Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Khi nào thì các phiếu bầu của Cử tri đoàn được chính thức trình ra ?

Saturday, November 7, 2020 // ,

 

Tác giả Ded RiechmannNguồnAPNgày đăng: 2020-11-06
PHẢI CHĂNG CẦN CÓ THỜI HẠN CHÓT ĐỂ CỬ TRI ĐOÀN CHÍNH THỨC ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH BẦU CỬ CỦA HỌ ?
Ngày Bầu Cử chỉ là một điểm trong tiến trình hành sự của Cử tri đoàn, nơi quyết định ai sẽ thắng trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ.
Sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc, các bang bắt đầu kiểm đếm và chứng nhận kết quả bỏ phiếu phổ thông theo các quy tắc tương ứng. Sau đó, luật liên bang yêu cầu các thống đốc chuẩn bị, "càng sớm càng tốt," chứng chỉ chính thức để báo cáo cuộc bỏ phiếu phổ thông trong tiểu bang. Những văn bản này, thường được ký bởi các thống đốc, phải mang con dấu của tiểu bang. Một bản sao được gửi đến cơ quan lưu trữ của Hoa Kỳ. Các đại cử tri (của cử tri đoàn) ở mỗi bang sẽ bỏ phiếu vào ngày 14 tháng 12. Thông thường, các lá phiếu của đại cử tri sẽ bầu thuận theo chiều hướng của số phiếu phổ thông ở mỗi tiểu bang. Nhưng không phải tất cả các bang đều yêu cầu phiếu bầu của đại cử tri phải phản ánh đúng cuộc bỏ phiếu phổ thông.
Các giấy chứng nhận ghi lại kết quả bỏ phiếu đại cử tri ở mỗi bang phải được chủ tịch Thượng viện và nhân viên lưu trữ nhận được không muộn hơn ngày 23 tháng 12. Kết quả chính thức của các cuộc bỏ phiếu đại cử tri sẽ được gửi tới Quốc hội được bầu mới, được ấn định sẽ họp trong một phiên họp chung vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 và công bố kết quả.
Ngày 20 tháng 1 là ngày tân tổng thống tuyên thệ nhậm chức.
-----------

Ai sẽ là Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-25 ?

 

