Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đức, Anh, Pháp khiến Trung Quốc đuối lý về Biển Đông

Tuesday, September 22, 2020 // ,

 VNExpress

  • Thế giới
  • Phân tích
  • Thứ ba, 22/9/2020, 11:27 (GMT+7)


    Công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông của Anh, Pháp, Đức buộc Bắc Kinh phản hồi nhanh chóng nhưng yếu về mặt pháp lý, theo chuyên gia.

    Hôm 16/9, ba nước Anh, Pháp, Đức, hay còn gọi là nhóm E3, gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc, phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Theo đó, ba nước nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là "khuôn khổ pháp lý" cho mọi hoạt động trên biển và cần được duy trì tính toàn vẹn. Công hàm cũng khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là "đường cơ sở thẳng" xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cùng khái niệm "quyền lịch sử" mà nước này đưa ra để đòi yêu sách với phần lớn Biển Đông, "vi phạm luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS". Điều này đã được xác nhận rõ ràng trong Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Đánh giá về động thái của E3, giáo sư Jonathan Odom, chuyên gia luật tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Âu George Marshall, một trong các mô hình hợp tác giữa Mỹ và Đức, cho biết bước đi này có ý nghĩa lớn, khi nhìn vào vị thế của các nước. Anh, Pháp, Đức là ba thành viên lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU), nằm trong 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới, là thành viên của UNCLOS. Pháp và Anh còn là uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. E3 đã đưa ra tiếng nói độc lập, không liên quan với bất cứ cường quốc nào khác, kể cả Mỹ. Họ cho rằng mình có lợi ích trong bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông, là lợi ích của toàn cầu. Vì thế ba nước đã lên tiếng mạnh mẽ.

    "Ba nước có tín nhiệm, có thể được các nước khác đề cao quan điểm. Vì thế việc này rất quan trọng", Odom nói.

    Thứ ba, 22/9/2020, 11:27 (GMT+7)

    Đức, Anh, Pháp khiến Trung Quốc đuối lý về Biển Đông

    Công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông của Anh, Pháp, Đức buộc Bắc Kinh phản hồi nhanh chóng nhưng yếu về mặt pháp lý, theo chuyên gia.

    Hôm 16/9, ba nước Anh, Pháp, Đức, hay còn gọi là nhóm E3, gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc, phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Theo đó, ba nước nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là "khuôn khổ pháp lý" cho mọi hoạt động trên biển và cần được duy trì tính toàn vẹn. Công hàm cũng khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là "đường cơ sở thẳng" xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cùng khái niệm "quyền lịch sử" mà nước này đưa ra để đòi yêu sách với phần lớn Biển Đông, "vi phạm luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS". Điều này đã được xác nhận rõ ràng trong Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Đánh giá về động thái của E3, giáo sư Jonathan Odom, chuyên gia luật tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Âu George Marshall, một trong các mô hình hợp tác giữa Mỹ và Đức, cho biết bước đi này có ý nghĩa lớn, khi nhìn vào vị thế của các nước. Anh, Pháp, Đức là ba thành viên lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU), nằm trong 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới, là thành viên của UNCLOS. Pháp và Anh còn là uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. E3 đã đưa ra tiếng nói độc lập, không liên quan với bất cứ cường quốc nào khác, kể cả Mỹ. Họ cho rằng mình có lợi ích trong bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông, là lợi ích của toàn cầu. Vì thế ba nước đã lên tiếng mạnh mẽ.

    "Ba nước có tín nhiệm, có thể được các nước khác đề cao quan điểm. Vì thế việc này rất quan trọng", Odom nói.

    Advertising

    Đá Subi, một trong các đá Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông. Ảnh: ABC News.

    Đá Subi, một trong các đá Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông. Ảnh:DigitalGlobe..

    Chuyên gia người Mỹ nhận định đây là lần đầu tiên E3 gửi công hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông lên LHQ. Trước đó, Anh, Pháp, Đức trong tháng 8/2019 đã ra tuyên bố chung kêu gọi hòa bình ổn định ở khu vực này.

    Giáo sư Steve Tsang, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc, Đại học SOAS London, Anh, cũng khẳng định chưa từng thấy tuyên bố tương tự nào của E3 như công hàm này.

    "Công hàm chung của E3 cho thấy mức độ lo lắng của họ về sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh tăng cường ngoại giao chiến lang kể từ đại dịch Covid-19", Tsang nói.

