Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tổng thống Iran Hassan Rouhani là ai?

Tuesday, October 4, 2016 // , ,

BBC

4 tháng 10 2016

Tổng thống Iran Hassan Rouhani Image copyright  epa
Image caption  Tổng thống Iran Hassan Rouhani 
Khi Hassan Fereydoon Rouhani được bầu làm tổng thống Iran tháng Sáu 2013, ông hứa giải quyết vấn đề hạt nhân trong ba đến sáu tháng. Phải mất hơn hai năm để ông hoàn thành việc này.
Khi thỏa thuận có được vào tháng Bảy 2015, ông nhanh chóng lên truyền hình để nhắc người dân rằng ông đã thực hiện xong lời cam kết bầu cử.
Trong cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ giữa phe cứng rắn và ôn hòa của Iran, thỏa thuận đã giúp củng cố vị thế của ông Rouhani.
Nhưng ông Rouhani cẩn thận không nhận hết thành tích cho mình.
Ông nhắc lại mọi thứ diễn ra nhờ ủng hộ và lời khuyên của Lãnh tụ Tối cao, Ayatollah Ali Khamenei.
Đây là cách để ông kiềm chế giận dữ của phe cứng rắn, những người tôn thờ Ayatollah Khamenei và xem thỏa thuận là bán nước.
Khi ông Rouhani ra tranh cử năm 2013, ông biết mình phải đối diện tầng lớp cầm quyền đầy những người cứng rắn, nghi ngờ ông.
Khẩu hiệu tranh cử của ông “ôn hòa và khôn ngoan” được lòng nhiều người Iran đã chứng kiến mức sống và danh tiếng đất nước suy sụp dưới Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad.
Dù ông được xem là thuộc về giới tinh hoa, những lời hứa của ông Rouhani về giảm nhẹ trừng phạt, cải thiện quyền dân sự và phục hồi “danh dự quốc gia” đã khiến đám đông theo ông trên đường tranh cử.
Image copyright  ISNA
Image caption  Tổng thống Iran Hassan Rouhani 
Nhiều người tin rằng ông không phải là lựa chọn đầu tiên của Lãnh tụ Tối cao. Nhưng vì thấy ông có cách chấm dứt đối đầu hạt nhân mà không làm bất ổn hệ thống, ông Khamenei đã ủng hộ ông Rouhani.
Chỉ vài tuần sau khi lên làm tổng thống năm 2013, ông Rouhani nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đây là lần liên lạc trực tiếp cấp cao nhất đầu tiên giữa Iran và Mỹ từ cuộc cách mạng 1979.
Đối thoại đã mở đường cho cuộc đàm phán trực tiếp, cởi mở lịch sử giữa Iran và Mỹ, cũng như giữa Iran và các đại cường khác.
Image copyright
Image caption  Tổng thống Iran Hassan Rouhani 
Hassan Rouhani đã đóng vai trò quan trọng trong chính trường Iran từ 1979.
Ông là nhân vật có ảnh hưởng trong bộ máy quốc phòng thời kỳ chiến tranh Iran-Iraq 1980-88 và sau đó giữ nhiều vị trí chính trị quan trọng.
Từ 2003 đến 2005, ông là nhà đàm phán hạt nhân chính của Iran.
Ông từ chức chỉ vài tuần sau khi Mahmoud Ahmadinejad lên làm tổng thống vì có sự khác biệt lớn.
Năm 2013, khi đã là tổng thống, ông thuyết phục Lãnh tụ Tối cao cho phép bộ ngoại giao dẫn dắt thương lượng hạt nhân với phương Tây.
Ông Rouhani đã hứa giúp trả tự do cho các lãnh đạo đối lập cải cách, bị giam không xử từ 2011, nhưng phe cứng rắn không nhượng bộ.
Ông cũng hứa đem lại nhiều tự do hơn tại một đất nước có nhiều vi phạm nhân quyền. Nhưng ít ai tin rằng đã có nhiều cải thiện.
Internet ở Iran vẫn bị kiểm soát chặt, khiến nhiều người phải tìm cách vượt tường lửa tại một đất nước mà tốc độ internet thuộc hàng chậm nhất thế giới

Tin Tức và Bình luận,

Nhật Báo Ba Sàm

Tham nhũng đất đai ở Bắc Ninh: trắng trợn, tràn lan, khủng khiếp!

Posted by adminbasam on 05/10/2016
“Một người dân Từ Sơn nói với chúng tôi: ‘Nếu bây giờ mà xảy ra chiến sự với Trung Quốc thì khi cầm súng trong tay, đối tượng đầu tiên mà dân chúng ở đây nhằm bắn không phải là kẻ thù từ phương Bắc kia, mà là bọn quan tham, cường hào ác bá mới ở địa phương’.  ‘Thùng thuốc súng’ Bắc Ninh xem ra chỉ còn chờ ngày phát nổ.
______
Blog VOA
Lê Anh Hùng
3-10-2016
Ruộng đất của dân chưa đền bù xong nhưng các phương tiện thi công của chủ dự án vẫn ngang nhiên tiến hành san lấp. Ảnh: Lê Anh Hùng
Nhắc đến Bắc Ninh, người ta thường nhớ đến những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào của một vùng quê trù phú, giàu truyền thống văn hoá và lịch sử bậc nhất đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng giờ đây, khi về Bắc Ninh, trong mớ âm thanh ồn ào, hỗn tạp vẫn vang lên hàng ngày, người ta lại nhận ra âm hưởng chủ đạo của nó không còn là những làn điệu quan họ da diết, xao xuyến lòng người, hay khúc hoan ca về đời sống kinh tế vượt lên so với mặt bằng xung quanh, mà thay vào đó là những tiếng ta thán, phẫn nộ của dân chúng về tình trạng tham nhũng trắng trợn, tràn lan diễn ra từ thôn xóm cho đến cấp tỉnh.
Liên tiếp trong hai ngày 10/8 & 19/8 vừa qua, một số công dân đại diện cho dân oan cũng như những người dân chống tham nhũng ở Bắc Ninh đã gửi Tâm thư cho một loạt lãnh đạo Đảng và Nhà nước để phản ánh về những sai phạm, tham nhũng của lãnh đạo, chính quyền các cấp ở Bắc Ninh. Trong bức Tâm thư ngày 10/8, các tác giả đã liệt kê một loạt vụ điển hình trong hàng trăm vụ việc mà người dân đã khiếu kiện hàng chục năm qua, diễn ra trên hầu khắp mọi huyện thị trong tỉnh. Đọc tiếp »

Thời gian sắp hết: Tổng Bí thư Trọng sẽ ‘bỏ ruồi diệt hổ’?

Posted by adminbasam on 05/10/2016
Blog VOA
Phạm Chí Dũng
4-10-2016
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, 21/1/2016. Ảnh: Reuters.
Ba phần tư năm 2016 đã qua nhưng chiến dịch được mệnh danh là “Chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng vẫn chưa nhúc nhích bao nhiêu. Thời gian sắp hết, nếu tính toán đến thời điểm cuối năm 2017 là lúc ông Trọng phải giữ cam kết với Bộ Chính trị trước Đại hội XII là sẽ “nghỉ” vào giữa nhiệm kỳ khóa XII. Nếu không làm ít ra được vài “việc cần làm ngay” theo cách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh 30 năm về trước, Nguyễn Phú Trọng không những sẽ không để lại dấu ấn nào trong suốt chiều dài chính trị lê thê vô vị của mình, mà mũi lao do ông chủ đích phóng ra còn có thể quay ngược lại chĩa vào ông sau khi rời chức vị tổng bí thư. Đọc tiếp »

Việt Nam sụp bẫy “chiến lược” của Trung Quốc là từ Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng

Posted by adminbasam on 04/10/2016
Hoa Kỳ đang kiện “chống phá giá” vì nghi rằng thép nhập cảng VN thực tế là thép của TQ đội lốt. Tin tức cho biết, lợi dung sự khác biệt thuế khóa, thép từ TQ có thể “tuồng” sang VN, sau đó gắn nhãn “ma-dze in VN” rồi xuất khẩu sang Mỹ. Điều tương tự đã từng xảy ra, thép của TQ nhập vào VN, gắn nhãn VN, sau đó xuất sang châu Âu.
Trở lại vụ Formosa, sau cuộc biểu tình “lịch sử” ngày hôm qua do giáo dân hạt Kỳ Anh tổ chức với khoảng 20.000 người tham gia, nhiều nghi vấn cần đặt ra. Cái cổng đồ sộ bằng sắt sơn màu sữa của Formosa bị ghi hàng chữ đen tố cáo “Nguyễn Tấn Dũng bán nước”.Đọc tiếp »

Có thể dẫn độ tội phạm tham nhũng từ Canada về Việt Nam?

Posted by adminbasam on 04/10/2016
Đôi lời: LS Vũ Đức Khanh nói: “Nếu ông Thanh tới đây và xin qui chế tị nạn chính trị nữa thì ông ấy không bao giờ bị trả về Việt Nam, vì hoàn cảnh hồ sơ ông Trịnh Xuân Thanh liên quan đến chính trị“. Ông Trịnh Xuân Thanh từ một tội phạm tham nhũng, ăn cắp tiền của dân, bị đảng của ông ta thanh trừng,  nên ông ta chống đảng, lại bị biến thành tội phạm chính trị?
Để có được hồ sơ tị nạn chính trị của một người, nếu có thể dễ dàng như thế, sẽ khuyến khích các con sâu to trong nước tha hồ mà tham nhũng, đục khoét của dân, chuyển tài sản ra nước ngoài, sau đó đứng lên chống đảng, rồi xin … tị nạn chính trị ở một nước tư bản “giãy chết”! Chẳng lẽ các nước tư bản “giãy chết” lại là chốn dung thân cho loại tội phạm như thế này sao?
Ông Vũ Đức Khanh là luật sư chuyên về di trú, tư vấn đầu tư vào Canada, đang nhắm tới khách hàng tiềm năng là Trịnh Xuân Thanh. Hết khách hàng rồi hay sao, ông lại đi nhắm tới loại khách hàng này? Khoảng 3 tuần trước, cũng chính ông Khanh đã viết “Thư ngỏ gửi ông Trịnh Xuân Thanh“, mời gọi ông Thanh qua Canada để cho ông luật sư giúp “xin quy chế tỵ nạn chính trị”. Có lẽ chờ hoài không thấy ông Thanh hồi âm, nên bây giờ ông luật sư lên tiếng qua đài RFA để ông ấy nghe?
Nhiều người chửi đảng CS tham tiền, rước Tàu vào VN, nhưng chắc mọi người không nhận ra ông luật sư này tham cái gì mà cứ chăm chăm, nhắm tới tay khách hàng tiềm năng là Trịnh Xuân Thanh?
Facebooker Pham Thanh Liem bình luận: “Vấn đề không phải còn hay hết mà đây là trường hợp có thể khai thông dòng khách hàng có nhiều tiền, nhu cầu cao, sẵn sàng chi không tiếc cho xong việc. Hiếm có ai thông minh như anh Khanh khi nhìn ra cơ hội tự quảng bá từ những tình huống như thế này“.
____
RFA
Kính Hòa
4-10-2016
Ông Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: internet
Ngày 16 tháng 9 Bộ công an Việt Nam phát lệnh truy nã toàn thế giới đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, về những cáo buộc tham nhũng. Sau đó báo chí Việt Nam có đăng tải ý kiến của một viên chức ngành công an đề cập tới chuyện dẫn độ ông Thanh từ hai quốc gia mà người ta nghĩ rằng ông Thanh đang ở đó, là Canada và Đức.
Luật sư Vũ Đức Khanh, sống và làm việc tại Canada dành cho Kính Hòa cuộc trao đổi sau đây liên quan đến chuyện dẫn độ tội phạm giữa Canada và Việt Nam.
Luật sư Vũ Đức Khanh: Dẫn độ hiểu theo thông lệ quốc tế là hành động của một chính quyền một nước sở tại, nơi mà phạm nhân, hoặc nghi phạm của một nước khác đang trốn chạy. Chính quyền sẽ bắt giao nộp lại cho chính quyền của cái nơi mà phạm nhân đó rời khỏi đất nước của họ theo yêu cầu của chính phủ đó. Chẳng hạn như ở Việt Nam có một người bị truy nã, hay bị án của tòa rồi chạy sang một nước khác, chẳng hạn như Canada. Chính phủ Việt Nam có thể yêu cầu chính phủ Canada dẫn độ người đó về Việt Nam. Nhưng theo thông lệ quốc tế thì nếu muốn dẫn độ được thì hai quốc gai đó phải có hiệp ước song phương với nhau, hoặc một nhóm nước có hiệp ước đa phương để mà dẫn độ. Đọc tiếp »

