Tin khắp nơi – 08/08/2018
Wednesday, August 8, 2018
7:08:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Hoa Kỳ sẽ áp thêm thuế
lên hàng TQ ngày 23/8
Mỹ có kế hoạch tiến thêm một bước áp mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 23/8, giới chức đàm phán thương mại cho hay.Thuế suất 25% sẽ được áp cho khoảng 16 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hàng năm, gồm khoảng 280 mặt hàng, gồm hóa chất và máy móc.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và kinh tế VN
Có nên quan ngại về thương chiến Mỹ – Trung?
‘Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến’
‘Chiến tranh thương mại thành hiện thực’Với bản danh sách mới nhất này thì tổng giá trị hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế suất 25% là 50 tỷ đôla và việc này được công bố từ tháng 3/2018.
Đợt đầu tiên, hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ đôla, đã có hiệu lực vào tháng 7/2018.
Mỹ tuyên bố rằng việc áp thuế quan nhằm trừng phạt Trung Quốc vì các hành vi thương mại “gian lận”, chẳng hạn như đưa ra quy tắc buộc các công ty trong một số lĩnh vực nhất định phải thuê các đối tác địa phương nếu muốn làm ăn ở Trung Quốc.
Trump có đang thua cuộc chiến thương mại với TQ?
Trump tuyên chiến thương mại với Trung Quốc
Chiến tranh thương mại, thuế và chủ nghĩa bảo hộCác cuộc đàm phán giữa hai nước về vấn đề này đã thất bại trong việc đưa ra một thỏa thuận, khiến Trung Quốc đáp trả bằng việc áp thuế quan với hàng Mỹ và Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng liều lượng đe dọa.
Mỹ hiện đang xem xét việc áp thuế quan với hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla khác, gồm các sản phẩm tiêu dùng vốn được miễn thuế trong 50 tỷ đôla hàng nhập khẩu ban đầu.
Thậm chí, ông Trump còn tuyên bố sẵn sàng áp thuế với tất cả hàng nhập khẩu của từ Trung Quốc.
Nhưng một số cơ quan công nghiệp ở Mỹ cho biết việc chính quyền Trump áp thuế đang gây tổn thất cho họ và về lâu dài sẽ gây thiệt hại cho nông dân, nhà sản xuất và người tiêu dùng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45108262
Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá
với thép cuộn Việt Nam
Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa thông báo khởi xướng điều tra chống trốn thuế, chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với các sản phảm thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.Thông tin được Cục phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương vào ngày 8 tháng 8 cho biết, các sản phẩm thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam bị nghị ngờ có trốn thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép cuộn cán nguội từ Hàn Quốc.
Theo cáo buộc của các doanh nghiệp Mỹ, các sản phẩm thép cuộn cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam thuộc cùng loại với sản phẩm thép đang bị áp thuế của Hàn Quốc. Ngoài ra, các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập từ Hàn Quốc và việc sản xuất này không được coi là “chuyển đổi đáng kể”, vì các doanh nghiệp Mỹ cho rằng tại Việt Nam chỉ là sản xuất thêm một phần nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu sang Mỹ.
Theo quy định của Mỹ, việc bổ sung sản phẩm của nước thứ ba vào lệnh áp thuế hiện hành, Bộ Thương mại Mỹ cần xem xét đủ 5 yếu tố và sẽ ban hành quyết định cuối cùng trong vòng 300 ngày kể từ khi khởi xướng điều tra.
Trước đó, vào ngày 21 tháng 5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã tuyên bố áp thuế nhập khẩu lên các sản phẩm thép vận chuyển từ Việt Nam nhưng được cho là sản xuất từ Trung Quốc.
Sau khi Hoa Kỳ xác định những sản phẩm thép này né thuế, cục hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá lên tới gần 200% và thuế chống trợ cấp hơn 250% đối với các loại thép cuộn cán nguội sản xuất tại Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-initiates-anti-dumping-investigation-with-vietnam-steel-coil-08082018085325.html
Việt Nam chưa mua vũ khí ‘khủng’ của Mỹ?
Viễn ĐôngMột nhà nghiên cứu kỳ cựu nhận định rằng Việt Nam có thể không mua ngay các loại vũ khí “khủng” của Mỹ, ít ngày sau khi quan chức ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận với VOA tiếng Việt rằng Hà Nội có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với quốc gia cựu thù trị giá tới gần 100 triệu đôla.Từ Australia, Giáo sư Carl Thayer mới nói rằng ông “không ngạc nhiên khi thấy Việt Nam gia tăng việc mua các công nghệ và thiết bị liên quan tới quốc phòng từ Mỹ”, nhất là sau khi Hoa Kỳ dỡ hoàn toàn bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam năm 2016.
Tin độc quyền: Việt Nam ‘đặt mua’ gần 100 triệu đôla vũ khí Mỹ“Kể từ khi Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, có khả năng rất lớn là Việt Nam sẽ tăng cường mua một số công nghệ liên quan tới quốc phòng hoặc thậm chí là cả vũ khí. Việc mua bán như vậy, dù theo chương trình Mua bán Quân sự Nước ngoài (FMS) hoặc Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS), cũng rất phức tạp. Các quan chức Mỹ đã dành thời gian để giải thích cho Việt Nam cách thức tiến hành”, ông Thayer nói.
FMS và DCS là hai hình thức chính để Hoa Kỳ chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác.
Một quan chức Mỹ giấu tên trước đó tiết lộ độc quyền với VOA tiếng Việt rằng Việt Nam đặt mua thiết bị trị giá 69,7 triệu đôla theo chương trình Mua bán Quân sự Nước ngoài và 25 triệu đôla thông qua chương trình Mua bán Thương mại Trực tiếp.
Giáo sư Carl Thayer cho VOA Việt Ngữ biết rằng một hội thảo xúc tiến công nghiệp quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ “đang được lên kế hoạch cho năm nay”, sau hai lần trước năm 2015 và 2016.
Ông đánh giá rằng, hiện nay, “lĩnh vực ưu tiên đối với Việt Nam là các thiết bị nhằm cải thiện khả năng bảo vệ an ninh hàng hải”.
“Nhiều khả năng Việt Nam sẽ mua công nghệ quân sự liên quan tới liên lạc, thiết bị cảm biến, radar và thiết bị bay không người lái, thay vì các loại vũ khí ‘khủng’”, chuyên gia về Việt Nam nói.
Hoa Kỳ trong thời gian qua đã trao cho Việt Nam chủ yếu là tàu bè để phục vụ cho công tác tuần tra biển đảo, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quân sự hóa Biển Đông.
Hồi đáp thông tin về việc Việt Nam đặt mua thiết bị quân sự trị giá hàng chục triệu đôla của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng việc hợp tác quốc phòng với các nước là để “bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, hòa bình của đất nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới”.
Theo tiết lộ của quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên, trong số các thiết bị Hà Nội muốn mua từ Hoa Kỳ có thiết bị điện tử quân sự, công nghệ vệ tinh, thiết bị đo tầm bắn hay hệ thống điều khiển hỏa lực.
Hồi đầu năm nay, trang defensenews.com dẫn lời một quan chức giấu tên tại Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Hà Nội đã đặt mua máy bay trinh sát không người lái Boeing-Insitu ScanEagle.
Khi đó, VOA Việt Ngữ có đặt câu hỏi đề nghị hãng Boeing xác nhận thông tin này, nhưng tới nay vẫn không nhận được hồi đáp.
Trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2017, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chào bán cả “máy bay, tên lửa” khi gặp quan chức chủ nhà.
Vài tháng trước đó, sau cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ở Nhà Trắng, hai bên đã ra thông cáo chung “hoan nghênh việc công bố các thỏa thuận thương mại mới với tổng trị giá 8 tỉ đôla”.
“Một nhà phân tích đã sáng tạo ra cụm từ ‘ngoại giao mua sắm’”, ông Thayer nói. Khi được hỏi rằng liệu cách tiếp cận mà nhiều người cho là mang tính giao dịch của ông Trump có hiệu quả với Hà Nội hay không, giáo sư nghiên cứu về Việt Nam nói:
“Xét về một khía cạnh nào đó, đúng, cách tiếp cận theo kiểu giao dịch của ông Trump hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam, mua thiết bị quân sự và vũ khí từ Mỹ còn là một vấn đề nhạy cảm vì yếu tố giá thành, các vấn đề tích hợp công nghệ và vấn đề di sản của Việt Nam dựa vào vũ khí của Liên Xô/Nga”.
Theo một bài phân tích về quan hệ thương mại và kinh tế Việt – Mỹ, dẫn nhiều cơ quan báo chí khác nhau, Congressional Research Service, một cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, viết rằng Tổng thống Trump “muốn chứng kiến việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam là một cách thức quan trọng để giảm bớt thâm hụt thương mại giữa hai nước”, và “chính quyền của ông Trump đã nhiều lần cho thấy mối quan tâm gia tăng việc bán vũ khí cho Việt Nam” cũng như “coi đó là một ưu tiên cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội”.
Bài viết nói rằng “Việt Nam được cho là quan tâm tới việc mua máy bay chiến đấu F-16, máy bay trinh sát săn ngầm P-3C Orion và các thiết bị theo dõi và trinh sát biển”.
Cơ quan nghiên cứu phục vụ cho các nhà lập pháp cũng như các ủy ban của Quốc hội Mỹ viết rằng “trong một số trường hợp, Quốc hội có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thông qua và bác bỏ các vụ mua bán vũ khí như vậy”.
Cơ quan thuộc Thư viện Quốc hội Mỹ viết rằng “hợp đồng bán vũ khí tiềm năng cho Việt Nam cũng đã gây ra tranh cãi ở Quốc hội [Mỹ]” vì “một số người phản đối do vấn đề nhân quyền ở Việt Nam”.
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-chua-mua-vu-khi-khung-cua-my/4518670.html
“Bắc Triều Tiên không hề giải trừ hạt nhân”
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton hôm 7/8 nói rằng Bắc Triều Tiên đã không thực hiện những bước đi cần thiết để giải trừ kho vũ khí hạt nhân của mình bất chấp một thỏa thuận giữa nhà lãnh đạo nước này Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng Sáu.Trả lời phỏng vấn kênh Fox News, ông Bolton nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang chuẩn bị quay lại Bắc Triều Tiên để gặp ông Kim một lần nữa.
“Cái mà chúng tôi cần không phải là lời nói,” ông Bolton nói. “Cái mà chúng tôi cần là hành động của Bắc Hàn để giải trừ vũ khí hạt nhân của họ.”
Ông nói phía Hoa Kỳ đã làm đúng với tuyên bố Singapore sau cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim hôm 12/6.
“Chỉ có Bắc Triều Tiên là không thực hiện những bước đi mà chúng tôi cảm thấy là cần thiết để phi hạt nhân hóa,” ông Bolton nói.
Ông cũng nói là chính quyền Trump hiện không xem xét nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Khi được hỏi về khả năng sẽ có thêm các cuộc gặp gỡ giữa hai bên, ông Bolton cho biết trong một lá thư mà ông Trump mới đây gửi cho ông Kim đã đề xuất điều ông Pompeo quay trở lại Bình Nhưỡng và rằng ông sẵn sàng gặp lại ông Kim vào bất cứ lúc nào. Lá thư này đã được trao cho Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho vào cuối tuần qua.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-kh%C3%B4ng-h%E1%BB%81-gi%E1%BA%A3i-tr%E1%BB%AB-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-/4517859.html
Bầu cử ở Ohio sát hạch uy tín của ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/8 đối mặt với một kỳ sát hạch về ảnh hưởng chính trị trong một cuộc bầu cử Quốc hội đặc biệt ở tiểu bang Ohio vốn được xem như là cuộc trưng cầu dân ý về khả năng lãnh đạo của ông cũng như là cơ hội cuối cùng để đánh giá sức mạnh của Đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới.Cuộc đua ở Ohio cho một ghế vào Hạ viện liên bang diễn ra cùng ngày với các cuộc bầu cử sơ bộ ở bốn tiểu bang khác trên nước Mỹ, trong đó có cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ cho vị trí thống đốc bang Michigan (giữa một ứng cử viên chính thống và một ứng cử viên cấp tiến) và cuộc đua giữa ứng viên bảo thủ nổi bật với Thống đốc đương nhiệm thuộc Đảng Cộng hòa ở bang Kansas.
Tổng thống Trump đã dồn sức cho cuộc đua ở Ohio vốn là cuộc bầu cử đặc biệt cuối cùng trước tháng 11. Cuối tuần qua, ông đã đến thăm Địa hạt bầu cử số 12 vốn là thành trì vững chãi của Đảng Cộng hòa trong nỗ lực đẩy lùi bước tiến của ứng viên Dân chủ sau khi các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đây sẽ là một cuộc đua sít sao giữa ứng viên Cộng hòa Troy Balderson và ứng viên Dân chủ Danny O’Connor.
