Dàn quan chức “nhúng chàm” trong cuộc điều tra quan hệ Trump - Nga
Saturday, March 23, 2019
10:59:00 AM
//
Slide
,
Tin Hoa Kỳ
23/03/2019
Dân trí Nhiều quan chức cấp cao và trợ lý thân cận của Tổng thống Donald Trump đã đồng loạt “ngã ngựa” hoặc nằm trong tầm ngắm của cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
>>Công tố viên đặc biệt hoàn tất điều tra nghi vấn quan hệ giữa ông Trump và Nga
>>Biểu tình khắp Mỹ ủng hộ Công tố viên Mueller và cuộc điều tra Nga
>>Hai năm làm Tổng thống, ông Trump sa thải số quan chức kỷ lục
Reuters dẫn thông tin từ Bộ Tư pháp Mỹ ngày 22/3 cho biết, kết thúc cuộc điều tra kéo dài gần 2 năm, Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã trình bản báo cáo lên Bộ trưởng Tư pháp William Barr.
Hiện chưa rõ kết quả điều tra của công tố viên Mueller có đưa ra cáo buộc nào đối với Tổng thống Trump và đội ngũ vận động tranh cử của ông hay không, ngoài những cáo trạng nhằm vào những trợ lý thân cận và cố vấn cấp cao của ông.
Donald Trump Jr.
Con trai cả của Tổng thống Donald Trump từng sắp xếp một cuộc gặp vào tháng 6/2016 tại Tháp Trump ở New York (Mỹ) với Natalia Veselnitskaya, một luật sư có liên quan tới Điện Kremlin, cùng một số người Nga khác. Những người này từng cung cấp các thông tin bất lợi về cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton - đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Trong chuỗi thư điện tử của Donald Trump Jr. được công bố sau đó, con trai của ông Trump được cho là đã thể hiện sự “vui mừng” khi hồi đáp một bức thư đề nghị cung cấp thông tin bất lợi cho bà Clinton và biết Nga sẽ giúp đỡ ông Trump trong cuộc bầu cử.
Khi thông tin về cuộc gặp với người Nga tại Tháp Trump bị rò rỉ vào tháng 7/2017, Trump Jr. ra thông báo khẳng định chủ đề của cuộc gặp là thảo luận về việc cho phép công dân Mỹ nhận con nuôi người Nga và không liên quan tới chính trị. Tuy nhiên sau đó, chính Trump Jr. cũng thừa nhận rằng anh kỳ vọng nhận được các thông tin tình báo về bà Clinton.
Jared Kushner
Con rể của Tổng thống Trump từng đóng vai trò là cố vấn cấp cao của bố vợ từ khi ông Trump còn là ứng viên tranh cử tổng thống cho tới lúc đặt chân tới Nhà Trắng.
Jared Kushner ban đầu không liệt kê bất kỳ cuộc tiếp xúc nào với Nga trong hồ sơ nhằm xét duyệt cấp quyền tiếp cận thông tin mật của Nhà Trắng.
Tuy nhiên, những thông tin được tiết lộ sau đó cho thấy Jared Kushner từng tham gia cuộc gặp với người Nga tại Tháp Trump năm 2016, đồng thời thảo luận với cựu đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak về việc thiết lập đường dây liên lạc tại đại sứ quán Nga ở Washington sau khi ông Trump đắc cử tổng thống.
Jeff Sessions
Jeff Sessions, thượng nghị sĩ lâu năm tại bang Alabama (Mỹ), từng là cố vấn chiến dịch tranh cử và sau đó là bộ trưởng tư pháp đầu tiên của Tổng thống Trump.
Trong phiên điều trần tại Thượng viện trước khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng tư pháp, Jeff Sessions nói rằng ông không gặp bất kỳ quan chức Nga nào trong chiến dịch tranh cử của ông Trump. Tuy nhiên sau đó ông thừa nhận đã gặp cựu đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak ít nhất 2 lần.
