Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin tổng Hợp – 22/03/2020

Sunday, March 22, 2020 // ,
Tin tổng Hợp – 22/03/2020

(SCMP) – Trung Quốc điều máy bay tập trận chống tầu ngầm ở Biển Đông. 
Ngày 20/03/2020, Hải Quân Trung Quốc cho biết hai chiến đấu cơ đã phối hợp thực hiện nhận dạng các « vật thể đáng ngờ » ở Biển Đông, một điểm nóng trên thế giới bị Bắc Kinh yêu sách phần lớn chủ quyền. Cuộc diễn tập được tổ chức trong bối cảnh lực lượng Hải Quân Mỹ đã thực hiện một cuộc tập trận lớn từ ngày 15 đến 18/03 ở Biển Đông, quy tụ nhóm tầu sân bay Theodore Roosevelt, nhóm Tấn Công Viễn chinh của tàu đổ bộ USS America (America Expeditionary Strike Group) và đơn vị Tấn Công Viễn Chinh 31 của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ (31th Marine Expeditionary Unit).
(Le Figaro) – Pháp triển khai website tương trợ cho công dân bị kẹt ở nước ngoài. 
Có khoảng 130.000 người Pháp đang bị kẹt ở 197 nước. Bộ Ngoại Giao Pháp đã kêu gọi tình liên đới của kiều dân Pháp ở mỗi nước sở tại để giúp đỡ chỗ ăn ngủ tạm thời cho du khách Pháp. Trong một khoảng thời gian kỉ lục, bộ Ngoại Giao Pháp đã lập trang internet SOS UN TOIT rất đơn giản và thuận tiện, chỉ cần đăng nhập địa chỉ thư điện tử. Du khách Pháp bị mắc kẹt chỉ cần tìm theo địa phương đang bị kẹt và số giường họ cần.
(BeGeek) – Nhật Bản phát triển kít xét nghiệm virus corona cho kết quả trong 10 phút. 
Bộ kít cho kết quả nhanh vẫn lấy mẫu phẩm từ dịch mũi và họng của người nghi nhiễm virus corona. Hiện tại, bộ kít đang trong giai đoạn thử nghiệm tại các bệnh viện ở tỉnh Nagasaki (Nhật Bản). Theo trang BeGeek ngày 21/03/2020, bộ kít di động chỉ có trọng lượng khoảng 2,4 kg, hoàn toàn có thể di chuyển và sử dụng được trong các điều kiện khó khăn.

Điểm tin thế giới sáng 22/3:

