Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Chủ nghĩa Trump là gì mà thay đổi được nước Mỹ?

Tuesday, March 16, 2021 // ,

March 15, 2021

Nguyễn Quang Duy: – Ngày 11/3/2021, TT Joe Biden ban hành Dự Luật theo đó hầu hết người Mỹ sẽ nhận được một khoản tiền cứu trợ đại dịch lên đến 1,400 Mỹ kim cho mỗi người.

Third Stimulus Checks: $1,400 Payment Update - SmartAsset

Khoản tiến cứu trợ đợt 3:  $1.400.00 đang sắp tới tay dân Mỹ.

Khoản tiền này đúng ra là theo lời đề nghị của cựu Tổng thống Donald Trump trước ngày bầu cử tổng thống 2020 ít hôm, nhưng ông đã bị Thượng nghị sĩ Mitch McConnell Lãnh đạo phe đa số đảng Cộng hòa tại Thượng Viện lúc ấy phản đối.

Lần này mặc dù ông Biden đã được cả Hạ Viện và Thượng Viện đồng ý thông qua, nhưng vào ngày 5/3/2021 có 8 Thượng Nghị Sĩ thuộc đảng Dân Chủ cùng với 50 Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng Hòa bỏ phiếu từ chối đưa Dự luật tăng mức lương tối thiểu lên 15 Mỹ kim một giờ kèm với Dự Luật cứu trợ.

1/. Tăng mức lương tối thiểu là một đề tài giúp chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa ba chủ nghĩa đang ảnh hưởng đến hệ thống chính trị và kinh tế tại Mỹ: chủ nghĩa tân tự do, chủ nghĩa dân chủ xã hội và chủ nghĩa Trump.

Kinh tế thị trường

Chủ nghĩa tân tự do (Neoliberalism) tin rằng kinh tế thị trường có thể tự điều tiết mọi hoạt động kinh tế và xã hội một cách tuyệt hảo.

Chủ nghĩa này cho rằng chính phủ không nên can thiệp vào thị trường, thuế và mọi biện pháp điều tiết của chính phủ phải bị hạn chế, các dịch vụ công cộng phải được tư nhân hóa, các tổ chức công đoàn nên bị giải thể, như thế sẽ tối ưu mọi hoạt động kinh tế và xã hội.

Từ những năm 1960 ý tưởng tân tự do được giới tư bản Mỹ nhiệt tình ủng hộ tài chánh, giới khoa bảng xây dựng lý thuyết và đào tạo tân sinh, giới truyền thông quảng bá niềm tin, giới chính trị ban hành những đạo luật để cổ vũ thị trường và mở rộng ngoại thương.

Khi tân tự do đã trở thành chủ nghĩa thì các giới khoa bảng, giới trí thức, giới truyền thông, giới chính trị tin một cách tuyệt đối và tìm mọi lý lẽ để giải thích sự thất bại của kinh tế thị trường cũng như sự thất bại của các chính sách do chính phủ đề ra.

Cánh tân tự do ảnh hưởng đến nhiều thế hệ các chính trị gia cả đảng Cộng Hòa lẫn đảng Dân Chủ, một thí dụ điển hình là mức lương tối thiểu của người lao động từ năm 2009 đến nay vẫn được định ở mức 7.25 Mỹ kim một giờ.

Những chính trị gia này cho rằng thị trường tự do sẽ quyết định cung cầu nhân lực nên nếu tăng mức lương tối thiểu nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa gây nạn thất nghiệp.

Họ cũng tin rằng khi mức lương tối thiểu gia tăng giới doanh nhân sẽ phải tăng giá hàng hóa và dịch vụ, như thế sẽ tăng lạm phát ảnh hưởng đến đời sống toàn xã hội.

Các chính trị gia liên bang còn lập luận rằng mức lương tối thiểu là do chính quyền tiểu bang và thành phố quyết định dựa trên tình hình kinh tế và chính trị tại mỗi địa phương.

Bởi thế ở cấp liên bang trong vòng 12 năm qua,  mức lương tối thiểu vẫn được giữ 7.25 Mỹ kim một giờ, trong khi lạm phát liên tục gia tăng và đời sống của những người lao động đã khổ càng khổ hơn.

Thất bại của kinh tế thị trường

Những người theo khuynh hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa chống lại kinh tế thị trường, họ cho rằng xã hội Mỹ rất bất công người giàu thì càng ngày càng giàu hơn, trong khi người nghèo thì càng ngày càng khốn đốn.