Địa hạt này, vốn bao gồm khu vực đô thị Columbus và các vùng nông thôn, đã luôn chọn người của Đảng Cộng hòa để đại diện cho họ trong Hạ viện kể từ đầu những năm 1980. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, ông Trump đã chiến thắng ở đây với cách biệt 11 điểm phần trăm.
Tuy nhiên các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ứng viên O’Connor đã thu hẹp gần như toàn bộ khoảng cách với ứng viên dẫn đầu Balderson. Nếu Đảng Dân chủ giành thắng lợi ở đây, đó sẽ là hồi chuông báo động đối với Đảng Cộng hòa vốn đang lo lắng với chuỗi thành tích ấn tượng của Đảng Dân chủ tại các cuộc bầu cử đặc biệt dưới thời của Tổng thống Trump.
“Khoảng một tháng trước cuộc chạy đua ở đây không được mấy ai biết đến, nhưng nó đã trở thành vấn đề được quan tâm toàn quốc và trở thành một cuộc trưng cầu dân ý về Trump, vốn thật sự đã khiến cho các cử tri Dân chủ hăng hái đi bỏ phiếu,” ông Patrick Murray, giám đốc của Viện thăm dò ý kiến của Đại học Monmouth ở New Jersey, nói.
Một cuộc thăm dò dư luận hồi tuần trước cho thấy cuộc đua này hoàn toàn cân tài cân sức. Chỉ mới cách nay một tháng, ứng viên Cộng hòa còn dẫn trước với cách biệt hai con số. Bên cạnh các cử tri Dân chủ hăng hái đi bầu, ông Murray còn cho rằng sự đảo ngược tình thế này một phần cũng là do các cử tri độc lập bất mãn với hiện trạng dưới thời Trump.
Các tiểu bang Michigan, Missouri, Kansas và Washington cũng tổ chức bầu cử sơ bộ trong ngày hôm nay 7/8.
Tại bang Michigan, giám đốc Sở Y tế Detroit Abdul El-Sayed, vốn thuộc thành phần cấp tiến trong Đảng Dân chủ, đang có tham vọng trở thành Thống đốc theo Hồi giáo đầu tiên ở Mỹ. Ông đối đầu với một ứng viên Dân chủ ôn hòa hơn là cựu lãnh đạo Thượng viện tiểu bang Gretchen Whitmer.
Ứng viên El-Sayed được Thượng nghị sỹ bang Vermont Bernie Sanders ủng hộ và mới đây vận động tranh cử cùng với Alexandria Ocasio-Cortez, đảng viên Dân chủ trẻ tuổi theo đường lối xã hội chủ nghĩa vốn đã gây bất ngờ chấn động trong cuộc bầu cử sơ bộ ở New York hồi tháng Sáu.
Còn ở Kansas, ứng viên Kris Kobach, một nhân vật bảo thủ nổi bật với lập trường hạn chế di dân bất hợp pháp và ủng hộ thông qua luật bỏ phiếu giới hạn hơn, ra cạnh tranh vé đề cử của Đảng Cộng hòa cho vị trí thống đốc bang cùng với thống đốc đương nhiệm Jeff Colyer.
Hôm 6/8, ông Trump tuyên bố đứng về phía ông Kobach vốn từng là cố vấn về di dân của ông Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2016 và là phó chủ tịch ủy ban điều tra gian lận bầu cử của ông Trump trước khi ủy ban này sụp đổ.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-%E1%BB%9F-ohio-s%C3%A1t-h%E1%BA%A1ch-uy-t%C3%ADn-c%E1%BB%A7a-%C3%B4ng-trump/4517589.html
Bầu cử ở bang Ohio:
Hồi chuông báo động đối với Đảng Cộng hoà
Một cuộc chạy đua ở bang Ohio để tranh giành một ghế tại Hạ viện Hoa Kỳ từng nằm trong tay đảng Cộng hòa trong suốt hơn 30 năm qua, vẫn còn quá sít sao vào sáng hôm thứ Tư 8/8/2018 để có thể tuyên bố kết quả dứt khoát. Đây là một dấu hiệu rất đáng khích lệ cho Đảng Dân chủ trong thời gian dẫn tới các cuộc bầu cử ngày 6 tháng 11 năm nay.Bản tin mới nhất của tờ The Weekly Standard viết rằng ứng cử viên Đảng Cộng hòa Troy Balderson dường như đang dẫn đầu với một số phiếu ít ỏi so với đối thủ, giúp đảng của ông tránh được một thảm họa toàn diện trong cuộc bầu cử đặc biệt tổ chức hôm thứ Ba 7/8 để tìm người thay thế một dân biểu xin nghỉ hưu tại địa hạt bầu cử số 12 của bang Ohio, nơi vẫn là thành trì của Đảng Cộng hoà (GOP) trong suốt hơn ba thập niên nay.
Trong khi tiến trình kiểm phiếu vẫn chưa kết thúc, ông Balderston dẫn trước với chỉ có 1,754 phiếu bầu –tỷ lệ cách biệt ít hơn 1% – một kết quả thua kém xa so với 36% mà dân biểu tiền nhiệm, Pat Tiberi, đã đạt được trong năm 2016. Ông Donald Trump cũng đã dành chiến thắng tại đơn vị này với tỷ lệ 11%.
Trong khi ứng cử viên Troy Balderson và phe Cộng hòa vội vàng công bố ‘thắng lợi bầu cử’, đối thủ của ông bên Đảng Dân chủ Danny O’Connor, vẫn chưa thừa nhận thất cử trong cuộc đua quá sít sao. Lên tiếng vào tối thứ Ba, Tổng Thư ký của tiểu bang Ohio John Husted cho biết còn có 3.435 phiếu tạm – còn cần được kiểm chứng xem có hợp lệ hay không, và 5.048 phiếu vắng mặt chưa được đếm.
Những lá phiếu chưa kiểm đó khiến cho cuộc đua càng thêm sít sao, vì phải mất thêm một thời gian nữa mới có thể công bố kết quả chính thức, ai là người đắc cử.
Đài CBS lưu ý rằng luật của tiểu bang Ohio cấm các giới chức bầu cử đếm các phiếu tạm và vắng mặt cho tới 11 ngày sau bầu cử, trong trường hợp bang Ohio, cho tới ngày 18 tháng 8. Nếu kết quả kiểm phiếu sơ khởi chỉ đạt được tỷ lệ cách biệt có 0,5% thì tự động phải tái kiểm phiếu.
Tuy nhiên, phe Cộng Hòa tin vào tỷ lệ cách biệt dẫn trước của ứng cử viên Troy Balderston, 56 tuổi, và đã nhanh chóng tuyên bố chiến thắng.
Chủ tịch ban vận động toàn quốc của Đảng Cộng hòa Steve Stivers viết: “Tôi lấy làm tự hào rằng Troy Balderson, cũng là một cư dân Ohio như tôi, sẽ vào Quốc hội.”
Uỷ ban toàn quốc Đảng Cộng hoà (RNC) và Quỹ Lãnh đạo Quốc hội GOP, một siêu PAC vận động bảo vệ thế đa số đảng Cộng Hòa tại Quốc hội, đã ra tuyên bố chúc mừng ông Balderson vào đêm thứ Ba. Tổng thống Trump cũng đã lên tiếng chúc mừng ứng cử viên của đảng mình.
Tuy nhiên giữa lúc phe Cộng Hòa vội vàng ăn mừng ‘kết quả bầu cử’, một số thành viên đảng này lưu ý về những bài học nên rút ra từ cuộc đua này đối với cc ứng cử viên GOP sắp sửa ra tranh cử.
“Trong khi chúng ta chiến thắng đêm nay, đây vẫn là một môi trường chính trị đầy khó khăn và hướng nhìn về tương lai, chúng ta không thể trông đợi sẽ giành chiến thắng trong các cuộc đua gay go, khi mà ứng cử viên của chúng ta không vận động được nhiều tài chánh cho quỹ tranh cử bằng đối thủ.”
Giám đốc điều hành Quỹ Lãnh đạo Quốc hội GOP Corry Bliss
Phát biểu với trang tin Buzzfeed News, Giám đốc điều hành Quỹ Lãnh đạo Quốc hội Corry Bliss, một nhân vật thân cận với Chủ tịch Quốc hội Paul Ryan, nói: “Trong khi chúng ta chiến thắng đêm nay, đây vẫn là một môi trường chính trị đầy khó khăn và hướng nhìn về tương lai, chúng ta không thể trông đợi sẽ giành chiến thắng trong các cuộc đua gay go, khi mà ứng cử viên của chúng ta không vận động được nhiều tài chánh cho quỹ tranh cử bằng đối thủ.”
Ứng cử viên Đảng Dân chủ Danny O’Connor, 31 tuổi, một giới chức quận Franklin, đã gây quỹ nhiều gấp 4 lần so với ông Balderson trong giai đoạn cuối của chiến dịch vận động, và chi 2,25 triệu đô la cho quảng cáo.
Chiến dịch của ông Balderson chỉ bỏ ra 507.000 đô la cho các quảng cáo, mặc dù tổng cộng các tổ chức toàn quốc đảng Cộng hòa đã chi ra hơn 4 triệu đô la cho các chương trình quảng cáo để ủng hộ ông Balderston, theo hãng tin AP.
Đảng Cộng hòa tỏ ra lo ngại khi các cuộc thăm dò cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao trong những tuần mới đây. Họ hy vọng là những nỗ lực của Phó Tổng thống Mike Pence và một cuộc tập hợp do Tổng thống Trump tổ chức tại địa phương này hôm thứ Bảy sẽ giúp Balderson qua mặt đối thủ.
Nếu sau khi có kết quả chính thức, ông Balderson là ứng cử viên đắc cử ông cũng sẽ chỉ có một vài tháng tại Quốc hội trước khi hai bên lại tranh giành chiếc ghế này trong cuộc bầu cử vào tháng 11 này.
Phát biểu vào tối thứ Ba 7/8, ông Balderson nói:
“Trong ba tháng tới, tôi sẽ làm tất cả những gì tôi có thể làm được để ‘làm cho nước Mỹ vĩ đại’ trở lại, để khi chúng ta trở lại đây vào tháng 11 – chúng ta sẽ ở trong tư thế sẵn sàng, vâng chúng ta sẽ phải trở lại đây vào tháng 11. Và như vậy, tôi xứng đáng để được các phiếu bầu của quý vị thêm một lần thứ nhì.”
Tuy nhiên ngay cả nếu ông Balderson được tuyên bố là người chiến thắng, tỷ lệ cách biệt quá ít ỏi không làm an tâm đảng Cộng hòa giữa lúc phe GOP đang lo âu chờ đợi cc cuộc bầu cử tháng 11. Trong khi đó, kết quà cuộc bầu cử ở Ohio đã làm ấm lòng các thành viên của Đảng Dân chủ, khi mà ứng cử viên của phe họ đạt được kết quả khả quan hơn so với dự kiến.
https://www.voatiengviet.com/a/bau-cu-o-bang-ohio-hoi-chuong-bao-dong-doi-voi-dang-cong-hoa/4518629.html
LS bào chữa của ông Manafort
chất vấn nhân chứng Gates
Nhân chứng chủ chốt phiên xét xử ông Paul Manafort, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, phải đối mặt với những câu hỏi khó khăn trong phiên thẩm tra chéo hôm 7/8 về “cuộc sống bí mật” của ông ta, trong đó có chuyện ngoại tình và ăn cắp tiền của sếp cũ.Ông Rick Gates, từng là cánh tay phải của ông Manafort trong công việc tư vấn chính trị trong một thập kỷ, đã thừa nhận ông ta có một căn hộ ở London phục vụ cho cuộc tình vụng trộm, ông ta cũng đã phóng đại các báo cáo về chi phí và làm nhiều việc sai trái khác.
“Về bản chất, tôi đã sống vung tay quá trán”, người đàn ông có vợ và 4 con nói từ bục của nhân chứng tại phiên tòa ở Alexandria, Virginia. “Tôi nhận trách nhiệm về điều đó. Tôi đã mắc sai lầm”.
Ông Gates, người hiện đang hợp tác với cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ, đã ra làm chứng hôm 6/7, nói rằng ông đã giúp ông Manafort chỉnh sửa các báo cáo tài chính, giấu đi thu nhập ở nước ngoài, và trốn thuế thu nhập của Mỹ lên đến hàng trăm ngàn đôla.
Khi bị luật sư bào chữa Kevin Downing truy hỏi hôm 7/8, ông Gates cũng thừa nhận ông ta đã viết một bức thư có thông tin sai gửi đến các nhà đầu tư tiềm năng trong một dự án về phim, và “có thể” ông ta đã khai các chi phí cá nhân với ủy ban chuyên trách lễ nhậm chức của ông Trump, một việc có thể là sai trái.
Ông Downing tìm cách miêu tả ông Gates như một kẻ dối trá khó lường, làm dấy lên câu hỏi về việc liệu ông ta có trung thực với nhóm điều tra của ông Mueller hay không, ngay cả sau khi đã đạt một thỏa thuận hồi tháng 2. Theo thỏa thuận, ông ta thừa nhận giúp ông Manafort trốn thuế, vi phạm luật vận động hành lang của Mỹ và che giấu các tài khoản ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, ông đã nhận tội khai man với các nhà điều tra.