Tổng thống Trump nói virus Vũ Hán

đang làm tổn thương doanh nghiệp gia đình ông

Băng Thanh
Mục Điểm tin thế giới sáng Chủ nhật (22/3) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Tổng thống Trump nói virus Vũ Hán đang làm tổn thương doanh nghiệp gia đình ông
The Hill cho biết, vào hôm thứ Bảy (21/3), Tổng thống Trump nói rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang làm tổn thương doanh nghiệp của gia đình ông.
“Tôi không nói rằng các vị sẽ làm ăn phát đạt khi các vị quyết định đóng cửa khách sạn và doanh nghiệp của các vị”, Tổng thống nói với các phóng viên tại Nhà Trắng khi được hỏi về các tin tức cho biết tài sản của Tập đoàn Trump đang bị ảnh hưởng xấu bởi virus.
“Tôi rất khó tính trong mọi thứ, vì vậy điều này thật tuyệt. Nhưng nó có làm tôi đau không? Vâng, nó làm tổn thương tôi, và nó làm tổn thương Tập đoàn khách sạn Hilton, và nó làm tổn thương tất cả các chuỗi khách sạn lớn trên toàn thế giới”, Tổng thống cho biết.
Trước đó, vào hôm thứ Sáu (20/3), tờ The Washington Post đưa tin rằng, có ít nhất bốn tài sản của Tập đoàn Trump đã đóng cửa và ba khách sạn đã sa thải nhân viên do hậu quả của đại dịch.
Trung Quốc yêu cầu công dân không được làm việc tại các hãng truyền thông của Mỹ
Theo hãng Fox News, vào thứ Sáu (20/3), Bắc Kinh đã yêu cầu ít nhất 7 công dân Trung Quốc không được làm việc tại các hãng truyền thông của Mỹ. Đây được cho là động thái góp phần gia tăng thêm sự căng thẳng vào mối quan hệ vốn đã không nồng ấm giữa Washington và Bắc Kinh.
“Trung Quốc dường như quyết tâm đè bẹp các hoạt động thu thập tin tức của các hãng truyền thông lớn ở Hoa Kỳ tại Bắc Kinh lần này bằng các biện pháp trừng phạt đối với nhân viên là người Trung Quốc. Hành động này sẽ không ngăn được tình trạng ăn miếng trả miếng đang diễn ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và có thể leo thang. Trung Quốc nên ngừng cố gắng kiểm soát và đe dọa các văn phòng tin tức nước ngoài và cho phép họ thuê nhân viên Trung Quốc một cách tự do và trực tiếp”, Steven Butler, Điều phối viên chương trình châu Á của Ủy ban bảo vệ nhà báo cho biết.
Động thái này được đưa ra sau khi Trung Quốc tuyên bố hồi đầu tuần rằng, họ đã cho hơn một chục nhà báo Hoa Kỳ từ Times, Washington Post, Wall Street Journal, Time Magazine và VOA 10 ngày để rời khỏi Bắc Kinh.
Triều Tiên nói Tổng thống Trump viết thư cho nhà lãnh đạo Kim Jong Un
Hãng Reuters đưa tin, Triều Tiên hôm thứ Bảy (21/3) lên tiếng hoan nghênh bức thư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nói rằng đó là một dấu hiệu của “các mối quan hệ cá nhân đặc biệt và rất vững chắc” giữa hai nhà lãnh đạo bất chấp những xích mích gần đây.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump xác nhận Tổng thống đã gửi bức thư và nói rằng đó là hành động “phù hợp với những nỗ lực của ông để thu hút các nhà lãnh đạo toàn cầu trong khi đại dịch đang hành hoành”.
Tổng thống mong muốn tiếp tục liên lạc với Chủ tịch Kim, vị quan chức cấp cao cho biết.
Tổng thống Mexico cảm ơn Tổng thống Trump vì đã không đóng cửa biên giới
Theo Reuters, vào hôm thứ Bảy (21/3), Tổng thống Mexico, ông Andres Manuel Lopez Obrador, nói trên Twitter rằng ông đã nói chuyện với người đồng cấp Hoa Kỳ Donald Trump và cảm ơn ông ấy vì đã không đóng cửa biên giới giữa hai nước.
Lopez Obrador cho biết ông cũng đề xuất đẩy nhanh việc thực hiện thỏa thuận thương mại khu vực giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada, hiệp định USMCA, nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của các quốc gia.
Nói dối dương tính với virus Vũ Hán để được nghỉ phép có lương
Jeffrey Travis Long, 31 tuổi, đã bị bắt hôm 19/3 tại quận Spartanburg ở Nam Carolina, Mỹ với tội danh ảnh hưởng đến sự an ninh và giả mạo ghi chú của bác sĩ nói rằng, anh ta dương tính với virus Vũ Hán khiến cho doanh nghiệp nơi anh này làm phải ngừng hoạt động trong 5 ngày để khử trùng, theo Fox News.
Ghi chú giả mạo viết rằng Long đã dương tính với virus COVID-19 và có thể trở lại làm việc sau hai tuần vào ngày 27/3 sau khi qua được các bước kiểm tra sức khỏe.
Ông Chuck Wright, cảnh sát trưởng quận Spartanburg trong một cuộc họp báo hôm 19/3 cho biết ông không thể tưởng tượng được sự căng thẳng mà Long đã gây ra cho đồng nghiệp và người chủ của anh ấy.
“Theo tôi, dường như anh chàng này chỉ muốn có một kỳ nghỉ được trả lương hai tuần nhưng chúng tôi sẽ dành cho anh ta một chút thời gian ở khách sạn California”, cảnh sát trưởng Wright cho biết.
Nơi làm việc của Long cho biết Long đã bị sa thải.

