Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 23/11/2020

Monday, November 23, 2020 3:33:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 23/11/2020

Reuters: Mỹ lên danh sách hạn chế 89 công ty hàng không và quân sự Trung Quốc

Chính quyền Trump sắp công bố 89 công ty hàng không và công ty có quan hệ với quân đội của Trung Quốc sẽ bị hạn chế mua một loạt hàng hóa và công nghệ của Mỹ, theo bản sao danh sách dự thảo mà Reuters đọc được.

Theo hãng tin Anh, nếu danh sách được công bố có thể sẽ làm leo thang thêm căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, gây tổn thương cho các công ty Mỹ bán các bộ phận và linh kiện hàng không dân dụng cho Trung Quốc, và các ngành công nghiệp khác.

Người phát ngôn của Bộ Thương mại Hoa Kỳ từ chối bình luận với Reuters về danh sách này.

Phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói Trung Quốc “kiên quyết phản đối việc Hoa Kỳ trấn áp vô cớ các công ty Trung Quốc”.

Ông nói thêm rằng những gì Hoa Kỳ đang làm “vi phạm nghiêm trọng” nguyên tắc cạnh tranh thị trường và các chuẩn mực quốc tế về thương mại và đầu tư mà Hoa Kỳ tuyên bố sẽ duy trì.

“Các công ty Trung Quốc luôn hoạt động theo luật và tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và quy định địa phương khi hoạt động ở nước ngoài, kể cả ở Hoa Kỳ”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Trung Quốc nói.

Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC), tập đoàn đang dẫn đầu các nỗ lực của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với Boeing và Airbus, cũng có tên trong danh sách, cùng với Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) và 10 đơn vị liên quan của nó.

Danh sách này được đưa vào một quy tắc dự thảo xác định các công ty của Trung Quốc và Nga mà Hoa Kỳ coi là “người dùng quân sự cuối”, một chỉ định có nghĩa là các nhà cung cấp của Hoa Kỳ phải xin giấy phép để bán các mặt hàng có sẵn trên thị trường cho họ.

Theo nguyên tắc, các đơn xin cấp giấy phép như vậy có nhiều khả năng bị từ chối hơn là được cấp phép.

Trong những tháng gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường các hành động chống lại Trung Quốc. Mười ngày trước, ông công bố một lệnh hành pháp nghiêm cấm các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào các công ty Trung Quốc mà Washington nói là do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát.

Tin tức về danh sách trên được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm đối với ngành hàng không Hoa Kỳ khi tập đoàn Boeing đang muốn Trung Quốc chấp thuận chiếc 737 MAX sau khi nó được các cơ quan quản lý Hoa Kỳ thông qua vào tuần trước. Vào tháng 3 năm 2019, Trung Quốc là một trong các quốc gia đầu tiên đình chỉ hoạt động loại máy bay phản lực này sau hai vụ tai nạn chết người, và dự kiến sẽ phải chờ nhiều tháng để dỡ bỏ lệnh cấm.

Người phát ngôn của Boeing từ chối bình luận với Reuters.

Luật sư thương mại Kevin Wolf ở Washington, một cựu quan chức Bộ Thương mại, nói rằng Bộ Thương mại đã chia sẻ dự thảo quy tắc với một ủy ban cố vấn kỹ thuật, gồm các đại diện trong ngành, và lẽ ra nó phải được giữ bí mật.

Ông Wolf nói thêm rằng quy định và danh sách vẫn có thể được sửa đổi và gần hết thời gian để nó có hiệu lực dưới thời chính quyền Trump.

Trong dự thảo quy định mà Reuters nhìn thấy, Bộ Thương mại Mỹ nói việc kiểm soát dòng chảy của công nghệ Hoa Kỳ đến các công ty niêm yết là “điều rất quan trọng để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia Hoa Kỳ”.

Nhưng một cựu quan chức Hoa Kỳ, người không muốn được tiết lộ danh tính với Reuters, nói rằng “chỉ tạo một danh sách và điền vào danh sách đó là một hành động khiêu khích”. Một nguồn tin trong ngành hàng không nói việc này có thể thúc đẩy Trung Quốc trả đũa.

Danh sách cũng có thể tạo cơ hội cho các đối thủ châu Âu quảng bá các nhà sản xuất của họ khi chỉ ra rằng họ không cần phải vượt qua những rào cản như vậy, ngay cả khi xin phép và được Hoa Kỳ cấp giấy, nguồn tin trong ngành nói với Reuters.

Bên cạnh danh sách 89 công ty Trung Quốc, dự thảo quy tắc cũng chỉ định 28 thực thể của Nga, bao gồm Irkut, vốn cũng đang nhắm đến việc thâm nhập thị trường của Boeing với việc phát triển máy bay phản lực MC-21.

Dự thảo quy tắc cho biết danh sách 117 công ty là “chưa đầy đủ” và được coi là “giai đoạn ban đầu”.

https://www.voatiengviet.com/a/reuters-m%E1%BB%B9-l%C3%AAn-danh-s%C3%A1ch-h%E1%BA%A1n-ch%E1%BA%BF-89-c%C3%B4ng-ty-h%C3%A0ng-kh%C3%B4ng-v%C3%A0-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-trung-qu%E1%BB%91c/5673233.html

Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước Open Skies với Nga

Vào chủ nhật (ngày 22 tháng 11), Hoa Kỳ sẽ chính thức rút khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí  với Nga, kết thúc quá trình thông báo trước 6 tháng với Moscow về quyết định này.

Chính quyền Tổng thống Trump chuẩn bị rút khỏi Hiệp ước Open Skies, được ký kết giữa các kẻ thù cũ trong Chiến tranh Lạnh vào năm 1992 nhằm thiết lập các chuyến bay do thám không vũ trang trên lãnh thổ của nhau để thu thập dữ kiện về lực lượng quân sự. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận trong nhiều năm, cấm các chuyến bay qua lãnh thổ Nga, bao gồm cả Kaliningrad, nơi Hoa Kỳ nghi ngờ có vũ khí nguyên tử nhắm vào phạm vi các thủ đô lớn của châu Âu.

Vào tháng 5, Ngũ Giác Đài đã đưa ra một tuyên bố nói rằng việc tiếp tục tham gia hiệp ước này không còn mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ khi Nga không duy trì các cam kết của họ. Vào thời điểm đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết hành động này bắt nguồn từ việc Nga vi phạm hiệp định, nói rằng trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác đều tuân thủ Hiệp ước Open Skies, Nga đã “trắng trợn và liên tục vi phạm hiệp ước theo nhiều cách khác nhau trong nhiều năm.”

Bên cạnh đó, một số nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự hoài nghi về hiệp ước và khuyến khích Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước và nói rằng Nga là bên hưởng lợi duy nhất vì Hoa Kỳ dựa vào các vệ tinh do thám tối tân trong không gian để thu thập thông tin tình báo nên không cần hiệp ước này nữa. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-rut-khoi-hiep-uoc-open-skies-voi-nga/

Chuẩn Đô đốc Mỹ bí mật đến thăm Đài Loan

Triệu Hằng

Một đô đốc hải quân quân hàm hai sao giám sát tình báo quân sự Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã thực hiện một chuyến thăm không báo trước tới Đài Loan hôm Chủ nhật (22/11), tờ Taiwan News dẫn báo cáo của Reuters cho biết.

Các nguồn tin giấu tên, bao gồm một quan chức Đài Loan có dữ liệu về chuyến đi, nói với Reuters rằng quan chức này là Chuẩn Đô đốc Michael Studeman.

Ông Studeman là giám đốc của J2, phụ trách tình báo, tại Bộ Chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, theo trang web của Hải quân Hoa Kỳ.

Bộ Quốc phòng Đài Loan từ chối bình luận về chuyến thăm, tương tự Ngũ Giác Đài.

Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA) xác nhận hôm Chủ nhật rằng một quan chức Hoa Kỳ đã đến Đài Loan nhưng không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào, bổ sung rằng đó là chuyến thăm chưa được công bố.

United Daily News (UDN) đã công bố những bức ảnh về một chiếc máy bay tư nhân không có nhãn hiệu, nó được cho là máy bay quân sự của Mỹ, đang hạ cánh tại sân bay Tùng Sơn của Đài Bắc. Dữ liệu từ trang web theo dõi chuyến bay planefinder.net ghi lại cảnh một máy bay tư nhân bay vào Tùng Sơn vào chiều Chủ nhật từ Hawaii, nơi Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đặt trụ sở, theo Reuters.

MOFA cho biết trong một tuyên bố ngắn rằng họ đã có những tương tác thường xuyên với Washington và rằng “chúng tôi hoan nghênh chuyến thăm của quan chức Hoa Kỳ”. Cơ quan này nói thêm rằng “nhưng vì hành trình này chưa được công khai vì dựa trên sự tin tưởng đôi bên giữa Đài Loan và Mỹ, Bộ Ngoại giao không có giải thích hoặc bình luận gì thêm.”

Theo Randall Schriver, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực châu Á trong thời chính quyền TT Trump, Ngũ Giác Đài dưới thời TT Trump đã âm thầm cử các sĩ quan quân hàm một sao thường xuyên đến Đài Loan. Ông nói thêm rằng Washington và Đài Bắc đã có những trao đổi tình báo chặt chẽ về mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã tăng cường các chuyến thăm cấp cao tới Đài Loan dưới thời chính quyền TT Donald Trump. Vào tháng 8, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar trở thành quan chức cấp cao nhất trong Nội các Hoa Kỳ đến thăm đất nước kể từ năm 1979.

Theo sau chuyến thăm của bộ trưởng Azar là chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach tới tham dự lễ tưởng niệm cố Tổng thống Lý Đăng Huy.

Theo Taiwan News, vào ngày 5/12, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Andrew Wheeler, dự kiến ​​sẽ dẫn đầu một phái đoàn 10 người đến Đài Loan trong chuyến thăm 3 ngày để thảo luận về các vấn đề gồm: rác thải biển, chất lượng không khí và các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuan-do-doc-my-bi-mat-den-tham-dai-loan.html

Những người Mỹ đầu tiên ‘có thể được tiêm vaccine Covid trong tháng tới’

23 tháng 11 2020, 10:47 +07

Theo lời người đứng đầu chương trình vaccine virus corona của Mỹ, những người Mỹ đầu tiên có thể được tiêm chủng vaccine Covid-19 sớm nhất là vào ngày 11 tháng 12.

Tiến sĩ Moncef Slaoui nói với CNN của Mỹ rằng kế hoạch là “vận chuyển vaccine đến các điểm tiêm chủng trong vòng 24 giờ” sau khi vaccine được phê duyệt.

Bình luận của ông Slaoui được đưa ra trong bối cảnh các ca nhiễm virus corona gia tăng trên khắp đất nước.

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã ghi nhận hơn 12 triệu ca nhiễm và 255.000 tử vong vì virus corona.

Đây là những con số được ghi nhận cao hơn bất cứ đâu trên toàn thế giới

Công ty dược phẩm Mỹ Pfizer và đối tác BioNTech đã nộp đơn xin cấp phép khẩn cấp cho vaccine Covid-19 của họ tại Mỹ vào thứ Sáu.

Virus corona: Vaccine Moderna đạt hiệu quả đến 95%

Covid-19: Vaccine của Pfizer và BioNTech ‘hiệu quả trên 90%’

Loại vaccine này, cần tiêm hai liều, đã được các thử nghiệm chứng minh có hiệu quả 95%. Pfizer hy vọng có thể sản xuất tới 50 triệu liều vào cuối năm nay.

Một ủy ban tư vấn về vaccine của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sẽ họp vào ngày 10 tháng 12 để thảo luận về việc có cho phép sử dụng vaccine hay không.

Tiến sĩ Slaoui nói với CNN rằng nó có thể được triển khai “vào ngày thứ hai sau khi được phê duyệt”.

Vaccine được phân phối dựa trên dân số của mỗi tiểu bang. Tiến sĩ Slaoui cho biết mỗi tiểu bang sẽ chịu trách nhiệm quyết định ai được tiêm vaccine trước, với khuyến nghị ưu tiên những người có nguy cơ cao nhất, như nhân viên y tế và người cao tuổi.

Theo dữ liệu thử nghiệm, công ty dược phẩm Moderna cũng đã báo cáo rằng vaccine của họ có hiệu quả gần 95%. Công ty dự kiến ​​sẽ kiếm sự phê chuẩn cho vaccine trong những tuần tới.

Tiến sĩ Slaoui nói rằng với mức độ hiệu quả cho thấy ở các vaccine, Mỹ có thể thực sự đạt được “miễn dịch cộng đồng” vào tháng 5, với 70% dân số được tiêm chủng.

Nhưng ông nói thêm: “Tôi thực sự hy vọng và mong muốn trông thấy mức độ nhìn nhận tiêu cực về vaccine giảm xuống và sự đồng thuận của mọi người tăng lên. Điều đó sẽ rất quan trọng để giúp chúng tôi. Hầu hết mọi người cần được miễn dịch trước khi chúng ta có thể quay về lại một cuộc sống bình thường. “

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, nói với CBS News – đối tác của BBC rằng Hoa Kỳ có thể đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 “một cách nhanh chóng hợp lý” vào năm tới nếu có đủ người Mỹ được tiêm phòng.

Mặc dù dữ liệu đầy đủ của thử nghiệm vẫn chưa được công bố, các công ty liên đới cho biết không có lo ngại nghiêm trọng nào về sự an toàn.

Hiện vẫn chưa rõ khả năng bảo vệ của vaccine kéo dài bao lâu và liệu nó có ngăn mọi người lây truyền virus hay không.

Điều gì về Covid đang xảy ra ở Mỹ?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã cảnh báo rằng các ca nhiễm virus corona đang “tăng nhanh” trên toàn quốc.

Số ca tử vong hàng ngày đã đạt mức cao nhất kể từ tháng Năm.

Một số tiểu bang đã áp các quy định và hạn chế mới về khẩu trang để cố gắng cản lại sự gia tăng này, và ở Texas, Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được điều động ở thành phố El Paso để trợ giúp các hoạt động nhà xác trong bối cảnh số ca tử vong do virus corona tăng vọt.

California bắt đầu có giới nghiêm vào ban đêm, một nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus. Tiểu bang này đã ghi nhận tổng cộng một triệu ca vào tuần trước, trở thành tiểu bang thứ hai báo cáo con số này, sau Texas.

California ra lệnh giới nghiêm khi 12 triệu người nhiễm Covid ở Mỹ

Virus corona: ‘Khả năng hai triệu người chết’ ngay cả khi có vaccine

Theo nhà chức trách, lệnh giới nghiêm mới áp dụng hàng ngày từ 22:00 giờ đến 05:00 giờ địa phương hôm Thứ Bảy, và sẽ kéo dài đến ngày 21 tháng 12, nhưng có thể được kéo dài thêm nếu cần.

Các nhà hàng có thể phục vụ đồ ăn mang đi và giao hàng ngoài khung giờ này.

Những nơi khác, bao gồm cả Thành phố New York, cũng đang thực hiện lệnh giới nghiêm vào ban đêm. Quán bar, nhà hàng và phòng tập thể dục được phép mở cửa đến 22 giờ, nhưng các trường học đã bị đóng cửa.

Cuối cùng chúng ta đã có thuốc chủng ngừa Covid?

Virus corona: Ông Trump công bố dự án vaccine ‘thần tốc’

CDC đã khuyến cáo người dân Mỹ tránh đi du lịch trong kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn vào ngày 26 tháng 11 để ngăn việc lây nhiễm gia tăng.

Lễ Tạ ơn thường báo hiệu tuần lễ du lịch tấp nập nhất ở Mỹ. Năm ngoái, ước tính có khoảng 26 triệu người đến các sân bay của nước này trong các tuần gần kỳ nghỉ lễ.

Tổng thống Donald Trump và Tổng thống đắc cử Joe Biden đều nói họ phản đối việc áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc và ủng hộ việc để các bang đưa ra các quy tắc của riêng mình.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55039632

Moderna tính lệ phí từ 25 đến 37 Mỹ kim

 cho một liều vaccine COVID-19

Tin từ Frankfurt, Đức – Trả lời phỏng vấn với tuần báo Welt am Sonntag (WamS) của Đức, Giám đốc điều hành Stephane Bancel của Moderna cho biết, họ sẽ tính tiền cho các chính phủ từ 25 đến 37 Mỹ Kim cho mỗi liều vaccine COVID-19 của họ, tùy thuộc vào số lượng đặt hàng. Như vậy, vaccine của Moderna có giá tương đương với một mũi tiêm phòng cúm, từ 10 đến 50 Mỹ Kim.

Vào hôm thứ Hai (16 tháng 11), một viên chức EU tham gia vào các cuộc đàm phán cho biết, Ủy ban châu Âu muốn đạt được thỏa thuận với Moderna về việc cung cấp hàng triệu liều vaccine với mức giá dưới 25 Mỹ Kim một liều.

Ông Bancel nói với tờ WamS rằng “chưa có gì được ký kết nhưng Moderna sắp đạt được thỏa thuận với Ủy ban EU. Họ muốn chuyển vaccine đến châu Âu và đang trong quá trình đàm phán mang tính xây dựng. Ông nói thêm rằng đây chỉ là “vấn đề thời gian” cho đến khi hợp đồng sẵn sàng.

Dựa trên dữ kiện tạm thời từ một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, Moderna cho biết vaccine thử nghiệm của họ có hiệu quả 94.5% trong việc ngăn ngừa COVID-19. Với kết quả này, Moderna trở thành nhà phát triển thứ hai báo cáo kết quả vượt xa mong đợi sau Pfizer và đối tác BioNTech.

Theo Reuters, EU đã đàm phán với Moderna về vaccine thử nghiệm COVID-19 của họ ít nhất kể từ tháng Bảy năm nay. (BBT)

https://www.sbtn.tv/moderna-tinh-le-phi-tu-25-den-37-my-kim-cho-mot-lieu-vaccine-covid-19/

Những người biểu tình tụ tập tại bãi biển Huntington, California bất chấp lệnh giới nghiêm

Tin từ HUNTINGTON BEACH, California – Một đám đông hàng chục người đã tụ tập trước bến tàu Huntington Beach vào tối thứ Bảy để phản đối đêm đầu tiên của lệnh giới nghiêm bao trùm gần như toàn tiểu bang nhằm làm chậm sự lây lan của COVID-19. Lệnh giới nghiêm ảnh hưởng đến tất cả các quận ở Nam California, nhưng những người biểu tình ở Quận Cam đã gửi một thông điệp đến Thống đốc Gavin Newsom, nói rằng họ sẽ không tuân theo các hướng dẫn mới.

Mọi người tập trung lúc 10 giờ tối, thứ Bảy, dọc theo đường xa lộ Pacific Coast góc Main Street. Hình như các xe cộ đi qua khu vực này là một phần của cuộc biểu tình và các xe cộ tương tự đã được nhìn thấy di chuyển theo hướng bắc và nam trên xa lộ PCH. Các cảnh sát đã ở đó theo dõi mọi hoạt động nhưng không đưa ra tuyên bố rằng cuộc tụ tập này bất hợp pháp và cần phải giải tán.

Cảnh sát ở khu vực Main Street báo cáo rằng tất cả các quán bar, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh khác đóng cửa lúc 10 giờ tối.  Cảnh sát cho biết họ không đưa ra các giấy phạt đối với các trường hợp vi phạm lệnh giới nghiêm. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nhung-nguoi-bieu-tinh-tu-tap-tai-bai-bien-huntington-california-bat-chap-lenh-gioi-nghiem/

FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp kháng thể COVID-19 mang tên Regeneron đã từng được sử dụng chữa trị Tổng Thống Trump

Vào hôm thứ bảy (ngày 21 tháng 11), Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho liệu pháp kháng thể COVID-19 của công ty Regeneron Pharmaceuticals, một phương pháp điều trị thử nghiệm từng được sử dụng cho Tổng thống Trump khi ông mắc bệnh.

FDA cho biết các kháng thể đơn dòng, casirivimab và imdevimab, nên được sử dụng cùng nhau để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người lớn và bệnh nhân trẻ em có kết quả dương tính với xét nghiệm virus SARS-CoV-2, và những người có nguy cơ tiến triển đến COVID-19 nghiêm trọng. Điều này bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên hoặc những người mắc một số bệnh mãn tính. Phương pháp điều trị là một phần của nhóm thuốc được gọi là kháng thể đơn dòng, là bản sao nhân tạo của các kháng thể do cơ thể con người tạo ra để chống lại nhiễm trùng.

“Cocktail kháng thể” REGEN-COV2 của Regeneron – chứa một kháng thể do công ty sản xuất và kháng thể thứ hai được phân lập từ những người đã phục hồi sau COVID-19 – được thiết kế để hai kháng thể tìm kiếm và liên kết với protein tăng đột biến của coronavirus để ngăn chặn virus này xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh của con người.

Regeneron cho biết bằng chứng lâm sàng từ thử nghiệm ngoại trú cho thấy rằng các kháng thể đơn dòng như REGEN-COV2 có lợi ích lớn nhất khi được sử dụng sớm sau khi chẩn đoán và ở những bệnh nhân chưa đáp ứng miễn dịch của chính họ hoặc những người có tải lượng virus cao trong cơ thể. (BBT)

https://www.sbtn.tv/fda-cap-phep-su-dung-khan-cap-khang-the-covid-19-mang-ten-regeneron-da-tung-duoc-su-dung-chua-tri-tong-thong-trump/

Covid-19: Mỹ có kế hoạch chích ngừa cho 20 triệu dân kể từ 11/12

Minh Anh

Hai hãng dược lớn tại Mỹ ngày 20/11/2020 đã nộp hồ sơ lên các cơ quan y tế để được phép đưa vac-xin ngừa Covid-19 ra thị trường. Hoa Kỳ hy vọng có thể bắt đầu chiến dịch tiêm ngừa trước trung tuần tháng 12/2020.

Với chiến dịch này, từ đây đến cuối năm, ước tính có khoảng 20 triệu người dân Mỹ sẽ được tiêm chủng. Đây là một tia hy vọng quan trọng vào lúc đợt dịch thứ hai đang hoành hành dữ dội tại Hoa Kỳ.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten giải thích :

« Sau hơn 60 ngày quan sát tác dụng phụ của vac-xin trên diện rộng, 6 tháng trên những nhóm rất hạn chế, các hãng dược Pfizer và Moderna tin rằng tính hiệu quả miễn nhiễm là từ 90-95%.

Người phụ trách chiến dịch tiêm chủng của chính phủ khẳng định : Trong vòng 24 giờ, ngay sau khi cơ quan y tế phê duyệt, công tác hậu cần phân phối sẽ có thể được khởi động. Việc này sẽ cho phép tiêm ngừa ít nhất 20 triệu dân từ đây đến trước cuối năm.

Trên đài CNN, ông Moncef Slaoui, giải thích : “Các hãng dược đã đầu tư hàng ngàn tủ đông lạnh thuộc hai loại : Loại thứ nhất có thể duy trì độ lạnh đến -80°C và loại thứ nhì là -20°C. Chúng tôi cũng đã chọn nơi cất trữ, có diện tích rộng gấp 2-3 lần một sân bóng đá, được trang bị tủ lạnh và tự động hóa để có thể phân phối và cấp phát hàng triệu liều tiêm mỗi ngày”.

Miễn dịch cộng đồng sẽ được bảo đảm ngay khi 70% trong số 330 triệu dân được tiêm chủng. Nhưng trước mắt, gần một nửa người dân Mỹ khẳng định không muốn chích ngừa. »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201123-covid-19-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-ch%C3%ADch-ng%E1%BB%ABa-cho-20-tri%E1%BB%87u-d%C3%A2n-k%E1%BB%83-t%E1%BB%AB-11-12

Bao giờ người Mỹ mới đạt được miễn dịch cộng đồng với vaccine COVID-19?

