Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Hình ảnh đầu tiên về mật vụ Triều Tiên đổ bộ xuống Hà Nội

Sunday, February 24, 2019 // ,
Tác giả: Định Mức
23/02/2019

M ột máy bay của hãng Air Koryo đáp xuống sân bay Nội Bài ở Hà Nội sáng 24.2, vận chuyển theo hàng hóa và các nhân viên an ninh Triều Tiên phục vụ cho chuyến công du của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tới Hà Nội dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.


Sáng 24.2, sân bay Nội Bài tiếp nhận một máy bay của hãng Air Koryo.


Máy bay mang số hiệu P-914 chở hàng hóa và nhân viên an ninh Triều Tiên đến Nội Bài.


Nhân viên an ninh Triều Tiên tại sân bay.


Rất đông nhân viên an ninh, hậu cần bước xuống máy bay mang số hiệu P-914.


Đoàn xe chở các nhân viên Triều Tiên, gồm 2 xe không biển số màu đen và một số xe 18-25 chỗ theo sau tiến về trung tâm Hà Nội.


Nhân viên Triều Tiên trong xe về khách sạn Melia nằm trên đường Lý Thường Kiệt.


Xe dẫn đoàn, an ninh Việt Nam đi theo sau.


Phóng viên trong nước và quốc tế bao vây đoàn xe an ninh và báo chí Triều Tiên khi vừa về tới khách sạn Melia.
---------------------

Venezuela: 3 đồng minh quan trọng nhất của Maduro là ai?

Nguồn: Đại Kỷ Nguyên 
Thành Minh
23/802/2019


Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (Ảnh: Reuters/ Economist.com)
Hoa Kỳ và ngày càng nhiều quốc gia khác công nhận Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido là Tổng thống lâm thời hợp pháp của Venezuela. Nếu không có sự ủng hộ tiếp tục của Nga, Trung Quốc và Cuba, nhiều khả năng chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro sẽ không thể tồn tại lâu dài, theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations – CFR).
Nga là một trong những đồng minh thân cận nhất của Venezuela kể từ năm 2006, khi Tổng thống Hugo Chavez ký một thỏa thuận vũ khí trị giá 2,9 tỷ USD để đổi lấy máy bay chiến đấu của Nga. Mối quan hệ này cho phép Nga tiếp cận các tài sản dầu mỏ của Venezuela với giá thấp hơn so với thị trường.
Ngày nay, mối quan hệ của Nga với Venezuela có nhiều ý nghĩa về chính trị. Trong khi Trung Quốc là một chỗ dựa lớn về tài chính, và Cuba cũng là một đồng minh về an ninh của Maduro.
1. Nga cung cấp vũ khí
Về chính trị, Venezuela là một vị trí chiến lược quan trọng đối với Nga, khi nước này tìm cách cân bằng chống lại sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Mỹ Latinh và các nơi khác. Nga là một trong 5 thành viên thường trực, có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và nước này đã đe dọa ngăn chặn bất kỳ nghị quyết nào mà Hội đồng đưa ra để đình chỉ Venezuela. Điện Kremlin đã chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ công nhận Chủ tịch quốc hội Venezuela Juan Guaido là tổng thống lâm thời hợp pháp.
CFR cho hay, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Venezuela, đã bán cho nước này hơn 10 tỷ đô la vũ khí từ những năm 2000, bao gồm súng trường tấn công, máy bay chiến đấu phản lực, xe tăng, và các hệ thống tên lửa.


