Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tân ngoại trưởng Mỹ : Hoa Kỳ sát cánh với Đông Nam Á chống lại áp lực Trung Quốc

Thursday, January 28, 2021 // ,

RFI

Tân ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc họp báo đầu tiên tại bộ Ngoại Giao, Washington, ngày 27/01/2021.
Tân ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc họp báo đầu tiên tại bộ Ngoại Giao, Washington, ngày 27/01/2021. REUTERS - CARLOS BARRIA
Thanh Phương
3 phút

Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông trái với luật quốc tế và sẽ sát cánh với các nước Đông Nam Á chống lại áp lực của Bắc Kinh. Trên đây là tuyên bố của tân ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken hôm qua, 27/01/2021, trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Philippines Teodoro Locsin, theo thông cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Theo hãng tin AFP, thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết, trong cuộc điện đàm nói trên, ngoại trưởng Blinken còn nhấn mạnh, chiếu theo Hiệp ước Phòng thủ chung Hoa Kỳ-Philippines, Mỹ sẽ bảo vệ Philippines trong trường hợp lực lượng vũ trang, tàu thuyền hay phi cơ của nước này bị tấn công ở vùng Thái Bình Dương, kể cả ở vùng Biển Đông.

Ông Blinken khẳng định như trên, sau khi ngoại trưởng Locsin vào hôm qua 27/01 thông báo Manila đã ra công hàm phản đối việc Trung Quốc vừa thông qua một luật mới cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào các tàu ngoại quốc. Đối với Philippines, luật này là một « mối đe dọa chiến tranh ».

Hoa Kỳ đã nhiều lần tố cáo Bắc Kinh lợi dụng lúc quốc tế chú tâm đến việc phòng chống đại dịch Covid-19 để gia tăng kiểm soát Biển Đông và đã điều một cụm tàu sân bay và nhiều chiến hạm khác đến vùng biển này, trong khuôn khổ các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải.

Trong khi đó, theo thông báo của Nhà Trắng, trong cuộc điện đàm đầu tiên với thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hôm qua, tổng thống Joe Biden đã nhắc lại « cam kết vững chắc » của Hoa Kỳ bảo vệ đồng minh Nhật Bản, kể cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc ở vùng Biển Hoa Đông. Tân tổng thống Mỹ đặc biệt nhấn mạnh sự yểm trợ chiến lược của Mỹ cho Nhật Bản sẽ bao gồm một « lực lượng răn đe mở rộng » và sự yểm trợ này được áp dụng cho cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.


Vào thứ Bảy 23/01, tân bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin cũng đã nhắc lại là « Hoa Kỳ vẫn chống lại mọi mưu toan đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở vùng Biển Hoa Đông ».

Từ khi giành chiến thắng trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2020, ông Biden đã cam kết duy trì các hiệp ước phòng thủ chung với các đồng minh châu Á của Hoa Kỳ, đồng thời cải thiện các quan hệ với một số quốc gia, vốn dĩ đã trở nên căng thẳng dưới thời Donald Trump 

TIN TỔNG HỢP

RFI

Tin tổng hợp
Tin tổng hợp RFI/Tiếng Việt
RFI

4 phút

(AFP) – Covid-19 cướp đi nửa triệu việc làm tại Tây Ban Nha trong năm 2020. Bộ Lao Động Tây Ban Nha ngày 28/01/2021 cho biết hơn nửa triệu người mất việc làm trong năm vừa qua do tác hại virus corona gây nên. Cuối tháng 12/2020 trên toàn quốc đã có thêm 527.000 người thất nghiệp so với cùng thời kỳ hồi 2019.

(Yonhap) – Hàn Quốc sẽ tổ chức tập trận thường niên với Hoa Kỳ như dự kiến. Bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc, Suh Wook, ngày 27/01/2021, tuyên bố tại Seoul như trên và khẳng định lại đây là hoạt động thường kỳ trong khuôn khổ hợp tác quân sự Mỹ - Hàn, chỉ mang tính chất phòng thủ. Quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc mỗi năm đều tổ chức 2 cuộc tập trận quy mô lớn, và nhiều cuộc thao dợt ở quy mô nhỏ. Đợt tập trận mùa xuân 2021 dự kiến diễn ra vào tháng 3. Mặt khác, Hàn Quốc cũng cho biết sẵn sàn thảo luận về vấn đề luyện tập với Bắc Triều Tiên qua các kênh quân sự nhằm giảm căng thẳng