 Bình luậnHà Thành

Hiện đã có hãng dược phẩm đầu tiên xin FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine, những bao giờ thì người Mỹ đầu tiên sẽ chính thức được tiêm vaccine, và bao giờ thì người Mỹ mới đạt được miễn dịch cộng đồng trước đại dịch COVID-19…

Trong chiến dịch Warp Speed dưới thời chính phủ TT Trump, hãng dược phẩm Pfizer cùng vaccine ứng cử viên của họ hiện đang đứng đầu trong cuộc chạy đua vaccine tại Mỹ.

Sau kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả của vaccine lên tới hơn 95%, Pfizer đã là hãng dược đầu tiên nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine của mình lên FDA. Theo New York Times, nếu đơn xin này được phê duyệt thì các mũi tiêm vaccine của Pfizer sẽ sẵn sàng để hoạt động chính thức trong tuần tới.

Tiến sĩ Moncef Slaoui, cố vấn trong chiến dịch Warp Speed của TT Trump nói trên CNN rằng: nếu 70% dân số được tiêm vaccine chống virus Corona Vũ Hán, thì nước Mỹ có thể đạt được miễn dịch cộng đồng vào tháng 5, năm 2021.

Cụ thể hơn, Tiến sĩ Slaoui nói:

“Thông thường, với mức độ hiệu quả mà chúng ta có, 95%, thì 70% dân số được tiêm chủng sẽ cho phép đạt được miễn dịch hàng loạt. Điều đó có khả năng xảy ra ở đâu đó trong tháng Năm hoặc tương tự như vậy dựa trên kế hoạch của chúng tôi”.

Ông nói thêm:

“Kế hoạch của chúng tôi là có thể vận chuyển vaccine đến các điểm tiêm chủng trong vòng  24 giờ sau khi (vaccine) được phê duyệt. Vì vậy, tôi hy vọng có thể là vào ngày thứ hai sau khi (vaccine) được chấp thuận, tức ngày 11 hoặc 12 của tháng Mười Hai, những người Mỹ đầu tiên sẽ được tiêm chủng ngừa”.

Tuy nhiên, nhiều khảo sát đã cho thấy tỷ lệ người tự nguyện tiêm vaccine trong thời gian qua đã sụt giảm. Theo cuộc thăm dò mới đây trên Gallup, chỉ có 58% người Mỹ cho biết họ sẽ tiêm vaccine COVID-19.

Trước thực trạng này, Tiến sĩ Slaoui cho biết:

“Tôi thực sự hy vọng và mong muốn nhìn thấy mức độ nhận thức tiêu cực của mọi người về vaccine giảm xuống và nhận thức tích cực tăng lên. Hầu hết mọi người cần được tiêm chủng ngừa trước khi chúng ta có thể trở lại cuộc sống bình thường”.

Tính đến ngày 22/11, Mỹ ổ dịch lớn nhất của thế giới với hơn 12,4 triệu ca nhiễm và 261.749 ca tử vong do COVID-19.

Hà Thành

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/bao-gio-nguoi-my-moi-dat-duoc-mien-dich-cong-dong-voi-vaccine-covid-19-106139.html

Donald Trump và chiến dịch “tiêu thổ kháng chiến”

Thanh Hà

Dập tắt ngọn hải đăng dân chủ của Hoa Kỳ, cản đường người kế nhiệm trên mọi hồ sơ lớn, từ chính sách đối ngoại đến môi trường, để mặc cho đại dịch và khủng hoảng kinh tế tàn phá Hoa Kỳ. Giới quan sát quốc tế cho rằng Donald Trump đang tiến hành chiến dịch “tiêu thổ kháng chiến” để đến ngày ông ra đi, nước Mỹ sẽ chỉ còn là một “bãi chiến trường”.

Tổng thống Trump không còn điều hành đất nước từ ba tuần qua mà chỉ tập trung vào việc cáo buộc rằng bầu cử ngày 03/11/2020 bị gian lận, cho dù ông và dàn luật sư vẫn chưa được ra được bằng chứng cụ thể nào. Việc ứng viên đảng Dân Chủ Biden hơn Trump đến hơn 6 triệu lá phiếu phổ thông, theo dự phóng của Cơ quan Census Bureau và USA Election Project, vẫn chưa đủ sức thuyết phục chủ nhân Nhà Trắng nhìn nhận thất bại.

Tệ hơn cả là thái độ của tổng thống Mỹ thứ 45 càng lúc càng biến Hoa Kỳ thành “trò cười cho thiên hạ”, như ghi nhận của Gilles Paris, thông tín viên báo Le Monde tại Washington.

Từ đầu tháng 11 tới nay, chính quyền trong thế như “rắn không đầu”. Lịch làm việc của nguyên thủ Mỹ gần như là một tờ giấy trắng, ngoại trừ cuộc họp trực tuyến ngắn ngủi  với các lãnh đạo nhóm G20 trước khi Donald Trump và đoàn tùy tùng hối hả đi đánh golf giải trí. 

Về đối nội, trước ngày ra đi, chính phủ Mỹ để ngỏ khả năng cho phép khai thác dầu khí tại một khu vực cần được bảo tồn ở bang Alaska. Đối với nhiều nhà phân tích, đây là biện pháp nhằm cản trở chính quyền Joe Biden quay trở lại với thỏa thuận chống biến đổi khí hậu. Qua cử chỉ này, chính quyền Trump muốn chứng tỏ họ bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất dầu khí Mỹ.

Nhưng cùng lúc, ngày 20/11/2020, bộ trưởng Tài Chính Mnuchin đơn phương yêu cầu Ngân Hàng Trung Ương ngừng hỗ trợ kế hoạch khắc phục hậu quả kinh tế do dịch Covid-19 gây nên. Hành động này, theo thông tín viên báo Le Monde từ Washington, không hơn không kém là cách để ông Trump “khóa tay” Biden, để cho người kế nhiệm lên cầm quyền trong những “điều kiện tệ hại nhất”.

Về đối ngoại, lâu nay ai cũng xem Hoa Kỳ là một thành trì dân chủ trên thế giới. Washington đã biết bao lần can thiệp để các nhà lãnh đạo tôn trọng lá phiếu cử tri, để các cuộc chuyển giao quyền lực được diễn ra êm thắm. Trong vài tuần lễ, việc tổng thống Mỹ cương quyết không thừa nhận thất bại, đồng thời liên tục cáo buộc gian lận bầu cử nhằm bôi nhọ đối thủ Biden, dù không có bằng chứng, như đã “vỗ vào mặt” những giá trị tự do và dân chủ. 

Trả lời hãng tin Pháp AFP, một nhà đối lập của tại Tchad mỉa mai cho rằng, nhờ có Donald Trump, từ nay trở đi có lẽ không ít các nhà độc tài châu Phi sẽ càng tin chắc rằng các “cuộc bầu cử phải được tổ chức sao cho trong mọi điều kiện họ đều không bị thua”. Vô địch cờ vua của Nga và cũng là một tiếng nói đối lập có uy tín tại Matxcơva Gary Kasparov, qua Twitter, khẳng định nhờ có Trump, nền dân chủ của Mỹ bị mất uy tín và đó là “mong ước của Vladimir Putin”.

Thomas Carothers, thuộc Quỹ Carnegie đấu tranh vì hòa bình quốc tế, trụ sở tại Washington, thận trọng hơn khi cho rằng thực ra các nhà lãnh đạo cai trị đất nước với một bàn tay sắt như Tập Cận Bình ở Trung Quốc, Vladimir Putin tại Nga, hay tướng Al Sissi ở Ai Cập và kể cả những phù thủy non tay như Victor Orban tại Hungary đã không đợi ông Trump chỉ đường dẫn lối để bám trụ quyền lực.

Nhưng trò hề trên sân khấu chính trị Mỹ cho thấy là ngay cả một nền dân chủ lâu đời và chặt chẽ, một xã hội với dân trí cao, cũng có thể trở thành “nạn nhân của những trò lừa đảo”.

Vẫn theo chuyên gia này, cụm từ “Fake News” là công cụ để Trump khóa miệng báo chí và đã được các chính quyền trên thế giới khai thác cũng với mục đích này. Trump đã là “tấm gương” để nội các của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sách nhiễu xã hội dân sự, để chính quyền của tổng thống Mêhicô Andrez Manuel Lopez Obrado tố cáo gian lận mỗi khi bị lá phiếu cử tri trừng phạt.

Cũng ông Trump từ năm 2016 đã cáo buộc đối thủ là thượng nghị sĩ Ted Cruz bang Texas “gian lận”, khi ông bị thua Cruz trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang này. Cùng năm đó, một khi đã chính thức đại diện cho đảng Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống, Donald Trump từng tuyên bố Hillary Clinton “chỉ có thể thắng nếu gian lận lá phiếu cử tri”. Bốn năm sau, khi thất bại, cũng Trump dùng lại lá bài này, nhưng là để nhắm vào Joe Biden.

Có điều, việc làm xấu đi hình ảnh của nước Mỹ trên trường quốc tế, hay đe dọa nền tảng của nền dân chủ Hoa Kỳ và kể cả việc chia rẽ người dân Mỹ, dường như không mảy may khiến ông trùm địa ốc New York nao núng, như kết luận của thông tín viên báo Le Monde, Gilles Paris.

Bởi lẽ những thành phần trung thành với Trump vẫn tin rằng đó mới là sự thực. Vẫn tác giả bài viết tiếc rằng những nhà lập quốc của nước Mỹ cách nay đã hơn 200 năm không thể ngờ rằng di sản của họ đã bị một nhà chính trị tay mơ làm chao đảo.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201123-donald-trump-v%C3%A0-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-ti%C3%AAu-th%E1%BB%95-kh%C3%A1ng-chi%E1%BA%BFn

Bầu cử Mỹ: Đồng minh của Trump thúc giục ông chấp nhận thất bại

Một đồng minh nổi tiếng của Donald Trump đã thúc giục ông từ bỏ nỗ lực lật ngược lại kết quả là đã thất bại trước Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Cựu Thống đốc tiểu bang New Jersey Chris Christie nói đội ngũ pháp lý của tổng thống là một “xấu hổ quốc gia”.

Tổng thống Trump từ chối thừa nhận kết quả cuộc bầu cử, đưa ra những tuyên bố không có cơ sở về gian lận bầu cử diện rộng.

Nhiều đảng viên Cộng hòa ủng hộ các nỗ lực pháp lý của ông Trump, tuy nhiên một số lượng nhỏ, nhưng ngày càng tăng, đã lên tiếng đi ngược với đường hướng của đảng.

Hôm thứ Bảy, ông Trump bị giáng một đòn mạnh ở Pennsylvania, sau khi một thẩm phán bác bỏ đơn kiện từ chiến dịch tranh cử của ông, tìm cách làm mất hiệu lực hàng triệu phiếu bầu qua thư ở tiểu bang chiến trường quan trọng này.

Trong một phán quyết gay gắt, Thẩm phán Matthew Brann nói tòa án của ông đã được trình bày với “những lập luận pháp lý căng thẳng không có cơ sở và những cáo buộc võ đoán”.

Thẩm phán Pennsylvania bác bỏ vụ kiện mới nhất của Trump

Cơ hội của TT Trump thu hẹp khi Michigan ủng hộ chiến thắng của Biden

Kiểm phiếu lại ở Georgia: Biden thắng, Trump chuốc thêm thất bại

Bầu cử Mỹ 2020: Biden giành Georgia, củng cố chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri

Động thái này mở đường để tiểu bang Pennsylvania chứng nhận chiến thắng của ông Biden hôm thứ Hai – tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ dẫn đầu với hơn 80.000 phiếu.

Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử của Trump đang kháng cáo chống lại phán quyết này.

Ông Biden được dự đoán sẽ đánh bại Tổng thống Trump với tỷ số 306 trên 232 phiếu đại cử tri Hoa Kỳ, vượt xa con số 270 mà ông cần giành được để đắc cử.

Chris Christie nói gì?

Phát biểu với chương trình This Week của ABC hôm Chủ nhật, ông Christie, cựu thống đốc New Jersey, nói: “Thành thật mà nói, hành vi của đội ngũ pháp lý của tổng thống là một xấu hổ quốc gia.”

Ông nói đội ngũ tranh cử của Trump thường thảo luận về gian lận bầu cử “bên ngoài tòa án, nhưng khi họ vào bên trong phòng xử , họ không cho thấy có gian lận và họ không tranh luận gian lận”.

“Tôi là người ủng hộ tổng thống. Tôi đã bỏ phiếu cho ông ấy hai lần. Nhưng bầu cử có hậu quả, và chúng ta không thể tiếp tục hành động như thể điều gì đó đã xảy ra ở đây, trong khi nó đã không xảy ra.”

Ông Christie là thống đốc đầu tiên công bố tán thành ông Trump là ứng cử viên tổng thống năm 2016. Ông cũng giúp ông Trump chuẩn bị cho các cuộc tranh luận của ông với ông Biden vào đầu năm nay.

Ông chỉ trích Sidney Powell, một luật sư xuất hiện với nhóm pháp lý của Trump trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, người không cung cấp bằng chứng, nhưng nói rằng các hệ thống bỏ phiếu điện tử đã chuyển hàng triệu phiếu bầu cho Biden và Biden cũng thắng nhờ “tiền cộng sản “.

Hôm Chủ nhật, chiến dịch tranh cử của Trump đưa ra tuyên bố tách rời khỏi bà Powell, nói rằng bà “hành nghề luật riêng” và “không phải là thành viên của đội pháp lý Trump”.

Nhưng một tweet từ Tổng thống Trump đầu tháng này nêu rõ bà ấy là một phần của đội ngũ pháp lý.

Hôm Chủ nhật, các đảng viên Cộng hòa khác cũng thúc giục Tổng thống Trump nhượng bộ.

Thống đốc Maryland, Larry Hogan, nói với CNN hôm Chủ nhật rằng những nỗ lực tiếp tục nhằm lật ngược kết quả bầu cử của phe Trump đã “bắt đầu khiến chúng ta trông giống như một nước cộng hòa chuối”.

Trong một bài đăng trên Twitter, Gov Hogan nói ông Trump nên “ngừng đi chơi gôn và nhượng bộ”.

Dân biểu Michigan Fred Upton nói với CNN rằng các cử tri ở tiểu bang chiến trường của ông đã “phát biểu” bằng cách chọn ông Biden.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Bắc Dakota Kevin Cramer nói trong một cuộc phỏng vấn với NBC rằng” đã trễ hạn để bắt đầu một quá trình chuyển đổi”, mặc dù ông không nói hẳn ra là ông chấp nhận chiến thắng của Biden.

Đội ngũ Biden đang làm gì?

Joe Biden đang xúc tiến kế hoạch nhậm chức bất chấp việc Tổng thống Trump từ chối nhượng bộ khiến quá trình chuyển tiếp gặp trở ngại.

Ông dự kiến ​​sẽ công bố các bổ nhiệm nội các đầu tiên của mình hôm thứ Ba, và truyền thông Mỹ cho biết nhà ngoại giao kỳ cựu Antony Blinken, 58 tuổi, được bổ nhiệm làm ngoại trưởng, vị trí chính sách đối ngoại quan trọng nhất trong chính quyền.

Ông Blinken là phụ tá lâu năm của tổng thống đắc cử và từng đảm nhận một số vai trò tại Bộ Ngoại giao trong chính quyền Obama.

Ron Klain, lựa chọn của ông Biden cho làm Chánh văn phòng Nhà Trắng, trong khi đó, thúc giục chính quyền Trump tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi.

“Một số lượng kỷ lục người Mỹ đã từ chối nhiệm kỳ tổng thống của Trump, và vì thế Donald Trump từ chối nền dân chủ”, ông nói với ABC News.

Ông Ron Klain cũng nói chiến dịch Biden đang chuẩn bị cho lễ nhậm chức “thu nhỏ” vào ngày 20/1 vì sự bùng phát virus corona ngày càng trầm trọng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55039883

Rudy Giuliani: Luật sư Sidney Powell không thuộc Nhóm pháp lý của Tổng thống Trump

 Bình luậnNguyễn Minh

Cựu công tố viên liên bang Sidney Powell không thuộc nhóm pháp lý của Tổng thống Donald Trump, theo một tuyên bố từ ông Rudy Giuliani, người đứng đầu nỗ lực pháp lý sau bầu cử của ông Trump.

“Sidney Powell đang tự hành nghề luật sư. Bà không phải là thành viên của nhóm pháp lý Trump. Bà cũng không phải là luật sư cho Tổng thống với tư cách cá nhân”, ông Giuliani tuyên bố.

Tổng thống Trump đã thông báo về việc bổ sung bà Powell vào nhóm pháp lý của mình một tuần trước.

Bà Powell đã xuất hiện tại một cuộc họp báo ngày 19/11 với nhóm pháp lý của ông Trump. Nhóm này cũng bao gồm cố vấn pháp lý cấp cao cho chiến dịch tranh cử của ông Trump là bà Jenna Ellis.

Bà Powell đã tích cực thúc đẩy các cáo buộc về hệ thống bỏ phiếu điện tử được sử dụng trong cuộc bầu cử năm 2020, đặc biệt là các máy móc và phần mềm do Hệ thống bầu cử Dominion vận hành. Bà đã cáo buộc rằng, hệ thống đã chuyển phiếu bầu của ông Trump cho ông Joe Biden, bằng cách giả mạo các thiết bị vật lý hoặc tấn công từ xa.

Công ty Dominion Voting Systems đã bác bỏ các cáo buộc. Một phát ngôn viên của công ty này cho biết vào ngày 22 tháng 11 rằng, phần mềm của công ty không chuyển phiếu bầu của ông Trump cho ông Biden.

Bà Powell và chiến dịch tranh cử của ông Trump đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Luật sư Powell đã đại diện cho cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn kể từ năm 2019 trong một trong những vụ án hàng đầu xuất phát từ cuộc điều tra của cố vấn đặc biệt Robert Mueller. Chiến dịch pháp lý từ nhóm của bà đã dẫn đến việc rút lại các cáo buộc chống lại ông Flynn. Đến nay, vụ việc vẫn chưa được thẩm phán liên bang quyết định.

Luật sư Powell củng cố những cáo buộc của bà về hệ thống bỏ phiếu của công ty Dominion với một bản khai có tuyên thệ được biên soạn lại từ một người tuyên bố đã chứng kiến ​​phần mềm được sử dụng để đánh cắp cuộc bầu cử cho nhà độc tài Hugo Chávez của Venezuela. Sau đó, bản khai tuyên thệ trên đã được đệ trình lên tòa án liên bang như một phần của vụ kiện của luật sư Lin Wood, một luật sư khác trong chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Đáng chú ý, một trong những tuyên bố khác mà bà Powell nói trong cuộc họp báo của chiến dịch ông Trump cũng xuất phát từ việc nộp đơn trong vụ kiện của luật sư Lin Wood. Hồ sơ cáo buộc rằng, một số khu bầu cử ở Michigan có 100% hoặc nhiều người đi bầu hơn số cử tri đã đăng ký. Thành viên thuộc đảng Cộng hòa Blog Powerline nhấn mạnh rằng các thị trấn được liệt kê là từ Minnesota, không phải Michigan.

Ngày 21/11, bà Powell cho biết, các luật sư của Tổng thống Trump sẽ sớm đệ đơn kiện theo “cực lớn”, cáo buộc rằng một số quan chức bầu cử đã bị lôi kéo vào một kế hoạch tham nhũng cùng một nhà sản xuất phần mềm bỏ phiếu nổi tiếng.

“Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng; rất nhiều, thật khó để kết hợp tất cả lại với nhau”, bà Powell nói với tờ Newsmax.

“Hy vọng rằng trong tuần này, chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng để nộp hồ sơ, và nó sẽ cực lớn. Đó là một dự án lớn để thu thập khiếu nại gian lận cùng với bằng chứng mà tôi muốn đưa vào”.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/rudy-giuliani-sidney-powell-khong-thuoc-nhom-phap-ly-cua-tong-thong-trump-105878.html

Chiến dịch Trump kháng cáo quyết định của thẩm phán quận bác bỏ vụ kiện ở Pennsylvania

 Bình luậnNguyễn Minh

Vào ngày 21/11, Thẩm phán Tòa án quận Matthew Brann đã bác bỏ vụ kiện của chiến dịch Trump, cho rằng các nguyên đơn không có tư cách để đưa ra cáo buộc. Chiến dịch cho biết họ đã kháng cáo phán quyết lên Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ.

Ngày 22/11 (giờ Mỹ), chiến dịch tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump kháng cáo việc bác bỏ vụ kiện của mình ở Pennsylvania, theo một thông báo được gửi lên tòa án liên bang.

Luật sư Rudy Giuliani, đại diện chính cho nỗ lực pháp lý sau bầu cử của ông Trump, cho biết vào hôm 21/11 rằng, việc thẩm phản Brann bác bỏ đơn kiện sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình vụ kiện lên Tối cao Pháp viện.

Cùng ngày, Tổng thống Donald Trump nói rằng, ông có thể sẽ kháng cáo một vụ kiện sau khi nó bị bác bỏ ở Pennsylvania.

Ông viết rằng: “Thẩm phán Brann, người thậm chí không cho phép chúng tôi đưa ra trường hợp hoặc bằng chứng của mình, là sản phẩm của Thượng nghị sĩ Pat Toomey của Pennsylvania & Obama, không phải là bạn của tôi. Không có gì lạ. 900.000 Phiếu bầu gian lận!”

Chiến dịch tranh cử của ông Trump đã yêu cầu tòa án chặn việc chứng nhận kết quả bầu cử ở Pennsylvania vì cho rằng cử tri ở các hạt do đảng Cộng hòa kiểm soát đã bị đối xử bất bình đẳng so với những cử tri ở các hạt do đảng Dân chủ kiểm soát.

Đơn kiện tuyên bố các cử tri ở các quận do Đảng Dân chủ kiểm soát có cơ hội sửa chữa các vấn đề xảy ra với lá phiếu vắng mặt của họ, trong khi các quan chức ở các quận của đảng Cộng hòa tuân theo luật và không đưa ra cơ hội như vậy cho cử tri.

Các nguyên đơn trong vụ kiện bao gồm chiến dịch tranh cử của ông Trump và 2 cử tri có lá phiếu gửi qua đường bưu điện bị từ chối mà không có cơ hội để sửa chữa các lỗi trên lá phiếu. Các bị cáo là Thư ký trưởng Kathy Boockvar của bang  Michigan và 7 hạt ở Pennsylvania.

Thẩm phán Brann lập luận rằng, các nguyên đơn đã không “xác định được rằng chính các bị đơn đã gây ra những lỗi này và rằng lỗi có chủ đích của họ về việc từ chối các lá phiếu được giải quyết thỏa đáng bằng cách làm mất hiệu lực phiếu bầu của những người khác”. Thẩm phán này cũng chỉ ra rằng, các nguyên đơn đã kiện các hạt mở rộng cơ hội cho cử tri để sửa chữa phiếu bầu của họ chứ không phải các hạt không cho cơ hội để làm như vậy.

“Thứ nhất, các hạt của bị đơn, theo lời biện hộ của chính các nguyên đơn, không liên quan gì đến việc từ chối khả năng bỏ phiếu của từng nguyên đơn. Các lá phiếu của các nguyên đơn đã bị từ chối bởi các hạt Lancaster và hạt Fayette, cả 2 hạt này đều không phải là một bên trong vụ kiện này”, thẩm phán Brann viết.

“Không có hạt thuộc bên bị đơn nào nhận, xem xét hoặc loại bỏ các lá phiếu của bên nguyên đơn cá nhân. Ngay cả khi giả sử rằng các hạt bị đơn cho phép các cử tri khác chữa phiếu bầu của họ một cách vi hiến, thì điều đó không thể tạo ra vị thế cho các nguyên đơn khởi kiện về việc từ chối phiếu bầu của họ”.

