Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Cáo già Putin làm gấu trúc Tập bành bẽ bàng!

Tuesday, November 5, 2019 // ,
 Thesaigonpost  tháng 11 02, 2019
Việc Nga tuyên bố sẽ “không liên minh quân sự với Tàu cộng” là một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt Tập Cận Bình !  Tuyên bố mới nhứt này của Nga hoàn toàn phù hợp với chiến lược của Putin và thân phận của nước Nga mà cá nhơn đã nhiều lần nhận định.
Thực ra, trong mắt của Putin thì Nước Mỹ vừa là kẻ thù, vừa là ân nhân. Kẻ thù là vì Nước Mỹ thời cố tổng thống Ronald Reagan đã hủy diệt cái nôi sản sinh ra chủ nghĩa cộng sản. Ân nhân là nhờ có chiến lược “chiến tranh giữa các vì sao” mà Putin mới có được như ngày hôm nay, bởi vì nếu Liên Sô không sụp đổ thì Putin vẫn chỉ là anh tài xế taxi sau khi bị đạp ra khỏi KGB.
Ngược lại, bề ngoài Putin và Tập Cận Bình luôn thể hiện “tay bắt mặt mừng” nhưng trong lòng Putin là một khối băng lạnh giá !  Bởi vì hơn ai hết, Putin thừa biết bản chất của Tàu cộng, bản chất của Hán tộc là bản chất của loài ếch phản phúc, tức khi đồng khô, hồ cạn thì loài ếch chui vào hang Cua để giữ ẩm bộ da của nó nhờ sự ẩm ướt của hang Cua cũng như loài Ếch sẽ đưa mỏ vào hút lấy nước bọt từ miệng Cua tiết ra để sống sót chờ mưa dông, để rồi khi có mưa dông, nước ra đầy đồng thì những con Cua trong hang nơi loài Ếch nương nhờ, tá túc sẽ trở thành món ăn đầu tiên trước khi loài Ếch rời hang Cua. 
Tàu cộng cũng vậy, thời tiền trào cộng sản, mọi hoạt động của gian đảng Mao Trạch Đông đều do Liên Sô tài trợ, ủng hộ. Tuy nhiên khi có lông, có cánh thì Mao Trạch Đông quay ngoắt 180 độ, xua quân tranh chấp biên giới với Liên Sô và sau đó “liên Mỹ – đả Sô”. Sự sụp đổ của Liên bang Sô viết có sự góp sức không nhỏ của Tàu cộng. Nói trắng ra thì giữa Nga và Tàu cộng luôn có mối “thâm cừu – đại hận” nhưng được che đậy bởi màn sương mỏng trong “giải pháp tình thế” của đôi bên. Nga luôn bị Mỹ và Phương Tây coi là “thù địch” thì Putin cũng phải giả đò hòa hiếu với Tàu cộng để tránh tình huống “mua thù chuốc oán” với láng giềng to xác, tham lam.
Mặc dù cũng như bao người yêu tự do, bao người là hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa căm thù độc tài, cộng sản, tuy nhiên chúng ta phải thừa biết một điều là nước Nga rất bản lãnh, ngoan cường dưới sự lãnh đạo của độc tài Putin. Bởi trước sức ép của Mỹ và Phương Tây, Putin vẫn lèo lái được nước Nga đi theo mô hình “chủ nghĩa cộng sản độc tài cách tân”, Nước Nga vẫn với tay ra bên ngoài lãnh thổ của Nga để chống lưng cho các thể chế độc tài khác như Maduro của Venezuela, Assad của Syria, … đồng thời vẫn dư sức cướp đoạt bán đảo Crimea của Ukraine trước sự bất lực của Mỹ và Phương Tây.
Vì vậy, cũng như tổng thống Donald Trump và cộng sự, Putin không khó nhận ra hiểm họa “Death by China – Chết bởi Tàu cộng” mà chính nước y cũng là nạn nhơn của Tàu cộng. Tuy nhiên, vì Nga là một nước nghèo, “Gross Domestic Product - tổng sản phẩm quốc nội” hay viết tắt là GDP của Nga chỉ xấp xỉ với GDP của tỉnh Quảng Đông bên Tàu cộng. Cho nên Putin phải tỏ ra “bằng mặt” với Tàu cộng dù không thể bằng lòng. Putin phải hòa hiếu với Tàu cộng để làm đối trọng với Mỹ và Phương Tây ở Liên Hợp quốc cũng như các khu vực có tranh chấp về địa chánh trị. Putin phải hòa hiếu với Tàu cộng để bán vũ khí cho Tàu cộng lấy đôla giữ ghế, giữ nước,…
Ngược lại, Tập Cận Bình phải bằng mặt với Putin ngoài những nguyên nhân tương tự như cách ứng xử của Putin ra thì còn có một mục đích thâm hiểm khác, đó là “xúi Nga chống Mỹ” để ngao cò đánh nhau, ngư Ông đắc lợi. Bởi vì dù Nga nghèo nhưng lại sở hữu kho vũ khí khổng lồ do Liên Sô để lại cùng với chỉ số IQ cao của sắc tộc Slav nên Tàu cộng phải “lợi dụng” Nga để vừa lấy Nga làm vệ sỹ, vừa ăn cắp công nghệ vũ khí của Nga.
Tuy nhiên đã hết cái thời để Tàu cộng trục lợi cả Mỹ lẫn Nga kể từ khi tỷ phú Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ. Với quyết tâm “Nước Mỹ là trên hết – làm cho Nước Mỹ vĩ đại trở lại” của tổng thống Donald Trump thì dĩ nhiên quan hệ của Nước Mỹ với các nước phải được định hình lại. Lẽ ra Ông Trump đã hạ mức độ nguy hiểm của Nga, Bắc Hàn xuống và đưa Tàu cộng, Iran, Khủng bố lên hàng đầu, tuy nhiên hành động này của ông Trump chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của đảng Dân chủ và một số thành viên của Đảng Cộng hòa mà kẻ đứng sau lưng giựt dây chính là Tàu cộng, nên ông Trump chưa thể một sớm một chiều đưa Nga và Bắc Hàn ra khỏi danh sẽ kẻ thù của Nước Mỹ mà ông Trump phải nhích dần từng bước trước khi dẹp tan “thù trong” của Nước Mỹ.