Làm tổn hại uy tín của ông Gates là chiến lược của luật sư bào chữa cho ông Manafort. Ông Manafort, 69 tuổi, đã không nhận tội đối với 18 tội danh về gian lận ngân hàng, gian lận thuế và không tiết lộ tài khoản ngân hàng nước ngoài có hàng chục triệu đôla kiếm được từ việc phục vụ các chính trị gia do Nga hậu thuẫn ở Ukraine.
Ông Gates đã đưa ra nhiều lời thừa nhận tai hại trong quá trình thẩm vấn chéo. Ông Gates thừa nhận đã ăn cắp tiền bạc của ông Manafort, nhưng ông ta nói không biết đã lấy đi bao nhiêu tiền. Nhìn vào một cuốn sổ cái ghi lại các giao dịch trị giá gần 3 triệu đôla, ông ta không thể chỉ ra giao dịch nào hợp pháp và giao dịch nào do ông ta thực hiện với các báo cáo chi phí giả mạo.
Phiên đối chất của ông Gates là một phần trong nỗ lực của bên công tố nhằm chứng minh rằng ông Manafort chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính mà ông và các nhân chứng khác đã đối chất, bao gồm khai gian thuế, lừa gạt các ngân hàng để vay liên quan đến bất động sản và không báo cáo các tài khoản ngân hàng nước ngoài.
https://www.voatiengviet.com/a/ls-bao-chua-cua-ong-manafort-chat-van-nhan/4518682.html
Cựu luật sư của Trump
bị điều tra về gian lận thuế
Các công tố viên liên bang ở New York đang xem xét liệu cựu luật sư của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Michael Cohen, đã có hành vi gian lận thuế có liên quan đến công ty phù hiệu taxi của ông, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Ba ngày 7/8.Cho đến nay, ông Cohen, vốn là luật sư cá nhân của ông Trump, vẫn chưa bị cáo buộc tội danh nào. FBI đã thu giữ tài liệu và hồ sơ như là một phần trong cuộc điều tra của các công tố viên liên bang ở New York vốn xuất phát từ đề xuất của văn phòng Công tố viên đặc biệt Robert Mueller để tìm hiểu về khả năng có sự phối hợp giữa Ban vận động tranh cử của ông Trump hồi năm 2016 và Nga.
Moscow đã bác bỏ can thiệp vào bầu cử Mỹ và ông Trump cũng đã bác bỏ có sự thông đồng với Nga. Ông gọi cuộc điều tra của ông Mueller là ‘săn phù thủy’ với hàm ý truy bức chính trị đối với ông.
Giới chức liên bang đang đánh giá liệu công ty phù hiệu taxi của Cohen có báo cáo thu nhập thấp hơn thực tế trong hồ sơ khai thuế liên bang, tờ WSJ dẫn nguồn tin từ một người nắm rõ vụ việc, cho biết.
Nếu muốn hoạt động ở New York, các xe taxi được cấp phép phải mua và trưng ra tấm phù hiệu bằng kim loại. Trước khi loại hình gọi taxi qua ứng dụng như Uber ra đời, việc kinh doanh phù hiệu taxi là một cách đầu tư rất có lời.
Giới chức cũng đang xem xét liệu có bất cứ nhân viên ngân hàng nào đã có hành vi không phù hợp là cho phép ông Cohen được vay tiền mà không cung cấp đủ hồ sơ giấy tờ, trong đó có việc liệu ông Cohen có thổi phồng giá trị tài sản của ông dùng để thế chấp, cũng như liệu ông có khai dối trong hồ sơ xin vay hay không, cũng theo WSJ.
Các cáo buộc về gian lận thuế sẽ tạo thêm sức ép buộc Cohen phải hợp tác với các công tố viên trong vụ Nga can thiệp bầu cử.
Reuters trước đó đã đưa tin rằng ông Cohen đang bị điều tra về hành vi gian lận thuế và gian lận hồ sơ ngân hàng, và những vi phạm trong luật vận động tranh cử có liên quan đến khoản tiền ‘bịt miệng’ chi trả cho cô đào phim khiêu dâm Stormy Daniels.
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BB%B1u-lu%E1%BA%ADt-s%C6%B0-c%E1%BB%A7a-trump-b%E1%BB%8B-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-v%E1%BB%81-gian-l%E1%BA%ADn-thu%E1%BA%BF/4517856.html
Ứng viên Cộng sản
liên danh tranh cử Tổng thống Brazil
Đảng viên Cộng sản Brazil Manuela D’Avila hôm 7/8 cho biết bà và cựu thị trưởng Sao Paulo đã sẵn sàng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 10 tới nếu như cựu Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva của cánh tả bị cấm ra tranh cử, Reuters đưa tin.Bà D’Avila là thành viên của Quốc hội Brazil trong khi ông Haddad thuộc Đảng Công nhân Brazil.
Bà D’Avila bà sẵn sàng liên danh với ứng viên Tổng thống của Đảng Công nhân với tư cách ứng viên Phó tổng thống trong mọi tình huống.
Ông Haddad được xem là sẽ đại diện cho Đảng Công nhân ra tranh cử Tổng thống nếu ông Lula không thể ra ứng cử do đã bị kết tội nhận hối lộ.
Ông nói rằng bà D’Avila sẽ được hoan nghênh vào liên danh với ông Lula nếu ông này được phép tranh cử.
https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-li%C3%AAn-danh-tranh-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-brazil/4517857.html
Cháy rừng trên quy mô chưa từng thấy
ở châu Âu và Hoa Kỳ
Mai VânThời tiết khô nóng hiện nay đã gây ra các đám cháy lớn tại nhiều nơi ở châu Âu, mà nghiêm trọng nhất là ở Bồ Đào Nha, cũng như tại bang California Hoa Kỳ, huy động hàng ngàn lính cứu hỏa, nhưng cho đến hôm nay, 08/08/2018, vẫn chưa khống chế nổi.Tại Bồ Đào Nha cháy rừng ở vùng đồi núi Algarve, phía nam, đã thiêu rụi 19.000 ha rừng. Khoảng 2 500 lính cứu hỏa được huy động, nhưng vẫn không đối phó xuể.
Dân cư tại nhiều làng đã phải di tản và lửa đã lan đến những nhà đầu tiên ở thành phố Monchique. Tây Ban Nha đã gởi máy bay phun nước đến phụ giúp láng giềng, nhưng lửa vẫn bùng lên dữ dội hơn vào hôm qua, 07/08, và lan sang các khu nghỉ mát ở phía tây.
Còn tại Hoa Kỳ, miền bắc California vẫn bùng cháy, với trận hỏa hoạn được mệnh danh là « Mendocino Complex », phá hủy hơn 117.000 ha.
Đến giờ, các đám cháy vẫn chưa bị khống chế mặc dù hơn 14.000 lính cứu hỏa đã được triển khai. Lính cứu hỏa từ New Zealand, Úc cũng bay qua trợ giúp, nhất là ở vùng bị đám cháy « Carr Fire » tàn phá, như ở thành phố Redding, nơi mà lửa đã tràn vào nhiều khu phố, và hiện chỉ mới khống chế được khoảng 47%. Hai người lính cứu hỏa đã thiệt mạng tại đây.
Dân chúng tại Redding rất biết ơn và sát cánh với những người lính cứu hỏa của họ như tường thuật của Eric de Salve, đặc phái viên của RFI tại Redding :
Đây là một căn cứ cứu hỏa to lớn tương tự với quy mô đám cháy ở California : 4000 người với xe cứu hỏa tập trung ở sân vận động Redding, được biến thành tổng hành dinh lực lượng cứu hỏa. Trên các hàng rào cổng vào có hàng trăm tấm biển viết tay nói lên sự ủng hộ của người dân.
Cindy đã đến treo tấm bảng của cô và giải thích : Cô đến cám ơn những « người anh hùng », điều này rất quan trọng, vì họ đã hết sức mệt mỏi, bị xuống tinh thần, nên cần biết là người dân rất ủng hộ họ, như thế họ có thể lấy lại tinh thần để hoạt động tiếp vì đám cháy kinh khủng này cứ lan rộng, không biết lúc nào mới chấm dứt.
Không chỉ ở sân vận động được biến thành căn cứ cứu hỏa, mà ở khắp nơi tại Redding, nơi có nhiều khu phố đã bị cháy, đều thấy dán và treo những lời cám ơn và ủng hộ. Uy tín của lực lượng chữa lửa ở thành phố bị tro và khói bao phủ từ 10 ngày qua, đã lên tột đỉnh. Hơn nữa hai người lính cứu hỏa đã thiệt mạng khi ra sức dập tắt lửa.
Gay Bloderdale, người phát ngôn lính cứu hỏa ở Redding cho rằng họ « rõ ràng được lên tinh thần khi thấy được ủng hộ », và điều đó « giúp họ tiếp tục chiến đấu ».
Tổng cộng có hơn 14.000 lính cứu hỏa đã được huy động để dập tắt các đám cháy ở California ; hiện tại thì đám cháy Carr chỉ mới được khống chế khoảng một nửa mà thôi.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180808-chay-rung-tren-quy-mo-chua-tung-thay-o-chau-au-va-hoa-ky
Mỹ trừng phạt Iran:
Đức cảnh báo gia tăng bất ổn tại Trung Đông
Trọng ThànhHôm nay, 08/08/2018, một ngày sau khi Washington tái áp đặt các trừng phạt kinh tế đối với Iran, nhằm ngăn chặn tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Teheran tại Trung Đông, ngoại trưởng Đức lên tiếng cảnh báo, quyết định của Mỹ có thể có tác dụng ngược, khiến tình hình khu vực này thêm trầm trọng hơn.Trả lời báo chí địa phương, ngoại trưởng Đức Heiko Maas báo động với tổng thống Mỹ là : « Việc cô lập Iran có thể tạo thuận lợi cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thế lực cực đoan ». Lãnh đạo ngoại giao Đức nhắc đến Irak và Libya như các bài học nhãn tiền cho thấy, nếu Iran rơi vào hỗn loạn, tình hình của khu vực vốn đã bất ổn này lại càng thêm bất ổn hơn.
Theo ngoại trưởng Heiko Maas, quan điểm của Berlin là từ bỏ hiệp định về hạt nhân với Iran (đạt được năm 2015) « là một sai lầm ». Dù thỏa thuận này có nhiều điều bất cập, nhưng có được thỏa thuận này rõ ràng còn hơn không.
Nhiều công ty lớn châu Âu rút lui
Trước việc Mỹ tái áp đặt trừng phạt, Đức cùng các đối tác châu Âu khác như Pháp và Anh, kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục hợp tác với Iran, và hứa hẹn có các biện pháp để giảm nhẹ các hậu quả, đặc biệt với việc tái áp dụng « luật ngăn chặn trừng phạt », cho phép các doanh nghiệp châu Âu kiện những đối tượng, định chế gây thiệt hại cho họ, do thực thi trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều doanh nghiệp lớn châu Âu, như các công ty Pháp Total hay PSA và Renault, đã quyết định rút khỏi thị trường Iran, để tránh bị vạ lây. Hôm qua, đến lượt tập đoàn xe hơi Đức Daimler tuyên bố ra đi.
Thông tín viên Pascal Thibaut tường trình từ Berlin :
Daimler từng dự kiến sản xuất và bán xe tải Mercedes tại Iran trong khuôn khổ một kế hoạch hợp tác với nhiều doanh nghiệp địa phương. Nhà chế tạo xe hơi Đức – từng làm việc tại Iran trong vòng 50 năm, cho đến 2010 – nêu lý do tình hình kinh tế Iran và thị trường xe hơi nước này tiến triển ít thuận lợi để lấy cớ rút khỏi quốc gia này.
Nhiều doanh nghiệp lớn khác của Đức rút khỏi Iran do sợ các trừng phạt của Mỹ. Đây là trường hợp của hãng Adidas, từng ký một hợp đồng với Liên đoàn bóng đá Iran hồi năm ngoái. Còn tổng giám đốc của Siemens mới đây đã đưa ra các số liệu để chứng minh tầm quan trọng của thị trường Mỹ : 60.000 nhân viên của hãng làm việc tại Mỹ, với 24 tỉ đô la doanh thu, so với 600 triệu ở Iran.
Theo Phòng Thương Mại Đức – Iran, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức có thể sẽ không thay đổi chiến lược, nếu các doanh nghiệp này không làm ăn tại Mỹ. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp lĩnh vực máy công cụ.