Tổng thống Nicolas Maduro gặp Tổng thống Nga Putin trong một chuyến thăm 2 ngày tới Nga. (Ảnh: Photo courtesy of the Russian government/ Upi.com) 
Hai quốc gia cũng đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung, và các máy bay phản lực và tàu chiến của Nga thường xuyên dừng tại Venezulea. Trong một chương trình mới đây nhằm khoa trương sức mạnh, 2 máy bay ném bom có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân của Nga đã tới Venezuela.
2. Trung Quốc là chỗ dựa tài chính
Về kinh tế, Trung Quốc đã được xem là một nguồn “nương tựa” lớn khác về tài chính của Venezuela. Trung Quốc đã xem Venezuela là một đồng minh chính trị và là đối tác thương mại quan trọng. Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã cho vay khoảng 70 tỷ đô la, chủ yếu cho các dự án phát triển, để đổi lấy các chuyến hàng dầu trong tương lai.
Các nhà phân tích ước tính chính quyền Maduro đã nợ Trung Quốc khoảng 13 tỷ USD. Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Ấn Độ với tư cách là nhà nhập khẩu dầu thô của Venezuela. Tuy nhiên, cho đến nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ chối tái cơ cấu các khoản nợ chưa thanh toán của Venezuela, và một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể chuyển sang hỗ trợ Guaido nếu Guaido đảm bảo hoàn trả đầy đủ các khoản vay của Trung Quốc, theo CFR.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi cùng Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh ngày 21/9/2013, Lintao Zhang/Getty Images AsiaPac)
Về chính trị, trong khi Bắc Kinh tiếp tục hỗ trợ cho Maduro trong những năm gần đây, lòng trung thành của họ phần lớn phụ thuộc vào khả năng thanh toán các khoản nợ của Caracas. Những năm trở lại đây, Trung Quốc ngày càng gia tăng cảnh giác với khả năng vỡ nợ của Venezuela, và họ cũng thiết lập các kênh liên lạc với phe đối lập Maduro. Dù vậy, Trung Quốc cũng như Nga, có một vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an – chống lại những can thiệp của Liên Hợp Quốc vào các vấn đề chính trị của Venezuela.
3. Cuba giúp về an ninh
Quốc đảo này là người hỗ trợ chính cho Venezuela tại Mỹ Latinh, và theo các báo cáo, nước này đã cung cấp cho chính quyền Maduro một số lượng lớn cố vấn an ninh và quân sự nhằm bí mật theo dõi các cấp bậc sĩ quan quân sự, cũng như để cung cấp các thông tin tình báo khác.
CFR cho biết, Cuba đã cử hàng trăm bác sỹ, y tá, giáo viên, kỹ sư và các chuyên gia khác đến Venezuela kể từ năm 2000, khi tổng thống lúc đó là Chavez đồng ý cung cấp dầu cho Cuba với mức giá thấp. Trong năm 2017, có tới 15 nghìn người Cuba sống ở Venezuela.


Nicolas Maduro và Raul Castro gặp nhau tại New York City, trong dịp tới cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (Ảnh: EFE/ telesurenglish.net) 
Quyền lực thực sự của Maduro
Sự hậu thuẫn của các đồng minh trên các phương diện trọng yếu đã cho phép Maduro “giữ chặt” quyền lực bất chấp nhiều năm đất nước chìm sâu trong bất ổn, theo CFR. Nếu Nga, Trung Quốc, Cuba quyết định rút lại sự hỗ trợ của họ đối với Maduro, thì chính quyền Maduro sẽ không thể nào chống chọi nổi, cơ quan này nhận định.
Mặt khác, nếu những đồng minh tăng cường trợ sức thì họ có thể kéo dài “triều đại” Maduro. Cuối cùng, điều gì xảy ra tiếp theo là dựa vào sức mạnh của các đồng minh của Maduro hơn là chính ông, CFR kết luận.
Thành Minh

Venezuela – Câu chuyện cảnh giác về ‘ngoại giao bẫy nợ’ của Trung Quốc



Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 7/1/2015. (Ảnh: Andy Wong-Pool / Getty)

Trung Quốc đã rót những khoản tiền khổng lồ vào Venezuelathông qua các giao dịch dầu và cơ sở hạ tầng, theo cái mà Bắc Kinh gọi là “mối quan hệ cùng có lợi”, nhưng không ngờ quốc gia Nam Mỹ này lại lâm vào khủng hoảng trầm trọng vì suy thoái kinh tế.