(AFP) – Chính quyền Biden ngừng bán vũ khí cho các đồng minh Trung Đông. Bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 27/01/2021, cho biết đã quyết định ngừng bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út và chiến đấu cơ F-35 cho Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất để rà soát lại quyết định dưới thời tổng thống Donald Trump. Washington nhấn mạnh, đây chỉ là quyết định đình chỉ tạm thời, tuy nhiên việc cung cấp vũ khí cho hai quốc gia vùng Vịnh này liên quan đến những mặc cả của chính quyền Trump là các quốc gia này công nhận Nhà nước Israel. Dưới chính quyền cũ, quyết định bán vũ khí cho 2 quốc gia vùng Vịnh này đã bị phe Dân Chủ cố gắng ngăn chặn nhưng không thành.

(Reuters) – Mỹ đặt điều kiện để quay trở lại với hiệp định hạt nhân Iran. Tân ngoại trưởng Antony Blinken ngày27/01/2021 xem việc Teheran tôn trọng những cam kết với quốc tế về hạt nhân là điều kiện tiên quyết để chính quyền Biden quay trở lại với thỏa thuận Vienna hồi 2015. Tuyen bố này được đưa ra nhân cuộc họp báo đầu tiên của ông Blinken trong cương vị ngoại trưởng Hoa Kỳ.

(AFP) – Hàng ngàn người Ba Lan biểu tình vào ngày luật chống phá thai có hiệu lực. Hôm 27/01/2021 sau phán quyết của Tòa Bảo Hiến, luật cấm phá thai bắt đầu có hiệu lực. Luật mới cấm mọi trường hợp, ngoại trừ ca nạn nhân bị xâm hại tình dục hay sinh mạng của người mẹ bị đe dọa.  Lập tức hàng ngàn người dân Ba Lan rầm rộ xuống đường tại nhiều thành phố phản đối « lời tuyên chiến » của giới bảo thủ đi ngược lại với những tiến bộ của xã hội.

(AFP) – Các tay vợt dự giải Úc mở rộng hết hạn cách ly 2 tuần phòng dịch Covid-19. Hôm nay, 28/01/2021, các tay vợt quốc tế tới Melburne và Adelaide, tham dự giải quần vợt Úc Mở rộng diễn ra từ ngày 8/2 đến 21/2, sau thời gian cách ly, có thể bắt đầu ra sân tập chuẩn bị cho giải đấu lớn nhất trong năm của làng quần vợt thế giới. Trên nguyên tắc, các vận động viên được ra sân tập luyện mỗi ngày 5 giờ. Việc đi lại và sinh hoạt vẫn phải tuân thủ những biện pháp hạn chế để phòng dịch.

(AFP) – Liên hoan phim quốc tế Cannes 2021 bị hoãn vì đại dịch Covid-19. Ngày 27/01/2021 ban tổ chức thông báo Liên Hoan năm nay không bị hủy bỏ nhưng bắt buộc phải dời lại và sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 17/07 thay vì vào giữa tháng 5 như thường lệ. Năm 2020 liên hoan nổi tiếng này đã bị huỷ vì virus corona.  Trong trường hợp khủng hoảng y tế không thuyên giảm, Festival Cannes có thể sẽ bị hoãn thêm một lần nữa và sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay.  

Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Philippines khi đồng minh bị tấn công ở Biển Đông

RFA

2021-01-28

Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Philippines khi đồng minh bị tấn công ở Biển ĐôngHình minh hoạ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Washington DC hôm 27/1/2021
 AFP















Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 27/1 cam kết Hoa Kỳ sẽ bảo vệ đồng minh Philippines nếu các lực lượng có vũ trang, tàu thuyền và máy bay của nước này bị tấn công ở khu vực Thái Bình Dương bao gồm cả Biển Đông.

Ngoại trưởng Antony Blinken đưa ra cam kết này trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Philippines Teodore Locsin Jr.

Trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra sau cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ cam kết việc tuân thủ Hiệp ước phòng thủ được ký giữa hai nước, đồng thời hai bên cũng tái khẳng định hợp tác giữa hai nước vì một khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và mở.

Trong khi đó, cũng trong ngày 27/1, Bộ Ngoại giao Philippines đã chính thức gửi công hàm phản đối Bắc Kinh vì đã thông qua luật hải cảnh cho phép lực lượng hải cảnh được dùng vũ lực với tàu nước ngoài trong vùng nước còn đang tranh chấp ở Biển Đông.

