Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 05/11/2019

Tuesday, November 5, 2019 7:54:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 05/11/2019

Mỹ chính thức đệ đơn rút khỏi Thỏa thuận Paris

(Reuters) – Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thông báo cho Liên Hợp Quốc rằng họ sẽ rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Paris, bước chính thức đầu tiên trong quá trình kéo dài một năm để rút khỏi hiệp ước toàn cầu chống biến đổi khí hậu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xác nhận hôm 4/11.
Hoa Kỳ, nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới về lịch sử, sẽ trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới đứng ngoài hiệp định. Với quyết định này, Tổng thống Donald Trump hứa sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp dầu khí và than của Mỹ.
“Mỹ tự hào về thành tích đứng đầu thế giới trong việc căt giảm tất cả các loại khí thải, nuôi dưỡng khả năng bền bỉ, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo năng lượng cho công dân của chúng ta. Mô hình của chúng ta là mô hình thực tế và thực dụng,” ông Pompeo nói trên Twitter.
Các tổ chức hoạt động môi trường cho biết họ hy vọng ông Trump sẽ bị đánh bại vào năm 2020 và người lên làm tổng thống sẽ quyết định tái tham gia thỏa thuận với các mục tiêu mới táo bạo.
“Vị tổng thống kế tiếp sẽ cần tham gia lại thỏa thuận ngay lập tức và cam kết chuyển đổi sang năng lượng sạch một cách nhanh chóng và toàn diện mà tình trạng khẩn cấp về khí hậu đòi hỏi,” Jean Su, giám đốc năng lượng của Trung tâm Đa dạng sinh học, cho biết.
Chính quyền Obama đã đưa Mỹ tham gia vào hiệp ước hồi năm 2015, hứa hẹn sẽ cắt giảm 26-28% lượng khí thải nhà kính của Mỹ vào năm 2030 từ mức năm 2005.
Ông Trump đã vận động tranh cử với lời hứa sẽ hủy bỏ cam kết đó, nói rằng nó làm tổn hại nền kinh tế Mỹ trong khi cho phép những quốc gia gây ô nhiễm lớn khác như Trung Quốc tăng lượng khí thải. Nhưng ông bị các quy tắc của Liên Hợp Quốc ràng buộc phải chờ đến ngày 4/11 năm 2019 mới có thể nộp hồ sơ rút ra.
“Những gì chúng tôi không làm là trừng phạt người dân Mỹ trong khi làm giàu cho những nước ngoài gây ô nhiễm,” ông Trump nói tại một hội nghị ngành công nghiệp khí đá phiến ở Pennsylvania hôm 23/10.
Tất cả những ứng viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ vốn tìm cách đẩy ông Trump ra khỏi Nhà Trắng trong cuộc bầu cử năm tới đã hứa sẽ tái tham gia Thỏa thuận Paris nếu họ thắng cử. Nhưng việc ông Trump rút khỏi Thỏa thuận Paris vẫn có thể để lại dấu ấn lâu dài, ông Andrew Light, một chuyên viên cao cấp tại Viện Tài nguyên Thế giới và là cựu cố vấn cho đặc phái viên khí hậu Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, nói.
“Trong khi việc rút khỏi Thỏa thuận Paris phục vụ nhu cầu chính trị của chính quyền Trump, ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ sẽ mất lực đẩy,” ông nói và cho biết rằng sẽ mất nhiều thời gian để cộng đồng quốc tế ‘tin tưởng Mỹ như là đối tác nhất quán’.
Cho đến khi Mỹ chính thức rút ra, nước này sẽ tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán về các khía cạnh kỹ thuật của thỏa thuận do một nhóm nhỏ các quan chức chuyên nghiệp của Bộ Ngoại giao Mỹ đại diện.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ch%C3%ADnh-th%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%87-%C4%91%C6%A1n-r%C3%BAt-kh%E1%BB%8Fi-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-paris/5152777.html

Đối phó với tham vọng bành trướng ảnh hưởng

của Bắc Kinh, Mỹ sẽ triển khai

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển tới Biển Đông

Tờ Daily Express của Anh hôm 31/10 đưa tin Hải quân Mỹ dự kiến sẽ triển khai Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (USCG) tới Biển Đông để đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở khu vực.
Thông điệp rõ ràng của Hải quân Mỹ
Bộ Quốc phòng Mỹ từng tuyên bố coi các tàu bán quân sự và bảo vệ bờ biển của Trung Quốc là “cánh tay” của Hải quân Trung Quốc, điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ áp dụng các quy tắc can dự quân sự để chống lại lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng dân quân Trung Quốc. Vì vậy, thông tin Hải quân Mỹ dự kiến sẽ triển khai USCG tới Biển Đông hoàn toàn dễ hiểu. Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, USCG được triển khai ở Biển Đông. Theo đó, USCG sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung với các đối tác trong khu vực. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ “Asia Times”, Chỉ huy USCG, Đô đốc Karl Leo Schultz cho biết “có những cuộc thảo luận đang diễn ra, những nỗ lực lập kế hoạch liên tục để hỗ trợ cho các hoạt động của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (INDO-PACOM) ở Biển Đông… Chúng tôi đã hợp tác trong đào tạo cho các đồng minh để tăng cường an ninh trong khu vực. Chúng tôi tập trung sâu sắc vào những đối tác tương tự, xây dựng một cách tiếp cận khu vực”.
Trong chuyến thăm Manila vào tháng 10/2019 để giám sát cuộc tập trận Sama-Sama, Đô đốc Karl Leo Schultz cũng nhắc lại rằng việc triển khai USCG. Ông nói: “Để đối phó với các hành vi cưỡng ép và đối kháng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, Cảnh sát biển Mỹ đề xuất sự can dự và hợp tác minh bạch ở cả cấp độ chuyên nghiệp và cá nhân”. Động thái này là một phần trong phản ứng tiếp theo của Mỹ nhằm mạnh mẽ chống lại việc Trung Quốc sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng dân quân biển để chiếm giữ các thực thể và tài nguyên ở vùng biển tranh chấp. Trong dấu hiệu thể hiện sự ủng hộ của Anh đối với chính sách Biển Đông của Tổng thống Trump, Bộ Quốc phòng Anh đã tuyên bố tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth sẽ lần đầu tiên được triển khai tác chiến trong nhiệm vụ hải quân chung giữa Mỹ – Hà Lan – Anh ở Biển Đông năm 2021.
Sự hiện diện của USCG ở Biển Đông sẽ là gáo nước lạnh dội vào TQ
Hiện nay, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có sự hiện diện của 5 quốc gia. Dù vậy, hầu hết các tàu hoạt động xung quanh Trường Sa là của Trung Quốc, thuộc lực lượng dân quân hàng hải chính thức, đóng vai trò ngày càng rõ rệt trong việc khẳng định những yêu sách hàng hải của Bắc Kinh tại khu vực.Mục đích của Bắc Kinh khi sử dụng dân quân hàng hải là để giữ sự uy hiếp dưới mức quân sự và không đẩy quá mức phản ứng của các quốc gia khác, trong trường hợp này bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Mỹ, bằng cách núp đằng sau bộ mặt dân sự. Để đánh lừa dư luận, các tàu “dân quân biển” giảm tối đa trang thiết bị và chức năng phòng vệ, giúp Trung Quốc dễ dàng phủ nhận những bằng chứng về các hành động quân sự tại khu vực.
Một đánh giá về dữ liệu viễn thám của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế và Trung tâm sáng kiến hàng hải Skcanight của Vulcan Inc. (Mỹ), bao gồm hình ảnh hồng ngoại, radar khẩu độ tổng hợp và hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, cho thấy: số lượng tàu lớn nhất hoạt động trong quần đảo Trường Sa thuộc đội tàu đánh cá Trung Quốc, thường có từ 200 – 300 thuyền tại đá Subi và Mischief Reefs (đá Vành khăn). Tuy Trung Quốc duy trì đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới, nhưng ở khoảng cách 800 hải lý (khoảng 1.480km) từ đất liền, quần đảo Trường Sa là quá xa đối với các tàu đánh cá Trung Quốc cỡ vừa và nhỏ, nếu không nhận nguồn trợ cấp “khủng” từ chính phủ. Lực lượng dân quân hàng hải được xem là đội tiên phong của Trung Quốc trong việc khẳng định các yêu sách phi lý đối với Biển Đông. Vụ việc bạo lực tiếp theo xảy ra ở Biển Đông có nhiều khả năng liên quan đến “dân quân biển” Trung Quốc hơn là Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hoặc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc, vì các phương tiện thiếu cơ chế liên lạc và giảm leo thang căng thẳng như những lực lượng tương quan của quốc gia khác.
Các tàu đánh cá của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa có trọng tải trung bình hơn 500 tấn – vượt quá kích thước yêu cầu cho các tàu thực hiện chuyến đi quốc tế trong việc sử dụng bộ thu phát hệ thống nhận dạng tự động (AIS), giúp phát sóng thông tin nhận dạng, tiêu đề và các dữ liệu khác. Thống kê chỉ ra rằng, dưới 5% số tàu “đánh cá” của Trung Quốc thực sự phát tín hiệu AIS. Điều này cho thấy, hạm đội có ý định che giấu số lượng và hành động. Các tàu lưới nhẹ, chiếm số lượng lớn nhất trong nhóm tàu đánh cá Trung Quốc tại Trường Sa, rất hiếm khi triển khai thiết bị đánh cá.
http://biendong.net/bien-dong/31278-doi-pho-voi-tham-vong-banh-truong-anh-huong-cua-bac-kinh-my-se-trien-khai-luc-luong-bao-ve-bo-bien-toi-bien-dong.html

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích ‘tư tưởng thù địch’

 của chính quyền TQ

Phát biểu tại một sự kiện ở New York hôm 30/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo “hệ tư tưởng thù địch” của chính quyền Bắc Kinh đang đe dọa các giá trị Mỹ, và kêu gọi Hoa Kỳ sẵn sàng đối đầu thử thách với nhà nước Trung Quốc.
Trang tin The BL dẫn lời ông Pompeo phát biểu trong một sự kiện tại Viện nghiên cứu Hudson: “Hôm nay, cuối cùng chúng ta cũng nhận ra mức độ thù địch của chính quyền Trung Quốc đối với nước Mỹ và các giá trị Mỹ, những lời nói cũng như những hành động tồi tệ của họ đã tác động tới chúng ta ra sao”.
Ngoại trưởng Pompeo nói rằng, Mỹ trân trọng tình bạn với người dân Trung Quốc, nhưng chính quyền Trung Quốc đã đặt ra các mối đe dọa an ninh với Hoa Kỳ. Chính người dân Mỹ cũng không biết được toàn bộ câu chuyện trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã hỗ trợ sự phát triển của Trung Quốc với hy vọng quốc gia này sẽ trở nên tự do và dân chủ hơn.
Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh, nhà nước Trung Quốc đang phải đối mặt với một loạt cáo buộc, trong đó có các chính sách “bất công và ăn cắp” trong thương mại, sự vi phạm nhân quyền, xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông và “bắt nạt” các nước láng giềng nhỏ hơn.
Trong bài phát biểu của mình, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng cho biết, chính quyền Trung Quốc tập trung vào đấu tranh và duy trì ý thức hệ thù địch như một nỗ lực thống trị thế giới với “một mô hình quản trị hoàn toàn khác”.
Ngoại trưởng Mỹ nói: “Đây không phải là tương lai mà tôi muốn. Tôi nghĩ rằng, bất cứ ai trong căn phòng này đều không muốn một tương lai như vậy, các nhà dân chủ khác cũng không muốn, người dân Trung Quốc cũng không muốn, những người yêu tự do ở Trung Quốc không mong muốn mô hình này”.
Những phát biểu trên của ông Pompeo được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước vẫn đang căng thẳng. Tháng trước, chính quyền Tổng thống Trump đã áp đặt hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc tham gia đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số theo đạo Hồi ở Tân Cương.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31284-ngoai-truong-my-chi-trich-tu-tuong-thu-dich-cua-chinh-quyen-tq.html

Quan sát Cuộc sống Đó đây Hồ sơ Kịch bản thảm khốc

khi chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên nổ ra

Chiến tranh hạt nhân là điều không mong muốn với hậu quả vô cùng thảm khốc cho cả hai bên. Trong cuộc chiến này, Mỹ có ưu thế hơn Triều Tiên.
LTS:Tác giả DePetris trong bài viết bằng tiếng Anh trên tờ National Interest đã nêu ra tình huống nổ ra chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên, và kịch bản thảm khốc khi Mỹ quyết định tấn công hạt nhân trực diện vào thủ đô của Triều Tiên.
Mỹ sẵn sàng đáp trả nếu bị tấn công trước
Nếu Triều Tiên thực hiện phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn đầu đạn hạt nhân vào một thành phố nào đó của Mỹ thì chắc chắn Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không ngại ngần phóng tên lửa hạt nhân đáp trả. Vấn đề lúc đó không phải là Mỹ có đáp trả hay không mà là sẽ phóng tên lửa hạt nhân vào vị trí nào trên lãnh thổ Triều Tiên.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là mục tiêu khó khăn nhất của cộng đồng tình báo Mỹ. Công việc thu thập và phân tích thông tin tình báo vốn cực kỳ tốn thời gian và nguy hiểm. Có thể mất hàng tháng hoặc hàng năm trời để xây dựng “cơ sở”, tuyển điệp viên hay làm chuyển hóa một đối tượng nào đó. Mà những điều này thì cả CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ), NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ), và Văn phòng Giám đốc Tình báo Mỹ đều không có cơ hội để thực hiện một cách thuận lợi trên lãnh thổ Triều Tiên.
Những gì Washington có được là hình ảnh vệ tinh từ trên cao và công nghệ chặn thu điện tử. Nhưng ngay cả Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coats cũng từng thú nhận trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ rằng người của ông thu được những kết quả rất hạn chế trong việc tiếp cận thông tin tình báo về Triều Tiên.
Trong bối cảnh đó, Bình Nhưỡng – thủ đô của Triều Tiên với hàng triệu cư dân, sẽ là mục tiêu nổi bật cho một cuộc tấn công trả đũa từ Mỹ. Tất nhiên lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un cùng em gái và các tướng lĩnh Triều Tiên sẽ ẩn mình an toàn trong một boong-ke kiên cố nào đó trước khi Washington ra lệnh cho quân đội Mỹ khai hỏa bộ ba hạt nhân của mình (gồm oanh tạc cơ hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân, và tên lửa hạt nhân phóng từ mặt đất – ND), nhưng điều này không phải là vấn đề đối với Mỹ. Vì, mục đích của một cuộc tấn công trả đũa do Mỹ phát động sẽ là tạo ra thật nhiều sự hủy hoại cho chuỗi chỉ huy quân sự của Triều Tiên, nền kinh tế của nước này, hệ thống chính trị của nước này, và cơ sở hạ tầng thiết yếu cho hệ thống vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Hậu quả gây ra cho Triều Tiên qua tính toán của NukeMap
Theo tính toán bằng thuật toán NukeMap của Alex Wellerstein, hậu quả do một cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ nhằm vào thủ đô Triều Tiên sẽ như sau. Tình huống giả định của tác giả DePetris là Mỹ tấn công Bình Nhưỡng bằng một quả bom/đầu đạn hạt nhân 750 kiloton (loại mạnh nhất trong kho hạt nhân của Mỹ hiện nay là bom/đầu đạn hạt nhân có sức công phá ở mức 1,2 megaton). Do Bình Nhưỡng là một thành phố dân cư đông đúc (mật độ dân cư cao hơn cả Los Angeles của Mỹ) nên một vụ nổ đầu đạn/bom hạt nhân với uy lực đó sẽ khiến hơn 1,5 triệu người chết, tức là khoảng gần 6% tổng dân số ước tính của Triều Tiên (theo con số thống kê của Liên Hợp Quốc thì Triều Tiên có khoảng hơn 25 triệu người). Đối với Mỹ (có dân số đông hơn), tác động này lên Triều Tiên tương đương với việc sát hại 19,27 triệu người Mỹ.
Trong khi đó, số lượng người bị thương ở Bình Nhưỡng trong tình huống này được dự báo là ở mức 855.410. Như vậy tổng thương vong của thủ đô Triều Tiên sẽ là trên 2,3 triệu người.
Xung lực từ vụ nổ sẽ làm đổ vỡ nhiều công trình bê tông vững chắc, khiến nhiều người chết. Bán kính bức xạ nhiệt cũng rất lớn, mở rộng hơn 11km theo tất cả các hướng, gây ra bỏng sâu độ 3 (mức bỏng nghiêm trọng), đòi hỏi nạn nhân phải cắt cụt chi.
Tất nhiên đây là kết quả thảm khốc mà Mỹ có thể gây ra cho Triều Tiên bằng một cuộc tấn công hạt nhân. Bất cứ cuộc tấn công hạt nhân nào ở bất cứ nơi đâu trên thế giới vào lúc này cũng sẽ làm phơi bày sự tiến bộ “trống rỗng” của nền văn minh nhân loại, tức là dù cho trong các thế kỷ qua, loài người đã đạt nhiều tiến bộ về công nghệ và y học, nhưng khi bước sang thế kỷ 21, họ vẫn nguyên thủy như thời ăn lông ở lỗ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31270-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-kich-ban-tham-khoc-khi-chien-tranh-hat-nhan-my-trieu-tien-no-ra.html