Việc bác bỏ vụ kiện của thẩm phán Brann diễn ra trước giai đoạn tố tụng mà chiến dịch tranh cử của ông Trump có thể đưa ra bằng chứng. Kể từ khi được đệ trình vào ngày 9/11, luật sư đại diện cho Trump đã rút khỏi vụ kiện vì bị một luật sư từ một công ty đại diện cho các bị cáo quấy rối và đe dọa qua tin nhắn thoại trên điện thoại. Chiến dịch Trump cũng đã có sửa đổi lớn đối với đơn khiếu nại ban đầu trong vụ kiện này. 

Hạn chót về chứng nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2020 của Pennsylvania là vào thứ Hai, ngày 23/11. Kết quả không chính thức cho thấy cựu Phó Tổng thống Joe Biden dẫn trước Tổng thống Trump 80.000 phiếu bầu.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump cáo buộc rằng hơn 682.000 phiếu bầu của cử tri vắng mặt đã được xử lý mà không có sự hiện diện của các quan sát viên đảng Cộng hòa, và nhiều vấn đề khác.

Theo phân tích của một nhà nghiên cứu về cơ sở dữ liệu cử tri của bang Pennsylvania, hơn 20.000 lá phiếu của cử tri vắng mặt ở tiểu bang này được đánh dấu ngày nhận trước ngày được cho là lá phiếu được gửi đi.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/chien-dich-trump-khang-cao-viec-bac-bo-vu-kien-o-pennsylvania-105855.html

Thiếu xác minh chữ ký, đội ngũ TT Trump yêu cầu bang Georgia kiểm phiếu lại

Thiện Phong

Hôm thứ Bảy (21/11), đội ngũ của Tổng thống Trump đã yêu cầu tiểu bang Georgia tiến hành kiểm phiếu lại lần nữa và xác minh chữ ký trên các lá phiếu bầu, bởi nếu không có xác minh chữ ký thì vòng kiểm phiếu đầu tiên “có cũng như không”, theo Epoch Times.

Hôm 21/11, trong một tuyên bố, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cho biết: “Hôm nay, đội ngũ tranh cử của TT Trump đã gửi đơn xin tái kiểm phiếu ở tiểu bang Georgia. Trọng tâm của chúng tôi nhằm đảm bảo rằng, mọi khía cạnh luật pháp của tiểu bang Georgia và Hiến pháp Hoa Kỳ đều được tuân thủ để mọi lá phiếu bầu hợp lệ đều được tính ở trong”.

“Tổng thống Trump và chiến dịch tranh cử của ông kiên quyết yêu cầu một cuộc tái kiểm phiếu trung thực ở tiểu bang Georgia. Trong đó cần phải bao gồm kiểm tra chữ ký và các biện pháp bảo vệ quan trọng khác. Nếu không phối hợp xác minh chữ ký, việc tái kiểm phiếu lần này cũng chỉ là một trò bịp bợm, lần nữa cho phép những lá phiếu bầu bất hợp pháp được tính vào trong”.

Yêu cầu này của đội ngũ TT Trump đã được đệ trình lên Văn phòng Tổng chưởng lý tiểu bang Georgia dưới hình thức một bức thư.

Đội ngũ Trump: Không xác minh chữ ký, việc kiểm phiếu lại chỉ là lừa đảo

Ngày 13/11, tiểu bang Georgia bắt đầu vòng kiểm phiếu lại đầu tiên. Chiều thứ Sáu 20/11, ông Brad Raffensperger – Tổng chưởng lý bang Georgia cho biết rằng sau khi hoàn thành vòng kiểm phiếu và kiểm tra thủ công đầu tiên, tiểu bang này sẽ chứng nhận kết quả bầu cử.

Tuy nhiên, đội ngũ của TT Trump đã từ chối báo cáo kiểm toán của ông Brad Raffensperger và tuyên bố rằng, việc kiểm phiếu lại thủ công của tiểu bang chưa qua các bước đối chiếu chữ ký. Bà Jenna Ellis, cố vấn pháp lý cấp cao của chiến dịch tranh cử TT Trump cũng kêu gọi không chứng nhận kết quả tái kiểm phiếu của tiểu bang Georgia.

Dựa theo kết quả kiểm toán trước mắt của tiểu bang Georgia, ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước Trump 12.670 phiếu bầu. Theo luật của tiểu bang Georgia, nếu chênh lệch phiếu bầu của ứng cử viên dưới 0,5%, ứng viên có thể yêu cầu kiểm phiếu lại. Hiện, chênh lệch giữa số phiếu của ông Joe Biden và TT Trump ở tiểu bang Georgia là 0,25%.

Thứ Bảy vừa qua, đội ngũ TT Trump cho biết trong một tuyên bố rằng, xác minh chữ ký là điều cần thiết để đảm bảo tính chính xác của việc tại kiểm phiếu.

“Nếu không đối chiếu chữ ký, việc tái kiểm phiếu cũng sẽ giả dối như kiểm phiếu ban đầu”, Tuyên bố cho biết. “Chúng tôi nhất định phải chấm dứt việc những lá phiếu bất hợp pháp cũng được tính cả vào. Hy vọng điều này sẽ sớm đến”.

Hôm Chủ nhật (22/11), TT Trump đã tweet,  “Tất cả đều là bởi việc xác minh chữ ký trên phong bì bỏ phiếu. Tại sao Đảng Dân chủ lại phải cật lực che giấu chúng? Bởi chúng tôi sẽ tìm thấy rất nhiều phiếu bầu gian lận. Tôi dám chắc rằng, những chữ ký này sẽ không ăn khớp. Đảng Cộng hòa phải chiến đấu hết sức mình, đừng để những người đó hủy đi bằng chứng!”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thieu-xac-minh-chu-ky-doi-ngu-tt-trump-yeu-cau-bang-georgia-kiem-phieu-lai.html

Luật sư của TT Trump: Các vụ kiện mới sẽ sớm được nộp ở Georgia và sẽ ‘gây sốc’

 Bình luậnNguyễn Minh

“Tôi không thể cho bạn biết ngay bây giờ, nhưng những gì sắp tới ở Georgia sẽ gây sốc, khi chúng tôi đệ trình vấn đề này lên tòa án liên bang vào thứ Hai (23/11) hoặc thứ Ba (24/11). Đó là những điều mà chúng tôi chưa từng nhắc đến trước đây. Đó cũng không phải là những gì bạn nghe được trong cuộc họp báo [vào thứ Năm (19/11)]”, luật sư Jordan Sekulow nói.

Luật sư Jordan Sekulow của Tổng thống Donald Trump cho biết, một vụ kiện sẽ được đệ trình ở bang Georgia trong tuần này, với các cáo buộc mới về những bất thường và gian lận gây sốc.

“Chúng tôi có các vụ kiện có thể sẽ được nộp ở Georgia vào thứ Hai (23/11) hoặc thứ Ba (24/11). Tôi không thể đi sâu vào chi tiết. Tôi không thể cho bạn biết ngay bây giờ, nhưng những gì sắp tới ở Georgia sẽ gây sốc, khi chúng tôi đệ trình vấn đề này lên tòa án liên bang vào thứ Hai hoặc thứ Ba. Những điều mà chúng tôi chưa từng nhắc đến trước đây. Đó cũng không phải là những gì bạn nghe được trong cuộc họp báo [vào thứ Năm (19/11)]”, ông nói với Newsmax mà không cung cấp bất kỳ chi tiết nào.

Luật sư Sekulow cho biết, những vụ kiện lần này là về điều “hoàn toàn khác” với những cáo buộc trong cuộc họp báo do các luật sư Sidney Powell, Jenna Ellis và Rudy Giuliani tổ chức.

“Chúng phải là yếu tố quyết định kết quả, nhưng tôi sẽ nói với bạn, Trung tướng [Geoff Duncan] ở Georgia, Thư ký trưởng bang Georgia [Brad Raffensperger], họ sẽ bị sốc vào Thứ Hai và thứ Ba về việc họ tranh cử kém như thế nào và họ đã tranh cử như thế nào — sẽ có bằng chứng — về việc họ điều hành cuộc bầu cử ở một trong những hạt lớn của họ kém như thế nào”, luật sư Sekulow nói.

Văn phòng của Thư ký trưởng Georgia đã không trả lời yêu cầu bình luận.

“Hãy nhìn vào cuộc giao tranh ở Georgia: Đó là giấc mơ của một luật sư, vì vậy chúng tôi phải ở đó và chúng tôi đang ở đó”, luật sư Sekulow nói thêm.

Ông Sekulow cho biết, nhóm của ông đang giải quyết một vụ kiện vi phạm Hiến pháp, trong khi các luật sư Powell, Giuliani và Ellis đang giải quyết một vụ việc liên quan đến máy bỏ phiếu và cáo buộc gian lận. Hai nhà sản xuất phần mềm bỏ phiếu — Hệ thống bỏ phiếu Smartmatic và Dominion — cho biết không có bằng chứng về hành vi gian lận trong hệ thống của họ. Cả 2 đều khẳng định không có quan hệ vể tài chính hoặc liên hệ về mặt tổ chức với nhau, cũng như không có quan hệ với các chính phủ nước ngoài.

Công ty Smartmatic được lập ra ở Venezuela nhiều năm trước bởi 3 kỹ sư, đã gây ra tranh cãi trong nhiều năm ở một số quốc gia khác nhau.

Phía công ty Dominion tuyên bố không có “vấn đề về phần mềm với hệ thống bỏ phiếu của chúng tôi”, và “không có việc chuyển đổi phiếu bầu” nào được quan sát thấy.

Công ty này cũng đề cập đến tuyên bố không có gian lận bầu cử của bộ phận an ninh mạng thuộc Bộ An ninh Nội địa vào tuần trước — cùng các tuyên bố tương tự từ các Thư ký trưởng bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Arizona về việc họ không tìm thấy bằng chứng gian lận.

Nhưng Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang Trey Trainor gần đây nói với Just The News rằng, có một lượng đáng kể bằng chứng về gian lận và bất thường.

Ông nói: “Số lượng lớn các bản tuyên thệ mà chúng tôi thấy trong những vụ kiện này cho thấy rằng trên thực tế đã có gian lận xảy ra”.

Trong khi đó, luật sư Powell cho biết, nhóm của bà sẽ đệ đơn một vụ kiện quan trọng cáo buộc gian lận trong những tuần tới.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/luat-su-trump-cho-biet-cac-vu-kien-moi-gay-soc-se-som-duoc-nop-o-georgia-105830.html

Giáo sư Harvard: Có cơ hội chiến thắng cho TT Trump

 Bình luậnDu Miên

Giáo sư danh dự khoa Luật Alan Dershowitz tại Đại học Harvard khẳng định, Tổng thống Donald Trump có thể lựa chọn một trong số nhiều con đường pháp lý để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Giáo sư Dershowitz cho biết, đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump có một số “con đường hợp hiến để chiến thắng”. Song ông nhấn mạnh, đương kim Tổng thống Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với các rào cản pháp lý trong tất cả các phương án này.

Trao đổi với Fox Business hôm 22/11, nhà luật gia của Harvard cho biết: “Ví dụ, ở Pennsylvania, họ có 2 lập luận pháp lý rất chặt chẽ. Thứ nhất, các tòa án [cấp tiểu bang] đã thay đổi những [điều luật mà] cơ quan lập pháp [bang này] đã đề ra về việc kiểm phiếu sau khi Ngày bầu cử kết thúc. Đó là vấn đề có ưu thế [cho nhóm ông Trump] tại Tối cao Pháp viện. Tôi không nhất thiết phải ủng hộ nó, nhưng đó là vấn đề [có thể] giành thắng lợi tại Tối cao Pháp viện”.

Đồng thời, đội ngũ pháp lý còn có “một vấn đề có [cơ hội chiến thắng] tại Tối cao Pháp viện về sự bảo vệ bình đẳng, [vì] một số hạt cho phép những lá phiếu bị sai sót được sửa chữa trong khi những hạt khác thì không. Vụ kiện giữa [cựu Tổng thống] Bush và ông Gore cho thấy, một lập luận Bảo vệ Bình đẳng có thể chiếm ưu thế”.

Giáo sư Dershowitz cũng là người đã bào chữa cho Tổng thống Trump trong phiên tòa luận tội phế truất tại Thượng viện vào đầu năm nay. Ông nhận định, với số phiếu dẫn trước của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden so với Tổng thống Trump, nhóm của Tổng thống có thể không tranh được đủ số phiếu bầu ở Pennsylvania.

Ông cho biết: “Lý thuyết pháp lý khác với khả năng [chiến thắng cao] mà [nhóm của ông Trump] có là về việc những chiếc máy tính, hoặc do cố tình gian lận hay do bị trục trặc, đã thay đổi hàng trăm nghìn phiếu bầu. Ngay tại đây, đã có đủ số phiếu bầu để tạo ra sự khác biệt, nhưng tôi lại không thấy bằng chứng để chứng minh điều đó. Vì vậy, trong một vụ kiện, họ không có số [phiếu cần thiết]. Trong một vụ kiện khác, họ dường như chưa có bằng chứng, có thể là họ có. Tôi chưa nhìn thấy [bằng chứng đó]. Nhưng lý thuyết pháp lý [trong vụ] đó sẽ giúp hỗ trợ họ nếu họ có những con số và họ có bằng chứng”.

Luật sư Alan Dershowitz, thành viên nhóm pháp lý của Tổng thống Donald Trump, nói chuyện với báo chí trong Phòng tiếp tân của Thượng viện trong phiên tòa luận tội phế truất ông Trump của Thượng viện tại Điện Capitol Hill ở Washington, Mỹ vào ngày 29/1/2020 (Mario Tama / Getty Images)

Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều cho đội pháp lý của ông Trump, giáo sư kiêm luật sư đánh giá.

Ông cho biết: “Bạn cần có nhân chứng, chuyên gia đã qua kiểm tra chéo và kết quả [điều tra] từ tòa án”. Vị giáo sư Harvard nói thêm rằng, một khi kết quả cuộc bầu cử được xác nhận thì không có “con đường pháp lý nào để hoàn tác điều đó”. Luật sư Dershowitz nhận định: “[Lý lẽ] mạnh nhất của họ, nếu họ có bằng chứng, là vụ về những chiếc máy tính có thể đã đảo ngược [kết quả] hàng trăm nghìn phiếu bầu”.

Tuần trước, ông Dershowitz nhấn mạnh, nếu Tổng thống Trump có thể “giữ số phiếu [Đại cử tri] của ông Biden dưới 270 phiếu, thì vấn đề sẽ được chuyển đến Hạ viện, nơi tất nhiên, có đa số đảng Cộng hòa trong số các cử tri đoàn của các bang, và bạn bỏ phiếu theo bang khi vấn đề được chuyển đến Hạ Viện”.

Ông khẳng định: “Bạn cần đến một loạt các yếu tố hy hữu để khiến điều đó xảy ra. Bạn cần phải có đủ tiểu bang, đủ Tổng chưởng lý tiểu bang, hoặc các ban ngành của tiểu bang, hoặc bất kỳ ai, Thư ký tiểu bang hoặc Thống đốc thuộc đảng Cộng hòa lên tiếng từ chối xác nhận kết quả một cách hợp pháp vì họ đang bị khiếu nại, vào ngày Cử tri đoàn họp theo luật định”.

Trong buổi phỏng vấn cùng The Epoch Times hồi tuần trước, Dân biểu Mo Brooks (thuộc đảng Cộng hòa) cũng từng là một cựu công tố viên cho biết, Quốc hội sẽ là cơ quan mang quyền lực “lên tiếng sau cùng về việc chấp nhận hay từ chối” các phiếu bầu của Đại cử tri đoàn.

Dân biểu Brooks tuyên bố: “Quốc hội có quyền tuyệt đối [trong việc] phủ quyết các phiếu bầu Đại cử tri đoàn từ bất kỳ tiểu bang nào, mà chúng tôi tin rằng [tiểu bang đó] có một hệ thống bầu cử tồi tệ đến mức bạn không thể tin tưởng vào kết quả bầu cử mà tiểu bang gửi cho chúng tôi. Và tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ bang nào sử dụng hệ thống bầu cử mà tôi không tin tưởng”.

Ông cho biết: “Vào 1 giờ chiều ngày 6/1/2021 (giờ Mỹ), 50 bang sẽ báo cáo với Quốc hội; Chủ tịch của Thượng viện sẽ chủ trì cuộc họp này”, và “sẽ báo cáo với Quốc hội những gì họ tranh luận về kết quả [từ] Đại cử tri đoàn ở bang của họ”.

Chủ tịch Thượng viện Mỹ, theo quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ, chính là Phó Tổng thống Mike Pence – phó tướng của đương kim Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/van-co-mot-so-co-hoi-hien-dinh-de-tt-trump-gianh-chien-thang-106060.html

Bất chấp cuộc chiến pháp lý, Biden đang chọn nhân sự cho chính quyền mới

Lục Du

Bất chấp các vụ kiện gian lận bầu cử mới chỉ bắt đầu, ông Biden vẫn đang lên kế hoạch bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền mới. Dự kiến ông sẽ bắt đầu việc này vào thứ Ba (24/11). Ông cũng dự định tổ chức buổi lễ nhậm chức thu nhỏ vì lo ngại dịch viêm phổi Vũ Hán, các phụ tá của Biden cho biết thông tin hôm Chủ nhật (22/11), theo Reuters.

Ron Klain, người được Biden chọn làm “Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc”, đang thúc gục chính quyền Trump, cụ thể là Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (GSA), công nhận Biden chiến thắng để mở đường cho việc chuyển giao quyền lực.

“Một số lượng kỷ lục người Mỹ đã từ chối nhiệm kỳ tổng thống của Trump và kể từ đó Donald Trump từ chối nền dân chủ”, Klain nói với chương trình “Tuần này” của ABC.

Hôm thứ Năm (19/11), Joe Biden tuyên bố ông đã chọn được bộ trưởng tài chính cho chính quyền của mình.

Các đồng minh của Biden cũng cho biết ông có thể công bố lựa chọn ngoại trưởng ngay trong tuần này. Hai ứng viên được ông Biden nhắm tới là cựu cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice và nhà ngoại giao kỳ cựu Antony Blinken.

Trong khi đó, nhóm pháp lý của Tổng thống Trump đang chuẩn bị những bước cuối cùng cho vụ kiện gian lận bầu cử.

Hôm thứ Bảy (21/11), bà Sidney Powell, cựu luật sư của Tổng thống Trump, nói rằng nhóm pháp lý của ông Trump đã có những thông tin “bùng nổ”, dự định sẽ đệ đơn kiện tiểu bang Georgia trong tuần này. Bà cũng cho biết, Thống đốc và Ngoại trưởng của tiểu bang Georgia bị nghi ngờ nhận tiền hoa hồng của hãng phần mềm bầu cử Dominion.

“Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng, nhiều đến mức rất khó để kết hợp tất cả những thông tin này lại với nhau […] Đây là một dự án đồ sộ”, bà Powell nói thêm.

“Hàng trăm hàng nghìn tội phạm trong các nhà tù của chúng ta đều không nặng bằng tội của những người này”. Bà Powell nói: “Rất có thể Georgia là tiểu bang đầu tiên mà [chúng] tôi muốn phá giải”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bat-chap-tat-ca-biden-dang-chon-nhan-su-cho-chinh-quyen-moi.html

Tổng thống đắc cử Biden sắp công bố thành viên nội các đầu tiên

Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ công bố thành viên nội các đầu tiên vào ngày 24/11 và đang lên kế hoạch cho lễ nhậm chức với quy mô thu hẹp so với truyền thống vì đại dịch COVID-19, Reuters đưa tin, dẫn lời trợ lý của ông.

Hãng tin Anh đưa tin tiếp rằng ông Biden đang đặt nền móng cho tân chính quyền, bất chấp việc Trump từ chối thừa nhận thất bại.

Kể từ khi ông Biden được truyền thông và công ty nghiên cứu Edison Research dự báo là người đắc cử, Tổng thống Trump đã tiến hành nhiều vụ kiện và gây áp lực nhằm chặn quan chức các tiểu bang xác nhận kết quả bầu cử, theo Reuters.

Nói trên chương trình “This Week” của kênh ABC, ông Ron Klain, người được Tổng thống đắc cử Biden lựa chọn làm Chánh văn phòng Nhà Trắng, một lần nữa thúc giục chính quyền Trump, nhất là Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp của liên bang, chính thức công nhận chiến thắng của ông Biden để ông có thể tiếp cận các nguồn lực cho quá trình chuyển giao quyền lực, theo Reuters.

Từ tiểu bang nhà Delaware, ông Biden đã thông báo lựa chọn cho các vị trí tại Nhà Trắng. Ông Klain cho biết rằng tổng thống đắc cử sẽ công bố “các lựa chọn thành viên nội các đầu tiên vào thứ Ba này (24/11)”, nhưng từ chối tiết lộ thêm chi tiết.

Hôm 19/11, ông Biden cho biết đã chọn được bộ trưởng tài chính. Reuters dẫn lời các đồng minh của ông cho biết rằng lựa chọn cho vị trí ngoại trưởng có thể được công bố sớm nhất là tuần này.

Ông Klain được Reuters trích lời nói rằng buổi lễ nhậm chức của ông Biden ngày 20/1 sẽ giảm bớt quy mô so với truyền thống vì đại dịch COVID-19.

https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD-biden-s%E1%BA%AFp-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-th%C3%A0nh-vi%C3%AAn-n%E1%BB%99i-c%C3%A1c-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn/5672300.html

Thủ lĩnh BLM yêu cầu Biden hỗ trợ lộ trình bãi bỏ nhà tù

Ngọc Mai

Các thủ lĩnh của Black Lives Matter (BLM) muốn có một cuộc họp với chính quyền Biden-Harris và yêu cầu họ ủng hộ dự luật BREATHE, trong đó có mục bao gồm lộ trình “xóa bỏ nhà tù”.

Theo Daily Wire, dự luật này được BLM ca tụng là “một sự tái định nghĩa triệt để về an toàn công cộng, chăm sóc cộng đồng và cách chúng ta dùng tiền trong xã hội”. Tuy nhiên trung tâm của nó tập trung vào

các nỗ lực pháp luật, đưa ra một danh sách yêu cầu chỉ với mục đích phù hợp cho những nhà lập pháp cực tả.

Theo đó, Patrisse Cullors, người đồng sáng lập BLM và là một người theo chủ nghĩa Mác, đang yêu cầu chính quyền của Biden (nếu được bầu chính thức) thông qua dự luật này trong 100 ngày đầu tiên, theo Hollywood reporter.

Bản tóm tắt của dự luật yêu cầu Bộ Tư pháp và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ xây dựng một kế hoạch “để giảm hoàn toàn số người bị bỏ tù trong các cơ sở giam giữ liên bang trong vòng 10 năm” và “ban hành lệnh cấm liên bang về việc xây mới nhà tù, phòng giam, và trại giam giữ người nhập cư và thanh niên”.

Ngoài ra, theo Foxnews, dự luật BREATHE sẽ thành lập một ủy ban để nghiên cứu các khoản bồi thường, trao quyền bỏ phiếu cho những người nhập cư không có giấy tờ, hợp pháp hóa tất cả các tội về ma túy, chấm dứt hợp tác với các cơ quan nhập cư, thí điểm các chương trình về thu nhập cơ bản toàn cầu, và các thay đổi lớn khác.

Dự luật cũng đưa ra đề xuất rằng các khoản tiền tiết kiệm có được từ việc cắt giảm hoạt động thực thi pháp luật hình sự sẽ được chuyển cho các cộng đồng thiểu số.

Tuần trước, Cullors đã viết một bài luận trên tờ Teen Vogue chỉ rõ rằng bà không chỉ hy vọng chính quyền Biden thông qua dự luật BREATHE. Bà tin rằng Biden-Harris nên sử dụng pháp luật để “trả nợ” vì đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng da đen.

Hiện nhóm Biden-Harris vẫn chưa trả lời liệu họ có gặp bà Cullors hay không.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-linh-blm-yeu-cau-biden-ho-tro-lo-trinh-xoa-bo-canh-sat-nha-tu.html

Bầu cử Mỹ 2020: Joe Biden sẽ công bố nội các mới ngày 24/11

Minh Anh

Bất chấp việc ông Donald Trump tiếp tục cản trở chuyển giao quyền lực, tổng thống tân cử Joe Biden cho biết sẽ công bố thành phần chính phủ mới vào ngày 24/11/2020.