Bài viết “Vì sao giới trẻ Mỹ nay thích Chủ nghĩa Xã hội?” (https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45257431) đã trình bày lý thuyết đưa đến sự thành công của cánh tả cấp tiến trong thời gian gần đây.

Raise to $15 per hour minimum wage would have local effects | UCBJ - Upper Cumberland Business Journal

Chủ trương của cánh tả cấp tiến có thể tóm tắt như sau: lương tối thiểu 15 Mỹ kim một giờ, bảo đảm công ăn việc làm (Universal jobs guarantee), chăm sóc y tế miễn phí (universal healthcare), miễn phí đại học (tuition-free universities) và đầu tư vào phát triển nhiên liệu xanh (Green energy).

Cánh tả cấp tiến tin rằng với mức lương 7.25 Mỹ kim một giờ trả cho người lao động nếu họ có đi làm toàn thời cũng không đủ trang trải chi phí sinh hoạt ở mức tối thiểu.

Ở một số tiểu bang như California hay New York,  cánh tả cấp tiến đã thành công trong việc gia tăng mức lương tối thiểu lên tới 15 Mỹ kim một giờ.

Trong kỳ tranh cử tổng thống 2020 có đến 60% cử tri tại tiểu bang Florida đồng ý thông qua Dự Luật tăng mức lương tối thiểu lên 15 Mỹ kim một giờ, nhưng vẫn có trên 51% cử tri đã bầu cho ông Trump.

Khi ra tranh cử tổng thống năm 2020 ông Joe Biden và cánh tả cấp tiến đã hứa với cử tri sẽ thực hiện các chính sách,  trong đó có việc tăng mức lương tối thiểu lên 15 Mỹ kim một giờ cho tất cả người lao động ở Mỹ.

Nắm cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện nhưng với 8 Thượng Nghị Sỹ đảng Dân Chủ phủ quyết Dự luật tăng mức lương tối thiểu đi kèm với Dự luật cứu trợ là thất bại đầu tiên của tổng thống Joe Biden nói riêng và của cánh tả cấp tiến nói chung.

Trong thời gian sắp tới, nếu ông Biden và cánh tả cấp tiến không thực hiện được lời hứa, thì việc này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến các cuộc tranh cử giữa kỳ 2022 và tranh cử tổng thống 2024.

Chưa kể ông Biden đã đưa ra nhiều đề nghị khác như chi tiêu xây dựng hạ tầng cơ sở đường sá cầu cống lên tới 2,000 tỉ Mỹ kim cần đến 60 Thượng Nghị Sĩ đồng ý khó có thể được thông qua.

Thất bại của chính phủ

Khác với những người thuộc cánh tả cấp tiến, ông Trump cho rằng sự thất bại trong việc bảo vệ người lao động là vì các chính phủ trước đây đã cả tin vào kinh tế thị trường và chủ trương toàn cầu hóa.

Các chính phủ trước đây cho phép Trung Cộng thực hiện những hành vi thương mại không công bằng, khiến hàng hóa nước này tràn ngập thị trường Mỹ, giết chết kỹ nghệ Mỹ, cướp công việc của người lao động Mỹ, làm suy yếu nước Mỹ.

Ông cho biết sẽ điều chỉnh những chính sách sai lầm và hứa hẹn sẽ mang lại công ăn việc làm cho tầng lớp lao động nếu ông thắng cử tổng thống năm 2016.

Analysis of the House Tax Cuts and Jobs Act – ITEP

Các chính sách cắt giảm thuế, thu hút đầu tư quay trở lại Mỹ, thương lượng lại các Hiệp định thương mãi và trừng phạt kinh tế Trung Cộng đã giúp kinh tế Mỹ liên tục tăng trưởng, tạo ra công ăn việc làm, tăng mức lương và lợi tức cho người lao động.

Vào tháng 9/2019 tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ xuống chỉ còn 3.5%, có thể xem là tỉ lệ toàn dụng nhân lực (full employment), tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người lao động da màu cũng xuống dưới mức 6% lần đầu tiên kể từ thập niên 1960.

Từ năm 2017 đến năm 2019, nghĩa là 3 năm đầu nhiệm kỳ tổng thống Trump, lợi tức trung bình của các gia đình lao động Mỹ đã tăng thêm chừng 6,000 Mỹ kim.