Hàng hóa xuất khẩu Đức sang Iran tăng 16% trong năm ngoái. Tuy số hàng này chỉ chiếm 0,2% trong toàn bộ xuất khẩu của Đức, nhưng nước vẫn là một đối tác thương mại quan trọng của Iran. Hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trong những năm 1970, Iran từng là đối tác kinh tế thứ hai của Đức ở ngoài châu Âu, sau Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180808-tai-lap-trung-phat-iran-duc-canh-bao-my-ve-nguy-co-gia-tang-bat-on-tai-trung-dong
Một phần tư dân Pháp « mù tin học »
Minh AnhĐối với rất nhiều người, dùng Internet hay sử dụng các công cụ có liên quan đến kỹ thuật số gần như là một thói quen hằng ngày. Thế nhưng, tại Pháp ngày càng có nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc dùng các công cụ số hóa này đến mức có thể từ bỏ sử dụng. Giới chuyên gia cảnh báo hiện tượng chối bỏ tin học có nguy cơ trở thành « một sự rạn nứt mới trong xã hội».Trong vốn từ vựng tiếng Pháp có từ « Illettrisme » nghĩa là mù chữ, nay có thêm hai thuật ngữ mới là « Illectronisme » để nói đến hiện tượng « mù tin học » và « abandonnistes », nhằm chỉ những người chủ trương từ chối sử dụng các trang mạng. Hiện tượng này lại xảy ra ở mọi độ tuổi, không phân biệt thành phần xã hội nghề nghiệp, giới tính, nông thôn hay thành thị.
Thực trạng « mù tin học »
Kết quả một thăm dò do Viện CSA thực hiện hồi tháng 2/2018 theo đề nghị của Nghiệp đoàn Báo chí Xã hội SPS, cho thấy, khoảng 23% số người Pháp được hỏi cho biết « không cảm thấy thoải mái với kỹ thuật số » như gặp khó khăn, thậm chí không thể truy cập vào thế giới mạng.
Thăm dò của Viện CSA đưa ra một kết quả đầy nghịch lý. Gần 90% người dân Pháp đều sở hữu ít nhất một máy vi tính, một điện thoại thông minh hay máy tính bảng và đều sử dụng Intenet mỗi ngày (thậm chí 55% trong số họ truy cập mạng nhiều lần trong ngày). Dù vậy, vẫn có đến 11 triệu người từ chối dùng các trang mạng.
Nghiên cứu của SPS còn đặc biệt chú ý đến người cao tuổi. Nếu như 67% số người trên 70 tuổi ở Pháp đều có thiết bị để kết nối, thì hơn 50% trong số này cảm thấy rất vất vả với thế giới kỹ thuật số. Những người này gần như từ chối hoàn toàn, thậm chí không muốn nghe nói đến các trang mạng bất kể là để tìm kiếm thông tin, đệ đơn, làm thủ tục hành chính, theo đuổi các mối quan hệ hay để mua sắm.
Một điểm nghịch lý khác là giới trẻ Pháp (18-35 tuổi) cũng có cùng một nỗi khó khăn này. Họ hầu như đều sở hữu điện thoại thông minh, nhưng lại không có các công cụ khác. Họ thành thục trong các thao tác, quen thuộc với các trang mạng xã hội, hay một số ứng dụng giải trí, cơ bản.
Ngược lại, họ cảm thấy vụng về, khó khăn với những cách sử dụng khác, có tính chất phức tạp hơn, nhất là với các trang mạng hành chính. Theo lời kể của bà Aurélie Tricot, thuộc Quỹ Quốc Gia Hỗ Trợ Gia Đình với nhật báo công giáo La Croix, « một số thanh niên, vốn dĩ rất thành thạo với các mạng xã hội, lại không có khả năng đính kèm thêm một tập tin, do đó không phải là thói quen của họ ».
Hệ quả là bằng cách này hay cách khác, những người đó có xu hướng đi đến việc chối bỏ dần việc sử dụng các trang mạng cho những tính năng khác. Một tình trạng mà Nghiệp Đoàn Báo Chí Xã Hội đã không ngần ngại đặt tên là « abandonnistes », những người chủ trương chối bỏ hoặc buông xuôi.
Thế giới mạng phức tạp
Do đâu mà có tình trạng này? Ông Philippe Marchal, chủ tịch Nghiệp Đoàn Báo Chí Xã Hội – SPS, trên đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI, cho rằng chính yếu tố phức tạp trong quá trình sử dụng đã làm nản lòng nhiều người.
« Hơn một phần tư dân Pháp từ bỏ bởi vì tất cả những thứ đó quá phức tạp đối với họ. Có thể đó cũng là một vấn đề gần như mang tính tâm lý cần đào sâu phân tích cùng với một số nhà tâm lý học và xã hội học sao cho có thể thấy rõ vấn đề một cách chính xác hơn điều gì làm cho người ta từ bỏ như vậy, bỏ dở giữa chừng.
Dù sao đối với tôi, điều dường như quan trọng là người ta có khả năng làm chủ các thông tin mà họ cần. Có thể nêu ra các câu hỏi về khả năng tối đa mà người ta có thể sử dụng hệ thống thông tin này. Không có gì ngăn cản chúng ta mường tượng là một ngày nào đó các cuộc bầu cử trên phạm vi quốc gia có thể được tổ chức theo cách này. Và tôi nghĩ là điều đó sẽ gây ra nhiều vấn đề lớn đối với vô số người. »
Vẫn theo ông Philippe Marchal, chính các bất cập trong giáo dục, đào tạo và việc truy cập là những rào cản cho những người này tiếp cận thế giới mạng. Thế giới kỹ thuật số phức tạp vì các chỉ dẫn quá tối nghĩa, thiếu chỉ dẫn thực hành đúng đắn, cũng như hạn chế khả năng dễ dàng truy cập các trang mạng từ hành chính công, cho đến lĩnh vực tư nhân và kinh doanh…
Ông nói : « Cũng còn tồn tại một mối nghi kị nào đó. Đương nhiên, thế giới số hóa không toàn mầu hồng và hình ảnh của thế giới đó khiến người ta phải nghi ngờ. Thông tin không phải lúc nào cũng được kiểm soát, nhiều tin giả, đủ các loại thông tin trên mạng xã hội. Điều đó chắc chắn cũng góp phần tạo ra một dạng kháng cự hoặc chối bỏ, một quan điểm, một sự kháng cự, gần như nổi loạn ».
Mù tin học: Một dạng thiệt thòi xã hội mới?
Giờ đây, thái độ « hờn dỗi » này với công nghệ giờ cũng có một tên riêng. Trên bình diện ngôn ngữ, thuật ngữ « Illectronisme - Mù tin học » cho phép thích ứng vốn từ vựng với sự tiến triển của xã hội loài người. Trong trường hợp cụ thể này, hiện tượng đã được gọi đúng tên bởi vì điều đó cho phép hiểu rõ được bản chất của vấn đề, như nhận xét của nhà ngôn ngữ học Philippe Boula với báo La Croix. Cũng như nạn mù chữ, hiện tượng mù tin học phản ảnh rõ một hình thức « thiệt thòi xã hội » mới.
« Như vậy, chúng ta không còn ở trong thời kỳ ʺrạn nứt bất bình đẳng về tin học nữaʺ, vốn được nói nhiều cách nay vài năm. Vào thời đó, người ta cho rằng nhìn trong tổng thể, xã hội được phân chia giữa những người được tiếp cận với internet và những người khác và Nhà nước phải khắc phục tình trạng bất bình đẳng này.
Vả lại, thành ngữ này có cội nguồn từ thành ngữ ʺrạn nứt xã hộiʺ nổi tiếng mà Jacques Chirac đưa ra khi đắc cử tổng thống năm 1995. Từ nay, cụm từ ʺmù tin họcʺ nhắc nhở đó là một sự thiệt thòi, khiếm khuyết, nhấn mạnh hơn đến từng cá nhân mỗi người và nghe như là một mệnh lệnh phải nhanh chóng tiếp cận với internet. »
Tóm lại, kết quả thăm dò này là một hồi chuông báo động, cho thấy có một sự cách biệt lớn về thực trạng hiểu biết tin học của người dân với tham vọng của chính phủ. Vào năm 2022, các dịch vụ công cộng đều được số hóa. Nghĩa là mọi thủ tục hành chính, từ đăng ký nhập học cho con, xin cấp giấy tờ, khai thuế… đều được thực hiện qua mạng.
Ông Philippe Marchal, chủ tịch Nghiệp đoàn Báo chí Xã hội không ngần ngại đặt câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như ngày mai, ngay cả các cuộc bầu cử cũng được thực hiện trên mạng? Điều đó thật sự gây lo ngại cho nền dân chủ đất nước. Do đó, ông cho rằng đây là một vấn đề có liên quan đến việc hỗ trợ, đánh động và kêu gọi ý thức của mọi ban ngành chính phủ và toàn xã hội.
http://vi.rfi.fr/phap/20180808-mot-phan-tu-dan-phap-%C2%AB-mu-tin-hoc-%C2%BB
Iran có thể tấn công mạng
để đáp trả trừng phạt của Mỹ
Hoa Kỳ có thể phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng của Iran đáp trả việc Tổng thống Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt trong tuần này, hãng tin AP trích lời các chuyên gia an ninh mạng và tình báo cho biết hôm 8/8.Các chuyên gia cho rằng mối đe dọa sẽ gia tăng sau khi Washington tái áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Tehran hôm 7/8.
Bà Priscilla Moriuchi, giám đốc đặc trách về các mối đe dọa chiến lược tại Recorded Future, một công ty tình báo chuyên về an ninh mạng toàn cầu cho biết: “Chúng tôi chưa phát hiện ra có mối đe dọa cụ thể nào, nhưng chúng tôi nhận thấy xuất hiện nhiều trao đổi liên quan đến những đe dọa của Iran trong vài tuần qua.”
Hồi tháng 5, Công ty Recorded Future, có trụ sở tại Massachusetts, dự đoán rằng việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân sẽ kích động một phản ứng mạng từ chính phủ Iran trong vòng hai đến bốn tháng tới.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã chỉ ra rằng Iran là một trong những mối đe doạ an ninh mạng chính từ nước ngoài mà Mỹ phải đối mặt, ngoài các nước Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Từ năm 2012 đến năm 2014, hàng loạt cuộc tấn công mà chính quyền Mỹ cho rằng do Iran thực hiện nhắm vào các ngân hàng gây thiệt hại hàng chục triệu đôla.
Iran phủ nhận các cáo buộc đó và ngược lại cáo buộc Hoa Kỳ đã tấn công mạng nhằm vào Iran.
Ông Alireza Miryousefi, người phát phái bộ ngoại giao của Iran tại LHQ cho rằng Hoa Kỳ chính là nước hoạt động tấn công mạng nhiều nhất trên thế giới và công khai khoe khoang các mục tiêu tấn công trên toàn thế giới.”
Các lệnh cấm vận đã khởi động lại vào hôm thứ Ba nhắm mục tiêu các giao dịch tài chính bằng đôla Mỹ, ngành ôtô, vàng, mua sắm máy bay và kim loại với mục đích thương mại.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-co-the-tan-cong-mang-de-dap-tra-trung-phat-cua-my/4518746.html
Ả Rập Xê Út làm căng với bên ngoài
để ổn định bên trong ?
Trọng NghĩaThái độ cứng rắn bất ngờ của chính quyền Ả Rập Xê Út với Canada trong những ngày qua đã làm cho không ít nhà quan sát ngạc nhiên. Thế nhưng động thái gây căng thẳng này của chế độ Ryad dưới quyền điều hành của thái tử Mohammed ben Salmane được cho là nhắm vào đối nội, tăng cường uy tín trong nước của thái tử vào lúc nhân vật này đang cho tiến hành những biện pháp cải tổ đầy rủi ro vì đụng chạm tới thành phần bảo thủ còn rất mạnh ở vương quốc này.Điều đầu tiên thu hút sự chú ý trong cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay giữa Ryad và Ottawa là tính chất dữ dội khác thường của các phản ứng từ phía Ả Rập Xê Út, nhằm trả đũa một sự kiện về bản chất chỉ là một tin nhắn twitter của đại sứ Canada tại Ryad, bày tỏ thái độ « quan ngại sâu sắc » trước việc có thêm một số nhà hoạt động nhân quyền Ả Rập Xê Út bị chính quyền bắt giữ.
Ngay sau khi tin nhắn được tung ra, Ryad đã ra lệnh trục xuất đại sứ Canada, triệu hồi đại sứ của mình về nước, đình chỉ giao thương với Canada, đình chỉ các chuyến bay của hảng hàng không Ả Rập Xê Út đến Toronto, cắt học bổng đại học cho sinh viên đang học ở Canada và sẽ chuyển hàng ngàn sinh viên Ả Rập Xê Út qua học ở nước khác…
Theo hãng tin Pháp AFP, chuyên gia James Dorsey thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore : « Đó rõ ràng là một cố gắng nhằm hù dọa các nước (ngoài) để giảm thiểu những lời chỉ trích Ả Rập Xê Út ».
Theo ghi nhận của AFP, đây không phải là lần đầu tiên mà chính quyền Ryad gây căng thẳng với nước ngoài khi bị chỉ trích.
