Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Nga triển khai ở Syria một hệ thống đánh chặn tên lửa hành trình

Friday, October 7, 2016 // , ,
Tác giả: Andrei Popescu | Dịch giả: Kim Xuân
6 Tháng Mười , 2016
Cuộc chiến ở Syria đang gia tăng từng ngày. Sau sự sụp đổ của thỏa thuận ngừng bắn và tuyên bố của Mỹ đình chỉ các cuộc đàm phán với Nga về hòa bình trong khu vực, điện Kremlin đã gửi đến đất nước Ả Rập này một hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại.
Hệ thống tên lửa phòng không của Nga S-400. (Ảnh chụp màn hình)Hệ thống tên lửa phòng không của Nga S-400. (Ảnh chụp màn hình)
Syria đã nhận được từ Nga một hệ thống hiện đại SC-300V4 tên lửa tầm siêu xa. Hệ thống này có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình.
Hệ thống này đã được chuyển giao hồi cuối tuần vừa rồi đến căn cứ hải quân ở thành phố Tartus của Syria, Fox News công bố dẫn lời nguồn tin ở Washington.
Đây là trường hợp đầu tiên mà hệ thống SC-300V4 được chuyển giao bên ngoài nước Nga, Fox cho biết. Trong khi đó, một số nguồn tin cho biết Nhà nước Hồi giáo và nhóm Jabhat en-Nusrat đều không có bất kỳ một tên lửa phòng không nào hoặc tên lửa hành trình để hệ thống Nga có thể đánh chặ
Các nhà phân tích tin rằng sự xuất hiện của hệ thống SC-300V4 ở Syria có thể có nghĩa rằng Nga đang nỗ lực để bảo vệ chống lại một số cuộc tấn công tiềm năng từ Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
SC-300V4 là một hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa. Nga thường xuất khẩu một phiên bản của hệ thống, cụ thể là S-300VM Antey-2500.
Phạm vi hoạt động của hệ thống này là khoảng 400 km và nó có thể phá hủy tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung.
Năm ngoái, Nga đã chính thức công bố việc triển khai hệ thống S-400 tại căn cứ Nga ở Latakia, Syria, sau khi lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ  bắn hạ một máy bay ném bom Su-24 của Nga ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức công bố đình chỉ các cuộc đàm phán với Nga về việc tái khởi động một lệnh ngừng bắn ở Syria. John Kirby, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao tuyên bố Mỹ không còn kiên nhẫn nữa. Đồng thời, Washington sẽ vẫn giữ liên lạc quân sự với Moscow để tránh những sự cố trong không phận Syria.
Hôm 22 tháng 9, quân đội Syria đã triển khai một cuộc tấn công mới vào thành phố Aleppo, nơi đã đi trước bởi một lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần có hiệu lực vào ngày 12 tháng 9, là kết quả của thỏa thuận giữa Moscow và Washington. Tuy nhiên, vào ngày 19, phiến quân và sau đó là quân đội Syria đã tiếp tục tấn công nhau.

Tổng thống Colombia nhận Nobel Hòa bình

Image copyrightAFP
Image captionTổng thống Juan Manuel Santos được ca ngợi cho dù thỏa thuận hòa bình đổ vỡ
Giải Nobel Hòa bình 2016 về tay Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos cho dù thỏa thuận hòa bình với phe Farc đổ vỡ.
Các thành viên ủy ban Nobel ở Na Uy ca ngợi đóng góp của ông trong việc ký được thỏa thuận với phiến quân Farc hồi tháng trước sau bốn năm đàm phán.
Tuy nhiên thỏa thuận này sau đó đã bị người dân Colombia bác bỏ trong một cuộc trưng cầu dân ý hồi cuối tuần.
Cuộc xung đột kéo dài 52 năm đã khiến khoảng 260.000 người chết và hơn sáu triệu người phải ly tán.
Bà Kaci Kullmann Five, chủ tịch Ủy ban Nobel, nói: “Ủy ban Nobel Na Uy quyết định trao Giải Nobel Hòa bình năm 2016 cho Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos vì các nỗ lực kiên quyết của ông trong việc chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm ở trong nước”.
Ông Santos đã bày tỏ cam kết sẽ tiếp tục đàm phán với phiến quân. Phe chỉ trích ông thì nói chính phủ nhượng bộ Farc quá nhiều.

Juan Manuel Santos: Diều hâu thành bồ câu

BBC
7 tháng 10   2016
Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionJuan Manuel Santos
“Tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm hòa bình cho đến phút cuối của nhiệm kỳ.”
Đấy là lời Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, sau khi cử tri bác bỏ thỏa thuận hòa bình với quân nổi dậy cánh tả Farc.
Chỉ vài ngày trước đó, ông Santos đã bắt tay với lãnh đạo quân nổi dậy Rodrigo Londono, có biệt danh Timochenko, trong buổi lễ lịch sử tại Cartagena để đánh dấu thỏa thuận.
Thỏa thuận muốn chấm dứt năm thập niên xung đột, làm khoảng 260.000 người chết và hàng triệu người mất nhà cửa.
Nhưng với giới chỉ trích, các nhượng bộ với Farc đi quá xa.
Dẫu vậy, nỗ lực của tổng thống để tìm kiếm hòa bình và chấm dứt xung đột đã đem lại cho ông giải Nobel Hòa bình 2016.
Trước đây, ông Santos không phải lúc nào cũng có giọng lạc quan, hòa giải mà nhờ đó ông đang được ngợi ca.
Chưa đầy 10 năm trước, khi đang là bộ trưởng quốc phòng, ông cho phép đánh bom gây tranh cãi vào một trại của Farc ở Ecuador mà không báo cho nước láng giềng.
Juan Manuel Santos đi đến đỉnh quyền lực nhờ một phần không nhỏ của quan hệ gần gũi với người tiền nhiệm trong dinh tổng thống, Alvaro Uribe.
Image copyrightEPA
Image captionTổng thống Colombia công bố kết quả cuộc trưng cầu dân ý hôm 2/10
Năm 2006, Tổng thống Uribe vừa được tái đắc cử thêm bốn năm nhờ hứa hẹn chống quân Farc.
Tổng thống Uribe bổ nhiệm ông Santos làm bộ trưởng quốc phòng.
Ông Santos từ đầu đã ủng hộ ông Uribe. Ông thành lập một đảng ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Uribe, khi Uribe còn tương đối được biết tới.
Ông Santos nhanh chóng cũng nổi tiếng vì nhiều hoạt động quân sự.
Dưới sự lãnh đạo của ông, quân đội giải thoát chính khách bị bắt cóc Ingrid Betancourt và ba công dân Mỹ bị Farc bắt.
Quân đội cũng đánh bom nước láng giềng Ecuador, giết chết lãnh đạo Farc Raul Reyes.