Mỹ trừng phạt 9 quan chức cấp cao của Iran

Thùy Dương
Bộ Tài Chính Mỹ hôm qua 04/11/2019 ra lệnh trừng phạt 9 nhân vật thân cận với lãnh đạo tối cao Iran, Ali Khamenei. Tất cả những người này đều giữ chức vụ chủ chốt trong các định chế của Iran.
Trong khi đó, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi nhà chức trách Iran trả tự do ngay lập tức cho những người Mỹ bị coi là mất tích hay bị Iran giam giữ phi pháp. Hôm qua 04/11 là tròn 40 năm vụ bắt con tin bên trong đại sứ quán Mỹ tại Teheran hồi năm 1979.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết:
« Chín nhân vật thân cận với lãnh đạo tối cao Ali Khamenei là đối tượng bị trừng phạt lần này. Đây là các biện pháp trừng phạt kiểu truyền thống. Tài sản của những người nói trên bị phong tỏa tại Mỹ. Họ sẽ không được phép làm ăn với Hoa Kỳ.
Lãnh đạo tối cao Khamenei đã từng bị nhắm tới trong lệnh trừng phạt hồi tháng Sáu vừa qua. Lần này, những người có liên quan là con trai ông ta – người dường như được Khamenei giao cho nhiều trọng trách, cũng như người đứng đầu văn phòng của Khamenei, người đứng đầu ngành tư pháp Iran và sáu lãnh đạo khác. Tất cả các quan chức này đều do Ali Khamenei bổ nhiệm.
Trong một thông cáo, bộ trưởng Ngân Khố Mỹ cho biết : « Các biện pháp này sẽ hạn chế hơn nữa khả năng lãnh đạo tối cao Iran cho áp dụng chính sách khủng bố ».
Việc thông báo các biện pháp trừng phạt của Mỹ mang tính biểu tượng vì được đưa ra đúng vào ngày kỷ niệm vụ bắt cóc con tin tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Teheran. Hôm qua, trong một bài phát biểu, ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh : « Quyết định giam giữ các nhà ngoại giao của chúng ta đã phủ bóng tối lên quan hệ ngoại giao của chúng ta với Iran trong vòng 40 năm qua. Nhưng Hoa Kỳ biết rằng những nạn nhân phải chịu đựng chế độ Teheran nhiều nhất chính là người dân Iran ».
Mike Pompeo cũng thông báo thưởng 20 triệu đô la cho người cung cấp thông tin về số phận của Robert Levinson, một cựu nhân viên FBI đã mất tích bí ẩn tại Iran hồi năm 2007 ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191105-my-trung-phat-9-quan-chuc-cap-cao-cua-iran

TikTok và Apple

từ chối khai báo mối quan hệ với Trung Quốc

Cả TikTok và Apple đều từ chối ra khai báo trước Quốc hội Hoa Kỳ trong phiên điều trần về mối quan hệ của họ với Trung Quốc.
Phiên điều trần hôm thứ Ba nhằm khám phá các mối quan hệ mà ngành công nghệ có trụ sở tại Hoa Kỳ có với Trung Quốc và liệu có vấn đề an ninh quốc gia nào không.
TikTok cho biết họ không thể gửi một đại biểu phù hợp “trong một thông báo ngắn” như vậy nhưng đã cam kết “làm việc hiệu quả” với Quốc hội.
Apple cho biết họ không có bình luận.
Ứng dụng theo dõi cảnh sát
“Tôi đã mời Apple và TikTok [US] điều trần hôm thứ Ba về hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc và với Trung Quốc, và những rủi ro đối với người tiêu dùng Mỹ. Cho đến nay, cả hai đều từ chối. Có gì để che giấu?” thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley, người đã tổ chức phiên họp hôm thứ Ba đăng trên Twitter.
Không rõ những công ty khác có được mời làm chứng hay không.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang web tin tức Axios, ông Hawley nói rằng ông không tin tưởng bất kỳ công ty công nghệ khổng lồ nào.
Trước đây trên Twitter, ông đã chỉ trích Apple vì đã xóa biểu tượng emoji hình lá cờ Đài Loan ở Hong Kong và cấm ứng dụng theo dõi của cảnh sát được người biểu tình sử dụng.
‘Mối nguy phản gián’
“Ai đang thực sự điều hành Apple? [Giám đốc điều hành] Tim Cook hay Bắc Kinh?” ông Hawley hỏi.
Trong một tuyên bố, nền tảng chia sẻ video của Trung Quốc TikTok cho biết họ đã “cam kết” “làm việc hiệu quả” với Quốc hội về các vấn đề xung quanh lợi ích an ninh quốc gia.
“Thật không may, trong một thông báo ngắn, chúng tôi không thể cung cấp một nhân chứng có thể đóng góp cho một cuộc thảo luận thực chất,” nó nói.
Trong một tuyên bố trước đó, vào tháng 10, họ nói rằng chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu xóa nội dung và sẽ từ chối yêu cầu như vậy.
Nó cũng cho biết dữ liệu của người dùng Hoa Kỳ đã được lưu trữ bên trong Hoa Kỳ.
TikTok cho biết 60% người dùng tại Mỹ có độ tuổi từ 16 đến 24.
Tuần trước, TikTok đã được báo cáo về việc đánh giá an ninh quốc gia về việc mua ứng dụng mang tên Musical.ly.
Công ty mẹ của TikTok, ByteDance, đã mua Musical.ly với giá 1 tỷ đô la trong năm 2017.
Trong một bức thư, hai chính trị gia cấp cao của Mỹ mô tả TikTok là “mối nguy phản gián tiềm tàng mà chúng ta không thể bỏ qua”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50299392

Luận tội: Đại sứ Mỹ tại Ukraine

cảm thấy ‘bị đe dọa’ bởi Trump

Một đại sứ Mỹ bị triệu hồi, người ở trung tâm của cuộc điều tra luận tội Trump, nói rằng bà cảm thấy bị đe dọa bởi một nhận xét khó hiểu mà tổng thống đưa ra về bà trong một cuộc gọi.
Cựu đại sứ Hoa kỳ tại Ukraine Marie Yovanovitch nói với Quốc hội rằng bà “rất quan tâm” về bình luận của Tổng thống Donald Trump trong cuộc gọi điện thoại với nhà lãnh đạo Ukraine.
Ông Trump nói với người đồng cấp: “Chà, bà ấy [Bà Yovanovitch] đang trải qua một số điều.”
Đảng Dân chủ vừa công bố bản ghi chép đầu tiên về những lời khai kín trước Quốc hội, trong đó thành viên của cả hai đảng đều có mặt.
Tổng thống Cộng hòa bị cáo buộc tìm cách gây áp lực Ukraine điều tra cáo buộc tham nhũng không có căn cứ với đối thủ chính trị của ông, Joe Biden, và con trai của ông, Hunter Biden, người làm việc cho một công ty khí đốt của Ukraine.
Trong cuộc gọi ngày 25/7 với Tổng thống Volodymyr Zelensky – mà một bản tóm tắt đã được Nhà Trắng công bố – Tổng thống Mỹ cũng mô tả bà Yovanovitch là “tin xấu”.
Cuộc gọi đó đã kích hoạt cuộc điều tra luận tội quốc hội có thể loại ông Trump khỏi Nhà Trắng vì cáo buộc lạm quyền.
Đại sứ Yovanovitch phản ứng thế nào với cuộc gọi?
Trong lời khai từ ngày 11/10 được công bố hôm thứ Hai, bà Yovanovitch nói rằng đã bị “sốc” bởi những gì tổng thống nói.
“Tôi không biết ý nghĩa của nó”, bà Yovanovitch nói. “Tôi đã rất lo lắng. Và vẫn đang lo lắng.”
Điều tra luận tội: Lời khai ‘đáng sợ” của Đại sứ Mỹ tại Ukraine
Luận tội một tổng thống có dễ không?
Số người Mỹ đòi luận tội ông Trump tăng
Ủy ban Tình báo Hạ viện công bố lời khai của bà Yovanovitch hôm thứ Hai.
Nhà ngoại giao kỳ cựu cho biết, khi bà tìm kiếm lời khuyên từ Đại sứ Mỹ tại EU, Gordon Sondland, một người tài trợ cho cuộc tranh cử của Trump, ông Sondland đã đề nghị bà tweet đi những lời khen ngợi tổng thống.
“Bạn cần phải làm lớn hoặc về nhà,” ông Sondland bị cáo buộc nói với bà như thế. Bà Cô Yovanovitch khai rằng bà không nghĩ mình có thể làm theo lời khuyên.
Bà Yovanovitch nói thêm rằng luật sư riêng của ông Trump, Rudy Giuliani, đã bắt đầu nỗ lực làm mất uy tín của bà vào cuối năm 2018 khi ông thực hiện một chính sách đối ngoại mờ ám về Ukraine.
Ông Giuliani muốn điều tra ông Biden và con trai ông để tìm thông tin “có thể gây tổn hại cho cuộc tranh cử của Tổng thống”, nhà ngoại giao khai.
Ông Giuliani cũng nhờ công tố viên trưởng của Ukraine, Yuriy Lutsenko, truyền bá “sự giả dối” về bà để “làm tổn thương” bà “ở Mỹ”, theo bà Yovanovitch.
Cựu đại sứ Yovanovitch nói rằng bà đã được bộ trưởng tư pháp Ukraine cảnh báo rằng “tôi thực sự cần phải cẩn thận”. Bà Yovanovitch rời Ukraine vào tháng 5, vài tháng trước ngày khởi hành dự trù trước đó.
Bà nói với các nhà lập pháp Hoa Kỳ rằng xếp của bà đã gọi cho bà vào tháng Tư nói rằng bà phải trở về Mỹ ngay lập tức.”Bà xếp nói rằng đó là vì an ninh của tôi, rằng điều này là cho tôi, là mọi người quan tâm”, bà Yovanovitch nói với Quốc hội.
Trong lời khai của mình, bà cũng nhớ lại cách ông Giuliani đã tìm cách bảo đảm thị thực du lịch Mỹ cho một cựu công tố viên Ukraine khác, Viktor Shokin – người đã bị bộ ngoại giao từ chối cấp visa như vậy trên cơ sở “các hoạt động tham nhũng đã biết”.
Ông Shokin là quan chức mà Joe Biden, cũng như đại diện của các chính phủ phương Tây khác, đã tìm cách làm cho bị sa thải vì cáo buộc tham nhũng. Những người đảng Cộng hòa lập luận vô căn cứ rằng ông Biden đã kêu gọi sa thải vì quyết định của ông Shokin về việc điều tra Burisma, một công ty năng lượng của Ukraine mà con trai ông làm việc.
Không rõ lý do tại sao ông Giuliani nhất quyết muốn ông Shokin được cấp visa vào Mỹ.
Những tài liệu nào đã được công bố?
Hôm thứ Hai, Ủy ban Tình báo Hạ viện cũng đã công bố một bản ghi chép từ lời khai tháng trước của Michael McKinley, một cựu cố vấn hàng đầu cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo.
Ông Michael McKinley nói với Ủy ban Điều tra rằng ông đã đề nghị một tuyên bố hỗ trợ cho bà Yovanovitch sau khi cuộc gọi của ông Trump được công khai. Nhưng ông khai rằng ông Pompeo quyết định “tốt hơn là không … vào lúc này”.
Ông McKinley từ chức vài ngày trước khi có lời khai trước Quốc hội vào tháng trước.
Ông nói với các nhà lập pháp rằng ông đã từ chức vì những lo ngại về “sự dùng các tòa lãnh sự của chúng ta để mua thông tin chính trị tiêu cực cho mục đích nội địa”.
“Thời điểm từ chức của tôi là kết quả của hai mối lo ngại lớn nhất: sự thất bại, theo quan điểm của tôi, của bộ ngoại giao trong việc hỗ trợ cho các nhân viên dịch vụ nước ngoài bị cuốn vào cuộc điều tra luận tội, và, thứ hai, bởi những gì dường như là việc sử dụng các đại sứ của chúng ta ở nước ngoài để thúc đẩy các mục tiêu chính trị trong nước, “ông nói thêm, theo bản ghi chép lời khai.
Theo phóng viên Anthony Zurcher của BBC tại Washington, hai bản ghi chép lời khai cung cấp chiều sâu và chi tiết mới cho những lo ngại của các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ ở Washington và Kiev về áp lực ngược dòng của Nhà Trắng đối với chính phủ Ukraine.
Cũng trong ngày thứ Hai, bốn quan chức Hoa Kỳ được kêu gọi làm chứng trước Quốc hội đã không xuất hiện theo yêu cầu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50298452

Cựu quan chức ngoại giao Mỹ:

‘Bộ Ngoại giao được sử dụng cho mục đích chính trị’