Vào tháng 3 năm 2015, Ả Rập Xê Út đã triệu hồi đại sứ tại Stockholm về nước để phản đối việc Thụy Điển chỉ trích về tình trạng nhân quyền ở Ả Rập Xê Út.
Vào đầu năm 2018 này, theo hãng tin Mỹ Bloomberg, Ryad cũng đã giảm hẳn quan hệ với các công ty Đức sau một cuộc tranh cãi ngoại giao với Berlin, xuất phát từ việc ngoại trưởng Đức trước đó đã cho rằng xứ Liban là con « chốt » trong tay Ả Rập Xê Út, sau khi thủ tướng Liban Saad Hariri bất ngờ tuyên bố từ chức trong chuyến thăm Ryad.
Ông Khalil Harb, một chuyên gia về các vấn đề vùng Vịnh, ghi nhận là trong lịch sử của mình, Ả Rập Xê Út thường có một đường lối ngoại giao rất kín đáo, thận trọng. Do vậy, phản ứng « hung hăng và táo bạo » đối với Canada có thể minh họa cho một chính sách mới do thái tử Mohammed ben Salmane chủ trương.
Một trong những thành tố của chính sách này là chủ nghĩa dân tộc cao độ, như đã được ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir nhắc lại hôm 06/08 vừa qua, theo đó, nước ông « từ chối mọi hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của mình và sẽ xử lý mọi sự can thiệp một cách kiên quyết ».
Chuyên gia Kristin Diwan thuộc viện nghiên cứu các Quốc Gia Vùng Vịnh tại Washington nhận định rằng cuộc khủng hoảng với Canada là một ví dụ về « chủ nghĩa dân tộc cao độ đang phát triển tại Ả Rập Xê Út, vốn chủ trương bảo vệ mạnh mẽ chủ quyền thông qua các biện pháp trừng phạt nhắm vào các nước » dám chỉ trích Ryad.
Tuy nhiên, những người ủng hộ thái tử Ả Rập Xê Út cho rằng ông chỉ tìm cách tránh những rắc rối có thể tác hại đến kế hoạch cải cách xã hội và kinh tế mà ông đề ra, vốn đang vấp phải cản lực từ nhiều giới cực kỳ bảo thủ tại vương quốc này.
Vị thái tử trẻ tuổi – năm nay chỉ mới 32 tuổi – đã cho áp dụng một loạt biện pháp cải cách ở một đất nước mà một nửa dân số dưới 25 tuổi. Nổi bật nhất là quyết định hủy bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe chẳng hạn.
Bà Najah al Otaibi, chuyên gia phân tích tại Hiệp Hội Arabia Foundation, thân chính quyền Ryad, khẳng định: « Thái tử muốn thay đổi, nhưng không muốn bị nước khác hướng dẫn, và cũng không muốn thay đổi quá nhanh chóng gây nên xung đột trong vương quốc ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180808-a-rap-xe-ut-dang-lam-cang-voi-ben-ngoai-de-on-dinh-ben-trong
Trung Quốc bảo vệ mối giao thương với Iran
sau đe dọa của TT Trump
Giao thương của Trung Quốc với Iran vẫn tiếp tục thông thoáng, minh bạch và hợp pháp, Reuters trích thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 8/8, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa rằng công ty nào làm ăn với Iran sẽ bị cấm giao thương với Hoa Kỳ.Các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ đối với Iran đã có hiệu lực bất chấp các nỗ lực thuyết phục từ các đồng minh của Washington, theo Reuters.
Iran đã bác bỏ một đề nghị đàm phán của chính quyền Tổng thống Trump đưa ra vào phút cuối. Tehran nói họ không thể đàm phán trong khi Washington đã rút khỏi hiệp ước năm 2015 theo đó sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt để đổi lại việc Iran kiềm chế chương trình hạt nhân.
Bắc Kinh từ lâu đã thiết lập mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Tehran, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một thông cáo: “Trung Quốc kiên quyết phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương và thẩm quyền pháp lý đối với doanh nghiệp nước ngoài.”
Thông cáo nói thêm: “Hợp tác thương mại của Trung Quốc với Iran vẫn tiếp tục thông thoáng và minh bạch, hợp pháp, công bằng, không vi phạm bất kỳ nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an LHQ.”
“Các quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc cần được bảo vệ,” thông cáo nói.
Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu hàng đầu của Iran, với số lượng khoảng 650.000 thùng dầu thô/ngày, chiếm 7% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, tương đương khoảng 15 tỷ đôla/năm.
CNPC và Sinopec, hai công ty năng lượng quốc gia của Trung Quốc, đã đầu tư hàng tỷ đôla vào các mỏ dầu quan trọng của Iran như Yadavaran và Bắc Azadegan và đã xuất khẩu dầu sang Trung Quốc.
Các nước châu Âu nói sẽ cố gắng giảm bớt những đòn trừng phạt này và thúc giục các công ty của họ không rút lui khỏi Iran.
Hiện không có nhiều công ty Mỹ kinh doanh ở Iran nên tác động của lệnh trừng phạt này chủ yếu xuất phát từ nỗ lực của Washingtin nhằm ngăn chặn các công ty châu Âu và châu Á giao thương với Iran.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-bao-ve-moi-giao-thuong-voi-iran-sau-de-doa-cua-tt-trump/4518542.html
Thêm bằng chứng về cuộc họp bí mật hàng năm
của lãnh đạo Trung Quốc
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 8/8 đưa ra bằng chứng thêm về một hội nghị bí mật hàng năm của các lãnh đạo cấp cao đang được tổ chức tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, và cho biết thêm rằng Thủ tướng Lý Khắc Cường đã gặp một quan chức Liên Hiệp Quốc ở đó, theo Reuters.Theo truyền thống, các lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mỗi mùa hè đều có một cuộc họp kín không chính thức tại khu nghỉ dưỡng này để thảo luận về việc sắp xếp nhân sự và đường hướng chính sách.
Kể từ đâu tháng này, Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Tập Cận Bình đã không xuất hiện trên các bản tin tức chính vào buổi tối, trái ngược hẳn với việc họ xuất hiện gần như hàng ngày như thường lệ. Điều này gây ra nghi ngờ rằng có thể các lãnh đạo này đang ở Bắc Đới Hà.
Thông thường, chính phủ Trung Quốc không xác nhận về các cuộc họp đang diễn ra ở Bắc Đới Hà. Manh mối duy nhất là địa điểm Bắc Đới Hà trong các bản tin trên truyền thông nhà nước về các sự kiện khá thường xuyên, thay vì mô tả các cuộc thảo luận của các lãnh đạo.
Reuters dẫn nguồn từ một bản tin ngắn của đài phát thanh nhà nước Trung Quốc cho biết Thủ tướng Lý đã gặp Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc Maria Fernanda Espinosa ở Bắc Đới Hà, nơi hai người đã thảo luận về nhu cầu thúc đẩy thương mại tự do, trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ.
Cuối tuần qua, truyền thông nhà nước cũng cho biết Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Trần Hi, người giám sát các quyết định về nhân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã được lệnh của Chủ tịch Tập đến thăm “các chuyên gia đang đi nghỉ” ở Bắc Đới Hà. Tin cho hay Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa cũng cùng đi với ông Trần Hi.
Các nguồn tin có quan hệ với lãnh đạo và các nhà ngoại giao nước ngoài nói với Reuters rằng cuộc họp Bắc Đới Hà có phần chắc diễn ra vào đầu tháng Tám.
Nằm về phía Đông của Bắc Kinh, khoảng 2 giờ tàu cao tốc, Bắc Đới Hà là nơi chứng kiến những sự kiện của Đảng Cộng sản, mặc dù các nguồn tin có quan hệ với lãnh đạo nói với Reuters rằng ông Tập không phải là người hâm mộ nơi này.
Trong những ngày đầu vào cuối thế kỷ 19, Bắc Đới Hà là một khu nghỉ mát mà các nhà truyền giáo và thương nhân phương Tây tìm đến để tránh cái nóng mùa hè. Một vài tòa nhà từ thời kỳ này vẫn còn tồn tại.
Sau khi Cộng sản tiếp quản vào năm 1949, nơi đây trở thành địa điểm cho các lãnh đạo Trung Quốc đến thư giãn cùng với gia đình và có các cuộc chuyện trò riêng tư với các chính trị gia quyền lực.
Người sáng lập ra Trung Quốc hiện đại, Mao Trạch Đông, đặc biệt yêu thích nơi này, và những bức thư pháp mà ông viết một bài thơ do ông sáng tác được trưng bày khắp trong thành phố nghỉ dưỡng này.
https://www.voatiengviet.com/a/them-bang-chung-ve-cuoc-hop-bi-mat-hang-nam-cua-lanh-dao-trung-quoc/4518788.html
Website của BBC bị chặn ở Trung Quốc
Khi website bị chặn, BBC kêu gọi chính phủ Trung Quốc tuân thủ Tuyên bố Nhân quyền của Liên Hợp Quốc về quyền cá nhân tự do biểu đạt và tiếp nhận thông tin.Website của BBC hiện đang bị chặn ở Trung Quốc sau khi thay đổi định dạng trang web nhằm tăng cường bảo mật cho độc giả.
BBC đã thay đổi tất cả các địa chỉ website của mình từ “HTTP” thành “HTTPS” – được coi là kết nối an toàn hơn nhưng lại thường bị chặn ở Trung Quốc.
Trong một thông cáo, BBC đề nghị người dùng sử dụng mạng riêng ảo (VPN) hoặc ứng dụng Psiphon để vào được website của BBC.
Cả hai đường mạng trên đều có thể dùng để vượt tường lửa.
Tại sao chọn HTTPS?
Trong một bài đăng trên blog gần đây, James Donohue, kỹ sư phần mềm chính của BBC News, giải thích tại sao có thay đổi này và tại sao website của BBC hiện có một ổ khóa màu xanh lá cây bên cạnh địa chỉ ở phía trên bên trái.
“Trong không khí lo lắng vì tin giả, điều quan trọng là bạn đọc có thể xác định rằng các bài báo không bị giả mạo và lịch sử duyệt web của họ được bảo mật”, ông viết.
Google ‘muốn mở phiên bản bị kiểm duyệt ở TQ’
TQ: Xôn xao vụ phóng viên ‘nhìn bất mãn’
Sinh viên TQ chăng áp phích phản đối Tập Cận Bình“HTTPS đạt được cả hai điều này vì nó làm cho các ISP [nhà cung cấp dịch vụ internet] phải khó khăn hơn rất nhiều để lần theo các bài viết và video bạn đang xem hoặc ngăn chặn một cách có chọn lọc các nội dung.
“Chúng tôi đã thấy các trường hợp như vậy ở một số nước, nơi mà chính phủ nước này cố gắng thực hiện các hoạt động nói trên tại một số trang web của BBC World Service”.
VPN ở Trung Quốc
Nhiều người sử dụng VPN ở Trung Quốc bất chấp chính phủ đàn áp và cấm các mạng không được cấp phép.
VPN ngụy trang vị trí của một thiết bị điện tử, nghĩa là nó có thể truy cập một nội dung trực tuyến bị cấm trong khu vực nơi đặt thiết bị này.
BBC cho hay độc giả Trung Quốc không có quyền truy cập chính thức vào nội dung trực tuyến của BBC trong khoảng một tuần.
“Chúng tôi rất tiếc về việc này”, một đại diện cho biết.
“Chúng tôi tiếp tục làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ địa phương để các nội dung cụ thể của BBC có thể được cung cấp trực tiếp cho độc giả của chúng tôi ở Trung Quốc.
“Lần cuối cùng các dịch vụ của BBC bị chặn ở mức độ này tại Trung Quốc là vào năm 2014 và chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thực hiện Tuyên bố Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, điều 19″.
Điều 19 quy định rằng mọi người đều có quyền tự do biểu đạt, tiếp nhận và truyền đạt thông tin.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45109042
Vì sao Trung Quốc liên tục bức hiếp Đài Loan?
Thụy MyTheo tiến sĩ Trương Trí Trình (Chih Cheng Chang) trên The Diplomat, Trung Quốc chèn ép Đài Loan liên tục không chỉ vì không ưa đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn, mà đây là chủ trương nằm trong chiến lược lâu dài của Bắc Kinh.Từ khi đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP, gọi tắt là Dân Tiến) do bà Thái Anh Văn lãnh đạo chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và Quốc Hội Đài Loan vào tháng Giêng năm 2016, Trung Quốc đã tiến hành một loạt các bước để cô lập đảo quốc khỏi cộng đồng quốc tế.
Trong đó có việc dùng tiền bạc chiêu dụ bốn quốc gia có quan hệ ngoại giao lâu dài với Đài Loan là Panama, Sao Tome và Principe, Burkina Faso, Cộng hòa Dominicana để các nước này cắt đứt mối giao tình. Hoặc đẩy Đài Loan ra khỏi ghế quan sát viên tại Diễn đàn Y tế Thế giới.
