Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Nhà thầu quốc phòng số 1 của Ngũ Giác Đài giới thiệu vũ khí laser trên không

Saturday, August 22, 2020 // ,

 Laser Phòng Thủ Với Tốc Độ Ánh Sáng

Lockheed Martin Corp, Nhà cung cấp vũ khí số 1 của Ngũ giác Đài, đã phát hành đoạn video ngắn cho thấy hệ thống laser sẵn sàng trên chiến trường cho phép người vận hành vô hiệu hóa các mối đe dọa với tốc độ nhanh như một cuộc tấn công chớp nhoáng.

Giới thiệu vũ khí laser trên không

Video được chia sẻ trên Twitter cho biết, Lockheed Martin đang phát triển hệ thống vũ khí laser để bảo vệ các chiến binh trên chiến trường trên biển – trên không – trên bộ. Kết hợp với tích hợp nền tảng chuyên sâu, các hệ thống này được thiết kế để đánh bại hàng loạt mối đe dọa ngày càng tăng đối với lực lượng quân sự và cơ sở hạ tầng.

Công nghệ của công ty ngày nay đã sẵn sàng chống lại các tên lửa nhỏ, đạn pháo và súng cối, máy bay không người lái cỡ nhỏ, tàu tấn công nhỏ và các phương tiện hạng nhẹ trên mặt đất ở khoảng cách một dặm. Khi mức công suất laser sợi quang tăng lên, các hệ thống sẽ có thể vô hiệu hóa các mối đe dọa lớn hơn và làm như vậy ở khoảng cách xa hơn. Khi hoạt động cùng với hệ thống năng lượng động học, các hệ thống này có thể đóng vai trò như một hệ số nhân lực.

Về khả năng, hệ thống laser trên không sẽ có khả năng bắn hạ các tên lửa với công nghệ tốc độ ánh sáng (300.000km/s) cho phép hoạt động trên không trong vùng cấm.

Chương trình -Trình diễn Công nghệ phòng thủ Laser Tiên tiến SHiELD

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Hoa Kỳ (AFRL) đã làm việc trên một chương trình như vậy, được gọi là Chương trình -Trình diễn Công nghệ phòng thủ Laser Tiên tiến, hoặc SHiELD, ít nhất là từ năm 2013. Không quân đã có kế hoạch bắt đầu bay thử nghiệm ban đầu một hệ thống nguyên mẫu hoàn chỉnh trên máy bay chiến đấu vào năm 2021, nhưng việc thử nghiệm vũ khí laser trên Chiến đấu cơ trên không đã bị trì hoãn cho đến năm 2023 do những thách thức kỹ thuật và các biến chứng do đại dịch Coronavirus đang diễn ra, theo Defense News.

Các kế hoạch kêu gọi thúc đẩy vũ khí laser được gắn dưới dạng vỏ bọc dưới cánh hoặc trên thân các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom B-1B để phòng thủ trước các tên lửa đất đối không và không đối không.

www.Uviet.net – Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Đọc báo Pháp – 22/08/2020

 Đọc báo Pháp – 22/08/2020

Hồng Kông và những ngày tự do cuối cùng – Thụy My

Những cuộc theo dõi, các vụ bắt bớ người đối lập ngày càng nhiều, với cáo buộc « thông đồng với thế lực nước ngoài ». Phải chăng Hồng Kông đang sống trong những ngày tự do cuối cùng ?

Đang trong mùa hè, tuy nhiên chỉ có tuần báo L’Obs chọn chủ đề « Khi tình bạn cũng mạnh mẽ như tình yêu ». Hồ sơ của L’Express nói về « Dân túy châu Âu : Berlusconi, người nổi bật nhất », Courrier International phân tích « Mạng xã hội làm hủy hoại dân chủ ». Riêng Le Point đăng ảnh hai nhà hoạt động nổi tiếng của Hồng Kông là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và Chu Đình (Agnes Chow), chạy tựa « Những ngày cuối cùng của Hồng Kông » với dòng tít nhỏ phía trên « Những nền văn minh đã chết đi như thế nào ».

Các nhà hoạt động bị theo dõi ráo riết

Hồ sơ của Le Point mở đầu bằng bài viết về những cuộc theo dõi, các vụ bắt bớ người đối lập ngày càng nhiều với cáo buộc « thông đồng với thế lực nước ngoài », mà tuần báo Pháp gọi là « Những ngày cuối cùng của Hồng Kông ».

Gọi ai đây nếu có những kẻ khả nghi theo dõi bạn suốt nhiều ngày ? Câu hỏi này đang ám ảnh các nhà đấu tranh ở Hồng Kông. Tối thứ Sáu 14/08, dân biểu Hứa Trí Phong (Ted Hui Chi Fung) 38 tuổi, nhận ra một chiếc Mazda đen theo đuôi đến tận nhà. Anh quyết định đối mặt với những người này, nhưng họ dấn lên, tìm cách tông vào anh. Hàng xóm quay lại cảnh này và báo cảnh sát. Nhưng rốt cuộc cảnh sát nói những người trong chiếc xe này là « nhà báo », và khi Hứa Trí Phong chận chiếc Mazda lại, chính anh lại bị nhân viên công lực đè ngã xuống đất.