Ở phía bên kia, Putin và Kim Jong Un cũng hiểu rõ thiện chí của Donald Trump nhưng vì “thù trong” của Nước Mỹ vẫn còn manh động, hung hang, nên cả hai cũng phải giả lả với Tập Cận Bình và giả đò đối đầu với Mỹ để chờ thời cơ thuận lợi bỏ rơi Tàu cộng. Làm gì có chuyện Mỹ với Bắc Hàn thù địch nhưng tổng thống Mỹ lại nói Kim Jong Un là bạn tốt, Putin là bạn tốt ? Phải có cái gì đó rất ấn tượng, ấm áp và tin tưởng thì ông Trump mới nói như vậy.
Hiện nay cái mà cả Putin và Kim Jong Un đều rất cần đó là TIỀN. Dưới cái thời Obama làm tổng thống Mỹ thì Nga bị bao vây, cấm vận nghiêm khắc nhưng Nga và Bắc Hàn vẫn thở được vì nhận được sự hỗ trợ của Tàu cộng theo cách “vẽ dầu cho kiến bu”, vì lúc đó Tàu cộng một mình mùa gậy vườn hoang, tha hồ cướp đoạt tiền của từ Nước Mỹ bởi chánh sách “ngoại giao ươn hèn” của Obama. Nay thì hết rồi, với chánh sách ngoại giao không khoan nhượng, gây sức ép tối đa của tổng thống Donald Trump thì Tàu cộng đã rơi vào cơn đại suy thoái kinh tế, thân nó lo còn chưa xong thi`lấy đâu ra dầu để dụ kiến !
Vì vậy, Nga và Bắc Hàn đã suy thoái tư tưởng, đã chủ động quay trục, quay cần về phía Mỹ. Nhưng để chắc ăn thì Putin và Kim Jong Un phải chờ thời, tức phải nghe ngóng coi ông Trump có dẹp xong đám thù trong của Nước Mỹ không (?) có chắc cú thắng cử ở nhiệm kỳ hai hay không (?) thì mới chánh thức quay cần. Nay thì những người mà Putin và Kim Jong Un mong đợi từ phía ông Trump đã rõ ràng, ông Trump đã làm thất bại âm mưu lật đổ tổng thống của đảng Dân chủ và đám Never Trump, ông Trump chắc cú ngồi tiếp ở Bạch Cung thêm 5 năm nữa !  Vì vậy nên Kim Jong Un hối thúc Mỹ khẩn trương nối lại đàm phán về nội dung giải giáp hạch tâm để sớm có tiền cứu đói cho Bắc Hàn.
Putin cũng vậy, cũng đang rất khát đôla để chống sụp đổ nền kinh tế và sụp đổ ngai vàng Sa Hoàng của hắn. Muốn có tiền thì chơi với Mỹ, muốn làm đĩ thì chơi với Tàu. Putin đã sống và trưởng thành trong thời Liên Sô, đã hiểu rõ nguyên nhân Liên Sô tan rã nên không khó nhận ra Tàu cộng cũng như Liên Sô trước đây khi những triệu chứng sụp đổ của Tàu cộng đã bộc phát mạnh mẽ hệt như Liên Sô trước đây; đó là kinh tế xuống dốc không phanh, chánh trị bất an qua điểm nóng Hong Kong, … Vì vậy cho nên khi có nghi ngờ Nga sẽ liên minh quân sự với Tàu cộng thì Nga lắc đầu ngoày ngoạy !
Dẫu cho Putin có bị bịnh teo não bộc phát thì hắn cũng nhận ra hiểm họa khôn lường cho nước Nga và bản thân của hắn một khi quyết định liên minh quân sự với Tàu cộng. Bởi vì tiềm lực quân sự của Tàu cộng đâu phải đồ bỏ đi, nếu Nga mà giàu như Nhựt Bổn thì đẳng cấp quân sự của Nga sẽ ngang ngửa với Mỹ là điều khả dĩ.  Liên minh quân sự với Tàu cộng có khác gì làm mướn nhận lương thấp từ Tàu cộng bởi vì Tàu cộng đang suy thoái và có dấu hiệu rõ ràng về viễn cảnh sụp đổ nền kinh tế.
Liên minh quân sự với Tàu cộng để bị Tàu cộng ăn cắp công nghệ sản xuất vũ khí à ?  Liên minh quân sự với Tàu cộng để ông Trump trừng phạt và yêu cầu các đối tác mua vũ khí như Ấn Độ, Arab Saudi, … cô lập, nghỉ chơi với Nga à ?  Cái ma`Putin đang rất cần là TIỀN, TIỀN và TIỀN, chớ không phải ôm mộng bá chủ thế giới như Tàu cộng. Nga muốn có tiền thì phải ủng hộ tổng thống Donald Trump vì chỉ có tổng thống Donald Trump mới giúp cho Nga thoát nghèo mà không vụ lợi. 
Tóm lại, Tàu cộng sẽ không thể tìm ra một liên minh quân sự nào ngay lúc này cả (!) tại sao thì Tàu cộng phải tự kiểm, phải coi lại cách mình ăn ở ra làm sao (?) nên ra nông nổi này !  Với cái đà này thì chỉ cần bà Nancy Pelosy không còn lý do thoái thác, trì hoãn thông qua Hiệp định thương mại Mỹ – Mexico – Canada cũng như việc Tàu cộng phải mở cửa thị trường tự do và phải chịu phạt về hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ thì sự sụp đổ nền kinh tế của Tàu cộng kéo theo sự sụp đổ thể chế cộng sản toàn trị của Tàu cộng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn cả Liên Sô. Putin từ chối liên minh quân sự với Tàu cộng là đương nhiên vì hắn ta là kẻ rất thức thời./.
Tran Hung

