Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tổ chức nào có khả năng thay đổi chế độ tại Việt Nam

Saturday, October 8, 2016 // , ,
AuthorNguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
SourcePosted on: 2016-10-08
Danlambao
Lịch sử cổ đại và cận đại từ Âu sang Á cho thấy thay đổi một thể chế độc tài – quân chủ chuyên chế, độc tài quân phiệt hay độc tài đảng trị – là một quá trình dài, nhiều gian khổ và tổn hao nhiều xương máu của nhân dân.
Trong thời kỳ phong kiến quân chủ, Việt Nam cũng cần thời gian vài trăm năm để lật đổ một triều đại quân chủ bán nước hại dân. Chỉ khi triều đại này trở nên phường bán nước cầu vinh và sắp sửa đến giai đoạn suy tàn thì phong trào đấu tranh mới có điều kiện tạo nên sức mạnh quyết định từ sự tham gia của đại đa số quần chúng. Truớc thế kỷ 18, để lật đổ một triều vua hại dân bán nước tại Việt Nam, chỉ cần điều kiện lòng dân là đủ để cuộc chiến tiêu diệt một triều đại đạt thành công. Vũ khí không là điều kiện ắt có vì thời kỳ đó vũ khí toàn thô sơ tự tạo.
Từ khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ tại các nước Âu Mỹ, cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài quân phiệt không chỉ cần lòng dân mà sức mạnh vũ lực cũng là điều kiện rất quan trọng để có thể tiêu diệt một chế độ độc đoán. Để có thể lật đổ một chế độ độc tài quân phiệt, các nước cần cả hai: nhân lực và vũ lực.
Khi chế độ độc tài đảng cộng sản toàn trị xuất hiện, khởi đầu từ Nga rồi sau đó lan sang các nước Đông Âu, Tàu, Việt Nam; công cuộc vận động thay đổi hay đấu tranh chống lại và lật đổ chế độ đảng trị của đảng cộng sản trở nên vô cùng khó khăn gian khổ.
Đảng cộng sản rất gian manh xảo quyệt dù tại bất cứ nước nào. Khi chưa nắm quyền thì họ tỏ ra hòa mình với người dân, đồng cam cộng khổ. Nhưng khi cướp được chính quyền thì họ mới thật sự lòi đuôi cáo, trở mặt giết hại chính những người đã từng hy sinh an toàn của mình để đùm bọc chúng (chiến dịch cải cách ruộng đất tại miền Bắc sau năm 1954, chiến dịch cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam sau năm 1975). Họ nghiên cứu lịch sử và vận dụng kinh nghiệm về những lý do đưa đến sự tiêu diệt của các chế độ độc tài – quân chủ, quân phiệt, gia đình hay cá nhân.
Để bảo vệ chế độ độc quyền đảng trị, đảng cộng sản đã đúc kết và tiến hành 2 bước song hành sau khi họ cướp được chính quyền (bằng cách lừa gạt và mê hoặc dân chúng qua bánh vẽ công bằng xã hội, từ người làm công đột biến thành người chủ (tập thể), làm theo sức lực hưởng theo nhu cầu – không làm mà vẫn được quyền hưởng):
1. Diệt cỏ: tiêu diệt tận gốc thành phần trí thức tự do phi cộng sản.
2. Cấy trồng cỏ mới (hồng – cộng sản): tuyên truyền tẩy não thế hệ trẻ, biến chúng thành lực lượng hồng vệ binh tuyệt đối trung thành và mù quáng bảo vệ một lãnh tụ duy nhất là bọn chóp bu của đảng và thần thánh hóa cá nhân lãnh đạo (Lenine tại Nga, Mao tại Tàu, Castro tại Cuba, Kim tại Bắc Hàn, Hồ tại Việt Nam).
Những gì đã xảy ra tại Nga, Tàu Cuba, Bắc Hàn và cụ thể tại Việt Nam đã chứng minh chính sách tàn độc này.
Đảng cộng sản Việt Nam đã lập tức triệt hại tuyệt đại đa số người trí thức sống tại miền Bắc sau năm 1954, bằng hành động đầy ải bỏ tù khổ sai. Để tiêu diệt tận gốc ba đời mầm móng đối lập, đảng cộng sản VN đã dùng nhiều hình thức gian độc. Tàn ác nhất là hành động chiêu dụ để phát hiện và tiêu diệt như cách dùng phân bón để cỏ mọc và sau đó dùng thuốc diệt cỏ giết tận gốc, đó chính là phong trào “Nhân Văn Giai Phẩm” nhằm tiêu diệt toàn bộ trí thức miền Bắc, phong trào “Cải Cách Ruộng Đất” nhằm cướp của và tiêu diệt những người kinh doanh tư sản.
Suy nghĩ của toàn dân bị kiểm soát hoàn toàn qua việc tiêu hủy toàn bộ sách vở sử liệu và văn hóa cũ và thay vào đó là sách vở tài liệu về chủ nghĩa cộng sản. Hoạt động văn hóa nghệ thuật bị đảng cộng sản kiểm soát hoàn toàn và tuyệt đối theo định hướng của đảng cộng sản qua Ban tuyên vận đầy quyền lực. Vô nhân đạo nhất là hành động tách rời các em nhỏ khỏi sự dạy bảo của gia đình và định hướng tuyên truyền tẩy não các em thành người tai mắt chỉ điểm của đảng với ngay cả cha mẹ và những người thân của mình. Kết quả là đảng cộng sản đã hoàn toàn kiểm soát suy nghĩ và hành động của hầu như toàn bộ người dân miền Bắc, đến mức độ người dân miền Bắc đã trở thành cái máy và công cụ “người”. Hầu như toàn dân miền Bắc bị đảng cộng sản tẩy não hoàn toàn và suy nghĩ theo quán tính rằng người dân miền Nam bị bóc lột tận xương tủy và đời sống cơ cực và nghèo khổ đến mức độ không có chén đũa để ăn phải dùng vỏ dừa làm chén, phải ăn ngủ trong cảnh màn trời chiếu đất nhà không mái che, không có áo quần lành lặn để mặc mà phải đóng khố như trong truyện cổ tích Việt Nam: Trần Minh khố chuối.