Giã từ quá khứ

Nhưng cuộc đánh bom 2008 gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước, vì Ecuador cáo buộc Colombia xâm phạm chủ quyền.
Cùng lúc đó, bằng chứng cho thấy quân đội Colombia đã giết thường dân, rồi đổ cho họ là quân nổi dậy để tăng tỉ lệ “sát thương”.
Bê bối này bị xem là một chương đen tối trong thời kỳ Uribe làm tổng thống.
Nhưng uy tín của ông Santos vẫn cao, và ông từ chức bộ trưởng quốc phòng năm 2009 để chuẩn bị tranh tổng thống năm 2010.
Tháng Ba 2010, ông thắng cử, với tỉ lệ phiếu bầu thuộc hàng cao nhất lịch sử Colombia.
Không lâu sau khi lên làm tổng thống, ông Santos làm nhiều người ngạc nhiên vì phá bỏ nhiều chính sách của người tiền nhiệm.
Ông bình thường hóa quan hệ với chính phủ Venezuela cánh tả của Hugo Chavez.
Ông cũng khởi tố nhiều thành viên chính phủ cũ vì lạm dụng quyền lực.
Năm 2012, Tổng thống Santos xác nhận tin đồn rằng chính phủ đang bí mật đàm phán hòa bình với Farc ở Cuba.
Do những thay đổi này, hai cựu đồng minh trở nên xa lạ và ông Uribe trở thành lãnh đạo đối lập.
Hai chính khách thù hằn đến mức khi ông Santos tái tranh cử năm 2014, ông Uribe lại ủng hộ đối thủ khác.
Nhưng sau vòng bỏ phiếu sít sao lần hai, ông Santos thắng và hứa theo đuổi hòa bình với Farc.
Năm 2016, sau gần bốn năm thương lượng chính thức và hai năm đàm phán bí mật, Tổng thống Santos loan báo chính phủ đạt thỏa thuận với Farc.
Thỏa thuận được ký tại thành phố Cartagena của Colombia ngày 26/9.
Nhưng ông Santos hứa rằng mọi thỏa thuận phải được thông qua nhờ trưng cầu dân ý.
Ngày 2/10, trong kết quả gây ngạc nhiên, người dân bác bỏ nó với tỉ lệ sít sao – 50,2% nói Không.
Nhiều người cho rằng thỏa thuận quá mềm yếu với quân nổi dậy.
Dù thế, ông Santos cam kết sẽ tiếp tục đàm phán để có thỏa thuận chung cuộc.

Tin liên quan

  • Tổng thống Colombia nhận Nobel Hòa bình
    1 giờ trước
  • Dân Colombia từ chối thỏa thuận hòa bình với lực lượng Farc
    3 tháng 10 2016
  • Thỏa thuận hòa bình lịch sử ở Colombia
    27 tháng 9 2016
  • Thủ lĩnh phiến quân và hòa đàm Colombia
    26 tháng 9 2016
  • Phiến quân Colombia tuyên bố ngừng bắn
    29 tháng 8 201

Bão Matthew tiến về Florida, Tổng thống công bố tình trạng khẩn cấp

Bão Matthew tiến về Florida, Tổng thống công bố tình trạng khẩn cấp
VOA
7-10-2016
Màn hình hiển thị thông tin chuyến bay cho thấy nhiều chuyến bay đến Sân bay quốc tế Palm Beach, bang Florida bị huỷ do lo ngại cơn bão Matthew.
Màn hình hiển thị thông tin chuyến bay cho thấy nhiều chuyến bay đến Sân bay quốc tế Palm Beach, bang Florida bị huỷ do lo ngại cơn bão Matthew.
Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố tình trạng khẩn cấp tại Florida trong lúc bão Matthew đang tăng cường độ tiến về Đông Nam Hoa Kỳ, theo thông tin từ Tòa Bạch Ốc.
Loan báo này cho phép Bộ An ninh Nội địa và Cơ quan Xử lý Tình trạng khẩn cấp Liên bang phối hợp các nỗ lực cứu hộ cần thiết trong cơn bão cấp 4 với sức gió lên tới 220 km/giờ.
Trung tâm Bão Quốc gia cho biết tâm bão sắp kéo tới Freeport ở Bahamas, có thể có những tác động tàn phá nặng nề cho Florida.

Mỹ chuẩn bị đón bão Matthew

VOA
7-10-2016
Jason Brock (L) và Kevin Hunter lắp cửa chớp chống bão phía trước của một cơ sở kinh doanh trong lúc bão Matthew đang trên đường đổ bộ, Delray Beach, Hoa Kỳ, ngày 06 tháng 10 năm 2016.
Jason Brock (L) và Kevin Hunter lắp cửa chớp chống bão phía trước của một cơ sở kinh doanh trong lúc bão Matthew đang trên đường đổ bộ, Delray Beach, Hoa Kỳ, ngày 06 tháng 10 năm 2016.
Bão Matthew đang hoành hành tại Bahamas và trên đường tiến về bang Florida, khiến cư dân địa phương và nhân viên cứu hộ khẩn cấp tại đây và tại các tiểu bang khác ở Đông Nam nước Mỹ khẩn trương chuẩn bị ứng phó.
Ít nhất 108 người ở Haiti bị thiệt mạng sau khi bão Matthew ập vào đảo Hispaniola hôm 4/10, nâng tổng số tử vong trên khắp vùng biển Caribê lên thành ít nhất là 114 trường hợp. Cơn bão cấp 4 này là trận bão mạnh nhất trong 52 năm qua đổ bộ vào Haiti, quốc gia nghèo nhất Tây bán cầu.
Những đứa trẻ đứng chơi bên cạnh một khu vực bị ngập lụt sau khi cơn bão Matthew đổ bộ vào Cite-Soleil, Port-au-Prince, Haiti, ngày 05 tháng 10 năm 2016.
Những đứa trẻ đứng chơi bên cạnh một khu vực bị ngập lụt sau khi cơn bão Matthew đổ bộ vào Cite-Soleil, Port-au-Prince, Haiti, ngày 05 tháng 10 năm 2016.
Thống đốc bang Florida, Rick Scott, ngày 6/10 cho báo giới biết bão Matthew có thể sẽ duy trì ở cấp 4 với sức gió mạnh 205km/giờ khi ập vào Florida tối nay.
“Không còn thời gian nữa. Không lý do gì hết. Tất cả quý vị phải sơ tán,” ông Scott ra lệnh sơ tán khoảng 1,5 triệu người và đồng thời cảnh báo các đường cao tốc ở Florida dự kiến sẽ bị ách tắc giao thông khi bão tiến gần hơn.
Trung tâm Bão Quốc gia ở Miami mô tả bão Matthew ‘cực kỳ nguy hiểm.’
Georgia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 13 quận hạt ven biển.
Thống đốc bang South Carolina, Nikki Haley, đã ra lệnh sơ tán một số quận hạt duyên hải, nơi có hơn 1 triệu người cư trú.
Matthew là cơn bão mạnh nhất quét qua Đại Tây Dương và biển Caribê kể từ sau cơn bão Felix hồi năm 2007.

