Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Biden có ý gì khi cùng lúc gay gắt với Nga và Trung Quốc ?

Friday, March 19, 2021 // ,

RFI

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ngày 18/03/2021.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ngày 18/03/2021. REUTERS - CARLOS BARRIA
Minh Anh
5 phút

Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ tiến hành một cuộc đối đầu gay gắt trên hai mặt trận : Với Nga – kẻ thù của Mỹ từ thời Chiến Tranh Lạnh và với Trung Quốc – đối thủ của Mỹ trong sắp tới. Phải chăng nguyên thủ Mỹ đang liều lĩnh khi cùng lúc đối đầu với Nga và Trung Quốc ?

Quan hệ giữa Mỹ với hai cường quốc hạt nhân đang ở mức thấp nhất kể từ khi Nixon thiết lập bang giao với Trung Quốc năm 1970 và khi Liên Xô sụp đổ đầu những năm 1990.

Hôm qua, 18/03/2021, khẩu chiến Mỹ - Trung đã nổ ra trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên tại Alaska kể từ khi ông Joe Biden bước chân vào Nhà Trắng. Ngoại trưởng Antony Blinken không ngần ngại tố cáo Bắc Kinh ngày càng trấn áp trong nước và mỗi lúc « hung hăng với bên ngoài ».

Cùng ngày, truyền thông Mỹ tiết lộ tổng thống Biden tố cáo đồng nhiệm Nga là « kẻ sát nhân » khi trả lời một cuộc phỏng vấn. Matxcơva nhanh chóng đáp trả, tỏ thái độ khinh thường vị tổng tư lệnh mới của Mỹ là già nua.

Theo giới quan sát, sẽ là liều lĩnh khi nghĩ rằng tổng thống Mỹ mở cùng lúc hai mặt trận chống Nga và Trung Quốc – hai cường quốc hạt nhân trên thế giới. Bởi vì, qua những cuộc khẩu chiến này, tân chủ nhân Nhà Trắng dường như muốn bắn đi ít nhất ba thông điệp.


Thứ nhất, khi có những lời lẽ gay gắt với Nga và Trung Quốc, tân chính quyền Washington muốn cùng lúc đáp trả quan điểm chung của Matxcơva và Bắc Kinh, cho rằng Hoa Kỳ nói riêng và phương Tây nói chung đang hồi suy tàn. Nhà nghiên cứu Maya Kandel chuyên gia về Hoa Kỳ, thuộc trường Đại học Paris 3 – Sorbonne Nouvelle, trên France 24 nhấn mạnh đến ý định đáp trả bằng một chiến lược « địa kinh tế » của Hoa Kỳ - mặt trận cạnh tranh chủ lực giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới. An ninh kinh tế giờ được xem như là một phần an ninh quốc gia. Chiến lược này phải được thực hiện ở hai cấp độ : Tự chủ và vai trò hàng đầu các ngành công nghiệp Mỹ.

Từ chiến lược này, dẫn đến một thông điệp thứ hai của Biden « chính sách đối ngoại phục vụ cho đối nội ». Cứng rắn với Trung Quốc, chủ nhân Nhà Trắng muốn trấn an những tầng lớp cử tri cánh hữu và một bộ phận cánh tả cũng như là nhiều nhà chiến lược đảng Dân Chủ thường hay chỉ trích chủ nghĩa tân tự do đã tạo đà tiến cho Trung Quốc trên trường quốc tế, gây tổn hại cho việc làm của tầng lớp trung lưu trong các ngành công nghiệp Mỹ. Đây chính là lý do dẫn đến thắng lợi bầu cử của Donald Trump.

Mặt khác, khi có lời lẽ gay gắt với Putin, nguyên thủ Mỹ khẳng định sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Putin, và như vậy hy vọng giải tỏa phần nào ba áp lực mà ông đang đối mặt. Theo giải thích của nhà chính trị học Marie-Christine Bonzom, chuyên gia về Hoa Kỳ với trang mạng 20 Minutes, hai áp lực đầu tiên là đến từ các cơ quan tình báo và một bộ phận nghị sĩ đảng Cộng Hòa, kêu gọi phải có những biện pháp cứng rắn với Nga, mà hồ sơ Nordstream 2 là một ví dụ điển hình.

Áp lực thứ ba là đến từ đảng Dân Chủ, những người chủ yếu gần gũi với cách suy nghĩ thời Clinton, và tân tổng thống Mỹ dường như đang nối lại với đường hướng này. Theo đó, việc nỗ lực xích lại gần Nga chỉ là « vô ích », rằng « Nga đã hoàn toàn ngả theo Trung Quốc », theo như phân tích của nhà chính trị học Jean de Gliniasty, viện IRIS.

Cuối cùng, thái độ cứng rắn này của ông Biden còn nhằm bảo đảm với các đồng minh tại vùng châu Á-Thái Bình Dương như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc, rằng đã qua rồi cái thời chính sách hỗn loạn của vị Donald Trump ngông cuồng trước những kẻ chuyên quyền ở Bắc Kinh và Matxcơva.

