Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Căng thẳng Mỹ – Trung và ba kiểu chiến tranh có thể xảy ra

Tuesday, June 16, 2020 // ,
Căng thẳng Mỹ – Trung và ba kiểu chiến tranh có thể xảy ra

Từ những điểm nóng địa chiến lược ở Biển Đông cho đến Đài Loan, rồi chiến tranh thương mại, tiền tệ, và công nghệ, xác suất đối đầu Mỹ – Trung dường như là khá cao, thậm chí một số chuyên gia cho rằng là không thể tránh khỏi.
Thời báo châu Á (Asia Times) đặt câu hỏi: Liệu những căng thẳng này có gây ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc hay không? Và nếu có thì dưới hình thức nào? Theo trang báo mạng Hồng Kông, những bài học trong lịch sử cho phép suy đoán có ba kịch bản chiến tranh có thể xảy ra giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới: Chiến Tranh Thế Giới lần 3; Chiến Tranh Lạnh 2.0 và các cuộc chiến khu vực ủy nhiệm.
Tổng thống Donald Trump (cravat đỏ – giữa) thông báo về quan hệ thương mại Mỹ-Trung – Hồng Kông, Nhà Trắng, Washington DC, Mỹ, ngày 29/05/2020
Tổng thống Donald Trump (cravat đỏ – giữa) thông báo về quan hệ thương mại Mỹ-Trung – Hồng Kông, Nhà Trắng, Washington DC, Mỹ, ngày 29/05/2020 REUTERS – JONATHAN ERNST
Kịch bản thứ nhất có lẽ sẽ là một cuộc chiến tàn khốc nhất. Khi xem Trung Quốc như là một mối họa cho an ninh thế giới, tìm kiếm một sự bá quyền bằng cách bành trướng quân sự, liệu có nên ví nước này như là một Nhật Bản hay Đức Quốc Xã trong hai cuộc đại thế chiến đã qua ? Nếu như vậy, liệu Trung Quốc sẽ đi xâm lược, chiếm đóng, theo đuổi mô hình thực dân đế quốc, sẽ phạm những tội ác diệt chủng hay không ?… Tương tự, nếu cuộc chiến phải nổ ra giữa hai ông khổng lồ của hành tinh, điều gì có thể thúc đẩy Hoa Kỳ tham chiến ? Một sự kiện tương tự như cuộc tấn công Trân Châu Cảng chẳng hạn ?
Hình thức chiến tranh thứ hai chính là Chiến Tranh Lạnh 2.0 (phiên bản hai) với nhiều điểm khác biệt so với cuộc chiến tranh lạnh trước đây. Đây sẽ không còn là một cuộc chiến hệ tư tưởng, không gian và làm chủ công nghệ hạt nhân nữa, mà đó sẽ là một cuộc chiến thương mại, cuộc chiến tiền tệ, công nghệ, tin học, hay thậm chí là một cuộc chiến hỗn hợp, kết hợp nhiều yếu tố của tất cả hay một phần của những điều trên.
