Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 9-3-2019

Saturday, March 9, 2019 // ,
Tin Biển Đông
Báo Thanh Niên có bài: Bị tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá, 5 ngư dân vẫn bám Hoàng Sa mưu sinh. Vụ tàu cá QNg 90819 TS với 5 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc, biển số 44101, đâm chìm ngày 6/3 ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết: “Sau khi được cứu vớt, sức khỏe của 5 ngư dân đi trên tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm đã ổn định và tiếp tục theo tàu cá QNg 90620 TS bám biển Hoàng Sa mưu sinh”.
Trong khi các báo “lề đảng” đã công khai thông tin tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá QNg 90819 của ngư dân Quảng Ngãi, thì Trung Quốc bác tin đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa, VOA đưa tin. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa thông tin trái ngược, rằng “một tàu của nước này đã cứu năm người trên một tàu đánh cá Việt Nam gặp nạn ở Biển Đông”.
RFI có bài: Căng thẳng Biển Đông gia tăng sau vụ Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam. Ông Gregory Poling, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm CSIS, Hoa Kỳ, bình luận: “Có tin là một tàu Trung Quốc lại đâm chìm một tàu cá Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa. Các nước láng giềng Trung Quốc đã trở nên giống như bị tê liệt trước những hành động bạo lực và hù dọa liên tục với cường độ thấp đến mức rất ít khi được nói đến trên báo chí của khu vực”.
Bài viết lưu ý: “Nguồn hải sản trên Biển Đông càng khan hiếm thì nguy cơ xảy ra đụng độ ngày càng lớn. Một công trình nghiên cứu của CSIS… cho thấy là hoạt động đánh bắt cá ở Biển Đông đang gia tăng hàng năm”, rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động “như là một lực lượng dân quân bán quân sự”, sẵn sàng dùng vũ lực với tàu cá nước khác.
VOA có bài: Trung Quốc huy động ngân quỹ để kiểm soát Biển Đông. Theo đó, “Trung Quốc sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 7,5% trong năm nay”, đồng thời các lãnh đạo Bắc Kinh đề xuất “sẽ lấy ngân quỹ từ các nguồn phi quốc phòng trong năm nay để củng cố kiểm soát quân sự trong vùng Biển Đông có tranh chấp”.
Nhà nghiên cứu Biển Đông Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ Đảng vì bài viết trên FB, theo BBC. Ngày 8/3/2019, ông Sơn bị Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng khai trừ Đảng vì “đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mạng xã hội Facebook”.
Những bài viết trái với đường lối của Đảng và Nhà nước hóa ra là “những bài viết của ông Sơn phân tích tình hình Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và các nhận định về Trung Quốc”. Ông Sơn cho biết, từ khi bước vào hành trình thu thập tài liệu, chứng cứ, khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông, ông thường xuyên bị cấp trên nhắc nhở: “Đừng nói xấu về Trung Quốc”.
Mời đọc thêm: Trung Quốc bác tin đâm chìm tàu cá Việt Nam (RFA). – Hoàn Cầu nói tàu TQ ‘cứu năm ngư dân Việt’, bác tin của Việt Nam (BBC). – Ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Cộng đâm chìm vẫn bám biển Hoàng Sa‘Đụng’ Trung Cộng, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông bị CSVN khai trừ (NV). – Đăng Facebook, ông Trần Đức Anh Sơn bị Đà Nẵng khai trừ Đảng (PLTP). – Khai trừ Đảng ông Trần Đức Anh Sơn vì ‘đăng bài sai sự thật trên Facebook’ (TN). – Đà Nẵng khai trừ đảng viên Trần Đức Anh Sơn (DV). – Liên doanh Vietsovpetro đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cá Tầm (TTXVN).
Biển Đông : Malaysia-Philippines kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hòa bình (RFI). – Malaysia, Philippines cam kết bảo đảm tự do đi lại trên Biển Đông (TT). – Đô đốc Philip Davidson tiếp tục cảnh báo hoạt động gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông (RFA). – Mỹ sắp bán F-35 cho một nước ASEAN là thông điệp răn đe gửi tới Trung Quốc (MTG). – Một loạt sự việc sau vụ ‘TQ vây bãi cát’ gần đảo Thị Tứ ở Trường Sa (BBC). – Trung Quốc phát triển máy bay thu thập thông tin tình báo mới (TN).