Mặc dù đại dịch gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống 2020 có tới 56% cử tri Mỹ cho biết mức sống của họ tốt hơn so với 4 năm về trước.

Con số này cao hơn nhiều, so với tỉ lệ cử tri trả lời câu hỏi tương tự vào các năm 1984, 1992, 2004 và 2012, dưới các thời Tổng thống Ronald Reagan, George H.W. Bush, George W. Bush và Barack Obama.

Chủ Nghĩa Trump là gì?

Tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) ở Orlando, Florida, vào ngày 28/2/2021, lần đầu tiên ông Trump giải thích “Chủ Nghĩa Trump (Trumpism) là gì?” lược dịch như sau:

“Chủ nghĩa Trump là những từ ngữ mới không phải do tôi (ông Trump) nghĩ ra nhưng càng ngày càng được nhiều người nói đến.

“Chủ nghĩa Trump là những thỏa thuận tuyệt vời, những giao dịch thương mại tuyệt vời, mà người Mỹ không phải trả bằng bất cứ giá nào, hay không phải cho đi mọi thứ từ công việc đến tiền bạc (như những thỏa thuận thương mại mà các chính phủ trước đây đã ký với thế giới).

Is Trumpism the New Conservatism? - YouTube

“Chủ nghĩa Trump có nghĩa là thuế thấp và loại bỏ các quy định đã hủy hoại việc làm của người lao động…”

Ông Trump còn cho biết Phong Trào MAGA là để bảo vệ những lợi ích kinh tế, bảo vệ những giá trị văn hóa xã hội của người lao động Mỹ thuộc mọi chủng tộc, màu da và tín ngưỡng.

Như thế khác với những chính trị gia theo chủ nghĩa tân tự do và chủ nghĩa dân chủ xã hội, ông Trump không dựa trên lý thuyết để tranh cãi hay thuyết phục cử tri.

Ông dựa trên kết quả thực tế liên tục quảng bá đến cử tri những thành quả mà Chính phủ do ông lãnh đạo đã thành đạt. Cách nói của ông Trump rất dễ hiểu với tầng lớp lao động và kết quả việc làm của ông dễ được họ nhìn nhận.

Chủ nghĩa Trump như thế không khác gì Chủ nghĩa thực dụng, lấy hiệu quả và kết quả của việc làm để xây dựng triết lý và thu phục niềm tin của cử tri.

Chủ nghĩa thực dụng có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Mỹ, nhờ thế ông Trump đã nâng số cử tri bầu cho ông lên đến gần 75 triệu người, thêm 10 triệu cử tri so với cuộc bầu cử năm 2016.

Những cuộc thăm dò dân ý gần nhất cho thấy đa số những cử tri đã bầu cho ông năm 2020 đến nay vẫn tiếp tục ủng hộ ông.

Về tương lai, ông Trump cho biết chỉ đề cử những ứng cử viên đảng Cộng Hòa công khai ủng hộ Phong trào MAGA, và các tổ chức hay chính trị gia đảng Cộng Hòa nếu không được ông Trump chính thức cho phép thì không được quyền sử dụng tên ông trong việc gây quỹ tranh cử.

Phản ứng của đảng Dân Chủ

Bấy lâu nay đảng Dân Chủ vẫn được xem là đảng bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Ông Trump đã đảo ngược thế cờ, nếu nạn đại dịch không xảy ra,  kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động thì ông Biden không dễ gì thắng cử.

Why Trumpism must be defeated: reactions to the Capitol chaos - Counterfire

Đảng Dân Chủ biết rõ điều này, với tình trạng suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra, kinh tế Mỹ khó có thể nhanh chóng phục hồi nói chi đến việc đưa kinh tế đến mức toàn dụng nhân lực.

Vì thế cánh tả cấp tiến đã bắt đầu bàn đến Chương trình New Deal có từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt: chính phủ có bổn phận phải tăng ngân sách, tăng chi tiêu, bảo đảm công việc làm (Universal jobs guarantee) cho người lao động.

Còn cánh tân tự do, trong bài phát biểu hôm 3/3/2021 Ngoại trưởng Antony Blinken đã nhìn nhận một số giới chức trong chính phủ Mỹ trước đây đã mắc sai lầm khi tin tưởng các thỏa thuận tự do thương mại sẽ đem lại lợi ích to lớn cho người Mỹ.

