Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Cựu cảnh sát viên Derek Chauvin bị kết tội giết chết George Floyd

Tuesday, April 20, 2021 // ,

 

NguồnBáo Người ViệtNgày đăng: 2021-04-20
MINNEAPOLIS, Minnesota (NV) – Ông Derek Chauvin, cựu cảnh sát viên Minneapolis, vừa bị một bồi thẩm đoàn kết tội giết người cấp độ hai, cấp độ ba, và giết người trong vụ bắt ông George Floyd, hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tư, theo Reuters.
Đây là một vụ xử mang tính lịch sử liên quan đến chủng tộc và là một bước lùi đối với giới công lực trong việc đối xử với người da màu.


Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa án, nơi xử cựu cảnh sát viên Derek Chauvin bị tố cáo giết ông George Floyd. (Hình: AP Photo/John Minchillo)
Ông Chauvin là người da trắng, còn ông Floyd là người da đen.
Bồi thẩm đoàn bao gồm 12 người kết luận, ông Chauvin, 45 tuổi, chịu trách nhiệm trong cái chết của ông Floyd hồi năm ngoái, sau ba tuần xử án, nghe 45 nhân chứng, bao gồm người có mặt khi sự việc xảy ra hôm 25 Tháng Năm, 2020, các giới chức cảnh sát, và chuyên gia y tế.
Bồi thẩm đoàn bắt đầu thảo luận hôm Thứ Hai và đưa ra phán quyết một ngày sau.
Những thời điểm quan trọng liên quan đến cái chết của ông Floyd
25 Tháng Năm, 2020:
- Cảnh sát Minneapolis, Minnesota, bắt ông George Floyd, 46 tuổi, vì bị tố cáo sử dụng tờ giấy $20 giả.
- Sau đó, ông Floyd bị bốn cảnh sát viên còng vì chống cự, rồi ông bị đè xuống mặt đường, trong lúc cảnh sát viên Derek Chauvin, một người da trắng, dùng đầu gối chèn lên cổ ông 8 phút 15 giây.
- Video cho thấy, mặc dù ông Floyed nói ông không thở được, ông Chauvin vẫn tiếp tục chèn trong 1 phút 20 giây.
- Sau đó, ông Floyd bất tỉnh, cảnh sát gọi xe cứu thương đến, và ông Floyd qua đời tại bệnh viện.
- Cư dân Minneapolis bắt đầu biểu tình phản đối.


Vệ Binh Quốc Gia canh gác phiên tòa xử cựu cảnh sát viên Derek Chauvin ở Minneapolis. (Hình: AP Photo/John Minchillo)
26 Tháng Năm, 2020:
- Sở Cảnh Sát Minneapolis sa thải cả bốn cảnh sát viên.
27 Tháng Năm, 2020:
- Biểu tình nổ ra ở nhiều nơi tại Mỹ, từ Minneapolis tới Los Angeles, cảnh sát được huy động đối phó.
28 Tháng Năm, 2020:
- Thống Đốc Tim Walz của Minnesota huy động Vệ Binh Quốc Gia.
29 Tháng Năm, 2020:
- Ông Mike Freeman, công tố viên Hennepin County, Minnesota, thông báo ông Derek Chauvin bị truy tố tội giết người cấp độ ba.
- Tại Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Donald Trump có phát biểu về tình hình Hồng Kông, nhưng không đề cập vụ George Floyd khi được báo giới đặt câu hỏi.
- Biểu tình nổ ra ở New York, Atlanta, và Washington, DC, nơi Tòa Bạch Ốc tạm thời đóng cửa.


Người biểu tình ngồi trước hình vẽ của George Floyd và Duante Wright bên ngoài tòa án ở Minneapolis. (Hình: AP Photo/John Minchillo)
30 Tháng Năm, 2020:
- Biểu tình tiếp tục nổ ra tại nhiều thành phố như Atlanta, Los Angeles, và Philadelphia, một số nơi ra lệnh giới nghiêm.
31 Tháng Năm, 2020:
- Hàng chục ngàn người tham gia biểu tình khắp nước Mỹ, một số nơi bắt đầu có bạo động. Một xe truck đâm vào nhóm người biểu tình ở Minneapolis. Vệ Binh Quốc Gia được điều động tại hơn một chục tiểu bang.
1 Tháng Sáu, 2020:
- Biểu tình đòi công lý liên quan đến chủng tộc lan tràn qua tới Amsterdam, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Kenya, cùng nhiều thành phố khác.
- Cảnh Sát Công Viên Quốc Gia sử dụng hơi cay đẩy lùi người biểu tình khỏi khu vực bên ngoài Tòa Bạch Ốc, trước khi Tổng Thống Donald Trump đi bộ đến nhà thờ gần đó, trên tay cầm cuốn Kinh Thánh.
3 Tháng Sáu, 2020:
- Các công tố viên Hennepin County truy tố thêm một tội giết người cấp độ hai nặng hơn đối với ông Chauvin và ba cảnh sát viên khác trong vụ này, đó là Thomas Lane, J. Alexander Kueng, và Tou Thao. Ba người này bị truy tố tội trợ giúp và xúi giục giết người cấp độ hai. (Đ.D.) FacebookTwitterEmailPrint
----------

Thấy gì từ câu chuyện cụ Sơn bán vé số?

