Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bầu cử tổng thống Mỹ, chiến thắng đắng cay cho Biden

Monday, November 23, 2020 // ,

 

Tác giả Thụy MyNguồnRFINgày đăng: 2020-11-22


Anh minh họa: Đường vào Nhà Trắng còn nhiều chông gai cho tổng thống tân cử Joe Biden. AFP - JOSHUA ROBERTS
Thành công của ông Donald Trump là đã gắn bó được những người da trắng thuộc giới bình dân với người giàu có, đây là liên minh trong mơ của các đảng cánh hữu trên thế giới.
Le Point đăng ảnh ba nhà khoa học với câu hỏi « Hậu vaccin : Khi nào và làm sao chúng ta có thể thoát nạn ». L’Express thở phào « Cuối cùng cũng đã có được hy vọng », với bức ảnh tượng trưng là một lọ thuốc và ống chích trên trang bìa. L’Obs tuần này dành chủ đề cho cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Courrier International chạy tựa « Hồi giáo cực đoan, thách thức của dân chủ ». Ở trang trong, các tuần báo Pháp tiếp tục bàn tán về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và mối quan hệ với Trung Quốc, bên cạnh đó là tình hình bi thảm ở Armenia.
Chiến thắng mang vị đắng cho Biden
L’Obs phàn nàn về « Chiến thắng đắng nghét ở Hoa Kỳ » : làn sóng xanh Dân Chủ được cho là sẽ tràn ngập Florida hay Texas đã không diễn ra, chiến thắng khít khao của Joe Biden tại các swing state khiến phải mỏi mòn chờ đợi kết quả chung cuộc. Ông Donald Trump, cứ ngỡ sẽ đại bại vì Covid, đã chống chọi mạnh mẽ hơn dự đoán.
Trong số những hậu quả có thể là Thượng Viện vẫn do Cộng Hòa kiểm soát. Cho dù ông Biden kêu gọi đoàn kết, sự phân cực chính trị vẫn bền bỉ. Có hai nước Mỹ đối mặt với nhau, thù ghét nhau hơn bao giờ hết. Trả lời câu « Bạn có bất bình khi con cái kết hôn với một người Dân Chủ ? », những phụ huynh Cộng Hòa hồi năm 1960 chỉ có 5% xác nhận, còn giờ đây đến 50%.
Dấu ấn chính chia rẽ nước Mỹ là chủng tộc. Có 57% người da trắng bầu cho ông Trump, 72% người da màu bầu cho Biden, cho dù Donald Trump được nhiều phiếu của người Mỹ la-tinh hơn dự kiến. Hố cách biệt thứ hai là giáo dục : 2/3 người Mỹ da trắng không có bằng đại học đã chọn ông Trump, họ chiếm 31% cử tri Mỹ. Nếu cử tri của Biden sống ở các đô thị lớn, cử tri ông Trump ở các thành phố nhỏ và vùng quê.
Thành công của ông Donald Trump là đã gắn bó được những người da trắng thuộc giới bình dân với người giàu có, đây là liên minh trong mơ của các đảng cánh hữu trên thế giới. Được bầu lên nhờ tâm lý ghét Donald Trump thay vì chương trình hành động của mình, ông Joe Biden sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Chiến thắng được dự báo của Cộng Hòa tại Thượng Viện có thể là « nụ hôn thần chết » của Donald Trump dành cho người kế nhiệm.
Donald Trump, cánh chim báo trước cơn bão chống toàn cầu hóa
Trả lời phỏng vấn của L’Express, nhà chính trị học Bertrand Badie nhận định việc chối từ toàn cầu hóa, nguyên nhân thành công của phe dân túy, buộc phải suy nghĩ lại toàn bộ về quan hệ giữa các Nhà nước.
Theo ông, ngoài tính cách cá nhân của đương kim tổng thống Mỹ, « chủ nghĩa Trump » đã bộc lộ khuynh hướng bác bỏ toàn cầu hóa, mà mãi đến 30 năm sau người ta mới nhận ra tác động bất ổn sâu sắc. Nếu những chỉ trích không được nhận ra, trước hết là do sự cổ vũ của các nhà kinh tế nổi tiếng nhất như Milton Friedman. Nó đặt lại vấn đề cân bằng bản sắc quốc gia, do luồng người nhập cư đã làm thay dổi cấu trúc xã hội nước Mỹ, người da trắng có nguy cơ trở thành thiểu số ngay trên đất nước mình. Phe tân tự do cho rằng tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ tăng trưởng, nhưng trên thực tế toàn cầu hóa chỉ làm giàu cho 1% người giàu nhất trong xã hội Mỹ.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, toàn cầu hóa dần dà vượt khỏi tầm tay của các Nhà nước. Giới công nhân và giai cấp trung lưu cảm thấy bị bỏ rơi. Năm 2019 là dấu chỉ : trên cả năm lục địa đều dấy lên những phong trào phản kháng, từ Áo Vàng ở Pháp đến các cuộc nổi dậy ở Sudan, Chilê, Liban, Algérie, Irak…Tất cả đều có một điểm chung là yêu sách về điều kiện sống, như việc tăng giá vé métro ở Santiago, giá bánh mì ở Sudan, đánh thuế WhatsApp ở Liban…
Chính sách Trung Quốc của Joe Biden : Trump + Obama
Về phần ứng cử viên Dân Chủ được truyền thông cho là tân tổng thống, The Economist nói về chính sách Trung Quốc của ông Joe Biden. Theo tuần báo Anh, đó sẽ là sự kết hợp giữa ông Trump và Obama.
Hồi đầu chiến dịch tranh cử, Biden bác bỏ quan điểm Trung Quốc là rất đáng lo ngại. Tháng 5/2019, ông chế giễu : « Trung Quốc sẽ xơi mất bữa trưa của chúng ta chăng ? (…) Họ không phải là người xấu, sẽ không cạnh tranh với chúng ta ». Sau khi thấy Donald Trump thu hút được nhiều người ủng hộ nhờ nhấn mạnh đến mối đe dọa Trung Quốc, Joe Biden mới thôi phát biểu như thế.
Các đối thủ đả kích, cho rằng Biden ngây thơ trước Bắc Kinh. Ngay cả một số cố vấn của ông cũng lo lắng, vì Biden vẫn khoe đã trải qua nhiều giờ với Tập Cận Bình khi còn là phó tổng thống thời Obama. Trong khi vận động tranh cử, Biden thay đổi, gọi Tập Cận Bình là « côn đồ », chỉ trích ông Trump vì đã khoan dung với ông Tập trong thời gian đầu dịch mới xuất hiện, và kết thúc chiến dịch với lời hứa hẹn sẽ cứng rắn với Trung Quốc. Tuy nhiên ông chỉ gọi Bắc Kinh là « người cạnh tranh lớn nhất », chứ không coi là « mối đe dọa lớn nhất ».
The Economist cho rằng chính sách của Biden sẽ là một sự phối hợp: nghi kỵ Bắc Kinh như ông Trump, và thận trọng trong các vấn đề chiến lược, như Obama. Biden sẽ bị ràng buộc bởi một Quốc Hội đã trở nên thù địch hơn với Trung Quốc trong những năm gần đây. Với một Thượng Viện do Cộng Hòa nắm, ông khó thể bổ nhiệm những nhân vật quá thân thiết với Bắc Kinh. Dư luận của tác động đến chính sách – suy nghĩ tiêu cực về Trung Quốc của dân Mỹ đã đạt đến mức độ lịch sử.
Biden sẽ thừa hưởng cuộc chiến tranh thương mại. Tuy không thích dùng vũ khí thuế quan như Donald Trump, nhưng cũng khó có việc Joe Biden nhanh chóng dỡ bỏ các sắc thuế đánh lên hàng Trung Quốc, để gây áp lực trước mắt trong đàm phán thương mại và các vấn đề khác. Ông cũng khó thể quay lại với TPP. Biden tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng tránh gởi các quan chức cao cấp đến đảo quốc – các cố vấn của ông cho là một sự khiêu khích không cần thiết. Một số biện pháp cứng rắn được duy trì như bóp nghẹt Hoa Vi (Huawei), hạn chế các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc, tách rời lãnh vực công nghệ cao.
Tập Cận Bình sẽ tìm cách « nắn gân » Biden ?
Về quân sự, chính quyền Biden tiếp tục củng cố Bộ Tứ (Quad), tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông và eo biển Đài Loan, trấn an các nước láng giềng của Trung Quốc là Mỹ sẽ hoạt động tích cực tại châu Á – một số nhà ngoại giao trong khu vực than phiền là ông Obama chỉ xoay trục nửa vời.
Các biện pháp trừng phạt được tổng thống Trump áp đặt vì vi phạm nhân quyền, trong đó có vấn đề Hồng Kông, Tân Cương được cho là sẽ giữ nguyên, tuy không còn những phát biểu nảy lửa như ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Tư Pháp William Barr – đã gọi đảng Cộng Sản Trung Quốc là mối đe dọa cho thế giới tự do. Song song đó Biden có thể dỡ bỏ việc hạn chế cấp visa cho sinh viên Trung Quốc, không gọi « virus Vũ Hán », quay trở lại với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hợp tác với Bắc Kinh trong vấn đê môi trường…
Các cố vấn khuyên Joe Biden đợi lâu hơn thường lệ trước khi nói chuyện điện thoại với Tập Cận Bình, không nghe lời ngon lẽ ngọt của ông Tập về một khuôn khổ mới trong quan hệ. Chắc chắn Tập Cận Bình sẽ tìm cách « nắn gân » Joe Biden : đang chuẩn bị cho đại hội đảng năm 2022, Tập không muốn tỏ ra yếu kém. Sự đáp trả của Biden trước những khiêu khích của Bắc Kinh còn tùy vào lời khuyên của các cố vấn. Một số « cựu chiến binh » thời Obama muốn tránh đối đầu, số khác muốn bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công.
Tuần báo Anh nhận định, quan điểm về Trung Quốc của các nhân vật từng làm việc với Obama giờ đây đã xích lại gần hơn với các quan chức của Donald Trump. Về nhân sự cho ê-kíp mới, bà Susan Rice khó thể trở thành ngoại trưởng vì phe Cộng Hòa cho rằng bà chịu một phần trách nhiệm trong sự thất bại của Obama trước Trung Quốc. Có thể chức vụ này sẽ được giao cho ông Antony Blinken hay Christopher Coons, còn bà Michèle Flournoy được cho là sẽ nắm Lầu Năm Góc.
Trung Quốc, người khổng lồ chân đất sét
Nhưng đối với nhà chính trị học Mỹ Michael Beckley, Trung Quốc chỉ là « người khổng lồ chân đất sét ». Trả lời phỏng vấn của Le Point, ông nhận định Bắc Kinh không thể sánh được với Washington, lại càng không thể vượt qua được Hoa Kỳ.
Theo chuyên gia Beckley, Trung Quốc nghèo hơn, kém phát triển hơn so với những gì mô tả trên truyền thông, chỉ cần đi ra khỏi đô thị là thấy rất nhiều người nghèo khổ. Ông cũng đã đi thăm các đô thị mới – những thành phố ma không người ở và công trình nào cũng dở dang. Về dân số, từ nay cho đến giữa thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ mất đi 200 triệu người trong độ tuổi lao động, nhưng có thêm 300 triệu người trên 65 tuổi. Dựa trên dữ liệu của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới, có thể nhận thấy Hoa Kỳ có số hàng không mẫu hạm, tàu ngầm nguyên tử gấp từ 5 đến 10 lần Trung Quốc. Hơn nữa, hầu hết quân đội Trung Quốc phải tập trung duy trì ổn định nội địa và giám sát biên giới.
Về quân sự, nếu gây chiến với Đài Loan chẳng hạn, Trung Quốc có nhiều lợi thế vì dùng sân nhà làm căn cứ, nhưng nếu phải tấn công xa hơn thì không đủ năng lực. Người ta thường nói rằng quân đội Trung Quốc tay to nhưng chân thì teo tóp : sở hữu nhiều hỏa tiễn cực mạnh và đa dạng, nhưng lại không có các phương tiện tương ứng như oanh tạc cơ, hàng không mẫu hạm, phi cơ tiếp liệu, căn cứ quân sự như Mỹ hiện có ở khắp nơi trên thế giới.
----------

