Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

5 Quốc gia đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc.

Wednesday, August 8, 2018 // ,
Posted on: 2018-08-06

Trong gần một thập kỷ qua, Trung Quốc đã từng bước lan tỏa ảnh hưởng của mình ra thế giới. Với nguồn tài chính dồi dào, Bắc Kinh mở hầu bao hào phóng với chính phủ tham nhũng của các quốc gia từ Đông Âu tới Châu Phi rồi sau đó buộc các nước này cắt đất để cho Trung Quốc đóng căn cứ quân sự. Chiến lược này đã thành công ra sao? Dưới đây là 5 quốc gia đang đã rơi vào bẫy nợ Trung Quốc.

1. Sri Lanka
Năm 2010, Sri Lanka vay Trung Quốc 1,5 tỷ USD để xây một cảng cỡ lớn tại thị trấn Hambantota. Sau khi hoàn thành, cảng này gần như không có tàu bè neo đậu và chuyển hàng hóa.
Do chẳng mấy khi được sử dụng, Sri Lanka không có tiền để trả lại Trung Quốc, do đó họ ký hợp đồng cho thuê luôn toàn bộ cảng cho Trung Quốc trong vòng 99 năm. Công ty China Merchants Port Holdings có 70% cổ phần chi phối tại cảng Hambatota. “Với thỏa thuận này. Chúng ta đã bắt đầu trả được nợ”, Thủ tướng Sri Lanka nói với Quốc hội, và cho biết chính phủ sẽ có thêm tiền để phát triển kinh tế và du lịch.
Nhưng những nhà phê bình nói rằng giải pháp có thể còn tệ hại hơn là căn bệnh. Một số coi thỏa thuận này là tiền lệ để Trung Quốc chiếm chủ quyền trong thời gian dài ở các quốc gia mắc nợ Trung Quốc. Những lãnh thổ mà mục đích cuối cùng của Trung Quốc là dùng cho quân sự.
“Có lo ngại rằng Trung Quốc sẽ biến cảng Hambatota tại Sri Lanka mà họ đã thuê 99 năm thành một căn cứ hải quân khác, theo đúng phương pháp bẫy nợ mà người Trung Quốc đã sử dụng ở Djibouti”, tờ Daily Caller của Mỹ nhận định.
Và một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Hambatota sẽ là quá gần tới mức gây khó chịu cho đối thủ Ấn Độ. Đây có thể là lý do tại sao Ấn Độ có thể phải mong muốn cân nhắc một thỏa thuận với Sri Lanka để tự bỏ tiền ra điều hành “sân bay trống trải nhất thế giới”. Sân bay quốc tế Mattala Rajpaksa, một địa điểm khá gần với cảng Hambatota – tức là cũng liền kề Ấn Độ – được xây dựng bằng những khoản vay lãi suất cao từ Trung Quốc. Sau khi hoàn thành và được phong là “sân bay cô đơn nhất thế giới”, chính phủ Sri Lanka nghĩ ra ý tưởng dùng vị trí của sân bay này và mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc nhằm để thuyết phục Ấn Độ chi tiền ra bù lỗ cho mình, tuy nhiên có vẻ Ấn Độ không hài lòng với kế hoạch này cho lắm.


Sân bay Quốc tế Mattala Rajapaksa được gọi là “sân bay cô đơn nhất thế giới” xây dựng nhờ nguồn tiền vay từ Trung Quốc
2. Pakistan
Pakistan cũng là một quốc gia có vị trí gần Ấn Độ khác rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Hiệp ước song phương Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) có số kinh phí được loan báo là lên đến hơn 40 tỷ USD, vốn là một phần quan trọng trong dự án Vành đai – Con đường. Sau các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, Pakistan đã nợ Trung Quốc hơn 6 tỷ USD. Số nợ này cho phép Trung Quốc thực hiện một số tham vọng của mình. Đầu tiên Trung Quốc đã hoàn tất thương vụ thuê cảng nước sâu chiến lược Gwadar trong vòng 40 năm. Hiện nay, Trung Quốc lại cho xây một căn cứ quân sự tại Pakistan ngay gần với cơ sở thương mại mà Trung Quốc đã xây ở cảng Gwadar. Theo báo cáo
Thẩm tra tác động nợ của Sáng kiến Vành đai, Con đường từ quan điểm chính sách” của Trung Tâm Phát triển Toàn cầu xuất bản tháng 3/2018, Pakistan không chỉ nợ Trung Quốc hàng tỷ đồng, họ còn phải trả nợ với lãi suất cao, trong đó có các khoản lên tới 5%. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư Trung Quốc được cam kết lãi suất cao một cách không tưởng cho các dự án xây dựng tại Pakistan. Chẳng hạn, các dự án nhà máy điện do Trung Quốc đầu tư được chính phủ Pakistan hứa tỷ suất hoàn vốn 34% mỗi năm trong vòng 30 năm.