 VOA blog - Trân Văn

 20/04/2021

Cô Nguyễn Đỗ Trúc Phương và ông Võ Văn Sơn. (Hình: Facebook Trúc Phương Nguyễn Đỗ)


Nhiều người sử dụng mạng xã hội đang chuyển cho nhau xem câu chuyện về cụ Võ Văn Sơn, 63 tuổi, bị câm điếc, kiếm sống bằng việc bán vé số ở TP.HCM.

Vì không thể mời chào thiên hạ mua vé số như nhiều người khác, cụ Sơn tới lui với tấm bảng nhỏ: Tôi bị câm điếc, xin cô bác giúp đỡ! Hình ảnh đó làm Nguyễn Đỗ Trúc Phương, 25 tuổi, chạnh lòng và qua facebook Phương kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ cụ Sơn. Mới rồi, Phương đem 75 triệu đồng đến trao cho cụ Sơn, cụ từ chối vì khoản tiền này quá lớn! Phương giữ lại 55 triệu để trao cho những người nghèo khác và chỉ giao cho cụ Sơn 20 triệu nhưng cụ vẫn từ chối. Cụ Sơn chỉ xin nhận… năm triệu đồng. Qua… bút đàm với Phương, cụ Sơn đề nghị cô giữ lại thêm 15 triệu để có thể giúp nhiều người hơn. Phương tâm sự rằng đây là lần đầu tiên cô gặp một người đáng giúp, được giúp nhưng lại chỉ chịu nhận một khoản nhỏ và chính cụ Sơn đã dạy Phương, rằng nếu biết đủ, lòng sẽ thấy an nhiên (1).

Tờ Thanh Niên vừa đăng lại câu chuyện của Phương, vừa đi gặp cụ Sơn để viết thêm về cụ. Qua giấy bút, cụ Sơn kể rằng cụ không phải là người bị câm điếc bẩm sinh. Câm điếc là di chứng do bị pháo kích khi đang ở dưới hố cá nhân hồi chiến tranh Việt Nam. Cụ giải thích thêm, rằng sở dĩ cụ chỉ nhận 5/75 triệu vì còn có thể kiếm ra tiền trong khi còn rất nhiều người khổ hơn rất cần được giúp đỡ. Cụ Sơn bảo, “có” gì đó là diễm phúc. Nhu cầu vốn bất tận và ít ai bằng lòng với hiện tại. Cụ chọn biết “đủ” để có bình an. Cụ khẳng định cụ thấy hạnh phúc vì được yêu thương. Giàu có mà không được yêu thương cũng giống như cây thiếu nước. Theo tờ Thanh Niên, tuy già yếu, cụ Sơn vẫn tới lui rất nhiều nơi chứ không quẩn quanh một chỗ bởi sợ làm phiền thiên hạ, vì thương mà ngày nào cũng mua giúp, giống như họ… thiếu nợ cụ vậy (2)!

***

Câu chuyện về cụ Sơn khiến kẻ viết bài này nhớ đến vài chuyện khác. Tại Việt Nam, cho dù ai cũng biết bán vé số, bán trà đá, bán hàng rong, chạy xe ôm,… là kiểu mưu sinh của những người không may bị cuộc đời đẩy vào tuyệt lộ nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ dã tâm bóp, nặn giới cùng đinh bằng thuế, phí. Năm 2005, Tổng cục Thuế từng ban hành một qui định mà bản chất là tước đoạt khoản hoa hồng vốn đã rất ít ỏi của người bán vé số dạo (3). Do bị công chúng chỉ trích kịch liệt, Tổng cục Thuế phải tạm ngưng thực thi… sáng kiến tàn bạo ấy, tuy nhiên từ đó đến nay, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam không ngừng… thay đổi lập luận, ban hành đủ loại qui định, sáng tạo nhiều cách thức nhằm nâng cao khả năng vắt kiệt sinh lực người nghèo...

Năm 2018, sau khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đã tăng đủ loại thuế (giá trị gia tăng - GTGT, tiêu thụ, tài sản, thu nhập cá nhân - TNCN, môi trường với xăng dầu...) nhưng vẫn không thể cân đối thu – chi ngân sách, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, công khai chỉ trích hệ thống công quyền bỏ sót những người… bán trà đá vì đó là lĩnh vực kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trên thế giới, từ 5.000% đến 7.000% nhưng không góp đồng nào cho ngân sách (4)!.. Khi nơi đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân gồm phần lớn những người như ông Tiến thì tất nhiên là phải có những văn ban pháp qui như Nghị định 126/2020/NĐ-CP (Hướng dẫn cách thức thực hiện Luật Quản lý Thuế: Tính thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế,…) mà chính phủ Việt Nam ban hành hồi năm ngoái (2020).