Tổng thống Philippines thách CIA lật đổ ông

Tổng thống Philippines thách CIA lật đổ ông
Dân trí Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bất ngờ thách thức Cục tình báo liên bang Mỹ (CIA) lật đổ ông. Đây là một trong những phát ngôn mới nhất của ông Duterte cho thấy tín hiệu rạn nứt quan hệ giữa Manila và Washington.
Thách thức CIA

Trong bài phát biểu đánh dấu 100 ngày nhận nhiệm sở, Tổng thống Philippines Duterte đã đề cập đến việc phe đối lập cả ở trong và ngoài nước đang tìm cách để hạ bệ ông nhằm ngăn chặn chiến dịch chống tội phạm ma túy mà ông đưa ra ngay sau khi nhậm chức.
Tuy nhiên, ông Duterte tuyên bố ông không sợ hãi trước những âm mưu đó và rằng chiến dịch chống tội phạm ma túy của Philippines sẽ không dừng lại.
“Các người muốn lật đổ tôi ư? Các người muốn mượn tay CIA ư? Xin mời”, ông Duterte thách thức trong bài phát biểu tại thành phố quê nhà Davao. Cũng trong bài phát biểu này, người đứng đầu chính phủ Philippines đã lên tiếng xúc phạm Tổng thống Mỹ Barack Obama và những người đã chỉ trích chiến dịch chống tội phạm ma túy của ông.
Tháng trước, ông Duterte cáo buộc CIA âm mưu ám sát ông song không đưa ra bất cứ chi tiết nào chứng minh cho cáo buộc đó. Ông Duterte hôm nay cũng nhắc đến việc một nhà bình luận của một tờ báo địa phương cảnh báo phong trào “Sức mạnh nhân dân” có thể tìm cách lật đổ ông. “Tôi sẽ bị lật đổ ư? Tốt thôi. Nếu đúng là như vậy thì đó là số mệnh của tôi. Nếu tôi chết, đó là số mệnh. Rất nhiều tổng thống đã bị ám sát”.
Ông Duterte trở thành tổng thống Philippines sau khi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử diễn ra hồi tháng 5. Sau khi nhậm chức hồi cuối tháng 6, ông đã triển khai chiến dịch chống tội phạm ma túy. Chiến dịch này đã khiến hơn 1.500 người bị giết, hơn 1.800 người chết không rõ lý do, số liệu công bố chính thức cho biết.
Dư luận quốc tế, trong đó có Mỹ, đã kịch liệt chỉ trích chiến dịch giết hại tội phạm ma túy không qua xét xử này. Trong khi đó, kết quả thăm dò dư luận trong nước cho thấy, người dân Philippines vẫn đánh giá ông Duterte đảm nhiệm “tốt” ở cương vị tổng thống.

Ngừng tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông

Nga cảnh báo Mỹ “tính toán kỹ” hậu quả ở Syria

Nga cảnh báo Mỹ “tính toán kỹ” hậu quả ở Syria
(NLĐO) – Bộ Quốc phòng Nga vừa cảnh báo liên minh do Mỹ dẫn đầu về việc không kích quân đội Syria và tiết lộ có rất nhiều hệ thống phòng không S-300 và S-400 đang hoạt động ở Syria.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, cho biết hiện Nga đang có hệ thống phòng không S-400 và S-300 được triển khai để bảo vệ quân đội ở các căn cứ Tartus và Khmeimim tại Syria. Bán kính hoạt động của chúng có thể là “một bất ngờ” đối với tất cả vật thể bay không xác định.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, thành viên thuộc Trung tâm Hòa giải của Nga tại Syria đang làm việc “trên mặt đất” để cung cấp viện trợ và thông tin liên lạc với một số lượng lớn các cộng đồng ở Syria. Vì vậy, bất kì cuộc không kích hay tên lửa nhắm vào mục tiêu ở lãnh thổ do chính phủ Syria kiểm soát đều khiến các quân nhân Nga gặp nguy hiểm.
“Các nhân viên điều hành hệ thống phòng không của Nga sẽ không có thời gian để xác định đường bay chính xác của tên lửa và xuất xứ của nó. Tất cả những ảo tưởng của dân nghiệp dư về sự tồn tại của “máy bay tàng hình” sẽ đối mặt với thực tế phũ phàng” – ông Konashenkov nói đầy ẩn ý.
Ngoài ra, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga lưu ý rằng Syria cũng sở hữu hệ thống S-200, BUK và khả năng công nghệ của họ đã phát triển trong năm qua.

Điểm báo Pháp – 7-10-2016

Điểm báo Pháp – 7-10-2016
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trên bìa nhật báo Libération ngày 07/10/2016. DR 
RFI
Đăng ngày 07-10-2016

Rodrigo Duterte, tổng thống-kẻ sát nhân hàng loạt

Có lẽ hiếm khi có một nguyên thủ quốc gia nào lại lên trang nhất một nhật báo lớn của Pháp với cái tựa không mấy vinh dự như thế. Tờ Libération hôm nay 07/10/2016 đăng chân dung tổng thống Philippines trên bìa báo với dòng tựa « Rodrigo Duterte, tổng thống sát nhân hàng loạt ». 
Nhật báo thiên tả dành thêm bốn trang lớn bên trong để nói về « Duterte, một sê-ríp chống ma túy không phân biệt », « Rối loạn lớn tại Philippines », và bài phóng sự mang tựa đề « Câm miệng, nếu không sẽ có thêm nhiều người chết ». Từ 100 ngày qua, tổng thống Philippines tiến hành cuộc chiến đẫm máu chống ma túy, với những tuyên bố quá khích, mà vẫn được lòng dân.
Đặc phái viên của Libération tại Manila và Davao cho biết, không cần phải nhọc công tìm kiếm, ông Duterte xuất hiện khắp nơi. Không phải đợi đến đúng ngày thứ 100, tức là hôm nay, vì hình ảnh tổng thống Philippines đầy dẫy trên các bức tường, trước các khách sạn, tên ông được nhắc đến thường xuyên trong các cuộc đối thoại.
« Bad boy » nguyên thủ
Một bad boy thô lỗ bỗng nhiên trở thành nguyên thủ của một đất nước 104 triệu dân, khiến người ta không khỏi đặt ra nhiều câu hỏi. Bởi vì « Digong », biệt danh của người Philippines đặt cho ông, không đơn giản là một người điên bất trị như người ta cảm thấy, cũng không phải là người cha nhân từ của dân tộc, như những người ủng hộ ông ca ngợi.