Toàn cảnh ông chủ Facebook âm mưu ‘vụ cướp bầu cử kinh khủng nhất’ trong lịch sử Hoa Kỳ

 

Tác giả Đức DuyNguồnNTD VietnamNgày đăng: 2020-11-23


Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg trả lời câu hỏi từ Thượng nghị sĩ John Thune (C), R-SD và Thượng nghị sĩ Chuck Grassley (R), R-IA sau phiên điều trần chung của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải Thượng viện và Ủy ban Tư pháp Thượng viện tại Capitol Hill ngày 10 tháng 4 năm 2018 tại Washington, DC (Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)
Cuối cùng, các mảnh ghép lego đã khớp lại với nhau, chúng tiết lộ một “kiệt tác" về hành vi gian lận bầu cử kinh khủng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ... Và ông chủ Facebook Zuckerberg đang “hoạt động tích cực” hơn bao giờ hết...
Các hành vi gian lận bầu cử đang được tiết lộ - liên quan đến các nhà tài phiệt công nghệ - Big tech, các nhà hoạt động và các quan chức chính phủ - những người ưu tiên cho đảng phái hơn lòng yêu nước. Trong đó, ông chủ Facebook Zuckerberg đang “hoạt động tích cực” hơn bao giờ hết.
Cuộc bầu cử năm 2020 đã bị những người cánh tả khai thác đại dịch viêm phổi Vũ Hán để làm suy yếu, thay đổi và loại bỏ các luật - vốn được đưa ra trong suốt nhiều thập kỷ nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của việc bỏ phiếu bầu cử.
Nhưng quan trọng không kém, cuộc bầu cử Mỹ lần này đã bị đánh cắp bởi những người cánh tả - đó là một kế hoạch được xây dựng kỹ lưỡng, đòi hỏi sự nghiêm ngặt và tàn nhẫn trong việc thực hiện nó.
Kịch bản ‘vụ cướp bầu cử năm 2020’ Đừng quên rằng những người theo chủ nghĩa phóng túng đã cố gắng loại bỏ ông Donald Trump trong một thời gian dài. Câu chuyện u ám về “vụ cướp bầu cử năm 2020” bắt đầu từ tháng 1 năm 2017, khi cựu quản lý chiến dịch tranh cử và cố vấn cấp cao của Barack Obama, David Plouffe, nhận nhiệm vụ lãnh đạo các nỗ lực vận động và chính sách của Chan Zuckerberg Initiative - một tổ chức “từ thiện” - được thành lập bởi nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và vợ anh này là Priscilla Chan.
Đầu năm nay, ngay khi rõ ràng rằng Joe Biden sẽ là ứng cử viên của Đảng Dân chủ cho vị trí tổng thống, Plouffe đã xuất bản một cuốn sách phác thảo tầm nhìn của ông về “lộ trình giành chiến thắng của Đảng Dân chủ” vào năm 2020, liên quan đến nỗ lực "từng khối một" để xoay chuyển tình thế ở các “thành trì quan trọng” của Đảng Dân chủ - ở các bang sẽ quyết định cuộc bầu cử, chẳng hạn như Philadelphia, Milwaukee, Detroit và Minneapolis.
Cuốn sách có tựa đề “Hướng dẫn đánh bại Donald Trump của một công dân”. Mặc dù Plouffe không còn chính thức quản lý các nỗ lực vận động và chính sách của Zuckerberg vào thời điểm đó, nhưng ảnh hưởng của tổ chức chính trị rõ ràng vẫn là một lực lượng mạnh mẽ.


David Plouffe, nhận nhiệm vụ lãnh đạo các nỗ lực vận động và chính sách của Chan Zuckerberg Initiative - một tổ chức “từ thiện” - được thành lập bởi nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg (Ảnh của Noam Galai / Getty Images cho TechCrunch)
Nhờ những nỗ lực sâu rộng của các điều tra viên và các luật sư cho Dự án Amistad của tổ chức phi đảng phái Thomas More Society - những người đã theo dõi dòng tiền tài trợ của Zuckerberg trong 18 tháng qua - đã có thể vạch trần hoạt động bên trong của “vụ trộm này”.
Với lý do hỗ trợ các quan chức bầu cử tiến hành các cuộc bầu cử “an toàn và bảo mật” trong thời đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Zuckerberg đã quyên góp 400 triệu USD - số tiền mà Quốc hội đã phân bổ cho cùng mục đích - cho các tổ chức phi lợi nhuận do các nhà hoạt động cánh tả thành lập và điều hành.
Người nhận chính là Trung tâm Công nghệ và Đời sống Công dân (CTCL), đã nhận được số tiền đáng kinh ngạc là 350 triệu USD. Trước khi Zuckerberg quyên góp, chi phí hoạt động hàng năm của CTCL trung bình dưới 1 triệu USD mỗi năm.
Làm thế nào Zuckerberg thậm chí “biết đến” một tổ chức như vậy, và tại sao anh ta lại giao cho tổ chức này quản 7/8 số tiền mà anh ta dành cho chu kỳ bầu cử này, mặc dù thực tế là CTCL không có kinh nghiệm xử lý một số tiền lớn như vậy?
Hành động ‘khó hiểu’ của Zuckerberg - Một âm mưu ‘cướp’ bầu cử đầy toan tính
Có thể dự đoán, với nền tảng “đảng phái” của bộ máy lãnh đạo của mình, CTCL đã tiến hành phân phối tiền của Zuckerberg cho các bang thiên về cánh tả ở các bang chiến trường. Phần lớn số tiền mà CTCL đưa ra - đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của chiến dịch bầu cử - đã được chuyển đến các hạt vốn từng bỏ phiếu áp đảo cho Hillary Clinton vào năm 2016.
Trên thực tế, một số nơi nhận tiền nhiều nhất chính là các địa phương mà Plouffe đã xác định là “các chốt chiến lược” của Đảng Dân chủ vào năm 2020.
Zuckerberg và CTCL đã lợi dụng việc “tài trợ” này để thúc đẩy các “quyết định chính xác” về cách thức tiến hành các cuộc bầu cử, cho đến số lượng hòm phiếu và địa điểm bỏ phiếu. Mặc dù Hiến pháp trao cho các nhà lập pháp tiểu bang thẩm quyền duy nhất để quản lý các cuộc bầu cử, những khoản tài trợ này đã đặt “lợi ích cá nhân” xen vào thẩm quyền đó.
Các luật sư của Dự án Amistad đã cố gắng ngăn chặn sự thông đồng bất hợp pháp này bằng cách nộp một loạt các vụ kiện ở tám tiểu bang trước Ngày bầu cử. Thật không may, các thẩm phán đã bắt buộc đặt những vụ kiện đó sang một bên, mà không xem xét đến nỗ lực của các luật sư này - vì các nguyên đơn vẫn chưa bị “thiệt hại cụ thể” dưới hình thức gian lận kết quả bầu cử.
Luật pháp không có biện pháp khắc phục “những âm mưu phi pháp” của cánh tả, nếu chúng vẫn chưa “đạt được kết quả”.
Trong khi đó, CTCL tiếp tục “vung tiền” của Zuckerberg - mặc dù hiện tại, tổ chức này đang có ý định “tìm kiếm các khu vực pháp lý nghiêng về đảng Cộng hòa” để cung cấp các khoản tài trợ của mình - như một bằng chứng rõ ràng về sự công tâm với lưỡng đảng.
Riêng hạt Philadelphia, dự đoán rằng khoản tài trợ 10 triệu USD mà họ nhận được từ CTCL sẽ giúp bang này tăng tỷ lệ cử tri đi bầu lên 25-30% (cho Biden) - tương đương với hơn 200.000 phiếu bầu.
Lợi dụng đại dịch Covid-19 - ‘Tay sai’ của Zuckerberg tha hồ ‘lách luật’
Tại Wisconsin, Ngoại trưởng bang Doug La Follette của Đảng Dân chủ cho phép cử tri không cần cung cấp bản sao ID của họ khi yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt. Việc miễn trừ được dành cho đối tượng thương binh, nhưng Covid-19 là một lý do thuận tiện để lách luật, mặc dù thực tế là Wisconsin không có quy định phong tỏa liên quan đến đại dịch.


Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg làm chứng trong phiên điều trần chung của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải và Ủy ban Tư pháp Thượng viện về Facebook tại Capitol Hill ở Washington, DC, ngày 10 tháng 4 năm 2018. (Ảnh của ALEX BRANDON / POOL / AFP qua Getty Images)
Với “chính sách mới”, đã có khoảng 240.000 cử tri đã tuyên bố miễn trừ vào năm 2020, so với chỉ 70.000 vào năm 2016.
Tại Michigan, Ngoại trưởng đảng Dân chủ Jocelyn Benson đã đơn phương từ chối yêu cầu pháp lý rằng “cử tri phải cung cấp chữ ký khi yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt”, và thiết lập một biểu mẫu yêu cầu trực tuyến.
Sau đó, bà Benson đã “tiến thêm một bước nữa” bằng cách thông báo rằng bà sẽ “cho phép các nhóm công dân và các tổ chức khác đăng ký cử tri thông qua trang web đăng ký trực tuyến của tiểu bang”, cấp cho các nhóm đảng phái như Phá phiếu bầu (Rock the vote) quyền truy cập trực tiếp vào danh sách cử tri của bang Michigan.
Ở Pennsylvania, các quan chức bầu cử ở các quận thuộc đảng Dân chủ nhận tài trợ của CTCL - đã cho phép các lá phiếu gửi bằng thư “có sai sót” được “chữa trị” - tức là được thay đổi hoặc thay thế - trước Ngày bầu cử.
Nhiều quan chức đã giải thích rằng đây là hành vi vi phạm rõ ràng luật pháp tiểu bang.
Ở nhiều bang, các quan chức cũng hợp nhất một cách vô lý quy trình kiểm phiếu và xử lý lá phiếu ở các đấu trường thể thao và các địa điểm lớn khác, thay vì các văn phòng cấp quận. Đây hoàn toàn không giống như một biện pháp an toàn liên quan đến đại dịch, nhưng các quan chức viện dẫn Covid-19 làm cơ sở lý luận của họ.
Thay vì một số lượng lá phiếu có thể quản lý được vận chuyển đến các văn phòng nhỏ và được kiểm đếm trước sự chứng kiến của các quan sát viên của cả hai bên, các xe tải đã chở phiếu đến một địa điểm khác - chắc chắn dẫn đến sự nhầm lẫn và lẫn lộn các lá phiếu từ nhiều nguồn khác nhau.
Việc bảo mật những lá phiếu đó từ khi chúng rời khỏi tay cử tri - đến khi chúng được kiểm đếm chính thức - đáng lẽ phải là ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác bầu cử, nhưng thậm chí không rõ liệu có nhật ký lưu giữ để xác định lá phiếu nào được chuyển bằng xe tải nào, và vào thời điểm nào hay không.
Không thể biết chính xác điều gì đã xảy ra, bởi vì các quan sát viên Đảng Cộng hòa đã bị từ chối tiếp cận vào quy trình - và trong một số trường hợp, theo đúng nghĩa đen, bị khóa khỏi phòng kiểm phiếu trong khi nhân viên bầu cử che cửa sổ bằng bìa cứng, lại là vì Covid-19...
Cần lưu ý rằng những nhân viên bầu cử này được trả trực tiếp bằng các khoản tài trợ của CTCL. Những “trọng tài” được cho là “vô tư” này đối với quy trình bầu cử của chúng ta - đúng ra phải làm việc cho người dân - nhưng họ lại “thuộc biên chế” của Zuckerberg.
Tất cả những điều này nghe có vẻ giống như chuyện viễn tưởng - thứ mà người ta mong đợi từ một bộ phim kinh dị điện ảnh hoặc một cuốn tiểu thuyết gián điệp. Đáng buồn thay, đó là thực tế mà đất nước chúng ta đang phải đối mặt sau nhiều năm yên bình.
Giờ đây, các nhà tài phiệt Big Tech và các thế lực chính trị với túi tiền sâu và động cơ nông cạn đang can thiệp ngày càng tích cực vào quá trình bầu cử của chúng ta.
Tác giả: Ken Blackwell, cựu Ngoại trưởng bang Ohio, là thành viên xuất sắc về Nhân quyền và Quản trị Hiến pháp, tại Hội đồng Nghiên cứu Gia đình. Ông từng là Đại sứ Hoa Kỳ tại Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc từ 1990-1993.
Đức Duy
----------

Khi Joe Biden làm ông Tổng thống Huê kỳ

 