Tác giả Nguyễn Quang DuyNgày đăng: 2020-11-07
Không có nơi nào trên thế giới bầucử theo phương thức cử tri đoàn như ở Mỹ và không có cuộc bầu cử nào tại Mỹ có quá nhiều vấn đề như cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Đến nay cả hai bên đều tuyên bố thắng cử và tràn ngập thông tin trái ngược nhau, như vậy chuyện gì sẽ xảy ra và ai sẽ là Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-25?
 Đảng Cộng Hòa thắng cử ?
Mặc dù đảng Dân Chủ đã chi hằng trăm triệu Mỹ kim để quyết dành thêm ghế tại Thượng viện nhưng làn sóng xanh đã không xảy ra.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện và thượng nghị sĩ Lindsey Graham chủ tịch Ủyban Tư pháp Thượng viện đều tái đắc cử và đảng Cộng Hòa theo ước tính vẫn giữ được Thượng Viện.
Như thế, trong vòng 2 năm tới ngay cả nếu ông Biden chính thức thắng cử, đảng Cộng Hòa sẽ ngăn chặn mọi thay đổi do đảng Dân Chủ đưa ra.
Ở Hạ Viện, đảng Dân Chủ vẫn giữ đa số nhưng mất từ 5 đến 12 ghế, cách tả Dân Chủ Xã Hội đang vận động để truất phế bà Nancy Pelosi khỏi vai trò chủ tịch Hạ viện đưa người của họ lên.
Nếu trong vòng 2 năm tới đảng DânChủ không giữ được ổn định Hạ Viện có thể sẽ mất vào tay đảng Cộng Hòa.
Dựa trên kết quả sơ khởi này, không kể ai thắng cử tổng thống, rõ ràng cử tri Mỹ muốn duy trì tam quyền phân lập, muốn hành pháp và lập pháp kiểm soát lẫn nhau và giải quyết những tranh chấp chính trị ai là người thắng cử tổng thống lần này.
Ông Trump thắng Florida và Texas
Trái ngược với các cuộc thăm dò cử tri của báo chí và chi tiêu cho việc tranh cử, tại Florida riêng tỉ phú Michael Bloomberg đã chi hằng trăm triệu Mỹ Kim, nhưng ông Trump đã thắng cử một cách khá vẻ vang tại hai tiểu bang Florida và Texas.
Trước ngày bầu cử bà Harris Kamala ứng cử viên phó tổng thống đã dành khá nhiều nỗ lực để vận động tại hai tiểu bang này.
Vì ở đây có đông cử tri gốc Nam Mỹvà Phi Châu đảng Dân Chủ tin rằng nhờ yếu tố “sắc tộc” của bà Harris Kamala cử tri gốc Nam Mỹ và Phi Châu sẽ bầu cho bà.
Nhưng kết quả đã trái ngược ý muốn của đảng Dân Chủ, số cử tri gốc Nam Mỹ và Phi Châu bầu cho ông Trump theo ước tính đã cao hơn các cuộc bầu cử trước rất nhiều và ngược lại càng ngày càng ít người bầu cho đảng Dân Chủ.
Ở Mỹ các tiểu bang giữ quyền tổ chức bầu cử nên Florida, Texas và cũng như hầu hết các tiểu bang có thống đốc thuộc đảng Cộng Hòa, mặc dù cũng có nhiều cử tri bỏ phiếu qua thư nhưng kết quả bầu cử đã công bố ngay trong đêm bầu cử 3/11/2020.
Ông Trump tuyên bố thắng cử…
Dựa theo kết quả bầu cử sơ khởi tại các tiểu bang do đảng Cộng Hòa cầm quyền và kết quả cử tri bỏ phiếu trong ngày tại các tiểu bang do đảng Dân Chủ cầm quyền, vào rạng sáng 4/11/2020, ông Trump đã dẫn trước khá xa nên ông mở họp báo và tuyên bố thắng cử.
Nhưng chỉ vài giờ sau hai tiểu bang Michigan và Wisconsin là hai tiểu bang có thống đốc thuộc đảng Dân Chủ các phiếu bầu qua thư được tính chung vào kết quả đã đảo ngược.
Tờ New York Times nhanh chóng đưa tin tại đơn vị Shiawassee, Michigan, con số bầu cho ông Biden đột nhiên tăng thêm 153,710 phiếu hơn cả số cư dân trong vùng cả chục lần.
Giới chức bầu cử tại Michigan nhanh chóng đính chính con số đúng là 15,371 và đổ lỗi do đánh máy sai thêm vào một số 0 ở số cuối.
Tổng thống Trump ngay sau đó mở cuộc họp báo tuyên bố là có gian lận bầu cử tại các tiểu bang Michigan, Wisconsin, Georgia và Pennsylvania, đảng Cộng Hòa bắt đầu khởi kiện và cho biết có thể dẫn đến tranh tụng tại Tối Cao Pháp Viện.
Ban vận động tranh cử của ôngTrump đưa ra một tuyên bố cho biết ông Trump "sẽ không bao giờ từ bỏ chiến đấu vì bạn và đất nước của chúng ta."
Theo bản tuyên bố tất cả các lá phiếu hợp pháp phải được đếm và tất cả các lá phiếu bất hợp pháp không được tính vào, ông Trump sẽ theo đuổi quá trình này thông qua mọi khía cạnh của luật pháp.
Từ đó các thông tin tràn ngập về kẻ thắng người thua, nhưng ngay cả nếu không có khởi kiện và tranh tụng, do cách thức bầu cử ở Mỹ, kết quả thắng thua là quyết định của đa số cử tri đoàn, nghĩa là còn cả tháng nữa mới có kết quả chính thức.
Tiểu bang tổ chức bầu cử…
Ở Mỹ theo Hiến Pháp luật bầu cử do tiểu bang soạn và thi hành, bởi vậy mỗi tiểu bang luật mỗi khác ngay cả việc định nghĩa cử tri là ai.
Tại một số địa phương cánh tả Dân Chủ Xã Hội nắm quyền bất luận ai đang sống ở đó dù là công dân Mỹ hay sống bất hợp pháp đều có thể đi bầu, đây là một lý do đảng Dân Chủ liên tục cho rằng mỗi lá phiếu đều phải được tính bất kể họ là ai.
Lý do khác là tại tiểu bang do đảng Dân Chủ nắm gần đây còn đổi luật các phiếu gửi bằng thư có dấu bưu điện của Ngày bầu cử (3/11/2020) có thể được nhận đến hết ngày 6/11/2020 ở Pennsylvania và ngày 12/11/2020 ở Bắc Carolina, thay vì chỉ nhận phiếu qua bưu điện vào ngày bầu cử như thông lệ và ở các tiểu bang khác.
Đảng Cộng hòa đã kiện lên tòa án tiểu bang và sau đó kháng cáo lên Tối cao pháp viện nhưng không thành công nên đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục kiện.
Vì thế ông Trump mới kêu gọi ngừng đếm phiếu tại tiểu bang Pennsylvania và các tiểu bang do đảng Dân Chủ nắm quyền hành pháp.
Tất cả những gì đã, đang và sẽ xảy ra đều đã nằm trong tính toán của cả hai đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa, bởi vậymỗi bên đều có một lực lượng luật sư lên đến hằng ngàn người đang ngày đêm làm việc.
Hiện có 5 tiểu bang bao gồm Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, Bắc Carolina và Nevada đã và đang xảy ra kiện tụng từ việc ngừng đếm phiếu, đếm phiếu lại, đến việc gian lận và vi phạm Hiến Pháp.
Liệu Tối Cao Pháp Viện có phân xử không ?
Tối Cao Pháp Viện chỉ phân xử khi có liên quan đến Hiến Pháp, nên đến nay chưa biết vì lý do gì ông Trump thông báo muốn kiện nên không thể đoán trước kết quả kiện tụng.
Từ thời lập quốc các tổ phụ nước Mỹ không ai bầu cử qua bưu điện, muốn đi bầu có khi họ phải đi cả ngày đến thị trấn gần nhất để bầu, biết đâu chừng bà Amy Coney Barrett theo triết lý nguyên thủy làm đúng với bản Hiến Pháp và thời đại những nhà lập quốc Mỹ phán rằng bầu cử qua thư là bất hợp hiến và được bốn thẩm phán bảo thủ ủng hộ.
Việc kiện tụng thường kéo dài nhiều tháng và lần này có quá nhiều kiện tụng, mà thời gian chính thức thông báo kết quả bầu cử còn chỉ 1 tháng, nên không chắc có thời gian kiện tụng sẽ lên đến Tối Cao Pháp Viện và ngay cả có thể xử được ở các tòa án tiểu bang.
Cử tri đoàn…
Bầu cử Mỹ là bầu cử gián tiếp nên theo Luật Liên bang các tiểu bang phải hoàn tất kiểm phiếu và phải chính thức bổ nhiệm cử tri đoàn trước ngày 8/12/2020.
Để đến ngày 14/12/2020, cử triđoàn từ các tiểu bang sẽ gặp nhau tại thủ đô Washington chính thức bầu kín một vị Tổng thống và một vị Phó Tổng Thống.
Theo Luật Liên bang năm 1845, nếu kết quả bầu cử không rõ ràng, các chính trị gia tiểu bang có quyền tự quyết định ai thắng cử và bổ nhiệm cử tri đoàn để kịp thời lên thủ đô bầu cử.
Tại các tiểu bang đang tranh chấp gồm Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, Bắc Carolina và Arizona, các Quốc Hội cả Thượng viện lẫn Hạ viện đều do đảng Cộng Hòa nắm giữ.
Kết quả sẽ nghiêng về phía liên danh Trump – Pence, Quốc Hội các tiểu bang nói trên sẽ bổ nhiệm cử tri đoàn đảng Cộng Hòa lên thủ đô bầu phiếu.
Tại các tiểu bang Wisconsin, Michigan, Pennsylvania và Bắc Carolina, các Thống Đốc lại thuộc đảng Dân Chủ có thể không đồng ý Quốc Hội các tiểu bang nên ra tuyên bố liên danh Biden –Harris thắng cử và bổ nhiệm cử tri đoàn đảng Dân Chủ lên thủ đô bầu phiếu.
Quốc Hội Liên Bang
Ngày 2/1/2021, các tân thượng nghị và dân biểu Quốc Hội Liên Bang vừa thắng cử sẽ tuyên thệ nhậm chức, ngay sau đó ngày 5/1/2021, lưỡng viện Quốc hội họp mở các phiếu cử tri đoàn của tất cả các tiểu bang và chính thức tuyên bố ai thắng cử.
Nhưng Thượng viện khi đó nếu đã thuộc về đảng Cộng Hòa còn Hạ Viện lại do đảng Dân Chủ nắm nên không bên nào đồng ý với bên nào về kết quả do các tiểu bang bầu chọn.
Các Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa vừa trải qua một trận chiến kinh hoàng do đảng Dân Chủ đã chi hằng trăm triệu Mỹ kim với quyết tâm hạ gục, uy tín và sinh mạng chính trị của họ đã gắn chặt với ông Trump nên quyết định cuối cùng sẽ thuộc về ông Trump.
Khẩn cấp chống bạo loạn cấp quốc gia ?
Rất có thể ông Trump sẽ không đợi đến ngày 20/1/2021, nhiệm kỳ của ông Trump chính thức kết thúc, theo Đạo luật Tiếp nhiệm Tổng thống 1947, chức tổng thống sẽ được tạm quyền trao cho Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Dân Chủ là bà Nancy Pelosi.
Khi Quốc Hội Liên Bang thất bại tuyên bố ai chiến thắng tình hình căng thẳng khắp nơi, nhất là tại các tiểu bang do đảng Dân Chủ nắm giữ, ông Trump có toàn quyền tuyên bố ban hành lệnh khẩn cấp chống bạo loạn cấp quốc gia.
Tiếp theo ông Trump tuyên bố hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử 3/11/2020, tạm thời tiếp tục giữ vai trò Tổng thống Mỹvà Hành pháp Liên Bang tước quyền các tiểu bang đứng ra tổ chức bầu cử tổng thống.
Quân Đội chính quy mặc dầu do ôngTrump làm Tổng Tư Lệnh đã thấy trước trò chơi chính trị nên từ tháng 9/2020 đã chính thức tuyên bố việc bảo vệ trị an không phải là vai trò của Quân Đội.
Quân đội sẽ tiếp tục giữ vai trò bảo vệ lãnh thổ và đại dương, sẵn sàng chiến đấu khi ngoại bang lợi dụng tình trạng gây thiệt hại quyền lợi nước Mỹ.
Tổng thống Trump sẽ sử dụng Lực lượng Vệ binh Quốc Gia và một số lực lượng nội an khác như lực lượng đặc trách biên giới, lực lượng bảo vệ các cơ quan chính phủ để bảo vệ trị an.
Các lực lượng cảnh sát mặc dù thuộc thành phố nhưng trong những tháng ngày qua đã gắn bó với ông Trump nên sẽ cùng với các lực lượng quân sự liên bang và tiểu bang giữ gìn trật tự công cộng.
Sẽ có một số bạo loạn xảy ra nhưng do đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp chống bạo loạn quốc gia nên ông Trump có toàn quyền gởi lực lượng đến giúp giữ trị an cho cuộc bầu cử tổng thống.
Trong tình trạng khẩn cấp chống bạo loạn ông Trump có quyền ký sắc lệnh tạm giam bất cứ ai không tuân theo luật khẩn cấp quốc gia.
Ông Trump gần đây tuyên bố “với ông, thắng thì dễ nhưng thua thì thật khó” và như chúng ta đã biết ông sẵn sànglàm bất cứ việc gì mà ít người dám nghĩ tới, nhất là khi ông tin rằng đã bị đối xử bất công khi ông “chiến đấu vì bạn và đất nước của chúng ta".
Trò chơi chính trị đã được thấy trước…
Ngày 23/10/2020 tạp chí The Economist đăng bài bình luận về sự chính trực trong bầu cử Mỹ do giáo sư Luật học Đại học Amherst ông Lawrence Douglas viết về một kịch bản xảy ra từ ngày bầu cử Mỹ 3/11/2020.
Tờ Luật Khoa Tạp Chí đã dịch bài bình luận dưới nhan đề “Nếu ông Trump không chịu chấp nhận kết quả bầu cử thì sao?”, ông Lawrence Douglas đã nhận ra trò chơi chính trị nên thấy trước những chuyện đã và đang xảy ra.
Bạn đọc muốn tìm hiểu về luật phápvà về lịch sử Mỹ để thấy đây không phải là lần đầu tiên các chính trị gia chơi trò chơi dân chủ kiểu Mỹ xin vào trang Luật Khoa để xem bản dịch bài bình luận : Nếu ông Trump không chịu chấp nhận kết quả bầu cử thì sao?.
Lịch sử chính trị Mỹ thường xuyên phân cực nhưng mọi tranh chấp chính trị đều được công khai để người dân Mỹ có quyền đánh giá đúng sai và quyền chọn lựa một lãnh tụ xứng đáng nhất để lèo lái nước Mỹ qua những cơn biến động.
Có thể ông Trump và ông Biden hai quân tướng trên bàn cờ chính trị biết rõ nước cờ của nhau sẽ tìm ra một giải pháp để kết thúc cuộc chơi nhanh chóng và ít tốn kém hơn để cả hai bên cùng thắng và người Mỹ sẽ là người chiến thắng, rất mong và rất mong…
Nguyễn Quang Duy
7/11/2020

Cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 năm 2020 : Một cuộc bầu cử có một không hai trong lịch sử Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Tác giả LÃO MÓCNgày đăng: 2020-11-07
Chiều hôm nay 4/11 chắc là quý vị đã xem trên TV, cánh tả và Biden đã đạt được 264 đại cử tri đoàn, có thêm phiếu bầu của TB Michigan (16phiếu CTĐ); TT Trump có thêm 1 phiếu kể từ khuya hôm qua, tổng cộng có 214 Phiếu.
Trong khi chuyện mờ ám chưa được giải thích, nhưng TT Trump vẫn kiên trì tuyên bố sẽ tiếp tục vận động, theo dõi việc đếm phiếu một cách minh bạch để ông có chiến thắng sau cùng.
Trong khi đó, ông Joe Biden vẫn xuất hiện liên tục trên TV, tuyên bố sửa soạn mừng chiến thắng cử ‘soon’.
Người ta tin rằng TT Trump dứt khoát sẽ lật tẩy đám dân chủ gian lận, tìm cách trì hoãn để giành chiến thắng. Người ta cho rằng, họ đã sắp đặt hết rồi. Nếu TT Trump có thắng ở 5 tiểu bang xôi đậu: Pennsylvania (20) + N Carolina (15) + Georgia (16) + Alaska (3) thì cũng chỉ tới con số 268 Phiếu mà thôi. Trong khi Biden đã có sẵn 264, chỉ cần 6 phiếu của tiểu bang Nevada là xong 270 phiếu.
Tính đến chiều hôm nay 4/11/2020, cuộc bầu cử lạ kỳ, có một không hai trong lịch sử của HCQ Hoa Kỳ mà bất cứ ai quan tâm tới tình hình đất nước, ít nhiều cũng đều lo âu, vì không thể hiểu nổi chuyện gì đã, đang và sẽ xảy ra!”
Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét và phân tích của nhà báo Trương Sĩ Lương và Tiến sĩ Phan Quang Trọng trong mục “Vòng Quanh Thé Giới: Bầu cử 2020 – Chuyện Gì Đang Xảy Ra?” trên tuần báo Thế Giới Mới trên diễn đàn điện tử toàn cầu.
“Chuyện mờ ám chưa giải thích” trong phần nhận định trên là việc “các Ủy Ban Bầu Cử trì hoãn việc thông báo kết quả các tiểu bang quan trọng – như tiểu bang Pennsylvania mà liên danh TT Trump đạt được 690.600 phiếu. Ủy Ban kiểm phiếu đã đột ngột ngừng lại.
Tổng Thống Donald Trump đã tuyên bô: “Đây là một trò gian lận đối với cử tri Hoa Kỳ” và “tôi sẽ kiện lên Tối Cao Pháp Viện”.
Và như mọi người đều biết, TT Trump đã ra lệnh dàn luật sư của ông xúc tiến các vụ kiện mà các Ủy Ban Bầu Cử ở các tiểu bang Michigan, Pennsylvania, Texas… đã không làm đúng theo hiến pháp.
Trong khi đó, ứng cử viên Joe Biden, qua các hãng tin và báo chí thiên tả dòng chính như AP, CNN… vẫn tiếp tục loan tin liên danh của ông ta đã “thắng” ở tiểu bang Michigan và đạt thêm 16 cử tri đoàn, nâng số cử tri đoàn lên 264. Nghĩa là liên danh Joe Biden chỉ cần thêm “thắng lợi” ở tiểu bang Nevada với 6 phiếu cử tri đoàn là đủ 270 phiếu cử tri đoàn là ông ta đã “làm tròn lời hứa với “ông chủ lớn” Tập Cận Bình của Trung Cộng, kẻ đã giúp ông ta thu nhập hàng tỷ Mỹ kim trong tám năm làm Phó Tổng Thống cho TT Obama, thông qua con trai của ông ta là Hunter Biden qua các ổ cứng của mấy cái laptop bỏ quên ở tiệm sửa computer mà ông chủ tiệm đã giao cho FBI và sau đó giao cho luật sư Giuliani của TT Trump với mục đích “bảo toàn tánh mạng”.
Chuyện bọn truyền thông dòng chính phải muối mặt làm chuyện nhơ nhớp như thế vì chúng đã bị bọn Trung Cộng dùng tiền bạc chi phối – như nhiều bình luận gia Mỹ – Việt đã vạch rõ.
Chuyện bọn truyền thông thổ tả Mỹ gốc Mít từ CaliToday của nhà báo thổ tả Nguyễn Xuân Nam, Hương Giang ở Bắc California, đến tờ báo Người Vẹm của bọn Đỗ Dzũng, Đinh Quang Anh Thái, Ngô Nhân Dụng…, tờ Việt Báo của mụ nhà văn Nhã Ca chê bai “cả hai chế độ VNCH và Cộng Sản đều hung hiểm như nhau” (dù rằng vợ chồng chúng nó viết văn, làm báo, nhận Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu do sự hy sinh mồ hôi và xương máu của quân dân miền Nam)… đều loan tin “Ứng cử viên Joe Biden đang… sắp sửa cùng mụ Kamala Harris vào… Tòa Bạch Ốc… là những chuyện không có gì là lạ.
Bởi vì chúng nó phải làm theo lệnh của chủ chúng nó là đảng Việt Tân, tay chân Việt Cộng.
Qua cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 năm 2020 với những việc làm mà phe cánh ứng cử viên Joe Biden, Kamala Harris, cựu TT Obama và phe đảng Dân Chủ chúng nó đã làm cho thấy đúng là chúng nó đã “quyết tâm đánh cắp cuộc bầu cử” – như TT Trump đã từng tiên đoán trước đây.
Như nhận xét của nhà báo Trương Sĩ Lương, Tiến sĩ Phan Quang Trọng, nhiều người đều nhìn thấy bọn đảng Dân Chủ đã bằng mọi cách sấp xếp cuộc bầu cử theo như ý của chúng nó với sự thông đồng của bọn truyền thông dòng chính.
Nhưng, như mọi người đều biết câu “Vỏ quýt dày, móng tay nhọn”.
TT Trump cũng không vừa gì. Lại phải nói là những việc làm của ông “thuận ý Trời”, mà ai cũng biết “ý Dân là ý Trời”.
Chưa có ông Tổng Thống Mỹ nào chỉ mới bị bệnh mà hàng trăm dân chúng đã đến vây quanh bệnh viện để thăm hỏi.
Chưa có Tổng Thống nào mà khi ứng cử đi đến đâu dân chúng kéo ra mừng đón đến đó. Dưới nước cũng như trên bờ.
Trên không trung thì phi công người Mỹ gốc Việt Lê Hưng lái máy bay kéo biểu ngữ chào mừng.
Thẩm phán Lê Duy San đã liệt kê nhiều lý do để tại sao người Mỹ gốc Việt phải tiếp tục ủng hộ TT Trump “trong sự nghiệp chống Tàu” cũng như tiếp tục làm cho Hoa Kỳ giàu mạnh.
Sá gì ba cái bọn “trẻ trâu” chê bai TT Trump làm cho “nước Mỹ teo nhách” vì ông ta đã dám ra trước Liên Hiệp Quốc công kích những nước theo chủ nghĩa cộng sản, rút khỏi hiệp ước Bảo vệ Môi trường, rút quân khỏi nước Đức vì mụ Angela Merkel bủn xỉn…
Lão Móc vốn không tin chuyện sấm chớp; nhưng tin những lời tiên đoán của ông chiêm tinh gia Nguyễn Văn Lành, tức Mr. Paul Lành, hội viên Văn Bút Nam Hoa Kỳ ?
Lão Móc lại càng tin hơn về chuyện TT Donald Trump bằng mọi cách đã bổ nhiệm bà Thẩm phán Amy Barrett vào Tối Cao Pháp Viện thay thế bà Ruth Bader Ginsburg đột ngột qua đời.
Đảng Dân Chủ với ứng cử viên Joe Biden và đồng bọn chúng nó làm ngang như thế trong việc kiểm phiếu với sự thông đồng của Ủy Ban Bầu Cử và bọn truyền thông bị bọn TC khống chế bằng tiền bạc thì chuyện Tổng Thống Donald Trump kiện lên Tối Cao Pháp Viện là chuyện phải làm.
Khôn ngoan, tới cửa quan mới biết. Người xưa nói không sai một chút nào.
LÃO MÓC
------------
Ý kiến độc giả :

Tác giả viết : "Chuyện Tổng Thống Donald Trump kiện lên Tối Cao Pháp Viện là chuyện phải làm." thì quả thật đó là chuyện rất cần thiết, bởi lẽ cái đích mà TT Trump nhắm đến là phải vô hiệu hóa mọi nổ lực ăn cắp, gian dối lừa đảo của kẻ thù Trung Cọng đang tiêm nhiểm lên thế giới và nhất là ảnh hưởng băng hoại lên xã hội Mỹ. Nếu ông Trump không tiêu diệt được bọn tay sai của Tàu Cọng đang ở ngay trước mắt mình trong Đảng Dân Chủ và bọn truyền thông thổ tả thì làm sao có thể đánh kẻ thù Tàu Cọng ở xa nửa vòng trái đất ! Thiết nghĩ với bất cứ giá nào mọi người yêu nước Mỹ đều ra phải ra tay diệt trừ bọn tay sai này thì mới có thể cứu nước Mỹ khỏi tai họa của Tàu Cọng.

JB Trường Sơn




---------- 

6 CÂU HỎI CHO ÔNG BIDEN VỀ "BỘ PHIM BẦU CỬ LY KỲ NÀY"

 

