Tin khắp nơi – 24/02/2019
Sunday, February 24, 2019
5:48:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Trước thượng đỉnh lần 2,
ông Trump hé lộ nới trừng phạt Triều Tiên
Một tuần trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2, Tổng thống Donald Trump hé lộ triển vọng nới lỏng trừng phạt Triều Tiên, nhưng chỉ làm như vậy khi Triều Tiên có “bước đi ý nghĩa” về phi hạt nhân hoá.Phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng hôm 20.2, Tổng thống Donald Trump cũng cho biết ông dự kiến gặp lại nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội, dự kiến diễn ra vào ngày 27-28.2.
Tổng thống Mỹ nói rằng ông không nghĩ Triều Tiên miễn cưỡng phi hạt nhân hoá, mặc dù vẫn thiếu tiến bộ cụ thể kể từ khi ông và ông Kim gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore hồi tháng 6 năm ngoái.
“Tôi không nghĩ là họ miễn cưỡng, tôi nghĩ họ muốn làm điều gì đó – Reuters dẫn lời ông Trump – Chúng ta hãy chờ xem điều gì xảy ra. Các biện pháp trừng phạt vẫn đang áp dụng, tôi chưa dỡ bỏ như các bạn đã biết. Tôi muốn nới lỏng trừng phạt, nhưng để làm được điều đó, chúng ta phải có một điều gì đó có ý nghĩa ở phía bên kia (Triều Tiên)”.
Tổng thống Trump nói ông và nhà lãnh đạo Kim Jong-un có mối quan hệ tốt và nói thêm: “Tôi sẽ rất ngạc nhiên khi thấy điều gì đó được giải quyết. Tôi và ông Kim đã có nhiều tiến bộ nhưng điều đó không có nghĩa đây sẽ là cuộc gặp cuối cùng của chúng tôi”.
Bình luận của ông Donald Trump là dấu hiệu mới nhất cho thấy Mỹ có thể sẵn sàng xem xét nới lỏng lệnh trừng phạt với Triều Tiên trước khi Bình Nhưỡng hoàn toàn từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Chính quyền Washington trước đây tuyên bố, các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng cho đến khi Triều Tiên phi hạt nhân hoá hoàn toàn.
Hôm 19.2, ông Donald Trump cho biết ông muốn “rốt cục” Triều Tiên chấm dứt chương trình hạt nhân, nhưng không có thời gian cấp bách cho tiến trình này, miễn là Bình Nhưỡng đóng băng các vụ thử hạt nhân và tên lửa.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26435-truoc-thuong-dinh-lan-2-ong-trump-he-lo-noi-trung-phat-trieu-tien.html
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller
sẽ không nộp bản báo cáo điều tra vào tuần sau
Washington, DC – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Sáu (22 tháng 2), một viên chức cao cấp của Bộ Tư pháp cho biết Công tố viên đặc biệt Robert Mueller sẽ không nộp báo cáo về cuộc điều tra Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 trong tuần tới. Viên chức giấu tên khẳng định thông tin ông Mueller sẽ nộp báo cáo cho Bộ Tư pháp vào tuần sau là sai sự thật. Trong những tuần qua, có thông tin cho rằng ông Mueller sẽ nộp bản báo cáo của cuộc điều tra kéo dài 21 tháng.Theo CNN đưa tin hôm thứ Tư, vào đầu tuần sau, Bộ Tư pháp sẽ thông báo việc ông Mueller đệ trình bản báo cáo cho Bộ trưởng Tư pháp William Barr, và ông Barr sẽ xem xét các phát hiện của cuộc điều tra, cũng như gửi bản tóm tắt cho Quốc hội.
Tính đến thời điểm hiện tại, 34 cá nhân và 3 công ty đã nhận tội, hoặc bị truy tố hoặc vướng vào phạm vi của cuộc điều tra. Quốc hội đã phân bổ ngân sách cho nhóm điều tra của ông Mueller đến hết ngày 30 tháng 9, dù điều đó không có nghĩa là cuộc điều tra sẽ kéo dài cho đến khi ngân sách hết hạn.
Ông Peter Carr, phát ngôn viên của nhóm điều tra cho biết họ vẫn thuê 12 luật sư. Ông Carr xác nhận 4 luật sư đã lần lượt ra đi trong những tháng gần đây.
Kèm theo những dự đoán về thời điểm ông Mueller nộp báo cáo, nhiều ý kiến thắc mắc rằng liệu bản báo cáo sẽ được công khai sau khi hoàn thành hay không. Trong bức thư gửi đến ông Barr vào hôm thứ Sáu, sáu vị chủ tịch Ủy ban Hạ viện cho rằng bản báo cáo nên được công khai, “không được trì hoãn và trong phạm vi tối đa được luật pháp cho phép.”
Khi được hỏi về việc công bố bản báo cáo, Tổng thống nói với phóng viên rằng, Tổng thống chưa thảo luận với ông Barr về vấn đề này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cong-to-vien-dac-biet-robert-mueller-se-khong-nop-ban-bao-cao-dieu-tra-vao-tuan-sau/
Tổng thống Trump đề cử
bà Kelly Craft làm đại sứ Liên Hiệp Quốc
Washington, DC – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Sáu (22 tháng 2), Tổng thống Donald Trump đã đề cử đại sứ Hoa Kỳ tại Canada, bà Kelly Craft, thay thế bà Nikki Haley làm đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.Sau khi được đề cử bởi lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell, bà Craft trở thành ứng cử viên hàng đầu cho vị trí đang bị bỏ trống. Một viên chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc cho biết bà Craft sẽ không thuộc thành phần nội các như bà Haley, sau khi Tổng thống hạ cấp bậc cho vị trí đại sứ. Dù đã được Tổng thống đề cử, nhưng bà Craft cần phải được Thượng viện phê chuẩn để đảm nhiệm vị trí này.
Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo đánh giá bà Craft là “người hội tụ đủ năng lực” và “có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ lợi ích kinh tế ,và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ tại Canada.”
Theo một nguồn tin thân cận nói với Reuters, bà Craft đã gặp Tổng thống Trump, ông Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton tại Phòng Bầu dục vào hôm thứ Sáu. Nguồn tin này cho biết, bà Craft được đánh giá là một nhà đàm phán cứng rắn, đóng vai trò quan trọng trong thỏa thuận thương mại mới giữa Hoa Kỳ với Canada và Mexico. Với tư cách là đại sứ tại Canada, bà đã thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tại Quốc hội.
Theo đánh giá của Reuters, nếu được phê chuẩn, bà Craft sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ chính sách đối ngoại “America First” của Tổng thống Trump, cũng như điều hướng những lời chỉ trích của Tổng thống đối với Liên Hiệp Quốc; cùng lúc đó, bà Craft phải giành được sự ủng hộ của nhà ngoại giao toàn cầu đối với chính sách của Hoa Kỳ.
Theo Reuters, bà Craft sẽ đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm bảo vệ những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc kiềm chế ảnh hưởng của Iran tại Trung Đông, đồng thời bảo đảm Liên Hiệp Quốc duy trì các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Bắc Hàn, khi Washington cố gắng đàm phán chấm dứt các chương trình nguyên tử và hỏa tiễn của Bình Nhưỡng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-de-cu-ba-kelly-craft-lam-dai-su-lien-hiep-quoc/
Venezuela: Đụng độ nổ ra
khi Maduro chặn viện trợ, hai người chết
Các cuộc đụng độ chết người đã nổ ra ở thị trấn biên giới Venezuela hôm 23/2, khi Tổng thống Nicolás Maduro chặn viện trợ nhân đạo từ Colombia và Brazil.Binh lính bắn hơi cay và đạn cao su vào những người biểu tình định tiếp nhận và vận chuyển hàng viện trợ.
Venezuela: Căng thẳng biên giới và viện trợ
Mỹ gửi viện trợ ‘theo yêu cầu của Guaidó’
Venezuela: Juan Guaidó thề đưa viện trợ vào
Một số người cũng bị bắn bởi đạn thật, các nhóm nhân quyền cho hay. Ít nhất hai người đã thiệt mạng.
Phe đối lập muốn hàng viện trợ được chuyển đến tay những người dân bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, nhưng ông Maduro lại coi đó là mối đe dọa an ninh.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lên án các cuộc tấn công nhắm vào thường dân mà ông quy trách nhiệm cho “những tên côn đồ của Maduro”.
“Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình của những người thiệt mạng vì hành động tội ác này. Chúng tôi yêu cầu thực thi công lý cho họ,”, ông Pompeo viết trên Twitter.
Ông Pompeo cũng mô tả hành vi đốt hàng viện trợ là “bệnh hoạn”.
Những chiếc xe tải chất đầy thực phẩm và thuốc men của Hoa Kỳ nhằm giúp người dân Venezuela đã phải quay về kho ở Colombia sau khi những người ủng hộ phe đối lập không thể vượt qua hàng rào của quân đội trung thành với ông Maduro.
Các nhân chứng cho biết những người đàn ông đeo mặt nạ và mặc đồ dân sự bắn đạn cao su vào người biểu tình.
Giận dữ vì chính phủ Colombia ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido, ông Maduro tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bogota và buộc nhân viên sứ quán Colombia phải rời khỏi Venezuela trong 24 giờ.
Trước đó, ba thành viên lực lượng vệ binh quốc gia Venezuela đã bỏ vị trí, chạy sang Colombia trong lúc căng thẳng vì hàng viện trợ ở biên giới.
Giới chức di trú Colombia nói ba lính này đầu hàng hôm thứ Bảy.
Lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaidó muốn đưa hàng viện trợ từ Colombia vào Venezuela bất chấp phản đối của tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Chính phủ Venezuela ra lệnh đóng cửa biên giới với Colombia, sau khi đã đóng cửa tuyến đường từ Brazil.
Nhưng cư dân ở Urena bỏ qua lệnh chính phủ, và bắt đầu gỡ bỏ rào chắn.
Căng thẳng đang gia tăng liên tiếp về việc cung cấp viện trợ nhân đạo. Hai người đã bị lực lượng an ninh Venezuela giết chết hôm thứ Bảy gần biên giới với Brazil.
Tình trạng bạo lực đã bị Nhà Trắng lên án, trong đó nhắc lại trong một tuyên bố rằng “thế giới đang dõi theo [Venezuela]“.
Ông Guaidó, lãnh đạo Quốc hội do phe đối lập thống trị, tuyên bố mình là nhà lãnh đạo lâm thời của đất nước vào tháng trước.