Hội nghị Trung ương 4 ĐCSTQ và “sự nổi dậy của thế lực gây chia rẽ”

Hội nghị Trung ương 4 ĐCSTQ và “sự nổi dậy của thế lực gây chia rẽ”

31/10/2019
Hội nghị toàn thể Trung ương 4 Ban chấp hành ĐCSTQ khóa 19 (dưới đây ghi tắt: Hội nghị Trung ương 4) khai màn tại khách sạn Kinh Tây (Bắc Kinh) hôm 28/10 đã được truyền thông thế giới đặc biệt chú ý. Thông tin chỉ ra, giới quan chức tham gia hội nghị ngay sau khi bước vào địa điểm tổ chức đã cắt liên lạc với bên ngoài; một tuần trước đó hội nghị, nhiều xe tăng, xe bọc thép đã được bố trí canh phòng tại nhiều điểm nhạy cảm ở Bắc Kinh.
image1.jpeg
Xe tăng tại Bắc Kinh ngày 22/7/2014 (Ảnh: Getty Images)
Trong cuộc họp của những nhân vật đứng đầu các phe phái này, giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết cần thảo luận sâu về phương hướng và đường lối của ĐCSTQ. Tuy nhiên, giới quan sát bên ngoài dường như chú ý nhất về vấn đề sắp xếp nhân sự cấp cao, bên cạnh đó là vấn đề xử lý cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và tình hình Hồng Kông. Có nhận định cho rằng, bất kể Hội nghị Trung ương 4 này có bao nhiêu chương trình nghị sự thì cũng chỉ có một vấn đề quan trọng.