Trên kênh truyền hình ABC, Ron Klain, chánh văn phòng tổng thống tương lai, nói rằng « Quý vị sẽ biết những thông tin bổ nhiệm đầu tiên của chính phủ tổng thống tân cử ngay từ thứ Ba, 24/11. ». 

Theo AFP, Joe Biden đã bổ nhiệm nhiều nhân vật thân cận làm cố vấn tại Nhà Trắng, nhưng giới quan sát vẫn hồi hộp chờ đợi một chính phủ « đại diện cho nước Mỹ », đa dạng và bình đẳng nam – nữ như ông đã hứa.

Còn theo tiết lộ của New York Times và hãng tin Bloomberg, Joe Biden dự định giao chức ngoại trưởng cho nhà ngoại giao Antony Blinken.

Nga sẵn sàng làm việc với bất kỳ ai được tuyên bố thắng cử

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, hôm Chủ Nhật 22/11/2020 tuyên bố ông sẵn sàng làm việc với bất kỳ lãnh đạo nào của Mỹ và ông sẽ gởi lời chúc mừng đến người nào sẽ được tuyên bố chiến thắng trong kỳ bầu cử ngày 03/11/2020.

Tuy nhiên, nguyên thủ Nga còn nói thêm rằng người thắng cử phải được chỉ định hoặc được phe đối thủ nhìn nhận thất bại, hoặc sau khi kết quả chính thức được công bố một cách hợp pháp và hợp lệ.

AFP nhắc lại, cho đến lúc này, chính quyền Matxcơva vẫn chưa có một lời bình luận nào về tình hình ở Mỹ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201123-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-2020-joe-biden-s%E1%BA%BD-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-n%E1%BB%99i-c%C3%A1c-m%E1%BB%9Bi-ng%C3%A0y-24-11

Trung Quốc đã có được RCEP. Biden sẽ đưa Mỹ trở lại TPP?

Khi còn đang trong chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái, ông Joe Biden nói rằng nếu được bầu là tổng thống, ông sẽ đàm phán lại hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi ngay sau khi nhậm chức. Giờ đây là tổng thống đắc cử và trước việc Trung Quốc vừa ký kết hiệp định thương mại lớn nhất thế giới với khối châu Á Thái Bình Dương (RCEP), trong đó không có Mỹ, liệu ông Biden sẽ đưa Washington trở lại TPP hay gia nhập RCEP để Bắc Kinh không thể “tự do đặt ra các quy tắc thương mại cho thế kỷ 21” như ông từng nói?

Hiệp định thương mại TPP, mà nay đã trở thành CPTPP sau khi 11 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương ký kết mà không có Mỹ, đã có thể đặt khoảng 40% nền kinh tế thế giới về phía Hoa Kỳ – so với tỷ trọng của Trung Quốc là khoảng 20% GDP toàn cầu, theo nhận định của Giáo sư Đại học Harvard Graham Allison, người từng là trợ lý bộ trưởng quốc phòng dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

Chính phủ Tổng thống Obama đã thương thảo TPP với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Dù được 12 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nhật, Canada, Úc và Việt Nam, ký kết vào tháng 2/2016 nhưng hiệp định được kỳ vọng là lớn nhất khi gói trọn 1/3 lượng thương mại toàn cầu không được Quốc hội Mỹ thông qua trước khi ông Obama kết thúc nhiệm kỳ cuối cùng của mình.

Ngay khi nhậm chức vào tháng 1/2017, Tổng thống Trump đã lập tức rút Mỹ ra khỏi hiệp định này khiến 11 quốc gia còn lại phải tái đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 3/2018.

Việc Trung Quốc có mặt trong RCEP và Mỹ không có mặt trong bất kỳ một hiệp định thương mại nào ở châu Á có nghĩa rằng các công ty của Mỹ sẽ bất lợi ở khu vực này.

Murray Hiebert, nhà nghiên cứu cấp cao của CSIS

Ông Biden, người ủng hộ mạnh mẽ TPP khi là phó Tổng thống dưới thời ông Obama, từng nói trong một buổi tranh luận với các đối thủ tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ hồi tháng 1/2019 rằng ông sẽ đàm phán lại TPP nếu trở thành tổng thống.

“Hoặc là Trung Quốc sẽ đặt ra các quy tắc thương mại của thế kỷ 21 hoặc là chúng ta sẽ làm điều đó,” ông Biden nói trong buổi tranh luận ở Detroit.

Cũng trong thời gian tranh cử vào năm ngoái, ông Biden nói với trung tâm nghiên cứu Council on Foreign Relations rằng dù TPP không phải là một hiệp định hoàn hảo, nhưng nó là một phương thức tốt cho các quốc gia cùng tập hợp lại “để kiềm chế sự thái quá của Trung Quốc.”

Cạnh tranh Mỹ-Trung

Kể từ sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Trung Quốc đã quyết tâm hơn trong việc hoàn thành một hiệp định cạnh tranh có tên RCEP. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đã cùng 14 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, ký kết RCEP, hiện là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới khi bao phủ 1/3 dân số và GDP toàn cầu, tại Hà Nội qua hình thức trực tuyến hôm 15/11 sau 8 năm đàm phán.

Việc thương thảo RCEP – hiệp định của khối 10 quốc gia ASEAN và 5 nước khác trong khu vực Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Nhật và New Zealand – được bắt đầu vào năm 2013 trong khi các cuộc thương lượng của TPP đang được tiến hành. Do sự vắng mặt của Trung Quốc trong hiệp định TPP mà Mỹ là nước dẫn đầu, nhiều nhà quan sát cho rằng RCEP là một phương thức để Bắc Kinh đối trọng sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Hoàn toàn có khả năng là Chính quyền Biden sẽ xem xét Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Phiên bản gốc của hiệp định này, TPP, đã được thay đổi để mở ngỏ những khả năng cho việc giải quyết những quan ngại của Hoa Kỳ trong trường hợp Mỹ quyết định tham gia trở lại.

Carl Thayer, Giáo sư Đại học New South Wales

Việc hiệp định thương mại do Trung Quốc hậu thuẫn này được ký kết sẽ là một sự bất lợi cho ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo ông Murray Hiebert, thành viên cao cấp của Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ ở Washington

“Việc Trung Quốc có mặt trong RCEP và Mỹ không có mặt trong bất kỳ một hiệp định thương mại nào ở châu Á có nghĩa rằng các công ty của Mỹ sẽ bất lợi ở khu vực này,” ông Hiebert nói với VOA. “Các

công ty của Mỹ sẽ phải trả thuế cao hơn khi bán hàng cho Trung Quốc so với các nước cạnh tranh khác (là thành viên RCEP) như Nhật và Úc do đó (các công ty Mỹ) có thể sẽ mất đi thị trường.”

Nhà nghiên cứu của CSIS còn cho rằng Trung Quốc cũng sẽ có mặt khi các quốc gia châu Á đặt ra các luật lệ thương mại mà có thể “làm cho các công ty của Mỹ bị bỏ lại xa ở phía sau.”

Các chuyên gia đều cho rằng RCEP là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cả sức mạnh của Trung Quốc và ảnh hưởng đang suy yếu của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo tạp chí Time, các nhà quan sát đều lưu ý rằng ngay cả các đồng minh trong hiệp ước của Mỹ, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc, cũng chuyển sang thương lượng với Trung Quốc khi không có giải pháp thay thế.

Biden và TPP

“Khi việc hội nhập kinh tế ở châu Á có sự tham gia của Trung Quốc tiến triển theo RCEP, nó có thể thúc đẩy và tạo thêm áp lực khiến ông Biden nghĩ rằng Mỹ cần quay trở lại TPP,” Keisuke Hanyuda, CEO của tập đoàn Owls Consulting Group Inc. và là cựu quan chức bộ Thương mại Nhật Bản tham gia đàm phán TPP nói với Japan Times.

Chính quyền của ông (Biden) sẽ phải cân bằng lợi ích trong nước và tái đàm phán TPP theo cách tương tự với phiên bản ban đầu

Graham Allison, Giáo sư Đại học Harvard

Anh đang có nguyện vọng muốn gia nhập CPTPP – phiên bản mới của TPP – với sự ủng hộ của Việt Nam và Nhật Bản, và điều này, theo các giới chức Nhật Bản, có thể làm “tăng sự hấp dẫn” đối với chính quyền Biden, được cho là muốn hợp tác với các đồng minh để gây sức ép lên Trung Quốc.

Theo Japan Times, Nhật Bản đang hy vọng việc RCEP được ký kết sẽ thúc đẩy Mỹ quay trở lại một khuôn khổ thương mại đa quốc gia mặc dù việc trở lại của Washington là không dễ dàng vì nó đòi hỏi sự ủng hộ của cả Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.

“Hoàn toàn có khả năng là Chính quyền Biden sẽ xem xét Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương,” Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales nói với VOA. “Phiên bản gốc của hiệp định này, TPP, đã được thay đổi để mở ngỏ những khả năng cho việc giải quyết những quan ngại của Hoa Kỳ trong trường hợp Mỹ quyết định tham gia trở lại.”

Tuy nhiên, vị giáo sư người Mỹ đang sống ở Úc và chuyên theo dõi các vấn đề khu vực, không cho rằng Chính quyền Biden có thể gia nhập CPTPP vì hai lý do mà ông đưa ra.

“Trước hết, một Thượng viện do đảng Cộng hoà thống trị nhiều khả năng sẽ không thông qua hiệp ước thương mại này,” GS Thayer nói. “Thứ hai, các thành viên đảng Dân chủ bị chia rẽ về vấn đề hiệp định thương mại đa phương và sẽ không muốn làm bùng lên vấn đề có khả năng gây ra sự bất đồng.”

Theo GS Thayer, Chính quyền Biden nhiều khả năng sẽ tìm cách thương lượng song phương để cải thiện các điều khoản thương mại với từng nước cụ thể.

Nhận định về khả năng của Chính quyền Biden trong việc đưa Mỹ quay trở lại hiệp định thương mại với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, GS Allison cho rằng đây sẽ là một “thách thức khó khăn” nhưng là một điều mà Tổng thống đắc cử Biden “sẽ quan tâm tới.”

“Chính quyền của ông ấy sẽ phải cân bằng lợi ích trong nước và tái đàm phán TPP theo cách tương tự với phiên bản ban đầu,” GS Đại học Harvard nói.

Những loại thuế quan mà Mỹ áp lên Trung Quốc không làm “thay đổi Trung Quốc” nhưng “tái gia nhập hiệp định thương mại Thái Bình Dương sẽ có thể làm được điều đó.”

Wendy Cutler, Phó Chủ tịch và Giám đốc điều hành Asia Society

TPP đã không được Quốc hội Mỹ thông qua sau khi có sự bất đồng ý kiến từ cả các thành viên đảng Dân chủ và Cộng hoà về sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ với các đối thủ nước ngoài trong hiệp định này.

Theo nhà nghiên cứu Hiebert của CSIS, nhiều thành viên của cả hai đảng của Quốc hội Mỹ có cái nhìn tiêu cực về những thoả thuận thương mại đa phương và ông Biden “sẽ phải rất khó khăn để có thể có được sự ủng hộ của quốc hội đối với một hiệp định thương mại như vậy.”

RCEP là “một hồi chuông thức tỉnh nữa cho nước Mỹ” về cuộc cạnh tranh thương mại, theo Phó Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Asia Society, Wendy Cutler. Cựu quan chức về thương mại của chính phủ Mỹ cho rằng những loại thuế quan mà Mỹ áp lên Trung Quốc, đặc biệt từ cuộc chiến thương mại do chính quyền Trump khởi xướng từ 2018 chống lại Bắc Kinh, không làm “thay đổi Trung Quốc” nhưng “tái gia nhập hiệp định thương mại Thái Bình Dương sẽ có thể làm được điều đó.” Cùng nhận định trên, nhà nghiên cứu Hiebert của CSIS cho rằng với việc Mỹ có mặt trong TPP, cùng với Nhật, Úc, Singapore, Việt Nam và những nước khác, Trung Quốc “sẽ cảm thấy bị áp lực hơn từ một liên minh của các quốc gia, chứ không chỉ một mình Washington, cùng chống lại (Bắc Kinh).”

Ông Biden, người tuyên bố thắng cử tổng thống Mỹ hôm 7/11, không cho biết liệu ông sẽ tái gia nhập hiệp định này hay không trong một buổi họp báo hôm 16/11 ở Delaware, nhưng vị tổng thống đắc cử nói sẽ công bố một kế hoạch chi tiết vào ngày 21/1 năm sau, tức 1 ngày sau lễ nhậm chức tổng thống. Tại cuộc họp báo này, ông nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ cần phải cùng kết hợp với các nền dân chủ khác để cùng họ, chứ không phải Trung Quốc, có thể đặt ra những luật lệ về thương mại.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-da-co-duoc-rcep-biden-se-dua-my-tro-lai-tpp/5672828.html

‘Thực tế đã có gian lận xảy ra’, Chủ tịch FEC Trey Trainor khẳng định

 Bình luậnDu Miên

Trong cuộc phỏng vấn với “Just The News AM” hôm 20/11, chủ tịch Trainor cho biết: “Số lượng lớn các bản tuyên thệ mà chúng tôi thấy trong những trường hợp này cho thấy rằng, trên thực tế đã có gian lận xảy ra”.

Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC) Trey Trainor khẳng định, các bản lời khai nhân chứng từ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cho thấy, gian lận đã xảy ra trong cuộc tổng tuyển cử hồi đầu tháng 11.

Trong cuộc phỏng vấn với “Just The News AM” hôm 20/11, chủ tịch Trainor cho biết: “Số lượng lớn các bản khai tuyên thệ mà chúng tôi thấy trong những trường hợp này cho thấy rằng, trên thực tế đã có gian lận xảy ra”.

Ông nói rằng điều quan trọng là phải có sự minh bạch xung quanh quá trình bầu cử và việc trả lời các câu hỏi do chiến dịch Trump đưa ra về tính liêm chính của cuộc bầu cử là “rất quan trọng đối với tính hợp pháp của nhiệm kỳ tổng thống”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Carrie Sheffield, ông Trainor đặc biệt đề cập đến lời tuyên thệ của Steven Miller, giáo sư toán học tại Đại học Williams.

Miller — chuyên gia về lý thuyết số phân tích và sabermetrics — đã cảnh báo về gần 100.000 lá phiếu ở Pennsylvania có dấu hiệu gian lận cử tri, sau khi phân tích dữ liệu bầu cử và phỏng vấn qua điện thoại.

Nhà toán học Miller khẳng định, có khoảng 89.397 đến 98.801 lá phiếu được yêu cầu bởi một cử tri không phải thành viên đã đăng ký của đảng Cộng hòa, hoặc được yêu cầu và gửi trả lại nhưng không được tính.

Chủ tịch FEC Trainor cho biết, ông Miller rõ ràng đủ tiêu chuẩn làm nhân chứng chuyên môn tại hầu hết các tòa án ở Hoa Kỳ, và tòa án sẽ phải xem xét thông tin mà nhà toán học cung cấp.

Ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ The Epoch Times.

Nhóm của ông Trump trình bày các bằng chứng giữa cuộc chiến pháp lý

Rudy Giuliani và Sidney Powell là 2 luật sư hàng đầu trong cuộc chiến pháp lý của chiến dịch Tổng thống Trump về quá trình bầu cử diễn ra trong tháng 11. Hai vị luật sư kiêm cựu công tố viên này đã trình bày những bằng chứng của họ về những cáo buộc gian lận bầu cử và những bất thường trong cuộc họp báo hôm 19/11.

Luật sư Jenna Ellis của nhóm gọi buổi họp báo là một “tuyên bố khởi đầu” cho các cuộc chiến pháp lý sắp tới. Nhóm pháp lý của Tổng thống Trump khẳng định có rất nhiều bản tuyên thệ ủng hộ các cáo buộc của họ.

“Trong trường hợp của Michigan, chúng tôi có 220 bản khai. Không phải tất cả đều được công khai, nhưng 8 trong số chúng [đã được công bố]”, luật sư Giuliani nói.

The Epoch Times không thể xác minh những bản tuyên thệ đó một cách độc lập.

Các quan chức chính phủ khác nhau ở cấp tiểu bang và địa phương đã xác nhận các báo cáo về gian lận cử tri. Những cáo buộc này bao gồm cả việc những quan sát viên bầu cử của đảng Cộng hòa bị chặn khỏi các địa điểm kiểm phiếu, bỏ phiếu nhân danh người đã chết và các quy tắc bầu cử bị thay đổi bởi các thẩm phán hoặc quan chức nhưng lại bỏ qua cơ quan lập pháp của tiểu bang, và còn nhiều cáo buộc khác nữa.

Theo luật liên bang, nếu một nhân chứng cố ý khai man trong bản lời khai có tuyên thệ ,thì người đó có thể bị buộc tội khai man và có thể phải đối mặt với 5 năm tù giam và/hoặc kèm tiền đóng phạt.

Hiện không rõ nhóm của Tổng thống Trump sẽ trình bày bao nhiêu bản tuyên thệ trước tòa, vì hầu hết các bản khai tuyên thệ vẫn chưa được công khai.

Theo nhận xét của luật sư Powell trong cuộc phỏng vấn với Fox Business hôm 20/11, nhóm pháp lý của Tổng thống Trump đang làm việc trong ít nhất 2 mảng.

“Tôi đang tập trung nhiều hơn vào công nghệ và gian lận, và ông ấy [Giuliani] đang phụ trách [về] từng nhân chứng”, luật sư Powell cho biết.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/thuc-te-da-co-gian-lan-xay-ra-chu-tich-fec-trey-trainor-khang-dinh-105873.html

Sidney Powell: Công ty Dominion dần ‘biến mất’, FBI và CIA đều đã ‘nhúng chàm’

 Bình luậnDu Miên

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “The Howie Carr Show” hôm 20/11, luật sư Sidney Powell tiết lộ, giám đốc chiến lược sản phẩm và bảo mật của công ty Dominion Voting Systems đã biến mất, đồng thời 2 trụ sở chính của công ty này tại Canada và Mỹ đều đã đóng cửa.

Ngày 20/11, luật sư kiêm cựu công tố viên Sidney Powell đã tham gia trả lời phỏng vấn trong chương trình “The Howie Carr Show” của Newsmax. Khi được hỏi về Eric Coomer,  giám đốc chiến lược sản phẩm và bảo mật của Dominion, nữ luật sư khẳng định người này đã biến mất “không thấy tăm hơi”.

Ngoài ra, bà cũng cho biết thêm rằng, văn phòng chính của Dominion tại Canada đã đóng cửa, còn chi nhánh tại Denver, Mỹ đã nhanh chóng di dời. Luật sư Powell tuyên bố, các văn phòng này đều chứa đầy những tài liệu và vật dụng có thể làm bằng chứng, nhưng đáng tiếc FBI lại không có động thái gì.

Được biết, văn phòng của Dominion tại Canada tọa lạc cùng địa chỉ với một tổ chức thuộc sở hữu của ông George Soros – nhà tài phiệt thiên tả của Mỹ.

Bà khẳng định, đáng lý FBI cần phải vào cuộc ngay lập tức, như vậy đã có thể thu giữ và niêm phong toàn bộ chỗ máy kiểm phiếu, và họ đã có thể bắt đầu lưu trữ đồng thời kiểm tra toàn bộ các hệ thống phần mềm được dùng trong bầu cử.

Eric Coomer của Dominion – Mối liên hệ với Antifa và lời khẳng định sẽ lo liệu về Tổng thống Trump

Người dẫn chương trình của Newsmax tiết lộ, Eric Coomer tốt nghiệp từ trường Đại học Berkeley của bang California, và có cáo buộc cho rằng người này đã tham gia một cuộc họp trực tuyến với Antifa – lực lượng cực đoan thiên tả với tư tưởng vô chính phủ đã gây ra hàng loạt cuộc bạo động trên đường phố Mỹ trong năm nay, cùng với phong trào Black Lives Matter.

Thông tin cho biết, khi tham gia cuộc họp này, Eric Coomer đã tuyên bố: “Không cần lo lắng về Trump, tôi sẽ đảm bảo khiến ông ta thua trong cuộc bầu cử”.

Luật sư Sidney Powell xác nhận thông tin này hoàn toàn đúng sự thật và khẳng định, nhóm của bà đã có một bản khai tuyên thệ liên quan đến vấn đề này, kèm một bản sao của cuộc gọi nêu trên.

Liệu có phải toàn bộ hệ thống an ninh và tư pháp của Mỹ đã ‘nhúng chàm’?

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, luật sư Sidney Powell thẳng thắn tuyên bố, khi nhóm pháp lý của Tổng thống Trump hoàn thành hồ sơ vụ kiện và công bố loạt bằng chứng với khối lượng khổng lồ mà họ thu được, đó sẽ là nỗi hổ thẹn lớn nhất đối với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Cơ quan An ninh Quốc gia, Bộ An ninh Nội địa, FBI và cả CIA vì đã “ngó lơ” toàn bộ những vụ việc này. Bà khẳng định, chắc chắn CIA có nhúng tay trong các vấn đề này.

Tuy nhiên, bà không loại trừ khả năng các cơ quan và tổ chức còn lại có thể đã biết đến những bằng chứng này, và họ đang bí mật sử dụng chúng cho những cuộc điều tra hoặc các kế hoạch riêng.

Mặc dù vậy, nữ luật sư vẫn thẳng thừng bày tỏ quan điểm rằng, Giám đốc CIA là bà Gina Haspel đáng lý không nên được nhận chức vụ đó và bà ấy lẽ ra phải bị sa thải từ lâu. Bà Powell cũng đặt nghi vấn tương tự “trong hàng tháng qua” đối với Giám đốc FBI Christopher Wray, và một loạt các nhân vật khác trong các tổ chức này.

Cựu công tố viên còn tiết lộ, có thông tin cho biết, một nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tham gia một buổi hội nghị trực tuyến có bao gồm Bernie Sanders – Thượng nghị sĩ có quan hệ mật thiết với đảng Dân chủ và thành viên đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez (AOC). Theo lời bà Powell, buổi hội nghị có mục đích hướng dẫn các quan chức này thực hiện các hành vi chống phá phá hoại ngay tại các cơ quan tổ chức nơi họ đương nhiệm, và có đến hàng trăm quan chức Mỹ tham gia cuộc gọi này.

Cuộc ‘đại đào tẩu’ của Dominion? Giám đốc hủy phiên điều trần – Hơn 100 nhân viên xóa tài khoản trên LinkedIn

Dù đã cam kết tham dự một phiên điều trần của Ủy ban giám sát chính phủ ở tiểu bang Pennsylvania, nhưng vào ngày 20/11, các nhà lập pháp bang này cho biết, công ty Dominion đã rút lui vào giờ chót.

Hạ nghị sĩ Seth Grove thuộc đảng Cộng hòa điều hành Ủy ban Giám sát Chính phủ phát biểu: “Các thành viên của Ủy ban chính quyền tiểu bang mong muốn được giải quyết công khai hàng loạt cáo buộc đối với công ty Dominion Voting Systems, theo một hình thức cho phép đối thoại cởi mở và trung thực. Tôi đã rất ấn tượng trước thái độ sẵn sàng của Dominion Voting Systems trong việc giải quyết các cáo buộc để giúp 1,3 triệu người dân Pennsylvania sử dụng máy bỏ phiếu của họ cảm thấy thoải mái, bao gồm cả các nhân tôi”.

Tuy nhiên, “đáng tiếc là tối hôm qua, công ty Dominion Voting Systems đã thuê luật sư đại diện và rút lại cam kết của họ”, ông Grove cho biết thêm.