Ông Blinken cho biết chính sách ngoại thương của Chính Phủ Biden là giành lại công bằng thương mãi cho nước Mỹ và bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Mỹ.

Chính sách ngoại thương này không khác gì chính sách thời Tổng thống Trump, nước Mỹ đang tách dần khỏi chủ nghĩa tân tự do với thương mãi tự do và toàn cầu hóa, để ngả sang chủ nghĩa dân chủ xã hội hoặc sang chủ nghĩa hiện thực Trump.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi, 32/3/2021 

Đối thoại 2+2 : Nhật - Mỹ tái khẳng định liên minh và nêu quan ngại về Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (G), bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin (T) và ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, trong cuộc hội đàm ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/03/2021.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (G), bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin (T) và ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, trong cuộc hội đàm ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/03/2021. REUTERS - KIM KYUNG-HOON
Thu Hằng
3 phút

Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của Hoa Kỳ và Nhật Bản có cuộc họp đầu tiên dưới thời tổng thống Joe Biden. Tại Đối thoại 2+2 diễn ra ở Tokyo ngày 16/03/2021, hai nước tái khẳng định quan hệ đồng minh vững chắc để phản đối mọi hành động « cưỡng chế » và « gây bất ổn » trong vùng.

Trong một tuyên bố chung ngày 16/03, được AFP trích dẫn, bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng hai nước bày tỏ « những quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây gây rối loạn ở trong vùng », trong đó có Luật Hải Cảnh mới của Trung Quốc liên quan đến những yêu sách chủ quyền vô căn cứ của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Ngoài ra, các bộ trưởng cho rằng « hành vi của Trung Quốc, khi không thích hợp với trật tự quốc tế hiện hành, trở thành những thách thức chính trị, kinh tế, quân sự và công nghệ ».

Hình thành mặt trận chung đối phó với Trung Quốc

Chuyến công du châu Á đầu tiên của ngoại trưởng Anthony Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin khẳng định Washington muốn thắt chặt quan hệ với các đồng minh trong khu vực sau bốn năm ngoại giao sóng gió dưới thời tổng thống Donald Trump và nhằm hình thành một mặt trận chung đối phó với Trung Quốc.

Chiến lược này được hai bộ trưởng Mỹ nêu rõ trong một diễn đàn chung, đăng trên báo Washington Post ngày 15/03. Thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình từ Washington :

« Sức mạnh phối hợp của chúng ta làm chúng ta mạnh mẽ hơn khi chúng ta phải đẩy lùi sự hiếu chiến và những mối đe dọa của Trung Quốc ». Câu nói này được ông Antony Blinken và Lloyd Austin viết trong một diễn đàn đăng trên báo Washington Post vào ngày họ đến Tokyo.

Hai bộ trưởng Mỹ nêu rõ : « Cùng nhau, chúng ta sẽ đòi Trung Quốc giải trình khi nước này vi phạm nhân quyền, tuyên bố những yêu sách về quyền hàng hải ở Biển Đông » trước khi kết luận rằng « Nếu chúng ta không hành động quyết đoán và không hành động trước, thì Trung Quốc sẽ làm thế ».

Đằng sau chủ ý nối lại quan hệ với các nước đồng minh ít được chú ý, thậm chí là bị chèn ép dưới thời Donald Trump, chính quyền mới của Mỹ còn xác nhận rõ ràng ý định hình thành một mặt trận chung chống Bắc Kinh.

Kìm hãm sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở trong vùng từng là trọng tâm cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến vào tuần trước của bốn nước Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ ».tin

TT Trump bất ngờ xuất hiện tại cuộc vận động của cựu Thư ký Nhà Trắng Sarah Sanders

 