Kết quả của chính sách ngu dân là chế độ cộng sản không ngừng mở rộng từ Nga sang nhiều nước, và tưởng chừng trong thời gian không lâu cả thế giới sẽ trở thành thế giới cộng sản – quốc tế cộng sản – do Nga và Tàu lãnh đạo, và Việt Nam là “phó tướng tay sai” trung thành của hai đảng cộng sản Nga, Tàu, có nhiệm vụ đưa dân Việt làm con thiêu thân cho đàn anh Nga-Tàu.
Những tưởng chế độ cộng sản là vô địch và sớm nhuộm đỏ toàn cầu trước khi thế kỷ 20 chấm dứt. Họ nắm trong tay không những bộ não của dân, bao tử của dân mà cả toàn bộ vũ khí dũng mãnh, với một lực lượng hàng trăm ngàn đảng viên công an nổi chìm đầy dẫy, cài đặt tận hang cùng ngõ hẻm sẵn sàng đến từng tổ dân phố khoảng chục gia đình, tiêu diệt trong máu lạnh và trong trứng nước những ai dám lên tiếng trái chiều với đảng. Nhưng thực tế những gì đã xảy ra trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20 chính ngay tại cái nôi của chế độ độc tài cộng sản: đất nước Nga của Lenine và các nước Đông Âu hùng mạnh cụ thể là tại một nữa phía đông nước Đức, lại nói lên điều ngược lại: chủ nghĩa cộng sản bị phá sản, chủ nghĩa cộng sản nhanh chóng tự hủy tự diệt.
Chế độ cộng sản với sức mạnh vũ khí vô địch, với lực lượng đảng viên nòng cốt cả trăm triệu nhân mạng, vững chắc như tảng băng khổng lồ đột nhiên tan chảy trong tích tắc trong khi chưa có một lực lượng chính trị chống đối chính thức nào hiện diện tại những nước này. Thế lực hay tổ chức nào đã giúp tạo nên hiện tượng đột biến khiến chế độ sắt máu và tàn bạo nhất trong lịch sử của nhân loại phải tự hoại tại Nga và lôi theo một loạt các nước cộng sản độc tài chuyên chế đàn em tại Đông Âu.
Tôn giáo dấn thân cứu nước
Từ khi chế độ cộng sản hiện diện trên thế giới, bắt đầu từ nước Nga, sau thế chiến thứ nhì lan nhanh đến các nước Đông Âu và Bắc Á (Mông Cổ, Tàu, Triều Tiên, Việt Nam), đã có một vài cuộc nổi dậy chống lại đảng và nhà nước cộng sản.
Năm 1956 tại Hungary có cuộc nổi dậy trên khắp nước chống lại đảng cộng sản và nhà nước Hungary. Cuộc nổi dậy đã nhanh chóng bị cộng sản Nga đưa bộ đội và xe tăng sang tiêu diệt không nương tay.
Năm 1980, phong trào Công nhân Công đoàn Độc lập Đoàn kết (Solidarnosc/Solidarity) do ông Lech Walesa, công nhân điện tại nhà máy đóng tàu Gdansk Ba Lan, lãnh đạo đã đứng lên chống lại đảng cộng sản Ba Lan đòi tự do dân chủ. Sau một thời gian ngắn hòa hoãn, đảng cộng sản Ba Lan thừa lệnh đảng cộng sản Nga đã nhanh chóng tiến hành đàn áp và tiêu diệt công đoàn Đoàn kết Solidarity tại Ba Lan. Đức Giáo Hoàng John Paul II người gốc Ba Lan đã công khai lên tiếng chống cộng sản và đứng về phía người dân Ba Lan. Ngài sẵn sàng về nước cùng dân Ba Lan đấu tranh giành lại quyền tự do dân chủ tiêu diệt chế độ cộng sản vô nhân đạo, vô thần dù cho có bị giết chết.
Kết cuộc với truyền thống đạo giáo lâu đời của Nga và các nước Đông Âu, người các nước cộng sản Nga, Đức, Hungary, Tiệp, Ba Lan, Bulgari đã dùng đạo giáo tạo nên chất xúc tác thúc đẩy nhanh chóng tiến trình tự diệt của chế độ phi nhân cộng sản.
Sự dấn thân của những vị lãnh đạo tôn giáo không chỉ xảy ra tại các nước bên trời Tây. Tại Việt Nam, lịch sử đã ghi nhận tôn giáo truyền thống là Phật Giáo cũng đã thường xuyên nhập thế cứu giúp dân, giải phóng, giành độc lập tự do cho đất nước trước nạn ngoại xâm và các chế độ hôn quân bạo chúa.
Thời nhà Lý có Thiền Sư Vạn Hạnh, đã đứng ra lật đổ vua Lê Long Đỉnh hoang dâm vô đạo dựng nên triều đại nhà Lý.
Thời triều đại nhà Trần có vua Trần Nhân Tông, tuy đã xuất gia đi tu nhưng khi đất nước đứng trước họa xâm lăng của quân Tàu – Nguyên đã hoàn tục lãnh đạo toàn dân đánh bại quân xâm lược Tàu.
Rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ tại các nước cộng sản đàn anh Nga và Đông Âu, đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành quỉ kế vô cùng thâm độc là: hoặc thẳng tay tiêu diệt (đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài và các giáo phái nhỏ), hoặc thâm nhập và lũng đoạn các tôn giáo lớn có uy tín, đặc biệt Phật Giáo, một đạo giáo với đại đa số người dân Việt tôn sùng và hòa cùng hai đạo khác là Đạo Lão và Đạo Khổng. Vì hệ thống kiểm soát tăng ni xuất gia tu học không được qui củ và có hệ thống để từ đó cộng sản đã dễ dàng đưa cán bộ đảng viên giả làm nhà sư trà trộn trong hàng giáo phẩm tăng ni.
Trong cuộc chiến quốc cộng 1962-1975 tại miền Nam Việt Nam, nhiều cán bộ, bộ đội cộng sản nằm vùng đã đội lớp tăng ni hoạt động vừa bạo động (khủng bố bom mìn súng đạn) vừa phá rối chính trị chống lại chính quyền miền Nam tạo điều kiện cho cộng sản chiếm toàn bộ miền Nam. Cụ thể phong trào tăng ni xuống đường chống chính quyền đòi hòa bình trong khi cả miền Nam đang bị Việt cộng miền Bắc đội lớp Mặt trận Giải phóng miền Nam gây chiến và nhuộm đỏ!
Tăng ni biểu tình mang bàn thờ xuống đường, lãnh đạo phật giáo chống chính quyền VNCH đòi thống nhất với cộng sản Thích Trí Quang, cảnh sư tăng trẻ đi biểu tình (ngày) hoạt động kinh Mac Mao Hồ (đêm) 