    Theo phó giáo sư Vũ Thanh Ca, cựu viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, bằng việc gửi công hàm chung lên LHQ, E3 đã thể hiện rõ lập trường của mình trước những tuyên bố và hành động sai trái của Trung Quốc. Công hàm của E3 rất chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các quy định trong luật quốc tế, bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trái với UNCLOS ở Biển Đông, ngăn ngừa những hệ lụy tương lai của các tuyên bố và hành động của Trung Quốc.

    Hôm 18/9, Trung Quốc đã gửi công hàm phản hồi văn bản của E3 lên LHQ. Odom lưu ý động thái của Bắc Kinh diễn ra chỉ sau hai ngày. Ông cho rằng Trung Quốc nhận thấy phải lên tiếng vì công hàm của E3 rất quan trọng, "nếu không thì tại sao Trung Quốc phải phản hồi mau chóng như vậy".

    Odom khẳng định vai trò thành viên UNCLOS của Anh, Pháp, Đức, đã khiến Trung Quốc phải nêu ra lập luận mới về yêu sách ở Biển Đông, nhưng theo một cách yếu hơn. Trước đây, khi Mỹ phản bác yêu sách của Trung Quốc, Bắc Kinh thường chuyển hướng sang việc Mỹ không phải là thành viên UNCLOS. Nhưng khi E3 đều là thành viên của Công ước, Bắc Kinh tìm cách đưa ra các lập luận đáng ngờ, với hai điểm cần lưu ý.

    Thứ nhất, Trung Quốc tự cho rằng nước này "được phép dùng đường cơ sở thẳng quanh các nhóm đảo, với tư cách là một quốc gia lục địa". Trong công hàm ngày 18/9, Trung Quốc cho rằng "Việc Trung Quốc vẽ các đường cơ sở trong vùng biển thuộc chủ quyền với các đảo và đá liên quan tuân theo UNCLOS và luật quốc tế nói chung". Tuy nhiên, theo Odom, Bắc Kinh chưa bao giờ tuyên bố các đường cơ sở thẳng xung quanh Trường Sa, mà vẽ đường cơ sở thẳng dọc hầu hết toàn bộ bờ biển đất liền. Trong khi đó, Toà án công lý quốc tế (ICJ) cho rằng phương pháp dùng đường cơ sở thẳng trong UNCLOS chỉ được sử dụng trong các trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc đã dùng ngoại lệ đó như "quy tắc chung". Hơn nữa, phán quyết của Toà trọng tài thường trực năm 2016 khẳng định "Trung Quốc không đủ điều kiện để vẽ các đường cơ sở thẳng quanh các nhóm đảo Bắc Kinh yêu sách".

    Thứ hai, Trung Quốc cho rằng UNCLOS không bao trùm mọi điều về trật tự hàng hải. Odom đánh giá Bắc Kinh đúng khi nói rằng có nhiều luật quốc tế khác, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có thể làm bất cứ điều gì mình muốn ở các đại dương trên thế giới và viện các luật khác như một cái cớ.

    "Có thể nói Trung Quốc đã đưa ra các lập luận yếu trong công hàm phản hồi văn bản của E3", Odom nhấn mạnh.

    Dự báo động thái tiếp theo của E3, Odom cho rằng Anh, Pháp, Đức có thể thúc đẩy quan điểm nhất quán đã nêu trong công hàm ngày 16/9 ở các diễn đàn quốc tế, như các cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hay các cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ. Bên cạnh đó, E3 cũng có thể tăng cường trao đổi mối quan ngại trong các trao đổi song phương với các nước ở khu vực, trong đó có cả Trung Quốc.

    Odom tin rằng Anh, Pháp, Đức có thể tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông nhằm bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực. Trên thực tế, Anh và Pháp đã điều tàu đến Biển Đông. E3 cũng có hợp tác quân sự mạnh mẽ với Mỹ, tiến hành nhiều hoạt động và diễn tập ở nhiều nơi trên thế giới.

    "Tôi hy vọng các nước châu Âu sẽ tiếp tục điều tàu đến Biển Đông, vì lời nói cần đi đôi với hành động", Odom cho hay.

    Giáo sư Tsang có chung nhận định, cho rằng E3 sẽ ủng hộ các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Trong đó, Anh sẽ có hành động sớm hơn Pháp và Đức.