Điểm tin thế giới chiều 22/3:

Cựu cố vấn an ninh Mỹ nói Trung Quốc phải

 ‘chịu trách nhiệm’ về bùng phát virus Vũ Hán

Băng Thanh
Mục Điểm tin thế giới chiều Chủ nhật (22/3) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Cựu cố vấn an ninh Mỹ nói Trung Quốc phải ‘chịu trách nhiệm’ về bùng phát virus Vũ Hán
Theo hãng Fox News, vào hôm thứ Bảy (21/3), ông John Bolton, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã lên án chính quyền Trung Quốc trong việc xử lý dịch bệnh và kêu gọi phần còn lại của thế giới hãy “hành động” trong việc buộc chính quyền này phải chịu trách nhiệm.
“Trung Quốc buộc những người cảnh báo về virus corona im lặng, trục xuất các nhà báo, các mẫu thí nghiệm bị phá hủy, từ chối sự giúp đỡ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và che giấu số ca tử vong và nhiễm bệnh. Đó là sự che đậy lớn. Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Thế giới phải hành động để buộc họ chịu trách nhiệm”, ông John Bolton viết trên Twitter.
Nội dung đăng trên Twitter của ông John Bolton, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ (ảnh chụp màn hình).
Phó Tổng thống Mike Pence và Phu nhân âm tính với virus Vũ Hán
Theo Fox News, Phó Tổng thống Mike Pence và phu nhân Karen Pence đã có kết quả âm tính với virus Vũ Hán, thư ký báo chí của ông cho biết hôm thứ Bảy (21/3).
“Vui mừng thông báo rằng kết quả xét nghiệm COVID-19 đã cho âm tính đối với Phó Tổng thống Mike Pence và Đệ nhị phu nhân Karen Pence”, Katie Miller, thư ký báo chí của Phó Tổng thống Mike Pence viết trên Twitter.
Trước đó, Phó Tổng thống Pence cho biết ông sẽ xét nghiệm virus Vũ Hán sau khi một nhân viên của ông dương tính với virus.
Singapore ‘cấm cửa’ du khách
Theo Reuters, Singapore ban lệnh cấm nhập cảnh và quá cảnh vô thời hạn đối với tất cả hành khách lưu trú ngắn hạn, bắt đầu từ ngày 23/2.
“Do nguy cơ cao về những ca nhiễm nCoV ngoại nhập, tất cả hành khách lưu trú ngắn hạn sẽ không được phép nhập cảnh hoặc quá cảnh tại Singapore. Quyết định này còn nhằm duy trì nguồn lực để chúng tôi có thể tập trung vào người dân”, thông báo của Bộ Y tế Singapore hôm nay (22/3) cho biết.
“Đây là những động thái vô cùng quan trọng, đặc biệt với một nền kinh tế nhỏ và mở như Singapore, trong cuộc khủng hoảng chưa từng có này”, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Singapore, Lawrence Wong cho biết, nói thêm rằng các biện pháp sẽ giúp giảm số ca nhiễm virus Vũ Hán ngoại nhập.
Bác sĩ Cuba ‘giúp’ Ý chiến đấu với virus Vũ Hán
Cuba cho biết nước này đã điều một lữ đoàn bác sĩ và y tá đến Ý vào cuối tuần này để chống lại virus Vũ Hán theo đề nghị từ Lombardy, khu vực bị tàn phá nhất bởi dịch bệnh ở Ý, theo Reuters.
Cuba đã từng gửi những đội quân áo choàng trắng của họ đến các địa điểm xảy ra thảm họa trên khắp thế giới kể từ cuộc cách mạng năm 1959. Các bác sĩ của nước này thường ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại dịch tả ở Haiti và chống lại ebola ở Tây Phi trong những năm 2010. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Cuba gửi một đội ngũ khẩn cấp tới Ý, một trong những quốc gia giàu nhất thế giới.
Đài Loan được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc nhất ở Đông Á, Đông Nam Á
Đài Loan được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc nhất ở Đông Á và Đông Nam Á trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc về hạnh phúc toàn cầu được công bố hôm thứ Sáu (20/3), theo Taiwan News.
Theo báo cáo, Đài Loan xếp thứ 25 trong 153 quốc gia và khu vực trên thế giới về hạnh phúc dựa trên các tiêu chí như GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ, sự tự do, độ hào phóng và nhận thức về tham nhũng.
Những người hạnh phúc “sẽ không có hệ số nụ cười lớn nhất”, ông John F. Helliwell, một trong những biên tập viên của báo cáo nói với tờ The New York Times. “Họ tin tưởng lẫn nhau và quan tâm đến nhau, và đó là điều cơ bản làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn”.

