Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

TQ bất ngờ nhận cảnh báo từ Ấn Độ

Saturday, March 23, 2019 // ,
Pakistan là một công cụ được Trung Quốc sử dụng để kiềm chế Ấn Độ. Bắc Kinh đã cung cấp nguồn lực vũ khí, tên lửa và thậm chí cả thiết kế vũ khí hạt nhân cho Islamabad.
Trung Quốc đang sử dụng Pakistan như một công cụ để kiềm chế Ấn Độ. Vì thế việc New Delhi triển khai tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân cùng loạt tàu chiến đến biển Bắc Ả Rập được xem là dấu hiệu rõ ràng gửi tới Bắc Kinh, không phải Islamabad, giới phân tích nhận định với hãng tin RT.
Ông Gopalaswami Parthasarathy, cựu đại sứ Ấn Độ tại Pakistan, nói với RT rằng bất chấp căng thẳng gia tăng giữa hai nước xung quanh khu vực tranh chấp Kashmir, Ấn Độ không chuẩn bị khả năng phòng thủ nhằm vào Pakistan. Thay vào đó, Ấn Độ quan tâm nhiều hơn tới “những gì Trung Quốc đang làm để kiềm chế ảnh hưởng của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương”, ông này nói thêm.
Theo ông Parthasarathy, Pakistan là một công cụ được Trung Quốc sử dụng để kiềm chế Ấn Độ và để làm được điều này, Bắc Kinh đã cung cấp nguồn lực vũ khí, tên lửa và thậm chí là cả thiết kế vũ khí hạt nhân cho Islamabad.
“Pakistan, bản thân nước này không khiến chúng tôi lo ngại. Chúng tôi có thể địch được và đối phó được”, ông Parthasarathy nói.
Theo ông Shiv Aroor, cây bút quân sự Ấn Độ, lực lượng hải quân của hai nước láng giềng Ấn Độ và Pakistan không ngang nhau về số lượng, sức mạnh hay năng lực. Chẳng hạn, Pakistan không vận hành tàu ngầm hạt nhân hay tàu sân bay.
Tuy nhiên, “nếu sự thù địch về hải quân giữa Ấn Độ và Pakistan nổ ra dưới bất kỳ hình thức nào thì Trung Quốc chắc chắn sẽ ở trong đống lộn xộn này”, ông Aroor cảnh báo, thừa nhận một kịch bản như vậy sẽ là vấn đề đối với New Delhi.
“Trung Quốc có tiềm lực hải quân lớn hơn đáng kể so với Ấn Độ, có một lực lượng tàu ngầm hùng hậu hơn nhiều”, ông Aroor cho biết thêm.
Bình luận trên đưa ra sau khi quân đội Ấn Độ ngày 17-3 thông báo hàng chục tàu chiến Ấn Độ, bao gồm tàu sân bay INS Vikramaditya, tàu ngầm hạt nhân INS Chakra, cùng 60 tàu chiến và 80 máy bay tiến sát các vùng lãnh hải của Pakistan.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ giải thích rằng động thái mới nhất của New Delhi là nhằm “ngăn chặn, cản trở bất kỳ chuyến phiêu lưu sai lầm nào của Pakistan trên biển” sau căng thẳng leo thang giữa nước này với Pakistan kể từ vụ tấn công khủng bố hôm 14-2 ở khu vực tranh chấp Kashmir.
Trung Quốc bất ngờ nhận cảnh báo từ Ấn Độ - 2
Năm 2017, quan hệ Ấn Độ và Trung Quốc rơi vào bế tắc liên quan với vấn đề ở cao nguyên Doklam. (Ảnh: Reuters)
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan nóng lên kể từ giữa tháng 2, thời điểm một vụ đánh bom khủng bố nhằm vào lực lượng quân nhân Ấn Độ khiến hơn 40 người chết ở khu vực tranh chấp Kashmir. Thủ phạm là nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammad có căn cứ ở Pakistan.
Ngày 26-2, Ấn Độ đã tiến hành không kích vào trại huấn luyện của tổ chức này ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Một ngày sau, không quân Pakistan triển khai máy bay để đáp trả các phi cơ Ấn Độ xâm nhập vào không phận nước này. Hai bên đã giao tranh với nhau và khiến ít nhất một tiêm kích MiG-21 của Ấn Độ và một tiêm kích F-16 của Pakistan bị bắn rơi.
Từ đó đến nay, hai nước đã thực hiện nhiều cuộc pháo kích và không kích nhỏ lẻ nhằm vào nhau ở khu vực Kashmir.
Mối bang giao giữa Ấn Độ với nước láng giềng Trung Quốc cũng khá căng thẳng. Đây là hai quốc gia đông dân nhất thế giới và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Năm 2017, các cuộc giao tranh đã nổ ra giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc liên quan tới việc Trung Quốc xây dựng một tuyến đường chạy xuyên qua khu vực tranh chấp cao nguyên Doklam ở dãy Himalaya, nơi tiếp giáp với ngã ba biên giới giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan.