Kể từ đó, ông đã giành được sự ủng hộ của hàng chục quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ.
Ông cho rằng sự cai trị của Tổng thống đương nghiệm Nicolas Maduro là bất hợp pháp về mặt hiến pháp vì cuộc bầu cử lại vào năm 2018 có nghi vấn sai phạm, và tuyên bố sẽ giám sát các cuộc bầu cử mới.
Điều gì đã xảy ra vào thứ Sáu?
Hàng trăm tấn viện trợ nhân đạo đã trở thành điểm tranh chấp gay gắt giữa hai nhà lãnh đạo Venezuela, ông Guaidó và ông Maduro.
Ông Maduro cho đến nay đã từ chối cho phép các kho hàng dự trữ, bao gồm cả thực phẩm và thuốc men, được chuyển đến Venezuela.
Ông Guaidó, người kêu gọi các kho hàng viện trợ này đã tuyên bố rằng hàng trăm ngàn tình nguyện viên sẽ giúp mang vào thứ Bảy.
Vào thứ Sáu, các buổi hòa nhạc của hai bên đã được tổ chức chỉ cách nhau 300m ở hai bên biên giới Venezuela-Colombia.
Ông Guaidó bất ngờ xuất hiện tại Venezuela Aid Live ở Cucuta, do doanh nhân người Anh Richard Branson tổ chức vào thứ Sáu.
Ông được chào đón ở đó bởi các tổng thống của Colombia, Chile và Paraguay – ba trong số các quốc gia đã công nhận nhà lập pháp 35 tuổi này là tổng thống lâm thời Venezuela.
Ông nói rằng ông đã qua được biên giới Colombia hôm thứ Sáu với sự giúp đỡ của các lực lượng vũ trang Venezuela.
Tuyên bố này rất có ý nghĩa vì Tổng thống Nicolás Maduro vẫn giữ được quyền lực phần lớn nhờ vào sự hỗ trợ quân đội.
Vài giờ sau khi xuất hiện, thông báo về việc đóng cửa các cây cầu ở bang Tachira đã được đưa ra.
Một thông báo tương tự đã được đưa ra vào thứ Năm về việc đóng cửa biên giới với Brazil – nơi một kho hàng viện trợ khác đang được đem tới.
Các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra ở khu vực đó vào sáng thứ Sáu sau khi một cộng đồng dân tộc bản địa được biết đã đối đầu với quân đội Venezuela tại ngôi làng phía nam Kumarakapay.
Các nhân chứng nói rằng quân đội đã nổ súng vào những người ngăn chặn các phương tiện quân sự đi qua. Các nhà vận động nhân quyền cho biết các binh sĩ đã bắn chết hai người và làm bị thương 15 người khác.
Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, cho biết ông đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Venezuela, ông Jorge Arreaza hôm thứ Sáu tại New York, trong đó ông kêu gọi các nhà chức trách kiềm chế sử dụng vũ lực gây chết người chống lại người biểu tình.
Tại sao việc cung cấp viện trợ gây tranh cãi?
Điều kiện kinh tế đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi Tổng thống Maduro lên nắm quyền vào năm 2013.
Liên Hợp Quốc cho biết khoảng ba triệu người đã rời khỏi đất nước trong vài năm qua. Siêu lạm phát đã khiến chi phí thiết yếu tăng vọt, khiến nhiều người không thể mua được những thứ cơ bản như thực phẩm và thuốc men.
Tổng thống Maduro phủ nhận có bất kỳ cuộc khủng hoảng nào và đã quảng cáo cho các kế hoạch viện trợ một chương trình do Mỹ dàn dựng.
Những người biểu diễn tại buổi hòa nhạc của ông Maduro vào thứ Sáu đã biểu diễn trước một phông nền với dòng chữ #TrumpHandsoffVenezuela (Trump buông tay khỏi Venezuela), hãng tin AFP đưa tin.
Những ngày phía trước ‘bất định’
Phân tích của Katy Watson, phóng viên BBC News Nam Mỹ
Đây là ngày mà phe đối lập của Venezuela đã chờ đợi. Cái ngày mà sẽ thử thách lòng trung thành của các lực lượng vũ trang đối với Nicolas Maduro và xác định tương lai của ông ta.
Những chiếc xe tải chở đầy viện trợ dự kiến sẽ khởi hành từ Colombia và Brazil và cố gắng vượt qua biên giới. Một tàu chở hàng viện trợ cũng đang đi từ Puerto Rico.
Trên khắp Venezuela, người dân sẽ tập trung tại doanh trại quân đội để nhờ các binh sĩ giúp đỡ trong nỗ lực viện trợ.
Cho đến tận bây giờ, các sĩ quan cao cấp vẫn trung thành với ông Maduro – nhưng với áp lực dồn lên họ để giúp đỡ người dân Venezuela, họ sẽ lắng nghe nhà lãnh đạo của họ hay đổi phe, ủng hộ Juan Guaidó và mở cửa biên giới?
Những ngày tiếp theo là những ngày vô cùng bất định.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47347499
Hơi cay, đạn cao su ngăn trở viện trợ nhân đạo
tại biên giới Venezuela
Binh lính Venezuela trung thành với Tổng thống Nicolas Maduro đã bắn hơi cay và đạn cao su vào những người ủng hộ phe đối lập đang tìm cách đưa viện trợ nước ngoài qua biên giới Colombia vào Venezuela trong ngày thứ Bảy.Những vụ đụng độ xảy ra trong khi lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido, người mà hầu hết các quốc gia phương Tây công nhận là nguyên thủ chính danh của Venezuela, đã đích thân tiễn đoàn xe cứu trợ lăn bánh từ thành phố Cucuta của Colombia.
Ông Guaido leo lên phát biểu trên một trong số hàng chục xe tải chở viện trợ nhân đạo do Mỹ hậu thuẫn trước khi lên đường tới biên giới, nơi chúng bị lực lượng an ninh Venezuela đẩy lùi.
Chính phủ Colombia cho biết hàng hóa trong xe sẽ được dỡ xuống và vận chuyển bằng cách chuyền tay qua những hàng người đã tụ tập sẵn trên con đường dẫn vào Venezuela.
Nhưng tại các thị trấn San Antonio và Urena, ngay bên kia biên giới, binh lính bắn hơi cay và đạn cao su vào các nhà hoạt động đối lập kể cả các nhà lập pháp đi về phía biên giới, vẫy cờ Venezuela và hô vang “tự do,” theo tường trình của Reuters.
Những người mục kích báo cáo tiếng súng nổ liên tục mà không thể xác định được là từ đâu.
“Họ bắt đầu nổ súng ở cự li gần như thể chúng tôi là tội phạm,” một chủ cửa hàng tên Vladimir Gomez, 27 tuổi, mặc áo sơ mi trắng dính máu nói với Reuters. “Tôi không thể tránh được đạn (cao su) và đạn bay vào mặt và lưng tôi. Chúng tôi phải chống trả.”
Nhiều người biểu tình cho biết họ là thường dân ôn hòa, đơn giản chỉ muốn viện trợ vì tình trạng thiếu lương thực và thuốc men lan rộng ở đất nước từng một thời thịnh vượng nhưng đang hứng chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có.
Những người khác dựng rào chắn trên đường phố bằng lốp xe bốc cháy, châm lửa đốt xe buýt và ném đá vào lực lượng an ninh để đòi ông Maduro cho phép viện trợ được đưa vào Venezuela, vốn bị kiệt quệ vì tình trạng thiếu lương thực và thuốc men sau một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Vệ binh quốc gia cũng bắn hơi cay ở thị trấn Santa Elena gần biên giới Brazil, nơi người dân tìm cách dựng rào chắn để ngăn chặn những kẻ kích động vũ trang thân chính phủ xâm nhập.
Ngày thứ Sáu, binh lính nổ súng tại một ngôi làng trong khu vực giết chết một người phụ nữ và chồng bà. 35 binh sĩ Vệ binh Quốc gia đang bị cộng đồng người bản địa cầm giữ để phản đối, trưởng thị xã Gran Sabana lớn hơn cho biết.
Hai xe tải chở viện trợ nhân đạo đã vượt qua biên giới Brazil dù chúng chưa đi qua trạm kiểm soát hải quan Venezuela, theo một người mục kích của Reuters.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày thứ Bảy nói chính phủ của ông đã cắt đứt quan hệ với Colombia và sẽ trục xuất một số nhân viên ngoại giao Colombia sau khi nước này hỗ trợ phe đối lập cố gắng đưa viện trợ nhân đạo vào Venezuela.
Ông nói đại sứ và nhân viên lãnh sự sẽ phải rời Venezuela trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
https://www.voatiengviet.com/a/hoi-cay-dan-cao-su-ngan-tro-vien-tro-nhan-dao-tai-bien-gioi-venezuela/4801407.html
Khủng hoảng viện trợ nhân đạo :
TT Venezuela cắt đứt quan hệ với Colombia
Trọng Thành, Thùy DươngCăng thẳng tại vùng biên giới Venezuela – Colombia dâng cao, với việc chính quyền Venezuela tìm mọi cách ngăn cản hàng cứu trợ nhân đạo quốc tế. Tổng thống Venezuela Maduro hôm qua, 23/02/3019, tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Colombia, với lý do chính quyền nước này hậu thuẫn chiến dịch của lãnh đạo đối lập đưa hàng cứu trợ qua biên giới. Chính quyền Caracas coi chiến dịch này là một cái cớ để Hoa Kỳ can thiệp.
Trong một cuộc mít tinh của những người ủng hộ chính quyền tại thủ đô Caracas, tổng thống Nicolas Maduro đã gọi chính quyền Colombia là « quân phát xít », gọi tổng thống Colombia, ông Ivan Duque, là « đồ ác quỷ », và yêu cầu các đại diện ngoại giao nước này rời khỏi Venezuela trong vòng 24 giờ. Theo ông Maduro, người dân Venezuela đã « hết kiên nhẫn » và không thể chấp nhận các hành động gây hấn của Colombia.
Xe cứu trợ không vào được Venezuela
Hôm qua 23/02 là ngày mà lãnh đạo đối lập Juan Guaido báo trước sẽ đưa hàng viện trợ quốc tế vào trong nước. Tuy nhiên, tất cả các chuyến xe đưa hàng qua biên giới đều phải quay đầu. Quân đội và cảnh sát Venezuela dùng lựu đạn cay và đạn cao su để ngăn cản.