Dưới sức ép của dư luận, ông Sessions tuyên bố tự tách mình khỏi cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ do Cục điều tra liên bang (FBI) và sau này là Công tố viên đặc biệt Robert Mueller dẫn đầu. Động thái này khiến ông Trump tức giận và sa thải ông Sessions vào tháng 11/2018.
Michael Flynn
Michael Flynn, trung tướng Lục quân Mỹ về hưu, từng là cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump và là cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của ông Trump cho tới khi bị sa thải chỉ vài tuần sau ngày nhậm chức.
Ông Flynn bị cáo buộc nói dối về các cuộc trao đổi với cựu đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak. Theo các công tố viên, hai người đã thảo luận về lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga và ông Flynn đề nghị ông Kislyak giúp trì hoãn cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc bị coi là gây tổn hại đến Israel.
Michael Flynn rốt cuộc cũng thừa nhận đã nói dối FBI và hợp tác với các nhà điều tra. Trước khi tham gia chiến dịch tranh cử của ông Trump, ông Flynn từng ngồi cạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một bữa tiệc tối vào tháng 12/2015 nhân một sự kiện ở Moscow.
Paul Manafort
Paul Manafort từng làm việc cho chiến dịch tranh cử của ông Trump từ tháng 3 đến tháng 8/2016, trong đó có 3 tháng làm chủ tịch chiến dịch tranh cử.
Ông Manafort từng tham dự cuộc gặp tại Tháp Trump với một số người Nga được cho là có thông tin bất lợi về bà Clinton.
Hồi tháng 3, ông Manafort bị tuyên án 47 tháng tù và đây là bản án nặng nhất đối với một trợ lý của ông Trump trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ.
Paul Manafort bị buộc tội vì hành vi gian lận thuế và lừa đảo ngân hàng, liên quan tới số tiền hàng triệu USD mà ông này nhận được với vai trò cố vấn chính trị cho các chính trị gia ủng hộ Nga tại Ukraine.
Michael Cohen
Cựu luật sư riêng lâu năm của Tổng thống Trump từng tự tin tuyên bố rằng ông sẽ phản bác chính “ông chủ” của mình, nhưng rốt cuộc người nhận phần thua lại là Michael Cohen.
Trong một loạt lời biện hộ của mình, Cohen nói rằng ông đã dàn xếp một thỏa thuận để xây dựng Tháp Trump tại Moscow trong gần một năm khi ông Trump đang tranh cử tổng thống. Ngoài ra, Cohen cũng thừa nhận đã thực hiện theo chỉ đạo của ông Trump khi dùng tiền “bịt miệng” hai người phụ nữ từng tuyên bố có quan hệ tình ái với ông Trump và điều này đã vi phạm luật tài chính tranh cử của Mỹ.
Sự “phản bội” của Michael Cohen dành cho Tổng thống Trump bộc lộ rõ trong phiên điều trần trước quốc hội vào ngày 27/2 khi ông cáo buộc nhà lãnh đạo Mỹ là người “phân biệt chủng tộc” và “lừa đảo”. Cohen sẽ bắt đầu thi hành án tù 3 năm vào ngày 6/5 tới.
James Comey
Là cựu giám đốc FBI, ông Comey từng giám sát những giai đoạn đầu tiên của cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ cho tới khi bị Tổng thống Trump sa thải vào tháng 5/2017.
Nhà Trắng ban đầu nói rằng ông Comey bị sa thải vì không xử lý tốt cuộc điều tra về vụ bê bối thư điện tử của cựu Ngoại trưởng Clinton hồi năm 2016. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Tổng thống Trump tiết lộ rằng ông đã tính đến “vấn đề Nga” khi quyết định sa thải ông Comey.
Carter Page
Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump từng gặp các quan chức Nga tại Moscow vào tháng 7/2016 và báo cáo với ông Jeff Sessions cũng như các quan chức cấp cao khác trong chiến dịch tranh cử của ông Trump sau chuyến đi này.