Tạp chí thể thao

Sức mạnh của thể thao :

Quyền lực mềm mới của các quốc gia

Anh Vũ
Giờ đây nói đến các sự kiện thể thao người ta không còn nghĩ đơn thuần các cuộc so tài thi thố sức mạnh hay giải trí, mà thể thao còn là làm kinh doanh, là trình diễn và còn cả là địa chính trị chiến lược. (Tạp chí phát lần đầu ngày 25/02/2018).
Kể từ khi bá tước người Pháp, Pierre de Coubertin, sáng lập ra phong trào Olympic hiện đại năm 1894, với hy vọng các cuộc thi đấu thể thao sẽ giúp các dân tộc hiểu biết nhau, xích lại gần nhau hơn nhằm dung hòa hợp các mối quan hệ quốc tế, đến nay thể thao ngày càng được trao thêm các chức năng và sứ mệnh mới. Trong lịch sử, người ta đã chứng kiến không ít lần thể thao được sử dụng như là công cụ phục vụ lợi ích của một chế độ, là cơ hội thể hiện sự nghiệp đấu tranh chính trị, xã hội của các tầng lớp khác nhau.
Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018, đã diễn ra thành công trong một bầu không khí hòa hoãn hiếm có và mang lại cơ hội tìm kiếm hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên. Nhân sự kiện này, tạp chí Thể thao RFI cùng chuyên gia Pascal Boniface, giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược Pháp (IRIS) nhìn lại vai trò và sức mạnh ngày càng lớn của thể thao trong thế giới ngày nay.
Trước tiên cần phải hiểu điều gì đã tạo nên quyền lực của các cuộc thi đấu thể thao trên phương diện địa chính trị, chuyên gia Pascal Boniface giải thích :
Nếu như ngày nay thể thao đóng vai trò lớn là bởi thể thao đã được truyền thông hoá mạnh mẽ hơn nhiều và khái niệm sức mạnh cường quốc đã thay đổi ý nghĩa, hình ảnh. Điều mà giờ đây được người ta gọi là quyền lực mềm đã trở thành một nhân tố quan trọng hơn trước kia nhiều trong sức mạnh một quốc gia.
Cúp bóng đá thế giới đầu tiên diễn ra năm 1930. Một hành trình dài 15 ngày của các đội bóng châu Âu ở tận Uruguay, nơi diễn ra giải đấu chỉ được tờ Loto, một tờ báo thể thao tiền thân của tờ l’Equipe đưa tin có 18 dòng. Đó là sau ngày ra quân của đội tuyển Pháp để thông báo chiến thắng của đội nhà.
Ngày nay, ở Cúp thế giới 2014 tại Brazil, tất cả các báo, các phương tiện truyền thông, kể cả các báo không phải thể thao cũng đều quan tâm đến sự kiện lớn này. Chúng ta có thể thấy trên khắp các trang báo, hàng giờ truyền hình phát thanh. Như thế cho thấy thể thao đang chiếm một vị trí truyền thông rất mạnh.
Truyền hình ngày nay có thể tạo thành một sân vận động ảo với số lượng chỗ cho khán giả không hạn chế. Hàng tỷ khán giả đều có thể có chỗ cùng lúc xem trận đấu. Không phân biệt tuổi tác, nơi ở, chính kiến, họ đều có thể xem một trận chung kết Cúp bóng đá hay cuộc thi chạy 100m ở Thế vận hội.
Thể thao giờ còn có được ví như chất gắn kết xã hội, vượt qua được mọi chia rẽ dân tộc, tôn giáo và chính trị ?
Giờ đây thể thao là một nhân tố quan trọng của sức mạnh cường quốc. Trước kia, khi nói đến cường quốc thường để chỉ sức mạnh cường quốc quân sự, địa lý hay kinh tế.