Lãnh đạo đối lập Venezuela, tổng thống tự phong được hơn 50 quốc gia công nhận là lãnh đạo tạm quyền, tối hôm qua kêu gọi cộng đồng quốc tế « không loại trừ biện pháp nào để giải phóng » Venezuela khỏi ách độc tài.
Mỹ sẵn sàng can thiệp
Cũng hôm qua, trên Twitter, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lên án chính quyền Maduro tấn công vào thường dân và khẳng định Hoa Kỳ sẵn sàng « chuyển sang hành động » chống lại những ai không chấp nhận việc « khôi phục một cách hòa bình nền dân chủ » tại Venezuela. Ngày mai, thứ Hai 25/02, lãnh đạo đối lập Venezuela dự kiến sẽ gặp phó tổng thống Mỹ Mike Pence tại thủ đô Colombia, bên lề hội nghị các lãnh đạo Nam Mỹ của nhóm Lima, mà đa số ủng hộ một cuộc chuyển tiếp chính trị trong hòa bình tại Venezuela.
Hơn 300 thường dân bị thương, 4 người chết
Về tình hình tại chỗ, hôm qua 23/02, khoảng 300 thường dân bị thương trong các đụng độ với lực lượng an ninh tại đường biên giới với Colombia, trong đó có 30 người Colombia. Thêm hai người chết tại đường biên giới với Brazil, nâng tổng số người thiệt mạng lên thành bốn.
Từ thành phố San Antonio, Venezuela, sát biên giới với Colombia, đặc phái viên RFI Marie Normand cho biết chi tiết về chiến dịch chuyển hàng cứu trợ bị cản trở :
“Mọi nỗ lực của người biểu tình để hỗ trợ việc đưa hàng cứu trợ vào Venezuela đều thất bại. Họ không thể tới được những cây cầu ở biên giới, giữa Urena và San Antonio. Lực lượng Vệ binh quốc gia đã dùng hơi cay và bắn đạn cao su để đẩy lui tất cả những người tiến lại quá gần. Nhiều xe chở hàng từ Colombia đã bị phía Venezuela đốt cháy.
Tuy nhiên, tình hình an ninh đặc biệt xấu đi khi xuất hiện nhiều nhóm đàn ông đi xe moto, được chính phủ Venezuela trang bị vũ khí, những người này đôi khi từ các vùng khác của Venezuela đến. Một số người phô trương những khẩu súng trường và nhắm về phía những người biểu tình và nhà báo. Nhiều vụ bắt bớ vô cớ và ăn cắp tài sản đã xảy ra.
Các đường phố ở hai thành phố vùng biên giới Urena và San Antonio sau đó đã nhanh chóng vắng bóng người. Giới buôn bán đóng cửa hàng, cửa hiệu. Những người mà chúng tôi có thể nói chuyện, hỏi han thì lo ngại về khả năng căng thẳng leo thang và đóng cửa biên giới, trong khi mở cửa biên giới là yếu tố thiết yếu cho hoạt động thương mại.”
60 nhân viên an ninh Venezuela đào tẩu
Vào lúc căng thẳng giữa hai nước gia tăng, nhà chức trách Colombia cho biết 60 thành viên của lực lượng an ninh Venezuela hôm qua đã chạy sang Colombia xin tị nạn.
Trong khi đó, AFP dẫn lời Ricardo Rossello, thống đốc vùng lãnh thổ Porto Rico của Mỹ, theo đó cũng trong ngày hôm qua, Hải quân Venezuela đe dọa bắn vào một tàu chở hàng cứu trợ xuất phát từ Porto Rico hôm thứ Tư 20/02 khiến con tàu này phải quay ngược trở lại.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190224-tt-venezuela-cat-dut-quan-he-voi-colombia
Brazil kêu gọi cộng đồng quốc tế ‘giải phóng’ Venezuela
Brazil hôm 24/2 lên án chính quyền của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro sử dụng bạo lực để ngăn chặn hàng cứu trợ chuyển qua biên giới hôm 23/2.Theo Reuters, Brazil coi đây là một hành động của “tội phạm” đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay “giải phóng” Venezuela.
Trong khi đó, đại tá George Feres của quân đội Brazil nói với hãng tin Anh rằng hai binh sĩ Venezuela đã bỏ chạy sang Brazil hôm 23/2.
Cùng ngày, tin cho hay, khoảng 60 thành viên của lực lượng an ninh Venezuela buông vũ khí, chạy sang Colombia.
Sau khi vấp phải sự chống cự của quân đội Venezuela, ngăn không cho hàng cứu trợ vào quốc gia Nam Mỹ này từ Colombia, lãnh tụ đối lập Juan Guaido đề nghị Mỹ cân nhắc “mọi lựa chọn” để lật đổ ông Maduro.
XEM THÊM:
Venezuela: Bạo lực buộc thủ lĩnh Guaido giục Mỹ cân nhắc ‘mọi lựa chọn’
“Ngày hôm nay, cả thế giới tận mắt chứng kiến từng phút, từng giờ bộ mặt xấu xa nhất của chế độ độc tài Venezuela”, ông Guaido nói trong cuộc họp báo ở Colombia với Tổng thống nước này, ông Ivan Duque.
Giận dữ vì ông Duque ủng hộ ông Guaido, ông Maduro tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Colombia và yêu cầu các nhân viên ngoại giao rời nước này trong vòng 24 giờ.
Tổng thống Maduro bác bỏ chuyện Venezuela cần cứu trợ, đồng thời cáo buộc ông Guaido làm con rối cho Tổng thống Trump nhằm lật đổ mình.
Washington cảnh báo có thể áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới, cứng rắn hơn, nếu ông Maduro tiếp tục ngăn hàng cứu trợ vào Venezuela.
https://www.voatiengviet.com/a/brazil-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-c%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BB%93ng-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%B3ng-venezuela/4801930.html
Giáo hoàng so sánh tội ấu dâm với nghi lễ hiến tế tà giáo
Giáo hoàng Francis vào cuối hội nghị thượng đỉnh của Giáo hội La Mã về nạn ấu dâm cam kết sẽ có hành động cương quyết nhằm xử lý tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em.Hành vi tội lỗi của các giáo sỹ là “công cụ của quỷ Satan”, Giáo hoàng nói, và nói Ngài sẽ đối diện với từng vụ việc “một cách hết sức nghiêm túc”.
Giáo Hoàng im lặng trước cáo buộc về nạn lạm dụng tình dục
Giáo hoàng Francis nỗ lực cải tổ Vatican
Việc lạm dụng tình dục trẻ em, Ngài nói, khiến Ngài nghĩ tới những hoạt động tôn giáo cổ theo đó trẻ em bị đem hiến tế trong những nghi lễ tà giáo.
Các giám mục nay cần phải rà soát và củng cố các nội dung chỉ dẫn nhằm ngăn chặn tình trạng này và trừng phạt những kẻ thủ ác, Đức Giáo hoàng nói thêm.
Giáo hoàng phát biểu một cách chung chung, nhưng các nạn nhân sẽ muốn thấy các bước đi chi tiết trên thực tế được công bố rõ ràng, phóng viên BBC chuyên theo dõi chuyện Vatican, James Reynolds nói.
Giáo hoàng nói gì?
“Tôi được gợi nhớ về hoạt động tôn giáo tàn độc vốn từng lan tràn khắp nơi trong nhiều thế kỷ, theo đó đem hiến tế con người – mà thường là trẻ em – trong những nghi lễ tà giáo,” Ngài nói vào lúc kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài bốn ngày tại Vatican.
“Sự vô nhân đạo trong hiện tượng diễn ra trên toàn cầu này thậm chí đã trở nên nghiêm trọng hơn, bê bối hơn trong Giáo hội, bởi điều này đi ngược lại chức phận đạo đức và đạo lý của Giáo hội.”
“Kẻ đã dâng mình cho Chúa, được Chúa chọn để dẫn dắt các linh hồn tới nơi được cứu rỗi, lại để bản thân mình bị khuất gối trước những cám dỗ của dục vọng cá nhân hoặc sự bệnh hoạn cá nhân, như vậy đã trở thành công cụ của quỷ Satan. Trong các vụ lạm dụng, chúng ta thấy rằng bàn tay của quỷ không buông tha kể cả sự thơ ngây của trẻ em.”
Ngài hứa hẹn sẽ không còn tình trạng che đậy tội lỗi nữa, và nói toàn bộ những kẻ phạm tội sẽ bị đưa ra trước công lý.
Ngài cũng nhấn mạnh rằng lạm dụng tình dục trẻ em là một vấn nạn toàn cầu, “một hiện tượng diễn ra tràn lan ở mọi nền văn hóa, mọi xã hội”.
“Kẻ đã dâng mình cho Chúa, được Chúa chọn để dẫn dắt các linh hồn tới nơi được cứu rỗi, lại để bản thân mình bị khuất thân trước những cám dỗ của dục vọng bản thân hoặc của sự bệnh hoạn bản thân, như vậy đã trở thành công cụ của quỷ Satan. Trong các vụ lạm dụng, chúng ta thấy rằng bàn tay của quỷ không tha cho kể cả sự thơ ngây của trẻ em.”
Ngài hứa hẹn sẽ không còn tình trạng che đậy tội lỗi nữa, và nói toàn bộ những kẻ phạm tội sẽ bị đưa ra trước công ly.
Ngài cũng nhấn mạnh rằng lạm dụng tình dục trẻ em là một vấn nạn toàn cầu, “một hiện tượng diễn ra tràn lan ở mọi nền văn hóa, mọi xã hội”.
Hội nghị thượng đỉnh bàn chuyện gì?
Là một sự kiện chưa từng diễn ra, hội nghị có tên ‘Việc bảo vệ những người chưa thành niên trong Giáo hội’ có sự tham dự của người đứng đầu toàn bộ các hội nghị giám mục quốc gia từ hơn 130 nước.
Những giáo sỹ tham dự hội nghị được trao một lộ trình gồm các gợi y về việc làm thế nào để xử ly tình trạng lạm dụng, chẳng hạn như đưa ra quy tắc ứng xử bắt buộc dành cho các giáo sỹ, huấn luyện mọi người biết cách phát hiện tình trạng lạm dụng, và thông báo cho cảnh sát.