Năm 2019, chính quyền Việt Nam liên tục đốc thúc ngành thuế phải thường xuyên rà soát, bảo đảm đầy đủ dữ liệu giải trình khi có yêu cầu với những cá nhân hoạt động không thường xuyên như xe ôm, xe lam, người kinh doanh quán cóc, vỉa hè (5)… Năm 2020, với Nghị định 126/2020/NĐ-CP, tài xế công nghệ (mỹ từ dùng để gọi giới chạy xe ôm ký hợp đồng với các công ty chuyên cung cấp dịch vụ tìm – nhận khách qua một số ứng dụng trên Internet, điện thoại ), không được nộp thuế theo mức cũ (khoán thuế GTGT ở mức 3%) mà phải đóng thuế GTGT là… 10% trên doanh thu (6)… Năm 2019, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền xác định nguồn thu từ vé số là 29.000 tỉ, sang năm 2020, nguồn thu từ vé số được ấn định là phải đạt khoảng 31.700 tỉ đồng – chẳng thua chỉ tiêu dự thu từ xuất cảng dầu thô (34.000 tỉ) bao nhiêu (7)!

Cứ so các khoản đầu tư cũng như những ưu đãi dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với giới bán vé số sẽ thấy… trên con đường xây dựng CNXH, người nghèo tại Việt Nam mặc nhiên được ấn vào tay một loại… giải đặc biệt mà nhóm thân yếu, thế cô ở những xứ sở khác không bao giờ được… trao tặng! Loại giải đặc biệt ấy là tiền đề tạo ra một loại giải đặc biệt khác dành riêng cho những cá nhân tuy không được ủy thác vẫn tự giành lấy vai trò… suốt đời phục vụ nhân dân.

Cách nay khoảng hai tháng, hệ thống truyền thông chính thức loan báo, Bộ Công an Việt Nam đang xúc tiến việc xây trụ sở mới ở Hà Nội. Theo ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, sở dĩ Bộ Công an phải thay đổi trụ sở vì trụ sở hiện nay còn rất khiêm tốn, quy hoạch còn bất cập so với nhu cầu sử dụng... cần nghiên cứu, đầu tư xây dựng, sửa chữa, bảo đảm tính uy nghiêm, trang trọng (8)... Cần phải nhớ rằng, trụ sở hiện nay của Bộ Công an mới sử dụng chừng mười năm và vào lúc ấy được giới thiệu thế này: Công trình nằm trên diện tích 5,3 héc ta, có kiến trúc hiện đại, độc đáo, mang tầm cỡ quốc tế, đảm bảo chỗ làm việc cho lãnh đạo Bộ Công an và hơn 4.000 cán bộ Văn phòng Bộ. Trụ sở có 182.000 mét vuông sàn, bao gồm nơi làm việc, hội trường, phòng họp, nhà khách, khu thể thao,… có thể chống được động đất cấp 7, cấp 8. Đặc biệt, công trình được lắp đặt hệ thống thiết bị sử dụng tiết kiệm điện năng, hệ thống điều khiển tòa nhà thông minh và hệ thống kiểm soát an ninh hiện đại (9)…

Dẫu chi phí xây dựng trụ sở hiện nay của Bộ Công an không được bạch hóa nhưng dựa trên những số liệu liên quan đến trung tâm hành chính của một số tỉnh, thành phố được thi công vào thời điểm đó (diện tích khuôn viên, diện tích sàn, công năng, tiện nghi,…) có thể ước đoán, số tiền chi cho việc xây dựng trụ sở Bộ Công an hiện nay và sắp bị loại bỏ để xây mới không thể dưới 10.000 tỉ. Khoản tiền đó dù không nhỏ nhưng ông Tô Lâm và các công bộc trong ngành vẫn thấy chưa… tương xứng với vị thế của họ!

Vì sao có sự khác biệt rất lớn về tâm thế giữa những người như cụ Sơn với ông Tô Lâm và các đồng chí của ông? Chẳng lẽ không được ủy thác, chỉ cần giành – giữ vai trò… suốt đời phục vụ nhân dân là đương nhiên có quyền… ăn trên, ngồi trước, có quyền chất... nghĩa vụ đặc biệt lên vai đồng bào buộc họ gánh vác, có quyền ấn vào tay những người yếu thế… giải đặc biệt thấm đẫm mồ hôi, nước mắt để tạo ra một loại… giải đặc biệt khác cho mình?