    Theo phó giáo sư Ca, ba nước châu Âu có thể tăng hợp tác với các nước thành viên khác của EU, đồng minh để phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. E3 cũng sẽ phối hợp với Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước có lợi ích ở Biển Đông để bảo đảm an ninh, trong đó có việc tăng hoạt động và giao lưu của tàu chiến, hình thành khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Ba nước này có thể thực hiện các biện pháp kinh tế để buộc Trung Quốc tuân thủ luật quốc tế.

    Ông Ca đánh giá các nước châu Âu ngày càng nhận thức rõ mối đe dọa từ Trung Quốc, từ tham vọng và hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Bắc Kinh. Do vậy, các hoạt động kiềm chế Trung Quốc của châu Âu được tiến hành trên tất cả các mặt trận, cả về kinh tế, chính trị, ngoại giao, trong đó, Biển Đông là một trong những mặt trận quan trọng. "Ngoại giao chiến lang" của Trung Quốc trong quan hệ với các nước châu Âu khi các nước đang đối phó với Covid-19 đã làm xấu đi quan hệ của châu Âu với Trung Quốc.

    Chuyên gia Odom đánh giá các nước châu Âu đang gia tăng mối quan tâm đến diễn biến ở Biển Đông trong vài năm gần đây. Mới nhất, Đức trong đầu tháng 9 đã thông qua các nguyên tắc liên quan đến Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đây được coi là chiến lược quốc gia của Đức về tầm quan trọng của duy trì tự do hàng hải, ủng hộ phán quyết của PCA năm 2016 và kêu gọi các bên xây dựng bộ Quy tắc ứng xử ràng buộc (COC).

    Sau khi Nhật Bản, Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết 2016, hiện nay ba nước lớn ở châu Âu cũng gia nhập nỗ lực này.

    "Mối quan tâm của Anh, Pháp, Đức đang gia tăng mạnh mẽ", Odom nói.

    Tâm thư đẫm nước mắt MC Hoàng Oanh gửi mẹ sau khi sinh con vắng bóng chồng: “Vĩ đại hơn trái tim mẹ là trái tim của bà ngoại”

     HOÀNG, THEO BÁO DÂN SINH 14:50 10/09/2020 

    Câu chuyện về tình mẫu tử giữa MC Hoàng Oanh và mẹ khiến ai nấy đều xúc động.

    Kết hôn đã được một năm, Hoàng Oanh vừa hạ sinh con trai đầu lòng kháu khỉnh và đặt tên Max. Điều đáng nói là suốt khoảng thời gian cô mang thai cho đến lúc lâm bồn, ông xã ngoại quốc vẫn mắc kẹt ở nước ngoài vì tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn căng thẳng. Dù vậy, bên cạnh nữ MC vẫn luôn có sự động viên, quan tâm của gia đình và bạn bè.

    Nhân dịp sinh nhật, Hoàng Oanh xin phép không chia sẻ về bản thân mà dành riêng ngày đặc biệt này cho người mẹ, người đã chăm sóc cô và cả con trai trong thời gian vừa qua. Đến khi cảm nhận được sức nặng của việc làm mẹ, Hoàng Oanh mới nhận ra rằng: "Có con rồi mình mới thật sự thấu hiểu sâu sắc tình yêu thương đó lớn lao thiêng liêng thế nào". Cô cũng bộc bạch lòng biết ơn khi có mẹ chăm lo lúc stress nặng vì sinh con không có chồng ở bên. Đồng thời cô gửi lời nhắn đến những ông chồng có vợ đang mang thai: "Các ông chồng có vợ bầu cảm xúc thất thường xin hãy quan tâm và biết thương vợ mình, đừng nói em hoang tưởng và phớt lờ khi cô ấy cần các anh!".

    Tâm thư đẫm nước mắt MC Hoàng Oanh gửi mẹ sau khi sinh con vắng bóng chồng: “Vĩ đại hơn trái tim mẹ là trái tim của bà ngoại” - Ảnh 2.

    Mẹ Hoàng Oanh có mặt trong phòng mổ cùng nữ MC

    Tâm thư đẫm nước mắt MC Hoàng Oanh gửi mẹ sau khi sinh con vắng bóng chồng: “Vĩ đại hơn trái tim mẹ là trái tim của bà ngoại” - Ảnh 3.