Đọc thêm: Thêm một đồng minh của Đài Loan ngả theo Trung QuốcGần đây nhất, Trung Quốc đã đại thắng khi gây áp lực lên 44 công ty hàng không trên toàn thế giới, kể cả các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, buộc họ phải bỏ từ khóa « Đài Loan » ra khỏi hệ thống đặt chỗ. Đồng thời Trung Quốc cũng tước đoạt mất cơ hội của thành phố Đài Trung trở thành chủ nhà trong Đông Á Thanh Niên Vận Hội (East Asian Youth Games) năm 2019, tuy thành phố miền trung Đài Loan đã được giao tổ chức từ năm 2012.
Đọc thêm: Đài Loan tố cáo WHO chịu thua áp lực của Trung QuốcTại sao Trung Quốc liên tục bức hiếp Đài Loan như vậy ? Nhiều nhà phân tích chỉ đơn giản cho rằng Hoa lục cộng sản đương nhiên không ưa một Đài Loan dân chủ, với tân chính quyền có chính sách độc lập. Nhưng nếu đây là động cơ chính của Trung Quốc, thì chỉ gây phản tác dụng mà thôi.
Các thủ đoạn chống lại đảng Dân Tiến chỉ làm cho Trung Quốc và Quốc Dân Đảng (KMT) bị người dân Đài Loan ghét bỏ. Một loạt các hành động bức hiếp quá đáng như vụ các hãng hàng không quốc tế và ngày hội thể thao của giới trẻ Đông Á như đã nói ở trên, khiến báo chí Đài Loan và các nhà bình luận dự đoán Quốc Dân Đảng sẽ thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử tháng 11/2018. Nói cách khác, việc Trung Quốc bắt nạt Đài Loan chỉ gây khó khăn thêm cho Quốc Dân Đảng – vốn đang yếu hơn bao giờ hết – khi ra tranh cử.
Chiến lược làm suy yếu chính phủ Đài Bắc
Tuy nhiên theo The Diplomat, các hành động cưỡng bức gần đây của Trung Quốc nằm trong chiến lược cụ thể của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Logic của chiến lược này không phải là chinh phục cảm tình của người dân Đài Loan, mà chủ yếu để làm suy yếu chính quyền Đài Bắc, do bà Thái Anh Văn phản đối chủ trương « chỉ có một nước Trung Hoa ».
Trung Quốc cũng đã từng sử dụng chiến lược trấn áp đối với chính phủ Dân Tiến đầu tiên của Đài Loan, do tổng thống Trần Thủy Biển lãnh đạo từ năm 2000 đến 2008. Trong những năm đầu cầm quyền, ông Trần Thủy Biển từng hy vọng rằng qua chủ trương ôn hòa, ông có thể khởi đầu đối thoại được với Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh không chỉ từ chối tiếp xúc, mà còn gia tăng nỗ lực để đẩy Đài Loan ra khỏi thế giới ngoại giao. Sau khi lãnh một loạt những cú đòn, cùng với các xì-căng-đan tham nhũng liên quan đến gia đình, ông Trần Thủy Biển đã đổi hướng, chủ trương Đài Loan độc lập và trở nên cứng rắn hơn.
Sự chuyển hướng này khiến đảng Dân Tiến bị thất bại trong cuộc bầu cử sau đó, và xích mích với chính quyền Bush ở Hoa Kỳ. Việc đảng Dân Tiến nhanh chóng bị mất đi sự ủng hộ của đồng minh quan trọng nhất là Hoa Kỳ, là một trong những thành công lớn nhất trong « wedge strategy » - chiến lược tác động lên công luận – của Trung Quốc trong đầu thế kỷ 21.
Có thể nhận ra rằng Trung Quốc cũng xử sự tương tự với Hồng Kông. Sau thời kỳ « Cách mạng Dù vàng », Bắc Kinh đã đàn áp một cách có tính toán, đặt những nhóm chủ trương độc lập – vốn là một bộ phận nhỏ của phong trào dân chủ Hồng Kông – ra ngoài lề. Kết quả là tên tuổi của các nhóm đòi độc lập triệt để càng nổi bật hơn, phe ôn hòa bị thiệt hại : đa số những người chủ trương dân chủ chỉ ủng hộ một cách miễn cưỡng vì cho rằng phong trào đang bị cực đoan hóa.
Nữ tổng thống Thái Anh Văn rõ ràng ý thức được nhu cầu giữ được lòng tin của Hoa Kỳ, và sự ủng hộ của đa số cử tri Đài Loan ; có nghĩa là giữ khoảng cách với các tư tưởng cực đoan đòi độc lập. Ngay từ khi nhậm chức, bà đã chủ trương duy trì nguyên trạng trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay, và chưa bao giờ có động thái nào có thể tạo ra nguy cơ xung đột với Hoa lục.
Thế lưỡng nan của tổng thống Đài Loan
Tuy vậy ngay cả với một nhà lãnh đạo Dân Tiến thực dụng, đã tuyên bố không muốn quay lại với chính sách đối đầu trong quá khứ như bà Thái Anh Văn, Trung Quốc vẫn tiếp tục, thậm chí tăng cường nỗ lực tạo ra không khí bị cô lập và tuyệt vọng trong xã hội Đài Loan. Đây là phương tiện để làm mất lòng tin của dân chúng nơi chính quyền Dân Tiến, buộc bà Thái phải thay đổi quan điểm hoàn toàn. Bắc Kinh đặt bà vào thế lưỡng nan.
Một mặt, nếu bà Thái Anh Văn không tỏ ra cứng rắn hơn so với chính sách hiện nay, các đồng minh chính trị chủ trương độc lập và những người ủng hộ bà có thể bỏ sang các đảng nhỏ khác, có quan điểm triệt để hơn về Đài Loan độc lập. Một trong những đảng đó là New Power Party (Lực Lượng Thời Đại), hiện đang chiếm vị trí thứ ba tại Quốc Hội Đài Loan, đang dòm ngó đến lượng cử tri của Dân Tiến.
Mặt khác, nếu bà Thái Anh Văn chiều theo xu hướng đòi độc lập, chính quyền của bà có thể bị mất đi sự ủng hộ không chỉ từ Hoa Kỳ, như trường hợp ông Trần Thủy Biển, mà cả của đa số công dân Đài Loan – mà ưu tiên hàng đầu của họ là duy trì quan hệ ổn định ở hai đầu eo biển và tiếp tục phát triển kinh tế.
Thế nên thay vì cải thiện hình ảnh của mình ở Đài Loan hay số phận của Quốc Dân Đảng, Trung Quốc đang cố hủy hoại lòng tin của người dân Đài Loan đối với đảng lãnh đạo, buộc bà Thái Anh Văn phải ngưng ngang chính sách thăng bằng tế nhị hiện nay. Nếu hiểu theo cách nào đó, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến lược « đôi bên cùng thiệt hại ». Tuy nhiên có vẻ như các biện pháp đàn áp của Trung Quốc ngày càng mãnh liệt hơn theo với thời gian.
Đọc thêm: Liệu Trung Quốc sẽ xâm lược Đài Loan ?Theo tiến sĩ Trương Trí Trình, bà Thái Anh Văn chỉ có phạm vi xoay sở rất hẹp. Bà phải cố gắng đoàn kết nhân dân Đài Loan càng nhiều càng tốt để chống lại những mối đe dọa từ bên ngoài, và củng cố lòng tin của họ trong việc bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan. Tuy nhiên những công dân phẫn nộ nhiều nhất trước các hành động ức hiếp của Trung Quốc có thể bỏ rơi bà tại phòng phiếu.
Như vậy sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế – đặc biệt Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia dân chủ khác – là điểm mấu chốt cho câu hỏi liệu chính phủ Thái Anh Văn có thể duy trì tình trạng ổn định ở hai bên bờ eo biển Đài Loan hay không. Tất cả những dạng thức ủng hộ đều giúp tăng cường tính chính đáng cho quan điểm đối ngoại hiện nay của Đài Bắc, đồng thời hạn chế những mưu toan gây bất ổn của Trung Quốc tại khu vực này.
*Tiến sĩ Trương Trí Trình là giáo sư thỉnh giảng của Fairbank Center for Chinese Studies, trường đại học Havard.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180807-vi-sao-trung-quoc-lien-tuc-buc-hiep-dai-loan
Tập Cận Bình Lung Lay
Vi AnhNgười Tàu có câu “Hoạ vô đơn chí, phước bất trùng lai”. Câu này đang sớm đến với Chủ Tịch Tập cận Bình [TCB] đúng như câu ca dao Việt Nam, “Ngày xưa quả báo thì chầy, Ngày nay quả báo tới ngay nhãn tiền.”
Thực vậy, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ tấn công vào nền kinh tế của TC do TCB lèo lái đang bị lao đao, xói mòn kinh tế là thế cầm quyền của Đảng CSTQ sau khi chủ nghĩa CS sụp đổ bị chôn theo xác của Liên xô CS. Thất bại kinh tế của nhà cầm quyền TCB làm mờ đi việc TCB được cái Quốc Hội đảng cử dân bầu và Bộ Chánh trị của Đảng Nhà Nước TC huỷ bỏ định mức hai nhiệm kỳ hồi đầu năm 2018, đã nâng TCB có thể lên làm Chủ Tịch suốt đời, cho tới chết như hoàng đế Trung Hoa cổ đại. TCB có quyền nắm giữ suốt đời ba vị trí quan trọng nhất là chủ tịch nước, tổng bí thư đảng và chủ tịch quân ủy trung ương.
Nhưng lên ngôi hoàng đế ngồi chưa nóng ghế, thì TCB bị hai cái hoạ ập đến. Một là bị chiến tranh thương mại của Mỹ ở trong đại lục khi kinh tế TC tăng trưởng chậm lại, lại phải đối đầu thương mại với Mỹ nổ ra. Và chiến tranh này có thể lan tràn ra Biển Đông bị Mỹ và đồng minh kết hợp thành liên minh siết vòng vây TC.
Bình luận gia kinh tế Fraser Howie, hôm 27 tháng 7 nói rằng Trung Cộng không biết cách nào để đối phó với ông Trump, họ chỉ dùng lại cách cũ họ từng làm khi đánh hơi biến cố sắp xảy đến. Giới quan sát ghi nhận là thế bị động hiện nay của Trung Quốc, chỉ biết ăn miếng trả miếng trước các đòn tấn công của Mỹ, chứ chưa thấy có những biện pháp đối phó mạch lạc, có tính toán kỹ lưỡng như thường thấy trước đây. Bắc Kinh cũng có vẻ bị cô lập trong cuộc chiến thương mại, không lôi kéo được các thế lực kinh tế khác cùng chung sức chống Mỹ, tiêu biểu như Liên Âu vẫn đi sát với Mỹ.
Hiện tại làn sóng di dời những xưởng sản xuất từ Trung Cộng đến Mã Lai, Việt Nam đang gây lo âu, xáo trộn trong giới công nhân, giới tài chính Trung Cộng. Đợt di chuyển đầu tiên nầy ảnh hưởng đến 1 triệu công việc làm và 25,5 tỷ USD, ông Clara Chan Yuen-Shan giám đốc Hội Đồng Thương Mại các Xí Nghiệp Trẻ và Tổng Giám Đốc công ty cổ phần Lee Kee ở Hồng Kông tuyên bố.
Hai là trời hại TCB, nhà cầm quyền TC của TCB vướng vào vụ bê bối thuốc chủng ngừa vắcxin dỏm giết hại nhiều trẻ em TQ làm cho nhân dân TQ đồ thán, chống đối, hoài nghi về các chính sách và quyền lực của Chủ tịch Trung Quốc, theo nhận xét của báo New York Times của Mỹ.
Thế là Trung Quốc chấn động bởi chiến tranh thương mại với Mỹ và bê bối vắcxin dỏm, như phước bất trùng lai, hoạ vô đơn chí ập đến vớí TCB. Cá nhân Ông phải điên đầu, uy thế của ông lung lay với thách thức lớn nhất này.
Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun), giáo sư luật và luật hiến pháp tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng ở Bắc Kinh, hồi tuần trước đăng trên website của Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc một bài viết được cho là táo bạo nhất từ trước tới nay của giới học giả Trung Quốc phê bình các chính sách cứng rắn của ông TCB.
Ông Hứa viết “Người dân cả nước, kể cả giới tinh hoa, một lần nữa cảm thấy mơ hồ về đường hướng quốc gia và về an ninh bản thân. Nỗi bất an đã lan tỏa thành một mức độ hoảng sợ khắp xã hội. “Đây là bài viết rất mạnh mẽ”, Jiang Hao, một nghiên cứu viên tại Viện Thiên Tắc, nhận xét. “Nhiều trí thức Trung Quốc có lẽ cùng chung suy nghĩ, nhưng họ không dám nói ra”.
Ông Tập đã phải triệu tập một cuộc họp Bộ Chính trị nhằm thảo luận các biện pháp đối phó với tình hình kinh tế và thương mại. Theo Tân Hoa xã của TC, Bộ Chính trị Trung Quốc kết luận,”Nền kinh tế vẫn ổn nhưng đang phải đối mặt với những vấn đề và thách thức mới, trong khi môi trường bên ngoài đang có những chuyển biến rõ rệt”.