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/phon.halyza/posts/10216268902789925

(2) https://thanhnien.vn/doi-song/ong-cu-cam-diec-tu-choi-75-trieu-dan-mang-bao-nhau-biet-du-la-hanh-phuc-1370340.html

(3) https://vneconomy.vn/nghi-dinh-126-ngan-doanh-nghiep-truoc-nguy-co-nhan-an-phat-thue-moi-20201126200508554.htm

(4) https://thanhnien.vn/chao-buoi-sang/thue-voi-toi-nguoi-ban-tra-da-967152.html

(5) https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thue-thu-nhap-ca-nhan-qua-tan-thu-ban-pho-xe-om-bi-vat-1155034.html

(6) https://tuoitre.vn/tai-xe-xe-cong-nghe-run-vi-thue-sap-tang-20201124210837981.htm

(7) https://tuoitre.vn/nhin-vao-nen-kinh-te-ve-so-20200824231635519.htm

(8) https://tienphong.vn/bo-cong-an-lam-viec-voi-ha-noi-ve-xay-dung-tru-so-co-quan-cong-an-post1316027.tpo

(9) http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Khanh-thanh-cong-trinh-tru-so-Bo-Cong-an/105228.vgp

Diễn biến trước ngày 30-4-1975

 Trần Gia Phụng

20-4-2021

Trong chiến tranh 1954-1975 vừa qua trên đất nước chúng ta, cả Bắc Việt Nam (BVN) và Nam Việt Nam (NVN) đều không sản xuất được võ khí và đều nhờ nước ngoài viện trợ. Nước viện trợ chính cho NVN là Hoa Kỳ; và một trong hai nước viện trợ chính cho BVN là Liên Xô. Những biến chuyển từ hai nước nầy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chiến tranh Việt Nam.

1.- HOA KỲ: VỤ WATERGATE

Tại Hoa Kỳ, trong cuộc bầu cử ngày 07-11-1972, đảng Dân Chủ chiếm đa số cả Thượng viện lẫn hạ viện, trong khi đương kim tổng thống và phó tổng thống đảng Cộng Hòa là Richard Nixon và Spiro Agnew tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Cuối cùng cả hai ông đều từ chức vì hai lý do khác nhau.

Thứ nhứt, phó tổng thống Spiro Agnew bị cáo buộc tội hối lộ khi còn làm thống đốc tiểu bang Maryland. Ông từ chức ngày 10-10-1973. Ngày 12-10-1973, tổng thống Richard Nixon đề cử lãnh tụ khối thiểu số Cộng Hòa tại Hạ viện là Gerald Ford lên thay, được Thượng viện chấp thuận ngày 27-11, và Hạ viện thông qua ngày 6-12-1973.

Trong khi đó, tổng thống Richard Nixon gặp rắc rối về vụ Watergate. Tổ hợp Watergate ở thủ đô Washington DC gồm có sáu cơ sở, trong đó Watergate Office Building, số 2600 Virginia Ave. NW, trên tầng lầu 6, là nơi đảng Dân Chủ đặt tổng hành dinh.

Ngày 17-6-1972, năm người lạ mặt bị bắt khi đột nhập vào văn phòng đảng Dân Chủ. Cuộc điều tra của Cảnh sát Liên bang (FBI) về vụ đột nhập vào Watergate cho thấy năm người nầy đến văn phòng đảng Dân Chủ nhằm đặt máy nghe lén, để theo dõi sinh hoạt của đảng đối lập với tổng thống Richard Nixon, thuộc đảng Cộng Hòa. Dần dần người ta được biết rằng những nhân vật thân cận của tổng thống Nixon chủ trương vụ đặt máy nghe lén để chuẩn bị cuộc bầu cử tổng thống ngày 7-11-1972.

Vụ Watergate càng ngày càng nổ lớn. Từ ngày 9-5 đến 30-7-1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ điều trần về vụ nầy, và ngày 30-7-1974 quyết định sẽ truy tố tổng thống Nixon. Để tránh bị truy tố, tổng thống Richard Nixon từ chức ngày 9-8-1974. Phó tổng thống Gerald Ford lên thay theo hiến định.

Những lời hứa hẹn của tổng thống Richard Nixon với tổng thống VNCH là Nguyễn Văn Thiệu, vốn mong manh vì không thông qua quốc hội, nay hoàn toàn tan biến theo sự từ chức của tổng thống Richard Nixon. Sự kiện nầy ảnh hưởng tức khắc đến tình hình Việt Nam.

Trong tài khóa chót, trước khi từ chức, tổng thống Richard Nixon quyết định viện trợ cho VNCH một tỷ Mỹ kim, nhưng ngày 11-8, quốc hội Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ nắm đa số, cắt viện trợ xuống còn 700 triệu Mỹ kim. (John S. Bowman – tổng biên tập – The Vietnam War, Day by Day, New York: Maillard Press, 1989, tr. 212.)