    Khoảnh khắc mẫu tử thiêng liêng

    Tâm thư đẫm nước mắt MC Hoàng Oanh gửi mẹ sau khi sinh con vắng bóng chồng: “Vĩ đại hơn trái tim mẹ là trái tim của bà ngoại” - Ảnh 4.

    Mẹ Hoàng Oanh cho cháu ngoại tắm nắng

    Nguyên văn chia sẻ của Hoàng Oanh: 

    "LÀM MẸ MỆT QUÁ MẸ ƠI!"

    Con gái thốt lên. Mẹ vừa nghe là cười ha hả đúng điệu cười đặc trưng vô tư nhất trên đời này: "Ờ con, cho biết với người ta!" Mẹ đã là bà ngoại, ngoài 50, chăm cháu như "con mọn", "con út" trong nhà... Cả tháng đầu cùng Oanh mất ngủ, mà sao mẹ luôn mừng rỡ ôm bé Max như cục vàng, cục kim cương quý giá nhất trên đời chứ chẳng than mệt bao giờ! Tình thương của mẹ khiến Oanh mạnh mẽ hơn và nhận ra 1 điều trên thế gian này: Nếu có điều gì vĩ đại hơn trái tim của mẹ, thì đó là trái tim của bà ngoại.

    Hôm nay, trong ngày sinh nhật của mình, Oanh muốn kể về mẹ của Oanh, bà ngoại của bé Max, mẹ của một người mẹ! Oanh có 1 thai kỳ khoẻ mạnh từ đầu đến tuần thứ 33. Oanh không hề ốm nghén 3 tháng đầu và cũng không bị thèm ăn, chỉ hơi khó ngủ. Đã khen con ngoan quá vậy mà 3 tháng cuối (tháng thứ 7) lại bị doạ sanh non 1 cú nghiêm trọng. Thế là phải nhập viện, hàng ngày chích thuốc, đặt thuốc, uống thuốc, nằm 1 chỗ, đi đâu cũng xe lăn, vì bác sĩ không cho di chuyển sợ "rớt con" khi đó phổi con còn chưa kịp phát triển, sinh ra con sẽ yếu lắm và dễ bị nhiều bệnh sau này.

    Suốt 4 tuần lễ mẹ nấu ăn ngày 3 bữa, chăm sóc cho Oanh từng li từng tí. Em gái phải giúp gội đầu cho chị. Thật sự cảm thấy vô dụng khi đã 30 tuổi đầu mà còn để mẹ phải vất vả chăm lo cho mình như vậy. Mình chỉ có thể nằm 1 chỗ nhìn mẹ đi qua đi lại dọn nhà, nấu cơm, đổ từng giọt mồ hôi và nhìn miệng mẹ càm ràm mình á mọi người: "Con cứ bảo mẹ nói nhiều, mẹ nói quài mà con đâu có nghe, mẹ nói nhiều cũng đâu có thừa", "Bây giờ con phải thế này, thế kia", "Ăn giùm mẹ đi, ngủ giùm mẹ đi". Mình nhìn mẹ mà vừa cười vừa muốn khóc mọi người ạ!

    Những từ ngữ như "xúc động" và "biết ơn" cũng không diễn tả hết cảm xúc của mình lúc đó dành cho mẹ. Mẹ là bà tiên, là nệm êm, là tổ ấm, là cô gái vô tư hay cười vang nhà, là chị gái trẻ đẹp dù 3 đứa con đều đã hơn 20 tuổi... Là người phụ nữ luôn vui vẻ và tốt bụng, mê làm việc đến mức nghỉ hưu rồi vẫn xin đi làm lại, cũng có tật xấu khủng khiếp nhưng mình sẽ không kể.

    Mình mà bệnh là bố sẽ rơm rớm nước mắt kêu "mua thuốc đi, đi viện nhé!" còn mẹ sẽ tỉnh queo "không sao đâu, mai hết!" vì đã quá kinh nghiệm với 3 đứa con! Suốt 1 tháng dưỡng thai đẻ bé Max ra đời trộm vía khoẻ mạnh là công của bà Ngoại hết. Mẹ đã cả đời tảo tần vì con, giờ lại vất vả vì con của con! Không có chồng bên cạnh từ lúc bầu, đến khi sinh, sau sinh và chăm con, Oanh vẫn tự động viên mình lạc quan nhưng thú thật cũng có lúc cảm thấy kinh khủng.