Theo Times Now News (TNN), Trung Quốc và Venezuela có vẻ giống như là những đồng minh thân cận: một bên là nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới và một bên là nước sở hữu trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, trong những năm nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Nicolas Maduro, Venezuela rơi vào khủng hoảng trầm trọng, suy thoái kinh tế và siêu lạm phát, trong khi hàng triệu người dân thiếu hụt các nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm và thuốc men. Cuộc khủng hoảng cũng đi kèm với sản lượng dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ.

Tổng thống Maduro đối mặt với làn sóng biểu tình từ người dân yêu cầu ông từ chức, sau khi ông tuyên bố trúng cử nhiệm kỳ thứ 2 trong một cuộc bỏ phiếu năm 2018 bị chỉ trích rộng rãi là gian lận và các đối thủ của ông bị cấm tham gia tranh cử. Ngày 10/1/2019, ông Maduro tuyên bố nhậm chức nhiệm kỳ thứ 2 trong sự chối bỏ của nhiều nước trên thế giới. Gần 2 tuần sau, Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido tuyên bố ông là tổng thống lâm thời của đất nước thay thế Maduro cho tới khi tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống tự do, dân chủ.

Hàng chục quốc gia đã bày tỏ ủng hộ đối với Tổng thống lâm thời Juan Guaido, trong khi ông Maduro tiếp tục nhận được ủng hộ từ một số quốc gia đồng minh truyền thống, trong đó có Trung Quốc.

“Câu chuyện của Venezuela là một câu chuyện quan trọng”, bà Margaret Myers, giám đốc Chương trình Châu Á & Mỹ Latinh tại Đối thoại Liên Mỹ, một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết, theo TNN.

Các quốc gia khác trong khu vực thường coi Venezuela như một câu chuyện cảnh giác khi xác định mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc.



Nhiều người Venezuela phải kiểm ăn trong bãi rác khi quốc gia một thời giàu có nhất Nam Mỹ chìm trong khủng hoảng và siêu lạm phát (Ảnh: Roland Hoskins)

Theo TNN, tình hình hiện nay cũng thu hút nhiều sự chú ý vào dự án “ Vành đai và Con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD của Bắc Kinh, một tham vọng của Trung Quốc nhằm cung cấp các khoản vay hoặc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dự án khác trên một loạt quốc gia. Các nhà phê bình nói rằng dự án làm các quốc gia phải gánh chịu các khoản nợ mà họ không thể trả, dẫn tới tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với họ.

“Bằng cách đóng vai trò trung tâm như vậy ở Venezuela, Trung Quốc đã cung cấp bằng chứng cho lập luận của chính phủ Hoa Kỳ rằng tài chính của Bắc Kinh làm cho nạn tham nhũng trở nên tồi tệ hơn và khiến những đối tượng đi vay ở thị trường mới nổi rơi vào bẫy nợ”, theo ông Benjamin Gedan, cố vấn cao cấp của Chương trình Mỹ Latinh của Trung tâm Wilson.

Thiếu tiền

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc bắt đầu cho Venezuela vay tiền hơn một thập kỷ trước, đạt đến đỉnh điểm vào năm 2010 khi Ngân hàng Phát triển Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn cung cấp 20 tỷ đô la cho các khoản vay với lãi suất thấp. Cùng năm đó, nhà lãnh đạo đương thời của Venezuela, Hugo Chavez, đã công bố gói đầu tư trị giá 16 tỷ USD từ Trung Quốc liên quan đến nhiều thỏa thuận năng lượng, được đảm bảo trả nợ bằng tài nguyên dầu dồi dào của đất nước.

Việc tăng các chuyến hàng dầu đến Trung Quốc cũng hoàn thành mục tiêu chính trị của ông Chavez – giảm phụ thuộc vào hoạt động mua dầu của nước Mỹ. Sau khi ông Chavez qua đời vào năm 2013, ông Maduro được bổ nhiệm là người người kế vị. Do giá dầu thế giới sụt giảm một năm sau đó, Venezuela bị chôn vùi dưới 150 tỷ đô la nợ nước ngoài, trong đó khoảng 20 tỷ đô la là của Trung Quốc.

Thay vì hợp tác nhiều hơn với các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty dầu khí khác và tuân thủ các thông lệ của họ, về cơ bản, các nhà lãnh đạo Venezuela đã từ chối họ và quay sang Nga và Trung Quốc, theo ông Matt Ferchen, một học giả của Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua.