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gởi thư ngày 19-9-1974 cho tân tổng thống Gerald Ford, đề nghị Hoa Kỳ cấp thêm cho VNCH 300 triệu Mỹ kim đã bị cắt. Gerald Ford chuyển đề nghị của tổng thống Thiệu qua quốc hội Hoa Kỳ, nhưng bị quốc hội bác bỏ ngày 13-3-1975. (Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy, California: Cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh, 2005, tr. 245.)

Sau chuyến viếng thăm Sài Gòn của đại tướng Frederick Weyand từ 27-3 đến 3-4-1975, tổng thống Gerald Ford đọc diễn văn trước quốc hội Hoa Kỳ ngày 10-4-1975, và xin viện trợ cho VNCH 722 triệu Mỹ kim. Ngày 14-4-1975, Ủy ban Ngoại giao Thượng viện chẳng những bác lời yêu cầu của tổng thống Ford, mà còn bảo tổng thống Ford rằng “hãy rút nhanh”. (Chính Đạo, 55 ngày đêm: Cuộc sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, Houston, Nxb. Văn Hóa, 1999, tr. 299.)

Theo đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH, ngân khoản 700 triệu Mỹ kim viện trợ, bao gồm cả 46 triệu của cơ quan DAO (Defense Attach Office) tức Phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ được thành lập ngày 28-1-1973.) Số còn lại chỉ cung cấp được một nửa nhu cầu thiết yếu của quân đội VNCH, trong khi hoạt động quân sự của cộng sản (CS) gia tăng 70%. (Cao Văn Viên, Những ngày cuối của Việt Nam Cộng Hòa, (nguyên bản The Final Collapse), Nguyễn Kỳ Phong dịch, không đề nơi xuất bản, Vietnambibliography, 2003, tr. 83, 85.)

Sự kiện Watergate ngày 17-6-1972 chỉ là một biến cố nhỏ trong nền chính trị Hoa Kỳ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chiến tranh ở Việt Nam, vì sau đó quốc hội Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ cho VNCH.

2.- LIÊN XÔ: CAM KẾT CỦA KULIKOV

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở BVN do đảng Lao Động cai trị. Đảng Lao Động tức đảng CS đổi tên năm 1951. Tại Hà Nội, trong cuộc họp từ ngày 30-9-1974 đến ngày 8-10-1974, bộ Chính trị (BCT) đảng Lao Động đưa ra chủ trương “giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976”, đồng thời phê chuẩn kế hoạch hai năm và kế hoạch tác chiến năm 1975 của bộ Tổng tham mưu quân đội CS. (Viện Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác Lênin Và Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam, tập II (1954-1975), Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 1995, tr. 648.)

Lúc đó, kế hoạch quân sự tại NVN năm 1975 của BCT đảng Lao Động là CS tiếp tục lấn đất giành dân, chỉ sử dụng 10% võ khí dự trữ, tấn công những mục tiêu lẻ tẻ, làm tiêu hao lực lượng VNCH. Đến cuối năm 1976, khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ thì CS sẽ tiến đánh toàn bộ NVN. Như thế nghĩa là kế hoạch năm 1974 của CS dự tính chưa tổng tấn công NVN trong năm 1975.

Giữa tháng 11-1974, bí thư Trung ương cục miền Nam là Phạm Hùng cùng Trần Văn Trà, tư lệnh mặt trận B2 của CS, đến Hà Nội. (Mặt trận B2 của CS từ Bình Thuận xuống tới Ca Mau.) Hai ông đề nghị đánh Đôn Luân (Đồng Xoài) và chiếm tỉnh Phước Long vì: 1) Về quân sự, chiếm Phước Long làm thông đường chiến lược từ khu phi quân sự xuống tận vùng III Chiến thuật của VNCH, đồng thời cầm chân tại đây các đơn vị tổng trừ bị VNCH. 2) Về chính trị, chiếm được Phước Long sẽ làm giảm uy tín của VNCH và thử đo lường phản ứng của Hoa Kỳ sau khi rút quân và sau hiệp định Paris (27-01-1973).

Kế hoạch nầy lúc đầu không được Quân ủy Trung ương đảng Lao Động chấp thuận vì Bộ Tổng tham mưu BVN đã soạn sẵn kế hoạch hành quân năm 1975 và đã được BCT đảng Lao Động thông qua. Ngày 3-12-1974, Phạm Hùng và Trần Văn Trà khiếu nại với Quân ủy Trung ương, nhưng cũng bị từ chối.

Bản đồ trích từ Internet

Sau đó khoảng 10 ngày, Phạm Hùng cùng Trần Văn Trà gặp Lê Duẩn, bí thư thứ nhứt đảng Lao Động, thì Lê Duẩn chấp thuận đánh Đôn Luân và Phước Long với điều kiện “phải chắc thắng và không được sử dụng lực lượng lớn” để tiết kiệm võ khí. Trần Văn Trà liền gởi điện về miền Nam, ra lệnh cho lực lượng CSNVN tiến hành chiến dịch Phước Long. (Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, TpHCM: Nxb. Văn Nghệ Thành Phố, 1982, tr. 170.)