Quan hệ Việt – Trung
Báo Tiền Phong đưa tin: Một Tập đoàn của Trung Quốc muốn đầu tư ‘trọn gói’ cao tốc Bắc – Nam. Theo đó, Bộ GTVT xác nhận rằng, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Văn Công “vừa làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Thái Bình Dương (Trung Quốc) Nghiêm Giới Hòa về tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng giao thông”.  Ông Nghiêm Giới Hòa muốn “tham gia đầu tư lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam theo hình thức PPP, trong đó có dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông”.
Đâu rồi những tuyến đường sắt cao tốc có liên quan đến nhà thầu Trung Quốc, như Cát Linh – Hà Đông, rồi Nhổn – ga Hà Nội, chậm tiến độ, bao nhiêu lần trễ hẹn, bị đội vốn, nợ nần chồng chất… nhưng vì sao các nhà thầu Trung Quốc vẫn được chính phủ Việt Nam ưu ái?
Mời đọc thêm: Tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc muốn tham gia dự án cao tốc Bắc Nam (VNF). – Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư cao tốc Bắc – Nam (DT). – Tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc muốn đầu tư cao tốc Bắc – Nam (ANTĐ).
Tin nhân quyền
Hai nữ tù chính trị Việt Nam được CPJ nêu danh nhân dịp 8/3, theo RFA. Đó là các nhà hoạt động Trần Thị Nga và Huỳnh Thục Vy. Ông Lương Dân Lý, chồng bà Nga, kể về tình trạng của bà, như sau: “Nga bị áp lực là bị giam riêng. Tuy không bị cùm chân tay, không bị nhốt trong tối nhưng bị ở phòng riêng, không được tiếp xúc chuyện trò với ai cả. Tôi nghĩ thì cũng giống như một hình thức biệt giam”.
Bà Vy chia sẻ với RFA: “Ai đã lên tiếng chống lại chính quyền thì chính quyền ghét và bỏ tù thì cũng là điều bình thường luôn. Nếu họ không ghét, họ không bỏ tù thì chính quyền đó không phải là độc tài”.
Trang Vườn Rau Lộc Hưng viết: Dân oan Vườn Rau Lộc Hưng tường thuật lại sự việc bị hành hung vào sáng nay 8/3/2019. Theo đó, vào khoảng 7 giờ 45 sáng 8/3/2019, “khi bà con đang cầm hoa bước vào đất nhà để tưởng nhớ những Bà những Mẹ đã khuất nhân ngày quốc tế phụ nữ, nhà cầm quyền đã huy động 1 chiếc xe 7 chỗ”, chở theo công an, an ninh, dân phòng đến hành hung dân oan Lộc Hưng.
Công an và an ninh mặc thường phục, đeo khẩu trang cầm máy quay hướng về dân oan Lộc Hưng sáng 8/3/2019. Nguồn: FB VRLH
Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên viết: Thành Hồ tôn vinh phụ nữ bằng đàn áp. Bà Nghiên cho biết: “Ít nhất hai phụ nữ, là cư dân Vườn rau Lộc Hưng đã bị đánh đập, bị bắt cóc vào sáng nay 8/3/2019- ngày Quốc tế phụ nữ”. Họ bị bắt vì đã quay video, ghi lại hình ảnh hàng chục công an, dân phòng, côn đồ đàn áp dân oan Lộc Hưng.
Bà Nghiên kể, một trong hai người nói trên là chị Thanh đã phải chịu “một trận mưa đấm, đá, thụi, đạp dội lên người và Thanh chỉ biết nằm im dưới đất, ôm đầu hứng chịu. Không chỉ đấm, đá, đạp vào gáy, vào người Thanh mà chúng còn bẻ từng ngón tay cô”.