Những người tới có mặt tại Vatican cũng được nghe lời khai của các nạn nhân, hầu hết đều giấu tên, nói về các vụ lạm dụng và về việc che giấu hành vi phạm tội.
Một phụ nữ từ châu Phi nói cô đã bị buộc phải phá thai ba lần sau khi bị lạm dụng trong nhiều năm tuổi tên bởi một tu sỹ, kẻ không chịu dùng biện pháp tránh thai.
Một nạn nhân khác từ châu Á nói cô bị dâm ô hơn 100 lần.
Giáo hoàng bị áp lực tới mức nào?
Khi được bầu chọn lên làm giáo hoàng hồi 2013, Ngài đã kêu gọi có “hành động mang tính quyết định” về vấn đề này, nhưng những người chỉ trích thì nói Ngài đã hành động chưa đủ mức trong việc buộc các giám mục bị cho là đã che đậy cho cách hành vi phạm tội của tu sỹ dưới quyền phải chịu trách nhiệm.
Hàng ngàn người được cho là đã bị các giáo sỹ lạm dụng trong nhiều thập niên, và Giáo hội bị cáo buộc là đã che đậy cho các hành vi phạm tội trên toàn thế giới.
Các nạn nhân nói cần có trình tự mới để bảo vệ cho các đối tượng chưa thành niên.
Giáo hoàng Francis hiện đang bị áp lực nặng nề trong việc phải dẫn dắt và tạo ra những giải pháp khả thi cho điều mà Giáo hội đang bị chỉ trích mạnh mẽ – cũng là điều mà một số người nói rằng đã khiến cho uy tín đạo đức của Giáo hội bị sứt mẻ
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47349948
Phụ nữ trút giận tại hội nghị
về xâm hại tình dục trẻ em của Vatican
Một nữ tu và một nữ kí giả đưa ra những chỉ trích gay gắt nhất mà các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo lắng nghe tại hội nghị về xâm hại tình dục của Đức Giáo hoàng Phanxicô vào ngày thứ Bảy, cáo buộc họ đạo đức giả và che đậy tội ác khủng khiếp nhắm vào trẻ em.Khoảng 200 vị chức sắc cao cấp của Giáo hội, tất cả đều là nam giới ngoại trừ 10 người, đôi lúc lắng nghe trong sự thinh lặng sững sờ trong một hội trường của Vatican, khi những người phụ nữ đọc bài phát biểu thẳng thắn của họ trong ngày áp chót của một hội nghị do Đức Giáo hoàng triệu tập để đương đầu với vụ bê bối có quy mô toàn thế giới.
Nữ tu Veronica Openibo, một người Nigeria từng làm việc ở Châu Phi, Châu Âu và Mỹ, ôn tồn phát biểu nhưng đưa ra một thông điệp mạnh mẽ. Bà nói với các vị chức sắc ngồi trước mặt bà: “Cơn bão này sẽ không qua đi.”
“Chúng ta rao giảng Mười Điều răn và tỏ ra mình là những người giám hộ những chuẩn mực và giá trị đạo đức và hành vi tốt trong xã hội. Phải chăng có lúc là những kẻ đạo đức giả? Đúng thế! Tại sao chúng ta giữ im lặng lâu như vậy?” bà nói.
Bà nói với vị giáo hoàng ngồi gần bà trên giảng đài, rằng bà ngưỡng mộ ông vì ông “đủ khiêm nhường để thay đổi suy nghĩ của mình,” xin lỗi và hành động sau khi ông lúc đầu bênh vực một giám mục người Chile bị buộc tội che đậy những vụ xâm hại. Giám mục này sau đó đã từ chức.
“Làm thế nào mà Giáo hội lại giữ im lặng, che đậy những tội ác tàn bạo này? Sự im lặng, việc mang theo những bí mật này trong trái tim của thủ phạm, khoảng thời gian xâm hại kéo dài và việc thuyên chuyển liên tục thủ phạm là không thể tưởng tượng được,” bà nói.
Valentina Alazraki, 64 tuổi, một phóng viên truyền hình người Mexico, người đã tường trình tin tức qua năm triều đại giáo hoàng, là người được kính nể nhất trong đoàn báo chí Vatican. Bà nói với các giám mục rằng bà phát biểu trong tư cách một người phụ nữ và một người mẹ cũng như một nhà báo.
“Đối với một người mẹ, không có đứa con hạng nhất hay hạng hai: có những đứa mạnh mẽ hơn và những đứa dễ tổn thương hơn. Trong Giáo hội cũng không có những đứa trẻ hạng nhất và hạng hai,” bà nói.
“Những đứa trẻ dường như quan trọng hơn, như quý vị đây, các giám mục và hồng y – tôi không dám nói Đức Giáo hoàng – không hơn bất cứ bé trai, bé gái hay thanh thiếu niên nào từng trải qua bi kịch là nạn nhân bị linh mục xâm hại,” bà phát biểu mạnh mẽ bằng tiếng Tây Ban Nha.
Bà Alazraki nói với các giám mục rằng họ không thể như con đà điều vùi đầu vào cát lờ đi tình trạng này.
“Nếu quý vị không quyết định một cách triệt để để đứng về phía những đứa con, bà mẹ, gia đình, xã hội dân sự, quý vị có quyền sợ chúng tôi, bởi vì chúng tôi là những nhà báo, những người tìm kiếm lẽ phải, sẽ là kẻ thù đáng gờm nhất của quý vị,” bà nói.
Trước đó, Hồng Y Reinhard Marx đã kêu gọi tăng cường khả năng truy nguyên và tính minh bạch, chẳng hạn như hạn chế sự bí mật trong các vụ xâm hại do Vatican xử lí, công bố thêm số liệu thống kê và công khai thủ tục tư pháp.
Cuộc khủng hoảng xâm hại tình dục đã khiến năm 2018 trở thành một trong những năm sóng gió nhất đối với Đức Giáo hoàng kể từ khi ông được bầu chọn vào năm 2013.
34 giám mục ở Chile đã đệ đơn từ chức vì vụ bê bối. Chuyến tông du của Đức Giáo hoàng đến Ireland đã phơi bày hàng thập niên xâm hại tình dục tại quốc gia từng có đông dân theo Công giáo. Và một đại bồi thẩm đoàn ở bang Pennsylvania tiết lộ các linh mục đã xâm hại tình dục khoảng 1.000 người trong bảy thập niên chỉ riêng ở Mỹ.
Các nạn nhân, một số trong số này kể những câu chuyện đau đớn về xâm hại tình dục và hành vi che đậy khi hội nghị khai mạc vào ngày thứ Năm, tập hợp tại một quảng trường ở Rome trước khi tuần hành đến Vatican để đòi thay đổi và công lý.
Hội nghị kết thúc vào Chủ nhật khi Đức Giáo hoàng sẽ có bài phát biểu cuối cùng. Vatican cho biết họ sẽ vạch ra các biện pháp nối tiếp để đảm bảo tất cả các giám mục trở về nhà biết được cách thức ban hành các thủ tục chống xâm hại tình dục.
https://www.voatiengviet.com/a/phu-nu-trut-gian-tai-hoi-nghi-ve-xam-hai-tinh-duc-tre-em-cua-vatican/4801371.html
Ấu dâm trong Công Giáo :
Giáo hoàng khiến giới bảo vệ trẻ em ”thất vọng”
Trọng ThànhHôm nay Chủ Nhật 24/02/2019, trong phiên kết thúc hội nghị giám mục toàn thế giới bài trừ lạm dụng tình dục trẻ em, Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi « một cuộc chiến tổng lực » chống tệ nạn này. Tuy nhiên, giới bảo vệ các nạn nhân tỏ ra thất vọng trước các kêu gọi chung chung của người đứng đầu Tòa thánh.
Trong tuyên bố khép lại hội nghị bốn ngày chưa từng có về nạn ấu dâm trong Giáo hội Công Giáo, người đứng đầu Vatican đã so sánh các chức sắc của Giáo hội có hành động như vậy như là « công cụ của quỷ Sa Tăng ». Theo Reuters, Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh là Giáo hội sẽ không quản ngại trong việc nỗ lực đưa ra công lý các thủ phạm trong Giáo hội lạm dụng tình dục trẻ em.
Người lãnh đạo Giáo hội đã dành một phần chính của bài phát biểu, kéo dài hơn nửa giờ đồng hồ, cho các thống kê của Liên Hiệp Quốc, và một số tổ chức khác, cho thấy nạn bạo hành tình dục là một thực trạng phổ biến trên thế giới, gần như ở khắp nơi, nhưng « phổ biến nhất là trong các gia đình ». Giáo hoàng Phanxicô khẳng định nạn ấu dâm là điều khủng khiếp, dù xảy ra trong hay ngoài Giáo hội. Tội ác này phải được « xóa khỏi Trái đất này », ông nhấn mạnh.
Tuy nhiên, về các biện pháp cụ thể, giới bảo vệ nhân quyền bày tỏ vẻ thất vọng khi Giáo hoàng Phanxicô chỉ nhấn mạnh đến việc tăng cường thực thi các chỉ dẫn đã có, mà các hội đồng giám mục trên toàn thế giới đang bắt đầu áp dụng. Bà Anne Barret-Doyle, đại diện của nhóm bishop-accountability.org (được coi là hiệp hội phổ biến các thông tin về nạn ấu dâm trong Giáo hội đáng tin cậy nhất và đầy đủ nhất thế giới), cho biết hết sức thất vọng, bởi công luận đã từng trông đợi Tòa thánh sẽ có một « chương trình táo bạo và cương quyết »,nhưng ngược lại, Giáo hoàng đã chỉ đưa ra các lời hứa hẹn chung chung, và những đề xuất đã được nhắc lại nhiều lần.
Trước đó, tổng giám mục Brisbane, Úc, tuyên bố Giáo hội Công Giáo đã trở thành « kẻ thù lớn nhất » của ông, vì che giấu các hành động ấu dâm của giới tăng lữ. Lời lẽ của tổng giám mục Mark Coleridge rõ ràng là nghiêm khắc hơn nhiều so với tuyên bố của Giáo hoàng.
Lên án nạn hủy tài liệu và chỉ trích nguyên tắc bí mật
Giới quan sát đặc biệt chú ý đến điểm nổi bật của ngày làm việc hôm qua 23/02, các tiết lộ của hồng y Marx, chủ tịch Hội đồng giám mục Đức, về nạn tiêu hủy tài liệu, gây bất lợi cho các nạn nhân. Hồng y người Đức cùng một số giới chức cao cấp của Giáo hội cũng lên tiếng chỉ trích nguyên tắc bí mật của Tòa thánh trong việc xử lý các thủ pham.