Trong khi BCT đảng Lao Động ở Hà Nội đang chọn hướng tấn công, thì nguồn tin tình báo cao cấp của CS cài vào dinh Độc Lập cho biết rằng trong cuộc họp hai ngày 9 và 10-12-1974 giữa tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, thủ tướng Trần Thiện Khiêm và các tướng lãnh, hội nghị đã dự đoán rằng CS sẽ đánh chiếm Tây Ninh nhằm làm thủ đô cho chính phủ Lâm thời CHMNVN. Vì thế tổng thống Thiệu dự tính đưa các lực lượng Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến về bảo vệ ven đô Sài Gòn. Nguồn tin nầy đến giới lãnh đạo Hà Nội trễ nhứt là ngày 20-12-1974. (Chính Đạo, sđd. tt. 152-153. Trần Đông Phong, sđd. tr. 73.) Theo cựu trung tướng VNCH Trần Văn Đôn, trong Việt Nam nhân chứng (California: Nxb. Xuân Thu, 1989, tr. 159 và tr. 498), sau khi bị ném bom ngày 27-2-1962 thời tổng thống Ngô Đình Diệm, dinh Độc Lập được tái thiết. Cả Hoa Kỳ lẫn CS Bắc Việt Nam đều cho người trà trộn vào nhóm chuyên viên, đặt máy truyền tin nghe lén trong dinh Độc Lập.

Vào dịp “Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập quân đội” VNDCCH (22-12-1944 / 22-12-1974), đại tướng Viktor Kulikov, thứ trưởng bộ Quốc phòng kiêm tổng tham mưu trưởng Hồng quân Liên Xô, đại diện cho Hồng quân Liên Xô, đến Hà Nội tham dự

Trước ngày 22-12-1974, Viktor Kulikov có mặt tại hội nghị lần thứ 23 của ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động khai mạc ngày 18-12-1974, để bàn về kế hoạch tấn công NVN trong hai năm kế tiếp (1975-1976). Trong cuộc họp nầy, Kulikov thông báo cho Trung ương đảng Lao Động hai điều: 1) Theo tin tình báo Liên Xô, Hoa Kỳ sẽ ngưng cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho NVN, nên đây là cơ hội thuận tiện để BVN tấn công NVN. 2) Liên Xô cam kết gia tăng viện trợ quân sự cho BVN, để tấn công NVN.

Sau khi dự lễ tại Hà Nội ngày 22-12-1974, Viktor Kulikov về Moscow. Ngay sau đó, viện trợ Liên Xô tăng gấp bốn (4) lần trong các tháng đầu năm 1975. (Henry Kissinger, Years of Renewal, New York: Simon & Schuster, 1999, tr. 481.)

Lúc đó, Liên Xô tăng viện cho BVN có thể vì ba lẽ: 1) Liên Xô muốn trả đũa Hoa Kỳ về vụ quốc hội Hoa Kỳ đưa tu chánh vào bản Hiệp ước về thương mại 1974 (The Trade Act 1974), giới hạn việc cho Liên Xô vay tiền nếu Liên Xô gây khó khăn cho người Do Thái di dân qua các nước khác. Liên Xô cho rằng Hoa Kỳ can thiệp vào việc nội bộ của Liên Xô. (Trần Đông Phong, sđd. tt. 27-28.) 2) Liên Xô muốn lôi kéo Bắc Việt Nam về phía Liên Xô trong cuộc tranh chấp với Trung Cộng. 3) Liên Xô nhận thấy sau khi Hoa Kỳ ngưng viện trợ cho VNCH, VNCH hết hỏa lực, chắc chắn sẽ thất bại trước những cuộc tấn công với hỏa lực dồi dào của BVN, nghĩa là Liên Xô đầu tư cho tương lai ở Đông Nam Á.

KẾT LUẬN

Tóm lại sau hiệp định Paris (27-01-1973), trong khi Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ đạn dược và nhiên liệu cho VNCH, khiến quân đội VNCH thiếu phương tiện chiến đấu, thì trái lại, Liên Xô gia tăng gấp bốn (4) lần viện trợ quân sự cho quân đội VNDCCH, làm cho tương quan lực lượng giữa hai bên trong cuộc chiến, nghiêng hẳn về phía VNDCCH.

Những diễn biến chính trị trên đây trong năm 1974 cho thấy viễn ảnh rất khó khăn của VNCH trong năm 1975. (Nguồn: Chiến tranh 1954-1975, sẽ xuất bản.)