Hai nhà ngoại giao của Mỹ nói với cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump rằng họ không cảm thấy được Bộ Ngoại giao dưới thời Tổng thống Trump ủng hộ và cơ quan này đang được sử dụng cho mục đích chính trị trong nước, theo bảng ghi lời khai được công bố hôm 4/11.
Cuộc điều tra của Hạ viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số về Tổng thống Trump tập trung vào một cuộc điện đàm hồi tháng 7, trong đó ông Trump yêu cầu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy điều tra đối thủ chính trị Joe Biden, cựu phó tổng thống và cũng là ứng cử viên giành vé đề cử đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử vào tháng 11 năm sau.
Ông Michael McKinley, cựu cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, nói với cuộc điều tra hồi tháng trước rằng ông đề nghị đưa ra một tuyên bố ủng hộ Đại sứ Mỹ ở Ukraine, Marie Yovanovitch, khi bà này bị cho về vườn, nhưng được bảo rằng Ngoại trưởng Pompeo quyết định là ‘không nên … vào thời điểm này.’
“Thời điểm từ chức của tôi là kết quả của hai mối quan ngại bao trùm: việc Bộ Ngoại giao, theo quan điểm của tôi, không hề có sự ủng hộ cho các nhân viên phục vụ ở nước ngoài đang bị dính vào cuộc điều tra luận tội; và, thứ hai, có việc dường như là sử dụng các đại sứ của chúng ta ở nước ngoài để thúc đẩy các mục tiêu chính trị trong nước,” ông McKinley nói, theo nội dung bản ghi được các ủy ban Hạ viện công bố.
Các ủy ban này đã nghe các nhân chứng khai kín trong nhiều tuần và cuộc điều tra đang chuyển sang giai đoạn công khai. Đảng Cộng hòa, có các thành viên trong ba ủy ban tiến hành cuộc điều tra, đã phàn nàn về sự thiếu minh bạch.
Bà Yovanovitch, người đột ngột bị cách chức đại sứ hồi tháng 5 năm ngoái, nói với cuộc điều tra vào ngày 11/10 rằng bà cảm thấy bị đe dọa khi bị Trump mô tả là ‘tin xấu’ trong cuộc điện đàm với ông Zelenski, bản ghi cho biết.
“Tôi đã rất quan ngại,” bà cho biết. “Đến giờ vẫn vậy.”
Một bản tóm tắt của Nhà Trắng được công bố trước đó cho thấy ông Trump nói với ông Zelenskiy rằng vị đại sứ này là ‘tin xấu’ và sẽ ‘phải chịu một số cách xử lý’.
Trump đã phủ nhận mọi hành động sai trái và biện hộ cho cuộc điện đàm với ông Zelenskiy là ‘hoàn hảo’. Ông cáo buộc đảng Dân chủ đã nhằm vào ông một cách không công bằng hòng đảo ngược chiến thắng bất ngờ của ông trong cuộc bầu cử vào năm 2016.
Yovanovitch đã làm chứng rằng khi bà trở lại Washington hồi tháng 4 năm ngoái, Philip Reeker, quyền trợ lý Ngoại trưởng nói với bà rằng ông Pompeo không còn có thể bảo vệ bà trước ông Trump.
“Ông Reeker nói rằng tôi, quý vị biết đấy, tôi cần phải ra đi. Tôi cần phải ra đi càng sớm càng tốt” và ông Trump đã muốn bà ra đi vào mùa hè năm 2018 và rằng “Ngoại trưởng đã cố gắng bảo vệ tôi nhưng không còn có thể làm điều đó nữa,” cũng theo bản ghi.
Mối liên hệ với ông Giuliani
Bà Yovanovitch nói lần đầu tiên bà biết được vào cuối năm 2018 rằng luật sư cá nhân của ông Trump, ông Rudy Giuliani, có liên quan đến Ukraine khi các quan chức Ukraine cảnh báo bà về các trao đổi của vị cựu thị trưởng New York này với một cựu công tố viên Ukraine.
Trong lời khai của mình với một số nội dung trong đó đã bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông, bà Yovanovitch cũng nói với các nhà lập pháp rằng bà bị sốc khi ông Trump liên tục nói về bà hay về bất kỳ đại sứ nào khác của Mỹ theo cách như vậy trong cuộc điện đàm với người đồng cấp nước ngoài.
Bốn quan chức Mỹ được phe Dân chủ kêu gọi ra làm chứng đã không xuất hiện hôm 4/11, các vị dân biểu nói, và tổng thống đang gây sức ép buộc người tố giác xuất đầu lộ diện.
Một số thành viên Đảng Dân chủ cho rằng việc ông Trump ra lệnh cho các quan chức chính quyền không hợp tác sẽ đối mặt với tội cản trở công lý trong số các tội danh mà họ dự định xem xét.
Lời khai của các nhân chứng – ba quan chức ngân sách Nhà Trắng và luật sư hàng đầu của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng – sẽ rất quan trọng trong việc xác định liệu ông Trump có sử dụng viện trợ cho Ukraine làm đòn bẩy để bảo đảm lợi ích chính trị cho mình hay không.
Các vị dân biểu đặc biệt quan tâm đến việc thẩm vấn luật sư John Eisenberg, người đã có một động thái bất thường là chuyển bản ghi cuộc điện đàm vào hệ thống máy tính được bảo mật nhất của Nhà Trắng, theo một nguồn thạo tin về phiên khai chứng hồi tuần trước của Trung tá Alexander Vindman, người lắng nghe cuộc điện đàm.
Vài ngày sau cuộc gọi, ông Eisenberg nói với Vindman không được nói về việc này, nguồn tin này nói thêm với điều kiện giấu tên.
“Ông ta phải được đưa ra để làm chứng. Câu trả lời bằng văn bản không được chấp nhận,” Tổng thống Trump viết trên Twitter để yêu cầu người tố giác phải xuất hiện.
Đảng Dân chủ nói rằng họ không cần nghe lời chứng người tố giác vì các nhân chứng khác đã chứng thực phần lớn những gì người tố giác này tố cáo. Phe Cộng hòa nói rằng họ cần nghe trực tiếp từ người tố giác để đánh giá mức độ đáng tin của các cáo buộc.
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BB%B1u-quan-ch%E1%BB%A9c-ngo%E1%BA%A1i-giao-m%E1%BB%B9-b%E1%BB%99-ngo%E1%BA%A1i-giao-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-cho-m%E1%BB%A5c-%C4%91%C3%ADch-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-/5152385.html

Tòa phúc thẩm liên bang:

Tổng thống trump phải giao nộp bản khai thuế cá nhân

Vào hôm Thứ Hai (04 tháng 11), một tòa phúc thẩm liên bang phán quyết rằng Tổng Thống Donald Trump phải giao nộp bản khai thuế cá nhân cho Biện Lý Quận Manhattan Cyrus Vance.
Luật sư của Tổng Thống Trump, ông Jay Sekulow, cho biết ông sẽ kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện đúng như dự kiến. Phán quyết sau cùng chỉ có thể có vào năm 2020.
Trước đó, ông Vance gửi trát tòa yêu cầu công ty kế toán của Tổng Thống Trump giao nộp các bản khai thuế, như một phần của cuộc điều tra về các khoản tiền mà Tổng Thống Trump chi trả cho hai người phụ nữ trước cuộc bầu cử năm 2016. Tổng Thống Trump trước đó thua kiện tại một tòa án quận liên bang, và trát tòa của ông Vance nhanh chóng được chuyển đến tòa án cao cấp hơn.
Vào hôm Thứ Hai, hội đồng ba thẩm phán viết trong phán quyết của họ rằng “mặc dù tổng thống nhận được miễn trừ đối với các quá trình hình sự của tiểu bang, nhưng ông vẫn sẽ phải tuân theo trát tòa của bồi thẩm đoàn.”
Biện lý Manhattan đang tìm cách lấy được bản khai thuế trong tám năm của Tổng Thống Trump thông qua công ty kế toán của ông là Mazars USA, để đánh giá vai trò của Trump Organization trong các khoản thanh toán cho ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels và cựu người mẫu Playboy Karen McDougal, cũng như các khoản bồi hoàn được đưa cho cho cựu luật sư lâu năm của Tổng Thống, ông Michael Cohen. Theo NBC, bởi vì các tài liệu thuế được yêu cầu theo trát tòa của một đại bồi thẩm đoàn, có nhiều khả năng các tài liệu này sẽ không được công khai.
Tổng Thống Trump hiện đang phải đối đầu với một loạt các cuộc chiến pháp lý trên khắp đất nước để giữ kín bản khai thuế cá nhân. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/toa-phuc-tham-lien-bang-tong-thong-trump-phai-giao-nop-ban-khai-thue-ca-nhan/

Tổng thống Trump cân nhắcchính sách

hạn chế  người tầm trú làm việc tại Hoa Kỳ

Tin từ Washington, D.C. – Hiện nay, chính quyền Tổng Thống Trump cân nhắc đưa ra một loạt các hạn chế mới, nhằm ngăn chặn người tầm trú vào Hoa Kỳ bằng cách hạn chế cơ hội làm việc của họ.
Các viên chức Bộ Nội An cho biết chính sách mới này sẽ không cho phép người tầm trú xin giấy phép làm việc, trừ khi họ đã ở Hoa Kỳ trong ít nhất một năm. Dưới các hướng dẫn trước đây, những người tầm trú đã có thể xin giấy phép làm việc 150 ngày sau khi nộp đơn xin tầm trú, cho phép họ tìm kiếm việc làm trong khi chờ đợi thẩm phán di dân xem xét hồ sơ của họ và đưa ra phán quyết.
Do số lượng hồ sơ di dân còn tồn đọng tại các tòa án quá nhiều, hồ sơ tầm trú thường phải mất khoảng hai năm để được xét xử. Chính sách mới được được thảo luận trong một cuộc họp chiều Thứ Hai (ngày 4 tháng 11) giữa Bộ Trưởng Bộ Nội An sắp từ chức Kevin McAleenan và người đứng đầu các cơ quan thuộc Sở Công Dân và Di Trú và Cơ Quan Di Trú và Quan Thuế Hoa Kỳ.
NBC dẫn lời các nguồn thạo tin cho biết chính sách mới nhằm giải quyết việc các gia đình Mexico muốn tầm trú tại Hoa Kỳ đang ngày càng tăng lên, trong khi số người tầm trú Trung Mỹ giảm xuống từ tháng 5. Tổng Thống Trump cho rằng sự gia tăng người tầm trú đến từ Mexico cho thấy chính phủ Mexico không có khả năng thực thi thỏa thuận MPP đối với công dân Mexico. Theo thỏa thuận trên, người tầm trú Trung Mỹ sẽ được đưa đến Mexico để chờ ngày ra tòa, nhưng công dân Mexico xin tầm trú lại được phép vào Hoa Kỳ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-can-nhac-chinh-sach-han-che-nguoi-tam-tru-lam-viec-tai-hoa-ky/

EU ‘thất vọng’

vì Mỹ rút khỏi thỏa thuận về biển đổi khí hậu

Ủy ban châu Âu hôm 5/11 nói rằng quyết định của Mỹ về việc bắt đầu rút khỏi Thỏa thuận Paris là điều gây thất vọng, nhưng nói thêm rằng công tác chống tình trạng biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn, theo Reuters.
Hãng tin Anh cũng dẫn lời Ủy ban này nói thêm rằng Washington một ngày nào đó có thể sẽ lại muốn tái tham gia thỏa thuận.
“Chúng tôi thất vọng trước thông báo của Mỹ về việc rút khỏi Thỏa thuận Paris”, một phát ngôn viên nói tại buổi họp báo.
XEM THÊM:
Mỹ chính thức đệ đơn rút khỏi Thỏa thuận Paris
“Thỏa thuận Paris sẽ tồn tại, cánh cửa luôn mở và chúng tôi hy vọng rằng Mỹ một ngày nào đó sẽ tái tham gia”.
Chính quyền của Tổng thống Trump hôm 4/11 cho biết đã nộp giấy tờ để rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris.
Theo Reuters, đây là bước chính thức đầu tiên trong quá trình kéo dài một năm.
Hãng tin Anh dẫn lời một quan chức về năng lượng của Mỹ nói hôm 5/11 rằng Hoa Kỳ có thể giải quyết các mối đe dọa đối với khí hậu thông qua các tiến bộ kỹ thuật trong bối cảnh nhiên liệu hóa thạch vẫn là một ưu tiên của các doanh nghiệp và chính phủ Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/eu-th%E1%BA%A5t-v%E1%BB%8Dng-v%C3%AC-m%E1%BB%B9-r%C3%BAt-kh%E1%BB%8Fi-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-bi%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%95i-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu/5153295.html