NHÌN LẠI TỔ QUỐC MÌNH

 Posted by adminbasam on 04/10/2016
FB Luân Lê
4-10-2016
Giáo sư người Nhật, ông Yoshinori Ohsumi vừa nhận được giải Nobel Y học. Ảnh: internet
Có nhiều người rỉ tai nhau không hẳn chỉ riêng về nỗi sợ hãi khi nói tới chính trị hoặc những thứ liên quan đến quyền con người, sự tự do và dân chủ. Họ còn rỉ vào tai nhau về một thứ nhận thức đồi bại, ấy là, đất nước mình được như ngày hôm nay là quá tốt rồi, là may mắn, là phải biết ơn một vài nhóm người, và nước này cũng đặc thù nên không thể đưa ra những cơ chế như những quốc gia văn minh khác được.
Chúng rỉ tai nhau về nỗi sợ hãi và sự hài lòng hèn mọn về những nhu cầu cá nhân, vị kỷ, để trốn tránh trách nhiệm của một con người đối với tổ quốc mình. Họ chấp nhận sống như những kẻ ngu đần, bần tiện và với những giá trị sống thấp kém, tồi tệ.
Họ thầm lặng sống, họ an phận thủ thường, họ thoả mãn nhu cầu sinh học, họ vui vẻ và tự huyễn hoặc mà nói với nhau về việc đã đạt được những giá trị của sự hèn mọn đó, và họ né tránh cũng như tìm mọi cách để cốt sao cho chối bỏ trách nhiệm quốc dân của mình trước xã tắc và quốc gia, mà thực tất cả tài sản của đất nước này là thuộc về họ và sẽ thành di sản dành cho con cháu họ, trong đó có con cháu chúng ta cùng sinh ra, lớn lên và chung sống.
Đọc tiếp »

Có thể một mình một chiếu không?

Posted by adminbasam on 04/10/2016
Bùi Quang Vơm
4-10-2016
Người dân biểu tình phản đối Formosa hôm Chủ Nhật vừa qua. Nguồn: internet
Mức độ thành công của cuộc biểu tình hàng vạn người ngày chủ nhật vưà rồi, ngày 02/10/2016, phản ánh hai điểm quan trọng.
Một là không thể đàn áp một quần chúng gắn kết đã đạt tới một số lượng đủ đông.
Hai là quần chúng đã có bước nhẩy vọt về nhận thức. Phong trào không còn là một sự tụ họp bộc phát, mà là một hành động có ý thức, tự nguyện và chấp nhận tổ chức. Và thực chất, quần chúng đã được tổ chức và đã là một lực lượng có tổ chức. Đó là sự trưởng thành về văn hoá biểu tình ôn hoà bất bạo động. Một hình hài cách mạng đang hiển hiện.
Đương nhiên, thành công này không thể tự nhiên có. Có thể thấy đó là sự bền bỉ, sáng tạo, can đảm và đức hy sinh của những người dẫn dắt, kết hợp với một quần chúng có bản chất cách mạng, trong đó bao hàm tính kế thừa truyền thống. Đây là một thành công lớn của những người dẫn dắt. Đọc tiếp »

Tân Sơn Nhất ngập do đâu?

BBC
28 tháng 9 2016

Image copyrightGOOGLE
Image caption”Từ sau 1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó”
Trận lụt lịch sử 26/9 lại làm nổi trở lại câu hỏi về tình trạng ách tắc xe cộ, thoát nước ở một số địa điểm thuộc TP Hồ Chí Minh và một trong các chủ đề mạng xã hội nêu ra là có phải thiết kết, xây dựng xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất là một tác nhân.
Một nhân chứng từ TP Hồ Chí Minh cho BBC Tiếng Việt biết, “lụt nặng chỉ ở khu sân bay và các khu mới xây”.
Các báo Việt Nam hôm 27/9 đồng loạt đưa tin, “Tân Sơn Nhất ngập nặng” khiến nhiều chuyến bay phải hủy hoặc đổi hướng.
Trước đó, hôm 13/9, trang Dân Trí đã đặt câu hỏi, “Vì sao sân bay Tân Sơn Nhất hễ mưa là ngập?” và cho rằng hệ thống thoát nước tại đây có vấn đề.
Sau trận mưa hôm 26/08 “sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những địa điểm bị ảnh hưởng vì nước dâng cao gây ngập khu vực sân đỗ cũng như các tuyến phố xung quanh và đến đêm, nước trong sân bay vẫn chưa rút hết”, theo trang Zing.


‘Không phải vì sân golf’

Nhưng như trang VietnamNet hôm 12/8 vừa qua trích lời một vị tướng của Bộ Quốc phòng Việt Nam thì việc sân golf ngay cạnh phi cảng hàng không và sân bay quân sự Tân Sơn Nhất ‘không làm ách tắc’ giao thông.
“Liên quan đến việc làm rõ nguyên nhân tình trạng ách tắc tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, Trung tướng Trần Đơn cho biết: “1-2 năm nay râm ran tại Quốc hội, rồi dân hay phản ánh chỗ sân golf trong sân bay. Tôi nghĩ cái này Bộ Quốc phòng đã có trả lời rất nhiều lần rồi.
“Thực ra cái lõm 127 ha trong sân bay, là sân golf bây giờ, báo cáo Phó Thủ tướng là chung quanh đấy đã bố trí các đơn vị phòng không để bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất”.
Image copyrightGETTY
“Không phải vì cái cái sân golf ấy làm ách tắc Tân Sơn Nhất. Báo cáo Phó Thủ tướng là Bộ Quốc phòng được Thủ tướng cho phép làm sân golf là để cho sạch sẽ thôi.
“Đất đó vẫn là đất dự trữ quốc gia, của quốc phòng, của nhà nước, khi cần thiết thì có thể thu hồi bất cứ lúc nào. Hiện nay có hội nghị ở đây thì tôi nói cho chúng ta hiểu vấn đề cho nó đúng”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định.”
Nhà báo Phạm Chí Dũng vừa có bài trên trang Người Việt ra ở Hoa Kỳ hôm 25/9/2016 mô tả chuyện này:
“Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên ‘sân bơi Tân Sơn Nhất’. Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 150mm, Tân Sơn Nhất đã biến thành một biển nước mênh mông.”
“Nếu không có sân golf quân đội thì Tân Sơn Nhất sẽ có được 80 vị trí đỗ và thêm một đường băng nữa.
Image copyright
Image captionMột lần ngập lụt năm nay tại sân bay Tân Sơn Nhất – hình tư liệu
“Từ sau 1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó. Hàng loạt đại gia nhóm lợi ích quân đội đã thẳng tay chiếm đoạt một phần Tân Sơn Nhất để làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.”
Trang golfasian.com giới thiệu về sân golf Tân Sơn Nhất như sau:
“Sân golf Tân Sơn Nhất có vị trí thuận lợi ngay cạnh sân bay bận rộn nhất Việt Nam (adjacent to Vietnam’s busiest airport)”.
“Đây là sân có 156 hectares, 36 lỗ, do hãng Nelson & Haworth Golf Course Architects thiết kết.”
Cũng trang này cho biết sau khi được hoàn tất năm 2015, sân golf Tân Sơn Nhất, “chỉ cách Quận 1 có 30 phút, và nằm ngay sát đường băng phi trường” và có tòa nhà câu lạc bộ chơi golf “thuộc loại lớn nhất châu Á”, đủ sức chứa tới 5.000 người.

Như Phong, La Thăng, Phú Trọng: Chính trường rối loạn

Như Phong, La Thăng, Phú Trọng: Chính trường rối loạn
Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an, tổng biên tập báo PetroTimes vừa bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo. (Hình: Internet) 