Đồng thời, ông cũng đặt ra những nghi vấn: “Nếu các sản phẩm của Dominion thành công và hoạt động như dự kiến, tại sao Dominion không tận dụng cơ hội để báo cáo về thành công của nó? Không lẽ việc

phải nói rằng: ‘Máy bỏ phiếu của chúng tôi đã hoạt động chính xác như đã hứa và chúng [cho kết quả] chuẩn xác 100%’, là khó lắm hay sao?”.

Ngoài ra, trên Internet hiện đang lan truyền thông tin rằng, chỉ vài ngày sau Ngày bầu cử 3/11, hơn 100 trong số 243 nhân viên Dominion đã xóa hồ sơ dữ liệu của họ trên LinkedIn.

Nếu số liệu này là chuẩn xác, thì tức là hơn 40% số nhân viên của Dominion đã biến mất, số còn lại thì có vẻ như đang ở Serbia, hoặc các trụ sở khác của công ty tại châu Âu

Vào ngày 6/11, ba ngày sau Ngày bầu cử, có 243 nhân viên trên LinkedIn. Nhưng tới ngày 16/11, chỉ còn lại 140 hồ sơ cá nhân. Đây hoàn toàn không phải là dấu hiệu tốt lành đối với một công ty đang làm ăn phát đạt.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/sidney-powell-cong-ty-dominion-dan-bien-mat-fbi-va-cia-deu-da-nhung-cham-105870.html

Tướng Flynn khẳng định: Bà Sidney Powell vẫn đang tham gia và sẽ chứng minh các gian lận bầu cử

 Bình luậnDu Miên

Cựu quan chức chính quyền Tổng thống Trump là Tướng Michael Flynn cho biết, luật sư Sidney Powell đang “giữ nguyên phong độ” và sẽ chứng minh được những hành vi gian lận trong cuộc bầu cử vừa qua. Tuyên bố này được đưa ra, sau khi nhóm pháp lý của Tổng thống Trump cho biết bà Powell không làm việc cho chiến dịch của ông Trump vào tối ngày 22/11 (tức rạng sáng 23/11 tại Việt Nam).

Sau lời tuyên bố về nữ luật sư từ cựu Thị trưởng New York và luật sư chiến dịch Tổng thống Trump là ông Rudy Giuliani, Tướng Flynn thông báo trên Twitter rằng, luật sư Powell – đại diện pháp lý của ông trong một vụ kiện trước đó – “đã bị cấm [đăng bài] trên Twitter trong 12 giờ qua”.

Ông cho biết: “Bà ấy hiểu thông cáo báo chí của Nhà Trắng và đồng ý với điều đó. Bà ấy vẫn đang trong quá trình để chứng minh vụ gian lận bầu cử lớn có chủ ý này, vốn đã cướp đi số phiếu bầu từ #WeThePeople [Chúng ta, Nhân dân] dành cho Tổng thống Trump và các ứng cử viên đảng Cộng hòa khác”.

Tối Chủ nhật (22/11), ông Giuliani thông báo: “Bà Sidney Powell đang hành nghề luật sư một mình. Bà ấy không phải là thành viên của Đội pháp lý [của Tổng thống] Trump. Bà ấy cũng không phải là luật sư cho Tổng thống với tư cách cá nhân”. Cựu Thị trưởng New York không giải thích thêm chi tiết sau tuyên bố này.

Tuần trước, Tổng thống Donald Trump cho biết, bà Powell tham gia với tư cách là một phần trong đội ngũ pháp lý và các đại diện của ông. Luật sư Powell đã xuất hiện cùng với ông Giuliani và cố vấn pháp lý Jenna Ellis của ông Trump vài ngày sau đó, đưa ra tuyên bố về việc các công ty phần mềm bỏ phiếu có liên quan đến một âm mưu xuyên quốc gia nhằm đảo ngược kết quả cuộc bầu cử.

Dominion Voting Systems, một trong những công ty phần mềm mà bà đề cập, đã mạnh mẽ bác bỏ những tuyên bố này. Trao đổi với Fox News, người phát ngôn của công ty có trụ sở tại Toronto khẳng định, việc chuyển phiếu bầu từ Tổng thống Trump sang cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden là hoàn toàn không khả thi.

Bà Powell đã nhắc đến một bản tuyên thệ được biên tập lại một phần, từ một nhân tuyên bố đã chứng kiến ​​phần mềm của Dominion được sử dụng để đánh cắp một cuộc bầu cử cho nhà độc tài Venezuela Hugo Chavez. Người này khẳng định bản thân đã làm việc cho quân đội Venezuela nhiều năm trước đây. Bản tuyên thệ sau đó đã được nộp lên tòa án liên bang như một phần của vụ kiện phụ trách bởi ông Lin Wood, một luật sư khác có liên quan đến chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump. Cố Tổng thống Chavez của Venezuela qua đời vào năm 2013.

Vài ngày trước, luật sư Powell nói với Newsmax rằng nhóm pháp lý của ông Trump có “rất nhiều bằng chứng”.

“Rất nhiều, thật khó để kết hợp tất cả lại với nhau,” bà nói, kèm giải thích rằng đội ngũ pháp lý sẽ đệ đơn một vụ kiện đồ sộ có thể gây ra đại chấn động.

Bà cũng cho biết thêm: “Đó là cả một kế hoạch đồ sộ để sắp xếp lại [bộ hồ sơ] khiếu nại gian lận này cùng với bằng chứng mà tôi muốn đưa vào”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/sidney-powell-se-chung-minh-cac-gian-lan-bau-cu-105954.html

Lý do có thông báo bà Sidney Powell không thuộc chiến dịch pháp lý TT Trump

Phụng Minh

Mới đây, trang web của chiến dịch pháp lý cho Tổng thống Trump đã bất ngờ đăng thông cáo cho biết luật sư Sidney Powell không còn là một thành viên của chiến dịch.

Nội dung thông cáo: “Sidney Powell đang hành nghề luật sư một mình. Bà ấy không phải là thành viên của Đội pháp lý Trump. Bà ấy cũng không phải là luật sư cho Tổng thống với tư cách cá nhân của ông ấy”.

Sau một loạt các phát biểu bùng nổ về “chứng cứ mạnh mẽ” của những gian lận bầu cử trong cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ 2020, nhiều người đang rất kỳ vọng và dõi theo nhất cử nhất động của đội pháp lý của TT Trump, trong đó có bà Sidney Powell. Mới đây bà cũng cho biết chiến dịch pháp lý của tổng thống sẽ có thể trình bày các tuyên bố của họ trước tòa trong vòng “hai tuần tới”, họ sẽ thả quái vật Kraken ra và họ chắc chắn sẽ chứng minh tổng thống Trump đã chiến thắng vang dội.

Động thái mới của chiến dịch pháp lý TT Trump đã khiến nhiều người bất ngờ và những người ủng hộ ông hụt hẫng, không hiểu vì sao thành viên mới đây đã có những phát ngôn hết sức chắc chắn về một chiến thắng pháp lý cho ông Trump lại không còn là thành viên của chiến dịch.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Tướng Flynn đã giải thích trên tài khoản Twitter của ông: “Bảo vệ nền Cộng hòa – Quỹ Bảo vệ Hợp pháp của Sidney Powell. Tuyên bố tối nay là một lời giải thích đơn giản… Tại sao bà ấy cần một trang web thiết lập quỹ nếu bà ấy được Đảng Cộng hòa trả tiền? Sidney là chiến binh của chúng tôi, hãy hỗ trợ bà ấy. https://defendingtherepublic.org”.

Lời giải thích của ông Flynn có thể làm rõ việc bà Powell tách ra khỏi chiến dịch pháp lý của tổng thống, có lẽ là để có thể huy động quỹ dưới tư cách cá nhân nhằm phát động một chiến dịch to lớn hơn: BẢO VỆ NỀN CỘNG HÒA.

Tại trang web mà Tướng Flynn dẫn nguồn, chương trình Bảo vệ nền Cộng hòa có viết: “Bảo vệ nền Cộng hòa được Sidney Powell thành lập để bảo vệ và bảo hộ tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Vui lòng đóng góp bên dưới, sử dụng hệ thống an toàn của chúng tôi. Khoản đóng góp của bạn sẽ hỗ trợ sứ mệnh của chúng tôi và phúc lợi của Cộng hòa Hoa Kỳ”.

Luật sư Lin Wood cũng trích dẫn lại thông cáo của chiến dịch pháp lý TT Trump và giải thích đơn giản rằng:

“Chúng tôi đang chiến đấu với các cuộc chiến pháp lý khác nhau cho cùng một khách hàng – We The People (là cụm từ mở đầu của Lời mở đầu cho Hiến pháp Hoa Kỳ – biên tập viên).

Nhân dân đã bỏ phiếu áp đảo để bầu lại cho @realDonaldTrump…”

Như vậy có thể hiểu, việc bà Sidney Powell không thuộc chiến dịch pháp lý của TT Trump là để huy động quỹ với tư cách cá nhân và bắt đầu cuộc chiến mới, vì Hiến Pháp và người dân Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ly-do-co-thong-bao-ba-sidney-powell-khong-thuoc-chien-dich-phap-ly-tt-trump.html

Cuốn sách ‘viết tay’ đem lại tiền triệu cho Barack Obama

Cuốn “A Promised Land” bán được trong ngày đầu gần 890 nghìn bản sẽ góp thêm vào thu nhập nhiều triệu đô của vợ chồng ông bà Barack và Michelle Obama.

Cuối hồi ký kiêm chính luận của ông Barack Obama, cựu tổng thống Hoa Kỳ được tung ra hai tuần sau cuộc bầu cử 03/11/2020, cuộc đấu gay gắt của người phó cũ của ông, Joe Biden và Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump.

Hồi ký Obama: Những gì ông thực sự nghĩ về Putin và các lãnh đạo khác

Hồi ký của Michelle Obama trở thành bestseller

Đại hội đảng Dân chủ: Michelle Obama chỉ trích TT Donald Trump

Michelle Obama nói gì tại London?

“Một miền đất hứa”

Nếu như người đọc Hoa Kỳ muốn tìm thấy nhận xét gì về ‘nguồn gốc của hiện tượng Trumpism’, thì cần tìm đọc trong cuốn sách 768 trang đoạn ông Obama kể về đối thủ cũ, cố Thượng nghị sĩ John McCain.

Đó là khi ông McCain chọn bà Sarah Palin làm ứng viên phó tổng thống.

Theo một đoạn trích trên báo Anh, ông Obama ngạc nhiên về sự lựa chọn này nhưng hiểu ra rằng đảng Cộng hòa chọn bà Palin để dựa vào một thế lực đang lên.

Tuy nhiên, ông cho rằng đây là thế lực đen tối (dark spirits)

“Nhờ Palin, có thể xem như thể các thế lực hắc ám vốn rình rập bên lề của đảng Cộng hòa hiện đại – kỳ thị, chống tri thức, tâm thần phân liệt về các thuyết âm mưu, và sự ghét bỏ người da đen, da nâu – đã tìm được lối đi vào vị trí trung tâm…”

Được biết là Sarah Palin tuần qua đã lên tiếng phản bác chỉ trích của ông Obama trong cuốn sách.

Dù các đánh giá về cuốn sách của Obama đang tiếp tục được đăng tải, tựa đề ‘A Promised Land’ – tạm dịch là ‘Một miền đất hứa’, được ông dùng để nói về nước Mỹ, mà ông vẫn lạc quan có thận trọng rằng sẽ vượt qua, và sẽ tiếp tục thịnh vượng, dẫn đầu.

Nhưng giải pháp cho các vấn đề của Hoa Kỳ theo Obama là tinh thần cộng đồng, theo báo Anh The Guardian.

Không phải một niềm tin, mà nhiều niềm tin của nhiều cộng đôồng hợp lại như phương thuốc cho rất nhiều thách thức, nhiều căn bệnh của Hoa Kỳ và thế giới thời nay.

“Không một cá nhân nào, dù là thiên tài, có sức hấp thụ công chúng, có thể trụ được lâu trước các thế lực hắc ám. Chính trị của ông luôn dựa vào ‘cộng đồng của niềm tin’, một khá niệm xã hội học nhấn mạnh, đề cao niềm tin vào ý tưởng cộng đồng.”

Đây là cuốn sách thứ ba, sau hai cuốn “Dreams from My Father” và “The Audacity of Hope”, mà Barack Obama xuất bản.

Tại Anh, cuốn ‘A Promised Land’ của Nhà xuất bản Viking mà Obama khoe là ông viết bằng bút trên giấy, không gõ máy vì ‘không thích kiểu viết kỹ thuật số’ (digital typing) được bán với giá 35 bảng.

Các báo Anh cho rằng ông Obama và vợ đã kiếm rất nhiều tiền từ việc viết sách.

Bài của Sarah Baxter trên trang The Sunday Times hôm 22/11/2020 cho hay chỉ riêng tiền ứng trước cho hai ông bà Barack và Michelle Obama từ nhà sách Penguin Random House cho các tác phẩm của họ là 65 triệu USD.

Một khoản nữa cho các phim trên mạng Netflix mà nhà Obama nhận ít nhất phải đạt con số 50 triệu USD, và con số thực “không được công bố”.

Tờ báo Anh cũng nhắc rằng cuốn “Becoming” của bà Michelle Obama, cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, đã bán được 14 triệu bản.

Obama giàu cỡ nào?

Nhà báo Sarah Baxter cho hay vợ chồng ông bà Obama đang sở hữu một dinh thự tại Chicago và ở thành phố quê hương họ sẽ có trung tâm mang tên Obama Presidential Centre, trị giá 500 triệu USD, được xây bằng tiền công.

Tại Washington, ông bà Obama làm chủ biệt thự 8 triệu USD ở khu phố sang trọng Kalorama và còn có dinh thự 15 triệu USD ở Martha’s Vinyard, hòn đảo xinh đẹp thuộc bang Massachussetts, nơi họ nghỉ hè.

Còn về tài sản của nhà Obama, hai ông bà có chừng 135 triệu USD, con số lớn gấp nhiều lần các ‘tổng thống nghèo’ dù tất cả đều là triệu phú.

Căn cứ vào một bài trên trang USA Today (13/02/2019), những ‘tổng thống Mỹ nghèo nhất’ vào nửa sau thế kỷ 20 gồm Richard Nixon (17,2 triệu USD), Gerald Ford (8,1 triệu), Jimmy Carter (8,1 triệu), và Ronald Reagan (14,2 triệu).

Những người khác đều có con số tài sản riêng vào lúc cao nhất, chuyển đổi sang giá USD ngày nay, lớn hơn bốn vị kia:

George W Bush có 39,5 triệu, Bill Clinton 75,9 triệu. Cũng vào thời gian USA Today công bố danh sách đó, ông Obama mới ‘chỉ có’ đúng 40 triệu USD tài sản.

Nhưng các ‘book deal’ (tiền bán sách) liên tiếp đã giúp ông trở thành nhà triệu phú vượt hẳn một loạt các vị tiền nhiệm về sự giàu có.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55044067

Những người biểu tình đốt một phần của tòa nhà quốc hội Guatemala

Tin từ Guatemala – Hôm thứ bảy (21/11), hàng trăm người biểu tình đã xông vào tòa nhà Quốc hội Guatemala và đốt một phần của tòa nhà, trong bối cảnh các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng trước việc tổng thống Alejandro Giammattei và cơ quan lập pháp đã thông qua một ngân sách gây tranh cãi và cắt giảm chi tiêu cho giáo dục, y tế.

Theo ABC News đưa tin, sự việc xảy ra khi khoảng 7,000 người đang biểu tình trước Cung điện Quốc gia ở thành phố Guatemala, nhằm chống lại tham nhũng và ngân sách được các nhà lập pháp đàm phán và thông qua một cách bí mật, trong khi quốc gia này bị ảnh hưởng bởi sự thất thoát liên tiếp gây ra do bão và đại dịch COVID-19. Hiện chưa rõ mức độ thiệt hại của tòa nhà, nhưng dường như ban đầu ngọn lửa đã ảnh hưởng đến các văn phòng lập pháp, không phải hội trường chính của Quốc hội.

Tổng thống Giammattei đã lên án sự việc này trên mạng xã hội Twitter. Ông cho biết, bất kỳ ai đã tham gia vào các hành động phạm tội sẽ bị trừng phạt theo pháp luật. Ông bảo vệ quyền biểu tình, phản đối của mọi người, nhưng không thể cho phép mọi người phá hoại tài sản công hoặc tư nhân.

Sự bất mãn đã người biểu tình đến từ ngân sách năm 2021 và các cuộc đụng độ hôm thứ sáu (20/11). Người dân Guatemala tức giận vì các nhà lập pháp đã chấp thuận việc dùng 65,000 Mỹ kim để trả tiền ăn uống cho họ, nhưng cắt giảm tài trợ cho bệnh nhân coronavirus và các cơ quan nhân quyền. Bên cạnh đó, họ cũng không đồng ý trước những hành động phá hoại chiến dịch chống tham nhũng của Tòa án Tối cao và Bộ trưởng Tư pháp. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nhung-nguoi-bieu-tinh-dot-mot-phan-cua-toa-nha-quoc-hoi-guatemala/

Châu Âu dự kiến dỡ lệnh cấm Boeing 737 MAX vào tháng 1/2021

Tin từ Paris, Pháp – Châu Âu chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm bay đối với máy bay thương mại Boeing 737 MAX vào tháng 1/2021 sau khi Cơ quan Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) vào tuần trước cũng đã dỡ lệnh cấm bay kéo dài 20 tháng sau 2 vụ tai nạn thảm khốc của dòng phi cơ này.

Trong một cuộc phát biểu được phát sóng hôm thứ Bảy (21/11), Giám đốc Điều hành Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh châu Âu (EASA) Patrick Ky cho biết rằng dòng phi cơ 737 MAX đã đáp ứng các yêu cầu an toàn sau những thay đổi về thiết kế của chiếc phi cơ đã bị rơi hai lần khiến 346 người thiệt mạng.

Tại Diễn đàn Hàng không Paris, một hội nghị hàng không trực tuyến do La Tribune tổ chức, ông Ky nói rằng EASA muốn thực hiện một phân tích hoàn toàn độc lập về mức độ an toàn của chiếc phi cơ này và đã thực hiện các cuộc kiểm tra và các chuyến bay thử nghiệm của riêng mình.

Với tư cách là cơ quan giám sát chịu trách nhiệm về các dòng phi cơ Airbus, quyết định của EASA được coi là cột mốc quan trọng nhất sau FAA vì quyết định này cũng có sức nặng đáng kể trong ngành hàng không. EASA sẽ đề nghị chấm dứt lệnh cấm bay của dòng phi cơ 737 MAX ở châu Âu sẽ được công bố vào tuần tới, sau đó là thời gian tranh luận 30 ngày.

Việc khi nào dòng phi cơ sẽ bay ở Châu Âu phụ thuộc vào quá trình đào tạo phi công và thời gian các hãng hàng không nâng cấp phần mềm và thực hiện các chỉ thị khác do EASA ủy quyền. Tại Hoa Kỳ, các chuyến bay thương mại dự kiến bắt đầu vào ngày 29/12, chưa đầy sáu tuần sau khi FAA tuyên bố dỡ lệnh cấm vào ngày 18/11.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/chau-au-du-kien-do-lenh-cam-boeing-737-max-vao-thang-1-2021/

Covid-19: Vaccine của Đại học Oxford cho thấy hiệu quả 70%

James Gallagher

Một thử nghiệm với quy mô lớn cho thấy vaccine do Đại học Oxford phát triển giúp ngăn 70% số người phát triển các triệu chứng Covid-19.

Đây được xem là chiến thắng lẫn sự thất vọng sau khi vaccine của Pfizer và Moderna cho thấy khả năng bảo vệ đến 95%.

Virus corona: Vaccine Moderna đạt hiệu quả đến 95%

Covid-19: Vaccine của Pfizer và BioNTech ‘hiệu quả trên 90%’

Tuy nhiên, mũi tiêm của Oxford rẻ hơn rất nhiều và dễ dàng bảo quản và vận chuyển đến mọi ngóc ngách trên thế giới hơn so với hai loại kia.

Vì vậy, loại vaccine này vẫn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết đại dịch, nếu nó được các cơ quan quản lý phê duyệt.

Cũng có các số liệu đầy hứa hẹn cho thấy cải thiện liều dùng có thể giúp tăng tính hiệu quả lên 90%.

Chính phủ Anh đã đặt hàng trước 100 triệu liều vaccine Oxford, đủ để tiêm ngừa cho 50 triệu người.

Thủ tướng Boris Johnson cho biết: “Tin tức cực kỳ phấn khởi là vaccine của Oxford đã chứng tỏ hiệu quả trong các cuộc thử nghiệm.

“Vẫn còn nhiều bước kiểm tra về an toàn phía trước, nhưng đây là những kết quả tuyệt vời.”

Các nhà nghiên cứu Oxford đã phát triển vaccine này trong khoảng 10 tháng, một quá trình thường mất đến cả một thập niên.

Giáo sư Sarah Gilbert, lãnh đạo nhóm nghiên cứu Đại học Oxford cho biết: “Thông báo hôm nay đưa chúng ta tiến thêm một bước nữa đến giai đoạn có thể sử dụng vaccine để chấm dứt những tàn phá do [virus] gây ra.”

Thử nghiệm cho thấy điều gì?

Hơn 20.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm, với một nửa ở Anh và số còn lại ở Brazil.

Có 30 trường hợp nhiễm Covid ở những người đã tiêm hai liều vaccine và 101 trường hợp ở những người được tiêm giả dược.

Các nhà nghiên cứu cho biết vaccine hoạt động bảo vệ ở mức 70%.

Khi những người tình nguyện được tiêm hai liều “cao” thì khả năng bảo vệ là 62%, nhưng con số này tăng lên 90% khi mọi người được cho dùng một liều “thấp” sau đó là một liều cao. Không rõ tại sao lại có sự khác biệt này.

“Chúng tôi thực sự hài lòng với những kết quả này,” Giáo sư Andrew Pollard, người dẫn đầu cuộc thử nghiệm, nói với BBC.

Ông cho biết dữ liệu về hiệu quả 90% là “hấp dẫn” và có nghĩa là “chúng tôi sẽ phải phân phối nhiều liều hơn”.

Giáo sư Pollard cho biết nhóm dùng một liều thấp sau đó là một liều cao thì có mức độ nhiễm bệnh không phát triệu chứng thấp hơn so với nhóm dùng hai liều cao, “điều đó có nghĩa chúng ta có thể chặn hành trình của virus”.

Khi nào chúng ta được tiêm?

Tại Anh, có 4 triệu liều thuốc đã có sẵn, và sẽ có thêm 96 triệu liều nữa.

Nhưng sẽ không có gì xảy ra cho đến khi vaccine được phê duyệt bởi các cơ quan quản lý, những người sẽ đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vaccine và việc nó được sản xuất theo tiêu chuẩn cao. Quá trình này sẽ diễn ra trong vài tuần tới.

Dân Mỹ ‘có thể được tiêm vaccine Covid trong tháng tới’

Dân Mỹ ‘có thể được tiêm vaccine Covid trong tháng tới’

Tuy nhiên, nước Anh đã sẵn sàng nhấn nút cho chiến dịch miễn dịch đại trà không tiền khoáng hậu, có quy mô vượt qua cả việc tiêm phòng cúm mùa hàng năm lẫn tiêm chủng trẻ em.

Những người sống trong viện dưỡng lão và các nhân viên trong đó sẽ được ưu tiên đầu, tiếp theo là nhân viên y tế và những người trên 80 tuổi. Sau đó sẽ là đến từng nhóm tuổi khác.

Vaccine hoạt động ra sao?

Vaccine là một loại virus cảm lạnh thông thường đã được biến đổi gene, được sử dụng để lây nhiễm cho tinh tinh.

Nó đã được thay đổi để tránh việc gây nhiễm ở người và có chứa một phần của virus corona, là phần được gọi là protein gai.

Một khi được đưa vào cơ thể, nó sẽ bắt đầu sản sinh protein gai của virus corona, khiến hệ miễn dịch nhận diện nguy cơ và bắt đầu phản ứng chống lại.