Nhìn chung, giới quan sát đều có cùng một nhận định đường hướng đối ngoại Biden không khác gì mấy so với Donald Trump, có khác chăng là về mặt phương pháp. Tuy nhiên, ở đây, có một câu hỏi đáng được quan tâm : Phải chăng trong cách đối xử với hai cường quốc hạt nhân, Hoa Kỳ đang có thái độ « Nhất bên trọng, Nhất bên khinh » ?

Vì sao tổng thống Biden lại có thể « mắng » đồng nhiệm Nga một cách thậm tệ như thế ? Từ thời tổng thống Obama, Hoa Kỳ dường như không có cách đối xử công bằng giữa Matxcơva và Bắc Kinh. Vì đối thủ - nếu không muốn nói là kẻ thù chính là Trung Quốc, nên Joe Biden « không thể tự cho phép mình có một lời lẽ như vậy với Tập Cận Bình ». Theo ông Jean de Gliniasty, sở dĩ Hoa Kỳ tự cho phép mình làm điều này đó là vì Mỹ nghĩ rằng « Nga chỉ là một cường quốc trong khu vực ». Phải chăng đó là một suy nghĩ sai lầm và đầy rủi ro ? 

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ công du Ấn Độ

RFI

Ảnh minh họa : Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin (T) và ngoại trưởng  Mỹ Antony Blinken trong chuyến công du Hàn Quốc trước khi đến Ấn Độ. Ảnh lúc gặp tổng thống Moon Jae In tại Seoul, ngày 18/03/2021.
Ảnh minh họa : Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin (T) và ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến công du Hàn Quốc trước khi đến Ấn Độ. Ảnh lúc gặp tổng thống Moon Jae In tại Seoul, ngày 18/03/2021. REUTERS - KIM HONG-JI
Anh Vũ
3 phút

Hôm nay, 19/03/2021, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tới New Delhi nhân chuyến công du Ấn Độ đầu tiên của một quan chức cao cấp trong chính quyền Biden để bàn về quan hệ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Trong nỗ lực xây dựng và thắt chặt một liên minh chống Trung Quốc trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, lãnh đạo bốn nước, dưới tên gọi Quad (Mỹ, Nhật, Úc và Ấn), tuần trước đã có cuộc họp thượng đỉnh qua video, mở ra những hợp tác về an ninh hàng hải, an ninh mạng trước các thách thức đến từ Trung Quốc.

Hôm qua, quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lại được phơi bày trong cuộc gặp giữa quan chức ngoại giao và an ninh 2 nước tại Alaska.

Trong bối cảnh Ấn Độ đang muốn xích lại gần với Mỹ, sau những đụng độ, tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh ngày càng tỏ rõ ý đồ bành trướng trong khu vực, chuyến công du Ấn Độ của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ là dịp thắt chặt thêm quan hệ quân sự song phương.

Hai bên sẽ thảo luận về dự án Ấn Độ mua vũ khí của Mỹ. Một nguồn thao tin cho hay có thể một hợp đồng bán cho Ấn Độ 150 chiến đấu cơ sẽ được ký trong dịp này.

Một vấn đề khá gai góc trong quan hệ quốc phòng có thể nảy sinh khi Ấn Độ có kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga S-400. Đây là điều Mỹ không thể chấp nhận ở một đối tác mua vũ khí của họ, giống như trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước chuyến đi này, nhiều thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa đã đề nghị bộ trưởng Lloyd Austin gây sức ép để New Delhi từ bỏ hợp đồng mua tên lửa của Nga. 

Lãnh đạo Nga Vladimir Putin ‘thách’ Joe Biden tranh luận trực tiếp

BBC

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông muốn thảo luận trực tiếp với Joe Biden

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông muốn thảo luận trực tiếp với Joe Biden

Tổng thống Nga Vladimir Putin thách Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc thảo luận trực tiếp.

Truyền thông Nga đưa tin ông Putin hôm 18/3 cho biết sẵn sàng nói chuyện với người đồng cấp Mỹ.

“Tôi sẽ không trì hoãn cuộc nói chuyện này. Chúng tôi sẵn sàng bất cứ lúc nào thuận tiện cho phía Mỹ,” ông Putin hồ hởi.

“Để không châm chọc từ xa như thế này, chúng ta có thể và chúng ta cần phải tiếp tục quan hệ với nhau”.

Ông Putin nói trên kênh truyền hình Rossiya-24: “Tôi muốn mời ông Biden tiếp tục cuộc tranh luận của chúng ta, nhưng với điều kiện là phải thực hiện một cách trực tiếp, như người ta nói, là tranh luận online.”

"Không trì hoãn nữa, mà tranh luận trực tuyến cởi mở. Tôi cho rằng điều đó sẽ rất thú vị đối với nhân dân Nga, nhân dân Mỹ và nhiều quốc gia khác", ông Putin nói trên kênh truyền hình Rossiya-24.

Trước đó, trả lời đài ABC News, ông Biden nói ông nghĩ Putin là “kẻ giết người”.