Tác giả Nguyễn Thị Cỏ MayNguồnĐàn Chim ViệtNgày đăng: 2020-11-23


François Hollande và Joe Biden : Anh em song sanh về chính sách?
Ông Biden thắng cử vẫn bị ông Trump kịch liệt bác bỏ vì cho rằng việc kiểm phiếu không minh bạch. Mãi cho tới hôm 15/11 vừa qua, lần đầu tiên sau tám ngày thông báo kết quả bầu cử, ông Trump lên tiếng trên tweet «ông Biden thắng cử» . Nhưng liền đó, ông lại nhắc «ứng cử viên dân chủ đã gian lận để đạt được kết quả đó» .
Người ta không biết khi ông Trump viết «ông Biden thắng cử» có phải do sự sơ xuất hay một sự trùng lấp (lapsus) nào đó hay không? Nhưng đây vẫn là hiện tượng đầu tiên ở ông Trump với những từ ngữ «Biden thắng …»!
Trước đó, hôm thứ sáu, cũng bằng cách nói úp mở, người ta suy diễn là ông Trump nhìn nhận ông Biden thắng cử vì ông Trump «có lẽ sẽ không có dịp quản lý nạn dịch vũ hán»!
Truyền thông Mỹ loan báo các Ban Bầu cử địa phương và quốc gia đều công bố kết quả ông Biden được 306 phiếu đại cử tri và ông Trump được 232 phiếu.
Các Ban bầu cử, trong một thông cáo chung, xác nhận rằng bầu cử hôm 3/11 là an toàn nhứt trong lịch sử Huê kỳ . «Không có một bằng chứng nào về một hệ thống xóa phiếu bầu, đánh mất phiếu hoặc thay đổi phiếu hoặc gian lận bất kỳ bằng cách nào» (Theo AFP) .
Trong lúc đó, khi nói về sự thắng cử, ông Joe Biden lại dùng « điều kiện» với chữ «nếu» (conditionnel) . Nhưng chuyện đó không quan trọng. Điều hệ trọng là tìm biết sơ sơ trước coi ông sẽ làm gì trong thời gian đầu như đó là những uu tiên của ông khi ông vào Nhà trắng lấy lại hợp đồng bốn năm mãn hạn của ông Trump ? Ông đang sửa soạn lập chánh phủ theo tiêu chuẩn hỗn họp và có nhiều phụ nữ .
Những ưu tiên
Hôm 11/11, ông Biden tuyên bố «nếu ông đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 3.11, ông sẽ cấp quốc tịch huê kỳ cho khoảng 11 triệu di dân bất hợp pháp .
Chúng ta sẽ phải đối phó với nạn khủng hoảng di dân mà chúng ta biết . Tôi sẽ gởi tới Hạ và Thượng viện một dự luật về di dân để cho phép 11 triệu người trở thành công dân huê kỳ. Ông nói rõ, đây là một trong những ưu tiên của ông ngang tầm cỡ với chống bệnh dịch coronavirus, tái thiết kinh tế Mỹ và tìm phương tiện tái lập sự lãnh đạo của huê kỳ trên thế giới».
Ám chỉ đường lối cai trị của ông Trump, ông tuyên bố «nếu đắc cử, chúng tôi sẽ có một trách vụ lớn phải chu toàn là sửa sai những đổ vỡ của Trump gây ra trước đây».
Riêng về chủ trương cho 11 triệu di dân lậu trở thành công dân huê kỳ đã làm cho những người muốn vào Mỹ đang ở biên giới Mể hò hét, nhảy nhót, tung cao cờ Mỹ, nhiệt tình biểu lộ sự vui mừng. Hôm thứ bảy 14/11, họ làm lễ thắng cử của ông Biden để bày tỏ hi vọng sẽ vào Mỹ trong gần đây.
Một mục sư nói với báo chí «Chúng tôi hi vọng nhơn quyền sẽ được thât sự tôn trọng trong nhiêm kỳ tổng thống này». Ông cho biết ông rất tự tin nhờ ông Biden đắc cử, nhiều gia đình đang nhập cư lậu ở Mỹ sẽ không bị tách rời và trẻ con sẽ không bị nhốt riêng trong trại di dân lậu như dưới thời Tổng thống Trump.
Nhưng quan trọng hơn là chúng ta hãy nhìn về chánh sách kinh tế của ông Tổng thống mới đắc cử . Theo tuần báo «Le Point» và «Le Capital» (chuyên về kinh tế và tài chánh), ông Biden sẽ sử dụng thuế làm đòn bẩy đưa nước Mỹ ra khỏi khủng hoảng do dịch Vũ hán gây ra. Trước đây, kinh tế Mỹ phát triển, thất nghiệp xuống ở mức thấp nhứt chưa từng có trong mấy mươi năm qua. Từ khi dịch vũ hán hoành hành, Mỹ lâm vào tình trạng kinh tế khủng hoảng trầm trọng, tuy trong gần đây có được vực dậy phần nào .
Ký giả Franck Dedieu trên Le Point (11/11/20) so sánh ông Biden với ông Tổng thống của Pháp François Hollande thuộc đảng xã hội (Parti socialiste) là 2 giọt nước vì 2 người giống nhau hoàn toàn về mặt làm kinh tế. Và nhà báo Pháp nói có vẻ tự hào dân tộc, căn bệnh tâm lý cố đế của Tây đối với Huê kỳ mà, là ông Hollande đúng là người khai mở tư duy cho ông Biden về chánh sách kinh tế.
Cả 2 ông, Biden của Huê kỳ và Hollande của Pháp, đều nhắm vào thuế, không hề thắc mắc tới cái gốc của vấn đề.
Chuyện cũng lạ là xưa nay một tư tưởng, một trào lưu mới từ Mỹ vượt đại dương tràn qua Pháp, ảnh hưởng Pháp, nhưng phải mất nhiều năm dài. Nên Pháp luôn luôn đi sau Mỹ. Thế mà nay, về chánh sách kinh tế, Pháp lại đi trước Mỹ và ảnh hưởng mạnh tới Mỹ. Là mô hình cho Mỹ Dân chủ đi theo !
Chương trình kinh tế của ông Biden đưa ra giống chương trình của ông Hollande năm 2012, đắc cử Tổng thống Pháp, như 2 giọt nước. Hai người đều quan niệm dự án của họ giữa thời khủng hoảng, ông Hollande bị subprimes (nạn cho vay dưới tiêu chuẩn), ông Biden bị dịch Vũ hán, và đều sử dụng triệt để thuế làm đòn bẩy để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.
Thi trường chứng khoán (Bourse) chào mừng tin ông Biden thắng cử nhưng liền đó, chương trình kinh tế của ông vừa đưa ra đã vội làm lắng dịu sự nồng nhiệt, theo nhận xét tổng quát của kinh tế gia Marc Touati trên tuần báo Le Capital (Paris,15/11/20) . Thật vậy, xưa nay thị trường chứng khoán có cái gì quan trọng hơn tên của ông Tổng thống huê kỳ, như hoạt động kinh tế và chánh sách của Ngân khố Liên Bang (Réserve Fédérale) .
Trong lịch sử gần đây, Dow Jones của Mỹ chỉ bị mất giá dưới thời các Tổng thống Nixon, Carter do khủng hoảng dầu hỏa, và Bush do khủng bố hồi giáo 11/09/2001 và Lehman Brothers sập tiệm. Với các Tổng thống khác, Dân chủ hay Cộng hòa, Dow Jones vẫn vững vàng mà không cần để ý tới ông Tổng thống.
Nếu bước vào Nhà Trắng vào cuối tháng giêng tới, liệu ông Biden có thể tiếp tục giữ nền kinh tế nước Mỹ như các vị tiền nhiệm của ông hay không? Bết lắm là Dow Jones đứng yên, khá hơn, Dow Jones mạnh trên thị trường. Ông đưa ra kế hoạch phục hồi kinh tế xã hội Mỹ với 2000 tỷ đô-la và chương trình của ông chú trọng hoàn toàn vào việc tăng mạnh thuế.
Biden tính sẽ đánh 28% thuế các công ty lớn, trước đó ông Trump giảm từ 35% xuống 21%. Ông cũng muốn tăng mức thuế trên mức lời từ 20% hiện nay lên tới 39, 6% cho những người có lợi tức cao. Sau cùng, ông sẽ tăng thuế lợi tức cho tất cả người dân mỹ có lợi tức hơn 400 000 đô-la/ năm, mức thuế hiên nay 37% sẽ tăng lên 39, 6% .
Vậy ba loại thuế này khi tăng lên sẽ không tránh khỏi làm mất tinh thần phần lớn dân mỹ và nhứt là những xí nghiệp và những người đầu tư vào Thị trường Dow Jones.
Chuyện ai cũng thấy rõ khi chánh phủ tăng thuế thì sự tăng trưởng quốc gia lập tức sẽ suy giảm, dẫn đến mức thuế muốn thâu được cũng từ đó sẽ bị giảm. Hiện nay, mức nợ của chánh phủ là 115% trên PIB . Nó sẽ có thể đạt đỉnh không xa .
Hậu quả là mức lời công phiếu tăng làm suy giảm sự tăng trưởng vốn đã yếu do thuế tăng. Thị trường (la Bourse) dưới thời ông Biden chắc chắn sẽ không đi cùng hướng như dưới thời ông Trump .
Sau cùng mối lo ngại lớn nhứt của nhiều người về đường lối chánh trị trong những ngày tới của ông Biden, nếu thật sự ông vào Nhà Trắng như ông tuyên bố, đó là thái độ của ông đối với Tàu . Thật vậy vì trong vừa qua, người ta thấy cái đà lấn lướt của Tàu đã bị ông Trump chận lại ít nhiều, thì ngày mai này, ông Biden làm Tổng thống, nó sẽ lấn lướt trở lại và vươn lên mạnh thêm hay không? Nay áp lực kinh tế của Tàu lên thế giới, tính theo sức mua, là 19% trong luc đó Huê kỳ chỉ có 16% .
Xin nhắc lại, năm 1980, áp lực của Tàu là 2%, Huê kỳ là 22% . Tàu đã vựợt lên năm 2017 và PIB của Tàu sẽ đạt tới 21% vào năm 2025 trong lúc Huê kỳ sẽ chỉ có 14, 5% (Le Capital, theo FMI).
Vậy nếu không bị gì ngăn cản, Tàu sẽ không có lý do gì ngừng lại sức vươn ra của họ, dĩ nhiên sẽ làm suy yếu Huê kỳ, đánh mất vị trí của đồng đô-la trên thị trường thế giới . Nhờ sức mạnh của đồng đô-la mà đến nay, Huê kỳ còn giữ được địa vị Đệ I siêu cường. Khi mà đồng đô-la còn giữ giá trị qui chiếu trên hệ thống tiền tệ quốc tế thì Huê kỳ vẫn con là cường quốc.
Trái lại, một ngày kia, đồng đô-la bị cạnh tranh và mất giá, Huê kỳ và cả thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn những trường hợp đã xảy ra cho tới nay.
Mà đồng tiền duy nhứt có khả năng cạnh tranh với đô-la là đồng nhơn-dân của Tàu. Theo nhà kinh tế Marc Touati, đồng nhơn-dân không thay thế được đông đô-la chỉ khi nào không gian tài chánh của Tàu còn bị kiềm giữ nhờ đó mà đồng nhơn-dân không trở thành đồng tiền quốc tế được. Nhưng nếu không ai ngăn chận sức bành trướng của Tàu thì sự thay đổi vị trí của đồng nhơn-dân sẽ khó tránh trong một tương lai không xa .
Hiện tượng đáng ghi nhận. Từ lúc có tin ông Biden đắc cử, đồng nhơn-dân với đô-la bắt đầu thay đổi, từ 7,2 nhơn-dân ăn 1 đô-la, nay còn 6, 61 nhơn-dân ăn 1 đô-la . Đây là điều không hay ho gì lắm của ông Biden. Nếu ông cứ bình tĩnh để cho đồng nhơn-dân vươn mạnh thì chắc chắn đồng đô-la sẽ bị thay thế và nước Mỹ sẽ trở thành nước « đang phát triển nợ» ngập mặt, tụt hậu, sẽ lôi kéo theo Âu châu cùng thảm trạng .
Những người xã hội (socialistes) chỉ tính vào thuế để tái lập công bình xã hội, xóa bỏ đẳng cấp giàu nghèo thái quá, hàn gắn đất nước. Mối lo chung của họ là bảo hiểm sức khỏe. Lấy tiền ở thuế nhưng lại không có chánh sách thuế hợp lý đối với những nhà tỷ phú!
Ông Jean d’Ormesson, nhà văn, Hàn Lâm viện Pháp, trả lời câu hỏi về đảng xã hội đang cầm quyền dưới thời ông Tổng thống François Hollande «Xã hội chủ nghĩa -(socialisme) là kiếm cách lấy tiền của dân . Khi hết tiền để lấy, thì cũng hết xã hội chủ nghĩa» .
Nguyễn thị Cỏ May
----------