Đặc phái viên Geneviève Delrue tường trình từ Vatican :
« Phát biểu nói trên sẽ đi vào lịch sử. Ngày làm việc thứ ba và cũng là ngày làm việc cuối cùng được dành cho chủ đề minh bạch. Chính tổng giám mục Munich đã nói rõ về tầm quan trọng của sự minh bạch, và đặc biệt là vấn đề lưu trữ các thông tin liên quan đến quản lý hành chính trong nội bộ Giáo hội Công Giáo. Tổng giám mục Munich nhắc lại là : trong vấn đề các vụ lạm dụng tình dục, việc nhiều tài liệu bị tiêu hủy đã dẫn tới chỗ nạn nhân bị bịt miệng.
Tổng giám mục Munich tố cáo việc quyền của các nạn nhân bị chà đạp và bị phó mặc cho quyết định của một số cá nhân. Ông cũng phê phán nguyên tắc bí mật của Giáo hội liên quan đến việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục đối với người vị thành niên.
Vẫn về chủ đề minh bạch và sự thật, một nữ tu người Niger, bà Veronica Opennibo, đã chất vấn toàn thể hội nghị, khi đặt câu hỏi : Tại sao chúng ta đã im lặng quá lâu như vậy ? Vị nữ tu nói trên cũng nêu ra một số vụ lạm dụng tình dục đầu những năm 1990 tại một số tu viện ở châu Phi.
Bà kết luận là các lý do nghèo đói và bạo lực tại một số nước phía nam không thể cho phép giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của nạn lạm dụng tình dục ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190224-gioi-bao-ve-tre-em-that-vong-truoc-tuyen-bo-cua-giao-hoang
Quốc tế Điểm nóng Bình luận Hải quân Nga “dàn trận”
chờ đón chiến hạm Mỹ
Hải quân Nga huy động lực lượng bám sát và theo dõi chặt chẽ nhất cử nhất động của tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ USS Donald Cook, khi con tàu này đi vào Biển Đen – nơi vốn được xem là “sân nhà” của Nga.Các tàu của Hạm đội Biển Đen của Nga, trong đó có tàu khu trục mang tên lửa Orekhovo-Zuyevo và tàu trinh sát Ivan Khurs đang liên tục bám sát tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ khi con tàu này tiến vào Biển Đen, Trung tâm Quản lý Quốc phòng Nga hôm qua (19/2) cho biết.
Theo Trung tâm Quản lý Quốc phòng Nga, chiến hạm USS Donald Cook của Mỹ đã tiến vào Biển Đen “lúc 17h ngày 19/2/2019 theo giờ Moscow”. “Các phương tiện được giao nhiệm vụ của Hạm đội Biển Đen đã tiến hành hoạt động bám sát, theo dõi liên tục tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ. Hoạt động kiểm soát trực tiếp đối với nhất cử nhất động của chiến hạm Mỹ được thực hiện bởi tàu khu trục mang tên lửa Orekhovo-Zuevo và tàu trinh sát Ivan Khurs,” nguồn tin cho hay.
Trước đó, văn phòng báo chí của Hạm đội Số 6 của Mỹ cho biết, chiến hạm USS Donald Cook đã bắt đầu đi qua Eo biển Dardanelles trên đường tới Biển Đen.
“Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke – tàu USS Donald Cook đã bắt đầu đi qua phía bắc Eo biển Dardanelles, đang trên đường tới Biển Đen vào ngày 19/2/2019 để tham gia các chiến dịch an ninh hàng hải và tăng cường sự ổn định hàng hải trong khu vực cũng như tăng cường sự phối hợp sẵn sàng và năng lực hải quân với các đồng minh và đối tác của NATO trong khu vực”, văn phòng báo chí của Hạm đội Số 6 của Mỹ cho biết thêm.
Tuy nhiên, văn phòng báo chí của Hạm đội số 6 không có biết cụ thể địa điểm mà chiến hạm USS Donald Cook sẽ tiến tới. Theo văn phòng báo chí của Hạm đội Số 6, con tàu này đã thực hiện một số nhiệm vụ nhất định ở Biển Đen cách đây một tháng. Nó đã thăm Batumi, Gruzia và thực hiện một cuộc tập trận với hai tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Gruzia. Hôm 28/1, tàu khu trục của Mỹ rời Biển Đen. Vào thời điểm đó, tàu Pytlivy của Hạm đội Biển Đen của Nga được giao nhiệm vụ bám sát nhất cử nhất động của tàu chiến Mỹ.
Theo quy định của Hiệp ước Montreux Convention, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ không thể ở Biển Đen quá 21 ngày.
Sự xuất hiện liên tục của tàu chiến Mỹ ở Biển Đen chắc chắn sẽ khiến Nga lo ngại bởi nó diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và NATO vốn đã đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Nguyên nhân xuất phát từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Mỹ và các đồng minh ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, Mỹ và NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình ở khắp các khu vực bao xung quanh Nga. Thực tế này là điều Moscow khó có thể chấp nhận. Nga cũng có một loạt những động thái quân sự đáp trả cho thấy họ sẵn sàng đối đầu với Washington.
Trong thời gian qua, Mỹ liên tục phái tàu chiến đến Biển Đen và Nga liên tục chỉ trích hành động này, nói rằng nó chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và đặt Châu Âu vào nguy cơ xung đột.
Mỹ luôn khẳng định hành động của họ đều phù hợp với luật quốc tế. 6 chiến hạm của quân đội Mỹ đã tiến hành nhiệm vụ ở khu vực này trong năm 2018, trong đó có các tàu khu trục mang tên lửa: USS Ross, USS Carney và USS Porter cùng với tàu chỉ huy USS Mount Whitney, tàu đổ bộ USS Oak Hill và tàu vận tải USNS Carson City.
Hai lần gần đây nhất Mỹ đưa chiến hạm vào Biển Đen liên tục trong tháng 1 và 2 diễn ra vào thời điểm khu vực này đang nổi “sóng to, gió lớn” sau khi xảy ra vụ đụng độ hải quân ở Eo biển Kerch hôm 25/11/2018.
http://biendong.net/bi-n-nong/26434-quoc-te-diem-nong-binh-luan-hai-quan-nga-dan-tran-cho-don-chien-ham-my.html
Moldova bầu lại Quốc Hội,
phe thân Nga có khả năng thắng thế
Trọng NghĩaVào hôm nay, 24/02/2019, Moldova, một nước cộng hòa nhỏ bé thuộc Liên Xô cũ, gồm 3,5 triệu dân, nằm giữa Rumani và Ukraina, đã cho bầu lại Quốc Hội bao gồm 101 đại biểu. Kết quả cuộc bầu cử có thể tác động đến định hướng địa chính trị của đất nước này, trong bối cảnh tâm lý bất mãn với phương Tây gia tăng. Trong thời gian qua, Nghị Viện Châu Âu đã cáo buộc rằng Moldova là một “quốc gia trong tay các lợi ích phe nhóm đầu sỏ”.
Đặc phái viên Sébastien Gobert phân tích từ Chisinau, thủ đô Moldova:
“Một đại gia đầy quyền uy, một tổng thống đã gặp Vladimir Putin 10 lần trong vỏn vẹn một năm, một cựu doanh nhân bị kết án 7 năm rưỡi tù vì vai trò chủ chốt trong việc biển thủ một tỷ đô la từ các ngân hàng quốc gia … Những gượng mặt “đầy cá tính” như vừa kể không thiếu trong số các ứng cử viên cuộc bầu cử Quốc Hội mở ra hôm nay tại Moldavia.
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đảng Xã Hội hơn hẳn các đối thủ còn lại. Đây là thành phần vẫn hoài niệm thời Liên Xô trước đây, bảo thủ về mặt đạo đức và ủng hộ một quan hệ chặt chẽ với Nga.
Tuy nhiên, kết quả không thể đoán trước được do tính chất phức tạp của hệ thống bầu cử, vừa chọn theo tỷ lệ, vừa chọn theo đa số. Luật bầu cử phức tạp này chính là một trong những thủ đoạn của chính quyền đương nhiệm nhằm bám lấy quyền lực.
Liên Hiệp Châu Âu đã phong tỏa các chương trình viện trợ cho Moldovavào năm 2018 để phản đối những thủ đoạn đó và tình trạng suy thoái của luật pháp. Cuộc bầu cử hôm nay do đó có thể làm trầm trọng thêm đà rời xa phương Tây và đánh dấu bước quay đầu trở lại với Nga.
Dẫu sao thì các nhà quan sát cho rằng cuộc bầu cử sẽ không giúp cải thiện tình hình Moldova. Nạn nghèo đói, tham nhũng, kèm theo là tâm lý bi quan trước một triển vọng mù mờ khiến cho từ 20% đến 30% dân số nước này bỏ xứ ra đi.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190224-moldava-bau-lai-quoc-hoi
Hơn 10.000 thường dân Afghanistan thiệt mạng năm 2018
Trọng ThànhSố nạn nhân do xung đột tại Afghanistan tiếp tục gia tăng trong năm 2018, theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc được công bố hôm nay, 24/02/2019. Trong số các nạn nhân, có một phần ba là trẻ em.
Thông tín viên Sonia Ghezali tường trình từ Kabul :
« 927 trẻ em bị giết hại tại Afghanistan trong năm 2018. Một phần ba số nạn nhân thường dân là trẻ em. Đây là điều chưa từng thấy kể từ khi Liên Hiệp Quốc thống kê số lượng nạn nhân dân sự trong cuộc xung đột Afghanistan. Trẻ em và phụ nữ là những nạn nhân đầu tiên của các chiến dịch không kích do không quân Afghanistan và Hoa Kỳ tiến hành. Họ cũng chiếm 2/3 số người chết và bị thương do các cuộc tấn công của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech) và lực lượng Taliban.
Theo báo cáo thứ 10 của Liên Hiệp Quốc, thì quân chính phủ chịu trách nhiệm về cái chết của 414 em nhỏ, và 324 em khác là do các lực lượng chống chính quyền.
Số lượng nạn nhân gia tăng nói trên là một chỉ báo cho thấy mức độ dữ dội của chiến sự và đặc biệt là các cuộc tấn công nhắm vào các trung tâm đô thị, như Kabul. Đây là điều mà bản báo cáo nhấn mạnh. 20% nạn nhân thường dân là do các cuộc khủng bố tự sát, phần lớn do Daech tiến hành, tăng gấp đôi so với năm trước đó.