Chủ tịch Tập Cận Bình trong một chuyến tới Venezuela hồi năm 2014. (Ảnh: XINHUA/ZUMA PRESS)

Trung Quốc đã tạo điều kiện cho “Venezuela đưa ra những quyết định yếu kém, đặc biệt là sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính … khi mà Venezuela có khi đã phải đi theo một hướng khác”, ông nói.

“Các khoản vay của Trung Quốc cho Venezuela đã đặt ra ít điều kiện và ít ràng buộc trách nhiệm”, theo bà Myers của tổ chức Đối thoại Liên Mỹ (Inter-American Dialogue), bà cho rằng tăng tốc cho vay có thể dẫn đến việc lạm dụng tiền.

Bà nói: “Ở Venezuela, hàng tỷ đô la đã được sử dụng cho các dự án có động cơ chính trị hoặc đã biến mất hoàn toàn trong một số trường hợp”.

Dấu hiệu cảnh báo

Trung Quốc đã giảm bớt dòng tiền cho vay vì lo ngại về sản lượng dầu suy giảm của Venezuela và khả năng trả nợ của quốc gia Nam Mỹ này. Báo cáo của Đối thoại Liên Mỹ cho biết Venezuela đã không nhận được tài trợ từ các ngân hàng “chính sách” thuộc kiểm soát của chính quyền Trung Quốc vào năm 2017, mặc dù họ đứng đầu danh sách được nhận tiền vay của Trung Quốc trước đó.

Trung Quốc đã thể hiện dấu hiệu sẵn sàng hợp tác với bất cứ ai lãnh đạo Venezuela, và Tổng thống lâm thời Guaido có thể sẽ không đủ khả năng để xa lánh một Trung Quốc với hầu bao lớn, theo TNN. Ông Guaido nói đầu tháng 2 rằng ông sẽ tôn trọng các cam kết của Venezuela với Trung Quốc nếu ông nắm quyền kiểm soát hoàn toàn. Nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng không có gì là chắc chắn.



Chủ tịch Quốc hội Venezuela kiêm tổng thống lâm thời được nhiều nước ủng hộ, ông Juan Guaido vẫy tay với những người ủng hộ, trong khi đứng cạnh vợ và bế con gái 20 tháng tuổi (Ảnh: Twitter)

Cuộc khủng hoảng chính trị “có thể làm mất khả năng giao hàng dầu cho Trung Quốc từ Venezuela, gây trở ngại cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang hoạt động tại Venezuela, và cuối cùng là mang lại quyền lực cho các nhà chức trách mới của Venezuela, những người có thể thoái thác các khoản vay trị giá hàng tỷ đô la từ Trung Quốc”, ông Gedan nhận định.

Thực vậy, có một số thỏa thuận cơ sở hạ tầng được hỗ trợ bởi Trung Quốc đã bị đình trệ hoặc bị hoãn lại.

Vào tháng 10, Sierra Leone đã loại bỏ các kế hoạch xây dựng sân bay trị giá 400 triệu đô la do Trung Quốc xây dựng, gọi đó là “lãng phí”. Tháng trước Malaysia đã đình chỉ một dự án đường sắt do Trung Quốc hậu thuẫn trị giá hàng tỉ đô la được phê duyệt bởi chính phủ tham nhũng trước đây, với lý do chi phí cao.

“Có vẻ như Trung Quốc thực sự tin tưởng và muốn người khác tin rằng: Là một quốc gia đang phát triển, Trung Quốc hiểu và quan tâm đến mối bận tâm của các nước đang phát triển khác”, ông Ferchen nói.

“Và rõ ràng là các nước đang phát triển mà Trung Quốc đã xây dựng mối quan hệ hợp tác đặc biệt ấy, hiện phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ về chính trị, kinh tế và nhân đạo – và Trung Quốc thì không làm gì cả.”