Cảng nước sâu Gwadar tại Pakistan, hiện Trung Quốc đã thuê được cảng này thời hạn 40 năm sau khi Pakistan không thể trả nợ
Nhưng có lẽ chính phủ Pakistan không muốn tiếp tục dấn sâu vào con đường nợ nần với Trung Quốc. Tháng 11 năm ngoái, Pakistan loan báo họ sẽ không “tìm kiếm nguồn tài chính từ Trung Quốc” cho một dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn mới. Pakistan nói rằng các điều kiện của Trung Quốc để cho vay dự án đập thủy điện Diamer-Basha trên sông Indus chi phí 14 tỷ USD “là bất khả thi và đi ngược lại lợi ích của chúng ta”. Pakistan cũng đang mấp mé khủng hoảng nợ, tức là họ có thể phải xin cứu cánh từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hơn nữa, sau cuộc bầu cử gần đây, hiện chưa rõ chính phủ mới của Thủ tướng Imra Khan sẽ làm gì với các dự án đang diễn ra với Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc tích cực ra bài khuyên ông Imra đừng tin lời đường mật của phương Tây và củng cố chặt chẽ quan hệ Pakistan-Trung Quốc. Liệu chính phủ mới của Pakistan có học được bài học gì sau khi buộc phải cho Trung Quốc xây căn cứ quân sự trên đất của mình hay không, có lẽ tương lai mới có thể rõ.
3. Montenegro
Montenegro là một quốc gia nhỏ bé nằm ở Đông Âu. Đây là quốc gia duy nhất không có đường cao tốc. Trung Quốc nhìn thấy điểm này và đã đề nghị xây cho Montenegro một con đường cao tốc. Chính phủ Montenegro lập tức đồng ý và gọi đây là “công trình thế kỷ và con đường dẫn tới thế giới hiện đại”, nhưng các nhà quan sát thì lại nói “Đường cao tốc không dẫn tới đâu của Trung Quốc đang ám ảnh Montenegro”.