Người Rơm vào Anh: một căn bệnh mãn tính

David HoàngGửi cho BBC News Tiếng Việt từ Oxford, Anh
Bi kịch của Người Rơm trốn vào Anh vừa được làm mới bằng một thảm kịch kinh hoàng với 39 xác chết tìm thấy trong xe đông lạnh, dù trên thực tế vấn nạn này đã dai dẳng qua nhiều chục năm, chẳng hạn trước khi Ba Lan trở thành thành viên EU cả chục năm, hàng “binh đoàn” Ba Lan đã vào Anh theo mọi “cửa ô” và phục sẵn chờ đến ngày đẹp trời 01/05/2004, là lúc hộ chiếu Ba Lan được hợp pháp hóa.
Nhắc như thế để thấy di cư lậu ngoài sự vi phạm pháp luật biểu kiến, nó là một nhu cầu nguyên thủy và là căn bệnh xã hội mãn tính bùng phát bất cứ khi nào có biến động liên quan tới sức đề kháng của hệ thống chính trị thông qua hàng rào biên phòng.
Trước việc nước Anh chuẩn bị chia tay EU, thông tin khả tín cho biết cảnh sát Pháp và các nước xung quanh Anh tỏ ra rất hờ hững và bỏ mặc nên lập tức các băng đảng đưa người đang “chầu hẫu” đã khuyến mại giảm giá (5.000-7.000£) để đánh những container đầy trĩu trịt “Rơm” vào Anh. Đi lậu bằng container vào Anh đã xẩy ra hàng chục năm, nhưng đông chặt người như thảm kịch trên thì hết không khí để thở. Bài viết này phân tích thực trạng và tâm lý nhóm người Việt di cư lậu, các lỗ hổng luật pháp Anh và một vài giải pháp.
Vụ 39 người chết ở Anh: Tranh cãi về trách nhiệm
Thánh lễ đặc biệt ở London cầu nguyện cho 39 nạn nhân
Vụ 39 người Việt chết: Trách nhiệm là của chính quyền?
Từ thành phố nào người đã ra đi?
Trả lời câu hỏi này quan trọng vì nó phản ánh phương thức hoạt động tuyển mộ cũng như logistics của loại hàng này. Số liệu cho thấy từ Việt nam, nhiều ngàn Người Rơm ra đi rất tập trung từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình chứng tỏ một hệ thống dắt mối băng đảng thông qua quan hệ đồng hương, huyết thống là điểm nổi bật bắt nguồn từ văn hóa Việt nam. Dựa trên các quan hệ kiểu này, họ đã dễ dàng hơn trong việc vay mượn, giữ bí mật, huy động một nguồn tài chính nhanh chóng để quăng vào các đường dây đưa người bắt rễ tại địa phương và vì thế ý chí ra đi càng thêm mãnh liệt.
Trên đường hành trình, các đối tượng liên tục cập nhật cho gia đình và người thân cả ở đầu đi và đích đến chứng tỏ không có một sự cưỡng bức nào hơn là một sự hợp tác di chuyển giữa các băng đảng đưa người và Người Rơm.
“Chẳng ai ngu đâu anh ơi”
Đó là câu bình luận người viết nhận được khi phỏng vấn nhiều Người Rơm nay đã may mắn có quốc tịch Anh về thảm kịch vừa xảy ra khi họ cho rằng đường đi nước bước đã được các băng đưa người tính toán trước và mỗi Người Rơm đều có các hoạch định cá nhân riêng là sẽ đến đâu, gặp người thân nào ở Anh và thậm chí rất nhiều trường hợp đã xác quyết từ trước là sau khi chui ra khỏi thùng đông lạnh thì chỉ một ngày sau họ sẽ chui ngay vào một cái “thùng” khác, là những căn hộ kín mít để tưới Cần Sa (trồng cỏ).
Trên đường đến Anh, các quốc gia quá cảnh đều quá tải với lượng hàng hóa lưu thông nên chỉ kiểm tra theo xác suất trong khi ý chí tới Anh mãnh liệt của người di cư lậu là tận dụng mọi sơ hở của biên phòng, hải quan nên số lượng lọt lưới rất lớn thậm chí có nơi biết rằng Người Rơm Việt sẽ không kiếm tìm gì ở xứ họ nên các quá trình rà soát rất lỏng lẻo, không ít cảnh sát Pháp còn cười tươi với Người Rơm lang thang và chỉ tay về phía cảng Calais sang Anh, trở ngại sinh tử cuối cùng cho quyết tâm tới Anh của họ.
Khi đã có những đường dây được tổ chức chặt chẽ và sâu rộng đến như thế thì không ngạc nhiên đối tượng ra đi cũng có thể bao gồm tất cả các hoàn cảnh, từ những người đánh cá bị mất cuộc sống sau thảm họa Formosa trên biển miền Trung, thanh niên sinh viên không tìm được việc làm, những mảnh đời làm ăn thất bát hay nợ nần cờ bạc cho tới những người muốn làm giàu bất chấp pháp luật nước sở tại, thậm chí là tội phạm trốn nã từ Việt nam.
Có thể so sánh những Người Rơm Việt trồng cỏ tại Anh như những người đi đào vàng ở Việt nam nhưng với lợi nhuận cao hơn và rủi ro tính mạng ít hơn vì thanh niên các tỉnh miền Trung nghèo khó thường tới các bãi tìm vàng và họ rất biết về những cái chết nhan nhản do sốt rét, sập hầm, ngộ độc cyanua cũng như bị cướp bóc chém giết ở bưởng vàng.
Lỗ hổng vào”thiên đàng”
Đã có rất nhiều nghìn người bỏ lại làng quê Việt nam ở các tỉnh kể trên chui lọt vào Anh và chỉ dăm bảy năm quê nhà sau lưng họ mọc lên các xóm thậm chí các làng villa tiền tỷ, thứ kích thích ghê gớm thị giác và có lẽ cả vị giác đối với bà con cùng khu vực làm trỗi dậy mạnh mẽ đặc tính con gà và tiếng gáy của văn hóa Việt nam càng kích thích “anh em” lên đường.
Mua bán người – Đừng đánh cược tương lai
Vụ 39 người chết: Công an Hà Tĩnh vào cuộc
Vụ 39 người chết: Dư luận tiếc thương nhưng tranh cãi
Nên lưu ý rằng, có thể không ít trong 39 nạn nhân trên ra đi từ những căn nhà tiền tỷ, là những căn nhà xây bằng tiền mà lớp cha anh đi trước đã gửi từ Anh về. Trớ trêu, tất cả hiện thực đó chứng tỏ đang tồn tại một lỗ hổng lớn ở nơi đến, trong hệ thống luật pháp Anh.
Những Người Rơm vào Anh đa phần ở tuổi 19 tới 35, nhưng khi bị cảnh sát bắt họ thường khai là vị thành niên đã bị bán cho băng trồng Cần Sa hay tiệm móng tay và hệ thống cảnh sát quá tải này cũng không thèm chụp X-ray răng để xác định tuổi sinh học mà dựa vào lời khai lập tức gửi họ cho các gia đình người Anh hay cơ sở từ thiện nuôi để sau vài ngày họ lại bỏ trốn tới một bãi “cỏ” mới.
Quay cuồng làm thuê như vậy, nhưng với lợi nhuận gấp năm lần làm móng tay, sau một vài năm đám người này thừa tiền chạy luật sư để lách vào những kẽ hở về nhân quyền của luật pháp Anh bằng cách bịa ra hàng ngàn câu chuyện về lí do phải trốn chạy từ Việt nam và kết quả rất nhiều trong số họ đã được quốc tịch Anh theo dạng nhân đạo.
Trong họ, những người trở thành chủ bãi trồng cỏ còn thu nhập trăm lần khủng khiếp hơn, họ thực sự là những tội phạm xuyên quốc gia khi chủ động tham gia vào các quá trình móc nối tuyển người, sản xuất và tiêu thụ Cần Sa.
Lần tạt vào trung tâm Đồng Hới vào tháng 8 năm nay, cậu thợ sửa điện thoại trong lúc hí hoáy bửa chiếc iphone đầy nước suối của tôi vừa hỏi “anh ở Anh à, anh có trồng cỏ không?” Tôi giật mình nhưng thấy thú vị ghê gớm như gặp được “người Rục” nên liền tiếp chuyện. Cậu ta kể rằng ở ngay ở phố cậu cũng có mấy người sang Anh trồng cỏ và gửi tiền về xây nhà lầu mua đất, đầu tư bất động sản và mỗi khi bị cảnh sát Anh vồ được, gia đình lại bán đất nền để gửi tiền sang Anh tái đầu tư.
Đa số Người Rơm khai rằng họ bị truy sát ở Việt nam vì những vấn đề tôn giáo, nhân quyền hay đấu tranh dân chủ trong khi hài hước có người trong số họ là thành viên hội cờ đỏ xứ Nghệ. Bị bắt tại Anh họ đều khai cùng một mẫu số là trẻ em, bị mua bán, bị đánh đập, bỏ đói và lạm dụng tình dục trong các nhà trồng cỏ hay tiệm làm móng trong khi trên thức tế họ sẽ bỏ việc ngay nếu mức lương trả dưới 500-700 bảng một tuần trong các tiệm làm móng.
Phụ nữ còn có một ưu thế vượt trội là nếu họ sinh con với một bạn tình và tìm được một người cha có quốc tịch Anh bảo lãnh, nghiễm nhiên đứa bé có quốc tịch Anh để ngay sau đó họ đẻ tiếp đứa trẻ thứ hai với bạn tình và sẽ nhập quốc tịch cho anh chàng này vì cô ta đã có giấy tờ ăn theo đứa con đầu. Vướng mắc các vấn đề nhân quyền, luật pháp Anh đã tự trói tay để Người Rơm nhộn nhịp chui qua lỗ hổng này.
Trong lúc hệ thống chính trị tại Anh có vẻ cần một lí do đủ ấn tượng để mạnh tay với vấn nạn Người Rơm khi họ đăng tải những chuyện đa phần nhảm nhí mà Người Rơm Việt bịa ra hòng khai thác khía cạnh nhân đạo nhưng việc chính phủ Anh bắt lại thả, rồi cấp quốc tịch cho rất nhiều người có lẽ thể hiện những lúng túng, thậm chí trống kèn xuôi ngược trong hệ thống pháp luật Anh.
Nghị sĩ Anh: Vụ 39 người chết là ‘một chuông thức tỉnh’
Vụ 39 người chết: Nhiều người Việt tỏ ra ‘lạnh lùng’
Đưa lậu người Việt: Điều tra băng đảng thứ hai
Nền pháp luật Anh bắt nguồn từ thực tiễn văn hóa và trình độ của dân tộc này, nó đã phát triển xa trong các khía cạnh nhân đạo, bảo vệ quyền con người để có thể áp dụng cho các sắc dân mà giá trị về phẩm chất trung thực, về lòng tin thường bị xem nhẹ trước các lợi ích sinh học mà trên thực tế Người Rơm Việt là một ví dụ điển hình.
Ngoài những lỗ hổng có tính cơ chế ở trên, có một thứ quyến rũ “mềm” mà bất cứ một sắc dân nào đến Anh dù hợp pháp hay bất hợp pháp cũng thừa nhận là sự bình yên của xã hội Anh. Người Rơm Việt ra đi từ một xứ sở đầy nhũng nhiễu của công quyền, xã hội nhiều rủi ro, bạo lực và thiếu việc làm, các thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu dồn dập, ô nhiễm đến tận hang cùng ngõ hẻm thì với họ nước Anh quả là “thiên đàng” có thực vì họ chẳng bao giờ bị chặn hỏi giấy tờ trên đường, cuộc sống của họ khi đã vào được Anh là lo kiếm tiền để mua sắm, cờ bạc và gửi tiền lậu về Việt nam, đặc biệt những cái chết của họ nếu có trên đất Anh không phải vì tai nạn giao thông, đâm chém, ung thư mà đa phần do sốc thuốc ở các sàn nhảy.
Có lẽ đó là một sức hút mãnh liệt mà người nọ bảo người kia, nên từ các ngả cuối cùng lại đổ vào Anh, nhưng dù sao thứ quyến rũ “mềm” đó không phải lỗi của đất nước này.
Có thể làm gì?
Căn bệnh mãn tính nhập cư lậu sẽ không thể giải quyết được chừng nào phía Việt nam luôn có lớp lớp người sẵn sàng ra đi và quan trọng hơn những lỗ hổng luật pháp nước Anh vẫn đang tạo cơ hội cho họ. Cho tới nay chính phủ Anh có vẻ chỉ quan tâm tới các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn Người Rơm từ Việt nam hơn là tìm các giải pháp căn nguyên cho vấn nạn này.
Không giải pháp kỹ thuật nào có thể kiểm tra tất cả hàng trăm ngàn container dịch chuyển qua đường biên mỗi ngày và cũng khó có giải pháp kỹ thuật nào chống lại hiệu quả các băng đảng đã bắt rễ sâu rộng khắp thế giới mà chân rết của nó đa phần là những người nhập cư nay đã có giấy tờ và đang làm việc tại Anh.
Nếu chính phủ Anh cho phép tự trồng Cần Sa ở mức độ nhỏ phục vụ cho nhu cầu cá nhân thì chắc chắn lợi nhuận từ Cần Sa sẽ giảm xuống tới mức nhập cư lậu từ Việt Nam sẽ ít đánh đổi tính mạng để kiếm một lợi nhuận không tương xứng. Tại Hà Lan hiện nay, mỗi người có thể trồng tới 7 cây để phục vụ nhu cầu cá nhân.
Cùng lúc đó, thị trường làm đẹp rộng lớn với nghề làm móng tay vốn là sở trường của người Việt bởi sự khéo léo luôn là đích ngắm đến thứ hai của Người Rơm từ Việt Nam. Có lẽ đã đến lúc chính phủ Anh và các nhà đầu tư cần đầu tư để triển khai rộng rãi các sáng chế sử dụng những giải pháp tự động hóa cho quá trình làm móng để giảm thiểu nhu cầu nhân công lao động cũng như các đòi hỏi kỹ năng khiến người bản xứ có thể dễ dàng tham gia.
Bản thân người viết tin tưởng chắc chắn rằng nếu các bộ móng tay tuyệt đẹp được tạo ra bằng tự động hóa, nhu cầu thợ móng tay có tay nghề cao tại Anh sẽ bớt cấp thiết đòi hỏi gia tăng nguồn lao động bổ sung từ bên ngoài, sức hấp dẫn tài chính từ nghề làm móng cho di cư lậu từ Việt nam sẽ biến mất. Như vậy các giải pháp đã có sẵn, sự lựa chọn phụ thuộc ở quyết định của chính phủ Anh.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một người đang sinh sống và làm việc tại Oxford, Anh quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50302212

Mua bán người – Đừng đánh cược tương lai

Gareth WardĐại sứ Anh Quốc tại Việt Nam
Việt Nam là đối tác chiến lược của Anh trong rất nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, quốc phòng, v.v. Trong thời gian làm nhiệm kỳ Đại sứ tại đây, tại các cuộc họp với Luân Đôn, tôi được báo cáo về rất nhiều hoạt động tích cực, các số liệu kinh tế khả quan, các chuyến thăm chính thức thành công và các hoạt động hợp tác đầy triển vọng.
Tuy nhiên, vẫn có một số thách thức mà chúng tôi phải đối mặt và những vấn đề khiến tôi lo lắng. Một trong số đó là vấn đề mua bán người và di cư trái phép. Người Việt Nam vẫn đang bị mua bán sang Anh để làm các công việc nguy hiểm, trái pháp luật, phục vụ lợi ích của các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, không có nhiều người Việt Nam biết đến thực trạng này. Vì vậy, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn về một mua bán người rất khác đang xảy ra với người Việt ở bên kia bán cầu.
Có không ít trường hợp bị chết do quá lạnh, bị thiếu ô xy trong thùng xe và chẳng bao giờ đặt chân đến ‘miền đất hứa’.Gareth Ward, Đại sứ Anh Quốc tại Việt Nam
Nói đến mua bán người, có lẽ các bạn sẽ nghĩ đến Trung Quốc hay các nước láng giềng như Lào và Campuchia. Trên thực tế, người Việt Nam không chỉ bị mua bán đến các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam mà còn tới các nước trong khu vực châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và thậm chí còn tới châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh. Ở nước Anh, chúng tôi sử dụng khái niệm ‘Nô lệ thời hiện đại’ với hàm ý bao gồm mua bán người vì nạn nhân bị mua bán thường bị ép làm việc trong những điều kiện vô cùng tội tệ, cả về thể xác lẫn tinh thần. Những năm gần đây, Việt Nam luôn là nước có số người nghi là nạn nhân của mua bán người và nô lê hiện đại cao nhất tại Anh, chỉ xếp sau Albania.
Khác với các nạn nhân bị mua bán sang các nước láng giềng với thủ đoạn thường gặp như bắt cóc, gạ gẫm hay lừa gạt, những nạn nhân người Việt Nam tại Anh là những người tự nguyện ra đi, với giấc mơ về một miền đất hứa, kì vọng về cơ hội cải thiện kinh tế cho bản thân và gia đình. Rất nhiều trong số họ là những người đến từ những huyện còn khó khăn của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Những người này tìm đến những người quen, họ hàng, bạn bè mà nghe đâu đã từng đưa trọt lọt ai đó đến Anh để nhờ giúp đỡ. Họ bỏ ra một khoản tiền rất lớn có khi lên đến 600-700 triệu đồng, phần nhiều có được là do thế chấp nhà cửa, ruộng vườn, tàu thuyền hay vay nặng lãi để trả cho những kẻ môi giới và những kẻ tổ
chức đưa người trái phép qua biên giới. Như vậy, ngay từ đầu cuộc hành trình của mình từ Việt Nam, họ đã chọn di cư bất hợp pháp và giao phó số phận của mình vào tay bọn tội phạm.
Vụ 39 người chết: Nhiều người Việt tỏ ra ‘lạnh lùng’
Thánh lễ đặc biệt ở London cầu nguyện cho 39 nạn nhân
Trên danh nghĩa ‘giúp đỡ’ làm giả giấy tờ, làm giả hồ sơ hay giúp vượt biên trái phép những kẻ này thu lợi rất lớn từ các nạn nhân. Theo thông tin chúng tôi có được, chi phí cho hành trình do những băng nhóm tội phạm đưa người bất hợp pháp từ Việt Nam sang Anh dao động từ 30.000USD đến 50.000 USD. Việc nhập cư bất hợp pháp vào Anh có thể bằng giấy tờ giả trên một chuyến bay thẳng, hoặc thông dụng hơn là một đoạn đường gian khổ nhiều rủi ro và kéo dài qua nhiều nước châu Âu. Hầu hết trong số họ, bất chấp nguy hiểm, tìm đường sang Anh với một hy vọng là chỉ sau một năm làm việc ở đây, họ có thể chuộc được các sổ đỏ hoặc trả hết nợ nần vay mượn cho chuyến đi và sau đấy là một cơ hội “đổi đời” sẽ đến với gia đình. Rất tiếc, sự thật khác xa hơn thế rất nhiều.
Những kẻ giúp bạn sang Anh ‘cửa sau’ cộng với lời hứa về một công việc hấp dẫn đang chờ đón chỉ là muốn lấy tiền của bạn. Đừng đánh cược tương lai của mình. Chúng không phải là bạn. Chúng là đối tượng phạm tội.Gareth Ward, Đại sứ Anh Quốc tại Việt Nam
Tôi có cơ hội được nghe kể lại câu chuyện của một người nhập cư vào Anh bất hợp phát. Đó là một hành trình ác mộng từ Việt Nam qua Trung Quốc rồi cả tháng trời lang thang trong lạnh giá ở Nga, Ba Lan, Đức, Pháp và cuối cùng là trốn trong thùng xe tải vượt biên giới từ Pháp sang Anh. Anh nói mình là một trong số những người may mắn sống sót. Bên cạnh những rủi ro về sức khỏe, về kinh tế, đã có trường hợp người nhập cư bất hợp pháp gặp tai nạn lúc bị truy đuổi. Có không ít trường hợp bị chết do quá lạnh, bị thiếu ô xy trong thùng xe và chẳng bao giờ đặt chân đến ‘miền đất hứa’.
Khi đến Anh, điều gì đón chờ họ – những người vừa trải qua chặng đường dài nhiều gian khổ và nguy hiểm để mong tìm cho mình cơ hội đổi đời? Với nỗi sợ hãi của người nhập cư trái phép, mang theo gánh nặng trả nợ và gánh vác những niềm hi vọng của người thân ở Việt Nam, họ chấp nhận làm bất kỳ công việc gì có thể để có tiền và chỗ trú ẩn. Không có giấy tờ hợp lệ, họ làm việc trốn tránh. Giới chủ hay các băng nhóm, lợi dụng sự yếu thế và nỗi lo sợ bị chính quyền phát hiện của họ, trả cho họ đồng lương rẻ mạt và ép họ làm việc nhiều giờ biết chắc chắn rằng sẽ không ai dám kêu ca hay tố giác. Cứ như thế, người Việt tại Anh bị bóc lột và trở thành nô lệ trong thời hiện đại lúc nào không hay.
Do sống trong môi trường nhiệt độ cao, không có không khí, tiếp xúc với phấn hoa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích,…. người trồng cây cần sa trong nhà kín chịu nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí để lại di chứng về sau như ảnh hưởng đến thần kinh và đến đường hô hấp.Gareth Ward, Đại sứ Anh Quốc tại Việt Nam
Và khi đến cả những công việc tạm thời với tiền công rẻ mạt như làm móng tay, trông trẻ, phụ bếp, dọn khách sạn cũng trở nên rất khó khăn, với áp lực là gánh nợ trên vai, số đông những người nhập cư bất hợp pháp chấp nhận đi trồng cần sa để kiếm tiền trả nợ. Họ cũng đã biết trồng cần sa là bất hợp pháp và mạo hiểm nhưng chỉ khi thật sự bắt tay vào công việc, họ mới thấm thía cảm giác cô đơn, ngột ngạt và tù túng cũng như nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh có thể bị cướp, bị đánh đập, bị bắt và bị trục xuất. Để tránh bị lộ, những căn nhà dùng để trồng cây thường bịt kín các cửa sổ để không có ánh sáng cũng như mùi phát tán ra ngoài. Những người có nhiệm vụ chăm sóc cây thường bị buộc sống ở trong nhà, bị giam lỏng, kiểm soát và bị bóc lột sức lao động không khác gì những nô lệ. Theo nghiên cứu, do sống trong môi trường nhiệt độ cao, không có không khí, tiếp xúc với phấn hoa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích,…. người trồng cây cần sa trong nhà kín chịu nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí để lại di chứng về sau như ảnh hưởng đến thần kinh và đến đường hô hấp.
Vụ 39 người chết: Đại sứ Anh làm việc với Bộ Công an VN
Vụ 39 người chết: Truyền thông quốc tế nói gì?
Các bạn ạ, di cư vì mục đích kinh tế và tìm kiếm cơ hội tốt đẹp hơn là một nhu cầu chính đáng đối với bất cứ ai ở bất cứ quốc gia nào. Nước Anh luôn chào đón những người đến Anh hợp pháp, có đầy đủ sự hiểu biết và đánh giá thận trọng. Những kẻ giúp bạn sang Anh ‘cửa sau’ cộng với lời hứa về một công việc hấp dẫn đang chờ đón chỉ là muốn lấy tiền của bạn. Đừng đánh cược tương lai của mình. Chúng không phải là bạn. Chúng là đối tượng phạm tội.
Ở Anh, chúng sẽ lợi dụng sự yếu thế của người nhập cư bất hợp pháp để ép bạn làm những công việc phi pháp nhằm kiếm lợi nhuận cao trên rủi ro và nguy hiểm của bạn. Đó là hành vi mua bán người. Mua bán người Việt Nam tại Anh gần hơn bạn nghĩ. Đừng để bản thân và gia đình rơi vào bàn tay của kẻ buôn người. Hãy hiểu rủi ro và tránh xa nó!
Bài của ông Gareth Ward, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam đăng vào tháng 9/2019, khoảng một tháng trước vụ 39 người chết tại Essex, Anh.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50298962