Hoa Minh

DỪNG NGAY LẠI NHỮNG DÙI CUI NẮM ĐẤM

// ,
Ngô Minh Hằng
24/02/2019

(Gởi các cấp lãnh đạo, mọi ban ngành trong quân đội, công an của nhà nước VC, những người đang mê mải chức, tiền, nhắm mắt bịt tai trước đau thương thảm họa của quê hương dân tộc mà cúi đầu làm công cụ cho đảng tư bản đỏ, tiếp tay bạo quyền Việt cộng ̣đàn áp khủng bố đồng bào VN. Mong các bạn giúp phổ biến rộng rãi đến bằng hữu của các bạn giùm. Tác giả xin cảm tạ.)

Dừng ngay lại những dùi cui nắm đấm
Vào miệng vào đầu vào ngực dân oan
Dừng ngay lại những chân giày tàn nhẫn
Đạp mặt người cùng nòi giống Việt Nam !

Anh có biết những nạn nhân khốn khổ
Họ là ai, anh đánh giết đấy không ?
Họ, những kẻ với anh cùng quốc tổ
Cùng màu da, cùng máu thịt Lạc Hồng !

Họ là chú, cha, cậu, dì, cô, bác
Là anh chị em, bằng hữu, đồng bào
Góp xương máu một thời xây dựng đảng
Rồi đảng lừa khi chễm chệ ngôi cao

Đảng đã tham lam, bạo tàn, thống trị
Bán nước cho Tàu, khúm núm lạy thưa
Và chà đạp dân, lộng hành, lừa mị
Anh giết đồng bào giùm đảng, thấy chưa ?

Đảng thưởng công anh tăng lương lên chức
Chức lương kia từ tiền bạc dân lành
Hãnh diện gì đâu, chỉ thêm ô nhục
Chức lương này do đánh mẹ, giết anh ...

Nhà của dân đảng cướp bằng "qui hoạch"
Non sông chung thì đảng cắt dâng Tàu
Dân đứng lên đòi, tại sao anh đánh ?
Ai đúng, ai sai, cứ hỏi hoàn cầu ...

Đáng lẽ ra, các anh nên với họ
Cùng dân lành mà trừ diệt tàn hung
Sống để làm người, đừng làm giòi bọ
Có thương dân thương nước mới anh hùng

Hãy đứng với dân đòi về tổ quốc
Tổ quốc chờ anh vá vết thương đời
Đừng "vô cảm" tiếp tay loài bán nước
Đừng sống đời cầm thú các anh ơi !...

Dừng ngay lại những dùi cui nắm đấm
Vào mặt vào đầu vào ngực dân oan
Hãy quay súng vào loài vô nhân phẩm
Đã giết dân lành, đã bán Việt Nam !


Ngô Minh Hằng
***

TQ kỷ niệm 40 năm cuộc chiến 1979 như thế nào?



Một cựu chiến binh Trung Quốc đến thăm nghĩa trang quân đội 'Martyr's Cemetery' dành cho tử sĩ của cuộc chiến với Việt Nam năm 1979
Không kèn không trống không hoa. Không một lời đề cập trên Tân Hoa Xã hay Nhân dân Nhật báo. Đó là cách Trung Quốc chọn kỷ niệm 40 năm cuộc chiến biên giới với Việt Nam vào năm 1979.
Trong suốt bốn thập kỷ qua, chính quyền Trung Quốc hầu như im lặng về cuộc chiến kéo dài 4 tuần đã khiến ít nhất 20.000 lính Trung Quốc, và khoảng 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (dù còn nhiều tranh cãi về những con số).
Sự im lặng của Trung Quốc về cuộc chiến đã kéo theo sự câm lặng của cả một thế hệ cựu chiến binh Trung Quốc.
Một cuộc chiến không được thừa nhận, dẫn đến những ngôi mộ, và nhiều cựu binh tàn tật Trung Quốc sống trong quên lãng - dẫn đến xung đột mâu thuẫn kéo dài giữa hội cựu chiến binh Trung Quốc với chính quyền Bắc Kinh.
Bài báo đăng 19/2, trên Bưu điện Hoa Nam viết: "Trong khi lễ kỷ niệm cuộc chiến được tổ chức một cách công khai ở Việt Nam, những cựu chiến binh Trung Quốc phải lén gặp riêng, vì chính quyền Bắc Kinh vẫn im lặng, lo ngại làm gia tăng căng thẳng với láng giềng về vấn đề chủ quyền".
"Giới chức vẫn lưỡng lự tổ chức bất kỳ sự kiện kỷ niệm nào [cho cuộc chiến], nhưng cựu chiến binh khắp nước vẫn quyết tâm tổ chức các cuộc tụ họp vào Chủ Nhật bởi vì chúng tôi tin cuộc chiến vẫn là một huân chương danh dự," ông Sun Xingan 62 tuổi nói.
Ở Việt Nam, năm nay cũng là lần đầu tiên báo chí trong nước được 'thả cửa' để viết về Chiến tranh Biên giới Việt - Trung, dù Đài Truyền hình Việt Nam vẫn tuyệt nhiên không dùng cụm từ "Trung Quốc".
Còn ở nước ở bên kia biên giới, theo Bưu điện Hoa Nam, không có một sự đề cập nào trên truyền thông nhà nước, ngoại trừ một số video trên mạng cho thấy có một vài cuộc tụ tập nhỏ.
Và việc tổ chức các cuộc gặp gỡ này ngày càng trở nên khó khăn.