Cuộc tranh đua thống trị các định chế đa phương là một trong những mặt trận rất có thể của cuộc đọ sức 2.0 và điều này sẽ gây chia rẽ các nước trong quá trình phân cực mà ví dụ điển hình là dự án Vành Đai và Con Đường của Trung Quốc và chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Sim Vireak, tác giả bài viết lưu ý, từ « cạnh tranh » chỉ đúng nghĩa khi Trung Quốc gia tăng đóng góp tài chính trong các tổ chức đa phương còn Hoa Kỳ sẽ giảm đóng góp nhưng không rút ra khỏi hệ thống đa phương đó. Bắc Kinh hiện vẫn chưa tạo ra được một hệ thống quản trị toàn cầu, cả trong chính trị lẫn kinh tế và cũng chưa có nước nào trên thế giới tuyên bố chấp nhận mô hình hệ thống quản trị của Trung Quốc.
Kịch bản thứ ba, và cũng là nguy cơ đáng lo ngại nhất : Một cuộc chiến ủy nhiệm khu vực mà vùng châu Á – Thái Bình Dương sẽ là sàn đấu chính cho Trung Quốc và Hoa Kỳ. Giống như cuộc Chiến Tranh Lạnh 1.0, cuộc đối đầu Mỹ – Trung Quốc có thể gây ra những cuộc « chiến tranh nóng » giữa các quốc gia trong vùng.
Ngoài những điểm nóng trong khu vực như Biển Đông và Đài Loan có thể làm thổi bùng những cuộc chiến nóng như vậy, vùng Mêkông cũng có khả năng là một cuộc chiến tranh Việt Nam 2.0, do Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đối đầu nhau tại Biển Đông. Lịch sử nhắc lại là dòng sông Mêkông không ngừng nhuốm thẫm máu trong nhiều thập niên từ cuộc chiến tranh Việt Nam 1.0 cho đến khi chế độ Khmer Đỏ bị tiêu diệt hẳn vào năm 1998.
Dù biết rằng giờ đây Mỹ và Trung Quốc, cũng như là giữa Trung Quốc và Việt Nam đều không muốn có những cuộc đối đầu trực diện, nhưng người ta cũng không thể quên rằng sau Đệ Nhị Thế Chiến, Việt Nam và Trung Quốc cũng nhiều lần đọ sức nhau, nhất là trong cuộc chiến đẫm máu năm 1974 giành quần đảo Hoàng Sa.
Cho dù Hoa Kỳ và Trung Quốc không muốn trực diện đọ sức, nhưng chiến tranh ủy nhiệm cũng có thể xảy ra và những nước nhỏ lân cận trong khu vực sẽ phải trả giá đắt như những gì diễn ra trong chiến tranh Việt Nam. Những nước này sẽ bị chia rẽ trong quá trình phân cực mới này. Và giống như trong quá khứ, sự im lặng và tính trung lập sẽ không là một giải pháp.
Đối với ba kịch bản chiến tranh này, có rất ít giải pháp chính trị và sẽ rất « nóng » cho các nước nhỏ lân cận. Các cuộc chiến tranh lạnh sẽ chỉ « lạnh » đối với các siêu cường mà thôi !
RFI – 15/6/20