G. Đ.
4-10-2016
HÀ NỘI (NV) – Không chỉ giới truyền thông chính thống mà ngay cả công chúng cũng sửng sốt khi ông Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an, tổng biên tập PetroTimes, bị cách chức và tờ báo điện tử này bị đình bản trong ba tháng.
PetroTimes là báo điện tử của tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN). Còn ông Phong từng là đại tá công an, phó tổng biên tập tờ Công An Nhân Dân được PVN mời về làm tổng biên tập khi PVN có giấy phép xuất bản báo điện tử.
Tuy thuộc PVN, một tập đoàn nhà nước, song dưới sự điều hành của một cựu đại tá công an, PetroTimes đã tự lãnh nhận vai trò “xung kích trên mặt trận truyền thông,” cùng các tờ Nhân Dân (của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN), Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân “tả xung hữu đột” để bảo vệ chính quyền CSVN.
PetroTimes là tờ báo duy nhất tự hạch toán (tự thu chi, không ngửa tay nhận ngân sách để duy trì hoạt động như Nhân Dân Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân) nhưng luôn luôn tiên phong trong việc chỉ trích, bôi nhọ các cá nhân, các hoạt động đòi tự do, dân chủ và cũng vì vậy mà mức độ chỉ trích PetroTimes trên mạng xã hội còn lớn hơn những cơ quan truyền thông “ăn cơm chúa, múa tối ngày.”
Mức độ “trâng tráo, nhâng nháo” của PetroTimes được xem là lên tới đỉnh khi tháng 6 vừa qua, nhân “Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam,” PetroTimes giới thiệu bài “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy” của ông Nguyễn Như Phong. Trong bài viết này, ông Phong khuyến cáo các đồng nghiệp bắt chước chó (trung thành, tôn thờ, yêu, vui buồn cùng chủ, bảo vệ chủ) vì “chó khôn nhờ chủ, nhà báo giỏi cũng nhờ chủ!”
Dẫu liên tục “đăng ký lập trường” theo kiểu như thế nhưng ngày 3 tháng 10 vừa qua, ông Phong vẫn bị cách chức, thu hồi thẻ nhà báo (một kiểu giấy phép hành nghề). PetroTimes thì bị tạm đình bản trong ba tháng.
Trong thông báo chính thức về sự kiện gây ngỡ ngàng ấy, Bộ Thông tin – Truyền thông của chính quyền Việt Nam cho biết lý do là vì PetroTimes có “sai phạm trong hoạt động báo chí” và cơ quan chủ quản đề nghị như vậy.
Bài trên báo Petro Times đăng lại bài phỏng vấn của tờ Thời Báo ở Đức. (Hình: Internet) 
Nguyễn Như Phong và PetroTimes đột tử vì ai?
“Sai phạm trong hoạt động báo chí” của PetroTimes không được xác định nhưng cuối tuần vừa qua, PetroTimes dẫn lại nội dung cuộc phỏng vấn giữa blogger Người Buôn Gió và Thời Báo (một tờ báo tiếng Việt tại Đức) về quan hệ giữa blogger này với Trịnh Xuân Thanh và dù sau đó ít giờ dù PetroTimes đã tự ý đục bỏ nhưng vẫn không được tha.
Trịnh Xuân Thanh, con trai một nhân vật từng là cựu phó Ban Dân Vận của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN, vốn là tâm của một trận bão dư luận. Sau năm năm sang Đông Âu kiếm cơm, ông Thanh quay về Việt Nam và ngay lập tức được tuyển dụng làm lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp nhà nước.
Khoảng cuối thập niên 2000, ông Thanh trở thành lãnh đạo Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC). Trong khoảng năm năm điều hành PVC, ông Thanh cùng các đồng liêu tạo ra khoản lỗ khoảng 3,300 tỷ đồng. Ông Thanh được rút ra khỏi PVC trước khi một số thuộc cấp bị tống giam và được bổ nhiệm làm trưởng văn phòng đại diện của Bộ Công Thương ở miền Trung rồi được rút về làm chánh văn phòng Ban Cán Sự Đảng của Bộ Công Thương. Kế đó ông Thanh được “luân chuyển” về tỉnh Hậu Giang làm phó chủ tịch của tỉnh này. “Luân chuyển” là một bước trong tiến trình sắp đặt – bổ nhiệm các viên chức đã được lựa chọn để đảm nhận những chức vụ cao hơn và quan trọng hơn trong hệ thống công quyền Việt Nam.
Do bão dư luận, ông Thanh xin thôi làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, còn Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam thì biểu quyết, loại ông khỏi danh sách Đại Biểu Quốc Hội. Cả tổng bí thư, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam cùng hứa với công chúng là sẽ điều tra, bạch hóa xem tại sao ông Thanh có thể lọt lưới và tiếp tục thăng tiến bất thường như vậy.
Ngay sau đó có một tình huống phát sinh, ông Thanh đột nhiên biến mất. Ít ngày sau, blogger Người Buôn Gió loan báo ông Thanh đã tiếp xúc với mình và tố cáo đang bị ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN biến thành công cụ để thực hiện kế hoạch thanh trừng nội bộ. Ông Thanh đòi một cuộc “điều tra công bằng” và tuyên bố rời bỏ đảng CSVN.
Bão dư luận xoay chiều, từ ông Thanh, xoáy vào ông Trọng và âm mưu “loại trừ những thành phần ‘thân Mỹ,’ thâu tóm quyền lực, bán nước cho Tàu” của ông Trọng.
Công an Việt Nam khởi tố ông Thanh kèm lệnh truy nã. Bốn thuộc cấp của ông Thanh trong giai đoạn ông đang làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị PVC bị tống giam. Trong số này có ông Vũ Đức Thuận, tổng giám đốc PVC.
Giống như ông Thanh, ông Thuận cũng rời khỏi PVC trước khi công an Việt Nam điều tra về những sai phạm tại PVC dẫn tới khoản thua lỗ 3,300 tỷ đồng. Có một điểm đáng chú ý là “quá trình công tác” của ông Thuận giống hệt với “quá trình công tác” của ông Đinh La Thăng, nhân vật đang là ủy viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN, kiêm bí thư thành ủy của Sài Gòn: Ông Thăng rời Tổng Công Ty Sông Đà thuộc Bộ Xây Dựng Việt Nam để về Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) thì sau đó, ông Thuận cũng rời Tổng Công Ty Sông Đà để về PVC, một doanh nghiệp thuộc PVN. Khi ông Thăng rời PVN về làm bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam thì ông Thuận rời PVC để về Bộ Giao Thông-Vận tải Việt Nam làm chánh văn phòng. Đến lúc ông Thăng bỏ Bộ Giao Thông Vận Tải vào Sài Gòn làm bí thư thì ông Thuận không còn xuất hiện ở Bộ Giao Thông-Vận Tải nữa.
Sau khi ông Thuận bị công an Việt Nam bắt để điều tra về những sai phạm khiến PVC mất 3,300 tỷ, báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin, sở dĩ ông Thuận không đến Bộ Giao Thông-Vận Tải làm chánh văn phòng vì… thành ủy Sài Gòn đã xin ông Thuận về làm việc. Một ngày sau khi loan tin này, báo chí Việt Nam đồng loạt đục bỏ nó.
Cần nhắc lại rằng trong vài năm gần đây, từ những thông tin, hình ảnh trên hệ thống truyền thông chính thống, ông Đinh La Thăng trở thành một “nhân vật” mà nhiều người cho là có thể thay đổi hệ thống công quyền Việt Nam theo chiều hướng tích cực hơn, bởi ngoài việc công khai chỉ trích các… thuộc cấp, ông còn cách chức một số người làm việc thiếu hiệu quả. Chính trường Việt Nam từng có một “nhân vật” giống hệt như thế tên là Nguyễn Bá Thanh. Ông Nguyễn Bá Thanh đã chết hồi tháng 2 năm ngoái.
Scandal Trịnh Xuân Thanh chuyển hướng sau khi nhà báo Trương Huy San (Osin Huy Đức tác giả Bên Thắng Cuộc) nhận định, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận chỉ là đồng phạm trong chuyện PVC mất 3,300 tỷ, thủ phạm chính gây thất thoát hàng trăm ngàn tỷ là ông Đinh La Thăng. Trong hai bài viết liên quan đến cáo buộc này, blogger Trương Huy San dẫn nhiều số liệu, dữ liệu, liệt kê tên một số cá nhân có thể xem như nhân chứng và đề nghị điều tra.
Hai bài viết về Đinh La Thăng của blogger Trương Huy San khiến nhiều người cho rằng blogger này là một “dư luận viên cao cấp” đang hỗ trợ ông Trọng thực hiện chiêu bài “chống tham nhũng” để loại trừ những thành phân ‘thân Mỹ,’ củng cố địa vị nhằm dễ dàng thực hiện “âm mưu bán nước cho Tàu.”
Dù tán thành hay không đồng tình với đề nghị của nhà báo Trương Huy San thì nhiều người vẫn tin rằng Đinh La Thăng sẽ là nhân vật kế tiếp bị “chặt đầu, lột da.” Đúng lúc đó tờ Thời Báo phỏng vấn blogger Người Buôn Gió về những bài viết liên quan đến Trịnh Xuân Thanh.
Theo blogger Người Buôn Gió thì ông Thanh tiếp xúc, cung cấp tài liệu cho anh ta nhằm “nhờ phản biện.” Ông Thanh đã cung cấp cho blogger Người Buôn Gió những tài liệu nhằm chứng minh 3,300 tỷ mà PVC làm mất là một thứ rủi ro có thể gặp trong trong kinh doanh chứ không phải tham nhũng.
PetroTimes , tờ báo của PVN, một thứ “xung kích trên mặt trận truyền thông” của chính quyền CSVN gặp đại nạn do đăng lại bài phỏng vấn vừa kể. Ông Đinh La Thăng từng là “thái thượng hoàng” của PVN.
Dòng thông báo trên trang Petro Times nay đã đóng cửa. (Hình chụp qua màn hình) 
Tại sao tương lai của xứ sở và dân tộc vẫn là thứ yếu?
Hiện trạng kinh tế-xã hội của Việt Nam đã khiến nhiều triệu người Việt tỉnh ngộ. Lúc này, nhiều triệu người Việt không thèm giấu giếm sự khinh miệt và căm giận chính quyền CSVN. Họ muốn có sự thay đổi.
Trong bối cảnh khao khát thay đổi càng lúc càng mãnh liệt song không có cá nhân hoặc lực lượng đối lập nào đủ sức đối đầu với hệ thống công quyền, công chúng đã dồn niềm tin và hy vọng vào một số viên chức có vài tuyên bố và hành động dường như tử tế hơn đám đông viên chức đương nhiệm. Chẳng hạn ông Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư thành ủy Đà Nẵng, cựu trưởng Ban Nội Chính Trung Ương.
Tuy mồ ông Thanh đã xanh cỏ nhưng nhiều người vẫn còn ngậm ngùi vì ông ta ra đi quá sớm. Họ tin rằng nếu ông Thanh còn sống, chính trường Việt Nam sẽ khác. Niềm tin đó được xây trên những tuyên bố kiểu như sẽ “bắt hết, hốt hết” những viên chức tham nhũng và những tuyên bố hiếm có ấy trong một xã hội như xã hội Việt Nam đã giúp xóa hết tất cả các vết nhơ của ông Nguyễn Bá Thanh trong quá khứ.
Người ta quên ông Nguyễn Bá Thanh từng gây sức ép để thuộc cấp phải mang băng ca khiêng ông Trần Văn Thanh – một thiếu tướng công an đang cấp cứu tại bệnh viện – đến nhà hát Trưng Vương hầu tòa trong một vụ xử lưu động được tổ chức hồi tháng 7 năm 2009. Hồi giữa thập niên 2000, khi đang là giám đốc công an thành phố Đà Nẵng, ông Trần Văn Thanh là người cương quyết lôi ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là chủ tịch thành phố Đà Nẵng ra tòa vì có đầy đủ dấu hiệu cho thấy ông Nguyễn Bá Thanh đã nhận hối lộ từ ông Phạm Minh Thông, giám đốc công ty Hợp Doanh Xây Lắp và Kinh Doanh Nhà Quảng Nam-Đà Nẵng. Tuy nhiên nỗ lực của ông Trần Văn Thanh bất thành.
Niềm tin vào ông Nguyễn Bá Thanh còn được củng cố nhờ sự khang trang của thành phố Đà Nẵng. Không mấy người muốn xét xem đằng sau sự khang trang đó nôi lực thật sự của Đà Nẵng ra sao và tiềm lực của thành phố này như thế nào sau khi đã bán sạch đất.
Để thỏa mãn sự tin yêu hiếm hoi của công chúng, chính quyền CSVN vừa loan báo đang xem xét việc phong tặng ông Nguyễn Bá Thanh danh hiệu “anh hùng.” Tin này làm nhiều người “hởi lòng, hởi dạ” vì “nguyện vọng” của họ được đáp ứng. Chừng đó là đủ để giúp quên nhiều thứ.
Tương tự, sự “ngưỡng mộ” ông Đinh La Thăng khiến người ta dễ dàng phản đối các cáo buộc của nhà báo Trương Huy San cho dù rõ ràng cần phải xem xét thực hư bởi nó liên quan đến hàng ngàn tỷ của công quỹ.
Cho đến giờ, chính phủ Hoa Kỳ chưa xác định viên chức nào trong chính quyền CSVN “thân” với mình. Chính quyền Trung Quốc cũng chưa loan báo viên chức nào trong chính quyền CSVN “theo” họ. Chỉ có dân chúng Việt Nam với sự âu lo cho tiền đồ của xứ sở, tương lai của dân tộc đang bị dẫn dắt bởi các “nguồn tin cung đình cho phép nhận định,” cá nhân này “thân Mỹ” còn nhóm kia “theo Tàu.”
Những “nguồn tin cung đình” vốn luôn tạo sự hiếu kỳ và những nhận định về chuyện “thân Mỹ,” “theo Tàu” từng giúp ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu thủ tướng Việt Nam, có thể “rũ bùn đứng dậy sáng lòa.”
Một Nguyễn Tấn Dũng được cho rằng “thân Mỹ” đã giúp người ta quên trách nhiệm của ông ta đối với kinh tế suy thoái, xã hội đảo điên, nợ nần tăng vọt. Quên luôn cả chuyện tương quan giữa lương Thủ tướng Việt Nam với chi phí của việc gửi cả ba đứa con ra ngoại quốc du học. Quên ông Dũng là người công khai hóa và mở đường cho phong trào công khai sắp đặt vợ chồng, con cái, anh chị em vào những vị trí lãnh đạo từ trung ương cho tới địa phương…
Càng ngày, điều quan trọng, cần nhớ và cần làm cho bằng được càng bị “thân Mỹ,” “theo Tàu” bôi mờ. Đó là ông Trọng hay ông Dũng, ông Thanh hay ông Thăng, hoặc ông X, ông Y, ông Z thổ tả nào đó, phàm đã là viên chức của chính quyền CSVN thì cũng không thể nào ký gửi cả niềm tin lẫn hy vọng.
“Thân Mỹ” hay “theo Tàu” chỉ là cách nói nhằm chứng tỏ sự “thạo tin,” “am tường thời cuộc.” Đôi khi đó là một kiểu lung lạc. Lịch sử cho thấy CSVN từng “thân” và “theo” nhiều thứ. Những “thân” và “theo” đó làm hàng chục triệu người “trao duyên lầm tướng cướp,” khiến cả xứ sở điêu linh, dân tộc lầm than. “Thân” và “theo” nay tiếp tục là chiêu đắc dụng để tìm kiếm sự hậu thuẫn của dư luận, cho các đương sự và băng nhóm của họ duy trì đặc quyền, đặc lợi.
Chẳng lẽ sau 62 năm ở miền Bắc và 41 năm trên toàn Việt Nam tất cả các viên chức CSVN vẫn chưa cần phải rời khỏi chỗ mà họ thật sự bất xứng? Chẳng lẽ vẫn chưa tới lúc hàng trăm triệu người Việt mới là thực thể có quyền quyết định “thân” và “theo” ai? Tại sao vấn đề cần bận tâm nhất lúc này vẫn không phải là có viên chức CSVN nào muốn thân dân và theo dân hay không. (G.Đ)

TC khai trương nhà máy khử mặn ở đảo Phú Lâm

TC khai trương nhà máy khử mặn ở đảo Phú Lâm
TC vừa đưa vào sử dụng một nhà máy khử mặn có công suất 1.000 tấn một ngày ở thành phố Tam Sa, thuộc đảo Phú Lâm ở Biển Đông, nơi Việt Nam có tuyên bố chủ quyền. Bản tin của Tân Hoa Xã hôm thứ Hai (3/10) nói nhà máy này được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên đảo.

Nhà máy khử mặn được chính thức đưa vào hoạt động hôm thứ Bảy. Nhà máy này có khả năng xử lý 1.000 tấn nước mỗi ngày và 700 tấn nước đã được xử lý có thể uống được trực tiếp.