Dự án đường cao tốc dang dở của Montenegro, được thực hiện bằng nguồn tiền vay từ Trung Quốc
Đây là một con đường cao tốc dài 100 dặm (160km), với nhiều cây cầu lớn và xuyên qua các thung lũng và núi đồi. Nhưng dân số Montenegro chỉ có 630.000 người mà họ lại định chi tới 950 triệu USD lên một con đường cao tốc? Đã có 2 nghiên cứu khả thi vào các năm 2006 và 2012, cả 2 đều kết luận rằng một dự án cao tốc ở một quốc gia nhỏ bé này sẽ không có đủ lưu lượng giao thông đáng để đầu tư một số tiền khổng lồ như vậy. Nhưng với sự giúp đỡ của nguồn tiền dễ dàng từ Bắc Kinh, việc xây dựng đã bắt đầu.
Nhưng dường như không có nhiều dân ở Montenegro hưởng lợi. 70% công nhân xây dựng là người Trung Quốc và một tòa án ở Bắc Kinh có quyền tài phán nếu xảy ra vấn đề tranh chấp giữa người địa phương và người Trung Quốc. Một quan chức Châu Âu giấu tên bày tỏ quan ngại về dự án này, nói rằng vì nó mà Montenegro đã hết tiền.
“Không gian tài chính của họ đã bị co lại rất nhiều. Họ đã tự bóp cổ mình. Và trong khi đó, con đường cao tốc này lại chẳng dẫn đến đâu”, Reuters dẫn lời vị quan chức này nói.
Tệ hơn, con đường đó mới chỉ hoàn thành một phần. Do bị đội vốn, nước này cần thêm 1,2 tỷ USD để hoàn thành nó. IMF nói rằng Montenegro không có khả năng vay chừng ấy tiền. Tỷ lệ nợ công trên GDP của quốc gia nhỏ bé này đã chuẩn bị vọt lên mức 80%, chính phủ Montenegro đã phải tăng thuế, ngừng trả lương cho công chức và cắt giảm chi tiêu công. Tuy nhiên thủ tướng Montenegro Dusko Markovic đã thề sẽ hoàn thành con đường này “bằng mọi giá” và cam kết “tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong các lãnh vực khác, trong đó có thủy điện và du lịch”. Đây chính là loại cam kết mà quan chức Trung Quốc muốn.
4. Maldives
Thiên đường nghỉ mát nhiệt đới Maldives đã không thoát khỏi số phận trở thành một con nợ của Trung Quốc, một phần do chính phủ nước này nổi tiếng là tham nhũng và quan liêu. Một chiếc Cầu hữu nghị Trung Quốc – Maldives với chi phí 225 triệu USD, phần lớn là đi vay từ Trung Quốc đã được xây dựng. Với việc vay tiền xây chiếc cầu này, tỷ lệ nợ công trên GDP của quốc đảo tuyệt đẹp này lên mức gần 100%. Điều đáng lo ngại là nếu mất khả năng trả nợ, Maldives sẽ sớm phải theo chân Pakistan “gán đất trả nợ” và Trung Quốc có thể lập một căn cứ quân sự mới ở đây – một vị trí trọng yếu gần Ấn Độ nữa.


Cây cầu hữu nghị Maldives-Trung Quốc có tổng chi phí 210 triệu USD, phần lớn là trợ cấp và vay từ Trung Quốc. Cầu dự kiến sẽ được khánh thành vào tháng 8/2018
Phản bác lại các lời chỉ trích, Đại sứ Trung Quốc mới đây tuyên bố việc Trung Quốc đầu tư ở Maldives là hoàn toàn bình thường và “các cáo buộc Trung Quốc thâu tóm đất đai và rải bẫy nợ là hoàn toàn vô căn cứ”.
5. Djibouti
Djibouti là một quốc gia nhỏ ở Châu Phi. Đây là nơi đầu tiên Trung Quốc xây dựng được căn cứ quân sự ở nước ngoài của mình thông qua chiến lược “cho vay – cắt đất” của mình. Đây là vị trí chiến lược bởi vì nó nằm rất gần một căn cứ quân sự khác của Mỹ.


Djibouti, một mắt xích quan trọng trong Sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc
Việc này đã gióng hồi chuông cảnh báo đối với các nhà quan sát Mỹ. Tờ Washington Post gần đây đặt câu hỏi: “Chính quyền Trump có thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm lĩnh một cảng biển quan trọng ở Châu Phi hay không?” Cảng biển quan trọng mà họ nói tới là Doraleh Container Terminal tại Djibouti, có vị trí chiến lược ở cạnh Biển Đỏ và Vịnh Aden. Tháng 2/2018, chính phủ Djibouti đã quốc hữu hóa cảng này sau một tranh chấp với hãng vận tải Dubai DP World. Từ đó, có các báo cáo rằng chính phủ Djibouti đang muốn thỏa thuận với một công ty nhà nước Trung Quốc để cùng điều hành cảng biển này. Cảng biển là lối vào chính cho các căn cứ quân sự của Mỹ, Pháp, Ý và Nhật Bản đóng tại Djibouti và là một địa điểm tối quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố tại Châu Phi và Trung Đông.
Quân đội Mỹ đang cảng báo nếu Trung Quốc chiếm được cảng Doraleh, “lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ sẽ bị nguy hiểm”. Trong khi đó, giới chức Mỹ cũng cảnh báo rằng trong khi chính phủ Djibouti ngày càng mắc nợ Trung Quốc nhiều hơn, quan hệ với Trung Quốc của quốc gia Châu Phi này càng thân thiết hơn.
 
Trọng Đạt .