Rodrigo Duterte là thị trưởng Davao trong suốt 22 năm, từ 1988 đến 2016. Mary Ann Arnado, tổng thư ký Mindanao Peoples Caucus, một mạng lưới liên tôn giáo vì hòa bình cho biết : « Trong thập niên 90, Davao là một bãi chiến trường. Phong trào nổi dậy cộng sản rất mạnh, những vụ bắn giết trên đường phố, nạn nghèo khó…nói chung là sự hỗn loạn. Ông Duterte xuất hiện và hòa bình được lập lại » - theo kiểu của ông.
Duterte lao vào chiến dịch thanh trừng nhằm đuổi sạch quân nổi dậy và các trùm ma túy ra khỏi thành phố. Biệt đội tử thần xuất hiện. « Những tên tội phạm được sử dụng để giết những kẻ tội phạm khác » - luật gia Mary Ann Arnado tóm tắt. Ít nhất 1.400 người đã bị Davao Death Squad (DDS) giết chết mà không một sát thủ nào bị đưa ra xét xử. Không một cuộc điều tra nào đưa ra được mối liên hệ trực tiếp giữa DDS và ông Duterte. Juvie Ann A.Gultiano, thuộc tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền TFDP ghi nhận « Thân nhân các nạn nhân vì quá sợ hãi nên giữ im lặng ». 
Trong chiến dịch tranh cử, Duterte khoe rằng đã giết được 1.700 người khi làm thị trưởng, và hứa nếu được bầu làm tổng thống sẽ giết thêm 100.000 tay buôn ma túy nữa. Tuần trước ông lại còn tự so sánh với Hitler, « sẽ rất vui nếu tiêu diệt được 3 triệu con buôn và người nghiện ma túy ».
Tổng thống bình dân
Dù sinh tại Maasin ở miền trung, « Digong » lại là sản phẩm của Mindanao, vùng đất miền nam nghèo nàn, làm mồi cho nổi dậy và thánh chiến, nơi mà người ta dễ dàng to tiếng và đánh nhau. Từ thời trung học và đại học, Duterte vốn quậy phá, đôi khi còn sử dụng đến những cú đấm hoặc họng súng.
Một nhà báo có cảm tình với tổng thống đầu tiên xuất thân từ miền nam nhận định : « Cần phải hiểu rằng đối với người dân Philippines, các nguyên thủ trước đây đều là những người ngoài hành tinh, xa cách với cuộc sống của họ ». Tại Davao, có thể gặp tổng thống ở After Dark, một bar karaoke bình thường, nơi ông hẹn gặp những người thân thiết, hay đang điều khiển chiếc Harley Davidson. Một số còn thấy ông điều khiển giao thông khi bị kẹt xe. Người thì thích thú khi thấy Duterte, đã ly dị và có bốn con, chạy theo những bóng hồng.
Tổng biên tập báo Mindanao Times cho biết : « Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng ở đây người ta rất thích ông ấy, dù có những vùng xám và những cái chết tàn bạo ». Một tài xế taxi nói ông Duterte đã « cấm hút thuốc trong thành phố, hạn chế tốc độ để giảm tử vong vì tai nạn, lập một hệ thống tin nhắn rất hiệu quả để tố cáo con buôn ma túy ».
Ai dám nói thẳng là hoàng để đang cởi truồng ?
Tuy nhiên theo Libération, không thể lãnh đạo một quần đảo rộng lớn như Philippines cùng một kiểu như lãnh đạo 1,5 triệu dân Davao. Cũng đáng ngạc nhiên khi biết rằng tổng thống trong bốn ngày cuối tuần sống ở thủ phủ miền nam của mình, bỏ lại « Manila đế vương » cho các đại gia.
Alfredo Robles, cựu giáo sư trường đại học La Salle ở Manila nhận xét : « Duterte lánh ở đó như một thành trì, nhưng ông ấy là nguyên thủ đất nước chứ không phải thị trưởng ». Những người đối lập thuộc giai cấp trung lưu và có học tố cáo những hạn chế trong các dự án của ông, sự thiếu chuẩn bị, thiếu vắng chiến lược tổng thể và những mâu thuẫn. Nhưng « Ai có thể đến nói với ông ta là nhà vua đang cởi truồng ? » - bà Arnado đặt câu hỏi.
Duterte dành nhiều thời gian đi thăm các căn cứ quân sự, nói chuyện với các quân nhân và cảnh sát, hứa hẹn tăng lương và cấp trang bị mới. Blogger Raissa Robles cho biết : « Ông ta tìm kiếm sự ủng hộ và lòng trung thành của quân đội và cảnh sát để họ đứng về phía mình trong những thời điểm quyết định ». 
Hồi tháng Bảy, ông Duterte hứa rằng « sẽ về hưu với tiếng tăm của Idi Amin Dada » - nhà độc tài Ouganda đã làm 300.000 người chết trong thập niên 70, và theo Libération, tổng thống Rodrigo Duterte chỉ mới bắt đầu công việc.
Bầu cử Mỹ : Donald Trump bất lợi trong cuộc tranh luận sắp tới
Về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Les Echos nhận định ông Donald Trump đang chịu áp lực, và ứng cử viên Cộng Hòa sẽ phải cố gắng hơn trong cuộc tranh luận truyền hình thứ hai sẽ diễn ra vào Chủ nhật tới.
Theo tờ báo, nhà tỉ phú đang trong giai đoạn tệ hại nhất. Ông Trump bị đánh giá là « dưới cơ » đối thủ trong cuộc tranh luận đầu tiên, và tiết lộ mới đây của tờ New York Times về việc ông không đóng thuế thu nhập trong suốt 18 năm có tác động như một quả bom.
Các cuộc thăm dò dư luận cho biết ông chỉ có 19% cơ hội thắng cử, so với cách đây hai tuần là 30%. Bà Hillary Clinton dẫn đầu tại hầu hết các « swing state », tức các tiểu bang không có truyền thống luôn bầu cho Dân Chủ hay Cộng Hòa, đóng vai trò quyết định trong cuộc bầu cử. Chỉ riêng tiểu bang Ohio có vẻ nghiêng về ông Trump.
Chủ nhật tuần này, các nhà tổ chức dự kiến trao đổi trực tiếp với người dân Mỹ, một số người sẽ được mời đặt câu hỏi. Các cuộc « town hall » này rất quen thuộc với bà Hillary Clinton. Bà rất thích những cuộc đối thoại kiểu này, và ưu điểm của bà là biết lắng nghe, cũng như thích trả lời những câu hỏi cụ thể. Ngược lại ông Donald Trump rất ghét, càng tránh được loại hình này càng tốt. Ông chưa bao giờ thoải mái trong những cuộc mít-tinh hàng ngàn người. Trao đổi với cử tri cũng khiến ông ít có dịp tấn công trực tiếp vào bà Clinton.
Cuộc đấu Trump-Clinton tại hậu trường bóng đá Mỹ
« Trận đấu Trump-Clinton cũng diễn ra trong hậu trường bóng đá Hoa Kỳ » - Libération nhận xét. Chiến dịch tranh cử tổng thống gây chia rẽ trong xã hội Mỹ, và Liên đoàn Bóng đá Mỹ cũng không tránh khỏi.
Theo Bleacher Report, một trong những cơ quan truyền thông chính về thể thao ở Hoa Kỳ, thì trong số 43 cầu thủ được hỏi, có 23 người ủng hộ ông Donald Trump, 20 thiên về bà Hillary Clinton. Màu sắc chủng tộc hiện rõ ở đây, vì cả 21 cầu thủ da trắng đều ủng hộ nhà tỉ phú, trong khi 20/22 cầu thủ da đen được tham khảo cho biết ủng hộ ứng cử viên Dân Chủ. Một số tranh cãi đã diễn ra, và có những tình bạn đã tan vỡ. Đến nỗi một huấn luyện viên đã phải cấm các cầu thủ tranh luận về chủ đề Donald Trump.
Samsung có dập nổi « đám cháy » từ Note 7 ?
Trên lãnh vực công nghệ, Le Figaro nhận định « Samsung và điện thoại Note 7 không thể nào ra khỏi khủng hoảng ». Tập đoàn Hàn Quốc không dập tắt nổi đám cháy do điện thoại thông minh của mình gây ra.
Hôm thứ Tư 5/10, một máy bay ở Mỹ đã phải sơ tán khách vì một điện thoại Galaxy Note 7 của Samsung bốc cháy. Đây lại là model thế hệ thứ hai, được cho là không còn nguy cơ cháy nổ. Thêm một tin rất xấu cho tập đoàn Hàn Quốc, vì trước đó một ngày, Samsung vừa loan báo một triệu chiếc điện thoại thế hệ thứ hai là « tuyệt đối an toàn ».
Tại Pháp và Đức, bưu điện từ chối vận chuyển loại pin lithium sử dụng trong Note 7, còn tại Mỹ, UPS và FedEx cũng bắt đầu không nhận chuyển phát. Le Figaro dẫn hãng tin Bloomberg cho rằng Samsung đã quá vội vã khi muốn « đi trước, đón đầu », tung ra Note 7 trước khi đối thủ Apple trình làng iPhone 7 và 7 Plus.
90.000 tỉ đô la để cứu vãn hành tinh
Về môi trường, « Phải mất ít nhất 90.000 tỉ đô la mới cứu được hành tinh chúng ta ». Đó là số tiền phải đầu tư trong vòng 15 năm tới vào các cơ sở hạ tầng « bền vững » để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, phù hợp với mục tiêu đã đề ra là giới hạn hiện tượng trái đất nóng lên ở mức 2°C.
Trên đây là ước tính của Ủy ban Khí hậu Thế giới, tập hợp các nhà lãnh đạo chính trị, tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu, dưới sự chỉ đạo của cựu tổng thống Mêhicô Felipe Calderon. « Bền vững » có nghĩa là giao thông sạch, năng lượng tái tạo, xây dựng thải ít khí carbone. Nhu cầu tập trung vào châu Phi, châu Mỹ la-tinh và châu Á, chủ yếu ở các thành phố, trước tình trạng đô thị hóa tăng với tốc độ phi mã.
Theo báo cáo, cần phải thay đổi cách suy nghĩ, thôi sử dụng các loại năng lượng gây nhiều ô nhiễm như than đá. Một trong những giải pháp là giảm trợ giá cho các loại năng lượng hóa thạch, mà chỉ riêng trong năm 2014 đã lên đến 550 tỉ đô la. Một giải pháp khác là đánh thuế lên khí thải carbone, đưa ra các công cụ tài chính mới như là « nghĩa vụ xanh ».