Về phương diện hình ảnh, ngày nay, hào quang của các vận động viên giờ trở nên một điều kỳ diệu. Tất cả ai cũng biết cầu thủ bóng đá Cristiano Ronaldo là ai. Trong khi đó, kể cả những người hay theo dõi thời sự cũng không mấy ai biết tên của thủ tướng Bồ Đào Nha. Rồi hay như Usain Bolt nổi tiếng khắp thế giới, trong khi tiếng tăm của thủ tướng Jamaica chắc chắn không bằng ngôi sao điền kinh này.
Những thần tượng thể thao lớn trở thành những công dân của toàn cầu mà mọi người đều biết và ngưỡng mộ. Điều này vượt qua không chỉ các biên giới mà vượt lên trên sự chia rẽ chính trị, chủng tộc, tôn giáo và xã hội. Giờ thể thao là đại sứ, hiện thân, đại diện cho một đất nước. Tất cả những chia rẽ trong một đất nước được vượt qua mỗi khi đội bóng đá của họ thi đấu, khi một nhà vô địch của họ giành huy chương. Khi đó cả đất nước có thể đoàn kết với nhau. Danh tiếng của họ trở nên vô cùng lớn và phục vụ cho toàn dân chúng. Một đứa trẻ, một người lớn sẽ ngưỡng mộ một vận động viên thể thao ngay cả khi họ không cùng quốc tịch với người đó.
Trong cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày nay, người ta hay nói đến quyền lực mềm, một chức năng mới của thể thao ?
Trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, hình ảnh, danh tiếng, quyền lực mềm là những thành tố cốt lõi cho một quốc gia tỏa sáng. Vận động viên thể thao của một nước là để phục vụ màu cờ tổ quốc. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô cạnh tranh nhau vũ khí hạt nhân, đua nhau ai có nhiều đầu đạn, máy bay hơn ai. Họ cạnh tranh nhau về mức độ ảnh hưởng đối với thế giới thứ ba… Nhưng họ còn cạnh tranh nhau trên phương diên số lượng huy chương Olympic. Sau những kỳ Thế vận hội người ta lại tính xem nước nào có nhiều huy chương hơn như một thước đó chế độ nào ưu việt hơn. Giành được nhiều huy chương thể thao hơn cũng là cách để thể hiện ai hơn ai giữa chế độ tư bản với chế độ cộng sản.
Khái niệm Nhà nước theo như luật pháp quốc tế thì gồm có chính phủ, lãnh thổ có chủ quyền và dân cư. Giờ đây có lẽ phải thêm vào khái niệm này cả đoàn vận động viên Olympic hay đội tuyển bóng đá quốc gia.
Một Nhà nước độc lập từng đấu tranh để có được vị trí của mình ở LHQ giờ phải phấn đấu để có chân trong FIFA hay Ủy Ban Thế Vận Quốc. Một đội tuyển Olympic, đội tuyển bóng đá luôn được mọi người dân trong cả nước biết đến có tầm quan trọng và hiệu quả hơn, thực tế hơn so với một trụ sở đại sứ tại Liên Hiệp Quốc. Các cơ quan đại diện đó không nói được gì nhiều với đại đa số dân chúng, đặc biệt ở các vùng thôn quê hẻo lánh.
Giờ đây các quốc gia đều nhận thấy vai trò sức mạnh của thể thao và tùy theo cách riêng của mình, mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều muốn gây dựng một nền ngoại giao thể thao ?