Cũng theo Tân Hoa Xã, các thiết bị khử mặn hiện nay trên đảo Phú Lâm có thể xử lý 1.800 tấn nước mỗi ngày.

Thành phố Tam Sa được Bắc Kinh chính thức thành lập vào năm 2012 để quản lý các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển xung quanh khu vực này ở Biển Đông. Chính quyền thành phố Tam Sa nằm trên đảo Phú Lâm.

Bắc Kinh gần đây liên tục xây dựng các cơ sở hạ tầng, thành lập ủy ban lập pháp, tiến hành bầu cử tại thành phố Tam Sa và thực hiện tuần tra ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc TC tiến hành bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa 2 tại thành phố Tam Sa, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giaocsvn Lê Hải Bình được báo Người Lao Động trích lời nói hành động của TC “xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam” và “không thể thay đổi sự thực về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. – Theo VOA

Điểm báo Pháp – 04/10/2016

No sub-categories
Điểm báo Pháp – 04/10/2016

Vì sao thỏa thuận hòa bình Colombia thất bại?

Kết quả « Không » chiếm 50,21% tổng số phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về thỏa thuận hòa bình ký ngày 26/09/2016 giữa chính phủ Colombia và quân du kích FARC khiến các nhật báo Pháp « ngạc nhiên » trong số ra ngày 04/10.
Le Monde nhận định thắng lợi của phe bỏ phiếu « Không » (ngày 02/10) đã đẩy « đất nước chìm trong bất trắc ». Theo kết quả một cuộc thăm dò ngay sau ngày chính phủ Bogota và quân du kích FARC ký thỏa thuận hòa bình, 2/3 người dân Colombia sẽ bỏ phiếu thông qua thỏa thuận trên. Thế nhưng, chiến thắng của phe « Không », mà đứng đầu là cựu tổng thống Alvaro Uribe, là một cú giáng mạnh đối với chính quyền của tổng thống Juan Manuel Santos.
Liệu yếu tố tác động tự nhiên có góp phần vào thất bại trên của chính phủ hay không ? Cuối tuần vừa qua, cơn bão Matthew đổ vào bờ biển Caraibe gây lụt lội khiến người dân không đi bỏ phiếu được. Điều này giải thích tỉ lệ vắng mặt nhiều hơn mọi khi, chiếm 62,6% tổng số cử tri.
Ngoài ra, các đảng phái chính trị và dân biểu không tích cực vận động cử tri, khi lợi ích cá nhân của họ có nguy cơ bị đe dọa. Trong khi đó, cựu tổng thống Alvaro Uribe đã thành công trong chiến dịch dân túy khiến người dân sợ vào tương lai, kích lòng thù hận với quân du kích FARC, hiện vẫn rất rõ nét tại Colombia.
Cộng đồng quốc tế ủng hộ thỏa thuận hòa bình tại Colombia, trong đó có đức giáo hoàng Phanxicô. Thế nhưng, giáo hội nước này lại từ chối phát biểu ủng hộ hay không bản thỏa thuận được đánh giá là lịch sử này.
Một lý do khác là hành động thiện chí của FARC diễn ra khá muộn. Suốt tuần trước, lãnh đạo quân du kích liên tục đi xin lỗi các nạn nhân, phá hủy 620 kg thuốc nổ theo thỏa thuận đình chiến, hứa bồi thường nạn nhân chiến tranh… Nhưng tất cả những hành động này dường như chưa đủ.
Vậy tương lai của bản thỏa thuận hòa bình ký tại La Habana sẽ ra sao ? Giới quan sát chỉ hy vọng các bên sẽ đàm phán được một bản thỏa thuận khác.
Thực vậy, cựu tổng thống Uribe, đang mơ ra tranh cử tổng thống lần thứ ba, luôn chỉ trích chính phủ quá nhượng bộ quân du kích và yêu cầu phải đàm phán lại với FARC. Ngược lại, cả Bogota và FARC đều cho rằng đòi hỏi của ông Uribe là « không thể được ». Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đã làm thay đổi cán cân. Theo đánh giá của một nhà phân tích, « hòa bình giờ phụ thuộc vào điều sẽ được đàm phán giữa hai kẻ thù « không đội trời chung » là Alvaro Uribe và FARC ».
Một Quốc hội lập hiến là điều được cả cựu tổng thống Uribe và FARC yêu cầu từ nhiều năm nay, vì những lý do khác nhau. Thế nhưng, « tổ chứcmột Quốc hội lập hiến với đầy đủ các đảng phải để thoát khỏi ngõ cụt… sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian », theo đánh giá của giáo sư Frédéric Massé, thuộc đại học Externado ở Bogota, được La Croix trích dẫn trong bài viết : « Chiến thắng của lá phiếu « Không » tạm ngừng tiến trình hòa bình tại Colombia ». Điều trái ngược là quân du kích vũ trang muốn ngừng chiến tranh, thì người dân lại nói « không » với đề xuất hòa bình của FARC.
Dưới dòng tựa « Colombia bị suy yếu vì thỏa thuận hòa bình với FARC bị bác bỏ », Les Echos thiên về kịch bản chính quyền và quân du kích phải đàm phán lại bản thỏa thuận hòa bình, tuy thỏa thuận đình chiến có hiệu lực từ ngày 29/08 vẫn không bị ảnh hưởng. Theo nhật báo kinh tế, một trong những lý do giải thích thất bại của chính phủ trong cuộc trưng cầu dân ý có lẽ Bogota đã đánh giá không đúng cảm xúc của người dân đối với quân du kích. Những vùng bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc nội chiến là những nơi ủng hộ bản thỏa thuận nhằm thể hiện mong muốn lật sang trang mới. Thế nhưng, phần đông người dân Colombia lại không chấp nhận việc những cựu chiến binh của lực lượng FARC không bị trừng phạt.
Vẫn theo Les Echos, kết quả phản đối thỏa thuận hòa bình trên sẽ có những tác động đến nền kinh tế, trong đó du lịch là một ngành chủ đạo giúp thúc đẩy tăng trưởng. Những vùng nằm trong tay quân du kích FARC có rất nhiều tiềm năng du lịch. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục chờ đợi để có được đảm bảo về vấn đề an ninh.

Donald Trump tự vệ trước những cáo buộc « lách » thuế

Tiết lộ của nhật báo New York Times về việc tỉ phú Donald Trumps có lẽ đã không phải nộp thuế trong vòng 18 năm được Le Monde tiếp tục phân tích trong bài viết : « Donald Trump tự vệ trước những cáo buộc về thuế ».
Đối với đảng Dân Chủ, tiết lộ trên là một lợi thế bất ngờ. Trong khi nhà tỉ phú bất động sản luôn tự nhận là tiếng nói của « những người bị bỏ quên, bị bỏ rơi hay bị gạt ra ngoài lề » và chống lại những thành phần trí thức, tài chính luôn phản đối ứng viên đảng Cộng Hòa, thì ứng viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton lên tiếng : « Đã đến lúc người giầu phải trả đúng phần của mình ». Bà nhấn mạnh, ông Donald Trump không thể than phiền về tình hình đất nước, bắt đầu từ cơ sở hạ tầng, trong khi ông lại không nộp thuế, những khoản tiền được đầu tư vào việc bảo trì hay xây dựng những công trình mới.
Năm tuần trước cuộc bầu cử tổng thống, tiết lộ của nhật báo New York Times đã khiến nhà tỉ phú bất động sản trải qua một tuần kinh khủng. Trước đó, ông đã rơi vào cuộc luận chiến vì so sánh một cựu hoa hậu hoàn vũ Mỹ là một « con heo ». Từ đó, ông Donald Trump liên tục đề cập đến chủ đề này, thậm chí còn khuyến khích những người theo ông trên tài khoản Twitter tìm một đoạn video khiêu dâm của hoa hậu trên, dù không rõ thực hư ra sao.
Sau cuộc tranh luận lần thứ nhất, ông Donald Trump giải thích vì lịch sự nên đã tránh đề cập đến chủ đề nhạy cảm và nặng nề đối với bà Hillary về tai tiếng ngoại tình của cựu tổng thống Bill Clinton. Thế nhưng, trong một cuộc mít tinh tại Pennsylvania vào tối thứ Bẩy tuần trước, ông Trump lần đầu tiên nhắc đến chuyện bà Clinton ngoại tình, đánh giá đối thủ của mình là « người điên ». Ông cũng nhắc lại : « Lẽ ra bà phải ở tù » nhằm ám chỉ đến việc bà Clinton đã sử dụng hộp thư điện tử riêng khi giữ chức ngoại trưởng (2009-2013).
Những lời phát biểu trên của ứng viên đảng Cộng Hòa càng khiến đảng Dân Chủ khẳng định nhà tỉ phú bất động sản không có khả năng đảm trách chức vụ tổng thống Mỹ. Những lời lẽ đó cũng sẽ tác động đến cử tri độc lập, những lá phiếu mà ông Trump cần để hy vọng giành chiến thắng.

Anh Quốc chuẩn bị ngân sách sau quyết định chia tay với EU

Một trăm ngày sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit, ngày 02/10/2016, thủ tướng Theresa May thông báo lịch trình Brexit của Anh Quốc. Luân Đôn sẽ khởi động quá trình rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào tháng 03/2017.
Theo nhật báo Le Monde, Anh Quốc sẽ phải bắt tay thực hiện quá trình lập pháp khó khăn để cắt đứt hẳn với Liên Hiệp vào đầu năm 2019. Trong khi đó, vẫn theo Le Monde, « Bruxelles chờ đợi những cuộc thương lượng đầy khó khăn ». Liên Hiệp đồng ý cho Luân Đôn có thời gian để lên chiến lược, nhưng không được quá lâu vì « thủ tục ly hôn » kéo dài hai năm. Các nhà lãnh đạo châu Âu ý thức được rằng người Anh nổi tiếng là những nhà thương lượng đại tài, và Liên Hiệp Châu Âu sẽ phải chịu thiệt.
Riêng trong nội bộ Anh Quốc, Les Echos đưa tin : « Luân Đôn rút vũ khí ngân sách để đối mặt với những xáo trộn do Brexit gây ra ». Ngay sau khi thông báo khởi động « Brexit », giá trị đồng bảng Anh đã giảm mạnh so với đồng euro và đô la Mỹ. Chính phủ Anh tập trung vào đầu tư công để kích thích nền kinh tế đang bị lung lay vì bất trắc, với thông báo thành lập một quỹ 2 tỉ bảng Anh để hỗ trợ việc xây dựng nhà ở mới cũng như 3 tỉ bảng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng. Luân Đôn cũng hứa sẽ cung cấp những khoản hỗ trợ của Liên Hiệp Châu Âu mà các doanh nghiệp Anh từng được hưởng.
Paris tìm cách quyến rũ giới tài chính thất vọng vì Brexit
Trong khi thủ tướng Anh Theresa May ủng hộ một cuộc chia tay thẳng thắn với Liên Hiệp Châu Âu và thủ tướng Đức Angela Merkel đang tìm cách thoát khỏi tai biến Deutsche Bank, Paris chuẩn bị mọi lá bài để thu hút giới tài chính.
Theo bài viết « Paris tìm cách quyến rũ giới tài chính thất vọng vì Brexit » trên nhật báo kinh tế Les Echos, ba trên bốn tổng giám đốc, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, sẵn sàng chuyển trụ sở sang một nước khác.
Để thu hút các doanh nghiệp, chính phủ Pháp đang hiệu chỉnh « thủ tục một cửa » với vùng Ile-de-France, Business France và thành phố Paris. Cơ quan này sẽ có khoảng 10 người chuyên phụ trách định hướng và giải thích cho các doanh nghiệp về chế độ thuế khóa và xã hội Pháp.
Thế nhưng, theo một chuyên gia, được Les Echos trích dẫn, « mức thuế 75% hồi đầu nhiệm kỳ của tổng thống François Hollande vẫn để lại dấu ấn. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng thấy chế độ thuế khóa của Pháp quá phức tạp ».