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, tháng 4-2021)

Tin Biển Đông ngày 20-4-2021

  BTV Tiếng Dân

Zing đưa tin: Trung Quốc tập trận ném bom trên không sau tuyên bố của Mỹ – Nhật. South China Morning Post dẫn tin từ Đài Truyền hình TƯ TQ (CCTV) tiết lộ, Chiến khu Đông bộ của Quân đội TQ (PLA) vừa triển khai hàng chục máy bay ném bom H-6K trong cuộc diễn tập bắn đạn thật, diễn ra ngay sau khi Mỹ – Nhật ra tuyên bố chung về Biển Hoa Đông và Biển Đông. 

CCTV đưa tin, các máy bay ném bom cất cánh từ một sân bay quân sự ở miền Đông TQ trong điều kiện tầm nhìn thấp, hướng tới một “trường bắn không xác định”. Trong cuộc tập trận, máy bay ném bom H-6K, với tải trọng tối đa 15 tấn, diễn tập tác chiến điện tử nhằm vượt qua các đơn vị tên lửa phòng không. Khi vào được không phận mục tiêu, máy bay thả bom rơi tự do từ các độ cao khác nhau.

VietNamNet có bài: Trung Quốc diễn tập không kích sau tuyên bố chung Mỹ – Nhật về Đài Loan. Bài báo có clip từ CCTV, ghi lại một số khoảnh khắc chính trong cuộc diễn tập kéo dài 9 tiếng của đội máy bay ném bom H-6K thuộc Chiến khu Đông bộ của TQ, diễn ra với mục đích “tăng cường khả năng tấn công của lực lượng không quân và cải thiện các khả năng chiến đấu thực tế”, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng quanh Đài Loan:

Video Player
00:00
00:49

Hãng tin CNN có clip: AFP thừa nhận có thách thức trong vấn đề tuần tra khu vực biển Tây Philippines.

Báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte: Sẽ cử tàu quân sự ra Biển Đông nếu TQ khoan dầu. Trong bài phát biểu hôm qua, TT Duterte cho biết, ông đã trực tiếp bày tỏ với chính quyền TQ, rằng Manila “muốn vẫn là bạn” với Bắc Kinh. Về vụ tàu “dân quân biển” TQ án ngữ ở Đá Ba Đầu khiến ngư dân Philippines không hành nghề ở đó được, ông Duterte nói rằng, ông “không quan tâm nhiều tới việc đánh bắt cá”, tranh chấp về nghề cá không phải vấn đề đủ lớn để tranh cãi với TQ.

Nhưng Duterte đe dọa, sẽ điều “tàu vỏ xám”, là tàu quân sự được ngụy trang, đến ngăn chặn nếu TQ khai thác tài nguyên ở Biển Đông. Ông nói: “Khi chúng tôi bắt đầu khai VietNamNet có bài: Trung Quốc diễn tập không kích sau tuyên bố chung Mỹ – Nhật về Đài Loan. Bài báo có clip từ CCTV, ghi lại một số khoảnh khắc chính trong cuộc diễn tập kéo dài 9 tiếng của đội máy bay ném bom H-6K thuộc Chiến khu Đông bộ của TQ, diễn ra với mục đích “tăng cường khả năng tấn công của lực lượng không quân và cải thiện các khả năng chiến đấu thực tế”, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng quanh Đài Loan:

Video Player
00:00
00:49

Hãng tin CNN có clip: AFP thừa nhận có thách thức trong vấn đề tuần tra khu vực biển Tây Philippines.

Báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte: Sẽ cử tàu quân sự ra Biển Đông nếu TQ khoan dầu. Trong bài phát biểu hôm qua, TT Duterte cho biết, ông đã trực tiếp bày tỏ với chính quyền TQ, rằng Manila “muốn vẫn là bạn” với Bắc Kinh. Về vụ tàu “dân quân biển” TQ án ngữ ở Đá Ba Đầu khiến ngư dân Philippines không hành nghề ở đó được, ông Duterte nói rằng, ông “không quan tâm nhiều tới việc đánh bắt cá”, tranh chấp về nghề cá không phải vấn đề đủ lớn để tranh cãi với TQ.

Nhưng Duterte đe dọa, sẽ điều “tàu vỏ xám”, là tàu quân sự được ngụy trang, đến ngăn chặn nếu TQ khai thác tài nguyên ở Biển Đông. Ông nói: “Khi chúng tôi bắt đầu khai thác, khi chúng tôi bắt đầu lấy được thứ gì đó – bất kể là gì – từ lòng Biển Đông, tới thời điểm đó tôi sẽ gửi các tàu vỏ xám của mình đến để đưa ra yêu sách (chủ quyền)”.hác, khi chúng tôi bắt đầu lấy được thứ gì đó – bất kể là gì – từ lòng Biển Đông, tới thời điểm đó tôi sẽ gửi các tàu vỏ xám của mình đến để đưa ra yêu sách (chủ quyền)”

VTC có clip về lực lượng dân quân biển: “Công cụ” đắc lực của Trung Quốc để độc chiếm Biển Đông?