Đội pháp lý của ông Trump đột ngột cắt đứt quan hệ với luật sư Powell

 

Tác giả Như TrầnNguồnZing NewsNgày đăng: 2020-11-23
Tổng thống Donald Trump dường như cắt đứt quan hệ với Sidney Powell, một thành viên chủ chốt trong nhóm pháp lý của ông, vào ngày 22/11.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump đã ra tuyên bố thông báo về thay đổi đột ngột này vào tối 22/11. Chiến dịch cũng không đưa ra lời giải thích nào về việc loại bỏ bà Powell, Politico đưa tin.
Sidney Powell đang hành nghề cá nhân”, luật sư riêng của Tổng thống Trump, Rudy Giuliani, và luật sư của chiến dịch Jenna Ellis tuyên bố. “Bà ấy không phải là thành viên của đội pháp lý Trump. Bà ấy cũng không phải luật sư riêng của tổng thống”.
Bà Powell đã gây chú ý trong những tuần gần đây vì những tuyên bố ngày càng thái quá và không có bằng chứng về gian lận bầu cử. Bà liên tục tuyên bố sẽ “tung ra hàng loạt” bằng chứng, nhưng lại từ chối cung cấp khi được các phóng viên yêu cầu.


Bà Sidney Powell (phải) bên cạnh luật sư Rudy Giuliani tại một cuộc họp báo do nhóm pháp lý của tổng thống tổ chức ngày 19/11 tại trụ sở Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa. Ảnh: AP.
Trong tuyên bố phản hồi lại chiến dịch Trump ngày 22/11, bà Powell cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi các vụ kiện mặc dù đã tách khỏi đội ngũ của tổng thống.
"Tôi đồng ý với tuyên bố hôm nay. Tôi sẽ đại diện cho người dân và tìm kiếm sự thật", bà Powell nói. "Tôi sẽ vạch trần tất cả gian lận. Chúng tôi sẽ không cho phép nền tảng của nền Cộng hòa vĩ đại này bị gian lận phá hoại. Chúng tôi cũng không để thế lực nước ngoài hay bất kỳ ai khác đánh cắp lá phiếu của chúng tôi dành cho Tổng thống Trump và các đảng viên Cộng hòa khác".
Bà Powell cáo buộc các quan chức bầu cử ở nhiều bang đã phạm tội và gần đây nhất, bà cáo buộc Thống đốc thuộc đảng Cộng hòa của Georgia, Brian Kemp, gian lận bầu cử. Việc bà tấn công ông Kemp và đe dọa kiện tụng dường như khiến một số đồng minh của ông Trump lo lắng.
Sidney Powell cáo buộc trên truyền hình rằng Thống đốc Brian Kemp phạm tội. Nhưng bà ấy lại không sẵn sàng xuất hiện trên TV để đưa ra bằng chứng về việc đó. Đây là hành vi thái quá”, cựu Thống đốc Chris Christie của New Jersey, đồng minh của ông Trump, cho biết ngày 22/11.
Trước đó, trong một bài đăng Twitter, ông Trump tuyên bố bà Powell là nhân vật trung tâm của nhóm pháp lý. Tổng thống cũng nói bà Powell, ông Giuliani và những người khác sẽ thành lập một nhóm “tác chiến gồm những người tinh hoa”.
Tuy nhiên, cho đến nay, nhóm này không thể giành được bất kỳ chiến thắng pháp lý có ý nghĩa nào. Trên thực tế, đơn kiện của họ nhiều lần bị các thẩm phán liên bang bác bỏ.
----------

Hoa Kỳ đã học cách yêu chuộng nhân quyền như thế nào

  | 

 Tất cả bắt đầu với nỗ lực bền bỉ của một vị tổng thống: Jimmy Carter.

Jason Nguyen, Huong

Lịch sử của khái niệm nhân quyền trong chính sách ngoại giao Hoa Kỳ ngắn hơn nhiều người vẫn nghĩ. Nó chỉ mới tồn tại chưa đến 50 năm – và phần lớn là nhờ vào nỗ lực bền bỉ của một vị tổng thống: Jimmy Carter.

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và phu nhân Rosalynn Carter đến dự lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, ngày 20/1/2017. Ảnh: Saul Loeb/AFP via Getty Images.

Trong bốn năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ đã hoàn toàn rút lui khỏi những cam kết về quyền con người – những thứ tạo nên đặc trưng của Hoa Kỳ trong suốt hơn 40 năm qua, bất kể đảng phái. Mọi chuyện có thể sẽ khác từ tháng Một năm tới, nhưng vẫn đáng để chúng ta tìm hiểu ngọn nguồn từ đâu mà truyền thống yêu chuộng nhân quyền lại xuất hiện ở Mỹ.

Bài viết này được lược dịch từ bài “How the United States Learned to Love Human Rights” đăng trên Foreign Policy ngày 29/09/2020 – trước ngày sinh nhật thứ 96 của Jimmy Carter. Bài viết là trích đoạn trong cuốn sách của Jonathan Alter kể về cuộc đời của Carter: His Very Best: Jimmy Carter, a Life.

Vào một ngày đầu thập niên 1980, Jimmy Carter đang đi dạo trong khuôn viên Đại học Emory ở Atlanta, không lâu sau thất bại trong cuộc tranh cử trước Ronald Reagan, với tâm trạng buồn bã (và gần như suy sụp). Tại đó, ông gặp Karl Deutsch, một nhà khoa học chính trị nổi tiếng đến từ Đại học Harvard, Deutsch nói với Carter rằng, sau một nghìn năm nữa, sẽ chỉ còn một vài tổng thống Hoa Kỳ còn được nhớ đến, và Carter sẽ nằm trong số đó nhờ vào đóng góp của ông về vấn đề nhân quyền. Carter trào nước mắt.

Đối với ông, bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền 1948 có tầm quan trọng tương đương với bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ. Ông tin rằng các giá trị trong đó là sự nối tiếp từ Bài giảng trên núi trong Tin mừng theo Thánh Matthew. Tại đó, Chúa Jesus dạy con người cách mà họ nên đối xử với nhau.

Tuy nhiên, việc đưa “nhân quyền” vào vị trí trung tâm quá trình hoạch định chính sách của Hoa Kỳ là không hề dễ dàng, đặc biệt là trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Các nhà hoạch định chính sách ngoại giao lúc này, dưới danh nghĩa “lợi ích quốc gia”, ưu tiên việc lên án các nước cộng sản xâm hại quyền con người, nhưng lại dung túng cho những kẻ độc tài khác cũng làm điều tương tự.

Carter hiểu tiêu chuẩn kép này khiến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trở nên trống rỗng về mặt đạo đức. Những tổng thống mạnh mẽ, vững vàng, đại diện cho các siêu cường sẽ trừng trị những kẻ bắt nạt ngay cả khi họ là đồng minh; còn những tổng thống yếu ớt, luôn sợ hãi, đến từ những quốc gia đang thoái trào, sẽ bỏ qua cho tội ác của các đồng minh nhằm đeo đuổi những lợi ích nhạt nhòa.

Carter là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và vững vàng, mặc dù không phải lúc nào ông cũng thể hiện điều đó ra bên ngoài. Sức mạnh bên trong của ông đến từ tín ngưỡng tôn giáo và niềm tin đạo đức. Carter cảm nhận rằng Chúa đã tạo ra nước Mỹ “để làm một tấm gương cho thế giới” và rằng nước Mỹ là “quốc gia đầu tiên tâm huyết theo đuổi những nguyên tắc đạo đức và triết học nền tảng”. Theo nghĩa đó, chính sách mới của Jimmy Carter nảy mầm từ những lý tưởng sáng lập nên Hoa Kỳ, và ước nguyện thờ phụng chúng của cá nhân ông.

Việc đưa nhân quyền trở lại cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại giúp chuyển khái niệm này từ một vũ khí trong thời Chiến tranh Lạnh thành điều mà Carter gọi là “ngọn hải đăng cho nhân loại”. Nó bắt đầu một phong trào quốc tế lớn mạnh với đầy năng lượng và ý nghĩa, quốc tế hoá cuộc đấu tranh dân quyền của Mỹ, và đặt ra một tiêu chuẩn luân lý mới trong việc đánh giá năng lực của các nhà lãnh đạo ở khắp nơi – một tiêu chuẩn mà bản thân chính quyền Mỹ hiện nay không đáp ứng được.

***

Carter không phải là một chuyên gia diễn thuyết; ông thường nói vấp ngay cả những câu “ăn tiền nhất” của mình. Cây viết Murray Kempton nói rằng trên truyền hình, Carter là một người “lạnh như băng”. Nhưng nỗ lực bền bỉ nhằm đưa “quyền con người” vào trong bộ từ vựng quốc tế của ông thì không lạnh chút nào.