Pháp : Cảnh sát và tư pháp quá tải vì chống khủng bố

Đây là nhận định trên trang nhất của nhật báo Libération. Thẩm phán, quan tòa, cảnh sát, các cơ quan tình báo… đang phải đối mặt với số lượng các vụ điều tra không ngừng tăng và nguy cơ đe dọa ở mức lịch sử.
Bài xã luận của Libération nhận định phát hiện một xe hơi chứa các bình ga gần nhà thờ Đức Bà Paris vào tháng 09/2016 là một may mắn cho an ninh nước Pháp. Vì từ khi được một chủ quán bar gần đó phát hiện và báo động, phải gần hai tiếng sau cảnh sát mới có mặt tại hiện trường.
Phản ứng chậm trễ này cho thấy nước Pháp và các cơ quan chống khủng bố còn phải cảnh giác nhiều hơn nữa. Thực tế trên cũng cho thấy ngành an ninh Pháp đang bị quá tải. Theo phát biểu của trưởng biện lý Paris, tính đến ngày 02/09 có 324 hồ sơ theo dõi khủng bố đang được xử lý, nhưng đến hiện nay đã lên tới 350, trong khi đó vào tháng 07/2011, chỉ có 72 hồ sơ.
Sau loạt khủng bố năm 2015, số lượng quân nhân dự bị đã tăng lên đáng kể, trong quân đội, hiến binh cũng như ngành cảnh sát. Đây là chủ đề chính trên trang nhất của nhật báo Le Figaro.

Tin đoc nhanh

(AFP) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế bi quan về kinh tế toàn cầu. Theo báo cáo của IMF hôm nay, 04/10/2016, các biện pháp « bảo hộ mậu dịch », với Donald Trump hay Brexit, là « mối đe dọa» đối với kinh tế toàn cầu. Nếu không có biến cố lớn trước mắt, IMF dự báo tăng trưởng trong năm 2016 ở mức 3,1% và 3,7% trong năm 2017.
(Reuters) – Một thủ lĩnh của Huynh Đệ Hồi Giáo Ai Cập thiệt mạng. Hôm nay, 04/10, bộ Nội Vụ Ai Cập thông báo diệt được Mohamed Kamal, người phụ trách các chiến dịch đặc biệt của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo. Nhân vật này đặc biệt bị cáo buộc lên kế hoạch sát hại chưởng lý Hicham Barakat vào tháng 06/2015. Nhiều chuyên gia cho rằng Kamal là lãnh đạo thực sự của Huynh Đệ Hồi Giáo.
(AFP) - Châu Âu lên án thông điệp « thù hận chủng tộc » của Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bản báo cáo công bố ngày 03/10/2016, Ủy ban Đặc trách chống Kỳ thị Chủng tộc và Bất bao dung của Hội Đồng Châu Âu tố cáo phe cầm quyền, cụ thể là tổng thống Erdogan, trong hai cuộc vận động tranh cử năm 2015, đã có những tuyên truyền thù hận. Đảng đối lập PKK bị quy là « tay sai của Daech », Israel bị so sánh với chế độ diệt chủng của Hitler.

Tin Thế giới – 04/10/2016

No sub-categories
Tin khắp nơi – 04/10/2016

Nobel vật lý về tay ba khoa học gia Anh

Giải Nobel Vật lý 2016 đã được trao cho ba nhà khoa học gốc Anh sống và làm việc tại Hoa Kỳ.
Các ông David Thouless, Duncan Haldane và Michael Kosterlitz, sẽ cùng nhận giải thưởng 8 triệu kronor (727,000 bảng), cho những khám phá về dạng lạ của vật chất.
Công trình nghiên cứu có thể dẫn đến vật liệu cải tiến cho điện tử và điện toán siêu nhanh.
Ba người được công bố thắng giải tại một cuộc họp báo ở Thụy Điển.
Tên của họ sẽ được ghi vào danh sách cùng 200 người khác đoạt các giải Nobel Vật lý từ năm 1901.
Ủy ban Nobel cho biết những khám phá này đã “mở cánh cửa tới một thế giới chưa từng được biết”.
Khi vật chất trong điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn như khi ở dạng rất lạnh hoặc phẳng, các nhà khoa học bắt đầu thấy chuyển động bất thường của các nguyên tử.
Những hiện tượng này bổ trợ cho các giai đoạn quen thuộc hơn của vật chất, cụ thể là khi mọi thứ thay đổi từ dạng rắn sang lỏng và sang khí.
Giáo sư Haldane nhận xét: “Tôi đã rất ngạc nhiên và rất cảm kích.”
“Công trình này đã có từ lâu nhưng nay có rất nhiều khám phá mới và qui mô được dựa trên công trình gốc này, và đã mở rộng nó.”
Tất cả ba nhà nghiên cứu đã sử dụng toán học để giải thích hiệu ứng vật lý trong trạng thái lạ của vật chất, chẳng hạn như các chất siêu dẫn, siêu lỏng và màng từ mỏng.
Mặc dù là người gốc Anh Quốc, ba người đoạt giải hiện đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ.
Ông David Thouless sinh năm 1934 tại Bearsden. Ông là một giáo sư danh dự tại Đại học Washington.
Ông Duncan Haldane đã được sinh ra vào năm 1951 tại London. Ông là giáo sư vật lý tại Đại học Princeton.
Ông Michael Kosterlitz sinh năm 1942 tại Aberdeen. Ông hiện đang giảng dạy tại Đại học Brown.

Mỹ ngừng đàm phán với Nga về Syria

Sự kiên nhẫn đối với Nga đã hết, Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã đình chỉ các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Syria với Moscow, viện dẫn các cuộc tấn công quân sự liên tục nhắm vào các mục tiêu thường dân tại quốc gia Trung Đông bị chiến tranh tàn phá.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Elizabeth Trudeau nói:
“Người Nga đã cho thấy rõ rằng họ sẽ không dừng các cuộc tấn công mà chúng ta đã thấy hồi cuối tuần này, chúng ta đã thấy cuộc tấn công vào bệnh viện. Bạn thấy đó, khi chúng tôi bận bịu trong việc đối thoại với Nga, quan điểm của chúng tôi luôn rõ ràng, đó là để cho công tác nhân đạo được tiếp cận, tái lập hưu chiến. Nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi đã không đạt được mục tiêu đó với Nga”.
Các giới chức Hoa Kỳ đã nhiều lần đe dọa ngừng đàm phán, trừ khi Nga kết thúc việc đánh bom vào thành phố Aleppo của Syria. Căng thẳng đặc biệt bùng ra sau vụ đánh bom ngày 19 tháng 9 vào một đoàn xe cứu trợ của Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Nga và Syria đã thực hiện vụ đánh bom này.
Hai bên đã đồng ý ngừng bắn hồi tháng trước để hạ giảm bạo lực, mở đường cho công tác nhân đạo và làm suy yếu các nhóm khủng bố. Nhưng thỏa thuận này đã nhanh chóng bị phá vỡ khi hai bên đều đổ lỗi cho nhau. Các cuộc đàm phán tiếp theo đã không thể giải quyết tình trạng bế tắc.
Moscow đã hỗ trợ quân sự và tiến hành các cuộc không kích nhằm hỗ trợ cho chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong khi Washington ủng hộ một số nhóm phiến quân để lật đổ Tổng thống Syria.
Mỹ rút khỏi đàm phán với Nga về cuộc xung đột Syria vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai ký sắc lệnh đình chỉ một thỏa thuận với Hoa Kỳ về việc tiêu hủy chất plutonium đã được tinh chế đến cấp độ có thể chế tạo vũ khí. Lý do Moscow đưa ra là vì “hành động thù nghịch” của Washington.

Vụ tránh thuế 1995 của ông Trump

khuấy động cuộc đua tổng thống Mỹ 2016

Quá trình khai và đóng thuế thu nhập của ứng cử viên đảng Cộng hòa – ông Donald Trump – trong hai thập niên qua đang làm khuấy động cuộc đua tranh chức tổng thống Mỹ năm 2016. Ứng cử viên bên đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, tố cáo ông Trump làm giàu bằng cách tiêu xài tiền đóng thuế của dân thường.
“Trong lúc phải bận rộn với các nhà tư vấn để tìm cách làm sao tiếp tục sống như một tỉ phú, và trong suốt thời gian qua đã dùng các mối quan hệ chính trị để rút về cho doanh nghiệp của ông ta hàng trăm triệu đôla trợ cấp và khoanh thuế của chính phủ. Nói một cách khác, ông ta vơ vét của nước Mỹ bằng cả hai tay, rồi để hóa đơn thanh toán lại cho tất cả chúng ta.”
Bà Clinton chế nhạo ông Trump tại cuộc mít tinh hôm thứ Hai tại bang quan trọng Ohio ở miền trung tây sau khi báo New York Times mới đây đăng tin hé lộ một phần chi tiết khai thuế thu nhập của ứng cử viên Ðảng Cộng hòa này năm 1995 ở bang New York. Trong bản khai thuế đó, ông Trump khai kinh doanh thua lỗ 916 triệu đôla do các sòng bạc và các mảng kinh doanh khác làm ăn thất bại. Khoản giảm thuế theo đó lớn đến mức cho phép tỉ phú bất động sản này khỏi phải đóng thuế thu nhập ở Mỹ một cách hợp pháp suốt 18 năm tiếp theo sau đó.
“Trong khi hàng triệu gia đình ở Mỹ, trong đó có gia đình tôi và gia đình của quý vị, làm việc cật lực, đóng góp phần nghĩa vụ công bằng của mình, thì hình như ông ấy chẳng đóng góp gì cho đất nước chúng ta.”
Ban vận động tranh cử của ông Trump chưa bác bỏ liệu thông tin được tung ra về chi tiết khai thuế của ông có chính xác hay không. Trong một cuộc mít tinh vận động tranh cử hôm thứ Hai ở Colorado, ông Trump bênh vực cho cách làm của doanh nghiệp của ông.
“Tôi hiểu rõ về luật thuế khóa hơn đa số mọi người. Điều đó cho thấy tại sao tôi chính là người có khả năng thực sự để sửa luật thuế. Tôi hiểu luật thuế, và tôi đã áp dụng luật thuế. Và đó là điều tôi cam kết sẽ làm. Chúng ta cần sự công bằng, và chúng ta cần tiền đóng vào đó. Chúng ta muốn tiền của chúng ta được chi tiêu khi cần phải chi tiêu, nhưng bởi vì họ đã tiêu tiền của người thọ thuế một cách bất công và thiếu khôn ngoan. Chúng ta hãy nhớ điều đó.”
Ông Trump lâu nay từ chối công bố thuế thu nhập cá nhân bất chấp truyền thống tranh cử tổng thống Mỹ 4 thập niên qua. Ông nói thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ của ông trong mấy năm qua đang được các giới chức chính phủ liên bang kiểm tra và ông sẽ ngay tức khắc công bố chúng khi được kiểm tra xong, mặc dù không có sự cấm cản nào là ông không thể công bố các chi tiết khai thuế đó trước kết quả kiểm tra.
Hai ứng viên tranh phó tổng thống – Thống đốc bang Indiana Mike Pence của bên ông Trump và Thượng nghị sĩ Tim Kaine của bên bà Clinton – sẽ so tài trong cuộc tranh luận phó tổng thống duy nhất tối nay, thứ Ba 4/10. Ông Trump và bà Clinton sẽ so tài vào Chủ nhật tới trong cuộc tranh luận tổng thống thứ hai của ba cuộc tranh luận trực tiếp trước bầu cử.