Brexit: Chính phủ Anh bị tố cáo

ém nhẹm báo cáo về vụ Nga can thiệp

Mai Vân
Chính phủ Anh của thủ tướng Boris Johnson vào hôm nay, 05/11/2019 đã bác bỏ những lời tố cáo cho rằng đã cố tình ém nhẹm một báo cáo của Nghị Viện về khả năng Nga đã can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016.
Các nghị sĩ trong cả hai viện Quốc Hội Anh đã chỉ trích việc thủ tướng Boris Johnson muốn dời ngày công bố bản báo cáo ra sau cuộc bầu cử Nghị Viện trước thời hạn vào ngày 12/12.
Thông tín viên RFI tại Luân Đôn, Muriel Delcroix giải thích:
Hồ sơ khoảng 50 trang do Ủy ban đặc trách an ninh tình báo của Nghị Viện Anh soạn thảo, xem xét tỉ mỉ những cáo buộc, theo đó Matxcơva đã can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 nhằm gây ảnh hưởng đối với kết quả, tạo thuận lợi cho Brexit.
Báo cáo rất chú ý đến những khoản tiền Nga bơm vào đời sống chính trị nói chung ở Anh và đặc biệt là vào đảng Bảo Thủ. Phiên bản sau cùng của báo cáo đã được cơ quan tình báo Anh tán đồng, nhưng còn phải được thủ tướng Johnson bật đèn xanh trước khi cho công bố vào tuần này.
Tuy nhiên, trái với thông lệ, phủ thủ tướng Anh đã từ chối thông qua bản báo cáo trước khi giải tán Nghị Viện vào tối thứ Ba, và như thế đã ngăn chặn việc công bố kết luận của Nghị Viện về hồ sơ này trước ngày bầu lại Hạ Viện hôm 12 tháng 12.
Chủ tịch Ủy ban an ninh tình báo Dominic Grieve đã lập tức lên án quyết định của phủ thủ tướng, tỏ vẻ nghi ngờ tính xác thực các lý do nêu lên để chặn báo cáo. Ông Dominic Grieve là một dân biểu thiên châu Âu đã bị khai trừ khỏi đảng Bảo Thủ vì đã chống lại chính phủ Johnson.
Cũng như nhiều dân biểu đối lập khác, ông tố cáo thủ tướng Boris Johnson, một trong những gương mặt chính cổ vũ cho Brexit vào năm 2016, là tìm cách ém nhẹm vụ việc, vì sợ rằng những tiết lộ trong đó ảnh hưởng đến cuộc vận động tranh cử của ông và làm giảm cơ may giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 12/12 tới đây.
Một dân biểu đối lập được bầu làm chủ tịch Hạ Viện
Dân biểu Lindsay Hoyle, Công Đảng, được bầu vào chiếc ghế chủ tịch Hạ Viện Anh vào hôm qua 04/11, kế nhiệm ông John Bercow, đảng Bảo Thủ, đã giữ trọng trách này suốt 10 năm qua. Lindsay Hoyle, 62 tuổi, phụ tá thứ nhất của ông Bercow, tranh chiếc ghế với 7 đối thủ khác và được bầu sau 4 vòng phiếu kín.
Ngày hôm nay, 05/11 là phiên họp cuối cùng của Nghị Viện trước cuộc bầu cử 12/12.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191105-brexit-chinh-phu-anh-bi-to-cao-em-nhem-bao-cao-ve-vu-nga-can-thiep

Tổng thống Pháp Macron

kêu gọi Tập Cận Bình mở rộng cửa thị trường

Tú Anh
Thứ Ba 05/11/2019, nhân dịp cùng với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc Hội Chợ Nhập Khẩu Quốc Tế lần thứ nhì tại Thượng Hải, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tìm cách khuyến khích, thuyết phục Bắc Kinh « mở thêm » cánh cửa thị trường nội địa cho doanh nghiệp châu Âu và nhất là hàng hóa Pháp.
Từ khu triển lãm của Pháp tại Thượng Hải, đặc phái viên Véronique Rigolet tường thuật :
Để chinh phục lãnh đạo Trung Quốc, tổng thống Emmanuel Macron mời ông Tập Cận Bình dùng một bữa tiệc gồm ba món thịt bò cùng với ba loại rượu vang. Lãnh đạo hai nước cụng ly, tươi cười trước các ống kính thu hình, thưởng thức sáu món ẩm thực đến từ sáu địa danh nổi tiếng của Pháp. Cuối cùng, chủ tịch Trung Quốc cho biết ông thích nhất là thịt bò vùng Salers và Languedoc.
Mở cửa để hai bên cùng có lợi
Đây là một chiến dịch khuyến mãi nông phẩm của Pháp mà hai bên đều mong muốn. Chủ tịch Tập Cận Bình muốn biểu lộ quyết tâm mở cửa thị trường sau khi Trung Quốc đã bỏ lệnh cấm vận thịt bò Pháp cách nay một năm (do dịch bò điên). Còn tổng thống Macron thì muốn chứng tỏ là ông nhiệt tình ủng hộ công nghiệp nông phẩm của Pháp đang muốn xuất khẩu nhiều hơn vào Hoa lục.
Trước khi nhập tiệc, khi cắt băng khai mạc hội chợ Thượng Hải, Tập Cận Bình cam kết là cánh cửa của Trung Quốc luôn luôn mở rộng và vẽ lên viễn ảnh một thị trường vĩ đại không giới hạn.
Đáp lại, tổng thống Pháp nhấn mạnh đến yếu tố công bình trong quan hệ đối tác sao cho hai bên cùng có lợi. Emmanuel Macron giải thích : nếu Trung Quốc cần thế giới mở cửa thì thế giới cũng cần sự mở cửa của Trung Quốc, và nước Pháp sẵn sàng tham gia hết mình.
Thỏa thuận IGP
Ngành nông nghiệp Pháp và Châu Âu cũng kỳ vọng vào thỏa thuận « bảo hộ chỉ dẫn địa lý » gọi tắt là IGP, sẽ ký với Trung Quốc vào ngày 06/11/2019. Thỏa thuận liên quan đến 100 sản phẩm nông nghiệp châu Âu, trong đó có 26 sản phẩm của Pháp, được ban hành từ năm 1992 tại châu Âu, bảo vệ pháp lý chống tình trạng hàng giả, hàng nhái.
Theo AFP, giới doanh nghiệp Tây phương tại Trung Quốc rất bi quan, không tin vào lời hứa mở cửa thị trường của Bắc Kinh. Trong số các thành viên của Phòng Thương Mại Châu Âu tại Thượng Hải tham gia hội chợ nhập khẩu 2018, chỉ có 50% ký được hợp đồng với đối tác Trung Quốc. Đã vậy, rất nhiều thỏa thuận không được thực hiện. Đây cũng là ý kiến của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ. Tình trạng luật pháp không rõ ràng, quan liêu bàn giấy , không tôn trọng sở hữu trí tuệ cũng như tình trạng phân biệt đối xử gây khó khăn cho doanh nhân nước ngoài. Họ chờ Trung Quốc có hành động cụ thể.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191105-tong-thong-phap-macron-keu-goi-tap-can-binh-mo-rong-cua-thi-truong

Thỏa thuận hạt nhân Iran:

Iran tái khởi động làm giàu uranium

Ngày thứ Tư (6/11), Iran sẽ bắt đầu làm giàu uranium tại cơ sở Fordo dưới lòng đất, đây là một sự cắt giảm cam kết khác trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Tổng thống Hassan Rouhani nói rằng bước đi này có thể được hủy bỏ nếu các cường quốc thế giới tham gia hiệp ước giữ nguyên những cam kết của họ.
Uranium làm giàu có thể được sử dụng để chế tạo nhiên liệu lò phản ứng và cả vũ khí hạt nhân.
Iran tiếp tục cắt giảm cam kết trong thỏa thuận hạt nhân
Trump: Iran ‘đùa với lửa’
Mỹ ‘đã nạp đạn và lên cò’ để đáp trả Iran
Đây là bước đi thứ tư của Iran kể từ tháng Bảy nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ kể từ khi nước này rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Hiệp định năm 2015 nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran để đổi lấy dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhưng Tổng thống Donald Trump đã đơn phương rút khỏi hồi tháng 5/2018.
Ông Trump muốn buộc Iran phải đàm phán một thỏa thuận mới sẽ áp đặt các biện pháp kiềm chế vô thời hạn lên chương trình hạt nhân của nước này và cũng ngăn chặn việc phát triển tên lửa đạn đạo của Iran. Nhưng Iran đã thẳng thừng từ chối.
Các quốc gia khác cùng tham gia thỏa thuận là Anh quốc, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nga đã cố gắng duy trì thỏa thuận. Nhưng các lệnh trừng phạt đã khiến xuất khẩu dầu mỏ của Iran gặp khó khăn, giá trị đồng tiền nước này giảm mạnh, và đẩy tỷ lệ lạm phát tăng vọt.
Iran nhấn mạnh rằng chương trình hạt nhân của họ hoàn toàn vì mục đích hòa bình.
Trước năm 2015, quốc gia này có hai cơ sở làm giaâu – Natanz và Fordo – nơi mà khí uranium hexafluoride được đưa vào máy ly tâm để tách ra đồng vị phân hạch nhất là U-235.
Thỏa thuận đã chứng kiến Iran đồng ý chỉ sản xuất iranium làm giàu thấp, có nồng độ U-235 ở mức 3-4%, và có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân cần được làm giàu 90% trở lên.
Iran cũng đồng ý lắp đặt không quá 5.060 máy ly tâm lâu đời nhất và kém hiệu quả nhất tại cơ sở Natanz cho đến năm 2026 và không thực hiện bất kỳ hoạt động làm giàu nào tại Fordo cho đến năm 2031. 1.044 máy ly tâm được cho là quay mà không cần bơm khí uranium hexafluoride.
Trong bài phát biểu được phát đi trên truyền hình nhà nước hôm 5/11, tổng thống Iran tuyên bố: “Bắt đầu từ ngày mai, chúng tôi sẽ bắt đầu bơm khí gas vào cơ sở Forrdo.
Ông Rouhani cho biết bước đi này sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan giám sát hạt nhân quốc tế , Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Ông nói thêm rằng Iran nhận thức được “tính nhạy cảm” của các quốc gia khác trong thỏa thuận liên quan đến Fordo, được xây dựng bí mật nằm sâu 90m dưới một ngọn núi ở phía nam Tehran để tránh bị không kích.
“Nhưng đồng thời khi họ duy trì các cam kết của mình chúng tôi sẽ cắt giảm khí gas một lần nữa… do đó, bước đi này có thể được thay đổi.”
Hôm 4/11, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử của Iran (AEOI) nói rằng họ đã tăng gấp đôi số lượng máy ly tâm tiên tiến đang hoạt động tại Natanz.
Ali Akbar Salehi nói với phóng viên rằng họ hiện đang sở hữu 60 máy ly tâm loại IR-6, và nó có thể làm giàu uranium tới ngưỡng 20% nồng độ “trong vòng bốn phút” sau khi nhận lệnh. Trước đây ông đã từng nói rằng AEOI sẽ cần bốn ngày để làm được điều này.
Nga cho biết họ đang theo dõi tình hình ở Iran “với sự quan tâm” sau thông báo của ông Rouhani.
“Chúng tôi ủng hộ duy trì thỏa thuận này,” Dmitry Peskov, phát ngôn viên của tổng thống nói với báo giới ở Moscow.
Hiện không có bình luận nào từ Liên minh châu Âu, nhưng một phát ngôn viên của người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU nói hôm 4/11 rằng các quốc gia thành viên đã “nhất quán khi nói rằng cam kết của chùng tôi với thỏa thuận hạt nhân phụ thuộc vào sự tuân thủ đầy đủ của Iran”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50304362