Mỹ điều máy bay ném bom B-52 bay gần bán đảo Triều Tiên

Mỹ vừa điều 2 oanh tạc cơ chiến lược tầm xa B-52 bay trên vùng biển phía đông của Nhật Bản, gần bán đảo Triều Tiên, sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 không đạt thỏa thuận nào.
Tờ The Dong A-Ilbo hôm nay 21.3 dẫn thông báo từ Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ cho hay 2 chiếc B-52 cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam hôm 18.3 và bay về phía bắc, hướng tới bờ biển phía đông của Nhật rồi quay trở về.
“Các nhiệm vụ này, do Lực lượng không quân Thái Bình Dương tiến hành, thường diễn ra ở khu vực theo luật pháp và chuẩn mực quốc tế”, Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng việc B-52 tái xuất hiện gần bán đảo Triều Tiên có thể là cảnh báo của Mỹ nhắm vào CHDCND Triều Tiên sau khi cuộc gặp Chủ tịch Kim Jong-un của Triều Tiên gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội từ ngày 27-28.2 mà không đạt được thỏa thuận nào.
“Máy bay ném bom tầm xa B-52 là tài sản chiến lược quan trọng khiến Triều Tiên lo sợ nhất. Đó có thể được xem là cảnh báo rằng Mỹ có thể tiến tới bán đảo Triều Tiên một khi Bình Nhưỡng hành động khiêu khích bằng tên lửa hạt nhân”. Một nguồn tin quân sự Hàn Quốc nhận định với The Dong A-Ilbo.
Mỹ vừa tăng cường giám sát tên lửa hạt nhân của Triều Tiên. Một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm E-3 của Mỹ đã được xác định có mặt tại căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc hôm 19.3.

“Đốt lò” hay “chó ăn thịt chó”?