Các liên lạc của Carter Page với phía Nga khiến FBI nghi ngờ. FBI tin rằng Page đã “hợp tác và thông đồng với chính phủ Nga”, đồng thời xây dựng quan hệ với giới sĩ quan tình báo Nga. Tuy vậy, Page khẳng định ông không làm gì sai.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Dân trí Nhiều quan chức cấp cao và trợ lý thân cận của Tổng thống Donald Trump đã đồng loạt “ngã ngựa” hoặc nằm trong tầm ngắm của cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
>>Công tố viên đặc biệt hoàn tất điều tra nghi vấn quan hệ giữa ông Trump và Nga
>>Biểu tình khắp Mỹ ủng hộ Công tố viên Mueller và cuộc điều tra Nga
>>Hai năm làm Tổng thống, ông Trump sa thải số quan chức kỷ lục
Reuters dẫn thông tin từ Bộ Tư pháp Mỹ ngày 22/3 cho biết, kết thúc cuộc điều tra kéo dài gần 2 năm, Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã trình bản báo cáo lên Bộ trưởng Tư pháp William Barr.
Hiện chưa rõ kết quả điều tra của công tố viên Mueller có đưa ra cáo buộc nào đối với Tổng thống Trump và đội ngũ vận động tranh cử của ông hay không, ngoài những cáo trạng nhằm vào những trợ lý thân cận và cố vấn cấp cao của ông.
Donald Trump Jr.
Con trai cả của Tổng thống Donald Trump từng sắp xếp một cuộc gặp vào tháng 6/2016 tại Tháp Trump ở New York (Mỹ) với Natalia Veselnitskaya, một luật sư có liên quan tới Điện Kremlin, cùng một số người Nga khác. Những người này từng cung cấp các thông tin bất lợi về cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton - đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Trong chuỗi thư điện tử của Donald Trump Jr. được công bố sau đó, con trai của ông Trump được cho là đã thể hiện sự “vui mừng” khi hồi đáp một bức thư đề nghị cung cấp thông tin bất lợi cho bà Clinton và biết Nga sẽ giúp đỡ ông Trump trong cuộc bầu cử.
Khi thông tin về cuộc gặp với người Nga tại Tháp Trump bị rò rỉ vào tháng 7/2017, Trump Jr. ra thông báo khẳng định chủ đề của cuộc gặp là thảo luận về việc cho phép công dân Mỹ nhận con nuôi người Nga và không liên quan tới chính trị. Tuy nhiên sau đó, chính Trump Jr. cũng thừa nhận rằng anh kỳ vọng nhận được các thông tin tình báo về bà Clinton.
Jared Kushner
Con rể của Tổng thống Trump từng đóng vai trò là cố vấn cấp cao của bố vợ từ khi ông Trump còn là ứng viên tranh cử tổng thống cho tới lúc đặt chân tới Nhà Trắng.
Jared Kushner ban đầu không liệt kê bất kỳ cuộc tiếp xúc nào với Nga trong hồ sơ nhằm xét duyệt cấp quyền tiếp cận thông tin mật của Nhà Trắng.
Tuy nhiên, những thông tin được tiết lộ sau đó cho thấy Jared Kushner từng tham gia cuộc gặp với người Nga tại Tháp Trump năm 2016, đồng thời thảo luận với cựu đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak về việc thiết lập đường dây liên lạc tại đại sứ quán Nga ở Washington sau khi ông Trump đắc cử tổng thống.
Jeff Sessions
Jeff Sessions, thượng nghị sĩ lâu năm tại bang Alabama (Mỹ), từng là cố vấn chiến dịch tranh cử và sau đó là bộ trưởng tư pháp đầu tiên của Tổng thống Trump.
Trong phiên điều trần tại Thượng viện trước khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng tư pháp, Jeff Sessions nói rằng ông không gặp bất kỳ quan chức Nga nào trong chiến dịch tranh cử của ông Trump. Tuy nhiên sau đó ông thừa nhận đã gặp cựu đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak ít nhất 2 lần.
Dưới sức ép của dư luận, ông Sessions tuyên bố tự tách mình khỏi cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ do Cục điều tra liên bang (FBI) và sau này là Công tố viên đặc biệt Robert Mueller dẫn đầu. Động thái này khiến ông Trump tức giận và sa thải ông Sessions vào tháng 11/2018.