Dân thường Afghanistan phải trả giá nặng nề trong cuộc xung đột này, với 32.000 người chết, hơn 60.000 người bị thương trong vòng 10 năm qua ».
Hoa Kỳ mở vòng đàm phán mới với Taliban
Ông Tadamichi Yamamoto, quan chức Liên Hiệp Quốc đặc trách Afghanistan, kêu gọi cần khẩn cấp xác lập tiến trình hòa bình cho Afghanistan. Báo cáo về số lượng nạn nhân xung đột Afghanistan gia tăng được đưa ra đúng vào trước ngày mà Hoa Kỳ và lực lượng Taliban dự kiến sẽ có vòng đàm phán mới tại Qatar, thứ Hai 25/02. Cuộc đối thoại mang lại nhiều hy vọng, nhưng cũng gây không ít hoài nghi, trong lúc tại Afghanistan, đây đang là lúc bắt đầu một mùa đụng độ vũ trang mới.
Hồi cuối tháng Giêng 2019, vòng đàm phán giữa Hoa Kỳ và Taliban kéo dài 6 ngày được hoanh nghênh là một bước tiến chưa từng có trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình, kể từ khi Hoa Kỳ can thiệp vào Afghanistan năm 2001.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190224-hon-10000-thuong-dan-afghanistan-thiet-mang-nam-2018
Nhật Bản: Dân Okinawa bác bỏ
việc dời căn cứ không quân Mỹ trong tỉnh
Trọng NghĩaVào hôm nay, 24/02/2019, 1,5 triệu cử tri tỉnh Okinawa, miền tây nam Nhật Bản được mời đến phòng phiếu để tham gia cuộc trưng cầu dân ý về việc dời căn cứ không quân Mỹ Funtenma từ thành phố Ginowan đến vùng duyên hải Henoko ở thành phố Nago cũng trong tỉnh Okinawa. Kết quả thăm dò khi bỏ phiếu cho thấy đa số cử tri phản đối việc di dời.
Theo hãng tin Pháp AFP, kết quả chính thức chỉ được công bố vào khuya hôm nay, nhưng báo chí Nhật Bản đã trích dẫn kết quả thăm dò cử tri sau khi bỏ phiếu cho biết đúng với dự kiến, đa số người dân Okinawa đã phản đối việc di chuyển căn cứ Mỹ trong một cuộc trưng cầu dân ý không có tính chất ràng buộc mà chỉ mang giá trị biểu tượng.
Vấn đề đặt ra là liệu số phiếu chống có đủ nhiều để kết quả được chính thức công nhân là có giá trị hay không, dù đó chỉ là giá trị tượng trưng.
Hiện đặt tại một khu vực đông dân cư ở Ginowan, căn cứ không quân Mỹ Funtenma đã bị dư luận Okinawa hết sức phản đối, đặc biệt sau nhiều vụ tai tiếng liên quan đến nhân sự Mỹ tại căn cứ này.
Trước những tai tiếng đó, chính quyền Nhật Bản và Mỹ đã quyết định tái bố trí căn cứ Futenma đến duyên hải Henoko ở thành phố Nago, những vẫn ở Okinawa. Điều này bị dân chúng tiếp tục phản đối, đặc biệt là tỉnh trưởng mới, ông Tamaki Denny, được bầu trong cuộc bầu cử tháng 9/2018 vừa qua.
Dẫu sao thì dù kết quả ra sao, chính quyền của thủ tướng Shinzo Abe vẫn nhất quyết tiến hành việc di dời, vì cuộc trưng cầu dân ý hôm nay chỉ nhằm cho thấy thái độ phản đối của người dân chứ không có gia trị pháp lý, buộc chính quyền Tokyo phải tuân theo.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190224-dan-okinawa-bac-bo-viec-doi-can-cu-khong-quan-my
BTT chính thức loan báo
Kim Jong Un lên xe lửa sang Việt Nam
Trọng NghĩaBốn ngày trước lúc sự kiện diễn ra, Bình Nhưỡng vào hôm nay 24/02/2019, lần đầu tiên chính thức xác nhận việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ có một hội nghị thượng đỉnh thứ hai với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội. Theo hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA, ông Kim cùng phái đoàn đã lên xe lửa tại Bình Nhưỡng vào chiều hôm qua để lên đường sang Việt Nam.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, chính quyền Bình Nhưỡng đã có một động thái hiếm hoi là đưa tin ngay về chuyến công du lúc vừa mới bắt đầu. Nhật báo Rodong Sinmun đã đăng tải hình ảnh cuộc tiễn đưa ông Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng, kèm theo một tấm ảnh cho thấy lãnh đạo Bắc Triều Tiên thoải mái đứng ở cửa toa xe lửa, tay vẫy chào cầm điếu thuốc lá.
Tháp tùng theo ông Kim Jong Un, vẫn có hai nhân vật thân tín: Người em gái Kim Yo Jong, và cựu lãnh đạo tình báo Kim Yong Chol, trưởng đoàn đàm phán với Mỹ, từng hai lần sang Mỹ và được tổng thống Trump đón tiếp. Ngoài ra còn có Ri Su Yong, lãnh đạo cao cấp trong đảng Lao Động Triều Tiên, ngoại trưởng Ri Yong Ho, bộ trưởng Quốc Phòng No Kwang Chol…
Dự kiến đoàn tàu sẽ phải mất 48 tiếng để đi qua đoạn đường dài 4.500km từ Bình Nhưỡng đến Hà Nội, xuyên qua lãnh thổ Trung Quốc. Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap và trang tin NK News, đoàn xe lửa đã đi qua thành phố Dandong ở biên giới Trung-Triều vào tối qua, nhưng hành trình tiếp theo vẫn là một bí mật.
Câu hỏi đặt ra là đoàn tàu có ghé Bắc Kinh trên đường đi hay không. Trong lúc hãng tin Anh Reuters ghi nhận là có một số toa có hình dáng giống với đoàn tàu của Kim Jong Un tại nhà ga Bắc Kinh, thì AFP lại cho rằng vì không thấy nhà ga thủ đô Trung Quốc tăng cường an ninh, cho nên có thể là đoàn xe lửa Bắc Triều Tiên sẽ đi thẳng xuống Việt Nam, mà không ghé Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190224-kim-jong-un-len-xe-lua-sang-viet-nam
Bình Nhưỡng tiễn ông Kim Jong-un lên đường đi Việt Nam
Đoàn tàu hỏa của ông Kim Jong-un đã đi qua thành phố cảng Thiên Tân ở đông bắc Trung Quốc vào hôm Chủ Nhật, theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc.Tin tức nói đoàn tàu sơn xanh-vàng đặc biệt của nhà lãnh đạo Bắc Hàn rời ga xe lửa Bình Nhưỡng vào 5 giờ chiều thứ Bảy (giờ địa phương), tới thành phố Dandong giáp biên của Trung Quốc vào lúc khoảng 9:30 tối, rồi tới Thiên Tân vào lúc khoảng 1 giờ chiều Chủ Nhật.
Tại Bắc Kinh, hôm Chủ Nhật người ta không thấy có dấu hiệu bất thường nào.
Trước đó, đã có những đồn đoán là ông Kim có thể dừng lại thủ đô của Trung Quốc để gặp gỡ Chủ Tịch Tập Cận Bình trước khi tới Hà Nội hội đàm với Tổng thống Trump.
Nay Yonhap dẫn một số nguồn tin, nói đoàn tàu đã chạy thẳng tiếp xuống phía nam thay vì dừng lại Bắc Kinh.
Ông Kim rời Bình Nhưỡng từ chiều thứ Bảy
Kênh truyền hình quốc gia Bắc Hàn, KRT, hôm Chủ Nhật 24/2 công bố một đoạn video cảnh lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-un, rời Bình Nhưỡng bằng tàu hỏa, lên đường đi dự cuộc họp thượng đỉnh lần hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội.
Theo tường thuật của KRT thì ông Kim rời Ga Bình Nhưỡng vào chiều ngày hôm trước, thứ Bảy 23/2.
Tháp tùng ông là các quan chức cao cấp của Bắc Hàn, trong đó có phái viên chuyên về hạt nhân, Kim Yong Chol, và Ngoại trưởng Ri Yong Ho.
Cũng có mặt trong đoàn quan chức đi cùng ông Kim Jong-un là em gái ông, bà Kim Yo Jong.
Đoàn tàu của ông Kim được trông đợi là sẽ tới ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, vào thứ Ba, 26/2.
Theo dự kiến, cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa lãnh đạo hai nước Triều Tiên và Hoa Kỳ sẽ diễn ra trong hai ngày, 27 và 28/2/2019 tại Hà Nội.
Trong lần họp thượng đỉnh với ông Trump trước đây, hồi 6/2018, nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã dùng máy bay thuê của Trung Quốc để bay tới Singapore. Khi đó, ông đã tới hai ngày trước khi diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-47321158
Kim Jong-un ‘cùng em gái’ khởi hành đi Việt Nam bằng xe lửa
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un khởi hành sang Hà Nội bằng xe lửa để hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump.Ông đến thành phố biên giới Đan Đông sau 21:00 giờ địa phương hôm 23/2.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai được lên kế hoạch diễn ra vào hôm 27, 28/2 tại Hà Nội.
Người đóng giả Trump, Kim bị công an thẩm vấn
Mike Pompeo hy vọng có tiến bộ thực sự ở Hà Nội
Thượng đỉnh Mỹ Triều trước giờ Trump và Kim tới Hà Nội
Chủ tịch Kim và TT Trump ‘đóng giả’ đã tới HN’
Sự kiện này diễn ra sau cuộc họp thượng đỉnh lần đầu vào năm ngoái tại Singapore. Cả thế giới sẽ dõi theo liệu có bất kỳ tiến triển nào được thực hiện theo hướng “phi hạt nhân hóa”.
Tin chuyến tàu của ông Kim khởi hành được truyền thông nhà nước Bắc Hàn xác nhận và đây cũng là sự thừa nhận chính thức đầu tiên rằng cuộc họp thượng đỉnh sắp diễn ra.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn cho biết ông Kim sẽ có chuyến thăm “hữu nghị” tới Việt Nam trong dịp này.