Dù Trung Cộng nuốt nhục xin hàng, nền kinh tế của Trung Cộng cũng không tránh khỏi sụp đổ tan tành.

Nguồn: THNT 
Tác giả: Trần Hưng
Ngày đăng: 2018-08-08


Nét đặc trưng cơ bản của công dân Hoa Kỳ là tính "thực dụng", cái gì công bằng, bình đẳng và có lợi thì họ sẽ làm.

Vì vậy, dù phía Trung cộng đang khiêu khích, đáp trả lại việc cân bằng mậu dịch mà Hoa Kỳ đã đưa ra nhưng Trump vẫn khẳng định Mỹ chưa thực sự gây chiến với Trung cộng mà chỉ mới giáo huấn Bắc Kinh bài học làm người tử tế, bởi Trump thừa hiểu bất kỳ cuộc chiến nào cũng gây tổn hại ít nhiều đến lợi ích nước Mỹ, nếu Bắc Kinh vẫn ngoan cố thì bất đắc dĩ Mỹ mới phát động chiến tranh thương mại với kẻ ngổ ngáo Bắc Kinh.

Thế nhưng, với bản chất quân tử Tàu, luôn mang trong mình máu sỹ diện hảo nên Tập Cận Bình vẫn ngoan cố, tiếp tục cò kè bớt một thêm hai với Mỹ với hy vọng sẽ làm cho Mỹ thoái chí, tuy nhiên Tập Cận Bình đã nhầm to, những động thái khiêu khích của Bắc Kinh chỉ làm kích thích thêm sự khó chịu của Trump và làm gia tăng nguy cơ bùng phát chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vì trong chiến lược thương mại của Mỹ.

Nếu thực sự khởi phát chiến tranh thương mại thì kẻ thất bại thảm hại chính là Trung cộng, điều này đích thân thầy giáo của Tập Cận Bình là Giáo sư Tôn Lập Bình, Khoa Xã hội học, Đại học Thanh Hoa, từng là Giáo sư hướng dẫn luận văn tiến sỹ của ông Tập đã có bài viết trên trang mạng cá nhân “Tôn Lập Bình quan sát xã hội”, cho rằng “ Trung Quốc không thể phát động và không có cách nào đánh thắng” cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Vậy tại sao Tập Cận Bình "dám cãi thầy mà không sợ núi đè ? ".

Thực chất Tập Cận Bình đã bị Trump nắm lấy tử huyệt bởi chính cuồng vọng của y.

Trong mắt của người dân Trung quốc, Tập Cận Bình nổi lên là một vỹ nhân trong lịch sử Trung Hoa bởi những sách lược bá quyền, dân Trung Quốc đang kỳ vọng họ Tập sẽ đưa Trung cộng trở thành bá chủ thế giới và dĩ nhiên dân tộc Trung Hoa sẽ trở thành dân tộc thượng đẳng mà nhân loại còn lại trên thế giới này phải phục tùng.

Vì vậy, Tập Cận Bình phải chứng minh bản thân mình là hình mẫu của bậc đế vương, không hạ mình, chịu thua trước thế lực nào, hay nói như cách nói của cộng sản là "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành; khó khăn nào cũng vượt qua; kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Chính điều này buộc Tập Cận Bình luôn phải thể hiện tư chất quân vương mà động thái đầu tiên là bằng mọi giá phải ép bằng được Kim Jong Un sang chầu họ Tập dù suốt 7 năm nay Kim Jong Un không thèm đến Bắc Kinh.

Vì vậy, dù bị Trump gia tăng sức ép buộc Trung cộng phải tự giác san bằng thâm hụt thương mại nhưng vì sỹ diện hảo trước quốc dân, trước đảng cộng sản nên họ Tập phải cố đấm ăn xôi chùa.

Thêm vào đó, do Trump đã nắm tẩy của Tập Cận Bình nên Tập Cận Bình đang cố vùng vẫy bằng mọi giá. Ngặt nỗi Trump là tay lão làng, Tập càng cố vùng vẫy thì vòng kim cô của lão Trump càng xiết chặt.