Hoàng Chi Phong biết rõ hiện tượng này từ rất lâu : anh bắt đầu bị theo dõi cách đây 8 năm, nghĩa là lúc mới 15 tuổi, bởi các « nhà báo » thân Bắc Kinh ! Bốn chiếc xe theo đuôi, và một người đi mô-tô phối hợp bằng bộ đàm. Chu Đình, cũng 23 tuổi, hôm 09/08 đăng lên Facebook cho biết « có nhiều người khả nghi » thay phiên giám sát trước nhà cô, và tối hôm sau thiếu nữ này bị bắt ngay sau vụ bố ráp tỉ phú Lê Trí Anh.

Bắt bớ vì đợt quyên góp để vận động ủng hộ Hồng Kông

South China Morning Post dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết nhiều vụ câu lưu có liên quan đến một cuộc quyên góp năm 2019 trên trang web GoFundMe và Standwithhk.org. Tên của chương trình này là « Laam Caau » (« Lãm Sao » – hãy cháy lên cùng nhau), nhằm vận động quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, để trừng phạt Bắc Kinh. Chương trình đã quyên được trên 1,5 triệu euro, trong đó chỉ có 115.000 euro là từ nước ngoài để tài trợ cho việc đăng quảng cáo và các bài diễn đàn tại nhiều nước.

Theo người biểu tình, chiến dịch này đã mang lại hiệu quả : Hoa Kỳ chấm dứt chế độ ưu đãi và « Made in Hong Kong », 11 nhà lãnh đạo bị trừng phạt, Anh mở cửa cho người Hồng Kông sang tị nạn. Nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc coi đây là sự « phản bội ». Ông Lê Trí Anh cùng người thân bị cáo buộc tham gia chiến dịch « Lãm Sao », Chu Đình và hai nhà hoạt động bị bắt vì cho là có dính líu (nhưng theo Hoàng Chi Phong thì thông tin về cô là sai lạc).

Đối với người dân Hồng Kông, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, hơn bao giờ hết, là « bảo hiểm nhân thọ » cho họ. Bắc Kinh với luật an ninh quốc gia dễ dàng đè bẹp phong trào dân chủ, nhưng chừng như vẫn chưa dám áp dụng hoàn toàn. Trước làn sóng ủng hộ, tất cả những người bị bắt hôm 10/08 đều được tại ngoại hầu tra.

Dù bị áp lực rất lớn, phe dân chủ vẫn quyết không lùi bước. Hôm 11 và 12/07, khi huy động được đến 600.000 cử tri đi bầu, đối lập đã chứng tỏ vẫn luôn tập hợp được lòng dân. Lấy cớ dịch bệnh, chính quyền Hồng Kông đã hoãn lại kỳ bầu cử Nghị Viện một năm, và từ giờ cho đến lúc đó, các lãnh tụ đối lập hẳn sẽ đối mặt với một loạt vụ khởi tố.

Niềm hy vọng nơi cộng đồng quốc tế

Trong bài trả lời phỏng vấn, nhà hoạt động trẻ tuổi Hoàng Chi Phong đặt câu hỏi « Liệu thế giới có bảo vệ cho Hồng Kông hay không ? »

Lãnh tụ sinh viên cho biết, vụ ông Lê Trí Anh và cô Chu Đình bị bắt là một cú sốc đối với anh. Bảy giờ rưỡi sáng hôm đó, có người gọi lại hỏi anh có bị bắt hay chưa, và loan báo sự kiện. Hoàng Chi Phong cho rằng mục tiêu tiếp đến rất có thể là mình, nhưng anh quyết chiến đấu cho đến phút cuối, và mọi sự còn tùy thuộc vào phản ứng của quốc tế.

Cuộc bố ráp đưa Apple Daily lên đỉnh vinh quang

Bài viết của thông tín viên Le Point tại Hồng Kông mang tựa đề « Ngày vinh quang của Apple Daily » thuật lại chi tiết hôm ông chủ báo Lê Trí Anh (Jimmy Lai) bị bắt, tòa soạn bị khám xét và nhận định, kể từ nay tờ báo đối lập của Hồng Kông là hiện thân của tự do báo chí.

Tổng biên tập La Vĩ Quang (Ryan Law Wai Kwong) kể lại, vào lúc 7 giờ 15 sáng 10/08, ông nhận được cái tin đã lo sợ từ lâu : ông chủ báo Lê Trí Anh bị bắt. La Vĩ Quang lập tức yêu cầu các phóng viên đến nhà ông Lê để tường thuật sự việc, còn mình thì cấp tốc đến tòa soạn. Ông đã dự cảm đúng : 9 giờ 45 phút, cảnh sát bao vây trụ sở tập đoàn Next Digital, công ty mẹ của Apple Daily, ở ngoại ô Hồng Kông.