Trang Tin Mừng Cho Người Nghèo có clip, ghi lại lời “chị Bảo Quyên kể chuyện bị bắt tại Vườn Rau Lộc Hưng và bị làm nhục tại đồn công an ngày 8/3”:


Mời đọc thêm: Thư kêu cứu khẩn cấp của nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền (TD). – Ân Xá Quốc Tế kêu gọi hành động khẩn cho tù chính trị Huỳnh Trương CaHàng ngàn trẻ em Việt Nam bị buôn tới Châu Âu (RFA). – EVFTA còn phải chờ quốc hội mới của châu Âu!Những bông hồng cho đời (VNTB). – Các chị em VRLH bị đàn áp ngay trong ngày 8/3 (NTTH).
Chiến dịch “đốt lò”
VTV đưa tin: Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ 34: Xem xét, thi hành kỷ luật nhiều cán bộ. Trong hai ngày 6 và 7/3/2019, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tổ chức kỳ họp thứ 34, dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm UBKTTƯ. Đến chiều 8/3, UBKTTƯ có thông cáo báo chí, cho biết, cơ quan này đã quyết định kỷ luật một loạt sĩ quan quân đội cấp cao vì các sai phạm liên quan đến đất quốc phòng và nhiều sai phạm khác.
Trong kỳ họp thứ 34, UBKTTƯ quyết định cách hết chức trong Đảng với hai Đại tá do liên quan đến “Út trọc”, VOV đưa tin. Đại tá Nguyễn Ngọc Thư và Đại tá Đào Ngọc Tuấn, cựu Phó Tổng GĐ Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, bị kỷ luật vì đã “để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tiếp nhận, chuyển ngạch lương, bổ nhiệm, phong quân hàm đối với Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc) sai quy định, để đối tượng này lợi dụng thực hiện các hành vi phạm tội trong thời gian dài”.
Bên cạnh đó, UBKTTƯ kỷ luật cảnh cáo cựu Sư đoàn trưởng Sư đoàn 375, theo VietNamNet. Đại tá Nguyễn Hải Châu, Chính ủy Sư đoàn 375, Quân chủng Phòng không – Không quân, và Đại tá Phạm Ngọc Dũng, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 375 bị kỷ luật vì “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Chỉ huy Sư đoàn có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng”.
UBKTTƯ còn chỉ ra nhiều lãnh đạo huyện Ba Vì vi phạm nghiêm trọng, phải kỷ luật, trang An Ninh Thủ Đô đưa tin. Theo đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì đã “để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng, thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn huyện; chấp hành không nghiêm kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội”.
Mời đọc thêm: Thông cáo báo chí kỳ họp 34 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (HNM). – Uỷ ban kiểm tra Trung ương kết luận sai phạm của nhiều cán bộ quân đội (TTXVN). – Ủy ban kiểm tra trung ương kỷ luật một số cán bộ (RFA). – Kỷ luật nhiều nguyên lãnh đạo Tổng Công ty Thái Sơn và Sư đoàn 375 (CATP).
2 Đại tá bị cách hết chức vụ trong Đảng vì những vi phạm liên quan đến Út Trọc (DT). – 2 đại tá quân đội mất hết chức vụ trong Đảng vì liên quan Út ‘trọc’ (TN). – Phong hàm Út ‘trọc’ sai quy định, 2 đại tá mất hết chức vụ trong ĐảngSai phạm sử dụng đất quốc phòng, 2 đại tá quân đội bị cảnh cáo (Zing). – Cảnh cáo 2 Đại tá Quân chủng PK-KQ liên quan sai phạm đất quốc phòng (VOV). – Cảnh cáo hai đại tá Quân chủng Phòng không – Không quân (GT).
Ủy ban Kiểm tra Trung ương chính thức kết luận về sai phạm đất đai ở Ba Vì (VnMedia). – Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật 4 đại tá, xem xét kỷ luật Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì (Tiêu Dùng). – Bí thư, Chủ tịch huyện Ba Vì bị đề nghị kỷ luật (VNE). – Hàng loạt lãnh đạo huyện Ba Vì bị đề nghị kỷ luật (NN). – Hà Nội: Nhiều lãnh đạo huyện Ba Vì vi phạm nghiêm trọng phải kỷ luật (VNN).