Nếu Tập tự giác san bằng thâm hụt thương mại theo yêu cầu của Trump thì uy tín của bậc đế vương sẽ bị xô đổ trong mắt người dân Trung quốc, đối thủ chính trị của họ Tập trong đảng cộng sản Trung Quốc sẽ trỗi dậy uy hiếp ngôi vị hoàng đế vĩnh cửu của y.

Thêm vào đó, với cái câu "buôn có hội, bán có phường", một khi Tập tự giác san bằng thâm hụt thương mại với Mỹ thì các đối tác khác đang bị thâm hụt thương mại với Trung quốc cũng nối gót Trump ra tối hậu thư với Bắc Kinh, đây mới là đại họa cho nền kinh tế của Trung quốc, một nền kinh tế mạnh lên nhờ gian lận thương mại và ăn cắp công nghệ, nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu.

Tóm lại, Trung cộng đang đối mặt với tình huống "đi mắc núi về mắc sông" trên lĩnh vực mậu dịch. Lối thôi hiểm cho Trung cộng lúc này là "thị uy vũ lực", một mặt vẫn tiếp tục dùng Kim Jong Un làm đối trọng với Mỹ và Đồng minh, một mặt sẽ liên minh với "trục ma quỷ" như Nga, Iran,...để đe dọa hòa bình thế giới và chắc chắn sẽ gia tăng manh động, uy hiếp Đài Loan, Biển Đông và biển Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, các lối thoát hiểm này của Trung cộng đã bị diều hâu Mỹ bắt bài, nếu Trung cộng manh động ở những bước đi "thị uy vũ lực" thì ngay lập tức Mỹ và Đồng minh sẽ bẻ gãy và xóa sổ các tiền đồn của Trung cộng trong tích tắc vì tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát với sự chủ động cao độ của thủ lĩnh Hoa Kỳ.

Gây chiến thương mại với Mỹ thì chết tức thì, ngồi vào bàn đàm phán với Trump thì chết từ từ, Trung cộng đang rơi vào hoàn cảnh "đằng nào cũng chết".

Cộng sản Việt Nam còn không sớm "bỏ suy phò thịnh" như đã từng làm khi Liên Xô sụp đổ.. Mỹ đã chìa ra cái ghế cho cộng sản Việt Nam ngồi vào khi đưa Hàng không mẫu hạm vào Đà Nẵng và cam kết đảm bảo trật tự hàng hải ở Biển Đông vậy còn đợi gì mà không ngồi vào?

Một khi hàng hóa của Trung cộng bị Mỹ áp thuế cao thì hàng hồ của Việt Nam chạy đằng nào cho khỏi nắng !

Số phận của cộng sản Việt Nam cũng như cộng sản Trung quốc, hoặc chết tức thì hoặc chết từ từ !

Nhưng cộng sản Việt Nam vẫn còn đường thoát hiểm vì cộng sản Việt Nam chỉ là thân phận a dua, đu dây, vì vậy vẫn còn cơ hội để sống sót là hãy tự giải tán đảng cộng sản, trao vận mệnh dân tộc vào tay nhân dân, bằng không khi cộng sản Trung quốc tiêu vong thì cộng sản Việt Nam cũng sẽ bị dân dọn sạch không còn một móng, muốn chui ống cống để ẩn thân cũng đã muộn màng. /.

Tran Hung.