Có đến 200 cảnh sát viên ập vào tòa báo, xét giấy tờ các phóng viên, lục soát khắp nơi trong khi luật pháp Hồng Kông cấm tịch thu « dụng cụ hành nghề của các nhà báo ». Một hành động chưa có tiền lệ ! La Vĩ Quang ra lệnh đưa tin trực tiếp trên YouTube, hàng ngàn người đã theo dõi vì chỉ có Apple Daily mới tường thuật được từ bên trong. Đến 11 giờ, tỉ phú Lê Trí Anh bị áp giải đến tòa soạn, cảnh sát khám xét văn phòng ông và mang đi khoảng 30 thùng « tang vật » gồm máy tính, hóa đơn…

La Vĩ Quang tự hỏi, có cần đến 200 cảnh sát để lục soát văn phòng ban giám đốc và bộ phận kế toán hay không ? Đương nhiên chính quyền đã vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí, cú đòn này nhằm ngăn cản Apple Daily ra báo. Dù sau nhiều tiếng đồng hồ các phóng viên mới được quay lại làm việc, nhưng Apple Daily đã chốt được số báo lịch sử, hầu hết tập trung vào vụ tòa soạn bị bố ráp !

Tờ báo chạy hàng tựa lớn màu đỏ « Chúng tôi tiếp tục chiến đấu », với tấm ảnh ông Lê Trí Anh bị còng tay. Ấn bản này được bán đến trên 500.000 bản, thay vì 70.000 như thường lệ. Các độc giả trung thành mua nhiều tờ để phân phát, số khác đi ăn ở hai nhà hàng của gia đình ông Lê để ủng hộ. Những ngày sau đó, độc giả bỏ tiền đăng quảng cáo, mua cả trang để đăng những câu như « Yêu Hồng Kông biết bao ! » « Chúng tôi dành cuộc đời cho tự do »…Giá cổ phiếu của Next Digital tăng gấp 20 lần trong vòng 24 giờ, trước khi sụt xuống « chỉ » còn cao gấp 5 lần.

Tiếp tục ra báo « cho đến khi phá sản »

Sinh tại Quảng Đông, gần một năm sau khi Mao thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, năm 11 tuổi Lê Trí Anh cùng gia đình sang Hồng Kông bất hợp pháp bằng tàu đánh cá để chạy trốn nạn đói trong Đại Nhảy Vọt. Nhà sử học (Grace Leung) nhận định, đi lên từ bàn tay trắng, Lê Trí Anh, ông muốn đền đáp cho thành phố đã cưu mang mình. Vụ thảm sát Thiên An Môn gây xúc động lớn Lê Trí Anh, lúc đó đang là chủ công ty may Giordano, ông bèn cho in lên áo thun các khẩu hiệu cổ vũ tự do. Người dân Hồng Kông đổ xô mua áo, và từ đó tự do trở thành giá trị tối thượng nơi đặc khu.

Năm 1990, ông bán Giordano và cho ra đời Apple Daily, tờ báo nhanh chóng trở thành một trong hai nhật báo lớn nhất Hồng Kông. Lê Trí Anh dự báo khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, những tờ báo cạnh tranh sẽ tự kiểm duyệt, trong khi Apple Daily luôn trung thành với tinh thần phản biện.

Trong những năm 2010, Bắc Kinh tỏ ra cứng rắn hơn, cấm các công ty đăng quảng cáo trên Apple Daily. Cộng với cuộc khủng hoảng chung của báo chí, đến năm 2018 Next Magazine ngưng ra báo giấy, và trong năm tài chính 2019-2020, tập đoàn bị lỗ trên 415 triệu đô la Hồng Kông (45 triệu euro). Nhà tỉ phú chống chọi được nhờ các món đầu tư địa ốc, và tuyên bố « sẽ tiếp tục cho đến khi phá sản ». Bà Lương Lệ Quyên không ngần ngại khẳng định, « Apple Daily giờ đây trở thành biểu tượng cho tự do báo chí » sau vụ bố ráp ngày 10/08.

Nobel hòa bình cho Lê Trí Anh?

Courrier International dịch một bài báo của Apple Daily, nói về « Lê Trí Anh, sự hy sinh của một nhà tỉ phú cho tự do báo chí ».

Tác giả nhắc lại một câu nói của ông Lê Trí Anh : « Tất cả những gì tôi sở hữu hôm nay là nhờ tự do mà Hồng Kông có được ». Nhà tỉ phú lăn xả bất chấp hiểm nguy cho mình và cho người thân. Nhà văn Đài Loan Nhan Trạch Nhã (Joyce Yen) viết trên Facebook : « Khi thấy Lê Trí Anh thu hút báo chí ngoại quốc như thế nào, và hình ảnh đầy can đảm của ông, tôi nghĩ rằng ông rất có cơ hội giành được giải Nobel hòa bình năm tới ».

Sẽ có những người trẻ ở đặc khu không đồng ý với ý kiến trên, vì Lê Trí Anh không ủng hộ Hồng Kông độc lập. Tuy nhiên khi ra tay trấn áp, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã « phong thánh » cho ông.

Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho việc đàn áp Hồng Kông

Tuần báo The Economist khẳng định « Các nhà cai trị Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho việc đàn áp Hồng Kông », vì tác động sẽ vô cùng lớn trên lòng tin của người nước ngoài dành cho Bắc Kinh. Chính phủ và người dân các nước phương Tây không thể thay đổi được chọn lựa của Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông, nhưng họ có quyền rút ra kết luận.