Khi hệ thống miễn dịch tiếp xúc thực sự với virus, hệ thống miễn dịch sẽ biết phải làm gì.

Kết quả có đáng thất vọng không?

Sau khi Pfizer và Moderna đều sản xuất vaccine có hiệu quả phòng ngừa Covid-19 đến 95% thì con số 70% là tương đối đáng thất vọng.

Tuy nhiên, chỉ trong một tháng trước, bất kì vaccine nào có khả năng bảo vệ trên 50% được xem là thắng lợi.

Vaccine này cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh, có nghĩa là nó có thể được phân phối đến mọi ngõ ngách trên thế giới, không giống như vaccine Pfizer / BioNTech và Moderna, cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh hơn nhiều.

Đối tác sản xuất của Oxford, AstraZeneca, đang chuẩn bị sản xuất ba tỷ liều trên toàn thế giới.

Vaccince của Oxford có mức giá khoảng 3 bảng, rẻ hơn nhiều so với vaccine Pfizer (15 bảng) và Moderna (25 bảng).

Điều này sẽ đem đến sự khác biệt nào cho cuộc sống chúng ta?

Vaccine là điều mà chúng ta đã trông chờ cả năm nay và việc phải áp lệnh phong tỏa chính là để chờ đợi cho tới khi ta có vaccine.

Tuy nhiên, việc sản xuất đủ vaccine và sau đó chủng ngừa cho hàng chục triệu người ở Anh và hàng tỷ người trên toàn thế giới, vẫn là một thách thức to lớn.

Cuộc sống sẽ không trở lại bình thường trong nay mai, nhưng tình hình chắc chắn sẽ cải thiện ngoạn mục vì những người có nguy cơ cao nhất sẽ được bảo vệ.

Những người chết trong đợt bùng dịch đầu tiên chủ yếu là những người trên 80 tuổi và những người ở các nhà chăm sóc như viện dưỡng lão. Bảo vệ những người đó và tình thế sẽ khác đi một cách đầy kinh ngạc.

Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nói với chương trình BBC Breakfast rằng chúng ta sẽ “gần trở lại với sự bình thường hơn” vào mùa hè, nhưng “tất cả chúng ta cần là chăm sóc lẫn nhau cho đến khi chúng ta có thể triển khai loại vaccine đó”.

Theo dõi James trên Twitter

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55040935

AstraZeneca: Vaccine COVID-19  ‘cho cả thế giới’ có thể hiệu quả 90%

Hôm 23/11, hãng dược AstraZeneca cho biết vaccine COVID-19 của họ có thể hiệu quả khoảng 90%, mang đến cho thế giới một vũ khí khác để chống lại đại dịch toàn cầu và có khả năng sẽ rẻ hơn, dễ phân phối và mở rộng quy mô nhanh hơn các đối thủ.

Reuters dẫn nguồn tin của hãng dược Anh cho biết họ sẽ có tới 200 triệu liều vào cuối năm 2020, gấp khoảng 4 lần so với đối thủ cạnh tranh ở Mỹ là Pfizer, và 700 triệu liều có thể sẵn sàng trên toàn cầu sớm nhất là vào cuối quý đầu tiên của năm 2021.

Theo dữ liệu từ các thử nghiệm giai đoạn cuối ở Anh và Brazil, vaccine này có hiệu quả 90% trong việc ngăn ngừa COVID-19 khi nó được dùng nửa liều trước, sau đó là liều đầy đủ ít nhất một tháng sau đó.

Công ty cho biết không có sự cố nghiêm trọng nào về an toàn được xác nhận.

“Điều này có nghĩa là chúng ta có một loại vaccine cho cả thế giới”, Reuters dẫn lời ông Andrew Pollard, giám đốc nhóm vaccine của Đại học Oxford đã phát triển loại thuốc này nói.

Được biết, giá thành của vaccine chỉ khoảng vài đô la cho một mũi tiêm, chỉ bằng một phần nhỏ so với giá thuốc của Pfizer và Moderna, vốn sử dụng một công nghệ độc đáo hơn.

Loại vaccine này cũng có thể được vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường, điều mà những người ủng hộ cho rằng sẽ giúp phân phối dễ dàng hơn, đặc biệt là ở các nước nghèo, so với Pfizer, vốn cần được vận chuyển và bảo quản ở -70oC, loại nhiệt độ điển hình của mùa đông Nam Cực.

Hiệu quả của vaccine AstraZeneca phụ thuộc vào liều lượng và nó giảm xuống chỉ còn 62% khi được tiêm hai liều đầy đủ thay vì chỉ nửa liều đầu tiên. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo không nên coi đây là bằng chứng cho thấy nó sẽ kém hữu ích hơn các đối thủ. Vaccine của Pfizer và Moderna ngăn ngừa được khoảng 95% trường hợp mắc bệnh theo dữ liệu tạm thời từ các thử nghiệm giai đoạn cuối.

Pascal Soriot, Giám đốc điều hành của Astra, cho biết dữ liệu cho thấy nửa liều ban đầu hiệu quả hơn hai liều đầy đủ là một tin tốt, vì nhiều người có thể được tiêm chủng nhanh hơn với nguồn cung hạn chế.

Thử nghiệm sơ bộ của AstraZeneca được đưa ra trong bối cảnh một làn sóng truyền nhiễm mới tiếp tục gây tổn thương các nền kinh tế, đặc biệt là ở châu Âu và Hoa Kỳ. Gần 1,4 triệu người đã chết trong đại dịch COVID-19 toàn cầu.

Anh nằm trong số các quốc gia đã mua trước số lượng lớn vaccine của AstraZeneca. Các giới chức ở đây nói thành công của loại vaccine đồng nghĩa với việc cuộc sống bình thường có thể trở lại sớm hơn. Thủ tướng Anh Boris Johnson gọi kết quả này là “cực kỳ thú vị”.

Vaccine của AstraZeneca sử dụng một phiên bản sửa đổi của virus cảm lạnh thông thường ở loài tinh tinh để đưa ra hướng dẫn cho các tế bào chống lại virus mục tiêu, một cách tiếp cận truyền thống để phát triển vaccine, khác với phương pháp của Pfizer và Moderna là dựa trên công nghệ mới được gọi là mRNA.

AstraZeneca, một trong những công ty niêm yết có giá trị nhất của Anh, đang chuẩn bị ngay lập tức đệ trình dữ liệu theo quy định lên các cơ quan có thẩm quyền trên toàn thế giới để phê duyệt sử dụng.

Công ty cũng sẽ xin phép sử dụng khẩn cấp từ Tổ chức Y tế Thế giới để tăng tốc độ khả dụng ở các nước thu nhập thấp.

https://www.voatiengviet.com/a/astrazeneca-vaccine-covid-19-cho-c%E1%BA%A3-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-c%C3%B3-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-90-/5673126.html

Cựu Luật sư người Anh: CIA thao túng bầu cử Mỹ, Liên minh Châu Âu và ĐCS Trung Quốc đều biết rõ

 Bình luậnĐông Phương

Cựu Luật sư người Anh Michael Shrimpton tiết lộ, ngay từ ngày 6/11, Cục Tình báo mật của Anh (MI6) đã nhận được tài liệu xác nhận rằng, cuộc bầu cử hiện tại ở Mỹ thực sự là một cuộc bầu cử bị ăn cắp do Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) kiểm soát ở Frankfurt, Đức; cả Liên minh Châu Âu (EU) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều biết về “hoạt động đen” này.

Bài viết chuyên đề của cựu Luật sư Shrimpton đã được xuất bản trên tờ Veterans Today với tiêu đề “Đó là một vụ trộm” (It Was A Steal), và tiết lộ vụ việc thao túng phiếu bầu xảy ra vào trong và sau ngày bầu cử Mỹ 3/11.

Bài viết này bắt đầu bằng dòng chữ in đậm và nhấn mạnh: “Joe Biden không phải là Tổng thống được bầu cử (President-Elect). Việc tự tuyên bố bản thân là Tổng thống khác hoàn toàn so với việc được tuyên bố là Tổng thống do Đại cử tri Đoàn bầu. Điều vô cùng đáng buồn là, đây là cuộc bầu cử Tổng thống hủ bại nhất trong lịch sử nước Mỹ”.

Trong đoạn đầu của bài báo, ông Shrimpton giải thích rằng bài viết này được xuất bản muộn hơn dự kiến ​​vì ông có một số công việc hậu trường cần phải làm, bao gồm việc báo tin lên Nhà Trắng vào tối ngày 7/11 rằng có một hồ sơ đã được chuyển từ Paris đến MI6 vào tối ngày 6/11. Hồ sơ này đã chứng thực rằng cuộc bầu cử Mỹ có tồn tại hành vi gian lận quy mô lớn.

“Tôi tin rằng chính ‘nhân vật B’ của CIA đã điều phối và tham gia vào ‘hoạt động đen’ này để tặng thành quả bầu cử cho ‘Joe Biden của Trung Quốc’. Biden đã nhận ‘tiền lương’ từ Bắc Kinh trong vài năm qua. Tất nhiên, hành động của CIA được tiến hành ở Frankfurt”, ông Shrimpton viết.

Phần dưới của bài viết còn đề cập rằng, để thao túng cuộc bầu cử, CIA đã in thêm 3,75 triệu phiếu bầu có hình mờ (watermark). Theo tính toán của ông Shrimpton, ứng viên Biden đã tăng khống ít nhất 2,5 triệu phiếu “không phải cử tri” (non-voters). Tất cả những điều này đều xảy ra vào đêm bầu cử, sau khi các nhân viên kiểm phiếu ở các bang chiến địa rời khỏi phòng kiểm phiếu và trở về nhà.

Bài viết cũng tiết lộ rằng, các quan chức cấp cao của EU tại Brussels đã biết về kế hoạch thao túng cuộc bầu cử của CIA, biết rằng Biden sẽ “chiến thắng”, và đã liên lạc với chính phủ Anh trước khi cuộc bầu cử diễn ra để ép buộc Anh chấp nhận các thỏa thuận thương mại có lợi cho các nhà xuất khẩu của Đức.

Ông Shrimpton cho biết, Bắc Kinh biết rõ ràng vụ việc này, vì ĐCSTQ là một chính quyền độc tài theo chủ nghĩa Marx và nó còn xấu xa hơn cả Liên Xô cũ. Từ trước khi diễn ra cuộc bầu cử Mỹ, ĐCSTQ đã đưa một biến thể mới của virus Viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) xuất hiện ở Đan Mạch vào để hạ gục vaccine của Pfizer và vaccine do Đại học Oxford và AstraZeneca đồng phát triển. Đây là kế hoạch giết người hàng loạt mới nhất mà ĐCSTQ thực hiện ở phương Tây.

Bài viết cũng giải thích lý do ĐCSTQ không muốn ông Trump tái đắc cử. Bắc Kinh cho rằng, nếu Hoa Kỳ vẫn tiếp tục có một nhà lãnh đạo cứng rắn sau ngày 20/1/2020, thì ĐCSTQ sẽ không bao giờ dám leo thang các hoạt động thâm nhập quy mô lớn nhằm vào phương Tây.

Ông Shrimpton tiết lộ rằng, ông đã liên hệ với ông Giuliani, Luật sư riêng của Tổng thống Trump. Ông Shrimpton nói rằng một khi ông Giuliani nhìn thấy các tập tài liệu của MI6, trò chơi có thể sẽ kết thúc. Ông Shrimpton cũng nhận thấy rằng, dòng tweet mà Tổng thống Trump đăng vào ngày 8/11 có ẩn chứa một tuyên bố không rõ ràng, đây có thể là do một người bạn ở Anh của ông Trump đã hỗ trợ ông làm việc gì đó.

Bài viết thẳng thừng tuyên bố rằng: “Không có ý định mạo phạm, nhưng họ (Đảng Dân chủ – đảng hiện đã bị cánh tả khống chế) là đảng hủ bại nhất ở thế giới phương Tây, thêm vào đó là một nhà lãnh đạo lớn tuổi và giỏi thỏa hiệp (ám chỉ ông Biden)”.

Luật sư Shrimpton cũng liệt kê 15 cách để thao túng gian lận bầu cử trong bài viết, bao gồm: tiêu hủy phiếu bầu, ăn cắp phiếu bầu, bỏ phiếu nhiều lần, bỏ phiếu ở hai nơi, người chết đi bỏ phiếu, những người nhập cư bất hợp pháp đi bỏ phiếu, bỏ phiếu bằng cách đóng giả cử tri, điền hộ các phiếu bầu gửi qua bưu điện, nhân viên ở trạm bỏ phiếu điền phiếu không hợp lệ, thao túng phần mềm máy bỏ phiếu điện tử, kiểm đếm phiếu đến muộn, chèn thêm phiếu vào và đe dọa, mua chuộc cử tri để họ bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ, v.v.

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/cuu-luat-su-nguoi-anh-cia-thao-tung-bau-cu-my-lien-minh-chau-au-va-dcs-trung-quoc-deu-biet-ro-106011.html

Hàng nghìn người phản đối dự luật hạn chế nhận dạng cảnh sát của Pháp

Tin từ Paris, Pháp – Hàng nghìn người đã biểu tình ở Paris hôm thứ Bảy (21/11) để phản đối một dự luật cho rằng việc lưu hành hình ảnh khuôn mặt của cảnh sát với ý định làm hại họ được coi là một tội ác.

Những người ủng hộ dự luật nói rằng các cảnh sát và gia đình cần được bảo vệ khỏi bị quấy rối sau khi làm nhiệm vụ. Nhưng những người phản đối cho rằng luật này sẽ vi phạm quyền tự do đưa tin của các nhà báo và ngăn cản việc tố cáo cảnh sát phải chịu trách nhiệm về các hành vi lạm dụng như sử dụng vũ lực quá mức. Luật cho biết ai vi phạm sẽ bị phạt tối đa một năm tù giam và khoản tiền phạt 45,000 Euro.

Tại Quảng trường Trocadero ở phía tây Paris, các nhà hoạt động nhân quyền, công đoàn viên và nhà báo đã hô vang “Mọi người đều muốn quay phim cảnh sát!” và “Tự do”. Cảnh sát chống bạo động đã được điều động xung quanh quảng trường. Trong đoàn biểu tình có những người đã mặc áo vàng, nhóm người đã mở đầu làn sóng biểu tình chống chính phủ từ năm 2018.

Các cuộc biểu tình tương tự đã được lên kế hoạch ở các thành phố khác như Marseille, Lille, Montpellier, Rennes, Saint-Etienne và Nice. Tại Paris, cảnh sát đã đụng độ với những người biểu tình khi cuộc biểu tình kết thúc. Đến 7 giờ 45 tối, 23 người đã bị bắt và một cảnh sát bị thương nhẹ.

Dự luật đã được thông qua lần đầu tiên vào hôm thứ Sáu (20/11) và sẽ được đọc lần hai vào hôm thứ Ba (24/11). Sau đó, dự luật sẽ được đưa ra Thượng viện để tranh luận thêm trước khi trở thành luật chính thức. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hang-nghin-nguoi-phan-doi-du-luat-han-che-nhan-dang-canh-sat-cua-phap/

Pháp: Bị cáo buộc tham nhũng, cựu tổng thống Sarkozy ra tòa

Tú Anh

Lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp kể từ sau Thế chiến thứ hai, một cựu tổng thống ngồi ở hàng bị cáo về tội tham nhũng. Trong vòng ba tuần, kể từ thứ Hai 23/11/2020, Tòa Tiểu hình Paris xét xử vụ án « nghe lén », với ba bị cáo, trong đó cựu tổng thống Nicolas Sarkozy có thể bị lãnh án 10 năm tù và một triệu euro phạt vạ với hai tội danh « tham ô » và « nhũng lạm quyền thế » khi còn tại chức.

Theo AFP, Nicolas Sarkozy, 65 tuổi, cho biết ông sẵn sàng đương đầu với mọi tình huống trong khuôn khổ vụ xử ba người, ngoài cựu tổng thống còn có luật sư Thierry Herzog và thẩm phán về hưu Gilbert Azibert. Cựu tổng thống khẳng định là ông vô tội và sẽ chứng minh trước tòa.

Vụ án « nghe lén » này bắt nguồn từ một hồ sơ tư pháp khác đe dọa nhân vật cột trụ của cánh hữu Pháp, tuy về hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng mạnh trong đảng của ông. Đó là vụ tai tiếng « nhận tiền của Lybia trong chiến dịch tranh cử 2007».

Trong khuôn khổ cuộc điều tra, vào năm 2013, Nicolas Sarkozy bị tư pháp đặt máy nghe lén điện thoại. Không ngờ chuyện này dẫn đến chuyện khác, các nhà điều tra phát hiện cựu tổng thống dùng bí danh « Bismuth » để liên lạc với luật sư Thierry Hezog và qua trung gian nhân vật này, ủng hộ cho một thẩm phán tên Gilbert Azibert có một chiếc ghế ở Monaco. Sự việc không thành, nhưng để trả ơn, Gilbert Azibert tiết lộ cho cựu tổng thống một số thông tin về một hồ sơ khác liên quan đến một nữ tỷ phú đang được tòa phá án thụ lý.

Đó là nguyên nhân mà cả ba người ra tòa. Vụ xử dự trù kéo dài ba tuần, nhưng theo AFP, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, bị cáo Gilbert Azibert, 73 tuổi, đã xin hoãn vì sức khỏe suy nhược có giấy chứng nhận y tế.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201123-ph%C3%A1p-b%E1%BB%8B-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-tham-nh%C5%A9ng-c%E1%BB%B1u-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-sarkozy-ra-t%C3%B2a

Covid-19: Pháp thắp sáng tia hy vọng trên đại lộ Champs-Elysées

Minh Anh

Lãnh đạo 20 nền công nghiệp tân tiến nhất kêu gọi không « từ bỏ một nỗ lực nào » trong cuộc chiến chống virus corona. Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO lo sợ làn sóng dịch thứ ba. Trong bầu không khí ảm

đạm này, Paris vẫn giữ nguyên truyền thống từ 40 năm qua, thắp sáng ánh đèn mầu trên đại lộ Champs-Elysées đẹp nhất của thủ đô.

Sau hai ngày 21 và 22/11/2020, họp thượng đỉnh trực tuyến về tình hình dịch bệnh Covid-19, do Ả Rập Xê Út chủ trì, trong một thông cáo chung, lãnh đạo nhóm 20 nước có nền công nghiệp phát triển nhất khẳng định « không từ bỏ một nỗ lực nào để bảo đảm cho việc tiếp cận dễ dàng và công bằng các nguồn vac-xin, dụng cụ xét nghiệm và phương pháp trị liệu » chống virus corona chủng mới.

Gần 1,4 triệu người đã chết, hàng trăm triệu người nhiễm bệnh và hàng tỷ đô la đã được chi ra cho nghiên cứu tìm liều thuốc chữa trị và vac-xin phòng ngừa, nhưng thủ tướng Đức Angela Merkel lấy làm lo lắng rằng cho đến giờ « chưa có gì được thực hiện » một cách cụ thể để bảo đảm việc tiêm ngừa tại các nước nghèo. Trong khi đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cảnh báo, châu Âu có nguy cơ đối đầu với làn sóng dịch bệnh thứ ba, nếu như ngay từ bây giờ không chuẩn bị tốt các cơ sở hạ tầng cần thiết.

Trong bầu không khí ảm đạm này, Paris như muốn thắp sáng niềm tin hy vọng. Giữ nguyên truyền thống có từ 40 năm qua, đại lộ Champs-Elysées, đại lộ đẹp nhất thủ đô Paris, đêm qua 22/11 lại lung linh ánh đèn mầu.

Năm nay, tuy không có được hàng chục ngàn người tham dự lễ thắp đèn như mọi năm, nhưng chí ít cũng có 15 ngàn người đăng ký tham gia trên mạng. Ông Jean-Noel Reinhardt, chủ tịch Ủy Ban Champs-Elysées, tuyên bố: « Đại dịch đã làm đảo lộn cuộc sống nhân loại. Chúng ta bị giam hãm trong nhà, không còn các hoạt động kinh tế, chúng ta cũng không thể đến rạp chiếu bóng. Vậy chẳng lẽ chúng ta cũng phải tắt cả ánh đèn của Champs-Elysées hay sao ? Không. Đây là một dấu hiệu của sự lạc quan và hy vọng ! ».

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201123-covid-19-ph%C3%A1p-th%E1%BA%AFp-s%C3%A1ng-tia-hy-v%E1%BB%8Dng-tr%C3%AAn-%C4%91%E1%BA%A1i-l%E1%BB%99-champs-elys%C3%A9es

Covid-19 : Nông dân Pháp kêu gọi tinh thần đoàn kết của người tiêu dùng

Tuấn Thảo

Trong chuyện mua sắm, phải chăng đã đến lúc người tiêu dùng càng nên dành ưu tiên cho các loại thức ăn sản xuất tại Pháp. Ít ra đó là lời kêu gọi trong tuần qua của ngành nông phẩm, khuyến khích dân Pháp không những mua “hàng nội” khi đi chợ hàng tuần, mà còn chú trọng đến các món ăn đặc sản dành cho mùa lễ cuối năm. 

Theo Liên đoàn Quốc gia các nhà sản xuất nông phẩm (FNSEA) nghiệp đoàn quan trọng nhất nước Pháp với hơn 200.000 thành viên, giới nông dân đã gánh chịu rất nhiều thiệt thòi trong hai đợt phong tỏa, do ở đầu nguồn hệ thống cung ứng. Cũng như trường hợp tiêu biểu của giới sản xuất khoai tây, buộc phải đổ hàng ngàn tấn khoai sau khi đa số các nhà hàng tiệm ăn buộc phải đóng cửa, nay đến phiên nhiều ngành sản xuất khác trở thành nạn nhân kép. Đợt phong tỏa thứ nhì lại rơi vào thời điểm chuẩn bị mua sắm cho mùa lễ cuối năm. Hai tháng 11 và 12 thường là thời kỳ kinh doanh bội thu đối với toàn chuỗi cung ứng : nông dân sản xuất ở thượng nguồn, siêu thị hay cửa hàng phân phối ở hạ nguồn. Đối với cả hai thành phần này, mức tiêu thụ cuối năm chính là dịp để gỡ gạc thất thu, sau hai lần bị phong tỏa. 

Đặc sản thường bội thu mùa lễ cuối năm

Sò điệp, hàu tươi, tôm hùm, ốc biển, gà trống thiến (chapon), thịt rừng, gan ngỗng béo, bánh khúc gỗ (bánh bûche), chocolat, sâm panh, rượu vang … thường là những món đặc sản dọn trên bàn tiệc Giáng Sinh với gia đình, cũng như tiệc Tất niên với bạn bè nhân dịp lễ cuối năm. Đó cũng chính là những sản phẩm đắt khách nhất trong hai mùa Noël và Tết Tây. Cho nên các nghiệp đoàn sản xuất nói riêng, cũng như giới nông dân nói chung đã kêu gọi sự hỗ trợ của người tiêu dùng, ưu tiên mua sắm hàng Pháp, bởi vì các ngành cung cấp các sản phẩm đặc biệt dành cho mùa lễ, đạt từ 50% đến 75% mức doanh thu của cả năm, nhờ kinh doanh phát đạt chỉ riêng trong hai tháng 11 và 12. 