Bộ đội biên phòng trên mặt trận Trung-Việt vào tháng 8 năm 1978 ở miền Bắc Việt Nam
Thế hệ cựu binh bị lãng quên
"Rất là khó để giữ liên lạc với nhau sau nhiều năm, vì một vài đồng chí của chúng tôi đã qua đời. Chúng tôi đều trở nên già yếu," ông Chen Zaichun, 62 tuổi nói.
"Còn vài mảnh đạn vẫn ở trong đầu tôi kể từ cuộc chiến. Tôi chỉ hy vọng chính quyền sẽ chính thức công nhận chúng tôi càng sớm càng tốt," cựu chiến binh Lou Yuming nói.
Trung Quốc có khoảng 57 triệu cựu chiến bình và thường luôn được truyền thông nhà nước ca ngợi, nhưng điều này không xảy ra đối với nhóm cựu chiến binh "cuộc chiến tự vệ" năm 1979.
"[Lễ kỷ niệm] khá là nhạy cảm, và chúng ta có thể thấy từ thực tế rằng Trung Quốc đã không tổ chức một chương trình tưởng niệm nào. Các quan chức Trung Quốc vẫn giữ quan điểm duy trì bức tranh lớn trong mối quan hệ với Việt Nam," Zhang Zhang Jie, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói với Bưu điện Hoa Nam.
Kết quả dẫn đến nhiều cuộc biểu tình trong nhiều năm gần đây, điển hình là cuộc biểu tình năm 2016, qua đó nhiều cựu chiến binh đòi được quan tâm hỗ trợ hơn, và nhiều người khác, nhất là nhóm cựu chiến binh tham chiến năm 1979 thì mong được công nhận - nhưng họ đã nhanh chóng bị lực lượng an ninh trấn áp.