Iran kỷ niệm 40 năm

ngày chiếm đóng tòa Đại Sứ Hoa Kỳ

Tin Tehran, Iran – Vào thứ Hai, 4 tháng 11, nhiều cuộc tuần hành do chính phủ tổ chức đã diễn ra trên khắp Iran, để kỷ niệm 40 năm ngày chiếm đóng tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Tehran. Hàng ngàn học sinh và sinh viên đã tham dự sự kiện tại thủ đô, diễn ra bên ngoài địa điểm nơi từng là tòa đại sứ Hoa Kỳ. Nhiều cuộc tuần hành tương tự cũng được tổ chức tại các tỉnh khác tại Iran. Những người tuần hành cầm theo các biểu ngữ lên án Hoa Kỳ và chính sách chính trị của Washington, với những lời lẽ thường được dùng trong các thông điệp tuyên truyền của quốc gia Hồi giáo.
Vào tháng 11, 1979, giới sinh viên Iran đã tràn vào chiếm đóng tòa đại sứ Hoa Kỳ, nhằm biểu tình phản đối việc Washington đồng ý cho nhà lãnh đạo bị lật đổ, cựu vương Mohammed Reza Pahlavi, đến Mỹ để chữa bệnh. Các nhân viên tòa đại sứ Hoa Kỳ đã bị giữ làm con tin trong 444 ngày. Cuộc khủng hoảng tại cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ diễn ra không lâu sau Cuộc cách mạng Iran 1979, gây bất hòa suốt hàng chục năm sau đó giữa Washington và Tehran. Trong thông điệp kỷ niệm 40 năm ngày chiếm đóng tòa đại sứ, Tehran nói rằng nước này sẽ không bao giờ từ bỏ chính sách chống Mỹ, và thề sẽ bảo vệ độc lập tự do cho nước Cộng Hòa Hồi Giáo. Người biểu tình đã đốt cờ Mỹ vào cuối cuộc tuần hành ở Tehran, và sự kiện này được chiếu trực tiếp trên nhiều đài truyền hình địa phương. Tòa nhà nơi từng là tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Iran nay đã trở thành một viện bảo tàng, nhằm để Tehran chứng minh cho cáo buộc rằng các viên chức Hoa Kỳ đã sử dụng nơi này hoàn toàn cho mục đích tình báo.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/iran-ky-niem-40-nam-ngay-chiem-dong-toa-dai-su-hoa-ky/

Nhật Bản vẫn cứng rắn với Hàn Quốc

nhưng mềm mỏng với TQ

Theo ông Abe, quan điểm của Nhật Bản về việc Hàn Quốc yêu cầu các công ty của Nhật bồi thường cho lao động Hàn Quốc trong thời chiến là không đổi.
Bên lề hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)+3 (Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc) đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan, ngày 4/11, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường về biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Abe Shinzo đã nhắc lại những vấn đề đang gây khúc mắc đối với quan hệ hai nước và nhấn mạnh rằng, quan điểm của Nhật Bản đã được nói rõ trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yeon nhân dịp ông Lee sang dự lễ đăng quang của Nhật Hoàng Naruhito vào cuối tháng trước.
Thủ tướng Abe cho rằng, đối với Nhật Bản, mối quan hệ với Hàn Quốc là quan trọng và sự hợp tác giữa Nhật-Hàn và Mỹ-Hàn-Nhật trong vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên cực kỳ quan trọng. Do đó, hai bên cần tiếp tục những cuộc đối thoại cấp Cục trong thời gian tới.
Đồng quan điểm với Thủ tướng Abe, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhận thức rằng, thúc đẩy quan hệ hai nước là vấn đề cực kỳ quan trọng. Hai nước cần tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực kinh tế cũng như tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Do đó, Tổng thống Moon mong muốn những vấn đề khúc mắc giữa hai bên sẽ được giải quyết thông qua đối thoại.
Nhân dịp này, Thủ tướng Abe cho biết thêm quan điểm của Nhật Bản về việc Hàn Quốc yêu cầu các công ty của Nhật Bản bồi thường cho lao động người Hàn Quốc trong thời chiến là không thay đổi. Vấn đề này cũng cần thiết phải tiếp tục thông qua đối thoại giữa hai bên.
Theo giới phân tích, tuy đã có dấu hiệu khả quan, nhưng để giải quyết những khúc mắc giữa hai nước chắc sẽ cần thêm nhiều thời gian.
Cùng ngày, Thủ tướng Abe Shinzo cũng đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong vòng 25 phút. Nội dung chính là hai bên đã xác nhận sẽ tiến hành hội đàm cấp cao Nhật-Trung-Hàn vào tháng 12 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc; thống nhất hợp tác để thực hiện thành công chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến vào mùa Xuân năm 2020.
Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh, hai bên đã thống nhất quan điểm quan hệ hai nước đã trở lại quĩ đạo bình thường và sẽ có những bước phát triển mới. Hai bên đều mong muốn đóng góp vào thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và tự do thương mại trên thế giới.
Thủ tướng Abe cho rằng, hai nước có trách nhiệm lớn đối với hòa bình và ổn định của Châu Á và Thế giới. Đồng thời khẳng định chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến thực hiện vào mùa Xuân năm 2020 có ý nghĩa to lớn phù hợp với giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước.
Tuy nhiên, Thủ tướng Abe cũng bày tỏ sự quan ngại đối với việc tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Bên cạnh đó, Thủ tướng Abe đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phi quân sự hóa tại khu vực Biển Đông mà trong đó Trung Quốc đang tăng cường hoạt động quân sự tại khu vực này.
Nhân dịp này, hai bên đã thống nhất quan điểm vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cần được thực hiện hoàn toàn dự
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31271-nhat-ban-van-cung-ran-voi-han-quoc-nhung-mem-mong-voi-tq.html

Triều Tiên chỉ trích ‘chính sách thù nghịch’ của Mỹ

Triều Tiên hôm 5/11 nói rằng việc báo cáo của Mỹ nói Triều Tiên là nước tài trợ cho khủng bố cho thấy một “chính sách thù nghịch” và điều đó cản trở việc đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán về việc phi hạt nhân hóa, theo Reuters.
Lời chỉ trích của Triều Tiên được đưa ra trong khi một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ chuẩn bị tới Hàn Quốc.
Bình Nhưỡng cáo buộc Hoa Kỳ không cho thấy sự linh hoạt sau khi đàm phán giữa đôi bên đổ vỡ tháng trước, trong cuộc gặp đầu tiên kể từ khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đồng ý nối lại các cuộc đàm phán hồi tháng Sáu.
XEM THÊM:
Nhật Bản: Triều Tiên phóng hai tên lửa ra biển
“Kênh đối thoại giữa Triều Tiên và Mỹ ngày càng thu hẹp vì thái độ như vậy”, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin, dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Phát biểu của phía Triều Tiên về “Phúc trình các nước về khủng bố năm 2018” được đưa ra trước chuyến thăm Seoul của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell.
Theo Reuters, ông Stilwell dự kiến sẽ thảo luận về các cuộc đàm phán bị đình trệ với Triều Tiên, cũng như quyết định của Hàn Quốc về việc chấm dứt thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Nhật.
https://www.voatiengviet.com/a/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-th%C3%B9-ngh%E1%BB%8Bch-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9/5153283.html

Biểu tình Hong Kong:

Tập Cận Bình ‘rất tin tưởng’ Carrie Lam

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam rằng chính quyền trung ương “rất tin tưởng” ở bà, theo truyền thông nước này.
Tuần trước đã có tin tức về việc Bắc Kinh lên kế hoạch thay thế bà Lam, sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ đã có lúc làm tê liệt Hong Kong.
Hong Kong: Kẻ tấn công cắn đứt tai một người
Joshua Wong bị cấm tranh cử vì nghi không trung thành với chính quyền
Biểu tình Hong Kong: Carrie Lam lại cảnh báo suy thoái kinh tế
Nhưng ông Tập Cận Bình đã bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối của mình đối với bà Lam tại một cuộc họp ở Thượng Hải.
Các cuộc biểu tình bùng nổ ở Hong Kong nhằm chống lại dự luật dẫn độ do bà Lam đề xuất.
Bà Lam đã ủng hộ dự luật này, vốn cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự ở Hong Kong sang xét xử ở Trung Quốc.
Dự luật này đã làm dấy lên lo ngại rằng các quyền tự do của Hong Kong sẽ bị xói mòn, và dẫn đến các cuộc biểu tình rộng khắp, trong đó có một cuộc biểu tình được cho là thu hút gần hai triệu người tham gia.
Cuối cùng bà Lam đã rút lại dự luật, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục. Các nhà hoạt động nay yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát, và cải cách dân chủ.
Hãng tin của nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã công bố những bức ảnh hai nhà lãnh đạo bắt tay nhau, và đưa tin rằng, ông Tập đã ca ngợi bà Lam vì những nỗ lực của bà trong việc dập tắt các cuộc đụng độ tại Hong Kong.
“Chính phủ trung ương rất tin tưởng bà”, ông Tập Cận Bình được dẫn lời: “Ngăn chặn cơn bão và lập lại trật tự vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất ở Hong Kong”.
Làn sóng biểu tình tiếp tục vào cuối tuần qua. Cảnh sát chống bạo động đã phun hơi cay vào đám đông người biểu tình ở quận Taikoo, một khu dân cư.
Vào Chủ nhật, trong cùng một quận, một người đàn ông đã đâm bốn người và cắn đứt tai một ủy viên hội đồng địa phương ủng hộ dân chủ, sau một cuộc tranh luận chính trị về các cuộc biểu tình.
Khi không có dấu hiệu các cuộc biểu tình sẽ sớm kết thúc, tuần trước, lần đầu tiên các lãnh đạo Trung Quốc cho hay họ đã chuẩn bị để thay đổi cách đại lục quản lý Hong Kong.
Ông Shen Chunyao, giám đốc Ủy ban Luật pháp Hong Kong, Macao, và Luật Cơ bản nói với phóng viên rằng, các quan chức đang tìm cách “hoàn thiện” cách thức đặc khu trưởng Hong Kong được bổ nhiệm và bãi nhiệm. Ông không nói chi tiết về bản chất chính xác của những thay đổi được đề xuất.
Lãnh đạo Hong Kong, Đặc khu trưởng – hiện là bà Lam – được bầu bởi một ủy ban bầu cử 1.200 thành viên chủ yếu ủng hộ Bắc Kinh. Ủy ban này được được bầu ra chỉ bởi 6% cử tri Hong Kong đủ điều kiện.
Từng là thuộc địa của Anh, Hong Kong được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Hong Kong có nền tư pháp và một hệ thống pháp lý độc lập với Trung Quốc đại lục, với các quyền mà công dân Trung Quốc đại lục không được hưởng, như tự do hội họp và tự do ngôn luận.
Nhưng các nhóm nhân quyền nói rằng, một số quyền tự do của Hong Kong đang bị bóp nghẹt và cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong, trích dẫn các phán quyết pháp lý của đại lục đã gạt bỏ các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ.
Các nghệ sĩ và nhà văn Trung Quốc cũng nói rằng, họ đang chịu áp lực tự kiểm duyệt ngày càng tăng – và một nhà báo của tờ Thời báo Tài chính đã bị cấm vào Hong Kong sau khi ông tổ chức một sự kiện có sự tham gia của một nhà hoạt động độc lập.
Chính phủ Trung Quốc cho biết vào năm 2014 là họ sẽ cho phép cử tri Hong Kong lựa chọn lãnh đạo của mình từ danh sách được ủy ban thân Bắc Kinh phê chuẩn.
Nhưng giới chỉ trích gọi đề xuất này là “dân chủ giả tạo” và nó đã không được cơ quan lập pháp của Hong Kong bỏ phiếu tán thành.
Trong 28 năm tới, vào năm 2047, Luật cơ bản – vốn bảo đảm rằng người Hong Kong được hưởng các quyền tự do cơ bản – sẽ hết hạn. Hiện chưa rõ những gì có thể xảy ra với quyền tự trị của Hong Kong khi đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50298652

Bà Carrie Lam: Chủ tịch Tập ‘lo lắng’ về Hong Kong

Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hôm 5/11 cho biết rằng bà đã có một cuộc gặp ngắn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Thượng Hải, theo Reuters.
“Ông ấy bày tỏ sự quan tâm và lo lắng về Hong Kong, đặc biệt là những xáo trộn về xã hội mà chúng ta đã chứng kiến trong vòng năm tháng qua, và ông ấy cũng bày tỏ sự hậu thuẫn đối với nhiều hành động mà chính quyền Đặc khu Hành chính tiến hành”, bà Lam nói.
Reuters dẫn lời bà Lam nói thêm rằng chính quyền của bà sẽ “giữ vững pháp quyền và tìm cách chấm dứt bạo lực” theo đúng nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Bà cũng bác bỏ những lời đồn thổi rằng chính quyền Hong Kong đang cân nhắc ân xá cho những người biểu tình đã bị truy tố.
XEM THÊM:
Người biểu tình đập phá văn phòng Tân Hoa Xã ở Hong Kong
Trong khi đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố sẽ “hoàn thiện” cơ chế chọn lãnh đạo Hong Kong.
Reuters dẫn lời một tuyên của Đảng này, bày tỏ sự hẫu thuẫn đối với đặc khu Hong Kong và tuyên bố sẽ không tha thứ cho bất kỳ thái độ “ly khai nào” ở Hong Kong cũng như ở Macau.
Theo Reuters, người biểu tình Hong Kong đã lên mạng xã hội để kêu gọi xuống đường với các hình thức phản đối mới.
https://www.voatiengviet.com/a/l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-hong-kong-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-t%E1%BA%ADp-lo-l%E1%BA%AFng-v%E1%BB%81-hong-kong/5153056.html

Tàu TQ lại gây sự tại bãi cạn Scarborough

Một tàu Trung Quốc tự xưng là “chiến hạm hải quân” mới đây quấy rối tàu dầu Green Aura treo cờ Liberia có thủy thủ đoàn người Philippines khi tàu dầu đi qua bãi cạn tranh chấp Scarborough ở Biển Đông, theo trang tin Rappler.
Vụ việc xảy ra ngày 30.9, nhưng thuyền trưởng Manolo Ebora mới tiết lộ với Rappler. Ông Ebora nói rằng tàu tự xưng là tàu chiến Trung Quốc ra lệnh tàu Green Aura tránh xa Scarborough khoảng 18,5 km. Tàu Green Aura từ chối đổi hướng và di chuyển vào khu vực cách bãi cạn này 11 km. Khi đó, chiến hạm Trung Quốc tiến về phía tàu Green Aura nhằm ngăn chặn tàu này. Đáp lại, thuyền trưởng Ebora khẳng định tàu mình có chuyến đi qua vô hại trong khu vực.
Dù vậy, phát ngôn viên Tổng thống Philippines Salvador Panelo hôm 3.11 khẳng định vụ tàu chiến Trung Quốc quấy rối tàu dầu Green Aura ở Scarborough không phải là mối quan ngại của Manila vì tàu dầu này mang cờ nước ngoài, theo Rappler ngày 4.11.
Tuyên bố trên của ông Panelo lập tức bị Giáo sư Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật Biển tại Đại học Philippines, chỉ trích là khinh suất và có thể gây tổn hại cho chính sách ngoại giao của Philippines. Ông Batongbacal cho rằng Phủ tống thống Philippines nên xem hành động của tàu Trung Quốc là sự sỉ nhục vì đó là cách Trung Quốc củng cố kiểm soát Scarborough.
Ông Batongbacal còn cảnh báo rằng im lặng trước những hành động của Trung Quốc, dù hành động đó chống lại một tàu nước ngoài, là “dấu hiệu thực tế công nhận” Trung Quốc có quyền tài phán đối với Scarborough.
Trung Quốc giành quyền kiểm soát Scarborough từ Philippines sau đợt đối đầu căng thẳng giữa tàu hai bên hồi năm 2012.
http://biendong.net/dam-luan/31277-tau-tq-lai-gay-su-tai-bai-can-scarborough.html

Báo Hoàn Cầu loa lên rằng Manila

sắp công nhận chủ quyền của TQ trên Biển Đông

Một bài báo trên tờ Hoàn cầu nói rằng Manila đang trên đường “chấp thuận” tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, bằng việc một lần nữa cho thông qua các visa có in hình đường chín đoạn, theo Forbes.
Bài viết của tờ báo được xem là “cái loa” của Trung Nam Hải cũng ca ngợi mối quan hệ đang ấm dần lên giữa Bắc Kinh và Manila, đồng thời tán dương các chính sách hướng về Trung Quốc của chính phủ Duterte.
“Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đã ấm lên trong hai năm qua”, bài báo viết. “Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte liên tục ủng hộ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc”.
Quan điểm về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông dưới thời Tổng thống Philippines Duterte hoàn toàn trái ngược với người tiền nhiệm. Vào năm 2012, dưới thời Tổng thống Benigno Aquino, chính quyền Philippines đã từ chối đóng dấu thị thực lên các hộ chiếu có in hình đường chín đoạn của du khách Trung Quốc.
Quyết định của Manila đối với thị thực của chính quyền Duterte cũng có xu hướng ngược lại với các nước cùng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Theo Forbes, cách đây hai tuần, Việt Nam và Malaysia đã cấm trình chiếu Abominable, một bộ phim do DreamWorks và Trung Quốc hợp tác sản xuất, có chiếu một cảnh về “đường chín đoạn”.
http://biendong.net/bi-n-nong/31266-bao-hoan-cau-loa-len-rang-manila-sap-cong-nhan-chu-quyen-cua-tq-tren-bien-dong.html