Tác giả Du MiênNguồnNTDNgày đăng: 2021-03-15


Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đứng cùng bà Sarah Huckabee Sanders, người đã thông báo sẽ từ chức thư ký báo chí Nhà Trắng, trong cuộc vận động của ông, nơi ông tuyên bố ứng cử nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 tại Trung tâm Amway vào ngày 18/6/2019 ở thành phố Orlando, tiểu bang Florida. (Ảnh của Joe Raedle / Getty Images)
Tổng thống Trump cho biết: “Sarah Huckabee Sanders là một chiến binh sẽ luôn chiến đấu vì người dân Arkansas và làm những gì đúng, không phải những gì đúng về mặt chính trị... Sarah sẽ là một Thống đốc TUYỆT VỜI, và cô ấy có sự Ủng hộ Toàn bộ và Toàn diện của tôi!”.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã xuất hiện bất ngờ tại một sự kiện do ban vận động tranh cử của bà Sarah Huckabee Sanders - cựu thư ký báo chí Nhà Trắng - tổ chức.
Cựu thư ký Sanders đang tranh cử chức thống đốc ở tiểu bang Arkansas. Bà là ứng cử viên đầu tiên được Tổng thống Trump tán thành, kể từ sau khi ông rời Nhà Trắng vào ngày 20/1 vừa qua.
Trong bài đăng trên Twitter kèm tấm hình của bản thân cùng với Tổng thống Trump tại sự kiện, bà Sanders đã viết: “Cuối tuần tuyệt vời trên lộ trình tranh cử với sự xuất hiện bất ngờ tại một trong những sự kiện của tôi bởi Tổng thống Trump!”.
Một cố vấn của Tổng thống Trump nói với The Epoch Times rằng, sự kiện tranh cử diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago độc quyền của ông Trump ở Palm Beach thuộc tiểu bang Florida, vào ngày 12/3.
Vào ngày 14/3, cựu Hạ nghị sĩ bang Georgia là ông Vernon Jones đã đăng một bức ảnh của mình với cựu thư ký Sanders tại một điểm dừng chân của chiến dịch. Tuy nhiên, không rõ sự kiện này có giống với sự kiện mà Tổng thống Trump đã tham dự hay không.
Ông Trump chính thức bày tỏ sự ủng hộ đối với ứng viên Sanders vào ngày 25/1.
Trong một tuyên bố, cựu tổng tư lệnh Mỹ cho biết: “Sarah Huckabee Sanders là một chiến binh sẽ luôn chiến đấu vì người dân Arkansas và làm những gì đúng đắn, chứ không phải những gì đúng về mặt chính trị. Sarah mạnh mẽ về [chính sách] Biên giới, cứng rắn với Tội phạm và hoàn toàn ủng hộ Tu chính án thứ 2 và các nhân viên hành pháp tuyệt vời của chúng ta. Cô ấy yêu Quân đội và Cựu chiến binh của chúng ta — cùng với tiểu bang Arkansas quê hương của cô ấy. Sarah sẽ là một Thống đốc TUYỆT VỜI, và cô ấy có sự Ủng hộ Toàn bộ và Toàn diện của tôi!”.
Bà Sanders từng là thư ký báo chí của Nhà Trắng từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2019. Nhiệm kỳ của bà được đánh dấu bằng một loạt các cuộc trao đổi lan truyền với các thành viên của các hãng truyền thông lớn, góp phần tạo nên hồ sơ ấn tượng của bà đối với những người ủng hộ ông Trump.
Ứng viên Sanders đã hứa nếu đắc cử, bà sẽ làm việc để giảm thuế thu nhập của tiểu bang, giảm chi phí và quy mô của chính phủ, đồng thời tạo ra nhiều việc làm tốt hơn.
Trong bài đăng Twitter hôm 29/1, bà Sanders cho biết: “Tôi yêu tiểu bang của mình và quan tâm đến người dân của chúng tôi. Tôi sẽ ủng hộ những trường học tốt và giáo viên giỏi, nhưng cũng cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho phụ huynh có con học ở những trường kém hơn. Mọi đứa trẻ đều phải có cơ hội nhận được giáo dục chất lượng — và không nên để đứa trẻ nào bị mắc kẹt trong một cuộc sống nghèo đói và tuyệt vọng".
Bà tiếp tục: “Mục tiêu của chúng ta không nên là lấy đi các hỗ trợ cho người lao động nghèo, mà là cung cấp cơ hội giáo dục và đào tạo việc làm phù hợp để khuyến khích công việc và mở ra hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn”.
Bà Sanders năm nay 38 tuổi, là con gái của cựu Thống đốc Mike Huckabee. Ngày 25/1, bà đã tuyên bố sẽ tham gia tranh cử vào năm 2022 cho vị trí thống đốc tiểu bang Arkansas. Bà đã huy động được 1 triệu USD trong 4 ngày đầu tiên ra ứng cử, bao gồm các khoản quyên góp từ tất cả 75 hạt ở Arkansas, theo thông tin từ chiến dịch của bà.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
----------