Tác giả TRẦN VŨNguồnFB Hoàng Lan ChiNgày đăng: 2020-11-07
Cuộc tổng tuyển cử năm 2020 vốn đã là một bộ phim truyền cảm hứng đầy cuồng nhiệt, thì nay, nhờ những nỗ lực của ông Joe Biden và đội của ông ấy, cuộc bầu cử đã biến thành một bộ phim ly kỳ. Đáng lẽ đây phải là điểm nhấn của một quốc gia dẫn đầu như ngọn đèn hải đăng, nhằm phô trương nền dân chủ của mình với thế giới, vì sao đột nhiên lại chuyển hướng, chứa đầy những mối nghi ngờ, làm trò hề trước cả thế giới và khiến một số quốc gia kém dân chủ nhất cũng được xem màn hài kịch này? Về điều này, xin được hỏi ông Biden, ông đã làm như thế nào?
► Xin hỏi ông Biden câu thứ nhất: Làm thế nào ông có thể lật ngược tình thế cuộc bầu cử ngay lập tức với bài phát biểu đầu tiên sau khi kiểm phiếu?
Như mọi người đã biết, tình hình cuộc bầu cử của ông Joe vào tối ngày 3/11. Khi cuộc kiểm phiếu sắp kết thúc và tình trạng của ông thật đáng lo ngại, thì đột nhiên ở những bang mà ông tụt lại phía sau ngay lập tức lội ngược dòng. Tất cả các lá phiếu đã gửi qua thư đều được trao cho ông như một thảo thuận từ trước.
Xin hỏi ông chuyện gì đang xảy ra?
► Xin hỏi ông Biden câu thứ 2: Ông có biết rằng, có cả người bạn già bầu cho ông sinh năm 1825?
Xin hỏi ông đã sử dụng phép thuật gì để đưa người bạn già gần như bằng tuổi với những vị cha lập quốc Hoa Kỳ này sống lại từ nấm mồ đã khuất? Nếu mức độ kỳ lạ của cuộc hành trình xuyên thời / không gian của ông ấy được công khai, tôi tin rằng sức nóng của nó chắc chắn sẽ lớn hơn cả bản thân cuộc bầu cử. Ngoài ra, ông Biden, ông có biết, còn có bao nhiêu người bạn trăm tuổi như vậy đã tham gia bầu cử năm 2020 này không? Xin ông hãy đối mặt với họ.
► Xin hỏi ông Biden câu thứ 3: Chiến thắng của Tổng thống Trump đang ở trong tầm tay vào ngày 3/11 và bọn côn đồ Antifa đã sẵn sàng manh động. Ở New York đã có những người xuống đường tiếp tục màn bắn pháo hoa bạo lực. Tại sao họ ngay lập tức dừng sau khi tình hình bầu cử của ông có tiến triển vào ngày 4/11?
Một số người nói rằng ông nắm giữ dây cương đang treo trong tay Antifa. Nhiều người lại không tin, nhân đây mong được ông giải đáp.
► Xin hỏi ông Biden câu thứ 4: Bang Florida cho thấy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong khu vực vượt quá 100%. Ngoài ra có những bang riêng lẻ mà tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cũng vượt quá 100%. Điều này có nghĩa là tất cả các cử tri đã đăng ký đều đi bỏ phiếu. Xin hỏi, vì sao dữ liệu lại khả quan đến vậy, giống như niệm một câu thần chú?
► Xin hỏi ông Biden câu thứ 5: Vào tháng 6 năm nay, ông được bà Pelosi thề rằng, việc bỏ phiếu qua thư đảm bảo ông sẽ lên ngôi. Ông đã sử dụng trò ảo thuật nào để giữ cho vở kịch chưa bắt đầu nhưng sẽ kết thúc theo hướng ông muốn? Joe, ông thật lợi hại.
► Xin hỏi ông Biden câu thứ 6: Câu hỏi cuối cùng cũng là câu đơn giản nhất, xin được thỉnh giáo ông. Mọi người đều gọi ông là “Joe buồn ngủ”, ông đã lơ đễnh trong suốt cuộc bầu cử, thì chiến tích này quả thật hiếm có khó tìm trong lịch sử. Xin hỏi, ai đã cho ông bản lĩnh nằm ngủ mà cũng có được “chiến thắng” này?
Hy vọng ông sẽ chia sẻ con đường thành công của mình, để giúp các thế hệ tương lai đi đến cánh cửa thành công nhanh hơn.
Tôi đã thỉnh giáo ông Biden một mạch 6 câu hỏi, có thể hơi nhiều nhưng tôi vẫn chưa hỏi xong. Tin rằng những câu hỏi này cũng đang khiến hàng nghìn người trên khắp thế giới cảm thấy khó hiểu và muốn biết. Phiền ông và đội của ông vui lòng dành chút thời gian rảnh rỗi giải đáp những câu hỏi trên. Nếu có thời gian tôi sẽ xin được thỉnh giáo tiếp.
Trần Vũ
----------

Sách lược chiếm quyền của đảng Dân Chủ

 7/11/2020

Vũ Linh: – Khi bài này được viết thì nước Mỹ vẫn chưa chính thức biết ai đắc cử trong cuộc bầu tổng thống năm nay. 

Con đường vào Tòa Bạch Ốc có vẻ dễ dàng hơn cho cụ Biden, hơn xa con đường của TT Trump, tuy vẫn chưa có nghĩa cụ Biden đã thắng.

Như đã viết trong trang Tin Tức tuần này: Cho đến nay, phần lớn sẽ tùy thuộc vào việc Tối Cao Pháp Viện (TCPV) cho phép đếm phiếu tới ngày nào.  Thẩm phán Alito của TCPV đã ra lệnh phải để riêng qua một bên tất cả những phiếu bầu nhận được sau 8g tối ngày 3/11 để chờ quyết định của TCPV xem có chấp nhận những phiếu đó hay không. Việc gia hạn nhận phiếu không có trong Hiến Pháp mà do các quan chức địa phương tự ý quyết định, có thể vi phạm Hiến Pháp. Không rõ là không ghi trong Hiến Pháp nhưng có cấm hay không.

Nếu cấm, và chỉ cho phép nhận những phiếu được gửi muộn nhất là 3/11, và loại bỏ tất cả các phiếu gửi sau ngày đó thì TT Trump sẽ thắng tại Pennsylvania, Georgia, Michigan, North Carolina, và tái đắc cử luôn với 284 phiếu cử tri đoàn. Nếu nhận phiếu dài dài tới ngày 12/11 thì cụ Biden sẽ là tổng thống thứ 46.

Vì sao đi đến tình trạng loạn xà bần này? 

Trên nguyên tắc, TT Trump tuy là một chính khách hết sức độc đáo vì cá tính của riêng ông, nhưng đúng ra, ông đã phải đắc thắng một cách dễ dàng trong trường hợp bình thường của những cuộc bầu bán trong lịch sử. Đắc thắng khi ta nhìn vào những thành quả cụ thể. Nhưng lần này thì có vẻ như TT Trump sẽ thất bại. Cho dù thành công vẫn ở lại Tòa Bạch Ốc, thì hành trình của ông đã quá gian nan, gian nan đến mức vô lý.

Tại sao? Bài này sẽ bàn về chuyện này. 

Nhìn vào các chiêu thức của phe cấp tiến trong hơn bốn năm qua, ngay từ ngày ông Trump chưa tuyên thệ nhậm chức, ta thấy rất rõ phe cấp tiến chẳng những đau vì thua quá bất ngờ, mà lại còn sợ ông thần Trump hơn sợ cọp, coi ông như một đe dọa sinh tồn – existential threat – chẳng những cho đảng DC mà còn cho cả ý thức hệ cấp tiến. Bằng mọi giá phải triệt hạ.

Những chiêu võ nặng ký được tung ra ngay khi ông đang tranh cử, như mọi người đều đã biết, như tố xâm phạm phụ nữ, kỳ thị dân Mễ,… Thất bại, ông Trump đắc cử, DC bèn đổi chiêu võ, đòi đếm phiếu lại, đòi thay đổi thủ tục bầu cử tri đoàn, cả triệu người xuống đường hô hoán “Not my president”, rồi đòi đàn hặc ngay vì tội lừa đảo để được đắc cử,… Vẫn thất bại, DC chuyển qua các đòn khác như điều tra thông đồng với Nga, kiện cáo đủ kiểu về các vụ kinh doanh trước đây, tố cáo đổi chác với Ukraine, đàn hặc,…

Tất cả nằm trong một sách lược quy mô của đảng DC, được sự hỗ trợ mạnh của các ‘đồng minh’ TTDC, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, TikTok, YouTube, và khối Nhà Nước Ngầm.

Bây giờ, với kết quả bầu cử tuy chưa phải là chung cuộc nhưng cụ Biden nắm phần lợi thế lớn. Những người ủng hộ TT Trump hô hoán gian lận. Hiển nhiên đã có gian lận và gian lận rất nhiều, nhưng gian lận không, tự nó không giải thích được hết mọi chuyện. Mà thật ra chiến thắng nếu có của cụ Biden nằm trong một chiến lược quy mô lớn.

Sách lược hạ Trump của đảng DC có thể được ví như cây gắp than đỏ, có ba gọng kìm:

– Đánh cá nhân, né chính sách;

– Tung thăm dò cuội;

– Gian lận bầu cử.

Đánh cá nhân

DĐTC đã viết qua, chính trị Mỹ hiện nay hoàn toàn bị chi phối bởi cái mà người Mỹ gọi là ‘identity politics’, nghĩa là chính trị dựa trên lý lịch cá nhân.

We need to cancel social media identity politics – North Texas Daily

Trong chiến lược này, những thành quả hay thất bại về các chính sách, bất kể thuộc khu vực nào, cũng không phải là những yếu tố để phán đoán một chính khách nữa, từ giới chức địa phương cho tới tổng thống liên bang. Tiêu chuẩn mới là con người, cá tính của đương sự. Chẳng hạn như da màu gì, nam hay nữ, đẹp gái hay xấu trai, tóc chải kiểu nào, quần áo hợp thời trang hay không, ăn nói ra sao,… Đi sâu hơn một chút thì đặt các câu hỏi về đạo đức cá nhân, cách xử thế, các đức tính khác,…

Đó chính là nguyên nhân việc ta thấy tràn làn trên TTDC những chuyện tố cáo Trump dâm đãng, nói láo liên tục, vô đạo đức, ‘mất dạy’, … Trong khi có rất ít công kích về chính sách.

Tại sao tự nhiên lại có sự chuyển hướng vứt bỏ chính sách để chúi mũi vào cá tính như vậy?

Thật ra chẳng có gì ‘tự nhiên’ hết. Như Đức Phật đã tìm ra câu trả lời từ hơn 2.500 năm trước, tất cả mọi chuyện đều có nhân và quả.

Đảng DC đã cố tình đẻ ra và vỗ béo cho chiến lược ‘identity politics’ chỉ vì đó là cách duy nhất có thể tấn công TT Trump.

Nếu nhìn vào chính sách thì rất khó có thể chỉ trích hay đi xa hơn nữa, bứng TT Trump ra khỏi Tòa Bạch Ốc. Ở đây, ta không có nhu cầu phải nhắc lại những thành quả kinh tế, xã hội, ngoại giao,… của TT Trump (sẽ là đề tài của một bài nhận định khác), chỉ cần nhìn qua vài dữ kiện nổi bật nhất. Trong suốt cả năm trời tranh cử, thử hỏi đảng DC, cụ Biden và TTDC đã bao nhiêu lần bàn về chính sách kinh tế của TT Trump, về số tiền mang từ ngoài nước về Mỹ lại, về số hãng xưởng mới mở cửa, về số công ăn việc làm mới tạo, về việc dân được bớt bao nhiêu thuế,…

Nhìn lại hai cuộc tranh luận trên TV giữa TT Trump và cụ Biden, đã có bao nhiêu câu hỏi về những chuyện lớn như làm sao chặn hay giảm tác hại của COVID, làm sao phục hồi kinh tế sau COVID, sẽ có gói cứu trợ nữa không, trong đó có gì,… Câu hỏi đầu tiên của anh Wallace là việc TT Trump đóng có 750 đô thuế, là chuyện chẳng có một ly hậu quả nào đến gia đình tôi và cá nhân tôi, mà chỉ mớm cho cụ Biden một đề tài để công kích TT Trump thôi.