    Hormone phụ nữ khi sinh con thay đổi chóng mặt là có thật! Các ông chồng có vợ bầu cảm xúc thất thường xin hãy quan tâm và biết thương vợ mình, đừng nói "em hoang tưởng" và phớt lờ khi cô ấy cần các anh! Mình nhiều hôm khuya tĩnh mịch hay trời mưa sấm chớp, ôm con cho bú dưới ngọn đèn vàng leo lắt tự nhiên trào nước mắt tủi thân trách phận không hiểu sao mình rơi vô hoàn cảnh éo le thế này? Tội con không có hơi cha. Rồi tự tát mình 1 cái: "Ủa gì vậy, bố mẹ, anh chị em, bạn bè xung quanh ai cũng yêu thương bao bọc, yếu đuối cái gì?" Rồi nhìn qua bà Ngoại đang nằm ngủ mà mỉm cười hạnh phúc, biết mình may mắn vì còn có mẹ ở bên mọi người ạ!

    Đúng thật dù mình đã luôn thương bố mẹ mình và biết bố mẹ thương mình, nhưng cho đến khi có con rồi mình mới thật sự thấu hiểu sâu sắc tình yêu thương đó lớn lao thiêng liêng thế nào! Ai còn mẹ còn cha hãy yêu thương và dành thời gian ở bên bố mẹ của mình thật nhiều nhé mọi người ơi!

    Giờ con đã là mẹ, con hiểu mẹ thương chúng con nhiều đến đến dường nào! Bé Max là cả cuộc sống của con cũng như con là cả cuộc đời của mẹ! Cám ơn Mẹ của con, bà Ngoại của Max đã cho chúng con được sống trên đời này ấm áp với vòng tay yêu thương của gia đình mình! Con yêu mẹ - "chị Sương"! Con mong mẹ luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc bên bố và các con, luôn vui vẻ cười vang cả nhà như vậy hoài nhé mẹ ơi.

    Hiện, bài viết của Hoàng Oanh nhanh chóng được dân tình truyền tay khắp nơi. Ai nấy đều xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp này.

    Nguồn ảnh: Sưu tầm

    Bản tin ngày 22-9-2020

      BTV Tiếng Dân

    Tin Biển Đông

    Một ngày sau khi tung clip mô phỏng cảnh máy bay Tây An H-6K ném bom đảo Guam, TQ lại tiếp tục trò tuyên chiến… bằng truyền thông. Báo Tuổi Trẻ đưa tin, Quân đội Trung Quốc đăng video: ‘Nếu chiến tranh nổ ra hôm nay, đây là câu trả lời’. Một tài khoản của Chiến khu Đông bộ, một trong 5 chiến khu của Quân đội TQ, đã đăng một clip trên mạng xã hội Weibo với tiêu đề: “Nếu chiến tranh nổ ra hôm nay, đây chính là câu lời trả lời của chúng tôi”.

    Tài khoản Weibo chia sẻ clip được Chiến khu Đông bộ đăng hôm 21/9. Ảnh chụp màn hình của báo Tuổi Trẻ

    Nội dung clip đưa ra nhiều bối cảnh khác nhau, nên không rõ clip mới nhất có ý dọa nạt bên nào và khu vực nào. Còn theo báo News Week thì clip này mô tả kịch bản “nếu chiến tranh nổ ra ở eo biển Đài Loan”. Gần đây, cả Chiến khu Đông bộ và Chiến khu Nam bộ của quân đội TQ tăng cường tập trận ở vùng biển giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan.

    Có ý kiến cho rằng mấy trò dọa nạt này của Bắc Kinh là phản ứng sau vụ Đài Loan thay đổi quy tắc giao chiến, theo VnExpress. Trong thông báo hôm qua 21/9, Cơ quan phòng vệ Đài Loan xác định lại quy tắc giao chiến, cho phép binh sĩ “tấn công trước” để tự vệ: “Khi phải đối mặt với các đợt quấy rối tần suất cao cùng mối đe dọa từ chiến hạm và máy bay quân sự của đối phương, lực lượng phòng vệ đã xác định lại một cách rõ ràng các quy định ứng phó tình huống khẩn cấp, xác định tấn công trước là quyền tự vệ và phản công”.