Ông Locsin viết trên Twitter rằng “trong khi việc thực hiện luật là một đặc quyền về chủ quyền, luật mới này - xét về khu vực nó được áp dụng là khu vực Biển Đông - là một đe doạ chiến tranh bằng lời nói đối với bất cứ quốc gia nào giám thách thức luật; mà nếu không bị thách thức thì sẽ phải tuân thủ nó”

Trước đó, vào ngày 22/1, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật hải cảnh mới. Luật sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/2 tới.

Luật hải cảnh của Trung Quốc quy định trong từng trường hợp cụ thể, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc có thể sử dụng các loại vũ khí khác nhau để đối phó với tàu nước ngoài bao gồm vũ khí cầm tay, vũ khí phóng từ tàu hoặc từ trên không.

Lut cũng cho phép nhân viên chp pháp ca Trung Quc được quyn phá hu các cu trúc mà nước khác xây dng trên các thc th mà Trung Quc đòi ch quyn, lên tàu và kim tra các tàu nước ngoài trong vùng nước mà Bc Kinh đòi ch quyn.

Ngay sau khi Trung Quc thông qua lut mi, vào ngày 23/1, Hoa K cho biết đi tàu tác chiến do hàng không mu hm USS Theodore Roosevelt dn đu đã vào Bin Đông đ duy trì t do hàng h khu vc.

Hôm 26/1, truyn thông Philippines đưa tin, các tàu hi cnh ca Trung Quc gn đây đã ngăn cn các ngư dân Philippines vào khu vc đo Th T mà nước này đang chiếm đóng thuc khu vc qun đo Trường Sa.  

Trung Quốc xây nhà cho 400 dân ở đảo Phú Lâm

 Zachary Haver

2021-01-28

Trung Quốc xây nhà cho 400 dân ở đảo Phú LâmGiới chức thành phố Tam Sa đang kiểm tra tại công trường xây dựng nhà ở tại đảo Phú Lâm hồi tháng 8/2020.
 Chính quyền thành phố Tam Sa













Giới chức thành phố Tam Sa đang chuẩn bị xây dựng nhà ở mới cho khoảng 400 dân tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Đây là một dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo điều kiện cho việc tăng dân số ở tiền đồn quan trọng mà nước này chiếm đóng ở Biển Đông. Các tài liệu từ chính phủ Trung Quốc và hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy như vậy.

Các tài liệu đấu thầu mà Đài Á Châu Tự Do (RFA) thu thập được cho thấy giới chức địa phương đã bắt đầu lên kế hoạch cho các cơ sở nhà ở vào giữa năm 2020. Đây là công trình lớn thứ 5 như vậy được xây dựng trên đảo Phú Lâm kể từ năm 2012, khi Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm để quản lý Hoàng Sa, Trường Sa, và các khu vực còn đang tranh chấp khác ở Biển Đông.

Theo các tài liệu, Công ty Công trình Xây dựng Fangcheng Hải Nam (Hainan Fangcheng Construction and Engineering Group Company Limited), một công ty tư nhân, đã trúng thầu xây dựng vào đầu tháng này. Một trong số các tài liệu cho thấy địa điểm được lên kế hoạch xây dựng toà nhà mới là ở trên đường Beijing Erheng, cách các cơ quan trụ sở của chính quyền thành phố Tam Sa khoảng 200 mét.

Hình ảnh vệ tinh mà RFA có được cho thấy một khu vực trên đường Beijing Erheng đúng như địa điểm được miêu tả trong tài liệu đã được san lấp vào tháng 8 năm 2020. Khu vực san lấp là giữa toà nhà công và trụ sở an ninh công cộng của thành phố, cả hai đều có tên trong tài liệu đấu thầu.

woodyhousing3960.jpeg
Hình chụp vệ tinh hôm 14/12/2021: công trường xây dựng nhà ở mới trên đảo Phú Lâm và các cơ sở khác. Hình vệ tinh Planet Labs; Analysis: RFA

Dự án xây nhà ở mới cho thấy Trung Quốc đang tiến tới việc gia tăng dân số và hỗ trợ cho quá trình này ở các tiền đồn trên đảo xa ngoài Biển Đông, bất chấp thực tế về tranh chấp chủ quyền trên các thực thể mà Trung Quốc đang cho xây dựng các công trình. Đài Loan và Việt Nam cũng đều đang đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. 