Tham vọng

VOA - Bạn đọc làm báo
06/08/2018 



Hình minh họa.
Phạm Phú Khải
Người Việt, phần lớn, và hình như đa số người Á Đông cũng thế, không thích ai tham vọng, và quan ngại những người có tham vọng lớn, dù người đó tài giỏi mấy.
Sự hiểu biết hay nhận thức của chúng ta về một chữ, một ý tưởng, hay một khái niệm nào đó, sẽ ảnh hưởng lên cách tiếp cận, cách suy nghĩ, cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề của chúng ta.
Tôi tò mò mở một số tự điển ra để tra chữ tham vọng, thì thấy cách hiểu hay nhận thức của người Việt về tham vọng là phần lớn mang đầy tính tiêu cực, như đã nói trên. Kiểu như tham vọng là “lòng ham muốn quá mức, quá tham, cao hơn những gì mình có thể đạt”, hay là “lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt quá xa khả năng thực tế”… Dùng Google để truy tìm thì cũng thấy đa số mang định nghĩa khá tiêu cực hay hạn hẹp.
Phải chăng vì trong mắt họ, những người tham vọng là tham lam, và tham quá cái mức mà họ có khả năng với tới, nên ảo tưởng, nên thường là xấu và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực về sau? Phải chăng trong các xã hội vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của Khổng Giáo, tham vọng là thể hiện cái tôi, cái chủ nghĩa cá nhân “xấu xa”, là cái không hề được khuyến khích hoặc chấp nhận trong một tập thể hay một quốc gia như thế? Phải chăng vì quan niệm như thế nên bất cứ ai có chút tham vọng vươn lên thì đều bị kéo xuống hoặc bị đẩy qua bên?
Có phải vì thế mà những người có tham vọng trong xã hội đó thường phải dấu kín nó? Có khi họ phải đóng kịch, phải tỏ vẻ khiêm cung, phải luồn lách suốt một thời gian dài, nhưng trong thâm tâm và thầm kín, họ vẫn có những tham vọng lớn. Những người có tham vọng lớn mà lại sử dụng các phương pháp trí trá nhất để qua mắt bao nhiêu người để trèo lên đến đỉnh cao quyền lực thì lại còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Con đường họ phải đi qua để bước lên được đỉnh cao đó khó thể nào cho họ cái nhìn tích cực hay nhân bản để hành động như thế về sau này.
Theo tôi, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi nhận thức về tham vọng. Đất nước Việt Nam không thiếu nhân tài, nhưng thiếu những giá trị nền tảng, thiếu những suy nghĩ tích cực và cấp tiến, và thiếu những cơ chế và định chế thích hợp, để khuyến khích, nâng đỡ và hỗ trợ cho những cá nhân có ước mơ, có tầm nhìn và có những tham vọng lớn để trở thành những nhân cách lớn ở tầm quốc gia và quốc tế. Theo tôi thì càng nhiều người càng tham vọng lớn càng tốt cho tình hình đất nước hiện nay.
Tôi mới tình cờ đọc được một chia sẻ của ông Chủ tịch tập đoàn Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ với 1200 sinh viên Cao đẳng năm 2016, trong đó ông có nói về tham vọng, tuy ở khía cạnh tích cực hơn. Ông nói: “Theo tôi, tham lam thuộc về ý nghĩa mang tính cá nhân, tham vọng vì lợi ích của nhiều người, của cộng đồng…”, nên “tôi khuyên các bạn hãy là người tham vọng chứ đừng tham lam.” [1]
Không rõ các bạn sinh viên Việt Nam này nghĩ gì về lời khuyên của ông Vũ. Tuy mang tính tích cực hơn, như một lời khuyên hơn là một định nghĩa, tôi cho rằng nó không đủ chiều rộng và chiều sâu. Tham lam và tham vọng đều có thể mang tính cá nhân, tập thể hay cộng đồng. Nhưng tập thể, cộng đồng, hay ngay cả quốc gia, cũng do một số cá nhân lãnh đạo, và khi họ lại độc tôn, độc quyền và độc tài, cái tham lam hay tham vọng được thể hiện chưa hẳn là sự tổng hợp của các cá nhân trong tập thể đó là phần chính là sự phản ảnh của những cá nhân đó nhiều hơn. Tập Cận Bình và phe diều hâu trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc với giấc mộng bá quyền hiện nay là một thí dụ [2].