    Cũng tin Biển Đông, cơ quan chức năng TP Hải Phòng vừa xử phạt người nước ngoài đăng bản đồ Việt Nam sai chủ quyền, theo Thông Tấn Xã VN. Ông Nguyễn Trung Nghĩa, Phó phòng Thông tin Báo chí Xuất bản, Sở TT&TT TP Hải Phòng cho biết, hôm nay, Thanh tra Sở này cùng với Công an quận Ngô Quyền xử phạt vi phạm hành chính 12,5 triệu đồng đối với ông C.B.G, là “người nước ngoài, tạm trú và làm việc tại Hải Phòng”, vì đã đăng tải hình ảnh bản đồ VN thể hiện sai chủ quyền quốc gia trên tài khoản facebook Richard Chen.

    Thông tin này cũng cho thấy yếu tố “sợ Tàu” của một số báo “lề đảng”. Trong khi Thông Tấn Xã VN và VTC chỉ dám gọi tay Tàu này là “người nước ngoài”, thì trang tin của đài VOV và báo Giao Thông nói thẳng là “người Trung Quốc”: Xử phạt 1 người Trung Quốc đăng tải bản đồ thể hiện sai chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

    Mời đọc thêm: Đăng bản đồ Việt Nam thể hiện sai chủ quyền, bị phạt 12,5 triệu đồng (VTC). – Phạt công dân Trung Quốc đăng bản đồ Việt Nam thể hiện sai chủ quyền (GT). – Lãnh đạo Đài Loan ca ngợi các phi công ‘anh hùng’ chặn máy bay Trung Quốc (TN). – Biển Đông: Trung Quốc tự ‘sập bẫy’ đường lưỡi bò (PLTP). – Đức, Anh, Pháp khiến Trung Quốc đuối lý về Biển Đông (VNE). – Ấn Độ trong cấu trúc an ninh đối phó Trung Quốc (TN). – Chuyên gia: Nga nên theo đuổi ngoại giao khoa học ở Biển Đông (TG&VN). 

    Diễn biến “đúng quy trình” ở thủ đô

    Tối nay 22/9, các báo “lề đảng” đưa tin, thường trực HĐND TP Hà Nội sẽ triệu tập phiên họp bất thường về vấn đề kiện toàn nhân sự, tiến hành bãi nhiệm chức chủ tịch UBND TP với ông Nguyễn Đức Chung, bầu ông Chu Ngọc Anh, phó bí thư Thành ủy, giữ chức chủ tịch UBND TP Hà Nội. Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Hà Nội sẽ bãi nhiệm ông Nguyễn Đức Chung, bầu ông Chu Ngọc Anh làm chủ tịch TP.

    Diễn biến này đúng như dư luận “lề trái” đưa tin từ lâu. Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc tiết lộ, thường trực HĐND TP Hà Nội đã có thông báo triệu tập kỳ họp bất thường vào sáng 25/9 “để kiện toàn nhân sự cấp cao của thành phố. Nội dung phiên họp HĐND thành phố Hà Nội, kỳ họp bất thường để tiến hành bãi nhiệm chức danh chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với ông Nguyễn Đức Chung”.

    Nhà báo Lưu Trọng Văn phân tích: Bộ Chính trị ở VN tồn tại như một “siêu bộ”, có quyền sinh sát đối với tất cả các bộ ngành khác, kể cả Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, nhưng bản thân chức năng của Bộ Chính trị lại rất mơ hồ. Trong khi Bộ NN&PTNT đảm trách vấn đề an ninh lương thực, Bộ Giao thông lo vấn đề giao thông… thì Bộ Chính trị chỉ làm được việc là nơi để các thế lực “quy hoạch” sẵn cho người của mình, khiến bộ này thao túng chính trường và lũng đoạn luôn bộ máy quản lý nhà nước.

    Theo ông Văn, “với cơ cấu BCT hiện nay đảng CSVN đã đi ngược quy trình ưu tiên và nền tảng quản trị: lấy công an, quân đội và đối ngoại làm then chốt. Cái gì ngược ngạo trước sau gì cũng gây thảm hoạ, đó là lẽ đương nhiên”.

    Mời đọc thêm: Chuẩn bị miễn nhiệm chức Chủ tịch Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung (Zing). – HĐND TP Hà Nội sẽ bầu tân chủ tịch thay ông Nguyễn Đức Chung (PLTP). – Hà Nội sẽ bãi nhiệm ông Nguyễn Đức Chung, bầu ông Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch (DT). – Quy trình bầu, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội thế nào? (LĐ). 