TIN ĐỌC NHANH

(AP) - Trung Quốc là « thị trường hóa chất khủng bố ». 12 công ty Trung Quốc được nhận diện là doanh nghiệp muốn xuất khẩu chất carfetanil, một loại á phiện tổng hợp, sang Mỹ, Canada, Úc, Anh, Pháp Đức… Mùa hè vừa qua, tjai Mỹ, chất Carfetanil đã giết chết « hàng chục ngàn người ».
(Reuters) – Nhật Bản- Đài Loan đàm phán tăng cường hợp tác trên biển. Trả lời báo Yomiuru Shimbun ngày 07/10/2016, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn không loại trừ khả năng đôi bên bắt đầu đàm phán trong tháng 10, với hy vọng đẩy mạnh quan hệ song phương, duy trì ổn định trong khu vực.
(AFP) – Bắc Triều Tiên đứng trước một thảm họa nhân đạo do thiên tai. Save the Children, UNICEF và Hội Chữ Thập đỏ Quốc tế kêu gọi quốc tế hỗ trợ 28 triệu đô la vì hàng chục ngàn người dân Bắc Triều Tiên, trong đó có nhiều trẻ em vẫn trong cảnh màn trời chiếu đất sau trận lũ lụt hồi tháng 8/2016. Khoảng gần 70.000 người vô gia cư.
(AFP) - Bình Nhưỡng chuẩn bị thử hạt nhân lần thứ ba trong năm ? Theo trang mạng 38 North của Viện Mỹ-Hàn, đại học Jonh Hopkins, ảnh vệ tinh ngày 01/10 cho thấy có nhiều họat động ở cơ sở thử nghiệm Punggye-ri, đông bắc Bắc Triều Tiên. Tại đây, Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân hồi tháng Giêng và tháng Chính năm nay.
(Reuters)- Đối lập Cam Bốt tiếp tục tẩy chay các phiên họp của Quốc hội. Trong cuộc họp báo ngày 07/10/2016, tại Phnom Penh, một dân biểu của đảng Cứu Nguy Dân Tộc cho biết, quyết định trên được đưa ra sau khi nhiều đại biểu của đảng này bị đảng cầm quyền của thủ tướng Hun Sen hù dọa.
(AFP)- Úc xác nhận mảnh vỡ tìm được hồi tháng 05/2016 ở ngoài khơi Maurice là thuộc máy bay MH370. Chiếc máy bay của Malaysia Airlines chở 239 hành khách và phi hành đoàn đã mất tích ngày 08/03/2014.
(Reuters) -Chiến đấu cơ Nga xâm phạm không phận Phần Lan. Bộ Quốc phòng Phần Lan, ngày 07/10/2016, cho biết, trong vòng 24 giờ, máy bay quân sự Nga đã hai lần bay vào không phận nước này, trên vùng biển Baltic. Vụ thứ nhất, kéo dài khoảng một phút.
(AFP) – Pháp sắp qua mặt Anh về số start-up. Theo cơ quan Paris&Co, Pháp có 40 “lò ươm giống” cho các công ty khởi nghiệp, start-up. Trong hai ngày 6 và 7/10/2016, tại Paris, có khoảng 60 địa điểm giao lưu quảng bá cho các ngành “công nghệ mới”, có sức hấp dẫn cao với khoảng 3.500 học sinh cấp hai và cấp ba tham dự.
(AFP) – Tăng trưởng của Pháp trong năm 2016 sẽ là 1,3%. Viện Thống kê Quốc gia Pháp INSEE ngày 06/10/2016 đã giảm dự báo, thay vì 1,6% như trước đây, do đe dọa khủng bố tác động đến ngành du lịch và thiên tai hồi mùa xuân. Tại G20, ở Washington, bộ trưởng kinh tế Pháp Michel Sapin vẫn tin tưởng đạt mục tiêu 1,5 %.
(Reuters) – Bão Matthew đổ vào bờ đông nước Mỹ. Bang Florida đối mặt với sức gió có thể lên tới 195km/giờ. Các bang Georgia Bắc và Nam Carolina ở phía bắc Florida được đặt trong tình trạng khẩn cấp. Hàng triệu người phải sơ tán. Bão Matthew đã tàn phá miền nam Haiti, làm gần 350 người thiệt mạng.