“Ni cô” Huỳnh Liên nổi tiếng cả miền Nam vì xuống đường chống chính phủ VNCH đòi thống nhất XHCN, sau 1975 tiếp tục làm ni cô kèm chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc TP, Ủy viên ủy Ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, đại biểu quốc hội của đảng cộng sản nước CHXHCN VN 
Đa số nhà tu hành Phật Giáo tại Việt Nam trong những thập niên từ 1975 đến nay không còn thuần túy là Phật Giáo chính thống phi cộng sản mà là Phật giáo quốc doanh, Phật giáo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa thờ Hồ Chí Minh ngang hàng với Phật Thích Ca trong chùa. Những vị sư Phật Giáo chính thống chuyên tu bị đuổi khỏi chùa, bị bắt tù khổ sai, bị cô lập, bị quản chế, bị khủng bố, thậm chí chùa chiền của các thầy đang trụ trì nhưng hoạt động độc lập không chịu sự quản lý của giáo hội Phật Giáo quốc doanh do đảng CSVN lập và lãnh đạo thì bị cô lập, cướp đất (cưỡng chế) và bị đập phá. Thí dụ vụ cưỡng chiếm và đập phá thành bình địa chùa Liên Trì tại Thủ Thiêm mới đây vào ngày 08/09/2016.
Toàn cảnh chùa Liên Trì trước và sau khi bị đảng cộng sản Việt Nam cưỡng chiếm và san bằng ngà 08/09/2016 
Phật giáo thời Xã Hội Chủ Nghĩa (cộng sản): thờ Hồ Chí Minh, thờ chủ nghĩa tam vô: vô gia đình vô tổ quốc vô tôn giáo 
Với hiện tình của thời mạt pháp của Đạo Phật tại Việt Nam, người dân Việt không thể trông chờ sự xuất hiện của những vị thiền sư, cao tăng lãnh đạo dẫn dắt dân Việt đưa đất nước thoát khỏi ách cộng sản.
Người dân cả nước thuộc tất cả tín ngưỡng đang đặt rất nhiều hy vọng vào sự lãnh đạo của các vị linh mục Thiên Chúc Giáo kết hợp cùng chư tăng ni Phật giáo độc lập và các tôn giáo khác như Cao Đài, Hòa Hảo… trong cuộc đấu tranh chống lại đảng cộng sản vô thần đang cai trị rất độc đoán và hà khắc toàn dân Việt Nam từ Bắc vô Nam.
Với hệ thống kiểm soát chặt chẽ việc đào tạo các linh mục và sự đoàn kết và quyết tâm của giáo dân, toàn dân Việt Nam đang đặt toàn bộ niềm hy vọng về tương lai thoát ách cộng sản và họa diệt vong vào sư dấn thân nhập thế của các vị Linh mục, lãnh đạo tinh thần của giáo dân.
Trong thời gian qua, tập đoàn sắt thép Formosa tại Vũng Áng Hà Tĩnh cấu kết với bọn gian quan cộng sản từ Hà Nội đến địa phương bí mật liên tục đổ ra biển vùng Vũng Áng hằng ngàn tấn hóa chất vô cùng độc hại bí mật mang vô Vũng Áng dưới bình phong hóa chất sử dụng cho nhà máy luyện thép, tiêu diệt sự sống của tất cả loài thủy sản dọc theo 4 tỉnh miền Trung. Đảng cộng sản từ nhân vật có quyền hành cao nhất nước là đảng trưởng (tổng bí thư) Nguyễn Phú Trọng đến các nhân vật phó tướng của đảng cộng sản như Quang, Phúc, Ngân, họ không màng gì đến sự an nguy và sinh mạng của cả chục triệu người dân sống dọc theo ven biển 4 tỉnh miền Trung đang trực tiếp bị nhiễm các loại hóa chất cực độc và người dân cả nước gián tiếp bị nhiễm độc do hành động bao che tác trách và vô nhân đạo của toàn bộ quan chức lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, khi họ dõng dạc tuyên bố rằng không có vụ Formosa thải chất độc và tất cả hải sản đánh bắt đều an toàn để ăn. Mãi tới khi bọn lãnh đạo Formosa chính thức nhận tội sát nhân, sau đến 4 tháng từ khi người dân khám phá hiện tượng cá chết đầy biển.
Quan chức cộng sản từ trung ương đến địa phương lừa gạt dân: ăn cá tắm biển, hành động bao che cho Formosa của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, và 4 tháng sau Formosa nhận tội đã xả ra biển hàng ngàn tấn hóa chất. 
Giáo hội Thiên Chúa Giáo trong thời gian qua đã dấn thân cùng bà con giáo dân và lương dân đấu tranh kiên cường và không khoan nhượng với bọn cường quyền đang làm tay sai bảo vệ cho bọn sát nhân Formosa.
Như Phật giáo Việt Nam vào những thế kỷ trước, thời Lý Trần, Giáo hội Thiên Chúa Giáo của thế kỷ 21 đang dấn thân nhập thế, bảo vệ dân chúng cả Lương và giáo.
Hơn 10000 dân vùng Hà Tĩnh biểu tình trước cổng nhà máy Formosa dưới sự lãnh đạo của Linh Mục Đặng Hữu Nam 
Toàn dân Việt Nam thuộc bất kỳ tín ngưỡng hay tôn giáo khác nhau, hãy cùng nhau nhiệt tình ủng hộ hành động yêu nước thương dân của các vị Linh Mục Thiên Chúa Giáo.
Toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, tất cả chúng ta, một lòng ủng hộ cả tinh thần lẫn vật chất cho cuộc đấu tranh đòi bồi thường thiệt hại, chống lại và tống cổ bọn sát nhân Formosa ra khỏi Vũng Áng, Hà Tĩnh – Nghệ An; đưa toàn bộ ban lãnh đạo Formosa ra tòa án hình sự xét xử tội cố ý giết người hàng loạt qua việc cố tình đổ xuống biển hàng ngàn tấn chất thải hóa chất cực độc; và đưa toàn bộ ban lãnh đạo đảng cộng sản ra tòa án nhân dân về tội cấu kết với ngoại bang gây thảm họa mội trường sống của toàn dân, mang đến họa diệt vong của dân tộc, cố ý lừa dối người dân là biển và các loại hải sản an toàn, trong khi toàn 4 tỉnh miền Trung bị Formosa đầu độc trầm trọng, để nhận tiền đút lót 500 triệu đôla của tập đoàn Formosa.
Ngày 08/10/2016
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
danlambaovn.blogspot.com
__________________________________________
Tham khảo:

Bí quyết lái xe an toàn trong mùa mưa bão

BBC
8 tháng 10 2016

Image copyrightREUTERSR
Đại Tây Dương trong tháng Chín là lúc cao điểm, với các trận bão dữ dội nhất.
Nhưng cho dù có trận bão nhiệt đới đổ xuống hay không, thì các trận lụt lịch sử cùng thời tiết khó lường đều xảy ra vào một vài tháng trước và sau tháng Chín, chẳng hạn như trận mưa lịch sử gây ngập lụt tại các tiểu bang Texas và Louisiana của Hoa Kỳ, hay những cơn mưa như trút gần đây tại Anh.
Trong những điều kiện khắc nghiệt đó, xe hơi đã được ‘thử sức’ tới mức tối đa, thậm chí có xe còn bị cuốn trôi trong dòng nước.
Bạn nên xử lý thế nào nếu bị mắc kẹt giữa dòng nước khi đang đi trên đường? Chúng tôi đã nói chuyện với các chuyên gia thời tiết và các chuyên gia về xe cộ, những người đã mổ xẻ các lỗi thường gặp, các tình huống đáng sợ, và các kế hoạch thoát hiểm dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng khi gặp bão lúc đang lái xe.
Câu hỏi đặt ra: Cách tốt nhất để lái xe trong trời mưa bão dữ dội là gì?

Không làm

Lời khuyên thích hợp nhất là hãy ở trong nhà, tránh lái xe. “Chỉ đi lại trong trường hợp không còn cách nào khác,” Pete Williams, phát ngôn nhân của RAC, công ty dịch vụ chuyên cứu hộ xe hơi ở Anh và là thành viên thuộc Nha Khí tượng Anh, nói. “Hãy chuẩn bị tinh thần tấp xe vào lề đường nếu thời tiết trở nên quá xấu, và nếu đã đỗ được xe vào nơi đủ điều kiện an toàn, hợp pháp, bạn hãy gọi điện cho người nhà hoặc bạn bè để báo cho họ biết là bạn đã dừng xe lại.”
Nhưng nếu như bạn đang lái xe và bị bão ập xuống, thì điều quan trọng nhất cần làm là…

Image copyrightAP

Đi chậm

Trong cơn bão, có rất nhiều nước trên mặt đường. Đây là những điều kiện dẫn tới tình trạng ‘ván trượt’ (hay còn gọi là ‘thủy phi cơ’), tức là khi các bánh xe của bạn ‘nổi’ trên mặt nước thay vì bám đường, dẫn tới nguy cơ dễ mất kiểm soát. Việc kiểm soát tốc độ sẽ giúp bánh xe bám đường tốt hơn.
“Hầu hết mọi người gặp phải tình trạng là đang chạy trên đường cao tốc thì thấy một vũng nước lớn trên làn đường của mình,” Bob Burns, một chuyên gia huấn luyện tài xế tại Land Rover Bắc Mỹ, nói. “Ở tốc độ 60 dặm/giờ thì vũng nước đó tuy có thể nông chưa tới 2,5cm cũng đã đủ để xe bạn rơi vào tình trang thủy phi cơ. Cũng là vũng nước đó nhưng nếu chạy ở tốc độ 20 dặm một giờ thì chẳng sao hết.”

Theo dõi hướng gió

Williams từ công ty cứu hộ xe hơi RAC nói rằng tốc độ cũng rất quan trọng khi phải đối phó với gió lớn. “Gió lớn có thể quét xuống dưới gầm xe, gây ảnh hưởng đáng kể tới việc điều khiển và phanh xe.” Ông cũng khuyên nên giữ tay lái thật chắc, bởi gió lớn thường thổi không liên tục và có thể tấn công đúng lúc bạn sơ sảy.

Image copyrightAP

Đừng đánh tay lái quá nhiều

Cho dù là trong cơn lốc xoáy hay trong trận bão tuyết, việc cố gắng điều khiển xe chống lại sức gió một cách hoảng hốt và đánh tay lái quá mức sẽ gây vấn đề nhiều hơn là đem lại giải pháp thích hợp. Bạn cần nhớ là bạn đang chạy xe trên nền đường rất trơn trượt. Hãy lái chậm lại sẽ có tác dụng hơn.
Với tình trạng nền đường bị láng nước, các chuyên gia nói hầu hết mọi người không nhận thức được là mình đang chạy xe trong tình trạng “thủy phi cơ”. Và khi nhận ra thì đã là quá muộn; Việc hoảng hốt sẽ khiến bạn đánh tay lái quá mức, dẫn đến tình trạng xe bị văng, trượt trên mặt đường.
Nếu bạn cảm nhận được là xe đang mất độ ma-xát với mặt đường, hoặc khi đánh tay lái nhưng không có cảm giác điều khiển được hướng xe, thì nhiều khả năng là bạn đang trong tình trạng “thủy phi cơ”.
Việc rơi vào trạng thái này hay không phụ thuộc vào một số yếu tố: độ nông, sâu của lượng nước trên mặt đường, kiểu lốp (vỏ xe), độ căng hay non của lốp, và kiểu đường bạn đang chạy. Nhưng không yếu tố nào có tác động lớn hơn tốc độ. Càng chạy nhanh, bạn càng gặp nhiều rủi ro.