An ninh chặt chẽ hơn cả đợt diễu binh ngày 1/10 vừa qua?

Ông Quách Văn Quý, một doanh nhân giàu có người Đại Lục sống lưu vong tại Mỹ là người luôn bám sát mọi biến động tại Đại Lục cho biết, vào đêm trước diễn ra Hội nghị đã xuất hiện số lượng lớn xe tăng tiến vào một số địa điểm nhạy cảm ở Bắc Kinh. Những vùng nhạy cảm này bao gồm tuyến đường chính Mộc Tê Địa từ quanh phần phía tây của Bắc Kinh để vào khu trung tâm thành phố, tuyến Nam Hồ Tử ở phía đông Tử Cấm Thành và khu Tòa nhà Chính phủ tại cổng An Định phía đông của Bắc Kinh.
Ngoài ra còn có số lượng lớn xe bọc thép và xe tăng túc trực tại các khu vực khác như Tòa nhà Ban tình báo của Tổng cục Tham mưu (được xem là CIA của ĐCSTQ), khu tòa nhà 81 quân đội, nghĩa trang Bát Bảo Sơn, núi Ngọc Tuyền (nơi nghỉ ngơi của các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị), khu Tây Sơn bên ngoài Bắc Kinh, sân bay Nam Uyển, sân bay chuyên dụng của quân đội ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh.
Trong “hệ thống phòng thủ” này còn có lực lượng hùng hậu nhân viên bảo vệ canh chừng tại trung tâm chỉ đạo hệ thống tàu điện ngầm. Nhiều nhân viên an ninh có súng và lệnh thực thi đã được bố trí tại hệ thống tàu điện ngầm, theo dõi phía sau người lái tàu, nhưng phía sau nhân viên bảo vệ này còn có thêm một nhân viên bảo vệ để giám sát hai người phía trước. Ông Quách Văn Quý nhận định quy mô an ninh kiểu này còn chặt chẽ hơn cả đợt diễu binh ngày 1/10 của ĐCSTQ.

Quan chức tham gia hội nghị như bị giam lỏng

Trước đó, tờ Epoch Times (Mỹ) cũng dẫn nguồn tin từ nội bộ ĐCSTQ cho biết, công tác an ninh tại Hội nghị Trung ương 4 này đã được cơ quan chức năng Bắc Kinh bố trí nghiêm mật, bắt đầu từ ngày 20/10.
Như vậy là ĐCSTQ đã tăng cường công tác canh phòng từ trước một tuần diễn ra Hội nghị Trung ương 4. Dĩ nhiên ưu tiên an ninh hàng đầu là tại khách sạn Kinh Tây nơi tổ chức hội nghị, tại các ngả đường quanh khách sạn đều có xe cảnh sát trấn giữ, các giao lộ quan trọng đều bố trí cả quân đội và cảnh sát vũ trang, ngoài ra còn số lượng lớn cảnh sát mặc thường phục.
Có thể nói xung quanh khách sạn Kinh Tây đã bị lực lượng an ninh dày đặc “bao vây”.
Những thông tin còn chỉ ra, các quan chức ĐCSTQ vào khách sạn Kinh Tây không khác gì bị giam lỏng, vì không dễ để liên lạc được với họ. Với hệ thống an ninh lấy Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh làm chủ lực, mọi người trong khu vực liên quan đều bị giám sát chặt chẽ, không thể đi lại, trò chuyện tùy tiện. Cơ quan chức năng cho biết đây là cách “giữ trật tự”. Loại môi trường an ninh này khiến người quan sát không khỏi liên tưởng đến nhà tù của ĐCSTQ. Các quan chức ĐCSTQ ở trong môi trường này thậm chí còn mất tự do hơn cả tù nhân trong tù!
Ông Quách Văn Quý nhận định: “Tình hình cho thấy bầu không khí nội bộ ĐCSTQ quá căng thẳng.”
image2.jpeg
Hội nghị cấp cao của ĐCSTQ đã được bố trí dày đặc nhân viên an ninh. Hình ảnh nhân viên an ninh mặc đồ đen trong Đại lễ đường Nhân dân tại “lưỡng hội” ngày 6/3/2016 (Ảnh: Getty Images)

Sự nổi dậy của thế lực gây chia rẽ?