Đó là vụ bê bối vác xin dỏm của công ty Trường Sinh giết hại trẻ em như một cơn sóng ngầm trong nước bị phanh phui, làm dấy lên nỗi giận dữ trong dư luận, nhất là khi chính phủ từng cam kết sẽ xử lý triệt để vấn đề sau những vụ việc tương tự trước đây.
Nhưng quần chúng nhân dân TQ hoàn toàn không tin, vì vụ bê bối như thế thường xảy ra, vụ bê bối này là vụ thứ ba. Đây là cuộc khủng hoảng thứ ba ở Trung Quốc liên quan đến vắcxin từ năm 2010, khiến nhiều người đổ vỡ niềm tin vào nền dược phẩm nội địa và châm ngòi cho làn sóng phản ứng quyết liệt trong tầng lớp trung lưu với những cam kết của chính phủ.
Nhiều chuyên gia đối ngoại và quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng những biến cố gần đây đã khiến giới trí thức, cựu quan chức và tầng lớp trung lưu ngày càng hoài nghi về các chính sách cứng rắn của ông Tập. Một cựu quan chức Trung Quốc giấu tên nói rằng nhiều đồng nghiệp cũ của ông đã chia sẻ bài viết của giáo sư Hứa trên mạng xã hội.
Cựu quan chức này cùng nhiều người khác cho rằng nếu Bắc Kinh không có những điều chỉnh kịp thời, những hoài nghi như vậy theo thời gian sẽ lớn dần lên và làm suy giảm quyền lực của ông Tập, khiến các quan chức cấp cao trong chính quyền đặt câu hỏi về quyết sách của ông.
Richard McGregor, chuyên gia cấp cao tại Viện Lowy ở Australia, cho biết “Vài tuần gần đây, các dấu hiệu về nỗ lực manh nha phản đối quyền lực tuyệt đối của ông Tập đã bắt đầu xuất hiện”, đồng thời cảnh báo nó có thể gây ra tình trạng bất ổn và tê liệt chính sách.
Một số dấu hiệu cho thấy sức ép từ căng thẳng thương mại và những lời phê bình trong nước đã khiến chính quyền của ông Tập có những bước đi nhằm xoa dịu dư luận. Một loạt bài viết trên tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mỉa mai những học giả mạnh miệng tuyên bố rằng Trung Quốc đã trở thành siêu cường công nghệ vượt mặt Mỹ, đồng thời cảnh báo truyền thông về việc thổi phồng sức mạnh Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng thể hiện các dấu hiệu cho thấy việc giảm bớt ca ngợi ông Tập, sau khi giáo sư Hứa cho rằng cần phải “hãm phanh” những hoạt động tuyên truyền mang tính sùng bái cá nhân như những gì từng diễn ra thời Cách mạng Văn hóa.
Nhà chức trách Trung Quốc từ giữa tháng 7 đã bắt đầu gỡ bỏ nhiều ảnh chân dung của ông Tập tại Bắc Kinh, dường như để làm giảm bớt những lo ngại về chủ nghĩa sùng bái cá nhân trước thềm hội nghị thường niên Bắc Đới Hà sắp diễn ra, theo Nikkei. Đây là hội nghị nơi các lãnh đạo đương chức và về hưu của Trung Quốc thảo luận các quyết sách quan trọng nhất của quốc gia.
Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và một số lãnh đạo lão thành được cho là đã gửi một lá thư dài cho ông Tập, hối thúc ông xem xét lại chính sách kinh tế và ngoại giao của mình. Nikkei cho hay có nhiều thông tin từ nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc rằng ông Tập sẽ thể hiện lòng tôn trọng hơn đối với các cựu lãnh đạo từng thực hiện công cuộc cải cách ở Trung Quốc và biến nước này thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Và đối với Mỹ báo Le Monde của Pháp cho biết hai ngày sau khi đạt thỏa thuận hưu chiến với Liên Âu, thống kê kinh tế quý 2 vừa qua của Mỹ cho biết tăng trưởng kinh tế của Mỹ đạt 4,1%, mức cao nhất từ 2014. Lý do của sự tăng trưởng đột biến này là do tiêu thụ tăng mạnh (4%), và cũng đồng thời do cải cách thuế. Các doanh nghiệp, được hưởng lợi, rút nhiều tiền lãi từ nước ngoài về hơn, khiến đầu tư trong nước tăng mạnh (7,3%).
Trước cái mạnh của Mỹ và cái yếu của TQ, có tin Trung Quốc sẵn sàng giải quyết bất đồng với Hoa Kỳ trên nguyên tắc bình đẳng. Ngày 3/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu với báo giới sau cuộc gặp Ngoại trưởng Mike Pompeo bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51. Ô. Vương xác định việc hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là lựa chọn đúng đắn duy nhất và Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết bất đồng giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng./.(VA)
https://vietbao.com/p123a284141/tap-can-binh-lung-lay
Nỗi sợ ‘chết vì nóng’
buộc TQ di cư xuống miền Nam?
Dân số đông và biến đổi khí hậu có thể là nhân tố thúc đẩy hàng trăm triệu cư dân Trung Quốc xuống phía Nam để tránh nóng, theo phân tích của tác giả Jamie Seidel tờ News.com của Úc.Tác giả còn mạnh bạo cho rằng, đây có thể chính là lý do “Trung Quốc rất quan tâm đến Biển Đông”.
Theo một báo cáo mới công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, các đợt sóng nhiệt chết người sẽ càn quét khắp miền bắc Trung Quốc trong vòng 50 năm. Nếu không di cư, 400 triệu người dân ở đó chỉ có vài giờ để sống.
Dù lượng CO2 giảm, ‘Trái đất nóng lên’ vẫn đe dọa
Biến đổi khí hậu ‘tác động nhiều đến phụ nữ’
Trung Quốc muốn lập ‘Đường Tơ Lụa trên Băng’Báo cáo cho biết chi tiết ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với vùng Bình nguyên Hoa Bắc, bao gồm các siêu đô thị Bắc Kinh và Thiên Tân.
Khu vực này từng là những cánh đồng màu mỡ mênh mông giờ là những nơi có mật độ dân cư đông nhất trên Trái đất.
“Địa điểm này sẽ là điểm nóng nhất cho các đợt sóng nhiệt (heatwave) chết người trong tương lai, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,” giáo sư MITat Elf Eltahir, tác giả chính của báo cáo nói với kênh news.com.au.
Nhiệt độ + độ ẩm = chết người?
Trong 50 năm, các nhà khoa học dự báo rằng ngay cả trong bóng râm, nhiệt độ và độ ẩm xung quanh vẫn có thể sẽ giết chết con người trong vòng sáu giờ.
Vì vấn đề không chỉ là ở nhiệt độ mà còn là lượng ẩm trong không khí quyết định liệu cơ thể có thể hạ nhiệt hay không.
Khái niệm này được gọi là nhiệt độ ‘bầu ướt’ (wet-bulb).
Khả năng chịu được nhiệt của cơ thể con người phụ thuộc vào khả năng thoát mồ hôi và thông qua sự bốc hơi làm mát da.
Độ ẩm cao có nghĩa là không có không gian trong không khí thoát lượng mồ hôi đó đi và nó sẽ cứ bám vào cơ thể, khiến cơ thể cứ tiếp tục nóng lên.
“Điều này tạo ra một tình trạng gọi là ‘độc tính tế bào nhiệt’ gây hại cho nhiều cơ quan nội tạng,” Nhà nghiên cứu Đại học Hawaii, Camilo Mora nói với AFP.
“Nó giống như bị cháy nắng, nhưng bên trong cơ thể.”
Báo cáo của tờ Nature Communications cho biết với các điều kiện thời tiết hiện tại thì tình trạng ‘nhiệt độ bầu ướt’ có thể xảy ra vào 2070.
Trung Quốc đang ‘nóng lên rất nhanh’
Tình trạng thời tiết khí hậu ở miền Bắc Trung Quốc nhiều năm qua đang đi theo chiều hướng xấu.
Theo các dữ liệu khí tượng, từ 1970, các đợi sóng nhiệt đã trở nên gay gắt hơn và thường xuyên hơn. Từ năm 1990, tần suất sóng nhiệt gia tăng nhanh chóng.
Theo báo cáo, nhiệt độ trung bình ở vùng Bình nguyên Hoa Bắc tăng 1,35 độ C so với nhiệt độ được ghi nhận vào thập niên 1950.
Nhiều thành phố lớn của Trung Quốc đã và đang chịu ảnh hưởng.
Vào năm 2013, nhiệt độ ở thành phố Thượng Hải đạt mức kỷ lục trong 141 năm qua, khiến hàng chục người chết.
Thêm vào đó, khu vực này đang trải qua tình trạng biến đổi khí hậu với tốc độ gấp đôi những nơi còn lại trên thế giới.
Viễn cảnh 2070?
Các đợt sóng nhiệt chết người kết hợp với tình trạng nhiệt độ bầu ướt có thể sẽ quá giới hạn chịu đựng của những người nông dân, Giáo sư Eltahir nói.
Vào những năm 2070, nhiều người nông dân sẽ chết vì đột quỵ do nhiệt trong vòng sáu giờ, dù họ đang nghỉ ngơi trong bóng râm hay không.
Các điều kiện trong các thành phố sẽ khủng khiếp nhưng có thể sống được nếu có điều hòa không khí.
Nhưng nguồn cung cấp thực phẩm sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Và điều kiện sống sẽ không thể bảo đảm.
Khoảng 400 triệu người có thể bị buộc phải di cư đến nơi khác để có khí hậu mát lạnh hơn.
Bản báo cáo kết luận: “Trung Quốc hiện là nước thải ra nhiều khí thải tạo hiệu ứng nhà kính nhất trên thế giới, với những tác động nghiêm trọng đến dân số của chính mình: Việc tiếp tục mô hình xả thải hiện tại có thể hạn chế khả năng sinh sống của khu vực đông dân nhất ở quốc gia đông dân nhất trên trái đất.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45108042
Lào ngưng cấp phép xây đập thủy điện mới
Chính phủ Lào sẽ đình chỉ việc phê duyệt các đập thủy điện mới trong khi thẩm định lại hơn 50 dự án sau sự cố vỡ đập thảm khốc vào cuối tháng trước.Ông Kanya Khammoungkhoun, một phó tổng cục trưởng thuộc Bộ Ngoại giao Lào, nói với VOA rằng một cuộc đánh giá quy mô lớn về các dự án đập thủy điện sẽ được đưa ra sau thảm họa làm nhiều người thiệt mạng và hơn 10.000 người phải tản cư.
Ông nói: “Hơn 50 đập thủy điện trong nước sẽ được điều tra lại và giám sát chặt chẽ về mặt kỹ thuật, bao gồm các đập đang được xây dựng. Ngoài ra, sẽ đình chỉ phê duyệt các dự án đập thủy điện mới.”
Vào ngày 23/7, một đập phụ tại cụm đập Xe Pian Xe Namnoy đã vỡ làm 5 tỉ mét khối nước tràn vào các làng mạc vùng hạ lưu ở huyện Sanamxai thuộc tỉnh Attapeu.
Ước tính có khoảng 6.000 người phải di tản; hơn 30 người đã được xác nhận đã thiệt mạng và hơn 100 người vẫn còn mất tích.
Những người sống sót ở huyện Sanamxai cho VOA biết rằng nhà chức trách đã đưa ra thông tin sai lệch về thảm họa này.
Theo tờ Laotian Times, tại một cuộc họp báo hôm 7/8, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Khammany Inthirath cho biết việc xây dựng đập không đạt tiêu chuẩn, cộng thêm với lượng mưa lớn bất ngờ, là nguyên nhân làm cho đập Saddle Dam D tại dự án Xe Pian Xe Namnoy bị vỡ.
https://www.voatiengviet.com/a/lao-ngung-cap-phep-xay-dung-dap-thuy-dien-moi/4518550.html
QH Campuchia
họp vào tháng 9 sau bầu cử gây tranh cãi
Quốc hội Campuchia sẽ họp vào ngày 5/9, Thủ tướng Hun Sen cho biết hôm 8/8, sau khi đảng cầm quyền của ông tuyên bố chiến thắng trong sự kiện mà những người chỉ trích gọi là một cuộc tổng tuyển cử gian lận hồi tháng trước do không có một phe đối lập đáng kể.Phiên khai mạc của quốc hội sẽ do quốc vương Norodom Sihamoni chủ trì, ông Hun Sen cho hay.
Tuy phải đến giữa tháng 8 kết quả chính thức mới được công bố, song Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông Hun Sen cho biết họ đã giành được tất cả 125 ghế trong quốc hội sau cuộc bầu cử ngày 29/7.