Tin khắp nơi – 7-10-2016

Chiến hạm Mỹ tập trận « diệt tàu ngầm và phòng không » tại Biển Đông

media
Chiến hạm Mỹ USS Bonhomme Richard (LHD-6) trên đường tới thăm cảng Hồng Kông, ngày 29/10/2012 REUTERS/Tyrone Siu
Tú Anh Đăng ngày 07-10-2016 Sửa đổi ngày 07-10-2016 13:36
Trong hai ngày 03 và 04/10 vừa qua, một đơn vị hải quân tác chiến Mỹ, gồm ba chiến hạm tối tân, đã tập trận bằng đạn thật tại Biển Đông. Mục tiêu là để chuẩn bị đưa vào khu vực một hạm đội đa năng « phòng không, diệt hạm, săn tàu ngầm ».
Theo tin từ bộ tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, cuộc tập trận huy động khu trục hạm thuộc nhóm « xung kích viễn chinh ESG » USS Bonhomme Richard và hai chiến hạm trang bị tên lửa đẫn đường USS Spruance và USS Decatur thuộc « Lực lượng Hành động trên mặt biển SAG » của Hạm đội Thái Bình dương. Cuộc tập trận bằng đạn thật theo kịch bản chống chiến thuật tấn công từ dưới mặt biển và từ trên không của đối phương.
Theo giải thích của đô đốc Scott H.Smith, tư lệnh hạm đội 7, cuộc tập trận này « mở đường »cho kế hoạch bố trí một lực lượng hải chiến đa năng « diệt hạm, săn tàu ngầm và phòng không » đối phó với chiến thuật « ba mủi giáp công ».
Lực lượng đa năng sẽ được trang bị chiến đấu cơ F-35 lên thẳng có thể cất cánh, hạ cánh trên khu trục hạm. Bộ chỉ huy Lực lượng Thái Bình dương sẽ có trong tay vũ khí đa hiệu, uyển chuyển đương đầu với mọi tình huống.
Ngoài các chiến hạm, đơn vị « xung kích viễn chinh » còn có một số tàu đổ bộ « lội nước » và vận tải.

Năm quyết định khiến giải Nobel “xuống giá”


Thu HằngĐăng ngày 07-10-2016 Sửa đổi ngày 07-10-2016 17:52

media41 năm sau ngày mất, nhà đấu tranh Ấn Độ Mahatma Gandhi được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1989 cùng với Đạt Lai Lạt Ma.DR
Giải thưởng Nobel, một khi đã công bố, sẽ không thu lại được. Do đó, Hội đồng giám khảo phải suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn của họ cho sáu giải thưởng, được lần lượt công bố trong hai tuần, từ 03 đến 13/10/2016.
Alfred Nobel, nhà sáng lập giải thưởng danh giá mang tên ông, muốn tôn vinh những người có khám phá “mang lợi ích lớn cho nhân loại”. Thế nhưng, hãng tin AP (01/10) đặt câu hỏi :Một khám phá mang tính đột phá ngày hôm nay, nhưng liệu có trụ được theo thời gian hay không? AP lật lại năm trường hợp giải Nobel đã bị trao “nhầm”.
Nobel Hóa Học cho một người Đức từng tổ chức tấn công bằng khí độc
Fritz Haber được trao giải Nobel Hóa Học vào năm 1918 vì khám phá cách tạo amoniac từ khí nitơ và hydro. Phương pháp của ông được ứng dụng vào sản xuất phân bón giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp toàn cầu.
Tuy nhiên, Hội đồng giám khảo giải Nobel lại hoàn toàn không biết về vai trò của Haber trong cuộc chiến tranh hoá học trong Thế Chiến I. Ông nhiệt tình ủng hộ quân Đức và đích thân giám sát cuộc tấn công đầu tiên bằng khí clo có quy mô lớn tại Ypres, Bỉ, vào năm 1915, khiến hàng ngàn quân Đồng minh thiệt mạng.
Nobel Y Học trao cho một phát hiện “nhầm” về bệnh ung thư
Nhà khoa học người Đan Mạch Johannes Fibiger được trao giải Nobel Y Học năm 1926 vì phát hiện một loại giun tròn (roundworm) gây bệnh ung thư ở chuột. Nhưng vấn đề ở chỗ : giun tròn không phải là nguyên nhân gây ung thư.
Trong nghiên cứu của mình, ông khẳng định những con chuột bị nhiễm ấu trùng giun tròn khi ăn những con gián mắc loài ký sinh này và đây là nguyên nhân gây ung thư. Vào thời điểm ông được trao giải, ban giám khảo Nobel đánh giá lập luận trên hoàn toàn logic. Sau này, người ta phát hiện là những con chuột bị ung thư… do thiếu vitamin A.
Nobel Y Học trao cho người phát hiện ra công dụng DDT… sau này bị cấm
Giải Nobel Y Học 1948 được trao cho nhà khoa học người Thụy Sĩ Paul Mueller với một phát minh vừa có mặt tốt vừa có mặt xấu.
Mueller không phải là người phát minh ra hợp chất dichlorodiphenyltricloroethane (DDT) nhưng ông là người phát hiện ra rằng đó là một loại thuốc trừ sâu cực mạnh, có thể tiêu diệt rất nhiều ruồi, muỗi và bọ cánh cứng trong thời gian ngắn.
Hợp chất này có vẻ rất hiệu quả trong việc bảo vệ cây nông nghiệp và chống các bệnh lây truyền qua côn trùng như sốt phát ban và sốt rét. DDT giúp cứu sống hàng trăm nghìn người và giúp tiêu diệt sốt rét ở miền nam châu Âu.
Nhưng trong những năm 1960, các nhà nghiên cứu môi trường nhận thấy rằng DDT là chất độc đối với môi trường và động vật hoang dã. Hợp chất này bị cấm sử dụng trong hoạt động nông nghiệp tại Hoa Kỳ vào năm 1972, đến năm 2001 trên quy mô toàn cầu bởi một hiệp ước quốc tế, ngoại trừ tại một số nước để chống dịch sốt rét.
Nobel Y Học cho phẫu thuật mở thùy não
Nhà khoa học Bồ Đào Nha Egas Moniz được trao giải Nobel Y Học năm 1949 vì phát minh phẫu thuật mở thùy não (lobotomy) để chữa bệnh tâm thần. Phát minh được đánh giá cao vào thời điểm đó, nhưng hiện như không còn được đón nhận như vậy.
Phương pháp này trở nên rất nổi tiếng trong những năm 1940 và tại lễ trao thưởng còn được ca ngợi là “một trong những phát minh quan trọng nhất chưa từng có trong điều trị tâm thần”.
Tuy nhiên, phương pháp này lại gây những tác dụng phụ nghiêm trọng : một số bệnh nhân tử vong và một số khác bị tổn thương não nghiêm trọng. Ngay cả những ca được cho là thành công, bệnh nhân lại không có phản ứng và tê liệt cảm xúc.
Phương pháp này ít được sử dụng hẳn trong thập niên 1950 khi các loại thuốc điều trị bệnh tâm thần trở nên phổ biến. Hiện nay, phẫu thuật mở thùy não hiếm khi được áp dụng.
Nobel Hòa Bình… chưa bao giờ được trao cho Mahatma Gandhi 
Lãnh đạo đấu tranh đòi độc lập của Ấn Độ, Mahatma Gandhi, người từng được coi là một trong những nhà vô địch dẫn dắt phong trào phản kháng phi bạo lực chống đế quốc Anh, từng ít nhất 5 lần được đề cử cho giải Nobel Hòa Bình, nhưng ông chưa bao giờ được trao.
Ủy ban giải Nobel Hòa Bình, hiếm khi thừa nhận một sai lầm, cuối cùng phải thừa nhận rằng không trao giải cho Ghandi là một thiếu sót. 41 năm sau ghi Gandhi qua đời, chủ tịch Ủy ban đã trao giải năm 1989 cho nhà đấu tranh Ấn Độ cùng với đức Đạt Lai Lạt Ma.