Trung Quốc muốn trở thành siêu cường công nghệ, bán mạng lưới 5G cho toàn thế giới, bán các nhà máy điện nguyên tử, và biết đâu sắp tới là vaccin chống virus corona. Các nhà ngoại giao Bắc Kinh muốn có chỗ đứng cao nhất trên các diễn đàn quốc tế, các trường đại học Trung Quốc muốn có đối tác khắp các nước. Những tham vọng này là hợp lý, nhưng còn tùy thuộc rất nhiều vào lòng tin. Và việc đàn áp Hồng Kông đã gây tác động hết sức lớn lao trên sự tin cậy của người ngoại quốc đối với Trung Quốc.

Ba lý do khiến người dân Belarus cô đơn khi đấu tranh cho tự do

Về Đông Âu, cây bút bình luận Pierre Haski trên tuần báo L’Obs cám cảnh cho « Sự cô đơn của người dân Belarus ».

Tác giả nhận xét, những hình ảnh của một dân tộc đang phải đấu tranh cho tự do thật ấn tượng và đầy xúc động. Cuộc nổi dậy chưa từng có sau vụ gian lận bầu cử quá đáng, với một ứng cử viên bất ngờ là Svetlana Tikhanovskaia, đã khiến dấy lên những lời kêu gọi ủng hộ tại các nước cộng sản cũ. Tuy nhiên có ba thực tế khiến những người biểu tình Belarus phải đơn độc.

Trước hết, đó là sự quay trở lại của « vùng ảnh hưởng » mà chiến tranh lạnh chừng như đã chôn vùi. Putin đã thành công trong việc tái lập một « không gian sinh tồn » xung quanh Nga, và đã giương móng vuốt như ở Gruzia năm 2008 và Ukraina năm 2014 để khối Liên Xô cũ không bị xói mòn. Thế nên lẽ tự nhiên là nhà độc tài Alexandre Loukachenko quay sang Matxcơva để tìm sự giúp đỡ dù quan hệ hai nước có lấn cấn. Putin có thể quyết định cứu Loukachenko theo logic « vùng ảnh hưởng », hoặc bỏ rơi nếu thấy « cuộc cách mạng » Belarus không làm mất đi thế quân bình về địa chính trị.

Thứ hai, châu Âu một lần nữa lại phải lên tuyến đầu trong khi vũ khí trừng phạt ít hiệu quả. Ba Lan và các nước Baltic muốn đi xa hơn, nhưng vấp phải sự do dự thường lệ trong Liên Hiệp Châu Âu (EU). Sự chia rẽ trong Liên hiệp lại càng thấy rõ : Hy Lạp chặn thông cáo chung của EU về Belarus vì cho rằng đã không được bênh vực đến nơi đến chốn trước Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ biển Aegea (Égée theo tiếng Pháp).

Thực tế thứ ba đang đè nặng lên Belarus là sự vắng mặt của Hoa Kỳ, vào lúc cận kề bầu cử tổng thống, dịch bệnh hoành hành, xã hội Mỹ chia rẽ. Người Belarus hiểu rằng họ cô đơn, nhưng vẫn chiến đấu với nhà độc tài, khiến người ta nhớ đến Budapest năm 1956 hay Praha năm 1968.

Kịch bản Công đoàn Đoàn Kết cho Belarus ?

Cũng liên quan đến Belarus, Courrier International dịch lại bài viết của Den, một tờ báo Ukraina, cho rằng sắp tới sẽ là một kịch bản theo kiểu Công đoàn Đoàn Kết. Belarus là quốc gia Đông Âu duy nhất có tầng lớp công nhân rất đông đảo, giai cấp vô sản này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong phong trào.

Tại khắp các thành phố Belarus, các nhà máy lần lượt đình công, từ ngành hóa chất, giao thông cho đến thực phẩm, trong đó có những nhà máy lớn nhất nước. Đối với tổng thống Loukachenko, kỹ nghệ nặng luôn có vị trí quan trọng. Ông có thói quen đi thăm các xưởng máy, với các ống kính truyền hình đi kèm, ca ngợi mô hình phát triển của đất nước.

Trong suốt 25 năm qua, Alexandre Loukachenko đã thành công trong việc duy trì ở Trung Âu một chế độ độc tài theo mô hình xô-viết cũ, trừ một điều là quyền hành không nằm trong tay đảng Cộng Sản mà do tổng thống và tầng lớp tinh hoa nắm giữ. Nhưng ông thất bại ở một điểm : không biết ra đi đúng lúc. Thế hệ trẻ không còn chịu đựng được việc đất nước ròng rã nhiều năm chỉ luôn được một khuôn mặt đã lỗi thời đại diện. Các công ty quốc doanh nay đã tham gia phong trào phản kháng, với một « kẻ thù giai cấp » duy nhất : Loukachenko.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200822-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-ng%C3%A0y-t%E1%BB%B1-do-cu%E1%BB%91i-c%C3%B9ng

 

Tin tổng hợp

(Reuters) –  Thái Lan: Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ dữ liệu về nước sông Mêkông với các láng giềng. 