Hiểu loại lốp (vỏ xe) mình đang dùng

“Lốp xe không phải chỉ là một ‘phần’ trong chiếc xe của bạn,” Sarah Robinson, một người chuyên lái xe thử ở trung tâm Laurens Proving Grounds của Michelin tại bang Nam Carolina, Hoa Kỳ, nói.
Image copyrightAFP
“Chúng là bộ phận chủ chốt đóng vai trò cho độ an toàn và hiệu năng hoạt động của xe. Nếu chúng ta không bao giờ phải lái xe trong điều kiện mưa, tuyết, bùn lầy, hoặc đường đầy sỏi đá, thì lốp nào cũng tốt cả, đều đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, kiểu dáng các đường rãnh trên các loại lốp khác nhau là khác nhau, chúng đã được nghiên cứu, phát triển cẩn trọng nhằm thích ứng tốt nhất trong các điều kiện có nước, hay lái xe trong tuyết, hay khi đi trên đường bùn lầy.”
Ngoài việc phải thường xuyên kiểm tra độ nông-sâu của các đường rãnh trên lốp, bạn nhớ là càng lái xe nhiều thì bạn càng cần thay lốp thường xuyên hơn. Robinson nói là “khoảng mỗi tháng một lần, bạn cần bỏ ra năm phút để kiểm tra lốp xe”.
Bạn có thể áp dụng cách thử đơn giản này: Dùng một đồng một xu hoặc 20 xu Mỹ nhét vào chỗ rãnh trông có vẻ mòn nhất trên lốp. Nếu có bất kỳ phần nào của đầu ông Abraham Lincoln lút trong vạch rãnh thì lốp vẫn còn tốt, chưa mòn tới mức cần thay; đó là chỉ dấu cho thấy lốp của bạn vẫn nằm trong giới hạn an toàn, hợp pháp để lưu thông trên đường và đảm bảo không ảnh hưởng tới việc bạn lái xe trong điều kiện thời tiết xấu.
Tương tự, nếu vòng ngoài của đồng 20 xu nằm lọt trong rãnh thì lốp của bạn vẫn mới, chưa mòn tới mức cần thay.

Sử dụng đúng đèn

“Quy tắc vàng,” theo William Van Tassel, người phụ trách chương trình đào tạo lái xe tại Hiệp hội Xe hơi Mỹ, nói, “là bật đèn lên bất kỳ lúc nào bạn lái xe. Việc này giúp bạn được những người khác cùng lưu thông trên đường dễ dàng nhận biết gấp đôi.” Tuy nhiên, đèn dầm cao (đèn pha) thì cần để ở chế độ tối bớt khi đi trong dòng xe, và khi đi sau xe khác, Van Tassel nói.
Đèn chiếu gần (đèn cốt) nên dùng khi chạy xe trong điều kiện nhiều sương mù hoặc mưa lớn. Vì sao vậy? Bởi ánh sáng từ đèn pha sẽ được chiếu vào các giọt sương mù, làm giảm tầm nhìn của bạn.

Image copyrightEPA

Giữ khoảng cách

RAC khuyên nên giữ khoảng cách xa hơn giữa xe bạn và xe chạy phía trước trong điều kiện thời tiết xấu, gồm cả khi có gió mạnh và mưa lớn. Thông thường, bạn áp dụng quy tắc “đi cách xe trước 2 giây”, nhưng vào những lúc này bạn nên đi cách xe trước bốn giây (các bạn hẳn đều được giải thích cụ thể về quy tắc hai giây này trong những bài tập đầu tiên khi mới học lái xe, phải không?).
Việc tăng khoảng cách này sẽ giúp bạn có thời gian xử lý khi gặp sự cố, giảm nguy cơ va đụng giữa các xe. Quy tắc này áp dụng cho cả xe tải, xe buýt, và xe máy.
“Các phương tiện rất dễ bị gió bạt thổi bay,” Williams nói. Và nhớ là đừng cố tìm cách vượt những xe cao như xe tải. “Lái xe ngang qua các xe lớn có thể tạo ra luồng gió mạnh đột ngột từ bên hông xe khi bạn vượt lên trên.”

Hãy ngồi trong xe

Nếu tình hình trở nên tồi tệ quá mức, và bạn có thể bị kẹt trong dòng nước lũ như từng xảy ra tại Houston và Baton Rouge, Louisiana trong năm nay, có thể xe của bạn sẽ bị trôi nổi trong dòng nước. Cho dù là nước lũ hay nước bùn, hãy ở yên trong xe. “Các nhân viên cứu hộ không thể nhìn thấy bạn trong dòng nước, nhưng họ sẽ kiểm tra chiếc xe,” Burns nói.
Khi ngồi trong xe, hãy đóng kín các cửa, kéo cửa sổ lên. Và nhớ để sẵn búa phá cửa sổ khẩn cấp trong tầm tay.