Gói hỗ trợ 1.900 tỷ đô Mỹ sang trang thuyết kinh tế Reaganomics

Tác giả Thanh HàNguồnRFINgày đăng: 2021-03-16


Bộ trưởng Tài Chính Janet Yellen người cầm lái kế hoạch kích cầu của Mỹ trị giá 1.900 tỷ đô la. Drew Angerer GETTY IMAGES NORTH AMERICA/AFP/File
Ngày 10/03/2021 chính sách kinh tế của Mỹ và có thể là của thế giới rẽ sang một khúc quanh mới với kế hoạch American Rescue Plan 1.900 tỷ đô la, tương đương với 10 % GDP của Hoa Kỳ và 3 % tài sản của toàn thế giới. Gói kích cầu khổng lồ đó liệu có dẫn tới nguy cơ lạm phát và khủng hoảng chứng khoán ? Sự can thiệp ở quy mô lớn của chính quyền Biden vĩnh viễn khai tử thuyết kinh tế tự do mang tên tổng thống Ronald Reagan ?
4.500 tỷ đô la, tương đương với gần một phần tư GDP của nền kinh tế số 1 thế giới là số tiền mà hai chính quyền Trump và Biden bơm thêm vào cho cỗ máy kinh tế Hoa Kỳ trong chưa đầy một năm do tác động Covid-19 gây nên. Chưa đầy hai tháng kể từ khi tổng thống Joe Biden lên cầm quyền, Quốc Hội lưỡng viện đã thông qua gói kích cầu 1.900 tỷ đô la. 400 tỷ trong số đó đã bắt đầu được giải ngân và gửi đến các hộ gia đình Mỹ có thu nhập dưới ngưỡng 75.000 đô la một năm.
Đánh nhanh, thắng nhanh
Đầu tiên hết hãy nhìn xem kế hoạch cứu nguy kinh tế Hoa Kỳ bao gồm những gì ?
Theo các thông báo chính thức của bộ Tài Chính Mỹ, 400 tỷ trong gói kích cầu của chính quyền Biden năm nay sẽ được rót trực tiếp cho khoảng 85 % những hộ gia đình Mỹ ; 350 tỷ được dành cho chính quyền các bang và ở cấp địa phương ; 170 tỷ tập trung vào ngành giáo dục. Bộ Tài Chính dự trù hẳn một khoản 75 tỷ đô la dành riêng cho khâu xét nghiệm, tiêm chủng chống Covid-19 và sản xuất vac-xin.
Một trong những mục tiêu chính trong kế hoạch American Rescue Plan là nhằm bơm thêm mãi lực cho các hộ gia đình, chính vì điểm này, tại Thượng Viện, chính quyền Biden đã không giành được một lá phiếu nào của bên đảng Cộng Hòa đối lập. Ở Hạ Viện, lãnh đạo của thiểu số Cộng Hòa Kevin McCarthy thậm chí xem kế hoạch kích cầu 1.900 tỷ đô la này là « danh sách dài những ưu tiên của một chính quyền cánh tả » và hậu quả kèm theo là sẽ đẩy nước Mỹ vào một « núi nợ ». Không chắc hàng chục triệu dân Hoa Kỳ khi nhận được những ngân phiếu có thể lên tới 1.400 đô la một đầu người, 300 đô la trợ cấp thất nghiệp hàng tuần, trợ cấp cho con nhỏ … đồng tình với phân tích dân biểu bang California Kevin McCarthy.
Trả lời đài truyền hình France 24, giáo sư kinh tế đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ bà Ioana Marinescu phân tích về tầm mức quan trọng của kế hoạch đồ sộ này.
Iona Marinescu : « Theo tôi tác động sẽ rất tích cực vì hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ hãy còn cao so với hồi trước khi đại dịch bùng phát. Nhiều người nản chí nên đã ngừng ghi danh tìm việc làm. Như chính thống đốc Ngân hàng Trung Ương Mỹ đã giải thích, thực trạng ở Mỹ là gần 10 % những người trong tuổi lao động không có việc làm. Hơn thế nữa, kế hoạch cứu nguy kinh tế Hoa Kỳ – American Rescue Plan của tổng thống Biden sẽ giúp các hoạt động chóng phục hồi và giúp biết bao nhiêu hộ gia đình thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn cho đến khi kinh tế khởi sắc trở lại ».