Thậm chí một số ngành còn bội thu hơn thế nữa. Theo bà Christiane Lambert, chủ tịch Liên đoàn nông nghiệp FNSEA, đối với một số ngành chuyên sản xuất thực phẩm, chẳng hạn như các trại nuôi gà tây, từ 90% đến 100% doanh thu được thực hiện trong tháng 12. Dân Pháp không có truyền thống ăn mừng Thanksgiving, lượng tiêu thụ gà tây tăng mạnh vào tháng 12 chủ yếu là vì các hộ gia đình dọn món này trên bàn tiệc Giáng Sinh hay trong đêm Giao thừa. Các tiệm ăn cũng thường đưa món này vào thực đơn,

thế nhưng, nếu như các nhà hàng không sớm mở cửa trở lại, thì ngành sản xuất gà tây sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Chủ tịch Liên đoàn các nông dân trẻ JA, anh Samuel Vandaele cũng có cùng quan điểm : người tiêu dùng hoàn toàn có khả năng hỗ trợ ngành sản xuất khi chọn mua hàng “made in France”. Theo anh, kể từ khi đợt phong tỏa lần thứ nhì bắt đầu từ ngày 03/11, các nhà sản xuất (tùy theo dòng sản phẩm) đã mất từ 30 đến 65% doanh thu. Các nhà sản xuất chuyên cung cấp cho ngành nhà hàng khách sạn lại càng bị tác động nặng nề hơn, do phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác, trong khi giới sản xuất chuyên cung cấp cho các siêu thị lớn, cũng như cho các cửa hàng thực phẩm nhỏ lại ít bị tác động hơn.

Toàn bộ chuỗi cung ứng bị chao đảo

Để hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng, giới sản xuất nông phẩm đưa ra trường hợp của một tiệm ăn ở phố Les Halles, trung tâm Paris. Tính trung bình, một nhà hàng nằm trong một khu vực sầm uất như vậy, phục vụ mỗi ngày hàng trăm thực khách, phần lớn là vào giờ ăn trưa. Thế nhưng, đợt phong tỏa thứ nhì buộc nhà hàng này phải đóng cửa. Và cho dù có bán hàng để mang đi hay giao tận nhà, các tiệm ăn chỉ thực hiện được khoảng 20% mức doanh thu bình thường, tức không đủ để trang trải các chi phí hoạt động. 

Lệnh phong toả không những gây thiệt hại cho chủ tiệm ăn mà còn tác động dây chuyền đến toàn bộ chuỗi cung ứng, trong đó có cả giới nông dân sản xuất và các nhà phân phối qua hình thức bán sỉ và bán lẻ. Các nhà hàng chủ yếu mua từ chợ bán sỉ Rungis. Theo ông Bernard Boutboul, giám đốc công ty Gira, chuyên nghiên cứu thị trường thực phẩm, đợt phong tỏa thứ nhì có nguy cơ làm sụp đổ cả một hệ thống, vốn đã bị suy yếu sau đợt phong tỏa đầu tiên.

Một thực phẩm sản xuất từ nông trại cho đến khi dọn lên trên bàn ăn của thực khách hay của người tiêu dùng, phải trải qua rất nhiều khâu, kể cả nuôi trồng, sản xuất, chế biến, phân phối. Doanh thu của toàn ngành cung ứng lên tới 100 tỷ euro, trong đó có 30 tỷ liên quan tới ngành sản xuất các thực phẩm cần thiết như thịt cá, hải sản, rau củ, hoa quả, bánh mì, rượu vang … Theo khảo sát của công ty Gira, dịch Covid-19 khiến cho toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm này sẽ mất trắng một nửa doanh thu, trong năm 2020.

Chuẩn bị bàn tiệc cuối năm với giá mềm

Riêng đối với ngành nông phẩm, mức thiệt hại lên tới hàng tỷ euro, trong khi các hình thức kinh doanh trực tuyến hay là dịch vụ giao hàng tận nhà, cùng lắm chỉ đem lại 15% doanh thu so với mức bình thường. Trong các lãnh vực chế biến thực phẩm như sữa chua, bơ tươi, phô mai, kem làm bánh ngọt, xúc xích, jambon hay thịt muối, các ngành này có thể lưu trữ trong kho hay làm đồ đông lạnh các mặt hàng nào chưa bán được. Tuy nhiên, theo ông Henri Bies-Péré, phó chủ tịch Liên đoàn FNSEA, đây cũng chỉ là một biện pháp tạm thời, chứ không thể kéo dài được lâu. Trong bối cảnh đó, việc khuyến khích dân Pháp tiêu thụ ”hàng nội” là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Riêng đối với các đặc sản nhân mùa lễ cuối năm, các phiên chợ bán hải sản (hàu tươi, sò điệp, mực ống ….) cũng như các phiên chợ bán thịt gia cầm hay gan ngỗng béo tươi vẫn hoạt động trong suốt thời phong tỏa, nhưng lại vắng khách, phần lớn cũng vì người tiêu dùng có tâm lý không mua vội và chờ xem tình hình biến chuyển như thế nào. Tuy nhiên, theo ông Dimitri Rogoff, Chủ tịch nghiệp đoàn khai thác hải sản ở vùng Normandie, mùa này chính là thời điểm để mua nhiều sản phẩm như sò điệp hay tôm hùm, đánh bắt theo mùa. Các hộ gia đình cũng có thể chuẩn bị bàn tiệc bằng cách mua hải sản và thịt gia cầm ngay từ bây giờ với giá mềm hơn, đó là những sản phẩm dễ đông lạnh. Nếu phải chờ gần tới dịp lễ mới mua, thì chưa chắc gì còn đủ sản phẩm thượng hạng và nhất là giá cả sẽ tăng từ gấp ba đến gấp năm lần.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201123-covid-19-n%C3%B4ng-d%C3%A2n-ph%C3%A1p-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-tinh-th%E1%BA%A7n-%C4%91o%C3%A0n-k%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ti%C3%AAu-d%C3%B9ng

Tổng thống Putin nêu lý do không chúc mừng Biden

Thiện Phong

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật (22/11) cho biết ông không thể thừa nhận việc ứng cử viên Đảng Dân chủ Biden đắc cử Tổng thống do kết quả tổng tuyển cử chưa được quyết định, theo Epoch Times.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình nhà nước, Putin cho biết ông sẵn sàng hợp tác với bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào. Nhưng kết quả của cuộc bầu cử hiện tại vẫn chưa được quyết định, ông không thể thừa nhận rằng ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden là tổng thống Mỹ.

“Chúng tôi sẽ làm việc với bất kỳ ai có được niềm tin của người dân Mỹ. Nhưng niềm tin đó chỉ được trao cho một ứng viên mà chiến thắng được đảng đối lập công nhận, hoặc sau khi kết quả được xác nhận một cách chính đáng, hợp pháp”, Bloomberg dẫn lời ông Putin ngày 22/11 nói trên truyền hình quốc gia.

Ông Putin mô tả quyết định không chúc mừng Joe Biden của Điện Kremlin là một hình thức “nghi thức xã giao” không có bất kỳ động cơ mờ ám nào và quan hệ Mỹ-Nga chưa bị tổn hại gì vì điều này.

Theo Bloomberg, Tổng thống Nga là một trong số ít các nhà lãnh đạo trên thế giới không công nhận Joe Biden thắng cử năm 2020, ông cũng tỏ ra thận trọng về kết quả cuối cùng.

Ngày 9/11, người phát ngôn Điện Kremlin Ông Dmitry Peskov (Dmitry Peskov) cho biết, ông Putin đang chờ đợi kết quả chính thức của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, và sau đó ông sẽ chúc mừng người chiến thắng.

Dmitry Peskov nói với hãng tin Tass.com: “Có thể bạn sẽ đặt câu hỏi về lời chúc mừng của [Tổng thống] Putin đối với người đắc cử Tổng thống Mỹ. Điều tôi muốn nói là: Chúng tôi tin rằng đợi kết quả bầu cử được công bố chính thức là chính xác nhất”.

Ông Peskov còn chỉ ra rằng, ông Putin có thể nhanh chóng chúc mừng chiến thắng của TT Trump vào năm 2016 là vì không có tranh chấp pháp lý nào trong kỳ bầu cử đó.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-putin-noi-chua-the-chuc-mung-biden.html

Covid và Bắc Triều Tiên: Những con đường lây nhiễm ngoài sức tưởng tượng

Tú Anh

Nếu tin vào chính quyền Bình Nhưỡng thì Bắc Triều Tiên hoàn toàn không có một ca Covid-19 nào. Thế nhưng, Tổ Chức Y Tế Thế Giới thẩm định có hơn 6000 trường hợp đáng nghi ngờ. Hư thực ra sao ?  Điều chắc chắn là ở xứ sở khép kín này đang tràn ngập những tin đồn vượt trí tưởng tượng. Để giải thích siêu vi bằng đường nào lây vào Bắc Triều Tiên, truyền thông nhà nước phải cố sức thêu dệt.

Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca tường thuật:

“Trong số những lời giải thích thiếu cơ sở gần đây nhất là thứ Năm vừa qua, truyền thông Bắc Triều Tiên cho rằng hàng hóa nhập từ nước ngoài đã mang theo siêu vi của ác quỷ vào lãnh thổ, theo cách gọi của Rodong nhật báo, tờ báo của nhà nước.

Giả thuyết hoang tưởng này được đài truyền hình trung ương loan truyền thêm qua một bài phỏng vấn một bác sĩ Bắc Triều Tiên  .

Bác sĩ này khẳng định siêu vi corona có thể đã theo các trận mưa tuyết và chim di trú. Cuối tháng 10, chính quyền Bình Nhưỡng đưa ra một giả thuyết khác: một đám mây bụi bí ẩn đã mang siêu vi vào Bắc Triều Tiên.

Thế là tất cả các công trình xây dựng ngoài trời đều ngưng lại hết, dân chúng trên toàn quốc bị bắt buộc ở trong nhà, cửa nẻo đóng kín.

Đám mây bí ẩn đó thật ra là bão cát từ sa mạc Gobi nằm giữa Trung Quốc và Mông Cổ, thường xuyên bao phủ miền bắc Hoa Lục và bay đến tận Hàn Quốc.

Đám mây cát này có thể mang theo hóa chất công nghệ đôc hại và kim loại nặng, nhưng xác quyết là nó mang theo siêu vi corona thì quả là một lời cáo buộc thiếu cơ sở.”

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201123-covid-v%C3%A0-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-nh%E1%BB%AFng-con-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C3%A2y-nhi%E1%BB%85m-ngo%C3%A0i-s%E1%BB%A9c-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-t%C6%B0%E1%BB%A3ng

Joshua Wong và các bạn đấu tranh nhận tội trong phiên tòa ở Hong Kong

Nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Joshua Wong và hai nhà đấu tranh khác đang đối mặt với viễn cảnh ngồi tù sau khi nhận tội tụ tập trái pháp luật trong cuộc biểu tình đông người năm ngoái.

Joshua Wong, Ivan Lam và Agnes Chow hầu tòa hôm thứ Hai.

Joshua Wong nói dự kiến ​​sẽ phải ngồi tù, có thể phải đối mặt với 5 năm sau song sắt.

Tuy nhiên, vì các hành vi vi phạm bị cáo buộc diễn ra trước khi Trung Quốc ban hành luật an ninh quốc gia khắc nghiệt vào tháng 6, họ đã tránh được bản án chung thân.

Nhà hoạt động nổi tiếng tiết lộ đã quyết định thay đổi lời tuyên bố sau khi nói chuyện với luật sư của mình.

Joshua Wong nói với các phóng viên có mặt tại tòa hôm thứ Hai: “Ba người chúng tôi đã quyết định nhận tội mọi cáo buộc. “Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu tôi bị đưa đến trại tạm giam ngay hôm nay.”

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho tự do – và bây giờ không phải là lúc để chúng tôi quỳ lạy Bắc Kinh và đầu hàng”, ông nói thêm.

Cả ba bị giam giữ cho đến ngày 2 tháng 12, khi họ sẽ bị kết án.

Họ bị buộc những tội gì?

Cả ba bị buộc tội tổ chức và tham gia một cuộc hội họp trái phép.

Trong các cuộc biểu tình năm 2019, trụ sở cảnh sát Hong Kong nhiều lần trở thành mục tiêu của những người biểu tình ném trứng và phun graffiti.

Joshua Wong, Ivan Lam và Agnes Chow bị buộc tội dẫn đầu, kích động và tham gia một trong các cuộc biểu tình đó.

Joshua Wong trước đó nói rằng những cáo buộc này sẽ không ngăn cản mình, nói rằng đã “được thuyết phục là, không có song sắt nhà tù, lệnh cấm bầu cử và bất kỳ quyền lực tùy tiện nào khác sẽ ngăn cản chúng tôi hoạt động”.

“Những gì chúng tôi đang làm bây giờ là giải thích giá trị của tự do cho thế giới, thông qua lòng trắc ẩn của chúng tôi với người mà chúng tôi yêu thương, đến mức chúng tôi sẵn sàng hy sinh tự do của riêng mình.”

Những nhà hoạt động này là ai?

Joshua Wong đã tham gia vào phong trào ủng hộ dân chủ ở Hong Kong trong nhiều năm và đã thụ án một số án tù ngắn hơn.

Chàng trai 24 tuổi nổi tiếng đầu tiên được biết đến với tư cách là một thủ lĩnh sinh viên trong “Phong trào Ô dù” năm 2014, đồng thời cũng ủng hộ làn sóng biểu tình mới làm rung chuyển lãnh thổ vào năm 2019.

Các cuộc biểu tình năm ngoái liên tục dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát.

Luật an ninh: TQ được bắt bất kỳ ai tới Hong Kong

Hong Kong: Những vụ bắt bớ đầu tiên khi luật an ninh có hiệu lực

Vì sao Joshua Wong và giới đấu tranh Thái chống phim Mộc Lan?

Nhà hoạt động nữ Hong Kong được ca ngợi là ‘Mộc Lan đời thực’

Sau đó, Bắc Kinh đã ban hành một luật an ninh mới sâu rộng cho Hong Kong với sự trừng phạt nghiêm khắc các hành vi ly khai, lật đổ và cấu kết với các thế lực nước ngoài.

Đáp lại, Joshua Wong đã giải tán nhóm ủng hộ dân chủ Demosisto của mình. Cả Ivan Lam và Agnes Chow cũng đều là cựu thành viên của Demosisto.

Agnes Chow bị bắt theo luật an ninh mới vào tháng 8 năm nay, nhưng được tại ngoại.

Trước ngày ra tòa hôm thứ Hai, Agnes Chow viết trên Facebook rằng mặc dù “đã chuẩn bị tinh thần”, cô vẫn cảm thấy sợ hãi trước án tù nhưng sẽ “cố gắng hết sức để dũng cảm đối mặt với nó”.

“Nếu tôi bị kết án tù lần này, đây sẽ là lần đầu tiên trong đời tôi phải ngồi tù”, cô viết. “Tuy nhiên, so với nhiều bạn thì tôi đã chịu rất ít đau khổ.”

Tại sao lại có các cuộc biểu tình ở Hong Kong?

Từng là thuộc địa của Anh, Hong Kong được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997 nhưng theo nguyên tắc được gọi là “một quốc gia, hai hệ thống”.

Nguyên tắc này được cho là đảm bảo các quyền tự do nhất định cho lãnh thổ – bao gồm tự do hội họp và ngôn luận, cơ quan tư pháp độc lập và một số quyền dân chủ – mà Trung Quốc đại lục không có.

Các nhà hoạt động lo ngại rằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Hong Kong sẽ đồng nghĩa với sự xói mòn dần các quyền và tự do đó.

Hầu hết các nhà quan sát cho rằng luật an ninh quốc gia năm nay đã xác nhận những lo ngại đó, khiến việc trừng phạt nghiêm khắc những người biểu tình trở nên dễ dàng hơn.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55040337

Hồng Kông xét xử ba nhà đấu tranh dân chủ

Thanh Hà

Trong phiên xử đầu tiên ngày 23/11/2020, lãnh đạo phong trào dân chủ Hồng Kông, Hoàng Chi Phong cùng hai nhà đấu tranh khác đã nhận tội « tổ chức, tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp » hồi năm 2019 nhằm phản đối Bắc Kinh bóp nghẹt cac quyền tự do tại Hồng Kông. Ba bị cáo lập tức bị tạm giam.

Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), cùng với Lâm Lãng Ngạn (Ivan Lam) và Chu Đình (Agnes Chow) là ba gương mặt hàng đầu của phong trào đấu tranh dân chủ Hồng Kông. Cả ba bị đưa ra xử vì đã tham gia một cuộc xuống đường trước trụ sở cảnh sát Hồng Kông ngày 21/06/2019, chống dự luật cho dẫn độ về Hoa Lục. Trước khi ra tòa, Hoàng Chi Phong đã tuyên bố với báo giới : « Chúng tôi tiếp tục đấu tranh vì tự do. Đây không phải là lúc quỳ gối trước hay là lúc để đầu hàng ». Bản án sẽ được tuyên vào ngày 02/12/2020, nhưng cả ba nhà đấu tranh Hồng Kông biết trước là sẽ phải lãnh án tù.

Thông tín viên đài RFI từ Hồng Kông, Florence de Changy giải thích về ý nghĩa quyết định nhận tội của ba nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông :

 « Nhận tội. Ba nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông ngay từ sáng nay đã bị tạm giam và quyết định nhận tội của ba người này trước hết là một biểu tượng. Đây là cách để mỗi người khẳng định là họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì đã làm.

Đây cũng là một cử chỉ mang ý nghĩa chính trị hoàn toàn phù hợp với những lý tưởng của phong trào đấu tranh vì dân chủ, với chủ trương bất phục tùng dân sự, kêu gọi đứng dậy chống lại chính quyền Hồng Kông và Bắc Kinh. Ba bị cáo gửi đến toàn thế giới một thông điệp rõ ràng: “Chúng tôi đấu tranh vì các quyền tự do của Hồng Kông và chúng tôi luôn sẵn sàng trả giá trước tư pháp cho hành động đó”.

Ngoài ra, về mặt chiến lược, việc nhân tội còn có một lợi thế khác. Đó là ngay từ đầu quyết định này giúp cho ba nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông được giảm án. Một khía cạnh khác cần lưu ý : trong bối cảnh hiện tại, bị xét xử theo luật pháp Hồng Kông đối với Hoàng Chi Phong và hai người bạn đồng hành là một cơ may, ít ra là họ bảo đảm được xét xử công bằng hơn là bị đem ra trước vành móng ngựa chiếu theo luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt. Với bộ luật mới này, bản án có thể lên tới mức chung thân và có nguy cơ là tòa sẽ ra phán quyết một cách tùy tiện hơn.

Dù vậy, Hoàng Chi Phong đã bác bỏ cáo buộc “cố ý tham gia một cuộc tập hợp bất hợp pháp” và các công tố viên đã không đưa ra được bằng chứng là nhà đấu tranh dân chủ này đã hiện diện trong cuộc tập hợp hôm 21/06/2019. Bản án sẽ được công bố vào ngày 02/12/2020 ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201123-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-x%C3%A9t-x%E1%BB%AD-ba-nh%C3%A0-%C4%91%E1%BA%A5u-tranh-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7

Covid-19: TQ thúc đẩy dùng mã QR để kiểm soát du lịch toàn cầu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi một “cơ chế toàn cầu” sử dụng mã QR để mở cửa du lịch quốc tế.

Ông nói: “Chúng ta cần dung hòa hơn nữa các chính sách và tiêu chuẩn, đồng thời thiết lập ‘các con đường nhanh’ để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể di chuyển trong trật tự.”

Ứng dụng QR sẽ được sử dụng để giúp thiết lập tình trạng sức khỏe của khách du lịch.

Nhưng những nhà bảo vệ Nhân quyền cảnh báo rằng các mã này có thể được sử dụng để “giám sát và thanh lọc chính trị rộng rãi hơn”.

Việt Nam chống Covid-19: ‘Ứng dụng Bluezone biết được bạn cặp bồ với ai’

Trung Quốc buộc người dùng điện thoại phải quét mặt

Ông Tập đã đưa ra bình luận trên tại hội nghị thượng đỉnh G20, một cuộc họp trực tuyến giữa các nguyên thủ quốc gia của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, được Saudi Arabia tổ chức cuối tuần qua.

Theo bảng ghi chép do hãng tin quốc gia Tân hoa xã công bố, ông Tập nói các mã có thể được sử dụng để nhận diện “giấy chứng nhận sức khỏe dựa trên kết quả xét nghiệm axit nucleic”.

“Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều quốc gia tham gia vào cơ chế này”, ông nói thêm.

Mã QR có thể được đọc bằng điện thoại di động.

Ông Tập cũng kêu gọi mở cửa lại nền kinh tế toàn cầu, gồm khôi phục “chuỗi cung công nghiệp và toàn cầu” và “tự do hóa giao thương các vật tư y tế quan trọng”.

Việc mở lại các tuyến đường đi lại vẫn là một thách thức với hầu hết các quốc gia. Sự gia tăng của dịch bệnh khiến chính quyền gặp khó khăn trong việc dỡ bỏ các hạn chế việc di chuyển.

Ví dụ, ‘bong bóng du lịch’ giữa Singapore và Hong Kong đã bị hoãn lại ngay trước khi bắt đầu vào cuối tuần này do số ca nhiễm ở Hong Kong tăng đột biến.

‘Cỗ ngựa thành Troy’

Trong một tweet, giám đốc điều hành của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Kenneth Roth bày tỏ cảnh báo trước đề xuất của ông Tập.

Ông nói: “Ý định ban đầu tập trung vào sức khỏe có thể dễ dàng trở thành cỗ ngựa thành Troy biến thành sự theo dõi và thanh lọc chính trị rộng rãi hơn.

Người Trung Quốc lo lắng việc gia tăng nhận dạng khuôn mặt

Hộ chiếu miễn dịch có giúp việc đi lại trở nên an toàn?

Mã QR đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc kể từ tháng 2 nhằm giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19.

Mã QR được tạo tự động được chỉ định cho người dân được xem là một chỉ số về tình trạng sức khỏe của họ.

Người có mã màu xanh lá cây được phép đi lại tự do, trong khi người có mã màu cam hoặc đỏ cần phải cách ly trong tối đa hai tuần.

Thành phố Hàng Châu cho biết họ có kế hoạch tạo một ứng dụng với phiên bản dài hạn trên mã QR. Ứng dụng này sẽ được sử dụng để chấm điểm cá nhân của người dân dựa trên tiền sử bệnh, kiểm tra sức khỏe và thói quen sinh hoạt của họ.

Mã QR đã được sử dụng với mục đích khác nhau ở những nơi khác.

Ví dụ: ở Singapore và Úc, chúng được sử dụng để truy vết tiếp xúc, với việc người dân quẹt mã khi ra vào những nơi họ đến, bao gồm trung tâm thương mại, nhà hàng và nơi làm việc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54997258

Covid-19: Trung Quốc lại tìm cách gieo nghi vấn về xuất xứ của virus

Mai Vân

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, bà Thạch Chánh Lệ (Shi Zhengli), phó giám đốc Viện Virus Học Vũ Hán (Trung Quốc), hôm 21/11/2020 đã tuyên bố rằng một loạt xét nghiệm mới đã chứng minh virus corona không xuất phát từ phòng thí nghiệm virus học của bà ở Vũ Hán.

Thoạt nhìn không có gì quan trọng, nhưng nếu được lồng vào trong một loạt động thái gần đây của một số quan chức y tế Trung Quốc khác, tuyên bố này dường như nằm trong một chiến dịch mới của Bắc Kinh nhằm phủ nhận thực tế là virus gây dịch Covid-19 có xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo SCMP, trong một hội nghị khoa học trực tuyến hôm 19/11 vừa qua, ông Tăng Quang (Zeng Guang), nguyên trưởng nhóm chuyên gia dịch tễ học thuộc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Trung Quốc (CDC), đã khẳng định trở lại rằng tất cả các bằng chứng hiện có đều chỉ ra rằng con virus corona, vốn đã gây bệnh cho hơn 56 triệu người trên toàn thế giới, dù được nhận diện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, nhưng không hề xuất xứ từ đó.

Virus có thể xuất hiện ở nước khác trước Vũ Hán?

Phát biểu tại hội nghị do nhà xuất bản Mỹ Cell Press và Ủy Ban Khoa Học và Công Nghệ Bắc Kinh tổ chức, nhà khoa học thuộc diện hàng đầu của Trung Quốc này tuyên bố: “Vũ Hán là nơi virus corona được phát hiện đầu tiên, nhưng đây không phải là nơi con virus bắt nguồn”.