Trong chiến dịch tranh cử năm 1976, Carter không ngừng nhấn mạnh các vấn đề nhân quyền. Đó là một chiến thắng chính trị, dung hợp được từ những người cấp tiến chỉ trích lựa chọn ủng hộ các nhà độc tài của Ngoại trưởng Henry Kissinger lúc bấy giờ, các cử tri thuộc những nhóm thiểu số bị ảnh hưởng tại các quốc gia do Liên Xô kiểm soát sau Bức Màn Sắt, đến những người theo đạo Thiên Chúa lo lắng về đàn áp tôn giáo, và những người Do Thái lo ngại rằng các nhân vật bất đồng chính kiến sẽ bị nhốt mãi ở Liên Xô. Carter tuyên bố ý định của ông một cách mạnh mẽ trong bài diễn văn nhậm chức, với câu nói “cam kết của chúng ta đối với nhân quyền phải là tuyệt đối”, mặc dù những thính giả hiểu chuyện đều biết rằng thế giới lúc đó quá rối loạn để làm được vậy.

Chính sách mới của Carter lúc đầu vẫn mang tính chọn lọc và thiếu nhất quán, đặc biệt khi áp dụng với các đồng minh chiến lược quan trọng. Các lợi ích thiết yếu được ưu tiên hơn là mối bận tâm về đạo đức. Điển hình nhất là trong trường hợp Iran, khi Carter ca ngợi nhà vua Iran và chỉ nhắc đến những hành vi lạm quyền của lực lượng cảnh sát chìm tại Iran trong các cuộc họp kín giữa đôi bên. Vào năm 1979, nhà vua Iran bị Ayatollah Ruhollah Khomeini hạ bệ. Sự ủng hộ của Carter đối với hoàng gia thất sủng đã dẫn đến cuộc khủng hoảng con tin tại Tehran, khi hàng chục nhà ngoại giao và công dân Mỹ bị bắt giữ làm con tin ngay sau đó.

Nhưng ngay cả khi mang màu sắc tiêu chuẩn kép và đạo đức giả, thông điệp ở đây là hoàn toàn rõ ràng: Lần đầu tiên, một Tổng thống Mỹ đi từ việc thuần túy quảng bá các lý tưởng của Hoa Kỳ đến việc đưa ra những lời phê bình trực tiếp đối với các quốc gia cụ thể kèm theo những biện pháp trừng phạt rõ ràng. Carter đặt ra các điều kiện liên quan đến nhân quyền để các quốc gia được nhận viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ, và thậm chí là các khoản vay của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Các điều kiện này dựa trên những tiến bộ của các quốc gia đó nhằm chấm dứt việc giết người trái luật, bắt giữ không qua xét xử, kiểm duyệt, và những hành vi xâm phạm nhân quyền khác. Ông gây áp lực đó lên cả những nước theo chế độ cộng sản lẫn không cộng sản.

Đồng thời, Carter cũng nỗ lực tạo ra một cách nghĩ khác về những vấn đề nhức nhối của nước Mỹ. Trong một bài phát biểu quan trọng tại Đại học Notre Dame, ông tuyên bố rằng nước Mỹ nay đã “thoát khỏi nỗi sợ hãi quá mức đối với chủ nghĩa cộng sản”, thứ khiến họ “làm bạn với bất kỳ kẻ độc tài nào chia sẻ cùng một nỗi sợ”.

Carter chạm đến địa hạt mà chưa có bất kỳ tổng thống Mỹ thời hậu chiến nào dám đụng đến: một quan điểm khác về chiến tranh Việt Nam.

“Trong quá nhiều năm, chúng ta đã sẵn lòng áp dụng cùng thứ nguyên tắc và những hành động sai trái giống như các đối thủ, và đôi khi bỏ rơi các giá trị của chính mình”, ông nói về quyết định tham chiến tại Việt Nam. “Chúng ta đã lấy lửa đấu với lửa, không hề nghĩ rằng lửa đáng ra nên được dập tắt bằng nước.” Tự do nên là nguồn nước mạnh mẽ đó. Các nhà độc tài sẽ không thể tiếp tục biện minh cho sự áp bức của mình bằng cách nói rằng họ chỉ đang chống lại chủ nghĩa cộng sản.

Trong một bài diễn văn khác năm 1977, Carter phát biểu trước Liên Hợp Quốc rằng các quốc gia sẽ phải từ bỏ các ý niệm truyền thống về chủ quyền: “Không thành viên nào của Liên Hợp Quốc có thể tuyên bố rằng việc họ đối xử tệ mạt với công dân của mình là chuyện của riêng họ.” Quan điểm bao trùm hơn của ông gửi đến cộng đồng quốc tế, là sự tự do trên thực tế có thể giúp các quốc gia an toàn hơn, khi chính quyền được người dân ủng hộ một cách chân thành. Dưới thế giới quan mới đầy sức mạnh đó, nhân quyền không chỉ tương thích với lợi ích quốc gia, mà còn có thể nâng cấp các lợi ích đó.

Còn trong chính quyền Hoa Kỳ, Carter đã thể chế hóa khái niệm nhân quyền bằng việc thành lập Bộ Nhân quyền và Các vấn đề Nhân đạo Liên bang (State Department Bureau of Human Rights and Humanitarian Affairs). Đây là bộ phận có trách nhiệm ban hành báo cáo về các hành vi xâm phạm nhân quyền của các nước trên thế giới. Các “báo cáo quốc gia” này có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng các quyết sách của chính quyền Carter.

***

Các chính sách mới của Jimmy Carter nhất quán và hiệu quả nhất ở phía Tây bán cầu, nơi Hoa Kỳ duy trì được ảnh hưởng lớn.

Ông đã thuyết phục được Thượng viện thông qua Hiệp ước kênh đào Panama – một thành tựu vĩ đại – và từ đó lan tỏa thiện chí khắp châu Mỹ Latin. Các nhà độc tài khi đó đến Washington để ký hiệp ước đều hứa với Carter rằng sẽ tôn trọng nhân quyền. Ông còn gửi đến họ tín hiệu rằng cái thời mà nước Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước hành vi lạm quyền của các quốc gia để nhập khẩu nguyên liệu thô từ họ đã kết thúc. Việc đó gây sốc cho những chính quyền đã từng kề vai sát cánh với nước Mỹ chống lại chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa khủng bố.

Nhưng chính sách mới của Carter không ngừng bị Chiến tranh Lạnh cản trở. Sự kiện vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất ở châu Á dưới nhiệm kỳ của Jimmy Carter là nạn diệt chủng Khmer Đỏ đẫm máu ở Cambodia. Từ năm 1975 đến năm 1979, đoàn quân của Pol Pot đã giết khoảng 1,7 triệu người, khoảng  dân số. Năm 1978, Carter tuyên bố Cambodia là “nước vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trên thế giới”, và đã cùng cộng đồng quốc tế lên án chế độ này. Tuy vậy, sau này, ông thừa nhận rằng mình “đáng lẽ đã nên phản đối họ mạnh mẽ hơn”. Can thiệp quân sự trực tiếp không phải là một lựa chọn, nhưng những gì Carter làm sau đó không phải là điều khiến ông tự hào.

Cuối năm 1978, Việt Nam (lúc đó được hậu thuẫn bởi Liên Xô) đã cho quân vào Cambodia và đánh bại chế độ Khmer Đỏ (được hậu thuẫn bởi Trung Quốc). Đó đáng lẽ là một tin vui cho vị tổng thống, mặc dù ông chưa hiểu hết mức độ thảm họa ở Campuchia. Nhưng Carter đối mặt với một thế lưỡng nan chính trị và đạo đức. Ông hiểu rằng việc công nhận trận đánh của Việt Nam vào Cambodia có nghĩa là công nhận hành vi can thiệp bạo lực, và làm phức tạp những nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc lúc bấy giờ. Để chiều theo ý Bắc Kinh, Carter phải chỉ trích chính quyền Hà Nội. Một lần nữa, Carter lựa chọn các cân nhắc địa chính trị thay vì đạo đức.

Dù vậy, di sản các chính sách nhân quyền của Jimmy Carter có sức sống bền bỉ một cách đáng ngạc nhiên. Dưới thời Tổng thống kế nhiệm Carter là Ronald Reagan, Ngoại trưởng Alexander Haig dù nói rằng nhân quyền sẽ được giữ ở vị trí “ghế sau” trong các chính sách chống lại chủ nghĩa khủng bố, nhưng cả ông và các nhà hoạch định chính sách khác dưới thời Reagan đều không từ bỏ hoàn toàn các chính sách dưới thời Carter. Nhiều người (bao gồm Elliot Abrams, trợ lý ngoại trưởng về nhân quyền của Reagan) tái xuất trong những vị trí quan trọng trong chính quyền của George W. Bush, người đã đưa mục tiêu mở rộng các giá trị dân chủ trở thành một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình.

Từ đó, những hạt giống mà Carter đã gieo dần dần kết trái. Đến năm 1981, Brazil, Bolivia, Peru và Uruguay đã thoát khỏi chế độ độc tài. Argentina quay lại dân chủ vào năm 1983; vị tổng thống mới, Raúl Alfosín, tự xưng là một “Carterite” (một người theo Chủ nghĩa Carter), nói rằng chính sách nhân quyền của Mỹ đã cứu hàng nghìn mạng sống. Tầm ảnh hưởng của Carter còn đóng góp vào việc xây dựng nền dân chủ ở Chile, Ecuador, Colombia, Costa Rica, và kể cả Paraguay. Vào những năm 1970, chỉ có một hoặc hai quốc gia Mỹ Latin theo thể chế dân chủ; nhưng vào đầu những năm 2000, chỉ còn một hoặc hai là không theo.