Sự chú ý của quốc tế vốn chỉ chủ yếu tập trung vào các hành động lấn lướt của Bắc Kinh trên biển qua việc sử dụng lực lượng hải cảnh và dân quân biển vốn thường hoạt động ở khu vực đảo Phú Lâm và các tiền đồn khác của Trung Quốc. Hồi tuần trước, Trung Quốc đã thông qua luật hải cảnh cho phép lực lượng này dùng vũ lực với tàu nước ngoài trong vùng nước tranh chấp. Chính phủ Philippines, sau đó, đã lên tiếng gọi đây là một cuộc chiến bằng lời nói đe doạ.

Nhưng những công trình xây dựng mà Trung Quốc đang tiến hành trên Hoàng Sa và Trường Sa vốn ít được chú ý cũng đồng thời rọi ánh sáng vào một khía cạnh quan trọng về chiến lược khẳng định những đòi hỏi về chủ quyền trên biển quá đáng của Trung Quốc đang diễn ra.

RFA hồi tuần trước đã có bài báo về việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng các kè đập và gia cố bờ ở đảo Phú Lâm để chống xói mòn, một dấu hiệu khác cho thấy những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đảm bảo sự sống lâu dài trên đảo này.

Một tài liệu đấu thầu về dự án nhà ở mới cho biết cụ thể toà nhà mới sẽ có chiều cao 23 mét, có tổng diện tích là 2.000 mét vuông với 214 phòng, có sức chứa đến 391 người. Toà nhà sẽ mở rộng số lượng nhà ở hiện có trên đảo. Trước đó, hai toà nhà 5 tầng đã được hoàn tất vào tháng 6/2014 và thành phố đã bắt đầu hai toà nhà tiếp theo ở Phú Lâm vào năm 2015. Trong cùng năm, thành phố Tam Sa đã bắt đầu cho xây dựng một khu dân cư mới trên đảo cho ngư dân.

Trung Quốc cũng đã tìm cách để cải thiện cơ sở hạ tầng và điều kiện sống ở Phú Lâm và các cơ sở khác trong phạm vi quản lý của thành phố nhằm làm giảm những khó khăn do điều kiện sống ở đây. Giới chức thành phố, tỉnh, và ở trung ương, các công ty nhà nước và tư nhân, quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ quan khác đã phối hợp để xây dựng, lắp đặt các nhà máy lọc nước biển, các cơ sở năng lượng xanh, nơi trú bão và một loạt nhiều các cơ sở khác.

Đồng thời với việc mở rộng các cơ sở này, dân phố thành phố Tam Sa cũng tăng lên theo năm tháng.

Vào đầu năm 2013, bí thư thành phố Tam Sa và thị trưởng thành phố nói rằng thành phố có 833 cư dân ở lâu dài và 233 cư dân hộ gia đình có đăng ký tính đến cuối năm 2012. (Vào lúc đó, lãnh đạo thành phố không giải thích sự khác biệt giữa hai loại cư dân, nhưng cư dân ở lâu dài có thể coi là những người sống ở Tam Sa toàn bộ thời gian, còn những cư dân còn lại vẫn có đăng ký ở nơi khác). Theo số liệu thống kê chính thức của tỉnh Hải Nam, thành phố có 427 hộ gia đình đăng ký với 600 cư dân tính đến năm 2017.

Tính đến ngày 27/1/2021, theo trang web của thành phố Tam Sa, thành phố có 1.800 cư dân ở lâu dài, không bao gồm lính đồn trú, và 621 cư dân hộ gia đình có đăng ký. Các nguồn khác cho rằng thành phố có 2.500 cư dân ở lâu dài tính đến năm 2017, cũng không bao gồm lính đồn trú.

Vì những số liệu này không bao gồm quân của PLA, nó chỉ cho thấy được một phần dân số thực của thành phố Tam Sa. Quân đội duy trì sự hiện diện liên tục ở đảo Phú Lâm và các thực thể do Trung Quốc chiếm đóng khác tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ví dụ, thành phố Tam Sa được thành lập vào năm 2012, một nguồn tin báo chí của Trung Quốc cho biết số người dùng cơ sở viễn thông cho cả dân sự lẫn quân sự ở Hoàng Sa là 4.000 người.

woodyhousing2960.jpeg
Hình chụp từ video log du lịch về một trong số những toà nhà ở được xây dựng ở đảo Phú Lâm. Credit: Dajiangdahai on mafengwo.cn

Giới chức địa phương miêu tả việc thu hút dân cư tới Tam Sa và quảng bá việc đăng ký hộ gia đình chính thức như một cách để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Và đối với rất nhiều cư dân - bao gồm từ những người là nhân viên dân sự đến những người trong lực lượng chấp pháp trên biển - đang thực hiện các nghĩa vụ quan trọng liên quan đến bảo vệ các đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp.