Vụ tướng công an bảo kê đường dây đánh bạc ngàn tỉ
Phiên xử phúc thẩm vụ đánh bạc nghìn tỷ: Tuyên án phúc thẩm vào chiều 12/3, Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin. Chiều 8/3/2019, chủ tọa phiên tòa cho biết, “sau thời gian nghị án, chiều 12/3 tới đây, Tòa phúc thẩm sẽ tiến hành tuyên án”. Trước đó, VKS đã đề nghị Hội đồng phúc thẩm “chấp nhận một phần kháng cáo và xem xét giảm hình phạt tù cho cho 16 bị cáo; không chấp nhận kháng cáo của 20 bị cáo”.
Báo Kiến Thức đặt câu hỏi: Vì sao hai trùm đánh bạc ngàn tỉ được đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ? Trong phiên tòa ngày 8/3, các bị cáo Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương, là hai người cầm trịch đường dây đánh bạc ngàn tỉ, được “đề nghị áp dụng quy định pháp luật theo hướng có lợi. Cả hai đều tự nguyện nộp lại số tiền lớn nhưng ở cấp tòa sơ thẩm, họ chưa được áp dụng tình tiết giảm nhẹ”. Đối với chế độ đang rất khát tiền thì đồng tiền có thể bẻ cong luật pháp.
Báo Pháp Luật TP HCM viết: Nộp 1.300 tỉ, Phan Sào Nam được đề nghị giảm án. Trong phần kháng nghị VKSND tỉnh Phú Thọ cho biết, “bị cáo Nam đã tự nguyện nộp tiền và tài sản trên 1.300 tỉ đồng, tương ứng trên 90% số tiền hưởng lợi do tổ chức đánh bạc mà có. Trong khi Nguyễn Văn Dương (cựu chủ tịch Công ty CNC) chỉ nộp 240 tỉ đồng, tương đương gần bằng 17% số tiền hưởng lợi bất chính”.
Mời đọc thêm: Tuyên án phúc thẩm vụ đánh bạc nghìn tỷ vào chiều 12/3 (VOV). – Nội dung kháng nghị chứa đựng quan điểm của ngành kiểm sát (MTG) ‘Ông trùm’ Phan Sào Nam được VKS đề nghị theo hướng có lợi (PLTP). – Trùm cờ bạc Phan Sào Nam được đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ (Zing). – Phúc thẩm vụ đánh bạc nghìn tỷ: Xem xét giảm án với các nữ bị cáo (KTĐT). – Vụ đánh bạc ngàn tỉ: Xem xét giảm án cho nữ bị cáo nhân ngày 8/3 (GT).
Các vụ “ăn” đất
Chuyện ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa): Người dân “phản đối” việc xã lấy sân vận động cho cá nhân thuê, báo Tài Nguyên và Môi Trường đưa tin. Người dân xã Quảng Tân rất bất bình trước chuyện UBND xã “lại cho cá nhân thuê thời hạn lên đến 9 năm để sử dụng vào mục đích kinh doanh. Người dân hiện tại không còn chỗ để tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí”.
Zing đặt câu hỏi: Quảng Nam đổi 105 ha đất lấy 1,9 km đường có đúng luật? LS Lê Cao lưu ý, chuyện “tỉnh Quảng Nam chỉ làm 1,9 km đường nhưng đổi cho doanh nghiệp đến 105 ha đất”. Ông Cao phân tích: “Nếu khi đã đưa ra đấu giá mà không có người tham gia hoặc đấu giá không thành thì tỉnh Quảng Nam mới được giao đất cho doanh nghiệp mà không qua đấu giá. Tỉnh này không đấu giá mà giao đất cho chủ đầu tư là có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai”.
UBND TP Hà Nội lùi thời gian báo cáo vụ đất rừng Sóc Sơn, theo RFA. Cơ quan này “xin lùi thời hạn báo cáo kết quả thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn đến trước ngày 15/3/2019”. UBND TP Hà Nội giao Thanh tra TP làm vụ này từ ngày 10/10/2018 và đã nhiều lần lùi thời hạn báo cáo kết quả điều tra vụ sai phạm đất rừng nghiêm trọng ngay cạnh thủ đô.