Nhiều sử gia thời Chiến tranh Lạnh nhấn mạnh tầm quan trọng của “quyền lực mềm”: các yếu tố văn hóa phi quân sự đã tạo ra thay đổi bên trong những xã hội đóng kín (độc tài). Carter là một trong những người đầu tiên tin tưởng rằng âm nhạc phương Tây có thể giúp xóa bỏ hệ thống Xô Viết. Vào năm 1977, Nhà Trắng đã sắp xếp để giúp Nitty Gritty Dirt Band thành ban nhạc rock & roll đầu tiên của Mỹ được chơi trên đất Nga.


Jimmy Carter được mệnh danh là “Tổng thống Rock & Roll”. Ảnh chụp từ bộ phim tài liệu cùng tên của đạo diễn Mary Wharton. Nguồn: Greenwich Entertainment.

Đó là một hành động hòa trộn các giá trị Tây phương vào khối Xô Viết mà Mikhail Gorbachev sau này nhận xét “đã giúp giới trẻ ở đó hiểu rằng ngoài kia còn có một cuộc sống khác”. Dobrynin, người giữ chức đại sứ Xô Viết ở Washington qua năm thời tổng thống, thừa nhận trong hồi ký rằng những chính sách nhân quyền của Carter có một vai trò quan trọng trong việc Liên Xô nới lỏng gọng kìm tại Nga và khu vực Đông Âu. Một khi quá trình tự do hóa đã bắt đầu, nó không thể bị kiểm soát, Dobrynin kết luận.

Vaclav Havel, nhà biên kịch đồng thời là người bất đồng chính kiến, trở thành Tổng thống Cộng hòa Czech năm 1993, đã mô tả các tác động này dưới góc độ tâm lý. Ông nói rằng các chính sách của Carter không chỉ truyền cảm hứng cho ông trong tù, mà còn làm giảm sự “tự tin” của khối Xô Viết, đe dọa sức mạnh và tính chính danh của nhà nước. Trong khi đó, sự tự tin của các tổ chức nhân quyền ở Đông Âu tăng lên. Một phong trào toàn cầu thành hình, khi các chế độ độc tài cả cánh tả và cánh hữu ngả mình xuống dưới cuộc cách mạng dân chủ quét qua toàn cầu vào những năm 1980 và 1990.

Những người bất đồng chính kiến trong những thập niên này không còn thấy cô đơn khi cánh cửa nhà tù đóng lại. Quan trọng hơn, như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama chia sẻ gần đây, khái niệm nhân quyền đã được khắc sâu vào trong những cuộc hội thoại toàn cầu: “Carter đã giới thiệu một thứ ngôn ngữ minh nhiên về nhân quyền cùng những khái niệm mà trước đó chỉ đóng vai phụ trong các chính sách ngoại giao.” Obama xem Carter là một người dẫn đường cho những lãnh đạo kế nhiệm, những người đã học được rằng “bắt chước John F. Kennedy và Ronald Reagan nói về Hoa Kỳ như một ngọn đuốc tự do là không đủ, ngọn đuốc ấy phải thật sự soi sáng một nơi nào đó.”

J.N.H.

Nguồn: Luật Khoa

Hiệp định kinh tế lớn nhất thế giới: TQ có thể hưởng lợi nhiều hơn về mặt tuyệt đối, còn Việt Nam?

  | 

Đỗ Lan

"Nhiều người lo ngại rằng thỏa thuận này chỉ đơn giản là cách mới để Trung Quốc thống trị khu vực. Đúng là Trung Quốc có thể sẽ được hưởng lợi nhiều hơn các nước khác về mặt tuyệt đối, nhưng xét về mặt tương đối thì các nước như Việt Nam trên thực tế sẽ được lợi nhiều hơn" - chuyên gia đánh giá.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa được ký kết ngày 15/11/2020 sẽ hợp nhất hơn 2,2 tỉ người và gần 30% GDP của thế giới.

Quy mô của thỏa thuận lẽ ra còn lớn hơn nếu Ấn Độ không rút khỏi đàm phán ở giai đoạn cuối, còn lại 10 quốc gia ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand bước vào lễ ký kết.

Đáng chú ý, đây là thỏa thuận đầu tiên có mặt ba quốc gia thường xuyên bất đồng với nhau gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Về mặt địa chính trị, khả năng đóng góp của RCEP vào việc duy trì quan hệ hòa bình ở Biển Đông rất đáng được hoan nghênh.

"Tuy nhiên, thỏa thuận này còn đem lại nhiều hơn thế" - Tiến sĩ John Walsh, chủ nhiệm cấp cao ngành Kinh doanh Quốc tế tại Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT cho biết.

Theo TS John Walsh, RCEP kết nối khu vực Đông Nam Á với các nước láng giềng lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng nhất. Hiệp định thương mại tự do (FTA) này không chỉ bao hàm các sản phẩm nông nghiệp hay các mặt hàng sản xuất và lắp ráp, mà còn cả các dịch vụ và lĩnh vực thương mại điện tử - vốn dĩ hết sức hóc búa. Việc đàm phán một thỏa thuận như vậy rất phức tạp và không có gì đáng ngạc nhiên khi RCEP phải mất tám năm mới đi đến thoả thuận ký kết.

RCEP sẽ tiếp nối các FTA mà ASEAN đang triển khai hiện nay, đồng thời mở rộng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trên phạm vi 15 quốc gia. Nguyên tắc này là cơ sở đàm phán được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ủng hộ và quy định rằng mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm dành chế độ ưu đãi thuận lợi cho tất cả các quốc gia đối tác như nhau.

Những tác động thương mại từ RCEP khá dễ dự đoán: hàng hóa, dịch vụ có khả năng cạnh tranh quốc tế sẽ được hoan nghênh trên toàn khu vực RCEP, đồng thời sẽ góp phần nâng cao sự thịnh vượng và số lượng việc làm trong khu vực. Tuy nhiên, những sản phẩm không thể cạnh tranh được sẽ buộc phải cải thiện hoặc bị đào thải khỏi thị trường. Như thường lệ, sẽ có người thắng và kẻ thua, và vai trò của chính phủ là hỗ trợ những bên thua cuộc.

"Nhiều người lo ngại rằng thỏa thuận này chỉ đơn giản là cách mới để Trung Quốc thống trị khu vực. Đúng là Trung Quốc có thể sẽ được hưởng lợi nhiều hơn các nước khác về mặt tuyệt đối, nhưng xét về mặt tương đối thì các nước như Việt Nam trên thực tế sẽ được lợi nhiều hơn" - chuyên gia đánh giá.

Các thỏa thuận như RCEP về bản chất là đôi bên cùng có lợi nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các đối tác sẽ được hưởng lợi như nhau. Các quốc gia sẽ hưởng lợi trong những lĩnh vực mà họ có thế mạnh nhưng có thể lại thua thiệt ở lĩnh vực khác. Sự cần thiết phải đưa ra các điều khoản ngoại lệ và miễn trừ để bảo vệ một số quốc gia cũng là lý do vì sao quá trình đàm phán các thỏa thuận lại mất nhiều thời gian như vậy.

“Liệu Trung Quốc có phải là ‘đạo diễn’ của cả quá trình hình thành hiệp định không?” Câu trả lời là không. RCEP được xây dựng dựa trên các thỏa thuận mà ASEAN đã và đang thực hiện, và mở rộng chúng về mặt địa lý. Thực tế, Trung Quốc đang chấp nhận làm theo cách các nước láng giềng phía nam đã và đang cấu trúc các mô hình thương mại và đầu tư của họ.

Theo vị chuyên gia, chắc chắn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tăng nhờ RCEP, nhưng dòng vốn đầu tư từ các nước khác tham gia ký kết thỏa thuận cũng sẽ tăng lên. Đồng thời, các tập đoàn Việt Nam có thể tiếp bước những doanh nghiệp tiên phong như Viettel hay Vinamilk để giương cao ngọn cờ Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

Hơn nữa, việc giảm bớt các rào cản nội bộ và thuế quan trong khuôn khổ RCEP sẽ thúc đẩy các hàng hóa phức tạp di chuyển xuyên biên giới đồng thời nâng cao sức mạnh của các chuỗi giá trị khu vực. Theo đó, ​​các khâu sản xuất khác nhau của cùng một mặt hàng có thể diễn ra ở Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.

RCEP củng cố các thỏa thuận hiện có nhưng bản thân lại không cho thấy thay đổi mang tính cách mạng nội tại. Các xu hướng hiện tại sẽ được củng cố và hoạt động xuất nhập khẩu kỳ vọng sẽ được cải thiện dần dần. Những thỏa thuận thúc đẩy thương mại điện tử và đầu tư sẽ giúp đẩy mạnh số hóa nền kinh tế Việt Nam và chuyển dịch sang xã hội không tiền mặt.

"Hy vọng rằng khu vực tư nhân của Việt Nam cũng sẽ thích ứng với những thay đổi bằng cách tăng cường số hóa trong chính tổ chức họ, để cả người dân và các tổ chức đều có thể cùng hưởng lợi" - Ông John Walsh chia sẻ.

Ví dụ, việc gia tăng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam cần được kết hợp với những sáng kiến của chính phủ nhằm đa dạng hóa nguồn và quy mô sản xuất năng lượng cho lưới điện quốc gia. Đây là những thay đổi vốn dĩ vẫn có thể đã diễn ra nhưng sẽ thuận lợi hơn khi RCEP được thực thi.