Cử tri vùng nông thôn Virginia mạnh mẽ ủng hộ ông Trump

Thị trấn nhỏ bé Farmville ở bang Virginia có thể trông không giống như một nơi để tổ chức cuộc tranh luận phó tổng thống đầu tiên và duy nhất của mùa bầu cử này. Nhưng Farmville là điển hình cho một phía của sự chia rẽ khiến bang Virginia trở thành bang chiến trường trong mùa bầu cử này.
Từng là nơi tập trung những xưởng chế biến lá cây thuốc lá từ những trang trại xung quanh, Farmville giờ là nơi mà nhiều cử tri quan tâm về công ăn việc làm và nền kinh tế và sẵn sàng tiếp nhận thông điệp của liên danh tranh cử Trump-Pence đưa công ăn việc trở về Mỹ, mặc dù ông Tim Kaine – ứng cử viên phó tổng thống của bà Hillary Clinton – là Thượng nghị sĩ hiện thời của họ.
Bà Carolyn Bowman, một cư dân lâu năm sống ở thị trấn Rice gần Farmville, là một trong những cử tri vùng nông thôn. Bà cho biết tất cả những người bà quen biết đều sẽ bỏ phiếu cho ông Trump.
Bà nói: “Ông ấy sẽ cho mọi người trở lại làm việc, và ông ấy muốn cho mọi người trở lại làm việc.”
Bà Bowman mở một doanh nghiệp tạo cảnh quan vườn nhà và kinh doanh những mặt hàng miền quê cách đây 17 năm, sử dụng sáu người chị em của bà theo cách gợi nhớ tới thời họ cùng nhau làm việc trên những cánh đồng thuốc lá khi họ còn nhỏ.
Đối với bà Bowman, ông Trump là một doanh nhân thể hiện phương châm lao động của bà và là người sẽ giải quyết vấn đề mà bà quan tâm nhất trong cuộc bầu cử năm 2016 này: Những khoản hỗ trợ tài chính của chính phủ.
Tại một bữa tối gia đình vào mỗi Chủ nhật, bà Bowman và ba thế hệ gia đình bà, tất cả đều nói rằng họ ủng hộ ông Trump – nhớ lại thời xưa khi người ta có lý do để làm việc chăm chỉ.
“Mọi người muốn mơ và có được những thứ như hàng rào trắng tươm tất. Bây giờ họ chỉ muốn được cho không. Người ta cứ muốn được cho không vì chính phủ làm chuyện này quá thường xuyên.”
Bà cho rằng nếu ông Trump lên làm tổng thống thì sẽ có cơ hội thay đổi xu hướng này.
Dễ nhận thấy nỗi lo lắng về kinh tế ở khu chợ trời mở hai lần mỗi năm trong bãi đậu xe của cơ sở kinh doanh của bà Bowman. Các gia đình dựng bàn bày bán những món đồ cổ và đồ đã qua sử dụng. Nhiều người trong số họ nói đây chỉ là một trong nhiều điểm dừng chân trong khi họ tìm cách tăng thu nhập hoặc thậm chí để kiếm sống.
Ông Cliff Christian là một trong những người bán đồ ở chợ này để kiếm sống. Ông cho biết ông làm việc bảy ngày một tuần, làm bốn công việc khác nhau để nuôi vợ và con trai bảy tuổi. Gian hàng của ông bán những món đồ với khẩu hiệu ủng hộ ông Trump làm tổng thống và cờ của Liên minh miền Nam thời Nội Chiến. Ông nói đây chỉ là một chiến lược tiếp thị tốt để câu khách trong mùa bầu cử bất định này.
Ông không nói sẽ bỏ phiếu cho ai vào tháng 11 này, nhưng ông tỏ ra ngờ vực đối với cả hai ứng cử viên.
“Mọi thứ thật lộn xộn. Dù ai được bầu cũng đều đối mặt với một con đường khó khăn phía trước. Và nếu họ thất bại thì họ sẽ bị đổ lỗi về tất cả mọi thứ đang xảy ra bây giờ. Tôi không ganh tị với họ.”
Theo một cuộc thăm dò cử tri bang Virginia của báo The Washington Post vào tháng 8 năm 2016, cả hai ứng cử viên phó tổng thống Mike Pence và Tim Kaine đều bị đánh giá “tiêu cực” ở mức 20 phần trăm, trong khi ở mặt tích cực ông Kaine nhỉnh hơn đối thủ Cộng hòa với tỉ 54-37 phần trăm.
Cuộc khảo sát là chỉ dấu cho thấy trong khi nhiều cử tri ở Farmsville sẽ cổ vũ cho ông Pence vào đêm tranh luận, song thành phần cử tri thành phố ở Virginia, những người hiểu rõ công tác của ông Kaine trên cương vị thống đốc và thượng nghị sĩ, có thể sẽ ưu ái chọn liên danh tranh cử của ông trong ngày bầu cử.
Nhưng đối với bà Carolyn Bowman, cuộc bầu cử này là cơ hội để bà bỏ phiếu về những giá trị mà lâu nay là phương châm làm việc của bà.
“Tôi biết là tôi đã làm việc chăm chỉ cả đời, và tôi mệt mỏi về chuyện đất nước này đang bị cho không.”

New York ra lệnh ngưng quyên góp cho Quỹ Trump

Giới chức tư pháp cao cấp nhất tiểu bang New York ngày 3/10 ra lệnh cho quỹ từ thiện do ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đứng đầu lập tức ngưng việc mời gọi đóng góp vì chưa từng đăng ký để gây quỹ trong công chúng.
Người đứng đầu ngành tư pháp tiểu bang New York, ông Eric Schneiderman, cho biết trong vòng 15 ngày tới, nếu Quỹ Trump không nộp các giấy tờ theo yêu cầu thì sẽ bị xem là “một hoạt động lừa đảo tiếp diễn đối với người dân New York.”
Vì nhiều lý do khác nhau, Quỹ của ông Trump và Quỹ do ứng cử viên của Đảng Dân chủ Hillary Clinton và chồng là cựu Tổng thống Bill Clinton thành lập, đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016.
Ông Schneiderman đã mở một cuộc điều tra về Quỹ Trump được thành lập vào năm 1987, và trong nhiều năm, ông Trump là người đóng góp duy nhất. Tuy nhiên vào năm 2006, ông đã cho hầu hết tất cả số tiền ông trao tặng cho quỹ. Kể từ đó, ông kêu gọi những người giàu có hiến tặng cho quỹ này. Tài liệu của quỹ cho thấy cơ quan từ thiện này đã chi trả một số hóa đơn cho công việc kinh doanh vì lợi nhuận của ông Trump.
Ngoài ra, quỹ còn chi 30.000 đôla để mua hai bức ảnh chân dung của ông Trump.
Những người chỉ trích cho rằng những nhà giàu hiến tặng tiền cho quỹ Clinton, tổ chức từ thiện nhằm giải quyết những vấn đề y tế toàn cầu và tăng tiến giáo dục trên toàn thế giới, được tiếp cận đặc biệt với các giới chức Bộ Ngoại giao trong thời gian bà Clinton giữ chức vụ Ngoại trưởng từ năm 2009 đến năm 2013.

Tổng thống Philippines

được Nga-Trung ủng hộ khi chỉ trích Mỹ

Tổng thống Philippines tuyên bố nhận được sự hậu thuẫn từ Nga và Trung Quốc khi chỉ trích Mỹ.
Ông Rodrigo Duterte nói trong cuộc họp bên lề thượng đỉnh tại Lào hồi tháng trước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã tán đồng với ông khi ông phê phán Mỹ.
Trong một bài diễn văn ngày 2/10 ông Duterte nói: “Giờ để tôi tiết lộ cho quý vị biết tôi đã họp với ông Medvedev, tôi nói về tình hình hiện nay rằng họ xử ép tôi, không tôn trọng tôi, họ không biết xấu hổ” và ông ấy đáp rằng: “Quả thật đó là cách hành xử của người Mỹ,” “Chúng tôi sẽ giúp ông.”
Những chỉ trích của Tổng thống Philippines đối với Mỹ ngày một tăng lên sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ nêu quan ngại về chiến dịch bài trừ ma túy đẫm máu của ông Duterte.
Tòa Bạch Ốc đã hủy cuộc họp giữa ông Obama với ông Duterte tại Lào sau khi nhà lãnh đạo Philippines gọi Tổng thống Obama là ‘đứa con hoang.’
Cùng ngày 2/10, ông Duterte cũng cho biết ông đã nêu lên những ý kiến phản đối Mỹ với Trung Quốc.
“Trung Quốc nói ‘đi với Mỹ, anh sẽ không có lợi’,” ông Duterte thuật lại. Không rõ ông trích dẫn câu này từ giới chức nào của Trung Quốc và bình luận đó được đưa ra khi nào.
Trong các bài diễn văn gần đây, ông Duterte lặp đi lặp lại nhiều lần rằng ông định mở các liên minh mới với Nga và Trung Quốc, đặc biệt về thương mại. Đây là một phần trên con đường theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập của tân Tổng thống gây nhiều tranh cãi của Philippines.
Một số nguồn tin ngoại giao và thương mại xác nhận với Reuters rằng một phái đoàn doanh nghiệp Philippines sẽ tháp tùng ông Duterte trong chuyến công du Bắc Kinh từ ngày 19 đến 21 tháng này.

LHQ kêu gọi chấm dứt tàn sát tại Syria

Lisa Schlein
GENEVA —
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi chấm dứt chiến dịch không kích kéo dài tại Aleppo, thành phố phía bắc Syria, khiến nhiều thường dân bị thương tích và thiệt mạng cũng như tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng.
Ông Ban Ki-moon sẽ rời khỏi chức vụ Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay. Trong cuộc họp báo cuối cùng tại Geneva, ông bày tỏ hối tiếc là trong 10 năm ông giữ chức vụ Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, vẫn còn “khói lửa trên thế giới.” Và cuộc khủng hoảng tai hại nhất là tại Syria.
Ông Ban nói:
“Không còn lời nào để bày tỏ sự phẫn nộ trước những vụ tàn sát, nhất là tại Aleppo. Tàn bạo diễn ra không ngừng. Tôi mạnh mẽ lên án chiến dịch cố ý chống lại thường dân và những nhân viên y tế hay nhân viên cứu trợ đang nỗ lực cứu giúp.”
Trong khi các bên tham chiến bị quy trách nhiều nhất trong cuộc xung đột đang tiếp diễn này, những nước có nhiều ảnh hưởng, thường ám chỉ Hoa Kỳ và Nga, cũng chịu trách nhiệm giúp chấm dứt các cuộc tấn công.
Trong trường hợp đặc biệt Aleppo, thế giới đồng ý là lực lượng của chính phủ Syria được Nga yểm trợ đang gây chết chóc và hủy diệt nhiều nhất.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có hơn 330 người, một phần ba số này là trẻ em, đã thiệt mạng trong những tuần lễ gần đây vì những cuộc oanh kích. Thêm vào đó, hầu hết các bệnh viện ở Aleppo bị cố ý nhắm mục tiêu và không còn hoạt động được nữa.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói mọi người cần phải hành động vì 13,5 triệu người Syria đang khẩn thiết cần được giúp đỡ và vì sự ổn định của khu vực.
Ông Ban nhấn mạnh:
“Việc cố ý và rõ ràng bất chấp luật nhân đạo quốc tế đang gieo rắc những đau khổ trên diện rộng và những thiệt hại lâu dài. Điều này cần phải được thế giới đáp ứng một cách mạnh mẽ…Tôi hết sức quan ngại rằng sau gần 6 năm, và với những can thiệp mạnh mẽ của Liên Hiệp Quốc, chúng ta vẫn còn thấy bạo động tiếp tục.”
Ông Ban nói các bên tham chiến cần phải từ bỏ ý niệm phi thực tế là có thể thắng được cuộc chiến này. Ông nói không có giải pháp quân sự mà chỉ có một giải pháp chính trị mới có thể chấm dứt được tình hình này.