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: EU tăng hiện diện ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, nói ‘Biển Đông cần tự do và cởi mở’. Cuối tuần qua, ngoại trưởng 27 nước thành viên EU đã thông qua “Chiến lược hợp tác của Liên minh châu Âu tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Hôm nay, phái đoàn EU tại VN ra thông cáo, khẳng định kết luận của Chiến lược hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cam kết củng cố vai trò của EU trong hợp tác với các đối tác tại đây.

Thông cáo của EU có đoạn: “Những biến động hiện tại ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã làm nảy sinh sự cạnh tranh địa chính trị gay gắt… Tính phổ quát của quyền con người cũng đang bị thách thức. 60% thương mại đường biển thế giới đi qua các đại dương của khu vực, trong đó một phần ba là đi qua Biển Đông. Các tuyến đường của khu vực này cần phải được duy trì sự tự do và cởi mở”.

VnExpress đưa tin: Tàu ngầm Pháp bí mật đi qua Biển Đông. Ngày 17/4, phóng viên của Naval News phỏng vấn đại tá Antoine Delaveau, hạm trưởng tàu ngầm tấn công hạt nhân Emeraude, về chuyến hành trình đi qua Biển Đông hồi tháng 2/2021.

Hạm trưởng Delaveau cho biết: “Thủy thủ đoàn điều khiển tàu ngầm hạt nhân Emeraude di chuyển gần như âm thầm, chỉ nổi lên ở eo biển Sunda để tự do đi lại theo những gì các hiệp ước hàng hải cho phép và được các tàu mặt nước của Pháp hộ tống”. Tàu ngầm hạt nhân Emeraude vượt qua quãng đường gần 55.600 km trong 199 ngày trên biển, tham gia diễn tập với hải quân các nước “Bộ Tứ” và Indonesia.

VnExpress đưa tin: Việt Nam đề cao ASEAN trong vấn đề Biển Đông, Myanmar. Sự kiện Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an LHQ lẽ ra là cơ hội để VN đưa vấn đề căng thẳng Biển Đông ra công luận quốc tế, vạch trần âm mưu và chiến lược thu tóm Biển Đông của bá quyền TQ, nhưng ông Phúc lại chỉ nói vô thưởng vô phạt:

“ASEAN đang cùng Trung Quốc nỗ lực đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông”. Là người đại diện quốc gia để phát biểu trước quốc tế, nhưng ông Phúc không hiểu rằng TQ đang bày trò “chia để trị” với ASEAN. Cách làm của phía Mỹ là quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, để các nước phương Tây cùng gây áp lực với TQ, thì ông Phúc lại phớt lờ.

Báo Người Lao Động có bài: Trung Quốc muốn phá liên minh của Mỹ. Chuyên gia Li Mingjiang của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore lưu ý, chỉ vài ngày sau cuộc họp cấp cao với giới chức Mỹ ở bang Alaska hồi tháng 3/2021, Ngoại trưởng TQ Vương Nghị đã tiếp đón người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, rồi cùng Iran ký thỏa thuận hợp tác kinh tế 25 năm.

GĐ điều hành Frederick Kempe của Tổ chức nghiên cứu Atlantic Council ở Mỹ, cảnh báo, Tổng thống Biden đang đối mặt với một thách thức mang tính quyết định: Hai chế độ độc tài Nga – Trung tăng cường hợp tác chiến lược nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ cũng như chính sách ngoại giao chú trọng đồng minh của ông Biden.

____

Mời đọc thêm: Trung Quốc rầm rộ tập trận sau tuyên bố chung Mỹ – Nhật về Đài Loan (VTC). – Tổng thống Philippines lần đầu lên tiếng sau vụ hàng trăm tàu Trung Quốc ở Biển Đông, dọa điều tàu chiến (TG&VN). – Philippines tuyên bố sẽ hành động nếu Trung Quốc khoan dầu trên Biển Đông (GT). – “Sẽ rất đẫm máu”: Tổng thống Philippines Duterte dọa cử tàu chiến tới Biển Đông đối phó Trung Quốc (VietTimes).

– EU công bố kế hoạch ‘xoay trục’ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Zing). – Hải trình bí mật của tàu ngầm Pháp ở Biển Đông (VTC). – Dàn tên lửa trên tiêm kích F-16 Mỹ ở Biển Đông (VNE). – Mỹ sắp bán lô vũ khí đầu tiên cho Đài Loan dưới thời ông Biden, báo Trung Quốc cảnh báo (TT). – Mỹ cùng lúc đối mặt Nga và Trung Quốc (TN). – Bức ảnh hạm trưởng và vai trò của Mỹ ở Biển Đông (DĐDN). – Trung Quốc tìm cách phá vỡ liên minh của Tổng thống Mỹ Joe Biden (VOV).

Tin Google VN

 Tin chính

Dành cho bạn

Đề xuất dựa trên sở thích của bạn
Powered by Blogger.