầu tiên là tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và Nhật. Tháng 5/1978, Trung Quốc thuyết phục lãnh đạo Mỹ từ bỏ ý định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tháng 8/1978, Trung Quốc ký với Nhật Hiệp ước Hữu nghị và Hòa bình, thuyết phục Nhật Bản không viện trợ cho Việt Nam. Đầu tháng 11 năm 1978, Đặng Tiểu Bình thăm chính thức Thái Lan, Malaysia và Singapore.
https://baotiengdan.com/2019/02/14/chien-tranh-viet-trung-1979-thoi-diem-va-luc-luong-tham-chien-ky-2/

________________

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Diễn biến và hậu quả (Kỳ 3)
Việt Long
15-2-2019
Tiếp theo Kỳ 1Kỳ 2
Diễn biến chiến tranh 1979
Cuộc tấn công được bắt đầu vào 3 giờ sáng ngày 17/2/1979. Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km. Từ đêm 16/2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với “lực lượng thứ năm” bí mật cắt các đường dây điện thoại, phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, cây cầu, khai quật các hầm vũ khí đã được chôn lấp chuẩn bị trước. Được sự dẫn đường của lính sơn cước và đạo quân thứ năm, quân Trung Quốc vòng qua các vị trí đồn công an vũ trang Việt Nam, thọc sâu, đánh chiếm các vị trí huyện lỵ quan trọng.[1] Có thể nói Trung Quốc đã hoàn toàn giữ được yếu tố bất ngờ và chủ động trong dụng binh.
Tối 17/2/1979, Thông tấn xã Việt Nam kêu gọi Liên Xô và các nước anh em giúp đỡ bảo vệ Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng gửi ngay Công hàm cho Liên Hợp Quốc kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay cuộc chiến xâm lược.
https://baotiengdan.com/2019/02/15/chien-tranh-viet-trung-1979-dien-bien-va-hau-qua/

Tags:

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.