Image copyrightREUTERS

Đừng đánh giá sai tình hình và khả năng của bản thân

Nếu chỉ nhìn qua cửa sổ và thấy có vài milimet nước trên mặt đường, đừng nghĩ rằng chừng đó không đủ để khiến bạn lâm vào tình huống “thủy phi cơ” hoặc bị xoay xe mất kiểm soát. Hầu hết các xe hơi đều đối phó không được bao nhiêu nước đâu.
Mưa đá là một ví dụ nữa. Hiệp hội Xe hơi Mỹ nói ngay cả mưa đá với các hạt đá có đường kính dưới một inch (2,5cm) cũng gây nguy hiểm. “Hầu hết những khi có mưa đá gây hại cho xe cộ, thì là làm hư hại tới các phần vỏ kim loại của xe, là những phần có thể sửa chữa được,” Van Tassel nói.
“Nhưng mưa đá với đường kính lớn hơn có thể làm vỡ hỏng kính chắn gió và cửa sổ xe, và lập tức làm hạn chế tầm nhìn của người lái. Cho nên sẽ rất nguy hiểm.”
Nhưng điều gì có thể tệ hơn việc coi nhẹ sức mạnh của nước mưa và mưa đá mà bạn nhìn thấy ở bên ngoài xe? Đó chính là việc đánh giá quá mức khả năng bản thân… hoặc khả năng của chiếc xe bạn đang lái.
“Ngày nay, xe hơi về căn bản cũng giống như các máy tính xách tay được đặt trên bánh xe mà thôi,” Burns từ hãng xe Land Rover nói. “Không cần phải tác động gì quá mức thì xe đã có thể bị hư hại rồi. Mọi người thường đánh giá quá cao kỹ năng lái xe của bản thân, và độ thích ứng của chiếc xe họ lái.”
Burns nói rằng ngày nay, con người ta thường có tâm lý tin rằng xe cộ chắc chắn là đủ tốt để đưa họ đi an toàn từ điểm này tới điểm khác.
Không hẳn thế. Và đó là lý do vì sao một chút khiêm nhường, một chút thực tế, và một chút kiên nhẫn sẽ là những tài sản quý giá nhất của bạn khi thời tiết trở nên khắc nghiệt trên đường.
“Hãy lái xe chậm cho phù hợp với điều kiện thực tế,” Sara Robinson từ Michelin nói. “Chẳng có giải thưởng ‘thắng cuộc’ nào trong trận bão cả.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Autos.