Hội nghị Trung ương 4 năm nay đã bị phong tỏa thông tin nghiêm mật, giới quan sát bên ngoài rất khó có thể nắm được tình hình. Hình dung về độ căng thẳng trong cuộc chiến nội bộ ĐCSTQ, nhà bình luận kỳ cựu Lâm Bảo Hoa tại Đài Loan, người đã trực tiếp trải nghiệm cuộc Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ, đã diễn tả bằng cụm từ “Ánh dao và Bóng kiếm”.
Theo thông tin, có hiện tượng kỳ lạ trong Hội nghị Trung ương 4 năm nay là vấn đề thảo luận lại về mục tiêu chung của nhiệm vụ cải cách sâu sắc đã được thảo luận trong Hội nghị Trung ương 3. Điều này có thể cho thấy xu thế bất mãn trong ĐCSTQ đối với công việc của chính quyền Tập Cận Bình trong vài năm qua đang lên cao trào.
Như đã biết, trong những năm gần đây, chính quyền Bắc Kinh đã nổi lên như một thế lực thách thức trật tự quốc tế trên nhiều phương diện như khoa học công nghệ, quân sự, địa chính trị. Hàng loạt biện pháp của chính quyền Bắc Kinh đã khiến Mỹ và các nước phương Tây khác phải cảnh giác. Mỹ đã xem cuộc đấu với ĐCSTQ trở thành vấn đề hiển nhiên, trọng điểm, không còn giữ ý như trước.
Dễ thấy, ĐCSTQ ngày càng bị cô lập trước cộng đồng quốc tế, đang dần đi theo hướng “bế quan tỏa cảng”, thậm chí có thể trở lại thời kỳ Mao Trạch Đông.
Ký ức khiếp sợ của thời đại Mao có lẽ vẫn ám ảnh đối với không ít người Trung Quốc ngày nay, không ai muốn quay lại thời đại mà số phận mọi người đều gặp nguy hiểm như vậy, chính vì thế mà ngày càng có nhiều tiếng nói chất vấn trong ĐCSTQ.
Nhưng những chất vấn này, trong quan điểm của thế lực trung thành với ĐCSTQ, thường xem là lực lượng gây chia rẽ phá hoại đoàn kết trong Đảng. Đài VOA Mỹ dẫn quan điểm từ truyền thông của ĐCSTQ chỉ ra, Hội nghị Trung ương 4 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức của cái gọi là “sự nổi dậy của thế lực gây chia rẽ”.

Chỉ có một chủ đề quan trọng

Trước châm ngôn của ĐCSTQ cho rằng họ phải “cai trị vĩnh viễn” thì vấn đề chia rẽ là không được phép, do đó chắc chắn ĐCSTQ sẽ phải tìm mọi cách để thống nhất tiếng nói của tất cả các phe phái.
Vì lẽ đó, công tác an ninh quá khác thường tại hội nghị này cũng nhằm mục đích gây đe dọa tâm lý mọi người, khiến mọi người vì sợ hãi mà không còn dám lên tiếng trái chiều. Tờ Les Echos (Pháp) có dẫn nhận định cho rằng trọng tâm của hội nghị này là duy trì và cải thiện “thể chế xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc ĐCSTQ”, nhằm củng cố chế độ độc tài độc Đảng.
Đồng quan điểm, nhà bình luận Lam Thuật chia sẻ trên tờ Epoch Times rằng ĐCSTQ không mấy quan tâm đến Hồng Kông, họ chỉ quan tâm đến những lợi ích mà Hồng Kông mang lại; họ cũng không mấy quan tâm đến Mỹ sẽ trừng phạt bao nhiêu thuế quan, càng không thực sự quan tâm đến nền kinh tế Trung Quốc; thứ ĐCSTQ quan tâm nhất là gia cố quyền lực của ĐCSTQ… Cho nên bất kể hội nghị có bao nhiêu chương trình nghị sự thì suy cho cùng cũng chỉ có một vấn đề là bảo vệ chế độ độc tài một Đảng.
Lý Mộc Dương

Powered by Blogger.