Đ.L.

Nguồn: SOHA

Đằng sau mỗi lá phiếu là một con người

  | 

Thục Quyên

Cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ 2020 đã đạt tới con số kỷ lục cử tri bỏ phiếu là khoảng 154 triệu người. Không những thế, con số những người bỏ phiếu sớm, bỏ phiếu bằng đường bưu điện, cũng đạt kỷ lục. Và đến ngày bầu cử, thời gian đứng sắp hàng chờ đợi để tới phiên bỏ phiếu vào thùng cũng....kỷ lục nốt, vì có nơi đã lên tới 11 tiếng đồng hồ.

Giữa những giờ phút ngự trị bởi các con số khổng lồ chóng mặt, những tranh cãi dao búa, một câu nói của ông Joe Biden đã nhắc nhở tới chiều sâu của một cuộc bầu cử dân chủ: “đằng sau mỗi lá phiếu là một con người”.

Câu nói như một công án thiền.

Tường chừng chìm lỉm trong những tiếng la hét, reo hò, bên này giận dữ, bên kia vui mừng.

Không bị choáng ngợp bởi hiện tượng nổi

Chứng kiến những cuộc biểu tình đầy sóng gió, la hét, chửi rủa trên các đường phố nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ trong những tháng qua, một vài chính phủ độc tài trên thế giới xoa tay mừng rỡ, tiên đoán sự sụp đổ của nền dân chủ Hoa Kỳ. Trong khi đó một số chính trị gia, khoa học gia, giới truyền thong v.v của Hoa Kỳ thì tỏ vẻ lo ngại một tình trạng hỗn loạn gần như nội chiến có thể xảy ra trong nước.

Nhưng đó chỉ là những tiếng sóng gầm ngắn hạn của hiện tượng.

Con số khoảng 154 triệu người đi bầu mới là nguồn lực cơ bản của nền dân chủ Hoa Kỳ, đã tự khẳng định ngày 3/11/2020 với cuộc bầu cử tiến hành trong trật tự, dù trong tình thế khó khăn của đại dịch corona, để thể hiện rõ ràng ý muốn của người dân Hoa Kỳ. Đám đông thầm lặng này đã lấy quyết định: với lá phiếu của họ, gần 80 triệu người nói lên sự tin tưởng vào tài lãnh đạo của ông Joe Biden (đảng Dân chủ) để đất nước lấy lại thế đứng của một cường quốc hàng đầu trên thế giới, trong khi gần 74 triệu người khác vẫn cương quyết tin ông Trump (đảng Cộng Hoà) mới đang bảo đảm sự vững mạnh của  Hoa Kỳ.

Cùng lúc với cuộc bầu cử tổng thống, Hoa kỳ đã cho bầu lại một phần Thượng viện và một phần Hạ viện, khiến ý muốn của người dân Hoa Kỳ được thể hiện rõ ràng thêm :

Ông Joe Biden thắng cử tổng thống với con số phiếu cao hơn ông Trump gần 6 triệu, nhưng tại Hạ viện, đảng Dân chủ lại mất 7 ghế (tuy vẫn giữ đa số).  Còn tại Thượng viện thì tới nay chưa ngã ngũ, nhưng đảng Cộng Hoà có chiều thắng thế. Điều này cho thấy số đông người đi bầu có khuynh hướng mong muốn hành pháp và lập pháp nằm trong tay hai đảng khác nhau để cân bằng quyền lực. Dĩ nhiên, mặt trái là mọi quyết định của một tổng thống Mỹ sẽ ít nhiều bị trì trệ hơn là những quyết định của một người cầm quyền trong một nước độc tài, không bị kiểm soát.

Đằng sau mỗi lá phiếu là một con người.

Đã nhiều tháng nay, truyền thanh, truyền hình, báo chí Mỹ và cả mạng xã hội Việt Nam, lâm vào cuộc chiến tranh từ ngữ dữ dằn, tin giả, tin thật. Tuy nhiên nhìn sâu vào cuộc sống thật thì đại đa số cử tri Mỹ không phải là những anh hùng bàn phím hay hảo hớn vỉa hè gây náo động. Số lượng người biểu tình bạo động hay bất bạo động, cả đôi bên theo Trump/Cộng Hoà hay theo Biden/Dân chủ, gộp lại cao lắm là một hay hai triệu người.

Còn lại là 152 triệu con người thầm lặng, với những khó khăn thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Họ đã suy nghĩ và lựa chọn cho chính mình và cho gia đình mình một cách giải quyết họ nghĩ là tốt nhất. Lựa ông Trump hay ông Biden, Cộng Hoà hay Dân chủ, mỗi người dân có những suy nghĩ riêng dựa trên cảm nhận và hoàn cảnh của mình.

Đằng sau mỗi lá phiếu là một con người thật, với một số phận thật, với những khó khăn và những đau khổ rất thật, có thể là phân biệt chủng tộc, là miếng cơm manh áo, là sức khỏe, cơ hội trong cuộc sống.....tất cả đều là những thực tế rất chủ quan, cột chặt vào họ mỗi ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ, nên có sức mạnh chế ngự tất cả những lý thuyết cao sâu, dù có đúng chăng nữa thì với họ vẫn là qúa xa vời hay cả không chút liên quan.

Kết qủa cuộc bầu cử vừa qua tại Hoa kỳ cho thấy lòng mong muốn đơn giản của đa số dân chúng là trở lại một cuộc sống có lề lối rõ ràng, một xã hội yên bình với những  luật lệ minh bạch để nương tựa. Và một khía cạnh tâm lý rất phổ thông nhưng lại đặc biệt trồi lên một vị trí rất cao lần này: đó là cảm tưởng người lãnh đạo đất nước hiểu hoàn cảnh mình, có thể là "giống mình" nữa, nên có thể đặt lòng tin vào người đó. Trong suốt thời gian tranh cử, những từ ngữ thường chỉ xuất hiện trong thế giới của tôn giáo như nhân cách, đứng đắn, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm (decency, compassion, empathy) lại được nhắc tới nhiều hơn là những đề xuất làm việc, những chương trình vĩ đại.

Tránh kẹt vào từ ngữ để tiến tới.

Bầu cử tự do, lập hội, đa nguyên đa đảng, biểu tình  ..v.v.... hiện nay vẫn là những giấc mơ xa tầm với của người dân Việt. Đó là những nét đặc thù của một nền Dân chủ, nhưng nghĩ cho cùng, đằng sau bầu cử, đằng sau lập hội, đằng sau biểu tình...là những con người thật, đang quay quắt trong những xiềng xích khó khăn.

Họ cần gì trước hết? Họ muốn gì và sẵn sàng tranh đấu cho điều gì?

Không có bất cứ một lực lượng nào có thể với danh nghiã của người dân mà xây dựng đựơc Dân chủ, chính người dân mới có thể làm điều này.

Hoa Kỳ là một quốc gia với một nền dân chủ lâu đời nhất, tinh vi nhất thế giới. Nhưng không phải vì đó mà nền dân chủ Hoa Kỳ không có những thăng trầm và luôn luôn cần được củng cố: cuộc bầu cử 2020 gần ngạt thở vì chìm ngập trong muôn vàn thuyết âm mưu trong khi thành công hiển nhiên nhất là sự tham dự trong trật tự của hơn 150 triệu công dân lại ít được nhắc tới. Và vì giá trị cốt lõi của Dân chủ là sự tham gia tích cực của công dân, trong chính trị và đời sống dân sự, tham gia bằng hành động, đa dạng, trên mọi mặt, không cần sự cho phép của bất cứ ai, nên xây dựng Dân chủ trước hết là xây dựng khả năng nhận thức và hành động của người dân.

Cuộc bầu cử 2020 tại Hoa Kỳ, có thể truyền cảm hứng cho những người Việt đang nặng lòng muốn xây dựng một xã hội dân chủ tại Việt Nam hay không?

Đôi lúc chính bức tranh "xã hội dân chủ" chúng ta vẽ sẵn trong đầu ngăn cản chúng ta

tiến bước. Vì đặt ra những điều kiện phải có, bất di bất dịch, sẽ ngăn cản những ý tưởng đột phá đưa tới những phương cách hành động mới mẻ và phong phú.

Thí dụ trong cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ vừa qua, một số đảng viên Cộng Hoà đã gạt bỏ điều truyền thống là phải ủng hộ ứng cử viên của đảng mình, và thay vào đó, họ lại góp sức đẩy mạnh sự đắc cử của ứng cử viên đảng đối lập, để...... củng cố lại những giá trị Cộng Hòa của đảng mình. Họ đã nhận thấy rằng đả phá một đối thủ  không đủ mà cần chứng tỏ khả năng xây dựng một cuộc sống êm đềm, thịnh vượng với luật pháp nghiêm minh và nền đạo đức xã hội được bảo toàn, những điều thực tế mọi người dân bình thường đều mong muốn. Nếu không đủ sức thắng đối thủ trong hiện tại thì chấp nhận tạm thời lùi bước, phân tách những điểm yếu của mình, và không bỏ phí thời gian mà bắt tay củng cố ngay những thế mạnh cần thiết cho cuộc đọ sức tiếp theo.

Ngay cả trong thế giới phức tạp của chính trị, "trước khi gieo hạt phải làm đất, tạo một môi trường gieo trồng thuận lợi" vẫn là một sự thật hiển nhiên, bất biến.

T.Q.

Tác giả gửi BVN

Powered by Blogger.