Điểm báo Pháp – 8-10-2016

RFI
Trọng Thành
Đăng ngày 08-10-2016 

Syria : Cú đánh cược mạo hiểm của Nga

media
Aleppo, thành phố bị hủy diệtẢnh : Mahmoud Hebbo/Reuters
Khủng hoảng Trung Cận Đông với tiêu điểm là cuộc vây hãm thành phố Aleppo tiếp tục là tâm điểm thời sự của nhiều tuần báo Pháp, không chỉ về những diễn biến khốc liệt, mà còn là những câu hỏi lớn về chiến tranh và hòa bình đang đặt ra trước nhân loại, trước hết là đối với các nền dân chủ hàng đầu thế giới.
Về chiến sự khốc liệt tại vùng phía đông thành phố Aleppo, Syria, nơi quân đội Damas được Nga hậu thuẫn, đang khép chặt vòng vây, mà rất nhiều nạn nhân là dân thường, Le Nouvel Observateur có bài “Aleppo, một chiến lược tàn ác”, với nhận định “chế độ Syria và đồng minh Putin đang tiến hành một cuộc chiến tổng lực chống lại phe nổi dậy và thường dân. Chiến thuật này của tổng thống Nga nằm trong một kế hoạch chung, đó là tìm lại cho nước Nga vị trí siêu cường”.
Tại các khu phố phía đông Aleppo, nơi cư trú của khoảng 275.000 thường dân khốn khổ, “tội ác chiến tranh đang xảy ra hàng giờ”. Hôm thứ bảy vừa qua, bệnh viện lớn nhất còn lại bị trúng bảy trái tên lửa từ máy bay Nga và Damas. L’Obs đặt câu hỏi : “Phải chăng trật tự của thế giới chúng ta đang được quyết định tại Aleppo ?”.
Việc chiếm được Aleppo sẽ là một bước ngoặt, một thắng lợi quyết định cho phép chính quyền Assad làm chủ toàn bộ một khu vực từ trục Damas – Aleppo đến vùng duyên hải. Tuy nhiên, chiến thắng không phải dễ dàng, bởi quân đội chính phủ đã yếu đi rất nhiều sau 5 năm chiến tranh, trong khi đó phe nổi dậy thì quyết tâm kháng cự đến cùng. Người phát ngôn của nhóm nổi dậy lớn nhất đông Aleppo cho biết Assad sẽ phải “biến thành phố này thành tro bụi mới có thể giành được chiến thắng”.
Dù sao, L’Obs cũng ghi nhận là bất kể kết cục của chiến dịch Aleppo như thế nào, Matxcơva đã giành thắng lợi với chiến lược oanh kích tàn bạo, đẩy người dân ra khỏi thành phố, và buộc phe nổi dậy ôn hòa phải hợp nhất với các nhóm thánh chiến cực đoan nhất.
Từ một góc nhìn khác, Le Courrier International đánh giá chiến lược của Nga với bài “Cú đánh cược mạo hiểm của Matxcơva”. Bài viết trích từ nhật báo Liban L’Orient-Le Jour cảnh báo : “Chiến thắng về quân sự không bảo đảm cho ông Putin một thắng lợi về chính trị và ngoại giao”.
Ngược lại với cam kết rút quân sau ba tháng không kích, chính quyền Nga ngày càng can dự sâu vào xung đột Syria, với việc “đưa thêm nhiều lính đánh thuê” tham chiến. Cho đến nay, theo tờ báo Liban, cho dù giành được nhiều thắng lợi chiến trường, nhưng Matxcơva vẫn không làm thay đổi được quan điểm đòi Assad phải ra đi của phương Tây và nhiều nước Ả Rập. Chiến dịch Aleppo đang trở thành nơi Nga “thử nghiệm chiến lược tiêu diệt hoàn toàn đối lập Syria, để buộc phương Tây phải lựa chọn giữa tổng thống Assad và quân thánh chiến”.
“Hội chứng Aleppo” 
Về cuộc chiến tại Trung Cận Đông, tờ l’Express đăng tải nhận định rất đáng chú ý của học giả Jacques Attali với tựa đề “Hội chứng Aleppo”. Jacques Attali nhận xét thẳng thừng : Những gì diễn ra tại thành phố này cho thấy “niềm tin tưởng vững chắc của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh nay đã chết”, khi các bên tham chiến tấn công vào các đoàn xe nhân đạo, xé bỏ các thỏa thuận ngừng bắn, việc thảm sát thường dân đang diễn ra với quy mô lớn, và hàng ngày ngay trước mắt cộng đồng quốc tế.
Jacques Attali chỉ ra một sự “mất cân xứng lớn không chỉ giữa các quốc gia và các lực lượng khủng bố, mà còn cả giữa các nền dân chủ và các chế độ khác. Các nền dân chủ có những giá trị cao quý, nhưng ít người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chúng… Và không có gì nguy hiểm hơn khi những kẻ (khủng bố hay độc tài) tin rằng họ có thể hành động mạo hiểm mà ít sợ bị trừng phạt”. Theo ông, nếu tiếp tục để cho những thế lực như Nga lộng hành, đến một lúc nào đó, phương Tây sẽ bị đẩy đến chỗ buộc phải tiến hành “một cuộc chiến tranh toàn cầu”, chẳng hạn nếu như Nga động đến các nước vùng Bantic.
Bài học mà Jacques Attali khẳng định là : “để cho sự hy sinh của Aleppo không trở thành vô ích… cần phải tìm lại sự sáng suốt, phân biệt kẻ thù trước mắt với kẻ thù lâu dài, và củng cố các định chế nhà nước thế tục. Hơn bao giờ hết, thế giới cần đến một châu Âu thống nhất, mạnh mẽ và đáng tin cậy”.
Vội vã đánh Mossoul là thảm họa
Jacques Attali nhấn mạnh : “Kẻ thù chính của chúng ta trong thời điểm hiện tại không phải ở Matxcơva, mà là ở Mossoul” (ông cũng nhắc đến sai lầm của phương Tây cách nay 20 năm, khi không thực sự coi Nga là thành viên của châu Âu và để cho các quốc gia nhân tạo Trung Đông bị giải thể).
Riêng về Mossoul, thành phố Irak đang nằm trong tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, Le Courrier International có bài cảnh báo “Vội vã trong chiến dịch Mossoul là một sai lầm”. Nếu các cơ sở hậu cần cho việc tiếp đón người tị nạn không được chuẩn bị đầy đủ, việc tiến chiếm Mossoul và khu vực phụ cận với khoảng 2,6 triệu dân cư có thể trở thành thảm họa, để lại những mầm mống cho một cuộc nội chiến Irak tiếp theo.
Đầu tư Trung Quốc và thất nghiệp gia tăng tại Nam Mỹ
Làn sóng đầu tư Trung Quốc lan tràn khắp thế giới là chủ đề chính của tuần báo Le Courrier International, với hàng tựa trang nhất “Thế giới vào lúc Trung Quốc ở thế thượng phong”. Từ Brazil đến Nam Mỹ, cũng như tại châu Âu, không nước nào thoát khỏi trận sóng kinh khủng này. Nhiều quốc gia lo ngại những thiệt hại không thể vãn hồi, đặc biệt tại châu Mỹ Latinh.
Trong một cuộc trả lời đài truyền hình Achentinna Cadenas 3, một cựu đại sứ Mêxicô tại Trung Quốc cho rằng các nước Mỹ Latinh đang đứng trước tình trạng bị “phi công nghiệp hóa”, đặc biệt do Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực hóa dầu hay luyện kim. Nhà đầu tư Trung Quốc sử dụng “kỹ sư Trung Quốc, công nhân Trung Quốc, vật liệu Trung Quốc” và điều này dẫn đến việc làm sẽ bị “mất một cách triệt để”. Cựu đại sứ Mêxicô cho rằng “có một mối liên hệ trực tiếp giữa thời gian Trung Quốc được kết nạp vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và sự suy giảm của công nghiệp tại nhiều nước Mỹ Latinh”.
Nga : Một cuộc cách mạng sẽ lật đổ Putin
Về tình hình nước Nga, L’Obs có bài phỏng vấn cựu tài phiệt Mikhail Khodorkovski, hiện lưu vong, với tựa đề “Một cuộc cách mạng sẽ buộc Putin phải bỏ trốn”. Nhà đối lập Nga khẳng định với sự thao túng của chính quyền, người dân Nga đang ngày càng trở nên “vô cảm về chính trị”, cụ thể là con số kỷ lục không tham gia bầu cử, 62% trên toàn quốc, và 70% riêng tại Matxcơva. Mọi thứ đều được quyết định từ Phủ Tổng Thống, Quốc Hội chỉ là nơi bỏ phiếu thông qua.
Theo Mikhail Khodorkovski, “lịch sử Nga cho thấy tình trạng vô cảm như vậy thường báo trước một cơn cuồng nộ của dân chúng, nhất là khi điều kiện kinh tế đi xuống, cụ thể như hiện nay. Ông Putin biết nguy cơ này, chính vì vậy ông ta cố gắng tăng cường các phương tiện đàn áp biểu tình… Cách nay ít hôm, 160.000 cảnh sát chống tội phạm đã được chuyển sang bộ phận cảnh vệ, lực lượng chuyên đàn áp biểu tình”.
Cựu nhân viên an ninh Mỹ Snowden: Công hay tội ? 
Cách đây 3 năm cựu nhân viên an ninh Mỹ Edward Snowden nổi danh như cồn, sau khi tiết lộ hệ thống theo dõi khổng lồ phủ khắp thế giới của cơ quan an ninh Hoa Kỳ. Sau khi bộ phim của đạo diễn Oliver Stone – lấy Snowden làm nhân vật chính – được công chiếu, tại Hoa Kỳ lại dấy lên các tranh luận về việc Snowden có công hay có tội. Le Courrier International giới thiệu hai quan điểm tiêu biểu trên tờ The Washington Post.
The Washington Post là tờ báo đã được nhận giải thưởng báo chí Pulitzer năm 2014, một phần nhờ các tài liệu do Snowden cung cấp.
Người có quan điểm Snowden có tội thì cho rằng cần tổ chức một phiên tòa, để cân nhắc giữa một bên là các hành động thái quá khiến ông phải chịu một trách nhiệm hình sự nhất định và bên kia là những đóng góp của Snowden khiến ông có thể được hưởng một số khoan hồng. Người cho rằng Snowden có công khẳng định Snowden xâm phạm quy định bảo mật quốc gia, nhưng để bảo vệ một thứ luật pháp cao hơn, đó là Hiến pháp,  hành động của ông hoàn toàn vì lợi ích của công chúng.
Tác giả bài viết cho biết nhiều người lên án “thái độ đạo đức giả” của The Washington Post, khi một mặt được hưởng lợi từ các tài liệu do Snowden cung cấp, nhưng mặt khác lại phản đối đề nghị tổng thống ân xá ông.
Mối tình Mitterand, biểu tượng Thatcher
Những bức thư của François Mitterand gửi người tình bí mật là chủ đề chính của Le Nouvel Observateur. Trang nhất tờ báo đăng hình cố tổng thống Pháp bên người tình trẻ, trên đồi cao, giữa hai cột đá trắng, mắt hướng về một chân trời bao la mù sương.
Trong khi đó, cố thủ tướng Anh, bà đầm thép Magaret Thatcher, chiếm trang nhất Le Point với khuôn mặt nghiêm nghị, dữ dội. Tờ báo chạy tựa : “Thatcher phải chăng chính là lựa chọn tốt nhất cho chương trình tranh cử (tổng thống Pháp) năm 2017 ?”.
Hãy giải phóng điều thần kỳ trong não bạn !
Khép lại mục điểm tuần báo, xin giới thiệu với quý vị một số suy nghĩ về những bước tiến mới trong việc cải thiện khả năng hoạt động của bộ não con người qua cuộc phỏng vấn khoa học gia môn thần kinh người Đan Mạch, bà Berit Brogaard, có cuốn sách vừa xuất bản : “Hãy giải phóng điều thần kỳ trong bộ não của bạn !” (“The Superhuman Mind: Free the Genius in Your Brain”).
Việc nghiên cứu về những người có chứng “cảm giác kèm” (synesthésie) (ví dụ như “nghe” được các màu sắc, hay nhìn chữ số mà thấy hình ảnh…) đã dẫn tác giả đến với một lĩnh vực đặc biệt: phát hiện các phẩm chất kỳ lạ trong con người, có được sau một tác động ngẫu nhiên ở vùng não (ví dụ như sau một tai nạn gây chấn thương mạnh).
Một trong những hướng ưu tiên của nhà thần kinh học là tìm kiếm “các vị thuốc thông minh”, có khả năng tác động đúng thời điểm và đúng vào bộ phận cần thiết trong não nhằm tăng trưởng những khả năng sáng tạo của con người. Tác giả tin rằng với sự phát triển của công nghệ nano robot như hiện nay, điều đó là có thể được. Điều mà tác giả lo ngại là thuốc cũng có thể làm con người trở nên ít tình cảm hơn, và bất lực trong các quyết định mang tính đạo lý. Đây thực sự là điều rất nguy hiểm.