Mời đọc thêm: Quảng Nam: Rao bán đất chưa được cấp phép, dự án Bách Đạt phải dừng (CafeLand). – Công trình xây dựng trái phép mọc lên như “nấm” ở vùng biên Lạng Sơn (DV). – Cao Bằng: Đồng lúa biến thành công trường khai thác vàng (NNVN). – Đền bù đất ‘không bằng 2 bát phở’: Rót vốn chục tỷ dù chưa trúng thầu (VNN). – Đắk Nông: HTX tự cho thuê đất, làm trái quyết định của UBND tỉnh! (MT&ĐT). – Hà Nội xin lùi thời gian báo cáo về đất rừng Sóc Sơn (TP).
Vụ mất bằng lái xe phải thi lại: Định móc túi dân thêm lần nữa?
VietNamNet có bài: Khi Bộ trưởng “phát” ngôn. Bài viết nhận định: Ngành giao thông VN vẫn còn rất nhiều bất cập như tai nạn giao thông, hệ thống BOT “móc túi” dân, yếu kém về cơ sở hạ tầng, “nhưng phát ngôn về việc cấp bằng như vậy thể hiện nhiều điều liên quan đến tư duy làm luật, quản lý hệ thống dưới quyền và đẩy khó khăn về phía người dân”, thậm chí ẩn chứa thủ đoạn thu thêm tiền của người dân từ chuyện cấp bằng lái.
Báo Người Lao Động viết: Đi vội thường dễ vấp! Bài viết lưu ý: “Người dân khó có thể thông cảm hay chấp nhận cho những đề xuất theo kiểu đẩy khó cho dân và mâu thuẫn với chính quy định mà Bộ GTVT ban hành”. Trước đó, Bộ GTVT đã có quy định “các trường hợp người bị mất giấy phép lái xe được cấp lại”.
Mời đọc thêm: Nguyễn Văn Thể ngu hay khốn nạn? (Đỗ Ngà/TD). – Mất bằng lái xe phải thi lại: Sao không cấp giấy phép lái xe điện tử? (VNN). – Đề xuất mất bằng lái xe phải thi lại: Đi ngược chủ trương giảm sách nhiễu cho dân (VTC). – Không nên đánh đồng sự sơ suất với cố tình vi phạm! (LĐ). – Sau đề xuất người mất bằng lái xe phải thi lại, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói gì? (TQ). – Hai quan chức giao thông nhận nhiều chỉ trích vì các đề xuất ‘độc đoán’ (VOA).
Giáo dục VN: Tiếp tục băng hoại
Báo Người Lao Động cập nhật diễn biến mới vụ cô giáo bị chồng tố vào khách sạn với nam sinh lớp 10. Theo đó, sáng 8/3/2019, lãnh đạo Bình Thuận cho biết, đã nhận được “báo cáo của hiệu trưởng trường THPT nơi công tác của cô giáo bị chồng tố vào khách sạn với nam sinh lớp 10 gây xôn xao dư luận”. Lãnh đạo nhà trường kể rằng trước đó họ đã mời cô giáo H cùng chồng và phụ huynh nam sinh kia lên đối chất.
Tại buổi đối chất này, cô H thừa nhận “có nhắn tin qua lại quan tâm, có cùng nam học sinh này vào nhà trọ bị chồng phát hiện, đánh ghen. Sau đó, cô H. đã làm bảng tường trình gửi nhà trường, đồng thời làm bảng cam kết gửi mẹ nam học sinh này, hứa sẽ cắt đứt mọi quan hệ tình cảm đối với em”. Tuy nhiên, cô H vẫn duy trì quan hệ với nam sinh này, để người chồng phải gửi đơn tố cáo đến nhà trường vào ngày 22/2/2019.
Báo Tổ Quốc dẫn lời mẹ nam sinh lớp 10 ở Bình Thuận: “Cực chẳng đã gia đình tôi mới đi tố cáo”. Bà D kể: “Cô H. cũng có hứa sẽ chấm dứt mối quan hệ trái ngang này với con trai tôi. Tuy nhiên, sau đó lại tiếp diễn nên gia đình bất bình, đề nghị nhà trường và cơ quan chức năng vào cuộc để bảo vệ con trai tôi. Vì dù gì cháu cũng chưa tới 16 tuổi, còn trẻ người non dạ”.
Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) Đặng Hoa Nam đề nghị huyện Việt Yên tiếp tục điều tra vụ thầy giáo dâm ô học sinh, theo trang Kinh Tế Đô Thị. Ông Nam nói: “UBND và cơ quan điều tra huyện Việt Yên cho rằng thầy giáo sờ vào mông, sờ vào đùi các em nữ sinh lớp 5 mà cho rằng không phải hành vi dâm ô thì chúng tôi không chấp nhận”.
Trường tiểu học An Thắng, huyện An Lão, Hải Phòng vừa tạm đình chỉ cô giáo chủ nhiệm đánh bầm lưng học sinh lớp 2, theo báo Pháp Luật TP HCM. Cô giáo P.T.X còn phải làm “tường trình sự việc do dùng thước kẻ đánh em NĐP, học sinh lớp 2C bầm lưng vào chiều 7/3”. Trước đó, phụ huynh học sinh này cho biết, đang đi làm thì nhận được cuộc gọi xin lỗi của cô giáo X.
Mời đọc thêm: Cô giáo thừa nhận có nhắn tin qua lại, cùng nam sinh lớp 10 vào nhà trọ rồi bị chồng phát hiện (DS). – Chồng cô giáo ‘chung phòng’ với nam sinh lớp 10 đã phát hiện quan hệ mờ ám, yêu cầu vợ chấm dứt nhưng không được (SS). – Bộ GD&ĐT nói về vụ cô giáo ở cùng khách sạn với với nam sinh (PLTP). – Cô giáo vào khách sạn với nam sinh lớp 10: Luật sư nói gì? (TP). – Chân dung cô giáo ở chung phòng trong khách sạn với nam sinh 16 tuổi (PL Plus).
Thầy giáo sờ mông các nữ sinh là dâm ô chứ còn gì! (PLTP). – Đánh trò bầm tím lưng vì không làm bài tập, cô giáo bị đình chỉ (Viet Times). – Hải Phòng: Không làm đúng bài tập, học sinh lớp 2 bị cô đánh bầm lưng (LĐ). – Hải Phòng: Đánh tím lưng học sinh, cô giáo bị tạm đình chỉ (PNVN). – Trường mầm non nấu thịt bở nát như cám: Gây hại sức khỏe trẻ là có tội (LĐ). – Bếp ăn mầm non: Thịt lợn nghi có sán, thịt gà mủn… (ĐV).
***
https://baotiengdan.com/2019/03/09/ban-tin-ngay-9-3-2019/

TQ trả đũa vụ Huawei, ngừng nhập cải dầu Canada?

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định có cơ sở chắc chắn cho việc tước giấy phép nhập khẩu cải dầu từ một tập đoàn Canada, nhưng bác bỏ đó là hành động trả đũa vụ giám đốc tài chính Huawei bị Canada bắt giữ.
Càng đến gần ngày giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị xét xử ở Canada, các hành động và những phản ứng của Trung Quốc lẫn Canada càng trở thành những chuyện đáng lưu tâm.
Bà Mạnh, người bị Canada bắt theo yêu cầu của Mỹ, có thể sẽ sớm biết ngày mình bị dẫn độ sang Washington hay không trong phiên tòa dự kiến diễn ra ngày 6-3.
Nhưng trước phiên tòa, một loạt động thái từ Trung Quốc đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về mục đích thật sự đằng sau đó.
Chẳng hạn, hai công dân Canada bị Bắc Kinh bắt giữ sau khi có tin bà Mạnh xộ khám ở Canada, đã bị buộc tội "đánh cắp bí mật nhà nước" Trung Quốc hôm 4-3.
Trong vụ việc mới nhất, nhà chức trách Bắc Kinh đã hủy giấy phép nhập khẩu cải dầu của Tập đoàn Richardson International - nhà xuất khẩu hạt có dầu hàng đầu thế giới của Canada. 
Lý do được đưa ra là các mẫu cải dầu của tập đoàn này tại Trung Quốc đã bị phát hiện có "bọ gây hại" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định ngày 6-3, theo báo South China Morning Post.
Hôm 1-3, Cục Hải quan Trung Quốc lặng lẽ thông báo trên trang web rằng cơ quan này đã hủy giấy phép nhập khẩu cải dầu của Tập đoàn Richardson. Việc hủy giấy phép của tập đoàn này theo sau nhiều thông báo khác của chính quyền Trung Quốc nói có vật gây hại hoặc vi khuẩn.