Một số nội dung nổi bật tại Cuộc họp lần thứ 5

của Cơ chế Tham vấn song phương trên Biển Đông

giữa TQ và Philippines

Ngày 28/10, Trung Quốc và Philippines đã tổ chức Cuộc họp lần thứ 5 của Cơ chế Tham vấn song phương trên Biển Đông (BCM) tại Bắc Kinh, do Thứ trưởng bỘ Ngoại giao Trung Quốc Luo Zhaohui và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines Enrique A. Manalo chủ trì. Mặc dù nội dung chi tiết chưa được công bố, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng ca ngợi một số kết quả của cuộc gặp lần này.
Những ngôn từ bóng bẩy, hình thức được TQ công bố
Trang Web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết tại cuộc họp, hai bên đều nhất trí và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tận dụng các cuộc họp tích cực và hiệu quả giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Rodrigo Duterte cũng như những động lực tích cực trong quan hệ Trung Quốc-Philippines hiện nay.
Cả hai bên nhất trí về tầm quan trọng của BCM như là một nền tảng cho đối thoại thường xuyên có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng cường ổn định của quan hệ song phương và hòa bình và ổn định ở Biển Đông, qua đó cả hai bên thảo luận và xem xét các cách thức và phương tiện để thúc đẩy hợp tác hàng hải thực tế, quản lý và giải quyết đúng đắn các khác biệt và liên tục tăng cường đối thoại và tin tưởng lẫn nhau.
Hai bên đã trao đổi thẳng thắn và thân thiện về tình hình chung và các vấn đề quan tâm ở Biển Đông và các vấn đề hàng hải giữa Philippines và Trung Quốc, đồng thời thừa nhận tầm quan trọng của việc giải quyết những khác biệt ở Biển Đông và xem xét tiến trình hợp tác hàng hải trong các lĩnh vực khác nhau. Cả hai bên đều khẳng định cam kết của mình trong việc giải quyết đúng đắn các tranh chấp theo thái độ tích cực và mang tính xây dựng và cam kết tiếp tục tìm hiểu và thực hiện các sáng kiến ​​hợp tác hàng hải thực tế, và bằng cách đó, thúc đẩy niềm tin và sự tự tin lẫn nhau.
Các nhóm làm việc về an ninh chính trị, hợp tác nghề cá và nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển của BCM đã được triệu tập. Cả hai bên đã thảo luận thẳng thắn hơn về các vấn đề quan tâm và xem xét thực hiện các sáng kiến ​​hợp tác thực tế hàng hải đã được hai bên thống nhất, bao gồm tìm kiếm cứu nạn hàng hải, an toàn hàng hải, và nghiên cứu bảo vệ môi trường biển và hợp tác nghề cá ở Biển Đông. Cả hai bên cũng đã có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng về việc thiết lập các cơ chế có thể để trao đổi các chuyến thăm và giao tiếp.
Hai bên đã nhận ra tầm quan trọng của các nền tảng song phương và đa phương bổ sung khác trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực bao gồm Quan hệ đối thoại ASEAN – Trung Quốc, Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á. Cả hai bên đều nhắc lại tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và cam kết sớm đưa ra một Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC) một cách hiệu quả và thực chất. Cả hai bên nhất trí sẽ tổ chức cuộc họp BCM lần thứ 6 tại Philippines vào nửa đầu năm 2020, thời gian và địa điểm cụ thể sẽ được hai bên thống nhất sau thông qua các kênh ngoại giao.
Nhận định của giới chuyên gia
Giới chuyên gia nhận định mặc dù Trung Quốc và Philippines cho rằng cơ chế này đã đạt được một số dấu hiệu lạc quan ban đầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi họ có thể chuyển sang giai đoạn hoạt động chung tiếp theo, chứ chưa nói đến cùng phát triển, do: Thứ nhất, chính quyền Tổng thống Duterte đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ nội bộ và người dân về hợp tác song phương với Trung Quốc. Thứ hai, theo khuôn khổ BCM hiện tại đang giám sát việc hợp tác dầu khí, có nhiều chi tiết cần phải được giải quyết như cần làm việc về các dự án cụ thể nào, liên quan đến ai, hợp tác như thế nào và đặt các dự án ở đâu. Ở giai đoạn này, Philippines và Trung Quốc đang trong thời kỳ thăm dò và tham vấn và chắc chắn còn xa mới đến giai đoạn phát triển chung. Thứ ba, đối với bất kỳ sự hợp tác dự án cuối cùng nào, cần phải tuân thủ hơn nữa luật pháp Philippines hiện hành quy định rằng các dự án dầu khí phải có 60% thuộc sở hữu của Philippines và bất kỳ động thái nào nhằm sửa đổi hoặc né tránh yêu cầu này có thể dẫn đến những phản ứng chính trị và sự phản đối nhằm vào Chính quyền Duterte. Thứ tư, BCM bị giới hạn hơn nữa trong phạm vi của nó. Mặc dù nó cũng đã được quảng bá là một nền tảng để trao đổi quan điểm về các vấn đề thời sự và những vấn đề khác mà Philippines hoặc Trung Quốc quan tâm ngoài vấn đề Biển Đông, nó không toàn diện như được tuyên bố ngay cả về những vấn đề hàng hải liên qua đến hai nước.
Vẫn còn nhiều sự khác biệt lập trường giữa TQ và Philippines
Đối với Trung Quốc, nước này đã đề cao tầm quan trọng của BCM vì một số lý do. Thứ nhất, BCM đại diện cho 1 trong 2 lộ trình chính theo cách tiếp cận lộ trình kép mà Trung Quốc chủ trương về vấn đề Biển Đông. Theo cách tiếp cận này, các tranh chấp liên quan đến Biển Đông nên được giải quyết hợp lý thông qua đàm phán và tham vấn giữa các nước liên quan trực tiếp, và rằng Trung Quốc và 10 nước ASEAN nên làm việc cùng nhau để bảo vệ hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông. Trung Quốc coi BCM là cách thực tiễn và khả thi nhất để xử lý tranh chấp giữa các bên liên quan trực tiếp, cụ thể là giữa Trung Quốc và Philippines, thông qua đàm phán và tham vấn. BCM cho thấy rằng Trung Quốc và các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền có khả năng xử lý hoặc giải quyết những khác biệt của họ về Biển Đông mà không có sự tham gia các cường quốc ngoài khu vực, về cơ bản là nhắc tới Mỹ. Trung Quốc đã tức giận trước các phương tiện hải và không quân Mỹ đang tiến hành các hoạt động tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đặc biệt là những phương tiện đã đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và/hoặc chiếm đóng ở Biển Đông. Theo lập trường của nước này, sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài như Mỹ làm phức tạp và thậm chí phá hoại nền hòa bình và sự ổn định của Biển Đông.
Thứ hai, BCM củng cố quan điểm rằng các tranh chấp Biển Đông chỉ liên quan đến Trung Quốc và một số nước ASEAN tuyên bố chủ quyền và không đại diện cho toàn bộ quan hệ của nước này với ASEAN. Theo chính cấu trúc của nó, BCM, vốn cho phép Philippines lôi kéo Trung Quốc can dự và ngược lại, giúp giới hạn những khác biệt giữa hai nước này chỉ tới mức độ song phương và cho tới nay đã không ảnh hưởng đến tinh thần chung của quan hệ Trung Quốc-Philippines, và hơn nữa, không nên tác động
đến những động lực chung của quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Hơn nữa, bản thân Trung Quốc cũng tham gia một số dạng đàm phán song phương hay can dự nào đó với các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền khác về những khác biệt và lợi ích lãnh thổ và hàng hải của họ.
Thứ ba, BCM đánh dấu một sự đoạn tuyệt rõ ràng với chính sách đối đầu trước đây của cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino, điều Trung Quốc đã nhanh chóng để lại đằng sau và đang nỗ lực nhất có thể để bảo đảm rằng sẽ không quay trở lại quỹ đạo chẳng mấy vui vẻ này. Kể từ đó, Trung Quốc đã tăng cường hợp tác với Philippines trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa-xã hội, cho tới hợp tác quốc phòng non trẻ bao gồm tài trợ súng trường tấn công và súng bắn tỉa cũng như đạn dược vốn được dùng trong cuộc chiến chống cuộc nổi dậy của chiến binh Hồi giáo ở Marawi. Trên thực tế, Trung Quốc đã mô tả giai đoạn hiện tại dưới thời Tổng thống Philippines Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “kỷ nguyên vàng” của quan hệ Philippines-Trung Quốc. Xét đến cách các mối quan hệ đã cải thiện, Trung Quốc sẽ muốn duy trì động lực của BCM nhằm bảo đảm thu được những lợi ích hữu hình, mà vì thế nó trở thành mô hình giải quyết những khác biệt giữa các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/31275-mot-so-noi-dung-noi-bat-tai-cuoc-hop-lan-thu-5-cua-co-che-tham-van-song-phuong-tren-bien-dong-giua-tq-va-philippines.html

Trung Quốc tuyên bố sẽ ‘hoàn toàn tôn trọng’

cách sống của Đài Loan

Trung Quốc tuyên bố sẽ “hoàn toàn tôn trọng” cách sống và hệ thống xã hội của Đài Loan một khi hòn đảo này được “thống nhất một cách hòa bình” và chừng nào an ninh quốc gia được bảo vệ, Đảng Cộng sản Trung Quốc nói hôm 5/11, theo Reuters.
Trong tuyên bố về các quyết định đạt được tại một cuộc họp quan trọng của ban lãnh đạo Đảng tuần trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố sẽ mạnh mẽ thúc đẩy “thống nhất” đất nước và “thúc đẩy việc sắp xếp thể chế vì sự phát triển hòa bình”.
XEM THÊM:
Đài Loan: Trung Quốc thực thi ‘chủ nghĩa bành trướng độc đoán’ ở Thái Bình Dương
Tin cho hay, Trung Quốc không giải thích cách thức mà nền dân chủ ở Đài Loan sẽ tiếp tục như thế nào nếu Bắc Kinh kiểm soát hòn đảo.
Theo Reuters, Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh của mình và đã tăng cường gây áp lực lên hòn đảo này kể từ khi bà Thái Anh Văn lên nhậm chức tổng thống năm 2016 vì lo ngại rằng bà muốn độc lập chính thức cho Đài Loan.
Hãng tin này nhận định rằng Đài Loan, vốn sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào tháng Một, không muốn bị cai trị bởi một nước Trung Quốc chuyên quyền.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-s%E1%BA%BD-ho%C3%A0n-to%C3%A0n-t%C3%B4n-tr%E1%BB%8Dng-c%C3%A1ch-s%E1%BB%91ng-c%E1%BB%A7a-%C4%91%C3%A0i-loan/5153224.html

Hồng Kông : Vì sao Bắc Kinh

tỏ vẻ tín nhiệm Lâm Trịnh Nguyệt Nga ?

Tú Anh
Trong khi phong trào biểu tình vẫn tiếp diễn tại Hồng Kông, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố đặt «tín nhiệm cao độ» vào khả năng đối thoại và tái lập ổn định của trưởng đặc khu hành chính.
Cho dù bị 75% dân Hồng Kông chê trách, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga được lãnh đạo Hoa lục tiếp tại Thượng Hải và mời về thủ đô vào ngày 06/11/2019. Bắc Kinh đấu dịu hay chuẩn bị phương án trấn áp ?
Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc hội kiến với ông Tập Cận Bình nhân Hội chợ Thượng Hải, trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga được lãnh đạo Trung Quốc khen ngợi là đã nỗ lực rất nhiều để vãn hồi ổn định và cải thiện tình trạng xã hội. Chủ tịch Trung Quốc còn kêu gọi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga « cố gắng nhiều hơn, hiệu quả hơn » để cải thiện cuộc sống của người dân và đối thoại với mọi bộ phận trong xã hội.
Cũng theo hãng thông tấn Nhà nước, ông Tập nhấn mạnh đến điều được gọi là trọng trách số một hiện nay của chính quyền Hồng Kông là « chấm dứt bạo lực, tái lập trật tự ».
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga được mời về Bắc Kinh để gặp chính phủ Trung Quốc vào thứ Tư 06/11, thay vì về thẳng Hồng Kông.
Các sự việc này mang ý nghĩa gì trong bối cảnh có tin đồn lãnh đạo đặc khu sắp bị thay thế vì bất lực trước phong trào đòi dân chủ và chống Bắc Kinh can thiệp ?
Dùng người Hồng Kông trấn áp Hồng Kông
Trước hết, theo nhà phân tích Lâm Hòa Lập (Willy Lam), một chuyên gia độc lập về chính trị Trung Quốc, sự ủng hộ của Bắc Kinh chỉ mang tính « nhất thời ». Để làm gì ? Không phải vì yêu thương hay tín nhiệm bà trưởng đặc khu hành chính, mà Bắc Kinh chỉ muốn Hồng Kông thông qua một đạo luật về an ninh quốc gia, để cho phép cảnh sát dùng bạo lực đàn áp biểu tình. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga vẫn có thể bị ngưng chức vào tháng Ba năm tới nhân phiên họp toàn thể Quốc hội Trung Quốc, hoặc trong một năm nữa là cùng, theo suy đoán của giáo sư Lâm Hòa Lập với AFP.
Tuần trước, đảng Cộng Sản Trung Quốc loan báo là « sẽ sửa đổi » tiến trình đề cử lãnh đạo đặc khu, nhưng không nói là theo chiều hướng nào, dân chủ hơn hay độc đoán hơn. Tuy nhiên, một lần nữa, Bắc Kinh đe dọa không dung thứ mọi « hoạt động chia rẽ dân tộc, đe dọa an ninh quốc gia ».
Được AFP đặt câu hỏi, Đàm Diệu Tông (Tam Yiu Chung) một đại biểu Nghị Viện thuộc phe thân Trung Quốc nhìn nhận bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chỉ được chủ tịch Tập Cận Bình « khen vừa phải » chứ không « bốc tận mây xanh » bởi vì cho đến nay, « trật tự chưa được vãn hồi ».
Cơ may cuối cùng
Phong trào phản kháng tại Hồng Kông, bắt đầu từ cuộc xuống đường chống dự luật dẫn độ hồi tháng Sáu, kéo dài đến nay đã gần 5 tháng với nhiều yêu sách mới như đòi Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức, tổ chức bầu cử tự do, truy tố cảnh sát sử dụng bạo lực… Phong trào công dân này từ nay lại được thêm thế mạnh của một phong trào xã hội toàn cầu chống chính quyền độc tài, chống tham nhũng, chống bất công xã hội, hoặc cả ba.
Trong bối cảnh này, có lẽ Bắc Kinh cảm thấy phải siết chặt gọng kềm tại Hồng Kông nhưng phải qua một nhân vật tại chỗ. Nghị viên thân Trung Quốc Đàm Diệu Tông cho rằng trưởng đặc khu Hồng Kông là một người có khả năng : nếu không, chủ tịch Trung Quốc, cho dù rất bận rộn, đã không dành thời giờ tiếp bà tại Thượng Hải.
Còn đối với nghị viên dân chủ Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mao), Lâm Trịnh Nguyệt Nga là con rối của Bắc Kinh.
Cả hai ý kiến này tuy đối nghịch nhau nhưng có cùng một dự báo : Bắc Kinh sẽ để cho lãnh đạo đặc khu Hồng Kông, người vẫn chịu búa rìu dư luận, một cơ may cuối cùng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191105-hong-kong-vi-sao-bac-kinh-to-ve-tin-nhiem-lam-trinh-nguyet-nga

Vì sao Trung Quốc sai lầm ở Đông Nam Á?