Nga ‘dùng tin tặc phá bầu cử Mỹ’

Giới chức Mỹ chính thức tố cáo Nga tiến hành tấn công mạng vào các tổ chức chính trị nhằm “can thiệp bầu cử Mỹ”.
Các email bị lộ gần đây “trùng khớp phương pháp và động cơ của những nỗ lực do Nga đạo diễn”, theo Bộ An ninh Nội địa.
Đầu năm nay các cuộc thảo luận nội bộ của đảng Dân Chủ đã bị lộ.
Nhiều email nhạy cảm cũng bị lộ ra trong chiến dịch tranh cử 2016.
Thông cáo chung của Bộ An ninh Nội địa và Giám đốc Tình báo Quốc gia nói các quan chức cao cấp của Kremlin gần như chắc chắn dính líu.
Họ nói “chỉ có những quan chức cao nhất của Nga mới có thể cho phép các hoạt động này”.
Hồi tháng Bảy, một tin tặc tự gọi là Guccifer 2.0 tuyên bố nhận trách nhiệm cho vụ công bố tài liệu của đảng Dân Chủ.
Có lúc nhiều quan chức Mỹ đã nói vụ này là do Nga làm. Lúc đó, Moscow phủ nhận mọi liên quan.
Các email bị lộ dường như cho thấy giới chức đảng Dân Chủ không thích ông Bernie Sanders trong lúc ông còn đua tranh với bà Hillary Clinton.
Vụ việc khiến chủ tịch đảng Debbie Wasserman Schultz phải từ chức.- BBC

Trump xin lỗi ‘vì bình luận khiếm nhã’
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã có phản ứng sau khi xuất hiện đoạn video năm 2005 cho thấy ông bình phẩm khiếm nhã về phụ nữ.
Trong video, do tờ Washington Post đăng tải, ông Trump nói với người dẫn truyền hình Billy Bush “anh có thể làm bất kỳ điều gì” với phụ nữ “khi anh là ngôi sao”.
Ông cũng khoe về ý muốn quan hệ tình dục với một phụ nữ đã kết hôn, và hôn những người khác.
Trong cuộc nói chuyện, ông Trump nói với Billy Bush rằng ông “tự nhiên bị thu hút vì phụ nữ đẹp” và thường muốn hôn họ.
Ông Trump ra thông cáo, nói đây là “cuộc nói chuyện riêng tự từ nhiều năm trước”.
“Bill Clinton đã nói những điều tệ hơn với tôi trên sân golf. Tôi xin lỗi nếu có ai bị xúc phạm.”.- BBC

Truyền thông Mỹ bắt đầu bỏ rơi Donald Trump ?

7-10-2016

Càng đến gần cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 08/11/2016, truyền thông Mỹ có vẻ không còn chịu nổi ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump. Trong bài phân tích công bố đầu tháng 10, hãng tin Pháp AFP đã ghi nhận việc báo giới Mỹ bắt đầu mổ xẻ kỹ càng các phát biểu của ông Trump, và sẵn sàng chỉ trích không nể nang, không còn giữ thế « trung lập » vốn có.
Hãng tin Pháp nêu một ví dụ điển hình là tờ báo có uy tín New York Times, thông thường rất chừng mực, nhưng vừa qua đã tố cáo thẳng thừng những lời ‘dối trá’ của Donald Trump. Ngày 24/09 tờ báo đã loan báo ủng hộ ứng viên Hillary Clinton, và hai ngày sau đã bài xã luận không nương tay với ông Donald Trump, một ứng viên « hẹp hòi, huênh hoang, hứa cuội ».
Sau hơn một năm vận động sôi nổi, những lời tố cáo của ông Donald Trump nhắm vào bà Hillary Clinton và ông Obama – như về gốc tích của ông Obama, đã khiến cho đài truyền hình CNN phải từ bỏ đường hướng trung lập và chỉ trích lời lẽ của ông Trump là « không đúng sự thật », trên băng đỏ chạy phía dưới màn hình.
Trong hàng tháng trời, Donald Trump đã được truyền thông Mỹ đưa tin rộng rãi, nhưng giờ thì xu hướng đã có khác đi. Theo Dan Kennedy, giáo sư báo chí tại đại học Northeastern, « Giới truyền thông đã nhận thấy cuộc vận động này không thể được theo dõi và đưa tin như một cuộc vận động tranh cử tổng thống bình thường ».
Lý do là vì Donald Trump « đã lập đi lập lại khá thường xuyên những thông tin thất thiệt, và nó đã trở thành những lời nói dối. Ông cố tình loan truyền những lời nói dối. Chúng tôi chưa bao giờ thấy điều này nơi một ứng viên tổng thống. »’

Phần ông Trump thì luôn miệt thị giới truyền thông, tấn công cá nhân một số nhà báo, nhục mạ phóng viên đến các cuộc mít tinh của ông trước đám đông cử tọa ủng hộ la ó.

Nhà sử học chính trị Allan Lichtman, đại học American University, Washington, phân tích : « Dĩ nhiên không phải lần đầu tiên mà các ứng viên chỉ trích truyền thông báo chí, nhưng chưa ai chỉ trích thậm tệ như Donald Trump, và biến nó thành một phần cơ bản trong thông điệp của ông ».