Bão cấp 4 đổ xuống Haiti

Một trong những cơn bão mạnh nhất trong những năm gần đây từ Đại Tây Dương vừa đổ xuống Haiti, mang theo gió với tốc độ 230 cây số giờ và mưa lớn.
Bão Matthew, một cơn bão cấp Bốn, đã độ bộ vào mỏm phía tây nam Haiti lúc 11:00 GMT.
TTrung tâm Dự báo Bão Quốc gia Mỹ (NHC) cho biết Haiti đang “chịu tất cả những gì một cơn bão lớn mang lại”.
Tin tức từ bờ biển phía nam cho hay tình trạng các cộng đồng dân cư đang bị ngập nước và nhiều tòa nhà bị tốc mái.
Marie Alta Jean-Baptiste, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Dân sự của nước này, nói với hãng thông tấn Associated Press: “Còn quá sớm để biết được tình trạng tồi tệ tới mức nào nhưng chúng tôi tôi biết là nhiều nhà cửa đã bị phá hủy và thiệt hại ở miền nam.”
Một người dân quá ốm không thể di tản đã bị thiệt mạng khi bão đổ xuống thị trấn Port Salut.
Tổng thống lâm thời Haiti, ông Jocelerme Privert, nói: “Chúng tôi đã chứng kiến có tử vong. Những người đang đi trên biển. Có người đang mất tích. Đó là những người đã bỏ qua các cảnh báo.”
Bão Matthew có thể mang theo lượng mưa 40in (102cm) và gió với tốc độ 145mph (230km/h), và có nhiều khả năng sẽ gây ra lở đất và lũ quét.
Tâm bão được dự báo sẽ đổ xuống phía tây nam Haiti vào khoảng rạng sáng (1100 GMT).
Hình ảnh trên mạng xã hội từ thị trấn ven biển phía nam Haiti, thị trấn Les Cayes, cho thấy những cây cọ bị gió thổi dạt và nhiều tòa nhà tốc mái.
Phóng viên Mỹ Jacqueline Charles nói với BBC từ thủ đô Port-au-Prince rằng tin từ Les Cayes cho hay người dân đi trong nước lụt ngập tới vai và các nhân viên cứu trợ cho biết cộng đồng cư dân vùng ven biển đang bị ngập lụt.
Haiti là một trong những nước nghèo nhất thế giới và nhiều cư dân hiện đang sống tại những khu vực dễ bị ngập lụt.
Giới chức trách đã kêu gọi người dân hãy tích trữ lương thực, nước và chống đỡ nhà cửa của mình. Hàng ngàn người vẫn đang sống trong các lều trại sau trận động đất lớn hồi năm 2010.
Thị trưởng khu ổ chuột lớn nhất ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti, ông Frederic Hislain, kêu gọi chính phủ hãy sơ tán khoảng 150.000 người mà nhà cửa của họ đang ở trong tình trạng bị đe dọa.
Các quan chức Haiti nói rằng khoảng 1.300 nơi ở tạm trú khẩn cấp đã được xây dựng, đủ để chứa 340.000 người. Cả hai sân bay ở Haiti nay đều đã đóng cửa.
Tuy nhiên một số người dân Haiti đã không chịu đi tới tạm trú vì sợ hãi tài sản của họ bị đánh cắp.
Khoảng 13.000 người đã được sơ tán khỏi các khu vực có nguy cơ cao ở nước láng giềng Cộng hòa Dominica, nước cũng được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng của mưa và gió bão, theo người đứng đầu cơ quan phòng vệ dân sự của nước này.
Mưa và gió lớn đã đổ xuống một số vùng ở Jamaica, với nước lũ tràn qua đường phố ở thủ đô Kingston.
Bão Matthew được dự kiến sẽ tràn sang miền đông Cuba, và tại đây đã có cảnh báo bão với sáu tỉnh miền đông. Cư dân tại miền đông cũng đang được chuyển đi khỏi các vùng trũng thấp.
Người ta cũng dự đoán là Bờ Đông Hoa Kỳ cũng sẽ bị bão đổ vào cuối tuần này. Bang Florida và một số vùng thuốc Bắc Carolina đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Bão Matthew là cơn bão mạnh nhất khu vực kể từ cơn bão Felix hồi năm 2007.

Nghị Viện châu Âu phê chuẩn Thỏa thuận khí hậu

Ngày 04/10/2016, Nghị Viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Thỏa thuận Paris về hạn chế Biến đổi khí hậu với 610 phiếu thuận và 38 phiếu chống. Quyết định rất được trông đợi của châu Âu mở đường cho việc Thỏa thuận Paris có hiệu lực ngay trước thềm thượng đỉnh khí hậu COP 22 tại Maroc, khai mạc ngày 07/11.
Theo quy định, Thỏa thuận Paris – nhằm giới hạn nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2°C so với thời tiền công nghiệp – sẽ có hiệu lực sau khi được sự phê chuẩn của ít nhất 55 quốc gia chịu trách nhiệm ít nhất 55% lượng khí thải. Cho đến nay, mới chỉ có điều kiện thứ nhất được thỏa mãn, với việc 62 quốc gia – với 51,89% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – chính thức phê chuẩn Thỏa thuận (theo số liệu của UNFCCC – Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu).
Thỏa thuận Paris sẽ có hiệu lực, một khi Liên Hiệp Châu Âu, với khoảng 12% lượng khí thải, hoàn thành thủ tục phê chuẩn. Như vậy, việc châu Âu phê chuẩn Thỏa thuận mang ý nghĩa biểu tượng cao, « một bước đi nhỏ của châu Âu, nhưng là một bước đi dài của nhân loại » như bình luận của một báo Pháp.
Sau thủ tục tại Nghị Viện, việc phê chuẩn sẽ được Hội Đồng Châu Âu khẩn cấp thông qua, để Liên Hiệp Châu Âu – cùng với bảy quốc gia thành viên đã hoàn thành thủ tục phê chuẩn ở cấp quốc gia – kịp đệ trình quyết định phê chuẩn chính thức lên Liên Hiệp Quốc vào ngày 07/10/2016.
Bảy quốc gia thành viên châu Âu đã phê chuẩn COP 21 là các nước Hungary, Pháp, Slovakia, Áo, Malta, Đức và Bồ Đào Nha. Các nước này chịu trách nhiệm khoảng 5% lượng khí thải toàn cầu.
Khác với 195 thành viên còn lại, các quốc gia châu Âu tham gia Thỏa thuận Paris về khí hậu với tư cách là một khối. Phê chuẩn ở cấp quốc gia châu Âu chỉ có hiệu lực, một khi cam kết chung của toàn khối được thông qua.
Sau khi được thông qua tại COP 21 Paris tháng 12/2015, Thỏa thuận về hạn chế Biến đổi khí hậu đã được 175 nước ký kết hồi tháng 4/2016, tại New York. Tuy nhiên, giai đoạn phê chuẩn kéo dài khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng Thỏa thuận Paris sẽ có hiệu lực ngay trong năm nay, như dự kiến.
Lo ngại phần nào được giải tỏa với việc Mỹ và Trung Quốc (hai quốc gia chịu trách nhiệm gần 40% lượng khí thải toàn cầu, Mỹ 17,89% và Trung Quốc 20,09%) cùng phê chuẩn hồi đầu tháng 9. Ngày 02/10, đến lượt Ấn Độ – quốc gia phát thải đứng hàng thứ ba (4%). Bây giờ đến lượt châu Âu, và tiếp theo châu Âu là Canada với 1,8% khí thải cũng cam kết sớm phê chuẩn.
Bước tiếp theo của Thỏa thuận Parislà gì ?
Với Thỏa thuận Paris, cộng đồng quốc tế hy vọng các cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2°C, thậm chí ở mức 1,5°C so với thời tiền công nghiệp. Sau khi Thỏa thuận có hiệu lực, câu hỏi đặt ra : bước tiếp theo sẽ là gì ?
Việc cải cách thị trường các bon, giảm trợ giá năng lượng hóa thạch và thúc đẩy tiết kiệm năng lượng là các hướng ưu tiên. Để thực thi các cam kết, chính phủ Canada chẳng hạn dự kiến sẽ áp đặt một sắc thuế các-bon kể từ năm 2018, để đáp ứng các đòi hỏi của Thỏa thuận. Thuế các bon sẽ là 10 đô la Canada (tương đương 6,8 euro) năm 2018, và sẽ tăng lên 50 đô la canada năm 2022. Về phần Ấn Độ, New Delhi có chính sách tăng gấp hơn 10 lần công suất điện mặt trời hiện nay lên mức 100 gigawatt vào năm 2022.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà hoạt động môi trường, việc phê chuẩn Thỏa thuận là chưa đủ, các quốc gia phải nỗ lực hơn nữa trong việc điều chỉnh chính sách. Cụ thể là, theo mạng lưới Action Climat France, các chính phủ phải « từ bỏ hoàn toàn mọi dự án mới gắn với năng lượng hoá thạch và tăng tường phát triển các năng lượng tái tạo ». Đối với châu Âu, theo Quỹ Nicolas Hulot, nếu chỉ tiết kiệm năng lượng ở mức 27% (như cam kết của châu Âu), như Thỏa thuận Paris, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng hơn 3°C, vì vậy phải tăng mức tiết kiệm lên 40%.
Cần nỗ lực gấp bội mới kịp
Ít tuần trước khi Thỏa thuận COP 21 có hiệu lực, giới chuyên gia về khí hậu quốc tế phát ra một loạt tín hiệu hối thúc hành động khẩn cấp.
Ngày 29/09/2016, thông báo 7 trang của các chuyên gia hàng đầu thế giới khẳng định « cần tăng đôi, gấp ba nỗ lực » mới có thể giữ được mức nhiệt độ như Thỏa thuận đề ra. Thông báo nói trên khẳng định ngay ở những năm đầu thập niên 2030, nhiệt độ Trái đất có thể sẽ đạt mức tăng 1,5°C. Và mức 2°C sẽ đến vào năm 2050, cho dù các nước thực hiện đúng các cam kết.
Theo các chuyên gia, thuộc nhóm GIEC (nhóm chuyên gia liên chính phủ về Biến đổi khí hậu), phải giảm từ 40 đến 70% lượng khí thải trong khoảng thời gian từ 2010-2050, và lượng khí thải toàn cầu phải là ở mức zero từ đây đến 2060-2075, mới đủ để giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2°C. Điều vô cùng khó khăn, khi có đến 82% năng lượng toàn cầu hiện nay là từ các năng lượng hóa thạch.
Theo cựu chủ tịch GIEC Robert Watson, người phát ngôn của nhóm, Trái đất đang « bị hâm nóng với tốc độ nhanh hơn dự kiến ». Theo Cơ quan Khí tượng Quốc tế, năm 2015, nhiệt độ trung bình Trái đất đã nóng hơn 1°C so thời tiền công nghiệp, trong khi năm 2012 chỉ mới tăng hơn 0,85°C. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan gắn với việc Trái đất bị hâm nóng, như khô hạn, cháy rừng, lụt, bão, tăng gấp đôi so với năm 1990, theo các chuyên gia.
Bên cạnh việc Thỏa thuận vắng mặt một cơ chế mang tính bắt buộc, việc có đến 80% các nước phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính và trợ giúp kỹ thuật từ các nước giàu nhất là trở ngại lớn cho việc thực thi các cam kết. Một lo ngại lớn khác của các chuyên gia là việc Hoa Kỳ rời bỏ các cam kết, nếu Donald Trump – vốn là người phủ nhận Biến đổi khí hậu – đắc cử và, cho dù Hilarry Clinton chiến thắng, nếu Lưỡng viện Hoa Kỳ vẫn do đối lập kiểm soát.
Theo giáo sư Watson, cánh Cộng Hòa vẫn có tư tưởng phủ nhận Thỏa thuận Paris, để có thể tiếp tục sản xuất và xuất khẩu than, và điều này sẽ tạo ra một ảnh hưởng dây chuyền, khiến nhiều nước khác cũng từ bỏ cam kết.
400 khoa học gia lên án ứng cử viên Trump
Sự kiện được công luận quốc tế chú ý là bức thư ngỏ ngày 22/09 (được công bố trên trang responsablescientists.org), của 375 nhà khoa học, trong đó có 30 giải Nobel, lên án lập trường của ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump. Hồi đầu năm nay, ứng cử viên Trump tuyên bố sẽ « chôn vùi » Thỏa thuận Paris, nếu ông đắc cử.
Lá thư khẳng định Thỏa thuận này là « một bước đi đầu tiên khiêm tốn, nhưng có ý nghĩa lịch sử, và rất quan trọng để hướng đến việc quản lý hệ thống khí hậu Trái đất một cách sáng suốt ». Lập trường của ông Trump, một khi đắc cử tổng thống, sẽ có « những hệ lụy nghiêm trọng và lâu dài đối với khí hậu trên hành tinh và uy tín quốc tế của nước Mỹ ». Dù sao, theo các nhà quan sát, quyết định của tân tổng thống Mỹ khó đảo ngược tình thế chung, nếu thỏa thuận Paris có hiệu lực trước ngày nhậm chức tháng Giêng 2017.
Con cháu phải chi hàng trăm nghìn tỉ đô la để hút CO2
Trước thái độ bảo thủ của một bộ phận chính giới Mỹ, hôm nay, 04/10/2016, nhà khí hậu học nổi tiếng người Mỹ James Hansen, chuyên gia NASA, một lần nữa lên tiếng, khi giới thiệu một nghiên cứu mới nhất của ông : « Gánh nặng đối với giới trẻ : Giảm CO2 là mệnh lệnh ».
James Hansen báo động : Nếu thế hệ hiện tại không nỗ lực trong việc giảm khí thải, thì các thế hệ tương lai sẽ buộc phải dùng giải pháp hút khí CO2 từ khí quyển với một cái giá khủng khiếp, « từ 104 nghìn tỉ đến 570 nghìn tỉ đô la ».
Năm 2015, nhà khí hậu James Hansen – cùng với 21 người trẻ Mỹ từ 8 đến 19 tuổi – đã kiện chính quyền Liên bang Hoa Kỳ ra tòa, vì tội « không hành động đủ để chống lại Biến đổi khí hậu, với hệ quả là không bảo vệ được các tài sản công như không khí và nước sạch ». Hôm 08/04/2016, một thẩm phán liên bang tiểu bang Orgeon đã thụ lý đơn kiện.
Giữa tháng 11 tới, một thẩm phán khác của tiểu bang Orgeon sẽ ra phán quyết. Nhà khí hậu học James Hansen hy vọng « các thẩm phán sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các lobby dầu mỏ và thanđá ».