Chính quyền thành phố trợ cấp cho các nhân viên, công nhân, lính và ngư dân đến sống ở thành phố, đặc biệt khuyến khích các ngư dân ở Tam Sa ít nhất 180 ngày một năm.

Ngoài việc có các dự án nhà ở trên Phú Lâm, thành phố Tam Sa còn hỗ trợ việc gia tăng dân số qua các cách khác. Thành phố gần đây được công nhận là “Thành Phố Sạch Quốc Gia” vì những nỗ lực trong bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường và cung cấp nước sạch.

Chính quyền thành phố cũng đã có các công trình nhà ở trên các thực thể khác để cung cấp cuộc sống chất lượng cao hơn cho các tiền đồn nơi xa. Ví dụ, vào tháng 10 năm 2019, thành phố đã hoàn tất việc xây dựng một dự án nhà ở tại đảo Cây thuộc Hoàng Sa, với 53 căn nhà gộp vào 9 toà nhà lớn hơn.

Các tài liệu đấu thầu vào cuối năm 2020 cho thấy thành phố Tam Sa đang lên kế hoạch có thêm các dự án nhà ở khác nữa trên đảo Cây, bao gồm một toà nhà ba tầng với 140 căn hộ, một sảnh ăn và các cơ sở khác.


Trung Quốc xây nhà cho 400 dân ở đảo Phú Lâm

 Zachary Haver

2021-01-28

Trung Quốc xây nhà cho 400 dân ở đảo Phú LâmGiới chức thành phố Tam Sa đang kiểm tra tại công trường xây dựng nhà ở tại đảo Phú Lâm hồi tháng 8/2020.
 Chính quyền thành phố Tam Sa













Giới chức thành phố Tam Sa đang chuẩn bị xây dựng nhà ở mới cho khoảng 400 dân tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Đây là một dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo điều kiện cho việc tăng dân số ở tiền đồn quan trọng mà nước này chiếm đóng ở Biển Đông. Các tài liệu từ chính phủ Trung Quốc và hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy như vậy.

Các tài liệu đấu thầu mà Đài Á Châu Tự Do (RFA) thu thập được cho thấy giới chức địa phương đã bắt đầu lên kế hoạch cho các cơ sở nhà ở vào giữa năm 2020. Đây là công trình lớn thứ 5 như vậy được xây dựng trên đảo Phú Lâm kể từ năm 2012, khi Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm để quản lý Hoàng Sa, Trường Sa, và các khu vực còn đang tranh chấp khác ở Biển Đông.

Theo các tài liệu, Công ty Công trình Xây dựng Fangcheng Hải Nam (Hainan Fangcheng Construction and Engineering Group Company Limited), một công ty tư nhân, đã trúng thầu xây dựng vào đầu tháng này. Một trong số các tài liệu cho thấy địa điểm được lên kế hoạch xây dựng toà nhà mới là ở trên đường Beijing Erheng, cách các cơ quan trụ sở của chính quyền thành phố Tam Sa khoảng 200 mét.

Hình ảnh vệ tinh mà RFA có được cho thấy một khu vực trên đường Beijing Erheng đúng như địa điểm được miêu tả trong tài liệu đã được san lấp vào tháng 8 năm 2020. Khu vực san lấp là giữa toà nhà công và trụ sở an ninh công cộng của thành phố, cả hai đều có tên trong tài liệu đấu thầu.

woodyhousing3960.jpeg
Hình chụp vệ tinh hôm 14/12/2021: công trường xây dựng nhà ở mới trên đảo Phú Lâm và các cơ sở khác. Hình vệ tinh Planet Labs; Analysis: RFA

Dự án xây nhà ở mới cho thấy Trung Quốc đang tiến tới việc gia tăng dân số và hỗ trợ cho quá trình này ở các tiền đồn trên đảo xa ngoài Biển Đông, bất chấp thực tế về tranh chấp chủ quyền trên các thực thể mà Trung Quốc đang cho xây dựng các công trình. Đài Loan và Việt Nam cũng đều đang đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. 