Bộ Ngoại Giáo Thái Lan cho biết như trên vào hôm qua, 21/08/2020. Theo ông Nikorndej Balankura, một viên chức ngoại giao cao cấp: “Trung Quốc nói sẵn sàng chia sẻ thông tin với chúng ta, một cách rõ ràng, minh bạch và liên tục”. Việc chia sẻ thông tin này là điều các quốc gia hạ nguồn mong muốn từ lâu. Một báo cáo được giới khoa học công bố năm nay tố cáo Trung Quốc đã giữ nước trong mùa hạn hán năm ngoái, điều mà Trung Quốc đã phản bác. Trung Quốc cho đến giờ chia sẻ thông tin một cách giới hạn vào mùa mưa.

(AFP) – Một cựu quân nhân lực lượng đặc biệt Mỹ bị truy tố về tội làm gián điệp cho Nga. 

Theo Bộ Tư Pháp Mỹ, một cựu quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt “Mũ nồi xanh”, 45 tuổi, đã bị bắt hôm thứ Sáu 21/08/2020 và bị buộc tội “cung cấp thông tin về quốc phòng Mỹ cho chính phủ nước ngoài”, ở đây là Nga. Cựu binh này có nguy cơ bị tù chung thân. Alan Kohler, một quan chức FBI cho biết trong một tuyên bố : “Các tình tiết được nêu lên trong trường hợp thể hiện một hành vi phản bội đáng phẫn nộ của một cựu sĩ quan quân đội đối với các đồng đội cũ và đất nước của anh ta ».

( AFP ) – Trump : Có thể mất nhiều tháng mới biết kết quả bầu cử. 

Hôm qua, 21/08/2020, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh báo là có thể phải mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng mới biết được kết quả cuộc bầu cử tổng  thống ngày 03/11 tới. Hiện vẫn bị đối thủ Joe Biden qua mặt trong các cuộc thăm dò ý định bỏ phiếu, tổng thống Trump liên tục cáo buộc đảng Dân Chủ khuyến khích cử tri bỏ phiếu qua đường bưu điện để thao túng kết quả bầu cử. Ông Trump cũng nêu lên khó khăn về vận chuyển, nếu có quá nhiều người dân Mỹ bầu qua bưu điện.

(AFP) – California tiếp tục bốc cháy, hơn 100.000 người phải sơ tán. 

Các vụ hỏa hoạn tàn phá bang California tại Hoa Kỳ vẫn hoành hành dữ dội vào hôm qua, 21/08/2020, với toàn bộ khu vực bị những đám khói dày đặc bao phủ. Đã có ít nhất 5 người chết và hơn 100.000 người phải sơ tán khỏi nơi ở của mình. Các đám cháy được hàng chục nghìn tia sét kích hoạt, đã bùng lên dữ dội trong bối cảnh nhiệt độ nóng và độ ẩm thấp kỷ lục.

( AFP ) – Thông báo ngừng bắn tại Libya. 

Hôm qua, 21/08/2020, các phe kình chống nhau ở Libya đã thông báo đã chấp nhận ngừng bắn và sắp tới đây tổ chức các cuộc bầu cử tại quốc gia bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh. Liên Hiệp Quốc cũng như nhiều nước phương Tây và Ả Rập đã hoan nghênh thông báo nói trên. Kể từ khi chế độ Kadhafi sụp đổ sau khi người dân Libya nổi dậy năm 2011, hiện nay tại nước này có hai chính quyền, một bên là Chính phủ Đoàn kết Dân tộc đặt tại thủ đô Tripoli và được Liên Hiệp Quốc thừa nhận, bên kia là chính quyền của thống chế Haftar ở miền đông Libya, được một phần Quốc Hội Lybia ủng hộ.

( AFP ) – Chỏm băng Groenland tan nhanh với mức kỷ lục. 

Theo một nghiên cứu mới, vừa được công bố hôm thứ năm, 20/08/2020, chỏm băng của Groenland đã mất đi 532 tỷ tấn băng trong năm 2019, một kỷ lục mới đối với vùng lãnh thổ Bắc cực này, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Băng tan nhanh ở Groenland sẽ khiến mực nước biển dâng cao nhanh hơn, đe dọa đến hàng triệu người sống ven biển. Năm ngoái, các tác giả một công trình nghiên cứu khác đã tính toán là do chỏm băng Groenland tan chảy, mực nước các đại dương đã tăng thêm 1,1 centimet trong thời gian từ 1992 đến 2018.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200822-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

 

Điểm tin thế giới sáng 22/8:

1/4 dân số Ấn Độ có thể đã nhiễm nCoV;

Ông Pence nói

Joe Biden ‘phá hủy kinh tế Mỹ’ nếu đắc cử

Quý Khải

Sáng nay, thứ Bảy (22/8), mục Điểm tin thế giới của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

1/4 dân số Ấn Độ có thể đã nhiễm nCoV

Cứ bốn người ở Ấn Độ thì có ít nhất 1 người có thể đã bị nhiễm Covid – tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với số liệu chính thức của chính phủ, theo người đứng đầu một phòng thí nghiệm tư nhân hàng đầu tại quốc gia Nam Á.