Đọc báo Pháp – 16/06/2020

Đọc báo Pháp – 16/06/2020

Chưa thoát khỏi Covid-19, Pháp ngổn ngang với tái thiết kinh tế – Anh Vũ

Các báo Pháp ra hôm nay tiếp tục dành nhiều trang bài bàn luận xung quanh diễn văn trước cả nước của tổng thống Emmanuel Macron hôm 14/06, chính thức tuyên bố Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn mới sau những ngày dài chống chọi với Covid-19 với trọng tâm tái thiết kinh tế. Đây là một nhiệm vụ cấp bách khó khăn không thua gì cuộc chiến chống đại dịch.
Tuyên bố Pháp đã có « thắng lợi đầu tiên chống virus », dù dịch Covid-19 vẫn chưa bị đánh bại, tổng thống Pháp muốn tăng tốc các biện pháp giải tỏa đất nước, kêu gọi « làm việc và sản xuất nhiều hơn » để phục hồi nền kinh tế đang hoang tàn vì trận dịch. Le Monde khẳng định « tái thiết là một thách thức cho tổng thống Macron » khi mà một nước Pháp được giải tỏa cùng với những di chứng không chỉ về kinh tế mà còn cả những vấn đề xã hội mới nảy sinh đang làm chia rẽ sâu sắc đất nước. Đó là phong trào chống bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc, cuộc đấu tranh của các công đoàn bảo vệ việc làm, quyền lợi của người lao động.
Le Figaro ghi nhận, tổng thống Macron muốn « xây dựng một mô hình kinh tế mới » theo hướng tái công nghiệp hóa và đây cũng là một lời hứa khó có thể thực hiện. Cuộc khủng hoảng dịch đã để lộ ra những yếu kém, sự lệ thuộc kinh tế giữa các quốc gia, trong đó có nước Pháp. Từ 2002 đến 2018, Pháp đã bị mất 40% các công ty công nghiệp vì di dời nhà xưởng ra nước ngoài, nơi có giá thành thấp bỏ mặc sản xuất trong nước bị mất sức cạnh tranh. Kéo các công ty trở về nước bây giờ dường như không khả thi trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa sâu rộng.
Xã luận của le Figaro cho rằng, dù sao cũng « chưa phải là quá muộn để nắm lại vận mệnh kinh tế của đất nước. Để làm được việc này, cần phải tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp và công nghệ tương lai. Đồng thời phải nỗ lực làm việc nhiều hơn, để tìm lại sức cạnh tranh đã mất. Đó là cái giá phải trả cho chủ quyền (kinh tế) ».
Libération thì cho rằng tung tiền cứu các doanh nghiệp khỏi bị phá sản, nhưng đó là tiền đi vay, làm sao Nhà nước trả được nợ mà không phải tăng thuế, đó mới là vấn đề nan giải. Les Echos thì đề cập đến hàng loạt vấn đề đang đặt ra cho các doanh nghiệp khi khôi phục lại hoạt động sản xuất giải tỏa. Động đến vấn đề nào cũng nan giải, đâu cũng thấy thách thức.
Y Tế, sau những hy sinh giờ là lúc tranh đấu
Một thời sự của nước Pháp được các báo hầu như đồng loạt đưa tin, liên quan đến cuộc xuống đường đấu tranh để «  bảo vệ và cải thiện hệ thống y tế ». Cuộc tập hợp diễn ra chiều nay (16/06) trước các bệnh viện và bộ Y Tế ở Paris.
Mới đây thôi giữa đại dịch Covid-19, những nhân viên y tế, y tá bác sĩ là những thiên thần hộ mệnh trong các bệnh viện, được nhất loạt tôn vinh vì những hy sinh không mệt mỏi để chống dịch. Giờ đây khi cuộc khủng hoảng vừa dịu xuống, những người trên tuyến đầu chống dịch virus corona đó xuống đường đấu tranh để đòi quyền lợi, đòi chính phủ giữ cam kết tăng đầu tư cho y tế và cải thiện điều kiện làm việc cho họ. Le Monde loan báo : «  Những nhân viên chăm sóc y tế trở lại đường phố ». Libération ghi nhận: «  Sau Covid-19, cảm giác bị bỏ rơi của những nhân viên chăm sóc y tế ».