Bản quyền hình ảnhSTRImage captionCựu chiến binh TQ chiến tranh 1979 biểu tình
Cựu chiến binh TQ chiến tranh 1979 biểu tình
"Chính quyền nghe lén điện thoại của tôi, theo dõi mọi hành động của tôi, nên tôi không thể tham dự bất kỳ sự kiện công cộng nào vì tôi không muốn bị rắc rối," cựu chiến binh Zhong Jiangquang nói.
Một nhà sử học quân sự, cũng từng chiến đấu trong một cuộc đụng độ biên giới với Việt Năm năm 1984 nói rằng việc thiếu công nhận chính thức cho sự đóng góp của các cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt-Trung là một lý do chính khiến các cựu chiến binh này tiếp tục đấu tranh với chính quyền, theo Bưu điện Hoa Nam.
Một cựu chiến binh kể lại rằng sau cuộc chiến, khoảng 300 lính Trung Quốc đã từng bị phía Việt Nam bắt giữ trong cuộc chiến đã bị công khai bêu rếu (publicly shamed).
"Tất cả những người lính này sau đó đã bị tước bỏ vị thế quân sự, nghĩa là họ đã mất tất cả và kết quả là gia đình họ phải chịu đựng," vị cựu chiến binh xin dấu tên nói.
Những người bị thương trong cuộc chiến thì không được phân loại là thương binh, và vì vậy không được hưởng chế độ trợ cấp và cũng vì không được Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) chấp nhận nên cũng không có tiền chăm sóc lăng mộ của các liệt sĩ nằm rải rác biên giới hai nước.
Những cựu chiến binh này cũng đổ lỗi cho giới lãnh đạo là đã "đánh giá thấp sức mạnh của đối phương", cách đào tạo kém, không hiểu phương pháp chiến đấu hiện đại và phương thức liên lạc lạc hậu, dẫn đến 7.000 binh lính Trung Quốc thiệt mạng và 15.000 người bị thương - con số thương vong mà Trung Quốc tuyên bố.
Vì sao Trung Quốc im lặng về cuộc chiến này?
Antony Wong, một nhà quan sát quân sự có trụ sở tại Macau, lên tiếng cho rằng: "Bắc Kinh nên công nhận sự đóng góp của họ cho đất nước, và thực tế là họ phải chịu đựng vì sự phán xét kém của giới lãnh đạo."
"Chỉ có một lời xin lỗi có thể ngăn họ tổ chức các cuộc biểu tình, và giúp chữa lành vết thương tinh thần và thể chất của họ."
Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng của Rand Corporation, thì nói với Bưu điện Hoa Nam rằng:
"Nói chung, vì lợi ích của sự minh bạch, thì việc [thừa nhận kỷ niệm] là lựa chọn tốt nhất cho Trung Quốc. Việt Nam thì thuận lợi hơn trong việc tổ chức lễ kỷ niệm.
"Nhưng đây là lần cuối cùng Trung Quốc tham chiến và đã thua. Nếu họ bắt đầu lên tiếng, thì nó sẽ khơi mào cho những người khác nói rằng, 'Thực ra anh đang bắt nạt Việt Nam và những nước tuyên bố chủ quyền [Biển Đông] vào lúc này cơ mà'. Nếu lôi nó ra thì chỉ phiền hà cho Bắc Kinh."
Còn Colin Koh, nghiên cứu sinh tại Trường Chính Sách Nghiên cứu Quốc tế Singapore, thì cho rằng cuộc chiến năm 1979 không 'vẻ vang' gì cho Bắc Kinh.
"Một trong những lý do có thể khiến Trung Quốc hạ thấp cuộc chiến này là vì quân đội PLA đã bị 'dập máu mũi' không phải trong tay Quân đội Nhân dân Việt Nam, mà là trong tay dân quân phòng thủ biên giới."
Bắc Kinh hay tự ca ngợi rằng đã chiến thắng và thành công trong việc "dạy cho Việt Nam vô ơn một bài học".
Nhưng ông Koh cho rằng việc Trung Quốc phải chịu những thất bại quân sự mặc dù có vô vàn lợi thế chắc chắn trước Việt Nam là một điều "xấu hổ".
Tuy nhiên, trả lời Bưu điện Hoa Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại 5 nước, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường lưu ý rằng không có quan chức cấp cao nào của Việt Nam đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về ngày kỷ niệm.
Ông nói tháng Hai, 2019 là lần đầu tiên truyền thông Việt Nam được phép viết về ngày kỷ niệm một cách công khai, phần lớn là do mối quan tâm, áp lực của công luận về cuộc chiến.
Ông Trường thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã cố gắng gác lại cuộc chiến này để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Nhưng dư luận ở Việt Nam, đặc biệt là các cựu chiến binh của cuộc chiến năm 1979, đã không bằng lòng với điều này.
Năm ngoái, Trung Quốc đã hoãn chiếu bộ phim Phương Hoa, tái hiện lại cuộc chiến năm Việt-Trung 1979, sau một "cuộc thảo luận phút chót".
------------

Powered by Blogger.