Sự chú ý của quốc tế vốn chỉ chủ yếu tập trung vào các hành động lấn lướt của Bắc Kinh trên biển qua việc sử dụng lực lượng hải cảnh và dân quân biển vốn thường hoạt động ở khu vực đảo Phú Lâm và các tiền đồn khác của Trung Quốc. Hồi tuần trước, Trung Quốc đã thông qua luật hải cảnh cho phép lực lượng này dùng vũ lực với tàu nước ngoài trong vùng nước tranh chấp. Chính phủ Philippines, sau đó, đã lên tiếng gọi đây là một cuộc chiến bằng lời nói đe doạ.

Nhưng những công trình xây dựng mà Trung Quốc đang tiến hành trên Hoàng Sa và Trường Sa vốn ít được chú ý cũng đồng thời rọi ánh sáng vào một khía cạnh quan trọng về chiến lược khẳng định những đòi hỏi về chủ quyền trên biển quá đáng của Trung Quốc đang diễn ra.

RFA hồi tuần trước đã có bài báo về việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng các kè đập và gia cố bờ ở đảo Phú Lâm để chống xói mòn, một dấu hiệu khác cho thấy những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đảm bảo sự sống lâu dài trên đảo này.

Một tài liệu đấu thầu về dự án nhà ở mới cho biết cụ thể toà nhà mới sẽ có chiều cao 23 mét, có tổng diện tích là 2.000 mét vuông với 214 phòng, có sức chứa đến 391 người. Toà nhà sẽ mở rộng số lượng nhà ở hiện có trên đảo. Trước đó, hai toà nhà 5 tầng đã được hoàn tất vào tháng 6/2014 và thành phố đã bắt đầu hai toà nhà tiếp theo ở Phú Lâm vào năm 2015. Trong cùng năm, thành phố Tam Sa đã bắt đầu cho xây dựng một khu dân cư mới trên đảo cho ngư dân.

Trung Quốc cũng đã tìm cách để cải thiện cơ sở hạ tầng và điều kiện sống ở Phú Lâm và các cơ sở khác trong phạm vi quản lý của thành phố nhằm làm giảm những khó khăn do điều kiện sống ở đây. Giới chức thành phố, tỉnh, và ở trung ương, các công ty nhà nước và tư nhân, quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ quan khác đã phối hợp để xây dựng, lắp đặt các nhà máy lọc nước biển, các cơ sở năng lượng xanh, nơi trú bão và một loạt nhiều các cơ sở khác.

Đồng thời với việc mở rộng các cơ sở này, dân phố thành phố Tam Sa cũng tăng lên theo năm tháng.

Vào đầu năm 2013, bí thư thành phố Tam Sa và thị trưởng thành phố nói rằng thành phố có 833 cư dân ở lâu dài và 233 cư dân hộ gia đình có đăng ký tính đến cuối năm 2012. (Vào lúc đó, lãnh đạo thành phố không giải thích sự khác biệt giữa hai loại cư dân, nhưng cư dân ở lâu dài có thể coi là những người sống ở Tam Sa toàn bộ thời gian, còn những cư dân còn lại vẫn có đăng ký ở nơi khác). Theo số liệu thống kê chính thức của tỉnh Hải Nam, thành phố có 427 hộ gia đình đăng ký với 600 cư dân tính đến năm 2017.

Tính đến ngày 27/1/2021, theo trang web của thành phố Tam Sa, thành phố có 1.800 cư dân ở lâu dài, không bao gồm lính đồn trú, và 621 cư dân hộ gia đình có đăng ký. Các nguồn khác cho rằng thành phố có 2.500 cư dân ở lâu dài tính đến năm 2017, cũng không bao gồm lính đồn trú.

Vì những số liệu này không bao gồm quân của PLA, nó chỉ cho thấy được một phần dân số thực của thành phố Tam Sa. Quân đội duy trì sự hiện diện liên tục ở đảo Phú Lâm và các thực thể do Trung Quốc chiếm đóng khác tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ví dụ, thành phố Tam Sa được thành lập vào năm 2012, một nguồn tin báo chí của Trung Quốc cho biết số người dùng cơ sở viễn thông cho cả dân sự lẫn quân sự ở Hoàng Sa là 4.000 người.

woodyhousing2960.jpeg
Hình chụp từ video log du lịch về một trong số những toà nhà ở được xây dựng ở đảo Phú Lâm. Credit: Dajiangdahai on mafengwo.cn

Giới chức địa phương miêu tả việc thu hút dân cư tới Tam Sa và quảng bá việc đăng ký hộ gia đình chính thức như một cách để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Và đối với rất nhiều cư dân - bao gồm từ những người là nhân viên dân sự đến những người trong lực lượng chấp pháp trên biển - đang thực hiện các nghĩa vụ quan trọng liên quan đến bảo vệ các đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp.