Tiến sĩ A. Velumani cho biết kết quả phân tích 270.000 kháng thể do công ty Thyrocare của ông thực hiện trên khắp Ấn Độ cho thấy sự hiện diện của kháng thể ở trung bình 26% người dân, cho thấy họ đã phơi nhiễm virus corona.

“Đây là tỷ lệ phần trăm cao hơn nhiều so với chúng tôi dự đoán. Sự hiện diện các kháng thể là đồng đều ở tất cả các nhóm tuổi, kể cả trẻ em”, ông Velumani chia sẻ với Reuters.

Phát hiện của Thyrocare tương thích với các cuộc khảo sát của chính phủ được thực hiện ở các thành phố Ấn Độ như Mumbai, cho thấy 57% dân số ở các khu ổ chuột đông đúc đã bị phơi nhiễm virus corona.

Ông Pence nói Joe Biden ‘phá hủy kinh tế Mỹ’ nếu đắc cử

Phó Tổng thống Mike Pence hôm thứ Sáu (21/8) đã đáp trả các chỉ trích gay gắt mà Tổng thống Donald Trump nhận được tại đại hội đề cử của Đảng Dân chủ trong tuần này, phản bác rằng một nhiệm kỳ tổng thống dưới quyền Joe Biden sẽ đè bẹp nền kinh tế Mỹ và gia tăng tình trạng bạo lực trên đường phố, theo Reuters.

Điểm tin thế giới sáng 15/8: 1/4 dân số Ấn Độ có thể đã nhiễm nCoV; Ông Pence nói Joe Biden

“Đảng Dân chủ đang đưa ra một viễn cảnh cho đất nước này. Viễn cảnh đó sẽ đè bẹp nền kinh tế của chúng ta và thúc đẩy những chính sách dẫn đến tình trạng bạo lực nhiều hơn trên đường phố,” ông Pence nói với Fox News trong 1 cuộc phỏng vấn sau bốn đêm diễn ra đại hội Đảng dân chủ.

“Nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào lá phiếu của mọi người. Luật pháp và trật tự phụ thuộc vào lá phiếu của mọi người, và người dân Mỹ biết điều đó”, ông Pence nói.

Đảng Cộng hòa sẽ tập trung vào những gì Tổng thống Trump đã làm được để tái thiết quân đội, phục hồi nền kinh tế, bổ nhiệm các thẩm phán chính trực và “duy trì luật pháp và trật tự”.

Những chính sách này đi ngược lại chương trình nghị sự của Đảng Dân chủ vốn bao gồm thuế thu nhập cao hơn, chính sách chăm sóc sức khỏe do chính phủ tài trợ, cải cách nhập cư “và việc duy trì lời kêu gọi giảm ngân sách, cắt giảm hoặc giải tán cơ quan cảnh sát, điều đó sẽ thúc đẩy tình trạng bạo lực trên đường phố tại các thành phố lớn”, vị phó tổng thống chia sẻ nhận định với Fox News.

‘Tổng thống Trump sẽ giành chiến thắng vào ngày 3/11’, lãnh đạo Đảng Độc lập Anh Nigel Farage dự đoán

Chủ tịch Đảng Độc lập Anh (UKIP), Nigel Farage, đã phân tích các ứng viên cho chức vụ Tổng thống Mỹ và không ngần ngại dự đoán Tổng thống Donald Trump sẽ tái đắc cử.

“Tôi tin rằng ông Trump sẽ đè bẹp ông Biden trong cuộc tranh cử này. Cho dù bạn có ủng hộ anh ấy hay không, thì cũng không thể phủ nhận việc ông ấy rất nhanh trí”, ông Farage nói trong một bài báo trên Newsweek ngày 18/8.

“Ngược lại, ông Biden tạo ấn tượng là một người đàn ông không hoàn toàn biết mình đang ở đâu. Thậm chí còn có suy đoán rằng “Slow Joe (Joe chậm chạp)” có thể tránh né những cuộc tranh luận này, và bằng cách nào đó điều này sẽ cứu được ông ấy, nhưng điều đó chắc chắn sẽ chỉ dẫn đến sự chế nhạo mang tính quốc gia”, Breitbart trích dẫn lời ông Farage.

Chính trị gia thành công người Anh này, người được coi là “kiến trúc sư của Brexit”, đã nêu bật những phẩm chất khác của ông Trump có đủ sức nặng để cho phép ông có thêm bốn năm nữa tại Nhà Trắng.

“Người đàn ông này vững chắc như một tảng đá … Ông Trump coi những cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của mình như những lời hứa, và ông ấy đã giữ lời”, ông Farage nhận xét.

“Tôi sẵn sàng ngẩng cổ lên chờ đợi một lần nữa. Donald Trump sẽ giành chiến thắng vào ngày 3/11/2020”, ông Farage viết trên.