Libération nhận thấy cuộc khủng hoảng Covid đã cho thấy tình trạng trì trệ của hệ thống y tế Pháp, cần phải rút ra bài học. Thí dụ như thiếu nhân lực, vật tư thiết bị trầm trọng ở các bệnh viện. Các y tá, bác sĩ, nhân viên phục vụ bệnh viện công không chỉ phải làm việc trong những điều kiện xuống cấp như vậy mà đời sống của họ cũng không được bảo đảm vì đồng lương quá thấp. Đặc biệt trong những tháng vừa qua, các nhân viên y tế phải làm việc trong khó khăn cùng cực về thể chất cũng như tâm lý. Chính phủ đã hứa cải cách lại hệ thống y tế, nhưng trong điều kiện kinh tế suy thoái, tài chính eo hẹp như hiện nay thì không chắc gì chương trình cải cách đã đáp ứng được đòi hỏi của ngành y tế cũng như nhiều ngành nghề khác đều đã lên tiếng «  kêu cứu ».
Châu Âu – Hoa Kỳ mối liên minh ngày càng rạn vỡ
Về thời sự quốc tế, nhân sự kiện hôm qua, ngoại trưởng các nước Liên Hiệp Châu Âu có cuộc họp qua video với đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo, Le Monde có bài đề cập đến những xích mích giữa đồng minh Mỹ và Liên Âu liên tiếp xảy ra thời gian qua.
Bài phân tích của le Monde có tựa đề: « Hoa Kỳ và Châu Âu, đến lúc « tách cặp ». Theo le Monde, năm 2020 này, trong ngôn ngữ ngoại giao người ta thấy xuất nhiện nhiều cụm từ «  tách cặp » để nói đến cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, một đối thủ kinh tế, ý thức hệ, hung hăng và kiêu ngạo. Nhưng còn có một sự tách cặp khác, đang âm ỉ hình thành đó là giữa Hoa Kỳ và châu Âu.
Tờ báo ghi nhận không một tuần nào là không xảy ra những bất hòa giữa Hoa Kỳ và đồng minh châu Âu mà những bất hòa này thường đến từ một phía. Rất nhiều vấn đề giữa Mỹ và châu Âu đang làm nguội lạnh dần mối quan hệ đồng minh và các nước châu Âu phải xem xét lại vấn đề chủ quyền và quyền tự chủ của mình.
Bài báo nhắc lại, trong diễn văn hôm 14/06, tổng thống Pháp Emmanuel Macron có nói đến « củng cố một châu Âu độc lập trước Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một thế giới lộn xộn như chúng ta đang sống ». Như vậy hai cường quốc được nêu tên đều là những hình thái đe dọa lợi ích và chủ quyền của Liên Hiệp Châu Âu.
Tờ báo liệt kê ra một loạt các hành động đơn phương của Washington gần đây trên các hồ sơ lớn, không bao giờ cần quan tâm đến vai trò hay quan điểm của châu Âu. Từ việc rút quân khỏi Afghanistan, Irak cho đến mới đây là quyết định rút bớt quân tại Đức trong khuôn khổ của NATO. Rồi đến cuộc đối đầu kịch liệt tranh giành vai trò cường quốc hàng đầu thế giới với Trung Quốc. Chưa kể đến các quyết định đơn phương của Washington về hồ sơ hạt nhân Iran hay Israel ở Trung Đông. Tất cả các khuôn khổ quan hệ đa phương hay hiệp ước giải trừ vũ khí đều bị chính quyền Trump coi như những thứ vướng víu không cần thiết. Gần đây nhất là quyết định của chính quyền Trump trừng phạt Tòa án Hình sự Quốc tế CPI, vì lý do định chế xét xử này mở điều tra về tội ác chiến tranh của quân Mỹ ở Afghanistan. Paris đã phản ứng cho rằng đó là hành động gây phương hại đến quan hệ đa phương và tính độc lập của tư pháp quốc tế.
Ngay cả trong trận dịch Covid-19, các cuộc họp giữa EU và Hoa Kỳ trong khuôn khổ các nước đồng minh NATO, để chia sẻ kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh cũng chỉ mang tính hình thức, không kết quả thực chất.
Hồng Kông: Tương lai mờ mịt của cuộc đấu tranh vì dân chủ