Dĩ nhiên, cũng có bàn lai rai vài chuyện lớn, nhưng chỉ với mục đích xuyên tạc như cắt thuế nhà giàu, hay nhìn nhận kinh tế phát triển tốt thật nhưng lại bóp méo cho đó là gia tài của Obama.

Thật ra phe ta cũng có bàn về chinh sách, về những chuyện xa hơn cá nhân ông Trump, nhưng lại xoáy vào những chuyện bất lợi cho TT Trump tuy ông chẳng có bao nhiêu phần trách nhiệm.

Có hai chuyện lớn, điển hình ta nhìn thấy rõ: đó là chuyện COVID và các vụ nổi loạn của dân da đen.

COVID-19 | South Kingstown, RI

COVID đã được khai thác triệt để qua con số hơn 200.000 người chết và hơn 9 triệu người bị nhiễm. Câu chuyện COVID, diễn đàn này đã bàn quá nhiều, chỉ xin nhắc lại sơ qua vài điểm cho những người ngoan cố vẫn đổ tội lên đầu TT Trump:

1) đây là đại dịch toàn cầu, cả thế giới không biết làm sao ngăn chặn chứ không phải chỉ có mình TT Trump; cho rằng cụ Biden sẽ có khả năng đối phó hữu hiệu hơn chỉ là phán quyết phe đảng vớ vẩn chẳng có căn bản nào;

2) TT Trump đã có biện pháp từ giữa tháng Giêng khi mà đến cuối tháng đó, cụ Biden còn tố TT Trump bài ngoại cực đoan, và khi mà đến cuối tháng Hai, TTDC vẫn còn coi coronavirus như một thứ cúm xoàng, cần cảnh giác Trump hù dọa để thực hiện những âm mưu độc tài chiếm quyền,

3) theo CDC, 85% những người bị nhiễm đều mang khẩu trang thường trực, nghĩa là việc đeo mặt nạ không giúp cản nhiễm bao nhiêu, và

4) tổng thống liên bang Mỹ, khác xa một tổng thống Pháp hay một thủ tướng Đức hay một tổng bí thư đảng, chẳng có một ly quyền hành nào về việc ra các biện pháp phòng ngừa như cấm cung, cách ly, đeo mặt nạ, cung cấp máy thở cho bệnh viện,… hay tìm ra thuộc chữa trị hay thuốc ngừa.

Không tin, quý ví xin cứ chờ xem một TT Biden có thể lấy biện pháp nào khác hơn những biện pháp TT Trump đã lấy.

Về các vụ nổi loạn, nguyên do hiển nhiên là những xung đột cảnh sát da trắng với du đãng da đen, là chuyện đã xẩy ra thường xuyên dưới bất cứ tổng thống nào cả trăm năm nay, nhưng bất thình lình đã được phe cấp tiến, đảng DC và TTDC hóa phép thành một hiện tượng mới lạ, sản phẩm của chính sách kỳ thị da đen của TT Trump. Những tay du thủ du thực nổi loạn đi đốt nhà phá tiệm, hôi của được tô vẽ lại như những chiến sĩ tranh đấu cho công bằng xã hội, chống kỳ thị.

Câu hỏi không ai nêu ra là đám Bờ Lờ Mờ tranh đấu cho nhân quyền của dân da đen, chống đám da trắng kỳ thị sao lại đi đốt phá, hôi của ngay chính trong những khu da đen của họ mà không đi đánh phá các khu da trắng?

Black Lives Matter - Wikipedia

Chuyện lạ lùng là sách lược xỉa tay vớ vẩn đó cũng đủ để kích động khối dân da đen, đại đa số ít học, mang nặng mặc cảm, có cớ đổ thừa, dễ xoay chuyển. Điển hình là tiểu bang Georgia, một thành đồng của CH từ cả mấy chục năm nay, đã chuyển hướng mạnh qua cụ Biden nhờ khối dân da đen rất đông của thủ phủ Atlanta.

Thậm chí, sách lược kỳ thị đã thành công đến độ thôi miên được cả một cụ tỵ nạn Mít đặc viết bài bào chữa cho việc đốt phá cướp của của đám côn đồ da đen, cũng như kích động được một đám tỵ nạn Mỹ con xuống đường hô hào bảo vệ mạng sống dân da đen trong khi cả mấy chục năm nay không bao giờ lên tiếng cho mạng sống của dân Việt sống dưới tay VC.

Cái mâu thuẫn hay mỉa mai lớn nhất là trong khi đảng DC và đồng minh TTDC lên giọng đạo đức, khua chiêng trống hơn vỡ chợ về những thói hư tật xấu của TT Trump như nói bậy về phụ nữ, nói láo không ngừng,… thì tất cả lại im re, tìm cách che lấp cái tội tham nhũng vĩ đại của cha con cụ Biden cũng như nín thinh về chuyện bà Tara Reade tố cụ Biden sách nhiễu tình dục. Đạo đức một chiều hay đạo đức giả?

Dù sao thì những tấn công không ngừng nghỉ của đảng DC với sự tiếp tay tích cực của TTDC và các trang mạng xã hội, cũng như nước chảy đá mòn, đã in vào đầu quần chúng một hình ảnh của TT Trump không mấy tốt đẹp, hấp dẫn cử tri.  Như đã bàn, đây là một trưng cầu dân ý về cá nhân ông Trump, do đó, yếu tố này cực kỳ quan trọng, có thể là đòn sát thương chính nếu TT Trump thất cử.

Thăm dò dư luận

Gọng kìm thứ hai đã được phe ta khai thác triệt để là các thăm dò dư luận.

Trong cái xứ Mỹ này, thăm dò dư luận đóng một vai trò cực quan trọng. Đó là công cụ tiếp thị sinh tử của giới kinh doanh Mỹ. Họ thăm dò ý kiến của khách hàng, của quần chúng để biết cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sửa đổi cách quảng cáo hay đi xa hơn, sửa đổi cả sản phẩm của họ luôn.

Ngay cả các cơ quan truyền thông cũng không khác. Họ thăm dò độc giả và khán giả, để đáp ứng, và cũng để kiếm tiền. Mục nào, tác giả nào, vấn đề nào,… được độc giả và khán giả hưởng ứng hay chê bai ra sao, đều được nghiên cứu tỉ mỉ và kỹ lưỡng nhất để tính tiền quảng cáo.

Trong chính trị Mỹ, thăm dò dư luận đóng một vai trò còn lớn hơn xa, đến mức khủng khiếp, trở thành công cụ không phải chỉ để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, mà còn để biến thành công cụ tuyên truyền, xoay chuyển ý nghĩ và quan điểm của người dân.

Năm 2016, ta còn nhớ tất cả thăm dò đã cho rằng bà Hillary chắc chắn thắng đến mức nào. Ngay tới ngày bầu cử mà báo New York Times còn hùng hổ phán bà Hillary có tới 98% hy vọng thắng, so với 2% của ông Trump. Kết quả họ sai lầm như thế nào, ai cũng đã biết. Sau bầu cử, báo New York Times đã viết bài chính thức xin lỗi độc giả vì đã sai lầm nghiêm trọng, lượng giá chủ quan đưa đến sai lầm lớn trong cách thức thăm dò. Họ nhìn nhận lỗi và cam kết sẽ thay đổi, bớt chủ quan và công tâm hơn trong tương lai. Lời cam kết của NYT có giá trị đúng… một ngày. Ngay ngày hôm sau cho đến ngày hôm nay, trong suốt 4 năm sau lời xin lỗi, NYT vẫn đường xưa lối cũ, viết bài công kích TT Trump mỗi ngày, không thiếu một ngày nào, về tất cả mọi vấn đề, mọi hành động hay lời nói của TT Trump.

Năm nay, cả năm trước bầu cử, ta cũng thấy tràn ngập thăm dò của hầu như tất cả các cơ quan truyền thông lớn, và của nhiều đại học lớn. Tất cả đều ‘nhất trí’ cụ Biden đè bẹp TT Trump khắp nơi, không thua bất cứ nơi nào hết. Không có một thăm dò nào cho thấy TT Trump thắng.

CNN cho biết cụ Biden dẫn trước Trump tới 15% hai tuần trước bầu cử. Washington Post siêu hơn, phán Trump thua tới 17%. Real Clear Politics tính trung bình thăm dò của cả chục cơ quan, cho thấy Trump thua cỡ 7%. Thăm dò tại cả chục tiểu bang xôi đậu then chốt nhất cho thấy Trump thua đủ khắp nơi. Theo họ, nước Mỹ sẽ thấy một cơn sóng thần xanh lè trấn ngập cả nước.

 

 
Thăm dò cuối cùng trước ngày bầu cử của Real Clear Politics

Kết quả thực sự là TT Trump đã thắng tại Florida, Ohio, Iowa, trong khi ngang ngửa tại Michigan, Wisconsin, North Carolina, Pennsylvania, Arizona, đếm phiếu cả tuần chưa phân thắng bại. Phần lớn phải đếm phiếu lại theo luật của tiểu bang.

Nhìn vào tổng số phiếu phổ thông, cụ Biden hơn TT Trump trên 3,5 triệu phiếu trên toàn quốc (tạm bỏ qua chuyện gian lận), phần lớn nhờ đúng hai tiểu bang Cali và New York, tương tự như bà Hillary, nghĩa là so với 330 triệu dân Mỹ, khác biệt chưa tới 1%, hay so với tổng số cử tri đi bầu khoảng 140 triệu thì cụ Biden chỉ hơn TT Trump có 2%. Không phải 15% mà cũng chẳng tới 7%. Rasmussen tương đối chính xác nhất khi cho thấy cụ Biden chỉ hơn ông Trump có 1%.

Nghĩa là gì?