Ông được cho là đang đi cùng em gái Kim Yo Jong và một trong những nhà đàm phán quan trọng của ông, cựu tướng Kim Yong Chol.
Tại sao họ gặp nhau?
Nhiều tháng sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 6/2018, người ta thấy ít có trao đổi giữa Mỹ và Bắc Hàn.
Cuộc họp lần này dự kiến sẽ dựa trên nền tảng của cuộc họp lần trước và giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa, điều mà các chuyên gia nói rằng có rất ít tiến bộ đã đạt được.
Vài ngày trước cuộc họp ở Hà Nội, chương trình nghị sự vẫn chưa rõ ràng.
Thỏa thuận mà hai nhà lãnh đạo ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh ở Singapore được ghi nhận rất mơ hồ về chi tiết và mục tiêu “phi hạt nhân hóa” đã nêu được thực hiện rất ít ỏi.
Tại sao họp ở Việt Nam?
Đó là một địa điểm lý tưởng vì nhiều lý do. Hà Nội có quan hệ ngoại giao với cả Mỹ và Bắc Hàn, dù là cựu thù với Mỹ – và có thể được Mỹ nêu như một ví dụ về chuyện hai quốc gia hợp tác và gạt bỏ những bất đồng trong quá khứ.
Về mặt ý thức hệ, cả Việt Nam và Bắc Hàn đều là các nước Cộng sản – dù Việt Nam nhanh chóng phát triển kinh tế, hai nước vẫn theo chủ nghĩa chuyên chế.
Sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam có thể được Mỹ lấy làm ví dụ để chỉ ra hướng mà Bình Nhưỡng có thể đi theo nếu họ chọn mở cửa.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47347498
Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều,
ông Kim Jong Un nhận thông điệp nghiêm khắc
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (21/2) đã lên tiếng khẳng định, các biện pháp trừng phạt về kinh tế nhằm vào Triều Tiên sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi mối đe dọa về chiến tranh hạt nhân từ quốc gia Đông Á này ít nhất không giảm đi một cách đáng kể.Đây được xem là thông điệp nghiêm khắc mà Mỹ muốn nhắn gửi Triều Tiên ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 ở Hà Nội. Tuy nhiên, thông điệp này cũng cho thấy Mỹ để ngỏ khả năng giảm nhẹ sức ép trừng phạt lên Triều Tiên trước khi nước này phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
“Người dân Mỹ nên biết chúng ta đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế hà khắc nhất từng có lên Triều Tiên và chúng ta sẽ không từ bỏ áp lực này cho đến khi khi chúng ta tự tin rằng chúng ta đã giảm được đáng kể nguy cơ đó (nguy cơ chiến tranh hạt nhân), ông Pompeo cho biết trên chương trình truyền hình Today của đài NBC ngày hôm qua.
Ngoại trưởng Pompeo tái khẳng định mục đích cuối cùng của Mỹ là phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, nhấn mạnh rằng tiến bộ trong tiến trình này đã đạt được khi Triều Tiên không tiến hành thử tên lửa trong hơn một năm qua. Tuy nhiên, mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên vẫn còn.
Ông Pompeo không muốn công khai chi tiết chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ở Hà Nội. Tuy nhiên, có tin cho rằng, hai bên sẽ tận dụng cơ hội gặp gỡ lần thứ hai này để đưa ra một tuyên bố chính thức về việc kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Cuộc chiến này đã chấm dứt bằng một lệnh ngừng bắn được ký kết vào tháng Bảy năm 1953. Tuy nhiên, một hiệp ước hòa bình vẫn chưa được ký kết và điều này đồng nghĩa rằng cuộc chiến tranh Triều Tiên về mặt lý thuyết vẫn đang diễn ra.
Khi được hỏi về việc liệu có bất kỳ nhượng bộ nào trong mục đích phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có kiểm chứng trên bán đảo Triều Tiên hay không, Ngoại trưởng Pompeo cứng rắn trả lời: “Không, điều chúng tôi cần là vì người dân Mỹ. Để giữ cho người dân Mỹ an toàn. Chúng ta phải giảm mối đe dọa từ một nước Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân và từ đó chúng ta có thể phấn đấu cho hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, đem đến một tương lai tươi sáng hơn cho nhân dân Triều Tiên”.
Một cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đã diễn ra ở Singapore hồi tháng Sáu năm 2018. Trong cuộc gặp lịch sử này, hai bên đã ký được một văn bản chung mà theo đó Triều Tiên cam kết sẽ tiến tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên để đổi lại sự đảm bảo về an ninh từ phía Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng cam kết sẽ ngừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc ở gần biên giới Triều Tiên.
Tổng thống Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Kim Jong Un trong hội nghị thượng đỉnh thứ hai diễn ra ở Việt Nam vào ngày 27/2 tới. Một cuộc gặp như vậy đang được dư luận chờ đợi bởi người ta hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai giữa ông Trump và ông Kim Jong Un sẽ giúp tìm được một bước đột phá trên con đường giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân mang tên Triều Tiên.
Thông tin về một cuộc gặp mới giữa hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên đã giúp nhóm lên niềm hy vọng về khả năng tháo ngòi nổ cho một trong những cuộc khủng hoàng nghiêm trọng nhất trên thế giới liên quan đến vấn đề tên lửa và vũ khí hạt nhân. Tiến triển đầy tích cực này bắt đầu được mở ra một cách bất ngờ từ phía Bình Nhưỡng. Trong thông điệp hồi đầu năm mới 2018, Chủ tịch Kim Jong Un đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi “chìa tay” ra với nước láng giềng Hàn Quốc sau khi gây ra “một trận sóng to, gió lớn” đầy nguy hiểm trên bán đảo Triều Tiên bằng những vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp trong liên tiếp vài năm trước đó.
Từ màn “chìa tay” bất ngờ nói trên, trong suốt hơn một năm qua, thế giới chứng kiến Triều Tiên liên tiếp có những động thái và phát biểu đầy dịu nhé, phát đi tín hiệu về sự mong muốn hòa giải của Bình Nhưỡng.
Cao trào của diễn biến trên chính là hai cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử riêng rẽ giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un với Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Mỹ. Trong những cuộc gặp như vậy, ông Kim Jong Un đều tuyên bố sẵn sàng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Diễn biến đầy tích cực nói trên từng có vài khoảng lặng khi Bình Nhưỡng tỏ ý bất mãn về việc Mỹ tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Chính quyền của ông Kim Jong Un thậm chí còn đe dọa đi theo “con đường khác”.
Tuy nhiên, việc cả Bình Nhưỡng và Washington đều đang tích cực xúc tiến kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai khiến cộng đồng thế giới lại một lần nữa hy vọng về viễn cảnh tháo gỡ cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26433-truoc-them-thuong-dinh-my-trieu-ong-kim-jong-un-nhan-thong-diep-nghiem-khac.html
Triều Tiên kêu gọi TT Trump phớt lờ người chỉ trích
Bắc Hàn hôm 24/2 thúc giục Tổng thống Donald Trump không lắng nghe những người chỉ trích đang tìm cách phá hoại nỗ lực cải thiện quan hệ song phương, giữa lúc ông Kim Jong Un đang trong hành trình bằng đường sắt qua Trung Quốc để tới Việt Nam dự cuộc họp thượng đỉnh lần hai với nguyên thủ Hoa Kỳ.Hai nhà lãnh đạo dự tính sẽ gặp nhau ở Hà Nội vào ngày 27 và 28/2, tám tháng sau cuộc gặp lịch sử lần đầu ở Singapore.
Tuy nhiên, theo Reuters, thỏa thuận với các ngôn từ đầy mơ hồ đã mang lại ít kết quả, và các thượng nghị sĩ Dân chủ cũng như các quan chức an ninh Mỹ đã cảnh báo ông Trump không đồng ý với ông Kim nếu thỏa thuận ít có thể kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn.
Hãng tin KCNA của Triều Tiên nói rằng sự phản đối đó nhằm mục đích phá hoại cuộc đàm phán.
Trước khi nhượng bộ, chính quyền của ông Trump đã thúc ép Bắc Hàn từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, mà theo Reuters, nếu cộng với khả năng tên lửa của Bình Nhưỡng, đe dọa tới Hoa Kỳ.
XEM THÊM:
Bắc Kinh ‘không có tin’ ông Kim đi tàu qua TQ trước khi sang VN
Nhưng một tuần trước cuộc gặp thượng đỉnh với ông Kim, Tổng thống Trump đã phát tín hiệu về khả năng giảm bớt yêu cầu.
Theo Reuters, ông Trump nói rằng ông có thể dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nếu có tiến bộ ý nghĩa về việc phi hạt nhân hóa.
Hôm 19/2, ông Trump nhấn mạnh rằng ông muốn Bắc Hàn chấm dứt chương trình hạt nhân, nhưng nói thêm rằng ông không vội vã cũng như không có khung thời gian cấp bách đặt ra cho Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, Triều Tiên yêu cầu phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt do Mỹ khởi xướng, chính thức chấm dứt Cuộc chiến Triều Tiên 1950-53 cũng như đưa ra các bảo đảm về an ninh.
Trong một bức thư gửi ông Trump tuần trước, ba chủ tịch thuộc phe Dân chủ của các tiểu ban chính của Hạ viện Mỹ cáo buộc chính quyền giữ kín thông tin về các cuộc đàm phán với Bắc Hàn.
https://www.voatiengviet.com/a/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-tt-trump-ph%E1%BB%9Bt-l%E1%BB%9D-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch/4801896.html
Trung tâm hạt nhân Yongbyon:
Át chủ bài đàm phán Kim-Trump
Quần thể hạt nhân Yongbyon của Bắc Triều Tiên, một chiếc nôi của quyền lực quân sự và là niềm tự hào quốc gia, đang trở thành một lá bài quan trọng cho các cuộc đàm phán, trong bối cảnh Bình Nhưỡng hy vọng nhận được những nhượng bộ lớn từ Washington, trong cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai, diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27-28/02/2019.Theo Yonhap ngày 22/02, khu phức hợp Yongbyon, nằm cách Bình Nhưỡng khoảng 90 km về phía đông, là một phần quan trọng trong chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Đây là chủ đề nghị sự trong cuộc họp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ở Hà Nội.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ở Bình Nhưỡng vào tháng 09/2018, Kim Jong Un đã đề xuất đóng trung tâm hạt nhân này nếu Washington đưa ra “những biện pháp tương xứng”, có thể gồm cả việc giảm nhẹ cấm vận và đảm bảo an toàn cho chế độ.