Tác giả: Tân Phong
22/03/2019


Một dự án khai thác dầu khí của PVEP tại Peru. Ảnh: PVEP
Báo chí “lề phải” đang xới lại vụ 90 triệu USD đã ném xuống biển Venezuela mà không nhìn thấy chút… váng dầu và khoản tiền hoa hồng 442 triệu Mỹ kim trả cho “người anh em thiện lành Maduro” trong một dự án được miêu tả “tệ hơn cả một canh bạc” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong giai đoạn Đinh La Thăng làm chủ tịch. Không chỉ dừng lại ở liên doanh với Venezuela trong dự án Junin 2 mà cả 11/13 dự án liên doanh khác của PVN có khả năng cao là mất trắng vốn, thua lỗ ở Peru, Mexico, Congo, Iran, Malaysia, Myanmar, Cambodia, Nga… lần lượt bị “sờ” đến. Tờ Giaoduc.net.vn gây sốc khi giựt một cái tít “Chỉ ‘sâu chúa’ mới dám và vượt mặt Quốc hội, ném chục ngàn tỉ ra ngoài như thế?” Ai cũng hiểu, chẳng ai là không hiểu, “sâu chúa” thời đó là ai?
Nguyễn Tấn Dũng
Người dân hồi hộp mong chờ “tập” tiếp theo như hóng phim bom tấn của Hollywood. Ai cũng bảo “lửa đã đốt tới cửa nhà đồng chí X” rồi mà ít người hiểu rằng “trông vậy, mà không phải vậy”.
Giết nhau vì… tiền
Thực ra, chính trường Việt Nam, thời nào chẳng có “sâu chúa”. Chỉ là thay ngôi đổi vị mà thôi. Nhưng trước nay, chuyện đụng tới “nguyên” hay “cựu sâu chúa” là chưa từng có. Vì điều đó, rất dễ dẫn đến tình trạng “bể mâm” hay “ném chuột vỡ… nồi” tối kỵ của giới chính trị chóp bu.
Với cơ chế và nguyên tắc “không bao giờ đi ăn một mình” được diễn tả bằng những dụ ngôn của đảng CSVN là “cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo”, những người hiểu biết về chính trị Việt Nam đều cười mỉa và nói rằng “Đinh La Thăng có tuổi gì mà quyết? Nguyễn Tấn Dũng đâu có ngu”.
Cụ thể là trước hàng chục các dự án đầu tư ra nước ngoài luôn ở tình trạng tiền đầu tư như “nước đổ hang chuột”, Bộ Chính trị vẫn ra Nghị quyết 41-NQ-TW ngày 23/7/2015 về “định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2035”, xác định sẽ “xây dựng hành lang pháp luật đặc thù nhằm tăng quyền chủ động cho PVN, nhất là quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát; về cơ chế đầu tư ra nước ngoài” và sẽ “bảo đảm nguồn vốn cho PVN thực hiện các mục tiêu chiến lược”.
Vậy trách nhiệm của 17 ủy viên BCT lúc đó ở đâu mà giờ đây “báo đảng” lại gọi tên có một mình “sâu chúa”?
Nhưng vấn đề ở đây là nếu như ông Trọng định kéo “lò” vào nhà đồng chí X thật thì câu hỏi là: Bộ ông Trọng không sợ “Trạng chết, Chúa cũng băng hà” hay sao?
Vì hơn ai hết, đồng chí X luôn thuộc bài “đã báo cáo với Bộ Chính Trị”. Việc khui ra cái “hũ mắm thối” PVN thì rất nhiều “đồng chí” sẽ trở thành “đồng phạm”. Ngoài ông Nguyễn Phú Trọng khi đó là chủ tịch quốc hội và Trương Tấn Sang yêu cầu phải đưa ra quốc hội về dự án Junin 2, còn 15/17 ông UVBCT đều đồng ý.
Những cái tên liên quan nhiều nhất trong canh bạc vô tiền khoáng hậu này phải là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải… và còn một danh sách rất dài những “tay chơi thứ thiệt” nữa mới tới Đinh La Thăng – khi đó là chủ tịch PVN. Liệu rằng việc bóc gỡ những khối u nhọt trong Tập đoàn PVN có trở thành một phong trào hồi tố những cựu lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước CSVN đã “hạ cánh an toàn” và đang tận hưởng tột cùng xa hoa, dục lạc trong những biệt thự dát vàng, những villa ngàn tỷ? Hay đây là một chiêu bài để nhắm tới những mục tiêu khác?
“Tái cơ cấu lãnh đạo” cấp ủy viên Bộ Chính trị từ thời kỳ trước vẫn còn lại ở nhiệm kỳ hiện tại và “tái cơ cấu tài sản” mà các tiền nhiệm đã “ăn” quá nhiều? Hoặc ít nhất là gây áp lực lên tất cả các vị “tay đã nhúng chàm” vào PVN và Junin 2 để nhằm một mục đích chính trị đổi chác nào đó. Nếu vậy, thì đây là một nước cờ lớn khá liều lĩnh “được ăn cả, ngã về không”– một kiểu chơi không giống với tính cách của ông Tổng Tịch. Ai có lá gan lớn đến vậy?
Câu chuyện “Đả hổ, giết ruồi” phiên bản Việt mà ông Trọng khởi lên không giống như nguyên bản của nó mà Tập Cận Bình thực hiện. Về mục đích chung thì có phần giống nhau là dẹp bỏ những “bộ phận không nhỏ, thoái hóa biến chất” để làm trong sạch đội ngũ, khôi phục tính chính danh và vai trò lãnh đạo của đảng trước nguy cơ “tự diễn biến” và phân rã quyền lực. Nguyên nhân khác nữa ẩn kín dưới những lý do chính trị, đó là sự đói khát của những cái dạ dày không đáy của đám quan chức chóp bu càng nhiệm kỳ sau càng sôi sục khi những miếng bánh ngon nhất đã bị thế hệ đàn anh xơi hết, chỉ còn lại xương xẩu và đống nợ khổng lồ.
“Bất công” đó đã nhanh chóng chuyển hóa thành lòng thù hận, ganh ghét khi những khoản nợ mà thực chất là những đống tiền đã được chia sạch ở nhiệm kỳ trước đã đến lúc phải trả cho chủ nợ nước ngoài, phải giải trình trước công luận.
Trong bối cảnh, các công trình trọng điểm quốc gia và ở những đô thị lớn như công trình Metro số 1 ở thành Hồ đang cạn kiệt nguồn trả nợ, tiền lãi cho những khoản vay tới hạn với Ngân hàng Thế giới, các tổ chức tài chính quốc tế cũng không thu xếp được thì việc “mần” đến những “liền anh, liền chị” là việc có thể hiểu được. Không đồng chí nào chịu “đổ vỏ” cho đồng chí nào không công mà lại mang tiếng ngu.
Câu chuyện “đốt lò” ở Việt Nam cũng có thể có những diễn biến khó lường vì tay ai cũng dính đầy chàm. Ở ván bài PVN và dự án Junin 2, rõ ràng đã có người “tiên hạ thủ vi cường”.
Trong một cuộc họp với Thanh tra Chính phủ vào ngày 16/01/2018, ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói “lần đầu tiên chúng ta thu được nhiều tiền tươi qua các vụ thanh tra”. Khi đó là những vụ lùm xum của bộ 4T với vụ mua bán ma quỉ AVG vỡ lỡ. Còn bây giờ là PVN với 11/13 dự án đầu tư ra nước ngoài có nguy cơ mất trắng vốn và thua lỗ số tiền hơn 7 tỷ USD. Một con số thật khủng khiếp.
Giết nhau vì quyền
Năm 2018 là một năm “được mùa” quốc tang đối với đảng CSVN khi phải tổ chức tới 3 lần nghi thức quốc tang cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang và 2 cựu Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải và cựu Tổng bí thư Đỗ Mười. Với hai cựu lãnh đạo vì tuổi cao sức yếu thì không có điều gì đáng nói. Còn đối với cái chết của Trần Đại Quang mãi mãi là một nghi án của một cuộc thanh trừng giành quyền lực ở giới chóp bu lãnh đạo cộng sản. Nạn nhân cũng là chủ tịch nước duy nhất cho tới nay đã đột ngột chết vì nguyên nhân nhiễm “virus lạ” khi còn đương nhiệm.
Nếu mọi người còn nhớ thì vào năm 2016, những quan chức ở Yên Bái cũng đã nã súng vào đầu nhau để rồi cả chủ tịch và bí thư tỉnh đều tử vong. Nghi can duy nhất bị đổ tội đã thảm sát hai vị quan chức đầu tỉnh cũng bị cho là tự sát bằng cách lấy súng bắn vào… gáy mình.
Những câu chuyện như thế này cho thấy một bức tranh khủng khiếp các cuộc tranh quyền đoạt vị tàn độc ở những người cộng sản. Họ sẵn sàng xuống tay với bất cứ thủ đoạn, sát đoạt ở mức cao nhất. Đằng sau những con số đồng thuận ở mức 99% là những ngã giá trắng trợn bằng cả tính mạng của những “đồng chí” anh em.
Giờ đây, câu chuyện về những khối u ác tính lớn nhất của nền kinh tế như Tập đoàn Dầu khí được hé lộ. Mục đích chính trị của vụ “đốt lò” này là gì? Ai đốt ai? Nhưng chắc chắn một điều rằng chẳng có công lý nào ở đây sẽ được thực thi mà chỉ là một cuộc “chó ăn thịt chó” mà thôi.