Thụy My
Tác giả David Hutt trên Asia Times ngày 01/11/2019 đã phân tích về mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.
Bất chấp bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra, rất nhiều thời gian và cố gắng để đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, nhưng hầu hết những chương trình lớn của Bắc Kinh tại các quốc gia láng giềng đều diễn ra không như mong muốn. Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 35 tại Bangkok Thái Lan lần này, một dịp mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn cách vắng mặt rất kém ngoại giao, Trung Quốc vẫn khó lòng chiếm được thế thượng phong.
Việt Nam : Dự luật đặc khu bị xếp xó vì dư luận chống đối
Những nghi ngại về mục đích thực sự của Trung Quốc – kể cả Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) có ngân sách lên đến 1.000 tỉ đô la – đang nổi lên trong khu vực, cùng với những cảnh báo do Hoa Kỳ đưa ra về chính sách « ngoại giao bẫy nợ » của Bắc Kinh.
Không có ở đâu mà những lợi ích thương mại Trung Quốc lại bị công khai cự tuyệt như tại nước láng giềng Việt Nam. Vào đầu năm 2018, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra trên toàn quốc sau khi đảng Cộng Sản cầm quyền bắt đầu thảo luận về một luật mới, cho phép thành lập các đặc khu kinh tế (SEZ) trong đó các nhà đầu tư nước ngoài được thuê đất đến 99 năm.
Nhiều người Việt nghĩ rằng dự luật đặc khu này nhằm bật đèn xanh cho các công ty Trung Quốc vơ vét đất đai của Việt Nam. Cho dù hàng trăm người biểu tình bị bắt, chính quyền đã có một quyết định chưa từng thấy là lắng nghe dư luận, hoãn lại vô thời hạn, và nay thì đạo luật này không còn được nhắc đến.
Tình cảm chống Trung Quốc có thể cảm nhận rất rõ tại Việt Nam trong nhiều thập niên. Không chỉ do Trung Quốc chiếm đóng lãnh thổ của Việt Nam, mà còn vì những xung đột trên Biển Đông, nơi mà Hà Nội là thủ đô cuối cùng thực sự chống đối sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh.
Sihanoukville bị Hán hóa, Philippines lo mất biển
Nhưng Việt Nam không phải là nơi duy nhất mà người dân địa phương tỏ ra giận dữ đối với các đầu tư của Trung Quốc đã làm thay đổi đất nước họ. Tại Cam Bốt, ngày càng có những phản ứng dữ dội trước việc Trung Quốc đầu tư ồ ạt, đặc biệt là tại Sihanoukville.
Thành phố biển xinh đẹp này được cho là đã trở thành một « tỉnh của Trung Quốc ». Sihanoukville đã trở thành điểm đến trung tâm của khách du lịch và những người có máu đỏ đen từ Hoa lục. Giá đất tăng vọt do người Trung Quốc đổ tiền vào địa ốc, khiến thị trường nhà đất trở nên ngoài tầm tay với của nhiều người dân bản xứ.
Trong khi đó ở Philippines, công chúng và một bộ phận giới tinh hoa ngày càng hoài nghi, phải chăng tổng thống Rodrigo Duterte đã tính toán sai lầm khi xích lại gần Bắc Kinh, giảm thiểu tầm quan trọng của tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Một cuộc điều tra mới đây của Social Weather Stations cho thấy có đến 93% người Philippines muốn chính phủ Duterte thu hồi lại những đảo và thực thể tại vùng biển mà Manila đòi hỏi chủ quyền nhưng đang bị Trung Quốc kiểm soát, kể cả bãi cạn Scarborough.
Giáo sư Richard Heydarian ở Manila nhận xét : « Chiến lược lôi kéo, mua chuộc giới tinh hoa địa phương thông qua các thỏa thuận kinh tế lớn trước đây thuận buồm xuôi gió, nay đã khó khăn hơn. Nó càng làm xa lánh lớp người năng động, có hiểu biết về chính trị ở các quốc gia sở tại ».
« Thực dân mới Trung Quốc » ?
Tại Malaysia, liên minh Harapan và thủ lãnh là ông Mahathir Mohamad chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2018 nhờ chủ trương hạn chế đầu tư Trung Quốc, khiến liên minh cầm quyền UMNO lần đầu tiên trong lịch sử phải rơi đài. Chính quyền thương lượng lại các hợp đồng với Trung Quốc, trong khi ông Mahathir công khai lên án Bắc Kinh là « một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân » trong khu vực.
Ở Lào, quốc gia nhiều đồi núi lâu nay là vùng đệm giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, đã xảy ra những vụ tấn công vào người Trung Quốc, trong đó nhiều người bị các nhóm vũ trang sát hại trong những năm gần đây. Tình cảm thù ghét cũng đang lớn dần đối với chính sách « ngoại giao bẫy nợ » – vì Lào là một trong những nước trong khu vực nợ nần Trung Quốc nhiều nhất. Chủ yếu là do một dự án đường sắt 6 tỉ đô la do Bắc Kinh tài trợ và xây dựng, mà nhiều người cho là tốn kém nhưng không hiệu quả.
Ông Heydarian viết : « Thay vì hướng về một Trung Quốc bá chủ, người ta lại chứng kiến khuynh hướng tái khẳng định quyền tự chủ và phẩm cách tại các nước láng giềng của Bắc Kinh ».
Tất nhiên tình cảm chống Trung Quốc tăng lên là điều tốt lành đối với chính quyền Donald Trump, vẫn đang gia tăng đối đầu với Bắc Kinh, mà một số nhà phân tích gọi là « cuộc chiến tranh lạnh mới ». Chiến lược an ninh quốc gia của Nhà Trắng công bố vào tháng 12/2017 mô tả Trung Quốc là « cường quốc xét lại », nêu ra một « cuộc cạnh tranh đại cường mới » giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, kể cả tại Đông Nam Á.
Hình ảnh xấu xí của Bắc Kinh tại Đông Nam Á
Nhưng mối ngờ vực về mưu đồ của Bắc Kinh trong khu vực còn đi xa hơn quyền lực chính trị đại cường. Các dự án đầu tư, kể cả những dự án trong khuôn khổ BRI thường thiếu minh bạch, với những chiến thuật ám muội, thông đồng với các quan chức địa phương để được giao đất.
Quyền sở hữu đất đai và vấn đề môi trường đang trở thành mối quan ngại trên khắp Đông Nam Á, và trong nhiều trường hợp, đầu tư của Trung Quốc đã làm vấn đề thêm trầm trọng. Ngày càng nhiều những chỉ trích cho rằng đầu tư Trung Quốc chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn cho người dân địa phương.
Trên toàn Đông Nam Á đều có những lời than phiền rằng các dự án Trung Quốc chủ yếu sử dụng người Hoa thay vì lao động địa phương. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu BRI có thực sự nhằm nâng cao mức sống cho Đông Nam Á, hay chỉ nhằm tăng cường sự kiểm soát về kinh tế và chính trị của Bắc Kinh tại khu vực này ?
Một nghiên cứu của trung tâm ASEAN thuộc ISEAS-Yusof Ishak Institut tiết lộ 45,5% người được hỏi nghĩ rằng « Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc xét lại với ý đồ biến Đông Nam Á thành khu vực nằm trong tầm ảnh hưởng của mình ». Trong khi đó chưa đầy 1/10 coi Trung Quốc là « cường quốc vô hại và tử tế ».
Các tác giả nhận định kết quả này là lời cảnh tỉnh cho Trung Quốc, cần phải đánh bóng lại hình ảnh tiêu cực ở Đông Nam Á cho dù Bắc Kinh nhiều lần khẳng định « trỗi dậy ôn hòa ». Cũng theo cuộc điều tra trên, gần phân nửa số người được thăm dò (47%) cho rằng BRI đẩy các thành viên ASEAN đi vào quỹ đạo Trung Quốc.
Phó giáo sư Lý Minh Giang (Li Mingjiang), điều phối viên chương trình Trung Quốc của S. Rajaratnam School of International Studies ở Singapore, và một số nhà nghiên cứu Trung Quốc như Thì Ân Hoằng (Shi Yinhong) đều cho rằng Bắc Kinh trước những thành tựu to lớn đạt được, đã quá vội vã nhảy vào mặt trận chiến lược. Ngay cả người con của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương (Deng Pufang) trong bài phát biểu được phổ biến rộng rãi tháng 11/2018 cũng cho rằng Trung Quốc « nên tỉnh táo và ý thức được vị trí của mình ».
Không « tri kỷ tri bỉ », sao có thể bách chiến bách thắng ?
Nhưng trong lúc Bắc Kinh đang vận dụng thế mạnh từ tài chính, quân sự cho đến nhân lực cho chính sách ngoại giao trong khu vực, các nhà phê bình thấy rằng vẫn còn thiếu vắng sự đồng cảm. Các quan chức Trung Quốc dường như không chịu hiểu rằng chính trị và kinh doanh được tiến hành theo những cách rất khác nhau tại từng quốc gia Đông Nam Á.
Chính quyền Trung Quốc hầu như không thể hiểu vì sao chính phủ các nước khác lại không thể kiểm soát báo chí và khu vực tư nhân theo cùng một kiểu với Bắc Kinh. Tại sao người dân địa phương không chịu mở rộng vòng tay đón nhận đầu tư Trung Quốc, và tại sao Trung Quốc lại bị coi là kẻ xâm lược ? Tình trạng này một phần là do đảng Cộng Sản Trung Quốc độc quyền chính sách đối ngoại.
Tuần báo The Economist trong một bài báo mới đây khẳng định « đảng Cộng Sản Trung Quốc không tin rằng quyền lực mềm hầu hết là từ các cá nhân, khu vực tư nhân và xã hội dân sự ». Cũng cần phải đặt câu hỏi, liệu ông Tập Cận Bình có ảnh hưởng quá nhiều lên đối ngoại hay không.
Theo New York Times, « quyền lực mạnh mẽ của ông Tập có thể gây trở ngại cho việc hoạch định chính sách một cách hiệu quả, vì các quan chức không dám báo cho ông những tin xấu, ngồi im để mặc ông Tập toàn quyền quyết định, và thực hiện các mệnh lệnh của Tập Cận Bình một cách cứng nhắc ».
Hệ quả thứ hai liên quan đến lịch sử. Bắc Kinh có xu hướng tiến hành quan hệ đối ngoại thông qua lăng kính diễn dịch lịch sử của chính mình, mắt lấp tai ngơ trước những quan điểm khác biệt của các nước trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông đang dậy sóng.
Thế nên Bắc Kinh thường xuyên lớn tiếng cho rằng những ý kiến phản đối trước hành động của Trung Quốc trong khu vực đều là do thiếu thông tin, là luận điệu tuyên truyền của Mỹ hoặc chủ nghĩa tân thuộc địa. Và khi Trung Quốc lợi dụng thượng đỉnh ASEAN như diễn đàn để lặp lại các luận điệu đơn phương này, thì họ không hề gây ngạc nhiên cho các nhà lãnh đạo có mặt tại đây.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20191105-vi-sao-trung-quoc-sai-lam-o-dong-nam-a

Campuchia điều binh sĩ

đến biên giới giáp Thái Lan ‘để bắt Sam Rainsy’

Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia Khieu Sopheak tiết lộ với tờ The Phnom Penh Post rằng binh sĩ nước này mới đây được triển khai tới biên giới giáp với Thái Lan nhằm chuẩn bị bắt ông Sam Rainsy.
Động thái trên được đưa ra giữa lúc có tin đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP), đã bị Tòa án Tối cao Campuchia ra lệnh giải thể hồi năm 2017, tuyên bố cựu lãnh đạo CNRP Sam Rainsy và những lãnh đạo cấp cao khác vẫn có ý định trở về nước vào ngày 9.11. Trước đó, ông Sam Rainsy kêu gọi người dân vận động và tham gia chiến dịch của ông, bị chính phủ xem là âm mưu lật đổ.
Hôm 15.10, tờ Khmer Times đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã chỉ đạo Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia ngăn chặn kế hoạch lật đổ chính phủ của ông Sam Rainsy.
Đến ngày 3.11, phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan cho hay việc triển khai binh sĩ tới biên giới giáp với Thái Lan là nhằm đảm bảo ổn định, nhấn mạnh Lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và “sẽ không cho phép bất kỳ lực lượng nào tiến hành cuộc lật đổ chính phủ’, theo The Phnom Penh Post.
Mặt khác, ông Siphan phủ nhận các hàng hãng không bị cấm cho ông Sam Rainsy lên máy bay về nước và khẳng định giới chức hàng không dân dụng chỉ ra thông báo Sam Rainsy là “tên phản quốc đang có âm mưu đảo chính”.
Trước đó vào ngày 31.10, Đài Bayon TV dẫn lời Bộ trưởng phụ trách hàng không dân dụng Campuchia Mao Havanall cho hay ông không cho phép bất kỳ hãng hàng không nào cho máy bay chở ông Rainsy đến Campuchia và nếu hãng hàng không hay bất kỳ phi công nào làm việc này, họ sẽ bị kết tội đồng lõa với ông Sam Rainsy.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31272-campuchia-dieu-binh-si-den-bien-gioi-giap-thai-lan-de-bat-sam-rainsy.html

Ấn Độ rút khỏi RCEP vì “lợi ích quốc gia”

Thùy Dương
Ấn Độ thông báo không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP vì “lợi ích quốc gia”. Quyết định trên được quan chức bộ Ngoại Giao Ấn Độ, Vijay Thakur Singh, thông báo hôm qua 04/11/2019 trong một cuộc họp báo tại Bangkok, bên lề thượng đỉnh ASEAN.
New Delhi lo ngại hàng hóa giá rẻ Trung Quốc sẽ gây hại cho thị trường Ấn Độ, và nông sản Úc, New Zeland sẽ tác động tiêu cực tới nông dân nước này.
Hôm qua là ngày lãnh đạo 16 nước châu Á-Thái Bình Dương tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) họp thượng đỉnh lần thứ ba tại Bangkok, Thái Lan. Theo thông cáo chung, các nước tham gia RCEP thống nhất sẽ ký hiệp định vào năm 2020 kể cả khi Ấn Độ rút lui.
Từ Bangkok, thông tín viên RFI Carol Isoux cho biết thêm chi tiết :
« Ấn Độ không nằm trong số 10 nước thành viên chính thức của ASEAN nhưng là một đối tác của tổ chức này, giống như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc … Lý do Ấn Độ rút khỏi đàm phán RCEP là New Delhi lo ngại rằng thị trường nước này sẽ tràn ngập hàng Trung Quốc giá rẻ, nhất là điện thoại di động … Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, có mặt tại Bangkok, đã tuyên bố là ông muốn hiệp định tự do mậu dịch không chỉ liên quan đến hàng hóa gia công vốn là ưu thế của Trung Quốc, mà còn phải liên quan đến các dịch vụ. Ấn Độ là quốc gia dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực này.
Từ nhiều thế kỷ qua, Đông Nam Á là nơi giao thoa ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc. Hai cường quốc luôn tranh giành quyền bá chủ về văn hóa và kinh tế trong khu vực . Đối với Trung Quốc, ASEAN là cánh cửa quan trọng trên Con đường tơ lụa mới, một kế hoạch hạ tầng cơ sở quy mô thế giới nhằm phục vụ cho các tham vọng của Trung Quốc. Còn đối với Ấn Độ, khu vực này giữ vai trò chủ đạo trong chính sách Hành động Hướng Đông (Act East) vốn coi các trao đổi với châu Á là mối ưu tiên.
Hiện giờ điều cần xem là liệu các nước ASEAN có quyết định ký hiệp định mà không có sự ủng hộ của Ấn Độ hay không ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191105-an-do-rut-khoi-rcep-vi-%E2%80%9Cloi-ich-quoc-gia%E2%80%9D

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.