Vẫn trên trang quốc tế, nhật báo Le Monde có bài về nỗi thất vọng của người Hồng Kông sau 1 năm đấu tranh sôi sục vì quyền tự trị với Trung Quốc.
Một năm sau cuộc tuần hành lịch sử vì dân chủ 16/06/2019, người dân Hồng Kông giờ mất hy vọng có thể giữ được các quyền tự do khi mà Bắc Kinh ngày càng siết chặt quản lý đặc khu hành chính. Thông tín viên của Le Monde ở tại chỗ ghi nhận, « một năm vừa qua người Hồng Kông đã trải qua những cuộc đấu tranh chính trị lớn nhất trong lịch sử của mình, nhưng cảm nhận của nhiều người Hồng Kông lúc này là: chán nản, mệt mỏi, tuyệt vọng, bất lực…. »
Còn nhớ cách đây đúng 1 năm hơn 2 triệu người Hồng Kông đã xuống đường phản đối dự luật dẫn độ về Hoa lục, chính quyền sau đó phải chùn bước, cho rút dự luật. Nhưng khi cuối tháng 5 vừa qua, Trung Quốc cho thông qua luật an ninh quốc gia thì phong trào đấu tranh đã bị suy yếu và bất lực trước bàn tay can thiệp trực tiếp của Bắc Kinh còn thộ bạo hơn cả vụ dự luật dẫn độ năm ngoái.
Những nhân chứng là giới trẻ ở Hồng Kông thổ lộ rằng giờ họ sống trong lo âu, nhìn thấy tương lai của Hồng Kông như là cơn ác mộng.
Nguyên nhân một phần là do phong trào đấu tranh của giới trẻ bị biến thái sang bạo lực làm mất đi sự ủng hộ của dân chúng. Mặt khác do chính quyền Hồng Kông cũng thay đổi phương pháp. Một mặt huy động lực lượng lớn cảnh sát sẵn sàng mạnh tay trấn áp phong trào từ sớm, mặt khác chính quyền Hồng Kông đẩy mạnh tuyên truyền răn đe, theo hướng phong trào đấu tranh dân chủ lạm dụng các quyền tự do để gây rối, phá hoại cuộc sống yên bình của Hồng Kông… Trước mắt chính quyền Hồng Kông và Bắc Kinh có vẻ đạt được mục đích nhưng tương lai vẫn đầy bất định ở đặc khu này.
Covid-19:  The Lancet quy trách nhiệm nặng nề cho phương Tây
Liên quan đến đại dịch virus corona, báo Libération có bài với tựa đề đáng chú ý trích nhận định của tổng biên tập tạp chí khoa học nổi tiếng của Anh The Lancet cho rằng: « sự ngạo mạn của phương Tây phải chịu trách nhiệm của hàng chục nghìn cái chết ».
Ông Richard Horton, tổng biên tập của The Lancet, trong bài phỏng vấn dành riêng cho Libération đã kêu gọi thế giới rút ra bài học về tai họa Covid-19. Tờ báo cho biết, trong tháng Sáu, lãnh đạo tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới này sẽ cho ra mắt cuốn sách « Tai họa Covid-19 », tổng kết với cái nhìn nghiêm khắc về cách ứng phó của thế giới với đại dịch. Ông khẳng định chính thái độ « ngạo mạn của phương Tây » đối với Trung Quốc, theo đó cho rằng phương Tây có hệ thống Y tế công cộng cũng như cộng đồng các nhà khoa học ở trình độ tiên tiến hơn vì thể có thể xử lý tốt hơn khủng hoảng dịch. Quan điểm đó đã dẫn đến việc ra quyết định chậm trễ làm trầm trọng thêm bản thống kê số tử vong ở nhiều nước. Tổng biên tập của The Lancet còn dành những lời nặng nề nhắm vào tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như thủ tướng Anh Boris Johnson, là đã « phạm tội ác » vì đã phản ứng chậm trước trận dịch virus corona.
Chính trận khủng hoảng Covid-19 cũng đã làm chao đảo uy tín tạp chí The Lancet, khi công bố rồi lại phải cho rút nghiên cứu về hiệu quả và tác động của thuốc Hydroxychloroquine trong việc điều trị Covid-19.Trong bài trả lời phỏng vấn tổng biên tập The Lancet thừa nhận sai sót của các nghiên cứu đã được tạp chí công bố.