Chính quyền thành phố trợ cấp cho các nhân viên, công nhân, lính và ngư dân đến sống ở thành phố, đặc biệt khuyến khích các ngư dân ở Tam Sa ít nhất 180 ngày một năm.

Ngoài việc có các dự án nhà ở trên Phú Lâm, thành phố Tam Sa còn hỗ trợ việc gia tăng dân số qua các cách khác. Thành phố gần đây được công nhận là “Thành Phố Sạch Quốc Gia” vì những nỗ lực trong bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường và cung cấp nước sạch.

Chính quyền thành phố cũng đã có các công trình nhà ở trên các thực thể khác để cung cấp cuộc sống chất lượng cao hơn cho các tiền đồn nơi xa. Ví dụ, vào tháng 10 năm 2019, thành phố đã hoàn tất việc xây dựng một dự án nhà ở tại đảo Cây thuộc Hoàng Sa, với 53 căn nhà gộp vào 9 toà nhà lớn hơn.

Các tài liệu đấu thầu vào cuối năm 2020 cho thấy thành phố Tam Sa đang lên kế hoạch có thêm các dự án nhà ở khác nữa trên đảo Cây, bao gồm một toà nhà ba tầng với 140 căn hộ, một sảnh ăn và các cơ sở khác.


Thêm sĩ quan cảnh sát Mỹ tự tử sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol

 Thứ Năm, 28/01/2021 lúc 17:32

Hai sĩ quan thuộc Sở cảnh sát thủ đô Washington D.C đã tự sát sau khi tham gia nhiệm vụ trấn áp đám đông gây náo loạn ở Điện Capitol vào ngày 6-1.

Thêm sĩ quan cảnh sát Mỹ tự tử sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol Ảnh 1

Đài Fox News dẫn lời Giám đốc Sở cảnh sát thủ đô Washington D.C Robert J. Contee cho biết một sĩ quan cảnh sát có mặt tại Điện Capitol khi vụ bạo loạn xảy ra đã qua đời do tự sát. Đây là vị sĩ quan thứ hai tự tử sau vụ bạo loạn.

“Hai sĩ quan cảnh sát đã tự sát sau khi tham gia nhiệm vụ trấn áp đám đông gây náo loạn ở Điện Capitol vào ngày 6-1” – ông Contee nói.

Ông Contee xác định ông Jeffery Smith – một sĩ quan thuộc Sở Cảnh sát thủ đô (MPD) – là thành viên thứ hai của lực lượng này tự kết liễu đời mình sau khi “giao tranh” với những kẻ bạo loạn.

“Thật là một sự việc đáng buồn và bi thảm đối với chúng tôi. Jeffrey Smith bị thương trong vụ bạo loạn tại tòa nhà quốc hội và vài ngày sau, anh ấy tự tử” – ông Contee chia sẻ trong cuộc họp báo hôm 27-1.

Giám đốc MPD cũng nói rằng cảnh sát đang điều tra về cái chết của Smith, nhưng anh dường như đã tự sát khi đang trên đường đi làm. “Một lần nữa, chúng tôi xin gửi lời chia buồn đến gia đình Smith vì mất mát bi thảm này” – ông Contee nói thêm.

Thêm sĩ quan cảnh sát Mỹ tự tử sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol Ảnh 2

Có ít nhất 65 sĩ quan cảnh sát thủ đô Washington D.C bị thương trong khi ứng phó với vụ bạo loạn. Ảnh: FOX NEWS

Ông cũng vinh danh một sĩ quan cảnh sát khác thuộc MPD có tên Howard Liebengood, 51 tuổi, người đã tự sát trước đó vào ngày 9-1 sau khi làm nhiệm vụ tại Điện Capitol ngày xảy ra bạo loạn, theo Fox News.

Theo Giám đốc MPD, khoảng 850 thành viên của lực lượng này đã có mặt để hỗ trợ Cảnh sát Quốc hội (USCP) hôm 6-1, và ước tính có thêm 250 thành viên MPD nữa đã được điều đến vào cuối ngày.