Hai câu hỏi khác đã được đặt ra liên quan đến nguy cơ lạm phát hiện tượng thị trường tài chính lên cơn sốt. Theo một nghiên cứu gần đây 36 % các khoản trợ cấp xã hội xuất phát từ kế hoạch Biden có nguy cơ được dân chúng dùng để trang trải bớt nợ nần hoặc chuyển vào quỹ tiết kiệm. Ngân hàng Đức Deutsch Bank thực hiện một cuộc thăm dò cho thấy 40 % số tiền được Nhà nước cấp cho để mua cổ phiếu thử vận may trên các sàn chứng khoán. Như vậy trong những tuần lễ tới sẽ có khoảng 170 tỷ đô la được rót vào các thị trường tài chính toàn cầu. Nguy cơ thị trường tài chính bị « nóng lên » trước khi sụp đổ là một hiểm họa mà giới phân tích không dám bỏ qua.
Cũng trên đài France 24, Thomas Costerg, kinh tế trưởng cơ quan quản lý tài chính trực thuộc ngân hàng Thụy Sĩ Picted nêu lên rủi ro thứ nhì đó là lạm phát. Ông giải thích :
Thomas Costerg : « 1.900 tỷ đô la là một kế hoạch khổng lồ nhưng bên cạnh đó phải tính luôn cả gói kích cầu 900 tỷ đô la đã được chính quyền Trump thông qua vào tháng 12 năm ngoái. Trước đó nữa là gói kích cầu 1.700 tỷ đô la. Như vậy tổng cộng đến nay hai chính quyền ở Nhà Trắng đã bơm thêm một số tiền tương đương với 25 % GDP của Mỹ để khắc phục hậu quả Covid-19 gây nên. Trong khi đó nếu so sánh GDP của Hoa Kỳ hiện tại với thời điểm quý 1 năm 2020 thì chênh lệch chỉ là 650 tỷ đô la mà thôi. Điều đó có nghĩa là Mỹ có nguy cơ bị lạm phát một khi Washington bơm thêm 1.900 tỷ đô la vào cỗ máy kinh tế. Tuy nhiên cần giải thích rõ : một phần lạm phát có thể do hiện tượng giá nguyên và nhiên liệu tăng lên thêm. Điểm thứ nhì là như vừa nói thị trường lao động còn rất ảm đạm cho nên sức mua của các hộ gia đình còn thấp. Điều đó có nghĩa là ít có khả năng vật giá leo thang vì mức cung không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Dù vậy, các nhà đầu tư thì lúc nào họ cũng sợ lạm phát cho nên số này muốn đẩy lãi suất ngân hàng trong dài hạn lên cao ».
Giáo sư Ioana Marinescu đại học Pennsylvania nhìn vấn đề dưới một góc độ khác : theo bà chính quyền Biden đang đứng trước một cuộc chạy đua với thời gian vừa để ngăn chận virus corona cướp đi thêm sinh mạng của những người dân Mỹ, vừa để đối phó với hiện tượng kinh tế giảm sụt, bởi vì « đợi lâu chừng nào, cái giá phải trả đắt chừng nấy »
Iona Marinescu : « Câu hỏi đặt ra là giữa hai mối rủi ro khác nhau chúng ta sẵn sàng chọn phương án nào và mục đích muốn đạt tới là gì ? Như bộ trưởng Tài Chính Janet Yellen đã giải thích vấn đề ở Mỹ hiện nay là trong giai đoạn kinh tế phục hồi sau khủng hoảng tài chính 2008, Hoa Kỳ đã không đầu tư nhiều để cỗ máy kinh tế đồ sộ này giờ đây có thể khởi động lại một cách nhanh chóng. Có thể là Mỹ cần thời gian để giải quyết vấn đề thất nghiệp. Do vậy chính quyền Biden hiện nay đầu tư vào một số lĩnh vực để tạo đà cho tăng trưởng. Đương nhiên rủi ro lạm phát là có. Song, cần lưu ý hai điều : một là tới nay, lạm phát vẫn còn ở mức thấp so với mục tiêu mà FED đã đề ra. Thành thử có thể nói là trước mắt Mỹ không lo lạm phát. Điểm thứ nhì là ngay cả trong trường hợp lạm phát tăng vọt thì đừng quên rằng Ngân Hàng Trung Ương Mỹ có nhiều phương tiện để can thiệp. Nói tóm lại, nguy cơ không can thiệp đúng mức để phương hại đến kinh tế lớn hơn là nguy cơ can thiệp quá đáng ».