Tin tổng hợp
(AFP) – Mỹ – Trung chuẩn bị họp cấp cao sau nhiều tháng căng thẳng.
Nhật báo Hồng Kông, South China Morning Post ngày 15/06/2020, nêu rõ ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo sẽ gặp ông Dương Khiết Trì, một lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng Sản Trung Quốc chuyên trách đối ngoại. Cuộc gặp diễn ra vào thứ Tư 17/6, tại Hawai. Bộ Ngoại Giao Mỹ không bình luận gì về những thông tin này.
(AFP) – Ấn Độ – Trung Quốc : Nổ súng ở biên giới, ba binh sĩ Ấn thiệt mạng.
Vụ va chạm diễn ra ngày hôm qua. Bắc Kinh, hôm nay, 16/06/2020, đổ lỗi New Dehli gây ra sự cố, khẳng định binh sĩ Ấn hai lần xâm phạm vùng biên giới có tranh chấp và tấn công lính Trung Quốc. New Dehli trước đó khẳng định va chạm xảy ra ở vùng đồi núi Ladakh, khiến hai bên đều thiệt hại nhân mạng. Tuy nhiên, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nói không hay biết gì về số nạn nhân Trung Quốc.
(RFI) – Nga: Từ nhiệm tập thể tại một nhật báo lớn.
Năm chủ bút đã quyết định rời nhật báo kinh tế lớn của Nga là tờ « Vedomosti ». Những người này phản đối việc bổ nhiệm một chủ bút khác bị cáo buộc là thân cận với điện Kremlin.
(Reuters) – Hoa Kỳ tố cáo Maduro tìm cách tác động đến các cuộc bầu cử sắp tới.
Theo chính phủ Mỹ ngày 15/06/2020, ủy ban bầu cử mới do tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro lập ra để giám sát bầu cử Quốc Hội là « bất hợp pháp ». Tòa Án Tối Cao Venezuela đã bổ nhiệm nhiều thành viên mới trong ủy ban này hồi tuần trước. Lãnh đạo phe đối lập, Juan Guaido, lên án mưu toan gây ảnh hưởng đối với cuộc bỏ phiếu và tuyên bố không công nhận ủy ban bầu cử này.
(AFP) – Covid-19: 350 triệu người có rủi ro cao trên thế giới.
Nghiên cứu do trường Y Khoa Dịch Tễ và Bệnh Nhiệt Đới của Luân Đôn thực hiện tại 188 quốc gia và được công bố trên tạp chí The Lancet Global Health, ngày 16/06/2020. Nghiên cứu cho biết thêm là khoảng 1,7 tỷ người, tức chiếm 22% dân số thế giới đều mang ít nhất một yếu tố rủi ro có nguy cơ nhiễm Covid-19 ở dang nặng. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo những người có rủi ro mắc bệnh cao, đòi hỏi phải nhập viện khi bị nhiễm virus corona, nên có những cách tiếp xúc giữ khoảng cách an toàn phù hợp hoặc là những đối tượng ưu tiên trong các chiến dịch tiêm ngừa tương lai.
(AFP) – Trí thông minh nhân tạo : OCDE khởi động một chương trình đối tác toàn cầu.
Đây là sáng kiến của 15 nước thành viên sáng lập Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) đưa ra ngày 15/06/2020, nhằm « khuyến khích sử dụng có trách nhiệm trí thông minh nhân tạo, tôn trọng nhân quyền và các giá trị dân chủ ».
(AFP) – Mỹ hoãn ngày lễ trao giải Oscar.
Theo thông báo của Viện Nghệ Thuật và Khoa Học Điện Ảnh Mỹ ngày 15/06/2020 lễ trao giải Oscar lần thứ 93 sẽ diễn ra vào ngày 25/04/2021. Do dịch bệnh, nhiều bộ phim được đầu tư lớn, phim nghệ thuật, phim phê bình đều bị dời ngày ra mắt công chúng. Hạn cuối để tham gia bình chọn giải Oscar được kéo dài thêm từ 31/12/2020 đến ngày 28/02/2021