Năm 2016, rất có thể TTDC và các cơ quan thăm dò của các đại học, hầu hết là thiên về DC, họ đã sai lầm. Nhưng làm sao giải thích những sai lầm khổng lồ của năm 2020? Sai lầm lần đầu có thể là vì vô ý, nhưng sai lầm lần thứ nhì thì chỉ có thể là cố ý.

Nói trắng ra, fake news đã cố tình tung ra fake polls như công cụ xuyên tạc để xoay chuyển ý nghĩ và lá phiếu của người dân, đưa đến fake elections, không thể có cách giải thích nào khác. Nên nhớ họ dư thừa phương tiện kỹ thuật và nhân sự để có những thăm dò chính xác hơn rất nhiều, chứ không thể nói họ ngu không biết cách thăm dò. Họ không ngu, chỉ gian thôi.

Những thăm dò với kết quả thuận lợi quá mức cho cụ Biden được tung ra với hy vọng sẽ khiến nhiều người ủng hộ TT Trump nghi ngờ hình như mình đã sai khi thấy quá nhiều người ủng hộ cụ Biden, hay ít ra cũng khiến họ nản chí, không đi bầu làm gì cho mất công. Đó chính là mục tiêu của fake polls.

Bầu bằng thư 

Đây là gọng kìm thứ ba đảng DC dùng để chiếm quyền.

Bầu cử ở Mỹ có thể thực hiện qua hai cách: một là đến thẳng phòng phiếu để bỏ phiếu bằng tay chính mình vào ngay thùng phiếu trước sự hiện diện và kiểm soát của cả chục viên chức tại chỗ, hay bỏ phiếu bằng thư mà việc kiểm soát lỏng lẻo và gian lận dễ hơn trở bàn tay.

Bầu bằng thư đã có từ cả trăm năm nay, không có bao nhiêu về số lượng, do đó chẳng ai để ý vì chẳng có hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng năm nay, đảng DC đã nhìn thấy lỗ hổng có thể khai thác và họ đã khai thác triệt để, viện cớ vì mối nguy nhiễm COVID nên bỏ phiếu bằng thư an toàn hơn là đến tận phòng phiếu. 

Bầu bằng thư trên căn bản có nhiều luật rất khắt khe, chẳng hạn như phải gửi trước ngày nào, nhận trước ngày nào, phải có kiểm tra tên tuổi, số an sinh xã hội, chữ ký, nhân chứng, con dấu bưu điện,… Thường dành cho những  người ốm đau hay đi du lịch, công tác, xa nhà không đi bỏ phiếu được.

All Michigan voters will receive applications to vote absentee by mail

Trên thực tế, phần lớn việc kiểm soát tùy thuộc vào quy luật của tiểu bang, vì theo Hiến Pháp, thủ tục và thể thức bầu bán, kể cả việc bầu tổng thống liên bang, hoàn toàn tùy thuộc luật lệ của tiểu bang, và mỗi tiểu bang đều toàn quyền quyết định.

Năm nay, lợi dụng COVID tấn công, nhiều tiểu bang, hầu hết là tiểu bang do đảng DC kiểm soát, thay đổi hàng loạt luật lệ đưa đến kết quả rất có lợi cho đảng DC, hay rất dễ gian lận.

Nhiều tiểu bang đã thay đổi thủ tục bầu bán, đơn giản hóa, chẳng hạn như không cần phải có hai nhân chứng, hay gia hạn ngày nhận phiếu bầu bằng thư vì có thể bưu điện không đủ máy móc và nhân sự để chuyển đi cả chục triệu phiếu bầu trong một hai ngày.

Vấn đề rắc rối ở đây không phải là việc bầu bằng thư, mà chính xác hơn là việc nhận, kiểm soát và đếm những lá phiếu này.

Nói về chuyện nhận, trên căn bản, luật chung từ trước đến nay là ngày gửi muộn nhất theo dấu bưu điện phải là ngày bầu cử, tức là ngày 3/11 năm nay. Nếu gửi sau đó thì lá phiếu coi như bất hợp pháp. Năm nay, vài tiểu bang do DC kiểm soát như North Carolina, Nevada và Pennsylvania đưa ra luật mới, tất cả mọi phiếu bầu nhận được trước ngày 12/11, bất kể gửi ngày nào cũng được chấp nhận. Chính quyền các tiểu bang giải thích họ đã nhận được yêu cầu cung cấp phiếu bầu trước ngày bầu, do đó, cử tri đã có ‘ý định’ hợp pháp muốn bầu trước ngày bầu rồi, vấn đề là phải cho họ thêm thời giờ điền đơn và gửi thôi.

Vấn đề vĩ đại ở đây là hầu hết các nơi đều đã có kết quả bầu cử khuya ngày bầu cử 3/11 rồi. Nếu không khoá sổ khi đó, thì qua những ngày sau, ví dụ như phe DC thấy thua, họ có thể kêu điện thoại hay lại từng nhà, kêu gọi cử tri của họ bỏ phiếu ngay để được thêm phiếu. Đây là mánh gian lận thô bạo nhất, cũng thịnh hành nhất. Đưa đến tình trạng qua tới ba ngày sau bầu cử các tiểu bang Nevada, North Carolina và Pennsylvania là những tiểu bang lớn và then chốt, vẫn chưa có kết quả bầu cử. Và không lạ lùng chút nào, cuối ngày bầu cử, TT Trump đại thắng tại nhiều tiểu bang, nhưng mấy ngày sau thì số phiếu thắng giảm rất nhanh, rồi đưa đến thua luôn tại vài nơi. Tại Pennsylvania, TT Trump thắng gần 700.000 phiếu tối ngày bầu cử, qua tối thứ Sáu thì thua 30.000 phiếu.

Hơn thế nữa, số phiếu được công bố là chưa đếm tăng mỗi phút. Như tại Pennsylvania, cuối ngày bầu, họ cho biết còn khoảng 2,5 triệu phiếu chưa đếm. Sau hai ngày hai đêm đếm không ngừng, qua thứ Năm, họ cho biết còn 2,9 triệu phiếu chưa đếm. Kẻ này có cảm tưởng số phiếu chưa đếm sẽ còn nhiều, còn hoài, cho tới khi nào cụ Biden thắng mới hết.

Vấn đề thứ hai là việc kiểm phiếu. Trên nguyên tắc, trong những năm trước, việc kiểm và đếm phiếu phải được thực hiện với ít nhất hai người, không kể những quan sát viên của cả hai đảng và của truyền thông. Năm nay, lợi dụng mối nguy nhiễm dịch, nhiều tiểu bang ra luật mới chỉ có một người kiểm phiếu, không ai được lại gần hơn 4-5 thước. Nghĩa là nếu lá phiếu có gì vi phạm, như tên sai, chữ ký không đúng, không có nhân chứng, không có dấu bưu điện,… chẳng ai biết được ngoại trừ đúng một người kiểm phiếu.

Tại Pennsylvania, đảng CH đã kiện và một thẩm phán đã phán quyết có thể có một người thứ hai đứng cách người kiểm phiếu 6 feet hay 2 thước. Chỉ có thể nhìn xem người kiểm phiếu kiểm cách nào thôi chứ thực tế chẳng kiểm soát được gì.

Trên đây, ta chỉ bàn về hai lỗ hổng lớn thôi, còn cả vạn lỗ hổng, cả vạn cách gian lận khác.

Chẳng hạn như tại một phòng kiểm phiếu tại Michigan, bất thình lình, người ta ngưng đếm phiếu 2 tiếng, chẳng ai biết tại sao. Nhân viên kiểm phiếu đi ra ngoài nghỉ ngơi hết. Hai tiếng sau trở vào lại, bất ngờ ‘khám phá’ ra một thùng phiếu ‘quên chưa đếm’, khi mang ra đếm thì thấy tất cả các phiếu đều ghi tên Biden hết, 100%. Đưa đến việc sửa lại số phiếu của cụ Biden, tăng hơn 138.000 phiếu trong khi phiếu của TT Trump và tất cả các ứng cử viên khác đều không tăng một phiếu nào hết.

 

Vài con số quái lạ

Rồi cũng vẫn tại Michigan, người ta khám phá ra một computer bầu cử bị gọi là ‘trục trặc kỹ thuật’, tư động ghi cả ngàn phiếu dưới tên Biden hết cho dù cử tri bấm tên Trump! Chẳng ai biết trên cả tiểu bang hay cả nước, có bao nhiêu computer bị ‘trục trặc’ tương tự.

Một camera quay được cảnh một anh kiểm phiếu ngồi trước một chồng phiếu trắng, tự tay điền các ô trống, rồi lấy con dấu kiểm chứng đóng lên, rồi bỏ vào chồng phiếu cho cụ Biden.

https://youtu.be/AOADOZhZeOg

Câu hỏi nhiều người sẽ đặt ra: làm sao có thể gian lận quy mô tại nhiều nơi như vậy được? Câu trả lời không khó khi ta nhìn vào những nơi đang có tranh chấp lớn: toàn là những thành đồng của đảng DC như cả tiểu bang Nevada, Michigan, Wisconsin, Pennsylvania, hay những tiểu bang có thống đốc DC như North Carolina, hay những quận -counties- toàn DC và da đen như khu vực Atlanta. Từ hàng vạn công chức đếm và kiểm phiếu, qua hàng vạn nhân viên bưu điện, hầu hết đều là dân theo đảng DC.

Nói tóm lại, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay chỉ là màn kết của một mưu toan quy mô của đảng DC để chiếm quyền một cách hợp pháp, hay ít nhất là mánh mung gian lận mà không bị bắt. Một tổng thống đạt được nhiều thành quả lớn cho đất Mỹ và dân Mỹ có thể bị hạ bởi một cụ già lẩm cẩm cả đời chẳng làm gì cho ra trò trống, cuối đời ra tranh cử chỉ biểu diễn được khả năng nói nhầm, một người mà gần một nửa dân Mỹ cho rằng đã bị đãng trí.