Trong khi đó, định nghĩa “ambition” trong tự điển tiếng Anh như Oxford, chẳng hạn, là “một ham muốn mạnh mẽ để làm hoặc để đạt một cái gì đó”, hoặc “ham muốn và quyết tâm để đạt được sự thành công”. Đi xa hơn, các nhà tâm lý học định nghĩa tham vọng là “thứ nhất, ham muốn thành công, và thứ hai, động cơ và quyết tâm để phấn đấu đạt được ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh và thất bại” [3]. Thời cổ Hy Lạp, các triết gia Plato hay Aristotle cũng đã bàn nhiều về những đề tài này. Tất nhiên vẫn có người nghĩ tham vọng là một hình thức tham lam, cho cá nhân nhiều hơn cho cái tốt của số đông. Trước thế kỷ 16, nó được xem như những tính xấu cùng với tự hào/phụ (pride), kiêu căng, hư vinh, những điều không thích hợp đối với vinh dự [4]. Nhưng cái suy nghĩ của thời nay, nhất là của các nước dân chủ tiến bộ, đã thay đổi hoàn toàn quan niệm về tham vọng.
Xã hội Tây phương nói riêng, và mọi xã hội/văn hóa nói chung, phát triển vững ổn nhờ đại đa số cá nhân trong xã hội đó phấn đấu, và tham vọng. Một xã hội mà càng có nhiều cá nhân có tham vọng lớn, được xã hội đó khuyến khích và hỗ trợ, thì sự vận động và chuyển động của xã hội càng mạnh mẽ. Ngược lại khi người dân thiếu động cơ, thiếu tham vọng để vươn lên, cho mình hoặc cho tập thể mình phục vụ, thì đó là điều rất đáng quan ngại.
Trong xã hội phát triển lành mạnh, những người có tham vọng lớn thường vì nhiều nguyên do hay động cơ khác nhau. Trên hết là cho bản thân họ, với hoài bão để chiếm một địa vị, một danh vọng, một chỗ đứng, hay vì quyền lợi, quyền lực (hay ảnh hưởng) nào đó, cho mình và/hoặc để thay đổi xã hội. Cũng có người có tham vọng cho để mang lại những giá trị cao cả nào đó, như tự do, dân chủ và nhân quyền. Cũng có người có tham vọng lớn vì công lý, vì công bằng xã hội, vì môi trường sống, vì thương yêu thú vật v.v… Adam Smith, cha đẻ của chủ nghĩa tư bản, cho tư lợi (self-interest) là động cơ lớn nhất trong hoạt động kinh tế. Tuy không phải động cơ nào cũng ích kỷ, tính toán, nhưng điều rõ ràng là người có tham vọng lớn thường nghĩ đến những mục tiêu cụ thể để họ nhắm đến và quyết tâm thực hiện để mang lại quyền lợi, quyền lực hay tiếng tăm cho chính mình cũng như làm hãnh diện cho gia đình mình, tập thể mình, quốc gia mình.
Hầu hết những người có tham vọng cao, dù cho chính cá nhân họ, vẫn có tinh thần xã hội, cộng đồng, quốc gia rất cao. Bởi họ hiểu rất rõ rằng không bảo vệ nền tảng chung, nguyên tắc chung, giá trị chung, thì mọi thứ đều có thể bị đảo ngược, và họ sẽ không thể đứng vững lâu dài. Nói khác đi, ngay cả khi họ ra sức bảo vệ cái chung, đó là vì họ muốn bảo vệ cái riêng, cái không gian và quyền lợi riêng của họ.
Suy nghĩ như thế không có gì sai trái hay tiêu cực, mà ngược lại, xã hội Hoa Kỳ hay Úc đều vận hành như thế. Và hầu như các quốc gia dân chủ tiến bộ đều vận hành như thế (ngoại lệ có lẽ là Nhật Bản, phần nào đó, có các đặc tính văn hoá rất khác). Từ nhỏ đến lớn, từ mọi địa hạt như giáo dục, thể thao, nghệ thuật, chính trị, lãnh đạo, v.v… đều được khuyến khích như thế. Mọi người, kể cả các sinh viên học sinh từ khi còn nhỏ, đều được khuyến khích có nhiều tham vọng và bày tỏ nó qua hành động cụ thể của mình [5].
Có một điều lạ. Ở những xã hội mà suốt ngày cứ đòi hỏi người khác bỏ đi cái tôi, phải phục vụ tập thể, cộng đồng và đất nước, hay phải yêu nước v.v… thì cái xã hội đó không những không tiến bộ mà còn chậm tiến, độc đoán, độc tài. Nó còn tạo cơ hội và môi trường cho bao nhiêu những cá nhân tham nhũng và ích kỷ ngồi trên đầu trên cổ người dân.