Điểm tin thế giới sáng 16/6:

Ông Pompeo chỉ trích bản án Nga áp cho công dân Mỹ

Lục Du
Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Ba (16/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc nội dung tóm lược của những tin sau:
Ông Pompeo chỉ trích bản án Nga áp cho công dân Mỹ
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 15/6 đã lên tiếng chỉ trích bản án 16 năm tù của một tòa án Nga dành cho công dân Mỹ Paul Whelan vì tội gián điệp, hãng thông tấn Epoch Times đưa tin.
“Chúng tôi quan ngại rằng ông Whelan đã bị tước quyền xét xử công bằng điều mà phía Nga bắt buộc phải thực hiện đối với ông ấy theo các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của họ”, ông Pompeo nói, và đề nghị Nga cần “phóng thích ngay lập tức” Whelan.
Ngoài quốc tịch Mỹ, ông Whelan, cũng có quốc tịch Anh, Ailen và Canada. Ông đã bác bỏ cáo buộc làm gián điệp cho Hoa Kỳ, nói rằng ông bị vu khống. Luật sư của ông Whelan cho hay, thân chủ của mình đã được phía Nga đưa cho một ổ đĩa flash có những thông tin mật mà ông Whelan không hề hay biết.
Ngoại trưởng Mỹ sắp gặp quan chức cấp cao của Trung Quốc
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo dự kiến sẽ có cuộc thảo luận với ông Dương Khiết Trì, thành viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, vào thứ Tư tại Hawaii, một nguồn tin nói với SCMP.
Hãng tin CNN cho biết cuộc họp sẽ diễn ra tại căn cứ không quân Hickam, bên cạnh Trân Châu Cảng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không xác nhận thông tin về cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ, nhưng người phát ngôn viên Triều Lập Kiên hôm thứ Hai nói rằng hai bên vẫn tiếp tục duy trì liên lạc. (Chi tiết).
Trung-Triều đang tích cực tích lũy đầu đạn hạt nhân
Trung Quốc và Triều Tiên đang làm giàu thêm kho vũ khí hạt nhân của họ trong khi Mỹ và Nga hành động ngược lại, Fox News dẫn báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm hôm thứ Hai.
Báo cáo cho hay, tính đến đầu năm nay, Trung Quốc có thêm 30 đầu đạn hạt nhân so với tháng 1/2019, nâng tổng số đầu đạn mà Bắc Kinh sở hữu lên 320, còn Triều Tiên đã bổ sung 20 đầu đạn, và đến lúc này, Bình Nhưỡng đang có trong tay khoảng 30 đến 40 đầu đạn.
“Chính quyền Trung Quốc đang trong thời gian hiện đại hóa đáng kể kho vũ khí hạt nhân của họ. Lần đầu tiên, họ đang phát triển bộ ba vũ khí hạt nhân, bao gồm máy bay trang bị vũ khí hạt nhân, tên lửa hạt nhân tác chiến trên mặt đất và trên biển”, báo cáo viết. “Triều Tiên tiếp tục ưu tiên chương trình hạt nhân như một nhân tố trung tâm trong chiến lược an ninh quốc gia của họ”.
Bắc Kinh chỉ trích một tỉnh của Solomon vì nhận tài trợ Đài Loan
Chính quyền Trung Quốc đã ra tuyên bố lên án tỉnh Malaita của Quần đảo Solomon vì tuần trước nhận tài trợ của Đài Loan để chống dịch viêm phổi Vũ Hán, đồng thời yêu cầu giới chức Malaita cắt đứt liên lạc với Đài Bắc, theo Taiwan News.
Quần đảo Solomon đã “bắt tay” với Trung Quốc vào năm ngoái, sau 36 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Tuy nhiên, tỉnh Malaita của quần đảo ở Nam Thái Bình Dương tuần trước đã nhận gói hàng y tế viện trợ bao gồm khẩu trang, xà phòng, nhiệt kế và gạo từ Đài Loan, CNA đưa tin.
Phản ứng trước việc này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Quần đảo Solomon đã ra một tuyên bố trong đó nói rằng lập trường và hành vi của chính quyền Malaitan là bất hợp pháp, không phù hợp, và coi thường chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
Triều Tiên có thể đang đo mối quan hệ Mỹ-Hàn
Việc Triều Tiên đưa ra những đe dọa đối với Hàn Quốc thời gian gần đây dường như nhắm mục tiêu kiểm nghiệm mối quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn, một cựu quan chức Hoa Kỳ đưa ra đánh giá hôm thứ Hai, theo Yonhap.
“Tôi thực sự tin rằng những gì họ đang làm mang nhiều tính chính trị hơn khi cố gắng làm xấu mặt chính phủ Hàn Quốc, và họ đang cố gắng để tạo ra sự gián cách nhiều hơn giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ”, ông Christopher Hill, cựu trợ lý bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, nói trong một cuộc hội thảo trực tuyến do Nhóm Khủng hoảng Quốc tế tổ chức.
Bình Nhưỡng trong những ngày qua liên tục tạo ra căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên khi đe dọa cắt đứt mọi liên lạc với Seoul, thậm chí tuyên bố sẽ có hành động quân sự để phản ứng việc những người hoạt động bên phía Hàn Quốc thả truyền đơn sang Bắc Hàn.