Mỹ phớt lờ lời lẽ của tổng thống Duterte

trong quan hệ với Manila

Phải chăng Washington đang thực hiện sách lược bỏ ngoài tai những lời công kích đầy ác ý của tổng thống Philippines Duterte để tiếp tục thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Manila ? Câu hỏi này đang được giới phân tích đặt ra sau khi một số quan chức Mỹ cao cấp tỏ vẻ an tâm, khi cho rằng dù nói nhiều nhưng chưa thấy ông Duterte biến lời nói thành hành động cụ thể và giảm bớt hợp tác quân sự song phương.
Theo hãng tin Anh Reuters, hai quan chức Mỹ cao cấp vào hôm qua, 03/10/2016, chủ trương của giới chức Mỹ hiện nay là không nên kích động thêm tổng thống Philippines, không để cho ông có cớ nổi giận thêm, nhưng đồng thời tiếp tục công cuộc hợp tác quân sự cũng như hợp tác khác ở cấp thấp hơn, với các đối tác Philippines.
Một quan chức cao cấp đặc trách vùng Đông Nam Á so sánh ông Duterte với ửng cử viên đảng Cộng Hòa Mỹ Donald Trump, cho rằng tổng thống Philippines « khao khát sự chú ý, và càng bị chú ý, ông ta càng trở nên thái quá. Tốt hơn hết là nên phớt lờ ông ấy đi ».
Hai quan chức Mỹ ghi nhận là trong khi ông Duterte từng công khai đề nghị là ông đình chỉ các cuộc tập trận quân sự chung, đuổi lực lượng đặc biệt Mỹ ra khỏi miền nam Philippines, và xét lại một hiệp ước quốc phòng đã ký hai năm trước đây, cho đến này, chưa thấy điều nào được thực hiện.
Còn các quan chức quân đội Mỹ cũng cho biết là họ đã biết rõ về những ý kiến của ông Duterte, nhưng các đối tác của Mỹ ở Philippines đã trấn an rằng công việc hợp tác vẫn tiến triển bình thường và « Không ai thực sự mất ngủ » vì những tuyên bố của vị tổng thống thô lỗ.
Hiện có khoảng 100 binh sĩ Hoa Kỳ ở thành phố Zamboanga ở miền Nam, thấp hơn nhiều so với lực lượng 1.200 quân hồi đầu. Phát ngôn viên quân đội Philippines cho biết là chưa thấy bất kỳ kế hoạch nào về việc yêu cầu lính Mỹ rút đi.
Còn về Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Nâng Cao (EDCA), ký kết cách đây hai năm, cho phép quân đội Hoa Kỳ xây dựng trên lãnh thổ Philippines các cơ sở dùng cho vấn đề an ninh hàng hải và các hoạt động nhân đạo và cứu trợ, cứu nạn, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc khẳng định rằng EDCA là một thỏa thuận quốc tế, và Hoa Kỳ và Philippines bị luật pháp quốc tế ràng buộc.
Trích dẫn các văn bản của thỏa thuận, nhân vật này cho rằng hiệp định EDCA có một thời hạn ban đầu là 10 năm, sau đó hai bên có thể kết thúc với thông báo bằng văn bản trong một năm.
Philippines là một yếu tố quan trọng trong chính sách “tái cân bằng” của chính quyền Obama qua châu Á, cho nên Washington cố gắng duy trì quan hệ hữu hảo với Manila, bất chấp tính khí thất thường và những lời lẽ nhiều khi thô tục của vị tổng thống mới tại Philippines nhắm vào nước Mỹ.
Tuy nhiên, đối với giới lập pháp Mỹ, các hành động quá đáng của ông Duterte đã bắt đầu gây khó chịu. Philippines hiện là nước đã nhận hàng trăm triệu đô la viện trợ của Hoa Kỳ, và hiện đứng thứ ba Châu Á trong danh sách nhận viện trợ quân sự của Mỹ, sau Afghanistan và Pakistan.
Hai thượng nghị sĩ có ảnh hưởng, Ben Cardin, thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Thượng viện, và Patrick Leahy, thuộc tiểu ban viện trợ nước ngoài, đòi Quốc Hội Mỹ xét lại chính sách đối với Philippines khi xem xét viện trợ cho năm tài chính hiện hành.
Dẫu sao thì một viên chức Hoa Kỳ xin giấu tên xác nhận rằng ở nỗi lo ngại trong chính quyền Obama về ông Duterte lớn nhiều so với những biểu hiện bên ngoài. Tuy nhiên, trong lãnh vực quốc phòng, Mỹ không lo lắm vì đã có phương án thay thế.
Viên chức này nêu lên ba hướng : Trung Tâm Hải Quân Khu Vực tại Singapore, các cơ sở huấn luyện tại Brunei, và khả năng sử dụng thường xuyên và dễ dàng hơn các quân cảng tại Việt Nam.

Colombia :

Biểu tình lên án cựu tổng thống Uribe “gieo rắc thù hận”

Tại Colombia, sau cuộc trưng cầu dân ý với kết quả 52% cử tri bác bỏ hòa ước với lực lượng nổi dậy FARC, tổng thống Juan Manuel Santos đã triệu tập các chính đảng để thảo luận với phe đối lập, đặc biệt là phe của cựu tổng thống Alvaro Uribe, người đã dùng áp lực để phản đối thỏa thuận này. Còn các sinh viên đã biểu tình chiều hôm qua 03/10/2016 ở khu vực trung tâm Bogota để phản đối cựu tổng thống Uribe.
Từ Bogota, thông tín viên RFI Véronique Gaymard tường thuật :
Khoảng 200 sinh viên Đại Học Sư Phạm Quốc Gia đã tụ tập ở đại lộ Canrera 7 chạy dọc từ Bắc xuống Nam Bogota. Với các biểu ngữ : “ Nói thuận với hòa bình, nói không với chiến tranh ”, họ yêu cầu chính phủ không quên điều cốt lõi của thỏa thuận hòa bình với quân nổi dậy FARC là chấm dứt xung đột vũ trang.
Họ giận dữ phản đối cựu tổng thống Alvaro Uribe. Theo họ, chính ông Uribe đã gieo rắc chiến dịch thù hận dẫn đến chiến thắng của phe nói “ không ” với thỏa thuận hòa bình trong cuộc trưng cầu dân ý hôm chủ nhật.
Andrés Ospina, một sinh viên vật lý, dẫn đầu đoàn biểu tình cho biết: “ Chúng tôi tuần hành vì hòa bình, chúng tôi không đồng ý với những lá phiếu hôm chủ nhật vì chúng dựa trên nỗi sợ hãi, lòng hận thù, mối oán hận. Các lực lượng chính trị này không muốn có một thỏa thuận hòa bình chung cuộc, điều đó đã khiến chúng ta phải quay lưng lại với những người dân sống ở nông thôn dễ bị tổn thương, đã phải trải qua chiến tranh và sống trong nỗi đau. Phe đối lập đã quay lưng lại với họ, các nạn nhân, những người phải sống lưu vong. Chúng tôi đến để phản đối điều này. Tạm thời, chúng tôi đang sống trong một giai đoạn không thể chắc chắn về những gì sắp xảy ra. Và đó cũng là điều chúng tôi phản đối ”.
Hôm nay, tổng thống Juan Manuel Santos đã triệu tập các chính đảng ủng hộ thành lập một ủy ban đối thoại quốc gia và mời phe đối lập tham gia.

Hơn 5.600 di dân được cứu vớt ngoài khơi Địa Trung Hải

Hôm qua, 03/04/2016, tổ chức nhân quyền Amnesty International đã cáo buộc các nước giàu là ích kỷ. Theo báo cáo của tổ chức này, 10 nước chiếm chưa đến 2,5% tổng sản lượng toàn cầu lại tiếp nhận tới 56% số người tị nạn. Đầu tiên phải kể đến Jordanie, sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Liban…
Amnesty phê phán Anh Quốc vì nước chỉ tiếp đón 8.000 người Syria từ năm 2011 tới nay, trong khi Jordanie, với số dân bằng 1/10 dân số Anh và tổng sản phẩm quốc nội chỉ bằng 1,2% của Anh nhưng đã đón tiếp tới 655.000 người tị nạn.
Theo Amnesty, chính sự ích kỷ của các nước giàu làm cuộc khủng hoảng di dân ngày càng trầm trọng.
Hôm nay, Italia đã cứu được 5600 di dân ngoài khơi Địa Trung Hải, cách đường bờ biển Libya 20 hải lý. Nhiều tàu trục vớt của các tổ chức nhân đạo đã được huy động, trong đó có con tàu Aquarius của tổ chức phi chính phủ SOS Méditerranée. Phái viên đặc biệt của RFI Juliette Gheerbrant, có mặt trên con tàu Aquarius cho biết tàu này tới nơi vào lúc 5h30 sáng nay, khi trời còn chưa sáng. Hai xuồng cứu hộ của con tàu lao về phía con tàu gỗ màu xanh nổi trên màn biển đen thăm thẳm.
Cảnh này gợi nhắc lại thảm họa chìm tàu Lampedusa cũng xảy ra vào ngày này cách đây 3 năm khiến 360 người thiệt mạng. May mắn nay, thảm kịch đã không lặp lại vào ngày hôm nay. Phải mất 7 tiếng để đưa được tất cả các di dân lên tàu Aquarius, khoảng 720 người, trong đó có 200 trẻ em không có người lớn đi kèm. Hầu hết họ đều đến từ Erythrée. Đây là chuyến cứu hộ lớn nhất mà tổ chức phi chính phủ SOS Méditerranée từng thực hiện.
Theo lực lượng hải cảnh của Ý, hôm nay có 12 đợt cứu nạn ngoài khơi Tripoli. Một di dân kể lại : “Ở Libya, chúng tôi không còn là con người. Chúng tôi chỉ là những món hàng trong tay những kẻ đưa người vượt biên”.

Syria : LHQ thảo luận dự thảo nghị quyết ”ngưng bắn”

Trưa nay 04/10/2016, Hội Đồng Bảo An phải bắt đầu bàn thảo về một dự thảo nghị quyết kêu gọi Hoa Kỳ và Nga thiết lập hưu chiến tại Aleppo, Syria, và « chấm dứt mọi hoạt động không quân trên thành phố ».
Theo Reuters, bản sao dự thảo mà hãng tin Anh có được còn yêu cầu tổng thư ký Ban Ki Moon trình Hội Đồng Bảo An những đề nghị « ban hành lệnh ngưng bắn với sự giám sát của Liên Hiệp Quốc » và đe dọa « sử dụng các biện pháp khác » trong trường hợp một trong các bên liên can không tôn trọng nghị quyết. Dự thảo nghị quyết do Pháp và Tây Ban Nha đề nghị và được Anh Quốc ủng hộ. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao chưa rõ phản ứng của Nga và Trung Quốc ra sao. Từ trước đến nay, Matxcơva và Bắc Kinh luôn ngăn chận các nghị quyết lên án chế độ Damas.
Ngoại trưởng Pháp, Jean-Marc Ayrault, mong muốn nghị quyết ngưng bắn và ngưng oanh kích sẽ được thông qua « trong những ngày tới ». Theo ngoại trưởng Pháp, mọi quốc gia chống lại dự thảo nghị quyết « sẽ bị trách nhiệm phạm tội ác chiến tranh ».
Thảm kịch của người dân Aleppo buộc Liên Hiệp Quốc phải có biện pháp hạn chế sử dụng quyền phủ quyết của thành viên thường trực. Trên đây là tuyên bố của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra’ad al Husein vào lúc dự thảo nghị quyết về Syria sắp được thảo luận. Trong bản thông cáo, Cao ủy Nhân quyền lên án Nga oanh kích thường dân Aleppo và lưu ý rằng « tội ác của một bên (thánh chiến khủng bố) không cho phép bên kia (Nga) gây tội ác tương tự ».
Để thoát ra khỏi bế tắc ngoại giao, Cao ủy Nhân quyền kêu gọi sửa đổi cách vận hành của Liên Hiệp Quốc, giới hạn sử dụng quyền phủ quyết trong trường hợp phải đưa vấn đề ra Toà án Hình sự Quốc tế.
Powered by Blogger.