Putin

NGUỒN HÌNH ẢNH,MIKHAIL SVETLOV

Chụp lại hình ảnh,

Ông Putin 'thể hiện' vài ngón judo hôm 14/02/2019 trên sân tập ở Sochi nhân dịp ông đến thành phố này để đón khách nước ngoài

Nga triệu hồi đại sứ từ Mỹ về, theo sau câu nói của Biden.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã trả lời rằng cuộc thảo luận Biden-Putin sẽ không xảy ra.

Trả lời ABC News ngày 17/3, ông Biden cũng nói Putin sẽ phải "trả giá" vì được cho là đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Mới đây, tình báo Mỹ nói có thể Tổng thống Putin đã chỉ đạo thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng theo hướng có lợi cho cựu Tổng thống Donald Trump và làm mất uy tín ông Joe Biden.

Bản báo cáo dài 15 trang do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia công bố hôm thứ Ba đã vạch ra những gì họ cho là "hoạt động gây ảnh hưởng" do Nga và Iran thúc đẩy.

Các cá nhân có liên hệ với Nga đã lan truyền những tuyên bố không có cơ sở về Tổng thống Biden trước cuộc bầu cử ngày 3/11, báo cáo cho biết.

Báo cáo cũng cho biết một chiến dịch thông tin sai lệch đã được tung ra nhằm làm suy yếu niềm tin vào toàn bộ quá trình bầu cử.

Nga đã bác bỏ cáo buộc này.  

Tin Hoa Kỳ - SGB

 Hoa Kỳ

Tin Thế giới - VOA

Tin Quốc tế - Quê Hương Online


Cuộc gặp cấp cao này kéo dài trong 2 ngày, xoay quanh nhiều vần đề nổi cộm như thương mại, đại dịch COVID-19, những động thái của Trung Quốc tại Biển Đông và an ninh mạng.

Mỹ lại đe dọa trừng phạt liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2

Mỹ lại đe dọa trừng phạt liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2

19/03/2021 09:59

Ngoại trưởng Mỹ nêu rõ: "Mọi thực thể liên quan đường ống dẫn 'Dòng chảy phương Bắc 2' đều có nguy cơ hứng chịu biện pháp trừng phạt của Mỹ và cần lập tức từ bỏ công việc liên quan tới đường ống dẫn".

Nhiều người Hàn Quốc muốn Mỹ giảm nhẹ các lệnh trừng phạt Triều Tiên

Nhiều người Hàn Quốc muốn Mỹ giảm nhẹ các lệnh trừng phạt Triều Tiên

19/03/2021 09:56

Khi được hỏi chính quyền mới ở Mỹ nên làm gì để thúc đẩy các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên, 43,9% cho rằng Washington nên giảm bớt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.

Việt Nam đề xuất phương hướng hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN

Việt Nam đề xuất phương hướng hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN

18/03/2021 15:09

Việt Nam nhấn mạnh cần duy trì vai trò trung tâm của ASEAN; tiếp tục nâng cao hiểu biết của quân nhân, đặc biệt là các sỹ quan trẻ về hợp tác ASEAN thông qua các hoạt động chung.

Dư luận quốc tế trước thềm cuộc gặp Mỹ-Trung Quốc tại Alaska

Dư luận quốc tế trước thềm cuộc gặp Mỹ-Trung Quốc tại Alaska

18/03/2021 09:49

Đây là cuộc gặp quan trọng đầu tiên giữa hai nước dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden sau 4 năm quan hệ hai nước rơi vào mức thấp nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

EU cấp chứng nhận số về an toàn đi lại, Iceland mở cửa biên giới

EU cấp chứng nhận số về an toàn đi lại, Iceland mở cửa biên giới

18/03/2021 09:46

Từ ngày 18/3, Iceland sẽ mở cửa biên giới cho toàn bộ du khách đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mà không cần phải trải qua xét nghiệm hoặc cách ly bắt buộc.

Tổng thống Hàn Quốc sẽ tiếp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Tổng thống Hàn Quốc sẽ tiếp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

17/03/2021 15:26

Phủ Tổng thống Hàn Quốc (Cheong Wa Dae) ngày 17/3 cho biết Tổng thống Moon Jae-in có kế hoạch gặp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Seoul trong tuần này.

Tổng thống Biden có kế hoạch tổ chức cuộc họp báo chính thức đầu tiên

Tổng thống Biden có kế hoạch tổ chức cuộc họp báo chính thức đầu tiên

17/03/2021 09:51

Nhà Trắng cho biết lý do khiến Tổng thống Joe Biden chưa thể tổ chức một cuộc họp báo chính thức là vì ông còn đang tập trung giải quyết đại dịch COVID-19.

Hội nghị Điều phối Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN lần thứ 16

Hội nghị Điều phối Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN lần thứ 16

17/03/2021 07:00

Chủ tịch SOCA đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của SOC-COM trong việc hỗ trợ điều phối và tăng cường sức mạnh tổng hợp liên ngành trong trụ cột ASCC, cũng như các trụ cột khác của ASEAN.

Ngày 15/3, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận chính quyền Tổng thống Joe Biden gần đây đã tìm cách tiếp cận Triều Tiên để đối thoại về chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này. 

Powered by Blogger.