Điểm tin tối 16/6 – Hàn Quốc:

Triều Tiên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm

cho tất cả những việc đã làm

Hải Lam
Mục Điểm tin thế giới tối thứ Ba (16/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Hàn Quốc: Triều Tiên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho tất cả những việc đã làm
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc hôm nay cảnh báo sẽ đáp trả cứng rắn nếu Triều Tiên tiếp tục gia tăng căng thẳng sau vụ đánh sập văn phòng liên lạc chung giữa hai bên, đồng thời nhấn mạnh Triều Tiên sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho tất cả những việc đã làm, theo Reuters.
Việc cho nổ tung văn phòng “đã phá vỡ sự kỳ vọng của tất cả mong chờ về mối quan hệ liên Triều và hòa bình lâu dài trên bán đảo”, ông Kim You-geun, phó cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc phát biểu.
“Chúng tôi nói rõ rằng miền Bắc hoàn toàn chịu trách nhiệm cho tất cả những hậu quả từ vụ việc”, ông Kim nói thêm.
Tổng Giám đốc WHO sẽ phát biểu tại trường đại học nổi tiếng của Trung Quốc
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ có bài phát biểu trực tuyến mở đầu lễ tốt nghiệp của các sinh viên trường Đại học Thanh Hoa nổi tiếng của Trung Quốc vào ngày 21/6, Reuters đưa tin.
Ông Tedros cũng như WHO trong thời gian qua đã phải hứng chịu làn sóng chỉ trích vì cách xử lý dịch viêm phổi Vũ Hán, cũng như mối quan hệ “nồng ấm” với Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tháng 5 tuyên bố chấm dứt mối quan hệ với WHO. Ông Trump cũng từng gọi WHO là “con rối” của Trung Quốc.
Vợ Tổng thống Ukraine nhập viện vì Covid-19
Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska đã phải nhập viện vì nhiễm nCoV nhưng tình trạng vẫn ổn định, Văn phòng Tổng thống Ukraine hôm nay cho biết.
Theo Reuters, bà Olena được chẩn đoán mắc Covid-19 với tình trạng viêm phổi ở mức độ vừa phải. Bà hiện được cách ly và được các bác sĩ theo dõi sát sao.
Trưởng đặc khu Hồng Kông: Người ngăn Bắc Kinh áp luật an ninh là ‘kẻ thù’
Hãng tin Reuters cho biết, trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam hôm nay gọi những người muốn ngăn chặn Bắc Kinh áp luật an ninh với thành phố là “kẻ thù của người dân”.
Trong cuộc họp với các quan chức hôm nay, bà Lam kêu gọi những người phản đối, những người vẫn đang sử dụng các chiến thuật để bôi nhọ luật an ninh hãy dừng lại, “bởi làm vậy là họ đang biến mình thành kẻ thù của người dân Hồng Kông”.
Kể từ khi Bắc Kinh thông báo áp luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, nhiều quan chức trên thế giới đã bày tỏ quan ngại về việc chính quyền Trung Quốc sẽ làm xói mòn các quyền tự do ở hòn đảo. Người dân Hồng Kông cho rằng, nếu luật an ninh được áp dụng, mô hình ‘Một quốc gia, Hai chế độ’ sẽ chấm hết.

Powered by Blogger.