Uy tín của Donald Trump trong giới truyền thông đã xuống đến một mức thấp đến nỗi mà khoảng một chục phương tiện truyền thông truyền thống bảo thủ, đã hoặc kêu gọi không bỏ phiếu cho ứng viên đảng Cộng Hòa « không có khả năng » phục vụ đất nước hoặc tuyên bố thẳng thừng ủng hộ bà Clinton. 
Lần đầu tiên trong lịch sử của họ, hai tờ báo bảo thủ Dallas Morning News và Arizona Republic đã lên tiếng ủng hộ một ứng viên đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton. Còn tờ USA Today, trong suốt 34 năm tồn tại vẫn luôn tỏ ra không thiên vị, lần đầu tiên đã kêu gọi độc giả cưỡng lại tiếng hát quyến rũ của một nhà ngụy biện nguy hiểm và bác bỏ ông Donald Trump. Nhưng tờ báo không kêu gọi dồn phiếu cho Hillary Clinton vì theo AFP, không đạt được đồng thuận trong nội bộ.
Tờ Chicago Tribune, rất bảo thủ, cũng đánh giá ứng viên đảng Cộng Hoa không đủ khả nang lãnh đạo đất nước và đã quyết định ủng hộ ứng viên thứ 3 Gary Johnson.
Và theo thói quen của ông, Donald Trump đã phản ứng qua mạng Twitter sau bài xã luận của USA Today : « Người hủy bỏ việc đặt mua dài hạn báo Dallas và Arizona đã rất tinh khôn, bây giờ đến lượt USA Today sắp mất đọc giả ! »
Đối với chuyên gia chính trị Brendan Nyhan, đại học Dartmouth, ứng viên đảng Cộng Hòa đã đẩy các truyền thông đến giới hạn trong việc đưa tin một cách hoàn toàn trung lập : « Trump đã buộc các truyền thông thừa nhận giới hạn của việc đua tin theo kiểu ‘ông ấy/ bà ấy đã nói’, né tránh bằng mọi cách cho thấy thiên về phía nào. »
Trong bối cảnh như thế, Donald Trump đã dựa vào mạng Twitter được ông cho là công cụ lý tưởng để trao đổi trực tiếp với những cử trị của ông. Ông cũng dựa trên những website rất bao thủ. Những người ủng hộ ông đã đẩy được hashtag #TrumpWins (#Trump thắng) lên đầu những chủ đề được bàn thảo nhiều nhất trên Twitter sau cuộc tranh luận đầu tiên với bà Hillary Clinton, 26/09, cho dù bà Clinton được xem là thắng thế trong cuộc đọ sức này qua kết quả một số thăm dò dư luận.
Theo một số nhà quan sát phản ứng giới truyền thông như vậy là tốt, nhưng đã quá ít và quá trễ.Trong hơn một năm họ đã đưa tin nhưng không phán xét và đã giúp Donald Trump thắng dễ dàng trong cuộc bầu sơ bộ.
Ông Allan Lichtman nhận thấy là công thức giúp Donald Trump thành công đến nay chưa đủ để ông giành được thắng lợi cuối cùng mà ông phải vượt qua số ủng hộ cơ bản để thắng và điều này thì ông Trump không thể làm chỉ qua các phương tiện truyền thông thứ yếu.- RFI

Đối lập Campuchia tẩy chay họp quốc hội

Tin từ Phnom Penh cho hay các đại biểu đối lập tiếp tục tẩy chay, không tham dự các cuộc họp của Quốc Hội, lấy lý do vẫn bị đảng đương quyền của Thủ tướng Hun Sen đe dọa.
Ông Yim Sovann, một đại biểu đối lập thuộc Đảng Cứu Quốc, nói rằng các đồng viện cùng đảng với ông quyết định không tham dự các cuộc họp sau khi tính mạng của thành phần lãnh đạo đảng bị đe dọa, nhưng không cho biết những ai bị đe dọa, đồng thời từ chối trả lời câu hỏi ai là người lên tiếng đe dọa.
Đảng Nhân Dân đương quyền lên tiếng bác bỏ điều này.- RFA

Cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha được đề cử làm Tổng thư ký LHQ

Cựu Thủ Tướng Bồ Đào Nha, ông Antonio Guterres được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói chuyện với báo chí tại Lisbon, Bồ Đào Nha hôm 6/10/2016.
Cựu Thủ Tướng Bồ Đào Nha, ông Antonio Guterres được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói chuyện với báo chí tại Lisbon, Bồ Đào Nha hôm 6/10/2016.
 AFP photo
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chính thức loan báo quyết định đề cử Cựu Thủ Tướng Bồ Đào Nha là ông Antonio Guterres làm tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, thay thế cho ông Ban Ki-moon sẽ mãn nhiệm kỳ vào ngày 31 tháng Mười Hai tới đây.
Ông Guterres được đề cử sau cuộc bỏ phiếu kín của 15 nước thành viên Hội Đồng Bảo An. Tin từ giới ngoại giao Liên Hiệp Quốc cho biết ông được 13 phiếu ủng hộ và 2 phiếu không có ý kiến. Những nguồn tin này cũng nói 5 quốc gia có quyền phủ quyết là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc đều ủng hộ người sẽ điều hành tổ chức quan trọng nhất thế giới, với 4 phiếu thuận và 1 phiếu không có ý kiến.
Theo thủ tục, Hội Đồng Bảo An sẽ đề cử người được chọn, và Đại Hội Đồng sẽ bỏ phiếu thông qua. Cuộc bỏ phiếu này chỉ mang tính cách hình thức.
Vài hàng về người sẽ điều hành Liên Hiệp Quốc: ông Antonio Guterres năm nay 67 tuổi, làm thủ tướng Bồ Đào Nha từ 1995 đến 2002, sau đó giữ vai trò Cao Ủy Trưởng Cao Ủy Tỵ Nạn từ 2005 đến 2015. Ông thông thạo tiếng Anh, Pháp và tiếng Tây Ban Nha.- RFA

Hơn 800 người Haiti thiệt mạng vì bão Matthew

Một bé gái đang đợi để được sơ tán ra khỏi nhà tại Tabarre, Haiti.
Một bé gái đang đợi để được sơ tán ra khỏi nhà tại Tabarre, Haiti.

Bão Matthew trên đường quét qua Haiti đã làm hơn 800 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người khác mất nhà cửa trước khi đổ bộ vào Florida hôm 7/10 mang theo mưa to gió lớn, tiến lên phía bắc dọc bờ biển ven Đại Tây Dương của Hoa Kỳ.
Thông tấn xã Reuters dẫn số liệu từ giới chức Haiti cho hay số tử vong tại Haiti, quốc gia nghèo nhất châu Mỹ, lên đến ít nhất là 842 người tính tới 7/10, sau khi nhận được tin tức từ các khu vực xa xôi của Haiti gởi về. Trước đây bão làm cho những khu vực này mất liên lạc với trung ương.
​Bão Matthew khiến cư dân tại các vùng bờ biển thuộc Florida, Georgia, South Carolina và North Carolina (Hoa Kỳ) phải di tản.
Bão Matthew trút mưa gió xuống khu vực St. Augustine, Florida, ngày 07 tháng 10 năm 2016.
Bão Matthew trút mưa gió xuống khu vực St. Augustine, Florida, ngày 07 tháng 10 năm 2016.
Hôm nay (7/10), bão đổ bộ vào Florida với sức gió lên đến 195 kilômét một giờ.
Thống đốc Florida, Rick Scott, cảnh báo thành phố Jacksonville có thể bị ngập nặng và khoảng 600.000 nhà bị mất điện.
Cơ quan Dự báo Thời tiết Mỹ cho hay bão Matthew có thể là cơn bão mạnh nhất thổi vào vùng đông bắc Florida trong vòng 118 năm nay.
Powered by Blogger.