Michael Flynn
Michael Flynn, trung tướng Lục quân Mỹ về hưu, từng là cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump và là cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của ông Trump cho tới khi bị sa thải chỉ vài tuần sau ngày nhậm chức.
Ông Flynn bị cáo buộc nói dối về các cuộc trao đổi với cựu đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak. Theo các công tố viên, hai người đã thảo luận về lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga và ông Flynn đề nghị ông Kislyak giúp trì hoãn cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc bị coi là gây tổn hại đến Israel.
Michael Flynn rốt cuộc cũng thừa nhận đã nói dối FBI và hợp tác với các nhà điều tra. Trước khi tham gia chiến dịch tranh cử của ông Trump, ông Flynn từng ngồi cạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một bữa tiệc tối vào tháng 12/2015 nhân một sự kiện ở Moscow.
Paul Manafort
Paul Manafort từng làm việc cho chiến dịch tranh cử của ông Trump từ tháng 3 đến tháng 8/2016, trong đó có 3 tháng làm chủ tịch chiến dịch tranh cử.
Ông Manafort từng tham dự cuộc gặp tại Tháp Trump với một số người Nga được cho là có thông tin bất lợi về bà Clinton.
Hồi tháng 3, ông Manafort bị tuyên án 47 tháng tù và đây là bản án nặng nhất đối với một trợ lý của ông Trump trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ.
Paul Manafort bị buộc tội vì hành vi gian lận thuế và lừa đảo ngân hàng, liên quan tới số tiền hàng triệu USD mà ông này nhận được với vai trò cố vấn chính trị cho các chính trị gia ủng hộ Nga tại Ukraine.
Michael Cohen
Cựu luật sư riêng lâu năm của Tổng thống Trump từng tự tin tuyên bố rằng ông sẽ phản bác chính “ông chủ” của mình, nhưng rốt cuộc người nhận phần thua lại là Michael Cohen.
Trong một loạt lời biện hộ của mình, Cohen nói rằng ông đã dàn xếp một thỏa thuận để xây dựng Tháp Trump tại Moscow trong gần một năm khi ông Trump đang tranh cử tổng thống. Ngoài ra, Cohen cũng thừa nhận đã thực hiện theo chỉ đạo của ông Trump khi dùng tiền “bịt miệng” hai người phụ nữ từng tuyên bố có quan hệ tình ái với ông Trump và điều này đã vi phạm luật tài chính tranh cử của Mỹ.
Sự “phản bội” của Michael Cohen dành cho Tổng thống Trump bộc lộ rõ trong phiên điều trần trước quốc hội vào ngày 27/2 khi ông cáo buộc nhà lãnh đạo Mỹ là người “phân biệt chủng tộc” và “lừa đảo”. Cohen sẽ bắt đầu thi hành án tù 3 năm vào ngày 6/5 tới.
James Comey
Là cựu giám đốc FBI, ông Comey từng giám sát những giai đoạn đầu tiên của cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ cho tới khi bị Tổng thống Trump sa thải vào tháng 5/2017.
Nhà Trắng ban đầu nói rằng ông Comey bị sa thải vì không xử lý tốt cuộc điều tra về vụ bê bối thư điện tử của cựu Ngoại trưởng Clinton hồi năm 2016. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Tổng thống Trump tiết lộ rằng ông đã tính đến “vấn đề Nga” khi quyết định sa thải ông Comey.
Carter Page
Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump từng gặp các quan chức Nga tại Moscow vào tháng 7/2016 và báo cáo với ông Jeff Sessions cũng như các quan chức cấp cao khác trong chiến dịch tranh cử của ông Trump sau chuyến đi này.
Các liên lạc của Carter Page với phía Nga khiến FBI nghi ngờ. FBI tin rằng Page đã “hợp tác và thông đồng với chính phủ Nga”, đồng thời xây dựng quan hệ với giới sĩ quan tình báo Nga. Tuy vậy, Page khẳng định ông không làm gì sai.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
0 comments