    Lùm xùm ở Bộ Công thương

    Báo Lao Động đưa tin: Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 bị tố cáo, Bộ Công Thương lên tiếng. Theo đó, ông Duy Đức Tuấn, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Tài chính Thái Bình Dương đã gửi đơn tố giác ông Vũ Hùng Sơn, hiện là Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 thuộc Bộ Công thương và Phạm Hồ Điệp về vụ “làm giả hồ sơ nhập khẩu xe ôtô của Công ty Thái Bình Dương”.

    Ngay sau khi thông tin này được công khai, các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Công an TP Hà Nội đã thụ lý vụ việc và kết luận: “Không có việc ông Vũ Hùng Sơn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Tài chính Thái Bình Dương”. Không rõ họ dùng “nghiệp vụ” gì để điều tra và kết luận “thần tốc” như vậy. Bộ Công thương phủ nhận trách nhiệm, cho rằng ông Sơn chưa phải người của Bộ vào thời điểm xảy ra vụ việc.

    Ông Vũ Hùng Sơn, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 tại một cuộc họp của Bộ Công Thương. Ảnh: LĐ

    VTC đặt câu hỏi: Bị tố làm giả hồ sơ nhập lậu ô tô, ông Vũ Hùng Sơn nói gì? Trả lời VTC tối qua, ông Sơn phủ nhận những cáo buộc như tố giác và cho biết, “đơn tố giác được ông D.Đ.T gửi nhiều lần, cùng nội dung và hoàn toàn sai sự thật”. Lưu ý, ông Sơn từng là Phụ trách Văn phòng kiêm Thư ký Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, là người đang bị truy tố trong sai phạm 2.700 tỉ đồng, liên quan đến khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, thành Hồ.

    Hơn hai năm trước, báo Tuổi Trẻ, ngày 26/5/2018 có bài: Chính phủ yêu cầu làm rõ vụ bổ nhiệm ‘thần tốc’ ở văn phòng 389 quốc gia. Đó chính là vụ ông Vũ Hùng Sơn được bổ nhiệm chức phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Nội vụ làm rõ vụ bổ nhiệm “thần tốc” này. Vụ này sau đó được ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đem ra chất vấn trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, rồi cũng “chìm xuồng”.

    Mời đọc thêm: Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 Vũ Hùng Sơn bị tố cáo nội dung gì? (VTC). – Bộ Công Thương nói về đơn tố cáo ông Vũ Hùng Sơn (Zing). – Bộ Công Thương phản hồi vụ Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 bị tố cáo (VTV). – Bộ Công Thương chuyển Công an điều tra vụ ông Vũ Hùng Sơn bị tố cáo lừa đảo (NLĐ). Mời đọc lại: Ông Vũ Hồng Sơn bổ nhiệm thần tốc thế nào mà “hâm nóng” nghị trường? (KT). – Bộ trưởng Công Thương nói gì về ‘bổ nhiệm thần tốc ông Vũ Hùng Sơn’ (TP). 

    Tuyên giáo và “triết học”

    Vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng mong muốn Việt Nam có những triết gia tầm cỡ, nhà báo Hoàng Hải Vân viết: Phép biện chứng lộn ngược và lộn xuôi. Nhân dịp “Hội Triết học vừa thành lập, hứa hẹn tiếp sức cho công cuộc rền vang nổ như bắp rang”, ông Vân nhắc đến GS Trần Đức Thảo, là một trong các học giả được đào tạo rất bài bản ở phương Tây, nhưng về VN gần như bị lãng quên vì không đúng “đường lối”:

    “Nhiều người bảo ông là triết gia duy nhất của nước ta. Trong đó có câu chuyện này. Khi Viện Hàn lâm khoa học xã hội Cộng hòa Dân chủ Đức bàn chuyện hợp tác gì đó với Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Việt Nam có đề nghị các bạn Đức cử chuyên gia sang giảng về triết học Hegel cho Việt Nam. Mấy ông Đức rất ngạc nhiên, bảo giáo sư Trần Đức Thảo là chuyên gia số 1 thế giới về triết học Hegel, chúng tôi cũng muốn mời ông ấy sang Đức dạy”.

    Trước đó, trong buổi thành lập Hội Triết học VN ngày 20/9, Võ Văn Thưởng đặt ra một số “nhiệm vụ” cho hội này: “Từ góc độ lý luận triết học, Hội Triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước… vun đắp, bồi dưỡng, để Việt Nam có những triết gia, chuyên gia nghiên cứu triết học tầm cỡ khu vực và thế giới”.