Thể chế Dân Chủ Mỹ mang tiếng tốt hơn tất cả mọi thể chế chính trị khác, dù sao cũng vẫn không hoàn hảo. Đã vậy, lại đang xuống cấp rất nhanh.

Cụ Biden nếu đắc cử, sẽ đi vào lịch sử như một tổng thống đắc cử vì gian lận quá giỏi, cho dù cụ không có chủ ý. Cụ có thể đắc chí vì đã thành công, nhưng con cháu chưa hẳn đã vui hay hãnh diện.

Một bài học: trong chính trị, chính nghĩa không phải lúc nào cũng thắng.

Bài học đó, dân Việt ta đã lãnh đủ năm 75, bây giờ dân Mỹ mới được nếm mùi.

Một điểm cuối đáng nói là nếu ‘chẳng may’ cụ Biden thay thế ‘ông thần’ Trump, chính trị Mỹ sẽ bất thình lình trở thành nhàm chán hơn cơm nếp nát, cụ Biden sẽ ngủ gật quanh năm ngày tháng, khiến cả nước cũng ngủ gật theo, chẳng còn bao nhiêu người có hứng thú theo dõi chính trị nữa. DĐTC sẽ chẳng còn bao nhiêu chuyện để viết, biết đâu sẽ đóng cửa và Vũ Linh sẽ phải xin tiền quý độc giả đi mua cần câu.

Dù sao thì cũng … Good luck, America!

Vũ Linh, 7/11/2020

https://baotgm.net/sach-luoc-chiem-quyen-cua-dang-dan-chu/

Vũ Linh: Tin tức Hoa Kỳ – 7/11/2020

 TIN BẦU CỬ 2020

Bầu tổng thống

Khi bản tin này được viết, chưa có một tiểu bang nào đã đếm xong hết phiếu. Trong số những tiểu bang then chốt còn đang đếm có 3 tiểu bang Nevada, Georgia và Pennsylvania. TT Trump muốn thắng, phải thắng cả 3, trong khi cụ Biden muốn thắng chỉ cần thắng một, trong khi cụ lại đang dẫn trước tại cả ba. Con đường của cụ Biden sáng sủa hơn con đường của TT Trump nhiều, cho dù TT Trump thắng tại hai tiểu bang khác cũng còn đang đếm phiếu là North Carolina và Alaska.

Election 2020: Vote Recount Rules in Key Battleground States - 9 & 10 News

Trong tình trạng hiện tại, TT Trump có 2 tia hy vọng:

1) vì sai biệt quá ít, nhiều tiểu bang phải đếm phiếu lại theo đúng luật bầu cử và TT Trump còn hy vọng ngựa về ngược, thắng phiếu lại (cụ Biden thắng dưới 20.000 phiếu tại Wisconsin, dưới 20.000 tại Pennsylvania và khoảng 4.000 tại Georgia) trong khi cả vạn phiếu vẫn chưa đếm, trong đó có cả ngàn phiếu của các quân nhân, phần lớn ủng hộ TT Trump, và

2) hiện nay, đảng CH đã thưa kiện tại ít nhất 5 tiểu bang nên TT Trump vẫn còn hy vọng Tối Cao Pháp Viện sẽ có phán quyết thuận lợi cho ông. Trên thực tế, hai tia hy vọng này khá nhỏ, mong manh, nhưng ai cũng biết TT Trump không phải là tay vừa, dễ dàng chịu thua.

Trong những tiểu bang xôi đậu lớn, TT Trump thắng tại ba tiểu bang lớn là Florida (tỷ phú Bloomberg chi 100 triệu đô cho cụ Biden tại Florida, coi như mất toi), Ohio, Iowa nhưng có thể vẫn thua vì mất nhiều tiểu bang vùng Đại Hồ như Pennsylvania, Wisconsin, Michigan, và đặc biệt là mất hai thành đồng Cộng Hòa là Georgia và Arizona (tuy còn phải đếm phiếu lại tại nhiều tiểu bang).

Trường hợp Arizona khá đặc biệt. Đây là tiểu bang thành đồng của CH, trước đây có hai nghị sĩ là John McCain và Jeff Flake, cả hai đều là CH nhưng chống TT Trump kịch liệt. Bây giờ, Arizona có vẻ chịu ảnh hưởng của hai ông Flake và McCain (ông Flake, bà quả phụ McCain và con gái tích cực đi vận động cho cụ Biden), ngả về phiá cụ Biden. Trong khi tất cả các cơ quan truyền thông cho đến tối thứ Sáu khi bài này được viết, vẫn chưa xác nhận cụ Biden thắng, thì đài Fox News, ngay tối thứ ba, đã phán Biden thắng tại Arizona. Ông giám đốc chương trình tranh cử của Fox là một cử tri ghi danh theo đảng DC.

Sự kiện đáng chú ý nhất là TT Trump tối thứ Ba đã đắc cử dựa trên số phiếu đã đếm được tại các phòng phiếu, nhưng sau đó bắt đầu thua phiếu qua việc đếm các phiếu gửi qua bưu điện. Con số ghê gớm nhất là tại Pennsylvania: tối thứ Ba, TT Trump dẫn trước gần 700.000 phiếu, qua tối thứ Sáu, vì các phiếu qua bưu điện, ông chẳng những mất hết mà còn thua tới 30.000 phiếu. Mất hơn 700.000 phiếu???

Nhiều chuyên gia đã tính cụ Biden phải có tới 80%-90% phiếu trong các phiếu gửi qua bưu điện mới có thể có sự đảo ngược lớn như vậy, và họ đều nghĩ có cái gì không ổn, hay dịch qua tiếng nôm, chắc chắn đã có gian lận quy mô trong những phiếu gửi qua bưu điện. Tiểu bang Pennsylvania là tiểu bang xanh lè với đảng DC nắm hết quyền từ thống đốc tới thị trưởng các thành phố lớn Philadelphia, Pittsburg, kiểm soát 100% việc bầu bán và đếm phiếu bằng thư, qua cả vạn công chức hầu hết là đoàn viên nghiệp đoàn công chức.

Tình trạng mất phiếu quy mô tương tự cũng đã xẩy ra tại ba tiểu bang lớn là Michigan, Georgia và North Carolina.

Cho đến nay, phần lớn sẽ tùy thuộc vào việc TCPV cho phép đếm phiếu tới ngày nào.  Thẩm phán Alito của TCPV đã ra lệnh phải để riêng qua một bên tất cả những phiếu bầu nhận được sau 8g tối ngày 3/11 để chờ quyết định của TCPV xem có chấp nhận những phiếu đó hay không. Việc gia hạn nhận phiếu không có trong Hiến Pháp mà do các giới chức địa phương tự ý quyết định, có thể vi phạm Hiến Pháp. Không rõ là không ghi trong Hiến Pháp nhưng có cấm hay không.

Nếu cấm, và chỉ cho phép nhận những phiếu được gửi muộn nhất là 3/11, và loại bỏ tất cả các phiếu gửi sau ngày đó thì TT Trump sẽ thắng tại Pennsylvania, Georgia, Michigan, North Carolina, và tái đắc cử luôn với 284 phiếu cử tri đoàn. Nếu nhận phiếu dài dài tới ngày 12/11 thì cụ Biden sẽ là tổng thống thứ 46. 

Samuel Alito - Supreme Court, Education & Age - Biography

Rất có thể quyết định của TCPV đã đến quá muộn khi cả triệu phiếu nhận được sau 3/11 đã được lấy ra khỏi bao thư có con dấu của bưu điện, do đó bây giờ không thể biết những phiếu đó được gửi ngày nào, nhận ngày nào. Không biết có cách nào khác để tìm ra không.

Đây là vấn đề thuộc Hiến Pháp chỉ có các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện biết và quyết định thôi, chúng ta mù tịt về chuyện này, không nên bàn lung tung theo phe phái.

Việc chứng minh gian lận để hủy bỏ phiếu khó khăn hơn nhiều. Trước hết phải có bằng chứng cụ thể đã có gian lận, sau đó, số trường hợp gian lận phải thật nhiều, đủ để có thể xoay chuyển kết quả bầu cử, chứ lác đác vài chục hay vài trăm trường hợp gian lận cũng coi như pha.

Chưa ai biết chừng nào thì mới có kết quả thực thụ. Có thể phải chờ qua tháng Chạp khi cử tri đoàn chính thức bầu. Nếu khi đó vẫn chưa có quyết định tối hậu vì các cuộc thưa kiện dây dưa hay vì các cuộc đếm phiếu lại chưa xong, biết đâu chừng ta sẽ thấy bà tổng thống lâm thời Nancy Pelosi?

Viết tới đây, bất thình lình tay chân run lẩy bẩy! Nhưng nghĩ lại, nếu xẩy ra tình trạng đó thì hạ viện sẽ bầu tổng thống và oái ăm thay, hy vọng TT Trump tái đắc cử lại sáng rực khi phe CH tuy là thiểu số tính trên số dân biểu, nhưng lại nắm đa số tính theo tiểu bang, mà Hạ viện bầu theo kiểu mỗi tiểu bang một phiếu. Có thể đưa đến chiến thắng cho TT Trump!

Tóm lại, mọi việc chưa ngã ngũ. Chắc TT Trump sẽ phải nghe lời bà Hillary khi bà này khuyên cụ Biden: nhất định không chịu thua, phải thưa kiện và đếm lại từng phiếu một đến cùng. TT Trump nghe theo lời khuyến cáo của bà Hillary? Đúng là mỉa mai chính trị vĩ đại và tiếu lâm chỉ thấy ở cái xứ Mỹ oái ăm này!