Để bảo vệ cho lập luận của mình, ông Tăng Quang đã trích dẫn một công trình nghiên cứu Ý cho rằng Sars-CoV-2, tên chính thức của virus corona, đã lưu hành nơi những người không có triệu chứng bệnh tại Ý vài tháng trước khi được tìm thấy ở Vũ Hán vào tháng 12/2019.

Theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông, trong những tuần lễ gần đây, ông Tăng Quang là nhà dịch tễ học cao cấp thứ hai của Trung Quốc đã lên tiếng về chủ đề đang gây tranh cãi liên quan đến nguồn gốc con virus.

Virus nhập vào Trung Quốc qua thực phẩm đông lạnh?

Vào tuần trước đó, ông Ngô Tôn Hữu (Wu Zunyou), hiện là trưởng nhóm dịch tễ học của CDC Trung Quốc, đưa ra nêu lên ý kiến tương tự, cho rằng mầm mống gây dịch bệnh có thể đã xâm nhập vào Trung Quốc qua sản phẩm từ thịt hoặc hải sản đông lạnh.

Đối với chuyên gia về Trung Quốc Sari Arho Havrén, làm việc tại Bruxelles và Hồng Kông, Bắc Kinh quả là đang tung chiến dịch phủ nhận việc virus gây dịch Covid-19 xuất xứ từ Trung Quốc. Trên mạng Twitter ngày 20/11, chuyên gia châu Âu này cho rằng “kiểu nói bóng gió” liên tục gần đây tại Trung Quốc về thực phẩm đông lạnh nhập khẩu bị nhiễm virus corona chủng mới “bắt đầu có ý nghĩa”, gợi lên khả năng Covid-19 từ nước nước ngoài du nhập vào Trung Quốc để rồi bùng lên tại Vũ Hán.

Nhật báo phổ thông đại chúng Mỹ The New York Post ngày 20/11 vừa qua, khi đề cập đến việc Trung Quốc nêu bật bản nghiên cứu Ý, đã cáo buộc đích danh: “Trung Quốc đang sử dụng một nghiên cứu mới về sự lây lan sớm và thầm lặng của virus corona ở Ý để gieo rắc nghi ngờ về giả thuyết vững chắc theo đó quốc gia châu Á này là nơi sinh ra đại dịch”.

Bài nghiên cứu về giả thuyết Covid-19 có mặt ở Ý trước Vũ Hán

Công trình nghiên cứu Ý được Trung Quốc nhắc đến đã phát triển một giả thuyết từng được gợi lên vào mùa xuân vừa qua, theo đó con virus chủng mới đã lưu hành bên ngoài Trung Quốc sớm hơn người ta nghĩ.

Theo hãng tin Anh Reuters ngày 18/11, đây là một nghiên cứu do Viện Ung Thư Ý tại Milano công bố, theo đó các kháng thể đặc thù của con virus corona chủng mới đã được phát hiện trong các mẫu máu được thu thập trong một chiến dịch thử nghiệm tầm soát ung thư phổi tại Ý từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2000.

Tính ra, trong số 959 người khỏe mạnh tham gia thử nghiệm, có 11,6% đã phát triển kháng thể của virus – có nghĩa là đã tiếp xúc với virus corona – đa số là trước tháng Hai, tức là trước ngày bệnh nhân Covid-19 đầu tiên được ghi nhận là hôm 21/02/2020.

Theo Reuters, nếu các dữ liệu trong bản nghiên cứu Ý chính xác, điều đó sẽ thay đổi lịch sử của đại dịch Covid-19, và đặt lại vấn đề về thời điểm và nơi  virus xuất hiện, vì cho đến nay, quan điểm chung vẫn là virus gây dịch Covid-19 được nhận dạng lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc vào tháng 12.

Ý kiến dè dặt về công trình của Ý

Hãng tin Anh tuy nhiên cũng trích dẫn nhiều nhà khoa học đã tỏ ý rất dè dặt trước công trình của Viện Ung Thư Ý và cho rằng cần phải kiểm tra thêm để xác minh.

Giáo sư Mark Pagel, giảng dạy tại Trường Khoa Học Sinh Học tại Đại Học Reading (Anh Quốc), nhận xét: “Những kết quả này đáng để báo cáo, nhưng cần phải được xem là một vấn đề cần phải bổ sung bằng những thử nghiệm khác”.

Vị giáo sư nêu bật thắc mắc: “Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều không có triệu chứng Covid-19, mặc dù hầu hết đều từ 55-65 tuổi và đã từng hút thuốc. Đấy thường là nhóm có nguy cơ cao về nhiễm Covid-19, vì vậy thật khó hiểu là tại sao tất cả các bệnh nhân đều không có triệu chứng.”

Nhiều nhà nghiên cứu cũng hoài nghi về tỷ lệ khá cao của người bị “nghi nhiễm” trong số những người tham gia thử nghiệm. Giáo sư trợ giảng Stephen Griffin tại Đại Học Leeds (Anh Quốc) cho rằng: “Sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nếu quả thực là một dạng dịch bệnh (mặc dù dường như không có triệu chứng) tồn tại trên quy mô như vây ở Ý một năm trước khi đại dịch bùng lên như đang diễn ra, mà không được chú ý”.

Ngành ngoại giao Trung Quốc “gợi ý” về xuất xứ từ nước ngoài

Cho dù vậy, sau khi thông tin về “những phát hiện” của các nhà nghiên cứu Ý được loan báo, giới chức chính quyền Trung Quốc đã nhấn mạnh đến công trình này để hàm ý rằng virus corona không hề xuất phát từ Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 17/11 vừa qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nhanh chóng tuyên bố rằng công trình nghiên cứu của Ý và các nghiên cứu tương tự khác cho thấy nguồn gốc của virus của bệnh Covid-19 là một “vấn đề khoa học phức tạp” và việc truy tìm nguồn gốc là một quá trình liên tục.

Và phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm là nguồn gốc của con virus “có thể liên quan đến nhiều quốc gia”.

Tuyên bố của ông Triệu Lập Kiên không có gì đáng ngạc nhiên, vì chính nhà ngoại giao này vào tháng Ba vừa qua đã không ngần ngại rêu rao trên tài khoản Twitter của ông rằng “rất có thể là Quân Đội Mỹ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán”, lập lại luận điệu của một trang web chuyên về thuyết âm mưu.

Ngay cả ngoại trưởng Trung Quốc cũng gieo rắc nghi vấn

Lập luận phủ nhận xuất xứ của virus corona từ Vũ Hán đã được chính ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra, mà gần đây nhất là nhân chuyến công du Châu Âu cuối tháng 8 vừa qua.

Phát biểu với báo chí tại Na Uy, ông Vương Nghị cho rằng dù Trung Quốc là quốc gia đầu tiên báo cáo sự tồn tại của virus corona chủng mới, nhưng “điều đó không có nghĩa là virus có nguồn gốc từ Trung Quốc”. Và ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định: “Chúng tôi đã thấy các báo cáo cho thấy virus đã xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới và có thể xuất hiện sớm hơn ở Trung Quốc”.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201123-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-l%E1%BA%A1i-t%C3%ACm-c%C3%A1ch-gieo-nghi-v%E1%BA%A5n-v%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9-virus-g%C3%A2y-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh

Chuyên gia IT tìm thấy mối quan hệ bất thường giữa Dominion và trung tâm dữ liệu Trung Quốc

Tâm Thanh

Khi công ty máy bỏ phiếu Dominion bị nghi ngờ tham gia vào gian lận bầu cử ở Hoa Kỳ, nhiều câu chuyện mờ ám của Dominion đang dần bị đưa ra ánh sáng, theo Vision Times.

Gần đây, một chuyên gia máy tính đã phân tích tên miền phụ của Dominion và phát hiện ra rằng, tên miền phụ của công ty có tham chiếu tới một trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc.

Vào ngày 18/11, một cư dân mạng có nickname “321C” đã đề cập đến tin tức này trên Twitter của mình. Theo mô tả trên Twitter của người dùng, anh là một chuyên gia về an ninh mạng.

Dòng tweet của cư dân mạng nói rằng sau khi thấy miền phụ chia sẻ tệp dvs của Dominion, anh ấy đã phân tích miền phụ dominionvotingsystems.com của Dominion, kết quả là, dữ liệu của miền phụ đã dẫn đến một trung tâm dữ liệu cực kỳ không an toàn ở thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Theo kết quả phân tích được cư dân mạng đăng tải, bản ghi NS (bản ghi phục vụ tên miền) của tên miền dominionvotingsystems.com cho thấy một trung tâm dữ liệu ở Tuyền Châu. Bản ghi máy chủ tên miền được sử dụng để xác định máy chủ nào truyền tải thông tin hệ thống tên miền cho một miền, có nghĩa là tên miền của dominionvotingsystems.com được phân giải bởi trung tâm dữ liệu này ở Tuyền Châu và nhà cung cấp dịch vụ Internet của trung tâm dữ liệu này là China Telecom.

Ngoài ra, một bản ghi A (bản ghi máy chủ) của tên miền dominionvotingsystems.com có liên quan đến sự kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Trung tâm Dữ liệu Power Line trực thuộc Trung tâm Dữ liệu Hồng Kông .

Một số cư dân mạng phát hiện ra rằng, vào năm 2017, có một tổ chức gọi là “trung tâm dữ liệu trung lập của bên thứ ba” có tên là Power Line Colimited được thành lập tại Hồng Kông. Điều đáng chú ý là, thông tin trên trang web chính thức của trung tâm này cho biết họ sử dụng China Mobile, China Unicom, China Telecom để kết nối với Trung Quốc. Ngoài ra, tất cả văn bản trên trang web của trung tâm dữ liệu đều sử dụng chữ giản thể của Đại lục, không phải chữ phồn thể mà người Hồng Kông sử dụng. Phương thức liên hệ dịch vụ khách hàng của trang web này là QQ, một phần mềm giao tiếp xã hội thường được người Đại lục sử dụng.

Các trang web của Power Line Colimited đều sử dụng các ký tự tiếng Trung giản thể và phương thức liên hệ dịch vụ khách hàng là phần mềm xã hội QQ.

Hiện chưa có nguồn tin nào khác xác nhận kết nối trực tiếp giữa Dominion và Trung tâm dữ liệu Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng đã đăng lại dòng tweet này và gửi lời cảm ơn đến chuyên gia internet, họ tin rằng người này đang lan truyền thông tin thật.

Emerald Robinson, phóng viên Tòa Bạch Ốc của kênh truyền hình Newsmax, cũng đăng lại các tweet liên quan nói rằng, các chuyên gia máy tính đã phân tích hệ thống Dominion và phát hiện ra rằng, miền phụ của Dominion có thể tham chiếu tới trung tâm dữ liệu của Trung Quốc. Robinson nhấn mạnh: “Không, tôi không đùa!”.

Trước đó, Sidney Powell, luật sư của nhóm luật sư của Tổng thống Trump đã tiết lộ rằng, cỗ máy bỏ phiếu Dominion được thiết kế bởi Trung Quốc và các nước cộng sản khác. Cố vấn riêng của Tổng thống Trump và cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani cũng tuyên bố rằng, không nên sử dụng hệ thống kiểm phiếu Dominion ở bất cứ đâu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-it-nghi-ngo-dominion-co-quan-he-truc-tiep-voi-trung-tam-du-lieu-trung-quoc.html

Trung Quốc xem xét gia nhập CPTPP, chuyển thủ sang công hậu Trump

Hôm 20/11, tại Diễn đàn APEC, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc đang xem xét gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tái khẳng định theo đuổi mục tiêu toàn cầu hóa nền kinh tế và tự do thương mại đa phương. Giới chuyên gia cho rằng CPTPP có một số ràng buộc nhất định mà Bắc Kinh khó nhượng bộ, và các thành viên khác cũng khó đạt đồng thuận để cho Trung Quốc gia nhập.

CPTPP là phiên bản cải tiến của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama xúc tiến, nhưng bị Tổng thống Donald Trump làm chao đảo sau khi ông rút Mỹ ra khỏi Hiệp định này vào tháng 1/2017, một trong những hành động đầu tiên của ông sau khi nhậm chức. Nhưng nay, đúng như kịch bản Bắc Kinh đưa ra trước đó – chính phủ của Tổng thống Trump sắp mãn nhiệm và Hoa Kỳ sắp có tân tổng thống – Trung Quốc chính thức tuyên bố “xem xét gia nhập CPTPP.”

Thừa thắng xông lên

Tân Hoa Xã dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 20/11 tuyên bố: “Trung Quốc hoan nghênh việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và sẽ tích cực xem xét việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).”

Kể từ sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Trung Quốc đã quyết tâm hơn trong việc hoàn thành hiệp định cạnh tranh RCEP và cuối cùng hiệp định này vừa được Trung Quốc cùng 14 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, ký kết hôm 15/11/2020. Các chuyên gia cho VOA biết RCEP không chỉ bất lợi cho Việt Nam mà còn bất lợi cho Mỹ, khi mà chuỗi cung ứng và đầu tư của Trung Quốc tiếp tục nhận được ưu đãi về thuế quan và lao động giá rẻ từ RCEP.

Tuyên bố của ông Tập về việc “tích cực xem xét gia nhập CPTTP” được đưa ra chỉ vài ngày sau khi RCEP được ký kết.

Đài CGTN của Trung Quốc nói rằng lý do Chủ tịch Tập tuyên bố xem xét tham gia CPTPP – một hiệp định với mục đích ban đầu là chống Trung Quốc – là chỉ đơn thuần thể hiện cam kết “nghiêm túc của Bắc Kinh về việc việc mở rộng thương mại tự do đa phương,” chứ không có hàm ý đáp trả cuộc chiến thương mại Mỹ – Trumg do Tổng thống Donald Trump khởi sự.

Truyền thông Trung Quốc mô tả rằng tuyên bố của ông Tập nhằm “gửi đi thông điệp hòa giải” chứ không phải bày tỏ “tham vọng.”

Tuy nhiên, nhiều người không thể phủ nhận một thực tế rằng cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều tháng qua giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh càng cảm thấy cấp bách phải tìm kiếm những đối tác mới để cạnh tranh với Hoa Kỳ, và chính việc ký kết RCEP vừa qua được xem là một thành công đối với Bắc Kinh.

Chuyển từ thế thủ sang thế công

Hiện tại, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều không phải là thành viên của CPTPP, nhưng tuyên bố của ông Tập “thể hiện cam kết mạnh mẽ của nước này trong việc thúc đẩy sự mở cửa, chủ nghĩa đa phương và toàn cầu hóa thương mại,” tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc nhận định.

Trang xã luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết hôm 22/11 kỳ vọng: “Nếu Chính quyền tiếp theo của Mỹ đảo ngược chính sách đối với CPTPP, thì sẽ tạo nên một nền tảng mới cho đối thoại kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.”

Trước đó, vào tháng 1/2019, ông Vương Huy Diệu, nguyên cố vấn của Quốc vụ viện Trung Quốc, nói rằng việc Trung Quốc gia nhập CPTPP sẽ là một cách “hay” để xây dựng sự đồng thuận trong lòng Trung Quốc và giảm xung đột với Mỹ.

Do đó, gia nhập CPTPP sẽ là “một cách tương đối dễ dàng để cho Bắc Kinh giành được lợi thế trước Mỹ,” ông Vương nhận định.

Ông Vương nói sẽ tốt hơn cho Trung Quốc một khi nước Mỹ có tổng thống mới thay thế ông Trump trong Nhà Trắng, lý giải rằng “do lãnh đạo mới của nước Mỹ có thể có quan điểm khác về việc Trung Quốc gia nhập CPTPP.”

Các quan chức khác của Trung Quốc cũng bày tỏ khả năng Bắc Kinh sẵn sàng tham gia CPTPP để đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide hôm 19/11 về việc “mở rộng” hiệp định CPTPP mà Tokyo sẽ giữ chức chủ tịch vào năm 2021.

Hôm 20/11, khi được hỏi về quan điểm của Bắc Kinh trong việc trở thành một phần của CPTPP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) trả lời rằng một động thái như vậy là có thể xảy ra miễn là thỏa thuận này phù hợp với các mục tiêu quốc gia, khu vực và quốc tế, bao gồm cả những mục tiêu đặt ra bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ngày 24/11, Ủy viên quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị dự kiến sẽ tới Tokyo trong một chuyến thăm cấp cao và sẽ hội kiến Thủ tướng Nhật Suga.

Trung Quốc sẽ lùi 1 bước để tiến 2 bước?

CPTPP, hiện có 11 nước tham gia, có những tiêu chuẩn cao hơn RCEP, và có thể sẽ là những thách thức đối với Trung Quốc như các chuẩn mực của khối về lao động, doanh nghiệp nhà nước, trao đổi dịch vụ và sở hữu trí tuệ.

Tiến sĩ kinh tế Vũ Quang Việt, một cựu chuyên gia làm việc nhiều năm cho Liên Hiệp Quốc, nói với VOA rằng để gia nhập CPTTP, Trung Quốc phải đáp ứng một số điều kiện:

“Hiệp định CPTPP có một vài đòi hỏi mà tôi không biết liệu Trung Quốc có chấp nhận hay không hay là liệu các nước khác sẽ hạ giảm yêu cầu để nhận Trung Quốc vào? CPTPP đòi hỏi các nước thành viên phải chấp nhận quyền của người lao động trong việc thành lập nghiệp đoàn và tổ chức đình công. Hai việc này từ xưa đến giờ gần như Trung Quốc không cho phép hay giã vờ cho phép.

“Một đòi hỏi nữa CPTPP là các nước phải mở rộng cho cạnh tranh của nước khác, cạnh tranh bán hàng của chính phủ, chấp nhận quyền mua sắm chính phủ.”

Ngoài ra, CPTPP còn có một số yêu cầu khác về bảo vệ môi trường, quyền sở hữu trí tuệ, và yêu cầu đối với các doanh nghiệp quốc doanh.

Một khi Trung Quốc chấp nhận các yêu cầu này và được gia nhập CPTPP, thì nước này sẽ được hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan.

“Đương nhiên, Mỹ sẽ bị gạt ra bên ngoài và Mỹ sẽ không được hưởng những lợi thế đó, nhất là không được tiếp cận thị trường rất lớn của Trung Quốc.”

Viết trên Twitter hôm 18/11, bà Wendy Cutler, Phó Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Asia Society, nhận định rằng RCEP là “một hồi chuông thức tỉnh nữa cho nước Mỹ.”

Nay với thêm ngỏ ý gia nhập CPTPP, Trung Quốc một lần nữa “chứng tỏ” vị thế cường quốc kinh tế của mình, trong khi các nhà bình luận đưa ra nhận xét rằng dường như Mỹ “bị đơn độc” giữa lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng các biện pháp bảo vệ thị trường và lấy lại việc làm cho người dân Mỹ.

Ông Joe Biden, Tổng thống Đắc cử của Hoa Kỳ, cả trong chiến dịch tranh cử và trong các cuộc tranh luận tổng thống, cho biết ông để ngỏ việc Mỹ tham gia CPTPP, nhưng ông nhấn mạnh rằng ông muốn thương lượng lại các điều khoản.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt nêu nhận định với VOA:

“Bây giờ với tình trạng kinh tế Mỹ mất việc làm, nhất là tầng lớp trung lưu, chính quyền Trump được nhiều người ủng hộ vì ông muốn lấy lại việc làm cho người Mỹ. Thời gian vừa qua, Mỹ muốn bảo vệ thị trường.

“Vấn đề trong tương lai của Mỹ là phải giải quyết vấn đề này như thế nào.

“Khi ông Biden lên chưa chắc ông dám mở rộng toang thị trường ra, và cũng chưa chắc chắn dám trở lại CPTPP một cách dễ dàng vì dư luận của người Mỹ hiện tại là muốn bảo vệ thị trường.

“Dĩ nhiên, bảo vệ thị trường thì người Mỹ sẽ phải mua hàng hóa với giá đắc hơn, nhưng họ bảo vệ được lao động. Và về mặt chính trị, Mỹ cũng khó lòng hay gặp những khó khăn trong việc lãnh đạo thế giới.”

Trang SCMP hôm 23/11 đăng bài của tác giả Zhou Xin nhận định rằng với tuyên bố nỗ lực gia nhập CPTPP sau thời gian dài dứng bên ngoài quan sát, rõ rằng Bắc Kinh muốn vượt qua mặt Washington.

Viện Brookings, cơ quan nghiên cứu chính sách công có trụ sở ở Washington, vừa đưa ra khuyến cáo rằng các chính sách của Hoa Kỳ ở châu Á cần phải điều chỉnh để phù hợp trước một thực tế đang thay đổi của Đông Á: vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc, thời kỳ hội nhập ASEAN đang phát triển, và mức ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở khu vực này đang giảm dần.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-xem-xet-gia-nhap-cptpp-chuyen-thu-sang-cong-hau-trump/5673172.html

Trung Quốc doạ ‘đáp trả’ chuyến thăm Đài Loan của đô đốc Mỹ

Trung Quốc sẽ đáp trả lại chuyến thăm của đô đốc Hải quân Mỹ tới Đài Loan và kiên quyết phản đối bất kỳ mối quan hệ quân sự nào giữa Đài Bắc và Washington, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm 23/11 khi một giới chức cấp cao Mỹ ca ngợi mối quan hệ của Washington với Đài Bắc, theo Reuters.

Một đô đốc hải quân hai sao, giám sát tình báo quân sự Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đã có chuyến thăm không báo trước tới Đài Loan, hai nguồn tin nói với Reuters hôm 22/11. Cả Đài Loan và Hoa Kỳ đều chưa chính thức xác nhận chuyến thăm.

Chính quyền Trump thời gian qua tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan, bao gồm cả việc bán vũ khí mới, khiến Trung Quốc cảnh giác.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên nói Trung Quốc “kiên quyết phản đối” bất kỳ hình thức trao đổi nào giữa các quan chức Hoa Kỳ và Đài Loan, hoặc việc hai bên có quan hệ quân sự.

Tại cuộc họp báo hôm 23/11, ông Triệu nói Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ “nhận thức đầy đủ” mức độ cực kỳ nhạy cảm của vấn đề Đài Loan.

“Tuỳ theo diễn tiến, phía Trung Quốc sẽ đưa ra phản ứng cần thiết và hợp pháp”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Trung Quốc nói.

Trung Quốc từng thịnh nộ khi Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar đến Đài Bắc vào tháng 8, tiếp theo là Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach vào tháng 9, và Bắc Kinh đã điều các chiến đấu cơ áp sát Đài Loan vào mỗi chuyến thăm trên.

Phát biểu trong chuyến thăm Manila, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Robert O’Brien nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ với Đài Loan, nói rằng với tư cách là các nền dân chủ, họ có nhiều điểm chung.

“Tôi không thể tưởng tượng được điều gì có thể gây ra phản ứng dữ dội hơn của cả thế giới chống lại Trung Quốc nếu họ cố gắng sử dụng vũ lực để cưỡng chế Đài Loan”, Reuters dẫn lời ông O’Brien nói. “Hoa Kỳ là bạn bè với Đài Bắc. Chúng tôi sẽ tiếp tục ở đó ”.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên cũng bày tỏ bất bình về việc các quan chức Đài Loan và Hoa Kỳ đã ký một biên bản ghi nhớ về trao đổi kinh tế sau cuộc họp tại Washington.

“Trung Quốc gửi công hàm phản đối nghiêm khắc với Hoa Kỳ, yêu cầu ngừng có những tương tác kiểu này với Đài Loan”, Reuters dẫn lời ông Triệu nói thêm.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-do%E1%BA%A1-%C4%91%C3%A1p-tr%E1%BA%A3-chuy%E1%BA%BFn-th%C4%83m-%C4%91%C3%A0i-loan-c%E1%BB%A7a-%C4%91%C3%B4-%C4%91%E1%BB%91c-m%E1%BB%B9/5673075.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.