    Đó là 2 “nhiệm vụ” không thể cùng lúc hoàn thành bởi triết học không phải để tuyên truyền. Trong triết học luôn có những quan điểm đối lập, phê phán nhau nhưng các triết gia thừa nhận sự đối lập. Triết học về “siêu nhân” của Nietzsche, dù đã gợi hứng cho một số tư tưởng của Đức Quốc xã, chưa bao giờ bị xem là sai trái, đáng bị “phê phán”. Theo lịch sử ghi lại, các triết gia Hy Lạp thường cãi nhau nhưng không có nghĩa họ tố nhau là “phản động” rồi bôi nhọ, công kích nhau như cái cách hệ thống tuyên giáo VN đang làm.

    Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh viết: Hội Triết học là đây chứ đâu! Ông Khanh viết, “quan chức nhà nước, trí thức nhà nước nói cái gì cũng được. Nói không cần người nghe. Quan trọng là phải có nghề gây tê cứng cho phía đối diện, vì hoang mang cho tính logic của câu chữ. Có lẽ đã đến lúc người dân cần cùng nhau làm một tượng đài online cho các triết gia, ghi chép đủ cho người dân cả nước giải trí. Xin phép để ở đây một số”

    “Triết học” về vỡ đê ở Hà Nội. Ảnh: FB Khanh Nguyễn

    Mời đọc thêm: VN: Quanh việc ông Võ Văn Thưởng muốn có những triết gia tầm cỡ (BBC). – Sếp tuyên giáo mong VN có ‘triết gia tầm cỡ’; nhà nghiên cứu nói ‘không hy vọng’ (VOA). – Giật mình với triết học trong bơi lội (FB Luân Lê). Mời đọc lại: Bảo vệ ‘con người thật’ của nhà triết học Trần Đức Thảo (BBC).

    “Bí mật nhà nước”?

    Báo Giao Thông đưa tin: Công an Thái Bình khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”. Ngày 21/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình ra Quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”, đồng thời ra Quyết định khởi tố và tạm giam bị can đối với Vũ Văn Sơn, ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng để điều tra. “Các Quyết định và Lệnh nêu trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phê chuẩn. Hiện vụ án đang điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”.

    Các báo “lề đảng” đưa tin rất nhỏ giọt về vụ này, không nói rõ ông Vũ Văn Sơn đã làm lộ chuyện gì, vì sao biết được “bí mật nhà nước” để rồi làm lộ. Chẳng lẽ sau vụ Nguyễn Đức Chung làm lộ “bí mật nhà nước”, an ninh còn chưa “rút kinh nghiệm”, sao lại để thêm vụ tương tự?

    Báo Lao Động dẫn lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Tình trạng lộ, mất bí mật nhà nước vẫn diễn ra rất nghiêm trọng. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận, “thời gian qua, công tác bảo vệ bí mật nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn, sơ hở. Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước vẫn diễn ra phức tạp ở nhiều cấp độ khác nhau, phổ biến là vi phạm khi thực hiện xác định mức độ mật; thống kê, lưu giữ, bảo quản; sao chụp tài liệu bí mật nhà nước; sử dụng máy tính và các thiết bị trong soạn thảo, lưu giữ, truyền đưa bí mật nhà nước”.

    Mời đọc thêm: Công an Thái Bình khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” (CL). – Thái Bình: Khởi tố Vũ Văn Sơn về tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước“ (KT). Mời đọc lại: Bộ Công an: Lộ, lọt bí mật nhà nước ngày càng nghiêm trọng (PLTP). 

    ***

    Thêm một số tin: Phiên họp lạ chưa từng thấy của Liên Hiệp Quốc (NLĐ). – Đúng là dân chỉ biết than trời! (FB Hoàng Nguyên Vũ). – Quảng Bình: Dấu hiệu “bưng bít” thông tin về gói thầu xây dựng cổng chào (TG&VN). – ‘Tịnh thất Bồng Lai’ không phải nơi nuôi trẻ em cơ nhỡ như tự giới thiệu (TT). – MC Diệp Chi và sao Việt lên tiếng về Quán quân Olympia 2020 (VNN). – Bình Thuận báo động tình trạng xâm thực sạt lở bờ biển (NNVN). 

    Powered by Blogger.