TIN ĐỌC NHANH

AFP) – Obama bãi bỏ trừng phạt Miến Điện. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua 07/10/2016, đã chính thức bãi bỏ các biện pháp trừng phạt Miến Điện, thực hiện lời hứa với bà Aung San Suu Kyi khi bà viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 9 vừa qua.
Ghi nhận “những tiến bộ đáng kể” mà Miến Điện đã đạt được, cũng như cuộc “tuyển cử lịch sử”tháng 11/2015, ông Obama đã ra lệnh bãi bỏ các biện pháp trừng phạt được ban hành khi tập đoàn quân sự còn cầm quyền. Tháng 5 vừa qua, Hoa Kỳ đã giảm những hạn chế với đối với Miến Điện trong các lĩnh vực ngân hàng, khai thác mỏ và gỗ, nhưng Washington vẫn duy trì danh sách đen gồm hơn 100 nhân vật bị cáo buộc là có liên hệ với tập đoàn quân phiệt trước đây.
(AFP) - Gruzia bầu Quốc hội. Hôm nay 08/10/2016, cử tri Gruzia đi bỏ phiếu bầu Quốc hội mới, với hai đảng thân phương Tây đối địch nhau được dự báo sẽ có tỷ lệ phiếu ngang ngửa.
Theo các cuộc thăm dò, hai đảng có khả năng thắng cử – đảng Giấc mơ Gruzia của nhà tỉ phú Bidzina Ivanichvili và đảng Phong trào Quốc gia Thống nhất do cựu tổng thống Mikheil Saakachvili sáng lập – sẽ đạt kết quả rất sát sao. Theo nhiều nhà phân tích, do sẽ không có đảng nào thu được số phiếu áp đảo, cho nên có thể là Gruzia sẽ phải thành lập chính phủ liên minh. Vì hai đảng nói trên có quá nhiều bất đồng, quốc gia vùng Kavkaz này có nguy cơ rơi vào khủng hoảng chính trị.
(AFP) - Một phần năm người Nhật làm việc có nguy cơ chết do làm quá sức. Theo một báo cáo của chính phủ Tokyo được công bố hôm nay 08/10/2016, đã có hàng trăm người chết vì làm việc quá độ: lên cơn đau tim, tai biến mạch máu não hay tự tử. Cho tới nay, tuy tâm lý người dân Nhật đang thay đổi, nhưng vẫn còn có nhiều người Nhật làm việc ở văn phòng nhiều giờ hơn là các đồng nghiệp ở những nền kinh tế phát triển khác.
(AFP) - Airbus gặp khó, Boeing cuỗm khách Qatar. Hôm qua 07/010/2016, nhà chế tạo máy bay hàng đầu của Mỹ, đối thủ cạnh tranh với Airbus đã giành được đơn hàng kỷ lục có trị giá lên tới 18,6 tỉ đô la của hãng hàng không Qatar Airways – dự tính sẽ mua trên 100 chiếc Boeing các loại.
Qatar Airways vốn là khách hàng lớn của Airbus, nhưng thời gian gần đây nhà chế tạo máy bay châu Âu gặp nhiều khó khăn phải giao hàng chậm. Nhân cơ hội đó đối thủ cạnh tranh Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào chiếm lĩnh thị trường béo bở này. Đây là lần đầu tiên kể từ 15 năm nay, Qatar Airways đặt mua trở lại các máy bay Boeing phục vụ chặng bay trung bình
Powered by Blogger.