Chúng ta đã biết đến trường hợp của Qatar, một đất nước rất nhỏ bé và giàu có đã nhằm rất nhiều vào thể thao để nổi lên trên bản đồ thế giới. Hãy xem, trước khi đầu tư hàng tỷ đô la vào thể thao ở Pháp từ đầu những năm 2000, chỉ có các chuyên gia về địa chính trị mới nghe nói đến đất nước này mà thôi. Năm 2011, với 70 triệu euro, người Qatar mua được câu lạc bộ bóng đá Paris Saint-Germain. Từ đó trở đi, số lượng các bài báo, phim tài liệu, khen chê có đủ về Qatar bỗng trở nên không thể đo đếm được. Vậy là nhờ thể thao mà Qatar được biết đến nhiều trên trường quốc tế. Điều mà tiền bạc, và nhất là diện tích và số dân thì lại càng không mang lại được cho xứ này.
Hoa Kỳ thì trông cậy vào thể thao bằng việc cử các nhà vô địch đến các nước, đặc biệt là ở châu Phi để truyền bá hình ảnh. Rồi đến người Trung Quốc cũng dùng Thế vận hội mùa hè 2008 làm cách để chứng tỏ họ là trung tâm thế giới. Trong quá trình hội nhập toàn cầu đến khi đó Trung Quốc vẫn bị coi là một đất nước đứng ngoài lề thậm chí hơi bị coi thường. Ta cũng đã thấy Putin dùng sự kiện Thế vận hội mùa đông Sotchi 2014 như thế nào để lấy lại hào quang và để rửa nỗi hận Thế vận hội Matxcơva 1980 dưới thời Liên Xô bị tẩy chay. Luân Đôn trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới năm 2013, tức là ngay sau năm tổ chức thành công Thế vận hội Luân Đôn 2012. Và cả nước Anh cũng được hưởng lợi.
Thể thao không chỉ là sân chơi của các vận động viên mà đã trở thành đấu trường của các quốc gia cho các cuộc cạnh tranh gay gắt từ việc giành giật quyền tổ chức các sự kiện thể thao cho đến cạnh tranh huy chương để được tỏa sáng trên bầu trời thế giới. Thể thao có đưa thế giới đến cạnh tranh, đối kháng?
Thể thao giờ là một thành tố của cường quốc, nhưng có khác ở chỗ là sức mạnh này kích thích sự ngưỡng mộ chứ không phải là dẫn đến sự bài bác. Trong thể thao, vị thế thống trị tạo nên thái độ ngưỡng mộ. Đội tuyển quốc gia bóng đá Brazil, ở vào một thời điểm nhất định đã có thể đánh bại bất kỳ đội tuyển nào khác, thế nhưng không vì thế mà họ bị ghét bỏ, mà trái lại họ lại được ngưỡng mộ mọi người muốn tìm kiếm sự ngưỡng mộ như vậy.
Một nhà vô địch đè bẹp vị trí và thành tích của người khác thì không sao. Thế nhưng một quốc gia thống trị quá nước khác về mặt kinh tế về mặt chiến lược thì ngay lập tức sẽ gây ra phản ứng ghen tị. Như vậy thể thao mang sức mạnh thiện cảm, tất nhiên là với điều kiện các vận động viên không quá ngạo mạn, biết chấp nhận đôi lúc bị thất bại. Bởi trong thể thao, thất bại không phải là mãi mãi. Người ta có thể chơi lại ở trận khác và người ta có thể mơ ước được phục thù. Đó cũng là cách giải tỏa đối đầu một cách hòa bình. Một số người nói thể thao gây sự đối kháng giữa các quốc gia. Không, thể thao giúp để làm quen với các dân tộc khác. Một đứa trẻ làm quen với một nước trước hết là bởi nó biết đến vận động viên của nước đó mà nó ngưỡng mộ.
Thể thao là thi đấu, nhưng đó là cuộc thi đấu có điều chỉnh, có tổ chức có trọng tài. Thể thao không thể là chiến tranh mà trái lại nó làm chuyển hóa chiến tranh. Tóm lại thể thao là một kiểu đối kháng tượng trưng không nặng nề, nhưng cũng cho phép một quốc gia tồn tại, tranh đua một cách hòa bình.
(Tạp chí có sử dụng tư liệu vidéo “Địa chính trị Thể thao ?” của chuyên gia Pascal Boniface)

Powered by Blogger.