Tân Phong
20/03/2019
---------

LỜI NGUYỆN CẦU CHO NGƯỜI ANH HÙNG Ó ĐEN LÝ TỐNG

// ,
Tác giả: Ngô Minh Hằng
23/03/2019

Gởi người anh hùng Lý Tống với lời cầu nguyện chân thânh
Xin ACE góp thêm lời nguyện cầu cho Lý Tống

Nghe Anh bịnh ngặt, tôi buồn
Hướng về Thượng Đế tôi luôn khẩn cầu
Mong Anh hồi phục mau mau
Ó Đen xoải cánh nhiệm màu tung bay
Như ngày khống chế trời mây
Truyền đơn anh thả xuống đầy Việt Nam
Hãi hùng, Việt cộng lo toan
Nhưng đồng bào lại hân hoan vô cùng...
*
Tin Anh tỉnh lại, tôi mừng
Niềm vui òa vỡ, rưng rưng, nghẹn ngào
Nước dân đang ngập sóng đào
Nguy cơ Hán hóa, lẽ nào Anh đi !?
Xin Trời mở lượng từ bi
Cho Anh được nhận huyền vi ơn Trời
Quê cần Anh, Lý Tống ơi
Xin mau bình phục, xây đời với quê...

Ngô Minh Hằng
&g

Powered by Blogger.