Yongbyon : Cái nôi nguyên tử từ thập niên 1960
Khu Yongbyon được khánh thành vào thập niên 1960 khi miền Bắc Triều Tiên xây dựng một trung tâm nghiên cứu nguyên tử, nhờ sự trợ giúp công nghệ từ Liên Bang Xô Viết. Từ đó, khu Yongbyon đã phát triển để trở thành một quần thể nguyên tử có khoảng 390 toà nhà.
Khu vực này được trang bị rất nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho mọi giai đoạn phát triển hạt nhân, trong đó có cả những cơ sở sản xuất plutonium và uranium được làm giàu, một phòng thí nghiệm hóa bức xạ, một nhà máy sản xuất chất đốt nguyên tử, nhiều kho chứa chất thải hạt nhân và nhiều khu thử chất nổ.
Hai lò phản ứng đang hoạt động là trọng tâm của dự án nguyên tử của Yongbyon. Lò thứ nhất là lò phản ứng nghiên cứu có công suất 2 MW, được gọi là IRT-2000. Lò này đi vào hoạt động từ năm 1965, khoảng 2 năm sau khi xây dựng với sự trợ giúp của đội ngũ kỹ thuật viên Liên Xô.
Sau đó, Bắc Triều Tiên đã mở rộng khả năng của lò phản ứng nghiên cứu lên thành 7 MW dựa vào công nghệ do chính họ phát triển. Một số báo cáo cho biết Bình Nhưỡng đã sử dụng lò phản ứng này để bí mật chiết xuất một lượng nhỏ plutonium, nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất bom.
Lò thứ hai là một lò phản ứng vừa phải chạy bằng than có công suất 5 MW có thể sản xuất các thanh nhiên liệu đã mòn, một khi được tái xử lý, có thể cung cấp mỗi năm từ 5 đến 7 kg plutonium dành cho quân sự. Trong khi đó, với khoảng 6 kg plutonium là đã có thể chế tạo được một quả bom nguyên tử.
Không để cho Matxcơva biết, Bình Nhưỡng bắt tay xây dựng lò hạt nhân này vào năm 1979 và đưa vào hoạt động năm 1986, dựa theo nguyên lý của lò phản ứng “Calder Hall”, một thiết kế của Anh trong những năm 1950, nhằm sản xuất chất plutonium phục vụ chế tạo vũ khí hạt nhân.
Tại khu phức hợp Yongbyon, Bắc Triều Tiên còn lên kế hoạch xây một lò phản ứng chạy bằng than khác, có công suất 50 MW, có khả năng sản xuất khoảng 55 kg plutonium mỗi năm. Công trình được khởi công vào năm 1985, với mục tiêu hoàn thành vào năm 1995, nhưng dự án đã bị đình chỉ vì tuân theo thỏa thuận hạt nhân kí năm 1994 với Washington.
Một phần quan trọng khác trong chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên liên quan đến các vụ nổ thử nghiệm, rất cần cho quá trình sản xuất chất nổ hạt nhân tinh vi. Bắc Triều Tiên có hai bãi thử lớn, ở Yongbyon và Kusong – cách Yongbyon khoảng 40 km về phía tây bắc. Từ năm 1983 đến 2002, có khoảng 140 vụ thử đã được tiến hành ở hai khu vực này.
Bắc Triều Tiên có khoảng 50 kg plutonium để chế tạo bom hạt nhân
Theo Sách Trắng về Quốc Phòng của Hàn Quốc năm 2018, Bình Nhưỡng có khoảng 50 kg plutonium có mục đích quân sự sau khi đã ít nhất bốn lần rút các thanh nhiên liệu vào cuối thập niên 1980 hoặc đầu những năm 1990, tiếp theo là vào các năm 2003, 2005 và 2009. Vẫn theo tài liệu trên, Bắc Triều Tiên còn sở hữu một khối lượng “đáng kể” chất uranium đã được làm giàu.
Trong khi thượng đỉnh Trump-Kim đang đến gần, các nhà quan sát nhấn mạnh đến việc phải gây sức ép đối với chế độ Kim Jong Un để Bình Nhưỡng không chỉ nhân nhượng về mỗi khu Yongbyon, bởi vì các khu vực hạt nhân khác vẫn tiếp tục hoạt động ở trên khắp Bắc Triều Tiên.
Nhiều quan chức và chuyên gia ở Seoul dự đoán rằng các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng có thể tập trung trước mắt vào việc tháo dỡ và kiểm tra khu Yongbyon, đổi lại một số nhân nhượng từ phía Hoa Kỳ
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190224-trung-tam-hat-nhan-yongbyon-at-chu-bai-dam-phan-kim-trump
TQ sẵn sàng ký Hiệp ước INF: Điều kiện gì?
Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ký Hiệp ước INF nều Hoa Kỳ đồng ý các điều kiện của Trung Quốc.Trung Quốc không muốn trở thành một thành viên ký Hiệp ước về việc loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), nhà ngoại giao Yang Jeichi – một thành viên của Cục Chính trị thuộc Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết tại Hội nghị An ninh Munich.
“Trung Quốc đang phát triển khả năng tên lửa phù hợp với nhu cầu phòng thủ của mình và chúng không đe dọa bất kỳ ai khác, vì vậy chúng tôi chống lại cách đa phương Hiệp ước INF”, ông nói tại Munich.
Nhà ngoại giao bày tỏ hy vọng rằng, Moscow và Washington sẽ quay trở lại việc tuân thủ hiệp ước mà trước đó phía Mỹ đã đơn phương đình chỉ.
Nhà Trắng tập trung vào Nga nhưng không có ý định thực sự với Trung Quốc, nơi có tiềm năng tên lửa không bị hạn chế bởi bất kỳ thỏa thuận nào, bắt đầu đe dọa Mỹ.
Thiếu tướng Yao Yunzhu của Trung Quốc, người tham gia Hội nghị Munich nói rằng, thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới không chỉ áp dụng với trên biển, trên không và cả trên mặt đất.
“Trung Quốc là một cường quốc quân sự và quân đội Trung Quốc chủ yếu là lực lượng mặt đất”, ông Yao Yunzhu nói.
Trung Quốc có nhiều tên lửa đạn đạo tầm trung trên đất liền nhất đe dọa đến Mỹ, ông Vladimir Evseev, một chuyên gia quân sự và phó giám đốc của Viện CIS giải thích. Người Trung Quốc với sự giúp đỡ của tên lửa đạn đạo đang thực hành các cuộc tấn công chống lại các nhóm tàu sân bay, loại tên lửa này là điều bất thường.
Đối với Hiệp ước INF, nguyên nhân chính khiến Mỹ rút khỏi Hiệp ước là tạo ra một đối trọng với Trung Quốc, vì vậy Hoa Kỳ sẽ không tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trung Quốc.
Theo một số nguồn tin, Hoa Kỳ có một tiểu đoàn tên lửa tầm trung đặt tại Nhật Bản. Họ sẽ tiếp tục triển khai các tên lửa mới, nhưng điều này cần có thời gian.
Tuy nhiên một trong các thành viên của Trung Quốc đã nói: Bắc Kinh sẵn sàng ký Hiệp ước nhưng phải có điều kiện kèm theo. Các điều kiện của Trung Quốc đưa ra là mong muốn mở rộng Hiệp ước INF hay nói cách khác là nhằm hạn chế những lợi thế của Mỹ. Hoa Kỳ có ưu thế lớn về tên lửa hành trình, đặc biệt là loại tên lửa hành trình trên biển, chuyên gia Evseev cho biết.
Các tên lửa hành trình này không bị Hiệp ước INF ngăn cản, hơn nữa tiềm năng tấn công chính của loại tên lửa này không phải là tàu sân bay, mà là bề mặt: tàu khu trục và tàu tuần dương với vũ khí tên lửa dẫn đường. Vì vậy, Trung Quốc đang tìm mọi biện pháp để ngăn chặn chúng.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Hoa Kỳ sẽ sử dụng các tàu sân bay tấn công của mình, còn Trung Quốc sẽ dùng phương án tấn công bằng nhiệt hạch nhờ tên lửa đạn đạo.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không triển khai tên lửa hành trình trên biển. Và một điều nữa Trung Quốc không có máy bay chiến lược mang được tên lửa hành trình trên biển còn Hoa Kỳ thì có thể.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26436-tq-san-sang-ky-hiep-uoc-inf-dieu-kien-gi.html
Bình luận TQ rầm rộ ‘quảng cáo’ tên lửa đạn đạo
Lực lượng phòng thủ chiến lược nòng cốt của Trung Quốc vừa công bố video quảng cáo đầu tiên trên mạng xã hội, trưng bày các tên lửa đạn đạo DF của nước này.Đăng tải trên các tài khoản mới đăng ký ở Weibo và WeChat của Lực lượng tên lửa thuộc Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), đoạn phim dài khoảng một phút đã ghi lại những cảnh tượng hiếm có về huy động, chuẩn bị và phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo DF ở các điều kiện và địa hình khác nhau, gồm cả sa mạc, rừng và giữa trời tuyết.
Cư dân mạng Trung Quốc dường như rất thích thú với đoạn video này. Bản tin nhan đề “Tên lửa mạnh nhất của Trung Quốc đã đi vào hoạt động” xuất hiện ở khắp mọi nơi trên Trung Quốc.
Ngoài mạng Weibo và WeChat, Lực lượng tên lửa còn dự định mở tài khoản ở các mạng xã hội khác đang được ưa chuộng ở nước này như Douyin và Kuaishow, báo Global Times dẫn thông báo của Trung tâm Văn hóa và Công chúng thuộc Các lực lượng tên lửa của PLA.
“Ở nơi nào thông tin lan truyền nhanh nhất, ở nơi nào mà cư dân hoạt động mạnh nhất và ở nơi nào chúng tôi có ảnh hưởng mạnh nhất, chúng tôi sẽ ở đó”, thông báo cho hay.
Lực lượng tên lửa là sức mạnh phòng thủ chiến lược nòng cốt, một trụ cột để duy trì vị thế là một nước lớn của Trung Quốc, thông tin đi kèm trong đoạn video đăng trên WeChat nêu rõ.
http://biendong.net/bi-n-nong/26431-binh-luan-tq-ram-ro-quang-cao-ten-lua-dan-dao.html
0 comments