Những người chỉ trích nói rằng đã có một chiến dịch hăm dọa của ông Hun Sen và các đồng minh của ông ta trước cuộc bầu cử thứ sáu của Campuchia kể từ khi nền dân chủ được khôi phục vào năm 1993.
Cuộc bầu cử diễn ra sau khi đảng đối lập chính – Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) – bị giải tán, và các nhà hoạt động, truyền thông độc lập cũng như các chính trị gia đối lập bị trấn áp.
Lãnh đạo CNRP, ông Kem Sokha, bị bắt giam vì tội phản quốc vào tháng 9/2017. Ông vẫn bị giam cầm trước khi đưa ra xét xử.
Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp nội các đầu tiên vào ngày 7/9, ông Hun Sen cho biết hôm 8/8.
Hôm 6/8, ông Hun Sen nói ông muốn phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 để cho thế giới thấy rằng Campuchia không cần phải có sự phê duyệt của bên ngoài.
Lần gần đây nhất ông Hun Sen phát biểu tại Đại Hội đồng LHQ là vào tháng 9/2015, ông đã kêu gọi các quốc gia phát triển thực hiện cam kết viện trợ nước ngoài của họ.
https://www.voatiengviet.com/a/qh-campuchia-hop-vao-thang-9-sau-bau-cu-gay-tranh-cai/4518490.html
Cựu Tổng thống Philippines kêu gọi
đề phòng Trung Quốc
Hành động của Trung Quốc bồi đắp đảo và quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông một lần nữa đã gây chia rẽ sâu sắc thể chế chính trị ở Philippines vốn đang cố gắng tìm kiếm một lập trường tối ưu được đồng thuận để bảo vệ các lợi ích chủ quyền và chiến lược của đất nước, tờ Asia Times cho biết.Trong bài báo có tựa đề ‘Hai phe theo và chống Trung Quốc ở Philippines có lập trường ngày càng cứng rắn’, Asia Times cho biết cựu Tổng thống Benigno Aquino III giờ đây đang dẫn đầu nỗ lực của phe đối lập chống đối lại chính sách đối với Trung Quốc của đương kim Tổng thống Rodrigo Duterte – người lâu nay nổi tiếng với cách ăn nói liều lĩnh và bạt mạng.
Dưới thời của ông Aquino, Manila đã có lập trường đối đầu với Trung Quốc khiến Bắc Kinh trả đũa bằng cách biện pháp thương mại và đe dọa. Chính quyền của ông Aquino đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực về những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông trong một vụ kiện mà tòa án đã tuyên bố cái gọi là ‘chủ quyền lịch sử’ của Trung Quốc đối với ‘đường chín đoạn’ là không có cơ sở pháp lý.
Trong khi đó, kể từ khi lên cầm quyền, đương kim Tổng thống Duterte đã chấm dứt vai trò nhiều năm qua của Philippines là nước chủ chốt trong khối Asean kháng cự lại Trung Quốc. Ông Duterte đã thường xuyên mô tả Trung Quốc là đối tác giúp Philippines phát triển do đó Manila cần phải làm bạn và đáp ứng Bắc Kinh khi cần thiết. Ông cũng gạt sang một bên phán quyết của trọng tài trao phần thắng cho Philippines trên Biển Đông – một động thái khiến Bắc Kinh hài long.
Không những thế, ông còn giữ im lặng trước việc Trung Quốc liên tục chiếm đóng, bồi đắp và quân sự hóa các thực thể mà Manila tuyên bố có chủ quyền thuộc quần đảo Trường Sa.
Mới đây, cựu Tổng thống Aquino đã kêu gọi ông Duterte phải ‘minh bạch’ những giao tiếp của ông với Trung Quốc, nếu không thì Philippines có nguy cơ mất thêm chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
Một số người còn đặt vấn đề về mối quan hệ cá nhân của ông Duterte với Trung Quốc với các lời hứa hẹn của Bắc Kinh về các dự án cơ sở hạ tầng ở Davao, quê nhà của ông. Họ đặt câu hỏi liệu mối quan hệ cá nhân của ông có ảnh hưởng đến chính sách nói chung của ông hay không.
Lời chỉ trích của ông Aquino được đưa ra trong bối cảnh Philippines và Trung Quốc mới đây vừa tuyên bố hay bên đang tiến gần đến đạt được thỏa thuận khung để hợp tác cùng khai thác năng lượng và các tài nguyên khác ở những vùng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông.
“Chúng ta đang nói về vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Chúng ta không có nghĩa vụ phải chia sẻ nó với họ,” ông Aquino nhấn mạnh.
Ông cho rằng bất cứ thỏa thuận hợp tác cùng khai thác nào với Trung Quốc cũng là ‘không công bằng’ do Trung Quốc lúc nào cũng nói với bên khai thác chung rằng: “Cái gì của chúng tôi là của chúng tôi, còn cái gì của quý vị thì chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ.”
Ông Albert del Rosario, cựu ngoại trưởng trong chính quyền của ông Aquino, người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, mới đây còn cáo buộc chính quyền ông Duterte là đã bỏ phí chiến thắng pháp lý áp đảo tại tòa quốc tế để đổi lấy những lợi ích không chắc chắn.
“Chúng tôi đã cho rằng chiến thắng áp đảo sẽ được chính quyền Duterte hoan nghênh và chúng tôi đang tìm cách để thúc đẩy phán quyết này. Nhưng điều đó không xảy ra,” ông Del Rosario nói trong cuộc phỏng vấn với trang tin Rappler.
Về phần mình, chính quyền của ông Duterte đã công kích người tiền nhiệm và cáo buộc chính phủ ông Aquino đã ‘khiêu khích những căng thẳng không cần thiết và đã để mất Bãi cạn Scarborough về tay Trung Quốc sau bế tắc kéo dài nhiều tháng’.
Ông Cayetano, ngoại trưởng của ông Duterte, mới đây đã ra thông cáo yêu cầu ông Aquino phải tiết lộ hoàn cảnh chính xác của cuộc đàm phán trong hậu trường của Thượng nghị sỹ Trillanes với Trung Quốc để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Bãi cạn Scarborough hồi năm 2012 mà sau đó Bắc Kinh vẫn duy trì sự hiện diện ở bãi cạn này và đã củng cố quyền kiểm soát về tài phán đối với thực thể mà Manila tuyên bố có chủ quyền này. Cuộc đàm phán vụng về này của ông Trillanes khi đó đã được Tổng thống Aquino bật đèn xanh.
“Đáp trả từng điểm từng điểm một với câu hỏi của ông, điều mà tôi ngờ rằng Bắc Kinh đã yêu cầu khi họ thất bại trước tòa PCA và công luận thế giới, cũng giống như là cho họ một mỏ vàng các thông tin và tin tình báo – một cuốn cẩm nang về đất nước chúng ta và chiến lược của chúng ta,” ông Aquino đáp trả ông Cayetano trong một thư ngỏ công khai và cho rằng điều này sẽ khiến Trung Quốc dễ dàng đoán được những bước đi của Manila trong những tình huống sau này.
Ông Aquino cũng lưu ý về việc xích lại quá gần với Trung Quốc và gióng hồi chuông báo động về cái bẫy nợ cho Philippines trong dự án Vành đai-Con đường của Trung Quốc
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BB%B1u-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-philippines-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-%C4%91%E1%BB%81-ph%C3%B2ng-trung-qu%E1%BB%91c/4517862.html
Động đất ở Indonesia: Hơn 100 người chết,
hàng ngàn người chờ cứu trợ
Số người chết do trận động đất kinh hoàng tại hòn đảo du lịch Lombok của Indonesia đã vượt quá 100 người hôm 7/8 trong khi các nhân viên cứu hộ phát hiện các nạn nhân bị chôn vùi dưới các tòa nhà bị sập, và hàng ngàn người lâm vào cảnh vô gia cư ở những vùng bị tác động nặng nhất vẫn đang chờ cứu trợ.Hãng tin Reuters trích lời ông Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của cơ quan giảm thiểu tác động thiên tai Indonesia (BNPB) cho biết có đến 105 người thiệt mạng và con số này dự kiến sẽ tăng. Hàng ngàn du khách đã rời đảo Lombok từ tối Chủ Nhật 5/8, do lo ngại động đất sẽ tiếp diễn.
Các hãng hàng không đã tăng thêm chuyến bay và các chuyến phà cũng gia tăng để hỗ trợ du khách.
Các giới chức Indonesia cho biết khoảng 4.600 du khách trong và ngoài nước đã được sơ tán khỏi ba đảo Gili, ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của đảo Lombok, nơi có hai người chết trong khi lan truyền nguy cơ sóng thần xảy ra sau động đất.
Cơ quan viện trợ Oxfam cho biết họ đang cung cấp nước uống sạch và lều bạt cho 5.000 người sống sót, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với số lượng người sơ tán lên tới 20.000 người đang cần được cứu trợ.
https://www.voatiengviet.com/a/dong-dat-o-indonesia-100–nguoi-chet/4517638.html
Miến Điện : 30 năm sau cuộc nổi dậy vì dân chủ,
nhiều người thất vọng
Trọng ThànhHôm nay, 08/08/2018, là tròn 30 năm cuộc nổi dậy dân chủ chống chế độ độc tài quân sự. Gần 3.000 người biểu tình đã bị quân đội giết hại trong biến cố này. Tuy nhiên, cho đến nay, sự kiện nói trên vẫn không được giảng dạy tại trường học.Trả lời RFI nhân dịp kỷ niệm này, ông Toe Kyaw, một nhà tranh đấu Miến Điện hoạt động từ thời kỳ đó cho biết, cho đến nay, ông cùng các đồng chí vẫn nỗ lực để cuộc tranh đấu vì dân chủ này được chính thức công nhận.
Nhiều nhà tranh đấu thuộc thế hệ các sinh viên 1988 bày tỏ thất vọng với chính quyền hiện nay của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.
Đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ cũng ra đời trong phong trào đấu tranh 1988. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử Quốc Hội 2015, đảng của bà Aung San Suu Kyi đã gạt ra lề nhiều thành viên thế hệ sinh viên tranh đấu 1988.
Nhiều nhà tranh đấu năm xưa quyết định lập một đảng mới mang tên gọi « Four Eight » (Bốn số 8) (ngụ ý nhắc đến cuộc nổi dậy 30 năm trước) để chống lại đảng cầm quyền trong dịp bầu cử 2020, nhưng tên gọi nói trên bị Ủy ban bầu cử quốc gia Miến Điện bác bỏ, với lý do đây là tài sản tinh thần chung.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180808-mien-dien-30-nam-sau-cuoc-tong-noi-day-vi-dan-chu-nhieu-nguoi-that-vong
Vụ 1MDB :
Cựu thủ tướng Malaysia tiếp tục bị truy tố
Trọng ThànhCựu thủ tướng Malaysia Najib Razak tiếp tục bị truy tố trong một vụ án khác, cũng liên quan đến quỹ đầu tư 1MDB. Ông Najib Razak đối mặt với ba cáo buộc tham nhũng mới, và có nguy cơ bị phạt tổng cộng 45 năm tù.Theo AFP, cựu thủ tướng Malaysia 65 tuổi đến một tòa án tại Kuala Lumpur hôm nay, 08/08/2018, với gương mặt có phần mệt mỏi. Hơn một tháng sau khi bị truy tố trong vụ quỹ 1MDB, với bốn tội danh trong đó có tội « lạm dụng quyền thế », lần này, ông Najib Rajak bị cáo buộc biển thủ tổng cộng 42 triệu ringgit (tương đương 8,9 triệu euro).
Tất cả các tội danh mà ông Najib Razak bị cáo buộc đều liên quan đến quỹ 1MDB, một ngân hàng công mà chính ông lập ra khi lên nắm quyền vào năm 2009. Cựu thủ tướng Malaysia bác bỏ toàn bộ các cáo buộc.
Quỹ1 MDB hiện tại mắc nợ 10 tỉ euro. Bê bối biển thủ công quỹ tại 1MDB làm rung chuyển chính trường Malaysia từ nhiều năm nay, và góp phần không nhỏ vào thất bại đau đớn của liên minh cầm quyền của cựu thủ tướng Najib Razak hồi tháng 5 vừa qua. Bản thân cựu thủ tướng Malaysia bị cáo buộc tham nhũng tổng cộng 640 triệu euro.
Ngoài Malaysia, vụ án 1MDB còn được điều tra tại nhiều nước như Hoa Kỳ, Singapore, Thụy Sĩ. Theo báo chí Malaysia, tân chính phủ, do thủ tướng Mahathir Mohamad 93 tuổi lãnh đạo, muốn thu hồi lại « số tiền biển thủ » để hiện đại hóa đất nước. Trong các cuộc khám xét nhắm vào ông Najib Rajak hồi tháng 6, cảnh sát Malaysia đã phát hiện thấy khoảng 12.000 đồ trang sức, 423 đồng hồ sang trọng ước tính tổng giá trị 17 triệu euro.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180808-vu-1mdb-cuu-thu-tuong-malaysia-tiep-tuc-bi-truy-to
0 comments