 Bầu thượng viện liên bang

Với viễn tượng cụ Biden đắc cử, tất cả mọi con mắt đều xúm vào phía thượng viện.

https://i1.wp.com/storage.googleapis.com/afs-prod/media/64550a392f374f89bf9d2f34fcc92e19/800.jpeg?resize=314%2C209&ssl=1

CH mất hai ghế tại Colorado và Arizona, chưa ngã ngũ tại Georgia với hai cuộc bầu thượng nghị sĩ. Theo luật đặc biệt của riêng Georgia, sẽ có bầu chung kết nữa đầu tháng Giêng giữa hai ứng cử viên được nhiều phiếu nhất. Cả hai ứng cử viên CH đều có nhiều hy vọng tái đắc cử.

Tóm lại, hiện nay CH có 50 ghế, DC 48, còn lại 2 ghế tại Georgia sẽ bầu lại đầu tháng Giêng.

Nếu CH thắng cả hai thì sẽ giữ thế đa số 52-48, nếu chỉ thắng một, vẫn còn đa số 51-49, nhưng nếu thua cả hai, sẽ đi đến tình trạng 50-50 và PTT Pence hay PTT Kamala Harris sẽ nắm lá phiếu sinh tử trong tất cả các biểu quyết, và đa số của thượng viện sẽ về tay đảng của phó tổng thống mới đắc cử. Bất thình lình, hai cuộc bầu thượng nghị sĩ tại Georgia đầu tháng Giêng trở thành hai cuộc bầu có hậu quả cực kỳ quan trọng. Đảng DC đã cho biết ngay sẽ sẵn sàng chi 100 triệu đô cho hai cuộc tranh cử này.

Hai cuộc bầu thượng nghị sĩ được chú ý nhất trước ngày bầu là những cuộc bầu của bà Susan Collins (nổi tiếng chống TT Trump) tại Maine và bà Joni Ernst (nổi tiếng ủng hộ TT Trump) tại Iowa. Cả hai bà đều bị TTDC tiên đoán sẽ thua cỡ 5 điểm. Kết quả bà Collins thắng 5 điểm, trong khi bà Ernst thắng 7 điểm.

Một TNS khác bị đoán là thảm bại, cũng đã thắng, đó là ông Thom Tillis của North Carolina.

Việc bên nào chiếm đa số hết sức quan trọng cho dù bà Collins thường hay bỏ phiếu chống TT Trump, vì phe đa số sẽ giữ quyền:

– quyết định chương trình nghị sự của thượng viện, tức là quyết định chuyện nào sẽ mang ra thảo luận để lấy biểu quyết,

– bổ nhiệm chủ tịch các ủy ban và tiểu ban,

– quyết định mở hay chấm dứt các cuộc điều tra của thượng viện, tức là các cuộc điều tra về bộ Tư Pháp, FBI, cha con cụ Biden,… của thượng viện có thể vẫn tiếp tục hay chấm dứt,

– có tiếng nói trong mọi dự luật hạ viện hay tổng thống muốn đưa ra, nghĩa là sẽ có quyết định về luật tăng thuế của cụ Biden, về Obamacare, về di dân, về gói cứu trợ mới,…

– phê chuẩn mọi thỏa ước quốc tế, trong đó có TPP và thỏa ước Paris về khí hậu nếu cụ Biden thắng và muốn phục sinh lại,…

– phê chuẩn nhân viên nội các, các quan tòa, kể cả quan tòa Tối Cao Pháp Viện,

– có thể có quyết định bỏ hay không bỏ thủ tục câu giờ filibuster trên tất cả mọi biểu quyết của thượng viện.

Ác mộng lớn nhất của cụ Biden nếu phe CH giữ được đa số tại thượng viện là họ sẽ đáp lễ cụ bằng cách lôi vụ ông con lem nhem ra điều tra tới bến, dù không bứng cụ Biden được, cũng làm tổn hại danh dự và uy tín của cụ không ít.

TTDC đang bối rối giải thích những thăm dò của họ về thượng viện. Trước bầu cử, họ tiên đoán phe CH có thể sẽ mất tới 8 ghế, rốt cuộc chỉ mất từ 1 đến 3 ghế, với nhiều triển vọng sẽ chỉ mất một ghế.

 Bầu hạ viện liên bang

Không có thay đổi gì ghê gớm. Đảng DC vẫn giữ thế đa số nhưng đã mất nhiều ghế. Khi bài này được viết thì chưa có kết quả cuối cùng, nhưng đã có dự đoán đảng DC sẽ mất từ 5 đến 10 ghế.

Election results: Live results for the House of Representatives - Vox

Có tin khối DC bất mãn trước thất bại mất ghế, muốn bầu chủ tịch hạ viện mới thay thế bà Pelosi, bị tố là quá cực đoan, nhất là qua việc điều đình gói cứu trợ COVID trong thời gian qua, đưa đến bế tắc khiến dân không lãnh được gói cứu trợ thứ nhì.

Nhiều dân biểu DC đã than vãn đó là lý do lớn khiến đảng thua phiếu. Ngoài ra, nhiều dân biểu DC thất cử đã cho biết có hai lý do nữa khiến họ thất cử: cắt ngân sách cảnh sát và các chương trình thiên tả quá xa của nhóm xã nghĩa Sanders và cô dân biểu Ocasio-Cortez. Ngay sau đó, bà AOC đã lên tiếng công kích những chỉ trích này.

Cuộc nội chiến trong đảng DC giữa khối cấp tiến ôn hòa chống cấp tiến cực đoan coi bộ sẽ nổ mạnh trong những tháng năm tới.

So với những lần trước, mỗi khi đảng DC chiếm được Tòa Bạch Ốc thì đảng này cũng chiếm thêm cả mấy chục ghế, chứ không mất ghế như bây giờ.

 Bầu thống đốc tiểu bang

Đảng CH thắng lợi, chiếm được thêm ghế thống đốc tại Montana, nâng tỷ số thống đốc CH lên 27 so với 23 DC. Montana là một thành đồng CH nhưng đã có thống đốc DC như một tai nạn, bây giờ rơi về tay CH lại. Ngoài ra không có thay đổi nào khác.

 Vài chuyện có ý nghĩa

 Dân gốc La-tinh ủng hộ TT Trump với tỷ lệ từ 30% trong giới trẻ, tới 40% trong giới cao niên. Đây là tỷ lệ cao nhất mà chưa có tổng thống CH nào đạt được. Riêng tại Texas, 40% dân gốc Mễ bỏ phiếu cho TT Trump, bảo đảm Texas không đổi qua màu xanh của DC. Con số 40%  phá tan mọi luận cứ TT Trump “chửi cha” dân gốc Mễ. Nguy hiểm hơn cho đảng DC, đây là khối cử tri đang tăng trưởng mạnh nhất .

 Khối dân tỵ nạn cộng sản Cuba, Venezuela, Bolivia, Nicaragua,… đã đón nhận thông điệp chống cộng của TT Trump một cách rõ ràng nhất, mang lại chiến thắng dễ dàng cho TT Trump tại tiểu bang xôi đậu then chốt nhất là Florida.

 Ở đây, cũng không thể quên được sự đóng góp của cộng đồng Việt tỵ nạn ủng hộ TT Trump qua tổ chức TAPA đã hoạt động rất mạnh trong vùng then chốt nhất của Florida là vùng Orlando-Tampa Bay. Nếu TT Trump tái đắc cử thì cần phải nhớ không có Florida, không có cách nào Trump thắng được. Công của TAPA không nhỏ chút nào, sẽ là một dấu ấn quan trọng của cộng đồng tỵ nạn Việt.

 Thống kê sơ khởi cho thấy tỷ lệ phiếu da đen của TT Trump đã tăng lên đến trên 17% trong khối các ông da đen, và tăng lên tới 8% trong khối phụ nữa da đen, trong khi năm 2016, ông chỉ nhận được khoảng một nửa những tỷ lệ đó. Tuy nhiên, những tỷ lệ này vẫn còn quá thấp, không có bao nhiêu ảnh hưởng trên cuộc bầu cử nói chung. TT Trump là ông CH nhận được hậu thuẫn cao nhất của khối da đen.

 Mâu thuẫn vĩ đại nhất, cũng là bằng chứng phe DC và TTDC tung fake news TT Trump kỳ thị nhất nhân loại, là việc TT Trump lại là người có được tỷ lệ phiếu của dân da đen và da nâu cao nhất trong tất cả các tổng thống CH từ trước đến nay.

CẬP NHẬT THỐNG KÊ COVID

Trong khi mọi người chú tâm vào các cuộc bầu cử, thì COVID lẳng lặng tấn công mạnh.Con số người bị nhiễm đã sát kề 10 triệu người, trong khi số tử vong đã lên tới trên 240.000 người, cho dù tính theo tỷ lệ thì con số của Mỹ vẫn rất thấp (2,4%) so với thế giới.

TIN TÀI CHÁNH

Thị trường tài chánh trong tuần qua có vẻ đã lạc quan hơn nhiều. Trong khi tuần trước, chỉ số Dow Jones rớt 1.830 điểm thì tuần này đã tăng gần 1,900 điểm từ thứ hai cho tới thứ năm, qua thứ sáu thì rớt chút đỉnh 67 điểm.

Lý do quan trọng nhất trong việc tăng ào ạt là giới doanh gia tin tưởng đảng CH sẽ còn giữ được đa số tại thượng viện, do đó cho dù cụ Biden đắc cử tổng thống, cũng không có chuyện tăng thuế lại, đặc biệt là thuế trên lợi nhuận công ty, như cụ Biden hứa hẹn. Nhưng tới thứ Sáu việc CH giữ đa số có thể gặp khó khăn nên rớt xuống chút đỉnh vì triển vọng CH chiếm đa số vẫn cao.

Một tin tốt nữa là trong tháng qua, đã có 638.000 người có việc làm lại, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 6,9%, từ mức trên 20% thời cao điểm tháng Bẩy vừa qua.

Trang Tin Tức tuần này giới hạn vì cả nước đang chú tâm theo dõi bầu cử, các tin khác ít được phổ biến hơn.

Vũ Linh, 7/11/2020

Powered by Blogger.