Một bộ mặt mới cho xã hội Mỹ
Tranh cãi về nguy cơ lạm phát và giá cổ phiếu bị đẩy lên trời và sẽ là mầm mống của một cuộc khủng hoảng tài chính khác còn chưa đến hồi kết. Nhưng theo ghi nhận của giáo sư Philip Golub, giảng dạy tại đại học Mỹ ở Paris, tầm mức quan trọng của chính sách kích cầu 1.900 tỷ đô la lần nay vượt lên trên những cái « được-thua » thuần túy về kinh tế. Theo ông, với American Rescue Plan tổng thống Biden đang tái tạo lại một bộ mặt xã hội của Mỹ :
Philip Golub : « Đây là một kế hoạch đầy tham vọng với mục đích là khôi phục lại tăng trưởng cho kinh tế Hoa Kỳ vốn đang bị tổn thương vì đại dịch. Kèm theo đó, chính quyền Biden cũng muốn tái lập lại một sự công bằng trong xã hội qua các khoản trợ cấp an sinh. Rõ ràng quyết định này của Nhà Trắng đang mang lại cả một sự thay đổi rất quy mô trong chính sách kinh tế và xã hội của Hoa Kỳ. Khó khăn ở đây là làm thế nào để thuyết phục đảng đối lập. Tôi e rằng chính phủ Mỹ vấp phải sự chống đối của bên đảng Cộng Hòa.
Kế hoạch Biden tập trung vào tầng lớp trung lưu và giới tiểu thương, vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một khác biệt lớn so với chính quyền tiền nhiệm. Dưới thời tổng thống Donald Trump, Mỹ chủ yếu rót tiền cho các đại tập đoàn, giúp đỡ những thành phần giàu có nhờ những chính sách thuế khóa ưu đãi. Nhưng biện pháp đó không giúp ích gì được cho xã hội theo nghĩa rộng cả ».
Gói cứu nguy kinh tế sau đại dịch Covid-19 được ban hành dưới chính quyền Biden là một trong những kế hoạch kích cầu « quy mô nhất trong lịch sử Hoa Kỳ » với tham vọng tạo thêm « 7 triệu việc làm cho người dân trong những tháng sắp tới », « giảm 1/3 số người Mỹ sống dưới ngưỡng nghèo khó » và « giảm đi phân nửa số trẻ em Hoa Kỳ phải sống trong cảnh bần cùng », đầu tư vào y tế và giáo dục.
Đành rằng đề xuất tăng mức lương tối thiểu tại Mỹ đang từ 7 lên thành 15 đô la một giờ, một trong những biện pháp được coi là « mang tính tham vọng nhất » trong chương trình kinh tế của tổng thống Biden đã tạm thời bị cho vào ngăn kéo để đạt được đồng thuận thông qua gói hỗ trợ 1.900 tỷ đô la nói trên. Tuy nhiên, từ sau chính sách kinh tế mang tên cố tổng thống Ronald Reagan được áp dụng từ năm 1986 và tiếp theo đó là những chương trình cải tổ dưới chính quyền Trump chủ yếu ưu đãi khu vực sản xuất và những thành phần giàu có, có lẽ chính quyền Biden bắt đầu « chôn vùi thuyết Reaganomics ». Chủ thuyết đó được dựa trên bốn yếu tố căn bản: giảm thiểu mức độ chi tiêu của chính quyền liên bang (ngân sách quốc phòng là một ngoại lệ), giảm các loại thuế như thuế thu nhập, doanh nghiệp, trị giá gia tăng …, giảm mức độ can thiệp của Nhà nước vào sinh hoạt trong đời sống kinh tế, và trọng tâm phải là kềm chế lạm phát.
Trong lúc Washington nóng ruột và hướng tới chiến lược « đánh nhanh, thắng nhanh » để phục hồi kinh tế thì tại châu Âu, 7 tháng sau khi vất vả đạt được đồng thuận về một gói kích cầu 750 tỷ euro – chưa đầy 1.000 tỷ đô la, cho toàn thể 27 nước thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu, Bruxelles vẫn luẩn quẩn vì những tranh cãi vô bổ và chưa thể bật đèn xanh cho việc giải ngân số tiền đó.

---------- 

TinThế giới - VOA

Powered by Blogger.