Philippines gửi công hàm phản đối Trung Quốc ở biển Đông

Philippines đã gửi công hàm ngoại giao tới Bắc Kinh phản đối cảnh sát biển Trung Quốc tịch thu các ngư cụ của ngư dân nước này tại khu vực tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông, theo Bloomberg.

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết hôm thứ Năm (20/8) việc tịch thu các ngư cụ đánh bắt cá diễn ra ở bãi cạn Scarborough hồi tháng 5.

Philippines cũng phản đối việc Trung Quốc tiếp tục thông qua radio thách thức các máy bay Philippines đang tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải hợp pháp ở Biển Tây Philippines, theo cách gọi của nước này.

Mỹ hối thúc các trường đại học ‘nhanh chóng có hành động’ đáp trả tác động của Trung Quốc tại các trường đại học

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa soạn thảo một lá thư kêu gọi các trường đại học tại nước này rà soát lại mối quan hệ của họ với các Viện Khổng Tử do Trung Quốc hậu thuẫn, và “nhanh chóng có hành động” đề phòng chính quyền Trung Quốc thông qua đó đánh cắp nghiên cứu của Hoa Kỳ, theo The Epoch Times.

Lời kêu gọi được đưa ra vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao chỉ định Viện Khổng Tử (CIUS) tại Mỹ là cơ quan ngoại giao của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, một động thái nhằm hạn chế hoạt động của nó tại đây. CIUS là một tổ chức có trụ sở tại Washington nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các Viện và Phòng học Khổng Tử trong các trường đại học và phổ thông trên khắp đất nước. Các chương trình, do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tài trợ, đã thu hút sự dò xét ngày càng nhiều của chính quyền tổng thống Trump do lo ngại chúng đang góp phần truyền bá các tuyên truyền của Trung Quốc và hạn chế quyền tự do ngôn luận trong các lớp học ở Hoa Kỳ.

Hiện có 75 Viện Khổng Tử trong các trường đại học của Mỹ, theo nhóm vận động giáo dục Hiệp hội Học giả Quốc gia.

“Ở bề mặt Viện Khổng Tử nhằm mục đích giới thiệu cho người Mỹ ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, nhưng chúng cũng gây ảnh hưởng xấu đến các cơ sở giáo dục của Mỹ và phổ biến tuyên truyền của ĐCSTQ”, Keith Krach, thứ trưởng phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, đã viết trong bức thư đề ngày 18/8 gửi đến ban giám đốc các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-15-8-1-4-dan-so-an-do-co-the-da-nhiem-ncov-ong-pence-noi-joe-biden-pha-huy-kinh-te-my-neu-lam-tong-thong.html

 

Điểm tin thế giới tối 22/8:

Ông Pompeo

khẳng định lập trường cứng rắn với Trung Quốc

Hải Lam

Mục Điểm tin thế giới tối thứ Bảy (22/8) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Ông Pompeo khẳng định lập trường cứng rắn với Trung Quốc

Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm thứ Sáu (21/8) nói với CNBC rằng Mỹ sẽ duy trì lập trường cứng rắn với Trung Quốc vì lợi ích an ninh quốc gia Mỹ.

“Nỗ lực này là nghiêm túc. Đây là nỗ lực nghiêm túc và Tổng thống Trump rất nghiêm túc trong việc bảo vệ thông tin, mạng lưới viễn thông và người dân Mỹ”, Ngoại trưởng Pompeo nói.

Khi được hỏi về ứng dụng TikTok của Trung Quốc, ông Pompeo không đề cập cụ thể tới việc liệu có công ty Mỹ nào đã mua được nền tảng công nghệ này hay chưa. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của một thương vụ như vậy nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân người dân Mỹ.

Ông Pompeo cũng khẳng định Mỹ sẽ “tiếp tục dõi theo” Trung Quốc nếu Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy chính sách buộc mọi công ty Trung Quốc “phục tùng bộ máy an ninh quốc gia”.

Đài Loan sắp khánh thành trung tâm bảo dưỡng F-16 đầu tiên ở châu Á Thái Bình Dương

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sẽ khánh thành trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa F-16 đầu tiên ở Châu Á Thái Bình Dương tại Đài Trung vào ngày 28/8 tới, theo Taiwan News.

Việc thành lập cơ sở này là kết quả của thỏa thuận giữa Tổng công ty Phát triển Công nghiệp Hàng không Vũ trụ thuộc sở hữu nhà nước Đài Loan và nhà sản xuất F-16 Lockheed Martin vào tháng 12 năm ngoái. Lực lượng Không quân của quốc đảo này sở hữu 142 máy bay chiến đấu F-16 đang trong quá trình nâng cấp, trong khi vừa mua thêm 66 máy bay phản lực F-16V tiên tiến hơn.

Đài Loan cũng hy vọng trung tâm bảo dưỡng có thể thu hút hoạt động kinh doanh từ các lực lượng không quân khác, Liberty Times đưa tin hôm thứ Bảy (22/8).

Nhà bất đồng chính kiến Nga được đưa tới Đức điều trị trong tình trạng hôn mê

Chính trị gia đối lập Alexei Navalny sáng thứ Bảy 22/8 (giờ địa phương) đã được đưa tới Đức để điều trị trong tình trạng hôn mê sau khi bị đột quy, nghi do uống phải trà có độc.