"Quyết định của chính quyền Trung Quốc dựa trên những cơ sở vững chắc. Cũng như các quốc gia khác, chúng tôi có quyền bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân" - ông Lục Khảng nhấn mạnh.
Tuyên bố được xem là sự đáp trả phát ngôn cùng ngày 6-3 của Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland.
"Tôi cực kỳ quan ngại về những gì đã xảy ra với Tập đoàn Richardson. Chúng tôi không tin rằng có bất kỳ cơ sở khoa học nào cho những quyết định như vậy. Chúng tôi đang tích cực làm việc với Chính phủ Trung Quốc về vấn đề này" - bà Freeland nhấn mạnh.
Một số học giả Trung Quốc cho rằng việc Trung Quốc tước giấy phép của Tập đoàn Canada không liên quan đến những căng thẳng trong ngoại giao giữa hai nước.
"Cá nhân tôi nghĩ nó liên quan đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn. Trong lúc chưa rõ sự tình thế nào, chúng ta không nên liên kết các vụ việc với nhau" - nhà nghiên cứu He Weiwen thuộc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và toàn cầu hóa nói với tờ báo của Hong Kong.
90% lượng cải dầu được tiêu thụ ở Trung Quốc là nhập từ Canada, phần lớn được sử dụng để làm dầu nấu ăn, thức ăn cho cá...

TQ cho tàu vây quanh đảo Thị Tứ ở Trường Sa

Từ tháng 12/2018 đến nay, Trung Quốc đã triển khai một đội tàu vây quanh đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa, theo phân tích từ ảnh vệ tinh của tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải CSIS châu Á (AMTI) và báo cáo từ các tàu cá Philippines, Lawfareblog và News đưa tin.
AFP cho biết vào lúc 1 giờ 57 phút sáng thứ Ba (5/3), ngư dân Philippines tố cáo tàu Trung Quốc ngăn chặn không cho họ tiến gần sát với đảo Thị Tứ để đánh bắt hải sản trong vùng đánh cá quen thuộc của họ.
Hành động của Trung Quốc có thể là một phản ứng đối với việc Philippines cho xây dựng và sửa chữa các hạng mục công trình quân sự trên đảo Thị Tứ. Vào ngày 20/12, chính phủ Philippines tuyên bố rằng một đoạn đường nối với bãi biển đang được xây dựng mới, đồng thời chính phủ có kế hoạch sửa chữa doanh trại quân đội và đường băng trên đảo.
Phân tích của AMTI chỉ ra rằng hạm đội tàu mà Trung Quốc cử tới hoạt động gần đảo Thị Tứ bao gồm các tàu của Hải quân, tàu Cảnh sát biển và hàng chục tàu cá giả danh. Tàu Trung Quốc bắt đầu được triển khai tới Thị Từ từ giữa tháng 12, lúc cao điểm nhất, vây quanh hòn đảo này là 95 tàu.
Vào tháng 8/2017, Bắc Kinh cũng điều một hạm đội tàu có quy mô nhỏ hơn tới quấy nhiễu ở khu vực xung quanh Thị Tứ khi chính phủ Philippines thông báo sẽ nâng cấp các cơ sở trên đảo.
Theo ông Roberto del Mundo, thị trưởng của thị trấn Kalayaan, đơn vị hành chính quản lý đảo Thị Tứ, các tàu Trung Quốc đã buộc ngư dân Philippines phải rời khỏi một bãi cát nằm ngoài khơi hòn đảo trong tháng Một và tháng Hai. Ông Del Mundo nói rằng hành động của tàu Trung Quốc đã ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận ngư trường truyền thống.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, đã lên tiếng bảo vệ quyết định của chính phủ Philippines về việc đầu tư nâng cấp các cơ sở trên đảo Thị Tứ, sau khi AMTI cho công bố các báo cáo. Ông Lorenzana nói với các phóng viên rằng việc xây dựng của Philippines hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, và rằng “chúng tôi hi vọng các nước khác tôn trọng Philippines và hành xử một cách văn minh, phù hợp với tư cách thành viên của cộng đồng quốc tế”.