Tổng cộng năm người đã thiệt mạng sau vụ bạo loạn, bao gồm một sĩ quan thuộc USCP có tên Brian D. Sicknick. Sĩ quan Sicknick chết tại bệnh viện do chấn thương sau khi bị kẻ bạo loạn ném bình cứu hỏa vào đầu, theo thông báo hồi đầu tháng này từ USCP.

“Chúng tôi tôn vinh sự phục vụ và hy sinh của các sĩ quan Brian Sicknick, Howard Liebengood, và Jeffery Smith, đồng thời gửi lời chia buồn tới tất cả các gia đình đau buồn” – ông Contee tuyên bố.

Thêm sĩ quan cảnh sát Mỹ tự tử sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol Ảnh 3

Đã có hai sĩ quan cảnh sát tự sát sau khi tham gia nhiệm vụ trấn áp đám đông gây náo loạn ở Điện Capitol vào ngày 6-1. Ảnh: NEWS BUG

Trong buổi điều trần trước Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện hôm 26-1, ông Contee tiết lộ có ít nhất 65 sĩ quan MPD bị thương trong khi ứng phó với vụ bạo loạn. Ông lưu ý “nhiều cảnh sát khác” bị thương với các vết trầy xước, bầm tím hoặc bỏng mắt do hơi cay nhưng không nộp báo cáo thương tích của họ.

Theo Chủ tịch hiệp hội Cảnh sát Quốc hội Gus Papathanasiou, khoảng 140 thành viên của USCP và sĩ quan MPD đã bị thương, trong đó một số người bị thương nặng, Fox News đưa tin.

“Có những cảnh sát không được cấp mũ bảo hiểm trước vụ tấn công đã bị chấn thương sọ não. Một người bị nứt hai xương sườn và dập hai đĩa đệm cột sống. Một người sắp bị mất một mắt và một người bị đâm bằng cọc hàng rào kim loại” – ông Papathanasiou nói.

Thêm sĩ quan cảnh sát Mỹ tự tử sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol Ảnh 4

Tòa nhà Quốc hội Mỹ. Ảnh: REUTERS

Quyền Giám đốc USCP Yogananda Pittman xin lỗi vì đơn vị đã không chuẩn bị đầy đủ cho cuộc tấn công, dù biết trước nhiều ngày rằng các nhóm vũ trang và những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng sẽ gây mối đe dọa.

Ông Pittman đảm nhận vai trò này sau khi cựu giám đốc USCP Steven Sund từ chức sau cuộc bạo loạn.

“Chúng tôi biết có khả năng xảy ra bạo lực và quốc hội là mục tiêu. Chúng tôi chuẩn bị để đáp ứng những thách thức này, nhưng đã không làm đủ” – ông Pittman nói, thêm rằng việc nói USCP không chuẩn bị cho cuộc bạo loạn và không thông báo cho cấp dưới là “vô lương tâm” và “không thể lý giải được”.

“Các sĩ quan tức giận, và tôi không trách họ. Toàn bộ đội ngũ điều hành đã thất bại và họ phải chịu trách nhiệm” – ông Pittman nhận định.

KHÔI CHƯƠNG

Nguồn PLO : https://plo.vn/quoc-te/su-kien/them-si-quan-canh-sat-my-tu-tu-sau-vu-bao-loan-o-dien-capitol-964358.html 

Tin thế giới - Tin Tây Nguyên







MỚI NHẤT

EU và AstraZeneca không tạo được đột phá trong việc giao vắcxin

EU và AstraZeneca không tạo được đột phá trong việc giao vắcxin

Liên minh châu Âu (EU) và công ty dược phẩm AstraZeneca đã không được bước đột phá nào trong việc đẩy nhanh tiến...


Reuters từ chối xóa bài viết về dự án Vostok Oil theo yêu cầu của Rosneft

Reuters từ chối xóa bài viết về dự án Vostok Oil theo yêu cầu của Rosneft

Reuters sẽ không xóa một bài báo về dự án Vostok Oil khỏi trang web của mình theo yêu cầu từ tập đoàn dầu khí nhà...


Phù rể say rượu sờ ngực cô dâu

Phù rể say rượu sờ ngực cô dâu

Sau tiệc cưới, phù rể kiêm bạn thân của chú rể vào phòng tân hôn để nhậu tiếp với cặp vợ chồng mới cưới...
Powered by Blogger.