Theo tôi thì đất nước Việt Nam hiện nay cần rất nhiều cá nhân tham vọng lớn. Tốt cho cá nhân, cho tập thể, thì cũng sẽ tốt cho cộng đồng, cho đất nước. Không có ước mơ, hoài bão, ham muốn thay đổi xã hội mà cứ chấp nhận hiện tại, dù hiện tại có hoàn hảo mấy đi chăng nữa, thì xã hội đó không thể tiến được. Trong khi đó cái hiện thực xã hội Việt Nam có quá nhiều vấn đề.
Sự vận động không ngừng của xã hội, cũng như sự thay đổi do các tác động bên ngoài về mặt kinh tế/thương mại, ngoại giao, chính trị quốc tế, đặc biệt là do tác động của cuộc cách mạng công nghệ bốn, và những thử thách cũng như cơ hội lớn lao do những thay đổi này tạo ra, cho thấy nhu cầu cấp thiết cho một thế hệ lãnh đạo mới có viễn kiến và tài năng để lèo lái con thuyền quốc gia. Thay vì sợ hay quan ngại những người có tham vọng lớn, cái tư duy chiếm đa số hiện nay, thì nên khuyến khích mọi người trong xã hội có những tham vọng lớn. Vấn đề lo ngại họ trở thành độc đoán, độc tài hay chỉ biết lo cho quyền lực/lợi của mình là điều không cần thiết. Bởi tâm lý lo ngại không giải quyết được điều gì mà chỉ cản trở sự vươn lên một cách tích cực và bình thường của xã hội.
Tại các quốc gia dân chủ, các cơ quan nhà nước, các định chế chính phủ cũng như phi chính phủ, các doanh nghiệp tư và công, và các thành phần xã hội dân sự, hầu như đều có một số giá trị chung nào đó cũng như các nguyên tắc đạo đức và hành xử (code of conduct/ behaviour or ethics) để tất cả tôn trọng và noi theo. Tất nhiên các nguyên tắc và giá trị chung này đều phải hợp hiến và hợp pháp. Một cá nhân nào đó, dù tham vọng đến mấy và đạt đỉnh cao mấy, cũng không thể tồn tại nếu tiếp tục có những hành xử vi phạm đến các nguyên tắc và giá trị như thế, trừ phi cơ chế đó bị hư hỏng toàn bộ, điều mà rất hiếm khi xảy ra trong nền dân chủ pháp trị. Nói tóm lại, điều cần thiết là làm sao các hiến pháp, luật pháp và cơ chế vận hành của guồng máy xã hội đó được thiết kế một cách hiệu quả để ngăn ngừa sự lợi dụng hay lạm dụng của bất cứ một cá nhân hay tập thể/đoàn nào không xảy ra. Để người ta không trở thành độc quyền (monopoly) trong một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như truyền thông, hoặc không độc tài, chẳng hạn như chính trị.
Thay vì kìm hãm sự phát triển cần thiết và tự nhiên của mọi người, nhất là những người có tài, đam mê và ham muốn mãnh liệt để vươn lên tầm cao của đất nước và của thế giới, đã đến lúc phần lớn người Việt cần phải thay đổi quan niệm về tham vọng để đất nước có thể có những cá nhân và những lãnh đạo thật sự tài năng để phục vụ tối đa trong khả năng và vai trò mà họ có thể đóng góp hiệu quả nhất. Mọi thay đổi, trước hết, phải đến bằng ý thức, tư duy, rồi mới đi đến các hành động thiết thực khác để xây dựng một văn hoá tích cực hầu mang lại kết quả tốt đẹp lâu dài.

(Úc Châu, 06/08/2018)

Tài liệu tham khảo:

1. Bài phát biểu của Chủ tịch tập đoàn Tôn Hoa Sen: “Hãy là người tham vọng chứ đừng tham lam”. FPT Polytechnique, 21/09/2016.
2. Michael Pillsbury, “The Hundred Year Marathon”, Henry Holt and Company, February 2015.
3. Neel Burton, “Is Ambition Good or Bad?”, Psychology Today, 16 November 2016.
4. Liah Greenfeld, “Modern Emotions: Aspiration and Ambition”, Psychology Today, 28 April 2013.
5. Hilary Levey Friedman, “Measuring Ambition in Today’s Youth”, Psychology Today, 3 July 2013.

Powered by Blogger.