Reuters dẫn lời nhân viên bệnh viện tại thành phố Omsk, vùng Siberia hôm thứ Sáu (21/8) cho biết mạng sống của ông Navalny không gặp nguy hiểm dù hôn mê.

Một nhân chứng nói với Reuters rằng ông Navalny đã được đưa tới sân bay Omsk rạng sáng 22/8 (giờ địa phương) và máy bay chở ông đã cất cánh tới Đức khoảng hai giờ sau đó. Phát ngôn viên của ông Navalny, bà Kira Yarmysh nói rằng bà Yulia – vợ của chính trị gia đối lập này cũng có mặt trên chuyến bay tới Đức.

Các nhân viên y tế đưa một chiếc cáng vào một chiếc xe cứu thương chở lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny tại Tổ hợp bệnh viện Charite Mitte, nơi ông sẽ được điều trị y tế ở Berlin, Đức vào ngày 22/8/2020.

“Tình trạng của ông Navalny trong suốt chuyến bay và sau khi hạ cánh đều ổn định”, nhà hoạt động Slovenia Jaka Bizilj, người sáng lập Điện ảnh vì Hòa bình, tổ chức điều máy bay cứu thương đến, đã nói với hãng truyền thông Bild.

Trước đó, ông Navalny hôm thứ Năm (20/8) đã bị ngã quỵ trong chuyến bay trở về thủ đô Moscow từ thành phố Omsk sau khi uống trà. Các đồng minh của ông tin rằng trong trà ông Navalny uống có độc. Các bác sĩ Đức đã bay tới Omsk để đưa ông Navalny sang Đức điều trị theo yêu cầu của bà Yulia và các đồng minh của ông Navalny. Họ cho biết họ lo ngại giới chức Nga có thể cố ý che giấu bằng chứng về nguyên nhân ông Navalny đột quỵ và bệnh viện nơi điều trị cho ông cũng không được trang bị thiết bị y tế tốt.

Alexei Navalny, một chính trị gia 44 tuổi và là nhà điều tra tham nhũng, một trong những người chỉ trích gay gắt nhất Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Lễ tang em trai Tổng thống Trump tổ chức ở Nhà Trắng

Lễ tang em trai Tổng thống Trump, Robert Trump, đã được tổ chức vào chiều thứ Sáu (21/8) tại Nhà Trắng, theo CNN.

Tang lễ ông Robert Trump được tổ chức tại phòng Phía Đông của Nhà Trắng chiều 21/8, với sự tham dự của các thành viên gia đình Tổng thống.

Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania đứng tiễn biệt khi linh cữu ông Robert được đưa lên xe tang.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump đi theo sau khi quan tài của người em trai quá cố của tổng thống Trump – Robert Trump – được mang đi chôn sau lễ tưởng niệm tại Nhà Trắng ngày 21/8/2020.

Một quan chức Nhà Trắng trước đó xác nhận với CNN rằng chi phí cho tang lễ ông Robert tại Nhà Trắng do cá nhân Tổng thống chi trả.

Ông Robert Trump, 71 tuổi, là em trai út trong gia đình 5 anh chị em của Tổng thống Mỹ. Ông qua đời hôm 15/8 tại một bệnh viện ở New York sau một thời gian điều trị.

Ấn Độ bắn chết 5 kẻ đột nhập biên giới với Pakistan

Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ (BSF) hôm thứ Bảy đã bắn hạ 5 kẻ xâm nhập Pakistan gần biên giới Indo-Pak ở Punjab. Những kẻ đột nhập được trang bị súng trường AK 47 và súng lục Berreta và mang theo gần 10 kg heroin, theo the Indian Express.

Các nguồn tin cho biết những kẻ xâm nhập đã bị vô hiệu hóa sau một chiến dịch ngăn chặn kéo dài sáu giờ tại biên giới Quốc tế ở Ferozepur, Punjab.

“Chúng tôi đã ghi nhận sự chuyển động gần Biên giới Quốc tế vào khoảng 11h30 tối thứ Sáu và do đó đã phát động một chiến dịch kiểm tra. Chúng tôi đã giám sát những kẻ xâm nhập suốt đêm và yêu cầu họ đầu hàng vào khoảng 4 giờ sáng khi chúng vượt biên. Tuy nhiên, thay vì đầu hàng, họ đã nổ súng đáp trả. Chúng tôi đã giăng hàng rào để không cho phép họ trốn thoát. Khoảng 5h30 sáng, chúng tôi lại phát hiện ra họ và lần nữa yêu cầu họ đầu hàng. Họ lại bắn đáp trả chúng tôi. Chúng tôi đã bắn phản ứng và sau đó trong quá trình tìm kiếm, chúng tôi đã tìm thấy 5 thi thể với vũ khí và hàng lậu”, sĩ quan biên giới Mahipal Yadav cho biết.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-toi-22-8-ong-pompeo-khang-dinh-lap-truong-cung-ran-voi-trung-quoc.html

Powered by Blogger.