Chính phủ Philippines đã từ chối xác nhận các báo cáo của AMTI, mặc dù người phát ngôn của Tổng thống Rodrigo Duterte nói rằng các hành động của Trung Quốc sẽ là “không đúng” nếu họ thực sự ngăn chặn các tàu cá của Philippines tiếp cận với bãi cát gần đảo Thị Tứ.
Bắc Kinh nói rằng hạm đội tàu quanh Thị Tứ là để đánh cá
Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài viết của hai tác giả Jiang Yanchian và Hu Bo nói rằng AMTI đã giải thích sai hình ảnh vệ tinh mà tổ chức này có được về hạm đội tàu Trung Quốc triển khai ở quanh đảo Thị Tứ, và khẳng định các tàu Trung Quốc ở đó không liên quan gì đến việc xây dựng của Philippines, mà tới đó để đánh cả, phục vụ nhu cầu hải sản gia tăng trong dịp Tết Nguyên đán.
Nhà phân tích chính trị Panos Mourdoukoutas trên tờ Forbes đã thảo luận về nỗ lực đẩy lùi Trung Quốc trên Biển Đông của Việt Nam và Indonesia, cho rằng việc đứng lên của những nước này trước hành động bành trướng của Bắc Kinh không dẫn đến chiến tranh. Trong bài viết của mình, nhà báo Mourdoukoutas đã đề cập tới quyết định của Indonesia đối với việc vạch ra một “lằn ranh đỏ”, thiết lập các khu vực đánh cá độc quyền trên Biển Đông và việc Việt Nam đang tìm cách thúc đẩy một hiệp ước ngăn chặn các hoạt động xâm lấn của Trung Quốc trên vùng biển này. Từ những trường hợp điển hình được nêu ra, ông Mourdoukoutas kêu gọi chính phủ Philippines đừng quá vì sợ bị trả thù mà nhún nhường trước Trung Quốc.
Quay lại với Hoa Kỳ
Dưới thời Tổng thống Duterte, Philippines đã thể hiện một chính sách ngoại giao mềm mỏng với Bắc Kinh, ghi “dấu ấn đậm nét” bằng việc ông Duterte phủ nhận lợi thế chiến thắng của chính Philppine trong vụ kiện “đường chín đoạn” của Trung Quốc, và cho rằng phán quyết của tòa án quốc tế tại La Hay chỉ là “tờ giấy”.
Manila đã chọn ngả theo Bắc Kinh, vì thế mối quan hệ Mỹ-Phi dường như cũng trở nên phai nhạt. 
Nhưng mọi chuyện dường như sẽ đổi thay vào thời gian tới, khi vào ngày 1/3, trong cuộc họp báo chung ở Philippines với người đồng cấp Teodoro Locsin, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, tuyên bố rằng, bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào lực lượng, máy bay hoặc tàu của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt nghĩa vụ hỗ trợ quân sự theo Điều 4 của Hiệp ước phòng thủ tương trợ đã được Mỹ-Phi (MDF) ký kết vào năm 1951.
Tuyên bố của ông Pompeo báo hiệu mức độ cam kết cao hơn của Hoa Kỳ đối với nước đồng minh của mình ở Đông Nam Á, vì trước đây Mỹ chưa bao giờ đảm bảo với Philippines rằng họ sẽ viện dẫn MDF để hỗ trợ Philippines trên Biển Đông.
“Những gì ông Pompeo nói là điều mà lực lượng quốc phòng [Philippines] thực sự muốn nghe”, Julio Amador III, một thành viên của Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á Thái Bình Dương có trụ sở ở Manila, bình luận.
Tin mới cập nhật từ hãng tin News của Úc, những tàu đánh cá có vũ trang của Trung Quốc đã tháo chạy khỏi đảo Thị Tứ, sau khi hai tàu đổ bộ tấn công USS Ashland (LSD 48) và USS Green Bay (LPD 20) của Mỹ tiến vào khu vực. Sau đó, lực lượng vũ trang của Philippines cũng đã gửi tàu hỗ trợ tiến gần đảo Thị Tứ. Điều này đồng nghĩa với việc lời hứa của ông Pompeo về việc Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines trên Biển Đông đã được thực hiện.

Powered by Blogger.